Uploaded by Đinh Johnson

Đinh Mạnh Cường

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH
Khoa Quản Trị
Bài tiểu luận cuối kỳ môn quản trị học
Đinh Mạnh Cường
33201020056
Bài tiểu luận không thuyết trình được nộp để hoàn tất nội dung chương trình môn học môn
Quản trị học.
TP.HCM, ngày 3 tháng 8 năm 2023
1
Mục lục
Đề bài ......................................................................................................................................... 3
Chương 1: Tổng quan về quản trị .............................................................................................. 4
Chương 2: Sự phát triển và hình thành các tư tưởng quản trị .................................................. 7
Chương 3: Văn hoá công ty và môi trường ............................................................................. 10
Chương 5: Đạo đức và trách nhiệm xã hội ............................................................................. 13
2
Đề bài
Hãy giải thích nghĩa của từng mục lớn và mục nhỏ trong các chương sau đây trong tài liệu
Kỷ Nguyên Mới của Quản trị (Richard L. Daft):
• Chương 1: Tổng quan về quản trị
• Chương 2: Sự phát triển và hình thành các tư tưởng quản trị
• Chương 3: Văn hoá công ty và môi trường
• Chương 5: Đạo đức và trách nhiệm xã hội
3
Chương 1: Tổng quan về quản trị
Bạn đã chuẩn bị để trở thành một nhà quản trị?
Chương này trình bày một bài tập để đánh giá nhận thức của người học qua các tiêu chí điểm
cao/thấp là kết quả của bài đánh giá, từ đó xác định nhu cầu giảng dạy và học tập phụ hợp mà
người dạy và người học phải đáp ứng sau khi hoàn thành nội dung chương.
Tại sao Đổi mới là một vấn đề quan trọng
Trình bày và chứng minh rằng các tổ chức đang bước vào một kỷ nguyên mới, một kỷ
nguyên mà môi trường bên ngoài thay đổi liên tục và việc thay đổi là tất yếu để duy trì sự
sống còn của tổ chức đó. Mục này dẫn lời cho tác giả xác lập bố cục và tinh thần nghiên cứu
về môn học cho toàn bộ nội dung của giáo trình.
Định nghĩa về quản trị
Giới thiệu và làm rõ định nghĩa về quản trị. Xác định năm công việc của nhà quản trị bao
gồm: Thiết lập mục tiêu, Tổ chức, Động viên và Truyền thông, Đo lường, Phát triển con
người.
Mục này trình bày thân bài cho toàn bộ chương. Xác định công việc nghiên cứu chi tiết cho
đối tượng: định nghĩa về quản trị.
Các chức năng của quản trị
Mục này trình bày quy trình vận hành của mô hình quản trị được trình bay ở mục trước, trên
quan điểm từng công việc của nhà quản trị được định nghĩa theo từng chức năng. Nghiên cứu
và xác định đầu vào cũng như đầu ra cho từng chức năng. Các mục nhỏ làm rõ từng chi tiết
của vấn đề đang được nghiên cứu và được tóm tắt lại như sau:
Hoạch định
Đầu vào: thông tin bên ngoài và trong, các phản hồi từ hệ thống
Công việc: Thiết lập mục tiêu, xác định cách thức đạt được chúng
Đầu ra: các mục tiêu, kế hoạch để tổ chức làm việc, thi đua, phấn đấu
Tổ chức
Đầu vào: kế hoạch công việc, kế hoạch về các nguồn lực
Công việc: phân công công việc, trao quyền trao trách nhiệm, phẩn bổ nguồn lực
Đầu ra: bộ máy vận hành
Lãnh đạo
Đầu vào: kế hoạch đã được xác lập, tổ chức đã được thiết kế, nguồn lực đã được phân bổ
Công việc: thông qua người khác, thông qua hệ thống để vận hành tổ chức, truyền thông về
công việc và giúp tổ chức đi đúng hướng và hoàn thành công việc đúng ý nghĩa.
Đầu ra: bộ máy được vận hành trơn tru, công việc đạt hiệu quả, điều kiện làm việc được đảm
bảo.
Kiểm soát
Đầu vào: Các quy trình, tổ chức đang vận hành, kết quả kinh doanh, mục tiêu đã và chưa đạt
được, hướng đi hiện tại của tổ chức
Công việc: giám sát, đảm bảo đúng đắn, điều chỉnh
Đầu ra: hướng đi của tổ chức đúng, công việc đạt hiệu suất
Thực hiện hoạt động của tổ chức
Mục này trình bày một lưu ý cho các mục trên, trình bày nhu cầu nhận thức về việc: khi làm
việc, ngoài việc làm xong việc (hiệu quả) nhà quản trị còn phải làm việc đúng cách (hiệu
suất) để đảm bảo công việc vừa được hoàn thành sao cho việc sử dụng tài nguyên được phân
bổ là hiệu quả nhất.
