Uploaded by Nguyen Tuan Tu (K18 HL)

vovinam-ly-thuyet

advertisement
lOMoARcPSD|26442425
Vovinam - lý thuyết
Vovinam (Trường Đại học FPT)
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Nguyen Tien Dat (K18 HL) (datnthe180012@fpt.edu.vn)
lOMoARcPSD|26442425
1. Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về võ sư Nguyễn Lộc?
+) Năm sinh: 24/5/1912 => Khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ.
+) Quê quán: xóm Giếng Huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội).
+) Đẳng cấp: Bạch đai Chưởng môn/Tổ sư
+) Là thanh niên đương thời ông rất đau lòng trước thực trạng đó cho nên ông đã
sáng lập ra môn phái Vovinam-Việt võ đạo (vào năm 1938) trên cơ sở lấy võ và vật
dân tộc làm nòng cốt, đồng thời nghiên cứu tinh hoa các võ phái khác trên thế giới
để dung nạp, thái dụng và hóa giải.
+) Mùa thu 1939, ông đem lớp võ sinh đầu tiên công khai ra mắt dân chúng tại Nhà
Hát lớn Hà Nội.
+) Năm 1954, Ông cùng một số môn đệ tâm huyết di cư vào Nam và mở trường dạy
Vovinam tại đường Thủ Khoa Huân Sài Gòn và một số nơi khác.
+) Năm 1960, ông mất tại Sài Gòn.
2. Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về võ sư Lê Sáng?
+) Năm sinh: 1920
+) Đẳng cấp: Bạch đai Chưởng môn (đời 2).
+) Nguyên quán tại Thanh Hóa nhưng sinh ra tại Hà Nội
+) Lúc nhỏ, Lê Sáng là một cậu bé yếu ớt, gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại. Mẹ
ông đã khuyên ông nên học võ để đôi chân được cứng cáp hơn cho nên vào năm
1940 ông đã tham gia lớp võ Vovinam ở trường Sư phạm Hà Nội do chính sáng tổ
Nguyễn Lộc giảng dạy.
+) Năm 1954, ông được Sáng tổ phân công dạy một số lớp Vovinam ở Sài Gòn và
tỉnh Gia Định.
+) Cuối tháng 4 năm 1960, trước lúc qua đời, Sáng tổ Nguyễn Lộc đã giao nhiệm
vụ lãnh đạo môn phái lại cho ông. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Lê Sáng bị
đưa đi học tập cải tạo 13 năm (1975–1988), Trung tâm Vovinam Việt Võ Đạo Hùng
Vương bị chính quyền Việt Nam tạm dừng hoạt động cho đến năm 1990.
+) Ông mất 27/9/2010 tại TP Hồ Chí Minh.
3. Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về võ sư Nguyễn Văn Chiếu?
+) Năm sinh: 4/11/1949
+) Quê quán: Vĩnh Long nhưng được sinh ra ở Sài Gòn
+) Đẳng cấp: Bạch đai Chánh Chưởng Quản.
+) Ông đến với Vovinam từ năm 1965.
Downloaded by Nguyen Tien Dat (K18 HL) (datnthe180012@fpt.edu.vn)
lOMoARcPSD|26442425
+) Sau hai năm, tức vào năm 1967, khi mới 18 tuổi, ông đã được phong tam đẳng
huyền đai và đi dạy võ ở trường Pétrus Ký (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng
Phong ở TP HCM).
+) Năm 1969, chàng võ sư trẻ Nguyễn Văn Chiếu đã ra thành phố Quy Nhơn (Bình
Định) để xây dựng phong trào Vovinam ngay trên “xứ võ”.
+) Năm 1975, ông trở lại Sài Gòn. Khi đó, phong trào Vovinam gần như chìm
xuống. Nhưng với niềm đam mê lớn với môn võ của dân tộc, ông lại gầy dựng và
làm sống dậy phong trào Vovinam.
+)Bắt đầu từ năm 1990, ông giới thiệu, biểu diễn và truyền dạy Vovinam ở hơn 20
nước trên thế giới, bắt đầu từ Belarus (1990), Nga (1990), Tây Ban Nha (1997), Ý,
Đức, Pháp, Mỹ, Bỉ, Ba Lan, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Campuchia
+) Ông mất ngày 4/2/2020 tại TP Hồ Chí Minh. Tính đến khi qua đời, Nguyễn Văn
Chiếu là võ sư có đẳng cấp Vovinam cao nhất Việt Nam, Hồng đai ngũ cấp (10 đẳng
Vovinam quốc tế)
4. Trình bày lịch sử môn phái Vovinam giai đoạn (1938 - 1960)?
+) Đây là giai đọan khởi nghiệp.
