Uploaded by Thi Yến

Bài 08- Thiên Chúa- Đấng Sáng Tạo GIÁO PHẬN MỸ

advertisement
Bài 08: Thiên Chúa: Ðấng Sáng
Tạo
GIÁO LÝ CÔNG GIÁO
LỚN LÊN TRONG ÐỜI SỐNG ÐỨC TIN CỘNG ÐOÀN
1. Mở đầu: (Khởi từ kinh nghiệm sống đức tin)
2. Trình bày nội dung giáo lý: (Gặp gỡ giữa kinh nghiệm và Ðức Tin
của cộng đoàn)
3. Một điểm thực hành: (Sống một kinh nghiệm mới với Ðức Tin cộng
đoàn)
4. Cầu nguyện kết: (Cử hành Niềm Tin)
Bài 08: THIÊN CHÚA: ÐẤNG SÁNG TẠO
GLHTCG: 268-301.325-354; BTY: 50-58
"Từ ban đầu Thiên Chúa sáng tạo trời và đất" (St 1,1).
1. Mở Ðầu
Ä Phút thánh hóa
:
- Làm dấu: Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen
- Hát kinh: Xin Ngôi Ba Thiên Chúa hoặc cầu xin Chúa Thánh Thần
Ä Giới thiệu chủ đề - nội dung bài giáo lý – những vấn đề cần giải
quyết
Ôn bài cũ : Các em đã học biết Thiên Chúa Ba Ngôi là mẫu mực cho
cách sống để chúng ta đạt được hạnh phúc và an hòa. Ngài liên kết
chúng ta trong tình yêu của Ngài, Ngài ban ơn và giúp chúng ta sống
làm con của Chúa để phát triển xã hội và gia đình trong sự thánh
thiện và công bằng.
Giới thiệu chủ đề : Thiên Chúa ban ơn từ đời đời khi Ngài sáng tạo vũ
trụ này như chiếc nôi để chúng ta sinh sống. Thế nhưng sự tồn tại
của vũ trụ là vấn đề mà mọi thời chúng ta không ngừng tìm hiểu,
mong có một câu trả lời thấu đáo về nguồn gốc và cùng đích của
chúng. Chúng xuất xứ từ đâu? Ai đã tạo dựng nên? Cùng đích của
chúng là gì? Trong sự tìm hiểu đó, dường như chưa thể đưa ra một
phán quyết dứt khoát, bởi tất cả là mầu nhiệm. Trước những câu hỏi
đó, niềm tin Kitô giáo trả lời như thế nào?
Câu chuyện minh họa : Không tin Ðức Chúa Trời dựng nên vũ trụ
I-sa-ac New-ton, một nhà khoa học vi tích phân, cũng là người khám
phá ra định luật vạn vật hấp dẫn. Ông có người bạn theo chủ nghĩa
hoài nghi không tin có Thiên Chúa. New-ton là người có niềm tin nơi
Chúa. Ông luôn tìm dịp nói cho bạn mình biết Chúa, nhưng người
này vẫn giữ lập trường của mình.
Một hôm, New-ton có ý nghĩ vẽ kiểu và nhờ một chuyên viên kỹ
thuật làm một mô hình thái dương hệ thu hẹp, rồi đặt trong văn
phòng của mình. Khi người bạn bước vào nhìn thấy mô hình ấy, liền
trầm trồ khen ngợi và hỏi New-ton:
:
- Ai đã làm ra mô hình thái dương hệ? New-ton trả lời:
- Không có ai làm ra cả, nó tự nhiên mà có như thế. Người bạn lấy
làm lạ về câu trả lời của New-ton, đoạn đi qua đi lại xem xét từng cấu
tạo của mô hình rồi nói:
- Tôi muốn biết ai là người chế tạo ra nó? New-ton cũng trả lời như
lần đầu khiến người bạn nổi nóng.
- Đến đây, New-ton ôn tồn nói “bạn ơi, đây chỉ là mô hình thái dương
hệ giả, mà bạn không chịu nhận là không có ai làm nên. Nhưng tại
sao thái dương hệ thật chúng ta đang sống vô cùng lớn lao, kỳ diệu
mà bạn nói không có ai tạo dựng cả!” Câu nói của Newton khiến bạn
mình suy nghĩ và sau đó người này đã trở lại tin nhận có Thiên Chúa.