4
Các kỹ năng quản trị
Mục này đưa ra những đòi hỏi về kỹ năng mà một nhà quản trị phải trang bị cho mình để
hoàn thành tốt công việc quản trị. Kỹ năng ở các cấp quản trị khác nhau sẽ khác nhau. Ba
mục nhỏ tiếp theo trong mục lớn này trình bày 3 loại nhóm kỹ năng thường được nhắc đến để
hoàn thành hiệu quả công việc quản trị và được trình bày vắn tắt như sau:
Kỹ năng nhận thức
Khả năng nhìn nhận tổ chức là một cấu trúc lớn bao gồm từng bộ phận nhỏ, người có khả
năng nhận thức phải phân tích được tương tác giữa các bộ phận và nhận định được ảnh hưởng
của vị trí và sự phù hợp trong vị trí của bộ phận đó ảnh hưởng như thế nào đến bức tranh tổng
thể về hoạt động của tổ chức. Kỹ năng nhận thức được vận dụng triệt để nhất ở cấp quản lý
thượng tầng.
Kỹ năng quan hệ con người
Khả năng mà một nhà quản trị có thể tác động lên người khác, qua đó thực hiện mục đích của
tổ chức. Có nhiều kỹ năng cụ thể để một nhà quản trị có thể thực hiện tốt để hình thành bộ kỹ
năng quan hệ con người. Trong thời kỳ nhiều thay đổi, kỹ năng quản trị ngày càng quan trọng
ở tất cả mọi cấp bậc quản lý trong tổ chức.
Kỹ năng chuyên môn
Khả năng sử dụng thành thạo kiến thức chuyên ngành và công cụ để hoàn thành mục tiêu của
tổ chức. Có nhiều kỹ năng cụ thể để một nhà quản trị thực hiện tốt và trang bị cho mình một
bộ kỹ năng chuyên môn đầy đủ. Kỹ năng chuyên môn được vận dụng triệt để nhất ở cấp quản
lý tác nghiệp.
Khi thất bại trong việc sử dụng các kỹ năng
Mục nhỏ này là một lưu ý cho toàn bộ nội dung của mục lớn. Vì việc tổng quát hoá các nhóm
kỹ năng thành ba nhóm kỹ năng chính sẽ bỏ qua một số trường hợp cực đoan và các biến số
thực tiễn.
Việc này càng nghiêm trọng khi nhà quản trị đang làm việc trong môi trường liên tục thay
đổi. Mục nhỏ này cũng trình bày một số nguyên nhân gây ra sự thất bại của nhà quản trị, cụ
thể hoá lập luận trên và đưa ra ví dụ cụ thể giúp nhà quản trị có thể phát triển kỹ năng một
cách tổng quát và phù hợp với thực tiễn nơi mình làm việc hơn.
Phân loại nhà quản trị
Mục lớn này nghiên cứu đối tượng chủ thể thực hiện công tác quản trị - con người. Trình bày
cách sắp xếp nhà quản trị chiều ngang và chiều dọc và đưa ra các đặc điểm và ảnh hưởng của
các đặc điểm đó lên hiệu quả của công tác quản trị và hoạt động của tổ chức.
Phân loại nhà quản trị theo chiều dọc
Mục nhỏ này trình bày hệ thống cấp bậc quản trị trong hệ thống của một tổ chức. Trên thực
tiễn quản trị ở Việt Nam, đa phần các công ty chỉ tồn tại các nhà quản trị cấp cao và cấp cơ
sở.
Phân loại nhà quản trị theo chiều ngang
Đưa ra cách phân loại nhà quản trị theo chức năng, nhiệm vụ (theo chiều ngang), song song
với cách phân loại được trình bày ở mục nhỏ trước là phân loại theo mệnh lệnh, cấp bậc. Cả
hai cách phân loại này đều quan trọng như nhau và được sử dụng cho những mục đích khác
nhau.
Những đặc trưng của một nhà quản trị
Mục lớn này trang bị cho người học những nhận thức cơ bản về công việc thực tế trong quản
trị. Kiến thức về quản trị là gì sẽ giúp hình thành các chuẩn mực mà một nhà quản trị (tương
lai) cần phấn đấu để hoàn thành tốt công việc quản trị. Nhưng việc hiện thực hoá các chuẩn
mực trong lý thuyết phải được sự dẫn dắt của thực tế.
Tiến hành một sự nhảy vọt: Những bước ban đầu khi trở thành một nhà quản trị
5
Mục nhỏ này cho ta thấy yêu cầu về sự chuyển đổi nhận thức của một người khi đi từ vị trí
làm việc một mình sang công việc quản lý. Việc thực hiện tốt bước nhận thức này là bài học
vỡ lòng cho mọi nhà quản trị.
Các hoạt động của nhà quản trị
Mục nhỏ này trình bày những mẩu câu chuyện đơn lẻ, thông qua những mẩu chuyện này tác
giả nêu một số vấn đề liên quan đến việc phát triển kỹ năng quản lý thời gian và sắp xếp công
việc của các nhà quản lý.
- Sự phiêu lưu khi thực hiện đa nhiệm vụ
- Cuộc sống theo vòng xoáy của tốc độ
- Nhà quản trị tìm kiếm thời giản ở đâu
Kỹ năng quản lý thời gian là một kỹ năng quan trọng mà mỗi nhà quản trị phải trang bị cho
mình tiếp theo sau kỹ năng nhận thức.