+) Khoảng mùa thu năm 1938, khi công trình nghiên cứu hoàn thành sáng tổ
Nguyễn Lộc đặt tên môn phái là Vovinam quốc tế hóa của cụm từ võ Việt Nam =>
Trong thời gian này, VVN lại được ông tiếp tục sửa chữa, bổ sung về lý luận lẫn kỹ
thuật.
+) Cùng năm đó, môn võ này bắt đầu truyền thụ tại Hà Nội, do Nguyễn Lộc đích
thân huấn luyện. Sau 1 năm, ông đem lớp môn sinh đầu tiên ra mắt quần chúng tại
nhà Hát Lớn Hà Nội. Để thuận lợi trong việc truyền bá, sáng tổ nhận lời mời của
bác sĩ Đặng Vũ Hỷ – Hội trưởng Hội Thân hữu Thể thao – tổ chức các lớp dạy
VVN dành cho thanh niên. Lớp võ công khai đầu tiên khai giảng vào mùa xuân
năm 1940 tại trường Sư phạm Hà Nội. Sau đó, nhiều lớp võ liên tục được mở ra ở
nhiều nơi. Trong khoảng gần 15 năm (1940 – 1954), VVN đã được quảng bá rộng
rải ở Hà Nội và lan dần sang các tỉnh khác
+) Ngày 30 tháng 4 năm 1960, Võ Sư Nguyễn Lộc qua đời tại Sài Gòn. Trước khi
qua đời, ông trao quyền chưởng môn lại cho ông Lê Sáng
5. Trình bày lịch sử môn phái Vovinam giai đoạn (1960 - 1963)?
+) Đây là giai đoạn tạm lắng.
+) Năm 1960, sáng tổ Nguyễn Lộc qua đời, giao lại nhiệm vụ lãnh đạo môn phái
cho võ sư Lê Sáng, Chưởng Môn đời 2.
Downloaded by Nguyen Tien Dat (K18 HL) (datnthe180012@fpt.edu.vn)
lOMoARcPSD|26442425
+) Ngày 11/11/1960, nhân võ sư Phạm Lợi (môn Judo) tham gia cuộc đảo chính của
nhóm Nguyễn Chánh Thi, chế độ Sài Gòn đã hạn chế các võ phái hoạt động. Võ sư
Lê Sáng phải tạm nghỉ dạy võ, lên Buôn Mê Thuộc và Quảng Đức làm đồn điền.
+) Ba năm sau, ngày 01/11/1963, cuộc đảo chính do tướng Dương Văn Minh cầm
đầu đã hạ bệ Ngô Đình Diệm. Các võ phái ở Sài Gòn được phép hoạt động trở lại.
6. Trình bày lịch sử môn phái Vovinam giai đoạn (1963 - 1975)?
+) Đây là giai đoạn khôi phục và phát triển.
+) Võ đường đầu tiên mở đầu thời kỳ khôi phục và phát triển đặt tại số 61 đường
Vĩnh Viễn (Quận 10, Sài Gòn). Lúc đó, võ sư Chưởng môn Lê Sáng, võ sư Trần
Huy Phong (1938 – 1997), võ sư Nguyễn Văn Thư cùng đội ngũ cốt cán đã họp để
soạn thảo Quy lệ môn phái, vạch ra phương hướng củng cố và phát triển môn phái.
+) Năm 1966, VVN được đưa vào trường học mà công đầu là của võ sư Phùng
Mạnh Chữ tự Mạnh Hoàng (1938 – 1967). Cũng từ năm này, danh xưng Vovinam
bổ sung thành Vovinam-Việt võ đạo.
+) Năm 1968, võ đường 61 Vĩnh Viễn dời đến số 31 Trần Hoàng Quân (nay là 31
Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TPHCM) và là trung tâm điều hành tất cả hoạt động của
môn phái.
+) Người có công dựng cột mốc đầu tiên để phát triển VVN-VVĐ ra quốc tế (1973)
là Giáo sư Tiến sĩ Phan Hoàng.
7. Trình bày lịch sử môn phái Vovinam giai đoạn (1975 - 1990)?
+) Đây là giai đoạn hàm dưỡng.
+) Khoảng gần một năm sau ngày thống nhất đất nước, võ sư Nguyễn Văn Chiếu đã
tập hợp một số võ sư, HLV về Quận 8, (TPHCM) ôn luyện.
+) Ngày 15/12/1978, được sự chấp thuận của Sở Thể dục Thể thao (TDTT)
TPHCM và Ủy ban nhân dân quận 8, lớp VVN-VVĐ chính thức khai giảng tại tụ
điểm hồ bơi Hòa Bình do võ sư Nguyễn Văn Chiếu hướng dẫn, mở đầu quá trình
khôi phục phong trào trong thành phố.
