Uploaded by Hải Anh Nguyễn Lương

2.NguyenVanHoa NoiDung

advertisement
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VĂN HOÁ
PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HUẾ - NĂM 2014
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VĂN HOÁ
PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 62.62.0115
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Văn Xuân
HUẾ - NĂM 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án Tiến sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và
thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án này hoàn toàn
trung thực và chính xác. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận án
ii
LỜI CÁM ƠN
Trước hết cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cơ quan, đơn vị
và cá nhân đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện luận
án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo UBND tỉnh, Lãnh đạo và Chuyên viên
các Sở, Ban, Ngành và lãnh đạo huyện, các Phòng, Ban của các huyện trong tỉnh
Đắk Lắk đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và những thông tin cần
thiết để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Khoa Kinh tế và Phát triển,
Phòng Quản lý Khoa học Công nghệ - Hợp tác quốc tế và Đào tạo sau đại học và
tập thể các Nhà khoa học kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ, đóng
góp nhiều ý kiến khoa học quý giá trong quá trình hoàn thiện luận án. Đặc biệt tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Mai Văn Xuân, Trưởng khoa Kinh
tế và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn chỉnh luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Đại học Huế, Ban Đào tạo Sau Đại học
Đại học Huế, Lãnh đạo Nhà trường, Lãnh đạo Khoa Kinh tế và các phòng, ban của
Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi nhiều
mặt để hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân,
gia đình và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận án
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
ADB
AFTA
ASEAN
BQ
BVTV
CKKD
CN-XD
CP
CPI
DT
DTCP
ĐBSCL
ĐVT
Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank)
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)
Hiệp Hội các nước Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations)
Bình Quân
Bảo vệ thực vật
Chu kỳ kinh doanh
Công nghiệp – Xây dựng
Cà phê
Chỉ số giá tiêu dùng
Diện tích
Diện tích cà phê
Đồng bằng sông Cửu long
Đơn vị tính
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (the Food and
FAO
Agriculture Organization of the United Nations)
GAP
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices )
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Production)
GO
Giá trị sản xuất (Gross Ouput)
GOCP
Giá trị sản xuất cà phê
GOCP/NK Giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu
GONN
Giá trị sản xuất nông nghiệp
HQ
Hiệu quả
HTX
Hợp tác xã
ICO
Tổ chức cà phê quốc tế (International Coffee Organization)
IMF
Quĩ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
ISO
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization)
KD
Kinh doanh
KH&ĐT
Kế hoạch và đầu tư
KHKT
Khoa học kỹ thuật
KQ
Kết quả
KTCB
Kiến thiết cơ bản
KTNN
Kỹ thuật Nông nghiệp
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
LĐ
Lao động
LNKT
Lợi nhuận kinh tế
MI
Thu nhập hỗn hợp
NLN
Nông lâm nghiêp
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
iv
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
NS
NSBQ
NXB
PTCPBV
PTNN
PT-NN-NT
PTNT
QH
SL
STT
SWOT
SX
SXKD
TC
TCVN
TĐPT
TN-MT
VietGAP
WTO
XK
XKCP
Năng suất
Năng suất bình quân
Nhà xuất bản
Phát triển cà phê bền vững
Phát triển Nông nghiệp
Phát triển – Nông nghiệp – Nông thôn
Phát triển Nông thôn
Quy hoạch
Sản lượng
Số thứ tự
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Sản xuất
Sản xuất kinh doanh
Tổng chi phí
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tốc độ phát triển
Tài nguyên – Môi trường
Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam
Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
Xuất khẩu
Xuất khẩu cà phê
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... viiii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ .....................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2
3. Các câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
5. Những đóng góp mới của luận án.......................................................................4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PTCPBV.................................6
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển và phát triển bền vững ..........................................6
1.1.1. Khái niệm và lý luận về phát triển cà phê bền vững .................................6
1.1.2. Đặc điểm ngành hàng cà phê liên quan đến PTCPBV ............................27
1.1.3. Nội dung phát triển cà phê bền vững.......................................................30
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững .........................32
1.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển cà phê bền vững ............................................42
1.2.1. Các tổ chức và chương trình thành công trong quản lý về PTCPBV ......42
1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về PTCPBV ở một số nước trên thế giới ............44
1.2.3. Khái quát chung tình hình sản SX và XK cà phê trên thế giới và VN ....49
1.2.4. Những bài học kinh nghiệm về PTCPBV ở Việt Nam ...........................50
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............54
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk ...................................54
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu ...............................................................54
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................55
2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội ..........................................................................57
vi
2.2. Tổng quan về phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk.............................................58
2.2.1. Lịch sử phát triển cây cà phê của tỉnh Đắk Lắk ...................................58
2.2.2. Tình hình chung về phát triển sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk ................60
2.3. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích phát triển cà phê bền vững ...........65
2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu ......................................................................................65
2.3.2. Khung phân tích phát triển cà phê bền vững ...........................................66
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................68
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu ..............................................................................68
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu ..............................................68
2.4.3. Xử lý số liệu ............................................................................................69
2.4.4. Phương pháp phân tích ............................................................................69
2.4.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển cây cà phê bền vững ................78
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PTCPBV Ở TỈNH ĐẮK LẮK ............85
3.1. Thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk .................................85
3.1.1. Phát triển cà phê bền vững về mặt kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk ...........................85
3.1.2. Phát triển cà phê bền vững về mặt xã hội ở tỉnh Đắk Lắk ....................106
3.1.3. Phát triển cà phê bền vững về mặt môi trường ở tỉnh Đắk Lắk ............116
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk .................123
3.2.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................123
3.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất ................................................126
3.2.3. Nhóm nhân tố về thị trường ...................................................................132
3.2.4. Tác động của chính phủ và các cơ quan nhà nước .................................135
3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk .........141
3.3.1. Những thành công trong quá trình PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk.......................141
3.3.2. Những mặt tồn tại trong quá trình PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk ....................143
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình PTCPBV ở tỉnh ĐL. ...146
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PTCPBV Ở TỈNH ĐẮK LẮK .....149
4.1. Những căn cứ của định hướng và đề xuất giải pháp ...................................149
4.1.1. Bối cảnh phát triển cà phê ......................................................................149
4.1.2. Thị trường tiêu thụ cà phê ......................................................................150
vii
4.1.3. Phân tích ma trận SWOT về PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk .........153
4.2. Quan niệm và định hướng phát triển cà phê bền vững đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 ..............................................................................................155
4.2.1. Quan niệm phát triển cà phê bền vững của Việt Nam..................................155
4.2.2. Quan điểm, định hướng phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk ....155
4.3. Các giải pháp đẩy mạnh PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ....................160
4.3.1. Nâng cao năng lực của người sản xuất – kinh doanh cà phê..................160
4.3.2. Nhóm giải pháp thị trường .....................................................................165
4.3.3. Đầu tư, đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất – kinh doanh cà phê ...167
4.3.4. Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho phát triển cà phê bền vững ...174
4.3.5. Xây dựng chính sách hợp lý và hỗ trợ đầu tư công cho PTCPBV .......177
KẾT LUẬN .............................................................................................................181
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ...............................................................................................................185
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................186
PHỤ LỤC ................................................................................................................196
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Sản lượng cà phê sản xuất của một số quốc gia trên thế giới ...................49
Bảng 1.2: Sản lượng cà phê xuất khẩu của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam.....50
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk .............................................57
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk từ 2000 – 2010 ...........60
Bảng 2.3: Diện tích cà phê Đắk Lắk phân theo độ tuổi ............................................62
Bảng 3.1: Đóng góp của ngành cà phê trong phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk ...86
Bảng 3.2: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ ở tỉnh Đắk Lắk .87
Bảng 3.3: Biến động lợi nhuận kinh tế trên một tấn cà phê của hộ ..........................89
Bảng 3.4: Các kịch bản của lợi nhuận kinh tế trên 1 tấn cà phê nhân của tỉnh Đắk Lắk .90
Bảng 3.5: Kết quả và hiệu quả đầu tư cho một chu kì sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk
với các mức lãi suất chiết khấu khác nhau ........................................................93
Bảng 3.6: Lợi thế so sánh của sản xuất và xuất khẩu cà phê của hộ ở Đắk Lắk ......96
Bảng 3.7: Các kịch bản của hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC cà phê tỉnh Đắk Lắk...97
Bảng 3.8: Biến động hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC cà phê tỉnh Đắk Lắk100
Bảng 3.9: Biến động lao động các ngành của tỉnh Đắk Lắk năm 2005  2010 ............107
Bảng 3.10: Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Đắk Lắk ......................................................108
Bảng 3.11: Tình hình thu nhập và kết cấu thu nhập từ SXCP ở tỉnh ĐL năm 2010 ...109
Bảng 3.12: Tình hình vay nợ của hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk ..............................111
Bảng 3.13: Tình hình di dân tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (1976-2012) .....................114
Bảng 3.14: Biến động diện tích cà phê và suy giảm diện tích rừng tự nhiên của tỉnh ĐL .....117
Bảng 3.15: Diện tích cà phê tỉnh Đắk Lắk phân theo loại phát sinh đất năm 2009 119
Bảng 3.16: Một số công trình thủy lợi tỉnh Đắk Lắk đến năm 2011 ......................121
Bảng 3.17: Diện tích cà phê phân theo nguồn nước tưới ........................................122
Bảng 3.18: Mối quan hệ giữa nguồn nước tưới, tuổi cây và chi phí nước tưới CP ....124
Bảng 3.19: Bảng kết quả hồi qui theo mô hình CD chuyển Ln-Ln ........................127
Bảng 3.20: Thu hoạch và sơ chế cà phê của các hộ sản xuất tỉnh Đắk Lắk ....................130
Bảng 3.21: Biến động sản lượng sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa sản xuất cà
phê tỉnh Đắk Lắk .............................................................................................134
ix
Bảng 4.1: Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người hàng năm của một số nước
hàng đầu trên thế giới và Việt Nam (2008 – 2012) .........................................152
Bảng 4.2: Diện tích – năng suất – sản lượng cà phê Đắk Lắk đến năm 2020 và..........
tầm nhìn đến năm 2030 (Theo phương án 1) ........................................................1588
Bảng 4.3: Diện tích – năng suất – sản lượng cà phê Đắk Lắk đến năm 2020 và..........
tầm nhìn đến năm 2030 (Theo phương án 2) ........................................................1588
x
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ1.1: Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới ...............................9
Sơ đồ 1.2: Nội dung phát triển cà phê bền vững .......................................................32
Sơ đồ 1.3: Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững .....................41
Sơ đồ 1.4: Khung phân tích phát triển cà phê bền vững ...........................................67
Sơ đồ 3.1: Dòng sản phẩm trong chuỗi cung cà phê tại Đắk Lắk (% khối lượng) ......103
Sơ đồ 3.2: Dòng giá trị trong chuỗi cung cà phê tại Đắk Lắk ....................................105
Biểu đồ 3.1: Biến động giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu của tỉnh Đắk Lắk .....110
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng đã có những
bước phát triển nhanh chóng trong thời gian qua, đóng góp một cách đáng kể vào sự
phát triển chung của tỉnh Đắk Lắk, Tây Nguyên và của Việt Nam.
Trong hơn 40 năm qua, phát triển kinh tế trên đất Tây Nguyên nói chung và
tỉnh Đắk Lắk nói riêng là một kỳ tích phát triển trên phương diện quy mô và cơ cấu.
Một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trong đó chủ yếu là các cây công nghiệp
có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu,… đã tạo ra hình ảnh nổi bật về Tây
Nguyên. Cà phê Việt Nam đã trở thành hiện tượng trên thị trường cà phê quốc tế và
Tây Nguyên nói chung, Buôn Mê Thuột nói riêng trở thành địa danh trong
marketing địa phương được biết đến như một trong những trung tâm sản xuất cà
phê lớn bậc nhất của thế giới.
Đắk Lắk có 311 nghìn ha đất đỏ Bazan, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển
các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cà phê. Diện tích
trồng cà phê toàn tỉnh đến năm 2011 có trên 200.000 ha các loại, là tỉnh có diện tích
cà phê lớn nhất cả nước. Sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh từ năm 2005 đến năm
2010 đạt bình quân trên 300 ngàn tấn/năm. Riêng vụ thu hoạch 2010-2011 sản
lượng cà phê thu hoạch 487.748 tấn. Giá trị xuất khẩu năm 2010 của toàn tỉnh 602
triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu cà phê chiếm trên 85% kim ngạch xuất khẩu
của cả tỉnh [19] [20]. Kết quả sản xuất kinh doanh cây cà phê đã đóng góp trên 40%
GDP của tỉnh và khoảng 1/4 số dân của tỉnh sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh
cà phê. Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ nay đến năm 2015,
cây cà phê vẫn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh
Đắk Lắk [19] [20].
Như vậy, sự phát triển cà phê làm thay đổi bộ mặt cao nguyên nói chung và
tỉnh Đắk Lắk nói riêng và tính chất của sự phát triển rất nhanh đó tất yếu dẫn đến
các vấn đề về chất lượng phát triển. Nó sự phá vỡ kết cấu phát triển đã tồn tại hàng
2
nghìn năm trên cao nguyên, đã đảo lộn các cân bằng tự nhiên, cân bằng kinh tế và
các cân bằng mô hình tổ chức xã hội.
Việc sản xuất cà phê với mật độ tập trung cao, thiếu quy hoạch đã tạo ra các
hậu họa trước mắt như sự thay đổi môi trường sinh thái, sự thay đổi cấu trúc kinh tế,
sự thay đổi cấu trúc quần cư từ tính dân tộc học thuần túy dựa trên nền tảng tổ chức
xã hội dân sự đến tổ chức xã hội pháp lý ban đầu của những người nhập cư… Điều
đó đã tạo ra một Tây Nguyên trong đó có tỉnh Đắk Lắk sản xuất cà phê được dẫn
dắt bởi thị trường tự phát công phá tài nguyên đã tồn tại hàng nghìn năm để tạo nên
một nền nông nghiệp độc canh sản xuất hàng hóa với đồng loạt sản phẩm sơ chế.
Việc đó về bản chất đã chứa đựng sự bất ổn, phi tự nhiên, phi nguyên tắc khai thác
tự nhiên và đầy phi lý thị trường.
Cụ thể, do diện tích trồng cà phê tăng lên nhanh chóng và thiếu quy hoạch, vấn
đề di dân tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Tây Nguyên nói chung nhất là vào tỉnh Đắk
Lắk đã đặt ra nhiều vấn đề nổi cộm về phát triển cà phê ở tỉnh như ngành cà phê đang
đứng trước những thách thức to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới; sản
lượng cà phê tăng nhanh nhưng chất lượng, hiệu quả kinh tế chưa cao, sức cạnh tranh
trên thị trường thế giới còn hạn chế. Sự tăng nhanh diện tích không theo quy hoạch
dẫn đến rừng bị tàn phá, đất đai thoái hoá, nguồn nước ngầm có nguy cơ suy giảm;
môi trường sinh thái trong vùng trồng và chế biến cà phê ngày càng bị ô nhiễm, ảnh
hưởng xấu đến sinh kế của người dân. Sự bất ổn về sinh kế của dân di cư, đặc biệt là
di cư tự do từ các tỉnh phía Bắc vào Đắk Lắk đã và đang gây nên những tác động
tiêu cực cả về khía cạnh môi trường và xã hội.
Xuất phát từ đó, để có những định hướng và giải pháp phát triển cà phê ở tỉnh
Đắk Lắk đạt hiệu quả cao và bền vững chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển cà phê
bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng pháp phát triển cà phê bền vững (PTCPBV) và đề
xuất các giải pháp chủ yếu nhằm PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về
PTCPBV;
(2) Đánh giá thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk trên các
khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường; Phân tích các yếu tố chủ yếu tác động đến
PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk;
(3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu bảo đảm phát triển cà phê bền vững trên
địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
3. Các câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Các quan điểm về lý luận và thực tiễn PTCPBV đang xảy ra theo những
khuynh hướng nào?
- Thực trạng phát triển cà phê theo quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Đắk
Lắk như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến phát triển cà bền vững ở tỉnh Đắk Lắk?
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển cà phê bền
vững ở tỉnh Đắk Lắk là gì?
- Để bảo đảm cho việc phát triển ngành cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk cần
thực hiện những giải pháp nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn và các nhân tố
ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk. Đối tượng nghiên cứu cụ
thể là các vùng, các hộ trồng cà phê, người thu gom, các đại lý và các công ty/doanh
nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung đánh giá PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk;
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến PTCPBV; Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
chủ yếu nhằm bảo đảm PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk. Các nội dung phân tích và đánh
giá tập trung chủ yếu vào chủ thể là các hộ nông dân trồng cà phê trên đất sử dụng
4
lâu dài và trồng cà phê liên kết, là những tác nhân quan trọng trong ngành hàng cà
phê và có vai trò quan trọng đối với phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian: Các số liệu thứ cấp từ năm 2000 đến năm 2012; Số liệu điều tra
tập trung vào năm 2011; Định hướng và giải pháp đảm bảo PTCPBV của tỉnh Đắk
Lắk đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát
triển cà phê bền vững. Luận án đã xác định PTCPBV là quá trình phát triển hướng
tới thay đổi về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và chế biến cà phê thân thiện với môi
trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, công bằng xã hội, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu
cầu sản phẩm cà phê chất lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Luận án cũng đã làm rõ các nhân tố tác động đến PTCPBV bao gồm điều kiện tự
nhiên, năng lực của các tổ chức sản xuất kinh doanh cà phê, các nhân tố thị trường
và tác động của Chính phủ. Các giải pháp PTCPBV cũng được tổng hợp bao gồm
các hoạt động nâng cao năng lực của người sản xuất kinh doanh; nghiên cứu phát
triển thị trường, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh doanh cà
phê; sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho PTCPBV; xây dựng chính sách hợp lý
và hỗ trợ và đầu tư công cho PTCPBV.
Trên cơ sở tiếp cận và hệ thống hóa lý thuyết về PTCPBV, Luận án đã xây
dựng khung phân tích PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk. Theo đó, PTCPBV được phân tích
ở ba nội dung, đó là i) Kinh tế (tăng trưởng, hiệu quả, ổn định, chất lượng, cạnh
tranh); ii) Xã hội (thu nhập, việc làm, bình đẳng, xoá đói giảm nghèo); iii) Môi
trường (khai thác và bảo vệ môi trường) và sự kết hợp hài hoà giữa các nội dung đó
trong PTCPBV. Từ đó, luận án đã xây dựng các hệ thống chỉ tiêu đánh giá và các
phương pháp phân tích PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk.
Luận án đã phân tích những mặt được và tồn tại trong PTCPBV ở tỉnh Đắk
Lắk, trong đó nêu rõ phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk tăng trưởng qua hàng năm, có
hiệu quả và lợi thế cạnh tranh nhưng chưa ổn định. Phát triển cà phê giúp tăng thu
nhập, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo nhưng chưa bình đẳng. Phát triển cà
phê là một trong những nguyên nhân làm suy giảm môi truờng và làm mất cân bằng
5
sinh thái. Luận án đã đi sâu phân tích các nguyên nhân thúc đẩy và làm cản trở
PTCPBV ở Đắk Lắk, bao gồm i) Điều kiện tự nhiên; ii) Chủ thể sản xuất; iii) Thị
trường; iv) Chính phủ. Luận án cũng đã khẳng định việc PTCPBV là yêu cầu tất
yếu khách quan trong hội nhập kinh tế quốc tế; Đồng thời nhấn mạnh quan điểm
phát triển sản xuất chạy theo lợi nhuận nhất thời, bất chấp việc phá hủy tài nguyên
môi truờng và làm mất cần bằng sinh thái sẽ là nguy cơ của việc phát triển cà phê
không bền vững.
Từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã xác định các giải pháp và chính
sách phù hợp bảo đảm PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk và khẳng định nhóm chủ thể sản
xuất là nền tảng quyết định. Bên cạnh đó cần tích cực phát triển thị trường, mở rộng
thị trường tiêu dùng nội địa, đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh
doanh cà phê và sự hỗ trợ từ chính sách và đầu tư công của Chính phủ để bảo đảm
PTCPBV.
6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển và phát triển bền vững
1.1.1. Khái niệm và lý luận về phát triển cà phê bền vững
1.1.1.1. Phát triển
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về sự phát triển. Theo tác giả Nguyễn
Ngọc Long và cộng sự: “Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ
quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy
vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ”. Quan điểm này cũng cho rằng,
“Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay
đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại
dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn” [28]
Nhà kinh tế học Dudley Seers (1967) cho rằng ít nhất phải bổ sung thêm ba đòi
hỏi bắt buộc vào khái niệm phát triển, đó là (i) Giảm đói nghèo và suy dinh dưỡng;
(ii) giảm bất bình đẳng thu nhập; (iii) Cải thiện điều kiện việc làm. Còn Gunnar
Myrdal, nhà kinh tế được trao giải Nobel về kinh tế năm 1974, lại cho rằng có một
số nhóm các “giá trị phát triển” như tăng trưởng kinh tế, tăng mức sống, giảm bất
bình đẳng xã hội và kinh tế, độc lập, đoàn kết dân tộc, dân chủ hóa chính trị, những
thay đổi tích cực về cấu trúc gia đình, văn hóa của các xã hội nông nghiệp, công
nghiệp hóa và bảo vệ môi trường.
Phát triển trong sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và dịch vụ. Trong đó,
con người luôn đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những vật chất sẵn có nhằm tạo
ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của cải khác phục vụ cuộc sống.
Sản xuất cho tiêu dùng, tức là tạo ra sản phẩm mang tính tự cung tự cấp, quá
trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra
7
chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản
phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường.
Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo kiểu sản xuất hàng hoá, sản phẩm
sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn,
khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh cao, tỷ
lệ sản phẩm hàng hoá cao.
Về mặt sản xuất ra của cải cho xã hội, phát triển là tăng nhiều sản phẩm hơn,
phong phú hơn về chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bố của
cải. Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình quân đầu người, còn bao gồm các khía
cạnh khác như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống, bao gồm tiêu
dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
Phát triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình
đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do công dân của con người. Phát triển
kinh tế gắn với phát triển ngành cà phê là một khía cạnh của phát triển sản xuất vật chất.
Như vậy, có thể khái quát những quan điển chủ yếu về phát triển như sau:
- Phát triển đó là sự gia tăng về số lượng và thay đổi về chất lượng;
- Phát triển được hiểu theo nghĩa phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu;
- Phát triển chính là tăng trưởng về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu.
1.1.1.2. Phát triển bền vững
Vào nửa cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90, loài người đã phải đương đầu với
những thách thức lớn do suy thoái về nguồn lực và giảm cấp môi trường. Trong tình
hình đó, quan niệm mới về sự phát triển đã được đặt ra, đó là phát triển bền vững.
Mặc dù "bền vững" đã được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trong vài
thập kỷ qua, một báo cáo của Brundtland (1987) đã đưa ra một khái niệm về phát
triển bền vững. Nó được thừa nhận một cách rộng rãi nhất và là một khái niệm được
xem xét ở cấp độ quốc tế. Theo các báo cáo Brundtland [57], [58]:
"Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không
ảnh hưởng tới khả năng của các thế hệ tương lai để đáp ứng nhu cầu riêng của họ.
Nó bao gồm hai nội hàm:
8
 Khái niệm về “nhu cầu” nói riêng đối với nhu cầu thiết yếu của người nghèo
trên thế giới, điều mà cần được ưu tiên trước;
 Quan điểm về sự giới hạn được hình thành bởi trạng thái công nghệ và tổ
chức xã hội trên cơ sở khả năng chịu đựng của môi trường đến đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại và tương lai".
Báo cáo này đặc biệt đáng chú ý về điều cốt yếu theo sự ứng xử của các thái
cực về xã hội, kinh tế và môi trường của sự bền vững một cách tích hợp và mạch
lạc. Kể từ khi hội nghị thượng đỉnh về địa cầu ở Rio de Jareiro, Braxin năm 1992,
cộng đồng quốc tế nói chung đã tán thành quan niệm về phát triển bền vững được
nêu trong báo cáo của Brundtland - một cam kết tái khẳng định tại Hội nghị Thượng
đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững.
Các thế hệ hiện tại khi sử dụng các nguồn tài nguyên cho sản xuất của cải vật chất
không thể để cho thế hệ mai sau phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên
và nghèo đói. Cần phải để cho các thế hệ tương lai được thừa hưởng các thành quả lao
động của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, kỹ thuật, kiến thức và các nguồn lực khác
ngày càng được tăng cường.
Điều then chốt đối với phát triển bền vững không phải là sản xuất ít đi mà sản xuất
khác đi, sản xuất phải đi đôi với việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi
trường. Các chính sách môi trường có thể tăng cường hiệu suất trong sử dụng tài nguyên
và đưa ra những đòn bẩy để tăng cường những công nghệ và phương pháp ít gây nguy
hại và không gây giảm cấp môi trường và nguồn lực. Các đầu tư tạo ra nhờ các chính
sách môi trường sẽ làm thay đổi cách thức sản xuất các sản phẩm và dịch vụ, có thể có
trường hợp đầu ra thấp hơn nhưng lại tạo ra lợi ích làm tăng phúc lợi lâu dài của con
người. Trong thực tế khi thu nhập tăng lên, nhu cầu nâng cao chất lượng môi trường
cũng sẽ tăng lên và các nguồn lực có thể sử dụng cho đầu tư sẽ tăng lên.
Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã đề xuất 5 nội dung của
phát triển bền vững gồm [22]: (i) Tập trung phát triển ở các vùng nghèo đói, nhất là vùng
rất nghèo mà ở đó con người không có lựa chọn nào khác ngoài làm giảm cấp nguồn lực
và môi trường; (ii) Tạo ra sự phát triển cao về tính tự lập của cộng đồng trong điều kiện
có hạn về nguồn lực, nhất là tài nguyên thiên nhiên; (iii) Nâng cao hiệu quả sử dụng
9
nguồn lực dựa trên các kỹ thuật và công nghệ thích hợp, kết hợp với khai thác tối đa kỹ
thuật truyền thống; (iv) Thực hiện các chiến lược phát triển nhằm đảm bảo tự lực về
lương thực, cung cấp nước sạch và nhà ở, giữ gìn sức khoẻ, chống suy dinh dưỡng
thông qua các công nghệ thích hợp; (v) Xây dựng và thực hiện các chiến lược có
người dân tham gia.
Để có sự phát triển bền vững, Malcom Gillis (1983) chỉ ra các yếu tố cần đảm
bảo sau: Một hệ thống chính trị đảm bảo sự tham gia có hiệu quả của người dân vào
việc ra quyết định; một hệ thống kinh tế góp phần tạo sản phẩm thặng dư và kỹ
thuật công nghệ dựa trên tính tự lập và bền vững; một hệ thống sản xuất đảm bảo
phục hồi hệ sinh thái cho sự phát triển; một hệ thống công nghệ làm nền tảng cho
xây dựng các giải pháp bền vững, lâu dài; một hệ thống quốc tế đẩy mạnh mối quan
hệ bền vững về thương mại và tài chính [29].
Từ khái niệm phát triển bền vững của Brundtland (1987), trên quan điểm tiếp cận
một cách có hệ thống, các chuyên gia của ngân hàng thế giới (1993) đã đưa ra mô hình
phát triển bền vững dưới đây [2], [15], [55]:
KINH TẾ
* Tăng trưởng
* Hiệu quả * Ổn định
KT – MT
- Đánh giá tác động của MT
- Tiền tệ hoá tác động của MT
KT-XH
PTBV
- Công bằng giữa các thế hệ
- Mục tiêu trợ giúp việc làm
MÔI TRƯỜNG
* Đa dạng sinh học và
thích nghi
* Bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên
* Ngăn chặn ô nhiễm
XÃ HỘI
XH – MT
- Công bằng giữa các thế hệ
- Sự tham gia của quần chúng
* Giảm đói nghèo
* Xây dựng thể chế
* Bảo tồn di sản
văn hoá dân tộc
Sơ đồ1.1: Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới
Tóm lại có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, nhưng chung quy
lại phát triển bền vững được coi là sự kết hợp giữa sự phát triển và môi trường, là sự
10
cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường. Nó lồng ghép các quá trình sản xuất với
bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường. Nó đảm bảo thoả mãn những nhu
cầu cho hiện tại mà không phương hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu trong
tương lai. Về kinh tế đó là sự tăng trưởng, hiệu quả và ổn định; về xã hội là việc giảm
đói nghèo, xây dựng thể chế, bảo tồn di sản và văn hoá dân tộc; còn về mặt môi
trường đó là đa dạng sinh học và thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và ngăn
chặn ô nhiễm.
1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp bền vững
Theo FAO (1990): "Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo
tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền
nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không
tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và
công nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội"[66].
Đào Thế Tuấn (1999) trích dẫn định nghĩa của FAO về phát triển nông
nghiệp bền vững như sau: “Đó là sự quản lý và bảo vệ cơ sở của các nguồn lợi tự
nhiên và phương hướng của các thay đổi kỹ thuật và thể chế cách nào để đảm bảo
đạt được sự thỏa mãn nhu cầu con người trong thế hệ này và thế hệ tương lai. Sự
phát triển bền vững ấy bao gồm sự bảo vệ đất, nước, các nguồn lợi di truyền thực
vật và động vật không bị thoái hóa về môi trường, thích ứng về kỹ thuật, có sức
sống về kinh tế và chấp nhận được về xã hội”[50] .
Theo ủy ban kỹ thuật của FAO: “Nền nông nghiệp bền vững bao gồm việc quản
lý có hiệu quả nguồn lực để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà vẫn
duy trì hay làm tăng thêm chất lượng của môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên” [65].
Maureen (1990) dẫn quan điểm của hội đồng nghiên cứu quốc gia Mỹ cho
rằng “Nông nghiệp bền vững” tương ứng với nông nghiệp tùy cơ ứng biến, chứa
một phổ đa dạng về các loại hình canh tác, trong đó mỗi loại hình lại có khả năng
thích ứng với một kích cỡ trang trại cụ thể trong những điều kiện cụ thể về điều kiện
11
tự nhiên, đất đai và con người. Do vậy, không thể có một khuôn mẫu chung về phát
triển nông nghiệp bền vững cho các vùng khác nhau, các trang trại khác nhau [76].
Theo Bill Mollison (1994) thì “nông nghiệp bền vững” là một hệ thống được
thiết kế để chọn môi trường bền vững cho sự sống con người. Đó là một hệ thống
ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu
cầu của con người mà không bóc lột đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Nông
nghiệp bền vững sử dụng những đặc tính vốn có của cây trồng, vật nuôi kết hợp với
đặc trưng của cảnh quan và cấu trúc, trên những diện tích đất sử dụng thấp nhất,
nhờ vậy con người có thể tồn tại được, sử dụng nguồn tài nguyên phong phú trong
thiên nhiên một cách bền vững mà không liên tục hủy diệt sự sống trên trái đất [3].
Một trong những mục tiêu của nông nghiệp bền vững là giữ gìn tài nguyên đất
và cải tạo các loại đất bị thoái hóa, mất sức sản xuất. Rosemary Morrow (1994) đã
có những hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng đất đai theo hướng bền vững. Theo
trình bày của tác giả thì mô hình nông nghiệp bền vững hiện nay ở một số nước
thích hợp với quy mô nhỏ, trong đó cây trồng vật nuôi được sử dụng đa chức năng
phù hợp với đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hợp lý, tiết
kiệm, vấn đề sử dụng thảm thực vật che phủ để bảo vệ đất rất được coi trọng [40].
Theo Nguyễn Văn Quí và cộng sự (2001), ở Nhật Bản, phương pháp của
Fukuoka về canh tác tự nhiên được xem là một kiểu canh tác bền vững. Những
nguyên lý chủ yếu của phương pháp này là không làm đất, không dùng phân hóa
học, không làm sạch cỏ bằng máy hay bằng hóa chất diệt cỏ, không phụ thuộc vào
thuốc trừ sâu bệnh hóa học mà chỉ tìm cách điều chỉnh cây trồng bằng việc bố trí
thời gian gieo trồng thích hợp, dùng các loại phân xanh phân hữu cơ sản xuất tại
chỗ và bằng các biện pháp sinh học, canh tác để hạn chế sâu bệnh [39], [25].
Các vấn đề về ngăn chặn xói mòn đất do nước, do gió nhằm giữ gìn tài nguyên
đất và nước để phát triển nông nghiệp bền vững đã được rất nhiều người quan tâm
nghiên cứu. Để việc chống xói mòn có hiệu quả cao cần kết hợp các biện pháp công
trình và các biện pháp sinh học [37], [84].
12
Trong nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững các nhà khoa học nước ta
cũng như trên thế giới đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nông nghiệp bền vững
vùng cao. Khó khăn lớn trong việc phát triển nông nghiệp trên đất vùng cao là địa
hình thường dốc, chia cắt mạnh, có nhiều vùng sinh thái khác biệt ngoài ra còn
gặp các trở ngại về cơ sở hạ tầng, các khó khăn về kinh tế, áp lực dân số, trở ngại
về văn hóa, trí tuệ [78].
Ở nước ta đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nông nghiệp tập trung cho
vùng cao nhằm tìm ra các hệ thống canh tác bền vững phù hợp với các tiểu vùng
sinh thái khác nhau. Các hệ thống nông lâm kết hợp, hoặc hệ thống nông nghiệp
trồng cây dài ngày dễ đáp ứng với yêu cầu canh tác bền vững hơn hệ thống canh
tác cây ngắn ngày. Viện Nông hóa thổ nhưỡng đã kết hợp với một số tổ chức quốc
tế như International Board for Soil Research and Management (Thailand)
(IBSRAM) và Australian Centre for International Agricultural Research (ACIAR)
để thực hiện chương trình nghiên cứu về các biện pháp canh tác bền vững trên đất
dốc nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững [57].
Thuật ngữ nông lâm kết hợp được sử dụng phổ biến trên thế giới trong nhiều
năm gần đây, là một phương thức canh tác mới so với canh tác truyền thống. Nông
lâm kết hợp là tên gọi chung cho các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất, trong đó cây
thân gỗ lâu năm được kết hợp một cách có tính toán trên cùng một đơn vị diện tích
với các loài cây thân thảo và chăn nuôi [11], [21]. Sự kết hợp này có thể tiến hành
đồng thời hoặc kế tiếp nhau về mặt không gian và thời gian. Trong Nông lâm kết hợp
cả 2 yếu tố sinh thái và kinh tế tác động qua lại lẫn nhau giữa các bộ phận hợp thành
hệ thống đó. Các mô hình nông lâm kết hợp trên thế giới rất phong phú, đa dạng [11],
[13]. Ở Thái Lan, người ta xây dựng các mô hình Taungya của mỗi hộ dân. Mỗi hộ
được cấp 0,17 ha đất để làm nhà vườn và khoảng 1,6 ha để trồng rừng và trồng xen
các cây nông nghiệp như lúa, sắn, ngô, cây ăn quả. Ở Ấn Độ, người ta thực hiện nông
lâm kết hợp giữa cây dứa với hồ tiêu, ca cao; giữa cây cao su với cây lương thực;
giữa cây lấy gỗ và cây cà phê… Ở Indonesia các “Lalang” được áp dụng rộng rãi từ
năm 1972, nông dân được giao đất trong 2 năm đầu để trồng cây nông lâm và cây
rừng. Miền nam Brazil người ta trồng cao su kết hợp với ca cao [31], [47], [61].
13
Như vậy trên quan điểm phát triển bền vững, sự phát triển nông nghiệp một
cách bền vững là vừa thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông
nghiệp vừa không giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại trong tương
lai. Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất nông
nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo sự cân bằng có
lợi về môi trường [22].
Tóm lại có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững,
nhưng chung quy lại phát triển nông nghiệp bền vững được coi là sự phát triển của
nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) đảm bảo bảo vệ
môi trường, không giảm cấp tài nguyên; bền vững về kinh tế; được chấp nhận về
phương diện xã hội. Hay nói cách khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo
hướng đạt năng suất nông nghiệp cao hơn, vừa bảo vệ, giữ gìn tài nguyên thiên
nhiên đảm bảo sự cân bằng có lợi về môi trường và ổn định về mặt xã hội. Phát
triển nông nghiệp bền vững về mặt kinh tế đó là sự gia tăng sản lượng nông nghiệp,
sản xuất nông nghiệp phải hiệu quả và ổn định; về mặt xã hội là việc giảm đói
nghèo, tạo việc làm, bình đẳng giữa các đối tượng trong phát triển nông nghiệp; còn
về mặt môi trường đó là đa dạng sinh học và thích nghi, bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên và ngăn chặn ô nhiễm. Như vậy, phát triển nông nghiệp bền vững cũng được
xem xét theo ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, là sự quản lý và bảo tồn sự
thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng
về sản phẩm nông nghiệp của con người cả cho hiện tại và mai sau. Lý luận phát
triển nông nghiệp là nền tảng lý thuyết cho lý luận về phát triển cà phê bền vững.
1.1.1.4. Lý luận về phát triển cà phê bền vững
a. Tổng quan các quan điểm của các tổ chức và cá nhân nước ngoài về phát
triển cà phê bền vững
Xuất phát từ việc nghiên cứu các lý luận về phát triển, phát triển bền vững,
phát triển nông nghiệp bền vững, có rất nhiều tổ chức, cá nhân, các nghiên cứu đã
đưa ra các quan điểm khác nhau về PTCPBV.
Theo hiệp ước Liên Hiệp Quốc kí tại Rio de aneiro vào năm 1992, có ba trụ cột
của phát triển bền vững trong ngành cà phê, đó là: “Môi trường, xã hội và kinh tế’’.
PTCPBV trên cơ sở hài hòa các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và an ninh chính trị,
14
trật tự an toàn xã hội. Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm phát triển kinh
tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ giữ gìn. Để đạt được điều
này, tất cả các thành phần, tổ chức kinh tế - xã hội và Nhà nước phải bắt tay nhau thực
hiện nhằm mục đích dung hoà 3 lĩnh vực chính: kinh tế, xã hội, môi trường [26].
Về kinh tế: Bao gồm phát huy lợi thế tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng tài
nguyên, có hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hạ
giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm [26].
Về xã hội: Tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo,
nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo ổn định vững chắc quốc phòng an ninh, nhất
là an ninh nông thôn [26].
Về môi trường: Cần sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, áp dụng
kỹ thuật canh tác, chế biến theo cách thân thiện với môi trường [26].
Khi nghiên cứu về lịch sử sơ khai và định nghĩa cà phê bền vững, một số tác giả
chỉ ra rằng, cà phê có một số cách phân loại được sử dụng để xác định sự tham gia của
người trồng (hoặc các chuỗi cung ứng) theo những kết hợp khác nhau của các tiêu
chuẩn về xã hội, môi trường và kinh tế. Cà phê phù hợp với những loại và được độc lập
xác nhận hoặc xác nhận bởi một bên thứ ba được công nhận được gọi chung là "cà phê
bền vững." Thuật ngữ "cà phê bền vững" lần đầu tiên được giới thiệu trong những hội
nghị chuyên đề do Trung tâm nghiên cứu chim di cư Smithsonian (SMBC), Ủy ban về
hợp tác môi trường của NAFTA (CEC) và Hội đồng lựa chọn tiêu dùng (CCC) vào
năm 1998. Thuật ngữ "Cà phê bền vững tại Crossroads" [79] trong báo cáo năm 1999
của CCC, được sử dụng đầu tiên trước công chúng. Nó thảo luận về giải thích tính bền
vững và xác định các tiêu chí như sản xuất hữu cơ và công bằng thương mại là "cà phê
bền vững", mặc dù nó không cung cấp một định nghĩa chức năng đơn thuần.
Nghiên cứu của Rice & McLean (1999), “Sustainable Coffee at the Crossroads”
chỉ ra rằng: “Khái niệm về "Cà phê bền vững" là thuật ngữ chưa được thống nhất cao
trong lĩnh vực học thuật và ngành công nghiệp cà phê trong những năm gần đây.
Thậm chí, vẫn còn tồn tại những tranh cãi về khái niệm cà phê bền vững” [79] .
Rice & McLean (1999) đã nhận định: “Cà phê bền vững được xem xét trong sự
liên kết chặt chẽ giữa các vấn đề bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Cụ thể,
điều dễ quan sát trong vấn đề sản xuất cà phê là tính hữu cơ, canh tác dưới tán cây
15
và công bằng trong thương mại cà phê được tìm hiểu gần gũi nhất so với khái niệm
bền vững nói chung” [79] .
Lập luận về định nghĩa cà phê bền vững, Rice & McLean (1999)cho rằng
những nỗ lực trong quá khứ để định nghĩa cà phê bền vững như là “cà phê bền
vững đại diện cho mặt sinh thái và bình đẳng thương mại phản ánh khía cạnh xã
hội”. Điều này không hoàn toàn chính xác. Thậm chí “công bằng thương mại” cũng
chưa phản ánh hết lợi ích của toàn bộ người lao động trong lĩnh vực cà phê hoặc tất
cả các điều kiện xã hội. Tương tự, “chứng chỉ sản xuất hữu cơ” cũng không thể đảm
bảo được vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý tài nguyên đất [79] .
Rice & McLean (1999)nhận thấy “Gần đây, canh tác cà phê dưới tán cây đã bổ sung
tiêu chuẩn hữu cơ và hoàn thiện hơn ở khía cạnh sinh thái của phạm trù bền vững. Tuy
nhiên, thiếu những sự thống nhất về tiêu chí độ che bóng và bất đồng về hữu cơ và canh
tác cà phê dưới bóng cây vẫn là cơ sở để hướng tới mức độ bền vững cao hơn” [79].
Như vậy, trong nhiều năm qua, rất nhiều tổ chức, các nhà khoa học đã cố gắng
phát triển một sứ mệnh, tiêu chí và tiêu chuẩn cà phê bền vững. Tuy nhiên mối quan
tâm của những người tham gia là rất đa dạng để đi đến một sự thống nhất về khái
niệm này.
Rice & McLean (1999)kết luận: “Bản thân ngành cà phê đang là bộ phận tiên
phong hướng tới một sự bền vững cao hơn trong sản xuất cà phê. Đặc trưng của cà
phê, môi trường ngày càng cạnh tranh, khuynh hướng cầu về cà phê tăng, sự gia
tăng về mức độ quan tâm tới môi trường và xã hội là những yếu tố mở ra một tầm
nhìn chiến lược cho việc PTCPBV trong thời gian tới” [79].
Báo cáo nổi bật của Hội đồng lựa chọn tiêu dùng (CCC) trong thời gian tương
tự như các ấn phẩm đáng chú ý của Ngân hàng Thế giới [71], [77] và một văn bản
của IMF [59] là một trong những điều đầu tiên xác định các tồn tại về kinh tế và xã
hội liên quan tới xuất xứ của cà phê, điều này là cơ sở của sự khủng hoảng cà phê
diễn ra hoàn toàn sớm hơn vào đầu những năm 2000. SMBC đưa ra một số bằng
chứng sớm nhất về tác động môi trường xảy ra ở một số khu vực trồng cà phê quan
trọng nhất ở Trung Mỹ [80], [81]. Các mối quan tâm về sinh thái và kinh tế đã được
thảo luận tại các cuộc họp được tổ chức bởi CEC ("Hội thảo chuyên đề về cà phê
16
Mexico được sản xuất một cách bền vững") ở Oaxaca vào năm 2000 mà kết quả là
Tuyên bố Oaxaca. Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) nêu lên và tài liệu hóa một số yếu
tố dẫn đến cuộc khủng hoảng, đặc biệt là sự suy giảm mạnh mẽ về giá cà phê đối
với người sản xuất.
Nghiên cứu về những ước lượng thị trường đầu tiên về cà phê bền vững cho
thấy, khối lượng cà phê thương mại ban đầu chỉ là những con số ước tính, bởi vì
không có cơ quan, bao gồm cả bản thân tổ chức cấp chứng chỉ, thống kê chính xác
theo thời gian [63], [68]. Đánh giá toàn diện đầu tiên và định nghĩa ngắn gọn đầu
tiên xuất hiện trong các tài liệu nghiên cứu được ủy quyền bởi một số tổ chức vào
năm 2001. Các tổ chức như Summit Foundation, Bảo tồn thiên nhiên, Ủy ban về
hợp tác môi trường, các Hiệp hội cà phê đặc biệt của Mỹ, và Ngân hàng Thế giới đã
kết hợp để tài trợ và công bố đánh giá với quy mô lớn đầu tiên về thị trường, giá trị
và khối lượng của các loại cà phê (một mẫu ngẫu nhiên có ý nghĩa về mặt thống kê
trên khắp Bắc Mỹ của 1558 các nhà bán lẻ, 570 nhà rang xay, 312 nhà bán buôn,
120 nhà phân phối, và 94 nhà nhập khẩu). “Kết quả khảo sát cà phê bền vững của
ngành công nghiệp cà phê của Bắc Mỹ" [68] chỉ ra sự sẵn có của bốn loại cà phê
được chứng nhận bền vững (theo thứ tự tầm quan trọng ): hữu cơ, công bằng
thương mại, thân thiện với chim (Trung tâm nghiên cứu chim di cư Smithsonian) và
kết hợp rừng mưa.
Trong thời gian xấu nhất của cuộc khủng hoảng cà phê gần đây (2001-2003),
giá đạt mức thấp kỷ lục (49 Cents/pound (0.454 kg ~ 1 pound) theo chỉ số giá của
ICO, tháng tư năm 2001) và đẩy nhiều nhà sản xuất vào những điều kiện rất khó
khăn. Đến năm 2003, ý tưởng về cà phê bền vững đã bắt đầu để trở thành một chủ
đề phổ biến tại các hội nghị, trong nghiên cứu, và các cuộc thảo luận chính sách.
"Nhà nước của cà phê bền vững" [67] được xuất bản bởi Tổ chức Cà phê Quốc tế
và Viện Quốc tế về Phát triển Bền vững (IISD) vào năm 2003 lưu ý rằng “cà phê
bền vững mang lại các cơ hội mới cho nhà sản xuất”, người mà phải đối mặt với
những khó khăn về giá cả và điều kiện sản xuất bằng không họ sẽ không thoát ra
khỏi sự nghèo đói.
17
Cuốn sách lần đầu tiên đã được hiến tặng cho chủ đề cà phê bền vững và vạch
ra sự phát triển của khái niệm phát triển bền vững trong cà phê và cũng là người đầu
tiên xác định các kênh thị trường, điều kiện thị trường và khối lượng cà phê bền
vững tại các thị trường châu Âu và Nhật Bản. David Hallam, giám đốc ngành hàng
của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), năm 2003 lưu ý rằng "... các sản
phẩm hữu cơ và công bằng thương mại cũng có thể điều chỉnh một mức giá cao”.
Tuy nhiên, sự cao hơn này cũng bị hạn chế trong một chừng mực nào đó [72].
Năm 2004, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới, "Thị trường cà phê: những chuẩn
mực mới trong tổng cung và cầu trên toàn thế giới" [75] chứng minh rằng sự thay đổi
cấu trúc trong các ngành công nghiệp cà phê toàn cầu có thể sẽ cản trở sự tiến bộ của
các quốc gia sản xuất cà phê để tham gia một cách công bằng hơn vào những sản
phẩm nông nghiệp thương mại giá trị nhất của thế giới. Nó cũng khẳng định tầm quan
trọng của cà phê tại hơn 50 quốc gia và giá trị của nó trong một số các nước sản xuất
cà phê như là một sản phẩm chủ yếu, và đôi khi là duy nhất, nguồn thu nhập tiền mặt
cho nhiều nông dân. Lưu ý rằng "các phân đoạn khác biệt", trong đó cà phê được cấp
chứng chỉ như tính hữu cơ và công bằng thương mại được bao gồm, "có thể cung cấp
cho sản xuất có lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng". Nó tiếp tục đề nghị rằng đây là
những "quan trọng bởi vì tốc độ tăng trưởng và tiềm năng của họ để cung cấp các lợi
ích xã hội, kinh tế, môi trường tốt hơn cho nông dân". Vào thời điểm này, trong thập
kỷ giữa, loại cà phê bền vững được thiết lập vững chắc là một trong những mô hình
mới nổi trong sản xuất toàn cầu và thương mại cà phê.
Báo cáo tương tự của Ngân hàng Thế giới xác định rằng sản xuất cà phê bền
vững đã mở rộng vượt ra ngoài nguồn gốc của nó là châu Mỹ La tinh sang các nhà
xuất khẩu nhỏ từ châu Phi và châu Á.
Các sáng kiến cà phê bền vững mở rộng được đề cập đến giữa những năm 2000.
Cà phê bền vững bao gồm các sáng kiến cấp giấy chứng nhận mới như chứng chỉ UTZ
và Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (4C) cũng như các chứng chỉ được sử
dụng độc quyền của bản thân các các công ty (Starbucks và Nespresso). Hầu hết các
chứng nhận, vào cuối của thập kỷ được phổ biến rộng rãi không chỉ trong các cửa hàng
chuyên doanh và quán cà phê mà còn trong các siêu thị lớn và dưới tên thương hiệu quốc
gia của các công ty lương thực toàn cầu như Kraft và Sara Lee. Tại Hội nghị cà phê thế
18
giới ICO năm 2010, cựu chuyên gia cà phê Daniele Giovannucci của Ngân hàng thế giới
[69] lưu ý rằng trong năm 2009 hơn 8% của thương mại toàn cầu là sản phẩm thô (xanh),
cà phê đã được chứng nhận cho một hoặc một trong các sáng kiến bền vững khác. Mặc
dù phát triển nhanh chóng, cà phê bền vững được chứng nhận vẫn là chỉ là một vài phần
trăm của tổng lượng mua của những thương hiệu cà phê lớn nhất thuộc sở hữu của
Nestlé, Kraft, Sara Lee [85].
Các thương hiệu hàng đầu thế giới về khối lượng mua vào, như là Starbucks, sở
hữu chứng chỉ tư (Canh tác C.A.F.E ) chiếm gần 90% lượng mua vào [82], và
Nespresso mua cà phê bền vững (Chứng nhận bởi Liên minh rừng mưa) hiện chiếm
hơn một nửa tổng lượng mua vào. Starbucks cũng là bên mua duy nhất lớn nhất thế
giới của cà phê được chứng nhận công bằng thương mại, theo số liệu thống kê của
Transfair Mỹ và Fairtrade ghi nhãn tổ chức quốc tế (FLO).
Các vấn đề hiện tại của PTCPBV cho thấy: cà phê bền vững không còn là một
ngách nhỏ khi mà thị phần của nó biến thiên từ 0% đến 8% so với ngành công
nghiệp cà phê toàn cầu trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Các nỗ lực đang được
tiến hành bởi tổ chức chứng nhận khác nhau, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và
các công ty lương thực toàn cầu để phát triển sản xuất cà phê bền vững ở các vùng
nghèo nhất của thế giới, chẳng hạn như châu Phi, và để đo lường những tác động
thực tế bằng các sáng kiến, tiêu chuẩn và chứng nhận khác nhau. Trong khi một số
nghiên cứu về chủ đề này đã được công bố, những nghiên cứu có chất lượng cao
vẫn còn thiếu. “Tài nguyên cho tương lai”, một nghiên cứu táo bạo, đã tổng hợp cơ
sở lý luận và thực tiễn một cách rộng rãi trong năm 2010 và xác định 37 nghiên cứu
liên quan, chỉ có 14 trong số đó sử dụng các phương pháp có khả năng tạo ra kết
quả đáng tin cậy. Allen Blackman và orge Rivera, tác giả của "Bằng chứng cơ sở
cho tác động môi trường và kinh tế xã hội của chứng nhận bền vững” [56] kết luận
rằng bằng chứng thực nghiệm là hạn chế và cần nhiều hơn nữa những nghiên cứu lý
thuyết để xem xét những tác động bất đồng của các nghiên cứu.
Tổ chức Xã hội, Môi trường và Ghi nhãn Quốc tế Alliance (ISEAL) là một hiệp
hội toàn cầu cho các tiêu chuẩn xã hội và môi trường mà các thành viên bao gồm rất
nhiều các hệ thống tiêu chuẩn chủ yếu đang áp dụng trong lĩnh vực cà phê bền vững
như: công bằng thương mại, Liên minh rừng mưa, chứng nhận UTZ và Hiệp hội 4C.
19
Thành viên của nó đã giải quyết được thực hiện bằng cách áp dụng một luật tác động
mới trong năm 2010 đòi hỏi họ phải phát triển một kế hoạch đánh giá minh bạch để
cung cấp hợp lý đo lường tác động của họ. Một sáng kiến khác đã được phát triển và
áp dụng các số liệu khoa học để hiểu tác động của phát triển bền vững ở cấp trang
trại. Ủy ban phi lợi nhuận về đánh giá tính bền vững (COSA), là một tập đoàn của
các tổ chức toàn cầu dẫn đầu bởi Viện Quốc tế về Phát triển bền vững (IISD) và Hội
nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), như là một phần của
Sáng kiến hàng hóa bền vững (SCI), đã được phát triển và áp dụng các số liệu khoa
học để hiểu tác động của phát triển bền vững ở cấp trang trại. COSA nêu mục đích là
để đánh giá tính bền vững và quy định là để đạt được "một tập hợp đáng tin cậy của
các biện pháp chung toàn cầu cho phát triển bền vững nông nghiệp theo ba nguyên
tắc cân bằng (môi trường, xã hội và kinh tế)" [70]. Tổ chức Cà phê quốc tế nhất trí
ủng hộ các ghi chú của chương trình COSA mà COSA đã xây dựng năng lực quản lý
với các đối tác địa phương ở các nước sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiểu
biết về những tác động (chi phí và lợi ích) của nhiều sáng kiến bền vững [73]. Trung
tâm Thương mại (ITC) của Liên Hợp Quốc và chương trình Thương mại cho Phát
triển Bền vững của nó cũng đang phát triển một chương trình toàn cầu trực tuyến để
hiểu rõ hơn về sự phân biệt các sáng kiến bền vững đa dạng với các so sánh cơ bản
của các tiêu chuẩn và hệ thống bản đồ sẵn có của họ. ITC cũng đã công bố quan hệ
đối tác với COSA để cho cơ sở dữ liệu của COSA của hàng ngàn quan sát khoa học
về chủ đề này sẽ công khai trong năm 2011-2012.
Một nghiên cứu của Daniele Giovannucci (July 2001) về “Cuộc điều tra cà
phê bền vững của ngành công nghiệp đặc biệt ở Bắc Mĩ’’ cho rằng: phần lớn của
ngành công nghiệp cà phê toàn cầu không nhất quán đáp ứng hai vấn đề cơ bản của
phát triển bền vững: bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Tuy nhiên, một số
lượng ngày càng tăng các công ty cà phê và người tiêu dùng tiên phong nỗ lực để
khuyến khích ngành công nghiệp cà phê trở nên thân thiện với môi trường hơn và
chú ý đến lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà sản xuất. Ba loại cà phê đáp ứng các
các tiêu chí này là cà phê hữu cơ, cà phê bóng che và cà phê thương mại bình đẳng.
Những loại cà phê này đều được gọi chung một tên là cà phê bền vững [62].
20
Các từ ngữ dưới đây phục vụ như là định nghĩa ngắn gọn và rất cơ bản cho
cuộc khảo sát:
Cà phê hữu cơ được sản xuất với các phương pháp bảo tồn đất và nghiêm cấm
việc sử dụng các hóa chất tổng hợp.
Cà phê thương mại bình đẳng là cà phê mua trực tiếp từ hợp tác xã của nông
dân có quy mô nhỏ, bảo đảm một mức giá hợp đồng để tối thiểu chi phí trung gian.
Cà phê bóng che là cà phê được trồng trong các môi trường rừng dưới bóng
cây nên đảm bảo tính đa dạng sinh học và là thức ăn cho các loài chim.
Sẽ có sự nhầm lẫn về những gì gọi là cà phê hữu cơ, về cà phê thương mại
bình đẳng và cà phê bóng che. Không thúc đẩy giáo dục về tiêu chuẩn hóa các thuật
ngữ rất có thể sẽ dẫn đến sự suy thoái của những thuật ngữ này, chẳng hạn "cà phê
bóng che" sẽ là một từ vô nghĩa đối với người tiêu dùng như là từ "cà phê tự nhiên".
Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng cấp giấy chứng nhận sẽ là rất quan trọng
đối với cà phê bền vững. Hai phần ba trả lời cho rằng một con dấu siêu, kết hợp các
tiêu chuẩn cho cà phê bền vững, là quan trọng cho việc kinh doanh của họ [62].
Cà phê bền vững tập trung vào một phân khúc thị trường cụ thể như là một phần
của thị trường cà phê đặc sản, một phân đoạn, đã tăng trưởng đáng chú ý trong những
năm gần đây. Thị trường này đặc biệt phát triển mạnh ở Bắc Mỹ, nhiều cơ hội trong thị
trường EU và Nhật Bản. Trong EU, thị trường cho cà phê thương mại bình đẳng lớn
hơn so với ở Mỹ, cà phê hữu cơ rất mạnh mẽ, còn cà phê bóng che vẫn còn tương đối
mới lạ. Tại Nhật Bản cà phê hữu cơ nổi tiếng, cà phê bóng che đã xâm nhập rất khiêm
tốn (duy nhất một nhà sản xuất cà phê lớn nước giải khát) và cà phê thương mại bình
đẳng là tương đối lớn [62].
Hội nghị quốc tế về Thương mại và Phát triển, tổ chức bởi Viện Quốc tế cho
sự Phát triển bền vững (IISD) [27] [41], về “Tính bền vững trong lĩnh vực cà phê:
“Khám phá cơ hội cho hợp tác quốc tế” đã bàn về “Nền tảng lý thuyết cho sự bền
vững trong lĩnh vực cà phê”. Hội nghị đã chỉ ra rằng cà phê là một hàng hóa quan
trọng trong giá trị giao dịch quốc tế, đóng một vai trò cực kỳ quan trọng cho sinh kế
của hàng triệu nông hộ ở các nước đang phát triển. Hơn thế nữa, ngoài ước tính
khoảng 25 triệu người nông dân phụ thuộc trực tiếp vào cà phê như là nguồn thu
21
nhập chính của mình, Cà phê còn đóng góp một vai trò đáng kể trong thu nhập
ngoại thương và yếu tố quan trọng trong việc tạo cơ hội việc làm và phát triển cơ sở
hạ tầng hơn 50 quốc gia đang phát triển. Chiều rộng và sâu của mối quan hệ giữa
những nhà sản xuất cà phê và hàng loạt các tổ chức trung gian trong chuỗi dây
chuyền cung ứng cà phê tạo nên yếu tố quan trọng trong phát triển bền vững ở tầm
địa phương, khu vực và thế giới.
Giovannucci và Koekoek (2003), (Kilian et al. 2006) trích dẫn từ một ấn phẩm
kết hợp của Ngân hàng thế giới, Tổ chức cà phê quốc tế, Viện quốc tế về phát triển bền
vững và Cơ quan hội nghị liên hợp quốc về vấn đề thương mại và phát triển cho rằng
công bằng thương mại, cà phê hữu cơ và cà phê thân thiện với hệ sinh thái mang lại
những lợi ích hấp dẫn không chỉ cho khoảng 3/4 triệu nông hộ sản xuất cà phê mà còn
đối với toàn bộ ngành công nghiệp cà phê do việc gia tăng doanh số bán từ loại cà phê
này và mang lại giá trị lợi nhuận lớn hơn trong chuỗi cung về cà phê. Tuy nhiên Rosen
và Larson (2001) lại phản ánh rằng dữ liệu cơ bản cần thiết để đưa ra một dự báo đáng
tin cậy về thị trường cà phê hữu cơ lại còn thiếu, đặc biệt là về vấn đề giá cả và chi phí
sản xuất [67], [74].
FLO (2004) và Fairtrade Coffee (2003), Kilian et al (2006) đề cập rằng khái niệm
"công bằng thương mại" được tồn tại từ những năm 1960. Khái niệm này do một cộng
đồng những nhà nhập khẩu và phân phối phi lợi nhuận từ các nước thịnh vượng vùng
Bắc Âu và các nhà sản xuất với quy mô nhỏ ở các nước đang phát triển. Các tác nhân
này đang trong lúc chống lại mức giá thị trường thấp và phụ thuộc nhiều vào các nhà
môi giới, và các tác nhân này lúc bấy giờ đang tìm ra một phương thức thương mại trực
tiếp hơn đối với thị trường châu Âu. Những sản phẩm với nhãn thương mại công bằng
lần đầu tiên xuất hiện ở Hà Lan vào năm 1989. Một cuốn sách được bán chạy nhất
trong thế kỷ 19 có tên "Max Havellar" nói về sự bóc lột của các doanh nhân Hà Lan đối
với những người công nhân trồng cà phê ở ava [74], [88], [90].
FAO (2004), GTZ (2004) Kilian et al (2006) cũng chỉ ra rằng đối với tác động
về kinh tế thì sản xuất hữu cơ nâng cao được năng suất của hệ thống sản xuất nông
nghiệp theo hướng sử dụng ít các yếu tố đầu vào và cung cấp nhiều cơ hội thị
22
trường mới cho sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, những lập luận này chỉ dựa trên một cơ
sở dữ liệu rất hạn chế [74], [89], [91].
IFOAM (2004), Kilian et al (2006) đề cập rằng mục tiêu cơ bản của nông nghiệp
hữu cơ là để hoàn thiện chất lượng của cả nông nghiệp và môi trường dựa trên năng lực
tự nhiên của cây trồng, vật nuôi và khu vực sinh thái. Nông nghiệp hữu cơ nhằm giảm
việc sử dụng các nguồn nguyên liệu bên ngoài và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ
thực vật và phân hóa học và các sản phẩm nhân tạo khác. Thay vào đó nó dựa vào tính
đa dạng sinh học để tăng năng suất cây trồng và khả năng đề kháng bệnh tật [74], [95].
Kilian et al. (2006) chỉ ra rằng để giảm bớt sự tác động của giá cả cà phê thấp
ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp, sản xuất cà phê bền vững và chứng chỉ bền
vững trở thành chiến lược hợp lý đối với nhiều nhà sản xuất để định vị sự khác biệt
về sản phẩm của họ trên thị trường và thay đổi cơ cấu chi phí sản xuất theo hướng
hạn chế lạm dụng các yếu tố sản xuất đầu vào.
Kilian et al. (2006) kết luận để vượt qua những khó khăn, thách thức về giá cả
thấp và chi phí sản xuất cao hơn về mặt tương đối so với các nước sản xuất cà phê
lớn như Brazil và Việt Nam, một số nhà sản xuất cà phê ở Trung Mỹ đã thay đổi
sang hướng sản xuất cà phê bền vững [74].
b. Tổng quan các nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân trong nước về
phát triển cà phê bền vững
Đã có nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế tiến hành nhiều chương
trình, dự án và đề tài nghiên cứu liên quan đến: PTCPBV, nổi bật có một số công
trình sau:
- Trần An Phong (2005), “Sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm cơ sở
phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đắk Lắk”, đã đưa ra kết luận: “Ngày nay,
phát triển bền vững đã trở thành một vấn đề trọng yếu của toàn cầu, đang được
nhiều quốc gia trên thế giới đặt thành quốc sách. Bảo vệ môi trường gắn liền với
phát triển bền vững trở thành một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của mỗi quốc gia”.
- Trong nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2008), Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng về “Phát triển ngành sản xuất cà phê bền vững ở Tây Nguyên” đã
23
khẳng định vai trò to lớn của ngành sản xuất cà phê đối sự phát triển kinh tế của Tây
Nguyên, đánh giá tính bền vững của ngành sản xuất cà phê ở đây, và đưa ra một số
định hướng chính và giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành sản xuất cà phê ở Tây
Nguyên.
- Trong 2 ngày 28 và 29/6/2007, tại TP. Buôn Mê Thuột, Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk và công ty Tư vấn EDE phối hợp tổ chức hội
thảo "Từ dự án thí điểm đến mở rộng sản xuất cà phê bền vững" nhằm chia sẻ
kinh nghiệm với các đối tác trong ngành cà phê Việt Nam và thế giới để ngành cà
phê Việt Nam phát triển bền vững.
- Hội thảo khoa học về "Cây cà phê và sự phát triển bền vững của Đắk Lắk "
được tổ chức tại Buôn Ma Thuột (18-7/2007) đã đưa ra những ý tưởng về một vùng cà
phê có giá trị cao nhờ vào sự thân thiện với môi trường, với những ưu thế cả về đất,
nguồn nước và sự đa dạng sinh học của rừng Tây Nguyên. Hội thảo này cũng chỉ rõ:
Tây Nguyên trồng nhiều cà phê, nhưng xuất thô với chất lượng kém, nên mất thế cạnh
tranh. Phần lớn nguồn lợi vào tay các công ty có thương hiệu toàn cầu.
- Trong bài viết “Chiến lược phát triển bền vững cho cà phê Việt Nam” của
ông Đặng Lê Nguyên Vũ, đăng trên báo điện tử của Hiệp hội cà phê Việt Nam
(VICOFA) đã đưa ra các quan điểm rộng về cà phê; chỉ ra tiềm năng và lợi thế so
sách của ngành cà phê Việt Nam và đề xuất các chiến lược cho ngành cà phê Việt
Nam.
- Bài viết “Để ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững” trên báo điện tử
www.mquyz.net (2006) đã chỉ ra một số nguyên nhân rớt giá cà phê và hướng một
số giải pháp về thị trường cho PTCPBV của Việt Nam.
- Bài viết của Hương Trà “Những biện pháp PTCPBV” đăng trên báo điện tử
của Báo Kinh tế Nông thôn (22/10/2007) đã đưa ra các giải pháp về giống, đầu tư
và khâu chế biến để PTCPBV.
- Bài viết của Gia Bảo “Tây Nguyên: mở rộng cà phê thiếu bền vững”
(24/06/2008) trên báo điện tử Thiennhien.net, đề cập đến việc mở rộng diện tích
trồng cà phê không theo quy hoạch của các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua một trong những nguyên nhân dẫn đến phát triển cà phê thiếu bền vững.
24
- Bài viết của Phương Dung “Để phát triển cà phê, cao su, sắn bền vững”
(22/5/2008) trên báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam có đề cập đến một số cơ
hội, lợi thế và hạn chế về phát triển cà phê, cao su, sắn trong thời gian qua.
- Bài viết của Hà Yên “Giữ nguyên diện tích cà phê từ nay đến 2010” (30/4/2008)
trên báo Điện Tử Vietnamnet đã đề cập đến việc phát triển trồng cà phê tự phát, ồ ạt phát
rừng và chuyển một số diện tích đang trồng cây trồng khác sang trồng cà phê.
- Các tham luận và ý kiến thảo luận tại hội thảo “Phát triển cà phê Buôn Ma
Thuột bền vững”, được tổ chức tại Buôn Ma Thuột (13-03/2011) với nhiều ý kiến
nêu lên những đóng góp của ngành cà phê Việt Nam trong thời gian qua: “Việt
Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với diện tích trên
500.000 ha, hàng năm cho sản lượng trên dưới 1 triệu tấn nhân. Với giá trị tổng
sản lượng chiếm khoảng 2% GDP, ngành cà phê đóng góp không nhỏ vào tăng
trưởng kinh tế của đất nước, là nguồn thu nhập chủ yếu của 540.000 hộ nông dân
với hơn 1,6 triệu lao động ở vùng sâu, vùng xa, nhất là Tây Nguyên”
Bên cạnh đó hội thảo đã chỉ ra một số thách thức mà ngành cà phê đối mặt:
Ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay có tới 85% diện tích trồng cà phê do các hộ nông dân
quản lý nên không ổn định, bởi khi bị rớt giá thì hàng ngàn ha cà phê bị phá bỏ để
chuyển sang trồng loại cây khác; ngược lại khi giá cà phê tăng cao người ta lại đua
nhau trồng, bất chấp khuyến cáo của các nhà quản lý,… Theo một kết quả điều tra,
trong số hơn 190.700 ha cà phê của tỉnh Ðắk Lắk chỉ có khoảng 150.000 ha đáp
ứng đủ các điều kiện kỹ thuật, diện tích còn lại không phù hợp với điều kiện sinh
thái trên địa bàn. Do đó, mỗi niên vụ cà phê, nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng vì sản
phẩm không đạt phẩm cấp. Mặt khác, diện tích cà phê tăng nhanh nhưng chủ yếu
theo hướng tự phát, hầu hết các hộ sử dụng cây giống thực sinh tự ươm, không
qua chọn lọc, trong đó có tới 80% do tự lựa giống. Đây chính là nguyên nhân làm
cho năng suất cà phê không cao, kích thước hạt nhỏ, không đồng đều, chín không
tập trung và thường bị nhiễm bệnh gỉ sắt. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, giám sát
việc chế biến, thu mua cà phê chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động giao dịch
thường qua các đầu nậu trung gian nên người trồng cà phê thường bị ép giá, ăn
chặn và làm khó dễ,…
25
Sau đó các đại biểu đều thống nhất cho rằng, cà phê Buôn Ma Thuột cũng như
cà phê Việt Nam muốn phát triển bền vững phải bảo đảm các điều kiện về nước
tưới, duy trì diện tích ổn định phù hợp với điều kiện sinh thái nhằm giảm tối đa thiệt
hại trước thảm họa thiên tai, tăng cường áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
để nâng cao năng suất và sản lượng, thực hiện mô hình liên kết trong sản xuất, chế
biến, tiêu thụ và xuất khẩu cà phê. Đặc biệt, cần coi trọng vấn đề xây dựng thương
hiệu, tạo uy tín và mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam trên thị trường cà
phê thế giới.