Vai trò của nhà quản trị
Mục nhỏ này định nghĩa một số chuẩn mực về hành vi của nhà quản trị, sau khi đã tiếp thu và
trang bị các kiến thức, kỹ năng liên quan ở hai mục trên. Đây là những gì một nhà quản trị
thành thạo trong công việc của mình được kỳ vọng là sẽ hoàn thành tốt.
- Nhóm vai trò thông tin: người quản trị tìm kiếm, đưa thông tin đến cho các bên liên
quan nội bộ và phát ngôn phù hợp ra cho các bên liên quan bên ngoài
- Nhóm vai trò tương tác cá nhân: người quản trị là nhân vật biểu tượng, là người lãnh
đạo và liên kết tập thể phục vụ cho môi trường giữa người với người trong tổ chức
- Nhóm vai trò ra quyết định: người quản trị là người khởi động các chương trình kinh
doanh hay sáng tạo, xử lý các xung đột, điều phối các nguồn lực và đàm phán với các
bên liên quan.
Quản trị các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức phi lợi nhuận
Đây là một trường hợp đặc biệt trong việc quản trị. Mục lớn này so sánh thực tế quản trị giữa
các doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức phi lợi nhuận với thực tế quản trị ở các công ty lớn có
đủ nguồn lực và tổ chức bài bản.
Năng lực quản trị hiện đại
Mục nhỏ này trình bày hai cách tiếp cận về quản trị truyền thống và hiện đại tương ứng với
việc quản trị trong hai môi trường khác nhau là môi trường ít thay đổi và nhiều thay đổi. Đặt
ra một số lưu ý cho vai trò của nhà quản trị được nêu ở phần trên và xác định hướng đi phù
hợp với lời mở đầu của Chương 1.
6
Chương 2: Sự phát triển và hình thành các tư tưởng
quản trị
Bạn là nhà quản trị theo phong cách cũ hay mới
Đây là bài tập được tác giả đưa ra để đánh giá nhận thức của người học về chủ đề được bàn
trong chương này. Từ đó xác định nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu cho tất cả các đối tượng
liên quan nhằm làm cho việ tiếp thu kiến thức được hiệu quả hơn.
Quản trị và tổ chức
Mục lớn này trình bày và làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời của các lý thuyết quản trị
học, trong đó có các yếu tố kinh tế, chính trị xã hội. Ngoài ra, mục này còn đưa ra khái niệm
về sự tương quan giữa lý thuyết và thực tiễn quản trị và nêu lên tính quan trọng của vấn đề
này trong việc phát triển lý thuyết quản trị và ứng dụng thực tiễn.
Quan điểm cổ điển
Mục lớn này giới thiệu và nghiên bộ quan điểm quản trị học cổ điển bao gồm: Quản trị theo
khoa học, Tổ chức quan liêu và đưa ra một lưu ý ở mục nhỏ Các nguyên tắc quản trị bổ sung
cho việc ứng dụng các học thuyết trên vào thực tiễn quản trị
Quản trị theo khoa học
Mục nhỏ này trình bày lịch sử phát triển của tư tưởng quản trị theo khoa học cùng với các
yếu tố ngoại sinh tác động lên việc hình thành các tư tưởng đó, tóm tắt các đặc trưng của
những tư tưởng quản trị theo khoa học cũng như nêu ra đóng góp của các tư tưởng trên đến
thực tiễn quản trị và nêu ra các thiếu sót của chúng.
Tổ chức quan liêu
Mục nhỏ này trình bày lịch sử hình thành và các yếu tố ngoại sinh tác động lên việc hình
thành tư tưởng quản trị theo kiểu tổ chức quan liêu cùng với các đặc điểm ưu và nhược của
nó. Trình bày sự quan liêu tồn tại trong các tổ chức thời xưa và thời nay và nêu lên ảnh hưởng
của sự quan liêu đến công việc và sự vận hành của tổ chức.
Các nguyên tắc quản trị
Mục nhỏ này đưa ra một số lưu ý, hình thành các chuẩn mực cho việc áp dụng hai nguyên tắc
Quản trị theo Khoa học và Tổ chức quan liêu trong thực tiễn quản trị.
Quan điểm về con người
Mục lớn này khái quát và làm rõ một cách tiếp cận mà trong đó con người được quan tâm
hơn. Phân tích ảnh hưởng của hệ tư tưởng này đến hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở bổ
sung cho khuyết điểm của quan điểm cổ điển về quản trị.
Những người khởi xướng ban đầu
Trình bày lịch sử phát triển của quan điểm về con người thông qua các nghiên cứu của Follett
và Banard, bàn về sự trao quyền và lý thuyết về sự chấp nhận quyền lực trên cơ sở khắc phục
những nhược điểm mang tính áp đặt của cách tiếp cận quản trị cổ điển.
Trào lưu về mối quan hệ con người
Trình bày lịch sử phát triển của các lý thuyết về mối quan hệ con người và những sự kiện lịch
sử cụ thể ảnh hưởng đến sự phát triển đó thông qua các nghiên cứu Hawthorne về vấn đề
cách cư xử của quản lý với công nhân. Chứng minh được các nhược điểm áp đặt của quan
điểm cổ điển của quản trị và đưa ra giải pháp để khắc phục và bổ sung cho chúng để tạo sự
thuận lợi cho công tác quản trị trong tổ chức.