+) Hội Việt võ đạo TPHCM được thành lập (1989) vì có ảnh hưởng đến công tác
chuyên môn, nhân sự lẫn sự quan tâm của các tỉnh, thành khác đối với bộ môn.
+) Tháng 9/1990, 4 võ sư Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Anh Dũng, Lê Thanh Liêm,
Tô Mạnh Hòa đã cùng một số võ sư trong Liên đoàn Võ thuật TPHCM đã sang biểu
diễn tại Belarussia.
8. Trình bày lịch sử môn phái Vovinam giai đoạn (1990 – đến nay)?
Downloaded by Nguyen Tien Dat (K18 HL) (datnthe180012@fpt.edu.vn)
lOMoARcPSD|26442425
+) Đây là giai đoạn vươn lên tầm cao mới.
+) Tổng cục TDTT đã cho VVN-VVĐ tổ chức giải vô địch toàn quốc (VĐTQ) lần
đầu tiên từ ngày 4 đến 6/12 /1992 tại TPHCM, quy tụ 178 võ sĩ của nhiều tỉnh,
thành, tranh tài 2 nội dung: hội thi kỹ thuật và đấu đối kháng.
+) VVN-VVĐ được Ủy ban TDTT đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại Đại
hội TDTT toàn quốc năm 2002.
+) Sau một số năm thử nghiệm, giải vô địch thế giới được tổ chức vào các năm
2003, 2005 và 2007. Riêng giải lần thứ 3 năm 2007 đã quy tụ trên 200 quan chức và
võ sĩ thuộc 21 quốc gia. Kết thúc giải, đại diện 21 đoàn đã phấn khởi tham dự Hội
nghị trù bị thành lập Liên đoàn Vovinam thế giới.
+) Năm 2007, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã diễn ra trong 2
ngày 19 và 20/10 tại TPHCM.
+) Năm 2011, Vovinam lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu chính thức
tại SEA Games 26.
+) Bonus: Ngày 2/7/2007 trường Đại học FPT chính thức đưa môn Võ Vovinam vào
chương trình giảng dạy chính khóa cho toàn bô sinh viên khóa 1.
10. Tác dụng của việc tập luyện TDTT thường xuyên đến cơ thể con người?
* Đối với hệ tim mạch:
+) Nhịp tim thấp hơn so với người ít tập luyện.
+) Huyết áp tối đa tang => Do độ bền thành mạch máu tang.
+) Hiệu suất bơm máu tăng.
* Đối với hệ hô hấp:
+) Tăng độ giãn nở lồng ngực.
+) Tăng dung tích phổi.
+) Hơi thở đều và sâu hơn.
+) Khả năng hấp thụ oxi hiệu quả hơn.
Downloaded by Nguyen Tien Dat (K18 HL) (datnthe180012@fpt.edu.vn)
lOMoARcPSD|26442425
Điều 1: Việt Võ Đạo Sinh nguyện đạt tới cao độ của nghệ thuật để phục vụ dân
tộc và nhân loại
Điều này nói về hoài bão và mục đích học võ. Người học võ trước hết phải có
hoài bão lớn lao, tâm nguyện của người học võ là luôn muốn trau dồi nữa, trau dồi
mãi mãi, tới cao độ của nghệ thuật võ. Hơn nữa, Việt Võ Đạo Sinh học võ với mục
đích cao cả đó là có thể giúp ích cho đồng bào, học võ với ý thức phục vụ chứ
không phải với ý thức đàn áp.
Điều 2: Việt võ đạo sinh nguyện trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế
hệ thanh niên dấn thân hiến ích.
Điều này nói về nghĩa vụ đối với môn phái và dân tộc. Nghĩa vụ của người võ
sinh đối với môn phái là trung kiên phát huy môn phái chứ không phải là trung kiên
riêng cho cá nhân nào, chúng ta nên tích cực thực tập tinh thần võ đạo trong đời
sống thường ngày. Còn nghĩa vụ đối với dân tộc là: Xây dựng thế hệ thanh niên Việt
Võ Đạo, cốt yếu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào.
Điều 3: Việt võ đạo sinh đồng tâm nhất trí, tôn kính người trên, thương mến
đồng đạo.
Điều này nói về tình đoàn kết trong môn phái. Đây là điều vô cùng quan trọng.
Việt Võ Đạo Sinh luôn phải giữ vững kỉ cương và không bao giờ chấp nhận một
mầm mống chia rẽ nào. Người dưới phải tôn kính người trên tạo nên sức mạnh
vững chắc. Bên cạnh đó, cần phải thương mến đồng đạo thế mới có thể luôn nâng
đỡ, dìu dắt nhau trong mọi hoàn cảnh.