- Quan điểm PTCPBV của tỉnh Đắk Lắk, được Tỉnh uỷ tỉnh Đắk Lắk đưa ra như
sau: “Phải đảm bảo năng suất, sản lượng, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất, chế
biến và tiêu thụ theo phương hướng ổn định lâu dài; giải quyết hài hoà lợi ích về kinh
tế - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường và giữ vững trật tự an toàn xã hội” [45].
c. Đánh giá chung các nghiên cứu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước và quan điểm của tác giả đề tài về phát triển cà phê bền vững
Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về
phát triển cà phê bền vững, nhưng chung quy lại phát triển cà phê bền vững được dựa
trên nền tảng của phát triển nông nghiệp bền vững. Các thuật ngữ “cà phê hữu cơ“,
“cà phê bóng che“, “cà phê thương mại bình đẳng“, “cà phê thánh thiện với chim“,
“cà phê kết hợp rừng mưa“ luôn được đề cập nhiều trong các nghiên cứu. Các nghiên
cứu kết luận rằng những loại cà phê này đều được gọi chung một tên là cà phê bền
vững. Đến những năm 2000, cà phê bền vững được hiểu là cà phê được cấp giấy
chứng nhận mới.
“Cà phê hữu cơ”,“cà phê bóng che”, “cà phê thánh thiện với chim“, “cà phê
kết hợp rừng mưa“ là nói đến phát triển cà phê bảo đảm bền vững về môi trường, cà
phê được sản xuất với các phương pháp bảo tồn đất và nghiêm cấm việc sử dụng
các hóa chất tổng hợp. Cà phê được trồng trong các môi trường rừng dưới bóng cây
nên đảm bảo tính đa dạng sinh học và là thức ăn cho các loài chim.
“Cà phê thương mại bình đẳng” là nói đến phát triển cà phê bảo đảm bền
vững về kinh tế và xã hội, cà phê được mua trực tiếp từ hợp tác xã của nông dân có
26
quy mô nhỏ, bảo đảm một mức giá hợp đồng để tối thiểu chi phí trung gian, có lợi
cho người trồng cà phê và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Như vậy, cà phề bền vững cũng được xem xét trong sự liên kết chặt chẽ giữa
các vấn đề bền vững về môi trường, xã hội và kinh tế. Cụ thể, trong vấn đề sản xuất
cà phê là tính hữu cơ, canh tác dưới tán cây và công bằng trong thương mại cà phê.
Các nghiên cứu trong nước là những công trình quan trọng có đóng góp to lớn
trong phân tích thực trạng, khai thác tiềm năng sản xuất, kinh doanh, chỉ ra những
bất cập trong việc phát triển ngành cà phê Việt Nam, Tây Nguyên và Đắk Lắk, đề
xuất các giải pháp cơ bản phát triển ngành cà phê bền vững trong thời gian qua.
Các nghiên cứu trên cũng đã đề cập đến những mặt, những khía cạnh về cơ
sở lý luận, phương pháp và các nhân tố tác động đến phát triền cà phê bền vững.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này được thực hiện trong các phạm vi và thời gian
khác nhau và đề cập đến những khía cạnh khác nhau của việc nghiên cứu
PTCPBV. Chưa có một nghiên cứu, bài viết nào nghiên cứu một cách chi tiết,
hoàn chỉnh và có tính hệ thống về PTCPBV.
Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau có liên quan đến PTCPBV,
tác giả đề tài cho rằng: “PTCPBV là quá trình phát triển hướng tới thay đổi về kỹ
thuật và công nghệ sản xuất và chế biến cà phê thân thiện với môi trường, thúc đẩy
phát triển kinh tế, công bằng xã hội, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cà
phê chất lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau”.
Quan điểm trên cho thấy PTCPBV được xem xét trên 3 phương diện là môi
trường, kinh tế và xã hội. Trong quan điểm của tác giả là PTCPBV phải hướng tới
sự thân thiện với môi trường, thông qua việc thay đổi, hoàn thiện kỹ thuật và công
nghệ sản xuất cà phê theo hướng vừa đảm bảo môi trường sinh thái, vừa thúc đẩy
phát triển kinh tế, xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cà phê ổn định, chất
lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau. Điều này sẽ giảm thiểu
các ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, đồng thời đảm bảo
chất lượng của sản phẩm cà phê, tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và
tiêu dùng nội địa.
27
Do đó, PTCPBV phải xem xét bối cảnh kinh tế, xã hội, môi trường cụ thể của
quốc gia và địa phương đó để đặt ra các mục tiêu và kế hoạch hành động PTCPBV
cho phù hợp. Tùy theo bối cảnh phát triển cụ thể, có thể áp dụng các biện pháp ưu
tiên khác nhau cho các nước, địa phương. Mặc dù có những điểm khác biệt giữa các
quốc gia, các địa phương, nhưng phát triển cà phê theo hướng bền vững nên là
hướng ưu tiên của các quốc gia, địa phương, trong đó có tỉnh Đắk Lắk.
1.1.2. Đặc điểm ngành hàng cà phê liên quan đến phát triển cà phê bền vững
1.1.2.1. Phát triển cà phê gắn liền với những đặc thù về kinh tế - kỹ thuật của ngành
Ngành sản xuất cà phê với những đặc thù, đó là chu kỳ kinh doanh dài và
mức đầu tư lớn; Quả cà phê chín không tập trung nên khâu thu hái phải được
chia thành nhiều đợt để bảo đảm chất lượng; Sản xuất cà phê đòi hỏi kỹ thuật
chế biến phức tạp; Sản xuất cà phê dùng cho xuất khẩu là chủ yếu... Những đặc
điểm này có tác động rất lớn đến PTCPBV.
a. Sản xuất cà phê có chu kỳ kinh doanh dài và mức đầu tư lớn
Cà phê là cây lâu năm, chu kỳ sản xuất kinh doanh dài, từ 20 đến 25 năm
và được chia làm hai thời kỳ (thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh).
Năng suất và tuổi thọ của cây cà phê phụ thuộc vào chất lượng đầu tư, từ khâu
chọn tạo giống, thiết kế phân lô trồng mới, làm bồn, đặc biệt là quy trình bón
phân, tưới nước và chăm sóc. Do đó, việc đầu tư đúng đắn và liên tục để bảo
đảm chất lượng và năng suất cà phê được coi là một yếu tố quan trọng của
PTCPBV [4], [51].
Trong thời kỳ cà phê kinh doanh, các khâu tỉa cành, tạo hình, bón phân, tưới nước...
đều phải chú trọng nên yêu cầu đầu tư cao cả về vốn và công lao động. Tổng chi phí đầu
tư bình quân 1 ha cà phê khoảng 40 đến 60 triệu đồng, trong đó chi phí về phân bón và
lao động chiếm từ 80 đến 90%. Đối với các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê
nhân, đặc biệt là các hộ nông dân, do thiếu vốn nên việc đáp ứng yêu cầu về vốn đầu tư
đầy đủ và kịp thời cho sản xuất là một khó khăn lớn. Bên cạnh đó, sự biến động bất lợi
về giá phân bón và giá thuê nhân công là yếu tố chủ yếu làm tăng giá thành sản phẩm và
tác động bất lợi đến lợi thế cạnh tranh và PTCPBV [4], [33].
28
b. Quả cà phê chín không tập trung gây khó khăn cho khâu thu hái và
bảo đảm chất lượng sản phẩm
Thu hoạch cà phê không giống như thu hoạch các loại nông sản khác do quả
cà phê chín không tập trung. Để bảo đảm chất lượng thành phẩm (cà phê thu
hoạch chín đều hoặc có ít nhất 95% quả chín) thì việc thu hái cần phải chia thành
nhiều đợt (3 - 5 đợt/vụ). Với việc thu hái thủ công, năng suất thu hoạch là 50 60 kg quả tươi/công lao động vào thời điểm cà phê chưa chín rộ và 100 - 150 kg
quả tươi/công lao động vào thời điểm cà phê chín rộ. Một hecta cà phê năng suất
15 tấn quả tươi cần khoảng 100 - 150 công lao động thu hái. Hầu hết các hộ
nông dân ở vùng trồng cà phê tập trung đều phải thuê lao động vào thời vụ thu
hoạch. Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, nhiều hộ nông dân đã chọn giải pháp
hái tuốt cành (thu hoạch 1 hoặc 2 đợt), cà phê nguyên liệu thu hái vẫn còn từ 25
đến 50% quả xanh và 5 đến 10% số quả bị chín nẫu. Điều này làm ảnh hưởng rất
nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm cà phê, gây cản trở việc phát triển khả
năng cạnh tranh và PTCPBV [7], [10], [33].
c. Sản xuất cà phê đòi hỏi các kỹ thuật chế biến phức tạp
Sản xuất cà phê đòi hỏi phải nắm vững các kỹ thuật sơ chế và chế biến. Đối
với các hộ nông dân, do trình độ sản xuất hạn chế và thiếu phương tiện (sân phơi,
máy móc), việc chế biến cà phê không đúng quy trình kỹ thuật sẽ làm giảm hiệu quả
và chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng bất lợi đến lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà
phê nhân tiêu thụ. Trong khi đó, với các doanh nghiệp (các công ty và nông trường),
việc chế biến bảo đảm theo quy trình kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm tốt hơn, tạo
nền tảng tốt để cạnh tranh và PTCPBV [1] [6], [33].
1.1.2.2. Phát triển cà phê gắn với năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Chuỗi giá trị là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia
khác nhau thực hiện để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm để bán lẻ. Các
hoạt động tạo ra giá trị sản phẩm cà phê bao gồm cung cấp đầu vào, sản xuất, thu
mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Năng lực tham gia vào chuỗi giá trị cà phê
toàn cầu của các tổ chức kinh tế được thể hiện trong tất cả các khâu nghiên cứu
và phát triển, sản xuất, chế biến, phân phối, dịch vụ. Cà phê là một ngành có tính
29
thương mại hóa cao, lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê phụ thuộc lớn vào khả
năng tham gia chuỗi giá trị cà phê toàn cầu của các tổ chức kinh tế. Thiếu sự gắn
kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị và thiếu sự tham gia của các tổ chức
kinh tế vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao là những nhân tố căn bản làm
hạn chế PTCPBV. Do đó, để bảo đảm PTCPBV, cần cải thiện năng lực tham gia
vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu, thông qua việc gắn kết những người sản xuất
với nhau và với nhà thu mua, chế biến, kinh doanh trong sản xuất, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm để tạo sức mạnh cạnh tranh và nâng cao chất lượng, hiệu quả
sản xuất và tăng cường tham gia vào các khâu có lợi thế cạnh tranh và các công
đoạn có giá trị gia tăng cao của chuỗi giá trị như các khâu sản xuất, chế biến và
phân phối [33], [34].
1.1.2.3. Sản phẩm cà phê có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ so với một số nông sản khác
Khác với một số sản phẩm nông nghiệp khác, toàn bộ sản phẩm cà phê sản xuất đều
trở thành hàng hóa, không phải để tiêu thụ trong gia đình. Đối với Việt Nam, Trên 90 % sản
phẩm cà phê sản xuất chủ yếu dùng cho xuất khẩu. Tỷ lệ cà phê tiêu thụ nội địa không đáng
kể. Điều này cho thấy việc sản xuất cà phê chịu rủi ro và phụ thuộc rất lớn vào thị trường cà
phê thế giới. Do vậy, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhằm phát huy lợi
thế cạnh tranh của sản phẩm này trên trường quốc tế. Bên cạnh đó cần phải xúc tiến mở
rộng thị trường tiêu thụ nội địa nhằm hạn chế rủi ro, tăng thế chủ động và giảm sự phụ thuộc
vào thị trường cà phê thế giới, yếu tố quan trọng góp phần bảo đảm phát triển cà phê ổn định
và bền vững [14], [33].
Thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê rộng khắp thế giới. Các quốc gia tiêu
dùng nhiều cà phê phần lớn là các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất
lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Kinh doanh cà phê là lĩnh vực tạo ra
lợi nhuận cao, thu hút rất nhiều người tham gia. Do đó, tính chất cạnh tranh đối với
sản phẩm cà phê nói chung và cà phê nhân nói riêng mạnh mẽ và sâu rộng hơn
nhiều so với các sản phẩm nông nghiệp khác. Để duy trì lợi thế cạnh tranh bền
vững, tạo điều kiện cho PTCPBV đòi hỏi các nhà sản xuất, chế biến cà phê phải
không ngừng cải thiện chất lượng, đổi mới sản phẩm và hoàn thiện các dịch vụ để
giữ vững uy tín và thị phần [4], [33].
30
1.1.3. Nội dung phát triển cà phê bền vững
PTCPBV chính là việc phát triển nhằm ổn định qui mô và hoàn thiện cơ cấu sản xuất
cà phê và nhẫnnhấn mạnh 3 yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường phải được xem xét trong nội
dung yêu cầu của các vấn đề sau:
1.1.3.1. Yếu tố kinh tế trong quá trình phát triển cà phê bền vững
(1) Tăng trưởng kinh tế địa phương và người kinh doanh cà phê
Quá trình PTCPBV đòi hỏi phải đảm bảo góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế
địa phương và người kinh doanh cà phê. Điều này đòi hỏi phải phát triển vững chắc các
hoạt động sản xuất nhằm ổn định năng suất ở mức cao, gia tăng giá trị sản xuất và kim
ngạch xuất khẩu cà phê. Phải hình thành các vùng sản xuất cà phê có chứng chỉ, cà phê
sạch tập trung, hình thành các vùng sản xuất cà phê hóa với quy mô lớn, tạo ra sự chuyển
đổi cơ cấu sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, từ đó góp phần phát triển
kinh tế của địa phương.
(2) Hiệu quả kinh tế
Sản xuất cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, nhất là tỉnh Đắk Lắk vốn đã gắn bó với đời
sống của đồng bào Tây Nguyên qua hàng chục năm qua. Vì vậy, PTCPBV trên cơ sở sử
dụng các nguồn tài nguyên đất, nước và lợi thế về điều kiện tự nhiên nhằm đảm bảo mang
lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Điều này đòi hỏi người sản xuất phải sử dụng có
hiệu quả các yếu tố sản xuất đầu vào nhằm nâng cao năng suất và chất lượng, hạ giá thành
sản phẩm. Phải xúc tiến các nỗ lực nhằm cải thiện và sử dụng các biện pháp kỹ thuật sản
xuất cà phê tiên tiến, sản xuất cà phê chứng chỉ, cà phê sạch. Nghiên cứu tác động các yếu
tố đầu vào trong sản xuất cà phê. Đảm bảo duy trì và phát triển sản xuất cà phê một cách
ổn định, bền vững.
(3) Tăng sức cạnh tranh sản phẩm cà phê trên thị trường
Sản xuất cà phê chủ yếu dùng cho xuất khẩu. Do vậy yêu cầu sản phẩm cà phê phải
có chất lượng, sức cạnh tranh cao, được thị trường chấp nhận. Do đó sản xuất cà phê phải
đảm bảo các tiêu chuẩn chứng chỉ, cà phê phải được trồng đảm bảo về mặt môi trường. Vì
vậy PTCPBV đòi hỏi sản phẩm cà phê từ khâu sản xuất, thu hoạch, bảo quản đến khâu chế
biến phải đảm bảo các tiêu chuẩn chứng chỉ, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, được
thị trường chấp nhận. Việc sản xuất cà phê phải đảm bảo chất lượng và nâng cao giá trị sản
31
phẩm. Do vậy việc sản xuất phải được tiến hành một cách đồng bộ trên tất cả các khâu của
chuỗi cung sản phẩm cà phê, từ cung ứng các nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, cho
đến khâu cuối cùng của quá trình tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy mới đáp ứng được yêu
cầu của thị trường, tăng sức cạnh tranh, gia tăng sản lượng cà phê tiêu thụ ở thị trường nội
địa và kim ngạch xuất khẩu.
1.1.3.2. Yếu tố xã hội trong quá trình phát triển cà phê bền vững
(1) Thu nhập và vấn đề phân hóa giàu nghèo trong phát triển cà phê bền vững
PTCPBV phải đảm bảo để cuộc sống của các cộng đồng địa phương, nhất là đồng
bào dân tộc thiểu số, đồng bào tại chỗ, không bị ảnh hưởng tiêu cực, rủi ro bởi sự phát triển
cà phê gây ra như mất mùa, biến động giá... PTCPBV đòi hỏi phải nâng cao thu nhập của
người trực tiếp sản xuất cà phê và các đối tượng liên quan. Phải đảm bảo cuộc sống gia
đình, cải thiện chất lượng cuộc sống người trồng cà phê, góp phần xóa đói, giảm nghèo,
giảm khoảng cách giàu nghèo. Khắc phục tình trạng nợ nần làm ăn thua lỗ khi giá cà phê
xuống quá thấp, mất mùa hoặc những rủi ro xảy ra khác.
(2) Giải quyết việc làm, nâng cao trình độ học vấn, bình đẳng giới và bình đẳng giữa
các dân tộc trong phát triển cà phê bền vững.
PTCPBV đòi hỏi phải nâng cao trình độ hiểu biết về kĩ năng cũng như trình độ
chuyên môn, kỹ thuật của người lao động sản xuất cà phê thông qua các khóa đào tạo, tập
huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và công tác khuyến nông. Phải đảm bảo ổn định và tạo
ra việc làm cho người lao động, nhất là đối với người đồng bào tại chỗ, đồng bào dân tộc
thiểu số, góp phần nâng cao trình độ học vấn của người lao động, thay đổi hành vi ứng xử
của người dân đối với môi trường. Phải tạo việc làm cho phụ nữ, tạo điều kiện cho họ phát
huy vai trò của nữ giới, tạo ra sự bình đẳng giới, bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng
đồng, ổn định và hạn chế di dân tự do.
1.1.3.3. Yếu tố môi trường trong quá trình phát triển bền vững
(1) Khai thác và sử dụng các tài nguyên đất và nước một cách hợp lý
Điều kiện tự nhiên, trong đó đất đai và nguồn nước là hai yếu tố quan trọng nhất và
không thể thay thế được cho việc phát triển cà phê. Nó vừa là nguồn tài nguyên, vừa là môi
trường sinh thái đẻ phát triển sản suất cà phê. Do vậy việc khai thác đất đai, nguồn nước để
phát triển sản xuất cà phê cần chú ý việc duy trì được chất lượng đất, chống xói mòn, rửa
32
trôi, ô nhiễm và thoái hoá đất, phải chú ý bảo vệ nguồn nước, tránh khai thác một cách
không có qui hoạch, tự phát làm cạn kiệt nguồn nước phục vụ tưới cà phê. Phải đảm bảo
cho hoạt động sản xuất cà phê có thể phát triển liên tục. Phải áp dụng các biện pháp kỹ
thuật canh tác cà phê phù hợp nhằm duy trì và phục hồi khả năng sản xuất của đất đai
cũng như cung ứng đầy đủ nguồn nước hiện tại cũng như trong dài hạn.
(2) Bảo vệ môi trường sinh thái
Quá trình PTCPBV đòi hỏi phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh
thái của vùng sản xuất cà phê. Phải duy trì được sự đa dạng và bền vững của môi
trường sinh thái, tính toàn vẹn của môi trường sống, bảo toàn chức năng của các hệ
thống sinh thái. Cần đảm bảo việc sử dụng an toàn, hiệu quả ở mức tối thiểu các
loại thuốc hoá học, các loại phân vô cơ. Vì vậy người sản xuất phải được chuyển
giao những tiến bộ kỹ thuật sản xuất cà phê để có thể áp dụng nó vào hoạt động sản
xuất của mình. Phải áp dụng những tiến bộ công nghệ thân thiện với môi trường,
không nên can thiệp quá sâu vào quá trình sinh trưởng tự nhiên của cây cà phê.
PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ BỀN VỮNG
KINH TẾ
- Tăng trưởng
- Hiệu quả
- Ổn định
- Chất lượng
- Cạnh tranh
XÃ HỘI
- Thu nhập
- Việc làm
- Bình đẳng
- Xoá đói giảm
nghèo
MÔI TRƯỜNG
- Khai thác môi trường
- Bảo vệ môi trường
Sơ đồ 1.2: Nội dung phát triển cà phê bền vững
Nguồn: Mô tả của tác giả
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững, sử dụng
phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia, các nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến phát triển cà phê bền vững và nghiên cứu thực địa của tác giả. Một số
nhân tố quyết định đến phát triển cà phê bền vững được đúc kết lại đó là: (1) Điều
33
kiện tự nhiên, (2) Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất, (3) Nhóm nhân tố về thị
trường, (4) nhân tố Chính phủ. Các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau, tạo động
lực cho phát triển cà phê bền vững, trong đó vai trò của Chính phủ chi phối các
nhân tố còn lại.
1.1.4.1. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên
Cây cà phê là một cây công nghiệp nhiệt đới, lâu năm đòi hỏi những điều kiện tự
nhiên tương đối khắt khe. Những hiểu biết không đầy đủ về đặc tính sinh lý và yêu cầu
sinh thái của từng giống cà phê có thể gây ra những tổn thất rất lớn và kéo dài về mặt
kinh tế.
Lịch sử phát triển cà phê của thế giới cũng như của Việt Nam cho thấy rõ tác hại của
điều kiện tự nhiên bất thuận đến cà phê. Ngay như Brazil là một nước có lịch sử trồng cà
phê gần 300 năm, nhưng mãi tới những năm gần đây sau khi trải qua nhiều trận sương
muối, đặc biệt là trận sương muối năm 1975 đã phá hoại gần 60% diện tích cà phê, họ mới
quyết định chuyển các diện tích cà phê ở những vùng rìa của vành đai nhiệt đới sang trồng
các loại cây hoa màu cho hiệu quả kinh tế cao hơn [8], [9], [36]. Ở Đắk Lắk, nhìn chung có
điều kiện tự nhiên rất thích hợp với cây cà phê vối, nhưng có những vùng không có một
mùa khô hạn rõ rệt, lúc cây cà phê vối nở hoa lại hay gặp những trận mưa bất chợt làm cho
cây không thụ phấn được nên năng suất không cao và cho hiệu quả kinh tế thấp,…
Một số điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững như sau:
- Chất lượng và độ cao của đất: Chất lượng đất ảnh hưởng rất lớn đến khả năng
tăng và ổn định năng suất, tuổi thọ, chất lượng cà phê và vườn cây. Đất đỏ bazan là
loại đất thích hợp nhất để canh tác cà phê. Loại đất này có tầng phong hóa sâu, dễ
thoát nước và giàu chất dinh dưỡng. Cà phê được trồng trên đất bazan có khả năng
sinh trưởng tốt, năng suất cao, phẩm chất cà phê tốt và hương vị đậm đà. Độ cao
cũng là một nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng cà phê. Hạt cà phê được
sản xuất ở các vùng cao có trọng lượng lớn hơn, rắn chắc hơn và chất lượng ngon
hơn. Độ cao thích hợp cho phát triển cà phê là từ 500m đến 1500m so với mặt nước
biển [32], [33], [52].
- Khí hậu: Điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và chất
lượng cà phê. Cà phê là loại cây trồng ưa khí hậu nhiệt đới cao nguyên, nhiệt độ
thích hợp từ 20oC đến 25oC, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm cao, lượng mưa cả
34
năm từ 1000mm đến 2000mm. Ở những khu vực có lượng mưa phân bố khá đều
quanh năm, không có giai đoạn khô hạn tối thiểu rõ rệt thì không phù hợp cho cây
cà phê phát triển bình thường do cây khó phân hóa mầm hoa. Khâu thu hái, chế biến
cũng gặp không ít khó khăn. Khí hậu có mùa khô hạn kéo dài từ tháng 11 đến đầu
tháng 4 năm sau là điều kiện lý tưởng để thu hoạch, phơi sấy sản phẩm bảo đảm
chất lượng tốt; đồng thời tạo điều kiện cho cây cà phê phân hóa mầm hoa một cách
triệt để, là cơ sở để đạt năng suất và chất lượng cao [30], [40], [49].
- Nguồn nước: Nguồn nước tưới cùng với đất đai là hai yếu tố quan trọng đối
với việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê, tạo điều kiện cho cây cà phê
phát triển một cách bình thường. Sự thiếu hụt nước, đặc biệt trong giai đoạn từ khi
cây cà phê ra hoa, thụ phấn đến 3 - 4 tháng sau đó sẽ làm giảm sút năng suất và chất
lượng cà phê nhân do hạt lép, kích cỡ và trọng lượng hạt nhỏ. Như vậy, ngoài các
tiêu chuẩn về đất đai, độ cao và điều kiện khí hậu, thì nguồn nước tưới cũng là một
tiêu chuẩn rất quan trọng để lựa chọn và quy hoạch vùng trồng cà phê.
1.1.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất
Những nhân tố chính đại diện trong đánh giá môi trường thuộc về chủ thể sản xuất
hàng hoá bao gồm: tác động của khả năng sản xuất, nghiên cứu và phát triển; đánh giá hiệu
quả của công tác marketing; nguồn nhân lực và tình hình tài chính,… Trong luận án này
chúng tôi xét tới các nhân tố ảnh hưởng cơ bản sau: nguồn nhân lực, trình độ kỹ thuật của
người sản xuất, trang thiết bị của người sản xuất, mô hình tổ chức, khả năng về vốn.
a. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được coi là vấn đề quan trọng sống còn đối với mọi sản phẩm,
là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết định đối với sản phẩm. Nguồn
nhân lực bao gồm lao động quản lý, lao động nghiên cứu và phát triển, lao động
trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Tùy thuộc vào từng khâu, từng lĩnh vực của PTCPBV để phân tích trình độ
chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề, khả năng cân đối nguồn nhân lực. Phân tích
các chính sách nhân sự của chủ thể sử dụng lao động, năng lực, mức độ quan tâm và
trình độ của ban lãnh đạo. Dự báo tương lai về quy mô, đặc điểm của thị trường lao
động, thông tin về năng lực và chi phí sử dụng lao động,…
35
b. Khả năng về vốn và trang thiết bị phục vụ sản xuất
“Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, tài chính là yếu tố quan trọng quyết định khả năng
mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư của sản xuất kinh doanh. Bất cứ một hoạt
động mở rộng kinh doanh, mua sắm, đầu tư, quảng cáo,… đều phải được tính toán
dựa trên thực trạng tài chính của chủ thể.
Một nhà sản xuất có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận lợi trong việc
đổi mới công nghệ, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành để duy trì và nâng cao sức cạnh tranh, cung cấp tín dụng thương
mại, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu tăng lợi nhuận và cũng cố
vị trí của mình trên thương trường. Do vậy đối với các ngành kinh tế nói chung, nhất
là đối với sản xuất cà phê nói riêng, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng không những
duy trì sức sống và phát triển cho cây cà phê trong hiện tại mà còn bảo đảm cho cây
cà phê phát triển trong tương lai.
Thực tiễn cho thấy, nếu một vụ nào đó vì thiếu vốn đầu tư cho cây thì năng
suất cà phê không những giảm trong năm đó mà còn giảm tiếp trong các năm kế
tiếp. Vốn đầu tư cho sản xuất cà phê phải liên tục. Ngay cả khi giá cà phê xuống
thấp, thua lỗ cũng phải duy trì đầu tư để bảo đảm vườn cà phê phát triển ổn định và
bền vững.
Việc mua sắm các trang thiết bị nhằm thực hiện những khâu công việc nặng
nhọc, tốn nhiều lao động thủ công hay thời vụ căng thẳng và dễ dàng thực hiện, như
khâu làm đất, tưới nước, vận chuyển, chế biến,… Trong sản xuất cà phê khối lượng
công việc cho mùa màng rất lớn. Do đó việc trang bị các loại máy móc dùng cho
cày xới đất, bơm nước, vận chuyển, xay xát,… là rất cần thiết. Mức độ trang bị của
các loại máy móc thiết bị cao sẽ tạo điều kiện phục vụ tốt cho sản xuất, góp phần
nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
c. Trình độ kỹ thuật của người sản xuất
Cà phê dù được trồng ở những vùng có điều kiện sinh thái thích hợp (đất có độ
cao phù hợp và tốt, khí hậu phù hợp, nguồn nước tưới đầy đủ) nhưng nếu kỹ thuật và
tổ chức sản xuất không tốt thì hiệu quả và chất lượng cà phê sẽ không bảo đảm và
ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững.
36
Trong suốt chu kì kinh tế cây cà phê bao gồm 2 thời kì là thời kì KTCB và thời
kì kinh doanh. Mặt khác sản xuất cà phê thông qua nhiều khâu, nhiều công đoạn của
quá trình từ sản xuất đến sơ chế và tiêu thụ. Trong giai đoạn sản xuất cà phê chúng
tôi tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của những biện pháp kỹ thuật và cải tiến
kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất cà phê.
Về biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cà phê gồm các yếu tố: lai tạo bộ giống
mới, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật thu hoạch, kỹ thuật sử dụng bón phân hoá chất theo
chuẩn nghiệm dinh dưỡng,… Trong các nhân tố này, luận án đề cập nghiên cứu đến lĩnh
vực áp dụng biện pháp kỹ thuật trong việc chọn giống mới, kỹ thuật chăm sóc và thu
hoạch, kỹ thuật bảo quản và sơ chế cà phê.
- Chọn tạo giống: Giống được coi là yếu tố then chốt quyết định năng suất,
chất lượng và hiệu quả sản xuất cà phê nhân. Các giống cà phê được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là nguồn giống quốc gia như dòng vô
tính từ TR4 đến TR12 cho năng suất cao từ 4 đến 7 tấn/ha, kích cỡ và trọng lượng
hạt lớn (17 - 25g/100 nhân), khả năng chống chịu sâu bệnh cao, chín tập trung,
thuận lợi cho khâu thu hái. Nguồn giống cà phê trồng bằng hạt, không được chọn
lọc theo tiêu chuẩn, cho năng suất thấp (2 - 2,5 tấn/ha), hạt bé (trung bình 13,5g/100
nhân), tỷ lệ nhiễm bệnh gỉ sắt cao (20 - 30% tổng số cây) [16], [33], [54].
- Kỹ thuật canh tác và thu hái: Kỹ thuật canh tác cà phê bao gồm kỹ thuật tạo
hình, bón phân, tưới nước, quản lý sâu bệnh hại, trồng cây che bóng… trong đó kỹ
thuật bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh hại là những nhân tố ảnh hưởng lớn
đến giá thành và chất lượng sản phẩm cà phê. Việc thu hái sản phẩm nếu không tuân
thủ theo quy trình, đặc biệt vấn đề hái có tỷ lệ quả xanh cao sẽ làm giảm năng suất và
sản lượng cà phê do trọng lượng hạt thấp và chất lượng sản phẩm kém [33], [44], [60].
- Kỹ thuật chế biến: Quá trình chế biến cà phê ở Việt Nam nói chung và ở
tỉnh Đắk Lắk nói riêng được thực hiện bằng 2 phương pháp chế biến khô và chế
biến ướt. Mỗi phương pháp chế biến có những ưu, nhược điểm và phù hợp với các
loại hình cũng như quy mô tổ chức sản xuất khác nhau. Việc chế biến không đáp
ứng tiêu chuẩn kỹ thuật (tỷ lệ quả tươi quá cao và không được phân loại, sơ chế
không kịp thời, thiếu điều kiện phơi sấy, bảo quản…) là nguyên nhân làm cho cà
37
phê bị nhiễm vi sinh vật, nhiễm bẩn, nấm mốc và có nhiều lỗi [33].
1.1.4.3. Nhóm nhân tố thị trường
a. Quan hệ cung - cầu cà phê
Đối với cà phê, quan hệ về cung - cầu ngoài chịu tác động của giá cà phê thế
giới, còn chịu tác động của nhiều yếu tố. Nếu cung về cà phê thế giới tăng hơn cầu sẽ
làm cho giá cà phê giảm, dẫn đến giá cà phê trong nước giảm. Điều này sẽ có tác
động xấu đến người sản xuất cà phê. Một yếu tố hết sức quan trọng liên quan đến
cung - cầu cà phê trên thế giới đó là các đối thủ cạnh tranh trong ngành cà phê. Các
đối thủ cạnh tranh là những nước cùng sản xuất loại mặt hàng cà phê trên thế giới,
một số nước sản xuất lớn như Brazil, Colombia, Indonesia,… Khả năng phát triển cà
phê của những nước này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị phần cà phê của Việt Nam trên
thế giới. Trong điều kiện nghiên cứu trên địa bàn của một tỉnh, chúng tôi chỉ nghiên
cứu nhân tố giá cả ảnh hưởng đến PTCPBV.
b. Công tác xuất khẩu cà phê
Đa số sản phẩm cà phê của các nước sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới đều
được sử dụng cho mục đích xuất khẩu ra nước ngoài, tỉ trọng tiêu thụ nội địa thấp. Do
vậy, thị trường xuất khẩu có ý nghĩa sống còn đối với ngành cà phê. Việc chiến lĩnh và
mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: chất lượng
sản phẩm, thương hiệu sản phẩm, nhu cầu của nước nhập khẩu, thị trường truyền thống,
thị trường tiềm năng, một số chính sách trong thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm,…
c. Nhu cầu tiêu thụ nội địa đối với sản phẩm cà phê
Một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong ngành sản xuất cà phê cao, một trong
những yếu tố giúp phát triển cà phê bền vững khi nhu cầu tiêu dùng nội địa cao. Quy
mô thị trường trong nước lớn có thể dẫn đến việc hạn chế sự phụ thuộc vào thị trường
tiêu thụ bên ngoài trong sản xuất kinh doanh cà phê. Bên cạnh đó, khách hàng tiêu
dùng cà phê trong nước luôn đòi hỏi các yêu cầu đa dạng và khắt khe về chất lượng,
chủng loại và văn hoá uống cà phê sẽ khuyến khích các nhà sản xuất cà phê trong nước
tích cực cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả để đáp ứng nhu cầu. Ngành sản xuất
cà phê của quốc gia có nhu cầu tiêu dùng trong nước cao và khả năng đáp ứng nhu cầu
khách hàng nội địa tốt sẽ tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ quốc tế và như
vậy góp phần phát triển cà phê bền vững. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh tiêu thụ cà phê
38
trong nước là một hướng phát triển đúng đắn để nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo lợi
thế phát triển cà phê ổn định, bền vững và giảm thiểu rủi ro của ngành cà phê. Nước
sản xuất cà phê lớn nhất thế giới là Brazil cũng là nước tiêu dùng cà phê lớn thứ hai sau
Mỹ, với sản lượng tiêu dùng nội địa gần 50%. Điều này đã giúp Brazil giảm bớt rủi ro
và sự phụ thuộc vào thị trường bất ổn trên thế giới. Mexico cũng gia tăng lượng tiêu
thụ sản phẩm cà phê nội địa từ 1,5 triệu bao năm 2003 tới 2,05 triệu bao năm 2007
[100]. Để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường thế giới, nhiều nước sản xuất cà phê ở
Trung Mỹ như El Salvador, Nicargua, Honduras cũng đã triển khai chương trình xúc
tiến thương mại toàn diện trong nước để tăng lượng tiêu thụ nội địa [33].
1.1.4.4. Nhóm nhân tố thuộc về chính phủ và các cơ quan nhà nước
a. Ảnh hưởng của chính sách
Nhà nước cũng như Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, như
chính sách tự do hóa thương mại, chính sách hỗ trợ tài chính, chính sách khen thưởng
xuất khẩu, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học công nghệ, chính sách về khuyến nông và chính sách về khuyến công,… tháo gỡ, hỗ
trợ rất tích cực cho sự phát triển của ngành nông nghiệp bền vững nói chung và
PTCPBV nói riêng.
Trong thời kì khủng hoảng kinh tế hiện nay, ngành cà phê rất cần có các
chương trình, chính sách hợp lý, kịp thời của Nhà nước. Tuy nhiên các chính sách
này phải phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của các tổ chức quốc tế mà
Việt Nam gia nhập.
Chính phủ với công cụ của nó là việc đề ra và thực thi các các chính sách đã
đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc quản lý và điều hành xã hội nói
chung, tạo lập và duy trì phát triển nông nghiệp và cà phê bền vững nói riêng. Chính
phủ đóng vai trò trong việc tác động tới tất cả các yếu tố trên. Chính sách của Chính
phủ tác động theo hướng kích cầu và cải thiện chất lượng cầu trong nước cũng có
vai trò lớn đối với lợi thế cạnh tranh và hạn chế rủi ro của ngành. Để nâng cao vị thế
đối với ngành hàng cà phê trên trường quốc tế, Chính phủ cần quy định chặt chẽ về
tiêu chuẩn sản phẩm. Những quy định đó tạo áp lực và động lực cho ngành sản xuất
không ngừng cải tiến công nghệ, từ đó nâng cấp vị thế cạnh tranh của ngành hàng
39
cà phê. Tác động của Chính phủ đối với các ngành sản xuất phụ trợ cũng đóng vai
trò không nhỏ đối với quá trình phát triển cà phê bền vững của ngành. Bên cạnh đó,
vai trò của Chính phủ còn thể hiện ở tác động đến việc hình thành và hoạt động của
tổ chức ngành hàng [33].
Các chính sách của Chính phủ tác động trực tiếp tới ngành hàng cà phê bao
gồm chính sách hỗ trợ lãi suất, chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nông dân,
trang trại và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê, chính sách tỷ giá… Trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam chịu
tác động lớn từ thị trường thế giới về cả đầu vào và đầu ra cho sản xuất thì chính
sách của Chính phủ đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao năng lực sản xuất và
năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh
cà phê nhân, tạo nền tảng để nâng cao lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, chính sách
còn có tác động thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm
và điều tiết thị trường cà phê nhân trong nước và quốc tế [33].
b. Hỗ trợ đầu tư công và tổ chức quản lý ngành hàng cà phê
- Sản xuất cây công nghiệp dài ngày thường tập trung trong những vùng chuyên
canh, quy mô sản xuất lớn. Hàng năm, khối lượng hàng hoá vận chuyển trong khu vực rất
lớn. Vì thế, để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, các nhà sản
xuất cần phải xây dựng hệ thống giao thông (không chỉ đường giao thông thông thường
mà còn có cả đường giao thông trong nội bộ khu vực sản xuất).
Ngoài ra, để phục vụ cho việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm, hệ thống điện và
thông tin liên lạc cũng cần phát triển tương ứng nhằm giúp nhà sản xuất năm vững
được thông tin thị trường.
- Việc đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, từ các hộ nông dân riêng
lẻ, manh mún thành các tổ chức, các nhóm hộ, các câu lạc bộ và các hợp tác xã, tạo
điều kiện cho nông dân tiếp thu kỹ thuật mới, tiếp cận thị trường trong nước và
quốc tế. Đổi mới tổ chức sản xuất trong nông nghiệp mới có điều kiện thực hiện
công nghiệp hóa hiện đại hóa ngành cà phê. Trong các mô hình tổ chức quản lý,
chúng tôi chủ yếu nghiên cứu hiệu quả trong tổ chức quản lý của một số tổ chức
(Công ty, nông trường, trang trại) sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, so sánh
40
với mô hình tổ chức quản lý của hộ nông dân để tìm ra những ưu, khuyết điểm của
từng mô hình từ đó đề ra những giải pháp nhằm PTCPBV.
- Một trong những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất
cà phê nói riêng trong nền kinh tế thị trường là, đối với một loại nông sản, nhiều
nhà sản xuất (nhà nông), có khi lên tới hàng chục ngàn, thường bán sản phẩm của
mình cho một nhà doanh nghiệp chế biến, bảo quản, tiêu thụ trên thị trường trong và
ngoài nước. Còn sản phẩm của doanh nghiệp chế biến thường bán cho rất nhiều tổ
chức và cá nhân trên thị trường trong và ngoài nước.
Cả nhà nông và nhà doanh nghiệp rất cần liên kết với nhau một cách bền vững
trong việc bán và mua nông sản. Nhà doanh nghiệp cần có “chân hàng” ổn định,
nguyên liệu đầu vào đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả hợp lý với số
lượng theo yêu cầu của công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ.
Nhà nông cần phải biết chắc chắn nông phẩm do mình làm ra được tiêu thụ hết với
giá cả hợp lý, nếu đã đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, ba
vấn đề lớn của kinh tế thị trường mà từng nhà nông không thể giải quyết được là (i), thị
trường tiêu thụ và thương hiệu (ii), công nghệ mới (iii), vốn đầu tư [97].
Chỉ có doanh nghiệp mới có thể giải quyết tốt ba vấn đề này. Giải quyết ba vấn
đề này không chỉ mang lại lợi ích cho nhà nông mà cho cả nhà doanh nghiệp chế
biến - tiêu thụ nông sản. Vì thế, mối liên kết này là tất yếu và được thiết lập ở các
nước phát triển từ hàng trăm năm nay bằng một hệ thống pháp luật ngày càng hoàn
thiện trên cơ sở tự nguyện giữa các bên.
Các doanh nghiệp còn “đặt hàng” với các nhà khoa học nghiên cứu giải quyết
các vấn đề từ công nghệ chế biến, bảo quản nông sản đến sản xuất nông phẩm nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất trong cả chuỗi giá trị từ
trang trại đến bàn ăn.
Cụ thể là họ không chỉ đầu tư áp dụng các công nghệ mới nhất do các nhà
khoa học tạo ra trong khâu chế biến - bảo quản - tiêu thụ nông sản, mà còn đầu tư
giúp nhà nông áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông sản ở mỗi trang trại.
Do vậy, hoạt động khuyến nông vì lợi nhuận do các doanh nghiệp thực hiện
ngày càng phát triển, làm cầu nối giữa các nhà khoa học và nhà nông, đóng vai trò
41
quyết định trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật và góp phần đưa sản xuất nông
nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn.
Chẳng hạn, để nông sản được chấp nhận trên thị trường thế giới, sản xuất nông
nghiệp hiện nay không thể không tuân theo quy trình và tiêu chuẩn toàn cầu về vệ
sinh an toàn thực phẩm (“Global GAP”). Nhưng những nhà nông nào “hấp thụ”
được sự đầu tư về kỹ thuật, về khuyến nông của doanh nghiệp theo Global GAP?
Những nhà nông nào cần sự bảo đảm tiêu thụ sản phẩm do mình làm ra?
Chắc chắn đó không phải là những nhà nông trồng trọt trên 5-7 công đất hay
nuôi dăm mười con heo. Với quy mô nhỏ, các nhà nông này có thể dễ dàng tiêu thụ
nông sản được sản xuất theo kỹ thuật truyền thống ngay tại chợ quê. Họ không cần
liên kết với nhà doanh nghiệp chế biến - tiêu thụ nông sản, cũng không có khả năng
và không cần áp dụng Global GAP. Còn doanh nghiệp lại không thể kí hợp dồng
tiêu thụ nông sản với hàng ngàn hộ nông dân nhỏ lẻ.
Việc tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng chỉ có thể thực hiện được với điều
kiện nhà nông phải là chủ các trang trại (phổ biến là trang trại gia đình), có quy mô
sản xuất nông sản hàng hóa lớn, có khả năng áp dụng Global GAP và nhà doanh
nghiệp phải có khả năng chế biến - tiêu thụ nông sản với công nghệ tiên tiến, đạt
tiêu chuẩn HACCP (hệ thống kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm).
Nhóm nhân tố thuộc
về chủ thể sản xuất
Nhóm nhân tố về
điều kiện tự nhiên
PHÁT TRIỂN
CÀ PHÊ
BỀN VỮNG
Nhóm nhân tố
thuộc về chính phủ
Nhóm nhân tố
thị trường
Sơ đồ 1.3: Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững
Nguồn: Mô tả của tác giả
42
1.2. Cơ sở thực tiễn của phát triển cà phê bền vững
1.2.1. Các tổ chức và chương trình thành công trong quản lý về phát triển cà
phê bền vững
Bộ Quy tắc chung cho Cộng đồng Cà phê (Common Code for the Coffee
Community – 4C) là một Hiệp hội mở dựa trên cơ chế thị trường nhằm cổ động
và khuyến khích tính bền vững trong chuỗi sản xuất cà phê nhân. Mục tiêu của
hiệp hội là cải thiện thu nhập và điều kiện sống của người sản xuất thông qua
việc giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chuỗi
cung ứng, cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường, đồng thời thúc đẩy sự bền
vững về môi trường. Cà phê được cung cấp cho các kênh tiêu thụ dưới thương
hiệu chính luồng phải đạt được các tiêu chuẩn bền vững cơ bản trên cả ba mặt:
xã hội, môi trường và kinh tế. Ba mặt này được đánh giá theo các mức: xanh
(các hoạt động được khuyến khích), vàng (các hoạt động cần cải thiện) và đỏ
(các hoạt động cần chấm dứt) theo từng tiêu chí của tổng số 30 tiêu chí. Về xã
hội, sản xuất cà phê chỉ thật sự bền vững nếu bảo đảm các điều kiện việc làm,
điều kiện sống cho hộ nông dân và người làm thuê; bao gồm tôn trọng quyền
con người và các tiêu chuẩn lao động, cũng như đạt được một tiêu chuẩn sống
tốt. Về môi trường, cần bảo vệ rừng và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên
như: nước, đất, đa dạng sinh học và năng lượng. Về kinh tế, khả năng kinh tế là
cơ sở cho sự bền vững xã hội và môi trường; nó bao gồm những khoản thu
nhập hợp lý cho tất cả trong chuỗi cà phê, mở rộng thị trường và sinh kế bền
vững. Hiệp hội 4C là tổ chức duy nhất cấp chứng nhận chỉ cho một loại mặt
hàng nông sản là cà phê [23], [41].
UTZ Certified: UTZ theo ngôn ngữ người Mayan là “tốt”. UTZ Certified
thực hiện trách nhiệm tạo ra một thị trường mở và minh bạch cho các sản phẩm
nông nghiệp. UTZ Certified hướng tới phát triển những chuỗi cung ứng các sản
phẩm nông nghiệp nhằm đáp ứng được những đòi hỏi và những kỳ vọng của nông
dân, ngành công nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng. Chương trình này đảm bảo
về quy trình sản xuất và cung ứng bền vững, cũng như tạo ra khả năng truy
43
nguyên nguồn gốc trực tuyến cho các sản phẩm nông nghiệp. Chương trình dựa
trên bộ quy tắc gồm các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường về những thực hành
trồng cà phê có trách nhiệm và quản lý vườn cây hiệu quả. Bộ quy tắc gồm có 11
chương trong đó có 175 tiêu chí thanh tra. Các chương đi theo trình tự các công
đoạn của quá trình trồng và chế biến cà phê và được nhóm lại theo chủ đề trong ba
phần: Phần 1 (chương 1-2) liên quan đến các vấn đề tính truy nguyên và quản lý
chung. Phần 2 (chương 3 – 9) liên quan đến các thực hành nông nghiệp tốt và hoạt
động trên trang trại. Phần 3 (chương 10 - 11) liên quan đến các vấn đề xã hội và
môi trường cụ thể. Các nhà sản xuất cà phê được chứng nhận phải tuân thủ bộ quy
tắc này. Các cơ quan chứng nhận độc lập tiến hành thanh tra hàng năm các nhà sản
xuất theo các tiêu chí bắt buộc của bộ quy tắc UTZ Certified [23], [41].
RFA (Rainforest Alliance) là chương trình nông nghiệp của Tổ chức Liên
minh Rừng nhiệt đới hỗ trợ ban thư kí quốc tế của mạng lưới nông nghiệp bền vững
(SAN - the sustainable agriculture network). SAN là một tổ chức được liên kết bởi
những nhóm bảo tồn môi trường hàng đầu trên thế giới với những người sản xuất và
những người tiêu dùng có trách nhiệm thông qua việc cấp chứng nhận liên minh
rừng nhiệt đới (RFA). Cũng như 4C, định hướng chung của tổ chức RFA dựa trên ý
tưởng về sự bền vững thông qua việc phát triển đảm bảo sự lành mạnh về mặt môi
trường, công bằng về mặt xã hội và bền vững về mặt kinh tế. Theo đó, các hoạt
động sản xuất cần đảm bảo bảo tồn về đa dạng sinh học, bảo vệ động vật hoang dại,
bảo vệ đất rừng, bảo vệ môi trường và cải thiện cuộc sống cho người sản xuất và
cho cả cộng đồng. Tiêu chuẩn của tổ chức này gồm có 10 nguyên tắc, với 93 tiêu
chí gồm tiêu chí bắt buộc và tiêu chí tối thiểu. Muốn đạt chứng nhận người dân cần
tuân thủ 100% tiêu chí bắt buộc, 50% nguyên tắc và 80% tất cả các tiêu chuẩn.
Đánh giá theo cách tuân thủ hoặc không tuân thủ. Khác với 4C, RFA cấp chứng
nhận cho nhiều loại mặt hàng nông sản khác nhau [23], [41].
Fairtrade: Fairtrade có nghĩa “thương mại công bằng”, là một tổ chức mua
bán dựa trên việc đối thoại, minh bạch và tôn trọng lẫn nhau nhằm đạt được sự
công bằng hơn trong thương mại quốc tế. Tổ chức này góp phần vào việc phát
triển bền vững thông qua việc tạo ra điều kiện mua bán tốt hơn và đảm bảo quyền
44
lợi cho những người sản xuất nhỏ. Tiêu chuẩn của tổ chức này bao gồm 107 tiêu
chí, trong đó có 38 yêu cầu tối thiểu và 69 yêu cầu cải tiến. Theo loại hình cà phê
này nông dân sẽ tổ chức thành hợp tác xã hay tổ hợp tác, có tên riêng, có tài khoản
riêng và người sản xuất được bảo vệ tối đa về giá cả. Fairtrade chỉ cấp chứng nhận
cho những người sản xuất nhỏ. Fairtrade cũng cấp chứng nhận cho nhiều loại mặt
hàng nông sản khác nhau [23], [41].
1.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển cà phê bền vững ở một số nước trên
thế giới
1.2.2.1. Kinh nghiệm của Brazil
Brazil là một quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ thế
kỉ XVII, phát triển mạnh từ thập kỉ XX cho đến nay. Trước đây, cà phê chiếm tới
80% tổng thu nhập từ xuất khẩu, nhưng hiện nay chỉ còn là 20% do giá trị xuất khẩu
của các ngành hàng khác tăng mạnh. Mặc dù vị trí của ngành cà phê giảm tương đối
trong cơ cấu xuất khẩu, nhưng Brazil vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế
giới, với sản lượng tương đối ổn định. Thành tựu này đạt được một phần là nhờ
nước này có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, đưa ra thông tin và dự
báo thị trường cà phê chính xác và được công bố qua “Hội thảo triển vọng thị
trường” tổ chức hàng năm tại Brazil [12], [23].
Sản phẩm cà phê của Brazil rất có uy tín trên thị trường thế giới nhờ chất
lượng cao. Mặc dù điều kiện đất đai của nước này chưa hẳn đã tốt hơn Việt Nam,
nhưng Brazil có giống tốt và đồng bộ, quy trình và kỹ thuật sản xuất và chế biến
tiên tiến. Thành tựu này đạt được là nhờ Brazil có hệ thống nghiên cứu khoa học rất
tốt, do Chính phủ đầu tư toàn bộ.
Brazil là nước có sản lượng tiêu thụ cà phê lớn thứ 2 thế giới (sau Mĩ), với gần 50%
sản lượng sản xuất ra được tiêu thụ trong nước, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào thị
trường bất ổn trên thế giới. Hiện nay, lượng tiêu thụ nội địa vẫn liên tục tăng hàng năm,
nhờ triển khai chương trình xúc tiến thương mại toàn diện trong nước từ thập kỉ 80 của
thế kỉ XX. Đây là một kinh nghiệm rất tốt mà Việt Nam có thể học tập [12], [35].
Ngành cà phê của Brazil có 4 nhóm tổ chức chính: Tổ chức của các nhà sản
xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các hợp tác xã); Tổ chức của các nhà rang
45
xay; Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hoà tan và tổ chức của các nhà xuất khẩu.
Các tổ chức ngành hàng này đại diện cho từng nhóm người khác nhau, tham gia vào
quá trình (i) thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách; (ii) xác định, điều chỉnh,
giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê; (iii) thực hiện các chương trình
xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê. Bộ Nông nghiệp Brazil có chức
năng nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm, phòng chống bệnh dịch [12], 42].
Brazil xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt
động rất hiệu quả và nhịp nhàng. Sản xuất cà phê của các hợp tác xã chiếm tới 35%
tổng sản lượng cà phê của cả nước. Hợp tác xã cà phê lớn nhất thế giới của Brazil
(Cooxupe) được thành lập từ năm 1957, có 12.000 thành viên, trong đó 70% là
nông trại quy mô nhỏ (5-7ha), 30% là quy mô vừa và lớn. Hàng năm, trang trại này
buôn bán tới 4,5 triệu bao (cung cấp cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu trực
tiếp tới các thị trường Mĩ, EU, Nhật Bản. HTX có hệ thống hoàn chỉnh bao gồm
kho chứa, làm sạch, phân loại, đánh bóng, pha trộn hạt cà phê, và buôn bán trực
tiếp. Năm 2006, HTX có kho chứa công suất lên tới 3,3 triệu bao/năm. Năm 2006,
HTX đã nhận vào kho chứa tới 2,6 triệu bao. HTX có khoảng 60 chuyên gia nông
nghiệp, mỗi người chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khoảng 200-250
hộ. Như vậy, mỗi vụ, một chuyên gia có thể tới thăm 1 trang trại khoảng 4 lần để
hướng dẫn kỹ thuật mới, kiểm tra quy trình sản xuất đến thu hoạch, phát hiện vấn đề
và giúp giải quyết khó khăn khi cần thiết [12], [48].
Ngoài ra, Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ khác như Nhóm các tổ chức nghiên
cứu cà phê (Coffee Research Consortium), chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển
giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê, bao gồm nhiều tổ chức nghiên cứu khác nhau
như tổ chức nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ (Embrapa - Điều phối của
nhóm), các đơn vị nghiên cứu của các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ.
Bên cạnh các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật cà phê, Brazil còn có tổ chức nghiên cứu
kinh tế - xã hội ngành hàng (Coffee Intelligence Center), chịu trách nhiệm nghiên
cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường cà phê thế giới và Brazil cho các tác nhân
khác nhau [12], [35].
46
Điều phối toàn bộ hoạt động của các tổ chức trên là Hội đồng cà phê Quốc gia
(CNC), có văn phòng thường trực (Cục cà phê) đặt tại Bộ Nông nghiệp Brazil.
Thành viên của hội đồng bao gồm 50% là thành viên của Chính phủ (Bộ và các cơ
quan nghiên cứu thuộc Bộ) và 50% là đại diện của 4 nhóm tổ chức trên. Chủ tịch
hội đồng là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Phó chủ tịch là 1 thứ trưởng phụ trách nông
nghiệp. Hội đồng bao gồm 4 uỷ ban: Uỷ ban thị trường và tiếp thị, Uỷ ban chính
sách chiến lược, Uỷ ban nghiên cứu kỹ thuật và Uỷ ban phụ trách các tổ chức quốc
tế. Trách nhiệm chính của hội đồng là điều phối toàn bộ hoạt động của ngành hàng,
đưa ra các định hướng chính sách trên cơ sở tham vấn các thành viên đại diện, xác
định các ưu tiên và phân bổ vốn cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao cũng như
các chương trình khác như xúc tiến thương mại trong nước, nâng cao chất lượng cà
phê, bảo vệ môi trường [12], [23].
1.2.2.2. Kinh nghiệm của Colombia
Kinh nghiệm của Colombia về đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu cà phê, Bộ
Nông nghiệp Mĩ (USDA) dự báo, sản lượng cà phê của Colombia năm marketing
2006/07 có thể đạt 11,6 triệu bao (60kg/bao), tăng nhẹ so với mức 11,55 triệu bao
năm marketing 2005/06, do nông dân trong ngành tích cực thực hiện chương trình
đổi mới cây trồng nhằm đạt mục tiêu giữ vững sản lượng 11-12 triệu bao/năm.
Cũng trong năm marketing 2006/2007, xuất khẩu cà phê của Colombia dự đoán đạt
10,85 triệu bao [23], [46].
Hiện nay, Hiệp hội Cà phê Colombia (CGF) cũng đang nỗ lực nghiên cứu
nhằm cải thiện chất lượng và giống cây cà phê. Ngày 27/1/2006, Colombia và Mĩ
đã kí kết hiệp định mậu dịch tự do, dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2007. Theo
chương trình đổi mới cây trồng, tuổi đời trung bình cây cà phê của Colombia sẽ
giảm xuống còn 5 năm và sản lượng sẽ được duy trì ở mức 11-12 triệu bao như mục
tiêu đề ra. CGF cũng đang nỗ lực tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất và tăng năng suất giống cây cà phê [23], [48].
Xuất khẩu cà phê của Colombia ước đạt 10,84 triệu bao trong năm marketing
2005/2006, tăng 1,7% so với năm marketing trước đó. Năm marketing 2004/2005,
lần đầu tiên Colombia đã phải nhập khẩu 500.000 bao cà phê nhằm cung ứng cho
47
thị trường tiêu thụ nội địa và theo dự báo trước đây, nước này sẽ phải tiếp tục nhập
khẩu trong năm sau đó [46], [48].
Nông dân trồng cà phê Colombia chủ yếu tại khu vực có năng suất cao đã chấp
nhận chương trình đổi mới cây trồng (trước đây, CGF đã khuyến khích nông dân
thực hiện chương trình này trong nhiều năm) như một phương thức canh tác thông
thường. Tính bình quân, 20% diện tích cà phê của Colombia được trồng mới mỗi
năm và tuổi đời trung bình của cây cà phê hiện là 5 năm. Chương trình đổi mới cây
trồng này được dự báo sẽ giảm thiểu sự biến động trong hoạt động sản xuất cà phê
của Colombia vào thời điểm chuyển vụ [48].
Sản xuất cà phê của Colombia sẽ chỉ phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thời tiết
và khả năng nâng cao năng suất cây trồng. Mặc dù diện tích trồng mới có thể tăng
lên, nhưng sự vững lên của đồng Pêsô và chi phí sản xuất gia tăng sẽ ảnh hưởng lớn
đến kế hoạch trồng cà phê mới của Colombia. Theo số liệu sơ bộ của CGF, trong 5
tháng đầu năm marketing 2005/2006 (10/2005-1/2006), sản lượng cà phê của
Colombia ước tăng 5% (310.000 bao) so với cùng kì trước đó [48].
Giá cà phê tăng trên thị trường quốc tế đã khuyến khích hoạt động đầu tư vào
những vùng trồng cà phê có năng suất cao, thay vì chú trọng vào việc mở rộng diện
tích trồng. Sản lượng cà phê tại những vùng đất ít màu mỡ của Colombia đang suy
giảm, nhưng lượng thiếu hụt này có thể được bù đắp bằng việc gia tăng mật độ cây
trồng và năng suất cà phê tại các vùng đất màu mỡ khác. Giá cà phê tăng cao trên
thị trường quốc tế cũng khuyến khích việc trồng mới tại các vùng phía Nam
Colombia - nơi bắt đầu sản xuất cà phê chất lượng cao. Sản lượng cà phê của
Colombia dự đoán, sẽ vẫn duy trì ở mức 11-12 triệu bao/năm [46], [48].
Chính sách sản xuất của CGF được định hướng theo mục tiêu nâng cao hiệu
quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Để thực hiện một phần của chiến lược này,
Trung tâm nghiên cứu khoa học Colombia đã phát triển một chiến lược mới nhằm
nâng cao hiệu suất hái quả cà phê chín để giảm thiểu thời gian thu hoạch và hạn chế
lượng quả cà phê bị rụng. Được biết, việc hái quả cà phê chín của nông dân chiếm
khoảng 40% chi phí sản xuất mặt hàng này. Bên cạnh đó, CGF cũng tích cực
khuyến khích các nhà sản xuất cà phê quy mô nhỏ nước này tham gia vào các hoạt
động khác nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập. Hiện nay, 90% sản xuất cà phê của
Colombia được canh tác trên diện tích dưới 5 ha [48].
48
Ngoài ra, CGF còn đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu các giống cà phê mới với
sản lượng và giá trị cao hơn. Việc Mĩ gia nhập tổ chức cà phê Quốc tế (ICO) đã
nhận được sự hoan nghênh nồng nhiệt từ các nhà xuất khẩu cà phê Colombia bởi Mĩ
là thị trường tiêu thụ cà phê chủ chốt của nước này. Hiện nay, các nhà xuất khẩu cà
phê Colombia đang tăng cường công tác quản lý chất lượng mặt hàng và xuất xứ
sản phẩm. Ngành cà phê Colombia tin rằng, với tư cách là thành viên của ICO, Mĩ
sẽ giúp cho họ thực hiện việc nâng cao chất lượng sản phẩm [46], [48].
1.2.2.3. Kinh nghiệm Guatemala
Guatemala là nước sản xuất cà phê Arabica lớn thứ hai ở Trung Mĩ, diện tích
cà phê cả nước năm 1997 là 378.000 manzana (khoảng 265.000 ha). Guatemala có
trên 61,000 trang trại cà phê. Tại Guatemala, các chính sách chủ yếu về cà phê được
quyết định bởi Hội đồng chính sách cà phê được tổ chức với các đại biểu của
ANACAFE, ngân hàng trung ương và các bộ tài chính, nông nghiệp, kinh tế và
ngoại giao, ANACAFE là một tổ chức phi lợi nhuận đại diện cho các nhà sản xuất
cà phê, chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ khuyến nông, thông
tin về giá cả, tài chính cho người trồng cà phê, đại diện cho ngành cà phê trong
thương thảo với cơ quan nhà nước. Nguồn tài chính của ANACAFE là do các nhà
sản xuất đóng góp theo luật định với khoản phí 1% giá xuất khẩu, ANACAFE
thông qua quỹ xã hội của mình cũng cung cấp cho khu vực nông thôn các dự án và
sức khỏe, giáo dục và nhà ở, phối hợp với các dự án của chính quyền địa phương.
Sự phát triển cũng như cách tổ chức ngành cà phê của 3 nước châu Mĩ có thể giúp
Việt Nam rút ra những bài học cho việc tổ chức ngành cà phê, một ngành lớn nhưng
đi sau các nước trên 100-200 năm [23], [46].
1.2.2.4. Kinh nghiệm Kenya
Chính phủ đã cấp giấy phép cho 32 tổ chức xuất khẩu mới, mở đường cho việc
trực tiếp xuất khẩu theo việc đổi mới, cho phép nông dân bỏ qua chợ bán đấu giá
trung ương được thiết lập từ lâu. Người ta hi vọng rằng cái “cửa sổ thứ hai” này có
thể đưa đến thu nhập cao hơn cho nông dân dựa vào sự gia tăng cạnh tranh và bớt đi
sự quan liêu. Những người nông dân cho rằng hệ thống đấu giá cổ vũ cho sự tồn tại
một chuỗi dài những người trung gian, chúng “ăn” cả vào thu nhập những người
trồng cà phê [43], [48].
49
1.2.3. Khái quát chung tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới và
Việt Nam
1.2.3.1. Tình hình sản xuất
Bảng 1.1 cho thấy, Việt Nam là nước đứng thứ hai thế giới về sản xuất cà phê,
chỉ xếp sau Brazil. Riêng cà phê Robusta xuất khẩu, Việt Nam đứng trên cả Brazil
và trở thành nhà xuất khẩu mặt hàng này lớn nhất thế giới (VICOFA, 2013). Sản
lượng cà phê của Việt Nam có xu hướng tăng trong giai đoạn từ cuối năm 2007 đến
nay do các địa phương mở rộng diện tích cà phê, đồng thời năng suất bình quân đã
từng bước được cải thiện ở mỗi địa phương, khu vực. Sản lượng cà phê thế giới
biến động tăng giảm qua mỗi niên vụ, nguyên nhân do quy luật sinh học của cây cà
phê, thông thường cứ một năm được mùa thì năm sau thất mùa, hơn nữa sản lượng
cà phê mỗi quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, nếu thời tiết thuận
lợi, mưa nhiều thì sản lượng đạt cao và ngược lại.
Bảng 1.1: Sản lượng cà phê sản xuất của một số quốc gia trên thế giới
ĐVT: tấn
ST
T
QUỐCGIA
2007-
2008-
2009-
2010-
2011-
2012-
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2.164.200
2.759.520
2.368.200
2.885.700
2.609.040
3.049.560
1
Brazil
2
Colombia
750.960
519.840
485.880
511.380
459.180
480.000
3
CostaRica
106.260
77.220
78.240
83.520
87.720
96.180
4
Ethiopia
358.020
296.940
415.860
450.000
407.880
486.000
5
Guatemala
246.000
227.100
230.100
237.000
230.400
186.000
6
Honduras
218.400
207.000
216.180
259.860
354.180
294.000
7
India
259.140
237.000
287.640
301.980
313.980
315.480
8
Indonesia
268.440
576.720
682.800
547.740
517.200
675.000
9
Mexico
249.000
279.060
246.540
239.640
272.760
309.600
10
Vietnam
984.300
1.106.280
1.069.500
1.168.020
1.443.480
1.320.000
1.392.120
1.430.640
1.286.940
1.325.040
1.460.220
1.466.940
6.996.840
7.717.320
7.367.880
8.009.880
8.156.040
8.678.760
Các nước
11
khác
Tổng
Nguồn: Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), 2013
1.2.3.2. Tình hình xuất khẩu
50
Bảng 1.2 cho thấy, sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hai thế
giới, chỉ sau Brazil. Đa số các quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới có sản
lượng xuất khẩu trong giai đoạn 2006/2007 - 2011/2012 ổn định và có xu hướng
tăng, nguyên nhân do sản lượng sản xuất tăng ở mỗi quốc gia, đồng thời nhu cầu
nhập khẩu cà phê trên thế giới cũng tăng.