Quan điểm về nguồn nhân lực
7
Trình bày lịch sử phát triển của các lý thuyết về quan điểm về nguồn nhân lực và những yếu
tố ngoại sinh tác động đến sự phát triển đó. Thông qua các nghiên cứu của Maslow và Gregor
về sự thoả mãn nhu cầu và lý thuyết X và Y là sự bổ sung cho quan điểm về xu hướng hành
vi của công nhân. Các lý thuyết này phát triển mở rộng cho khối kiến thức của học thuyết về
quan điểm về con người của các tác giả đi trước, khi vận dụng được tính cá nhân của nhân
viên thay vì chỉ cho rằng nhân viên có xu hướng tự nhiên là tránh né công việc và chống đối
mệnh lệnh.
Cách tiếp cận khoa học hành vi
Trình bày hướng tiếp cận hiện đại của quan điểm quan hệ con người, trong đó vận dụng các
phương pháp tâm lý và hành vi khoa học để đúc kết ra các lý thuyết quản trị. Cách tiếp cận
theo khoa học hành vi làm rõ cách ứng dụng của hai quan điểm về Trào lưu mối quan hệ con
người và Quan điểm về nguồn nhân lực, và cũng là phương pháp nghiên cứu chính được trình
bày trong giáo trình.
Khoa học quản trị
Trình bày lịch sử hình thành các chuyên môn nghiên cứu trong quản trị, là bước tiếp theo
phát triển quản trị học từ một hệ thống các tư tưởng thành một ngành khoa học bài bản.
Chứng minh rằng quản trị học là một môn khoa học.
Các khuynh hướng lịch sử gần đây
Giới thiệu các hướng đi đã được chứng minh trong những thời kỳ gần đây bao gồm: Tư duy
hệ thống, Quan điểm tình huống và Quản trị chất lượng toàn diện. Các lý thuyết này ra đời để
bổ sung cho việc áp dụng các lý thuyết cổ điển và quan điểm con người vào trong thực tiễn
quản trị.
Tư duy hệ thống
Tư duy hệ thống cho rằng các phần của một tổ chức đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và
việc tác động đến một hay nhiều bộ phận sẽ gây ra hậu quả ở một hoặc nhiều bộ phận khác.
Đây là sự tiếp nối và phát triển mở rộng của quan điểm về tổ chức quan liêu, khi nhân viên đã
được tổ chức chặt chẽ và hiệu suất đã được gia tăng sẽ biến tổ chức thành một hệ thống thành
nhiều thành phần nhỏ tương tác qua lại với nhau. Mục nhỏ này còn bàn đến ảnh hưởng quan
trọng của nhận thức về tư duy hệ thống trong việc ra các quyết định phục vụ cho việc điều
hành tổ chức.
Quan điểm tình huống
Là một cách tiếp cận mang tính cụ thể được ra đời để phù hợp với môi trường thay đổi liên
tục, thay cho quan điểm phổ quát đã lỗi thời. Quan điểm tình huống nhấn mạnh về cách vận
dụng các lý thuyết quản trị vào trong từng tình huống riêng lẻ và cho rằng mỗi tình huống
phải được quan điểm là đặc biệt, chứ không có một công thức tối ưu cho mọi vấn đề. Chứng
minh rằng, trong môi trường nhiều biến động thời nay, không chỉ lý thuyết quản trị thay đổi
mà chính tư duy áp dụng lý thuyết quản trị cũng phải thay đổi.
Quản trị chất lượng toàn diện
Là mở rộng và phối hợp ứng dụng của quan điểm quản trị theo khoa học và quan điểm về con
người. Quản trị theo khoa học nhấn mạnh việc làm xong và làm đúng việc, để tạo ra sản
phẩm đạt các tiêu chuẩn của thị trường. Quan điểm về con người nhấn mạnh sự quan trọng
của khía cạnh con người, trong đó gồm sự cư xử giữa cấp trên với cấp dưới, điều kiện làm
việc, quan điểm về nhân sự để giúp tổ chức đạt được mục tiêu về sản xuất sản phẩm chất
lượng.
Tư duy quản trị đổi mới trong thế giới hiện đại
Giới thiệu những vận động hiện hữu trong thực tiễn quản trị, mà trên cơ sở của chúng, những
lý thuyết quản trị mới sẽ ra đời. Thừa nhận tính phổ biến và lâu dài của một số công cụ quản
trị mới, nhưng cũng chấp nhận rằng một số công cụ khác cũng mang tính ngắn hạn theo xu
hướng.
Các công cụ quản trị hiện đại
8
Mục nhỏ này giới thiệu cho người học một số công cụ quản trị hiện đại, các nền tảng quản trị
mới sử dụng các công cụ thông tin của thời hiện đại để vận hành; chứng minh rằng các công
cụ này mang tính then chốt cho việc làm ăn của các doanh nghiệp trên.