Điều 4: Việt võ đạo sinh tuyệt đối tôn trọng kỷ luật, nêu cao danh sự võ sĩ.
Điều này nói về võ sĩ và danh dự võ sĩ. Một võ sinh gương mẫu là người luôn
tôn trọng kỷ luật tới mức tuyệt đối, đòi hỏi tinh thần tự giác ở mỗi người. Người
học võ không những chú trọng đến danh dự cá nhân mà cũng nên đề cao danh dự
của người võ sĩ, danh dự chung của tập thể.
Điều 5: Việt võ đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dùng võ để tự vệ và
bênh vực lẽ phải.
Điều này nói về ý thức dùng võ. Việt Võ Đạo Sinh học võ không phải để ganh
đua mà người học võ phải lễ độ, giao hòa với các võ phái khác, với mục đích cùng
phát triển, phục vụ cho nền võ đạo dân tộc, thể hiện được phong thái hào hùng, cao
nhã của võ sĩ chân chính.
Điều 6: Việt võ đạo sinh chuyên cần học tập, rèn luyện tinh thần, trau dồi đạo
hạnh.
Điều này nói về ý hướng học tập và đời sống tinh thần. người học võ phải tập
trung tâm trí vào một việc nhất định, không quản ngại khó khăn. Ngoài ra, cần phải
Downloaded by Nguyen Tien Dat (K18 HL) (datnthe180012@fpt.edu.vn)
lOMoARcPSD|26442425
rèn luyện, phát triển những đức tính tốt đẹp như: Lối sống khỏe mạnh, luôn bao
dung, tính cương quyết, thẳng thắn, rèn luyện cho mình sự bình tĩnh để giải quyết
sự việc nào đó theo chiều hướng tốt hơn… Phẩm hạnh Việt Võ Đạo Sinh rất cần
thiết cho sự rèn luyện, người học võ cần biết lúc nào nên mềm, lúc nào nên cứng để
thích ứng với mọi hoàn cảnh.
Điều 7: Việt võ đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực và cao thượng.
Điều này nói về tâm nguyện sống. Việt Võ Đạo Sinh phải lắng tai, phải nhìn
thẳng vào mọi sự việc để giải quyết và cải thiện nó, đó chính là sự trong sạch, còn
giản dị đối với Việt Võ Đạo Sinh là những người bình thường thì cũng có những
nhu cầu thông thường giống như bao người. Người học võ cần phải trung thực với
môn phái, với người trên và cả mọi người nữa. Cuối cùng là rèn luyện đức tính cao
thượng, nên sẵn sàng tha thứ và cho đối phương cơ hội sửa chữa sai lầm.
Điều 8: Việt võ đạo sinh kiện toàn một ý chí đanh thép, nỗ lực tự thân cầu tiến.
Điều này nói về việc rèn luyện ý chí. Trước khi làm việc gì cũng cần suy nghĩ kĩ
lưỡng rồi bắt tay vào thực hiện ngay bằng, bằng chính sức lực của mình, không nên
lệ thuộc vào người khác. Nếu gặp khó khăn, trở ngại thì cũng không được buông
xuôi, làm tới cùng để hoàn thành công việc mới thôi, và quan trọng nhất là không
bao giờ để ý chí của mình phải khuất phục trước cường quyền, bạo lực.
Điều 9: Việt võ đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành
động.
Điều này nói về nếp suy cảm, nghị lực và tính thực tế. Việt Võ Đạo Sinh cần
sáng suốt để phân biệt rõ mặt trái và mặt phải của sự việc. Hơn nữa, cần phải có
nghị lực bền vững, sâu xa và chí khí lớn rộng mới làm nên nghiệp lớn, có thất bại gì
cũng không nản mà cần phải mạnh mẽ vượt qua, đó là sự bền gan tranh đấu. Người
học võ phải hành động tháo vát, người đó phải thông minh, chủ động, nhiều sáng
kiến hay.
Điều 10: Việt võ đạo sinh tự tín, tự thắng, khiêm cung, độ lượng, luôn luôn tự
kiểm để tiến bộ.
Điều này nói về đức sống và tinh thần cầu tiến. Người học võ phải tin ở mình
những gì tốt đẹp nhất mà mình có, phải thắng ở mình những thói hư, tật xấu, những
vị kỷ yếu đuối trong con người của mình. Phải khiêm nhường, cung kính với người
trên hay người ở độ tuổi hơn mình. Phải đức độ, rộng lượng với người dưới hay
người nhỏ tuổi hơn mình, nó giúp ta dễ dàng gần hơn, thông cảm hơn, chia sẽ hơn
với lớp người trẻ tuổi.
Downloaded by Nguyen Tien Dat (K18 HL) (datnthe180012@fpt.edu.vn)
Download