Uploaded by Ngọc Phan

SMLS

advertisement
lOMoARcPSD|18078556
C Nxhkh - ddddddddđs
Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trường Đại học Ngoại thương)
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
- CNXH được hiểu theo 3 góc độ:
+ Góc độ 1: CNXH là trào lưu tư tưởng, lý luận, học thuyết có sự phản ánh
nguyện vọng, ý chí của những người bị áp bức bóc lột và sẽ đi chống lại áp bức bóc
lột đó.
+ Góc độ 2: CNXH là 1 phong trào đấu tranh của đa số nhân dân lao động,
đấu tranh đòi lại sự công bằng, bình đẳng cho giai cấp, tầng lớp, dân tộc.
+ Góc độ 3: CNXH là 1 chế độ xã hội hiện thực, 1 mô hình.
- Giải thích từ chủ nghĩa:
+ CN: bản thân có nghĩa là học thuyết, lý luận, tư tưởng.
+ Nếu để CN là thành tố ghép trước (CNTB, CNXH) ⇒ danh từ: là 1 chế độ xã
hội dựa trên học thuyết mà nó mang tên (CNXH: chế độ XH dựa trên học thuyết vì sự
phát triển của xã hội, con người. CNTB: Tư bản là tiền vận động với mục đích mang
lại số tiền lớn hơn số tiền ban đầu, tư là tiền, bản là gốc ⇒ tiền vốn - là xã hội hiện
thực dựa trên học thuyết tìm kiếm tiền.)
+ Nếu để CN là thành tố đứng sau (TBCN, XHCN) ⇒ tính từ: tính chất xã hội.
- Với tư cách là tư tưởng, CNXH ra đời ở thời kì chiếm hữu nô lệ ⇒ Vì CNXH
là những trào lưu tư tưởng, mà con người khi đã có nhận thức, ý thức thì đã hình thành
tư tưởng
+ Phản ánh những nhu cầu, nguyện vọng của các giai cấp, tầng lớp lao
động bị áp bức. ⇒ Thời kì chiếm hữu nô lệ (ở thời kì này, đã có các công cụ sản xuất,
có sự phân chia giai cấp: chủ nô và nô lệ, đại bộ phận người dân bị bốc lột bởi chủ nô,
nhiều cuộc đấu tranh diễn ra của nô lệ chống lại chủ nô)
⇒ Khi XH có giai cấp ⇒ Xuất hiện sự áp bức giai cấp ⇒ Xuất hiện tư tưởng
chống lại sự áp bức giai cấp đó
* Các nền văn minh Phương Đông, Phương Tây có giai đoạn hình thành khác
nhau ⇒ Cách phân kì tương đối.
- Phân kì thành 2 giai đoạn: CNXH không tưởng (trước Mác) và CNXH khoa
học. Đánh dấu cột mốc năm 1848 khi Mác và Ăng-ghen viết tác phẩm “Tuyên ngôn
của Đảng Cộng Sản - vũ khí lý luận của giai cấp công nhân và phong trào CMVS trên
TG.