Quản trị nơi làm việc định hướng theo công nghệ
Mục nhỏ này mở rộng cho mục nhỏ ở trên, phân tích cụ thể hơn việc ứng dụng các công cụ
thông tin hay các công nghệ/học thuyết quản trị mới vào việc quản trị.
- Các chương trình truyền thông xã hội (nói cách khác: sử dụng mạng xã hội): bàn về
thực tế sử dụng mạng xã hội trong công tác quản trị với tư cách là nguồn thông tin,
kênh hiện diện, môi trường hoạt động và chứng minh rằng mạng xã hội có ảnh hưởng
đến thực tiễn quản trị một cách lâu dài.
- Quản trị mối quan hệ khách hàng: giới thiệu một công cụ mới trong việc ứng dụng hệ
thống thông tin chứng minh cho sự ứng dụng rộng rãi và ảnh hưởng quan trọng của
việc ứng dụng hệ thống thông tin vào việc quản trị môi trường bên ngoài của doanh
nghiệp.
- Quản trị chuỗi cung ứng: chứng minh sự mở rộng trong ứng dụng hệ thống thông tin
cho việc quản trị những vấn đề xảy ra trong môi trường nội bộ của tổ chức.
9
Chương 3: Văn hoá công ty và môi trường
Bạn có thích ứng với sự bất ổn trong quản trị?
Mục này trình bày một bài kiểm tra để đánh giá được nhận thức của người học về vấn đề
được bàn luận trong chương. Từ đó xác định được nhu cầu nghiên cứu để việc tiếp thu kiến
thức được hiệu quả.
Môi trường bên ngoài
Đưa ra khái niệm về môi trường bên ngoài, phân loại môi trường bên ngoài thành hai loại
môi trường tổng quát và môi trường công việc. Phân tích ảnh hưởng của các môi trường cũng
như các yếu tố của môi trường lên việc điều hành tổ chức.
Môi trường tổng quát
Môi trường tổng quá nói tới các khía cạnh vĩ mô chi phối hoạt động của doanh nghiệp, gồm
các yếu tố sau:
Bối cảnh quốc tế: tác giả mượn lời của Thomas Friedman, nêu rằng trong thời đại ngày nay,
biên giới địa chính trị trong quản trị không còn có vai trò ngăn cách các xã hội với nhau như
xưa nữa, mà mạng internet cùng các công cụ thông tin của nó đã làm cho các xã hội xích lại
gần nhau hơn (tính ‘phẳng’ của thế giới trong thời thông tin). Chứng minh rằng bối cảnh quốc
tế thay đổi liên tục, dễ tiếp cận hơn và đang ảnh hưởng đến doanh nghiệp mạnh mẽ hơn bao
giờ hết cũng như theo những cách chưa từng có. Đặt ra vấn đề về nhận thức của nhà quản trị
về loại môi trường quốc tế mới này để làm tròn vai trò thu thập thông tin, phòng ngừa rủi ro
và nắm bắt cơ hội.
Bối cảnh văn hoá xã hội: nêu lên khái niệm về bối cảnh văn hoá xã hội và những yếu tố của
nó đang chi phối hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh một số khuynh
hướng văn hoá mới. Đặt ra yêu cầu nắm bắt cho nhà quản trị và phân tích ảnh hưởng có lợi
của việc nắm bắt các yếu tố này lên việc điều hành tổ chức.
Bối cảnh kinh tế: đưa ra khái niệm về bối cảnh kinh tế, nhấn mạnh việc xây dựng bức tranh
tổng quát, kết nối giữa bối cảnh kinh tế với bối cảnh quốc tế để một tổ chức có thể vận hành
trong môi trường toàn cầu.
Bối cảnh chính trị và luật pháp: trình bày khái niệm về bối cảnh chính trị, một số hình thức,
cho rằng chính trị và luật pháp là bối cảnh mà một số tổ chức có thể tác động và điều chỉnh
được. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố chính trị và luật pháp lên hoạt động của một tổ
chức.
Bối cảnh tự nhiên: chứng minh mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa sự phát triển kinh tế và nạn tàn
phá thiên nhiên. Nêu lên tính đặc thù của môi trường tự nhiên rằng nó không tự phản ánh tác
động của con người lên nó theo cách các thực thể khác có thể làm được, mà chỉ có thể thông
qua các tổ chức hoạt động môi trường hay các chính sách của chính phủ.
Môi trường công việc
Nêu các yếu tố của môi trường công việc nằm ở bên ngoài tổ chức và phân tích ảnh hưởng
của các yếu tố này lên hoạt động của doanh nghiệp
Khách hàng: nêu lên định nghĩa khách hàng, chứng minh sự quan trọng của đối tượng này
trong việc vận hành tổ chức và gợi ý một số vấn đề mà nhà quản trị có thể nắm bắt để tác
động lên các đối tượng trên.
Đối thủ cạnh tranh: nêu lên định nghĩa và các yếu tố tạo nên thực thể đối thủ cạnh tranh. Phân
tích mối quan hệ giữa đối thủ cạnh tranh và việc vận hành tổ chức và tính tích cực của việc
tồn tại đối thủ cạnh tranh lên việc phát triển ngành nghề, thị trường.