Bảng 1.2: Sản lượng cà phê xuất khẩu của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam
ĐVT: tấn
2006–
2007
1.709.160
670.620
82.260
166.200
224.820
192.900
203.580
286.200
173.580
2007–
2008
1.682.640
693.420
84.120
168.360
229.320
203.700
203.340
265.080
153.300
2008–
2009
1.817.100
522.960
78.060
112.080
207.360
181.260
177.240
340.020
166.500
2009–
2010
1.812.900
431.760
70.200
174.240
206.760
189.660
255.720
479.400
154.020
2010–
2011
2.031.420
483.840
72.540
181.320
219.240
231.960
353.940
356.880
163.200
2011–
2012
1.912.740
437.880
83.040
169.920
223.260
328.440
328.980
371.100
202.500
10 Việt Nam
1.085.400
11 Các nước khác 1.111.800
946.440
1.019.700
1.043.160
1.081.920
875.460
1.025.220
1.011.000
1.099.320
1.408.500
1.166.460
5.649.420
5.727.660
5.675.340
6.204.660
6.632.820
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
QUỐC GIA
Brazil
Colombia
CostaRica
Ethiopia
Guatemala
Honduras
India
Indonesia
Mexico
Tổng
5.906.520
Nguồn: Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), 2013
1.2.4. Những bài học kinh nghiệm về phát triển cà phê bền vững ở Việt Nam
Từ nghiên cứu kinh nghiệm PTCPBV của một số nước trên thế giới, đối với
ngành cà phê của Việt Nam đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
(1) Trong thời gian qua nhóm chuyên gia của Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt
Nam đang xây dựng chương trình áp dụng Bộ tiêu chuẩn chung của cộng đồng cà phê
(4C) tại Việt Nam. Việc học tập kinh nghiệm của Brazil và cùng áp dụng bộ tiêu chuẩn
4C sẽ là hướng đi mới giúp Việt Nam nâng cao chất lượng cà phê một cách đồng bộ,
để sản phẩm cà phê có uy tín trên thị trường thế giới, cần sản phẩm chất lượng cao.
(2) Để giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường bất ổn trên thế giới, nhà nước
đang khuyến khích các nhà đầu tư, xúc tiến thương mại cho việc xây dựng các nhà
máy chế biến cà phê bột, cà phê hoà tan phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa. Nhờ
đó, sản lượng tiêu thụ nội địa đã có xu hướng tăng.
51
(3) Hiện nay Việt Nam đang học tập Brazil trong việc xây dựng và phát triển hệ
thống ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng. Việc phát triển hệ thống
ngành hàng cà phê và hệ thống dịch vụ khuyến nông cho người trồng cà phê đã giúp việc
nâng cao nhận thức và trình độ cho người dân trong việc nắm bắt kỹ thuật trồng cà phê.
Nhờ đó gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê.
(4) Qua nghiên cứu mô hình sản xuất, nghiên cứu thị trường cà phê của Brazil
cho thấy Việt Nam đã và đang tiến hành thành lập Ban điều phối các hoạt động trong
ngành cà phê. Ban sẽ do 1 lãnh đạo Bộ chỉ đạo, với 50% thành viên là thuộc Chính
phủ và 50% thuộc các thành phần kinh tế khác. Ban sẽ có một tiểu ban thường trực là
đại diện của một cơ quan quản lý Nhà nước, 1 cơ quan nghiên cứu chính sách và hiệp
hội. Ban sẽ chịu trách nhiệm xây dựng đề án tổ chức ngành hàng cà phê Việt Nam và
hàng loạt các hoạt động khác. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban sẽ được
nghiên cứu đề xuất cụ thể khi lãnh đạo Bộ cho phép thành lập. Đây sẽ là tổ chức điều
phối ngành hàng đầu tiên của Việt Nam, gắn toàn bộ các nhóm tác nhân dọc theo
kênh ngành hàng, với sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước và sự tham gia tích cực của các
thành phần kinh tế [25].
(5) Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư và là
tài sản vô hình có giá trị của doanh nghiệp. Khi một thương hiệu đã được khách
hàng chấp nhập, nó sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đích thực dễ nhận
thấy. Đó là khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn ngay cả khi đó là
một chủng loại hàng hóa mới (ví dụ như cà phê Trung Nguyên, cà phê Buôn Ma
Thuột,…); tạo ra cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đối với các thương hiệu
mạnh. Hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng có thể bán giá cao hơn so với các hàng
hóa tương tự nhưng mang thương hiệu xa lạ. Ngoài ra một thương hiệu mạnh sẽ
giúp bán được nhiều hàng hơn (nhờ tác dụng tuyên truyền và phổ biến kinh nghiệm
của chính những người tiêu dùng).
Thương hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định cho doanh
nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện và như
là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bán hàng. Khi đã mang
thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ không còn e ngại khi đầu tư vào doanh
nghiệp và cổ phiếu của doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho
52
doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức
cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp [86], [101].
Thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của rất nhiều yếu tố,
những thành quả mà doanh nghiệp tạo dựng được trong suốt quá trình hoạt động
của mình. Chính sự nổi tiếng của thương hiệu như là một đảm bảo cho lợi nhuận
tiềm năng của doanh nghiệp. (Ví dụ trước đây nhiều doanh nghiệp thường không để
ý đến thương hiệu, vì vậy khi biết tập đoàn Elida mua lại thương hiệu P/S với giá 5
triệu USD trong khi giá trị tài sản cố định và lưu động của công ty ước chỉ trên dưới
1 triệu USD, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thấy giá trị của thương hiệu và
giá trị này thật khó ước tính).
Cà phê mang thương hiệu, chỉ dẫn địa lý là một trong những kinh nghiệm
được các nước sản xuất cà phê trên thế giới coi trọng phát triển để duy trì lợi thế cạnh
tranh bền vững. Trong thời gian qua, ngành cà phê Việt Nam đã bước đầu quan tâm
đến việc xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cà phê Buôn Ma Thuột. Sản phẩm cà phê được
sản xuất ở cao nguyên Buôn Ma Thuột và các vùng phụ cận có chất lượng cao và
được người tiêu dùng ưa chuộng. Tháng 10 năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ
Khoa học và Công nghệ công nhận cấp đăng bạ tên gọi xuất xứ cà phê Buôn Ma
Thuột cho sản phẩm cà phê nhân Robusta. Tuy nhiên, cho đến nay, thương hiệu này
vẫn còn nằm im trên giấy và chưa mang lại một hiệu quả thiết thực nào.
Vì vậy, để tạo giá trị gia tăng và thương hiệu cho sản phẩm cà phê Việt Nam,
cần sớm phát triển và quảng bá chỉ dẫn địa lý. Ngoài việc hoàn thiện và quảng bá
thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho cà phê vối Buôn Ma Thuột, Việt Nam cần phân tích,
xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cà phê chè ở một số vùng như Đà Lạt, Phủ Quỳ…
Tóm tắt chương 1
Có nhiều quan điểm khác nhau về PTCPBV. Từ những thảo luận xung quanh
quan niệm của các tác giả, có thể khái quát PTCPBV là quá trình phát triển hướng
tới thay đổi về kỹ thuật và công nghệ sản xuất và chế biến cà phê thân thiện với môi
trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, công bằng xã hội, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu
cầu sản phẩm cà phê chất lượng cao của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau.
53
Đặc điểm PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk bao gồm i) PTCPBV gắn liền với những
đặc thù về kinh tế - kỹ thuật của ngành; ii) PTCPBV gắn với năng lực tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu và iii) Sản phẩm cà phê có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ so với
một số nông sản khác.
Nội dung chủ yếu của PTCPBV được xác định bao gồm i) Bền vững về kinh tế
(tăng trường, hiệu quả, ổn định, chất lượng, cạnh tranh); ii) Bền vững về xã hội (thu
nhập, việc làm, bình đẳng, xoá đói giảm nghèo), Bền vững về môi trường (khai thác
và bảo vệ tài nguyên môi trường)
Trên cơ sở phân tích đặc điểm và các nội dung PTCPBV, tác giả xác định bốn
yếu tố chủ yếu quyết định PTCPBV bao gồm i) Điều kiện tự nhiên của sản xuất (đất
đai, khí hậu, nguồn nước); ii) Chủ thể sản xuất - kinh doanh cà phê (lao động, tài
chính, công nghệ, tổ chức sản xuất); iii) Thị trường tiêu thu sản phẩm cà phê iv) Các
chính sách và hỗ trợ đầu tư công của Chính phủ.
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về PTCPBV của các nước sản
xuất cà phê hàng đầu thế giới (Brazil, Colombia và Guatemala), tác giả rút ra
những bài học kinh nghiệm về nâng cao lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê Việt
Nam, đó là i) Để PTCPBV, Việt Nam cần nâng cao chất lượng cà phê một cách đồng
bộ, để sản phẩm cà phê có uy tín trên thị trường thế giới; xúc tiến thương mại, mở
rộng thị trường tiêu thụ cà phê nội địa; iii) Xây dựng, đổi mới hình thức tổ chức
ngành hàng cà phê thích hợp và iv) Phát triển chỉ dẫn địa lý để khẳng định thương
hiệu và nâng cao giá trị cà phê.
54
2
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và khí hậu
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý từ
107o28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc.
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 13.085 km² (1.308.500 ha), chiếm 3,9%
diện tích tự nhiên cả nước Việt Nam. Trong đó, Đất nông nghiệp: 478.154,7 ha; Đất
lâm nghiệp: 602.479,94 ha. Đáng chú ý là diện tích đất đỏ bazan rất lớn chiếm
khoảng 1/3 diện tích tự nhiên (hơn 311 ngàn ha) thích hợp cho việc phát triển cây
công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả [20], [101].
Phần lớn địa bàn Đắk Lắk thuộc sườn phía tây nam dãy Trường Sơn nên địa
hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía nam và đông nam tỉnh
với độ cao trung bình 1.000-1.200 m, trong đó có đỉnh Chư Yang Sin 2.442 m, Chư
H’mu 2.051 m, Chư Dê 1.793 m, Chư Yang Pel 1.600 m.
Địa hình cao nguyên bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích tự
nhiên với độ cao trung bình 450 m. Với độ cao này, rất thích hợp cho phát triển
trồng cà phê, đặc biệt là cây cà phê vối. Phần diện tích tự nhiên còn lại là vùng thấp,
bao gồm những bình nguyên ở phía bắc tỉnh và ở phía nam thành phố Buôn Ma
Thuột [20], [101].
Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đắk Lắk vừa chịu sự chi
phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên
mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường
Sơn. Thời tiết tỉnh Đắk Lắk chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau, trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh. Lượng mưa
trung bình hàng năm đạt khoảng 1.600 – 1.800 mm. Độ ẩm không khí trung
bình năm khoảng 82%. Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao, khoảng
2.139 giờ [20], [101].
55
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Tài nguyên đất và nước
a. Tài nguyên đất
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk, đó là tài
nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, trong đó chủ yếu là nhóm
đất xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen [20].
Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (pH/H2O từ trung tính đến chua,
đạm và lân tổng số khá). Sự đồng nhất cao giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu
thực tế của các nhóm đất và loại đất, được phân bố trên cao nguyên Buôn Ma Thuột trải
dài khoảng 90 km theo hướng đông bắc - tây nam và rộng khoảng 70 km. Phía bắc cao
nguyên này (Ea H’Leo) cao gần 800 m, phía nam cao 400 m, càng về phía tây chỉ còn
300 m, bề mặt cao nguyên rất bằng phẳng chỉ còn điểm một vài đồi núi.
- Nhóm đất phù sa (Fuvisols): Được hình thành và phân bố tập trung ven các
sông suối trong tỉnh. Tính chất của loại đất này phụ thuộc vào sản phẩm phong hoá
của mẫu chất.
- Nhóm đất Gley (Gleysols): Phân bố tập trung ở các khu vực thấp trũng thuộc
các huyện Lăk, Krông Ana và Krông Bông.
- Nhóm đất xám (Acrisols): Là nhóm lớn nhất trong số các nhóm đất có mặt tại
Đắk Lắk, phân bố ở hầu hết các huyện.
- Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan): Là nhóm đất
chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm tới 55,6% diện tích đất đỏ bazan
toàn Tây Nguyên. Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục, độ xốp
bình quân 62% - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao,… rất thích
hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ
tiêu,… và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi
thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk.
b. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt
Với những đặc điểm về khí hậu-thủy văn và với 3 hệ thống sông ngòi phân bố
tương đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Srepok; hệ thống sông Ba, hệ thống sông
Đồng Nai) cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con suối có độ dài trên 10 km, đã tạo cho
56
Đắk Lắk một mạng lưới sông hồ khá dày đặc. Vì vậy, nhiều vùng trong tỉnh có khả năng
khai thác nguồn nước mặt thuận lợi để phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là các địa bàn
phân bố dọc theo hai bên sông Krông Ana thuộc các huyện: Krông Ana, Krông Pắk,
Lăk,… [19], [20].
- Nguồn nước ngầm
Tập trung chủ yếu trong các thành tạo bazan & trầm tích neogen đệ tứ, tồn tại
chủ yếu dưới 2 dạng: nước lỗ hổng và nước khe nứt. Chất lượng nước thuộc loại
nước siêu nhạt, độ khoáng hoá M= 0,1 - 0,5, pH = 7-9. Loại hình hoá học thường là
bicacbonat clorua - magie, can xi hay natri.
2.1.2.2. Các tài nguyên khác
a. Tài nguyên rừng
Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của Đắk Lắk là 608.886,2 ha, trong đó
rừng tự nhiên là 594.488,9 ha, rừng trồng là 14.397,3 ha. Độ che phủ rừng đạt 46,62%
(số liệu tính đến ngày 01/01/2004). Rừng Đắk Lắk được phân bố đều khắp ở các huyện
trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp Campuchia. Rừng Đắk Lắk
phong phú và đa dạng, thường có kết cấu 3 tầng. Cây gỗ có tác dụng phòng hộ cao; có
nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học, phân bố trong điều
kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Do đó rừng có vai trò quan
trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Rừng
Đắk Lắk có nhiều loại động vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yôk Đôn và
các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin,… có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong
sách đỏ nước ta và có loại được ghi trong sách đỏ thế giới. Rừng và đất lâm nghiệp có vị
trí quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh [19], [20].
b. Tài nguyên khoáng sản
Tỉnh Đắk Lắk không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng
mà còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có
nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Như Sét cao
lanh (ở M’DRăk, Buôn Ma Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana,
M’DRăk, Buôn Ma Thuột - trên 50 triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt
57
pho (Buôn Đôn), Than Bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, ectit), đá ốp lát, đá xây
dựng, cát xây dựng,… phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh [19].
2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội
Tỉnh Đắk Lắk bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13
huyện (Ea H'Leo, Easup, Krông Năng, Krông Buk, Buôn Đôn, Cư M'Gar, Eakar,
M’Đrăk, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin); trong đó có 180 xã,
phường, thị trấn.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội tỉnh Đắk Lắk
STT Chỉ tiêu
1
Dân số BQ năm
ĐVT
2000 2005
1000 người 1.521 1.658
2009
1.733
2010
1.750
BQ
-
1,11
0,98
1,41
955
965
-
1,04
4,05
2
Tốc độ tăng dân số BQ
%
3
Số LĐ (ngày 1/7 hàng năm)
1000 người 649
4
Tốc độ tăng số LĐ BQ
%
1,59
5
GDP (theo giá hiện hành)
tỉ đồng
4.030 8.293
21.798 25.354 -
6
GDP (theo giá so sánh 1994)
tỉ đồng
4.878 7.235
11.407 12.826 -
7
8
Tốc độ tăng GDP BQ
%
8,23
9
Cơ cấu kinh tế:- NLN nghiệp %
1,80
1,74
757
3,13
8,20
5,98
12,06 13,23
10,15
59,15 57,18
56,81
53,21
-
- CN - XD
%
13,89 17,18
16,26
18,47
-
- Dịch vụ
%
26,96 25,64
26,93
28,32
-
triệu đồng
2,65
12,58
14,49
-
GDPBQ nhân khẩu (giá HH)
5,00
Nguồn: [17], [18], [20].
Theo số liệu niên giám thống kê 2010, tỉnh Đắk Lắk, dân số bình quân tỉnh Đắk
Lắk năm 2010 là 1.750 ngàn người. Trong đó, dân số đô thị chiếm 24,02%, còn lại
chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 75,98%. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 44 dân
tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông,
Thái, Tày, Nùng,… chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình toàn
tỉnh là 132 người/km2, nhưng phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung
chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ 14, 26,
27 chạy qua như Krông Búk, Krông Pắk, Ea Kar, Krông Ana. Các huyện có mật độ
dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn như Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk,
Krông Bông, M’Drắk, Ea Hleo v.v. Các dân tộc thiểu số sinh sống ở 125/170 xã trên
địa bàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng cao, vùng xa. Ngoài các dân tộc
58
thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung
đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm
giảm từ 1,8% năm 2000 xuống còn 1,41% vào năm 2010. Trong những năm gần đây,
dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã
gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống
xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái [19], [20].
Bảng 2.1 cho thấy, tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2000-2010
của tỉnh Đắk Lắk đạt 10,15%. Quy mô GDP (theo giá hiện hành) năm 2010 ước đạt
25.354 tỉ đồng, gấp 6,29 lần so với năm 2000 và gấp 3,06 lần so với năm 2005. Giá
trị tổng sản phẩm năm 2010 bình quân đầu người (giá hiện hành) ước đạt 14,49
triệu đồng/người.
Cơ cấu kinh tế năm 2000 so với năm 2010, tỉ trọng ngành nông lâm nghiệp từ
59,15% giảm xuống còn 53,21%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 13,89% lên
18,47%; các ngành dịch vụ tăng từ 26,96% lên 28,32%.
Tuy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả giai đoạn vẫn duy trì được
xu hướng tích cực, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ ngành Nông Lâm nghiệp
sang các ngành Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ, song sự chuyển dịch chậm,
ngành Nông Lâm nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (chiếm
tới 53,21% trong năm 2010). Do vậy nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk vẫn nghiêng về phát
triển Nông Lâm nghiệp, trong đó có phát triển cây chủ lực là cà phê. Tăng trưởng
kinh tế hàng năm bị tác động mạnh theo chu kì tăng, giảm sản lượng hàng năm của
sản phẩm cà phê; giá trị các sản phẩm công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tuy có tăng,
nhưng đóng góp chưa cao trong tăng trưởng chung.
2.2. Tổng quan về phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Lịch sử phát triển cây cà phê của tỉnh Đắk Lắk
Đắk Lắk có 311 nghìn ha đất đỏ Bazan, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển
các cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, hồ tiêu, nhất là việc
phát triển trồng cà phê.
59
Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất cả nước, thương hiệu cà phê
Buôn Ma Thuột đã được khẳng định, nhưng ít ai biết rằng để có được kết quả đó,
ngành cà phê Đắk Lắk đã trải qua nhiều thăng trầm [98].
Gần 100 năm về trước, tại tỉnh Đắk Lắk đồn điền cà phê (Công ty Nông
nghiệp Á Châu-CADA) được thành lập, là một trong những đồn điền ra đời sớm
trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương
vào năm 1922. Cùng lúc đó trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có tổng cộng 26 đồn điền cà
phê khác được thành lập.
CADA là từ viết tắt của cụm từ Compagne Argicole D’Asie (Công ty Nông
nghiệp Á Châu), với diện tích ban đầu 2.000 ha, là một đồn điền cà phê lớn nhất ở
Đắk Lắk. Lúc đồn điền cà phê CADA được thành lập, cũng là lúc giai cấp công
nhân đồn điền cà phê CADA ra đời, họ là nạn nhân của nạn cướp đoạt ruộng đất và
bần cùng hóa, trong đó người Êđê, Mnông chiếm tới 70% dân số.
Sau giải phóng (30/4/ 1975), tỉnh Đắk Lắk đã sớm quan tâm đến việc phát
triển cà phê. Ngày 12/11/1975, UBND cách mạng tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định
trưng thu tài sản, đất đai ở các đồn điền, đồng thời vận động 75 hộ cá thể hiến tặng
gần 2.000 ha đất cà phê, trên cơ sở đó thành lập cà phê Thắng Lợi, Ea hồ, 10-3, Đức
Lập do Công ty quốc doanh nông nghiệp tỉnh trực tiếp quản lý. Đồng thời một loạt
các công ty quốc doanh thuộc Trung ương quản lý cũng ra đời.
Từ sau 1986, chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước, tỉnh Đắk Lắk
đã chủ trương trồng mới, thâm canh rộng rãi trong nhân dân, từ đó bắt đầu hình
thành các vùng tập trung chuyên canh cà phê lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột và
các huyện lân cận.
Hiện nay, khoảng 15% diện tích cà phê trên địa bàn Đắk Lắk thuộc các công
ty, doanh nghiệp, hơn 85% diện tích cà phê là của người dân tự trồng và quản lý.
Diện tích trồng cà phê toàn tỉnh đến năm 2010 có trên 180.000 ha các loại, sản
lượng xuất khẩu cà phê từ năm 2005 đến năm 2010 đạt bình quân trên 300 ngàn
tấn/năm. Riêng vụ thu hoạch 2009-2010 sản lượng cà phê thu hoạch ước đạt
403.578 tấn. Giá trị xuất khẩu năm 2010 của toàn tỉnh ước đạt 602 triệu USD, trong
đó giá trị xuất khẩu cà phê chiếm trên 85% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh [19]
60
[20]. Kết quả sản xuất kinh doanh cây cà phê đã đóng góp trên 40% GDP của tỉnh
và khoảng 1/4 số dân của tỉnh sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh cà phê. Từ
nay đến năm 2015, cây cà phê vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống
kinh tế - xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk.
2.2.2. Tình hình chung về phát triển sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk
2.2.2.1. Phân tích biến động diện tích, năng suất và sản lượng cà phê Đắk Lắk
a. Biến động chung diện tích, năng suất, sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk
Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk trong vòng mười năm
trở lại đây có những biến động thất thường, phụ thuộc rất nhiều vào biến động giá
cả cà phê thế giới, điều kiện khí hậu, thời tiết, chi phí đầu vào và tâm lý của người
đầu tư vào sản xuất cà phê. Kết quả tổng hợp ở bảng 2.2 cho chúng ta một bức bức
tranh toàn cảnh biến động diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk
trong 10 năm trở lại đây.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk từ 2000 – 2010
Tổng diện tích
Năm
Quy
mô
( ha)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
183.329
180.992
167.214
166.619
165.126
170.403
174.740
178.903
182.434
181.960
190.765
BQ
Tốc độ
tăng
hàng
năm
(%)
0,65
-1,27
-7,61
-0,36
-0,09
3,20
2,55
2,38
1,97
0,26
4,84
Diện tích
Năng suất
thu hoạch
Tốc độ
Tốc độ
Quy
tăng
tăng
mô
hàng
Tấn/ha
hàng
( ha)
năm
năm
(%)
(%)
119.032
29,41
2,93
21,34
142.387
19,62
2,29
-21,89
151.324
6,28
1,88
-17,78
161.772
6,90
2,23
18,72
160.324
-0,09
2,06
7,55
163.393
1,91
1,58
-23,59
168.809
3,31
2,58
63,53
170.245
0,85
1,91
-25,84
171.450
0,71
2,42
26,81
174.015
1,50
2,19
-9,80
177.890
2,23
2,24
2,64
0,42
Nguồn: [17], [18], [20].
6,18
2,19
-0,65
Sản lượng
348.289
325.408
284.349
360.880
330.660
257.481
435.025
325.344
415.494
380.373
399.098
Tốc độ
tăng
hàng
năm
(%)
57,02
-6,57
-12,62
26,91
-8,37
-22,13
68,95
25,21
27,71
-8,45
4,92
-
5,48
Số
lượng
(tấn)
61
Tốc độ tăng diện tích cà phê thu hoạch bình quân hàng năm của tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2000- 2010 đạt 6,18%. Trong năm 2010 diện tích cà phê thu hoạch của tỉnh
đã đạt 177.890 ha. Năng suất cà phê của tỉnh trong giai đoạn này đạt bình quân 2,19
tấn/ha, giảm bình quân hàng năm 0,65%. Mặc dù năng suất cà phê biến động thất
thường, do diện tích tăng, nên sản lượng cà phê tăng bình quân năm 5,48%. Cà phê là
một trong những loại cây cho sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của tỉnh.
b. Biến động diện tích, năng suất, sản lượng cà phê theo khu vực
Ở tỉnh Đắk Lắk, trong số 15 huyện, thị xã và thành phố, có 6 huyện không
thích hợp cho việc trồng cà phê: huyện Krông Bông, huyện Mađrắk, huyện Eakar,
huyện Lắk và huyện Buôn Đôn. Đây là các huyện có điều kiện bất lợi về điều kiện
tự nhiên, nhất là chất đất và địa hình (Phụ biểu 2).
Cà phê trồng ở các huyện này với diện tích ít và chỉ tập trung ở một số xã gần với
với khu vực thuận lợi ở trong tỉnh. Chín huyện, thị xã và thành phố còn lại của tỉnh Đắk
Lắk đều thích hợp cho việc trồng cà phê. Cà phê trồng nhiều nhất ở các huyện
CưM’gar (diện tích cà phê năm 2010 của huyện 35.942 ha), Krông Năng (diện tích cà
phê năm 2010 của huyện 25.662 ha). Diện tích cà phê trong năm 2010 của hai huyện
này chiếm trên 32% diện tích cà phê của toàn tỉnh. Một số huyện còn lại trong 9 huyện,
thị xã, thành phố có điều kiện trồng cà phê đều có diện tích trồng cà phê tương đối lớn.
Cà phê của tỉnh Đắk Lắk được quy hoạch, lấy thành phố Buôn Ma Thuột làm trung
tâm, trở thành một vành đai “Cà phê Buôn Ma Thuột” (Phụ biểu 2).
2.2.2.2. Phân tích độ tuổi cây cà phê
Diện tích cà phê Đắk Lắk năm 2010 có khoảng 190.765 ha. Diện tích trồng mới
vẫn có xu hướng tăng. Diện tích trồng mới tăng là do thời gian này giá cà phê tăng
mạnh đã khiến không ít người dân đổ xô khai hoang mở rộng diện tích (đa số là
những hộ nghèo, không có điều kiện mua lại vườn cà phê đang kinh doanh). Diện
tích cà phê kiến thiết cơ bản trong năm 2010 của tỉnh Đắk Lắk ước tính khoảng
13.667 ha (chiếm 7,16% tổng diện tích cà phê). Diện tích cà phê kiến thiết cơ bản,
trồng mới chủ yếu được trồng trên những vùng đất có điều kiện trồng cà phê không
thuận lợi về thổ nhưỡng, nguồn nước tưới, độ dốc,… Đây là một trong những nguyên
nhân làm cho việc phát triển cà phê mang lại hiệu quả thấp và kém bền vững.
62
Bảng 2.3: Diện tích cà phê Đắk Lắk phân theo độ tuổi
S
T
T
2000
Chia theo độ tuổi
Diện
tích
(ha)
4.297
1 Diện tích KTCB
5.453
2 Diện tích từ 4-9 tuổi
3 Diện tích từ 10-17 tuổi 0.409
23.170
4 Diện tích >17 tuổi
183.329
Tổng
2005
2009
Tỉ
trọng
(%)
Diện
tích
(ha)
Tỉ
trọng
(%)
Diện
tích
(ha)
35,07
24,79
27,50
12,64
100,00
7.010
9.606
1.699
42.088
170.403
4,11
7.945
4,98 14.895
6,21 102.918
24,70 56.202
100,00 181.960
Tỉ
trọng
(%)
4,37
8,19
56,56
30,89
100,00
2010
Diện
tích
(ha)
12.875
10.629
111.059
56.202
190.765
Tỉ
trọng
(%)
6,75
5,57
58,22
29,46
100,00
Nguồn: Phòng Trồng trọt – Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk.
Số liệu bảng 2.3 cho thấy, trong năm 2010 tỉnh Đắk Lắk có gần 30% diện tích có độ
tuổi trên 17 tuổi, trong đó có khoảng 28.000 ha được trồng từ trước năm 1990 (lớn hơn 20
tuổi) hiện đang kinh doanh kém hiệu quả, phải cưa đốn phục hồi hoặc thanh lý trồng lại.
Việc cưa đốn tạo chu kì 2 hay thanh lý trồng mới gặp nhiều khó khăn, trở ngại đặc biệt là
việc phát sinh các bệnh hại rễ cà phê, hiệu quả phòng trừ bệnh, cải tạo đất còn nhiều hạn chế.
Đây là bài toán khó trong tổ chức thanh lý và tái canh cây cà phê hiện nay của Đắk Lắk.
2.2.2.3. Thực trạng sản xuất cà phê sạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Như đã phân tích ở trên, sản xuất cà phê sạch, cà phê có chứng chỉ đang là xu
hướng phát triển phổ biến của các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu của thế giới.
Để PTCPBV, có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, cà phê Việt Nam nói chung
và cà phê tỉnh Đắk Lắk nói riêng phải từng bước tiếp cận và phát triển việc sản xuất
cà phê sạch.
Thực tế trong thời gian qua, ngành cà phê Việt Nam cũng đã quan tâm về mặt
chủ trương, chính sách và đầu tư để phát triển cà phê sạch. Tuy nhiên các bước tiến
hành đang còn ở mức độ.
Hải Vy (2010), cho biết, sản phẩm cà phê được đánh giá là mũi nhọn của nông
nghiệp Việt Nam, nhất là đối với phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa
khẳng định được vị trí tương xứng tiềm năng của mình. Vì trồng trọt theo kiểu tự
phát nên nông dân không có kỹ thuật chọn giống, sử dụng phân bón, nước tưới tiêu
khoa học…dẫn tới tăng chi phí sản xuất mà chất lượng sản phẩm không cao. Những
niên vụ gần đây, giá cà phê giảm, lợi nhuận thu được từ vườn cà phê thấp, nguyên
63
nhân chủ yếu là hạn chế về chất lượng và sản phẩm không bắt kịp xu hướng tiêu
dùng mới [102].
Đầu năm 2010, cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng phải trải
qua khoảng thời gian ảm đạm khi cà phê liên tục sụt giá. Lượng cà phê xuất khẩu
trong 2 tháng đầu năm 2010 là 280 nghìn tấn, đạt giá trị 411 triệu USD, so với cùng
kỳ năm ngoái giảm 26,78% về lượng và 12,52% về giá trị.
Chất lượng sản phẩm không cao là một trong những lý do khiến cà phê tỉnh
Đắk Lắk bị các nhà đầu cơ quốc tế thao túng. Do vậy, chất lượng là thách thức lớn
nhất mà cà phê Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk phải đối mặt. Niên vụ 2007, 958.667 bao
cà phê Việt Nam bị loại thải chiếm 76% tổng sản lượng cà phê loại thải trên thị
trường Liffe, NewYork. Sản xuất theo kiểu “lấy lượng bù giá” đã để lại hậu quả
nặng nề khi nhiều mẫu hàng của Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk bị từ chối do không
đảm bảo chất lượng, hàng xuất của doanh nghiệp bị trả lại, doanh nghiệp thua lỗ.
Điều này bắt buộc người trồng và kinh doanh cà phê phải tìm ra hướng đi mới,
tạo sức cạnh tranh và nâng cao vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế. Hiện
nay, thị trường cà phê sạch tăng trưởng mạnh, mở ra xu hướng tiêu dùng mới và cơ
hội phát triển kinh doanh cho nhiều quốc gia.
Mặc dù trong nước, sản xuất cà phê sạch đã manh nha từ ba bốn năm trước
nhưng không được phổ biến rộng rãi. Do hạn chế công tác tuyên truyền nên người
trồng và kinh doanh cà phê Việt Nam vẫn chưa ý thức được giá trị kinh tế lâu dài
của mặt hàng này.
Có nhiều cách hiểu về cà phê sạch nhưng tiêu chuẩn chung là thực hành nông
nghiệp tốt (GAP) – Bộ tiêu chuẩn của FAO đưa ra. Sản phẩm sạch không tác động
xấu đến môi trường sinh thái, sản phẩm không nhiễm dư lượng hóa chất, độc tố nấm
mốc và an toàn cho người trồng.
Sản xuất cà phê sạch đòi hỏi trách nhiệm cao của người trồng trọt và sản xuất
để đảm bảo tiêu chuẩn các chứng chỉ về chất lượng cà phê. Những năm đầu, lợi ích
kinh tế không bù đắp được chi phí xây dựng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn e
ngại khi đầu tư.
64
Hiện nay, tại một số thị trường khó tính như Mỹ, EU đều yêu cầu chứng thực
nguồn gốc sản phẩm cũng như chứng chỉ chất lượng trước khi nhập khẩu. Vì vậy,
đây chính là hướng đi chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mới của thế giới.
Quang Huy (2010), cho thấy, tỉnh Đắk Lắk đã đưa diện tích sản xuất cà phê
sạch theo tiêu chuẩn UTZ Kapeh tăng trên 7.000ha và sản phẩm cà phê nhân luôn
được tiêu thụ mạnh, với giá bán cao hơn từ 40 USD/tấn trở lên so với cà phê nhân
cùng loại, nhưng chưa đạt tiêu chuẩn cà phê sạch trên các sàn giao dịch thế giới [96].
Toàn bộ diện tích cà phê sạch tập trung nhiều nhất ở 7 doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh cà phê như Công ty cà phê Ea Pốk, Buôn Hồ, Thắng Lợi, Phước An,
Tháng 10, nằm trên địa bàn các huyện Cư M’Gar, thị xã Buôn Hồ, huyện Krông
Búk, huyện Krông Pắk,... Các doanh nghiệp này đã đầu tư đồng bộ theo quy trình
khép kín từ trồng trọt, chăm sóc đến thu hoạch và chế biến.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đang tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp
cũng như các hộ gia đình đồng bào các dân tộc từng bước tăng nhanh diện tích sản
xuất cà phê sạch nhằm vừa nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho đồng bào
vừa hạn chế tác động xấu đến môi trường sinh thái.
Sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn của UTZ Kapeh là sản xuất cà phê sạch,
không tác động xấu đến môi trường, không ảnh hưởng đến xã hội và sản xuất một
cách chuyên nghiệp.
Đây là chương trình chứng nhận toàn cầu dành cho các hoạt động sản xuất,
cung ứng cà phê có trách nhiệm cao, thực hiện bởi một tổ chức phi chính phủ mang
tên UTZ Kapeh, có trụ sở chính tại Amsterdam của Hà Lan.
Phải nói hiện nay nhiều đơn vị sản xuất cà phê ở Đắk Lắk áp dụng biện pháp
thâm canh kỹ thuật tiên tiến, sản suất thân thiện với môi trường, nhằm tạo ra sản
phẩm sạch, an toàn thực phẩm.
Tóm lại: Cà phê sạch là chìa khóa mở ra con đường để cà phê Việt nam nói
chung và cà phê Đắk Lắk nói riêng khẳng định uy tín cũng như mở rộng thị trường
với nhiều bạn hàng quốc tế.
65
Quan trọng nhất, cà phê sạch cho lợi nhuận cao hơn nhiều so với cà phê thông
thường. Trung bình giá 1 tấn cà phê sạch cao hơn cà phê thường 40 USD. Đây là lợi
ích kinh tế “trông thấy” với doanh nghiệp và người trồng cà phê.
Bên cạnh đó, cà phê sạch cũng góp phần đưa nông dân Việt Nam nói chung
và người dân Đắk Lắk nói riêng trở thành những nhà sản xuất nông nghiệp chuyên
nghiệp, nhanh nhạy với xu hướng tiêu dùng mới, tập trung canh tác nông phẩm cao
cấp thay vì đa canh xô bồ. Cà phê sạch trở thành sản phẩm được tìm kiếm nhiều
nhất trên thị trường hiện nay còn là bởi trách nhiệm, giá trị với môi trường sinh thái.
Tài nguyên đất, nước và hệ thống thực vật, vi sinh vật đi kèm được đảm bảo duy trì,
phát triển tốt.
2.3. Tiếp cận nghiên cứu và khung phân tích phát triển cà phê bền vững
2.3.1. Tiếp cận nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu PTCPBV được tiếp cận trên ba góc độ kinh tế, xã hội và
môi trường. Đó là việc phát triển sản xuất cà phê phải đảm bảo góp phần thúc đẩy
sự tăng trưởng kinh tế của địa phương và các vùng sản xuất cà phê. Sản xuất cà phê
phải đáp ứng nhu cầu sản phẩm cà phê đảm bảo chất lượng cho thị trường cả trong
nuớc và xuất khẩu. PTCPBV trên cơ sở sử dụng các nguồn tài nguyên đất và nước
phải đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Điều này đòi hỏi người
sản xuất phải sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất đầu vào như vốn, máy móc,
thiết bị, lao động, phân bón, hóa chất, thuốc phòng trừ sâu bệnh… từ đó nâng cao
năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
PTCPBV phải đảm bảo để cuộc sống của các cộng đồng địa phương không bị
ảnh hưởng tiêu cực bởi sự phát triển cà phê. PTCPBV đòi hỏi phải nâng cao thu
nhập của hộ người sản xuất cà phê, đảm bảo cuộc sống gia đình, cải thiện chất
lượng cuộc sống người trồng cà phê, góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm khoảng
cách giàu nghèo. PTCPBV đòi hỏi phải nâng cao hiểu biết, kĩ năng, trình độ chuyên
môn, kỹ thuật của người lao động thông qua các khóa đào tạo, tập huấn, khuyến
nông. Phải tạo việc làm ổn định cho người lao động, nhất là đối với người đồng bào
dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao trình độ học vấn của người lao động, thay đổi
hành vi cách ứng xử của cộng đồng đối với môi trường. Phải tạo việc làm cho phụ
66
nữ và tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy vai trò của nữ giới, tạo ra sự bình đẳng
giới, bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng, hạn chế di dân tự do.
PTCPBV đòi hỏi cần phải duy trì được chất lượng đất, chống xói mòn, rửa trôi,
ô nhiễm và thoái hoá đất, bảo vệ nguồn nước, cần tránh khai thác cạn kiệt các nguồn
lợi tự nhiên nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất cà phê có thể phát triển liên tục.
Phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm duy trì lâu dài hay phục
hồi khả năng sản xuất của nguồn lợi tự nhiên, tạo sự công bằng trong hưởng dụng
nguồn lợi tự nhiên. Quá trình PTCPBV đòi hỏi phải chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi
trường sinh thái nhằm duy trì được sự đa dạng và sự bền vững của môi trường sinh
thái, tính toàn vẹn của môi trường sống, bảo toàn chức năng của các hệ thống sinh
thái. Cần đảm bảo việc sử dụng an toàn, hiệu quả ở mức tối thiểu các loại thuốc hoá
học, các loại phân vô cơ. Vì vậy người sản xuất phải được chuyển giao những tiến bộ
kỹ thuật sản xuất cà phê để có thể áp dụng nó vào hoạt động sản xuất của mình. Phải
áp dụng những tiến bộ công nghệ thân thiện với môi trường, không nên can thiệp quá
sâu vào quá trình sinh trưởng tự nhiên của cây cà phê.
2.3.2. Khung phân tích phát triển cà phê bền vững
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, với các phương pháp tiếp cận được lựa chọn,
tác giả xây dựng khung nghiên cứu phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk.
Khung nghiên cứu được mô tả ở Sơ đồ 1.4.
Phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk được phân tích trên 3 góc độ, đó
là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về môi trường và sự kết hợp
hài hoà trên 3 gốc độ đó. Song song với đó là việc sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp để
lượng hoá và đo lường phát triển cà phê bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường.
Các yếu tố tác động đến PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk bao gồm các yếu tố như điều kiện
tự nhiên, chủ thể sản xuất, nhóm nhân tố thị trường, Chính phủ.. Trên cơ sở các nội
dung đã phân tích, các giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm phát triển cà phê bền vững
ở tỉnh Đắk Lắk bao gồm các nhóm giải pháp nâng cao năng lực của người SX KD
cà phê; nhóm giải pháp thị trường; đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật SXKD
cà phê; sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho PTCPBV, Xây dựng chính sách
hợp lý và hỗ trợ đầu tư công cho PTCPBV.
67
GIẢI
PHÁP
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU PTCPBV
KINH TẾ
- Tăng trưởng
- Hiệu quả
- Ổn định
- Chất lượng
- Cạnh tranh
XÃ HỘI
MÔI TRƯỜNG
- Thu nhập
- Việc làm
- Bình đẳng
- Xoá đói giảm nghèo
- Khai thác môi trường
Nâng cao năng
lực của người
SX – KD
cà phê
- Bảo vệ môi trường
Nhóm giải
pháp TT
PTCPBV
Đầu tư và đổi
mới công nghệ
và kỹ thuật
SX – KD cà
phê
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
Nhóm nhân tố về
điều kiện tự nhiên
Nhóm nhân tố
thuộc về chủ thể
sản xuất
Nhóm nhân tố
thị trường
Nhóm nhân tố
thuộc về Chính
phủ
Xây dựng CS
hợp lý và hỗ
trợ ĐT công
cho PTCPBV
CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Thống kê
kinh tế
Xác định lợi
thế cạnh
tranh
Hồi quy
tương
quan
Phân tích
đầu tư
dài hạn
Phân tích
chuỗi cung,
chuỗi giá trị
Chuyên gia
Phân tích ma
trận SWOT
Sơ đồ 1.4: Khung phân tích phát triển cà phê bền vững
Nguồn: Tác giả
Sử dụng hợp
lý và bảo vệ
TN cho
PTCPBV
68
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu
Tổng diện tích canh tác cà phê của toàn tỉnh Đắk Lắk năm 2009 là 181.960 ha, sản
lượng đạt 380.373 tấn (chiếm 39% tổng sản lượng cà phê của toàn vùng Tây Nguyên và
36% sản lượng cà phê của cả nước). Nghiên cứu phát triển cà phê bền vững có liên quan
đến các tác nhân trong ngành hàng cà phê, từ việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho đến
xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Vì vậy, chủ thể nghiên cứu bao gồm các hộ
nông dân (bao gồm cà phê hộ, cà phê trang trại và cà phê liên kết), hộ thu gom cà phê, đại
lý kinh doanh cà phê và các công ty chế biến, xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Hiện tại toàn tỉnh Đắk Lắk có 14 huyện, 1 thị xã và một thành phố. Để tăng tính đại
diện, nguồn số liệu sơ cấp thu thập qua điều tra 500 hộ trồng cà phê ở 30 xã, phường đại
diện của 8 huyện, thị xã (trong đó có 1 thị xã, 2 huyện ít diện tích và điều kiện không thích
hợp cho trồng cà phê, 1 huyện có điều kiện trồng cà phê trung bình và 4 huyện có điều
kiện tốt) trồng cà phê của tỉnh Đắk Lắk. Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp chọn
ngẫu nhiên phân loại không lặp. Cơ sở để xác định và phân bố số mẫu điều tra dựa trên
tình hình trồng cà phê của các hộ theo các huyện và thị xã của tỉnh (Phụ biểu 1).
Đối với các hộ thu gom và đại lý, chọn 10 hộ và 10 đại lý trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk. Đối với các công ty chế biến và xuất khẩu cà phê, chọn 10 công ty trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk.
2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu
2.4.2.1. Thông tin và số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp thu thập qua báo cáo thống kê của UBND tỉnh Đắk Lắk,
Sở NN&PTNT, Cục Thống kê tỉnh, số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ NN&PTNT,
Bộ KH&ĐT, các báo điện tử, số liệu của các công trình khoa học nghiên cứu cây cà
phê, báo cáo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổ chức cà phê thế giới (ICO),
dữ liệu của Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và một số nguồn khác.
2.4.2.2. Thông tin và số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện của các hộ nông dân trồng cà
phê, hộ thu gom, đại lý và các công ty chế biến, xuất khẩu cà phê
69
+ Hộ nông dân trồng cà phê: Bao gồm các thông tin về nguồn lực để sản xuất
cà phê, tập quán và kỹ thuật canh tác cà phê, chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tiếp
cận thông tin và dịch vụ cung cấp vật tư, phân bón, dịch vụ khuyến nông và tín
dụng… Nguồn số liệu được điều tra phỏng vấn trực tiếp.
+ Hộ thu gom, đại lý thu mua cà phê bao gồm thông tin về các hoạt động, khối
lượng, giá mua và bán cà phê, doanh thu và các khoản chi phí cho hoạt động kinh
doanh cà phê, những thuận lợi và khó khăn... Các thông tin này được thu thập bằng
phương pháp phỏng vấn bằng phiếu điều tra.
+ Công ty kinh doanh, xuất khẩu cà phê bao gồm thông tin về nguồn lực, kinh
doanh và tiêu thụ cà phê. Các thông tin này được thu thập thông qua phiếu phỏng
vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia là các nhà quản trị doanh nghiệp và các cán bộ có
chuyên môn trong ngành.
2.4.3. Xử lý số liệu
- Đối với thông tin và số liệu thứ cấp sau khi thu thập được xử lý để loại bỏ
những tài liệu kém tin cậy, tính toán lại các số liệu cần thiết để phục vụ quá trình
nghiên cứu.
- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi đã “làm sạch”, được tổng hợp và xử lý bằng
phần mềm xử lý số liệu Excel thông qua phân tổ thống kê theo các tiêu thức phù hợp
và được trình bày bằng bảng thống kê và đồ thị thống kê. Các tiêu chí phân tổ căn cứ
vào quy mô sản xuất, loại hình sản xuất, quy trình sản xuất... Mục đích của phân tổ
nhằm đánh giá tác động của các nhân tố đến PTCPBV.
2.4.4. Phương pháp phân tích
2.4.4.1. Phương pháp thống kê kinh tế
+ Thống kê mô tả: phân tích thực trạng sản xuất, thu hoạch, chế biến, chất lượng
sản phẩm, và tiêu thụ cà phê ở các nông hộ.
+ Thống kê so sánh: so sánh các chỉ tiêu biến động theo thời gian và không gian.
Cụ thể so sánh biến động giá cả, diện tích, sản lượng cà phê theo qua các năm; so sánh
giá cả, quy mô thị trường tiêu thụ, chất lượng sản phẩm, năng lực, khả năng đáp ứng
cầu... giữa các địa bàn trong tỉnh hoặc so với các quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê
trên thế giới.
70
2.4.4.2. Phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê
Lợi thế cạnh tranh cho biết xem một quốc gia có thể cạnh tranh một cách thành
công về một sản phẩm hàng hóa nào đó trên thị trường thế giới hay không.
Hệ số chi phí nguồn lực nội địa (DRC - Domestic Resource Cost) được sử dụng để
xác định lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cà phê. Hệ số này được sử dụng không chỉ để
ước tính lợi thế so sánh mà còn sử dụng để tính toán lợi thế cạnh tranh. Lợi thế so sánh
sử dụng giá kinh tế (giá xã hội hay giá bóng) và tỷ giá hối đoái bóng (SER - Shadow
Exchange Rate) để tính DRC, trong khi đó lợi thế cạnh tranh sử dụng giá tài chính (giá
thực tế hay giá thị trường) và tỷ giá hối đoái chính thức (OER - Offical Exchange Rate)
để tính toán. Tiếp cận này đã tính đến cả sự méo mó của thị trường do can thiệp của
Chính phủ và những trục trặc của thị trường.
Công thức toán học để tính DRC:
(Chi phí nguồn lực trong nước) tính bằng đồng nội tệ
DRC =
(Giá trị sản phẩm - Chi phí nhập khẩu) tính bằng ngoại tệ
Hay DRC 
Q P
P  Q P
di
y
di
fi
fi
Trong đó: Qdi là khối lượng các đầu vào trong nước dùng để sản xuất một đơn
vị sản phẩm (1 tấn cà phê nhân);
Pdi là giá xã hội/ giá thực tế của các đầu vào trong nước;
Qfi là khối lượng các đầu vào nhập khẩu dùng để sản xuất một đơn vị sản
phẩm (1 tấn cà phê nhân);
Pfi là giá xã hội/ giá thực tế của các đầu vào nhập khẩu;
Py là giá xuất khẩu sản phẩm.
Sau khi tính được DRC, so sánh chỉ số này với tỷ giá hối đoái chính thức
(OER) và với giá bóng của tỷ giá hối đoái (SER, với SER = OER*(1 + FX
premium)) để xác định lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh.
 Ý nghĩa của DRC:
Nếu DRC/OER = 1 thì nền kinh tế không có lợi và cũng không tiết kiệm được
ngoại tệ bằng sản xuất nội địa (sản phẩm sản xuất ra có lợi thế trung lập).
71
Nếu DRC/OER < 1 thì giá trị của nguồn lực trong nước dùng cho sản xuất nhỏ
hơn giá trị ngoại tệ ròng tiết kiệm được (sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị
trường quốc tế), ngược lại.
Nếu DRC/OER > 1 thì giá trị của nguồn lực trong nước dùng cho sản xuất lớn
hơn giá trị ngoại tệ ròng tiết kiệm được (sản phẩm không có lợi thế cạnh tranh trên
thị trường quốc tế).
Tương tự, nếu DRC/SER < 1 thì sản phẩm có lợi thế so sánh; còn nếu
DRC/SER >1 thì sản phẩm không có lợi thế so sánh.
 Phương pháp tính giá xã hội các đầu vào và đầu ra cho sản xuất cà phê
Mức giá thực tế sử dụng trong phân tích tài chính thường bị bóp méo và
thiếu tính cạnh tranh do tác động của chính sách. Do đó, mức giá thực tế có sự khác
biệt so với giá xã hội.
Giá xã hội của các đầu vào và đầu ra có xuất khẩu và nhập khẩu được xác
định bằng giá xuất khẩu hoặc giá nhập khẩu các hàng hóa đó. Cụ thể đối với sản
phẩm đầu ra thì giá xã hội là giá FOB còn đối với các hàng hóa đầu vào thì giá xã
hội là giá CIF.
Giá xã hội của các yếu tố không có xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì được xác định
bằng chi phí cơ hội của việc dịch chuyển các yếu tố này sang các hoạt động khác.
+ Giá xã hội của sản phẩm cà phê nhân: Cà phê nhân là mặt hàng xuất khẩu,
vì vậy giá xã hội của sản phẩm cà phê nhân được xác định bằng giá FOB tại cảng
thành phố Hồ Chí Minh.
+ Giá xã hội của đầu vào cho sản xuất cà phê: Các đầu vào cho sản xuất cà
phê được chia thành ba bộ phận (1) các đầu vào nhập khẩu, (2) các đầu vào sản xuất
trong nước bằng nguyên liệu nhập khẩu và (3) các đầu vào là nguồn lực trong nước.
Đối với các đầu vào nhập khẩu (nguồn lực nước ngoài) như phân bón, nhiên
liệu, thuốc bảo vệ thực vật hay máy móc nhập khẩu nguyên chiếc, giá xã hội được
xác định bằng giá CIF cộng thêm các khoản chi phí trung gian khác như chi phí kho
bãi, chi phí vận chuyển và các chi phí khác đến hộ nông dân.
Đối với các đầu vào sản xuất trong nước bằng nguyên liệu hay thiết bị nhập khẩu
như máy móc, phương tiện vận chuyển, thì phần nguyên liệu hay thiết bị nhập khẩu được
72
coi là nguồn lực nước ngoài, các chi phí còn lại bao gồm chi phí lắp ráp, chế biến, vận
chuyển, kho bãi, marketing... được tách thành chi phí nguồn lực trong nước.
Đối với các đầu vào là nguồn lực trong nước như đất đai, lao động thì giá xã
hội được tính bằng chi phí cơ hội của việc dịch chuyển các yếu tố này sang các hoạt
động sản xuất khác. Cụ thể:
- Đối với đất nông nghiệp: Do có nhiều loại cây trồng có thể canh tác trong
cùng một mùa vụ nên chi phí cơ hội của đất trồng cà phê ở Đắk Lắk được xác định
là thu nhập thuần của cây trồng cạnh tranh đối với cà phê. Trong đó, thu nhập thuần
bằng giá trị sản xuất sản phẩm trừ đi chi phí sản xuất sản phẩm (bao gồm cả chi phí
lao động).
- Đối với lao động: Chi phí cơ hội của lao động được tính bằng thu nhập mà
lao động có thể kiếm được từ các hoạt động khác ngoài sản xuất cà phê. Theo
Gittinger . P. (1982), đối với các nước đang phát triển, lao động lành nghề được
xem như cung nhỏ hơn cầu và được sử dụng hầu như hết, chính vì vậy, giá xã hội
cho loại lao động này được sử dụng như là giá thị trường. Còn đối với lao động
không lành nghề ở khu vực có tỷ lệ thất nghiệp lớn hơn không thì giá xã hội của lao
động nhỏ hơn giá trị tiền lương thực tế ngoài thị trường tùy thuộc vào mức độ thất
nghiệp của lao động trong khu vực đó. Hoạt động tạo thu nhập phổ biến của nông
dân trong vùng trồng cà phê của Đắk Lắk là đi làm thuê nếu như họ không sản xuất
cà phê. Vì vậy, để xác định chi phí cơ hội của lao động, chúng tôi căn cứ vào giá
thuê mướn lao động bình quân và tỷ lệ lao động có việc làm trong vùng.
Chi phí cơ hội của lao động = Giá thuê lao động bình quân x (100% - Tỷ lệ
thất nghiệp trong vùng).
Ngoài ra, đối với các loại vật tư không buôn bán trên thị trường quốc tế như
giống (tự sản xuất), phân chuồng, và phân xanh dùng để bón cho cà phê, được coi là
nguồn lực trong nước.
 Phương pháp tính các khoản chi phí xã hội bằng đồng nội tệ
+ Đối với các hàng hóa buôn bán trên thị trường quốc tế:
Giá xã hội (chi phí cơ hội) = Giá xuất (nhập) khẩu hàng hóa x Tỷ giá hối
đoái chính thức.
73
Trong đó, giá xuất (nhập khẩu) là giá FOB (hoặc giá CIF). Tỷ giá hối đoái
chính thức (OER) được xác định là tỷ giá bình quân năm 2010.
+ Đối với các hàng hóa không buôn bán trên thị trường quốc tế:
Giá xã hội = Giá trao đổi thực tế x Hệ số chuyển đổi chuẩn
Trong đó, hệ số chuyển đổi chuẩn (standard conversion factor - SCF) được
tính bằng công thức SCF = 1/(1 + FX premium). Với FX premium là hệ số phản
ánh sự khác biệt giữa tỷ giá hối đoái chính thức và chi phí cơ hội (giá bóng ) của nó.
Đối với các nước đang phát triển, Ngân hàng Thế giới (WB) đề nghị lấy hệ số FX
premium là 20% (0,2), do vậy hệ số SCF là 0,833.
 Xây dựng các kịch bản về độ nhạy của DRC
Dưới tác động của quá trình hội nhập, các nhân tố trong DRC có thể thay đổi.
Vì thế cần tính toán mức độ tác động của sự thay đổi đó đối với khả năng cạnh tranh
của sản phẩm nghiên cứu. Ví dụ:
Chi phí tài nguyên trong nước và chi phí sản xuất trong nước tăng 5%, 10%,...;
Chi phí nhập khẩu tăng 5%, 10%,...;
Giá sản phẩm xuất khẩu giảm 5%; 10%,...;
Chi phí trong nước và chi phí nhập khẩu đều tăng 5%, 10%,... đồng thời giá sản
phẩm xuất khẩu giảm 5%, 10%,...
Ứng với các giả đinh trên, đều tính toán lại chỉ tiểu DRC và phân tích đánh giá lại
khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê.
2.4.4.3. Phương pháp phân tích hồi quy tương quan
Để phân tích đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến phát triển cà phê bền
vững, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi giới hạn chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu
tố đầu vào đến sản xuất kinh doanh của cà phê của nhóm hộ trồng cà phê đại biểu. Dạng
hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng để phân tích đánh giá. Hàm sản xuất CobbDouglas được sử dụng rộng rãi trên thế giới, nó biểu hiện mối quan hệ giữa một sản
phẩm đầu ra với nhiều yếu tố đầu vào.
Hàm sx Cobb-Douglas phản ánh mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu
m
n
  jDj
i
ra có dạng như sau: Y  A.  X i .e j 1
i 1
(1)
74
Trong đó: Y là Lượng sản phẩm đầu ra; A là hằng số (yếu tố công nghệ); Xi (i=ln): Lượng đầu vào thứ i; n là số yếu tố đầu vào; αi (i=1-n) là hệ số ảnh hưởng của các
biến độc lập Xi đến Y (hệ số co giản của Y theo các biến độc lập Xi); Dj (j=l-m) là biến
giả thứ j; βj (j=l-m) là hệ số ảnh hưởng của các biến giả Dj. Từ hàm sản xuất Cobb Douglas (1), ta lấy logarit tự nhiên hai vế sẽ được:
n
m
i 1
j 1
ln Y  ln A    i ln X i    j D j (2)
Như vậy phương trình (2) có dạng hàm tuyến tính Y   0   i X i  ui và được
ước lượng bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS (Ordinary Least Squares).
Việc ước lượng các tham số của hàm sản xuất dạng mô hình tuyến tính bằng
phương pháp OLS sẽ cho phép xác định mối quan hệ giữa mức năng suất đầu ra trung
bình ứng với các mức đầu tư các đầu vào như giống, lao động, đất đai, thức ăn...
 Phân tích hệ số co giản αi của hảm sản xuất Cobb – Douglas
Tổng hệ số co giản αi có ý nghĩa kinh tế quan trọng:
- Nếu tổng hệ số co giản
n

i 1
i
 1 , thì hàm sản xuất cho biết tình trạng năng suất
không thay đổi theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào bằng % tăng sản lượng
đầu ra.
- Nếu tổng hệ số co giản
n

i 1
i
 1 , thì hàm sản xuất cho biết tình trạng năng suất
tăng dần theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào nhỏ hơn % tăng sản lượng
đầu ra.
- Nếu tổng hệ số co giản
n

i 1
i
 1 , thì hàm sản xuất cho biết tình trạng năng suất
giảm dần theo qui mô, có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào lớn hơn % tăng sản lượng
đầu ra.
 Sản phẩm cận biên MP
Sản phẩm cận biên MP (Marginal Products) của yếu tố đầu vào Xi là sự thay
đổi năng suất đầu ra do sự thay đổi của 1 đơn vị đầu vào Xi trong khi các yếu tố đầu
vào khác không đổi tuỳ theo giá trị của các biến giả.
75
Cụ thể, để xác định sản phẩm cận biên của một đầu vào nào đó, ví dụ Xj, ta cần
xác định mức trung bình của các Xi (i = 1-n) trong hàm SX Cobb - Douglas (1). Sau
đó, cho Xj (  j # i) tăng lên một đơn vị trong điều kiện cố định các yếu tố Xi khác (  j
# i) tại các mức trung bình của biến ta sẽ xác định được lượng sản phẩm đầu ra. Lượng
sản phẩm đầu ra trong trường hợp này chính là sản phẩm cận biên của Xj.
Ví dụ muốn xem xét ảnh hưởng cận biên của X1 đên năng suất Y ta xác định
Y( x i ) , MP( x ) . Trong đó, Y( x i ) là năng trung bình trong điều kiện các yếu tố đầu vào
i
được cố định ở mức trung bình của biến; MP( x ) là sản phẩm cận biên của yếu tố
i
đầu vào Xi (i=l-n) tại Y( x ) . Từ phương trình (1):
i
m
  jDj
n
Y  A.  X ii .e j 1
i 1
Ta có NS trung bình theo công thức:
m
n
i
 jDj
Y( x i )  A.  X i .e j 1
i 1
Sản phẩm hiện vật cận biên của yếu tố đầu vào X1 được xác định:
m
MP( x1 )
n
  jDj
Y
'
(1 1)

i
j 1

 Y ( x1 )  MP( x )  A.(1 ). X 1

X
.
e
i
1
i 2
 ( x1 )

 jDj 
1  n i 
  MP
j 1

X i .e
 A. 

( x1 )
X 1  i 1


m
 MP( x1 )

1
X1
.Y
Vậy sản phẩm hiện vật cận biên của yếu tố đầu vào X1 tại mức giá trị trung
bình là:
MP( x1 ) 
1
X1
.Y
Để xác định hiệu quả kinh tế của từng quan hệ này, cần so sánh giá trị sản
phẩm cận biên của đầu vào MPVXi (Marginal Product Value) với giá đơn vị của yếu
tố đầu vào đó Pxi. sẽ có 3 trường hợp xảy ra:
(1) Trường hợp MPVxi > Pxi thì đầu tư tăng thêm 1 đơn vị yếu tố đầu vào còn
76
mang lại hiệu quả kinh tế, tức là đối với yếu tố đầu vào Xi, tăng đầu tư còn tăng
hiệu quả kinh tế. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện cố định tất cả các yếu tố đầu
vào khác, tăng đầu tư thêm 1 đơn vị đầu vào Xi còn có lợi vì giá trị sản phẩm cận
biên thu được còn cao hơn chi phí đơn vị đầu vào bỏ ra.
(2) Trường hợp MPVxi < Pxi thì đầu tư tăng thêm 1 đơn vị yếu tố đầu vào
không còn mang lại hiệu quả kinh tế, tức là tăng đầu tư đầu vào này hiệu quả kinh tế
giảm. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện cố định tất cả các yếu tố đầu vào khác,
tăng đầu tư thêm 1 đơn vị đầu vào Xi sẽ bị lỗ vì giá trị sản phẩm cận biên thu được
thấp hơn chi phí đơn vị đầu vào bỏ ra. Trong trường hợp biện pháp hợp lý nhất là
người sản xuất phải giảm đầu tư yếu tố đầu vào này.
(3) Trường hợp MPVxi = Pxi sẽ đạt hiệu quả kinh tế tối ưu.
Căn cứ vào kết quả ước lượng hàm Cobb-Douglas (1) và xác định chênh lệch
giữa MPVxi với Pxi mà người sản xuất sẽ đưa ra các quyết định chính xác nhằm tăng
hiệu quả kinh tế trong việc đầu tư các yếu tố nguồn lực để đạt hiệu quả kinh tế cao.
2.4.4.4. Phương pháp phân tích đầu tư dài hạn
Phương pháp phân tích đầu tư dài hạn đối với sản xuất, kinh doanh cà phê
dùng đề nghiên cứu hiệu quả đầu tư cho cả một chu kì kinh doanh cà phê từ thời kì
kiến thiết cơ bản (3 năm) đến kết thúc thời kì kinh doanh (20-25 năm). Do vậy với
một lô cà phê được điều tra trong một năm không thể có đầy đủ thông tin của cả 2328 năm. Vì thế để có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế của cà phê trong một chu kì
kinh doanh chúng tôi đưa ra một số giả định và các điều chỉnh sau:
- Thời kì kiến thiết cơ bản là 3 năm và chu kì kinh doanh của cà phê 22 năm.
Tổng cộng tuổi thọ cà phê là 25 năm;
- Chi phí đầu tư về mặt hiện vật cho cà phê không thay đổi cho từng tuổi cây.
Điều này có nghĩa là chi phí đầu tư cho cà phê ở tuổi thứ i nào đó là không thay đổi
ở mọi năm. Giả sử chúng ta đang điều tra ở năm hiện tại (năm 2011), chi phí đầu tư
cho một lô cà phê 5 năm tuổi (trồng 2007) thì cũng giống như chúng ta đang điều
tra lô cà phê này ở năm 1991 (2011-25 +5). Công thức tính quy đổi chung: 201125+i. Trong đó 2011 là năm điều tra; 25 là tuổi thọ của cà phê; i là tuổi cây. Như
77
vậy tất cả lô cà phê được điều tra trong năm 2011 đều được quy về có cùng năm
trồng mới là 1987;
- Năng suất cà phê có cùng tuổi cây i, trồng năm nào cũng cho mức năng suất
như nhau;
- Chi phí đầu vào được tính toán bằng cách lấy khối lượng đầu tư theo tuổi cây
nhân với chỉ số giá tiêu dùng (hoặc chỉ số khử lạm phát GDP) của năm quy về tuổi cây i;
- Giá cà phê lấy theo giá cà phê hàng năm mà người sản xuất bán;
- Lãi suất chiết khấu được sử dụng để đánh giá là 14%/năm (Lãi suất chiết
khấu bình quân của ngân ngân hàng thương mại trong năm 2011).
2.4.4.5. Phương pháp phân tích chuỗi cung, chuỗi giá trị
Phương pháp phân tích chuỗi cung, chuỗi giá trị nhằm: (i) Xác định mạng lưới
các tác nhân trong chuỗi và mối liên kết ngang, liên kết dọc trong chuỗi; (ii) Thể
hiện được sự tác động phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân trong chuỗi; (iii) Xác
định các tác nhân trong và ngoài trong toàn bộ hoạt động và qui trình của chuỗi. (iv)
Nghiên cứu việc phân chia lợi ích của các tác nhân trong chuỗi.
Việc nghiên cứu chuỗi cung, chuỗi giá trị giúp cho việc xác định tác nhân nào
chi phối chính trong chuỗi, các tác nhân nào cản trở hoạt động của chuỗi, từ đó có
giải pháp cải thiện chuỗi cung sản phẩm cà phê nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và
phân phối công bằng các tác nhân trong chuỗi, góp phần bảo đảm PTCPBV.
2.4.4.6. Phương pháp chuyên gia
Tác giả luận án đã tham gia hội thảo khoa học được tổ chức ở Đắk Lắk. Trong
các cuộc hội thảo tác giả đã nghe các chuyên gia trình bày các báo cáo khoa học, các
quan điểm khác nhau về những vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận
án. Tác giả luận án đã gặp một số chuyên gia đầu ngành cà phê trong Sở Nông Nghiệp
và phát triển nông thôn để xin ý kiến đóng góp nội dung khoa học của đề tài. Những ý
kiến, quan điểm của các chuyên gia được tác giả nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận,
phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm PTCPBV.
2.4.4.7. Phương pháp ma trận phân tích SWOT
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh,
điểm yếu, đánh giá những cơ hội và thách thức đối với phát triển cà phê ở tỉnh Đắk
78
Lắk, để từ đó làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo phát triển
cà phê bền vững trong những năm tới.
2.4.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển cây cà phê bền vững
Việc xây dựng các chỉ tiêu PTCPBV nhằm đáp ứng mục tiêu sau:
- Hỗ trợ việc ra các quyết định: Các chỉ tiêu giúp giám sát được quá trình phát
triển cà phê theo hướng bền vững, nó đo được sự bền vững, từ đó xác định các mục
tiêu, tiêu chuẩn cần đạt được. Nó chuyển tải những tri thức về môi trường, kinh tế
xã hội vào quá trình ra quyết định, hỗ trợ việc ra quyết định một cách kịp thời để
quản lý quá trình PTCPBV. Các chỉ tiêu chỉ ra tiến trình cần hướng tới nhằm tư vấn
cho cộng đồng, cho các nhà ra quyết định và các nhà quản lý
- Xây dựng sự đồng thuận, thống nhất: để PTCPBV cần có được sự đồng
thuận, nhất trí của của cộng đồng. Các chỉ tiêu có thể chỉ ra các ưu điểm và nhược
điểm của các phương án phát triển cà phê, giúp tạo ra sự đồng thuận, tìm ra phương
án PTCPBV
- Giúp mọi người hiểu biết về PTCPBV: các chỉ tiêu cung cấp thông tin, mô tả
trạng thái. Nó giúp phân tích thực trạng phát triển cà phê. Việc chỉ ra sự thay đổi
theo thời gian của một số chỉ tiêu nào đó sẽ giúp mọi người hiểu biết về PTCPBV.
Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và yêu cầu nội dung về
PTCPBV, tác giả luận án đã xây dựng và hoàn thiện bộ chỉ tiêu đánh giá PTCPBV.
2.4.5.1. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh phát triển cà phê bền vững về mặt kinh tế
Để nghiên cứu PTCPBV về mặt kinh tế luận án sử dụng một số chỉ tiêu sau:
(1) Tổng sản lượng cà phê thu hoạch (tấn)
Tổng sản lượng cà phê là tổng sản lượng cà phê thu hoạch được trong một năm
(hoặc tính cho một niên vụ). Giá trị của chỉ tiêu này có xu hướng tăng hợp lý (hoặc ổn
định) so với giá trị của chỉ tiêu này ở các năm trước là biểu hiện của sự phát triển cà
phê theo hướng bền vững.
(2) Tổng giá trị sản xuất cà phê (tỷ đồng)
Tổng giá trị sản xuất cà phê là tổng giá trị sản phẩm cà phê thu hoạch được
trong một năm. Giá trị của chỉ tiêu này có xu hướng tăng hợp lý (hoặc ổn định) so
79
với giá trị của chỉ tiêu này ở các năm trước là biểu hiện của sự phát triển cà phê theo
hướng bền vững.
(3) Tỷ lệ giá trị sản xuất cà phê (%)
Chỉ tiêu này được đo bằng tỷ lệ tổng giá trị sản xuất của ngành cà phê chiếm
trong tổng giá trị sản xuất hoặc tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong một năm.
