Uploaded by daophi130995

FERMENTED-TURMERIC

advertisement
FERMENTED TURMERIC
1. Tác dụng của nghệ đối với kiểm soát đường huyết
Củ nghệ được lấy từ cây Curcuma longa L, thuộc họ gừng; thành phần chính
của nó, curcumin, là một polyphenol có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là
đường huyết.
Curcumin có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách giảm sản xuất
glucose ở gan, ức chế tình trạng viêm do tăng đường huyết, kích thích hấp thu
glucose bằng cách điều chỉnh tăng biểu hiện gen GLUT4, GLUT2 và GLUT3, kích
hoạt AMP kinase, kích thích tiết insulin từ các mô tuyến tụy, cải thiện chức năng tế
bào tuyến tụy và giảm kháng insulin. Kháng insulin là một yếu tố nguy cơ chính
gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường loại 2, xơ vữa động mạch, hội chứng chuyển
hóa và bệnh tim mạch. Các nghiên cứu được công bố từ năm 1998 đến 2013, chỉ ra
rằng chất curcumin làm suy yếu nhiều quá trình sinh lý bệnh liên quan đến sự phát
triển và tiến triển của chứng tăng đường huyết và kháng insulin.
Dẫn chứng một số kết quả nghiên cứu trên người.
- 100 bệnh nhân tiểu đường týp 2 và thừa cân, béo phì sử dụng 300 mg
Curcumin/ngày trong 3 tháng, kết quả cho thấy chỉ số như đường huyết, kháng
insulin, tổng FFA (Free Fatty Acids) huyết thanh,... đều giảm.
(https://doi.org/10.1002/mnfr.201200131)
- Sử dụng 1500mg Curcumin/ngày trong 9 tháng với 240 người có bệnh nền
tiểu đường cho thấy chức năng tổng thể của tế bào beta được cải thiện và gần
như không tác dụng phụ. (https://doi.org/10.2337/dc12-0116)
Một nghiên cứu khác được thực hiện năm 2016 cũng chỉ ra rằng: “Bổ sung
nghệ giúp cải thiện nồng độ leptin ở bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do
rượu”. Cụ thể, thử nghiệm lâm sàng tiến hành trên 46 bệnh nhân (21 nam và 25 nữ)
ở độ tuổi 20–60 và chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng 24,9 đến 40 kg/m2. Nhóm
nghệ ( n = 23) được cho uống 6 viên nghệ mỗi ngày trong 12 tuần. Mỗi viên nang
chứa 500 mg bột nghệ (6 × 500 mg). Nhóm giả dược ( n = 23) được cho uống sáu
viên giả dược mỗi ngày trong cùng khoảng thời gian. Kết quả: Tiêu thụ nghệ làm
giảm nồng độ glucose, insulin, HOMA-IR và leptin trong huyết thanh (lần lượt là
1,22, 17,69, 19,48 và 21,33%, p <0,05 cho tất cả) trong 12 tuần so với các biến đó
trong nhóm giả dược.
Ngoài ra, củ nghệ cũng được sử dụng như một liệu pháp điều trị các rối loạn
viêm nhiễm, bao gồm viêm gan, viêm khớp, dạ dày và các vấn đề về răng miệng,
ngừa thai, diệt khuẩn, sát trùng, ho, cảm lạnh, hắt hơi, các loại bệnh ngoài da (lang
ben, mảng, ngứa, viêm da, ghẻ, mụn trứng cá, bệnh vẩy nến, phát ban, bỏng,...).
Tham khảo PMID: 25745485
https://doi.org/10.1080/07315724.2016.1267597
2. Nghệ lên men
Biến đổi sinh học, được gọi là quá trình lên men vi sinh vật, là một phương
pháp hiệu quả để nâng cao tính sẵn có của cây thuốc. Ứng dụng của nghệ bị hạn chế
do curcumin có tính sinh khả dụng kém. Kĩ thuật lên men nghệ do đó đã được thực
hiện và cho nhiều kết quả tích cực. Trong những nghiên cứu mới nhất hiện tại vào
năm 2020, nấm Monascus purpureus và Eurotium cristatum đã được áp dụng cho
quá trình lên men vi sinh của củ nghệ. Các biến thể của curcumin trong củ nghệ sau
khi lên men sử dụng các chất chuyển hóa có mục tiêu và do đó, có sinh khả dụng tốt
hơn.
Tham khảo: https://doi.org/10.1016/j.foodchem.2020.127281
3. Công dụng khác
Bột nghệ lên men còn được nghiên cứu và cho kết quả khả thi trong việc giảm
nồng độ alanine transaminase, từ đó gián tiếp hạ men gan, liều lượng 3g/ngày, chia
đều trong 3 bữa ăn.
Tham khảo PMID: 23497020
Sữa nghệ lên men bằng vi khuẩn axit lactic giúp ngăn ngừa stress oxy hóa do
tia cực tím gây ra trong các tế bào nguyên bào sợi của con người.
Tham khảo: https://doi.org/10.3390/fermentation9030230
Download