10
Các nhà cung cấp: nêu lên khái niệm về các nhà cung cấp và chứng minh sự quan trọng của
nhà cung cấp trong hoạt động của doanh nghiệp. Nêu lên tính tình huống của việc vận dụng
các mô hình cung ứng trong hoạt động quản trị.
Thị trường lao động: Nêu lên khái niệm và các yếu tố cấu tạo nên thị trường lao động và phân
tích ảnh hưởng của chúng lên việc vận hành doanh nghiệp. Sự thay đổi ở các môi trường tổng
quát khác ảnh hưởng nhiều lên thị trường lao động. Phát biểu rằng: việc một tổ chức vận
dụng tốt các yếu tố của thị trường lao động vào hoạt động sản xuất – kinh doanh có thể tạo
nên lợi thế cạnh tranh.
Mối quan hệ giữa tổ chức và môi trường
Giải thích nguyên nhân cho mối bận tâm của nhà quản trị đối với môi trường bên ngoài. Là lý
do để người học nghiên cứu và nắm bắt sâu về mục lớn Môi trường bên ngoài.
Sự bất trắc của môi trường
Mục nhỏ này nêu và chứng minh rằng: môi trường mang tính bất ổn và trong xã hội ngày
nay, nhà quản trị phải có nhận thức đúng đắn về sự bất ổn và phải có kế hoạch cho một sự
thích nghi phù hợp với môi trường luôn thay đổi.
Thích ứng với môi trường
Sau khi giới thiệu về sự bất ổn cao và thay đổi liên tục của môi trường bên ngoài, tác giả giới
thiệu một số phương pháp để nhà quản trị có thể vận dụng vào thực tiễn quản trị để thích ứng
tốt hơn với các vấn đề được nêu trên.
Vai trò kết nối xuyên rảnh giới: nêu lên sự ưu việt của những hoạt động vượt ra khỏi ranh giới
của tổ chức để phần nào điều chỉnh ảnh hưởng của môi trường bên ngoài theo ý chí của nhà
quản trị tổ chức.
Hợp tác liên tổ chức: bàn về ảnh hưởng của việc thay đổi liên tục của môi trường là lý do cho
việc các tổ chức liên kết lại với nhau, kéo theo đó là sự định nghĩa lại của nhiều vấn đề then
chốt trong quan điểm hoạt động của các doanh nghiệp, từ hoạt động mang tính đối kháng cho
đến hoạt động mang tính hợp tác.
Sát nhập và liên doanh: là sự phát triển của việc hợp tác liên tổ chức, xảy ra khi các tổ chức
sáp nhập lại hay tạo ra những liên doanh để cùng nhau phần nào chi phối lại ảnh hưởng của
môi trường lên tổ chức theo ý chí của nhà quản trị.
Môi trường nội bộ: văn hoá tổ chức
Mục lớn này nêu lên khái niệm văn hoá và một số yếu tố có thể tác động lên văn hoá của một
tổ chức. Văn hoá là cách mà con người trong tổ chức thích nghi với sự biến động của môi
trường. Nêu lên yêu cầu nhận thức về văn hoá của nhà quản trị. Phân loại văn hoá thành yếu
tố bề mặt và yếu tố giá trị và niềm tin. Một số hình thái văn hoá nội bộ mang tính hình thức
được nêu ra bao gồm:
Các biểu tượng
Chứng minh rằng, hành động mang tính biểu tượng dù nhỏ hay lớn đều có sức mạnh lan toả
giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu của nó.
Các câu chuyện
Các câu chuyện cũng là một hình thức biểu tượng, truyền đạt cách mà các cá nhân hay tập thể
biểu tưởng trong tổ chức đối phó với những thách thức đã diễn ra trong quá khứ.
Những anh hùng
Những anh hùng trong tổ chức chứng minh cho nét đặc thù về môi trường hoạt động của tổ
chức, là một hình mẫu biểu tượng khác để lan toả văn hoá ra cho nhân viên.
Các thông điệp
Các thông điệp được công ty đưa ra để lan toả giá trị cốt lõi của công ty đến từng nhân viên.
Các nghi lễ
Các nghi lễ là các hoạt động mang tính biểu tượng để tạo dấu ấn về cảm xúc cho các bên hữu
quan, là một cách để thể hiện giá trị cốt lõi của công ty.
Các loại hình văn hoá
11
Mục lớn này bổ sung cho nội dung của mục lớn trước đó, nêu ra các loại hình văn hoá đang
tồn tại và phân tích ảnh hưởng của chúng lên hoạt động của tổ chức. Chứng minh rằng trong
các môi trường bên ngoài và ý chí bên trong của tổ chức khác nhau, sẽ hình thành các loại
hình văn hoá khác nhau.
Văn hoá định hướng vào sự thích ứng
Văn hoá định hướng thích ứng là sự kết tinh của môi trường linh hoạt. Hành vi của các công
ty này thay đổi liên tục dựa theo các tín hiệu của thị trường.Một số ngành đặc thù đòi hỏi các
doanh nghiệp tham gia phải hoạt động theo văn hoá này.