Tỷ lệ giá trị sản xuất cà phê =
Tổng giá trị sản xuất cà phê
Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
Tuỳ theo đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội địa phương để đối chiếu đánh giá.
Tuy nhiên giá trị của chỉ tiêu này lớn và có xu hướng tăng (hoặc ổn định) so với giá trị
của chỉ tiêu này ở các năm trước là biểu hiện vai trò quan trọng và ngày càng tăng của
ngành cà phê đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Nhưng mặt khác nó cũng
thể hiện sự phụ thuộc ngày càng tăng vào ngành cà phê.
(4) Tổng sản lượng cà phê tiêu thụ nội địa (tấn)
Tổng sản lượng cà phê tiêu thụ nội địa được tính trên cơ sở tổng sản lượng cà
phê thu hoạch bán ra thị trường tiêu thụ nội địa trong một năm.
Đối với các quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu của thế giới, nhu cầu tiêu thụ
sản phẩm cà phê càng tăng cho thấy sự phụ thuộc của ngành cà phê trong nước vào
sự bất ổn của thị trường cà phê thế giới càng giảm. Do đó rủi ro đối với ngành cà
phê càng giảm. Do vậy giá trị của chỉ tiêu này càng lớn và có xu hướng tăng hợp lý
(hoặc ổn định) so với giá trị của chỉ tiêu này ở các năm trước là biểu hiện của sự
phát triển cà phê theo hướng bền vững.
(5) Tổng giá trị kim ngạch cà phê xuất khẩu (triệu USD)
Tổng giá trị kim ngạch cà phê xuất khẩu được tính trên cơ sở lấy tổng sản
lượng cà phê xuất khẩu nhân với đơn giá xuất khẩu trung bình của một tấn sản
phẩm trong một năm. Giá trị của chỉ tiêu này lớn và có xu hướng tăng (hoặc ổn định)
so với giá trị của chỉ tiêu này ở các năm trước là biểu hiện vai trò quan trọng và ngày
càng tăng của ngành cà phê đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, do vậy nó
cũng là biểu hiện của sự phát triển cà phê theo hướng bền vững.
(6) Lợi nhuận kinh tế trung bình trên một ha cà phê (triệu đồng/ha)
80
Tổng lợi nhuận cà phê trong năm
Lợi nhuận kinh tế trung bình =
Tổng diện tích cà phê thu hoạch trong năm
Chỉ tiêu lợi nhuận kinh tế là hết sức quan trong trong việc đánh giá hiệu quả của
ngành cà phê. Việc tăng năng lợi nhuận kinh tế của ngành cà phê là cơ sở để gia tăng
hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển cà phê ngày càng bền vững. Do vậy giá trị của
chỉ tiêu này có xu hướng tăng (hoặc ổn định) so với giá trị của chỉ tiêu này ở các năm
trước là biểu hiện của sự phát triển cà phê theo hướng bền vững.
(7) Năng suất trung bình trên một ha cà phê (tấn/ha)
Năng suất trung bình =
Tổng sản lượng cà phê thu hoạch trong năm
Tổng diện tích cà phê thu hoạch trong năm
Năng suất trung bình của cà phê thường tính theo năng suất cà phê nhân khô
cho một ha thu hoạch trong một niên vụ. Việc tăng năng suất cây trồng nói chung và
cà phê nói riêng là cơ sở để gia tăng hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển cà phê bền
vững. Do vậy giá trị của chỉ tiêu này có xu hướng tăng một cách hợp lý, đảm bảo các
tiêu chuẩn kỹ thuật (hoặc ổn định) so với giá trị của chỉ tiêu này ở các năm trước là
biểu hiện của sự phát triển cà phê theo hướng bền vững.
(8) Thời gian hoàn vốn đầu tư (năm)
Là độ dài thời gian dự tính cần thiết để các luồng tiền ròng của 1 ha bù đắp
được các khoản chi phí đầu tư cho 1 ha cà phê. Giá trị chỉ tiêu này càng bé thể hiện
việc sản xuất cà phê càng có hiệu quả. Việc rút ngắn thời gian hoàn vốn đầu tư là cơ
sở để gia tăng hiệu quả sản xuất. Do vậy giá trị của chỉ tiêu này nhỏ hơn một chu kỳ
kinh doanh cà phê (tính bình quân 25 năm) là biểu hiện của sự phát triển cà phê theo
hướng bền vững.
(9) Giá trị hiện tại ròng (NPV) (triệu đồng/ha)
n
NPV   Bi
i 0
1
1  r i
n
  Ci
i 0
1
1  r i
Trong đó:
Bi: Dòng tiền vào bình quân 1 ha của năm i;
Ci: Dòng tiền ra bình quân 1 ha của năm i, bao gồm chi phí trồng mới, chăm
sóc (thời kì kiến thiết cơ bản) và chi phí chăm sóc hàng năm (thời kì kinh doanh);
81
n - Số năm của chu kì sản xuất
r - Tỉ suất chiết khấu được chọn
Giá trị NPV lớn hơn không, thể hiện việc sản xuất cà phê trong cả một chu kỳ
kinh doanh là có hiệu quả và bền vững. Do vậy giá trị của chỉ tiêu này lớn hơn không là
biểu hiện của sự phát triển cà phê theo hướng bền vững.
(10) Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) (%)
IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ
này làm cho NPV = 0 tức là:
n
NPV   Bi
i 0
n
1
1  r 
i
  Ci
i 0
1
1  r i
 0 , Thì r=IRR
IRR có đơn vị tính (%), được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, mô hình nào
có IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Giá trị chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bằng lãi suất chiết khấu bình quân được công bố
của ngân hàng nhà nước tại thời điểm nghiên cứu là biểu hiện của sự phát triển cà phê
theo hướng bền vững.
(11) Hệ số chi phí nguồn lực trong nước
Hệ số chi phí nội nguồn của một sản phẩm (hay ngành sản phẩm): là tính chi phí
sản xuất theo giá trị của các đầu vào trung gian ở mức giá thế giới và các nhân tố sản
xuất theo chi phí cơ hội. Ý nghĩa của hệ số DRC là nó phản ánh chi phí thật sự mà xã
hội phải trả trong việc sản xuất ra một hàng hóa nào đó.
Giá trị chỉ tiêu DRC/SER bé hơn 1 thể hiện việc kinh doanh xuất khẩu ngành cà
phê có lợi thế cạnh tranh. Do đó giá trị chỉ tiêu này bé hơn 1 và có xu hướng giảm là
biểu hiện của sự phát triển cà phê theo hướng bền vững.
2.4.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phát triển cà phê bền vững về xã hội
Để nghiên cứu PTCPBV về mặt xã hội luận án sử dụng một số chỉ tiêu sau:
(1) Đóng góp của cà phê trong tổng thu nhập của hộ gia đình
Chỉ tiêu này được xem xét và tính toán dựa trên các chỉ tiêu như giá trị sản xuất hay
thu nhập tính bình quân cho một lao động, nhân khẩu sản xuất cà phê của hộ.
(2) Tỷ lệ hộ vay vốn trong tổng số hộ trồng cà phê (%)
82
Tỷ lệ hộ vay nợ trong tổng số hộ trồng cà phê=
Tổng số hộ có vay nợ để trồng cà phê
Tổng số hộ trồng cà phê
(3) Số lượng lao động và việc làm tham gia trồng cà phê (người)
Số lượng lao động tham gia trồng cà phê được tính trên cơ sở tổng số lao động trực
tiếp tham gia vào hoạt động trồng cà phê
(4) Quy mô và tốc độ tăng dân di cư tự do vào Đắk Lắk
(5) Tỷ lệ số hộ và nhân khẩu nghèo tham gia trong lĩnh vực sản xuất cà phê
(6) Tỷ lệ các hộ dân tộc thiểu số được xoá đói, giảm nghèo
Giá trị chỉ tiêu (1), (2), (3), (6) có xu hướng tăng (hoặc ổn định) so với giá trị của các
chỉ tiêu này ở các năm trước, giá trị chỉ tiêu (4), (5) bé và có xu hướng giảm là biểu hiện
của sự phát triển theo hướng bền vững.
2.4.5.3. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh việc phát triển cà phê bền vững về môi trường
Để nghiên cứu PTCPBV về mặt môi trường luận án sử dụng một số chỉ tiêu sau:
(1) Diện tích trồng cà phê và tốc độ tăng trưởng của nó
Diện tích trồng cà phê là phần đất đai được sử dụng vào mục đích để trồng cà
phê. Tốc độ tăng trưởng diện tích cà phê có liên quan chặt chẽ đến quỹ đất, diện tích
và độ che phủ của rừng.
Chất lượng đất phục vụ cho việc trồng cà phê là yếu tố quan trọng quyết định
đến năng suất, tuổi thọ, chất lương vườn cây và hiệu quả kinh doanh. Do vậy đất đai
trồng cà phê phải được quy hoạch và có độ thích nghị cao. Do vậy tiêu chuẩn đánh
giá đối với chỉ tiêu này phải được xem xét một cách toàn diện về chất lượng đất,
quy hoạch và nguồn gốc của đất.
(2) Tỷ lệ diện tích trồng cà phê chủ động nước tưới (nước ngầm, nước mặt) (%)
Diện tích trồng cà phê chủ động nước tưới
=
Tổng diện tích cà phê
Tỷ lệ diện tích trồng cà phê
chủ động nước tưới
(3) Tỷ lệ diện tích trồng cà phê đảm bảo điều kiện thích nghi về đất(%)
Diện tích trồng cà phê đảm bảo điều kiện
Tỷ lệ diện tích trồng cà phê
đảm bảo điều kiện thích nghi
về đất
=
thích nghi về đất
Tổng diện tích trồng cà phê
83
Các điều kiện thích nghi về đất trồng cà phê bao gồm chất lượng, độ cao và
cấu tạo của đất.
(4) Tỷ lệ suy giảm về diện tích rừng tự nhiên
Sự suy giảm về diện tích rừng tự nhiên là phần diện tích rừng tự nhiên bị chặt phá để
lấy đất sử dụng trồng cà phê (hoặc trồng một số cây trồng khác).
Giá trị chỉ tiêu (1) ổn định (hoặc tăng có quy hoạch); giá trị chỉ tiêu (2), (3) có xu
hướng tăng (hoặc ổn định), giá trị chỉ tiêu (4) bé và có xu hướng giảm so với giá trị của các
chỉ tiêu này ở các năm trước là biểu hiện của sự phát triển cà phê theo hướng bền vững.
Ngoài ra chúng tôi còn nghiên cứu phân tích định tính để có những kết luận đánh giá
bổ sung về PTCPBV về môi trường.
Tóm tắt chương 2
Tài nguyên đất ở tỉnh Đắk Lắk rất thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp
dài ngày, đặc biệt là cây cà phê. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là
1.312.537 hecta, trong đó các nhóm đất có chất lượng tốt, thích hợp cho việc trồng
cà phê (đất xám, đất đỏ và đất nâu) chiếm trên ba phần tư tổng diện tích tự nhiên.
Điều kiện khí hậu của tỉnh mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát mẻ, phù hợp
với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cà phê với chất lượng tự nhiên tốt. Năm 2010,
tổng diện tích canh tác cà phê của tỉnh là 183,3 nghìn hecta, sản lượng 387,2 nghìn
tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 504,3 triệu USD, đóng góp trên 80% tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu cả cả tỉnh. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê của tỉnh chủ yếu là cà phê
nhân - loại cà phê có giá trị gia tăng thấp.
Đề tài lựa chọn các cách tiếp cận nghiên cứu trên ba góc độ đó là kinh tế, xã
hội và môi trường. Các chủ thể chính nghiên cứu trong đề tài bao gồm hộ nông dân
sản xuất cà phê, hộ thu gom, đại lý, công ty chế biến xuất khẩu cà phê nhân. Chọn
tám huyện và thị xã của tỉnh Đắk Lắk để nghiên cứu chuyên sâu ở cấp độ nông hộ.
Để đánh giá chuỗi cung, chuỗi giá trị cà phê của Đắk Lắk, chúng tôi chọn 10 hộ, 10
đại lý thu mua và 10 công ty chế biến và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập qua báo cáo thống kê của UBND tỉnh
Đắk Lắk, Sở NN&PTNT, Cục Thống kê tỉnh, số liệu của Tổng cục Thống kê, Bộ
84
NN&PTNT, Bộ KH&ĐT, các báo điện tử, số liệu của các công trình khoa học
nghiên cứu cây cà phê, báo cáo của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam, Tổ chức cà
phê thế giới, dữ liệu của Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và một số
nguồn khác.
Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện của các hộ nông dân
trồng cà phê, hộ thu gom, đại lý và công ty chế biến, xuất khẩu cà phê nhân, bằng
phỏng vấn trực tiếp. Số lượng mẫu nghiên cứu bao gồm 500 hộ nông dân, 10 hộ thu
gom, 10 đại lý và 10 công ty chế biến xuất khẩu cà phê nhân.
Phân tích thông tin, số liệu bằng các phương pháp chủ yếu, đó là phương pháp
thống kê kinh tế; phương pháp xác định lợi thế cạnh tranh, phương pháp hồi qui
tương quan, phương pháp phân tích đầu tư dài hạn, phương pháp phân tích chuỗi
cung, chuỗi giá trị, phương pháp chuyên gia; Phương pháp ma trận phân tích
SWOT.
85
3
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ
BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk
Xuất phát từ lý luận về PTCPBV đã được chúng tôi đề xuất ở phần cơ sở lý luận,
nghiên cứu PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk tập trung vào ba nội dung chủ yếu là bền vững về
mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội, bền vững về mặt môi trường và sự kết hợp hài hoà
của ba yếu tố đó.
3.1.1. Phát triển cà phê bền vững về mặt kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk
Để nghiên cứu PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk về mặt kinh tế, luận án đi sâu
phân tích một số vấn đề liên quan sau: i) Đóng góp của phát triển cà phê đối với phát
triển kinh tế ở tỉnh Đắk Lắk ; ii) kết quả và hiệu quả của sản xuất kinh doanh cà phê; iii)
khả năng cạnh tranh của ngành cà phê; iv) chuỗi cung cà phê và thị trường tiêu thụ cà
phê ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua để đi đến những kết luận và đánh giá cho vấn đề
nghiên cứu.
3.1.1.1. Đóng góp của phát triển cà phê đối với phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk
Số liệu tổng hợp ở bảng 3.1 cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2010 giá trị
sản xuất ngành nông nghiệp luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất
của toàn tỉnh. Giá trị sản xuất ngành cà phê luôn đóng góp vào giá trị sản xuất
ngành nông nghiệp của tỉnh rất lớn (từ 26,84%-53,14%).
Bình quân trong khoảng thời gian trên, giá trị sản xuất ngành cà phê đã
đóng góp 38,86% GO ngành nông nghiệp hay 25,76% trong tổng giá trị sản
xuất của tỉnh. Qua đó cho thấy sự phát triển của ngành cà phê là nhân tố hết
sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk. Phát triển cà phê
đạt hiệu quả, ổn định và bền vững chính là yếu tố quan trọng cho sự phát triển
kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk.
86
Bảng 3.1: Đóng góp của ngành cà phê trong phát triển kinh tế của tỉnh Đắk
Lắk
Năm
Giá trị sản xuất
theo giá
hiện hành
(tỷ đồng)
2000
7.144
2001
6.578
2002
7.312
2003
9.934
2004
11.719
2005
15.287
2006
21.105
2007
24.433
2008
37.405
2009
36.174
2010
44.765
20.169
BQ
Nguồn: [17], [18], [20]
Tỷ lệ giá trị
Tỷ lệ giá trị
sản xuất nông
sản xuất cà
nghiệp trong phê trong tổng
tổng giá trị
giá trị sản xuất
sản xuất
nông nghiệp
(%)
(%)
67,75
49,86
62,77
39,79
60,73
43,13
63,62
42,30
65,32
41,93
65,25
31,98
72,01
53,14
68,11
41,85
72,27
26,84
63,42
39,63
62,38
39,69
66,30
38,86
Tỷ lệ giá trị
sản xuất
cà phê trong
tổng giá trị
sản xuất
(%)
33,78
24,98
26,19
26,91
27,39
20,87
38,27
28,50
19,40
25,14
23,96
25,76
Tuy nhiên GO cà phê chiếm tỷ trọng lớn trong GO và GO nông nghiệp của
tỉnh cũng cho thấy sự phụ thuộc lớn nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk vào ngành hàng cà
phê. Do vậy khi có những rủi ro cho ngành hàng này (giá thấp, mất mùa, sâu bệnh,
hạn hán…), sẽ kéo theo hệ luỹ cho kinh tế - xã hội và đời sống mọi mặt của người
dân. Do đó trong thời gian tới cần có những chính sách tốt vừa kết hợp phát triển
những vùng chuyên canh cà phê cho năng suất, chất lượng cao, bên cạnh đó tạo thế
phát triển tổng hợp những ngành nghề mới, thích hợp cho việc phát triển kinh tế
tỉnh Đắk Lắk một cách bền vững.
3.1.1.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê
a. Hạch toán trong từng niên vụ
 Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê
Bảng 3.2 cho thấy, tổng chi phí bình quân 1 ha là 59,95 triệu đồng, trong đó
chi phí bằng tiền và khấu hao chiếm 50,14 triệu đồng. Trong chi phí bằng tiền và
87
khấu hao, chi phí phân bón các loại chiếm số lượng lớn nhất (30,45 triệu đồng). Thu
nhập hỗn hợp (MI) đạt 74,57 triệu đồng, lợi nhuận kinh tế đạt 64,76 triệu đồng. Các
chỉ tiêu hiệu quả sản xuất cho thấy, tỉ suất lợi nhuận trên chi phí là 1.08 lần (108%),
Lợi nhuận kinh tế trên một tấn cà phê nhân đạt 24,67 triệu đồng.
Nhìn chung, trong niên vụ 2010/2011 do chi phí đầu vào tăng cao, nhất
là chi phí các loại vật tư, phân bón đã làm cho tổng chi phí đầu tư bình quân
cho một ha cà phê tăng cao (59,95 triệu đồng).
Bảng 3.2: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ ở tỉnh Đắk
Lắk
(Tính bình quân trên 01 ha cà phê kinh doanh)
STT Chỉ tiêu
ĐVT
Mức độ
1
Giá bán
tr.đồng/tấn
47,50
2
Năng suất bình quân
tấn/ha
3
Giá trị sản xuất
tr.đồng
124,71
4
Chi phí sản xuất
tr.đồng
50,14
4.1
Phân bón các loại
tr.đồng
30,45
4.2
Thuốc bảo vệ thực vật
tr.đồng
3,52
4.3
Lao động thuê ngoài
tr.đồng
6,35
4.4
Khấu hao
tr.đồng
5,61
4.5
Chi phí khác
tr.đồng
4,20
5
Thu nhập hỗn hợp MI (3-4)
tr.đồng
74,57
6
LĐ gia đình
tr.đồng
9,81
7
Tổng Chi phí (4+6)
tr.đồng
59,95
8
Lợi nhuận (5-6)
tr.đồng
64,76
10
Lợi nhuận/Chi phí (8/7)
lần
11
Lợi nhuận/tấn cà phê (8/2)
tr.đồng/tấn
2,63
1,08
24,67
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra niên vụ 2010/2011
Tuy nhiên do giá cà phê tăng mạnh (tăng cao nhất trong vòng 15 năm trở lại
đây), do vậy kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của các hộ đạt tương đối cao. Hơn
nữa trong niên vụ 2010/2011 do thời tiết thuận lợi, cà phê được mùa, nên năng suất
chung của các hộ trồng cà phê đạt tương đối cao (bình quân chung đạt 2,63 tấn/ha).
Những kết quả trên chỉ là thông tin tính cho một năm, chưa thể kết luận được là
88
phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có bền vững hay không. Dựa vào thông
tin giá cả, năng suất cà phê và lạm phát trong vòng 15 năm trở lại đây, tính toán lại
chỉ tiêu lợi nhuận kinh tế trên một kg cà phê nhân để bổ sung đánh giá PTCPBV về
mặt kinh tế.
 Phân tích xu hướng biến động lợi nhuận kinh tế sản xuất kinh doanh cà phê
Lợi nhuận bình quân một kg cà phê nhân là một trong những chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá và xem xét và bổ sung cho việc phân tích PTCPBV về mặt kinh
tế. Dựa vào giá và năng suất cà phê bình quân của tỉnh Đắk Lắk từ năm 1995-2010
với giả định tổng chi phí đầu tư cho một ha cà phê bình quân biến động theo chỉ số
khử lạm phát GDP, ta có kết quả biến động lợi nhuận trên một tấn cà phê nhân
(LN/tấn cà phê) từ năm 1995-2010.
Bảng 3.3 cho thấy giá cà phê giai đoạn 1995-1999 tương đối cao, năng suất cà phê
ổn định nên các hộ trồng cà phê đều có lợi nhuận. Trong khi đó, giai đoạn từ 2000-2005
là giai đoạn mà giá cà phê xuống rất thấp (đỉnh điểm giá thấp nhất là năm 2001 chỉ có
4,72 triệu đồng/tấn cà phê nhân), năng suất cà phê biến động thất thường, có năm xuống
rất thấp, do vậy mà người trồng cà phê đã bị thua lỗ, dẫn đến tình trạng người trồng cà
phê chặt phá và bỏ nương rẫy chuyển sang sản xuất một số cây trồng khác. Những năm
gần đây, giá cả cà phê có được cải thiện đáng kể, tuy nhiên do chi phí đầu vào tăng
mạnh, do đó mặc dù năng suất cà phê có tăng hơn so với những năm trước nhưng lợi
nhuận cũng có những biến động thất thường, một vài năm có lời nhưng những năm
sau lại bị lỗ (2009-2010).
Tóm lại, xét trên góc độ chỉ tiêu lợi nhuận kinh tế bình quân một tấn cà phê
nhân cho thấy PTCPBV về mặt kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào giá cà phê thế
giới và trong nước, năng suất cà phê và lạm phát (giá cả các yếu tố đầu vào). Khi
các yếu tố này biến động thất thường đã dẫn đến PTCPBV kém bền vững. Đây là
một trong những vấn đề quan trọng để đưa ra một số giải pháp nhằm cải tiến tổ
chức sản xuất, giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất
lượng sản phẩm, bảo đảm cho việc phát triển cà phê ổn định, bền vững và có
hiệu quả.
89
Bảng 3.3: Biến động lợi nhuận kinh tế trên một tấn cà phê của hộ
Năm
Năng suất
cà phê
Chỉ số khử lạm
phát GDP
(tấn/ha)
(lần)
Giá cà phê
(giá BQ các hộ bán
cho các công ty
XK)
(triệu VND/tấn)
lợi
nhuận
(triệu VND/tấn)
1995
2,09
1,140
22,93
12,82
1,057
1996
1,87
14,04
1,15
1,032
1997
2,43
13,65
3,17
1998
2,18
1,073
17,21
5,15
1,041
1999
2,15
14,86
1,75
0,983
2000
2,93
8,03
-2,00
0,996
2001
2,29
4,72
-7,90
1,038
2002
1,88
5,89
-9,39
2003
2,23
1,032
9,40
-3,97
2004
2,06
1,078
8,89
-6,03
2005
1,58
1,083
12,39
-8,66
2006
2,58
1,074
18,56
4,62
2007
1,91
1,083
21,41
1,23
2008
2,42
1,231
17,46
0,22
2009
2,19
1,070
19,65
-3,88
2010
2,24
1,090
24,03
-0,49
Nguồn: Số liệu điều tra niên vụ 2010/ 2011, [17], [18], [20], Ngân hàng Thế giới
 Phân tích biến động chỉ số lợi nhuận kinh tế bằng phương pháp kịch bản
Lợi nhuận kinh tế chỉ có thể có ý nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định và
mức độ thường thay đổi nếu các điều kiện đảm bảo lợi nhuận kinh tế không được duy
trì. Quy luật thực tế của thị trường cho thấy giá cả đầu vào của quá trình sản xuất
thường xuyên biến động, bên cạnh đó các chính sách và định chế, đặc biệt trong
lĩnh vực kinh tế thường thay đổi theo thời gian.
Khi nghiên cứu chỉ tiêu lợi nhuận kinh tế trên một tấn cà phê nhân là phản ánh
hiệu quả tại thời điểm khảo sát. Khi giá cà phê hoặc giá các yếu tố đầu vào thay đổi,
lợi nhuận kinh tế sẽ biến động. Để đánh giá sự thay đổi lợi nhuận kinh tế đối với sản
xuất cà phê, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
chỉ tiêu lợi nhuận kinh tế theo những kịch bản khác nhau để tìm ra giải pháp ổn định
và nâng cao lợi nhuận kinh tế của sản phẩm cà phê.
Bảng 3.4 cho thấy, các kịch bản năng suất cà phê, giá cà phê và lạm phát được
90
nghiên cứu trong vòng 15 năm trở lại đây (năm 1995-2011). Kết quả cho thấy các
hộ sản xuất cà phê vẫn có lời trong các tình huống khi mà năng suất cà phê, lạm
phát và chi phí đầu vào xảy ra bất lợi nhất. Tuy nhiên, khi giá cà phê biến động thất
thường ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quản sản xuất kinh doanh của các hộ. Các kịch
bản kết hợp, trong đó có chứa đựng yếu tố giá cà phê ở mức thấp (nhỏ hơn hoặc
bằng mức giá cà phê trung bình trong 15 năm trở lại đây) đều cho lợi nhuận âm.
Bảng 3.4: Các kịch bản của lợi nhuận kinh tế trên 1 tấn cà phê nhân của tỉnh Đắk
Lắk
CÁC KỊCH BẢN
Giá trị
kịch bản
Kịch bản cơ sở
Năng suất cà phê (tấn/ha)
Thấp nhất
TB trừ độ lệch tiêu chuẩn
TB
1,54
1,75
2,13
LNKT/tấn
cà phê
CÁC KỊCH BẢN
nhân
24,67
Kịch bản cơ sở
8,65
13,32
19,31
Lạm phát (%)
Thấp nhất
TB trừ độ lệch tiêu chuẩn
TB
Giá trị
kịch
bản
LNKT/tấn
cà phê
nhân
24,67
0,98
1,01
1,07
25,06
24,41
23,10
TB cộng độ lệch tiêu chuẩn
2,50
23,52
TB cộng độ lệch tiêu chuẩn
1,13
Cao nhất
3,10
28,16
Cao nhất
1,23
Giá cà phê (triệu đồng/tấn)
Tổng chi phí (triệu đồng)
Thấp nhất
4,72
-18,12
Tăng 10%
65,94
TB trừ độ lệch tiêu chuẩn
6,62
-16,21
Tăng 5%
62,94
TB
16,51
-6,33
Giảm 5%
56,95
TB cộng độ lệch tiêu chuẩn
26,39
3,56
Giảm 10%
53,95
Cao nhất
47,50
24,67
Năng suất cà phê, giá cà phê thấp nhất và lạm phát cao nhất, tổng chi phí giảm 10%.
Năng suất cà phê, giá cà phê bằng giá trị TB trừ độ lệch tiêu chuẩn và lạm phát bằng giá
trị TB cộng độ lệch tiêu chuẩn, tổng chi phí giảm 5%.
Năng suất cà phê, giá cà phê bằng giá trị TB và lạm phát bằng TB, tổng chi phí không
đổi.
Năng suất cà phê, giá cà phê bằng giá trị TB cộng độ lệch tiêu chuẩn và lạm phát bằng
giá trị TB trừ độ lệch tiêu chuẩn, tổng chi phí tăng 5%.
Năng suất cà phê, giá cà phê cao nhất và lạm phát thấp nhất, tổng chi phí tăng 10%
21,78
19,39
22,38
23,53
25,81
26,95
-38,33
-29,95
-13,62
0,93
26,59
Nguồn: Số liệu điều tra niên vụ 2010/ 2011 và tính toán của các tác giả
Như vậy, việc phân tích các kịch bản lợi nhuận kinh tế cho thấy cà phê trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk là mặt hàng nông sản có thể đem lại hiệu quả kinh tế trong tương lai. Do đó,
việc phát triển trồng cà phê của tỉnh để đảm bảo thu nhập cho người trồng cà phê và mang
lại hiệu quả kinh tế là điều tất yếu. Tuy nhiên, do hệ thống chuỗi sản phẩm từ vật tư, dịch
vụ đầu vào đến người trồng, người thu gom, cơ sở chế biến xuất khẩu không có cơ chế
ràng buộc cụ thể nên người trồng cà phê có thể bị lỗ, đặc biệt do thị trường và giá cả đầu
91
vào, đầu ra.
Qua nghiên cứu và phân tích có thể rút ra một số kết luận về lợi ích kinh tế của sản
phẩm cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau:
- Sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk có hiệu quả kinh tế. Sản xuất cà phê mang lại
thu nhập cho người trồng cà phê, ổn định cuộc sống và có hiệu quả, góp phần phát
triển kinh tế và nâng cao mức sống của người dân. Đây cũng là một trong các nhân
tố đóng góp cho việc PTCPBV của tỉnh Đắk Lắk.
- Lợi nhuận kinh tế của sản phẩm cà phê rất nhạy cảm với những biến động về
giá cà phê xuất khẩu, năng suất cà phê, giá các yếu tố đầu vào. Giá cả các loại phân
bón nhập khẩu và xăng dầu trong thời gian qua tăng mạnh, do đó việc cải thiện chất
lượng sản phẩm cà phê nhằm nâng cao giá cà phê xuất khẩu là rất cần thiết. Theo
các nhà phân tích, sự biến động giá cà phê trong thời gian qua là do biến động
nguồn cung cà phê trên thế giới và lượng dự trữ cà phê trong nước. Do đó, cần có
những giải pháp thị trường nhằm củng cố vị thế của cà phê Việt Nam trên thị trường
thế giới.
- Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu, diễn biến thời tiết thất thường
và không có lợi đối với các hộ trồng cà phê gây ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất
lượng cà phê. Do đó, tỉnh cần chuẩn bị các biện pháp nhằm giảm thiểu những tác động
xấu này.
b. Kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê tính cho một chu kì kinh doanh cà phê
Phụ biểu 3 cho thấy một số chỉ tiêu nghiên cứu hiệu quả đầu tư của một
chu kì sản xuất kinh doanh cà phê. Kết quả tính toán nếu việc đầu tư tính cho
cả một chu kì kinh doanh cà phê mà có hiệu quả, có thể kết luận PTCPBV về
kinh tế.
Cà phê là cây công nghiệp dài ngày có chu kì kinh tế khoảng 23 - 25
năm. Vì thế để đánh giá chính xác hiệu quả đầu tư của loại cây này chúng tôi
đánh giá kết quả và hiệu quả của một chu kì kinh doanh cà phê (25 năm) bằng
phương pháp hiện giá.
Chi phí sản phẩm cà phê nhân đạt tiêu chuẩn xuất khẩu được tính qua 2
giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, tính từ thời điểm ban đầu giai đoạn KTCB đến
92
khi cho sản phẩm cà phê nhân. Chi phí ở giai đoạn này được thu thập và tính
toán tại các hộ (tính theo chi phí của năm 2011 và quy về giá của các năm đầu
tư 1987, 1988, 1989 theo chỉ số khử lạm phát GDP). Giai đoạn thứ 2 tính cho
thời kì kinh doanh cà phê (từ năm 4 – năm thứ 25). Chi phí ở giai đoạn này
được tính ở các hộ trồng cà phê, sơ chế, thu gom và các công ty chế biến cà
phê xuất khẩu.
Chi phí phân bón là loại chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng chi phí giai
đoạn KTCB, chiếm 39,14%, tiếp theo là chi phí lao động, bao gồm lao động
tự có và lao động thuê chiếm 27,95%. Các chi phí khác chiếm 15,40% tổng
chi phí. Chi phí giống chiếm 9,09% tổng chi phí. Trong giai đoạn này, chi phí
thuốc hoá học còn ít, chiếm 7,06% tổng chi phí và chi phí mua sắm công cụ,
dụng cụ chỉ chiếm 1,37%.
Trong giai đoạn này, các chi phí đầu vào chủ yếu sử dụng nguồn nội
địa, có một phần được sử dụng từ nguồn nhập khẩu bao gồm phân bón và
thuốc hoá học, chiếm khoảng 15,88%. Các chi phí phát sinh nhiều nhất trong
năm đầu tiên, các năm còn lại chủ yếu là chi phí phân bón và chi phí lao động.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của lạm phát của các năm 1988, 1989 làm cho chi
phí đầu tư của năm 2 và 3 tăng lên về mặt giá trị.
Đối với giai đoạn kinh doanh, qua điều tra cho thấy, tổng chi phí qua các
năm của các nhóm hộ điều tra tính bình quân 1 ha giai đoạn kinh doanh bình
quân 1 hộ từ năm thứ 4 đến năm thứ 25 là 19,33 triệu đồng.
Trong đó, chi phí phân bón chiếm tỉ trọng lớn nhất, chiếm đến 70,19%.
Chi phí lao động chiếm 14,05%, thuốc hoá học chiếm 7,65%, chi phí khác
chiếm 5,21%. Trong chi phí khác, chi phí nước tưới chiến tỉ trọng chủ yếu.
Chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ sản xuất như bao tay, bạt, cuốc,… phục vụ
cho thu hoạch và chăm sóc cà phê chiếm 2,91% và phát sinh tương đối đồng
đều qua các năm.
Tổng hợp kết quả ước lượng về doanh thu và chi phí hàng năm theo giá
hiện hành, với lãi suất chiết khấu danh nghĩa thay đổi từ 8%/năm đến
34%/năm. Giá trị hiện tại ròng (NPV), tỉ suất nội hoàn vốn (IRR), lợi nhuận
kinh tế thu được bình quân năm (PMT) được trình bày trong bảng 3.5.
93
Bảng 3.5: Kết quả và hiệu quả đầu tư cho một chu kì sản xuất cà phê tỉnh Đắk
Lắk với các mức lãi suất chiết khấu khác nhau
(Tính bình quân trên 01 ha cà phê với các mức lãi suất chiết khấu khác nhau)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Lãi suất
chiết khấu
(%)
NPV
(tr.đồng)
PMT
(tr.đồng)
8,00
103,92
8,64
12,00
60,83
7,59
14,00
46,73
6,80
16,00
35,82
5,96
20,00
20,52
4,26
24,00
10,79
2,69
28,00
4,43
1,29
30,00
2,11
0,66
32,00
0,20
0,07
32,24
0,00
0,00
34,00
-1,35
-0,48
Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả 2011
BCR
(lần)
1,69
1,61
1,56
1,51
1,38
1,26
1,13
1,07
1,01
1,00
0,95
Thời gian
thu hồi
vốn
(năm)
7
7
8
8
8
8
10
11
19
25
-
Có thể thấy, cả 2 chỉ tiêu NPV và IRR đều thể hiện hiệu quả của việc trồng cà
phê ở tỉnh Đắk Lắk. NPV đạt 46,74 triệu đồng/ha với lãi suất chiết khấu là 14%
(tương ứng với mức lãi suất mà nhiều hộ phải trả) và IRR = 32,24% lớn hơn so với
lãi suất vay ngân hàng hiện tại của các hộ. Điều này sẽ bổ sung cho kết luận phát
triển cà phê bền vững về mặt kinh tế (Bảng 3.5).
3.1.1.3. Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê tỉnh Đắk Lắk
Có nhiều phương pháp, chỉ tiêu để đánh giá khả năng cạnh tranh của
ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk. Một trong những phương pháp đó là lợi thế so
sánh. Để xác định lợi thế so sánh của sản xuất cà phê, cần ước lượng hệ số chi
phí nguồn lực trong nước (DRC). Để xác định DRC, cần xác định chi phí nội
nguồn (cơ hội) để sản xuất được một tấn cà phê nhân thành phẩm, giá xuất
khẩu theo USD và chi phí ngoại nguồn theo USD.
Chi phí này bao gồm 2 giai đoạn: chi phí cho giai đoạn sản xuất (sản
phẩm cà phê nhân) và chi phí cho giai đoạn chế biến đến xuất khẩu tại cảng
trong nước. Chi phí từng khoản mục trong giai đoạn sản xuất được hạch toán
bằng tổng chi phí khoản mục đó cho 1 ha của cả vòng đời cây cà phê chia cho
94
tổng sản lượng của 1 ha trong cả vòng đời.
Chi phí đất đai: Để xác định chi phí đất đai, người ta sử dụng chi phí cơ
hội của đất đai. Trong phạm vi đề tài, chi phí cơ hội của đất đai được xác định
theo giá đất cho thuê để trồng cà phê của các hộ. Tất cả chi phí đất đai được
tính là chi phí nội nguồn.
Chi phí lao động được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất tính từ
khâu trồng đến kết thúc thu hoạch cà phê tại các hộ; giai đoạn thứ 2 là chi phí
tiền lương và các loại chi phí bảo hiểm phát sinh trong khâu chế biến ở các
công ty chế biến cà phê. Chi phí cơ hội của lao động trong giai đoạn sản xuất
được tính bằng đơn giá thực trả của các hộ với giả định thị trường lao động là
tương đối hoàn hảo. Chi phí cơ hội của lao động trong khâu chế biến được xác
định bằng tiền lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phụ cấp lao động khác.
Chi phí phân bón được chia thành 2 nguồn là chi phí nội nguồn và chi
phí ngoại nguồn. Các loại phân bón chủ yếu dùng cho bón lót và chăm sóc
hàng năm trong giai đoạn kinh doanh ở các hộ là phân chuồng và phân bón
tổng hợp NPK. Các loại phân bón này một phần là loại phân nhập từ nước
ngoài, một số sản xuất trong nước. Tuy nhiên, các loại phân sản xuất trong
nước vẫn phải sử dụng một số nguyên liệu và máy móc thiết bị nhập kh ẩu. Do
đó, chi phí phân bón tổng hợp NPK được xác định là chi phí ngoại nguồn, còn
phân hữu cơ là chi phí nội nguồn. Với giả định, thị trường phân hữu cơ hiện
nay là hoàn hảo, chi phí thực chi cho phân hữu cơ cũng chính là chi phí cơ
hội. Chi phí phân bón ngoại nguồn được tính bằng giá CIF. Tất cả chi phí
cộng thêm đến hộ được tính vào chi phí nội nguồn.
Chi phí thuốc hoá học, chi phí nhiên liệu cũng được chia thành 2 loại: chi
phí nội nguồn và chi phí ngoại nguồn. Chi phí cơ hội của thuốc hoá học, nhiên
liệu nhập thành phẩm từ nước ngoài được tính theo giá CIF, các loại thuốc hoá
học, nhiên liệu sản xuất trong nước nhưng nhập nguyên liệu của nước ngoài thì
tính vào chi phí ngoại nguồn, các chi phí vận chuyển và chi phí khác được tính
là chi phí nội nguồn và lấy mức giá thực tế phát sinh làm chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội của các loại công cụ, dụng cụ như găng tay, bạt, và các
dụng cụ chăm sóc khác trong giai đoạn kiến thiết và khai thác cà phê của
95
các hộ được xác định bằng giá mua trên thị trường. Hầu hết các loại công cụ,
dụng cụ đều là chi phí nội nguồn. Các chi phí khác bao gồm phí vận chuyển,
thuê khoán, đóng gói, các loại phí, lệ phí,… tất cả các chi phí này được tính là
chi phí nội nguồn.
Tỉ giá hối đoái chính thức (OER - Official Exchange Rate) năm 2010
(được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) là 19.517 đồng/USD.
Theo Lê Thành Nghiệp & Agnes C.Rola (2005), tỉ giá hối đoái mờ SER =
OER*(1 + FX premium). Với FX premium là hệ số phản ánh sự khác biệt
giữa tỷ giá hối đoái chính thức và chi phí cơ hội (giá mờ) của nó. Đối với các
nước đang phát triển, Ngân hàng thế giới (WB) đề nghị lấy hệ số FX premium
là 20% (0,2). Vậy tỉ giá hối đoái mờ SER (Shadow Exchange Rate) =
1,2*OER = 23.420 đồng/USD. Kết quả xác định chi phí nội nguồn, các yếu tố
sản xuất trong nước, các yếu tố nhập khẩu và hệ số chi phí nguồn lực DRC
tính cho 1 tấn cà phê nhân thành phẩm của các hộ thể hiện ở bảng 3.6 [33].
a. Hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC
Kết quả tính toán ở Bảng 3.6 cho thấy rằng, chỉ số DRC/SER của sản
xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk là 0,7972 < 1, cho thấy nếu bỏ ra 0,7972 USD chi
phí nội nguồn để trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê thì sẽ thu về một lượng
giá trị ngoại tệ là 1 USD. Kết quả ước lượng này đã chứng minh việc trồng và
xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có lợi thế so sánh, đã mang ngoại
tệ về cho quốc gia.
Nếu so sánh khả năng cạnh tranh của sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk với
một số sản phẩm cây dài ngày (cây cao su), cây ngắn ngày (sản xuất lúa) và
sản phẩm chăn nuôi (bò sữa) là một vấn đề khập khiễng và khó tương đồng.
Nếu xảy ra trường hợp sản xuất cà phê kém lợi thế so sánh hơn cao su trong
khoảng thời gian nào đó để khuyến cáo chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản
xuất cà phê sang sản xuất cao su là việc làm phi khoa học. Hoặc không thể
chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ sản xuất cà phê sang sản xuất lúa hay ch ăn nuôi
bò sữa trên đất trồng cà phê khi mà sản xuất cà phê kém lợi thế so sánh hơn
các sản phẩm này được.
96
Bảng 3.6: Lợi thế so sánh của sản xuất và xuất khẩu cà phê của hộ ở Đắk Lắk
“tính bình quân cho một tấn nhân xuất khẩu”
Hạng mục
ĐVT
Giá trị
I. Chi phí nội nguồn
1.Đất đai
2. Lao động
3. Vốn
4. Giống
5. Phân bón
6. Thuốc hoá học
7. Nhiên liệu
8. Khấu hao máy móc SX trong nước
9. Chi phí khác
II. Chi phí ngoại nguồn
1. Phân bón
2. Thuốc hoá học
3. Khấu hao máy móc nhập khẩu
4. Nhiên liệu
III. Chi phí thu mua, chế biến, xuất khẩu
1. Chi phí của người thu gom
2. Chi phí chế biến và xuất khẩu
IV. Giá xuất khẩu cà phê (Giá bình quân 5 tháng đầu năm
2011- tính theo giá FOB)
V. DRC
VI. OER
VII. SER
VIII. DRC/SER
Đồng
18.346.326
1.142.668
4.173.490
4.157.275
374.866
5.971.087
423.806
515.923
263.263
1.323.947
1.078,69
935,02
101,27
2,87
39,53
1.657.067
266.623
1.390.445
USD
Đồng
USD/tấn
Đồng/USD
Đồng/USD
Đồng/USD
Lần
2.150
18.672
19.517
23.420
0,7972
Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán của tác giả trong năm 2011
b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số DRC
 Bằng phương pháp kịch bản
Lợi thế so sánh của một quốc gia, một ngành hay một sản phẩm chỉ có thể có ý
nghĩa trong một khoảng thời gian nhất định và mức độ thường thay đổi nếu các điều
kiện đảm bảo lợi thế so sánh không được duy trì. Thông thường giá cả đầu vào của
quá trình sản xuất và giá sản phẩm thường xuyên biến động, bên cạnh đó các chính
sách và định chế cũng thường thay đổi theo thời gian. Khi giá cà phê hoặc giá các yếu
tố đầu vào thay đổi, sự thay đổi tỷ giá hối đoái… sẽ làm cho DRC biến động. Để
đánh giá sự thay đổi lợi thế so sánh của ngành hàng cà phê, chúng tôi sử dụng
phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số DRC theo những kịch bản
97
khác nhau để tìm ra giải pháp ổn định và nâng cao lợi thế so sánh của sản phẩm cà
phê. Các kịch bản và kết quả tính toán được thể hiện ở Bảng 3.7
Bảng 3.7: Các kịch bản của hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC cà phê tỉnh Đắk
Lắk
“tính bình quân cho một tấn nhân xuất khẩu ở tỉnh Đắk Lắk”
CÁC KỊCH BẢN
DRC/SER
CÁC KỊCH BẢN
Kịch bản cơ sở
0,7972
Kịch bản cơ sở
Chi phí nội nguồn
Chi phí ngoại nguồn
Tăng 5%
0,8395
Tăng 5%
Tăng 15%
0,9391
Tăng 15%
Tăng 25%
1,0654
Tăng 25%
Tăng 30%
1,1423
Tăng 30%
Giảm 5%
0,7590
Giảm 5%
Giảm 15%
0,6926
Giảm 15%
Giảm 25%
0,6369
Giảm 25%
Giảm 30%
0,6123
Giảm 30%
Giá cà phê xuất khẩu
Tỷ giá hối đoái
Tăng 5%
0,7245
Tăng 5%
Tăng 15%
0,6128
Tăng 15%
Tăng 25%
0,5309
Tăng 25%
Tăng 30%
0,4976
Tăng 30%
Giảm 5%
0,8862
Giảm 5%
Giảm 15%
1,1406
Giảm 15%
Giảm 25%
1,6000
Giảm 25%
Giảm 30%
2,0035
Giảm 30%
Chi phí nội, ngoại nguồn tăng 5% và giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái giảm 5%
Chi phí nội, ngoại nguồn tăng 15% và giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái giảm
15%
Chi phí nội, ngoại nguồn giảm 5% và giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái tăng 5%
Chi phí nội, ngoại nguồn giảm 10% và giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái tăng
10%
Chi phí nội, ngoại nguồn giảm 20% và giá cà phê xuất khẩu, tỷ giá hối đoái tăng
20%
DRC/SER
0,7972
0,8395
0,9391
1,0654
1,1423
0,7590
0,6926
0,6369
0,6123
0,7593
0,6933
0,6378
0,6133
0,8392
0,9379
1,0630
1,1389
1,0375
1,9685
0,6269
0,5012
0,3316
Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra và tính toán của tác giả trong năm 2011
Kết quả phân tích trên cho thấy, so với kịch bản cơ sở, trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi, nếu:
1) Chí phí nội nguồn tăng 25%,
DRC/SER = 1,065
2) Chi phí ngoài nguồn tăng 25%, DRC/ SER =1,065
98
3) Tỷ giá hối đoái giảm 25%,
DRC/SER =1,063
4) Giá cà phê xuất khẩu giảm 10% DRC/SER = 0,997
Như vậy, ngành hàng cà phê ở Đắk Lắk có khả năng chịu được sự biến động của
các yếu tố giá đầu vào (kể cả các chi phí nội và ngoại nguồn) với mức tăng lên 25%
so với kịch bản cơ sở. Trong hơn 2 thập kỉ qua, chỉ số lạm phát ở nước ta thường là 1
con số, mức cao nhất là xấp xỉ 20% (2008) và 18% (năm 2011). Điều đó chứng tỏ,
trong 2 thập kỉ qua, cà phê Đắk Lắk vẫn có khả cạnh tranh trong bối cảnh giá cả các
yếu tố đầu vào tăng lên.
Cũng theo phân tích trên khi tỷ giá giá hối đoái giảm 25% so với kịch bản cở sở,
DRC/SER=1. Trong các thập kỉ qua, tỷ giá hối đoái giữa VND và USD luôn luôn
tăng (xem số liệu Bảng 3). Xu hướng này càng làm tăng khả năng cạnh tranh của cà
phê Việt nam nói chung và của Đắk Lăk nói riêng.
Tuy nhiên, khi giá cà phê xuất khẩu giảm 10%, ngành hàng cà phê gần như mất
khả năng cạnh tranh (DRC/SER = 0,9966). Phân tích này cho thấy, khả năng cạnh
tranh của ngành hàng cà phê phụ thuộc rất đáng kể vào sự biến động của giá cả.
Từ kết quả phân tích cho thấy DRC/SER rất nhạy cảm với giá cà phê xuất khẩu.
Trong quá khứ giá cà phê đã xuống đến mức thấp kỉ lục (so với giá cà phê của các
tháng đầu năm 2011 có những năm giảm xuống còn 1/10). Số liệu Bảng 2.17 sẽ được
phân tích để làm rõ thêm ảnh hưởng nhạy cảm của giá xuất khẩu cà phê đến chỉ số
DRC/SER.
Như vậy, việc phân tích các kịch bản DRC cho thấy cà phê trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk là mặt hàng xuất khẩu có nhiều lợi thế trong tương lai. Tuy nhiên, do hệ
thống chuỗi sản phẩm từ vật tư, dịch vụ đầu vào đến người trồng, người thu gom, cơ
sở chế biến xuất khẩu không có cơ chế ràng buộc cụ thể nên người trồng cà phê vẫn
bị thiệt. Đặc biệt do thị trường giá cả đầu vào, nhất là giá cà phê biến động thất
thường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của mặt hàng này.
Từ kết quả phân tích cho thấy DRC/SER rất nhạy cảm với giá cà phê xuất khẩu.
Trong quá khứ giá cà phê đã xuống đến mức thấp kỉ lục (So với giá cà phê của các
tháng đầu năm 2011 có những năm giảm xuống còn 1/10). Kết quả phân tích thực tế sẽ
được nghiên cứu ở nội dung phân tích sau.
99
Như vậy, việc phân tích các kịch bản DRC cho thấy cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk là mặt hàng xuất khẩu có nhiều lợi thế trong tương lai. Do đó, việc phát triển trồng
cà phê của tỉnh để xuất khẩu là điều tất yếu. Tuy nhiên, do hệ thống chuỗi sản phẩm từ
vật tư, dịch vụ đầu vào đến người trồng, người thu gom, cơ sở chế biến xuất khẩu
không có cơ chế ràng buộc cụ thể nên người trồng cà phê vẫn bị thiệt, đặc biệt do thị
trường và giá cả đầu vào, đầu ra.
 Bằng phương pháp phân tích dãy số thời gian
Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số DRC bằng phương pháp kịch bản có
thể xảy ra các tình huống phi thực tế. Có những kịch bản đưa ra để phân tích khó có khả
năng xảy ra. Để bám sát thực tế hơn, chúng ta tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hệ số DRC thông qua chuỗi thời gian chi phí nội nguồn, chi phí ngoại nguồn, giá cà phê xuất
khẩu và tỷ giá hối đoái. Trong phân tích này các chỉ tiêu trên được ước lượng như sau: Chi
phí nội nguồn được tính theo biến động chỉ số khử lạm phát GDP hàng năm của Việt Nam,
chi phí ngoại nguồn tính dựa vào biến động chỉ số khử lạm phát GDP của Mĩ theo dữ liệu
thống kê của Ngân hàng Thế giới, giá cà phê xuất khẩu tính theo giá cà phê xuất khẩu bình
quân của tổ chức cà phê quốc tế (ICO), biến động tỉ giá hối đoái tính theo thông báo tỉ giá
hối đoái bình quân liên ngân hàng. Kết quả tính toán cho ở bảng 3.8.
Qua bảng số liệu bảng 3.8 cho thấy, trong vòng 15 năm trở lại đây (1995-2010) ngành
cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã trải qua 3 giai đoạn thăng trầm.
Giai đoạn 1995-1999 là giai đoạn giá cà phê thế giới tương đối cao, trong khi giá cả
các yếu tố chi phí nội, ngoại nguồn ít biến động. Do đó, chỉ số DRC/SER luôn nhỏ hơn 1,
đặc biệt năm 1995 DRC/SER = 0,3264, sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk có lợi thế so sánh cao.
Giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn bi đát nhất của ngành cà phê Việt Nam nói
chung và ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Trong giai đoan này, do quan hệ cung
cầu cà phê thế giới xảy ra bất lợi cho các nước sản xuất cà phê (cung vượt quá cầu) làm
cho giá cà phê thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong khoảng thời gian 15 năm vừa
qua, trong khi đó giá cả các yếu tố chi phí nội nguồn có xu hướng tăng. Do vậy, chỉ số
DRC/SER luôn lớn hơn 1. Đặc biệt trong năm 2001-2002, giá cà phê thế giới giảm
xuống mức thấp kỉ lục (302 USD/tấn và 362 USD/tấn), đã làm cho chỉ số DRC/SER
100
tăng đột biến (13,7343 và 5,2971), ngành cà phê Đắk Lắk mất khả năng cạnh tranh, các
hộ gia đình sản xuất cà phê thua lỗ, chặt phá vườn cà phê chuyển sang trồng các cây
trồng khác.
Bảng 3.8: Biến động hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC cà phê tỉnh Đắk
Lắk
“tính bình quân cho một tấn nhân xuất khẩu ở tỉnh Đắk Lắk”
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Chi phí
nội nguồn
(đồng)
7.042.965
8.028.980
8.486.631
8.758.204
9.397.552
9.782.852
9.616.544
9.578.077
9.942.044
10.260.190
11.060.485
11.978.505
12.864.914
13.932.702
17.151.156
18.351.737
Chi phí
ngoại nguồn
(USD)
Giá cà phê
xuất khẩu
(giá FOB)
(USD/tấn)
Tỷ giá
hối đoái
(VND/USD)
DRC/SER
261,87
263,16
264,25
265,12
265,31
262,79
262,75
264,18
264,60
264,14
263,60
263,38
263,37
258,65
266,51
264,62
1.895
1.157
1.118
1.312
1.014
531
302
363
558
586
830
1.230
1.615
2.045
1.456
1.291
11.010
11.080
11.900
13.297
13.718
14.152
14.716
15.274
15.494
15.656
15.864
16.019
16.108
16.583
18.118
18.616
0,3264
0,6757
0,6965
0,5242
0,7629
2,1489
13,7343
5,2971
1,8200
1,6974
1,0264
0,6443
0,4924
0,7718
0,6633
0,8005
(lần)
Nguồn: Tổ chức cà phê Quốc tế ICO (2010), tổng hợp từ số liệu điều tra và tính
toán của tác giả trong năm 2011
Trong những năm trở lại đây (2006-2010), mặc dù chi phí nội, ngoại nguồn có xu
hướng tăng do lạm phát, nhưng ngành cà phê vẫn sản xuất có hiệu quả. Đó là nhờ giá
cà phê thế giới tăng mạnh, chỉ số DRC/SER luôn nhỏ hơn một. Đặc biệt năm 2008,
khi giá cà phê tăng lên 2.045 USD/tấn nhân, chỉ số DRC/SER = 0,3930, cà phê Đắk
Lắk có khả năng cạnh tranh cao, ngành cà phê thu được thu lợi nhuận lớn.
Từ kết quả phân tích trên cho thấy, biến động giá cà phê thế giới là nhân tố có
ảnh hưởng đáng kể nhất đến khả năng cạnh tranh và sự phát triển của ngành cà phê
Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Qua nghiên cứu và phân tích có thể rút ra một số nhận xét về năng lực cạnh
tranh của sản phẩm cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau:
101
- Lợi thế so sánh của sản phẩm cà phê rất nhạy cảm với những biến động về
giá cà phê xuất khẩu. Khi giá cà phê xuất khẩu chỉ cần giảm xuống 10% so với kịch
bản cơ sở, ngành hàng cà phê gần như mất khả năng cạnh tranh (DRC/SER =
0,9966). Thế nhưng, trong quá khứ giá cà phê thế giới có những lúc giảm xuống còn
10% so với giá cà phê bình quân của những tháng đầu năm 2011. Điều này càng bất
lợi lớn cho khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê. Trong khi đó, ngành hàng cà
phê tỉnh Đắk Lắk có khả năng chịu được sự biến động của các yếu tố giá đầu vào
(kể cả các chi phí nội và ngoại nguồn) với mức tăng lên đến 25% so với kịch bản cơ
sở. Khi các chi phí này tăng chưa đến 25% so với kịch bản cơ sở, sản xuất cà phê
xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk luôn có lợi thế so sánh.
Nghiên cứu biến động chỉ số DRC/SER cà phê Đắk Lắk 15 năm trở lại đây
(1995-2010) cho thấy rõ hơn sự phụ thuộc rất lớn của lợi thế so sánh của sản phẩm
cà phê vào biến động giá cà phê xuất khẩu: Giai đoạn 2000-2005, khi giá cà phê thế
giới xuống mức quá thấp (302 - 830 USD/tấn cà phê nhân), chỉ số DRC/SER luôn
lớn hơn 1, ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk không có lợi thế so sánh trong giai đoạn này.
Các giai đoạn khác, khi giá cà phê được phục hồi, chỉ số DRC/SER đều nhỏ hơn 1,
ngành cà phê của tỉnh lại có lợi thế so sánh.
Như vậy, khả năng cạnh tranh cà phê Đắk Lắk chịu được sự biến động giá cả nội
và ngoài nguồn với mức lạm phát vừa phải, dưới 1 con số. Tuy nhiên biến động của giá
cà phê xuất khẩu là nhân tố đáng chú ý nhất vì nó vừa dao động rất lớn, lại vừa rất thất
thường mà bản thân các tác nhân trong ngành hàng khó có thể can thiệp được.
- Tuy có những bước thăng trầm, nhưng nhìn chung tỉnh Đắk Lắk có lợi thế so sánh
trong sản xuất cà phê xuất khẩu. Sản xuất cà phê xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ, góp
phần phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của người dân. Đây cũng là một trong các
nhân tố đóng góp cho việc phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk.
3.1.1.4. Phân tích chuỗi cung sản xuất cà phê tại Đắk Lắk
 Vai trò của chuỗi cung sản xuất cà phê
Việc lập sơ đồ chuỗi cung có một số tác dụng chủ yếu sau: (i) Giúp cho các tác
nhân trong chuỗi hình dung được mạng lưới và mối liên kết ngang, liên kết dọc
trong chuỗi. (ii) Thể hiện được sự tác động phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân
trong chuỗi. (iii) Giúp cho các tác nhân trong và ngoài chuỗi giá trị có thể hình dung
102
được toàn bộ hoạt động và quy trình của chuỗi. (iv) Xác định được vai trò của các
tác nhân tham gia trong chuỗi, xem tầm quan trọng của từng tác nhân, tác nhân nào
chi phối lớn nhất trong chuỗi và tác nhân nào chịu thiệt thòi nhất. (v) Nghiên cứu
chuỗi cung sản phẩm cà phê còn cho kết luận sản xuất cà phê ở Đắk Lắk có đảm
bảo “công bằng thương mại” hay không - một trong những yếu tố đánh giá
PTCPBV về mặt kinh tế và xã hội.
 Sơ đồ về các chức năng của chuỗi giá trị cà phê
Trong nghiên cứu được giới hạn đối tượng chính của chuỗi cung cà phê gồm các tác
nhân tham gia gồm: nhà cung cấp vật tư đầu vào, người nông dân trực tiếp sản xuất cà
phê, nhà thu mua cà phê và nhà xuất khẩu cà phê, được mô tả ở sơ đồ 2.1.
- Trong chuỗi giá trị cà phê ở Đắk Lắk, chức năng chính của nhà cung cấp đầu
vào là cung cấp các vật tư như: phân bón, thuốc BVTV, nhiên liệu để phục vụ máy
tưới, máy vận chuyển và xay xát cà phê (những năm gần đây nông dân một số nơi
còn sử dụng điện). Trong công đoạn sản xuất người nông dân sẽ thực hiện các công
việc sau: làm cỏ, tưới nước, cắt cành – tạo hình, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực
vật, thu hoạch, chế biến cà phê quả tươi thành cà phê nhân.
- Công đoạn thu mua, người thu gom sẽ thực hiện chức năng chính là thu mua cà
phê từ nông dân, sau đó bán lại cho các đại lý lớn, và các đại lý lớn này vừa mua cà phê
nhân từ các người thu gom vừa mua trực tiếp từ nông dân để phơi sấy lại cho đồng ẩm
độ, sàng lọc để cung cấp hạt cà phê có chất lượng tương đối đồng nhất bán cho công ty
xuất khẩu.
- Với công đoạn chế biến xuất khẩu cần thực hiện các chức năng: mua hàng từ
các đại lý, sấy để bảo đảm ẩm độ, loại bỏ tạp chất, phân loại cà phê nhân (tái chế,
đấu trộn), đóng bao, xác định khách hàng, xuất khẩu.
103
Công ty thu mua xuất khẩu
60%
40%
Đại lý tại
huyện
10%
Công ty
thu mua
30%
5%
Người thu gom
40%
Đại lý tại Xã
20%
5%
10%
50%
35%
Cà phê được
sản xuất
Cung cấp đầu vào: phân bón,
BVTV, vật tư khác, lao động
Sơ đồ 3.1: Dòng sản phẩm trong chuỗi cung cà phê tại Đắk Lắk (% khối lượng)
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 và tính toán xử lý của tác giả
Theo kết quả điều tra khảo sát các hộ trồng cà phê, người thu gom, các đại lý
và công ty xuất khẩu, kết quả khối lượng đầu vào và khối lượng dòng sản phẩm cà
phê nhân trong chuỗi như sơ đồ 3.1.
Theo sơ đồ chuỗi, sau khi cà phê sản xuất được sơ chế thành cà phê nhân và
bán cho các người thu gom trên địa bàn chiếm 35% tổng lượng sản xuất ra, 50%
lượng cà phê bán cho các đại lý thu mua, 10% được người dân vận chuyển đến bán
tại các đại lý ở trung tâm các huyện, thị. Còn lại khối lượng bán thẳng cho các công
ty thu mua chỉ khoảng 5% tổng sản lượng sản xuất ra.
Lượng cà phê được người thu gom mua bán cho các điểm thu mua, đại lý tại
các xã khoảng 20% và 10% khối lượng được bán lại cho đại lý thu mua tại các
104
huyện, 5% được bán cho các công ty thu mua. Trong khi đó, 98% khối lượng cà phê
lại mua từ nông dân, người thu gom, các đại lý và công ty thu mua được các Công
ty xuất khẩu mua để xuất ra khỏi tỉnh.
Sơ đồ 2.1 cho thấy nhiệm vụ: (1) Nhà sản xuất: quản lý, chăm sóc vườn cây, thu
hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm thô; (2) Nhà thu mua: thu mua sản phẩm, phơi
sấy, làm sạch, phân loại đơn giản, bán cho đại lý lớn hơn và công ty; (3) Nhà xuất
khẩu: thu mua, phơi sấy, tái chế, chế biến thành phẩm, tìm khách hàng tiêu thụ.
 Sơ đồ về giá trị sản phẩm
Trong thực tế sản xuất cà phê, người nông dân sản xuất cà phê gặp phải rất nhiều
vấn đề khó khăn trong việc nâng cao năng suất cây trồng và nâng cao chất lượng sản
phẩm cà phê, đồng thời sản phẩm cà phê làm ra có giá thành tương đối cao. Tuy nhiên
trong niên vụ 2010/2011, nhờ giá cả cà phê thế giới tăng đột biến so với năm trước do
vậy người trồng cà phê đã thu được lợi nhuận kinh tế cao. Theo kết quả tính toán sơ bộ
đối với 01 tấn cà phê nhân xô Robusta của các nông hộ, trang trại niên vụ 2010/2011
như sau:
- Tổng chi phí sản xuất bình quân cho 01 tấn cà phê nhân xô: 22,83 triệu đồng;
- Giá bán 01 tấn cà phê nhân xô bình quân: 47,50 triệu đồng;
- Lợi nhuận bình quân: 24,67 triệu đồng/tấn;
- Tỷ lệ lợi nhuận kinh tế/chi phí: 108,03%;
Qua kết quả điều tra khảo sát và qua một số nghiên cứu, sơ bộ cho thấy sơ đồ
giá trị trong chuỗi giá trị cà phê tại Đắk Lắk như sơ đồ 2.2:
Qua kết quả nghiên cứu điều tra thực tế của tác giả và kết quả tổng hợp ở sơ đồ
3.2 cho thấy các nhân tố trung gian tham gia trong chuỗi cung có lợi nhuận kinh tế
thu được bình quân trên 1 tấn cà phê nhân xô thấp nhưng ổn định, ít chịu rủi ro do
biến động của giá cả và thị trường cà phê. Các tác nhân trung gian thường mua cà
phê với số lượng lớn, do vậy lợi nhuận mang lại tính trên đại lý, công ty rất lớn. Bên
cạnh đó các đại lý, công ty còn là đầu mối cung cấp các vật tư, phân bón,... cho các
hộ trồng cà phê dưới nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là hình thức ứng trước và
bao tiêu sản phẩm. Với hình thức này, người sản xuất cà phê chịu chi phối cả đầu
vào và đầu ra của quá trình sản xuất cà phê.
105
Công ty thu mua
xuất khẩu
Đại lý tại huyện,
công ty thu mua
Người thu gom,
đại lý tại xã
Sản xuất
cà phê tại hộ
Thu nhập từ một ha cà phê (2,63 tấn cà phê
nhân/ha): 0,1,315 tr.đ (bình quân 0,5 tr.
đ/tấn)
Thu nhập từ một ha cà phê (2,63 tấn cà phê
nhân/ha): 0,789 tr.đ (bình quân 0,3
tr.đ/tấn)
Thu nhập từ một ha cà phê (2,63 tấn cà phê
nhân/ha): 1,315 tr.đ (bình quân 0,5
tr.đ/tấn)
GO từ 1 ha cà phê (2,63 tấn cà phê
nhân/ha): 124,74 trđ
Cung cấp
đầu vào
Phân bón: 31,11 tr.đ; BVTV: 3,52 tr.đ
Vật tư khác: 9,15 tr.đ; LĐ: 16,16 tr.đ
Sơ đồ 3.2: Dòng giá trị trong chuỗi cung cà phê tại Đắk Lắk
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 và tính toán xử lý của tác giả
Như đã phân tích ở trên, người sản xuất cà phê là đối tượng chịu thiệt thòi và
rủi ro nhất trong chuỗi. Người sản xuất cà phê phải gánh chịu mọi rủi ro, khi có sự
biến động bất lợi của giá cả cà phê thế giới và giá cả yếu tố đầu vào. Bên cạnh đó là
sự ép giá của tư thương, đại lý, lãi suất của hình thức ứng trước vật tư, phân bón và
bao tiêu sản phẩm và rủi ro do các đại lý, công ty thua lỗ.
Trong sơ đồ chuỗi giá trị, cho thấy các đại lý cấp xã và cấp huyện là các tác
nhân chi phối lớn nhất trong chuỗi (trưởng chuỗi). Những đối tượng này bao tiêu
trên 50% khối lượng sản phẩm cà phê, lại là đối tượng cung cấp chủ yếu đầu vào
cho sản xuất cà phê. Các đối tượng này đã hình thành một mạng lưới thu mua và sơ
chế cà phê dày đặc từ xã đến huyện, chi phối phần lớn cả quá trình tiêu thụ sản
phẩm cà phê của chuỗi.
Do nhiều khâu trung gian tham gia vào chuỗi cung sản phẩm cà phê, do vậy
làm cho chi phí tiêu thụ tăng, người sản xuất bị ép giá. Sản phẩm cà phê từ người
sản xuất đến công ty xuất khẩu không rõ nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng sản
phẩm. Do vậy giảm tính bền vững trong phát triển cà phê.
Tóm lại: Chuỗi giá trị cà phê ở Đắk Lắk được hình thành bởi nhiều khâu trung
gian tham gia vào chuỗi từ việc cung cấp đầu vào cho đến tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.
106
Quá nhiều khâu trung gian sẽ tăng thêm chi phí và khó xác định nguồn gốc sản phẩm,
do đó làm giảm hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm cà phê. Phát hiện các yếu tố
trung gian bất lợi làm tăng chi phí không cần thiết và ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm cà phê để khuyến cáo một chuỗi cung dòng sản phẩm cà phê tối ưu, tạo điều kiện
cho PTCPBV.
3.1.2. Phát triển cà phê bền vững về mặt xã hội ở tỉnh Đắk Lắk
3.1.2.1.
Giải quyết việc làm cho người lao động và vấn đề di dân tại tỉnh Đắk Lắk
Như đã phân tích ở trên, kết quả sản xuất kinh doanh cây cà phê ở tỉnh Đắk Lắk
đã đóng góp trên 40% GDP của tỉnh và khoảng ¼ số dân của tỉnh (khoảng 400 ngàn
người) sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh cà phê. Do vậy việc phát triển sản xuất
cà phê là nhân tố quan trọng trong việc giải quyết công ăn, việc làm cho một bộ phận
lớn người dân của tỉnh Đắk Lắk.