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
a) Tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác (CNXH không tưởng)
- Cỗ vũ cho tinh thần hòa bình, ôn hòa, không chiến tranh, không thấy được
động lực của CM (thấy khổ thì kêu mọi người yêu thương nhau, chia sẻ tình cảm, chia
sẻ tài sản cho hết khổ chứ không thấy được động lực của chuyện hết khổ, nguồn gốc
cần giải quyết hết khổ là gì) ⇒ Biện pháp giải quyết nửa vời ⇒ Nên gọi là CNXH
không tưởng (không có thiệt, chỉ tưởng tượng)
- Từ năm 1848 trở về sau: CNXH khoa học ⇒ Thiết kế khoa học về tư tưởng
CNXH, không còn tản mạn, không tưởng như thời kì trước ⇒ Xác định được đối
tượng, cách thức
* Thể hiện qua 3 giai đoạn cơ bản:
- Thời kì cổ đại: phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân đòi quyền dân
sinh, dân chủ thể hiện qua nhiều phong trào. Phong trào được coi nổi bật nhất, mang
lại giá trị cho thời đại là Xpactaquyt (Ông là 1 võ sĩ giáp đấu, rất giỏi, đấu với ai cũng
thắng. Mọi người nghĩ rằng ông có sức mạnh phi thường như 1 vị thần nên mọi người
rất tôn thờ ông. Tuy nhiên, về thân phận, ông bị bắt làm nô lệ, ông là võ sĩ giáp đấu
trong một lò đấu sĩ của chế độ nô lệ cổ đại. Vì ông rất giỏi nên mọi người đặt niềm tin
bằng cách đặt cược vào ông. Người ta còn đặt niềm tin rằng ông sẽ giải phóng những
người nô lệ. Ông đã thực hiện 1 cuộc khởi nghĩa và quy tụ nhiều nghĩa quân về phía
ông. Khi ông phất cờ khởi nghĩa thì quân La Mã rất sợ ông vì họ ý thức được rằng ông
không còn là một cá nhân riêng lẽ trong cuộc chiến mà trở thành 1 biểu tượng của giải
phóng chế độ nô lệ. Binh đoàn La Mã huy động lực lượng lớn để đối mặt với nghĩa
quân của ông. Dù gây được nhiều tiếng vang và chiến thắng nhiều trận chiến, nhưng
trận cuối cùng vào năm 71 TCN, quân đội của ông thất bại vì họ bắt đầu có sự dao
động khi quyết định đi về Roma hay đi về phía bên kia của dãy núi ⇒ lực lượng bị
phân tán ⇒ thất bại. Kết cục hơn 6000 nghĩa quân bị bóng đinh trên thập tự giá và lôi
về trên khắp nẻo đường về thành Roma. Đây được xem là hành động thị uy ⇒ Người
giỏi như Xpactaquyt cũng thất bại ⇒ Người ta cảm thấy số phận mình đã được an bài
và không muốn đấu tranh nữa) ⇒ Trong giai đoạn này, tư tưởng CNXH thể hiện
phong trào đấu tranh của Xpactaquyt và quần chúng nhân dân lao khổ.
+ XH do giai cấp chủ nô lãnh đạo, thân phân người nô lệ rất khổ sở,
không được quyết định sự sống, tên gọi. Một người nô lệ bình thường sẽ được đem ra
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
chợ trao đổi như 1 món hàng, người ta gọi nô lệ là “động vật hai chân biết nói” ⇒ tư
tưởng chống áp bức bất công không được thể hiện đường đường chính chính mà phải
gửi gắm ở văn chương, còn những cuộc đấu tranh thì dù rõ ràng nhưng nhanh chóng
bị dập tắt
+ Sau đó, người ta không còn gửi gắm niềm tin vào phong trào đấu tranh
mà đặt niềm tin vào tôn giáo. Cho rằng “Nếu Xpactaquyt thắng thì Jesus đã không
xuất hiện” ⇒ dồn đức tin vào đấng cứu thế.
- Thời kì trung đại (TK 5 - 15): Đây là thời kì của vua chúa phong kiến và tăng
lữ (giáo hội). Đặc điểm: sự cầm quyền của vua chúa phong kiến và giáo hội có quyền
lực bao trùm (giáo hội chi phối cả quyền lực của vua). ⇒ Tư tưởng chống áp bức bất
công chỉ thể hiện rãi rác vì nếu có hành vi làm lung lay vị trí của vua, giáo hội, Thiên
chúa thì bị xử phạt rất nặng (lên giàn hỏa thiêu,...)
+ Tư tưởng CNXH thời kì này là câu chuyện kể, truyền thuyết tôn giáo
+ Tôn giáo nào phát triển mà nằm ngoài giáo hội, Cơ - đốc giáo sẽ bị gọi
là dị giáo ⇒ thảm sát khủng khiếp
+ CNXH không được đề cập 1 cách trực diện, chỉ thể hiện qua câu
chuyện kể, truyền thuyết tôn giáo không thành văn
⇒ Cổ đại + trung đại: gôm chung thành 1 giai đoạn do có nhiều điểm tương đồng. Tư
tưởng CNXH thường thể hiện thông qua phong trào đấu tranh của quần chúng nhân
dân, áng văn chương (truyền thuyết, thần thoại, ngụ ngôn: kể về 1 XH tốt đẹp mà con
người mong muốn, không có áp bức, sống trong xứ sở thiên đường)
* Thời kì cận đại (TK 16 - 19):
- TK 16 - 17: Thể hiện qua các câu chuyện kể, các áng văn chương viễn tưởng.