Câu chuyện trên cho thấy, con người vô thần và người hoài nghi luôn
chỉ thấy cái trước mắt! cái mà họ có thể cầm được ở bàn tay và chỉ
chấp nhận những điều đó. Nhưng, những điều đằng sau cái thấy
trước mắt thì lại không thấy. Cái gì đã làm cho New-ton nghĩ ra và
làm ra mô hình thái dương hệ? Người vô thần nói là trí óc của ông! Và
khi hỏi cái gì tạo nên trí óc, họ nói các dây thần kinh! Và khi hỏi cái gì
tạo nên dây thần kinh thì họ cũng chỉ nói được là do các nguyên tố
vật chất trong dây thần kinh! Như vậy cuối cùng vật chất đã tạo ra
vật chất sao! Ngược lại người có đức tin sẽ thấy khác! New-ton đã
thấy chính một sức thiêng liêng làm nên một quy luật vô cùng lớn lao
và kỳ diệu trong vũ trụ. Sức thiêng đó thôi thúc con người tìm kiếm ra
các quy luật của sự sống trong vũ trụ và từ đó thúc giục con người
tin nhận phải có Ðấng làm chủ sự sống và sáng tạo nên những điều
kỳ diệu ấy. Không ai khác là Thiên Chúa.
:
Người vô thần và người hoài nghi đòi là nếu tất cả mọi thứ cần phải
có nguyên nhân tạo ra, thì Thiên Chúa cũng phải cần một nguyên
nhân tạo ra. Họ hỏi “Ai làm ra Thiên Chúa?” và họ lý luận rằng ai cũng
đều biết: không có gì đến từ chỗ không có. Vì vậy, nếu Thiên Chúa là
một điều gì đó, đàng sau Ngài phải có một nguyên nhân tạo ra, đúng
không? Câu hỏi này quỷ quyệt, nó lén giả bộ cho rằng Thiên Chúa
đến từ một nơi nào đó và sau đó yêu cầu có thể cho biết!
Thật ra, trả lời câu hỏi đó là vô ích, thậm chí vô nghĩa! Câu hỏi ấy
giống như hỏi "Mùi của màu xanh như thế nào?" Màu xanh không
thuộc loại của những thứ có mùi, do đó câu hỏi chính nó bị thiếu sót.
Trong cùng một cách, Thiên Chúa không thuộc loại những thứ được
tạo ra, hoặc có nguyên nhân tạo ra. Thiên Chúa là Ðấng không hề
được tạo ra và không thể ai sáng tạo ra Ngài. Thiên Chúa đơn giản là
sự hiện hữu.
Làm sao chúng ta biết điều này? Chúng ta biết từ Kinh Thánh, trong
khi dân Do Thái trong cảnh nô lệ như vô phương không biết được
ngày giải thoát. Chính Thiên Chúa đã đến, Thiên Chúa đã tự mạc
khải với Môsê: Ta là Đấng Hiện Hữu Ngài đã đến để giải thoát dân
(xem bài 01-02, 06)
Các em hãy cùng chia sẻ với nhau một ít cảm nhận về câu chuyện
qua các tư tưởng ở trên, hay cảm nhận được những sự vật do Thiên
Chúa dựng nên.
- Tóm lại nội dung chính: Thiên Chúa là Ðấng quyền phép và là
Ðấng sáng tạo trời đất muôn vật.
- Đưa ra những vấn đề cần giải quyết
1. Thiên Chúa quyền phép toàn năng nghĩa là gì? Ai đã tạo thành trời
đất muôn vật?
2. Ngài tạo thành trời đất với mục đích để làm gì? Ngài đã tạo thành
trời đất bằng cách nào và ra sao?
:
3. “Trời đất” được Thiên Chúa dựng nên bao gồm những gì? Các
Thiên Thần là ai? Các Ngài hoạt động trên đời sống từng người
chúng ta như thế nào?
4. Kinh Thánh dạy chúng ta về việc tạo dựng thế giới như thế nào?
2. Trình bày nội dung giáo lý
Ä Làm hiểu rõ nội dung đề bài
² Đặt vấn đề để làm sáng tỏ : “Ai tạo thành trời đất muôn vật? Đấng
toàn năng là sao?”
Khi các em nhìn trăng sao, tinh tú trên bầu trời hay đứng trước những
kỳ quan hùng vĩ mà sức lực và trí tuệ con người không thể làm nỗi:
Ðại dương, những ngọn núi… các em nghĩ gì?
