Hệ tiêu hóa với carbohydrate 1 Phần 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ CARBOHYDRATE 1.1. Carbohydrate Còn được gọi là gluxit (theo phiên âm tiếng Pháp “glucide”), thuộc nhóm chất dinh dưỡng đa lượng (bên cạnh protein và fat). Trong tiếng Việt, carbohydrate mang nghĩa tương đương với “chất bột đường”. Thật vậy, những chất bột có trong các loại củ, hay những loại đường có nguồn gốc từ nho, mía, củ cải, sữa động vật đều là “chất bột đường” – carbohydrate. Về mặt hóa học, carbohydrate là tên gọi chung của một họ hợp chất hữu cơ, cấu thành từ ba nguyên tố chính là carbon, hydro và oxy, với công thức chung là Cn(H2O)m (n và m có thể giống hoặc khác nhau). Hình ảnh: Phân loại carbohydrate 2 Carbohydrate có thể được phân thành hai nhóm chính: đường đơn giản (simple carbohydrate) và đường phức tạp (complex carbohydrate) dựa trên số phân tử đường trong cấu trúc của chúng (trên 2 phân tử đường gọi là đường phức tạp, và ngược lại). Hình ảnh: Phân loại đường đơn giản 1.2. Nhóm đường đơn giản Chia thành hai nhóm là đường 1 phân tử (monosaccharide) và đường 2 phân tử (disaccharide). Hình ảnh: Công thức cấu tạo của glucose, fructose, galactose 3 Sự khác biệt của 3 loại đường 1 phân tử (glucose – đường nho, fructose – đường trái cây, và galactose) thực sự không nhiều, nếu trải công thức hóa học của chúng ra dưới dạng 2D. Tuy những khác biệt về mặt cấu trúc là rất nhỏ nhưng chúng có nhiều tính chất khác nhau. Nhóm đường 1 phân tử cấu thành 3 loại đường 2 phân tử rất phổ biến là: 1.3. Đường sucrose (thường gọi là đường ăn/đường kính) được tạo thành từ 1 phân tử glucose và 1 phân tử fructose; có nhiều trong mía, củ cải đường Đường maltose (thường gọi là đường mạch nha) được tạo thành nhờ sự liên kết của 2 phân tử glucose; có nhiều trong mạch nha, bánh mì (thông qua thủy phân tinh bột) Đường lactose (thường gọi là đường sữa) được tạo thành nhờ sự liên kết của 1 phân tử glucose và 1 phân tử galactose; có nhiều trong sữa động vật. Nhóm đường phức tạp Hình ảnh: Phân loại đường phức tạp Gồm ba nhóm nhỏ là tinh bột (starch), chất xơ (fiber, thường gặp là cellulose), và glycogen. Nói về đường phức tạp, ta có thể liên tưởng đến củ khoai tây (với 4 khoảng 80% khối lượng khô là tinh bột), cỏ, lá cây (nguồn chất xơ yêu thích của loài nhai lại), và gan (vốn là nơi chứa rất nhiều năng lượng dự trữ dưới dạng glycogen). Nhìn chung, carbohydrate trong cơ thể sinh vật có vai trò cung cấp, dự trữ năng lượng cho hoạt động sống, tham gia cấu trúc tế bào, cũng như nhiều quá trình chuyển hóa khác. Hình ảnh: Đường phức tạp và một số đặc điểm cấu tạo Về mặt hóa học, tinh bột, chất xơ, và glycogen được tạo nên từ những phân tử gần như là tương tự, tuy nhiên các loại đường phức tạp này lại khác nhau về độ tan, khả năng bị phân hủy, tiêu hóa bởi sinh vật, và sự hiện diện trong mỗi loại sinh vật, bởi nguyên nhân chính là cách mà chúng liên kết với nhau. 5 Phần 2: TIÊU HÓA VÀ HẤP THU CARBOHYDRATE 2.1. Đặc điểm tiêu hóa carbohydrate ở người Các enzyme tiêu hóa carbohydrate chính trong cơ thể: Amylase (nước bọt, dịch tụy): phân cắt tinh bột thành đường maltose Sucrase (dịch ruột non): phân cắt đường sucrose thành đường glucose và fructose Maltase (dịch ruột non): phân cắt đường maltose thành glucose Lactase (dịch ruột non): phân cắt đường lactose thành đường glucose và galactose Hình ảnh: Hoạt động của amylase, maltase, sucrase, và lactase Ngoài ra, con người còn một số enzyme khác hỗ trợ việc chuyển hóa carbohydrate như: limit dextrinase, isomaltose. Động vật nhai lại sở hữu dạ dày nhiều ngăn và khả năng ợ thức ăn trở ngược lại miệng, cùng với hệ sinh vật đường ruột cộng sinh có khả năng tiết enzyme cellulase, khiến chúng dễ dàng tận dụng cellulose có trong thực vật một cách hiệu quả. Con người bản thân không có enzyme cellulase và cũng không có đủ những cơ chế của động vật nhai lại, nên khả năng tiêu hóa cellulose của con người gần như bằng không. Trên thực