2 tác phẩm tiêu biểu là: Đảo không tưởng (Thomas More - Anh) và Thành phố mặt
trời (T.Campanenla - Ý)
+ Trong tác phẩm Đảo không tưởng “Utopia” (hòn đảo hạnh phúc,
người với người yêu thương nhau, mọi thứ tốt đẹp, không có chiến tranh, ý thức con
người phát triển): Thomas More đưa ra nhiều luận điểm: ngày làm việc 6h, không ai
sống ở nông thôn, trẻ em đi học miễn phí, không có chiến tranh, hôn nhân một vợ, một
chồng, xóa bỏ tư hữu, thiết lập SH chung, luận điểm:“Cừu ăn thịt người”. ⇒ Tư tưởng
khoa học, cách mạng ⇒ T.More dám nói điều trong XH không ai dám nói bằng tác
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
phẩm của mình, thông qua tác phẩm của mình, ông thiệt lập nên 1 XH mới có những
đặc điệm mà XH loài người chắc chắn phải đi tới ⇒ XH phát triển hài hòa cho tất cả
mọi người
* Thế kỷ XVII: Tômado Campanenla (1568-1639)
- Ông tưởng tượng ra “Thành phố Mặt trời”: XH được quản lý tinh gọn, gồm 3
bộ.
+ Bộ sức mạnh: chuyên bảo vệ an ninh cuộc sống mọi người.
+ Bộ sản xuất: chăm cho cho sinh hoạt vật chất cần thiết trong cuộc
sống.
+ Bộ tình yêu: liên quan đến phát triển thể chất, tinh thần của mọi người.
⇒ Mọi thứ được quản lý bởi mục sư, quản lý 3 bộ, vận hành một cách
trơn tru, đáng sống (thời gian làm việc ngắn, thời gian còn lại con người
có thể tự phát triển bản thân mình).
⇒ Đây là tư tưởng nổi bật và là những gì con người đang hướng tới: XH
lý tưởng trong tương lai.
VD: Ngày xưa, con người muốn bay ra ngoài không gian ⇒ hiện nay đã
bay ra ngoài vũ trụ; muốn bay như chim ⇒ chế tạo ra máy bay; ví dụ về
con gián :>>>
Khi làm tiểu luận: sử dụng tài liệu tham khảo chính thống.
* Thế kỷ XVIII: tự đọc
* Thế kỷ XIX: Có 3 đại diện tiêu biểu:
- H. Xanhximông (Pháp)
- S. Phuriê (Pháp).
- R. Ôoen (Anh).
⇒ Bằng tác phẩm của mình, 3 nhà tư tưởng đã phê phán kịch liệt XHTS. Họ tiến bộ
hơn các nhà tư tưởng trước: bên cạnh tưởng tượng ra XH mới, họ còn chỉ ra cách thức
đi đến XH mới (tuy nhiên không được cách mạng) ⇒ phải thay thế XH hiện tồn thành
XH mới phát triển hơn (điểm rất cách mạng).
- Cơlôđơ Hăngri Đơ Xanh Ximông (1769 -1825): không nhận là quý tộc mà
nhận là phát ngôn viên của những người nghèo khó.