? Đúc kết phần thảo luận của các em : Các em thử nghĩ: Những ngôi
sao mặt trời, mặt trăng có diện tích bằng hay lớn hơn trái đất chúng
ta; chúng lại di chuyển theo một quỹ đạo ổn định mà không va chạm
vào nhau. Như thế chắc chắn phải có một Ðấng quyền phép vượt trội
trên khả năng và trí tuệ của con người. Chỉ có Ðấng ấy mới có thể
sắp đặt và làm nên mọi sự. Ðấng ấy chính là Thiên Chúa quyền phép
toàn năng và là Ðấng tạo thành vũ trụ trời đất.
Chúng ta hiểu rõ hơn về Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng như thế
nào?
:
Trong xã hội cạnh tranh và hưởng thụ vật chất ngày hôm nay, ai có
năng lực và quyền hành thì được coi như là điều tốt đem lại xung túc
phú quý và là điều ước mơ. Ðể hiểu sự toàn năng của Thiên Chúa,
trước hết, cần phải loại bỏ tất cả những suy nghĩ về quyền lực đem lại
lợi ích như thế. Những điều này không có gì là thần linh hoặc thánh
thiêng gì cả. Và nếu có một Thiên Chúa như thế thì Ðấng ấy sẽ là một
nhà độc tài. Ai cho mình chiếm giữ một Thiên Chúa như vậy sẽ là kẻ
lợi dụng tôn giáo để chiếm đoạt!
Như vậy đâu là toàn năng của Thiên Chúa? Mẹ Têrêxa Calcutta
nói: “Toàn năng của Thiên Chúa là toàn năng của sự hiện diện”. Thiên
Chúa luôn hiện diện. Ngài lấp đầy tất cả. Ngài hiện diện không như
kiểu: “Ê! Tránh chỗ cho ta ngồi”, nhưng như François Varillon diễn tả:
Ngài đến gần, âm thầm, khiêm tốn, vô hình. Ngài là hồng ân, là sức
mạnh của hồng ân. Ngài là tình yêu tự do, tình yêu tự hiến. Ngài trao
ban tất cả. Thiên Chúa lấp đầy bằng cách tự hiến. Ðấng Toàn năng
cũng chính là Ðấng Toàn Ái. Trong mọi tạo vật Ngài dựng nên, Ngài
như biết mất hoàn toàn và như hiện hữu ở đó hoàn toàn.
Những người thương nhau, yêu nhau đều biết rõ sự hiện diện trong
vắng mặt này. Từ xa hàng ngàn cây số, tình yêu vẫn làm cho họ hiện
diện bên nhau. Cha mẹ yêu thương con cái luôn hướng về con cái. Dù
con cái có đi phương trời nào xa cách. Nơi con cái luôn có mặt và vóc
dáng của cha mẹ. Khi con cái tin yêu cha mẹ sẽ đáp trả tình yêu của
cha mẹ đã dành cho mình bằng việc sống cho những điều tốt đẹp
nhất.
Quyền năng của Thiên Chúa cũng thế, toàn năng của một Tình Yêu,
toàn năng của một hiện diện vô hình, khiêm tốn đến như biến mất vô
hình. Một sự toàn năng chỉ có thể hành động được qua sự đáp trả tự
do của người được yêu. Người Kitô hữu nói: “Vâng, tôi tin”, chính là lời
đáp trả ấy, chính đức tin gọi mời sự hiện diện thân tình và sáng tạo.
Như thế, kết hợp với Ðức Kitô bằng một đức tin mạnh mẽ, họ sẽ làm
cho tình yêu Thiên Chúa đến trong nhân loại và làm cho Ngài hiện
diện và toàn năng.
:
Ta thường nghĩ rằng Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu độ, Chúa
Thánh Thần thánh hóa, vì Kinh Tin Kính tuyên xưng như vậy. Thực
ra, toàn bộ kế hoạch của Thiên Chúa bao gồm sáng tạo, cứu độ và
thánh hóa, đều là công trình chung của cả Ba Ngôi, Thiên Chúa đã
sáng tạo “để làm vinh quang danh Ngài và tạo nên hạnh phúc cho
chúng ta” (TG 2)
² Đặt vấn đề để làm sáng tỏ : Thiên Chúa tạo thành trời đất làm gì?
tạo thành bằng cách nào và ra sao?