Từ năm 2006 đến năm 2010, lao động trong ngành sản xuất cà phê của tỉnh
Đắk Lắk tăng bình quân hàng năm 2,96%. Tỷ lệ lao động bình quân phục vụ trong
ngành sản xuất kinh doanh cà phê chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động của tỉnh
(32,74%) và lao động trong ngành nông nghiệp (43,35%) của tỉnh. Ngành cà phê
của tỉnh không chỉ thu hút nguồn lao động tại chỗ mà còn thu hút nguồn lao động từ
một số địa phương khác trong cả nước vào khai hoang trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk
(nhất là người dân ở các tỉnh phía Bắc của Việt Nam). Việc tăng lao động, bên cạnh
mặt tích cực của nó là tạo công ăn việc làm cho người dân, còn gặp không ít bất
cập. Khi giá cà phê lên cao, người dân di cư tự do từ các tỉnh khác vào tỉnh Đắk Lắk
chặt phá rừng trồng cà phê. Những vùng đất trồng cà phê không theo quy hoạch,
trồng về sau này đa số là những vùng đất không thích nghi cho việc trồng cà phê.
Do vậy, phần lớn những người dân di cư tự do vào Đắk Lắk làm ăn sinh sống trong
những năm 90 của thế kỉ trước đều có cuộc sống khó khăn. Từ đó, việc phát triển cà
phê của tỉnh Đắk Lắk vấp phải những vấn đề xã hội cần được giải quyết (Bảng 3.9).
Theo Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk (2006), từ năm 1976 đến năm 2005, tỉnh Đắk
Lắk đã nhận 21.389 hộ với 101.455 nhân khẩu của các tỉnh đến xây dựng vùng kinh
tế mới theo kế hoạch của Nhà nước, góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục
nghìn lao động từ mọi miền của đất nước cũng như hình thành và phát triển nhiều
nông lâm trường quốc doanh, nhiều đơn vị hành chính đã góp phần phát triển kinh
107
tế xã hội và an ninh quốc phòng khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk
nói riêng.
Bảng 3.9: Biến động lao động các ngành của tỉnh Đắk Lắk năm 2005  2010
Năm
Tổng số
lao động
(người)
Tỷ lệ LĐ nông
nghiệp trong
tổng số LĐ
(%)
Tỷ lệ LĐ cà
phê trong LĐ
nông nghiệp
(%)
Tỷ lệ LĐ
cà phê
trong tổng
LĐ (%)
Tốc độ
tăng hàng
năm LĐ cà
phê (%)
2005
756.892
78,14
43,22
33,77
-
2006
766.963
75,95
45,00
34,18
2,55
2007
855.462
76,05
41,25
31,37
2,38
2008
864.796
75,20
42,08
31,64
1,97
2009
873.869
74,31
43,43
32,27
3,06
2010
883.643
72,87
45,92
33,46
4,84
833.604
75,34
43,45
32,74
2,96
BQ
Nguồn: [17], [18], [20]
Trong khi việc quy hoạch các dự án di dân để phát triển kinh tế mới ngày càng
khó khăn thì làn sóng dân di cư tự do từ các tỉnh khác đến Đắk Lắk ngày càng ồ ạt và
phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê, từ năm 1976 đến năm 2005 đã có 58.245 hộ với
283.318 nhân khẩu đến cư trú tại 12 huyện và thành phố Buôn Ma Thuột, chiếm 17%
dân số của tỉnh. Đặc biệt là thời kỳ 1991-1995 có tới 25.528 hộ với 120.172 nhân khẩu
dân di cư tự do đến địa bàn của tỉnh đã gây ra nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh
tế xã hội cho tỉnh.
Thực hiện Chỉ thị số 660-TTg ngày 17 tháng 10 năm 1995 của Thủ tướng
Chính phủ về việc giải quyết tình trạng di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh
khác, từ năm 1996 đến hết năm 2005, tỉnh Đắk Lắk đã sắp xếp được 10.610
hộ/16.496 hộ vào khu vực quy hoạch theo dự án. Nhiều vùng dự án, nhiều điểm dân
di cư tự do đã phát triển mạnh sản xuất và đời sống kinh tế xã hội đã được nâng lên,
an ninh chính trị được ổn định. Tuy nhiên đời sống của đồng bào di cư tự do hiện
nay còn rất khó khăn, bên cạnh đó việc di cư tự do vẫn còn tiếp tục đến các địa
phương trong tỉnh Đắk Lắk đã gây ra nhiều áp lực và khó khăn, lúng túng trong việc
điều hành, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp chính
quyền địa phương.
108
Riêng trong năm 2006 có 186 hộ với 821 nhân khẩu của 4 dân tộc khác nhau
đã di cư tự do đến Đắk Lắk, nhiều nhất là dân tộc Hmông với 165 hộ - 729 nhân
khẩu, chiếm 88,7%, đa số là theo đạo Tin lành.
3.1.2.2.
Tình hình giảm nghèo tại tỉnh Đắk Lắk
Việc di dân tự do ồ ạt vào tỉnh Đắk Lắk mà sinh kế của họ chủ yếu dựa vào
khai hoang nương rẫy để trồng cà phê. Việc khai hoang nương rẫy trồng cà phê
không theo quy hoạch, trên những vùng đất kém thích nghi cho việc phát triển của
cây cà phê là điều kiện bất lợi trong việc ổn định cuộc sống, tạo thu nhập cho người
dân. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng xấu đến PTCPBV về mặt xã hội.
Trong những năm qua công tác xoá đói giảm nghèo luôn được Đảng, chính
quyền, đoàn thể, các ngành, các cấp tích cực triển khai và thực hiện cùng với sự
hưởng ứng rộng rãi trong mỗi tầng lớp nhân dân. Toàn tỉnh đã nỗ lực phấn đấu
khắc phục khó khăn vươn lên thoát nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể qua
hàng năm. Theo số liệu báo cáo của Sở lao động thương binh xã hội của tỉnh Đắk
Lắk, tính đến thời điểm ngày 28 tháng 9 năm 2005, số hộ nghèo ở tỉnh Đắk Lắk
theo chuẩn mới được quy định tại quyết định số 170/2005/QĐ- TTg ngày
8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ, tổng số hộ nghèo trên điạ bàn toàn tỉnh là
90.247 hộ chiếm tỷ lệ 27,55% tổng số hộ trong toàn tỉnh (Bảng 3.10).
Bảng 3.10: Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Đắk Lắk
Năm
Số hộ
nghèo
(hộ)
Giảm số
hộ nghèo
(hộ)
Tỷ lệ
hộ nghèo
(%)
2005
2006
2007
2008
2009
2010
BQ
90.247
79.116
66.027
54.357
50.235
48.335
64.720
-11.131
-13.089
-11.670
-4.122
-1.900
-8.382
25,55
23,26
18,66
15,00
13,24
12,50
17,85
Tỷ lệ
giảm nghèo
(%)
-2,29
-4,6
-3,66
-1,76
-0,74
-2,61
Nguồn: Các báo cáo tình hình đời sống dân cư tỉnh Đắk Lắk 2005-2010
Đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm xuống còn 48.335 hộ, chiếm
12,50% tổng số hộ trong toàn tỉnh (theo chuẩn nghèo cũ). Tuy nhiên theo chuẩn
109
nghèo giai đoạn 2011-2015 (Khu vực nông thôn: những hộ có thu nhập bình quân
từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống, khu vực thành thị từ 500.000
đồng/người/tháng trở xuống được xếp vào các hộ nghèo) thì đến năm 2010 tỷ lệ hộ
nghèo của toàn tỉnh là 80.726 hộ, chiếm 20,74% tổng số hộ trong toàn tỉnh. Tình
hình giảm nghèo bình quân trong 5 năm 2006-2010 là 8.382 hộ (giảm bình quân
hàng năm 2,61%). Việc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh đắk Lắk trong thời gian qua
có một phần đóng góp không nhỏ của ngành sản xuất cà phê. Nhờ việc giải quyết
công ăn việc làm trong ngành cà phê tạo điều kiện cho một bộ phận không nhỏ dân
số Đắk Lắk ổn định công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần đáng kể vào việc
PTCPBV về mặt xã hội.
3.1.2.3.
Thu nhập và đời sống của các hộ dân tại tỉnh Đắk Lắk
Sản xuất kinh doanh cà phê ở tỉnh Đắk Lắk góp phần gia tăng thu nhập cho
người dân của tỉnh. Thu nhập từ sản xuất cà phê chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu
nhập của các hộ (Bảng 3.11).
Bảng 3.11: Tình hình thu nhập và kết cấu thu nhập từ SXCP ở tỉnh ĐL năm 2010
STT
1
Chỉ tiêu
Thu nhập từ cà phê
1.2
Thu nhập khác
(Triệu đồng)
(%)
83,12
100,00
63,90
76,88
19,22
23,12
19,66
100,00
15,65
79,60
4,01
20,40
40,27
100,00
31,64
78,57
8,63
21,43
Thu nhập bình quân nhân khẩu
2.1
Thu nhập từ cà phê
2.2
Thu nhập khác
3
Cơ cấu
Thu nhập bình quân hộ
1.1
2
Thu nhập
Thu nhập bình quân lao động
3.1
Thu nhập từ cà phê
3.2
Thu nhập khác
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra niên vụ 2010/2011
Số liệu bảng 3.11 cho thấy: Trong niên vụ 2010/2011, thu nhập bình quân hộ đạt
83,12 triệu đồng, thu nhập bình quân nhân khẩu đạt 19,66 triệu đồng; thu nhập bình
110
quân lao động đạt 40,27 triệu đồng. Thu nhập từ cà phê chiếm đến gần 80% tương ứng
63,90 triệu đồng/hộ, 15,65 triệu đồng/nhân khẩu và 31,64 triệu đồng/lao động.
Nhìn chung thu nhập từ cà phê của các hộ trồng cà phê đóng góp một phần
quan trọng trong tổng thu nhập của hộ. Tuy nhiên việc tổng hợp kết quả nghiên cứu
này chỉ trong một niên vụ 2010/2011, lại tập trung vào các hộ trồng cà phê nên kết
quả chỉ mới phản ánh một phần nào đó vai trò của ngành cà phê với PTCPBV về
mặt xã hội mà chưa thấy hết một cách tổng thể tầm quan trọng của ngành cà phê với
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đắk Lắk.
Để thấy được một cách khái quát đóng góp của ngành cà phê với việc gia tăng
thu nhập của người dân ở tỉnh Đắk Lắk, chúng ta xem xét dãy số thời gian giá trị
sản xuất bình quân nhân khẩu của tỉnh Đắk Lắk trong vòng 10 năm trở lại đây.
Biểu đồ 3.1 cho thấy: Giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu có xu hướng
tăng lên rõ rệt (từ 1,59 triệu đồng/nhân khẩu trong năm 2000 lên đến 5,25 triệu
đồng/nhân khẩu trong năm 2009). Đặc biệt trong năm 2010 giá trị sản xuất cà phê
bình quân nhân khẩu đạt 6,13 triệu đồng trên nhân khẩu. Qua đó khẳng định thêm
rằng phát triển cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua đã đóng góp một
phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần ổn định và tăng thu
nhập cho người dân - một nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho việc PTCPBV về
mặt xã hội.
GOCP/NK (triệu đồng)
7,00
6,13
6,00
5,25
4,81
5,00
4,10
4,23
4,00
3,00
2,00
1,96
1,92
2004
2005
1,67
1,59
1,13
1,22
2001
2002
1,00
Năm
0,00
2000
2003
2006
2007
2008
2009
2010
Biểu đồ 3.1: Biến động giá trị sản xuất cà phê bình quân nhân khẩu của tỉnh Đắk Lắk
Nguồn: [17], [18], [20]
111
3.1.2.4.
Tình hình vay nợ của các hộ trồng cà phê
Bảng 3.12 cho thấy, có đến 61,4% số hộ có nhu cầu vay vốn sản xuất cà phê và
trong những năm qua tỷ lệ này đang có xu hướng tăng. Số tiền vay vốn tối thiểu là 3
triệu đồng (vay ngân hàng chính sách), số tiền vay tối đa trên 100 triệu đồng (vay
ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại). Tuy nhiên hộ sản xuất cà phê còn
gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng.
Những khó khăn thường gặp là: Số lượng vốn vay hạn chế, thủ tục vay phức
tạp, mất thời gian đi lại, phải “có” tài sản thế chấp, thái độ làm việc của nhân viên
ngân hàng, gặp rủi ro bị các cò ngân hàng lừa, chặt chém tiền hoa hồng làm hồ sơ vay
vốn cao. Số hộ vay vốn từ tổ chức tín dụng nhân dân không đáng kể và vốn vay được
không lớn.
Bảng 3.12: Tình hình vay nợ của hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk
Tổng
Tổng
Tỷ lệ
tiền
tiền
Số
hộ
vay tối vay tối
STT
Nguồn vay
hộ
vay
thiểu
đa
(%)
(triệu (triệu
đồng) đồng)
1
Không vay nguồn nào
193 38,60
2
Ngân hàng chính sách
118 23,60
3,00 102,00
3
Tổ chức tín dụng
41
6,00 52,00
8,20
4
Ngân hàng thương mại
125 25,00
5,00 101,00
5
Cá nhân
10
7,00 50,00
2,00
6
Khác
13
6,50 40,00
2,60
7
Tổng
500 100,00
0,00 102,00
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả niên vụ 2010/2011
Tiền
vay
BQ
hộ
(triệu
đồng)
19,18
31,60
19,10
4,87
29,53
24,42
19,00
1,56
18,04
1,96
100,00 23,33
Tỉ
trọng
tiền
vay
(%)
Chỉ có 23,6% hộ vay được vốn ngân hàng chính sách, vì vậy số còn lại (37,6%)
vay từ các ngân hàng thương mại, tư nhân, người bán vật tư, “nậu vựa” hoặc họ hàng,
bạn bè với lãi suất cao hơn. Trong đó các đại lý bán vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, nậu vựa thường cung cấp vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiền vốn
cho các hộ trồng cà phê sau đó họ sẽ thu mua cà phê sau thu hoạch. Những đối tượng
này thường cho vay với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất quy định của ngân hàng
nhà nước. Người sản xuất cà phê bị phụ thuộc vào đối tượng cho vay như ép bán cà
phê với giá được thoả thuận luôn thấp hơn giá thị trường, bất lợi cho người sản xuất cà
112
phê. Những lúc gặp điều kiện bất lợi như mất mùa, giá cà phê xuống quá thấp, hạn
hán, sâu bệnh người sản xuất cà phê có thể mất khả năng trả nợ, bị siết nợ, hoặc đáo
hạn nợ với lãi suất cắt cổ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân.
3.1.2.5.
Vấn đề dân tộc với phát triển cà phê bền vững
Theo Nguyên Ngọc (2008), Dân số Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk
nói riêng tăng nhanh trong vòng 35 năm trở lại đây. Người dân ở các tỉnh khác vào
với Tây Nguyên nói chung và nhất là tỉnh Đắk Lắk nói riêng chủ yếu là dân di cư tự
do vào chặt đốt nương rẫy sản xuất nông nghiệp, trong đó có việc khai hoang lấy
đất trồng cà phê. Trong suốt hơn 30 năm kể từ năm 1975 đến nay, dân số Tây
Nguyên đã tăng từ chưa đến 1 triệu lên 5 triệu người, mà chủ yếu là tăng cơ học.
Việc tăng cơ học đã đưa đến một tình hình nghiêm trọng như: nó làm đảo lộn cơ
cấu dân cư, gây ra những đảo lộn về mọi mặt kinh tế - xã hội. Trong suốt hơn 30
năm qua dân số Tây Nguyên đã tăng cơ học từ 7% đến 10% /năm. Đầu thế kỷ XX,
các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên chiếm đến 95% dân số, đến năm 1975, tỷ lệ này
là còn 50%.
Hiện nay người bản địa ở Tây Nguyên chỉ còn 15-20% tổng dân số của Tây
Nguyên. Trong đó, ở tỉnh Đắk Lắk người bản địa còn 15% tổng dân số của tỉnh. Người
bản địa đã trở thành thiểu số ngay chính trên quê hương ngàn đời của mình. Có thể nói,
chính ở Tây Nguyên trong hơn 30 năm qua đã diễn ra những biến động xã hội lớn và
sâu sắc nhất so với cả nước, nhưng những biến động đó chưa được quan tâm và giải
quyết một cách triệt để.
Việc người dân tộc bản địa trở thành thiểu số, dẫn đến việc người bản địa bị
mất đất. Đất đai đã được giao rất nhiều cho người nơi khác đến, trong đó có đất
trồng cà phê. Do vậy đã xảy ra tình trạng đất từ tay người dân tộc bản địa chuyển
dần hết sang tay người nơi khác đến. Người bản địa mất đất, chỉ còn hai con đường:
lùi vào núi sâu, ngày càng khốn đốn, hoặc ở lại tại chỗ và đi làm thuê cho người nơi
khác đến, chủ yếu là người Kinh, ngay trên mảnh đất truyền lại từ tổ tiên của mình.
Người bản địa, chủ nhân lâu đời của vùng đất này, trở nên bần cùng hoá, bị đẩy vào
thế cùng.
113
Việc mất đất từ tay người dân tộc bản địa sang tay người nơi khác đến, đã
khiến vấn đề đất đai trở thành vấn đề dân tộc. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp
của sự mất ổn định nghiêm trọng đã và đang diễn ra ở Tây Nguyên nói chung và
tỉnh Đắk Lắk nói riêng, làm phá vỡ về mặt xã hội, ảnh hưởng đáng kể đến PTCPBV
về mặt xã hội.
Tóm lại nghiên cứu PTCPBV về mặt xã hội cho thấy vai trò to lớn của phát triển
cà phê trong vấn đề giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân tỉnh Đắk Lắk.
Một bộ phân dân số lớn của tỉnh Đắk Lắk sinh sống chủ yếu nhờ vào cây cà phê.
Bên cạnh đó vấn đề di dân tự do, vốn vay cho sản xuất cà phê, người dân bản
xứ bị mất dần đất đai trong đó có đất trồng cà phê vào tay người di cư đến là những
vấn đề xã hội cần được quan tâm xem xét trong việc đề ra một số chính sách tạo điều
kiện cho bảo đảm việc làm, cung cấp nguồn vốn vay từ hệ thống các ngân hàng
thương mại và ngân hàng chính sách, bảo đảm người dân tộc thiểu số bản địa có đủ
đất sản xuất, ổn định đời sống góp phần đóng góp cho việc phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, trong đó có PTCPBV.
3.1.2.6.
Vấn đề di dân tự do với phát triển cà phê bền vững
Theo báo cáo của UBND tỉnh Đắk Lắk, Số 220/BC - UBND, ngày 16 tháng 10
năm 2012, về việc “Sơ kết thực hiện Chỉ thị số 39/2004/CT-TTg, ngày 12/11/2004
của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục giải quyết tình
trạng dân di cư tự do từ năm 2005 đến nay trên địa bàn tỉnh” cho biết từ năm 1976
đến nay, đã có 59.488 hộ với 289.764 khẩu dân di cư tự do đến trên địa bàn tỉnh.
Trong đó: Giai đoạn 1976 – 1995 có 49.749 hộ với 242.043 khẩu; Giai đoạn 1996 –
2004 có 8.246 hộ với 40.187 khẩu; Từ năm 2005 đến 30/7/2012, (sau khi có Chỉ thị
số 39/2004/CT-TTg, ngày 12/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ) đã có 1.493 hộ với
7.534 khẩu, của 38 tỉnh, thành di cư tự do đến trên địa bàn tỉnh (Bảng 3.13).
Tình hình dân di cư tự do có chiều hướng tiếp tục di cư đến và diễn biến phức tạp,
số dân di cư tự do đã đến đều có nguyện vọng định cư sinh sống lâu dài tại địa bàn các
xã, huyện của tỉnh, với lý do cuộc sống kinh tế- xã hội được ổn định, hàng năm có thu
nhập cao hơn tại quê cũ và từng bước phát triển; vì vậy, trong thời gian tới khả năng
không thể tránh khỏi tình trạng dân di cư tự do ngoài tỉnh theo dòng tộc họ hàng đã vào
trước sẽ tiếp tục di cư đến Đắk Lắk, đặc biệt nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số của
114
một số tỉnh miền núi phía Bắc có chiều hướng di cư đến là chủ yếu (dân tộc H’
Mông),…
Bảng 3.13: Tình hình di dân tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (1976-2012)
STT
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1776-1995
1996-2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Tổng
Tổng
49.749
8.246
250
186
88
483
235
30
9
212
59.488
Số hộ (hộ)
Luỹ
Thiểu
Kinh
kế
số
49.749
57.995
58.245
39
211
58.431
3
183
58.519
0
88
59.002
3
480
59.237
0
235
59.267
0
30
59.276
0
9
59.488
19
193
64 1.429
Số nhân khẩu (người)
Luỹ
Thiểu
Tổng
Kinh
kế
số
242.043 242.043
40.187 282.230
1.188 283.418
135 1.053
811 284.229
10
801
435 284.664
0
435
2.694 287.358
4 2.690
1.274 288.632
0 1.274
142 288.774
0
142
43 288.817
0
43
947 289.764
48
899
289.764
197 7.337
Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk 2012
Bên cạnh dân di cư tự do ngoài tỉnh đến, thì tình hình dân di cư tự do nội tỉnh
cũng xuất hiện và diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là nhóm đồng bào
dân tộc H’Mông đã di cư đến một số địa phương, nay lại tiếp tục di chuyển từ huyện
này sang huyện khác.
Nhìn chung, dân di cư tự do ngoài tỉnh đến Đắk Lăk trong thời gian qua chủ
yếu là nhóm hộ đồng bào dân tộc thiểu số của các tỉnh vùng núi phía bắc, cư trú tại
các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao của tỉnh; sản xuất quy mô hộ gia đình đơn lẻ, tự
cung, tự cấp; đất sản xuất chủ yếu do lấn chiếm đất và phá rừng trái phép mà có;
công cụ sản xuất thô sơ, trình độ sản xuất ở dạng thấp, mang tính truyền thống, phụ
thuộc chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có, ngành nghề chính là sản xuất trồng
cây lương thực, chưa chú trọng đến chăn nuôi; vì vậy, thu nhập và đời sống rất thấp,
có nơi gặp khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo và mù chữ còn rất cao, tỷ lệ trẻ em đến lớp
còn rất thấp…
Đối với dân tộc H’ Mông di cư tự do đến với quy mô cả gia đình và dòng họ,
đến sống ở nơi mới, tương đối biệt lập với đồng bào dân tộc khác, đại đa số là theo
115
đạo Tin lành, tỷ lệ sinh đẻ rất cao…; tính ổn định nơi cư trú không bền vững; tư
tưởng chính trị hay bị dao động.
 Đánh giá chung:
(1) Mặt tích cực: Nhìn chung, dân di cư tự do đến các giai đoạn trước cũng có
nhiều yếu tố tích cực như: đã bổ sung cho các địa phương trong tỉnh một lực lượng
lao động dồi dào để phát triển sản xuất nông nghiệp, nhiều vùng dân di cư tự do đến
cũng có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất và cung cách làm ăn để phổ
biến, trao đổi với người dân tại chỗ; đồng thời, mang bản sắc văn hoá dân tộc của
nhiều vùng miền trong cả nước, làm tăng thêm sự phong phú và đa dạng trong sinh
hoạt văn hoá cộng đồng người Việt trên địa bàn tỉnh; nhiều đơn vị hành chính cấp
xã, thôn, buôn đã được hình thành, góp phần củng cố hệ thống chính trị, ổn định tình
hình an ninh, chính trị, quốc phòng trong từng khu vực, nhiều vùng nông thôn mới
có dân di cư tự do được xây dựng, từng bước ổn định, góp phần vào sự phát triển
nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, trong đó có việc góp phần PTCPBV.
(2) Mặt tiêu cực: Dân di cư tự do đến đã gây nhiều xáo trộn về nhiều mặt như:
đã phá vỡ mục tiêu, phương hướng quy hoạch phát triển KT- XH của địa phương,
đặc biệt là quy hoạch bố trí phân bổ lao động và dân cư trên địa bàn tỉnh, mua bán,
sang nhượng đất đai trái phép, có nơi xảy ra tranh chấp đất đai giữa dân sở tại với
dân di cư tự do, giữa dân di cư tự do với nhau, giữa dân di cư tự do với các nông,
lâm trường…như các điểm Ea Lang, Cư Yang Hanh, huyện Krông Bông; Cư Kbang,
huyện Ea Súp; Ea Krông, Tăk Kây, huyện M’Drăk, điểm Buôn H’ Mông, xã Ea
Kiết, huyện Cư M’gar…
Thời gian triển khai thực hiện các dự án bố trí dân cư được phê duyệt thường
từ 3 đến 5 năm, trong khi đó dân di cư tự do vẫn tiếp tục vào theo dòng tộc, họ hàng
đã đến trước, tự chặt phá rừng và khai phá đất rừng, sang nhượng đất đai trái phép
do phá rừng, các dự án chưa kịp bố trí sắp xếp, ổn định cho 200 hộ - 1.250 khẩu nay
đã lên hơn 523 hộ - 3.322 khẩu, dự án Ea Krông xã Ea Trang, huyện M’ Drăk, Cư
Kbang, huyện Ea Súp…
Dân di cư tự do đến từ năm 2005 đến nay, chủ yếu là nhóm đồng bào dân tộc
thiểu số của các tỉnh miền núi phía bắc, chiếm 95,71% tổng số dân di cư tự do đến,
116
trong đó dân tộc H’ Mông chiếm 80,90%, các hộ rất nghèo và đông con, trình độ văn
hoá thấp, đa phần không biết tiếng phổ thông, đời sống rất khó khăn làm cho tỉnh đã
khó khăn lại càng thêm khó khăn hơn, hộ nghèo, hộ đói giáp hạt ngày một tăng, tệ
nạn xã hội như nghiện hút, mê tín dị đoan; nhiều nơi dân đến lấn chiếm phá rừng và
đất rừng tạo nhu cầu về đất sản xuất và đất ở, đồng thời thúc đẩy người khác phá
theo như: các điểm Ea Rớt, Ea Lang, Cư Yang Hanh xã Cư Pui huyện Krông Bông,
điểm dân cư tại Tiểu khu 249, 265, 271 xã CưMlal, huyện Ea Súp…
Tỷ lệ hộ nghèo của dân di cư tự do rất cao đã làm tăng số hộ nghèo chung của
tỉnh theo các năm; do đó, ngoài việc phải khắc phục ổn định đời sống và sản xuất
cho người dân, tỉnh Đắk Lắk phải dành một phần kinh phí của địa phương để hỗ trợ,
giải quyết cho số dân này là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn về nhà ở, đất
sản xuất…, theo Chương trình 134, Chương trình 167… của Thủ tướng Chính phủ
như: tại các điểm Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông 40 hộ và 100 hộ tại Dự án
rừng phòng hộ đầu nguồn xã Ea Tam, Tam Giang, huyện Krông Năng…
Hầu hết dân di cư tự do đến Đắk Lắk hiện nay đang cư trú và sinh sống trên
quỹ đất lâm nghiệp, vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng sang đất nông
nghiệp là rất khó khăn. Tất cả những tồn tại của dân di cư tự do có tác động tiêu cực
đến PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3.1.3. Phát triển cà phê bền vững về mặt môi trường ở tỉnh Đắk Lắk
Trong phần này chúng tôi tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng một số
nguồn tài nguyên của tỉnh trong PTCPBV, đặc biệt tập trung vào nguồn tài nguyên
đất và nước phục vụ cho phát triển cà phê.
3.1.3.1. Phân tích các điều kiện về thổ nhưỡng và tình hình sử dụng đất với phát
triển cà phê bền vững tại Đắk Lắk
 Mối quan hệ giữa diện tích trồng cà phê với diện tích rừng tự nhiên
Qua nghiên cứu biến động của các loại diện tích của tỉnh Đắk Lắk : Tổng diện
tích cà phê; diện tích trồng mới cà phê và diện tích rừng tự nhiên trong 10 năm trở
lại đây cho thấy diện tích rừng giảm bình quân hàng năm tương đối lớn. Việc giảm
diện tích rừng có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc khai hoang chặt phá rừng
117
không theo quy hoạch cho việc trồng mới diện tích cà phê [87]. Kết quả tổng hợp ở
bảng số liệu 2.13 cũng cho thấy một thực trạng như đã nêu ở trên.
Bảng 3.14 cho thấy, Diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2001 đến 2010
tăng bình quân hàng năm 744 ha, diện tích cà phê trồng mới bình quân hàng năm
3.245 ha. Trong khi đó diện tích rừng tự nhiên giảm bình quân hàng năm là 4.509
ha, chứng tỏ việc giảm diện tích rừng tự nhiên có liên quan chặt chẽ với việc tăng
diện tích đất trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk.
Bảng 3.14: Biến động diện tích cà phê và suy giảm diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Đắk
Lắk
ĐVT: ha
Diện tích cà phê
Diện
tích cà
phê
trồng
mới
Tăng,
Tổng
giảm so
diện tích với năm
trước
183.329
10.252
2000
180.992
-2.337
7.581
2001
167.214 -13.778
1.089
2002
166.619
-595
301
2003
165.126
-1.493
2.199
2004
170.403
5.277
1.340
2005
174.741
4.338
2.384
2006
178.903
4.162
3.315
2007
182.434
3.531
2.946
2008
181.960
-474
2.366
2009
190.765
8.805
1.921
2010
176.590
744
3.245
Bình quân
DT tăng, giảm 2010/2000
7.436
Nguồn: [17], [18], [20] và tính toán của tác giả
Năm
Diện tích rừng tự
nhiên
Tăng,
Tổng
giảm so
diện tích với năm
trước
613.231
612.033
-1.198
608.572
-3.461
594.489
-14.083
595.088
599
595.088
0
579.635
-15.453
570.299
-9.336
571.599
1.300
568.142
-3.457
568.142
0
588.756
-4.509
-45.089
-
Việc chặt phá rừng của người dân với nhiều lý do và mục đích khác nhau.
Nhưng một phần diện tích rừng bị chặt phá đã được người dân sử dụng vào mục
đích trồng cà phê. Những diện tích này phần lớn không đủ các điều kiện thích hợp
cho việc phát triển trồng cà phê như: thiếu nguồn nước tưới, giao thông đi lại khó
khăn, chất đất kém,… [91]
118
Có nhiều nguyên nhân khiến diện tích rừng tự nhiên giảm dần, nhưng một
trong những nguyên nhân chủ yếu là do con người. Nếu như rừng bị cháy do thiên
tai, hỏa hoạn mất một thì con người tàn phá mất mười. Một thực tế là ở những nơi có
dân số thấp thì mật độ che phủ của rừng cao và ngược lại, ở những nơi dân số đông thì
diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng, bởi đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đến nay
vẫn còn canh tác bằng hình thức phát, đốt, chọc trỉa và đâu đó vẫn còn sống theo lối du
canh, du cư [87].
Việc chặt phá rừng bắt đầu từ năm 2007 nhưng rộ lên từ giữa năm 2010 đến nay.
Việc chặt phá, ủi đất rừng thường diễn ra ban đêm, ngày lễ tết,... Nguyên nhân là do
người dân đua nhau phá rừng làm nương rẫy. Các chủ rừng ba năm nay chưa nhận
được chính sách ưu tiên hay hỗ trợ kinh phí gì từ việc giữ rừng. Chưa ý thức được việc
giữ rừng đem lại lợi ích lâu dài. Địa phương chưa chủ động trong việc quản lý rừng,
chưa đôn đốc công tác bảo vệ rừng, địa bàn rộng, đường sá đi lại khó [91],…
Về lâu dài, nếu việc chặt phá rừng vẫn cứ tiếp tục xảy ra mà không có những
biện pháp ngăn ngừa, không có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp, các ban ngành
chức năng của tỉnh trong quản lý bảo vệ rừng, thì sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường
sống, cân bằng sinh thái và sự bền vững của môi trường, trong đó có liên quan đến
bền vững của ngành cà phê.
 Tình hình sử dụng đất trồng cà phê
Xét theo loại đất, đất đang trồng cà phê ở tỉnh với diện tích 181,96 ha (năm
2009) thuộc 6 nhóm: đất vàng đỏ (F); đất mùn trên núi (H); đất phù sa (P); đất đen
(R); đất xám (X); đất thung lũng (D). Như vậy, xét về phân loại, đất đang trồng cà
phê là rất đa dạng. Tuy nhiên cà phê là cây được ngành Nông nghiệp, Tài nguyên và
Môi trường cùng với nhà vườn luôn dành cho loại đất tốt nhất ở các địa phương.
Đến năm 2009, loại đất có độ phì nhiêu bậc nhất là đất đỏ bazan và đá vôi được
chọn trồng cà phê. Trên toàn tỉnh Đắk Lắk có đến 91,11% diện tích trồng cà phê là
đất đỏ bazan. Đây là tỉnh có điều kiện về loại đất tốt nhất cho việc trồng cà phê
trong cả nước. Diện tích các loại đất khác không thích hợp chỉ có 8,89%.
Loại phát sinh đất có ý nghĩa quan trọng tác động đến sinh trưởng, phát triển,
thời gian kinh doanh, mức năng suất, chi phí đầu tư và lợi thế cạnh tranh của cà phê.
119
Thực tế ở Đắk Lắk, cà phê trồng trên đất bazan thường có năng suất cao hơn các
loại đất khác. Tuy nhiên muốn có năng suất cà phê cao còn phụ thuộc vào nhiều
điều kiện khác: Khí hậu, giống, kỹ thuật canh tác,…Việc lựa chọn loại đất tốt, phù
hợp cho việc trồng cà phê là cơ sở, điều kiện tiên quyết cho các điều kiện khác phát
huy tác dụng trong việc gia tăng hiệu quả sản xuất cà phê, phát triển sản xuất cà phê
bền vững.
Bảng 3.15: Diện tích cà phê tỉnh Đắk Lắk phân theo loại phát sinh đất năm
2009
Tỷ lệ
(%)
1
Theo loại đất
100,00
1.1
Đất Bazan và đất đỏ đá vôi
91,11
1.2
Đất khác
8,89
2
Theo độ cao
100,00
2.1
Độ cao từ 400-800m
93,63
2.2
Độ cao thấp hơn 400m
6,37
3
Theo mức độ thích nghi
100,00
3.1
Rất thích nghi (S1)
43,22
78.640
3.2
Thích nghi (S2)
30,14
54.844
3.3
Ít thích nghi (S3)
26,64
48.476
Nguồn: Bản đồ viện QH và KTNN, BĐ hiện trạng phân viện QH và KTNN
STT
Chỉ tiêu
Diện tích
(ha)
181.960
165.775
16.185
181.960
170.376
11.584
181.960
năm 2009
Xét theo độ cao địa hình, diện tích trồng cà phê năm 2009 của tỉnh Đắk Lắk là
181,96 ha được phân bố theo độ cao như sau: Diện tích cà phê trồng ở độ cao từ
400-800m chiếm 170.376 ha (chiếm tỷ lệ 93,63%). Ở độ cao này thích hợp cho cây
sinh trưởng phát triển, nhất là có tác động mạnh đến việc hình thành các chất thơm
trong nhân cà phê. Diện tích cà phê trồng ở độ cao < 400m chỉ chiếm 11.584 ha
(chiếm 6,37% diện tích cà phê của toàn tỉnh). Đây là khu vực mà cà phê khó có khả
năng tích luỹ các vi chất trong nhân cà phê do biên độ nhiệt ngày và đêm thấp; đồng
thời khi tiêu thụ đặt ra yêu cầu đăng kí nguồn gốc xuất xứ hàng hoá sẽ rất khó. Trên
thực tế, các doanh nghiệp rang xay cà phê ở trong nước hầu như không sử dụng cà
phê ở các vùng có độ cao này để chế biến (Bảng 3.15).
120
Xét theo điều kiện thích nghi, qua báo cáo tổng hợp “Quy hoạch phát triển
ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” cho thấy bước
đầu xem xét thích nghi một số yếu tố về sinh thái cho việc trồng cà phê thông qua
đơn vị đất đai là tổ hợp của 4 yếu tố: Loại phát sinh đất, độ dốc, độ cao, độ dày tầng
đất (chưa kể 2 yếu tố quan trọng là lượng mưa - phân bố lượng mưa và điều kiện
tưới nước) cho thấy:
Mức rất thích nghi (S1) chiếm tới 78.640 ha (chiếm 43,22% tổng diện tích đất
trồng cà phê của tỉnh). Mức thích nghi vừa (S2) chiếm 54.844 ha (chiếm 30,18%
tổng diện tích đất trồng cà phê của tỉnh).
Như vậy, theo khuyến cáo của các tổ chức ngân hàng, tài chính quốc tế (WB,
ADB, IMF, UNDP) hay tổ chức Lương nông liên hiệp quốc (FAO) chỉ chọn mức
thích nghi S1, S2 đầu tư trồng cà phê mới mang lại hiệu quả thì tổng diện tích cà
phê năm 2009 của tỉnh Đắk Lắk tập trung đầu tư thâm canh, tái canh là 133.484 ha
chiếm 73,36% so với tổng diện tích cà phê.
Mức ít thích nghi S3 là 48.476 ha, chiếm 26,64% so với tổng diện tích cà phê
của tỉnh. Yếu tố tham gia tổ hợp dẫn đến mức thích nghi S3 chủ yếu do loại phát
sinh đất không phải là đất đỏ bazan, độ dốc >15o và tầng dày đất <50 cm. Số diện
tích ở mức thích nghi này thường khó khăn trong việc đầu tư và mang lại hiệu quả
thấp. Trong tương lai, để đảm bảo cho vườn cà phê phát triển tốt, năng suất cao và
ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển bền vững cho cây cà phê
cần có những quy hoạch, chuyển đổi một số diện tích ở mức ít thích nghi S3 sang
trồng cây khác mang lại lợi thế canh tranh cao hơn.
Tóm lại, qua phân tích số liệu bảng 2.21 cho thấy diện tích đất trồng cà phê
tỉnh Đắk Lắk chủ yếu được phân trên loại đất phù hợp (đất đỏ Bazan), trên 91% và
có độ cao thích hợp là trên 93% diện tích đất trồng cà phê của tỉnh. Đây là yếu tố
quan trọng góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững về mặt môi trường và tăng
hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê.
Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ diện tích đáng kể (trên 26%) được xếp vào độ
thích hợp thấp. Đây là loại đất có độ dốc lớn (lớn hơn 150) và tầng dày canh tác
thấp. Ở những địa hình này, cần chú trọng đến kỹ thuật canh tác với đường đồng
mức, trồng cây chắn gió, kết hợp tạo bóng râm và chống xói mòn đất.
121
3.1.3.2. Nghiên cứu thực trạng nguồn nước tưới phục vụ cho phát triển sản xuất cà phê
 Thực trạng các công trình thuỷ lợi phục vụ nước tưới cho phát triển trồng cà
phê ở tỉnh Đắk Lắk.
Nước tưới là yếu tố hết sức quan trọng cho việc phát triển sản xuất cà phê bền vững
về môi trường. Trong khi mực nước ngầm ngày một cạn kiệt, xuống sâu và khó khai thác,
việc khai thác nguồn nước mặt phục vụ cho phát triển sản xuất cà phê là vấn đề quan trọng
cần được các cơ quan, tổ chức, ban ngành có liên quan quan tâm đầu tư thích đáng.
Bảng 3.16: Một số công trình thủy lợi tỉnh Đắk Lắk đến năm 2011
S
T
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Huyện
Buôn Đôn
BMT
Cư Mgar
Ea H’leo
Ea Kar
Ea Soup
Krông Ana
Krông Bông
Krông Buk
Krông Năng
Krông Păk
Lăk
Ma D’răk
Cộng
Tổng
số
CTTL
10
31
49
31
52
4
75
21
64
47
78
30
41
533
Hồ
chứa
Đập
dân
g
Trạm
bơm
Dung
tích
(tr.m3)
5
27
41
30
40
4
63
12
63
46
64
12
34
441
5
4
8
1
1
0
3
9
1
1
8
15
7
63
0
0
0
0
11
0
9
0
0
0
6
3
0
29
12
33
35
5
36
143
28
12
16
12
37
28
16
413
DT tưới
thiết kế
(100 ha)
Cà
Lúa
phê
14
4
14
63
23
80
2
17
27
59
97
0
36
52
16
5
4
52
4
37
35
81
41
2
5
19
318
470
DT tưới
thực tế
(100 ha)
Cà
Lúa
phê
8
3
14
52
21
75
1
16
24
23
12
0
27
57
11
2
3
56
2
29
33
74
19
1
3
18
179
405
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, [38] [64] [83]
Khai thác nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất cà phê vừa giữ được môi trường
sinh thái, ngăn được một số ảnh hưởng do tự nhiên gây ra (ngăn lũ, chống hạn…) vừa dễ
khai thác, tốn ít chi phí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.16 cho thấy các công trình thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp nói chung và cho sản xuất cà phê nói riêng. Tổng các công
trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh có khoảng 533 công trình, trong đó hồ chứa 441 hồ;
đập dâng 29 đập; trạm bơm 29 trạm với tổng dung tích 413 triệu m3. Số công trình
này, theo thiết kế phục vụ tưới khoảng 31.800 ha lúa và 47.000 ha cà phê. Diện tích
122
tưới thực tế mà số công trình này đảm bảo: đối với lúa 17.900 ha; cà phê 40.500 ha.
Như vậy diện tích cà phê toàn tỉnh Đắk Lắk được tưới từ các công trình chiếm
khoảng gần 20%. Số diện tích còn lại sẽ được tưới bằng các nguồn nước khác hoặc
không được tưới.
Trong những năm trở lại đây, tỉnh Đắk Lắk đã có quan tâm đầu tư thêm một số
công trình thuỷ lợi để phục vụ cho mục đích nông nghiệp nhưng không đáng kể.
Tổng số công trình trình trên đều được đầu tư trước năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu
do nguồn vốn đầu tư thiếu, các hồ chứa, sông suối có thể xây dựng thành các công
trình thuỷ lợi còn rất ít. Việc phát triển, đầu tư các công trình thuỷ lợi phục vụ cho
việc phát triển nông nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng, nhằm đảm bảo cho
việc tưới tiêu chủ động, kịp thời, nhất là đối với cây cà phê. Do vậy đây là yếu tố hết
sức quan trọng bảo đảm cho việc PTCPBV.
 Thực trạng các nguồn nước tưới phục vụ phát triển trồng cà phê ở tỉnh Đắk Lắk.
Nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk được lấy từ hai nguồn
chủ yếu là nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt. Bảng 3.17 cho thấy diện tích cà phê
được tưới nước của tỉnh Đắk Lắk trong năm 2009 là 166.090 ha, chiếm 91,28% tổng diện
tích cà phê. Số diện tích không được tưới 15,870 ha, chiếm 8,72% tổng diện tích cà phê.
Trong tổng diện tích cà phê thì tỷ lệ diện tích cà phê được tưới bằng nước ngầm là chủ yếu
(có đến 68,71% diện tích cà phê được tưới bằng nước ngầm trong tổng diện tích cà phê).
Diện tích được tưới bằng nước mặt chiếm 23,17%.
Bảng 3.17: Diện tích cà phê phân theo nguồn nước tưới
STT
1
2
2.1
2.2
3
Chỉ tiêu
Tổng diện tích
Diện tích được tưới nước
Nước mặt
Nước ngầm
Diện tích không được tưới nước
Nguồn: [10], [52] và tính toán của tác giả
Diện tích
(ha)
181.960
166.090
42.154
123.936
15.870
Tỷ lệ
(%)
100,00
91,28
23,17
68,11
8,72
Qua đó cho thấy việc sử dụng nước tưới cà phê của tỉnh Đắk Lắk chủ yếu lấy
từ nguồn nước ngầm. Việc sử dụng nguồn nước ngầm thường khó khai thác, làm
123
tăng chi phí sản xuất và có nguy cơ cạn kiệt. Điều này ảnh hưởng đến phát triển cà
phê ổn định, lâu dài, hay nói cách khác là ảnh hưởng đến PTCPBV. Nhìn chung so
với các vùng trồng cà phê trong cả nước, tỉnh Đắk Lắk có tỷ lệ diện tích cà phê
không được tưới nước chiếm thấp nhất trong cả nước, chỉ có 8,72% (cả nước, tỷ lệ
này là 12,41%). Tuy nhiên số diện tích 15.870 ha không được tưới nước thuộc các
vùng trồng cà phê không theo quy hoạch, có điều kiện thích nghi phát triển trồng cà
phê thấp, do vậy mà năng suất và hiệu quả kinh doanh cà phê thấp, làm giảm tính
bền vững cho phát triển cà phê, cần có giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm
diện tích trồng cà phê đối với những diện tích này.
Qua điều tra khảo sát tại các nhà vườn trồng cà phê tưới bằng nước ngầm năm
2009 cho biết: lưu lượng nước ngầm giảm 30%-50% so với năm 1990. Các giếng
đào giờ đây ít nước, phải kết hợp đào + khoan và phải bơm hai cấp nên tốn nhiều
nhiên liệu và tăng chi phí (8-10 triệu đồng/ha/vụ). Trữ lượng nước tại giếng giảm do
mật độ giếng quá dày nên muốn có nước phải tiến hành bơm luân phiên giữa các
giếng và thời gian một lần bơm của một giếng đã giảm còn bằng ½ so với trước
đây. Vì sử dụng nguồn nước ngầm tưới cà phê đã làm tăng nguy cơ cạn kiệt nguồn
nước [6]. Do đó trong tương lai cần chú ý giảm diện tích trồng cà phê đối với những
vùng nghèo, khó khai thác nguồn nước ngầm hoặc những vùng khai thác nguồn
nước ngầm vượt mức cho phép. Đây cũng là một trong các yếu tố làm ảnh hưởng
tới PTCPBV tại tỉnh Đắk Lắk
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cà phê bền vững ở
tỉnh Đắk Lắk
Như đã nghiên cứu phần lý luận, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
cà phê bền vững, một số nhân tố quyết định đến phát triển cà phê bền vững được
đúc kết lại đó là: (1) Điều kiện tự nhiên, (2) Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản
xuất, (3) Nhóm nhân tố về thị trường, (4) Tác động của Chính phủ và các cơ quan
nhà nước. Các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau, tạo động lực cho phát triển cà
phê bền vững, trong đó vai trò của Chính phủ chi phối các nhân tố còn lại.
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1. Ảnh hưởng của các nguồn nước tưới đến chi phí nước tưới cho cà phê
124
Bảng 3.18 cho thấy, nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất cà phê được lấy từ
nguồn nước mặt như nước từ các ao hồ, sông suối được đầu tư xây dựng thành các
công trình thuỷ lợi (như trình bày ở trên) hoặc tự nhiên. Diện tích cà phê được tưới
bằng nguồn nước mặt, theo số liệu điều tra cho ở bảng 2.24 chiếm 15,63% diện tích cà
phê kinh doanh. Đây là những vùng đất được trồng cà phê từ trước (tuổi cây bình quân
15,18 năm), có điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên như địa hình, chất đất cũng
như các điều kiện tưới tiêu,… Do vậy chi phí cho việc tưới cà phê thấp nhất (2,98 triệu
đồng/ha).
Bảng 3.18: Mối quan hệ giữa nguồn nước tưới, tuổi cây và chi phí nước tưới cà
phê
Tuổi cây Chi phí tưới
Diện tích tưới
STT
Nguồn nước tưới
bình quân
(triệu
(%)
(năm)
đồng/ha)
1
Nước mặt
15,18
2,98
15,63
2
Hỗn hợp (giếng và nước mặt)
14,59
3,13
33,32
2.1 Độ sâu: 10-17 m
16,88
3,06
16,95
2.2 Độ sâu: 18-24 m
13,26
3,10
12,92
2.3 Độ sâu: 25-30 m
8,33
3,62
3,45
3
Nước ngầm (giếng)
12,97
3,31
51,05
3.1 Độ sâu: 10-17 m
15,69
3,01
17,69
3.2 Độ sâu: 18-24 m
11,89
3,59
11,67
3.3 Độ sâu: 25-30 m
6,75
3,68
5,69
Chung
14,21
3,15
100,00
Nguồn: tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2011
Nguồn nước thứ 2 được lấy từ nguồn nước ngầm (diện tích tưới chiếm 51,05%
diện tích cà phê kinh doanh). Đây là những vùng cà phê có điều kiện tự nhiên không
được thuận lợi. Qua kết quả ở bảng số liệu 2.22 cho thấy, những vườn cà phê được
đầu tư trồng mới càng về sau đều thuộc những vùng đất phải đào giếng khoan với
độ sâu tương đối để tưới hoặc kết hợp dùng nước từ ao, hồ, sông, suối với đào giếng
khoan (trữ lượng nước mặt tại đây ít, do vậy mùa khô thường cạn kiệt không đủ
nước tưới, phải kết hợp với đào giếng khoan mới đủ nước tưới cho cà phê). Giếng
khoan trồng cà phê ở Đắk Lắk thường có độ sâu từ 10 – 30m. Cá biệt có những
vùng phải đào sâu đến 40m. Qua khảo sát cho thấy, đối với những vùng đào giếng
sâu từ 25 – 30m đều thuộc nhóm các vườn cà phê có năm trồng bình quân từ 6,75 –
125
8,33 năm. Đây là những vùng cà phê mới trồng trong những thời gian gần đây, được
trồng ở những vùng đất không mấy thuận lợi, nhất là về nguồn nước, không có
nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm cũng cạn dần do vậy phải đào giếng khoan sâu,
chi phí tưới cà phê lớn (bình quân 3,62 – 3,68 triệu đồng/ha cà phê). Để PTCPBV,
việc chú ý bảo tồn và cân đối nguồn nước tưới là rất quan trọng. Đối với những
vùng đất trồng cà phê có điều kiện nước tưới khó khăn, phải đào giếng quá sâu để
tưới, cần nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh
thái của vùng.
3.2.1.2. Tác động môi trường từ việc phát triển cà phê bền vững
Qua nghiên cứu, khảo sát và đánh giá của một số chuyên gia cho thấy việc
phát triển cây cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có những tác động đối với môi
trường cả về mặt tích cực và tiêu cực:
Xét về mặt tích cực, cây cà phê là loại cây trồng có độ tán che cao, có khả
năng chống xói mòn đất, giảm tốc độ dòng chảy của nước. Quá trình sinh
trưởng của cây cà phê cũng là một quá trình sinh thái từ hấp thụ khí CO 2 làm
giảm hiệu ứng nhà kính đến sản xuất O 2 cho cho con người hít thở (chu trình
cacbon). Về cách thức canh tác cây cà phê (theo đường đồng mức) cũng làm
giảm xói mòn cho đất. Sự có mặt của cây cà phê cũng đã làm tăng tính đa dạng
sinh học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Tuy nhiên, ngày nay hoạt động sản xuất kinh doanh của con người ngày
càng gia tăng cùng với việc dân số không ngừng tăng lên, dẫn đến nhu cầu về
lương thực, năng lượng, nguyên liệu cũng tăng theo, việc đáp ứng các nhu cầu
này đòi hỏi khai thác nhiều hơn nữa tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt khai thác
rừng dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, đã làm cho nguồn tài nguyên
thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, đất đai ngày càng suy thoái.
Thực tế ở tỉnh Đắk Lắk những năm qua việc mở rộng đất trồng cà phê chủ yếu
từ việc khai phá diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn ngày càng gia tăng, làm cho
diện tích rừng giảm xuống. Ngoài ra công tác quản lý và quy hoạch thiếu khoa học
vì vậy mà một diện tích cà phê đáng kể được sản xuất trên đất đai và địa hình không
126
phù hợp. Điều này không những làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê thấp
mà còn gây lãng phí và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đất và nước.
3.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về chủ thể sản xuất
3.2.2.1. Ước lượng các nhân tố nguồn lực và kỹ thuật sản xuất đến hiệu quả sản
xuất cà phê nhân
Việc lượng hoá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cà phê nhân có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Nó chính là cơ sở khoa học trong việc hoạch định
các chính sách nhằm phát triển cà phê theo hướng bền vững. Luận án đã tiến hành
chọn mẫu ngẫu nhiên 500 hộ sản xuất cà phê thuộc 30 xã, phường thuộc 08 huyện,
thị xã: huyện CưKuin, huyện Krông Ana, huyện Lắk, huyện Krông Bông, huyện
CưM’gar, thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Búk và Krông Pắk thuộc tỉnh Đắk Lắk,
nhằm thu thập dữ liệu để tiến hành lượng hoá các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số co
giãn của sản lượng cà phê nhân (biến động của sản lượng cà phê nhân về mặt tương
đối). Điều đó có nghĩa là nghiên cứu phần trăm thay đổi của sản lượng cà phê nhân
khi các yếu tố đầu vào thay đổi 1%. Việc nghiên cứu mô hình cho kết luận việc đầu
tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất cà phê có hiệu quả hay không, nên tăng hay giảm
qui mô sản xuất để gia tăng hiệu quả sản xuất. Trong những năm gần đây, nhiều nhà
nghiên cứu kinh tế trong và ngoài nước đã áp dụng thành công phương pháp định
lượng sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích hiệu quả KT trong
mối quan hệ với các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp. Hàm Cobb-douglas
được sử dụng để nghiên cứu với mô hình như sau:
Y  AX 1b1 X 2b2 X 3b3 e1D1 2 D2 3D3 4 D4 5D5
Trong đó:
- Y (biến phụ thuộc) là sản lượng cà phê cà phê nhân của hộ gia đình sản xuất
trong năm;
- A là hệ số hồi qui của mô hình;
- b1, b2, b3 là hệ số co giãn của biến phụ thuộc đối với các biến độc lập, các hệ số
này được ước lượng bằng phương pháp hồi qui;
- α1, α2, α3, α4, α5 là các tham số của biến định tính;
127
- X1, X2, X3 lần lượt là những biến độc lập diện tích cà phê kinh doanh, vốn cho sản
xuất cà phê, công lao động của hộ;
- D1, D2, D3, D4, D5 lần lượt là các biến định tính trồng cây chắn gió, biện pháp
chống xói mòn đất, tham gia tập huấn đào tạo về khuyến nông, phương pháp bón phân,
phương pháp nước tưới.
Biến phân loại (dummy) phân bón và nước tưới được tính toán dựa trên cơ sở
sau: Theo tài liệu của Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên (1999) khuyến cáo
cho tỉnh Đắk Lắk và theo phân tích của tác giả kết hợp với kinh nghiệm của các
chuyên gia về cà phê thì việc bón phân và tưới nước cho cây cà phê trong thời kì
kinh doanh theo mức sau được xem là hợp lý (đúng kỹ thuật):
+ Phân NPK: 2-3,5 tấn/ha/năm và phân hữu cơ: 2-3,5 tấn/ha/năm;
+ Một năm tưới 03 lần, mỗi lần tưới 350 -550m3/ha.
Bảng 3.19: Bảng kết quả hồi qui theo mô hình CD chuyển Ln-Ln
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Biến
Hệ số tự do
DTCP thu hoạch (ha)
Vốn cho SXKD cà phê (Tr.đồng)
Công lao động (ngày công)
PP tưới nước (1-hợp lý; 0-không hợp lý)
PP bón phân (1-hợp lý; 0-không hợp lý)
Kuyến nông (1-có tham gia; 0-không tham gia)
Chống xói mòn đất (1-có chống; 0-không)
Trồng cây chắn gió (1-có trồng; 0-không trồng)
Coefficients
t Stat
-1,6001 -6,2806
0,7446 20,1965
0,1596 7,3280
0,1871 3,6329
0,0356 1,4486
0,0380 1,9073
0,0307 1,6689
0,3215 9,3945
0,3982 10,4701
P-value
0,0000
0,0000
0,0000
0,0003
0,1481
0,0571
0,0958
0,0000
0,0000
Nguồn: Kết quả điều tra và nghiên cứu của tác giả năm 2011
Mô hình hồi qui:
Ln (Y)=-1,6001+0,7446Ln(X1)+0,1569Ln(X2)+0,1871ln(X3)-0,0356D1+0,0380D2+0,0307D3+0,3215D4+0,3982D5
(t)
-6,2806*** 20,1965*** 7,3280***
3,3629***
1,4486 1,9073*
1,6689* 9,3945*** 10,4701***
R=0,93701; R2= 0,87799
Kết quả mô hình hồi qui (bảng 3.19) cho thấy:
R2 = 0,87799, mô hình cho biết các biến độc lập đã giải thích 87,799% sự thay
đổi của biến phụ thuộc là sản lượng cà phê.
Tham số của biến phương pháp tưới nước không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Hay nói cách khác chưa có cơ sở để nói rằng việc tưới nước hợp lý mang lại hiệu
128
quả hơn so với tưới nước không hợp lý. Các tham số của các biến còn lại đều có ý
nghĩa về mặt thống kê.
Ý nghĩa của các tham số:
b1= 0,7446 là hệ số co giãn của sản lượng với diện tích cà phê thu hoạch, cho
biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi diện tích đất
tăng lên 1% thì sản lượng tăng thêm 0,7446 %.
b2= 0,1596 là hệ số co giãn của sản lượng với vốn cho SXKD cà phê, cho biết
trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi tăng qui mô vốn lên
1% thì sản lượng tăng thêm 0,1596%.
b3= 0,1871 là hệ số co giãn của sản lượng với công lao động của hộ, cho biết
trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi công lao động tăng
lên 1% thì sản lượng tăng thêm 0,1871 %.
Tổng của ba tham số b1+b2+b3= 0,7446 + 0,1596 + 0,1871 =1,0913. Điều này
cho thấy mô hình hồi qui có năng suất tăng dần theo qui mô. Ở thời điểm hiện tại
nếu các hộ tăng đồng thời qui mô diện tích, vốn và lao động thì hiệu quả sản xuất
kinh doanh cà phê sẽ tăng. Qua kết quả này cũng khẳng định việc sản xuất cà phê
của các hộ là manh mún, qui mô nhỏ và thiếu các nguồn lực như vốn và lao động.
Việc tích tụ và liên kết trong sản xuất cà phê, gia tăng các nguồn lực sẽ là điều kiện
tốt cho việc tăng hiệu quả sản xuất cà phê, góp phần PTCPBV.
α2=0,0380 cho biết việc bón phân hợp lý sẽ làm gia tăng sản cà phê tăng lên
e0,0380-1(0,0387) lần so với bón phân không hợp lý.
α3=0,0307 cho biết việc hộ có tham gia công tác khuyến nông sẽ làm gia tăng
sản cà phê tăng lên e0,0307 -1 (0,03112) lần so với hộ không tham gia công tác
khuyến nông.
α4=0,3215 cho biết việc hộ có sự dụng các biện pháp chống xói mòn đất sẽ làm
gia tăng sản cà phê tăng lên e0,3215-1 (0,3792) lần so với hộ không sự dụng các biện
pháp chống xói mòn đất.
α5= 0,3982 cho biết việc hộ có sự dụng các biện pháp trồng cây chắn gió sẽ
làm gia tăng sản cà phê tăng lên e0,3982 -1 (0,4891) lần so với hộ không sự dụng các
biện pháp trồng cây chắn gió.
129
Tóm lại: Để sản xuất cà phê có hiệu quả, góp phần PTCPBV thì việc thực hiện
tốt các biện pháp kỹ thuật đối với sản xuất cà phê như bón phân hợp lý, chóng xói
mòn, làm tốt công tác khuyến nông, trồng cây chắn gió, tích tụ và liên kết trong sản
xuất cà phê, gia tăng đầu tư vốn và lao động cũng như tránh sản xuất cà phê manh
mún là điều cần thiết.
3.2.2.2. Phân tích thực trạng thu hoạch và sơ chế cà phê
Thời vụ thu hái cà phê vối ở tỉnh Đắk Lắk thường kéo dài trong 3 tháng, bắt
đầu từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 1 năm sau. Số lần thu hoạch biến động từ 1 - 3
đợt, đợt 1 hái bói với lượng quả không đáng kể, chủ yếu tập trung thu hoạch vào đợt
2 và đợt 3, vào tháng 11 và 12.
Kết quả điều tra vụ 2010-2011 cho thấy:
Cách hái tuốt cả cây sẽ giảm bớt chi phí công thu hoạch, là chi phí chiếm một
tỷ lệ khá lớn trong chi phí thu hoạch. Hái tuốt cuốn chiếu 1 công lao động có thể hái
200kg quả tươi, trong khi đó hái lựa quả chín chỉ hái được 80-100kg quả tươi/công.
Trong 2-3 năm gần đây, khuynh hướng thu hoạch sản phẩm có tỷ lệ quả xanh
ngày càng cao và đang trở nên phổ biến trong hệ thống sản xuất cà phê nông hộ ở
tỉnh Đắk Lắk. Số liệu điều tra cho thấy, có 20,38% nông hộ thu hoạch cà phê với tỷ
lệ quả chín dưới 50% và có đến 67,61% số hộ điều tra thu hoạch cà phê với tỷ lệ
quả chín từ 50-71%. Trong khi đó tỷ lệ quả chín được nhà nước khuyến cáo là phải
đạt tỷ lệ quả chín từ 90% trở lên (bảng 3.20). Nguyên nhân của tình trạng trên là:
- Giá bán cà phê nhân được chế biến từ cà phê quả xanh không thấp hơn hoặc thấp
hơn không đáng kể so với cà phê nhân được chế biến từ cà phê quả chín, trong khi đó
nếu hái quả chín thì chi phí thu hái cao hơn vì phải hái chọn quả chín và phải hái thành
nhiều đợt.
- Thu xanh để bảo vệ sản phẩm trên lô tránh trộm cắp. Nhiều nông hộ có các
vườn cà phê ở cách xa nhau nên vấn đề bảo vệ sản phẩm cũng tương đối khó khăn.
Thường thì người ta sẽ hái xanh các vườn cà phê ở xa để đỡ mất công bảo vệ, vườn
cà phê gần nhà thuận tiện cho việc bảo vệ thường được thu hoạch sau cùng, lúc này
tỷ lệ quả chín trên cây đã khá cao.
- Khi hái quả xanh, ngoài việc giảm chất lượng cà phê nhân do bị xanh non, hạt nhăn
còn bị giảm về sản lượng cà phê do nhân nhẹ hơn, chưa tích luỹ đầy đủ chất khô. Kết quả
130
nghiên cứu của Nguyễn Thị Đa, WASI cho thấy khi thu hái quả xanh với tỷ lệ 30%, sản
lượng bị giảm 5%; nếu thu hái xanh với tỷ lệ 50%, sản lượng giảm trên 8% tính theo tỷ lệ
quả tươi. Tác giả này cũng đã chỉ ra rằng các mẫu thu hái xanh có chất lượng cà phê nhân
xô kém hơn hẳn các mẫu được thu với tỷ lệ quả chín cao hơn, điều này thể hiện ở số lỗi
cao hơn.
Bảng 3.20: Thu hoạch và sơ chế cà phê của các hộ sản xuất tỉnh Đắk Lắk
Đơn vị tính: % so với sản lượng
STT
Chỉ tiêu
1
Phương pháp thu hoạch
1.1
Chọn
1.2
Đồng loạt
1.3
Kết hợp
2
Theo tỷ lệ quả chín
2.1
<50%
2.2
50-70%
2.3
>70%
3
Phương pháp sơ chế cà phê
3.1
Phơi nguyên quả
3.2
Xát dập rồi phơi
3.3
Chế biến ướt
4
Theo loại sân phơi cà phê
4.1
Sân xi măng
4.2
Sân đất trải bạt
4.3
Sấn đất
Nguồn: Điều tra và tính toán của tác giả năm 2011
Tỷ lệ
100,00
12,00
22,65
65,34
100,00
20,38
67,61
12,00
100,00
36,80
56,27
6,93
100,00
40,81
25,19
34,00
- Một khía cạnh bất lợi khác là việc thu quả xanh trong nhiều năm sẽ làm thay
đổi chu kỳ thực vật học của cây cà phê. Thu hoạch xong sớm, các nông hộ có
khuynh hướng tưới nước sớm hơn và kết quả là vụ thu hoạch sẽ đến sớm hơn (tháng
10, tháng 11). Vào lúc này điều kiện thời tiết nhiều năm không thuận lợi cho thu
hoạch và chế biến vì mùa mưa chưa chấm dứt. Thực tế sản xuất cà phê ở Tây
Nguyên cho thấy mùa vụ thu hoạch cà phê ngày nay so với 15 - 20 năm trước đây
đến sớm hơn 1 tháng.
- Nhiều khu vực cà phê rộng lớn vài chục tới hàng trăm ha của các hộ nông
dân cá thể. Các nông dân này có thể cư ngụ cùng trong vùng nhưng cũng có thể từ
các huyện, xã khác đến xâm canh. Nhiều nông hộ do không có công bảo vệ nên
131
chấp nhận hái xanh, tuốt toàn bộ sản phẩm trên lô. Khi trong một vùng đã có 1 lô
hái xanh rồi bỏ trống không bảo vệ lô nữa thường gây tâm lý lo ngại cho các lô bên
cạnh vì các người đi thu nhặt cà phê còn sót trên lô đã thu hoạch sẽ lợi dụng cơ hội
tràn qua các lô chưa thu hái để hái trộm. Do vậy khi trong một vùng có 1 - 2 lô đã
được hái tuốt xanh toàn bộ sẽ gây ra một phản ứng dây chuyền hái xanh cả vùng đó.
Cà phê của dân thu hái về chủ yếu được xử lý phân tán ở từng hộ nông dân qua
con đường phơi khô trên sân xi măng lẫn sân đất. Hầu hết các hộ nông dân trên địa
bàn dùng máy xay xát nhỏ để xay cà phê khô ra cà phê nhân bán cho những người
thu gom cà phê. Tình hình chế biến như vậy dẫn đến kết quả là sản phẩm chất lượng
không đồng đều. Cà phê của các công ty, nông trường sản xuất ra thường có chất
lượng tốt, mặt hàng đẹp như ở Công ty cà phê Thắng Lợi, Công ty cà phê Phước
An, Công ty cà phê Việt Đức, Công ty cà phê Buôn Hồ… được khách hàng đánh
giá cao. Nhìn chung lâu nay việc mua bán không theo tiêu chuẩn nhà nước, chất
lượng trong các hợp đồng mua bán quy định còn đơn giản và mang tính chất thoả
thuận giữa người mua và người bán nên chưa tạo thành sức ép thúc đẩy việc cải tiến
công nghệ chế biến nâng cao chất lượng cà phê.
Sau khi thu hoạch, cà phê vối ở các nông hộ sơ chế theo 2 phương pháp chính:
phơi khô nguyên quả và xát dập quả rồi phơi. Phương pháp phơi nguyên quả cần
khoảng 8-9 ngày nắng, trong khi xát dập rồi phơi chỉ cần 2-3 ngày nắng là cà phê
khô. Phương pháp xát dập rồi phơi có lợi điểm hơn phương pháp phơi nguyên quả ở
chỗ là có thể rút ngắn được thời gian phơi 30%, giải phóng nhanh sân phơi để phơi
cà phê các đợt thu hái tiếp theo. Nhưng theo kết quả nghiên cứu của WASI phương
pháp này gây nên nguy cơ lây nhiễm nấm mốc rất cao do các tế bào vỏ quả bị dập
nát và lớp nhớt bên ngoài vỏ thóc bị phơi trần ra ngoài sẽ là môi trường rất tốt cho
các loại vi sinh vật như nấm mốc và vi khuẩn phát triển, vì vậy dễ làm hại chất
lượng cà phê nhân bên trong, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng [53].
Như vậy, mặc dù phương pháp xát dập cũng có những ưu điểm nhất định
như không sử dụng nước, tiết kiệm diện tích sân phơi và thời gian phơi nên giảm
chi phí công lao động nhưng không thể đảm bảo được chất lượng của sản phẩm,
132
nhất là khi phải qua thời gian bảo quản lưu kho, do vậy không nên sử dụng phương
pháp này để chế biến cà phê.