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
+ Ông phê phán CMTS Pháp (1 cuộc CM lớn mang lại nhiều tiền bộ cho XH:
CMTS Pháp thành công, XH thay đổi vượt bậc, không còn vua, đời sống người LĐ có
sự thay đổi rõ rệt) vì ông nhìn vào hiện thực lúc bấy giờ: đây chỉ là cuộc cách mạng
nửa vời vì khi GCTS bị vua chúa PK chèn ép, họ kêu gọi người LĐ làm CM, những
người ND, CN là lực lượng chính dưới sự lãnh đạo GCTS; sau khi SM thành công,
GCTS đã quay lưng với người LĐ, thiết lập NN mới chống lại người LD. Trước đây,
GCTS cho rằng phải triệt tiêu giáo hội bởi chi phối quá nhiều ⇒ Họ đã làm được
trong buổi đầu. Sau đó, họ thấy giáo hội có giá trị nhất định trong việc áp bức quần
chúng ND LĐ ⇒ Họ đã lần nữa liên minh với giáo hội. Ban đầu bảo người dân theo
Cm thì ruộng đát sẽ được chia đều cho ND, cuối cùng người LĐ bị tước đoạt hết
ruộng đất ⇒ người ND lần nữa rơi vào lao khổ. ⇒ XH Pháp là XH lộn ngược: kẻ
không có năng lực có quyền đi điều khiển những người có năng lực (GCTS lãnh đạo
CM, nhưng không phải lực lượng làm CM), kẻ không có đức hạnh có trách nhiệm đi
dạy đức hạnh cho nhân dân (dạy nhân dân phải tự do, bình đẳng, bác ái nhưng lại phát
động chiến tranh, xâm chiếm thuộc địa), người nghèo phải rộng lượng với kẻ giàu:
người LĐ tạo ra của cải cho XH thì phải mạng của cải đó dâng cho GCTS)
+ Ông chỉ ra rằng không cần xóa bỏ tư hữu, chỉ cần xóa bỏ giàu nghèo một
cách tương đối là có thể tạo ra XH tốt đẹp hơn.
- Sáclơ Phuriê (1772-1837): ông phê phán XH Pháp, đưa ra lịch sử XH loài
người trải qua 4 giai đoạn, nhất định XHTS Pháp sẽ bị phủ định: mông muội (CXNT)
⇒ dã man ⇒ gia trưởng ⇒ văn minh (TB hiện tồn, XH phát triển, dù NLD được giải
phóng khỏi LD chân tay, tuy nhiên dưới sự phát triển của máy người, NLD lại phụ
thuộc vào máy móc. Dù là XH văn mình cũng cần bị phủ định) ⇒ Phải được thay thế
bằng “XH đảm bảo”, “XH hài hòa”: đơn vị là các phalanges - công xã mà trong đó
người dân cùng nhau lao động và của cải sẽ được chia đều. Tuy nhiên, mô hình này
không được ủng hộ bởi các quan chức và nhà TS vì họ đang kiếm được nhiều từ mô
hình của họ.
- Rôbớt Ôoen (1771-1858): chủ trương xây dựng hẳn những mô hình giống
như phalanges của Sáclơ Phuriê ⇒ nhà CNXH thực nghiệm.
+ Xây dựng công xưởng Nuilanac (bên bờ sông Scotland của Anh) theo tinh
thần “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”: các khu SX, trường học, bệnh viện,
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
ngôi làng, nhà trẻ (vườn trẻ: con em NLĐ được nuôi dạy theo chủ trương phát triển
năng lực từng đứa trẻ) trên vùng đất chưa được khai hoang. ⇒ thiên đường của NLĐ
(có chế độ thai sản cho người PN, luật ốm đau, bệnh tật cho người LĐ, người lớn tuổi
được nghỉ hưu,...) ⇒ Luật LĐ nhân đạo
+ Ông cho rằng việc chuyển XHTB sang XHCN thì không thể thực hiện bằng
bạo lực ma phải thực hiện bằng giáo dục: dạy cho người ta thấy thế nào là tình yêu
thương, làm ăn chân chính để có thể mang lại sự giàu có.
⇒ NLD làm ra sản phẩm nhiều hơn trước đây nhưng không được trả mức
lương tương ứng. Những gì ông làm cho NLĐ chẳng là gì so với NLĐ làm cho ông,
lợi nhuận vẫn còn rất nhiều ⇒ Nếu mô hình được nhân rộng thì NLD sẽ rất hạnh
phúc, làm việc không có biểu tình, đình công hay đấu tranh, XH tốt đẹp hơn ⇒ Do
ảnh hưởng quá lớn đối với GCCN nên mô hình phải đối mặt với sự chống phá của
GCTS ⇒ không được nhân rộng, không thành công.
⇒ Chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu
* Kết luận: giá trị + hạn chế (tự đọc)
TỰ ĐỌC: Tư tưởng XHCN từ 1848 đến nay (CNXHKH): khái niệm + đặc điểm.
1.1.3 CNXHKH là một chế độ xã hội hiện thực, một mô hình, một kiểu tổ chức xã
hội theo những nguyên tắc của CNXH:
- Về kinh tế: Có LLSX phát triển và QHSX tiến bộ
- Về chính trị: NN dân chủ, pháp quyền.
