TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN CƠ KHÍ -------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC SỬA CHỮA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN XE HONDA CIVIC 2020. MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN XE Ô TÔ Ngành: KỸ THUẬT ÔTÔ Chuyên ngành: CƠ KHÍ ÔTÔ GVHD : Ths. Cao Đào Nam SVTH : Lê Huỳnh Phúc MSSV : 1951080336 TP. Hồ Chí Minh, năm 2023 Lớp: CO19D LỜI CẢM ƠN Đối với mỗi chúng ta ai cũng có ước mơ của riêng mình, chúng em cũng vậy. Và thật vinh dự thay khi nơi ươm mầm, chắp cánh cho ước mơ đó bay cao bay xa chính là Viện Cơ khí trường Đại học Giao Thông Vận Tải Tp. Hồ Chí Minh. Nếu lúc đầu nó thật mơ hồ thì giờ đây sau 4 năm học tập, chúng em vô cùng biết ơn quý thầy cô đã dành hết tâm huyết và tri thức của mình giúp chúng em lĩnh hội được nhiều kiến thức quý báu, biết được thêm nhiều điều mới mẻ và rèn luyện kỹ năng chuyên ngành Cơ Khí Ô tô. Người ta nói “Học, học nữa, học mãi”. Nhưng quá trình đó dù ngắn hay dài cũng phải có kết quả. Và đồ án tốt nghiệp chính là kết quả cho những năm học tập tại trường. Thiết nghĩ, việc thiết kế mô hình hệ thống chiếu sáng thông minh phục vụ việc giảng dạy trong nhà trường là cần thiết và rất có ích cho sinh viên thực tập. Đối với bản thân, đây là cơ hội cho chúng em để hệ thống lại kiến thức, là cơ hội nghiên cứu, thực nghiệm và rèn luyện các kỹ năng làm việc trước khi bước vào môi trường làm việc thực sự. Bước đầu đi vào thực hiện đề tài còn nhiều bỡ ngỡ, hạn chế và gặp không ít khó khăn nhưng với sự quan tâm, đốc thúc của thầy GVHD ThS.Cao Đào Nam và các thầy cô, bạn bè trong Viện Cơ khí cùng sự cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, đề tài “Khai thác sửa chữa hệ thống chiếu sáng trên xe Honda Civic 2020. mô hình hệ thống chiếu sáng trên xe ô tô” đã được hoàn thành đúng tiến độ. Một lần nữa, với tình cảm sâu sắc và chân thành, cho phép chúng em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy GVHD cùng tất cả quý thầy cô, bạn bè và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để có thể thực hiện và hoàn thiện đề tài. Dù đã rất cố gắng và nỗ lực để thực hiện đề tài này, nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì vậy chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! TÓM TẮT 1. Tên đề tài: “Khai thác sửa chữa hệ thống chiếu sáng trên xe Honda Civic 2020. mô hình hệ thống chiếu sáng trên xe ô tô” 2. Thời gian và địa điểm thực hiện: 3. Mục đích đề tài: - Nghiên cứu lý thuyết tổng quan về hệ thống chiếu sáng và tín hiệu trên các dòng xe hiện nay. - Tìm hiểu nguyên lý hoạt động, các phương pháp bảo dưỡng sửa chữa hệ thống chiếu sáng. - Thiết kế chế tạo mô hình hoạt động hệ thống chiếu sáng ôtô phục vụ cho việc học tập. 4. Phương tiện: - Phương tiện lý thuyết: + Tra cứu tài liệu: máy tính, sách, báo,… + Tham khảo tài liệu trong giáo trình. - Phương tiện thực hành: + Các thiết bị cơ khí như: dây diện, kìm, kéo,… + Các dụng cụ khác. 5. Kết quả: - Em đã soạn ra một tập thuyết minh khá tổng quan về lịch sử phát triển của đèn xe, các hệ thống chiếu sáng mới nhất trên xe hiện nay cũng như cơ sở lý thuyết của mô hình. - Nhóm đã nghiên cứu và chế tạo thành công mô hình hệ thống chiếu sáng thông minh trên xe ô tô có chế độ tự động điều khiển đèn để giúp người lái dễ dàng sử dụng hệ thống chiếu sáng trên xe mà không cần thao tác nhiều. - Giúp cho nhà trường có thêm mô hình nhằm đưa vào việc giảng dạy. - Giúp sinh viên có thể quan sát thực tiễn sự hoạt động hệ thống đèn ô tô MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN ÔTÔ5 1.1. Tìm hiểu về lịch sử phát triển của đèn ôtô .................................... 8 1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống chiếu sáng ..................... 15 1.2.1. Nhiệm ᴠụ hệ thống ᴄhiếu ѕáng .................................................. 16 1.2.2. Yêu ᴄầu hệ thống ᴄhiếu ѕáng .................................................... 16 1.2.3. Phân loại hệ thống chiếu sáng ................................................... 16 1.2.4. Thông ѕố ᴄơ bản hệ thống ᴄhiếu ѕáng ....................................... 17 1.2.5. Cáᴄ loại đèn trong hệ thống ᴄhiếu ѕáng trên хe ô tô ................. 17 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN XE HONDA CIVIC 2020 .................................................................................... 31 2.1. Giới thiệu chung ............................................................................ 31 2.2. Thông số kỹ thuật .......................................................................... 32 2.3. Hệ thống chiếu sáng trên xe.......................................................... 33 2.4. Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng .......................................... 35 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 3.1. Quy trình bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng 3.2. Các lỗi hư hỏng thường gặp và phương pháp sửa chữa CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN OTO 4.1. Xác định yêu cầu và thiết kế chức năng của mô hình 4.2. Lựa chọn linh kiện và cảm biến phù hợp cho mô hình 4.3. Hướng dẫn sử dụng mô hình KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Quá trình phát triển của công nghệ chiếu sáng trên xe ô tô gắn liền với sự ra đời và phát triển từ những năm cuối thế kỉ 19 cho đến nay của ngành công nghiệp ô tô. Theo số liệu của Cục Quản lý An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA) và Ủy ban châu Âu (EC) chỉ có 25% du lịch bằng xe hơi diễn ra vào ban đêm, nhưng hơn 40% các vụ tai nạn gây tử vong hoặc thương tích nghiêm trọng xảy ra trong thời gian này. Hê thống chiếu sáng được ví như đôi mắt của người lái xe khi trời tối và đôi mắt đó yêu cầu phải ngày càng sáng rõ. Điều này đã thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô không ngừng nghiên cứu phát triển, tìm ra các giải pháp khả thi cho cuộc cách mạng chiếu sáng trên xe Trong những năm gần đây công nghệ chiếu sáng ô tô đã có những đột phát mang tính bước ngoặt. Với sự xuất hiện của bóng đèn tăng áp Xenon với cường độ sáng