Trong gia đình, khi các em thấy ba mẹ lao động vất vả để lo lắng cho
các em có điều kiện ăn uống, học hành và mua sắm những vật dụng,
tiện nghi trong gia đình. Các em thử suy nghĩ ba mẹ làm vậy với mục
đích gì? Thiên Chúa còn hơn cả ba mẹ có phải Thiên Chúa tạo dựng
vì mục đích đó hay không? Ngài tạo dựng bằng cách nào?
? Đúc kết phần thảo luận của các em : Các em biết không? Khi ba
mẹ cố gắng lao động làm việc lo lắng cho các em được học hành,
được thoải mái trong cuộc sống với những tiện nghi sinh hoạt là vì ba
mẹ yêu thương các em và mong muốn các em được vui vẻ, hạnh
phúc. Cũng vậy Thiên Chúa còn hơn cả Ba mẹ Ngài tạo dựng trời đất
là vì tình yêu. Ngài muốn hiện diện để thông ban tình yêu của Ngài
cũng như tỏ lộ quyền năng và vinh quang của Ngài.
Về lý do và mục đích Thiên Chúa tạo dựng nên trời đất, Giáo Lý dạy
rằng: “Vũ trụ được dựng nên để tôn vinh Thiên Chúa, Ðấng đã muốn
biểu lộ và thông ban lòng nhân hậu, chân lý và vẻ đẹp của Ngài. Mục
đích tối hậu của việc tạo dựng là để Thiên Chúa, trong Ðức Kitô, “có
toàn quyền trên muôn loài” (1 Cr 15,28), vì vinh quang của Ngài và
hạnh phúc của chúng ta. “Vinh quang của Thiên Chúa là con người
sống và sự sống của con người là được nhìn thấy Thiên Chúa”
(Thánh Irênê).
Thánh Bonaventura giải thích, Thiên Chúa đã dựng nên tất cả mọi sự
“không phải để tăng thêm vinh hiển cho Ngài, mà là để chiếu tỏ vinh
hiển của Ngài cũng như để thông ban vinh hiển ấy”
:
Về phương tiện và cách thức Thiên Chúa tạo dựng nên trời đất, Giáo
Lý chủ trương và truyền dạy là Thiên Chúa đã dựng nên trời đất bằng
sự khôn ngoan và lòng yêu thương của Ngài và quan trọng hơn hết là
nhờ LỜI của Người, Lời tác động, Lời hữu hiệu, Lời sáng tạo, Thiên
Chúa khiến cái không trở thành có.
Lời của Chúa Cha là Lời siêu việt. "Thiên Chúa phán: hãy có ánh
sáng, liền có ánh sáng" (St 1,3).
Nhìn từ phía thụ tạo, có thể quan sát bước đi lên của thụ tạo: hư vô vật chất - sự sống - tinh thần. Ðó là hành trình đi lên của thụ tạo, đi
lên trong thế giới này. Nhìn từ phía thụ tạo, chúng ta an tâm theo
thuyết tiến hóa và không sợ những đắc thủ của khoa học. Trái lại,
chúng ta càng vui sướng khi hiểu biết thêm về khoa học, vì nhờ đó
chúng ta quan sát chu đáo hơn hành trình của thụ tạo.
Nhưng khi đặt câu hỏi “Ai kêu gọi thụ tạo đi lên từ không đến có?” thì
chúng ta không thể trả lời nếu chỉ nhìn từ phía thụ tạo, mà phải nhìn
lên Thiên Chúa, phải có cái nhìn đức tin.
² Đặt vấn đề để làm sáng tỏ : Thiên Chúa dựng nên những gì? Các
Thiên Thần là ai? Các Ngài hoạt động trên đời sống từng người
chúng ta như thế nào?
- Các em hãy đọc câu đầu tiên của Kinh Tin Kính: “Tôi tin kính một
Thiên Chúa là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất muôn vật hữu
hình và vô hình”.
- Hữu hình là gì? (Là có hình, mắt ta thấy được). Em nào hãy cho một
vài ví dụ về vật hữu hình? (Cây cối, sông ngòi, bầu trời, mặt trời, mặt
trăng, muông thú, con người…)
- Vô hình là gì? (Là không có hình, mắt ta không thấy được).