tế, một số nhóm vi khuẩn cộng sinh trong đường ruột của con người cũng có khả năng phân giải cellulose, tuy nhiên lợi thế này không thực sự đáng kể, do thời gian mà hệ tiêu hóa giữ lại thức ăn không đủ lâu cho vi khuẩn hành động một cách hiệu quả. 6 2.2. Hoạt động tiêu hóa carbohydrate ở người Hình ảnh: Con đường chuyển hóa của carbohydrate Tinh bột được xem là carbohydrate chính trong bữa ăn của phần đông dân số. Quá trình tiêu hóa carbohydrate bắt đầu từ miệng, khi ăn, tinh bột được nghiền nhỏ, hòa trộn với lượng nước bọt liên tục được tiết ra. Tuyến nước bọt tiết ra một loại enzyme là amylase, có khả năng phân giải một phần tinh bột, hoạt động tốt nhất ở pH 6.8-7, tức là pH trung tính. Nhờ có enzyme này, ta có thể cảm nhận được vị ngọt khi nhai cơm. Cụ thể, tinh bột được thủy phân thành các chuỗi polysaccharide (gồm nhiều phân tử đường liên kết với nhau), rồi lại được phân nhỏ thành các disaccharide – là 7 maltose. Như vậy, vị ngọt mà chúng ta cảm nhận được khi nhai cơm, thực chất, đến từ những phân tử maltose được tạo ra nhờ phản ứng phân cắt tinh bột. Thức ăn sau đó được xuống dạ dày, hòa trộn với dịch vị và các enzyme khác (xem lại bài Hệ tiêu hóa với protein). Trong dạ dày, enzyme amylase bị bất hoạt (ngưng hoạt động) khiến quá trình tiêu hóa tinh bột tạm ngưng. Khoảng 50% tinh bột đã được chuyển thành maltose trước khi đến ruột non. Hai đường 2 phân tử còn lại là sucrose và lactose chỉ được xử lý khi đến ruột non. Đến ruột non, tinh bột lại tiếp tục được tiêu hóa. Lúc này, enzyme amylase được tiết bởi tuyến tụy sẽ đóng vai trò chủ yếu - tương tự với quá trình diễn ra ở khoang miệng – sinh maltose. Tế bào niêm mạc ruột non lúc này sẽ tiết ra các enzyme maltase để chuyển maltose thành các phân tử glucose. Bên cạnh maltose, các phân tử đường sucrose, lactose cũng được chuyển hóa để tạo glucose với fructose và galactose. Cũng phải nói thêm, nhiều chủng tộc (kể cả người Việt), khả năng chuyển hóa lactose bị giảm mạnh từ sau 4 tuổi (khi cai sữa), gây nên hiện tượng không thể tiêu hóa – bất dung nạp lactose. Quay trở lại với chất xơ, trong quá trình tiêu hóa, chúng bị giữ lại ở dạ dày lâu hơn, làm quá trình tiêu hóa trở nên chậm chạp, và tạo cảm giác no lâu hơn. Khi xuống ruột già, một phần nhỏ tinh bột chưa được tiêu hóa và chất xơ sẽ trở thành thức ăn cho vi khuẩn. Những vật chất này cũng có tác dụng làm tăng khối lượng phân, và với lượng phù hợp sẽ làm tăng nhu động ruột, kích thích quá trình đào thải phân. 8 2.3. Hoạt động hấp thu carbohydrate ở người Hình ảnh: Sơ đồ vận chuyển đường 1 phân tử Những sản phẩm đường 1 phân tử sau quá trình tiêu hóa ở ruột non được vận chuyển bởi các “xe chở” chuyên dụng đến bề mặt các tế bào hấp thu (enterocyte) thuộc ruột non. Lúc này, glucose và galactose đi vào tế bào theo cơ chế vận chuyển chủ động. Fructose được khuếch tán thuận hóa. Sau đó, tất cả đi ra theo chiều bên kia bằng cơ chế khuếch tán thuận hóa, đi vào các mao mạch của nhung mao (lông ruột), và được hệ mạch cửa gan mang đến gan để chuyển hóa hoặc dự trữ. Tế bào gan lúc này sẽ thu fructose và galactose để chuyển hóa thành glucose. Glucose là phân tử đường được sử dụng trong rất nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể. Glucose có thể được sử dụng trực tiếp bởi não, hồng cầu, hay chuyển hóa thành glycogen tại cơ bắp, gan để dự trữ. Ngược lại, khi cơ thể cần năng lượng, glycogen sẽ lại được phân giải thành glucose, cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, glucose còn có thể chuyển hóa thành dạng chất béo, lưu trữ trong mô mỡ. Kết luận: carbohydrate chúng ta tiêu thụ hằng ngày có nguồn gốc từ tinh bột, đường tinh luyện, trái cây, rau xanh, hay thậm chí là sữa đều có vai trò nhất định trong hệ tiêu hóa nói riêng, và cơ thể nói chung. Nhờ vào khả năng phân giải và hấp thu carbohydrate một cách hiệu quả, cơ thể nhận được năng lượng để hoạt động và phát triển, cũng như dự trữ cho mục đích sinh tồn dài hạn. 9