mạnh và tầm chiếu sáng xa, cho ánh sáng như ánh sáng ban ngày, các nhà sản xuất ô tô đã giải được bài toán về nguồn chiếu sáng. Nổi bật trong đó là giải pháp chiếu sáng chủ động theo góc đánh lái của xe, với công nghệ này các tài xế không còn lo lắng về việc thường xuyên phải đối mặt với những vùng tối đột ngột hoặc nguy hiểm hơn là việc bất ngờ xuất hiện các chướng ngại vật khi lái xe vào ban đêm trên những cung đường cong và các đoạn rẽ Chưa dừng lại ở đó, để đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của người sử dụng về một môi trường lái xe an toàn, thân thiện hơn vào ban đêm cùng tham vọng hoàn toàn đánh bật bóng đêm, sự ra đời của đèn pha LED và LASER đã mang lại sự phát triển vượt bậc trong công nghệ chiếu sáng trên xe ô tô. Không chỉ đơn giản là sự chủ động trong việc chiếu sáng, nó đã đưa hệ thống chiếu sáng lên một tầm cao mới- đó là chiếu sáng thông minh. Điều này đã mang những lợi ích cho người tài xế chưa từng đạt được trước đây. Hệ thống chiếu sáng thông minh đã dần trở nên thông dụng đối với các nước phát triển còn đối với Việt Nam hiện nay thì thậm chí chiếu sáng chủ động vẫn còn khá mới mẻ, chỉ được trang bị trên các dòng xe hạng sang. Dù trong những năm qua trường Đại học Giao thông vận tải nói chung, viện Cơ Khí nói riêng đã có rất nhiều đổi mới về công nghệ kỹ thuật nhằm phục vụ trong việc giảng dạy nhằm giúp cho học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc và học tập tốt nhất để có thể bắt kịp với các công nghệ hiện đại sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô hiện nay. Nhưng, tính mới của nó khiến cho việc tiếp cận công nghệ mới này của sinh viên còn rất hạn chế, chủ yếu qua Internet và qua các tạp chí ô tô. Vì vậy, em đã được định hướng và mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Khai thác sửa chữa hệ thống chiếu sáng trên xe Honda Civic 2020. mô hình hệ thống chiếu sáng trên xe ô tô”, với mục đích tổng hợp những kiến thức mới về hệ thống chiếu sáng và thiết kế mô hình phục vụ việc học tập của sinh viên Viện Cơ Khí trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM. II. Mục đích nghiên cứu Từ mục đích chính của đề tài đặt ra là nghiên cứu lý thuyết, thiết kế - chế tạo mô hình hệ thống chiếu sáng đèn thông minh, nội dung nghiên cứu của đề tài được thực hiện với các mục tiêu sau: - Thực hiện việc nghiên cứu lý thuyết tổng quan về hệ thống chiếu sáng - tín hiệu trên xe và các hệ thống chiếu sáng mới trên các dòng xe hiện nay. - Tìm hiểu nguyên lý hoạt động và lập trình vi xử lý điều khiển đèn tự động trên ôtô. - Tìm ra phương án thiết kế khả thi để chế tạo mô hình hệ thống chiếu sáng thông minh và thiết lập các bước thiết kế một cách khoa học. - Thực hiện việc thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống chiếu sáng thông minh theo phương án thiết kế đã chọn. - Với mục đích thiết kế mô hình phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu nên mô hình ngoài việc phải thể hiện được tính thực tế của hệ thống chiếu sáng thông minh còn phải có tính sư phạm và tính thẩm mỹ. - Biên soạn tập thuyết minh một cách có hệ thống, khoa học về cơ sở lý thuyết, nguyên tắc điều khiển, cấu tạo và hoạt động của mô hình hệ thống chiếu sáng đèn thông minh III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Công nghệ chiếu sáng trên xe hiện nay rất rộng và vẫn còn tiếp tục được các nhà nghiên cứu cải tiến và phát triển. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài vì giới hạn về thời gian, kinh phí và khả năng nên đề tài tập trung tổng hợp một số hệ thống chiếu sáng mới trên các dòng xe hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu đó và tìm hiểu về lập trình vi điều khiển nhóm còn thiết kế, chế tạo một mô hình chiếu sáng có thể điều khiển tự động. Bao gồm một số tính năng tự động như hệ thống đèn chạy ngày, hệ thống tự động bật đèn đầu khi trời tối, hệ thống tự động chuyển pha– cos, hệ thống chiếu sáng chủ động theo góc đánh lái IV. Phương pháp nghiên cứu: Với hai nhiệm vụ trọng yếu của đề tài là tìm hiểu các hệ thống chiếu sáng mới trên xe và thiết kế- chế tạo mô hình chiếu sáng tự động, hai phương pháp nghiên cứu chính đó là phương pháp thực nghiệm kết hợp với nghiên cứu lý thuyết để tổng hợp kiến thức, chọn ra phương án khả thi nhất để có thể hoàn thành sản phẩm đáp ứng được mục tiêu đề ra ban đầu CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN ÔTÔ 1.1. Tìm hiểu về lịch sử phát triển của đèn ôtô Không chỉ là hệ thống chiếu sáng, đèn ô tô còn là điểm nhấn, đặc trưng riêng của từng dòng xe. Để có được những trang bị hiện đại, tiên tiến như hiện nay, suốt hơn 100 năm qua, đèn ô tô đã không ngừng được cải tiến với nhiều dạng hình thái khác nhau. Phát triển từ chiếc đèn khí Acetylen đầu tiên, đến những bóng đèn sợi đốt và cho đến nay là đèn LED, đèn Laser, mỗi loại đèn xe ô tô đều đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của đèn ô tô nói riêng và ngành công nghiệp ô tô nói chung. 1.1.1. Đèn khí Acentylen Giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1880, đèn khí Acetylen được lấy tên từ hợp chất để thắp sáng chúng. Ưu điểm của loại đèn này chính là không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết. Ngay cả khi mưa gió, đèn khí Acetylen vẫn có khả năng phát sáng ổn định. Tuy nhiên do axetylen dễ bay hơi và khó lưu trữ, mãi cho đến năm 1904, khi Prest-O-Light và Corning Conophore tìm ra cách cải tiến, giải quyết vấn đề trên thì đèn khí Acetylen mới được đưa vào thương mại hoá. Kể từ đó, chúng trở thành trang bị phổ biến trên những chiếc ô tô thời bấy giờ và cũng là hệ thống chiếu sáng xe đặt cột mốc đầu tiên trong lịch sử phát triển của đèn ô tô. Hình 1.1 Đèn khí Axetylen được sử dụng từ năm 1904 Không dừng lại ở đó, các hãng xe liên tục cải tiến những thiết kế của mình về đèn xe và gặt hái được những thành quả nhất định. Đến trước năm 1917, đèn pha ô tô của hãng Corning được thiết kế với khả năng chiếu xa đến 152m, đồng thời hệ thống đèn cũng có thể tắt, mở bằng nút bấm vô cùng thuận tiện cho việc sử dụng. 1.1.2. Đèn sợi đốt Chiếc đèn sợi đốt đầu tiên được nhà vật lý Thomas