Diện tích sân phơi không đáp ứng đủ với sản lượng cà phê thu hoạch do thu
hoạch quá tập trung. Các nông hộ phơi cà phê trên ba loại sân phơi là sân xi măng,
trải bạt, sân đất. Qua số liệu bảng trên cho thấy tỷ lệ cà phê phơi trên sân đất vẫn
chiếm tỷ lệ khá cao (bình quân 34%) so với tổng sản lượng cà phê thu hoạch được
điều tra. Việc phơi trên sân đất cũng liên quan đến tập quán hái tuốt tất cả sản phẩm
trên vườn cà phê. Thu hoạch quá tập trung trong thời gian ngắn ngoài hạn chế về tỷ
lệ quả xanh cao còn bị hạn chế về khả năng đáp ứng của sân phơi. Do không đủ
diện tích sân xi măng, sân gạch, người làm cà phê còn phải kết hợp phơi cà phê trên
sân đất. Quả sau khi hái về được đổ ra sân đất, đến khi gần khô được chuyển qua
sân xi măng phơi tiếp cho đến khi khô.
Mấy năm lại đây tình hình đã khác. Người mua ngày càng đòi hỏi chất lượng
cao hơn và áp đặt các yêu cầu cho người bán như phổ biến là đòi hỏi thử nếm các
mặt hàng lấy đó làm cơ sở giao dịch thanh toán.
Tóm lại: Chất lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk về tự nhiên được đánh giá cao, tuy
nhiên qua các khâu thu hoạch, sơ chế, chế biến chất lượng không đạt được các tiêu
chuẩn cao của thế giới, nên giá bán sản phẩm bị giảm. Do vậy khả năng cạnh tranh
của cà phê Đắk Lắk trên thị trường thế giới gặp nhiều khó khăn.
3.2.3. Nhóm nhân tố về thị trường
3.2.3.1. Ảnh hưởng của giá cà phê thế giới đến qui mô diện tích và năng suất cà
phê tỉnh Đắk Lắk
Như chúng ta đã biết quan hệ cung cầu về sản lượng cà phê thế giới có tác
động mạnh đến giá cà phê thế giới nói chung và giá cà phê Việt Nam nói riêng
(Làm đường cung và đường cầu dịch chuyển).
Từ biến động giá cà phê thế giới và trong nước, tác động mạnh đến tình hình
sản xuất cà phê ở Việt Nam và Đắk Lắk. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi
chỉ đề cập đến biến động giá cả cà phê thế giới và Việt Nam tác động đến việc mở
rộng và tăng năng suất cà phê của Việt Nam nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói
riêng.
133
Tổng hợp số liệu diễn biến diện tích - năng suất với giá cà phê nhân xuất khẩu
giai đoạn từ 1986-2009 cho ở Phụ biểu 5. Trong 7 năm từ 1993-1999, giá xuất khẩu
cà phê tăng và khá ổn định, đồng thời với nó, giá cà phê trong nước cũng tăng theo
nên diện tích cà phê của Việt Nam cũng như Đắk Lắk liên tục tăng và năng suất cao
nhất trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam (2,43 tấn/ha năm 1997 đối với tỉnh Đắk
Lắk và 2,18 tấn/ha năm 1995 đối với Việt Nam).
Từ năm 2000 giá cà phê giảm 44% so với năm 1999, bắt đầu giai đoạn giảm
thấp nhất trong lịch sử 50 năm dẫn đến diện tích cà phê giảm và năng suất cũng
giảm ở mức thấp nhất.
Giai đoạn 2006 - 2009 giá cà phê tăng ngược trở lại (Cả giá trong nước và thế
giới) đã góp phần tăng lại diện tích và cà phê thâm canh đạt năng suất cao trở lại
như giai đoạn 1995-1999 (Phụ biểu 5)
Như vậy, ngành hàng cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng
chịu chi phối rất rõ bởi giá cả cà phê xuất khẩu, chứng tỏ quy luật cung cầu của thị
trường cà phê thế giới điều tiết diện tích-năng suất cà phê Việt Nam cũng như Đắk
Lắk. Do đó muốn ngành hàng cà phê phát triển bền vững phải tuân thủ quy luật
kinh tế thị trường về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện.
3.2.3.2. Nhu cầu tiêu thụ nội địa đối với sản phẩm cà phê
Như đã phân tích ở trên, Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất cả nước.
Diện tích trồng cà phê toàn tỉnh đến năm 2011 có trên 200.000 ha các loại, sản
lượng xuất khẩu cà phê từ năm 2005 đến năm 2010 đạt bình quân trên 300 ngàn
tấn/năm. Riêng vụ thu hoạch 2011/2012 sản lượng cà phê thu hoạch ước đạt trên
480.000 tấn. Giá trị xuất khẩu năm 2010 của toàn tỉnh ước đạt 602 triệu USD, trong
đó giá trị xuất khẩu cà phê chiếm trên 85% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh [19],
[20]. Kết quả sản xuất kinh doanh cây cà phê đã đóng góp trên 40% GDP của tỉnh
và khoảng 1/4 số dân của tỉnh sống nhờ vào việc sản xuất, kinh doanh cà phê.
Theo một số báo cáo của sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk
Lắk cho thấy, cà phê sản xuất ở tỉnh Đắk Lắk phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu chiếm
134
trên 90% sản lượng. Do tác động bởi quy luật cung cầu và giá cả thị trường thế giới,
nên giá cà phê biến động rất mạnh.
Cà phê Robusta của Việt Nam nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng hiện
được xuất khẩu đến hơn 51 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Việc xuất khẩu
cà phê chủ yếu là thông qua hình thức trung gian, chưa tham gia giao dịch trực tiếp
trên các sàn giao dịch thế giới [67].
Bảng 3.21: Biến động sản lượng sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa sản
xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk
Xuất khẩu
Tỷ lệ sản
Sản lượng
lượng tiêu
Kim ngạch
Tốc độ PT
Tỷ lệ sản
Năm
CP sản xuất xuất khẩu
thụ
nội địa
kim ngạch
lượng xuất
(tấn)
(%)
(1000 USD) XKCP (%)
khẩu (%)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
348.289
232.789
325.408
178.333
-23,39
284.349
140.760
-21,07
360.880
141.091
0,24
330.660
251.842
78,50
257.481
250.364
-0,59
435.025
347.929
38,97
325.344
547.823
57,45
415.494
660.883
20,64
380.373
596.747
-9,70
399.098
580.445
-2,73
351.127
357.182
BQ
9,57
Nguồn: [14], [17], [18], [20], và tính toán của tác giả
97,86
130,48
110,99
82,48
116,28
118,29
64,31
104,48
76,76
94,24
85,19
7,50
7,83
7,89
7,86
8,22
8,55
8,35
8,98
8,90
9,15
9,45
95,92
8,47
Một thực tế từ số liệu bảng 3.21 cho thấy có những năm tỉ trọng sản lượng
xuất khẩu lớn hơn 100%, tổng tỉ trọng sản lượng tiêu thụ nội địa và tỉ trọng sản
lượng xuất khẩu không bằng 100%. Điều này cho thấy sản lượng cà phê tiêu thụ
trong năm khác biệt với sản lượng sản xuất trong năm. Lý giải cho kết quả này như
sau, sản lượng tiêu thụ cà phê trong năm bao gồm một phần sản lượng sản xuất
trong năm và cả số sản phẩm cà phê tồn kho từ các kì trước chuyển qua. Bên cạnh
đó, sự chênh lệch này một phần cũng do sai số trong thu thập kết quả điều tra kết
quả sản xuất cà phê trên toàn tỉnh trong những năm qua.
135
Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu đều áp dụng tiêu chuẩn chất lượng theo
hình thức thoả thuận, hình thành qua quá trình buôn bán với các nhà nhập khẩu
nước ngoài. Các tiêu chí dùng phân biệt chất lượng là: tỷ lệ% cỡ hạt, tạp chất, đen,
vỡ, mùi vị, dư độc chất. Về cơ bản là không theo tiêu chuẩn TCVN 4193:1993,
TCVN 4193:2001 và chưa áp dụng TCVN 4193:2005 [24].
Hiện có khoảng 8% sản lượng cà phê được chế biến, tiêu thụ trong nước. Theo
Ngân hàng thế giới thì mức tiêu thụ cà phê nước ta khoảng 0,5kg/người/năm, theo
đó thị trường nội địa chiếm 10% sản lượng, tương đương khoảng 70.000 tấn/năm.
Trong khi đó năm 2006, mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người ở các nước EU là
5 kg/người/năm, cao nhất là Luxembourg 13,49 kg, Phần Lan 11,92 kg và Đan
Mạch 9,19 kg [24].
Tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cà phê của tỉnh Đắk Lắk từ
2000-2010 có những biến động không ổn định. Nguyên nhân của những biến động
này là do biến động thất thường của giá cả cà phê thế giới. Tuy nhiên tốc độ phát
triển bình quân kim ngạch xuất khẩu từ 2001-2010 đạt 109,57% (tăng bình quân
hàng năm là 9,57%). Tỷ lệ tiêu thụ nội địa cà phê tỉnh Đắk Lắk luôn có xu hướng
tăng chậm (bình quân trong 10 năm đạt 8,47%). Việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu
và tăng tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm cà phê nội địa là một trong các yếu tố góp phần
PTBVCP ở tỉnh Đắk Lắk.
3.2.4. Tác động của chính phủ và các cơ quan nhà nước
3.2.4.1. Nhóm nhân tố chính sách
Trong những năm qua, Chính phủ, tỉnh và ngành cà phê Việt Nam đã ban hành
mộ số chính sách tài khoá và tiền tệ kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp và người sản xuất cà phê như chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu, thu
mua cà phê tạm trữ, các chính sách hỗ trợ cho người sản xuất về vay vốn ưu đãi,
chính sách tỉ giá hối đoái v.v.. Các chính sách đó đã tác động tích cực đến phát triển
sản xuất cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lăk, góp phần gia tăng năng suất, chất
lượng, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
136
Để tạo điều kiện cho phát triển ngành cà phê theo hướng phát triển bền vững,
Chính phủ có thể thông qua hỗ trợ sản xuất trong nước dưới hình thức hỗ trợ lãi suất
và điều tiết quản lý có hiệu quả thị trường đầu vào và đầu ra. Tuy nhiên theo nghiên
cứu của Đỗ Thị Nga (2012), “Các chính sách can thiệp của Chính phủ hầu như
không có tác dụng bảo hộ cho cả đầu ra và đầu vào và chưa có tác động tích cực
thúc đẩy sản xuất cà phê. Nguyên nhân i) Quản lý Nhà nước đối với khâu thu mua
sản phẩm và đối với thị trường vật tư phân bón chưa chặt chẽ, hiện tượng tranh
mua, tranh bán và ép giá, dẫn đến mức giá bán sản phẩm thực tế nông dân nhận
được thấp, trong khi đó nông dân phải mua phân bón với mức giá rất cao so với giá
nhập khẩu; ii) Chính sách hỗ trợ mua tạm trữ muộn, nông dân đã bán phần lớn sản
phẩm trước đó với mức giá thấp” [33].
Trong năm 2010, do giá cà phê xuống thấp, để bảo vệ cho người sản xuất,
Chính phủ đã ban hành chính sách tín dụng hỗ trợ thu mua tạm trữ 200 nghìn tấn cà
phê (Quyết định 481/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2010 về hỗ trợ mua tạm trữ cà
phê niên vụ 2009-2010). Chính sách này đã phát huy kết quả tích cực, góp phần cải
thiện thị trường cà phê trong nước và thế giới, nhờ đó giá cà phê trên thị trường Đắk
Lắk từ giữa năm 2010 liên tục tăng từ 28.0000 đồng lên 37.000 đồng [33]
Chính sách tỷ giá hối đoái cũng là một công cụ hữu hiệu để tác động đến khả
năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất xuất khẩu ở trong nước trong xu thế tự do
hoá thương mại (việc tăng tỉ giá hối đoái có tác động thúc đẩy hoạt động xuất khẩu).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thường xuyên điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm
giá tiền nội tệ để tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Nhờ chính sách này mà lợi nhuận từ
sản xuất cà phê giai đoạn 2000 – 2010 của tỉnh tăng 29,98%, nguyên nhân do giá
xuất khẩu tăng, tỷ lệ yếu tố nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu giảm và giảm giá
đồng nội tệ. Tuy nhiên khối lượng cà phê nhân xuất khẩu của Đắk Lắk giai đoạn
này lại không tăng (giảm 0,02%) (sản lượng sản xuất cà phê phụ thuộc chủ yếu vào
quy mô sản xuất và điều kiện thời tiết) [33].
Như vậy, Chính phủ, Ngành cà phê Việt Nam cũng như tỉnh Đắk Lăk đã ban
hành nhiều chính sách đối với ngành cà phê. Thông qua việc thực hiện các chính
sách này ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk đã đem lại những kết quả đáng kể, góp phần
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên việc đề ra và thực hiện các
137
chính sách vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập như: Việc ban hành chính sách chưa đồng
bộ, kịp thời và chưa có tính ổn định lâu dài; người sản xuất cà phê và các đối tượng
liên quan chưa tiếp cận thông tin về các chính sách kịp thời; việc ban hành chính
sách còn mang tính giải pháp tình thế, nhất thời, nhiều kẻ hở nên chưa có sự chủ
động trong thực thi chính sách dễ bị lợi dụng chính sách để trục lợi; nguồn vốn để
thực thi các chính sách còn gặp khó khăn, hạn chế v.v.. từ đó đã ảnh hưởng không
nhỏ đến phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk [33].
3.2.4.2. Hỗ trợ đầu tư công
Hỗ trợ đầu tư công cho phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, đáng kể như phát triển sản
xuất và cung cấp phân bón cho sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà phê
nói riêng, phát triển dịch vụ khuyến nông và tín dụng, đầu tư xây dựng hệ thống cơ
sở hạ tầng, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và các hoạt động
hỗ trợ xuất khẩu cà phê.
Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 6 doanh nghiệp và các cơ sở nhỏ lẻ của các nông hộ
sản xuất phân bón, chủ yếu sản xuất phân vi sinh để cung cấp cho các hộ sản xuất cà
phê. Việc sản xuất phân bón ở tỉnh Đắk Lắk đã đáp ứng một phần đáng kể (đáp ứng
50 – 100 nghìn tấn trong tổng số 540 – 600 nghìn tấn nhu cầu phân bón) nhu cầu
phân bón cho sản xuất cà phê của các nông hộ (nhất là phân vi sinh và phân lân). Sản
xuất ở trong nước có khả năng cung cấp đủ lượng phân vi sinh, phân lân và 50 – 60
% lượng phân đạm. Phần còn lại (phân kali và 40 đến 50% lượng phân đạm) được
nhập khẩu từ nước ngoài với mức giá biến động thất thường. Giá phân bón nhập khẩu
liên tục tăng cao, qua nhiều khâu trung gian và biến động thất thường là một trong
những nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê của các nông hộ. Do vậy, để giải quyết đủ
nguồn cung phân bón cho sản xuất cà phê thì ngoài việc tăng cường khả năng cung
cấp nội địa, cần phải cải tiến hệ thống phân phối từ doanh nghiệp đến hộ nông dân,
giảm thiểu các khâu trung gian để giảm giá thành phân bón.
Công tác khuyến nông cũng được các cấp chính quyền của tỉnh quan tâm.
Việc đầu tư cho công tác khuyến nông, ngoài nguồn kinh phí do Nhà nước cấp,
138
người sản xuất còn nhận được sự hỗ trợ lớn từ các chương trình, dự án như chương
trình khuyến nông quốc gia, chương trình giảm nghèo, dự án giống…Đây là điều
kiện tốt giúp nông dân tăng cường khả năng tiếp cận tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
cà phê để nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Tuy vậy, hoạt động khuyến nông còn một số hạn chế như:
+ Số lớp tập huấn chuyên sâu về lĩnh vực cà phê còn ít, đội ngũ cán bộ khuyến
nông còn mỏng, trình độ cán bộ khuyến nông cấp xã còn hạn chế;
+ Việc phát triển đội ngũ cộng tác viên còn yếu, chưa có sức hút lôi cuốn sự
tham gia;
+ Công tác khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến hộ nông dân còn
yếu, hình thức nghèo nàn;
+ Số hộ nông dân trồng cà phê tham dự các lớp tập huấn khuyến nông còn thấp.
Do đó, tác động của chương trình khuyến nông đối với thực tiễn sản xuất cà
phê ở các hộ nông dân chưa thực sự hiệu quả. Điều này cũng ảnh hưởng một phần
không nhỏ đến phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk.
Sản xuất, kinh doanh cà phê đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, trong khi đó phần
lớn các hộ nông dân và doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn. Trong nhiều năm qua,
hệ thống ngân hàng thương mại mà điển hình là Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT,
và các tổ chức tín dụng khác đã thực hiện khá tốt chức năng cho vay vốn đối với sản
xuất, chế biến và kinh doanh cà phê. Nguồn vốn vay khá đa dạng, bao gồm từ Ngân
hàng, các tổ hội, vay của tư nhân và mua chịu vật tư phân bón. Việc vay vốn từ mỗi
tổ chức (cá nhân) đều có những thuận lợi và bất cập nhất định từ quy mô vốn vay,
lãi suất đến các thủ tục vay vốn. Thực tế nông dân sản xuất cà phê vẫn phải vay vốn
với mức lãi suất rất cao, ngay cả khi vay của Ngân hàng Nông nghiệp, trong khi thủ
tục vay vốn chưa được cải thiện nhiều. Đối với nhiều hộ nông dân, việc tiếp cận với
ngân hàng hay các tổ hội khó khăn, thì giải pháp khá khả thi là vay vốn tư nhân
(người quen) và mua chịu phân bón, mặc dù mức lãi suất cao nhưng thủ tục đơn
giản, dễ thực hiện. Thực tế là vậy, song khó khăn lớn nhất của các hộ nông dân là số
lượng vốn vay không đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, nông dân sẵn sàng
chấp nhận mức lãi suất cao để có thể vay được lượng vốn lớn.
139
Cơ sở hạ tầng nông thôn cũng được coi là một yếu tố trong phát triển sản
xuất cà phê của các nông hộ. Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã có những đầu tư
thỏa đáng cho việc cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn Đắk
Lắk qua các chương trình phát triển giao thông nông thôn, điện và xây dựng hệ
thống mạng tưới thủy lợi đến tận các khu vực sản xuất cà phê. Điều đó đã giúp cho
người dân ở Đắk Lắk có điều kiện tốt hơn để phát triển sản xuất cà phê, nâng cao
hiệu quả và năng lực cạnh tranh.
Khoa học kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải tiến chất lượng,
năng suất, hiệu quả và là yếu tố quan trọng đối với phát triển cà phê bền vững.
Nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được thực hiện trong tất cả các khâu
của quá trình sản xuất và chế biến, bao gồm chọn tạo giống, quy trình kỹ thuật canh
tác, kỹ thuật thu hái, kỹ thuật và công nghệ chế biến. Mức độ cải tiến công nghệ
trong sản xuất, chế biến cà phê phụ thuộc khá nhiều vào năng lực nghiên cứu của
các cơ quan. Thực tiễn, cho đến nay, cả khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk
Lắk nói riêng mới chỉ có Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
(WASI) là cơ quan chủ lực nghiên cứu chuyên sâu về các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh
vực cà phê. Các nghiên cứu về kỹ thuật cà phê của WASI bao gồm chọn tạo giống
bằng kỹ thuật nhân vô tính, ghép cải tạo vườn cây già cỗi kém hiệu quả, nghiên cứu
chế độ bón phân hợp lý, xác định lượng nước tưới thích hợp, nghiên cứu xác định
cây trồng xen phù hợp. Các lĩnh vực chuyển giao kỹ thuật công nghệ vào thực tiễn
sản xuất như cung cấp hạt giống, chồi ghép, cây giống ghép; đào tạo, tập huấn cho
cán bộ khuyến nông cấp xã và nông dân chủ chốt ở các vùng trồng cà phê chính về
kỹ thuật nhân giống, ghép cải tạo, kỹ thuật tạo hình, tỉa cành, quản lý dinh dưỡng,
kỹ thuật thu hái và chế biến; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Bình quân
mỗi năm WASI có thể cung cấp 5 đến 7 tấn hạt giống lai đa dòng và khoảng 4 triệu
chồi ghép (đáp ứng nhu cầu trồng mới và ghép cải tạo cho khoảng 6 nghìn hecta).
Tuy vậy, tiến bộ kỹ thuật của Viện chưa đến được với hầu hết khu vực sản xuất cà
phê ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh do bất lợi về vị trí và khoảng cách, đặc biệt là
những tiến bộ về giống. Kết quả khảo sát nông hộ cho thấy 16% số hộ sản xuất cà
phê tiếp cận được và mua giống của WASI để sản xuất, diện tích chiếm 15% tổng
140
diện tích canh tác cà phê của các hộ và tuổi vườn cà phê bình quân của những hộ
này là 14,56 năm. Hầu hết các hộ còn lại sử dụng giống tự sản xuất chất lượng kém
hoặc mua của các hộ khác và các đại lý sản xuất cung ứng giống trong huyện [33].
Nhìn chung việc hỗ trợ của các lĩnh vực đầu tư công cho phát triển sản xuất cà
phê như khuyến nông, tín dụng, cơ sở hạ tầng, nghiên cứu chuyển giao công nghệ,
xúc tiến thương mại,...bước đầu có tác động tích cực đối với việc nâng cao lợi thế
cạnh tranh của ngành cà phê, góp phần phát triển cà phê bền vững. Tuy nhiên, việc
hỗ trợ và đầu tư công của một số lĩnh vực còn hạn chế, người sản xuất kinh doanh
cà phê chưa thực sự tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ, vì vậy tác cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3.2.4.3. Tổ chức quản lý ngành hàng cà phê
Qua điều tra của tác giả luận án và một số nghiên cứu về sản xuất cà phê ở tỉnh
Đắk Lắk cho thấy, sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đã tồn tại một số loại hình tổ
chức sản xuất như sau: Sản xuất cà phê tại các nông hộ trồng cà phê (cà phê hộ);
Sản xuất cà phê trong các công ty/ nông trường trồng cà phê (cà phê liên kết); Sản
xuất cà phê trong các trang trại, doanh nghiệp tư nhân (cà phê trang trại); Sản xuất
cà phê trong các hình thức khác. Trong đó loại hình cà phê hộ chiếm trên 85% tổng
diện tích. Loại hình này sử dụng lao động gia đình là chủ yếu, phương tiện sản xuất
thủ công. Nguồn vốn cho sản xuất chủ yếu là nguồn vốn tự có và vốn vay từ một số
nguồn. Các loại hình khác chiếm tỷ lệ không đáng kể nhưng sản xuất tập trung và
có quy mô sản xuất lớn hơn, đầu tư kỹ thuật sản xuất tốt hơn [24].
Xét về mặt quan hệ, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng giữa các hình thức tổ
chức sản xuất có tính độc lập tương đối và ít có các mối quan hệ với nhau trong
chuỗi giá trị ngành hàng. Hộ sản xuất, trang trại thường chỉ quan hệ với công
ty/nông trường trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm; trong khi đó công ty/nông trường
quan hệ với hộ sản xuất, trang trại không những trên khía cạnh thu mua sản phẩm
mà còn ở khía cạnh liên kết sản xuất (thường là đối với nông hộ).
Các loại hình sản xuất trên chỉ có khác nhau về quy mô sản xuất và cách thức
quản lý, còn tình hình sử dụng đất và tiến hành quá trình sản xuất cà phê vẫn xảy ra
141
trong từng hộ gia đình. Do đó việc liên kết trong sản xuất và kinh doanh cà phê là
yếu tố quan trong cho phát triển cà phê ổn định, bền vững và có hiệu quả.
Qua nghiên cứu phát triển cà phê Đắk Lắk cho thấy, mối liên kết giữa các yếu
tố như chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế.
Hộ nông dân là lực lượng chủ yếu sản xuất trực tiếp ra sản phẩm cà phê, nhưng họ
vẫn sản xuất theo kinh nghiệm là chủ yếu, chạy theo số lượng mà chưa quan tâm
đến chất lượng sản phẩm, Yếu tố chất lượng chưa thực sự gắn kết với lợi ích của
nhà nông. Các tổ chức trung gian bao tiêu sản phẩm vẫn đang đơn độc chạy đua ở
cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Cạnh tranh không bình đẳng
giữa các doanh nghiệp (tranh mua, tranh hợp đồng bán), đặc biệt là tình trạng cạnh
tranh manh mún, nhỏ lẻ, không tập trung vào chất lượng khiến cho các doanh
nghiệp gặp nhiều bất lợi và hạn chế phát triển cà phê bền vững.
Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) ra đời có chức năng tổ chức, tập
hợp các đơn vị sản xuất, kinh doanh cà phê trong nước, xúc tiến thương mại và hỗ
trợ thông tin. Trong nhiều năm qua, Hiệp hội đã làm tốt vai trò của mình qua các
khía cạnh, đó là phát triển hội viên, nghiên cứu xúc tiến và mở rộng thị trường, tư
vấn cho Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương về chủ trương, chính sách, biện pháp
bảo vệ và khuyến khích các đối tượng sản xuất và xuất khẩu cà phê [33].
Tóm lại, qua phân tích mối quan hệ của tổ chức quản lý ngành hàng đối với
phát triển cà phê bền vững cho thấy sự gắn kết giữa các tác nhân trong ngành hàng
còn lỏng lẻo, thiếu sự gắn kết. Các định chế nhằm phát triển tổ chức quản lý ngành
hàng cà phê còn yếu. Do vậy việc tổ chức quản lý ngành hàng đang gây ra những
khó khăn lớn đối với việc phát triển cà phê bền vững.
3.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk
3.3.1. Những thành công trong quá trình phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk
Trong giai đoạn 2000 đến 2010, ngành sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk đã có
những bước phát triển rõ nét và đạt được những thành công đáng kể, cụ thể là:
+ Về kinh tế:
Ở tỉnh Đắk Lắk đã xác định phát triển cà phê là một ngành kinh tế trọng yếu.
Hoạt động sản xuất cà phê đã tạo ra sản lượng và giá trị sản xuất cà phê lớn, đóng
142
góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn vùng cao nguyên. Hơn 40% giá trị mới của ngành cà phê đóng
góp vô GDP của tỉnh. Trong mười năm trở lại đây, giá trị sản xuất cà phê đã đóng
góp một phần quan trọng vào giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp (Bình quân
38,86%) và giá trị sản xuất của toàn tỉnh (Bình quân 25,76%)
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành cà phê tỉnh Đắk Lắk đạt ở mức cao.
Bình quân một tấn cà phê nhân thu được 24,670 triệu đồng lợi nhuận trong niên vụ
2010/2011. Tính cho một chu kì kinh doanh cà phê, giá trị hiện tại thuần đạt đến
46,73 triệu đồng trên một ha cà phê, tỉ suất hoàn vốn nội bộ 32,24%.
Tỉnh Đắk Lắk có lợi thế so sánh trong sản xuất cà phê xuất khẩu (Chỉ số
DRC/SER đạt 0,7972 < 1, cho thấy nếu bỏ ra 0,7972 USD chi phí nội nguồn để
trồng, chế biến và xuất khẩu cà phê thì sẽ thu về một lượng giá trị ngoại tệ là 1
USD). Cà phê tỉnh Đắk Lắk được sản xuất phục vụ cho mục đích chủ yếu là xuất
khẩu. Xuất khẩu cà phê đã mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho tỉnh. Sản lượng xuất
khẩu cà phê của toàn tỉnh trong mười năm trở lại đây chiếm bình quân trên 95%,
góp phần phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của người dân. Đây cũng là một
trong các nhân tố đóng góp cho việc PTCPBV về mặt kinh tế của tỉnh Đắk Lắk.
Phân tích quá trình sản xuất và hệ thống tiêu thụ sản phẩm cà phê của tỉnh Đắk
Lắk thông qua chuỗi cung cà phê cho thấy, có một hệ thống cung cấp đầu vào cho
sản xuất và hệ thống tiêu thụ sản phẩm cà phê được bố trí từ các thôn buôn, xã đến
huyện và nhà xuất khẩu phục vụ kịp thời cho các khâu cần thiết của quá trình sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê.
+ Về xã hội:
Phát triển sản xuất cà phê đã tạo cơ hội cho hàng trăm ngàn hộ gia đình tỉnh
Đắk Lắk phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập (giá trị sản xuất cà phê bình quân
nhân khẩu luôn có xu hướng tăng, trong 2010 giá trị này đạt 6,13 triệu đồng/nhân
khẩu), tạo ra các cơ hội cho nhiều hộ gia đình trở nên giàu có, đem lại đời sống
sung túc hơn cho người dân, từ đó góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân
tỉnh Đắk Lắk (tỷ lệ giảm nghèo của tỉnh có xu hướng giảm trong thời gian qua, bình
quân trong năm năm trở lại đây tỷ lệ giảm nghèo đạt 2,61%).
143
Phát triển cà phê đã tạo ra việc làm cho hàng trăm ngàn lao động trực tiếp
tham gia trong chuỗi cung sản phẩm cà phê và hàng ngàn người lao động trong các
ngành sản xuất thương mại, dịch vụ có liên quan đến sản xuất cà phê.
Nghiên cứu PTCPBV về mặt xã hội cho thấy vai trò to lớn của phát triển cà
phê trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm đói nghèo của người dân tỉnh
Đắk Lắk. Một bộ phân dân số lớn của tỉnh Đắk Lắk sinh sống chủ yếu nhờ vào cây
cà phê.
+ Về môi trường:
Phát triển cà phê là hướng ưu tiên của tỉnh Đắk Lắk do có nhiều lợi thế về điều
kiện tự nhiên, chất đất, địa hình,…
Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất cà phê và các
hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất và
nước đã bước đầu hạn chế tình trạng suy thoái môi trường, đất bị xói mòn, rửa trôi,
nguồn nước tưới bị cạn kiệt từ đó góp phần đáng kể sự phát triển của ngành cà phê.
Diện tích đất trồng cà phê tỉnh Đắk Lắk chủ yếu được phân trên loại đất phù
hợp (đất đỏ Bazan), trên 91% và có độ cao thích hợp là trên 93% diện tích đất trồng
cà phê của tỉnh. Đây là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững
về mặt môi trường và tăng hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê.
Tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng được một hệ thống các công trình thuỷ lợi
phục vụ cho sản xuất kinh doanh cà phê, tăng tỷ lệ nguồn nước mặt tưới cho cà phê,
hạn chế việc khai thác làm cạn kiệt nguồn nước ngầm. Diện tích cà phê của tỉnh được
tưới bằng nguồn nước mặt trong năm 2009 chiếm 23,17% trong tổng diện tích cà phê.
3.3.2. Những mặt tồn tại trong quá trình phát triển cà phê bền vững ở tỉnh Đắk Lắk
Bên cạnh những thành công đạt được, trên quan điểm PTCPBV, có thể thấy
quá trình phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk còn những mặt tồn tại sau:
+ Về kinh tế:
Mặc dù sản lượng và giá trị sản xuất của cà phê có xu hướng tăng nhưng không
ổn định. Hiệu quả sản xuất kinh doanh không ổn định do tác động mạnh của quan hệ
cung cầu và giá cà phê thế giới, điều kiện tự nhiên, giá cả các yếu tố đầu vào.
144
Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm cà phê nội địa tuy có xu hướng tăng nhưng vẫn thấp so
với một số quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu của thế giới. (Bình quân trong 10 năm
trở lại đây chỉ tỷ lệ tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 8,47% sản lượng cà phê của tỉnh).
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định và phát triển cà phê bền vững khi có
biến động bất lợi của thị trường cà phê thế giới.
Sản phẩm cà phê chưa đáp ứng nhu cầu sản phẩm cà phê sạch. Chất lượng sản
phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm thấp chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường
quốc tế. Hoạt động xuất khẩu cà phê còn manh mún, sản phẩm cà phê có mặt nhiều
nơi trên thế giới nhưng một số phải qua cả trung gian, bị ép cấp, ép giá và chưa tạo
được uy tín trên thị trường. Sản phẩm cà phê xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là
cà phê nhân thành phẩm, tỷ lệ cà phê đã qua chế biến rang xay xuất khẩu thấp do đó
hiệu quả kinh tế thấp. Các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã thống lĩnh thị
trường cà phê xuất khẩu tại Việt Nam, tận dụng triệt để những kẽ hở của pháp luật
Việt Nam nhằm thâu tóm vùng nguyên liệu cà phê [92], [93], [94].
Giá thành sản xuất cà phê còn cao, năng suất cà phê cao nhưng không ổn định.
Vấn đề thương hiệu cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã không được các cơ quan có
trách nhiệm của ngành cà phê và doanh nghiệp quan tâm, để mất thương hiệu về chỉ
dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk về tay một số doanh nghiệp nước ngoài.
+ Về xã hội:
Nghề trồng cà phê của một số hộ chưa ổn định, thu nhập từ cà phê bấp bênh,
phụ thuộc vào giá cả cà phê thế giới, chi phí đầu vào và năng suất cà phê. Tình
trạng nợ nần, làm ăn thua lỗ đối với các hộ trồng cà phê còn xảy ra phổ biến. Phần
lớn các hộ trồng cà phê nhỏ lẻ thường không đủ vốn đầu tư nhưng lại gặp khó khăn
trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.
Việc làm do hoạt động sản xuất cà phê mang tính thời vụ, phụ thuộc vào chu
kì sinh trưởng của cây cà phê, tạo ra hiện tượng thừa và thiếu lao động cục bộ.
Lợi ích từ sản xuất cà phê không được chia đều cho các đối tượng trong chuỗi
cung sản phẩm cà phê, người sản xuất cà phê trực tiếp chịu thiệt thòi nhất, tạo sự
phân hoá, tăng dần khoảng cách giàu nghèo. Điều này có thể dẫn đến sự không
145
công bằng trong hưởng dụng nguồn tài nguyên giữa các thế hệ, nảy sinh các vấn đề
xã hội khác cần được quan tâm.
Việc di dân tự do ồ ạt, một trong những nguyên nhân làm cho dân số các tỉnh
Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng tăng lên nhanh chóng (tăng 5 lần
trong vòng hơn 30 năm trở lại đây), đồng thời với nó là việc người dân bản xứ mất
dần đất đai sản xuất nông nghiệp, trong đó có đất trồng cà phê. Đây là một vấn đề
xã hội lớn ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung và PTCPBV
nói riêng.
+ Về môi trường:
Do tác động của con người làm nương phát rẫy ồ ạt, khai phá rừng quá lớn, lớp
phủ thực vật của bề mặt lưu vực bị thay đổi. Sản xuất cà phê đang chịu tác động từ
ô nhiễm môi trường, mức độ hạn hán trong mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa ngày
càng gia tăng và khốc liệt hơn ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững sản xuất
cà phê.
Qua điều tra phân tích ở trên cho thấy, tuy sản xuất cà phê đạt tốc độ tăng
trưởng khá cao về sản lượng. Song sự tăng trưởng trên sẽ không bền vững một khi
rừng không còn, đất đai bị xói mòn, nguồn nước bị cạn kiệt,...
Nguồn nước tưới cà phê lấy từ nguồn nước ngầm chiếm tỷ lệ lớn (chiếm đến
68,11% tổng diện tích trong năm 2009), thậm chí còn một diện tích cà phê đáng kể
(8,72%) không có nguồn nước tưới. Vấn đề này dẫn đến việc khai thác cạn kiệt nguồn
tài nguyên nước ngầm, chi phí sản xuất tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm.
Một diện tích không nhỏ (26,64% tổng diện tích đất trồng cà phê của tỉnh
trong năm 2009) không thích hợp các điều kiện sinh trưởng cho cây cà phê (chất
đất, tầng dày đất, độ dốc) được sử dụng vào mục đích trồng cà phê, do vậy làm cho
hiệu quả sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém.
Phát triển cà phê trong thời gian qua đa phần không theo quy hoạch, chạy theo
giá cả cà phê. Nguồn lợi tự nhiên đất, nước bị khai thác bừa bãi. Phát triển cà phê
chưa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái đã kéo theo một loạt các vấn đề như trên.
Việc lạm dụng các loại phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật đã gây ô nhiễm trong
vùng sản xuất cà phê, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và suy thoái tài nguyên.
146
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình phát triển cà phê bền
vững ở tỉnh Đắk Lắk.
Ở tỉnh Đắk Lắk, nhận thức của người dân về các vấn đề khoa học kỹ thuật, về
hiệu quả kinh tế lâu dài, về sản xuất cà phê bền vững còn thấp. Tập quán, thói quen
khai thác tài nguyên tự nhiên và sử dụng đa dạng sinh học còn lạc hậu, ít thân thiện
với môi trường. Hành vi và cách ứng xử của họ với các hoạt động bảo vệ môi
truờng và tài nguyên chưa thành thói quen tự giác. Ý thức của người dân về bảo vệ
nguồn nước mặt, khai thác nguồn nước ngầm còn rất hạn chế. Không ít người dân
cho rằng, đó là nguồn tài nguyên vô tận, nên không có ý thức bảo vệ và khai thác,
sử dụng tiết kiệm.
Thiếu sự hợp tác, liên kết, bảo vệ giữa các hộ trồng cà phê trong cộng đồng do
đó có thể xảy ra sâu bệnh tràn lan, mất cắp sản phẩm,…
Qua nghiên cứu chuỗi cung sản phẩm cà phê ở tỉnh Đắk Lắk cho thấy có quá
nhiều khâu trung gian tham gia vào chuỗi dẫn đến việc tăng chi phí lưu thông,
nguồn gốc cà phê không được xác định, người sản xuất cà phê trực tiếp bị ép giá,
làm cho giá thành tăng, chất lượng giảm, hiệu quả sản xuất thấp.
Hệ thống chính sách chưa đảm bảo tạo điều kiện cho sự PTCPBV. Các chính
sách và biện pháp quản lý quy trình sản xuất cà phê sạch, chất lượng sản phẩm
không đồng bộ. Các ngành, các cơ quan quản lý chức năng chưa thực hiện nghiêm
các quy định về môi trường. Đánh giá và quản lý tác động môi trường đã được đưa
vào Điều 18 Luật Bảo vệ Môi trường nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi đối
với môi trường của các dự án đầu tư, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng
thực tế hầu như rất ít quy hoạch và dự án trồng cà phê làm tốt điều này, việc thực
hiện chưa chặt chẽ, thậm chí chỉ mang tính thủ tục. Hoạt động bảo tồn nguồn nước
phục vụ sản xuất chưa được điều phối giữa các ngành theo quan điểm sinh thái, môi
trường và phân chia theo cấp quản lý hành chính.
Công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến luật, chính sách, những quy định
quản lý nhà nước về phát triển sản xuất cà phê cho người dân chưa hiệu quả do
phương pháp tiến hành chưa phù hợp.
147
Các mục tiêu chính sách của Chính phủ bị cản trở bởi khả năng huy động mọi
nguồn lực. Vốn ngân sách không đủ triển khai các mục tiêu chính sách phát triển sản
xuất cà phê. Vốn ngân sách đầu tư cho các lĩnh vực thường dàn trải. Kinh phí đầu tư
cho hoạt động quản lý sản xuất cà phê và bảo vệ nguồn tài nguyên còn hạn chế.
Việc triển khai và thực hiện các văn bản pháp luật của Chính phủ, các chính
sách đối với hộ trồng cà phê để điều chỉnh hành vi của họ nhằm đảm bảo PTCPBV
còn nhiều mặt hạn chế, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các sở, các cơ
quan quản lý chức năng có liên quan, cùng với việc thiếu kinh phí, thiếu đội ngũ
cán bộ có đủ trình độ, trang thiết bị còn chưa được đồng bộ nên công tác quản lý
nhà nước về phát triển cà phê chưa hiệu quả. Vấn đề nắm bắt thông tin từ vùng sản
xuất cà phê đến các cơ quan quản lý chức năng còn rất chậm chạp do chưa có hệ
thống chân rết cán bộ quản lý sản xuất cà phê ở cấp cơ sở.
Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi,
nghiên cứu chuyển giao khoa học, công nghệ phát triển cà phê sạch, chất lượng cao,
cà phê thân thiện với môi trường, công tác quản lý môi trường, công tác quản lý nhà
nước về sản xuất giống mới, sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật cho sản
xuất cà phê còn nhiều mặt bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, cần phải
cải thiện.
Tóm tắt chương 3
Qua nghiên cứu thực trạng PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua cho
thấy phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk bền vững ở những khía cạnh i) Tăng trưởng
cao, tỷ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh lớn (đóng góp hơn 40%), Hiệu quả kinh tế
cao (lợi nhuận thu bình quân 24,67 triệu đồng trên một tấn cà phê nhân, giá trị NPV
đạt 46,74 triệu đồng, IRR đạt đến 32,24%), có lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà
phê (chỉ số DRC/SER đạt 0,7972); ii) Tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập (GO cà phê bình quân nhân khẩu đạt 6,13 triệu đồng trong năm 2010), góp
phần xoá đói giảm nghèo (tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 2,61%); iii) Có lợi thế về
điều kiện tự nhiên trong phát triển cà phê (chất đất và độ cáo thích hợp trên 90%),
nguồn nuớc tưới cà phê phong phú (diện tích được tưới bằng nguồn nước mặt gần
25%, nguồn nước ngầm trên 65%).
148
Phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk kém bền vững ở những khía cạnh i) Kết quả
và hiệu quả kinh doanh cà phê có xu hướng tăng nhưng không ổn định, tỷ lệ tiêu thụ
nội địa thấp (chỉ đạt bình quân 8,47%), chất lượng thấp (trên 90% khối lượng sản
phẩm cà phê nhân xuất khẩu không áp dụng tiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193 –
2005), năng suất cà phê cao nhưng không ổn định, chưa quan tâm đúng mức với
vấn đề thương hiệu sản phẩm cà phê; ii) Thu nhập của người trồng cà phê bấp bênh,
không ổn định, lao động chịu ảnh hưởng lớn của tính chất thời vụ trong sản xuất cà
phê, phân hoá giàu nghèo trong sản xuất cà phê còn lớn, áp lực của di dân tự do; iii)
Rừng có nguy cơ giảm, ô nhiễm môi trường tăng, đất thoái hoá, nguồn nước tưới
cho cà phê chủ yếu lấy từ nguồn nước ngầm (trên 65%), một tỷ lệ diện tích không
nhỏ cà phê trồng trên loại đất không thích hợp (26,64%), còn diện tích đất trồng cà
phê không được tưới tiêu (8,72%).
Các nhân tố chủ yếu tác động đến PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk bao gồm i) Điều
kiện tự nhiên, Đắk Lắk có lợi thế về nguồn tài nguyên đất đai về cả mức độ dồi dào
và chất lượng đất, giúp phát triển vùng cà phê tập trung, chuyên canh và hiệu quả
tốt nhất ở Việt Nam; ii) Chủ thể sản xuất, trong đó các yếu tố nguồn lực và kỹ thuật
sản xuất tác động mạnh đến biến động hiệu quả sản xuất; iii) Nhân tố thị trường,
trong đó giá cả cà phê không ổn định là nhân tố bất lợi cho PTCPBV; iv) Tác động
của của Chính phủ, trong đó chính sách hỗ trợ mua tạm trữ cà phê, chính sách tỷ giá
và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật đã có tác động tích cực góp
phần cải thiện giá cả, lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện qui hoạch các vùng chuyên
canh sâu cà phê, góp phần bảo đảm phát triển cà phê bền vững.
149
4
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÀ PHÊ
BỀN VỮNG Ở TỈNH ĐẮK LẮK
4.1. Những căn cứ của định hướng và đề xuất giải pháp
4.1.1. Bối cảnh phát triển cà phê
Hiện nay Nhà nước có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh
cà phê; về phía tỉnh Đắk Lắk có Nghị quyết số 08-NQ/TU, ngày 05/05/2008 của
Tỉnh uỷ tỉnh Đắk Lắk về “PTCPBV trong thời kì mới”; quyết định số 41/2008/QĐUBND, ngày 17/11/2008, kèm theo đề án PTCPBV đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020; Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND, ngày 30/6/2010 về ban hành
“Quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm
cà phê nhân Robusta”.
Sau hơn 17 năm Việt Nam gia nhập AFTA và hơn 5 năm gia nhập WTO cho
thấy sản phẩm cà phê của Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng chịu sự tác
động sâu sắc của quy luật cung - cầu của thị trường quốc tế; đồng thời, bị tác động
lớn bởi một số tổ chức kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp sản xuất chế biến và kinh
doanh mặt hàng cà phê trên thế giới.
Giá cà phê trên thị trường thế giới liên tục biến động phức tạp, thời tiết bất lợi,
giá vật tư, xăng, dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao. Mặt khác, giá cà
phê thường bị chi phối mạnh bởi các nhà đầu cơ trục lợi, làm cho nhiệm vụ sản xuất
và tiêu thụ cà phê của tỉnh gặp không ít khó khăn.
Hiện nay vấn đề mực nước ngầm đang giảm sút trầm trọng, việc lạm dụng
thuốc bảo vệ thực vật và tưới quá nhiều nước, bón quá nhiều phân làm tăng chi phí
sản xuất, ảnh hưởng tới môi trường, chất lượng đất, chất lượng sản phẩm, việc thu
hái cà phê còn xanh, kỹ thuật chế biến thô sơ đang là vấn đề của ngành và người sản
xuất cà phê cần quan tâm. Bên cạnh đó, việc sản xuất cà phê cần hướng tới thị
trường, các loại hình cà phê thị trường đang quan tâm hay có khả năng quan tâm.
150
4.1.2. Thị trường tiêu thụ cà phê
4.1.2.1.
Xu hướng tiêu thụ cà phê trong nước
Theo Tổ chức Cà phê quốc tế ICO (2009), Việt Nam thuộc nhóm các quốc
gia sản xuất – xuất khẩu cà phê có thứ hạng cao trên thế giới, nhưng sản lượng
cà phê tiêu thụ ở thị trường trong nước chiếm tỷ lệ thấp (5,0% - 6,0%), trong khi
mức tiêu thụ bình quân của các nước xuất khẩu cà phê là 25% (riêng Brazil lên
đến gần 40%). Song, xét theo thời gian từ năm 1995 đến năm 2009 thì mức tiêu
thụ cà phê bình quân đầu người/năm của Việt Nam tăng từ 0,2kg lên 0,7kg (gấp
3,5 lần). Năm 2009, tiêu thụ bình quân cà phê theo đầu người của Việt Nam xếp
thứ 96 so với 181 quốc gia có sử dụng cà phê; xu hướng mà ICO dự báo là sẽ
tiếp tục tăng trong 10 năm tới, lên trên 1,0kg/người/năm.
Ngoài ra, từ phân tích chọn lọc các thông tin liên quan đến tiêu thụ cà phê ở
thị trường trong nước, cho phép dự báo sản lượng tiêu thụ cà phê trong nước sẽ
tăng trong tương lai. Đến năm 2020 sản lượng cà phê tiêu thụ trong nước có thể
đạt trên 100 nghìn tấn bởi các lý do chính như sau [10]:
- Theo điều tra của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp – nông
thôn: Theo quy luật, thu nhập tăng, tiêu dùng sẽ tăng, trong đó có chi tiêu dùng sản phẩm
cà phê; dân sống ở thành thị tiêu dùng cà phê nhiều hơn ở khu vực nông thôn; độ tuổi 15
– 35 tuổi tiêu thụ cà phê nhiều nhất; dân sống ở các tỉnh phía Nam, nhất là Đông Nam bộ
và Đồng bằng sông Cửu Long tiêu thụ cà phê cao hơn ở các tỉnh phía Bắc. Số liệu điều
tra năm 2009, mức tiêu thụ cà phê cao hơn năm 2006, tiêu thụ cà phê ở TP. Hà Nội là
1,9kg/hộ (0,43 kg/người) tăng 12% so với năm 2006, hộ có thành viên trong gia đình độ
tuổi 15 – 35 tiêu dùng nhiều cà phê nhất (3,6 kg/hộ); tiêu thụ cà phê ngoài gia đình của
giới trẻ tăng đáng kể (độ tuổi 20 – 29 chiếm 35%).
- Từ các xu hướng gia tăng tiêu thụ cà phê kể trên liên quan đến: dân số
Việt Nam năm 2020 tăng lên 95,0 triệu người (tăng 9,0 triệu so với năm 2009);
thu nhập bình quân đầu người/năm tăng từ 2,5 – 3,0 lần so với năm 2010; dân số
khu vực thành thị năm 2020 sẽ chiếm 35% (tăng 5%); các tỉnh Nam bộ là nơi có
số lượng dân số trẻ từ các vùng đổ về đây lập nghiệp, nhất là các tỉnh thuộc
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
151
- Theo các chuyên gia nghiên cứu thị trường của Tập đoàn Nestlé, Tập đoàn
Trung Nguyên, Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hoà, Công ty cổ phần Vinacafe
Biên Hòa khi lập chiến lược kinh doanh đều có nhận định rằng: Thị trường tiêu
thụ cà phê trong nước còn nhiều tiềm năng và số lượng cà phê tiêu thụ sẽ tăng
gấp 1,4 – 1,5 lần trong 10 năm tới.
- Các đối tượng góp phần tăng số lượng tiêu thụ cà phê là: Khách du lịch
đến Việt Nam tăng mạnh, nhất là sau khi kinh tế thế giới phục hồi và tăng trưởng
ổn định. Năm 2000, Việt Nam đón 2,14 triệu lượt người nước ngoài, đến năm
2008 tăng lên 4,24 triệu lượt người (gấp 1,98 lần). Theo dự báo của ngành du
lịch, số lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam vào năm 2020 tăng lên 6,0 –
6,5 triệu lượt người. Đồng thời còn có hàng trăm ngàn người nước ngoài làm
việc tại các công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài, các dự án đầu tư
lớn sử dụng vốn ODA,… Đây chính là đối tượng hàng ngày coi cà phê là thức
uống không thể thiếu.
- Sản phẩm cà phê tiêu dùng được các nhà máy chế biến với chủng loại đa
dạng (cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê 3 trong 1,…), đa cấp chất lượng, giá bán
phù hợp cho nhiều đối tượng tiêu dùng và tiện lợi khi sử dụng. Hơn nữa, hệ thống
các nhà hàng – quán kinh doanh cà phê có số lượng lớn, phân bố rộng khắp và luôn
sẵn sàng đáp ứng tốt nhất yêu cầu thưởng thức cà phê của khách hàng, sẽ góp phần
làm gia tăng sử dụng cà phê ở ngoài gia đình, nhất là với giới trẻ.
4.1.2.2.
Tình hình tiêu thụ cà phê thế giới
Phân tích tình hình tiêu thụ cà phê của một số quốc gia hàng đầu trên thế giới và
Việt Nam từ năm 2008 đến 2012 (bảng 4.1) cho thấy: Lượng tiêu thụ cà phê của
các quốc gia ở Tây Âu và Bắc Mỹ đã đạt điểm bão hòa. Các nước này chỉ thay
đổi loại chất lượng cà phê (Starbucks, Nespresso,…) chứ không tăng số lượng.
Chín quốc gia tiêu thụ cà phê bình quân đầu người hàng năm cao nhất thế giới có
xu hướng tăng giảm không đáng kể. So sánh 2012 với 2008, mức tiêu thụ cà phê
của Na Uy giảm 9,71%, các quốc gia khác có xu hướng tăng. Việt Nam là nước
có xu hướng mức tiêu thụ cà phê 2012/2008 tăng lớn nhất (46.72%).
152
Bảng 4.1: Mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người hàng năm của
một số nước hàng đầu trên thế giới và Việt Nam (2008 – 2012)
ĐVT: cột các năm: Kg/người/năm; cột so sánh: %
ST
T
Các năm
Quốc gia
2008
2009
2010
2011
2012
So sánh
2012/200
8
1
Phần Lan
12,00
11,80
12,50
13,00
13,81
15,05
2
Na Uy
9,90
9,60
9,60
9,90
8,94
-9,71
3
Ai xơ len
9,00
9,00
9,10
9,00
9,25
2,78
4
Đan Mạch
8,70
9,00
9,50
9,40
9,85
13,23
5
Hà Lan
8,40
6,70
8,70
9,70
9,86
17,35
6
Thụy Điển
8,20
7,80
9,80
10,50
10,70
30,51
7
Thụy Sĩ
7,90
8,20
11,20
11,70
11,10
40,55
8
6,80
6,80
6,90
6,70
7,10
4,41
9
Aruba
Bỉ và
Luxembour
6,80
6,60
6,80
6,70
7,00
2,94
10
Việt Nam
0,70
0,70
0,90
1,00
1,03
46,72
Nguồn: International Coffee Organization (ICO)
Dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới có thể tăng thuộc khu vực các
nước có nền kinh tế đang phát triển (Trung Á, Đông Nam Á,…). Khu vực tiêu thụ
cà phê mới nổi có điểm bão hòa thấp (tiêu thụ < 1,0 kg/người/năm). Tại các nước
Trung Đông và Bắc Phi tăng bình quân 6,0%/năm, Đông Âu tăng 6,1%/năm, Châu
Á tăng 4,5%/năm, Nam Mỹ tăng 3,0%/năm.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Coffee Network dự báo niên vụ cà phê
2010/2011 sẽ được mùa với sản lượng cao kỷ lục: 139,7 – 139,8 triệu tấn (Brazil
được mùa: 3,3 triệu tấn, trong đó cà phê vối: 0,81 triệu tấn). Ngoài ra, còn có Việt
Nam, Indonesia, Colombia, Ấn Độ, Mexico sản lượng cà phê đều tăng làm cho
cung tiếp tục vượt so với cầu đối với sản phẩm cà phê trên thị trường thế giới; dẫn
đến giá cà phê dự báo là sẽ tiếp tục giữ ở mức thấp.
Năm 2008 – 2012 cà phê Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia, trong đó
có 10 thị trường lớn truyền thống cần phải được duy trì; đồng thời tăng cường xúc
153
tiến thương mại để tìm kiếm thêm thị trường mới ở Đông Âu, Châu Á,… Có như vậy
xuất khẩu cà phê Việt Nam mới có triển vọng phát triển và có thể giữ được ổn định.
4.1.2.3.
Tình hình nhập khẩu cà phê
Như đã phân tích ở phần trên, cây cà phê chỉ thích nghi với những vùng có điều
kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp, vì vậy các quốc gia này không trồng được cà phê
hoặc có trồng nhưng sản phẩm không đủ cung cấp cho thị trường nội địa nên phải
nhập khẩu. Theo phụ biểu 6, đứng đầu các nước nhập khẩu cà phê là Mỹ, kế đến là
Đức, Bỉ, Ý, Nhật, Pháp. Các quốc gia trên đều là thị trường truyền thống của Việt
Nam. Tuy nhiên các quốc gia này đều là những quốc gia khó tính đối với chất lượng
sản phẩm cà phê nhập khẩu. Để chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, Việt nam nói
chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng phải quan tâm hơn nữa vấn đề chất lượng cà phê
xuất khẩu.
4.1.3. Phân tích ma trận SWOT về PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Từ kết quả điều tra, đánh giá và qua một số nghiên cứu của nhiều độc giả về cà
phê Đắk Lắk có thể rút ra một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với
PTCPBV trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau:
(1) Strengths – Điểm mạnh
- Chất lượng tự nhiên của cà phê Robusta Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói
riêng được đánh giá khá tốt, được khách hàng ưa chuộng.
- Cà phê Robusta Việt Nam luôn dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu, trong đó sản
lượng xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk chiếm hơn 1/3 của cả nước do đó có vai trò quan
trọng đảm bảo cung cầu cà phê thế giới.
(2) Weaknesses – Điểm yếu
- Nhìn chung chất lượng sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam cũng
như tỉnh Đắk Lắk thấp và thiếu ổn định, chưa thật sự đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn;
- Chủng loại mặt hàng đơn điệu, chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân Robusta, sản
phẩm cà phê tiêu dùng xuất khẩu số lượng rất ít;
- Thương hiệu cà phê Việt Nam và tỉnh Đắk Lắk ít phát triển;
- Hệ thống thương mại còn thiếu chuyên nghiệp, xuất khẩu cà phê nhân qua
trung gian và môi giới;
154
- Tỷ lệ tiêu thụ trong nước thấp nên khi thị trường cà phê thế giới biến động,
ngành cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng chịu thiệt hại nặng nề.
(3) Opportunities – Cơ hội
- Việt Nam, nhất là tỉnh Đắk Lắk có lợi thế nổi bật về điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho cây cà phê với phát triển đạt năng suất cao, chất lượng tốt;
- Các chương trình giống hứa hẹn sẽ chọn lọc lai tạo và phổ biến các giống cà
phê có chất lượng tốt hơn;
- Các Bộ nguyên tắc sản xuất tiên tiến (như GAP, 4C, UTZ Certified) và các
tiêu chuẩn kỹ thuật đối với cà phê đang dần phổ biến ở Việt Nam và Đắk Lắk tạo tiền
đề cho việc áp dụng để nâng cao chất lượng cà phê;
- Cà phê Robusta có giá trị thấp nhưng có nhiều tiềm năng về thị trường (nhất là
thị trường Trung Quốc, các nước Đông Âu,…) và cơ cấu sản lượng trên thế giới đang
tăng hơn so với cà phê chè.
(4) Threats – Nguy cơ
- Trong nông nghiệp
+ 10, 66% diện tích cà phê Việt Nam và trên 15% diện tích cà phê tỉnh Đắk Lắk
trên 20 năm (trồng trước năm 1990), năng suất kém cần được trồng tái canh, hoặc
ghép cải tạo và việc này khá khó khăn do thiếu vốn và kỹ thuật cải tạo môi trường đất
thích hợp với cà phê trồng mới;
+ Phát triển cà phê không theo quy hoạch và một số diện tích chịu sự cạnh tranh
của các cây trồng khác;
+ Tình trạng thiếu lao động, chi phí sản xuất ngày càng tăng do vật tư có giá cao
(năm 2009 gấp 3,5 – 4,0 lần so với năm 2010);
+ Sản xuất cà phê chủ yếu ở nông hộ nhỏ lẻ nên việc áp dụng các quy phạm
quản lý tiên tiến, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, chế biến cà phê
để nâng cao chất lượng gặp khó khăn;
+ Chưa tạo được sự đồng thuận cao của người dân trong việc nâng cao chất
lượng cà phê, các doanh nghiệp chế biến – kinh doanh còn chạy theo lợi ích kinh tế
trước mắt. Việc thay đổi thói quen của nông dân trong thâm canh sản xuất, thu hoạch,
chế biến (những khâu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cà phê) là một việc khó,
155
đòi hỏi tăng cường công tác quản lý và đầu tư để có chuyển biến tích cực.
- Trong chế biến, xuất khẩu
+ Các doanh nghiệp chế biến chưa tự giác tuân thủ đầy đủ quy định tiêu chuẩn
chất lượng của ICO, sẽ gặp phải các rào cản kỹ thuật trong thương mại khi Việt Nam
hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế;
+ Không ít doanh nghiệp đã mất dần lợi thế ngay tại thị trường trong nước;
+ Những biến động về giá trên thị trường thế giới có tác động mạnh đến cà phê
trong nước.
4.2. Quan niệm và định hướng phát triển cà phê bền vững đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030
4.2.1. Quan niệm phát triển cà phê bền vững của Việt Nam
- Không mở rộng thêm diện tích cà phê mà phải thu hẹp địa bàn và giảm diện
tích cà phê đã trồng ở nơi có điều kiện sinh thái ít thích hợp, quy mô nhỏ, phân tán,
năng suất thấp;
- Đặc biệt chú trọng xây dựng ngành hàng cà phê theo hướng tập trung phát
triển bền vững dựa trên cơ sở nhu cầu của thị trường;
- Ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến, khai thác tốt nhất tiềm năng, tận
dụng triệt để các lợi thế tạo bước đột phá về nâng cao chất lượng, đảm bảo sản phẩm
cà phê hàng hóa có khả năng cạnh tranh trên thị trường;
- Phát triển ngành hàng cà phê đồng bộ - toàn diện, liên kết hợp tác theo chuỗi
giá trị gia tăng; đồng thời, hình thành địa bàn trọng điểm phát triển ngành hàng cà
phê Việt Nam tại 4 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên;
- Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà
nước, giải quyết hài hòa lợi ích kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường và giữ
vững trật tự xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng [10].
4.2.2. Quan điểm, định hướng phát triển cà phê bền vững của tỉnh Đắk Lắk
4.2.2.1.
Quan điển phát triển ngành cà phê Đắk Lắk
Căn cứ vào chiến lược PTCPBV của ngành cà phê Việt Nam và khả năng thực
tế ở địa phương, quan điểm PTCPBV của tỉnh hiện nay là "phải đảm bảo năng suất,
sản lượng, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ theo
156
phương hướng ổn định lâu dài; giải quyết hài hoà lợi ích về kinh tế - xã hội, gắn với
bảo vệ môi trường và giữ vững trật tự an toàn xã hội"[45].
PTCPBV được thể hiện trong các lĩnh vực như sau: “Diện tích sản xuất phù
hợp, năng suất cao, chất lượng tốt được người tiêu dùng ưa chuộng, có uy tín trong
kinh doanh, thị trường ngày càng mở rộng, thu lợi nhuận cao; góp phần phát triển
thành thị, nông thôn, môi trường xã hội lành mạnh, văn minh, giảm nghèo đói, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, sức
khoẻ, làm giàu chính đáng và đảm bảo an ninh nông thôn,…; quan hệ sản xuất phải
được tổ chức với các hình thức phù hợp, tính cộng đồng và tương trợ ngày càng
cao, xác định rõ trách nhiệm và lợi ích của “bốn Nhà”: Nhà nước - Nhà khoa học Nhà nông - Nhà doanh nghiệp; sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất, nước và
bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng tốt hơn. Phát triển ngành cà phê bền vững
phải nằm trong mối tương quan chung với các ngành và lĩnh vực kinh tế - nền văn
hoá - xã hội của tỉnh, của khu vực, của cả nước cũng như trên thế giới”[45].
4.2.2.2. Định hướng phát triển cà phê bền vững trong thời gian tới của tỉnh Đắk Lắk
(1) Định hướng chung
Nghị quyết số 08 –NQ/TU, ngày 05/05/2008 của Tỉnh ủy Đắk Lắk, về
PTCPBV trong thời kì mới đã chỉ rõ định hướng PTCPBV trong thời kì mới như
sau: “Sản xuất cà phê phải theo tiêu chí của thương hiệu ”Cà phê Buôn Ma Thuột”,
ổn định về năng suất, sản lượng, chất lượng; phát triển cà phê phải gắn chặt với
phát triển kinh tế văn hoá - xã hội, du lịch, bảo vệ môi trường.
Quy hoạch và giảm diện tích cà phê của tỉnh đến năm 2015 ổn định
khoảng 140.000 ha đến 150.000 ha trong vùng sinh thái thuận lợi, để thâm canh
tăng năng suất bình quân một ha đạt 30 tạ trở lên, đưa sản lượng đạt 400.000
tấn trở lên, cải tạo, trồng mới số diện tích cà phê đã hết chu kì kinh doanh nằm
trong vùng quy hoạch; kiên quyết chuyển đổi thay thế cây trồng khác đối với
những khu vực trồng cà phê không đủ nước tưới, có độ dốc trên 15 0, sản xuất
kém hiệu quả; phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ cà phê tinh chế đạt 15 - 20% sản
lượng, đưa giá cà phê xuất khẩu cùng loại tương đương với các nước trên thế
giới; duy trì tăng trưởng GDP của ngành cà phê từ 5-6% mỗi năm” [45].
157
(2) Định hướng cụ thể các phương án quy hoạch phát triển ngành cà phê
tỉnh Đắk Lắk theo hướng bền vững trong thời gian tới
Phương án tính toán quy hoạch phát triển cà phê phải dựa trên cơ sở kế thừa
có chọn lọc, đảm bảo sát với thực tiễn, có căn cứ pháp lý và mang tính khoa học
theo hệ thống lô-gíc; đặc biệt coi trọng yếu tố khai thác tiềm năng, tận dụng lợi
thế cạnh tranh, gắn sản xuất – chế biến với thị trường tiêu thụ cà phê trên thế
giới – trong nước theo quy luật cân đối “cung – cầu”. Trên cơ sở đó có hai
phương án quy hoạch sau:
- Phương án I: Được tổng hợp từ các tính toán phương án quy hoạch sản xuất
cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã được UBND phê duyệt hoặc phương án do Sở Nông
nghiệp và PTNT phối hợp với các sở, ngành của tỉnh xây dựng. Đây là phương án
được xem là có căn cứ pháp lý, đảm bảo tính kế thừa và gần với thực tiễn. Dựa trên
cơ sở quyết định và đề án kèm theo quyết định số 41/2008/QĐ-UBND, ngày 17
tháng 11 năm 2008 của Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk việc PTCPBV đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020, diện tích, năng suất và sản lượng cà phê được
quy hoạch qua các mốc thời gian như ở bảng 4.2.
Theo phương án 1, cà phê của tỉnh Đắk Lắk quy hoạch đến năm 2020 giảm
31.960 ha so với năm 2009. Phương án giảm mạnh diện tích cà phê kể trên rất
khó khả thi, bởi cây cà phê vẫn là thu nhập chủ yếu của khá nhiều nông hộ ở tỉnh
Đắk Lắk ; hơn nữa về điều kiện tự nhiên, đặc biệt chất lượng tự nhiên của cà phê
trồng ở Đắk Lắk được đánh giá là tốt nhất so với cà phê cả nước (thương hiệu cà
phê Buôn Ma Thuột). Năng suất cà phê theo quy hoạch năm 2020 tăng 0,55
tấn/ha so với năm 2009. Như đã trình bày ở trên, năng suất bình quân cà phê vối
của nước ta xếp vào vị trí số 1 thế giới, cao hơn cả Brazil, Indonesia, Ấn Độ. Cà
phê Việt Nam tuy đạt năng suất cao hơn nhưng kém bền vững và để lại nhiều
hậu quả như: khai thác cạn kiệt tài nguyên – góp phần gây ô nhiễm môi trường,
đầu tư thâm canh quá mức và làm suy kiệt sức sinh trưởng phát triển của cây cà
phê; đặc biệt đẩy giá thành cà phê nhân tăng ở mức cao so với thế giới và chất
lượng lại giảm, dẫn đến khả năng cạnh tranh kém của sản phẩm cà phê xuất khẩu
Việt Nam trên thị trường. Do vậy, quy hoạch ngành cà phê phát triển bền vững
158
đến năm 2020 của Việt Nam nói chung và của tỉnh Đắk Lắk nói riêng không thể
chấp nhận kiểu canh tác như đã làm trước đây. Qua trình bày một số nội dung
trên cho thấy khi phân tích căn cứ thực tiễn và cơ sở khoa học, xem ra còn thiếu,
hơn nữa chỉ tiêu năng suất của tỉnh rất khó khả thi. Đây là các nội dung sẽ được
rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh trong phương án II.
Bảng 4.2: Diện tích – năng suất – sản lượng cà phê Đắk Lắk đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030 (Theo phương án 1)
ĐVT: DT: ha; NS: tấn/ha; SL: tấn
TT
Hạng mục
DT trồng
DT KD
NSBQ
SL
1
Hiện trạng năm 2009
181.960
177.000
2,15
380.373
2
Quy hoạch đến năm 2015
161.200
160.200
2,70
432.000
3
Quy hoạch đến năm 2020
150.000
148.000
2,70
400.000
4
Tầm nhìn đến năm 2030
150.000
149.000
2,75
410.000
Nguồn: [10], [45]
-
Phương án II: Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả tính toán phương án
quy hoạch sản xuất cà phê của tỉnh, tiến hành rà soát lại từng chỉ tiêu diện tích – năng
suất – sản lượng cà phê năm 2010, 2015, 2020 và kỹ thuật tính toán, phân tích khả
năng khả thi của mỗi chỉ tiêu. Đặc biệt, để phương án sản xuất cà phê của tỉnh phát
triển bền vững phải dựa trên cơ sở mức thích nghi về đất đai với cà phê xem xét quá
trình lịch sử 53 năm (1957 – 2010) sản xuất cà phê; phân tích lợi thế cạnh tranh giữa
cà phê với các cây trồng khác và sản xuất cà phê tỉnh trong mỗi vùng và so sánh với
cà phê thế giới. Các chuyên gia thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã
xuất kết quả tính toán diện tích, năng suất và sản lượng qua các mốc thời gian của
tỉnh Đắk Lắk theo phương án 2 cho ở bảng 4.3.