:
Loài vô hình là loài nào? (Loài vô hình cũng là loài do Chúa dựng nên,
là những tạo vật giới hạn như loài hữu hình chúng ta, có lý trí, ý chí
và không phải chết nhưng là loài thiêng liêng không có xác như loài
hữu hình nên mắt ta không thấy được).
- Em nào có thể nói tên của tạo vật vô hình này không? (Các thiên
thần).
- Chúa dựng nên các thiên thần để làm gì? (Để họ phụng sự Chúa và
giúp đỡ loài người).
- Các thiên thần là loài thiêng liêng mắt ta không thấy được, tại sao
ta lại biết có thiên thần?(Nhờ sách Kinh Thánh chúng ta biết có các
thiên thần. Có nhiều chỗ trong Kinh Thánh nói về các thiên Thần):
-Anh (Chị) hỏi nhỏ các em nha: Các thiên thần có cánh không?
(Không, vì họ là loài thiêng liêng, không có hình hài thể xác như ta).
Thế tại sao các hình vẽ của các thiên thần lại có cánh? (Khi vẽ các
thiên thần với đôi cánh, các họa sĩ muốn diễn tả thiên thần là loài
thiêng liêng cao cả, hằng ở bên cạnh Thiên Chúa, là trung gian, sứ
giả giữa Thiên Chúa và chúng ta. Các Ngài là những vị đi đi lại lại rất
nhanh giữa Thiên Chúa và con người, do đó các ngài được vẽ có đôi
cánh).
? Đúc kết phần thảo luận của các em: Trong Kinh Tin Kính các em
tuyên xưng "Thiên Chúa là Cha toàn năng, Ðấng tạo thành trời đất,
muôn vật hữu hình và vô hình": các em thấy:
Thế giới hữu hình là: Tất cả mọi tạo vật hữu hình đều do Thiên Chúa
sáng tạo, mỗi vật đều “có sự vững chãi, chân thực và tốt lành, cùng
với trật tự và những định luật riêng” (MV 36); mỗi vật đều phản ánh
một phần sự khôn ngoan và tốt lành của Thiên Chúa; không vật nào
có thể tự mãn, nhưng phải tùy thuộc lẫn nhau, để bổ túc và phục vụ
cho nhau; mỗi vật ở một cấp bậc khác nhau từ kém đến hoàn hảo
hơn, nhưng con người là chóp đỉnh của tạo thành, vì được tạo dựng
đặc biệt (x.St 1,26).
:
Thế giới vô hình: Gồm các vật thuần thiêng, không có thể xác, Kinh
Thánh gọi là thiên thần.
Trong đời thường, đôi khi chúng ta nhận được sự trợ giúp trực tiếp
hay gián tiếp của một cộng đồng hay cá nhân nhưng chúng ta không
biết hoặc chỉ biết sau một thời gian. Trong cuộc sống tâm linh cũng
thế, có những cá thể vô hình đã giúp đỡ chúng ta trong một số tình
huống. Các cá thể này có thể là các tổng lãnh thiên thần, các thiên
thần của Thiên Chúa. Sự giúp đỡ này không chỉ thuộc lãnh vực tâm
linh, mà còn thuộc lãnh vực trần thế.
Các thiên thần là ai? Trong Tân Ước chúng ta nhận biết các vai trò
của các thiên thần qua các đoạn văn này: • Chăm sóc loài người và
chiêm ngưỡng nhan Thiên Chúa (Mt 18,10).• Các thiên thần có đời
sống độc lập với nhục thể (Mt 22,30) • Các thiên thần tham gia điều
hành trong ngày cánh chung (Mt 13,39).• Chia sẻ niềm vui khi thấy
một người tội lỗi quay về (Lc 15,10).• Mang sứ điệp của Thiên Chúa
đến loài người (Lc 1,19).• Dẫn đưa linh hồn người công chính vào
chốn thiên cung (Lc 16,22) • Dâng lên Thiên Chúa lời kinh của các
thánh (Kh 5,8).
Rõ ràng, giữa con người và các thiên thần có mối dây liên lạc mật
thiết. Các ngài là công cụ mà Thiên Chúa tạo ra nhằm trợ giúp, cho
mỗi chúng ta trên con đường lữ hành ở trần thế, trước khi về quê Trời.