Edison phát minh vào năm 1879 chính là bước ngoặt lớn cho ngành công nghệ chiếu sáng. Tuy nhiên, phải đến tận năm 1898, đèn sợi đốt mới bắt đầu được ứng dụng trên ô tô và chúng không được sử dụng rộng rãi như kỳ vọng. Hầu hết xe ô tô thời bấy giờ đều sử dụng bóng đèn khí Acetylen. Sở dĩ các hãng không dám “mạnh tay” trang bị bóng đèn sợi đốt rộng rãi và đồng bộ vì công nghệ điện lúc đó chưa phát triển theo kịp với công nghệ của bóng đèn. Để thắp sáng đèn sợi đốt trong khoảng thời gian dài đòi hỏi một chiếc máy phát điện đủ lớn mà những chiếc ô tô thì không đủ khả năng làm điều đó. Hình 1.2: Đèn sợi đốt đầu tiên được phát minh vào năm 1879 1.1.3. Đèn chiếu gần (cos) Đèn chiếu gần (cos) hay còn được gọi là đèn pha chiếu thấp được công ty Guide Lamp giới thiệu vào năm 1915. Nhưng cos không gây được sự chú ý, bởi loại đèn này đem đến nhiều bất tiện trong khi sử dụng. Hình thái ban đầu của đèn đòi hỏi người lái phải xuống xe mới để bật từ pha sang cos. Cho đến tận năm 1917, khi hãng Cadillac tích hợp thêm nút điều khiển cho phép người sử dụng điều chỉnh luồng sáng xa, gần ngay cả khi đang ngồi trên xe thì đèn cos mới được trang bị rộng rãi và được nhiều người biết đến. Năm 1924, đèn Bilux được giới thiệu ra thị trường với khả năng điều chỉnh luồng sáng pha và cos chỉ với một bóng đèn. Sự ra đời của đèn Bilux đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của đèn ô tô và công nghệ xe hơi, nó cũng được coi là loại đèn hiện đại nhất thời bấy giờ. Sau đó một năm, phiên bản thiết kế cùng loại của Bilux là Duplo cũng được đưa ra nhưng không có nhiều khác biệt so với thế hệ tiền nhiệm về công năng sử dụng. Trong những năm tiếp theo đó, những mẫu đèn có khả năng điều chỉnh luồng sáng bằng chân tiện lợi cũng lần lượt được giới thiệu nhưng chúng không có quá nhiều điểm nổi bật. 1.1.4. Đèn Halogen Là một bước nhảy vọt của bóng đèn sợi đốt nói riêng và lịch sử phát triển của đèn ô tô nói chung, đèn Halogen được nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới đánh giá cao ngay từ khi được giới thiệu vào năm 1962. Hình 1.3 Đèn Halogen Đèn Halogen được được phát triển bởi một tập đoàn sản xuất bóng đèn lớn tại châu Âu, sau đó, chúng nhanh chóng được đưa vào lắp ráp và hoạt động trên ô tô. Tất cả đều nhờ khả năng hoạt động bền bỉ, hiệu suất chiếu sáng lớn và khả năng tiết kiệm nhiên liệu vượt trội của chúng so với bóng đèn sợi đốt trước đó. 1.1.5. Đèn Xenon Đèn xenon hay còn được gọi là hệ thống chiếu sáng phóng điện cường độ cao (HID), được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1990. Nhờ công nghệ hiện đại được tích hợp vào đèn, cùng ưu điểm nổi bật về khả năng chiếu sáng, đèn xenon trở thành lựa chọn phổ biến của các hãng xe lớn. Những chiếc đèn Halogen lúc đó nhanh chóng trở nên lỗi thời và được thay thế bởi đèn xenon trên những phiên bản đèn pha ô tô từ năm 1991 trở đi. Hình 1.4 Đèn Xenon hay còn gọi là đèn HID (High Density Discharge) Hiện nay đèn xenon trên thị trường có nhiều mẫu mã đa dạng. Mỗi loại đèn đều sở hữu những tính năng và ứng dụng để đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau. Cụ thể như sau: Đèn hồ quang xenon: Đây là một trong những loại đèn xenon ô tô, sở hữu công suất đầu vào lớn. Nó có thể hoạt động liên tục và thường đường ứng dụng ở những trường hợp sau: Đèn hồ quang dài (100mm trở lên) dùng để bơm liên tục sóng laser ở trạng thái rắn Đèn hồ quang ngắn dùng cho đèn soi sáng trực tiếp hay các màn chiếu thường thấy. 1.1.6. Đèn led Mặc dù mới được ứng dụng trong khoảng 20 năm trở lại đây nhưng đèn LED đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trên ô tô bởi hiệu suất thắp sáng vượt trội cùng khả năng tiết kiệm nhiên liệu tốt so với các loại đèn khác. Thay vì phát sáng bằng khí như đèn xenon hay bằng sợi đốt như đèn Halogen, loại đèn này được cấu tạo gồm các diode (điốt) nhỏ có khả năng phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Với loại đèn ô tô này, chỉ cần một nguồn năng lượng rất nhỏ chạy qua cũng có thể phát ra một lượng nhiệt năng đáng kể trên điốt bán dẫn. Từ đó mà lượng điện năng tiêu thụ của đèn LED giảm đi đáng kể so với đèn thông thường trong cùng một điều kiện phát sáng. Hình 1.5 VinFast Lux SA2.0 trang bị hệ thống đèn LED hiện đại 1.1.7. Đèn Laser Là công nghệ chiếu sáng hiện đại nhất hiện nay, đèn laser thường được trang bị trên một số dòng xe hạng sang, cao cấp. Đèn laser có khả năng phát sáng mạnh gấp 1000 lần (sáng cực mạnh và cực xa) với đèn LED trong khi đó tiêu thụ năng lượng chỉ bằng 2/3, thậm chí 1/2 so với đèn LED. Cụm đèn Laser ô tô có thể sáng chiếu xa đến 600m khoảng cách phía trước xe thay vì 300m như ở cụm đèn LED thông thường. Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của đèn ô tô, công nghệ đèn xe đã có những bước đi vượt bậc, từ những chiếc đèn khí Acetylen cho đến chiếc đèn LED, Laser hiện đại tiết kiệm năng lượng. Ngày nay, hệ thống đèn chiếu sáng không chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ của mình, nó còn thể hiện một phần đẳng cấp trong thiết kế và công nghệ của ô tô. Chắc chắn trong nhiều năm nữa, hệ thống đèn xe ô tô sẽ không dừng lại ở những chiếc đèn Laser với khả năng chiếu xa 600m như hiện nay. Hình 1.6 Đèn lazer được trang bị trên một số xe phan khúc cao cấp Ưu điểm của đèn Laser Khả năng chiếu sáng xa: Có khả năng chiếu sáng xa mà luồng sáng phát ra khá dễ chịu, không gây chói mắt. Diện tích đèn pha: Tia Laser có đặc tính nhỏ hơn hàng trăm lần so với diot LED đường kính chỉ khoảng 300 micromet tóm lại diện tích của đèn pha được giảm hơn rất nhiều, làm giảm khối lượng của xe. Tiết kiệm năng lượng: Một ưu điểm khác của đèn Laser là tiết kiệm năng lượng lên tới 30% so với các dòng đèn LED. Tuổi thọ cao: Đèn Laser được lắp thêm hệ thống kích điện nên bóng đèn bi sẽ hoạt động ổn định, bền bỉ cả trong những điều kiện khắc nghiệt. Có thể lắp cả đèn pha và đèn cos: ưu điểm lớn của công nghệ bi laser ô tô là bạn có thể cùng lúc lắp cả pha lẫn cốt, trong khi chưa có đèn laser thì phải dùng đèn LED hoặc đèn Xenon, chỉ có thể lặp pha hoặc cos. Nhược điểm của đèn Laser Giá thành cao: công nghệ chiếu sáng đèn Laser ra đời đã cải tiến rất những những hạn chế đèn LED, đèn xenon cũ. Vậy nên đèn Laser có giá khá là cao. Cần bộ tản nhiệt bổ sung: vì tỏa ra nhiều nhiệt vậy nên sẽ cần bộ tản nhiệt bổ sung. Dù có thể cùng lúc lắp cả pha lẫn cốt laser nhưng chúng vẫn chưa có khả năng vừa chiếu gần và chiếu xa nên cần có một hệ thống HID hoặc LED song song. 1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống chiếu sáng Phân loại các loại đèn sử dụng trên xe gồm có các loại đền chiếu sáng và đền tín hiệu, thông báo Hệ thống chiếu sáng tín hiệu bao gồm các đèn xi nhan sử dụng khi báo rẽ hoặc bóa nguy, đèn kích thước xe, đèn phanh báo hiệu khi đạp phanh,… Hệ thống đèn chiếu sáng và tín hiệu có các bộ phận sau đây: 1. Đèn đầu, đèn sương mù phía trước 2. Cụm đèn phía sau, đèn sương mù phía sau 3. Công tắc điều khiển đèn và độ sáng: Công tắc đèn xi nhan, công tắc đèn sương mù phía trước và phía sau 4. Đèn xi nhan và đèn báo nguy 5. Công tắc đèn báo nguy hiểm 6. Bộ nhấp nháy đèn xi nhan 7. Cảm biến báo hư hỏng đèn 8. Relay tổ hợp 9. Cảm biến điều khiển đèn tự động 10. Công tắc điều khiển chiếu sáng đèn đầu 11. Bộ phận điều khiển góc chiếu sáng đèn đầu 12. Đèn trong xe 13. Công tác cửa 14. Đèn chiếu sang khóa điện Hình 1.7 Vị trí của các bộ phận trong hệ thống chiếu sáng và tín hiệu 1.2.1. Nhiệm ᴠụ hệ thống ᴄhiếu ѕáng - Chiếu sáng phần đường khi xe chuyển động trong đêm tối. - Báo hiệu bằng ánh sáng về sự có mặt của xe trên đường. - Báo kích thước, khuôn khổ của xe và biển số xe. - Báo hiệu khi xe quay vòng, rẽ trái hoặc rẽ phải khi phanh và khi dừng. - Chiếu sáng các bộ phận trong xe khi cần thiết (chiếu sáng động cơ, buồng lái, khoang hành khách, khoang hành lí...) 1.2.2. Yêu ᴄầu hệ thống ᴄhiếu ѕáng Đèn ᴄhiếu ѕáng phải đáp ứng 2 уêu ᴄầu: - Có ᴄường độ ѕáng lớn. - Không làm lóa mắt tài хế хe ᴄhạу ngượᴄ ᴄhiều. 1.2.3. Phân loại hệ thống chiếu sáng Theo đặᴄ điểm ᴄủa phân bố ᴄhùm ánh ѕáng người ta phân thành 2 loại hệ thống ᴄhiếu ѕáng: - Hệ thống ᴄhiếu ѕáng theo Châu Âu. - Hệ thống ᴄhiếu ѕáng theo Châu Mỹ. 1.2.4. Thông ѕố ᴄơ bản hệ thống ᴄhiếu ѕáng Khoảng ᴄhiếu ѕáng: - Khoảng ᴄhiếu ѕáng хa từ 180 – 250m. - Khoảng ᴄhiếu ѕáng gần từ 50 – 75m. Công ѕuất tiêu thụ ᴄủa mỗi bóng đèn: - Ở ᴄhế độ ᴄhiếu хa là 45 – 70W - Ở ᴄhế độ ᴄhiếu gần là 35 – 40W 1.2.5. Cáᴄ loại đèn trong hệ thống ᴄhiếu ѕáng trên хe ô tô Đèn pha/cos Hình 1.8 Phạm vi chiếu sáng đèn cos và pha Đây là hệ thống đèn được đặt ở đầu xe làm nhiệm vụ chiếu sáng đường đi phía trước trong điều kiện trời tối, giúp người lái có thể quan sát được tình trạng giao thông, chướng ngại vật để xử lý. Đèn pha - đèn chiếu sáng xa: với tính năng cảnh báo tình trạng giao thông và chướng ngại vật cho người lái xe khi đi vào buổi tối, sẽ giúp người lái có tầm nhìn xa hơn và tầm cao nhất định để nhìn biển báo giao thông, giúp lái xe chủ động xử lý các vấn đề trên đường. Đèn cos (cos) - chiếu sáng gần: Loại đèn này thích hợp khi đi trong các đoạn đường đông người, đông phương tiện tham gia giao thông vì không làm ảnh hưởng tới người điều khiển phương tiện đi ngược chiều, làm họ bị lóa mắt tạm thời và khả năng quan sát đường kém dẫn tới tai nạn như khi sử dụng đèn pha Do đó, với những tính năng khác nhau, hổ trợ mật thiết cho, đèn Pha – Cos có vai trò quan trọng và luôn được người sử dụng quan tâm khi lựa chọn đèn ô tô cho xe. Đèn tín hiệu xi-nhan trên ô tô Hình 1.9 Đèn tín hiệu xi-nhan trên Honda civic Đèn xi-nhan trên các loại phương tiện đều được quy đình nằm lệch về hai bên thân xe và có màu sắc nhận biết là màu cam. Tác dụng của đèn này là để người lái xe báo hiệu hướng di chuyển của mình cho các phương tiện khác thông qua việc bật/tắt đèn xi-nhan theo hướng mà mình muốn đi tiếp. Đối với một số dòng xe phân khối lớn và ô tô, đèn xi-nhan còn có nhiệm vụ làm đèn cảnh báo nguy hiểm (hazard light) khi đồng thời cùng bật/tắt liên tục thông qua nút bấm hình tam giác trên bảng điều khiển. Đèn gầm Hình 1.10 Đèn sương mù trên Honda civic Đèn sương mù làm nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện phía trước và phía sau trong điều kiện trời nhiều sương hoặc bụi làm giảm khả năng quan sát của người lái. Đèn sương mù thường được trang bị ánh sáng vàng để tạo đặc trưng nhận diện. Vị trí đèn sương mù thường đặt thấp phía dưới trước đầu xe để tránh làm chói mắt người lái chạy đối diện. Đèn hậu Hình 1.11 Đèn hậu trên Honda civic Đèn hậu phía sau đuôi xe được quy định sử dụng màu đỏ để cảnh báo cho các phương tiện lưu thông phía sau. Chức năng của đèn hậu khá đa dạng như vừa để tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện đi phía sau, vừa làm nhiệm vụ sáng lên để cảnh báo mỗi khi người lái đạp phanh. Ở các dòng xe cao cấp, lực phanh càng mạnh thì đèn hậu càng sáng khiến người phía sau có thể nhận biết được tính khẩn cấp của việc giảm tốc độ. Chính vì thế, đèn hậu khá quan trọng, giúp giảm thiểu được các va chạm từ phía sau. Hệ thống đèn xe ngày nay được cải tiến hơn rất nhiều nhằm mang đến khả năng chiếu sáng tối ưu cũng như nâng cao tính thẩm mỹ cho xe. Các loại đèn sử dụng chiếu sáng phổ biến hiện nay (theo thứ tự tăng dần về tính hiện đại) là đèn Halogen, đèn Xenon, Bi-Xenon, đèn LED và đèn Lazer. Đèn báo trên taplo: Dùng để hiển thị các thông số, tình trạng hoạt động của các hệ thống, bộ phận trên xe và báo lỗi ( hay báo nguy) khi các hệ thống trên xe hoạt động không bình thường. Hình 1.12 Bảng đồng hồ tap-lô trên Honda civic 1.2.6. Sơ đồ và hoạt động của một số loại mạch điện hệ thống đèn trên xe Mạch điện hệ thống đèn trên xe chia làm 2 loại chính: Loại có sử dụng relay cho các công tác đèn đầu, công tác chuyển pha cos, và loại không sử dụng relay. Loại không sử dụng relay: Hình 1.13 Hệ thống đầu đèn không có relay điều khiển Chế độ chiếu gần: (Low) Khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí HEAD và công tắc điều chỉnh pha cos ở vị trí Low, có dọng điện dương đi từ accu dây pha của bóng đèn đầu chân Low của công tắc chuyển pha cos mass. Đèn cos sáng. Chế độ chiếu xa: (High) Khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí HEAD đồng thời