Văn hoá định hướng vào thành tựu
Văn hoá tập trung vào phát triển tập trung vào một số đối tượng để cắt giảm chi phí. Các
doanh nghiệp ổn định nhưng phục vụ khách hàng nhiều sẽ xuất hiện loại hình văn hoá này.
Văn hoá định hướng vào sự tận tuỵ
Loại hình văn hoá này được phát triển ở những nơi lấy con người tài sản trong phát triển
trong môi trường nhiều thay đổi. Tập trung tạo ra những điều kiện thoả mãn nhu cầu của
nhân viên để giữ ổn định tổ chức.
Văn hoá định hướng vào sự ổn định
Văn hoá định hưởng ổn định đề cao sự kỷ luật và việc tuân thủ các quy định, kế hoạch được
đề ra.
Thừa nhận tính tình huống của thực tiễn quản trị, thường không có bất kỳ tổ chức nào sở hữu
hoàn toàn các đặc điểm của một loại văn hoá mà sẽ có từ một hoặc hai loại văn hoá chủ đạo
và các thuộc tính đến từ các loại văn hoá khác, hoặc không có một loại văn hoá nào chủ đạo
cả. Văn hoá cũng thay đổi theo vận động của môi trường mà công ty đó hoạt động.
Định hình văn hoá công ty để đáp ứng sự đổi mới
Mục lớn này nêu ra một số phương pháp mà nhà quản trị có thể sử dụng để tác động lên môi
trường nội bộ, cụ thể là văn hoá để chi phối các yếu tố của môi trường này theo ý chí của nhà
quản trị nhằm giúp tổ chức đạt được mục tiêu.
Quản trị nền văn hoá có năng suất cao
Văn hoá và kết quả kinh doanh, trong hiểu biết thông thường không có mối tương quan. Mục
nhỏ này chứng minh và đưa ra phương pháp vận dụng mối tương quan đó vào thực tiễn quản
trị. Cảnh báo rằng nhà quản trị không nên chỉ tập trung vào một trong hai mục tiều mà nên
cân bằng giữa cả hai mục tiêu thì mới đạt được kế hoạch và mục tiêu của tổ chức một cách
hiệu suất.
Lãnh đạo văn hoá
Đây là một lưu ý được tác giả đưa ra để bổ sung cho mục nhỏ trên, nhấn mạnh rằng chủ thể
trào lưu văn hoá trong một tổ chức là con người, và quan trọng nhất là nhà quản trị mang vai
trò khởi xướng và lãnh đạo những trào lưu văn hoá đó.
12
Chương 5: Đạo đức và trách nhiệm xã hội
Bạn sẽ trở thành nhà quản trị dũng cảm?
Mục lớn này trình bày một bài tập chấm điểm để đánh giá nhận thức của người học về vấn đề
được bàn đến trong chương, qua đó, xác định nhu cầu nghiên cứu của người học để đảm bảo
việc học đúng và hiệu quả.
Đạo đức quản trị là gì?
Mục nhỏ này định nghĩa về đạo đức. Làm rõ rằng: giá trị ngoại sinh điều chỉnh hành vi con
người xuất hiện ở những hình thái với mức độ kiểm soát cao/thấp khác nhau. Chứng minh
được rằng: dù đạo đức có định nghĩa rõ ràng, nhưng việc xác định như thế nào là đạo đức
trong thực tiễn rất khó khăn. Ở mỗi tổ chức hay cá nhân khác nhau, nhận thức về đạo đức
cũng khác nhau. Nhà quản trị cần áp dụng tính tình huống và thừa nhận sự điều chỉnh hành
động của đạo đức để đánh giá sự việc.
Quản trị có đạo đức trong thời đại hiện nay
Mục lớn này là mở rộng cho nội dung của mục lớn trước, nêu lên thực tế về các hoạt động
thiếu đạo đức của các nhà quản trị thuộc các tổ chức lớn trong xã hội. Chỉ ra rằng: chủ thể tạo
nên nhận thức về đạo đức của cả một tổ chức là nhà quản trị. Yếu tố đạo đức trong một tổ
chức ảnh hưởng lên tất cả các bên hữu quan của tổ chức đó.
Những vấn đề lưỡng nan đạo đức: bạn sẽ làm gì?
Đây là một mở rộng mang tính áp dụng cho lý thuyết đạo đức được trình bày ở trên, chỉ ra sự
khác nhau giữa việc thực hành các tiêu chuẩn đạo đức trong lý thuyết và thực tế quản trị.
Chứng minh rằng: vấn đề đạo đức trong thực tiễn quản trị thường xuất hiện dưới dạng các
tình huống ‘tiến thoái lưỡng nan’. Chứng minh rằng: thực tiễn quản trị mang tính nghệ thuật
và tình huống.
Các tiêu chuẩn ra quyết định đạo đức
Các vấn đề đạo đức nhà quản trị phải đối mặt thường là mâu thuẫn giữa lợi ích của cá nhân
và tập thể, hay giữa một tập thể với toàn xã hội. Mục nhỏ này xây dựng tiêu chuẩn để định
nghĩa như thế nào là một quyết định mang tính đạo đức. Có bốn loại tiêu chuẩn mang tính
cực đoan gồm: Quan điểm vị lợi, Quan điểm vị kỷ, Quan điểm các quyền đạo đức, Quan
điểm công bằng. Tiêu chuẩn cuối cùng – Quan điểm thực dụng, trình bày cách mà nhà quản
trị có thể ứng dụng 4 quan điểm cực đoan trên vào thực tế quản trị.