Bảng 4.3: Diện tích – năng suất – sản lượng cà phê Đắk Lắk đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030 (Theo phương án 2)
ĐVT: DT: ha; N/S: tấn/ha; SL: tấn
Số
TT
Hạng mục
DT trồng
DT KD
NSBQ
SL
159
1
Hiện trạng năm 2009
181.960
177.000
2,15
380.373
2
Quy hoạch đến năm 2015
175.000
169.750
2,30
390.425
3
Quy hoạch đến năm 2020
170.000
166.000
2,40
398.400
4
Tầm nhìn đến năm 2030
165.000
161.700
2,50
404.250
Nguồn: [10], [45]
Theo phương án 2, diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk được quy hoạch đến năm
2020 là 170.000 ha (phương án 1 là 150.00 ha) chỉ giảm 11.960 ha so với năm
2009. Riêng quy hoạch về năng suất cà phê tỉnh Đắk Lắk năm 2020 là 2,4 tấn/ha
(giảm 0,3 tấn/ha so với phương án 1).
Việc quy hoạch phát triển cà phê đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
giảm năng suất từ 0,25 – 0,3 tấn/ha so với phương án I với lý do chính như sau:
 Mục tiêu phát triển cà phê đến năm 2020 là phải thực sự bền vững, đặc biệt
là tập trung vào tăng chất lượng là chính.
 Năng suất cà phê Việt Nam đã đạt mức cao (gấp 2,67 lần thế giới) do đầu tư
quá mức so với quy trình kỹ thuật. Nên nay chỉ giữ ổn định năng suất, giảm giá
thành để nâng cao khả năng cạnh tranh.
 Diện tích trồng tái canh (trồng mới+KTCB), ghép cải tạo giống, sau khi đưa
vào thời kì kinh doanh chưa thể đạt năng suất cao mà phải qua 2 – 3 năm.
 Diện tích cà phê trồng không tưới phụ thuộc nhiều vào thời tiết (nhất là yếu
tố mưa) và biện pháp thâm canh có hiệu lực thấp, nên khó đạt năng suất >1,5 tấn/ha.
Tóm lại, tính toán Phương án II trên cơ sở kế thừa Phương án I nhưng phải
đảm bảo phương pháp tiếp cận đa chiều, khi lập quy hoạch, kế hoạch là đi từ dưới
lên (huyện  tỉnh Vùng cả nước ); song khi cân đối lại phải đi từ trên xuống
(thế giới  trong nước  vùng  tỉnh huyện), đồng thời điều chỉnh các chỉ tiêu
diện tích trồng, diện tích kinh doanh, năng suất, sản lượng cà phê của từng địa
phương, vùng trong tỉnh có cơ sở khoa học, đúng định mức kỹ thuật và mang tính
khả thi cao.
Đề nghị chọn phương án II tổ chức thực hiện bởi các lý do như đã phân tích ở
phần trên; đồng thời đáp ứng mục tiêu xây dựng ngành cà phê Việt Nam nói chung và
tỉnh Đắk Lắk nói riêng phát triển bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
160
4.3. Các giải pháp đẩy mạnh phát triển cà phê bền vững trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk
Trên cơ sở nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng, thực trạng, những mặt tồn tại
và nguyên nhân của những mặt tồn tại được luận án phát hiện trong chương 3, cùng
với các căn cứ đã được phân tích ở mục 4.1, luận án đề xuất một hệ thống các nhóm
giải pháp nhằm PTCPBV trong thời gian tới của tỉnh Đắk Lắk.
4.3.1. Nâng cao năng lực của người sản xuất – kinh doanh cà phê
4.3.1.1. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo nguồn nhân lực trong ngành cà phê
Đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề cần đặc biệt quan tâm nhằm phát triển nguồn
nhân lực đảm bảo về mặt số lượng và chất lượng để PTCPBV. Vì vậy cần khuyến
khích các thành phần kinh tế trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Tăng
cường cho đào tạo chính quy thông qua các trường đại học, cao đẳng và trung học
chuyên nghiệp nhằm tạo nguồn lực cho quản lý ngành, quản lý hành chính nhà
nước, nghiên cứu khoa học, công nhân kỹ thuật về kỹ thuật sản xuất, bảo quản, chế
biến cà phê. Đào tạo những kĩ năng cần thiết cho người lao động sản xuất cà phê.
Gắn kết giữa đào tạo - thực nghiệm khoa học công nghệ - lao động sản xuất, khai
thác có hiệu quả mọi nguồn lực hiện có. Mở rộng hình thức đào tạo trong và ngoài
nước, tăng cường về năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật của các Viện nghiên cứu cà
phê, các trường đào tạo chuyên về cây cà phê để đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ
nghiên cứu, cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật về công nghệ mới trong nghiên cứu
giống cà phê mới cho năng suất, chất lượng cao, sản xuất cà phê sạch, xử lý môi
trường, chẩn đoán, phòng trừ sâu bệnh.
- Nâng cao nhận thức của người lao động sản xuất cà phê
Đối với hộ gia đình sản xuất cà phê, điều quan trọng là phải hiểu biết và nắm
vững các quy định của luật pháp, nhất là các quy định liên quan đến quản lý nhà
nước, đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, các quy định liên quan trực tiếp
đến các lĩnh vực trong hoạt động sản xuất cà phê, các quy định có liên quan như bảo
vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, đất đai, về sản xuất sản phẩm đảm bảo chất
lượng cao. Vì vậy cần nâng cao nhận thức về môi trường cho người sản xuất cà phê
161
trong việc sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng. Cần phổ biến, giáo dục pháp luật
trong cộng đồng dân cư vùng sản xuất cà phê nhằm đáp ứng việc thực hiện quản lý
nhà nước bằng pháp luật. Phổ biến kịp thời nội dung các văn bản pháp luật liên quan
đến hoạt động sản xuất cà phê nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành luật
trong cộng đồng dân cư vùng sản xuất cà phê, tạo điều kiện để họ sử dụng pháp luật
bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình. Có hình thức, phương pháp phổ biến,
giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng đối tượng, địa phương, đảm bảo tính khả thi.
Có thể trực tiếp giới thiệu hoặc sử dụng các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo
chí, xuất bản sách, in tờ rơi, áp phích, xây dựng hệ thống tủ sách pháp luật, tổ chức
thi tìm hiểu pháp luật trong cộng đồng dân cư vùng sản xuất cà phê.
PTCPBV được xây dựng trên cơ sở những quan điểm mới, do đó cần tuyên
truyền để người sản xuất cà phê phải xem xét lại các giá trị và thay đổi cách ứng xử.
Loại bỏ những thói quen xấu có ảnh hưởng đến cộng đồng, đến môi trường sinh
thái. Xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức và phê phán những hành vi không dựa trên
nguyên tắc bền vững. Áp dụng mọi hình thức giáo dục để mọi người có cách ứng xử
cần thiết trong hoạt động sản xuất cà phê. Chẳng hạn như các hộ sản xuất cà phê
phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, thực hiện các
quy định về quản lý môi trường đất, nước và trình các giấy tờ xác nhận quyền sử
dụng đất,…
- Đào tạo, tập huấn cho hộ sản xuất cà phê thông qua hoạt động khuyến nông
Đẩy mạnh đào tạo, tập huấn, trao đổi thông tin, bồi dưỡng kiến thức khoa học,
kỹ thuật, quản lý, xuất bản các tài liệu về sản xuất cà phê.
Công tác khuyến nông cần được coi trọng, tạo thuận lợi giúp người dân sản
xuất cà phê đạt hiệu quả cao, giảm thiệt hại rủi ro. Phổ biến các mô hình sản xuất cà
phê sạch, cà phê cấp giấy chứng chỉ, các mô hình sản xuất cà phê nhằm giảm thiểu
ô nhiễm môi trường và khả năng lây lan sâu bệnh. Đẩy mạnh phổ biến kỹ thuật,
công nghệ cho người trồng cà phê thông qua những chương trình hành động cụ thể.
Đào tạo, hội thảo đầu bờ, huấn luyện, tấp huấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm,
chuyển giao công nghệ, kỹ thuật trồng cà phê chất lượng cao cho người sản xuất cà
phê. Xuất bản sách, tài liệu kỹ thuật, băng hình và qua các phương tiện thông tin đại
162
chúng để chuyển tải đến người sản xuất cà phê các chủ trương, chính sách của Nhà
nước, các thông tin khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, thông tin kinh tế, thị trường,
giá cả.
Giáo dục cộng đồng thông qua các câu lạc bộ, hội sản xuất cà phê nhằm
phổ biến các kiến thức phổ thông về kỹ thuật cho người sản xuất cà phê. Loại
hình giáo dục cộng đồng hiệu quả cao, chi phí thấp và thiết thực, góp phần
nâng cao trình độ cho người lao động.
Hướng dẫn cách thức sản xuất cho người nghèo. Phổ biến cho người nghèo sản
xuất cà phê sử dụng công nghệ tiên tiến như cách sử dụng thuốc, hoá chất, cách thu
hoạch cà phê đảm bảo tỷ lệ chín. Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật đồng thời giúp hộ sản
xuất cà phê trong việc tính toán giảm chi phí sản xuất và thông báo tình hình thị trường
đến hộ sản xuất cà phê trong mùa vụ sản xuất từ đó giúp họ có kế hoạch sản xuất cho
phù hợp.
Cần đẩy mạnh việc áp dụng GAP là nhằm đảm bảo PTCPBV, phù hợp với xu
hướng phát triển sản xuất cà phê của thế giới vì đây là cơ sở để xác nhận chất lượng
và dán nhãn sinh thái sản phẩm.
4.3.1.2. Đổi mới mô hình quản lý sản xuất cà phê
 Xây dựng mô hình quản lý sản xuất cà phê dựa vào cộng đồng
Quản lý môi trường, quản lý nguồn lợi và quản lý sự phát triển sản xuất cà phê
ngoài việc dựa vào các chính sách, luật pháp, còn đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của
cộng đồng dân cư. Vì họ là những chủ thể hiểu được giá trị môi trường, nguồn lợi và
sự phát triển mà chính cuộc sống của họ phải phụ thuộc vào. Hơn nữa hoạt động sản
xuất cà phê trong một vùng phụ thuộc chặc chẽ vào nhau, nếu không có tính cộng
đồng thì việc sản xuất sẽ gặp rất nhiều rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường, lây lan
dịch bệnh. Vì vậy quản lý sản xuất cà phê dựa vào cộng đồng là hết sức cần thiết
nhằm để cộng đồng tự kiểm soát lẫn nhau, tăng cường khả năng quản lý nhằm
PTCPBV, hỗ trợ và giảm gánh nặng quản lý cho nhà nước [50]. Việc áp dụng mô
hình quản lý sản xuất cà phê dựa vào cộng đồng là phương pháp quản lý có hiệu quả
mà các nước như Brazil và một số nước Nam Mĩ đã áp dụng.
163
Quản lý sản xuất cà phê dựa vào cộng đồng là quá trình tự quản lý dựa vào các
tổ cộng đồng dân cư (tổ dân phố, thôn buôn) được thành lập tự nguyện trong vùng
sản xuất cà phê.
- Mục đích của mô hình quản lý sản xuất cà phê dựa vào cộng đồng: Mục đích
của quản lý sản xuất cà phê dựa vào cộng đồng là nhằm phát huy tính cộng đồng
giải quyết các vấn đề xã hội, nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê, hạn chế các ảnh
hưởng về môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi, tuân thủ luật pháp của nhà
nước. Kết hợp chặt chẽ với công tác quản lý của chính quyền và các tổ chức xã hội
trong PTCPBV.
- Yêu cầu của mô hình quản lý sản xuất cà phê dựa vào cộng đồng: Để triển
khai mô hình cần có sự ủng hộ của chính quyền các cấp. Cần tuyên truyền giáo dục
cho hộ sản xuất cà phê tự nguyện tham gia phù hợp với điều kiện của từng vùng
trên nguyên tắc đảm bảo và nâng cao lợi ích của người dân.
- Nội dung của mô hình quản lý sản xuất cà phê dựa vào cộng đồng:
Mỗi vùng sản xuất cà phê tập trung được chia thành nhiều tổ cộng đồng dân cư
tự quản. Mỗi tổ gồm từ 15 – 30 hộ (có lô liền kề), có các mối quan hệ ràng buộc về
mặt sử dụng hệ thống nước tưới cà phê (nguồn nước ao hồ, sông suối, giếng
khoan,…), hệ thống điện, đường giao thông,… và các mối quan hệ xã hội. Các tổ
chức được thành lập trên cơ sở sự tình nguyện tham gia quản lý của các hộ vì lợi ích
chung. Mỗi tổ bầu tổ trưởng và tổ phó là những người có uy tín, có năng lực dẫn dắt
các hộ triển khai các hoạt động. Dựa trên luật pháp và các quy định của chính
quyền, mỗi tổ cần soạn thảo một quy ước quản lý. Quy ước là một văn bản quy định
quy tắc xử sự chung trong cộng đồng. Nội dung của quy ước quản lý bao gồm một
số vấn đề sau đây:
+ Xây dựng tình đoàn kết để xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao
đời sống, vận động cộng đồng tham gia hợp tác xã. Xây dựng Quỹ dân lập hỗ trợ rủi
ro trong sản xuất cà phê, giúp đỡ hộ gặp khó khăn trong sản xuất. Lập, thu, chi quỹ
phù hợp pháp luật và khả năng đóng góp của hộ, trang trại sản xuất cà phê.
+ Bảo vệ tài sản công dân, bảo vệ môi trường, các nguồn nước, tài sản công
cộng như hệ thống điện, đường, đập nước, kênh mương,…
164
+ Bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn, phòng chống các hành vi, ý thức thiếu tính
cộng đồng tạo điều kiện cho sâu bệnh lây lan, môi trường ô nhiễm, gây thiệt hại sản
xuất, ảnh hưởng đến các hộ gia đình khác. Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền phát hiện,
xử lý các trường hợp vi phạm các điều khoản quản lý môi trường.
+ Tăng cường vai trò quản lý, liên kết của hộ sản xuất cà phê để giảm các chi
phí đầu vào, tránh bị chèn ép giá đầu ra, giảm bớt các khâu trung gian trong tiêu thụ
sản phẩm cà phê nhằm thu được lợi ích trong sản xuất kinh doanh cà phê…
+ Giúp nhau tham gia quản lý môi trường, quản lý sâu bệnh, trao đổi kỹ thuật
công nghệ trong sản xuất cà phê. Phát huy vai trò tự quản của cộng đồng trong quản
lý sản xuất, cần có quy chế quản lý chung để mọi người cùng thực hiện và giám sát
chung, tuyên truyền, phổ biến luật pháp, quy chế quản lý vùng sản xuất cà phê sạch,
cà phê chất lượng cao tới tất cả các hộ để nhân dân tiếp thu triển khai.
+ Các hộ trồng cà phê trong tổ giúp nhau áp dụng GAP. Thu thập thông tin và
giúp nhau xử lý sự cố trong quá trình áp dụng. Trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến
thức sản xuất cà phê và kiến thức áp dụng GAP.
+ Thống nhất nội dung, kế hoạch quản lý vùng sản xuất cà phê. Tăng cường quản
lý dịch và sâu bệnh lây lan giữa các lô cà phê, đặc biệt phải cô lập ngay những lô cà
phê bị phát hiện những sâu bệnh nguy hiểm, không để sâu bệnh phát triển thành đại trà.
+ Quy định các hình thức thưởng đối với hộ gia đình thực hiện tốt quy ước và
áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình đối với những người vi phạm. Các thành
viên trong tổ cộng đồng có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và kịp thời chỉnh sửa
những sai trái, tiêu cực trong việc thực hiện quy ước.
 Xây dựng mối đoàn kết và tổ chức các cộng đồng dân tộc trong phát
triển cà phê bền vững
Để xây dựng tốt mối đoàn kết giữa đồng bào dân tộc Kinh và các dân tộc đang
sinh sống làm ăn ở tỉnh Đắk Lắk, nguồn thu nhập chính dựa vào nương rẫy và cây
cà phê, cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:
- Cần xây dựng mối đoàn kết, hài hoà lợi ích giữa đồng bào Kinh và đồng bào
dân tộc thiểu số.
165
- Có kế hoạch, tổ chức quản lý di dân, đặc biệt là di dân tự do. Tổ chức tốt, bảo
đảm cuộc sống cho họ, như đầu tư xây dựng trường học, bệnh viện, giao thông,…
để sớm ổn định cuộc sống cho họ.
- Có chính sách giao đất, giao rừng hợp lý cho họ để hạn chế nạn phá rừng.
Bảo đảm đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc. Tránh các hiện tượng các hộ
bán hết đất cho người kinh sau đó đi làm thuê hoặc sinh sống dựa vào rừng, gây nên
việc phá hoại tài nguyên.
- Hạn chế di dân tư do. Để thực hiện tốt vấn đề này cần thực hiện tốt việc quản
lý nhân khẩu tại các địa phương, kê khai tạm trú, tạm vắng và kiên quyết xử phạt
đối với các đối tượng thực hiện sai các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và chính quyền địa phương trong vấn đề di dân.
4.3.2. Nhóm giải pháp thị trường
4.3.2.1. Nghiên cứu xây dựng thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột
Tại cuộc hội thảo “Phát triển cà phê Buôn Ma Thuột bền vững”, trong khuôn
khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, ngày 13/3/2011, các chuyên gia đã nhận định
“Chúng ta cũng rất cần có chính sách thu hút người có trình độ cao vào làm việc lâu
dài ở Tây Nguyên. Bên cạnh đó cần xác lập “Chuỗi giá trị cây cà phê”, xác lập quy
trình chuẩn từ ứng dụng giống mới, kỹ thuật canh tác đến khâu thu gom, sơ chế, chế
biến, tiêu thụ để có cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao giá trị gia tăng của ngành cà
phê”[99].
Sản xuất cà phê hữu cơ là một phương hướng của ngành cà phê Việt Nam, cần
được quan tâm. Tiềm năng để sản xuất cà phê hữu cơ lớn vì vùng đồng bào dân tộc
có điều kiện, đất đai, khí hậu và tập quán canh tác thích hợp cho phát triển cà phê
hữu cơ. Đồng bào dân tộc thiểu số ở đây ít sử dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu.
Đó là điều kiện thuận tiện để phát triển sản xuất cà phê hữu cơ. Thu nhập từ cà phê
hữu cơ cao hơn sẽ khuyến khích nông dân tham gia sản xuất mặt hàng này. Vấn đề
ở đây lại là việc cấp chứng chỉ cà phê hữu cơ và thị trường tiêu thụ làm sao cho
thuận tiện và có hiệu quả cho nông dân.
166
Tỉnh Đắk Lắk có khả năng sản xuất cà phê thơm ngon. Nếu có chủ trương tổ chức
sản xuất tốt cộng với chế biến tốt hoàn toàn có thể đưa ra thị trường những mặt hàng cà
phê hảo hạng mang thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.
Tìm mọi giải pháp để không ngừng hạ giá thành trong quá trình sản xuất nhằm
nâng cao hiệu quả của sản xuất.
 Coi trọng và tăng cường bón phân hữu cơ nhất là cần quan tâm sử dụng vỏ
cà phê để làm phân, phân vi sinh.
 Sử dụng cao độ tàn dư thực vật, các phế thải trong nông nghiệp. Sản xuất
chất hữu cơ tại chỗ như: trồng xen cây đậu đỗ, phân xanh ở trong và xung quanh lô
cà phê.
 Giảm lượng phân bón hoá học, bón đúng cách để giảm tổn thất, tránh làm
cho môi trường bị ô nhiễm.
 Sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), hạn chế đến mức tối thiểu
việc dùng thuốc hoá học để phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại trên đồng ruộng.
 Tiết kiệm nước tưới. Có chế độ tưới hợp lý, tránh lãng phí nguồn nước. Chú ý
sử dụng các giống có khả năng kháng được hạn. Có hệ sinh thái cây che phủ phù hợp.
Những biện pháp đã nêu ở trên sẽ tiến tới một nền sản xuất sạch, an toàn, đặc
biệt là sẽ sản xuất ra được sản phẩm cà phê hữu cơ khi có khách hàng yêu cầu để
nâng cao được lợi nhuận từ những sản phẩm mới.
4.3.2.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa
Mở rộng thị trường tiêu dùng nội địa là một hướng đi quan trọng để giảm rủi
ro, hạn chế sự phụ thuộc và thị trường cà phê thế giới thươờngxuyên biến động. Sản
phẩm cà phê được chấp nhận bởi người tiêu dùng trong nước cao là cơ sở quan
trọng để chủ động xuất khẩu ra thị trường thế giới. Thực tế cho thấy, sản phẩm cà
phê của Đắk Lắk có tỷ lệ tiêu dùng nội địa thấp, quyền lực thị trường trong nước
yếu, phát triển cà phê của tỉnh vẫn phụ thuộc nặng nề vào thị trường thế giới, vì vậy,
hạn chế phát triển cà phê bền vững. Các nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế mức tiêu
thụ nội địa là:
- Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê vẫn có xu thế hướng ngoại, chưa coi
trọng thị trường trong nước.
167
- Yêu cầu về chất lượng, chủng loại cà phê của người tiêu dùng trong nước
chưa cao để tạo áp lực cải tiến công nghệ chế biến cà phê thành phẩm. Bên cạnh đó,
nhận thức của người tiêu dùng về việc uống cà phê (tạo năng lượng, tốt cho sức
khỏe, văn hóa, phong cách…) còn chưa rõ ràng.
- Công nghiệp chế biến cà phê tiêu dùng chưa phát triển, chủ yếu là sơ chế,
chủng loại cà phê tiêu dùng trong nước ít, chất lượng còn hạn chế, chưa tạo thế
mạnh để lôi cuốn người tiêu dùng.
Từ sự phân tích trên cho thấy để PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk, các biện pháp
kích cầu tiêu dùng nội địa cần tập trung vào một số nội dung sau:
Một là, tăng cường các nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng trong nước về
mặt hàng cà phê, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng.
Các nghiên cứu sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành cà phê nói
chung thiết lập chiến lược marketing phù hợp đồng thời nghiên cứu sản xuất sản
phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.
Hai là, có chiến lược marketing phù hợp trên cơ sở những quan điểm đã
được người tiêu dùng thừa nhận (mang lại sự thư giãn, tỉnh táo và thưởng thức) và
xu hướng tiêu dùng (vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe).
Ba là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá và nâng cao nhận thức của người
tiêu dùng về việc uống cà phê dựa trên những giá trị lợi ích mà cà phê mang lại; Gắn
yếu tố văn hóa và phong cách sống năng động, hiện đại với việc tiêu dùng cà phê.
Bốn là, phát triển công nghiệp chế biến cà phê tiêu dùng, đa dạng hóa chủng
loại (cà phê bột theo từng loại gu khác nhau, cà phê hòa tan, cà phê lon…), nâng
cao chất lượng sản phẩm cà phê cung cấp cho người tiêu dùng trong nước.
Năm là, coi trọng việc giữ vững uy tín trong kinh doanh cà phê tiêu dùng.
Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra giám sát về chất lượng và vệ sinh
an toàn thực phẩm của các đơn vị cung cấp và kinh doanh cà phê tiêu dùng.
4.3.3. Đầu tư, đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất – kinh doanh cà phê
4.3.3.1. Qui hoạch diện tích cà phê, bảo đảm cơ cấu hợp lý diện tích cà phê theo độ tuổi
Như đã phân tích ở trên cho thấy Đắk Lắk hiện có hơn 30% diện tích có độ tuổi
trên 17 tuổi, trong đó có khoảng 28.000 ha được trồng từ trước năm 1990 (lớn hơn 20
168
tuổi) hiện đang kinh doanh kém hiệu quả, phải cưa đốn phục hồi hoặc thanh lý trồng
lại. Nhưng việc cưa đốn tạo chu kì 2 hay thanh lý trồng lại gặp nhiều khó khăn, trở
ngại đặc biệt là việc phát sinh các bệnh hại rễ cà phê, hiệu quả phòng trừ bệnh, cải tạo
đất còn nhiều hạn chế. Đây là bài toán khó trong tổ chức thanh lý và tái canh cây cà
phê hiện nay của Đắk Lắk. Do vậy việc triển khai một chương trình trồng tái canh cà
phê sao cho vườn cà phê được ổn định về diện tích, năng suất và gia tăng chất lượng
cà phê là việc làm cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các cấp, ban ngành từ tỉnh, sở,
các viện nghiên cứu đến các doanh nghiệp và các hộ nông dân trồng cà phê,… Để
chương trình trồng tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững trong thời
gian tới cần tiến hành “Tổng điều tra, phân loại chính xác về hiện trạng diện tích cà
phê theo: độ tuổi, tình hình sinh trưởng, mức năng suất, tình hình sâu bệnh gây hại,
mức độ thích nghi đất đai, nguồn nước và lưu lượng nước có thể khai thác tưới cho cà
phê”. Từ kết quả điều tra chính xác theo phân loại như trên mới có đủ điều kiện lập
chương trình, dự án xác định quy mô, tiến độ, giải pháp trồng tái canh cà phê phù hợp
và hiệu quả.
4.3.3.2. Cải thiện chất lượng giống cây trồng
Một trong những hạn chế về chất lượng của ngành cà phê Việt Nam nói chung
và Đắk Lắk nói riêng là chất lượng giống không cao. Hầu hết diện tích cà phê ở tỉnh
Đắk Lắk đều được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn lọc. Đến nay các vườn cà phê
đã bộc lộ nhiều nhược điểm như năng suất không cao, kích cỡ hạt nhỏ (14-15 g/100
nhân), nhiều cây bị bệnh gỉ sắt. Công tác nghiên cứu chọn tạo giống trong nước đã
đạt được nhiều thành tựu, nhiều dòng vô tính chọn lọc có tiềm năng cho năng suất từ
4-7 tấn/ha, kích cỡ hạt to 18-22 g/100 nhân và có tính kháng đối với bệnh rỉ sắt.
Ngoài ra các giống chọn lọc thường có tầm chín trung bình đến muộn, thường chậm
hơn các giống bình thường khoảng 10-15 ngày, do đó thời vụ thu hoạch được chuyển
vào mùa khô có nhiều thuận lợi cho việc chế biến. Những dòng vô tính này đã được
nhân nhanh bằng các diện tích vườn gỗ chuyên sản xuất chồi ghép cung cấp cho sản
xuất. Hiện nay đã có 3 vườn nhân chồi được bố trí tại huyện Đắk Mil, Krông Pắk, TP
Buôn Ma Thuột với tổng diện tích là 0,5 ha, có khả năng cung cấp 500.000 chồi/năm
đủ để ghép cho trên 200 ha mỗi năm. Biện pháp ghép chồi thay thế các cây giống xấu
169
đã được thực hiện thành công và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Sau khi
ghép cải tạo 2 năm, cây ghép đã có sản phẩm thu hoạch từ 2-5 kg quả tươi/cây và
năng suất ổn định khoảng 20-30 kg/cây. Để thúc đẩy nhanh việc thay đổi giống cà
phê hiện nay cần đầu tư thích đáng cho công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn
kỹ thuật rộng rãi trong nhân dân.
4.3.3.3. Thay đổi tập quán thu hoạch cà phê
Việc thu hoạch quả xanh không những làm giảm chất lượng cà phê nhân xuất khẩu
mà còn gây thất thu nghiêm trọng về sản lượng mà thông thường nông dân chưa tính toán
đầy đủ do hạt chưa phát triển đầy đủ. Hậu quả lâu dài của việc thu hái xanh là kéo dần thời
vụ thu hoạch vào cuối mùa mưa gây nhiều bất lợi cho chế biến đồng thời làm tăng thêm
nhu cầu nước tưới trong mùa khô. Cách đây 15-20 năm, vụ thu hoạch thường được kết
thúc sau tết Nguyên đán nhưng hiện nay phần lớn được kết thúc trong tháng 12 dương lịch.
Tập quán thu hoạch bằng cách tuốt tất cả các quả có trên cây từ quả xanh non
đến quả chín, quả khô còn tiềm ẩn một nguy cơ lây nhiễm nấm mốc trong sản phẩm
cà phê. Vì khi thu hái từ 1 lần với khối lượng từ 10 – 15 tấn quả tươi/ha thì không
có một phương pháp chế biến nào cũng như không có loại sân phơi nào có thể đáp
ứng được yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm cho sản phẩm có chất lượng cao.
Để chấm dứt tình trạng thu hái nhiều quả xanh, ngành cà phê cần có những
chính sách vĩ mô nhằm:
- Điều chỉnh giá mua sản phẩm: Kiên quyết không mua sản phẩm có chất
lượng kém từ quả xanh hoặc chỉ mua với giá rất thấp. Những người thu hái nhiều
quả xanh sẽ bị thiệt hại nhiều so với thu hoạch quả chín.
- Áp dụng tiêu chuẩn cà phê nhân xuất khẩu TCVN 4193:2005 cho toàn bộ sản
lượng cà phê xuất khẩu. Tập quán bán hàng theo mẫu với các chỉ tiêu chính như: tỷ lệ hạt
đen vỡ, tỷ lệ tạp chất và thủy phần như hiện nay không phản ảnh đầy đủ chất lượng của
sản phẩm nhưng nếu áp dụng TCVN 4193:2005, sản phẩm từ quả xanh sẽ bị tính lỗi. Vì
vậy chỉ có áp dụng tiêu chuẩn này mới có cơ sở hạn chế được sản phẩm có chất lượng kém
từ quả xanh.
Theo các báo đã đưa tin trước đây: bắt đầu từ 1/10/2007, Bộ Thương Mại sẽ
thống nhất áp dụng bắt buộc kiểm tra chất lượng mặt hàng cà phê theo tiêu chuẩn
170
TCVN 4193: 2005 trước khi thông qua từ niên vụ 2007-2008. Đây là tín hiệu tốt và
có thể sẽ tạo được bước chuyển căn bản trong việc cải thiện chất lượng cà phê nhân
xuất khẩu của Việt Nam khi bắt buộc thực hiện tiêu chuẩn TCVN 4193: 2005.
Cà phê quả tươi có tỷ lệ quả chín cao, ít tạp chất thì mua với giá cao. Quả xanh
chiếm tỷ lệ cao, nhiều tạp chất thì giá thấp hoặc không thu mua. Tổ chức những nơi thu
mua và chế biến tập trung (công ty, hợp tác xã, trung tâm chế biến) là biện pháp tổ chức
để quản lý chặt chẽ chất lượng và giá cả thu mua.
Cà phê nhân sống khi thu mua phải theo tiêu chuẩn đã được quy định: độ ẩm,
khuyết tật (đen, nâu, sâu, vỡ, đá, cành, mảnh vỏ, hạt bạc bụng,…). Chống tranh
mua, tranh bán dễ dẫn tới cà phê của Việt Nam khi ra thị trường thế giới có chất
lượng thấp.
Tiến tới thu mua cà phê nhân sống còn phải qua khâu thử nếm cà phê tách thì
mới đánh giá chuẩn xác được chất lượng của lô hàng cà phê nhân (thơm, đậm đà,
dịu, gắt, mùi đất, khét, mùi cỏ, nước cống rãnh,…). Điều này rất quan trọng khi
thương hiệu “Cà phê Buôn Ma Thuột” được buôn bán trên thị trường với khối
lượng lớn.
Nguyên tắc chung: Chất lượng cao thì trả giá cao; Chất lượng thấp thì trả giá
thấp. Có như vậy mới thực sự khuyến khích được người sản xuất có cà phê chất
lượng cao. Hy vọng bằng giải pháp về giá cả và tổ chức quản lý mới có thể xoay
chuyển được cái vòng luẩn quẩn của cà phê nước ta nói chung và của huyện Krông
Buk nói riêng từ trước đến nay là chất lượng không ổn định, bị ép giá trên thị
trường thế giới. Điều này cũng được các chuyên gia thế giới đều thống nhất đánh
giá: nếu thu hái và chế biến tốt thì cà phê của Việt Nam có chất lượng tốt.
4.3.3.4. Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến cà phê
Kỹ thuật chế biến tuy không làm tăng được chất lượng của sản phẩm nhưng với kỹ
thuật phù hợp có thể duy trì tối đa chất lượng vốn có của sản phẩm. Các phương pháp
chế biến được áp dụng trong sản xuất cà phê ở Việt Nam:
Chế biến khô: Là phương pháp chế biến được áp dụng phổ biến nhất. Đối với cà
phê vối nếu nguyên liệu chế biến đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật, phương pháp chế
biến khô hoàn toàn có thể sản xuất sản phẩm có chất lượng cao (khác với cà phê chè,
171
bắt buộc phải chế biến ướt mới tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao). Phương pháp
chế biến khô đòi hỏi diện tích sân phơi lớn (khoảng 1 - 2% diện tích cà phê đang cho
thu hoạch) và chất lượng sản phẩm phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết lúc chế biến.
Trở ngại chính của phương pháp chế biến khô là phần lớn nông dân không có đủ diện
tích sân phơi nên tình trạng phơi quá dày, phơi sân đất vẫn còn phổ biến và gây ảnh
hưởng đáng kể đến chất lượng sản phẩm. Để nhanh chóng cải thiện chất lượng sản
phẩm cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân vay vốn để xây dựng thêm sân phơi, đáp
ứng đủ nhu cầu chế biến hàng năm.
Chế biến ướt: Được áp dụng để chế biến cà phê vối và đã đạt được hiệu quả kinh tế
cao ở một số đơn vị như Công ty cà phê Thắng Lợi, Phước An ở Đắk Lắk. Hạn chế của
phương pháp chế biến này là yêu cầu đầu tư ban đầu để mua sắm trang thiết bị cao, việc xử
lý nước thải để hạn chế ô nhiễm môi trường rất phức tạp. Mặt khác thị trường tiêu thụ cà
phê vối chế biến ướt trên thế giới không lớn. Phương pháp chế biến này phù hợp với các
đơn vị sản xuất có quy mô lớn, có năng lực tổ chức và điều hành tốt hoạt động chế biến.
Chế biến bằng cách xát dập: Để rút ngắn thời gian phơi, nông dân trồng cà phê ở
Việt Nam đã sử dụng một phương pháp chế biến riêng mang tính đặc thù của khu
vực. Bằng cách xát dập quả tươi, quá trình thoát hơi nước từ sản phẩm đã được thúc
đẩy và thời gian phơi được rút ngắn xuống còn 50% so với phương pháp phơi nguyên
quả. Chi phí đầu tư trang thiết bị và vận hành thấp, chi phí để xát dập không đáng kể,
biến động từ 10-20 đồng/kg quả. Theo điều tra của Café Control, có trên 20% sản
lượng cà phê của Việt Nam được chế biến theo phương pháp này. Đây là phương
pháp chế biến không được khuyến khích vì chất lượng sản phẩm bị xuống cấp
nghiêm trọng nếu trong quá trình phơi gặp phải mưa hay nhiều mây mù. Nghiên cứu
của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy, theo phương pháp xát dập
tỷ lệ nhân bị nhiễm nấm mốc rất cao và có sự hiện diện của những loại nấm mốc có
khả năng sinh ra độc tố ochratoxin, một tác nhân gây ung thư cho người tiêu dùng.
Mặc dù việc chế biến ướt cho cà phê vối đã được áp dụng thành công và có
hiệu quả kinh tế khá cao ở một số đơn vị như Công ty cà phê Thắng Lợi, Phước An
nhưng cần khẳng định rằng chế biến khô đối với cà phê vối vẫn là phương pháp chế
biến được áp dụng phổ biến và phù hợp với điều kiện sản xuất cà phê vối hơn. Có
172
nhiều lý do khác nhau để chọn lựa phương pháp chế biến thích hợp. Tuy cà phê vối
chế biến ướt có giá xuất khẩu cao hơn so với sản phẩm chế biến khô từ 50-70
USD/tấn nhưng yêu cầu đầu tư trang thiết bị, chi phí vận hành cao, xử lý sự ô nhiễm
môi trường phức tạp nên khó áp dụng ở quy mô lớn; thị trường tiêu thụ cà phê vối
chế biến ướt trên thế giới không cao; sự khác biệt về chất lượng giữa sản phẩm cà
phê vối chế biến ướt và chế biến khô không đáng kể, nếu nguyên liệu đầu vào như
nhau (khác với cà phê chè đòi hỏi phải chế biến ướt mới có chất lượng cao). Những
trở ngại chính của phương pháp chế biến khô là cần nhiều diện tích sân phơi, thời
gian chế biến kéo dài. Để giải quyết trở ngại này cần hỗ trợ cho nông dân xây dựng
thêm sân phơi và thử nghiệm để ứng dụng rộng rãi những kỹ thuật phơi, sấy hiện
đại. Một kỹ thuật mới đã được áp dụng có hiệu quả ở nhiều nơi để phơi nông sản là
sử dụng những tấm plastic trong suốt, căng thành hình mái nhà. Những tấm plastic
có tác dụng ngăn cản nước mưa và tạo ra hiệu ứng nhà kính khiến nhiệt độ bên
trong tăng cao tạo điều kiện cho sản phẩm mau khô hơn và tiết kiệm được diện tích
sân phơi.
4.3.3.5. Sản xuất hàng hoá chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng.
Xây dựng mạng lưới tổ chức sản xuất theo một quy trình thống nhất, có sự
hướng dẫn và kiểm tra chặt chẽ để những đơn vị, cá nhân tham gia trong mạng lưới
sản xuất ra cà phê mang thương hiệu Buôn Ma Thuột phải luôn đồng nhất về tiêu
chuẩn và chất lượng. Nếu công việc này không làm chặt chẽ và công phu tất yếu sẽ
dẫn tới làm tổn thương đến uy tín của thương hiệu và kinh doanh kém hiệu quả.
Tăng cường mối liên kết 4 nhà: nhà Nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà
nông sản xuất và kinh doanh cà phê, trong đó Nhà nước giữ vai trò trung gian, là cầu
nối xuyên suốt của mối liên kết. Hàng năm tỉnh, sở ban ngành liên quan và các huyện
tổ chức gặp đối thoại để tháo gỡ các vướng mắc khó khăn trong triển khai đề án
PTCPBV với các hộ, các chủ trang trại, các cơ sở cung ứng dịch vụ vật tư nông
nghiệp và các đơn vị có liên quan trong chuỗi sản xuất kinh doanh ra sản phẩm cà
phê. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ là trung gian để các hộ sản xuất kinh doanh cà phê liên
hệ với hiệp hội các doanh nghiệp của tỉnh Đắk Lắk, cung cấp thông tin, đa dạng hoá
các sản phẩm cà phê cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp
173
thu mua cà phê có kế hoạch triển khai chính sách giá cả trong thu mua sản phẩm cà
phê quả tươi, cà phê nhân sống theo nguyên tắc chung: chất lượng cao thì trả giá cao,
chất lượng thấp thì trả giá thấp. Như vậy mới thật sự khuyến khích người sản xuất cà
phê có chất lượng cao. Các nhà khoa học nghiên cứu thay thế các giống cà phê cho
hạt nhỏ, năng suất thấp bằng các giống mới cho hạt to, năng suất cao; xây dựng quy
trình phòng trừ có hiệu quả trên một số đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây cà phê
như: Rệp sáp, mọt đũa quả, mọt đũa cành, bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành; đồng thời
nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thối rễ cây cà phê là nhân tố quyết
định chấm dứt hội chứng vàng lá cà phê.
4.3.3.6. Trồng cây che bóng và chắn gió và kết hợp trồng xen trong PTCPBV
Các vườn cà phê ở Đắk Lắk thường được thâm canh cao độ (với lượng phân
bón, lượng nước tưới rất cao) và hầu như không có cây che bóng đã kích thích
cây phát huy hết tiềm năng năng suất nhưng đồng thời cũng khiến cây dễ bị kiệt
sức sau vài vụ bội thu. Cây che bóng có tác dụng phòng hộ cho vườn cà phê với
tác dụng điều hòa tiểu khí hậu trong vườn cây, giảm thiểu lượng nước tưới trong
mùa khô, cung cấp một phần chất dinh dưỡng thông qua cành lá được rong tỉa
hàng năm, tái lập sự cân bằng tự nhiên và điều tiết được năng suất cây trồng
chính (không có năng suất quá cao hoặc quá thấp). Ngoài ra cây che bóng còn có
tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê, vì cà phê là loại cây thích hợp
với ánh sáng tán xạ, yêu cầu được che bóng nhất định; ánh sáng tán xạ làm kéo
dài thời gian chín của quả cà phê, tạo điều kiện để hạt tích lũy đầy đủ các hợp
chất thơm cần thiết của hương vị cà phê. Chính tác dụng điều tiết năng suất của
cây che bóng là một trong những nguyên nhân khiến nông dân loại bỏ cây che
bóng để đạt được năng suất cao với chế độ thâm canh cao. Những biến động về
thời tiết đặc biệt là giá cà phê trong những năm gần đây cho thấy tình trạng độc
canh cây cà phê với mức thâm canh cao độ đã gây nên những hậu quả nghiêm
trọng. Trong tình trạng thu nhập của nông dân phụ thuộc hoàn toàn vào giá cà
phê, chi phí sản xuất ngày càng cao (sâu bệnh ngày càng nhiều, nguồn nước ngày
càng khan hiếm, giá vật tư tăng cao không ngừng) khi giá cà phê xuống quá thấp,
đời sống của người sản xuất cà phê bị giảm sút nghiêm trọng.
174
Để vườn cây phát triển bền vững cũng như giảm chi phí sản xuất cần thiết phải tái lập
hệ thống cây che bóng cho vườn cà phê. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khó thuyết
phục được nông dân trồng cây che bóng đơn thuần chỉ có tác dụng che bóng vào vườn cà
phê vì sẽ ảnh hưởng đến thu nhập. Giải pháp mang tính khả thi là chọn lựa những cây có
tác dụng vừa cho sản phẩm thu hoạch vừa có tác dụng che bóng. Biện pháp trồng xen cho
phép khai thác hợp lý đất đai và không gian (nhiều tầng sinh thái), ngoài ra còn có tác dụng
rải vụ thu hoạch. Kết quả điều tra của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy
nếu trồng xen tiêu vào vườn cà phê bằng cách cho tiêu bám trên cây keo dậu có thể tăng
thêm thu nhập từ 15 - 20%, mô hình trồng xen sầu riêng (mật độ 40 cây/ha) trong vườn cà
phê làm tăng thêm thu nhập từ 24-30% (năng suất cà phê có thể bị giảm từ 30 - 36%).
4.3.4. Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho phát triển cà phê bền vững
4.3.4.1. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển cà phê bền vững
Sử dụng đất hợp lý cho việc PTCPBV bắt nguồn từ độ phì nhiêu thực tế của
đất, phát huy độ phì nhiêu thực tế chính là để nâng cao hiệu quả của việc đầu tư và
góp phần giải quyết khó khăn trong cân đối đầu tư. Đầu tư bón phân hữu cơ một
cách đúng đắn cho cây cà phê vừa có hiệu quả cao lại vừa trả lại chất dinh dưỡng
cho đất để nâng cao độ phì nhiêu của đất. Do vậy cần áp dụng công nghệ tiên tiến
trong sử dụng đất đối với cây cà phê. Cụ thể, cần giải quyết hiệu quả chống xói mòn
rửa trôi và cân đối dinh dưỡng cho cây cà phê; chuyển đổi các diện tích cà phê sang
các loại cây trồng khác ở trên đất dốc có nhiều yếu tố hạn chế (độ dốc cao từ 15-20o
và >25o thiếu nước tưới vào mùa khô); áp dụng mô hình canh tác trên đất dốc gồm
bố trí trồng xen những cây họ đậu ngắn ngày với cây cà phê đồng thời chia giao tán
(lạc, đậu tương,…) sao cho phù hợp với đặc tính và yêu cầu của đất đai và đảm bảo
thu hoạch đều đặn; mạnh dạn áp dụng mô hình kỹ thuật nông lâm kết hợp bền vững
đối với vườn cây cà phê có độ dốc từ 15-20o. Giảm mật độ cây cà phê trồng xen cây
trồng chịu hạn như cây điều, cây ca cao và cây cao su,…Vẫn xem cây cà phê là cây
chủ lực trong sản xuất nông nghiệp và cũng là cây có sản phẩm hàng hoá cao của
tỉnh, nên chuyển đổi diện tích cây cà phê sang cây trồng khác với các điều kiện:
175
a. Độ dốc địa hình >15o, độ cao thấp hơn 400m (kể cả cà phê được trồng trên
đất bazan) hiện nay phân bố trên các độ cao rải rác ở các huyện Cư Mgar, Krông
Buk, Ea H’leo, Krông Năng;
b. Vùng thiếu nước hoặc cách xa nguồn nước, không đảm bảo đủ nước tưới trong
mùa khô (nhất là trên loại đất xám tầng mỏng và đất đá bọt bazan);
c. Vùng không phù hợp với điều kiện sinh thái cây cà phê;
d. Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích thấp hơn các loại cây trồng khác.
Thực chất sử dụng hợp lý tài nguyên đất là “quản lý dinh dưỡng cho cây cà
phê” ngăn chặn tối đa những nguyên nhân dẫn đến sự thoái hoá của đất. Nâng cao
độ phì nhiêu hiện có của đất, thông qua bón phân hợp lý, cân đối để đạt năng suất cà
phê tối đa, kinh tế, sản lượng cà phê cao và ổn định.
4.3.4.2. Sử dụng hợp lý tài nguyên nước cho sự phát triển cà phê bền vững
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá cả nước nói chung và tỉnh
Đắk Lắk nói riêng yêu cầu sử dụng tài nguyên nước hợp lý thông qua các giải
pháp thuỷ lợi là rất cấp bách để đảm bảo được nhu cầu cấp nước cho phát triển đô
thị, dân sinh, nước cho phát triển công nghiệp, cho năng lượng, cho nông nghiệp
và nuôi trồng thuỷ sản,… Yêu cầu này càng phải được khai thác và sử dụng hợp lý
đặc biệt đối với cây cà phê vì các quan trắc về khí hậu trên cao nguyên Buôn Ma
Thuột cho thấy năng suất cà phê 80% phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng 225
ngày, mặc dù đối với năng suất cà phê tối ưu cần có 275 ngày chính vì vậy việc
tưới bổ sung trong mùa khô là rất cần để vượt qua thời kì hạn hán từ đầu tháng 12
đến giữa tháng 4.
Dường như lượng nước hiện nay được yêu cầu sử dụng tưới cho cây cà phê
vượt quá lượng nước sẵn có trong các hồ chứa. Khi mực nước sông suối bị hạ
thấp, nước trong các công trình thủy lợi bị cạn thì một số giếng khai thác từ nước
ngầm tầng nông cũng cạn kiệt. Vì vậy các vườn cà phê, đồng lúa bị khô hạn đều là
những nơi thiếu nguồn nước tưới: Krông Păk, Krông Năng, Krông Buk, Cư M'gar,
Ea Kar, Ea H'leo, Krông Ana và Thành phố Buôn Ma Thuột. Những năm hạn hán
(1998, 2000 và 2004) diện tích cà phê bị hạn của các huyện này lên đến 42.263 ha
trong tổng số 48.894 ha cà phê bị hạn của toàn tỉnh (chiếm 87%). Chính vì vậy,
176
muốn phát triển bền vững cây cà phê cần phải khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên nước.
(1) Trong cung cấp nước phải cân đối nguồn nước cho các nhu cầu đời sống,
nước cho đô thị, nước sạch cho nông thôn, nước cho chăn nuôi, nước cho trồng
trọt (cho từng cây trồng cụ thể đặc biệt là cấp nước tưới, kỹ thuật tưới cho cây có
giá trị và hiệu quả kinh tế cao như cây cà phê) nước cho phát điện, nước cho công
nghiệp, du lịch và nuôi trồng thuỷ sản.
(2) Quy hoạch phát triển tài nguyên nước phải là yếu tố hàng đầu và phù hợp
với tốc độ phát triển kinh tế xã hội trong từng vùng. Có xây dựng quy hoạch toàn
diện theo lưu vực và quản lý theo từng vùng thì mới tạo cơ sở phát triển bền vững
cho nông nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng.
(3) Tăng cường đầu tư nâng cấp và đảm bảo an toàn cho các công trình hiện
có, đặc biệt chú ý đảm bảo an toàn cho các hồ chứa nước (ưu tiên cho hồ chứa có
dung tích lớn, khoảng 3 triệu m 3 trở lên). Tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng các
công trình có dung tích lớn như Krông Buk thượng, Krông Buk hạ và Krông Păk
vì các hồ chứa này đều có khả năng tưới cho 12.000-15.000 ha cà phê và 2.000 ha
lúa 2 vụ.
(4) Thực hiện kiên cố hoá kênh mương nâng cao hiệu quả các công trình thuỷ
lợi. Bảo vệ môi trường, nguồn nước và chống bồi lắng lòng hồ trong đó cần thực
hiện tốt bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ trong lưu vực.
(5) Nghiên cứu một cách có hệ thống trên toàn lãnh thổ của tỉnh về hiện trạng
sử dụng và khả năng khai thác nguồn nước ngầm, cần ưu tiên sử dụng nước ngầm
cho mục đích sinh hoạt trước mắt cũng như lâu dài.
(6) Áp dụng các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước ngầm, tạo nguồn cho nước
ngầm như: ngăn chặn nạn phá rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, phủ xanh đất trống
đồi trọc bằng trồng rừng, tái sinh rừng, trồng các loại cây công nghiệp lâu năm,
xây dựng thêm các công trình thuỷ lợi, hồ chứa lớn để ổn định và sử dụng khai
thác hợp lý tài nguyên nước ngầm.
(7) Cần thay đổi công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cho phù hợp
với vốn đầu tư và điều kiện tự nhiên của vùng: mỗi hệ thống công trình phải có
phương án tiết kiệm nước, mở rộng diện tích tưới, khai thác hết năng lực công
177
trình theo thiết kế, bố trí cây trồng phù hợp khả năng cấp nước của từng công
trình, cân đối trước hết đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân, từng bước ứng dụng
công nghệ tưới tiết kiệm nước đặc biệt là những vùng nhiều năm thường xảy ra
khô hạn.
(8) Từng bước thực hiện việc chuyển giao quyền quản lý khai thác sử dụng
các công trình thủy lợi vừa và nhỏ cho các tổ chức, cá nhân trong khu vực được
quyền hưởng lợi.
4.3.5. Xây dựng chính sách hợp lý và hỗ trợ đầu tư công cho phát triển cà phê
bền vững
4.3.5.1. Chính sách cho vay vốn đối với hộ sản xuất cà phê
Hiện nay khả năng tự chủ về tài chính của hộ sản xuất cà phê thấp thể hiện ở tỷ
lệ hộ vay vốn và số vốn cần vay cao. Hộ sản xuất cà phê còn phụ thuộc rất lớn vào
các đại lý bán phân bón, vật tư sản xuất cà phê và “nậu vựa” với lãi suất cao. Vì vậy
Nhà nước cần có chính sách cho hộ nghèo có đất sản xuất cà phê được vay vốn theo
nhu cầu và quản lý vốn vay thông qua hợp tác xã, chi hội sản xuất cà phê hoặc tổ
chức chính trị xã hội như hội phụ nữ. Người dân vay vốn phát triển sản xuất cà phê
được hưởng các quy chế ưu đãi. Các hộ gia đình thực hiện các dự án sản xuất cà
phê gắn với xoá đói giảm nghèo được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội và
các nguồn vốn tín dụng ưu đãi khác. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông
thôn cần dành một tỷ lệ vốn tín dụng thích đáng cho vay đối với hộ sản xuất cà phê.
Cần nâng cao trình độ, kiến thức và kinh nghiệm của cán bộ tín dụng đối với hoạt
động sản xuất cà phê nhằm đảm bảo đánh giá được tính khả thi của từng dự án sản
xuất cà phê. Tiếp xúc tháo gỡ những vướng mắc, thủ tục hành chính trong công tác
tín dụng đối với hoạt động sản xuất cà phê. Thực hiện giao đất ổn định lâu dài, tiến
hành định giá đất và tài sản cố định trên đất tạo điều kiện cho người dân thế chấp
vay vốn sản xuất cà phê. Tiến tới đảm bảo cho người sản xuất cà phê có thể vay vốn
theo nhu cầu. Các ngân hàng cần hỗ trợ người dân lập kế hoạch vay và trả nợ. Tổ
dân phố, thôn, buôn, hội phụ nữ đứng ra bảo lãnh vốn vay và hỗ trợ kiểm soát cùng
ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay. Chính sách tín dụng nên khuyến khích đầu
tư mạnh cho việc phát triển sản xuất cà phê sạch, cà phê chất lượng cao có áp dụng
178
GAP và quy trình kỹ thuật sản xuất. Ngoài ra nhà nước nên khuyến khích phát triển
hệ thống tín dụng vi mô đối với các hộ nghèo sản xuất cà phê.
4.3.5.2. Hỗ trợ đầu tư tổ chức sản xuất theo quy mô hợp tác, liên hộ cho các hộ
nông dân sản xuất, tổ chức chế biến tập trung
Có chính sách tốt khuyến khích người trồng cà phê trong vùng quy hoạch dùng
quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để góp cổ phần hoặc chuyển nhượng để hình
thành các doanh nghiệp nông nghiệp, hoặc liên doanh liên kết sản xuất với các
doanh nghiệp chế biến cùng kinh doanh và hưởng lợi. Những hộ dân tham gia tổ
hợp tác, kí kết hợp đồng liên kết lâu dài với các cơ sở chế biến được ưu tiên hỗ trợ:
+ 50% tiền mua nguyên vật liệu xây dựng sân phơi;
+ Được vay vốn mua máy xay xát, máy sấy;
+ Hưởng các chính sách khuyến nông, khuyến công và đào tạo chuyển giao kỹ
thuật công nghệ;
+ Ngân hàng nhà nước hoặc địa phương hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng theo
chính sách hiện hành.
4.3.5.3. Hỗ trợ đầu tư mở rộng diện tích cà phê bền vững.
+ Hỗ trợ mỗi huyện xây dựng một trung tâm, trạm giống có năng suất, chất
lượng cao để phục vụ trồng mới, cải tạo vườn cây già cỗi; Ngân sách nhà nước hỗ
trợ 100% tiền giống và vật tư để phục hồi cải tạo vườn cà phê kém năng suất theo
dự án được phê duyệt.
+ Lựa chọn xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất bền vững bằng nguồn vốn
của chương trình 135 hoặc từ nguồn hỗ trợ của nghị quyết 30ª cho các huyện nghèo.
+ Dành kinh phí khuyến nông thích đáng để mở các lớp tập huấn, tăng cường các
hình thức tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân và doanh nghiệp về sản xuất bền
vững và nâng cao chất lượng cà phê. Cà phê sản xuất bền vững được chứng nhận chất
lượng, hỗ trợ quảng bá và xúc tiến thương mại.
+ Thực hiện các biện pháp hành chính, kinh tế trong việc thu hái cà phê, xem
xét việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật cho cà phê quả tươi.
179
+ Khuyến khích các doanh nghiệp mua giá cà phê cao hơn cho cà phê thu hái
theo đúng chất lượng, quả xanh dưới 10% và cà phê bền vững theo quy trình
VietGap.
4.3.5.4. Khuyến khích, thu hút đầu tư các cơ sở chế biến sâu có trình độ thiết bị, công
nghệ hiện đại.
+ Ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp chế biến sâu cà phê. Bổ sung các dự án
đầu tư chế biến cà phê được vay vốn tín dụng đầu tư theo nghị định 106/2008/NĐCP ngày 19/09/2009 của Chính phủ.
+ Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 3 năm đầu và giảm 50% trong 2 năm tiếp.
+ Các doanh nghiệp chế biến cà phê rang xay, cà phê hoà tan được hỗ trợ 30%
kinh phí để xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại.
4.3.5.5. Hỗ trợ đầu tư, áp dụng quy chuẩn, trong đó có tiêu chuẩn TCVN 4193:2005
+ Xây dựng và ban hành lộ trình áp dụng TCVN 4193:2005, các quy chuẩn kỹ
thuật. Trước hết tập trung tuyên truyền, phổ biến làm chuyển biến nhận thức của
người sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê;
+ Giảm thuế VAT cho các lô hàng, doanh nghiệp áp dụng TCVN 4193:2005.
4.3.5.6. Hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống thương mại
+ Phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện chương trình phát triển
thương hiệu ở các thị trường nước ngoài; các chương trình kích cầu trong nước để nâng
cao tỷ lệ tiêu thụ nội địa (tổ chức các hội chợ, lễ hội cà phê, tổ chức các chương trình
quảng cáo tiêu dùng cà phê ở nơi tập trung dân cư như trường học, bệnh viện, nhà ăn
tập thể,…)
+ Xây dựng quĩ bảo hiểm xuất khẩu (do các doanh nghiệp xuất khẩu tự nguyện
đóng góp);
+ Áp dụng các công cụ phòng chống rủi ro trong kinh doanh;
+ Hỗ trợ vận hành, phát triển Sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột hiện có.
Tóm tắt chương 4
Các căn cứ đề xuất giải pháp PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk là i) PTCPBV phải trên
cơ sở nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phêg; ii) PTCPBV trên cơ sở xuất
phát từ bối cạnh phát triển cà phê trong nước và quốc tế; iii) Dựa trên quan điểm phát
180
triển cà phê bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam; iv)
Quan điểm, định hướng và các phương án qui hoạch PTCPBV của tỉnh Đắk Lắk
trong thời gian tới.
Các giải pháp chủ yếu bảo đảm PTCPBV tỉnh Đắk Lắk như sau:
1) Nâng cao năng lực của người sản xuất kinh doanh cà phê nhân, bao gồm i)
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; ii) Đổi mới mô hình quản lý sản xuất cà phê
như sản xuất cà phê dựa vào cộng đồng, xây dựng mô hình tam nông cà phê để tăng
hiệu quả và chất lượng sản phẩm cà phê.
2) Tăng cường nghiên cứu phát triển thị trường; Mở rộng thị trường tiêu thụ cà
phê nội địa trên cơ sở nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng, có chiến lược
marketing phù hợp, tăng cường quảng bá, phát triển công nghiệp chế biến cà phê
tiêu dùng và coi trọng việc giữ vững uy tín trong kinh doanh cà phê tiêu dùng.
3) Đầu tư và đổi mới công nghệ và kỹ thuật sản xuất kinh doanh cà phê, bao
gồm i) Qui hoạch diện tích cà phê, bảo đảm cơ cấu hợp lý diện tích cà phê theo độ
tuổi; ii) Cải thiện chất lượng giống cây trồng; iii) Thay đổi tập quán thu hoạch; iv)
Đổi mới công nghệ chế biến cà phê; v) Nghiên cứu phát triển sản xuất hàng hoá
chất lượng cao và vi) Trồng cây che bóng, chắn gió và kết hợp trồng xen các cây
trồng khác.
4) Sử dụng hợp lý và bảo vệ các tài nguyên đất và nước trong PTCPBV.
5) Xây dựng chính sách hợp lý và hỗ trợ đầu tư công cho phát triển cà phê bền
vững như hỗ trợ chính sách vay vốn, tổ chức sản xuất theo qui mô hợp tác, đầu tư mở
rộng diện tích cà phê bền vững, thu hút đầu tư các cơ sở chế biến sâu…
181
KẾT LUẬN
1. Kết luận
- PTCPBV là quá trình phát triển hướng tới thay đổi về kỹ thuật và công nghệ
sản xuất và chế biến cà phê thân thiện với môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế,
công bằng xã hội, nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu sản phẩm cà phê chất lượng cao
của con người cho thế hệ hôm nay và mai sau. PTCPBV được thể hiện qua các đặc
điểm sau: i) PTCPBV gắn liền với những đặc thù về kinh tế - kỹ thuật của ngành; ii)
PTCPBV gắn với năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và iii) Sản phẩm cà
phê có mức độ cạnh tranh mạnh mẽ so với một số nông sản khác. Các nội dung
nghiên cứu PTCPBV bao gồm i) Bền vững về kinh tế (tăng trưởng, hiệu quả kinh
tế, ổn định, chất lượng, tăng sức cạnh tranh); ii) Bền vững về xã hội (thu nhập, bình
đẳng, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo); iii) Bền vững về môi trường (khai
thác và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ tài nguyên). Trên cơ sở nghiên cứu những
kinh nghiệm về PTCPBV của một số quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng
đầu thêếgiới, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm bảo đảm phát triển cà phê
bền vững ngành cà phê Việt Nam là i) Nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê; ii) Mở
rộng thị trường tiêu dùng nội địa; iii) Phát triển hệ thống ngành hàng cà phê và hệ
thống dịch vụ khuyến nông; iv) Đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngành hàng cà
phê và iv) Bảo vệ và xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam.
- Phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk bền vững ở những khía cạnh i) Tăng trưởng
cao, tỷ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh lớn (đóng góp hơn 40%), Hiệu quả kinh tế cao
(lợi nhuận thu bình quân 24,67 triệu đồng trên một tấn cà phê nhân, giá trị NPV đạt
46,74 triệu đồng, IRR đạt đến 32,24%), có lợi thế so sánh trong xuất khẩu cà phê (chỉ
số DRC/SER đạt 0,7972); ii) Tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập (GO
cà phê bình quân nhân khẩu đạt 6,13 triệu đồng trong năm 2010), góp phần xoá đói
giảm nghèo (tỷ lệ giảm nghèo bình quân đạt 2,61%); iii) Có lợi thế về điều kiện tự
nhiên trong phát triển cà phê (chất đất và độ cáo thích hợp trên 90%), nguồn nuớc
tưới cà phê phong phú (diện tích được tưới bằng nguồn nước mặt gần 25%, nguồn
nước ngầm trên 65%).
Phát triển cà phê ở tỉnh Đắk Lắk kém bền vững ở những khía cạnh i) Kết quả và
182
hiệu quả kinh doanh cà phê có xu hướng tăng nhưng không ổn định, tỷ lệ tiêu thụ nội
địa thấp (chỉ đạt bình quân 8,47%), chất lượng thấp (trên 90% khối lượng sản phẩm
cà phê nhân xuất khẩu không áp dụng tiêu chuẩn chất lượng TCVN 4193 – 2005),
năng suất cà phê cao nhưng không ổn định, chưa quan tâm đúng mức với vấn đề
thương hiệu sản phẩm cà phê; ii) Thu nhập của người trồng cà phê bấp bênh, không
ổn định, lao động chịu ảnh hưởng lớn của tính chất thời vụ trong sản xuất cà phê,
phân hoá giàu nghèo trong sản xuất cà phê còn lớn, áp lực của di dân tự do; iii) Rừng
có nguy cơ giảm, ô nhiễm môi trường tăng, đất thoái hoá, nguồn nước tưới cho cà
phê chủ yếu lấy từ nguồn nước ngầm (trên 65%), một tỷ lệ diện tích không nhỏ cà
phê trồng trên loại đất không thích hợp (26,64%), còn diện tích đất trồng cà phê
không được tưới tiêu (8,72%).
Các nhân tố chủ yếu tác động đến PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk bao gồm i) Điều
kiện tự nhiên, Đắk Lắk có lợi thế về nguồn tài nguyên đất đai về cả mức độ dồi dào
và chất lượng đất, giúp phát triển vùng cà phê tập trung, chuyên canh và hiệu quả
tốt nhất ở Việt Nam; ii) Chủ thể sản xuất, trong đó các yếu tố nguồn lực và kỹ thuật
sản xuất tác động mạnh đến biến động hiệu quả sản xuất; iii) Nhân tố thị trường,
trong đó giá cả cà phê không ổn định là nhân tố bất lợi cho PTCPBV; iv) Tác động
của của Chính phủ, trong đó chính sách hỗ trợ mua tạm trữ cà phê, chính sách tỷ giá
và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật đã có tác động tích cực góp
phần cải thiện giá cả, lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện qui hoạch các vùng chuyên
canh sâu cà phê, góp phần bảo đảm phát triển cà phê bền vững.
- Để bảo đảm PTCPBV ở tỉnh Đắk Lắk, các giải pháp và chính sách chủ yếu
cần thực hiện là i) Nâng cao năng lực của người sản xuất - kinh doanh, bao gồm đào
tạo và phát triển nguồn nhân lực, đổi mới mô hình quản lý sản xuất; ii) Nghiên cứu
phát triển thị trường, bao gồm nghiên cứu xây dựng thương hiệu cà phê Buôn Ma
Thuột, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa; iii) Đầu tư, đổi mới công nghệ và kỹ
thuật sản xuất kinh doanh cà phê như qui hoạch lại diện tích kinh doanh cà phê, cải
tiến chất lượng giống cây trồng, thay đổi và cải tiến tập quán thu hoạch và chế biến
cà phê…iv) Sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên cho PTCPBV và v) Xây dựng
chính sách hợp lý và hỗ trợ đầu tư công cho PTCPBV.
183
2. Kiến nghị
 Đối với Nhà nước
- Ban hành các chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả quản lý
ngành hàng cà phê từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
- Ưu tiên nguồn vốn tín dụng ưu đãi dài hạn cho các thành phần kinh tế của tỉnh Đắk
Lắk để phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, triển khai một số đề tài nghiên cứu mang tính
ứng dụng, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn lao động, nâng cao năng lực
sản xuất kinh doanh và nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
 Đối với chính quyền địa phương
- Tạo ra thị trường trao đổi mua bán thuận lợi, tìm thị trường, liên doanh liên
kết với các công ty tổ chức kinh tế làm hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo tiêu chuẩn
cà phê sạch hoặc cà phê chất lượng cao, giảm tình trạng người nông dân bị ép giá,
đảm bảo lợi ích người sản xuất.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục vay vốn, cho vay đúng đối tượng, hợp
lý về số lượng, thời hạn, lãi suất vay.
- Cần có các cán bộ hướng dẫn nông dân sử dụng nguồn vốn đúng mục đích,
hiệu quả.
- Tiếp tục nâng cấp, tu sửa các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là
công trình giao thông, thủy lợi, truyền thông tại cơ sở, thu hút tầng lớp thanh niên
tham gia các công tác tuyên truyền, ngày tình nguyện,…phục vụ sản xuất cũng như
nâng cao nhận thức cho nhân dân.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, nâng cao hiệu quả khuyến nông trên địa
bàn từ huyện xã xuống thôn buôn, đi sâu đi sát nắm được tình hình sản xuất, hướng
dẫn người dân sử dụng công nghệ kỹ thuật mới về cách chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
 Đối với tổ chức và cá nhân trồng và kinh doanh cà phê
- Cần tích cực tham gia các buổi tập huấn, hội thảo từ các chương trình khuyến
nông tại địa phương.
- Không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật
sản xuất, tham gia các câu lạc bộ của hội nông dân để bồi dưỡng kiến thức có ích
từng bước nâng cao năng suất cà phê.
184
- Nâng cao giá trị sản phẩm đầu ra bằng cách thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy
trình kỹ thuật trong tất cả các khâu sản xuất.
- Nông hộ cần biết hạch toán kinh tế để từ đó biết kết hợp có hiệu quả các
nguồn lực sản xuất, yếu tố đầu vào, giảm thiểu tối đa chi phí có thể, hạ giá thành
sản phẩm.
- Luôn theo dõi thông tin giá cả thị trường để có biện pháp, kế hoạch sản xuất
phù hợp, tiêu thụ kịp thời.
185
NHỮNG CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Mai Văn Xuân, Nguyễn Văn Hoá (2011), “Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào
đến phát triển cà phê bền vững trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ”, Tạp chí Khoa học Đại
học Huế, 68(5), tr.135 - 146.
2. Nguyễn Văn Hoá, Trần Đình Lý (2012), “Khả năng và xu hướng cạnh tranh của
ngành Cà phê Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 257(3), tr. 40 – 44.
3. Nguyễn Văn Hoá, Mai Văn Xuân (2012), “Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của
cà phê tỉnh Đắk Lắk trong thị trường hội nhập”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế,
72B(3) tr.121 – 132.
4. Nguyễn Văn Hoá (2012), Thực trạng và giải pháp phát triển cà phê trên địa bàn
Huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, Đề tài cấp nghiên cứu khoa học cấp cơ sở,
trường Đại học Tây Nguyên, Đắk Lắk.