công tắc pha cos ở vị trí High thì sẽ có dòng điện đi từ dương accu dây pha của bóng đèn đầu chân High của công tắc chuyển pha cos mass, đồng thời có dòng điện từ dương accu đèn báo pha trên tap lô mass. Đèn pha và đèn báo pha sáng Chế độ Flash: Khi công tắc điều chỉnh pha cos ở vị trí flash, có dòng điện dương accu dây pha của bóng đèn đầu đồng thời có dòng đèn báo pha của tap lô chân flash của công tắc pha cos mass. Đèn pha nhấp nháy Loại sử dụng relay: Sơ đồ công tắc điều khiền đèn loại dương chờ: Hình 1.14 Sơ đồ công tắc điều khiển đèn loại dương chờ Nguyên lý hoạt động: Khi bật công tắc LCS (Light control switch) ở vị trí Tail: Sẽ có dòng điện đi từ dương accu cuộn dây relay W1 chân A2 chân A11 mass đóng tiếp điểm 2,3. Cho dòng dương accu cọc 2,3 cầu chì tail đèn tail mass, đèn đờ mi sáng. Khi bật công tắc LCS sang xị trí HEAD thì mạch đèn đờ mi vẫn sáng bình thường, đồng thời có dòng từ dương accu W2 A13 A11 mass, relay đóng 2 tiếp điểm 3’,4’ - Nếu công tắc điều chỉnh pha cos ở vị trí Low sẽ có dòng điện đi qua tiếp điểm 3’ và 4’ dây pha của bống đền đầu, về chân A3 A9 mass. Đèn cos sáng. - Nếu công tắc điều chỉnh pha cos ở vị trí High, sẽ có dòng điện đi qua tiếp điểm 3’và 4’ dây pha của bóng đèn đầu, về chân A12 A9 mass, đèn pha sáng. Lúc này đèn báo pha trên tap lô sáng được là nhờ dây cos của bóng đèn đầu lúc này đóng vai trò như một dây dẫn đưa dòng điện đến đèn báo pha ( với công suất rất nhỏ <5W ) và về mass. - Khi bật công tắc ở chế độ Flash: Sẽ có dòng điện qua cuộn dây W2 chân A14 công tắc pha cos về mass đóng tiếp điểm 4’ và 3’ cho dòng điện từ dương accu tiếp điểm 3’ 4’ dây High bóng đèn đầu về chân A12 của công tắc pa cos mass, lúc này đèn báo pha cũng sáng như chế độ High. Ta có thể dùng ralay 5 chân để thay công tắc chuyển đổi pha cos, nếu vậy thì công tắc sẽ bền hơn vì lúc này dòng qua công tắc là rất bé phải qua cuộn dây của relay. Sơ đồ công tắc điều khiển loại âm chờ Hình 1.15 Sơ đồ mạch điều khiển đèn loại âm chờ Tương tự hoạt động của loại sơ đồ mạch điện hệ thống đền chiếu sáng loại dương chờ có relay: - Khi công tắc đèn đầu bật, sẽ có dòng qua cuộn dây relay W2 chân A2 công tắc đèn đầu mass, đóng tiếp điểm 3,4. - Khi công tắc chuyển đổi pha cos ở vị trí Low, tiếp điểm 4,5 của relay pha cos đóng, cho dòng điện đến dây Lơ của bóng đèn đầu mas, đèn cos sáng. - Khi công tác chuyển đổi pha cos ở vị trí High, có dòng qua cuộn dây relay W3 chân A12 của công tắc pha cos mass, đóng tiếp điểm 3,4 relay pha cos, cho dòng điện qua tiếp điểm 3,4 dây High của bóng đèn đầu mass, đèn pha sáng, đồng thời có dòng qua đèn báo pha mass, đèn báo pha trên taplo sáng. - Ở chế độ Flash: Tiếp điểm 3,4 cảu relay đèn đầu đóng do có dòng cuộn dây relay W2 chân A14 công tắc chuyển pha cos về mass, tiếp điểm 3,4 của relay pha cos đóng do có dòng cuộn dây relay pha cos W3 chân A12 của relay điều khiển pha cos về mass, cho dòng điện dây High của bóng đèn đầu mass, đèn pha sáng, đồng thời đèn báo pha trên taplo cũng hoạt động như chế độ bật đèn pha. Hệ thống đèn hậu Giống như hệ thống đèn hậu, đèn hậu cũng có hai loại bao gồm hệ thống đèn hậu có sử dụng relay và hệ thống đèn hậu không sử dụng relay: Loại nối trực tiếp Loại có relay đèn hậu Hình 1.16 Hệ thống đèn hậu laoij nối trực tiếp và loại có relay đèn hậu Loại không sử dụng relay: Khi công tắc điều khiển đèn được vặn về vị trí “ Tail”, thì các đèn hậu bật sáng. Loại có sử dụng relay đèn hậu: Khi công tắc điều khiển đèn vặn về vị trí “Tail”, có dòng điện đi qua cuộn dây của relay đèn hậu, đóng tiếp điểm relay, cung cấp dòng điện các bóng đèn Tail làm cho các bóng đèn sáng. Hệ thống đèn sương mù: Bao gồm đèn sương mù phía trước và đèn sương mù phía sau Đèn sương mù phía trước (For lamps): Trong điều kiện sương mù, nếu sử dụng đèn đầu chính có thể tạo ra vùng ánh sáng chói phía trước gây trở ngại cho các xe đối diện và người đi đường. Nếu sử dụng đèn sương mù sẽ giảm được tình trạng này. Dòng cung cấp cho đèn sương mù thường được lấy sau relay đèn kích thước. Nguyên lý hoạt động của đèn sương mù phía trước: Đèn sương mù phía trước hoạt động khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí TAIL hoặc HEAD. Khi công tắc đèn sương mù phía trước bật ON, sẽ có dòng điện đi qua cuộn dây relay đèn sương mù phía trước, đóng tiếp điểm relay sương mù, có dòng điện qua bóng đèn sương mù phía trước, đèn sương mù phía trước bật sáng. Hình 1.17 Sơ đồ mạch điện đèn sương mù phía trước Đèn sương mù phía sau ( Rear fog guard): Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe phía sau nhận biết trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. Dòng cung cấp cho đèn này được lấy sau đèn cos. Một đèn báo được gắn vào táp lô để báo hiệu cho tài xế khi đèn sương mù phía sau hoạt động. Nguyên lý hoạt động của sương mù phía sau: Đèn sương mù phía sau cũng hoạt động khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí Tail hoặc Head giống như đèn sương mù phía trước. Hình 1.18 Sơ đồ mạch điện đèn sương mù phía sau Hệ thống đèn xi-nhan có công tắc Hazard rời: Hình 1.19 Sơ đồ mạch điện đèn xi-nhan có công tắc Hazard rời Mạch điện hệ thống đèn xin nhan bao gồm bộ nháy Flasher, bộ công tắc xinhan và công tắc báo nguy Hazard. - Khi bật công tắc xi-nhan, lúc này công tắc Hazard phải bật off, sẽ có dòng điện từ công tắc máy đến bộ Flasher do chân B1 thông với chân F trong công tắc Hazard, chân L của bộ nháy Flasher được đấu đến công tắc xinhan, tùy vào công tắc xi-nhan lúc đó bật off hay left hay right mà sẽ có dòng điện đến cung cấp cho các bóng đèn xi-nhan trái, phải hoặc không. - Khi công tắc xi-nhan bật on, sẽ có dòng điện từ accu đến bộ Flasher do chân F thông với chân B2, trong công tắc Hazard, mặt khác các chân TB, TL, TR, R1 cũng thông với nhau đưa tín hiệu Hazard từ chân L đến các bóng đèn xi-nhan, bóng đèn kích thước. Hệ thống đèn xi nhan có công tắc hazard tổ hợp: Hình 1.20 Mạch điện hệ thống đèn xi-nhan có công tắc Hazard tổ hợp Khi công tắc xi-nhan bật off, dòng điện từ công tắc máy qua chân G1, G3 đến bộ Flasher phát tín hiệu Flash chờ ở đó. Khi công tắc