Các ngài được dựng nên để phục vụ suốt dòng lịch sử cứu độ: từ
việc đóng cửa Vườn Ðịa Ðàng (x. St 3,24) qua biến cố báo tin Chúa
Kitô xuống thế làm người (x. Lc 1,26) đến việc "phúc âm hóa muôn
dân" (x. Lc 2,10) sau cùng là tập họp muôn dân từ bốn phương lại để
Chúa Kitô phán xét chung (x. Mt 24,31). Trong thánh lễ, Hội thánh
hiệp với các thiên thần để ca tụng Thiên Chúa chí thánh. Và trong
cuộc sống "mỗi tín hữu đều có một thiên thần hộ mệnh để bảo trợ và
hướng dẫn đến sự sống đời đời" (Thánh Ba-xi-li-ô).
:
² Đặt vấn đề để là sáng tỏ : Kinh Thánh dạy chúng ta về việc tạo
dựng thế giới như thế nào?
Giáo Lý Viên kể lại một cách sinh động câu chuyện Thiên Chúa tạo
dựng nên mọi sự trong sách Sáng thế. Có thể kèm theo hình ảnh về
từng thọ tạo như núi rừng, sông biển, chim muông, cây cỏ... (cắt từ
báo ảnh, lịch...) hoặc được dán chung thành một bố cục thật khéo
trên pa-nô cỡ nhỏ.
- Ngày thứ nhất: Thiên Chúa làm ra ánh sáng
- Ngày thứ hai: Thiên Chúa tách biệt nước và đất liền
- Ngày thứ ba: Thiên Chúa làm ra cây cỏ
- Ngày thứ tư: Thiên Chúa làm ra mặt trời, mặt trăng
- Ngày thứ năm: Thiên Chúa làm ra các loài vật
- Ngày thứ sáu: Thiên Chúa tạo dựng con người
- Ngày thứ bảy: Thiên Chúa nghỉ ngơi
? Đúc kết phần thảo luận của các em:
Qua chuyện kể “sáu ngày” tạo dựng, Thánh Kinh cho chúng ta biết
giá trị của thế giới thụ tạo, và mục đích của nó là để tôn vinh Thiên
Chúa và phục vụ con người. Mọi vật hiện hữu là nhờ Thiên Chúa, tất
cả đều lãnh nhận từ Thiên Chúa sự tốt lành và hoàn hảo, lề luật và vị
trí của mình trong vũ trụ. Mọi vật có vị trí nhất định trong trật tự vũ
trụ và tương tác lẫn nhau.
Một lần nữa ta thấy chính Chúa là tác giả của những qui luật tự nhiên
mà con người đang khám phá, và sự hoàn hảo của sinh vật phản ánh
sự tuyệt hảo của Chúa.
Ä Cầu nguyện giữa giờ:
:
Lời nguyện : Lạy Thiên Chúa là Cha của chúng con. Vì yêu thương,
Cha đã tạo dựng muôn loài muôn vật từ hư không. Cha cũng đã ban
cho loài người được hưởng tất cả những gì Cha đã dựng nên. Nhất là
Cha đã cho con người chúng con được cộng tác vào công trình sáng
tạo của Cha, làm chính công việc của Cha. Chúng con dâng lời cảm
tạ Cha. Chúng con ý thức rằng chúng con yếu đuối luôn cần tới Cha
nâng đỡ, xin Cha thương giúp chúng con biết chăm chỉ học hành
ngay từ lúc này để mai sau lớn lên chúng con có khả năng góp phần
cùng với Cha hoàn tất công trình sáng tạo của Cha cách hiệu quả
hơn. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô Chúa chúng con. Amen
3. Một điểm thực hành
Ä Sinh hoạt giáo lý
- Trò chơi Thánh Kinh: GỌI TÊN THÚ VẬT.
+ Trò chơi chung đông người, vật dụng: Một trái banh.
+ Ý nghĩa giáo dục của trò chơi:
Thiên Chúa tạo dựng tất cả mọi sự cho chúng ta vì Ngài thương
yêu chúng ta. Hãy tạ ơn Chúa.
Phải có bổn phận bảo vệ thiên nhiên: Không hái hoa, phá cây
cối, xả rác,...
+ Luật chơi: Người chơi ngồi thành vòng tròn, người điều khiển cầm
trái banh chuyền cho mọi người trên vòng tròn và nói TRỜI, BIỂN,
ÐẤT hoặc RỪNG thì người bắt banh phải nói tên một con vật. Ví dụ:
người chuyền banh nói BIỂN, người nhận banh nói TÔM, hay CÁ
THU…, nói xong thì chuyền banh lại cho người điều khiển. Nếu nói sai
hay chậm sẽ phải vào thay thế để hỏi các bạn khác.