Nhà quản trị và các lựa chọn đạo đức
Mục lớn này bổ sung cho ý kiến ở phần lý thuyết khái niệm về đạo đức. Cho rằng: ở mỗi cá
nhân khác nhau, nhận thức về giá trị đạo đức và cách ra quyết định sẽ khác nhau. Đưa ra lý
thuyết về phát triển đạo đức, chia việc phát triển đạo đức thành ba giai đoạn. Chứng minh
quan điểm: đạo đức là kết tinh của môi trường hoạt động của cá nhân. Các giá trị đạo đức có
thể được rèn luyện và thay đổi. Phần lớn các nhà quản trị sống và làm việc ở giai đoạn 2.
Trách nhiệm xã hội của công ty là gì?
Nêu ra khái niệm về trách nhiệm xã hội của công ty (CSR). Chứng minh rằng trách nhiệm xã
hội có nhiều điểm tương đồng với đạo đức và kế thừa những đặc tính: khó định nghĩa, nặng
tính đặc trưng theo tình huống.
Các đối tượng hữu quan của tổ chức
Mục nhỏ này giới thiệu yếu tố chính làm nên sự phức tạp của việc định nghĩa trách nhiệm xã
hội. Các đối tượng hữu quan có những lợi ích khác nhau và chi phối trực tiếp hay gián tiếp
lên hoạt động của tổ chức.
Phong trào xanh
13
Giới thiệu một đối tượng hữu quan quan trọng, ví dụ cho sự phức tạp của việc giải quyết lợi
ích của các đối tượng hữu quan.
Sự bền vững và ba tiêu chuẩn cốt yếu
Mục nhỏ này giới thiệu một cách vận dụng CSR vào trong hoạt động của công ty, hướng đến
phát triển hài hoà giữa 3 nhóm lợi ích chính là con người, hành tinh và lợi nhuận.
Đánh giá trách nhiệm xã hội của một công ty
Mục lớn này giới thiệu cho người học: như thế nào là một công ty có trách nhiệm xã hội.
Phân chia các loại trách nhiệm, tương ứng với nhu cầu của các bên hữu quan. Các tổ chức
khác nhau sẽ đang giải quyết những trách nhiệm khác nhau. Tổ chức càng phát triển, những
trách nhiệm phải gánh vác càng cao và toàn diện.
Quản trị đạo đức công ty và trách nhiệm xã hội
Mục lớn này phân tích mối tương quan giữa hai khái niệm đạo đức công ty và trách nhiệm xã
hội. Giới thiệu cách vận dụng các khái niệm lý thuyết đã được giới thiệu vào thực tiễn quản
trị.
Bộ quy tắc đạo đức
Mục nhỏ này giới thiệu cách tiếp cận đầu tiên được các tổ chức vận dụng trong thực tiễn
quản trị. Bộ quy tắc đạo đức văn bản hoá những chừng mực ứng xử. Bộ quy tắc đạo đức chỉ
mang tính công cụ, không đảm bảo tính hiệu quả của việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức;
mà dựa vào chủ thể thi hành và các quy luật hành vi để đạt được những giá trị được cho là
đạo đức.
Cấu trúc đạo đức
Mục nhỏ này trình bày cách thức để đạt được những giá trị mà mục nhỏ trước nêu ra. Cấu
trúc đạo đức bao gồm các bộ quy tắc đạo đức của tổ chức. Để đạt được hiệu quả về việc thực
hiện các giá trị đạo đức, tổ chức cần thực hiện giám sát chặt chẽ việc thực hiện những gì được
cho là có đạo đức ở công ty.
Hoạt động thổi còi
Mục nhỏ này chỉ ra nhược điểm của hai mục nhỏ trước. Việc thực hiện Bộ quy tắc đạo đức và
Cấu trúc đạo đức phụ thuộc nhiều vào nhân viên và nhà quản trị, những đối tượng rất dễ bị
chi phối bởi tâm lý đám đông. Việc thực hiện hoạt động phản ánh độc lập rất cần thiết để nhà
quản trị cũng như các bên hữu quan có cái nhìn thực tế hơn về tình hình thực hiện và theo
đuổi các giá trị đạo đức trong công ty.
Các tình huống kinh doanh về đạo đức và trách nhiệm xã hội
Mục lớn này bàn về một luận đề để các nhà quản trị (tương lai) ứng dụng vào việc hoạch định
các yếu tố chiến lược có liên quan đến đạo đức sau này. Chứng minh rằng: lợi nhuận và việc
tuân thủ các CSR có mối tương quan tỷ lệ thuận, và một hành động mang ý nghĩa đạo đức,
trong ngắn hạn có thể không đem lại lợi nhuận; nhưng sẽ đem lại những lợi ích tài chính và
phi tài chính trong dài hạn.
14
Download