xi-nhan bật On (Left hay Righ) tín hiệu Flash từ chân L bộ đếm Flasher đến chân G4 rồi qua chân G6 đến các bóng đèn xi-nhan bên phải (nếu bật Righ) hoặc qua chân G5 đến các bóng đèn xi-nhan bên trái(nếu bật Left). Hệ thống đèn xi-nhan điều khiển tích hợp: Nguyên lý hoạt động của mạch đèn xi-nhan điều khiển tích hợp: Ở mạch đèn xi-nhan điều khiển tích hợp không có bộ nháy Flasher, mà thay vào đó là một IC điều khiển, vừa phát ra tín hiệu Flash vừa lấy tín hiệu công tắc xi-nhan và công tắc Hazard để điều khiển đóng mở các relay, bật tắc các bóng đèn xi-nhan. Để tránh trường hợp người lái xe vì bất cẩn phát tín hiệu báo rẽ sai, do công tắc xi-nhan bật không đúng cũng như quên tắc công tắc xi-nhan, người ta sẽ bố trí các đèn Led báo rẽ trái hay phải trên tap-lô, các đèn Led báo rẽ này được mắc song song với các bóng đèn xi-nhan nhờ vậy các đèn Led này sẽ sáng lên khi ta bật công tắc xi-nhan trái hay phải tương đương. Ngoài ra một số xe có trang bị thêm IC phát ra âm than hkhi bật công tắc xi-nhan. Hình 1.21 Mạch điện hệ thống đèn xi-nhan điều khiển bằng bộ tích hợp Hoạt động của mạch điện hệ thống đèn cảnh báo đèn xi-nhan được hoạt động như sau: Mạch điện bao gồm một IC điều khiển, 2 transitor điều khiển và 2 relay đèn xi-nhan. Rẽ sang trái: Khi công tắc đèn xi-nhan bật turn Left, cực EL của IC xử lý tín hiệu báo rẽ được tiếp mass, IC điều khiển sẽ phát tín hiệu dẫn transitor điều khiển relay rẽ trái, đóng tiếp điểm relay, cấp dòng điện từ +B qua tiếp điểm relay trái các bóng đèn xi-nhan trái và qua bóng đèn báo rẽ xi-nhan trái trên tap-lô, các bóng đèn xi-nhan trái sáng, đèn báo rẽ trái trên tap-lô cũng sẽ sáng. Rẽ sang phải: Khi công tắc đèn xi-nhan bật turn Righ, cực ER của IC xử lý tín hiệu báo rẽ được tiếp mass, IC điều khiển sẽ phát tín hiệu dẫn transitor điều khiển relay rẽ phải, đóng tiếp điểm relay, cấp dòng điện từ +B qua tiếp điểm relay trái các bóng đèn xi-nhan phải và qua bóng đèn báo rẽ xi-nhan phải trên tap-lô, các bóng đèn xi-nhan phỉa sáng, đèn báo rẽ phải trên tap-lô cũng sẽ sáng. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN XE HONDA CIVIC 2020 2.1. Giới thiệu chung Honda Civic được đánh giá cao ở thiết kế trẻ trung, hiện đại đầy khí chất thể thao trong phân khúc sedan C, cạnh tranh với Mazda 3, Corolla Altis 2019, Ford Focus,…Tuy nhiên, chính cái ưu điểm này đã khiến Civic trở nên kén khách. Mẫu xe 5 chỗ của Honda chỉ thực sự hợp với những người yêu thích sự trẻ trung, năng động theo hướng thể thao mạnh mẽ. Trong khi đó, giá xe Civic không phải là rẻ để người trẻ sở hữu. Hình 2.1 Honda Civic 2020 trong phân khúc sedan C Ưu điểm: Thiết kế mang phong cách thể thao bậc nhất phân khúc. Mang phong cách couple 4 cửa, nội thất bên trong rộng rãi, vận hành chắc chắn và bền bỉ. Hộp số CVT vận hành mượt mà. Trang bị nhiều tính năng hiện đại, an toàn vượt trội. Và đặc biệt mang lại cho người lái trãi nghiệm “bốc” bậc nhất phân khúc, tăng tốc nhanh và đầm chắc ở tốc độ cao. Nhược điểm: Giá bán của xe Honda Civic cao hơn so với mặt bằng chung của phân khúc hạng C. Thậm chí còn cao hơn các phiên bản của xe hạng D giá rẻ. Gầm của xe thấp khiến cho việc leo lề, di chuyển đường xấu sẽ bị trở ngại hơn. Tuy không thể so sánh về mặt doanh số nhưng đứng trên góc độ chuyên môn đánh giá, mẫu xe Civic RS này ghi điểm tuyệt đối với những ai yêu thích phong cách thể thao, hiện đại, cá tính. Hãng Honda đã có những nâng cấp trong phiên bản Civic RS Hatchback về mặt thiết kế ngoại thất, lưới tản nhiệt để tạo điểm nhấn. Nhìn chung về tổng thể kiểu dáng xe vẫn hướng đến sự cá tính và năng động cùng khả năng vận hành vượt trội chinh phục mọi địa hình. 2.2. Thông số kỹ thuật Civic Kích thước tổng thể (mm) E G 4648 x 1799 x 1416 Chiều dài cơ sở (mm) 2700 Khoảng sáng gầm xe (mm) 133 Động cơ RS 1.8L SOHC i-VTEC 1.5L DOHC VTEC TỦBO Dung tích xy lanh (cc) 1799 1498 Công suất cực đại (ps/rpm) 139/6500 170/5500 Mômen xoắn cực đại (Nm/rpm) 174/4300 220/5500 Hộp số Tốc độ tối đa (km/h) Phanh trước/ sau Hệ thống treo trước Hệ thống treo sau Vô cấp CVT 200 Đĩa tản nhiệt/Phanh đĩa McPherson Liên kết đa điểm Honda Civic 2020 còn được đánh giá cao nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu trên mọi cung đường. Trung bình xe chỉ tiêu thụ khoảng 7.1l/100km. Cụ thể mức tiêu thụ trong đô thị là 7.8L/100km và ngoài đô thị là 6.2L/100km. Với bộ lốp mỏng 235/40R18, xe có khả năng bám đường vượt trội, giúp người lái thực hiện các pha ôm cua sát dễ dàng hơn. Ngoài ra, Honda Civic RS thế hệ mới nhất được hãng trang bị hàng loạt các tính năng an toàn hiện đại để đảm bảo mang đến sự an toàn cho hành khách khi di chuyển. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS Hệ thống phân bổ lực điện tử EBD Hệ thống kiểm soát lực kéo, chống trơn trượt Hệ thống đánh lái chủ động AHA Hệ thống phanh khẩn cấp BA Hệ thống hỗ trợ khởi hành lưng chừng dốc HSA Chế độ lái ECO Mode giúp tiết kiệm tối đa nhiên liệu Đèn báo phanh khẩn cấp ESS Khung xe tương thích ACE Chìa hóa mã hóa chống trộm Camera lùi 3 góc quay : 90 độ, 120 độ và 180 độ, 6 túi khí 2.3. Hệ thống chiếu sáng trên xe 2.2.1 Tìm hiểu chung Điểm đặc biệt Honda Civic, đó chính là cụm đèn trước. Cụm đèn này được trang bị bóng chiếu LED với thiết kế cực kỳ tinh xảo. Không chỉ vậy, nó còn có nhiều tính năng hiện đại như: tự động bật/tắt, tự điều chỉnh góc chiếu,… Hình 2.2 Cụm đèn trước xe Honda Civic 2020 Ở vị trí thấp hơn, Civic 2020 đang sở hữu 2 đèn sương mù với thiết kế hình cánh bướm. Tưởng chừng như đây là 1 thiết kế mang nét mềm mại, quyến rũ để cân bằng với các chi tiết khác. Nhưng không, nó vẫn rất góc cạnh và hầm hố. Dẫu vậy, nét hiện đại mới là điều đáng xem khi cụm đèn này cũng sử dụng bóng chiếu LED Cụm đèn hậu của Civic 2020 cũng “tông xuyệt tông” với các chi tiết khác. Và hơn thế, cụm đèn này được đánh giá là đẹp nhất phân khúc C hiện nay. Đó là thiết kế kiểu cánh én với kiểu bóng LED hiện đại. Hình 2.3 Cụm đèn hậu của Honda Civic 2020 Phía Đuôi xe Honda Civic 2020 xuất sắc hơn khi có thêm bộ cánh thê thao quyến rũ. Đuôi xe Civic thế hệ mới càng xuất sắc hơn khi có thêm cánh