:
- Bài hát sinh hoạt: MUÔN TẠO VẬT ƠI
ÐK: Muôn tạo vật ơi cùng tôi hát lên một bài. Ca mừng Thượng đế
quyền uy tác sinh muôn loài. Hỡi người công chính hãy cất cao lên
muôn lời, ngợi khen Chúa Trời chan hòa ngàn tiếng nơi nơi.
1. Ngài ban cho tôi biển khơi núi cao sông dài, trời mây tinh tú trong
mát suối reo rừng sâu. Vầng dương chiếu ban ngày, vầng trăng sáng
đêm dài xuân hạ thu đông chan chứa biết bao hồng ân.
2. Ngài ban cho tôi một đức tin không phai nhòa, Ngài ban cho tôi
một trái tim đầy tình yêu. Niềm mơ ước thiên đình, triền miên phúc an
bình. Dâng Ngài câu hát cảm mến tri ân ngày đêm.
Ä Bài học ghi nhớ
44. H. Thiên Chúa toàn năng nghĩa là gì?
T. Là Thiên Chúa làm được mọi sự. Sự toàn năng này được biểu lộ
qua công trình sáng tạo vũ trụ từ hư vô và yêu thương cứu độ con
người.
45. H. Ai đã tạo dựng vũ trụ?
T. Thiên Chúa Ba Ngôi duy nhất là Ðấng tạo dựng vũ trụ. Tuy nhiên
công trình này được đặc biệt coi là của Chúa Cha.
46. H. Vũ trụ được tạo dựng để làm gì?
T. Ðể tôn vinh Thiên Chúa, Ðấng đã muốn biểu lộ và thông ban tình
yêu cùng sự chân thiện mỹ của Ngài. Mục đích cuối cùng là vì vinh
quang của Ngài và hạnh phúc của chúng ta.
47. H. Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ muôn loài cách nào?
:
T. Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ muôn loài cách tự do, bằng sự khôn
ngoan và tình yêu. Ngài dùng Lời quyền năng của Ngài mà tạo dựng
thế giới “từ hư vô”. Chỉ một mình Thiên Chúa mới làm được như vậy.
48. H. Thiên Chúa đã tạo dựng những gì?
T. Thiên Chúa đã tạo dựng muôn vật muôn loài, hữu hình và vô hình,
nghĩa là các Thiên Thần và đặc biệt nhất là con người.
49. H. Các thiên thần là ai?
T. Các thiên thần là những thụ tạo thiêng liêng, không có thân xác, vô
hình và bất tử; có ngôi vị, lý trí và ý chí. Các Ngài ngày đêm hầu cận
Thiên Chúa và là sứ giả của Thiên Chúa.
50. H. Các thiên thần hiện diện trong đời sống của Hội thánh
như thế nào?
T. Hội thánh liên kết với các thiên thần để thờ phượng Chúa và kêu
cầu sự trợ giúp của các ngài.
51. H. Thánh Kinh dạy gì về việc tạo dựng thế giới hữu hình?
T. Qua trình thuật tạo dựng trong “6 ngày”. Thánh Kinh dạy cho ta
biết mọi vật hiện hữu là nhờ Thiên Chúa. Giá trị của vũ trụ thụ tạo và
mục đích của nó là để làm sáng danh Chúa và phục vụ con người.
4. Cầu nguyện kết
Ä Cảm nghiệm mới: Lạy Thiên Chúa toàn năng, chúng con cảm ơn
Chúa, đã ban cho chúng con kết thúc một buổi học tốt đẹp trong
tình thương của Chúa. Giờ đây chúng con ra về, xin Chúa thương
giúp mỗi người chúng con thực hành điều mà chúng con quyết tâm,
để góp phần vào công trình sáng tạo của Chúa. Chúng con cầu xin
nhờ Ðức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.
:
Ä Quyết tâm sống:
1/ Bớt xem Tivi, bớt chơi để có nhiều thời giờ học bài hầu khi lớn lên
có khả năng làm cho thế giới phát triển.
2/ Không xả rác bừa bãi để làm cho cảnh quan môi trường sạch đẹp.
:
Ban Giáo lý Giáo phận
Download