5. Nguyễn Văn Hoá (2013), Ảnh hưởng của một số yếu tố đầu vào đến hiệu quả
kinh tế sản xuất cà phê trên địa bản tỉnh Đắk Lắk, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
cơ sở, trường Đại học Tây Nguyên, Đắk Lắk.
186
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1
Hoàng Thuý Bằng và cộng sự (2004), Nâng cao cạnh tranh của ngành cà phê
robusta Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2
Lê Bảo (2010), Phát triển nuôi tôm bền vững ở các tỉnh Duyên hải miềm Trung,
luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
3
Bill Mollison, Reny Mia Slay (1994), Đại cương về Nông nghiệp bền vững, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (1990), Chu kì kinh tế và chu kì kinh
doanh một số loại cây lâu năm, Theo tiêu chuẩn – định mức quy hoạch
nông nghiệp, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
5
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2006), Quyết định số 2635/QĐ-BNNCB, ngày 26/12/2006, về phê duyệt đề án thâm canh cây công nghiệp lâu
năm đến 2010 (cây cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè), Hà Nội.
6
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), Chuyên đề: Các giải pháp phát
triển cà phê bền vững, Đắk Lắk.
7
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), Kỹ thuật sản xuất cà phê
robusta bền vững, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
8
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2008), Quyết định số 3988/QĐ-BNNTT, ngày 26/8/2008 của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn, về phê duyệt đề án nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê đến
năm 2015 và định hướng năm 2020, Hà Nội
9
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Hội nghị nâng cao chất lượng
cà phê Việt Nam, Buôn Ma Thuột.
10 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010), Quy hoạch phát triển ngành cà
phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội
11 Nguyễn Đăng Minh Chánh (2004), Xác định lượng nước tưới thích hợp cho một
số dòng vô tính cà phê vối trồng trên đất đỏ bazan tại Dak Lak, Viện
187
KHKT Nông lâm nghiệp Tây nguyên, Đắk Lắk.
12 Trần Quỳnh Chi (2007), Kinh nghiệm phát triển ngành cà phê ở Brazin, Viện
Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp-Nông thôn.
13 Trần Quỳnh Chi và cộng sự (2005), Báo cáo nghiên cứu: Đánh giá tác động của
thực tiễn sử dụng đầu vào cho sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Tư
vấn Chính sách Nông nghiệp.
14 Trần Quỳnh Chi và cộng sự (2006), Nghiên cứu tiêu thụ cà phê trong nước tại
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Viện Chính sách và Chiến lược Phát
triển Nông nghiệp Nông thôn.
15 Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, NXB
Thống kê, Hà Nội.
16 Công ty Simeco Đắk Lắk (2010), Hướng dẫn trồng, chăm sóc và chế biến cà phê
vối theo hướng bền vững, Đắk Lắk.
17 Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2005), Niên giám thống kê 2004, Đắk Lắk.
18 Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2007), Niên giám thống kê 2006, Đắk Lắk.
19 Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2010), Tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Đắk Lắk năm
2010, Đắk Lắk.
20 Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk (2012), Niên giám thống kê 2011, Đắk Lắk.
21 Đoàn Văn Điếm (1994), Xây dựng hệ thống canh tác thích hợp đối với điều kiện
sinh thái vùng đất bạc màu huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Luận án Phó tiến sĩ
Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
22 Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản
nông nghiệp, Hà Nội.
23 Hoàng Thị Hoa (2008), Nghiên cứu phát triển cà phê nhân ở huyện Krông Búk tỉnh Đắk
Lắk, Luận văn thạc sĩ Kinh tế Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
24 Trương Hồng (2011), Nghiên cứu các giải pháp sản xuất cà phê nguyên liệu chất
lượng cao ở vùng Tây Nguyên, Báo cáo đề tài tổng hợp, Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.
25 Trần Ngọc Lân chủ biên (1999), Phát triển bền vững vùng đệm khu bảo tồn thiên
188
nhiên và vườn quốc gia, Chương trình nghiên cứu Việt Nam-Hà Lan, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
26 Liên Hiệp Quốc (1992), Hiệp ước Liên Hiệp Quốc, Rio de Janeiro.
27 Nguyễn Võ Linh (2006), Kỹ thuật phát triển cà phê chè đạt hiệu quả cao, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
28 Nguyễn Đình Long, Nguyễn Tiến Mạnh và các cộng sự (1999), Phát huy lợi thế,
nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
29 Malcom Gillis (1983), Kinh tế phát triển, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung
ương, Hà Nội.
30 Nguyễn Văn Mấn, Trịnh Văn Thịnh (2002), Nông nghiệp bền vững cơ sở và ứng
dụng, Nhà xuất bản Thanh Hoá, Thanh Hoá.
31 Tôn Nữ Tuấn Nam (1999), Nghiên cứu tác dụng của lưu huỳnh đến sinh trưởng
phát triển và năng suất cà phê vối ở Tây Nguyên, Luận án Tiến sĩ Nông
nghiệp, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh.
32 Tôn Nữ Tuấn Nam, Trương Hồng (1999), Đất và phân bón cho cà phê, trong
Cây cà phê Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
33 Đỗ Thị Nga (2012), Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sản phẩm cà phê nhân của
các tổ chức kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk, luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội.
34 Nguyễn Sĩ Nghị (1982), Cây cà phê Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
35 Đoàn Hữu Nhạn (chủ biên) và cộng sự (1999), Cây cà phê Việt Nam, NXB Nông
Nghiệp, Hà Nội.
36 Đoàn Triệu Nhạn (2005), Ngành cà phê qua 5 năm khủng hoảng và phương
hướng cho thời gian tới, Hội thảo phát triển thương hiệu “Cà phê Buôn Ma
Thuột”, Buôn Ma Thuột.
37 Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm (1998), Canh tác bền vững trên đất dốc ở Việt
Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
38 Trần An Phong (2005), Sử dụng tài nguyên đất và nước hợp lý làm cơ sở cho
189
phát triển bền vững cây cà phê ở Đắk Lắk, Hội thảo phát triển thương hiệu
cà phê Buôn Ma Thuột.
39 Nguyễn Văn Quý, Nguyễn Thị Lan, Trịnh Xuân Ngọ (2001), Nghiên cứu hiện
trạng hệ thống canh tác trên đất dốc của đồng bào dân tộc tỉnh Đắk Lắk,
Tạp chí Nông thôn miền núi, Những nghiên cứu hướng tới phát triển lâu
bền, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
40 Rosemary Morrow (1994), Hướng dẫn sử dụng đất đai theo nông nghiệp bền
vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nôi.
41 Nguyễn Thọ Sơn (2010), Giải pháp phát triển bền vững cây cà phê huyện
CưM’gar, tỉnh Đắk Lắk, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh trường Đại
học Kinh tế Quốc dân.
42 Phan Quốc Sủng (1998), Phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây cà phê, làm cơ
sở cho phát triển nông nghiệp bền vững ở Đắk Lắk, Báo cáo chuyên đề
khoa học, Sở Khoa học Công nghệ môi trường - Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông Lâm nghiệp Tây nguyên.
43 Nguyễn Văn Thường, Trịnh Xuân Hồng (2001), Chuyển đổi phương thức canh
tác và thu nhập của người Êđê ở Buôn Tăng Jú vùng Buôn Ma Thuột,
Nông thôn miền núi, Những nghiên cứu hướng tới phát triển lâu bền, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
44 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193:2001 (2003), Cà phê nhân - Yêu cầu kỹ thuật, Hà Nội.
45 Tỉnh uỷ Đắk Lắk (2008), Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh uỷ Đắk Lắk, ngày
05/05/2008 về PTCPBV trong thời gian tới, Đắk Lắk.
46 Phạm Ngọc Toản (2008), Ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế
cây cà phê tỉnh Đắk Nông, Luận văn thạc sĩ Kinh tế Phát triển, trường Đại
học Kinh tế TP.HCM.
47 Hồ Công Trực, Phạm Quang Hà, Phạm Tiến Hoàng (2005), Xác định lượng phân
bón thích hợp cho cà phê vối kinh doanh trên đất bazan ở Tây Nguyên qua
phương pháp nghiên cứu cân bằng dinh dưỡng, Kết quả nghiên cứu khoa
học, quyển 4, Viện Nông hóa thổ nhưỡng.
190
48 Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận trung ương (2006), Thị trường cà phê,
Hội Nông dân Việt Nam.
49 Nguyễn Tư (2004), Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
50 Đào Thế Tuấn (1999), Sự phát triển nông nghiệp miền núi phía Bắc, Bài giảng:
nâng cao nhận thức và tiếp cận xã hội học trong nghiên cứu phát triển
miền núi, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
51 Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND, ngày
30/6/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, về ban hành “Quy chế quản
lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê
nhân Robusta, Đắk Lắk.
52 Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Đắk Lắk, Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND, ngày
17/11/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, kèm theo Đề án Phát triển
cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Đắk Lắk.
53 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (2006), Nghiên cứu các giải
pháp khoa học công nghệ và kinh tế xã hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả bền
vững cho một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, Đắk Lắk.
54 Viện khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (2009), Kết quả nghiên
cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong trồng trọt để nâng cao chất
lượng cà phê, Hội nghị nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam, Buôn Ma
Thuột.
55 Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế (nghiên cứu con đường dẫn
đến giàu sang), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Tiếng Anh
56 Blackman, Allen and Jorge Rivera (2010), The Evidence Base for Environmental
and Socioeconomic Impacts of “Sustainable” Certification, Resources for
the Future: Washington DC.
57 Bruc Herrick and Charks P. Kindleberger (1988), Economic development, Fourth
Edition, McGraw-Hill International Edition.
191
58 Brundland Report (1987), Our Common Future: World Commision on
Environment and Development, Oxford Universiti vi Press. Oxford
59 Cashin, P., Liang, H. & McDermott, C.J (1999), How persistent are shocks to world
commoditi vi prices?, Working Paper WP/99/80, IMF: Washington, D.C.
60 Central Coffee Research Institute (2003), Coffee guide, Publish by R. Naidu,
Director of Research Coffee Board N01, Ambedkar Veeghi Bangalore-560
001 Karnataka, India, Revised Seventh Edition,.
61 Central Coffee Research Institute, Coffee Research Station (2000), Package of
practices for organic coffee, Karmakata, India.
62 Daniele Giovannucci (July 2001), Sustainable Coffee Survey of the North
American Specialti vi Coffee Industry, The World Bank
63 Dankers, Cora and Pascal Liu (2003), Environmental and Social Standards,
Certification and Labelling for Cash Crops, Commodities and Trade
Technical Paper 2. Food and Agriculture Organization of the United
Nations: Rome.
64 Dave A. D’HAEZE (2004), Water management and land use planing in the
Central Highlands of Vietnam - The case of Coffea canephora in Daklak
province, Doctoraatsproefschrift Nr.601 ann de Faculteit, Wetenschappens
van de K.U.Leuven.
65 FAO (1989), Sustainable Agricultural Production, Implications of International
Agricultural Research, FAO Research and Technology, FAO, Rome.
66 FAO (1990), World Food Dry, FAO, Rome.
67 Giovannucci, Daniele & F.J. Koekoek (2003), The State of Sustainable Coffee: A
Study of Twelve Major Markets, International Coffee Organization,
London; International Institute of Sustainable Development, Winnipeg;
United Nations Conference on Trade and D
68 Giovannucci, Daniele (2001), Sustainable Coffee Survey of the North American
Coffee Industry, Jointly published by The Commission for Environmental
Cooperation French and Spanish and The Specialti vi Coffee Association
192
of America English
69 Giovannucci, Daniele (2010), Presentation at the ICO 2010 World Coffee
Conference.
70 Giovannucci, Daniele, Jason Potts, et al (2008), Seeking Sustainabiliti vi: COSA
Preliminary Analysis of Sustainabiliti vi Initiatives in the Coffee Sector
International Institute of Sustainable Development: Winnipeg, Manitoba.
71 Giovannucci, Daniele, Peter Brandriss, Esteban Brenes, Ina Marlene Ruthenberg,
and Paola Agostini (1999), Engaging Civil Societi vi to Create Sustainable
Agricultural Systems: Environmentally-Friendly Coffee in El Salvador and
Mexico, In Thinking Out Loud (Latin America and the Caribbean Civil
Society Team) The World Bank: Washington, D.C.
72 Hallam, David (2003), Falling Commoditi vi Prices And Industry Responses:
Some Lessons From the International Coffee Crisis, In Commoditi vi
Market Review 2003-2004. FAO:Rome.
73 ICO document WP-Board No. 970/05 Rev. 1
74 Kilian, B., Jones, C. & Pratt, L., (2006), Is sustainable agriculture a viable
strategy to improve farm income in Central America? A case study on
coffee, Journal of Business Research, 59, pp.322 - 330.
75 Lewin, B., Giovannucci, D., Varangis, P (2004), Coffee Markets: New
Paradigms in Global Supply and Demand, World Bank: Washington DC.
76 Maureen B. Fant (1990), Alternative agriculture (by National Research Council
of United States), CERES, The FAO Review, 125 (vol 22 No 1, Sep-Oct).
77 Morriset, Jacques (1998), Unfair trade? The increasing gap between world and
domestic prices in commoditi vi markets during the past 25 years, World
Bank Economic Review, vol 12 (1998), pp. 503-526. The World Bank:
Washington, D.C.
78 Rambo.A.T., Donavan. D., Fox. ., Cúc.LT., Viên. T.Đ., (1997), Development
trends in Vietnam’s Northern mountain Regions (vol1), National Political
193
Publishing House, Hanoi.
79 Rice, Paul and Jennifer McLean (1999), Sustainable Coffee at the Crossroads,
The Consumer’s Choice Council: Washington DC.
80 Rice, Robert (1996), Coffee modernization and ecological changes in northern
Latin America, Tea and Coffee Trade Journal, September 104-113.
81 Rice, Robert., Perfecto, I., Greenberg, R. and Van der Voort, M (1996), Shade
coffee: a disappearing refuge for biodiversiti vi, Bioscience, 46 (8) 598-608.
82 Starbucks Corporation (2009), Fiscal 2009 Annual Report.
83 Tiem. H.T, Minh.T.D (2001), Present Status of Coffee Industry in Vietnam and
Oppotunitieis for Specialyti vi/Organic coffee Production, in: The first
Asian Regional Round-table on Sustainable, Organic and Specialy Coffee
Production, Processing and Marketing,
84 Tri. N.H (1998), Rationnal utilisation of land and water resource become
necessiti vi as an intergration component for sustainabiliti vi agricultural
developmmentand environmental protection strategy of Dak Lak province,
International workshop on land evaluatio
85 Tropical Commodity Coalition (2009), Coffee Barometer 2009.
Internet
86 Bùi Hữu Đạo (2009), Vài trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp,
http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2009/09/03/3733/.
87 Đời thường (2010), Rừng Tây Nguyên vẫn bị tàn phá,
http://doithuong.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=111
4&catid=50:da-dang-sinh-hoc&Itemid=70.
88 Fairtrade (2003), http://www.globalexchange.org/campaigns/fairtrade/coffee/,
San Fran- cisco, USA..
89 FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations) (2004), What is
organic agriculture, Internet: http://www.fao.org/organicag/frame1-e.htm.
90 FLO (Fairtrade Labeling Organization) (2004), Fairtrade standards for coffee,
http://www.fairtrade.net/pdf/sp/english/Coffee%20SP%20version.
194
91 GTZ (Gesellschaft fu¨r technische Zusammenarbeit) (2004), Organic agriculturemarketing, http://www.gtz.de/organic-agriculture/english/com/com.html,
Eschborn, Germany: GTZ; 2004 [self-published].
92 http://giacaphe.com (2011), “Cà phê Việt thua trên sân nhà? - kì 2: Cuộc “xâm
lăng” của doanh nghiệp ngoại http://giacaphe.com/17793/cuoc-xam-langcua-doanh-nghiep-ca-phe-ngoai/.
93 http://giacaphe.com (2011), “Cà phê Việt thua trên sân nhà? -kì 3: Lựa chọn sống còn
của doanh nghiệp cà phê Việt Nam, http://giacaphe.com/17859/lua-chon-songcon-cua-doanh-nghiep-ca-phe-viet/.
94 http://giacaphe.com (2011), Cà phê Việt thua trên sân nhà?-kì 1: Những “căn
bệnh” trầm kha, http://giacaphe.com/17761/nhung-can-benh-tram-kha-cuaca-phe-viet-nam/.
95 IFOAM (International Federation of Organic Agriculture Movement) (2004),
IFOAM basic standards for organic production and processing,
http://www. ifoam.org/standard/norms/ibs.pdf, Nuernberg, Germany.
96 Quang Huy (2010), Đắk Lắk tăng diện tích cà phê sạch lên trên 7.000 ha,
http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/ptktxh/16872?p_page_id=
412541&pers_id=353627&folder_id=&item_id=9156532&p_details=1.
97 Vũ Trọng Khải (2009), Liên kết “bốn nhà”: chủ trương đúng vẫn tắc!,
http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/19953/.
98 Thế Phong (2011), Lịch sử hơn 100 năm cà phê Đắk Lắk,
http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/baodientu.chinhphu.vn/Lich-suhon-100-nam-ca-phe-Dak-Lak/5860874.epi.
99 Đào Tấn, Đỗ Hương (2011), Gải pháp phát triển bền vững cho cà phê Việt Nam,
http://nguyentandung.org/kinh-te/giai-phap-phat-trien-ben-vung-cho-caphe-viet-nam.html.
100 Tạp chí Thương gia và thị trường (2009), Châu Mỹ - Lục địa sản xuất cà phê trên
60%
lượng
cà
phê
toàn
cầu.
http://www.bnm.vn/a/news?t=9&id=783895
Dẫn
theo
trang
web
195
101 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2011), Tổng quan,
http://portal.daklak.gov.vn/portal/page/portal/daklak/daklak.
102 Hải Vy (2010), Cà phê sạch – Lối mở lên vị thế mới,
http://news.thaihoacoffee.com/index.php?option=com_content&view=artic
le&id=503%3Aca-phe-sch--li-m-len-v-th-mi&catid=107%3Axuhuong&Itemid=484&lang=,.
196
PHỤ LỤC
Phụ lục số 1 : Bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững của
Uỷ ban Phát triển Bền vững Liêp hợp Quốc
LĨNH VỰC XÃ HỘI
Chủ đề
Công
bằng
Y tế
Giáo dục
Nhà ở
An ninh
Dân số
Chủ đề
Không
khí
Đất
Đại
dương,
biển,bờ
biển
Chủ đề nhánh
Chỉ số
1) Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo đói
Nghèo đói
2) Chỉ số GINI về bất cân đối thu nhập
3) Tỷ lệ thất nghiệp
Công bằng về giới
4) Tỷ lệ lương trung bình của nữ so với nam
Tình trạng dinh dưỡng 5) Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em
6) Tỷ lệ chết dưới 5 tuổi
Tỷ lệ chết
7) Kỳ vọng sống của trẻ sơ sinh
Điều kiện vệ sinh
8) Tỷ lệ dân số có thiết bị vệ sinh phù hợp
Nước sạch
9) Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch
10) Tỷ lệ dân số tiếp cận được với các dịch vụ y tế ban đầu
Tiếp cận dịch vụ y tế
11) Tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em
12) Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai
13) Tỷ lệ phổ cập tiểu học đối với trẻ em
Cấp giáo dục
14) Tỷ lệ người trưởng thành đạt mức giáo dục cấp II
Biết chữ
15) Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành
Điều kiện sống
16) Diện tích nhà ở bình quân đầu người
Tội phạm
17) Số tội phạm /100.000 dân
18) Tỷ lệ tăng dân số
Thay đổi dân số
19) Tỷ lệ dân số thành thị chính thức và cư trú không chính
thức
LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG
Chủ đề nhánh
Chỉ số
Thay đổi khí hậu
20) Phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
Phá huỷ tầng Ôzôn
21) Mức độ tàn phá tầng Ôzôn
Chất lượng không khí 22) Mức độ tập trung của chất thải khí ở khu vực thành thị
23) Đất canh tác và diện tích cây lâu năm
Nông nghiệp
24) Sử dụng phân hoá học
25) Sử dụng thuốc trừ sâu
26) Tỷ lệ che phủ rừng
Rừng
27) Cường độ khai thác gỗ
Hoang hoá
28) Đất bị hoang hoá
Đô thị hoá
29) Diện tích thành thị chính thức và phi chính thức
30) Mức độ tập trung của tảo trong nước biển
Khu vực bờ biển
31) Tỷ lệ dân số sống ở khu vực bờ biển
Ngư nghiệp
32) Loài hải sản chính bị bắt hàng năm
33) Mức độ cạn kiệt của nước ngầm và nước mặt so với tổng
Chất lượng nước
nguồn nước
197
Hệ sinh thái
Loài
Chủ đề
Chủ đề nhánh
Hiện trạng kinh tế
Thương mại
Cơ cấu
kinh tế
Tình trạng tài chính
Tiêu dùng vật chất
Sử dụng năng lượng
Mẫu hình Xả thải và quản lý xả
sản xuất thải
và tiêu
dùng
Giao thông vận tải
34) BOD trong khối nước
35) Mức tập trung của Faccal ColiForm trong nước sạch
36) Diện tích hệ sinh thái chủ yếu được lựa chọn
37) Diện tích được bảo vệ so với tổng diện tích
38) Sự đa dạng của số loài được lựa chọn
LĨNH VỰC KINH TẾ
Chỉ số
39) GDP bình quân đầu người
40) Tỷ lệ đầu tư trong GDP
41) Cán cân thương mại hàng hoá và dịch vụ
42) Tỷ lệ nợ trong GNP
43) Tổng viện trợ ODA hoặc nhận viện trợ ODA so với GNP
44) Mức độ sử dụng vật chất
45) Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người hàng năm
46) Tỷ lệ tiêu dùng nguồn năng lượng có thể tái sinh
47) Mức độ sử dụng năng lượng
48) Xả thải rắn của công nghiệp và đô thị
49) Chất thải nguy hiểm
50) Chất thải phóng xạ
51) Chất thải tái sinh
52) Khoảng cách vận chuyển theo đầu người theo một cách
thức vận chuyển
LĨNH VỰC THỂ CHẾ
Chủ đề
Khuôn
khổ thể
chế
Năng lực
thể chế
Chủ đề nhánh
Quá trình thực hiện
chiến lược phát triển
bền vững
Chỉ số
53) Chiến lược phát triển bền vững quốc gia
Hợp tác quốc tế
54) Thực thi các công ước quốc tế đã ký kết
Tiếp cận thông tin
55) Số lượng người truy cập internet /1.000 dân
Cơ sở hạ tầng thông
56) Đường điện thoại chính /1.000 dân
tin liên lạc
Khoa học và công
57) Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tính theo% của GDP
nghệ
Phòng chống thảm
58) Thiệt hại về người và của do các thảm hoạ thiên nhiên
hoạ
(Nguồn: Uỷ ban phát triển bền vững của Liên hợp quốc)
198
Phụ lục số 2: Bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững của Việt Nam
LĨNH VỰC KINH TẾ
1) GDP bình quân đầu người
2) Tốc độ tăng trưởng GDP
3) Cơ cấu ngành Nông lâm Ngư – Công nghiệp Xây dựng - Dịch vụ
4) Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động
5) Tỷ lệ đầu tư so với GDP
6) Tỷ lệ vốn ODA và FDI trong vốn đầu tư toàn xã hội
7) Tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu và triển khai so với GDP
8) Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục so với GDP
9) Cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá
10) Tỷ lệ nợ so với GDP
11) Tỷ lệ tiêu thụ năng lượng/GDP hàng năm
12) Tỷ lệ tái chế và tái sử dụng rác
LĨNH VỰC XÃ HỘI
13) Tổng dân số
14) Tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo
15) Chỉ số GINI về chênh lệch thu nhập
16) Tỷ lệ tiền lương của nam so với nữ
17) Tỷ lệ tử vong của các bà mẹ lúc sinh nở
18) Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi
19) Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
20) Tuổi thọ trung bình
21) Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch
22) Tỷ lệ biết chữ ở người lớn
23) Tỷ lệ phổ cập trung học cơ sở đối với trẻ em trong độ tuổi
24) Tỷ lệ sinh viên đại học và cao đẳng trên 1000 dân
25) Tỷ lệ lao động được đào tạo
26) Tỷ lệ dân số tiếp cận các phương tiện truyền thông hiện đại
27) Diện tích nhà ở bình quân đầu người ở thành phố
28) Số tội phạm trong năm trên 100.000 dân
29) Số tai nạn giao thông trong năm trên 100.00 dân
LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
30) Tỷ lệ che phủ rừng
31) Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên so với diện tích tự nhiên
32) Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu
33) Tỷ lệ đất bị suy thoái hàng năm
34) Tỷ lệ khai khoáng
35) Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, rác thải rắn
36) Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 14001
37) Phát thải các khí nhà kính
38) Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép
39) Hệ sinh thái đang bị đe doạ và các loài có nguy cơ tuyệt chủng
199
40) Sản lượng cá đánh bắt hàng năm
41) Tổn thất về kinh tế do thiên tai
LĨNH VỰC THỂ CHẾ
42) Số địa phương có chương trình nghị sự 21
43) Công cụ phát triển bền vững: số lượng các văn phòng phát triển bền vững, cán bộ hoạt
động trong các văn phòng phát triển bền vững
44) Huy động nguồn vốn tài chính cho việc xoá đói giảm nghèo
Nguồn: Diễn đàn phát triển bền vững Việt Nam
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi người trồng cà phê
Mã số: ................................................
Thôn: .................................................
Xã: ......................................................
Phần I: Sản xuất nông nghiệp
1.1 Thông tin chung
1. Giới tính: Nam/Nữ
2. Dân tộc: .............................................................................................................................
3. Tuổi: ..................................................................................................................................
4. Số năm đã đi học: ...............................................................................................................
5. Sản xuất nông nghiệp toàn thời gian hay bán thời gian:
Toàn thời gian
Bán thời gian
6. Số thành viên trong gia đình: a. Nam:………b. Nữ: ........................................................
7. Số lượng người tham gia hoạt động nông nghiệp hiện nay:..............................................
8. Số lượng và giới tính thành viên trong gia đình tham gia sản xuất cà phê: Nam:.. Nữ: ...
9. Số lượng trẻ em trong gia đình (dưới 12 tuổi): .................................................................
10. Số năm kinh nghiệm trong sản xuất cà phê:
 Ông bà nắm được các kiến thức nông nghiệp (nhất là kiến thức trồng trọt cà
phê):……điểm (cho điểm tăng dần từ 1-9)
 Mức độ quan trọng của kinh nghiệm trồng cà phê:……điểm (1-5; 1- ít quan trọng
nhất)
11. Khoảng cách từ nhà đến lô cà phê (km) ..........................................................................
* Mức độ quan trọng của khoảng cách và CL đường giao thông từ nhà đến lô CP:…điểm
(1-5; 1-ít quan trọng nhất)
12. Bao nhiêu hạng mục sau đây mà gia đình sở hữu?
Thứ tự
Hạng mục
Đơn vị
Số lượng
Giá trị ước lượng (VND)
I
I.1
I.2
I.3
I.4
II
II.1
II.2
II.3
Vật nuôi
Bò
Trâu
Dê
Khác:
Tài sản
Đất thổ cư
Đất trồng trọt
Đất rừng
200
II.4
II.5
II.6
II.7
II.8
II.9
II.10
II.11
Nhà
Xe kéo
Xe máy
Bơm nước
Ti vi
Cát séc
Máy tính
Khác:
1.2 Sử dụng đất và tính sở hữu
Cà phê
Diện tích
(ha)
Sở hữu
Đất cao
Diện tích (ha)
Sở hữu
Đất ruộng
Diện tích (ha)
Sở hữu
Mã số: 1. Sở hữu riêng của gia đình 2. Đồng sở hữu
3. Đi thuê
4. Cho
thuê
* Mức độ quan trọng của quy mô diện tích:……điểm (1-5; 1- ít quan trọng nhất)
1.3 Các hoạt động nông nghiệp khác nhau:
1.3.1 Cây hàng năm (vụ 2010/2011)
Loài cây trồng
Tổng chi phí sản xuất (VND)
Tổng thu (VND)
Lỗ/ Lãi (VND)
Tổng cộng
1.3.2 Cây lâu năm (niên vụ 2010/2011) (không bao gồm cà phê)
Loài cây trồng
Tổng chi (VND)
Tổng thu (VND)
Lỗ/ Lãi (VND)
Tổng:
1.3.3 Đa dạng mùa vụ
1. Loài cây trồng nào mà gia đình đang canh tác để đa dạng hóa thu nhập?
a………….... b.………...... c.………......
d.......…………
e........…………
f.......…………
2. Những lý do nào để gia đình thực hiện đa dạng hóa thu nhập (khoanh vòng những lý do phù
hợp)?
a. Năng suất cao
b. Hạn chế sâu bệnh
201
c. Đảm bảo lương thực cho gia đình
d. Giảm thiểu rủi ro: về giá/ năng suất
e. Yếu tố truyền thống
f. Khác:………………………………
1.4 Tình hình chăn nuôi (theo năm)
Loài vật nuôi
Tổng chi (VND)
Tổng thu (VND)
Lỗ/ Lãi (VND)
Tổng:
1.5 Thông tin liên quan đến thu nhập phi nông nghiệp
1. Ngoài hoạt động nông nghiệp, gia đình có tham gia hoạt động phi nông nghiệp hay
không? Có……Không……
2. Bao nhiêu ngày trong 1 tháng gia đình thường tham gia vào hoạt động phi nông
nghiệp? 3. Bao nhiêu thành viên trong gia đình thường tham gia hoạt động phi nông
nghiệp?
4. Thu nhập bình quân của gia đình từ hoạt động phi nông nghiệp/tháng?
Part II: Cà phê
2.1 Tình hình sản xuất cà phê
2.1.1. Loại hình sản xuất cà phê (Liên kết -Doanh nghiệp; trang trại; hộ):………………
2.1.2. Vốn cho sản xuất cà phê:…… triệu đồng
Mức động quan trọng của vốn:…điểm (1-5; 1- ít quan trọng nhất)
2.1.3. Mức độ quan trọng của một số yếu tố khác liên quan đến sản xuất cà phê (1-ít quan trọng nhất):
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
STT
Yếu tố
1
2
3
4
5
Kỹ thuật sản xuất cà phê
Chất lượng đất trồng cà phê
Quy hoạch lô cà phê
Thị trường tiêu thụ cà phê
Thông tin giá cả thị trường
202
2.1.4 Yếu tố đầu vào và đầu ra trong sản xuất cà phê
Lô
Diện
tích
(ha)
Năm
trồng
Sản
lượng
(kg)
Sử dụng phân hữu cơ (kg)
Phân
chuồng
Phân
VS
Khác
Sử dụng phân vô cơ (kg)
N
P
K
NPK
TH
Mã số: Đối với phương pháp thu hoạch: 1 – Thu hoạch chọn
Khác
Thuốc trừ
sâu (liters)
Lao động
gia đình
(ngày)
2 – Thu hoạch đồng loạt
Lao động
thuê
(ngày)
Nước tưới
Số lần/
lô/ năm
KL
(m3)
Xăng,
dầu
(liters)
Điện
(kW)
Phương
pháp thu
hoạch
3 – Hỗn hợp cả 2 phương pháp
203
2.1.5 Chi phí sản xuất cà phê
Diện tích:………ha
Nội dung chi phí
Đơn vị
Số
lượng
Đơn giá
(VND)
Thành tiền
(VND)
Thành tiền/ha
(VND)
Khấu hao vườn đất đai
Khấu hao vườn cây
Khấu hao MMTB
Chi phí bảo quản sản phẩm
Phân bón vô cơ (hóa học)
Phân bón hữu cơ
Thuốc trừ sâu
Thuê lao động
Lao động gia đình
Điện năng
Xăng dầu
Dịch vụ khuyến nông công cộng
Dịch vụ khuyến nông
Chi phí khác
Tổng cộng chi phí sản xuất
2.1.6 Thu nhập (triệu đồng/năm):
2.2 Phân bón hữu cơ (Niên vụ 2010/2011)
1. Những tác động tích cực nào của việc bón phân hữu cơ?
a. Tăng năng suất: Trên thang điểm từ 1 đến 10, mức điểm nào là đại diện tốt nhất cho việc
tăng năng suất, bằng 1 nghĩa là việc tăng năng suất là ít nhất và 10 nghĩa là việc tăng năng
suất tốt nhất so với các niên vụ trước .....................................................................................................
b. Giúp cho việc sử dụng đất bền vững: Trên thang điểm từ 1 đến 10, mức điểm nào là đại
diện tốt nhất cho việc sử dụng đất bền vững, bằng 1 nghĩa là rất không bền vững và 10 là rất
bền vững ..................................................................................................................................................
c. Tăng chất lượng cà phê: Trên thang điểm từ 1 đến 10, mức điểm nào là đại diện tốt nhất
cho việc tăng chất lượng cà phê, bằng 1 nghĩa là chất lượng không tốt và bằng 10 nghĩa là đạt
chất lượng tốt nhất ..................................................................................................................................
d. Khác ....................................................................................................................................................
2. Những tác động tiêu cực nào của việc bón phân hữu cơ?
a. Giá cả phân bón ngày càng tăng: Trên thang điểm từ 1 đến 10, mức điểm nào là đại diện tốt
nhất cho việc giá cả của phân bón gia tăng, bằng 1 nghĩa là giá phân bón tăng rất ít và bằng 10
nghĩa là giá phân tăng rất nhanh? ...........................................................................................................
b. Chất lượng của phân hữu cơ là không đủ tốt: Trên thang điểm từ 1 đến 10, mức điểm nào là
đại diện tốt nhất cho chất lượng phân hữu cơ, bằng 1 nghĩa là đủ tốt và bằng 10 nghĩa là chất
lượng rất không tốt? ...............................................................................................................................
c. Khác ....................................................................................................................................................
2.3 Phân bón vô cơ (Niên vụ 2010/2011)
1. Những tác động tích cực nào của việc bón phân hữu cơ?
a. Tăng năng suất: Trên thang điểm từ 1 đến 10, mức điểm nào là đại diện tốt nhất cho việc
tăng năng suất, bằng 1 nghĩa là việc tăng năng suất là ít nhất và 10 nghĩa là việc tăng năng
suất tốt nhất so với các niên vụ trước .....................................................................................................
204
b. Tăng chất lượng cà phê: Trên thang điểm từ 1 đến 10, mức điểm nào là đại diện tốt nhất
cho việc tăng chất lượng cà phê, bằng 1 nghĩa là chất lượng không tốt và bằng 10 nghĩa là đạt
chất lượng tốt nhất ...............................................................................................................................
c. Khác.....................................................................................................................................................
2. Những tác động tiêu cực nào của việc bón phân hữu cơ?
a. Giá cả phân bón ngày càng tăng: Trên thang điểm từ 1 đến 10, mức điểm nào là đại diện tốt
nhất cho việc giá cả của phân bón gia tăng, bằng 1 nghĩa là giá phân bón tăng rất ít và bằng 10
nghĩa là giá phân tăng rất nhanh? ...............................................................................................................
b. Chất lượng của phân vô cơ là không đủ tốt: Trên thang điểm từ 1 đến 10, mức điểm nào là
đại diện tốt nhất cho chất lượng phân vô cơ, bằng 1 nghĩa là đủ tốt và bằng 10 nghĩa là chất
lượng rất không tốt? ...................................................................................................................................
c. Khác ....................................................................................................................................................
2.4 Thuốc trừ sâu (niên vụ 2010/2011)
1. Những tác động tích cực nào của việc sử dụng thuốc trừ sâu?
a. Bảo vệ hiệu quả vườn cà phê chống lại sâu bệnh: Trên thang điểm từ 1 đến 10, mức điểm
nào là đại diện tốt nhất cho việc bảo vệ hiệu quả vườn cây, bằng 1 nghĩa là kém hiệu quả và
bằng 10 nghĩa là đạt hiệu quả tốt nhất?...................................................................................................
b. Tăng chất lượng cà phê: Trên thang điểm từ 1 đến 10, mức điểm nào là đại diện tốt nhất
cho việc tăng chất lượng cà phê từ việc sử dụng thuốc trừ sâu, bằng 1 nghĩa là chất lượng
không tốt và bằng 10 nghĩa là đạt chất lượng tốt nhất ...........................................................................
c. Khác.....................................................................................................................................................
2. Những tác động tiêu cực nào của việc sử dụng thuốc trừ sâu?
a. Giá cả thuốc trừ sâu ngày càng tăng: Trên thang điểm từ 1 đến 10, mức điểm nào là đại
diện tốt nhất cho việc giá cả của thuốc trừ sâu gia tăng, bằng 1 nghĩa là giá thuốc trừ sâu tăng
rất ít và bằng 10 nghĩa là tăng rất nhanh? ...............................................................................................
b. Chất lượng của thuốc trừ sâu là không đủ tốt: Trên thang điểm từ 1 đến 10, mức điểm nào
là đại diện tốt nhất cho chất lượng thuốc trừ sâu, bằng 1 nghĩa là đủ tốt và bằng 10 nghĩa là
chất lượng rất không tốt? .......................................................................................................................
c. Khác ....................................................................................................................................................
2.5 Trồng cây chắn gió
a. Lô cà phê không cần thiết phải trồng cây chắn gió (Y/N):……
b. Lô cà phê cần thiết phải trồng cây chắn gió (1-trồng cây chắn gió; 0-không trồng cây chắn
gió):……điểm
2.6 Sử dụng biện pháp chống xói mòn đất
a. Lô cà phê không cần thiết phải sử dụng biện pháp chống xói mòn đất (đất bằng phẳng)(Y/N):……
b. Lô cà phê cần thiết phải sử dụng biện pháp chống xói mòn đất (đất dốc)-(1-có sử dụng biện
pháp chống xói mòn đất; 0-không sử dụng biện pháp chống xói mòn đất):……điểm
c. Đánh giá của hộ về khả năng xói mòn của đất trong tương lai:………điểm (1-9; bằng 1- ít xói
mòn nhất)
2.7 Thuê lao động: Lợi ích và khó khăn của việc thuê lao động (Niên vụ 2010/2011)
a. Cầu về lao động: 1- Cao 2- trung bình 3- Hạn chế; 4- Khan hiếm; 5-Rất khan hiếm
b. Chi phí:
1- Thấp
2- Hợp lý
4- Cao
4- Rất cao
c. Chất lượng LĐ
1- Thấp
2- Trung bình
3- Đủ tốt
4- Cao
d. Tính chủ động
1- Rất phụ thuộc
2- Phụ thuộc
3- Khá độc lập
4- Độc lập
2.8 Nước tưới (Niên vụ 2010/2011)
1. Vai trò của việc tưới nước đối với sản xuất cà phê
205
1- Rất quan trọng
2- Quan trọng
3- Bình thường
4- Không hề quan trọng
2. Khả năng nguồn nước:
1- Không hạn chế
2- Đầy đủ 3- Vừa đủ 4- Hạn chế 5- Khan hiếm
6- Rất khan hiếm
3. Khuynh hướng thay đổi của nguồn nước trong những năm gần đây
a. Tăng
b. Biến động nhưng tăng
c. Giảm
d. Biến động nhưng giảm
4. Nguồn nước tưới: 1. Nước mặt 2. Nước ngầm (độ sâu giếng) 3. Kết hợp (độ sâu giếng)
2.9 Công tác khuyến nông
 Một số nội dung liên quan đến công tác khuyến nông
Nguồn cung
dịch vụ KN
Biết đến
Đã gặp
(có/không) (có/không)
Đã có sự cộng
tác (có/không)
Chu kỳ làm việc
(mã 3)
Tổng cộng giờ
làm việc với KN
Mã 3: 1. Hàng tuần
2. Hàng tháng
3. Thỉnh thoảng
4. Chưa bao giờ
1. Những lợi ích nào mà gia đình đã nhận được từ dịch vụ khuyến nông?
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
2. Những thiếu sót nào của dịch vụ khuyến nông mà gia đình đã gặp phải|?
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
2.10 Đào tạo
1. Ông/bà đã tham gia vào bất kỳ các lớp/tập huấn do cán bộ khuyến nông giảng dạy? Có/
Không
Nếu có,
2. Ông bà đánh giá như thế nào về giá trị của chương trình đào tạo khuyến nông này?
Rất tốt:……… Tốt:………… Vừa:………… Kém:…………
3. Ông/bà đã tham gia được bao nhiêu giờ đào tạo?………………
2.11 Tín dụng, trợ cấp và nhóm vay vốn
1. Trợ cấp, tín dụng và bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp
a. Ông/bà có nhận được trợ cấp, tham gia vay vốn theo nhóm hay tín dụng ngân hàng
cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong năm qua? Có/ Không?
b. Nếu có, ông bà vui long cung cấp một số thông tin sau?
Hình thức
Số tiền (VND)
Mục đích Nguồn (mã 5)
Lãi suất
Tín dụng ngắn
hạn
Tín dụng dài hạn
Trợ cấp
Mã: 5
1. NH chích sách XH
2. Tổ chức tín dụng 3. Chương trình của nhà nước
4. Các NH thương mại
5. Cá nhân cho vay
6. Khác:………………
206
2. Ông/bà đã trả số nợ trên chưa? Có/Không
Nếu chưa, vì những lý do nào có thể?
a...........
b...........
c...........
3. Gia đình đang nợ bao nhiêu?………………
4. Những khó khăn nào mà ông/bà gặp phải khi tiếp cận trợ cấp, hay tín dụng?
a...............
b...............
c...............
Phụ lục 4: Phiếu điều tra người thu gom cà phê
Người phỏng vấn:………………………………….... Ngày:..…/……/.........
I. Thông tin về người được phỏng vấn
1.1.
Tên người được phỏng vấn:…………………………
1.2.
Địa chỉ: thôn……..... Xã………. Huyện……..... Tỉnh:......
1.3. Giới tính:........ 1.4. Sinh năm:......... 1.5. Trình độ: lớp.......
II. Thông tin về các nguồn lực cơ bản của hộ
2.1. Số người đang sống trong gia đình:…… ....
2.2. Số nam:......
2.3 Số lao động:........
2.4. Nguồn vốn hiện đang
vay mượn
Năm
vay
Số tiền vay
(1000đ)
Lãi /
tháng
(%)
Thời hạn
(tháng)
Mục đích
vay
2.4a.
2.4b.
2.4c.
2.4. Nguồn vốn hiện đang vay
mượn
2.4a.
2.4b.
2.4c.
2.5. Tư liệu chính phục vụ
thu mua (gom)
2.5a. Xe ô tô chuyên chở
2.5b. Xe công nông
2.5c. Dụng cụ khác
Nợ quá hạn
ĐVT
Số
lượng
Nguyên nhân nợ quá hạn
Năm
mua
Tổng giá trị
mua
(1000đ)
Tổng giá trị
hiện còn
(1000đ)
Chiếc
Chiếc
.....
III. Thông tin về Tình hình thu mua gom cà phê
3.1. Đối tượng thu gom:
 Hộ trồng cà phê
 Thu gom nhỏ
trên
 Cả 2 trường hợp
207
3.2. Phạm vi thu gom:
 Trong thôn, xóm
 Trong xã
 Vùng nhiều xã
 Trong huyện
 Trong tỉnh
 Trong và ngoài tỉnh
3.3. Cách thức thu mua:
 Người bán đến gọi
 Mình tự đi hỏi mua
 Cả 2 trường hợp
trên
3.4. Hình thức thu mua:
 Hộ thu hoạch rồi bán
 Mình tự thu hoạch
 Cả 2 trường hợp
trên
3.5. Kiểu thu mua
 Mua ngang chưa phân loại
 Mua đã phân loại
 Cả 2 trường hợp
trên
3.6. Phương thức thanh toán:
 Trả tiền liền 100%
 Trả 1 phần và còn nợ
 Mua nợ trả sau
Tình hình thu mua năm............... (tính bình quân 1 tấn sản phẩm)
ĐVT
Cà phê tươi
Cà phê nhân
3.7a. Sản lượng thu mua Tấn
3.7b. Giá mua bình quân 1000đ/kg
3.7c. LĐ gia đình
Ngày
công
3.7d. LĐ thuê thu mua
Ngày
công
+ Giá thuê 1 ngày công 1000đ
3.7e. Thuê vận chuyển
1000đ
3.7f. Chi khác
1000đ
3.8. Đối tượng bán:
 Thu gom lớn
 Công ty chế biến
 Cả 2 trường hợp trên
3.9. Phạm vi bán:
 Trong tỉnh
 Ngoài tỉnh
 Cả 2 trường hợp trên
3.10. Cách thức bán:
 Mình tự đi hợp đồng để bán
 Người mua liên hệ đến
 Cả 2 trường hợp
trên
3.11. Hình thức bán:
 Bán tại cơ sở mình
 Đưa đến cơ sở người mua
 Cả 2 trường hợp
trên
3.12. Kiểu bán
 Bán ngang chưa phân loại
 Bán đã phân loại
 Cả 2 trường hợp
trên
3.13. Phương thức thanh toán:
 Tiền mặt
 Chuyển khoản
 Cả 2 trường hợp
trên
 Thu tiền liền 100%
 Thu 1 phần và cho nợ
 Cho nợ trả sau
3.14. Thông tin về giá cả
(%, 1000đ)
(so với năm trước)
3.14a. Giá CP vận chuyển?
Tăng lên
Không tăng
Giảm xuống
208
3.14b. Giá xăng dầu?
Tăng lên
Không tăng
Giảm xuống
3.14c. Giá phân bón?
Tăng lên
Không tăng
Giảm xuống
3.14d. Giá ngày công LĐ?
Tăng lên
Không tăng
Giảm xuống
3.14e. Giá dịch vụ khác?
Tăng lên
Không tăng
Giảm xuống
3.14f. Giá sản phẩm bán ra?
Tăng lên
Không tăng
Giảm xuống
NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH THU MUA
Cà phê tươi
Cà phê nhân
(%, 1000đ)
(%, 1000đ)
Cà phê tươi
Cà phê nhân
(%, 1000đ)
(%, 1000đ)
3.15. Nguồn cung cấp?
Tăng lên
Bình thường
Không tăng
3.16. Phạm vi thu mua?
Rộng hơn
Bình thường
Ít hơn
3.17. Phạm vi bán?
Rộng hơn
Bình thường
Ít hơn
3.18. Đối tượng bán? Đa dạng hơn
Bình thường
Ít hơn
3.19. Khác................
........ hơn
Bình thường
Ít....... hơn
Công tác quản lý
3.20. Kiểm soát giá cả
Chặt hơn
Bình thường
Ít chặt hơn
3.21. Kiểm soát chất lượng
Chặt hơn
Bình thường
Ít chặt hơn
3.22. Khác.....................
Chặt hơn
Bình thường
209
Ít chặt hơn
Ý KIẾN CỦA NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN
....................................................................................
....................................................................................
....................................................................................
Phụ lục 5. Mẫu phiếu phỏng vấn doanh nghiệp
Địa bàn Huyện………………….
Tỉnh ........................................
Người phỏng vấn ………………
Ngày phỏng vấn ….…………
I/ THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên công ty………………………………………………………………………...
.
Địa chỉ ………………………….............. …………….. Năm thành lập ………
1.2. Loại hình doanh nghiệp
1. Công ty Nhà nước [ ]
2. Công ty cố phần [ ]
3. Công ty tư nhân [ ]
4. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài [ ]
5. Công ty TNHH [ ]
1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
1. Trồng cà phê [ ]
2. Chế biến cà phê [ ]
3.Kinh doanh cà phê [ ]
4. Xuất khẩu cà phê [ ] 5. Kinh doanh nông sản khác [ ]
1.4. Năng lực tài chính của công ty (năm 2011)
Số vốn đăng ký ………… tỷ đồng
Vốn lưu động ………. tỷ đồng
Doanh số bán hàng ……… tỷ đồng
Lợi nhuận …………… tỷ đồng
Đầu tư dài hạn:…………… tỷ đồng
1.5. Số lượng lao động của công ty …….. người (năm 2011)
Phân theo loại hình lao động(người)
1. Lao động trực tiếp ……………….. 2. Lao động gián tiếp ……
3. Lao động thuê theo thời vụ………..
Phân theo trình độ (người - đối với đội ngũ CB, công nhân viên lao động gián tiếp):
1. Trên đại học ……
2. Đại học:……
3. Cao đằng, trung câp ….
4. Lao động phổ thông ……
Số CB, CNV biết ngoại ngữ ...............
Số CB, CNV có thể giao dịch trực tiếp với đối tác nước ngoài:..........
Số CB, CNV thành thạo vi tính:.....................
Số CB, CNV biết sử dụng internet ................
1.6. Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh
1. Ô tô …….. chiếc
Tổng trọng tải …….. tấn
Nơi sản xuất ………………
2. Xưởng chế biến …….. m2
3. Nhà kho ……. m2
4. Sân bãi ….. m2
5. Thời điểm sử dụng internet năm ....... Chi phí internet bình quân hàng năm ..... triệu
210
6. Website riêng của Công ty: 1. Có [ ]
2. Không [ ]
Thời điểm có Website năm......
1.7. Công nghệ chế biến
Loại công nghệ: Chế biến ướt [ ]
Tỷ trọng ....%
Chế biến khô khô [ ]
Tỷ trọng ....%
Công suất CB ……….. tấn/ngày
Hiệu suất chế biến …….. %
1.8. Năng lực ghiên cứu và phát triển
Xin cho biết, hàng năm Công ty có đầu tư cho công tác NC và phát triển không?
Có [ ]
Không [ ]
Lĩnh vực đầu tư nghiên cứu và phát triển:
1. Nghiên cứu thị trường
[ ]
Vốn đầu tư bình quân 1 năm ……. đồng
2. NC chuyển giao TBKT [ ]
Vốn đầu tư bình quân 1 năm ……. đồng
3. Đầu tư PT nguồn nhân lực [ ]
Vốn đầu tư bình quân 1 năm ……. đồng
Số lượng cán bộ được cử đi đào tạo nâng cao trình độ hàng năm …… người
1.9. Đánh giá chung về năng lực của công ty
Xin ông (bà) cho điểm vào các mục dưới đây. Điểm số được cho từ 0 đến 100 điểm,
dựa trên cơ sở so sánh với năng lực chung của toàn ngành. Năng lực yếu nhất (0 điểm),
năng lực mạnh nhất (100 điểm), năng lực trung bình (50 điểm).
Năng lực Tài chính
Nhân lực
Công
Cơ sở vật
Nghiên cứu và
nghệ
chất
phát triẻn
Điểm số
II/ THÔNG TIN SẢN XUẤT – KINH DOANH
2.1. Nguồn hàng cà phê
1. Mua của các hộ thu gom [ ]
2. Mua của các đại lý [ ]
3. Thu mua của các hộ nhận khoán trong công ty [ ] 4. Mua của công ty khác [ ]
2.2. Loại hình cà phê thu mua
1. Quả tươi [ ]
2. Quả khô [ ]
3. Quả phơi khô dở dang [ ]
4. Cà phê nhân [ ]
5. Cà phê bột [ ]
Giá thu mua cà phê nhân bình quân năm 2010 ............. nghìn đồng/kg
2.3. Phương thức nhập hàng:
1. Mua tại các hộ thu gom [ ]
2. Người thu gom mang đến [ ]
3. Mua tại các đại lý [ ]
4. Các đại lý mang đến [ ]
2.4. Hình thức chế biến
1. Phơi khô [ ]
2. Sấy khô [ ]
3. Xát vỏ [ ]
4. Phân loại [ ]
5. Đánh bóng [ ]
6. Đóng gói [ ]
7. Chế biến sâu [ ]
2.5. Sản phẩm sau chế biến
1. Cà phê nhân [ ]
Tỷ trọng ............%
2. Cà phê bột [ ]
Tỷ trọng ............%
3. Cà phê hòa tan [ ] Tỷ trọng ............ %
2.6. Đánh giá của ông (bà) về mẫu mã bao bì của công ty
211
1. Đa dạng [ ]
2. Đơn điệu [ ]
3. Thường xuyên cải tiến [ ]
4. Đẹp, hấp dẫn [ ]
5. Bình thường [ ] 6. Kém hấp dẫn [ ]
2.7. Nhà cung cấp bao bì sản phẩm:
1. Công ty tự sản xuất [ ]
2. Mua của doanh nghiệp trong nước [ ]
3. Nhập khẩu [ ]
2.8. Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm
1. Đăng ký rồi [ ]
2. Chưa đăng ký [ ]
Nơi đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:
1. Trong nước [ ]
2. Nước ngoài [ ]
3. Cả 2 [ ]
2.9. Đánh giá của ông (bà) về thương hiệu sản phẩm của công ty
1. Mạnh [ ] 2. Trung bình [ ]
3. Yếu [ ]
2.10. Nguồn gốc thương hiệu
1. Do công ty sáng tạo [ ]
2. Mua của doanh nghiệp trong nước [ ]
3. Mua của công ty nước ngoài [ ]
2.11. Hàng năm, công ty có tham gia hội chợ không?
1. Có [ ]
2. Không [ ]
Nơi tổ chức hội chợ:
1. Trong nước [ ]
2. Nước ngoài [ ] 3. Cả 2 [ ]
2.12. Công ty có tham gia vào các hiệp hội không?
1. Có [ ]
2. Không [ ]
Tên Hiệp hội ...............................................................................................
2.13. Công ty có được hưởng chính sách hỗ trợ không? 1. Có [ ]
2. Không [ ]
Tên chính sách được hỗ trợ ………………………………
III/ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
3.1. Đối tác mua hàng 1. Công ty XK trong tỉnh [ ] 2. Công ty XK tại TP. HCM [ ]
3. Xuất khẩu trực tiếp [ ]
4. Tiêu thụ nội địa [ ]
3.2. Phương thức giao hàng
1. Giao tại công ty [ ]
2. Giao tại công ty khách hàng trong tỉnh [ ]
3. Giao tại công ty khách hàng tại TP. HCM [ ] 4. Giao tại cảng ở TP. HCM [ ]
3.3. Phương tiện vận chuyển:
1. Ô tô của công ty [ ]
2. Thuê vận chuyển [ ]
3.4. Cách nhận biết giá
1. Qua đài, báo, ti vi [ ]
2. Internet [ ]
3. VICOFA [ ]
4. ICO [ ]
5. Khác [ ]
3.5. Đánh giá của ông (bà) về thủ tục xuất khẩu
1. Đơn giản, gọn nhẹ [ ]
2. Rườm rà, phức tạp [ ]
3. Nhanh [ ]
4. Chậm [ ]
5. Chi phí hợp lý [ ]
6. Chi phí lớn [ ]
3.6. Mức thuế xuất khẩu sản phẩm cà phê nhân áp dụng đối với Công ty?
......... %
3.7. Xin ông (bà) cho biết sản phẩm cà phê nhân xuất khẩu của Công ty có bị trả lại
không?
1. Có [ ]
2. Không [ ]
Lý do bị trả lại
1. Chất lượng không bảo đảm [ ] 2. Không tuân thủ hợp đồng [ ] 3. Khác [ ]
Tần suất bị trả lại hàng:
212
1. Thường xuyên [ ]
2. Thỉnh thoàng [ ]
3. Rất ít khi [ ]
Số lượng hàng bị trả lại (% so với tổng khối lượng hàng tiêu thụ)
1. Dưới 5% [ ]
2. 5 - 20% [ ]
3. 21 - 50% [ ]
4. Trên 50% [ ]
Phụ lục 6: Các phụ biểu
Phụ biểu 1: Diện tích cà phê và số hộ điều tra
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
Năng
Tổng DT suất năm
Tỷ lệ DT
năm
2009
(%)
2009 (ha) (tấn/ha)
Số hộ
cần
Tỷ lệ hộ
Huyện, thị xã
điều
điều tra
tra
(%)
(hộ)
CưKuin
11.125
2,24
10,11
70
14,00
Lắk
1.200
0,97
1,09
25
5,00
CưM’gar
34.081
2,34
30,96
100
20,00
Krông Bông
1.580
1,41
1,44
25
5,00
Krông Búk
21.156
2,10
19,22
90
18,00
Krông Pắk
17.341
2,00
15,75
85
17,00
Buôn Hồ
15.638
2,15
14,21
65
13,00
Krông Ana
7.960
2,56
7,23
40
8,00
100,00
Tổng
110.081
2,19
500
100,00
Nguồn: Cột tổng diện tích và NS năm 2009 theo NGTK tỉnh Đắk Lắk 2010
213
Phụ biểu 2: Diện tích và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk theo khu vực từ 2000 –
2010
STT
Huyện, thị xã,TP
2000
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
III
Diện tích (ha)
TP: Buôn Ma Thuột
Huyện: Ea Hleo
Huyện: Ea Súp
Huyện: Krông Năng
Huyện:Krông Búk
Huyện Buôn Đôn
Huyện Cư Mgar
Huyện Ea Kar
Huyện Mđrắk
Huyện Krông Pắk
Huyện krông Bông
Huỵen Krông na
Huyện Lắc
Huyện Cư Kiun
Buôn Hồ
Sản lượng (tấn)
TP: Buôn Ma Thuột
Huyện: Ea Hleo
Huyện: Ea Súp
Huyện: Krông Năng
Huyện:Krông Búk
Huyện Buôn Đôn
Huyện Cư Mgar
Huyện Ea Kar
Huyện Mđrắk
Huyện Krông Pắk
Huyện krông Bông
Huỵen Krông na
Huyện Lắc
Huyện Cư Kiun
Buôn Hồ
Năng suất (tấn/ha)
183.329
14.818
17.208
43
22.370
34.265
3.461
35.481
9.956
4.448
18.800
1.990
18.875
1.614
348.289
36.515
31.826
64
28.922
66.180
4.457
86.818
13.492
1.594
35.952
1.560
38.724
2.185
2,93
2005
2008
2009
2010
170.403 182.434 181.960 190.765
13.696
13.823
13.486
13.931
17.229
20.025
20.025
21.035
33
26
26
26
23.465
25.662
25.662
25.662
36.805
21.049
21.156
21.297
2.570
2.721
2.780
3.357
32.010
33.824
34.086
35.947
5.862
6.954
6.841
6.826
2.332
2.803
3.054
3.184
16.193
17.300
17.341
17.950
710
1.693
1.580
1.592
7.423
8.112
7.960
8.414
804
1.190
1.200
1.283
11.271
10.964
11.125
13.770
16.288
15.638
16.491
257.481 415.494 380.373 399.098
23.188
35.273
30.161
32.803
24.822
46.420
42.665
49.580
43
31
31
31
39.229
48.707
46.576
47.296
60.123
50.177
44.516
46.250
4.755
7.772
6.451
8.009
39.529
81.323
79.628
69.083
6.156
8.673
9.980
11.215
3.498
2.538
3.301
4.309
22.670
39.717
34.745
35.200
991
2.222
2.233
2.574
9.711
23.194
20.391
22.410
1.168
1.408
1.160
2.085
21.598
31.138
24.935
30.213
36.901
33.600
38.040
1,58
2,42
2,19
2,24
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk, 2004, 2007, 2010
Tốc độ
tăng BQ
20002010
(%)
0,40
-0,62
2,03
-4,91
1,38
-4,64
-0,30
0,13
-3,70
-3,29
-0,46
-2,21
-7,76
-2,27
1,37
-1,07
4,53
-6,99
5,04
-3,52
6,04
-2,26
-1,83
10,46
-0,21
5,14
-5,32
-0,47
-2,62
214
Phụ biểu 3: Chi phí đầu tư cho một chu kì sản xuất cà phê
(tính bình quân cho 1 ha cà phê)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
Lao
động
1,51
1,52
4,67
0,99
0,62
0,80
1,21
1,97
1,88
2,73
2,40
2,25
3,27
2,30
3,34
2,94
2,64
2,75
3,68
2,94
3,00
4,18
4,41
6,36
3,07
Giống
2,29
0,22
-
Phân
bón
1,98
2,81
5,99
6,98
4,17
4,42
6,28
8,11
10,65
11,01
12,60
13,11
15,57
12,86
13,72
13,38
13,31
13,26
17,18
14,42
17,06
16,09
24,56
28,90
20,86
Thuốc
hoá học
0,79
1,16
0,62
0,27
0,42
0,68
1,11
1,27
1,16
1,75
1,52
1,70
1,49
1,42
1,84
1,51
1,65
1,63
2,08
1,70
2,13
2,62
1,70
2,22
Công cụ, Chi phí
dụng cụ
khác
1,14
0,08
0,87
0,29
2,23
0,10
0,49
0,31
0,19
0,06
0,36
0,12
0,42
0,28
0,65
0,32
0,72
0,58
0,80
0,66
0,59
0,53
0,92
0,64
1,12
0,44
1,04
0,50
0,96
0,86
0,84
0,50
0,90
0,56
0,92
1,61
0,88
0,87
1,16
0,49
1,45
0,62
1,30
0,73
2,31
0,92
1,60
0,70
2,51
Tổng
chi phí
6,91
6,30
14,34
9,18
5,56
6,07
8,72
12,11
14,85
16,28
18,00
18,34
22,29
18,14
19,93
19,86
18,86
19,14
24,98
21,48
23,70
24,32
34,62
39,48
29,36
Nguồn: Thu thập từ phiếu điều tra 2011
Phụ biểu 4: Doanh thu và chi phí đầu tư cho một chu kì sản xuất cà phê
(tính bình quân cho 1 ha cà phê)
215
Năm thứ
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Năng
suất
cà phê
(tấn/ha)
1,48
1,67
1,33
1,94
2,96
2,84
2,98
3,05
3,04
2,92
2,68
3,10
2,91
2,63
2,48
2,86
2,46
2,20
2,23
2,29
2,34
1,79
Giá CP (giá BQ
các hộ bán cho
các công ty XK)
(triệu VND/tấn)
4,62
5,24
5,43
8,57
19,45
22,93
14,04
13,65
17,21
14,86
8,03
4,72
5,89
9,40
8,89
12,39
18,56
21,41
17,46
19,65
24,03
47,50
Giá trị
sản xuất
(triệu
đồng)
6,87
8,75
7,24
16,61
57,50
65,04
41,77
41,67
52,32
43,38
21,48
14,64
17,10
24,69
22,07
35,49
45,64
47,01
38,94
44,93
56,25
85,11
Chi phí
(triệu
đồng)
Lợi nhuận
(triệu đồng)
6,91
6,30
14,34
9,18
5,56
6,07
8,72
12,11
14,85
16,28
18,00
18,34
22,29
18,14
19,93
19,86
18,86
19,14
24,98
21,48
23,70
24,32
34,62
39,48
29,36
-6,91
-6,30
-14,34
-2,31
3,19
1,17
7,89
45,38
50,19
25,49
23,67
33,98
21,08
3,35
-5,29
-2,76
5,83
2,93
10,51
24,16
23,30
14,63
10,31
16,77
55,75
Nguồn: Tổ chức cà phê Quốc tế ICO (2010), số liệu điều tra niên vụ
2010/2011 và tính toán của tác giả
Phụ biểu 5: Mối tương quan giá cà phê với diện tích và năng suất cà phê
Năm
Giá
CPXK
của VN
(giá FOB
quy ra
đồng)
Việt Nam
Giá CP
thế giới
Tổng DT DT KD
(USD/tấn)
(ha)
(ha)
Đắk Lắk
NS BQ Tổng DT
(tấn/ha)
(ha)
DT KD
(ha)
NS BQ
(tấn/ha)
Ghi chú
216
(đồng/kg)
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
48
271
938
5.368
6.716
6.444
7.629
8.140
20.069
22.999
14.129
14.660
19.234
15.327
5.173
4.996
9.126
9.172
10.741
12.556
23.224
23.630
33.973
24.037
3.768,38
2.376,82
2.556,49
2.020,99
1.576,97
1.472,70
1.176,17
1.358,72
2.964,13
3.051,65
2.250,27
2.952,23
2.401,95
1.889,59
1.416,26
1.005,09
1.052,49
1.144,21
1.370,18
1.970,06
2.110,94
2.373,95
2.739,26
2.550,10
65.630
91.370
111.894
123.107
119.314
115.052
103.727
101.295
123.871
186.449
254.173
340.351
370.602
477.715
561.933
565.300
522.200
510.200
496.800
497.400
488.700
506.400
530.900
534.261
19.067
23.395
32.286
43.256
61.857
73.154
81.791
82.134
99.886
99.900
144.700
197.405
218.343
263.458
402.697
473.500
474.000
480.500
479.100
483.600
483.200
487.900
500.200
503.467
1,00
1,58
1,75
1,70
1,49
1,37
1,45
1,66
1,81
2,18
2,19
2,13
1,96
2,10
1,99
1,78
1,48
1,63
1,72
1,64
2,04
1,97
2,11
2,08
28.158
41.009
47.518
51.488
55.488
58.710
65.334
72.962
83.022
108.935
124.101
132.083
135.508
182.142
183.329
180.992
167.214
166.619
165.126
170.403
174.740
178.903
182.434
181.960
6.993
10.045
10.625
15.520
20.663
25.901
34.912
42.274
48.865
54.080
57.599
64.384
71.806
91.983
119.032
142.387
151.324
161.772
160.324
163.393
168.809
170.245
171.450
174.015
0,97
0,7
1,02
0,9
1,01
1,01
1,05
1,34
1,92
2,09 Giá cao nhất
1,87 Giá ổn định
2,43 ở mức cao
2,18 nên DT tăng,
2,15 NS cao
2,93
2,29 Giá thấp nhất
1,88 Giá XK thấp
2,23 nên DT
2,06 giảm, NS
1,58 giảm
2,58
1,91 Giá XK tăng
2,42 trở lại nên DT
2,19 tăng, NS tăng
Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn (ICO, niên gián thống kê, Internet,…)
Phụ biểu 6: Nhập khẩu cà phê của các quốc gia lớn trên thế giới
STT
Tên nước
I
1
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
Sản lượng (tấn)
5.892.420
6.027.240
6.170.340
6.065.940
6.309.360
6.475.680
6.546.180
Đức
1.112.580
1.173.840
1.192.560
1.164.960
1.236.180
1.255.560
1.308.960
217
2
Mỹ
3
1.422.540
1.453.140
1.456.620
1.414.680
1.462.680
1.565.580
1.563.960
Bỉ
276.300
240.840
407.520
354.960
355.440
349.680
340.080
4
Ý
452.880
481.680
490.320
484.680
494.160
501.300
521.460
5
Tây Ban Nha
272.280
292.500
291.840
288.660
302.040
289.260
305.640
6
Nhật Bản
457.920
425.160
423.600
425.400
444.420
452.640
421.500
7
Ba Lan
159.240
135.840
147.600
189.720
196.740
204.240
212.340
8
Anh
242.760
226.860
238.020
247.860
258.120
250.980
247.500
9
Hà Lan
197.580
211.860
138.240
150.120
154.980
166.500
165.660
10
Pháp
371.460
385.200
375.120
400.200
403.020
419.520
410.400
11
Các nước khác
926.880
1.000.320
1.008.900
944.700
1.001.580
1.020.420
1.048.680
II
Tỷ trọng (%)
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
1
Đức
18,88
19,48
19,33
19,20
19,59
19,39
20,00
2
Mỹ
24,14
24,11
23,61
23,32
23,18
24,18
23,89
3
Bỉ
4,69
4,00
6,60
5,85
5,63
5,40
5,20
4
Ý
7,69
7,99
7,95
7,99
7,83
7,74
7,97
5
Tây Ban Nha
4,62
4,85
4,73
4,76
4,79
4,47
4,67
6
Nhật Bản
7,77
7,05
6,87
7,01
7,04
6,99
6,44
7
Ba Lan
2,70
2,25
2,39
3,13
3,12
3,15
3,24
8
Anh
4,12
3,76
3,86
4,09
4,09
3,88
3,78
9
HàLan
3,35
3,52
2,24
2,47
2,46
2,57
2,53
10
Pháp
6,30
6,39
6,08
6,60
6,39
6,48
6,27
11
Các nước khác
15,73
16,60
16,35
15,57
15,87
15,76
16,02
Nguồn: Tổ chức cà phê quốc tế (ICO), 2013
218
Phụ lục 7: Diện tích trồng cà phê theo mức độ thích nghi năm 2010 của tỉnh Đắk Lắk
Nguồn: Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk năm 2010
Download