hướng gió đuôi xe kết hợp đèn báo phanh trên cao. Ngoài ra, 2 hốc đèn phản quang của dòng xe cũng đậm nét thể thao, hầm hố. 2.4. Sơ đồ mạch điện hệ thống chiếu sáng 2.4.1 Mạch đèn phanh Hình 2.4 Sơ đồ mạch đèn phanh của hệ thống chiếu sáng trên Honda Civic 2020 Hoạt động của hệ thống: Nhìn vào sơ đồ mạch đèn phanh của hệ thống chiếu sáng bao gồm: + Accu + Hộp cầu chì tổng + Hộp cầu chì dưới nắp capo + Cảm biến vị trí bàn đạp phanh + PCM + MICU + Các bóng đèn phanh Nguyên lý hoạt động: Dòng điện đi từ dương accu hộp cầu chì tổng cầu chì/rơ le dưới nắp capô, nếu tác dụng lực vào bàn đạp phanh các cảm biến sẽ truyền tín hiệu đến PCM (Powertrain Control Module – Mô đun điều khiển hệ thống truyền lực) sẽ cho dòng điện chạy qua các đèn phanh trái, phải,.. mass làm cho đèn phanh sáng lên 2.4.1. Mạch đèn lùi Hình 2.5 Sơ đồ mạch đèn lùi trên Honda Civic 2020 Hoạt động của hệ thống: Nhìn vào sơ đồ mạch đèn lùi của hệ thống chiếu sáng bao gồm: + Accu + Hộp cầu chì tổng + Hộp cầu chì dưới nắp capo + Công tắc đánh lửa + Relay + Điot + PCM + Cảm biến vị trí cần số tại R + MICU + Các bóng đèn lùi Nguyên lý hoạt động: Khi bật công tắc máy sẽ có dòng điện + hộp cầu chì cầu chi C25 cầu chì C46 chia làm 2 nhánh nhánh 1 qua các cảm biến đỗ xe và lùi xe hộp MICU . Nhánh 2 qua chân 3, 4 của relay điot hộp PCM tại đây hộp nhận tín hiệu từ công tắc phạm vi hộp số song với đó sẽ đóng tiếp đểm 1, 2 cho dong điện chạy qua đèn lùi xe bên trái và bên phải mass. Đèn lùi sáng 2.4.2. Mạch đèn pha Hình 2.6 Sơ đồ mạch đèn pha trên Honda Civic 2020 Hoạt động của hệ thống: Nhìn vào sơ đồ mạch đèn pha của hệ thống chiếu sáng bao gồm: + Accu + Hộp cầu chì tổng + Hộp cầu chì/relay dưới nắp capo + Hộp cầu chì/relay dưới tap-lô + Công tắc đánh lửa + Các Relay Nguyên lý hoạt động: 2.4.3. Đèn sương mù Nguyên lý hoạt động: 2.4.4. Đèn xi nhan Nguyên lý hoạt động: CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 3.1 Quy trình bảo duongx hệ thống chiếu sáng 3.1.1 Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng. TT I Tên nguyên công Chuẩn bị 1 Chuẩn bị nơi làm việc 2 Chuẩn bị dụng cụ 3 Thiết bị 4 Vật tư II Trình tự kiểm tra đấu dây 1 Bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, dây dẫn hệ thống chiếu sáng. 2 Yêu cầu kỹ thuật Bố trí, sắp xếp khoa học Tua vít, kìm điện, cờ lê 8-10, 12-14 Thiết bị hàn điện, hàn thiết Dây điện, băng dính Thực hiện đúng quy định Các thiết bị dây Đồng hồ vạn năng, dẫn phải hoạt ắc quy dây điện động tốt Đấu dây từ dương accu đến khóa Dây cáp bình điện điện 3 Từ khóa điện đến relay bảo vệ 4 Đấu từ relay bảo vệ đến đồng hồ 5 Đấu từ dương đông hồ đến trung tâm khóa điện 6 Đấu từ cực trung tâm của khóa điện đến đầu vào của khóa đèn 7 Đấu từ cực pha cos của khóa đèn đến đầu vào của khóa pha cos 8 Đấu từ đầu ra của khóa pha cos đến các cực pha của đèn pha 9 Đấu từ cực còn lại của khóa pha cos đến các cực cos của đèn pha. III Dụng cụ Thử hoạt động của hệ thống Dây điện, kìm, tua vít Đấu đúng loại dây phù hợp, mối nối phải chắc chắn Bật khóa điện Khóa đèn IV Vệ sinh công nghiệp Dụng cụ vệ sinh Sạch sẽ gọn gàng 3.1.2 Thực hành bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng Chuẩn bị. Quán triệt công tác an toàn lao động: Chú ý đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị, kê chèn xe chắc chắn và tháo accu trước khi tháo hệ thống điện khỏi xe. Chuẩn bị nơi làm việc: Nơi làm việc phải được sắp xếp khoa học: sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sang để thuật lơi cho việc học tập và làm việc. Phải có đủ dụng cụ sữa chửa và khây đựng dụng cụ chi tiết. Chuẩn bị dụng cụ trang thiết bị: Dụng cụ tháo lắp: các bộ cờ-lê, khóa, búa, kìm, tua vít, các dụng cụ chuyên dụng,… Dụng cụ đo kiểm tra: đồng hồ vạn năng thướt cặp, dây điện bong đèn, accu,… Trang thiết bị , nguyên vật liệu:sơ đồ mạch điện chiếu sáng, mỏ hàn khây đựng, xăng, dầu mỡ, dây điện băng dính,… Tháo rời chi tiết. Tháo hệ thống khỏi xe: + Dùng cớ-lê tháo đai ốc hãm sau đó dùng tay xoay nhẹ thóa day cáp bình điện ra. Chú ý khi tháo lúc nào cũng tháo dây mass trước, không dùng tua vít hoặc búa để đóng đầu nối cọc bình điện sẽ làm rụng các tấm cực accu. Khồn để các dụng cụ kim loại tiếp nối 2 cọc accu sẽ gây chạm mạch. + Tháo các đầu nối điện đến các khóa điện, khóa đèn đến các đèn chiếu sáng,… + Dùng cờ-lê 10, tua vít tháo vành đèn, tháo toàn bộ dây điện hệ thống chiếu sáng Vệ sinh làm sạch chi tiết: + Dùng khí nén, giẻ lau thổi sạch, lau hết bụi bẩn bám trên các chi tiết Bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng Kiểm tra bảo dưỡng khóa điện: Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự thông mạch chắc chắn giữa cực khóa điện với cực Kz khi khóa điện đóng. Nếu không phải tháo cụm tiếp điểm ra, đánh sạch tiếp điểm bằng giấy ráp rồi lắp lại, hoặc thay thế khóa điện mới. Bật khóa điện về nấc CT, dùng đông hồ vạn năng kiểm tra ba cực: trung tâm, Kz, CT phải thông mạch. Nếu không thông thì phải tháo ra và sửa chữa như trên hoặc thay thế khóa điện mới. Kiểm tra bảo dưỡng khóa đèn: + Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sựu thông mạch các cực của khóa đèn, yêu cầu: - Khi kéo nấc 1, đầu vào của khóa đèn phải thông với các đèn phía trước và phía sau, không thông với cực đèn pha. - Khi kéo nấc 2, đầu vào cảu khóa đèn phải thông với các cực đèn phía sau, đèn pha và không được thông với cực đèn phía trước. + Nếu không đảm bảo các yêu cầu trên, phải tháo khóa đèn ra sửa chữa, đánh lại tiếp điểm, bảo dưỡng và tra thêm dầu mỡ. Chú ý khi tháo phải cẩn thận vì các mối ghép rất dễ gẫy. Kiểm tra bảo dưỡng khóa đảo pha cos: Phương pháp sửa chữa khóa đảo pha cos cũng tương tự như kiểm tra sửa chữa khóa điện, lưu ý cơ cấu chuyển đổi nếu quá mòn thì phải thay thế khóa đảo pha cos mới. Kiểm tra bảo dưỡng các chi tiết của đèn pha: + Dùng đông hồ vạn năng hoặc đồng hồ điện để kiểm tra sự đứt mạch của cá dây tóc bóng đèn. Nếu dây tóc bị đứt thì thay thế bóng đèn mới. + Pha đèn nếu bị hoen ố, bong lớp mạ hoặc bị gỉ sét thì phải mạ lại hoặc thay thế bóng đèn mới. + Kính đèn nếu bị nứt vỡ thì thay thế kính đèn mới, nếu bị mờ thì tẩy rữa đánh bóng lại bằng dung dịch chuyên dùng. + Các chi tiết khác như vàng đèn, gáo đèn, nếu bị bẹp hoặc méo thì gò, nắn lại. Nếu bị rách, thủng thì hàn lại rồi đánh sạch gỉ và sơn lại đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Kiểm tra bảo dưỡng bó dây điện chiếu sáng: Bó dây điện chiếu sáng phải đảm bảo đúng kích thước dây, các chỗ nối phải được nối bằng hàn thiết và được quấn chặt bằng vải nilong hoặc băng dính. Nếu không đảm bảo yêu cầu trên phải khắc phục lại cho đúng. Đấu mạch điện và kiểm tra Đấu trực tiếp trên xe: đo rải dây trực tiếp trên xe, bắt đầu từ khóa đèn, pha cos rồi đến các cầu nối đèn pha. Sau khi đã rãi xong toàn bộ dây điện, dùng băng dính quấn chặt các bó dây lại với tất các dây khác của hệ thống điện trên xe. Phương pháp này phù hợp với tất cả những cơ sở sản xuất nhỏ, không chuyên,… Quấn sẵn bó dây bên ngoài sau đó mới lắp cả cuộn dây lên xe, phương pháp này nâng cao tính chuyên môn hơn, khoa học hơn nhưng phải có sơ đồ đấu dây ( mỗi hãng xe một bảng), hoặc phải có chương trình quấn dây trên máy do nên chi phí tốn kém hơn, phù hợp với những nhà máy lớn, nhà máy lắp ráp oto theo dây chuyền. Vệ sinh công nghiệp Thực hiện các công việc vệ sinh, sắp xếp lại thiết bị, dụng cụ đồ nghề sau mỗi nội dung thực hành và luyện tập. Vệ sinh không gian, vị trí thực hành sạch sẽ ngăn nắp. Đảm bảo an toàn đối với bảo quan dung dịch, accu đang nạp và an toàn PCCN 3.2 Sửa chữa hệ thống chiếu sáng 3.2.1 Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống chiếu sáng Một số hư hỏng thường gặp- nguyên nhân và cách khắc phục Một số hư hỏng thường gặp Nguyên nhân và biện pháp sửa chữa Bóng đèn pha hay cos sáng mờ Kiểm tra vị trí tiếp mass Một bóng đèn không sáng Bị đứt bóng hay hở mạch Cả pha lẫn cos không sáng Bị cháy bóng, bị hở mạch hay hỏng công tác đảo điện Tất cả các đèn đầu xe đều không sáng Đứt cầu chì. Có thể bị cháy bóng. Cần kiểm tra điện áp phát của hệ thống nạp điện. Có thể hỏng ở công tắc đèn. Đèn báo rẽ chóp nhanh không như quy định Các đèm chớp phía bên kia bị đứt dây tóc, bị thiếu mass hay không đúng trị số quy định. Các đèn trong cabin không hoạt động Có thể do cháy bóng, cầu chì đứt hay công tắc cảu xe bị hở mạch Đèn phanh không hoạt động Cháy bóng, mất mass hay hỏng công tắc Đèn pha bị lỗi nhưng đèn cos vẫn sáng Công tắc relay bị lỗi Một số nguyên nhân khác: máy phát điện không hoạt động, công tắc đèn bị hỏng, dùng sai loại đèn,… 3.2.2 Thực hành sửa chữa hệ thống chiếu sáng. Chuẩn bị Quán triệt công tác an toàn lao dộng: Chú ý đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị, kê chèn xe chắc chắn và tháo accu trước khi tháo hệ thống điện khỏi xe. Chuẩn bị nơi làm việc Nơi làm việc phải được sắp xếp khoa học sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng cho quá trình học tập, làm việc, phải có đủ bàn làm việc và khây đựng chi tiết. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị: Dụng cụ tháo lắp: các bộ cờ lê dẹp, tuýt, búa, kìm, tua vít, các dụng cụ chuyên dùng như kìm chết,… Dụng cụ đo kiểm: đồng hồ vạn năng, thước cặp dây điện, bóng đèn 12V, accu,… Trang thiết bị, nguyên vật liệu: sơ đồ mạch điện chiếu sáng, máy nén khí và trang bị kèm theo, mỏ hàn, khâu đựng chi tiết, xăng, dầu mỡ, dây điện, băng dính,… Quy trình kiểm tra sửa chữa và đấu dây hệ thống pha cos TT Tên nguyên công Dụng cụ I Chuẩn bị 1 Chuẩn bị nơi làm việc 2 Chuẩn bị dụng cụ Tua vít, kìm, cờ lê 810, 12-14 3 Thiết bị Thiết bị hàn điện, hàn thiết 4 Vật tư Dây điện, băng keo II Trình tự kiểm tra, đấu dây 1 Bảo dưỡng các thiết bị dây dẫn hệ thống chiếu sáng Đồng hồ vạn năng, accu, dây điện 2 Đấu từ dương accu đến khóa điện Dây cáp bình điện 3 Đấu từ khóa điện đến relay bảo vệ 4 Đấu từ relay bảo vệ đến đồng hồ Yêu cầu kĩ thuật Bố trí, sắp xếp khoa học Dây điện, kìm, tua vít Quy trình lắp ráp đúng quy định Các thiết bị dây dẫn phải hoạt động tốt Đấu đúng loại đây phù hợp, các mối nối phải chắc chắn 5 Đấu từ đồng hồ đến trung tâm khóa điện 6 Đấu từ trung tâm khóa điện đến đầu vào của khóa đèn 7 Đấu từ cực pha cos của khóa đèn đến đầu vào của khóa pha cos 8 Đấu từ cực công lại của khóa pha cos đến đến các cực pha của đèn pha 9 Đấu từ cực còn lại của khóa pha, cos đến các cực cos cảu đèn pha III Thử hoạt động của hệ thống Bật khóa điện, bật khóa đèn Hệ thống phải hoạt động tốt IV Vệ sinh công nghiệp Dụng cụ vệ sinh Sạch sẽ gọn gàng Dây điện, kìm, tua vít Đấu đúng loại đây phù hợp, các mối nối phải chắc chắn Vệ sinh, sữa chữa chi tiết, cụm chi tiết. Phương pháp dò tìm sự cố mất điện của hệ thống chiếu sáng: Khi một hệ thống điện trên xe bị mất điện, nguyên tắc bao giờ cũng tìm từ gốc tìm lên, bằng cách dùng đồng hồ vạn năng, hoặc bình điện, hoặc bóng đèn kiểm tra từng đoạn một, thứ tự ta thực hiện các thứ như sau: dương accu đâu vào hệ thống, âm accu tháo rời khỏi xe đồng thời đấu với một đầu dây bóng đèn, đầu còn lại của bóng đèn lần lượt đấu với các đầu nối các đoạn khác nhau, nếu đoạn nào làm đèn sáng thì đoạn đó có điện, đèn không sáng là đoạn đó bị mất điện cần phải kiểm tra kỹ để xác định và sử lý. Phương pháp dò tìm sự cố chập điện ở hệ thống chiếu sáng: Khi một hệ thống điện trên xe bị chập điện, nguyên tắc bao giờ cũng tìm từ trên tìm xuống. Thứ tự các bước ta làm như sau: Lần lượt tách từng đoạn ra khỏi hệ thống, đống khóa điện, quan sát đồng hồ: nếu đồng hồ vẫn chập thì vị trí chập sẽ ở đoạn phía dưới, nếu hết chập thì đoạn chập nằm ngay vị trí vừa mới tháo ra cần tháo ra xử lý hoặc thay thế đoạn dây mới. Yêu cầu kỹ thuật sau sửa chữa: Sau khi sửa chữa phải điều chỉnh lại độ chụm của đèn pha theo quy định của từng loại xe Khóa điện, khóa đèn, khóa đảo pha cos phải làm việc tin cậy chắc chắn. Vệ sinh công nghiệp Thực hiện các công việc vệ sinh, sắp xếp lại thiết bị, dụng cụ đồ nghề sau mỗi nội dung thực hành và luyện tập. Vệ sinh không gian, vị trí thực hành sạch sẽ ngăn nắp. Đảm bảo an toàn đối với bảo quan dung dịch, accu đang nạp và an toàn PCCN CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG THIẾT KẾ MÔ HÌNH HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN ÔTÔ