- Về VH-XH: Đề cao giá trị con người, thực hiện công bằng, bình đẳng.
Ngoài ra, còn có CNXH hiện thực (chế độ XHCN ở Liên Xô, Đông Âu, Việt Nam,
Trung Quốc…) ⇒ không tìm hiểu.
Đọc: ĐK ra đời CNXHKH (TK của Mác - Ăngghen), những tiền đề, tư tưởng trong
bối cảnh TK XIX - tiền đề quan trọng là CNXH không tưởng (đã nói), tiền đề khác là
phát minh KHKT, các định luật, ĐK KT-CH, tình cảnh nước Anh và TG + ND C2: Sứ
mệnh LS của GCCN.
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
CHƯƠNG 2: SỨ MỆNH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
I. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ-NIN VỀ GCCN VÀ SỨ
MỆNH LỊCH SỬ GCCN
1. Khái niệm giai cấp công nhân
- Mác và Ăng ghen dùng rất nhiều tên gọi cho GCCN:
+ Công nhân công trường thủ công: Vì trong thời kỳ đầu của nền CM công
nghiệp mới vừa hình thành, người công nhân là người làm việc trong các công xưởng
thủ công ⇒ Trực quan thì họ vẫn lao động chân tay. Dù có sự hỗ trợ của máy móc
nhưng người công nhân vẫn làm việc trong công trường thủ công 1 cách thuần túy. ⇒
ám chỉ tính chất công việc của GC này để phân biệt với các giai cấp khác trong xã hội,
đặc biệt là người nông dân và thợ thủ công. VD: trước khi có CN, đã có người ND ⇒
là người làm nông nghiệp, gắn với đất đai, trâu bò, ruộng vườn. Trước khi có CN thì
ND là người sản xuất ra của cải vật chất chính cho XH. ⇒ Thế kỷ XVIII, XIX xuất
hiện nhóm người lđ trong công trường thủ công.
+ Giai cấp vô sản: Những năm đầu TK XX, Mác và Ăng ghen tiếp cận dưới
góc độ sở hữu TLSX, người không có tài sản, chỉ có duy nhất là SLĐ. ⇒ Đây là giai
cấp bần cùng trong XH, không có gì ngoài SLĐ và muốn sống phải bán SLĐ.
+ Giai cấp vô sản hiện đại: Nếu tiếp cận góc độ sở hữu thì GCVS là hợp lý
song tiếp cận dưới góc độ KH cách mạng thì thuật ngữ GCCN chưa chính xác, tức
việc đồng nhất hóa GCVS với lực lượng LĐ trong sản xuất CN thì chưa tương thích
nhau. Vì nếu hiểu GCVS là GC nghèo, bần cùng nhất, không có TLSX, không có TS
thì bao gồm tất cả những người nghèo khổ trong XH. Tuy nhiên không phải tất cả
những người không có tài sản đều tham gia vào sản xuất công nghiệp, ví dụ: người
nghèo, người vô gia cư, người tội phạm, gánh nặng XH. ⇒ Như vậy dùng thuật ngữ
GCVS hiện đại để chỉ tính chất lao động công nghiệp của nhóm lao động này, phân
biệt với nhóm người là gánh nặng của XH.
+ GCCN: là những người LĐ trong lĩnh vực công nghiệp.
+ GCCN hiện đại: là những người LĐ trong lĩnh vực công nghiệp hiện đại.
⇒ Nguồn gốc của GCVS, GCCN do các cuộc CM công nghiệp sinh ra. Quê
hương CMCN là ở Anh (nửa sau TK XVIII).
⇒ Nguồn gốc GCCN rất đa dạng, quy tụ nhiều thành phần trong XH.
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
- Nguồn gốc đông đảo nhất, lớn nhất của GCCN là nông dân:
+ Buổi đầu phát triển CN, vì nhu cầu phát triển công nghiệp nên tư sản đã cấu
kết với vua chúa PK để tạo cơ hội cho mình phát triển. ⇒ Nhà nước hỗ trợ tư sản để
thực hiện các cuộc phát kiến địa lý tìm ra vùng đất mới. ⇒ GCTS liên minh chặt chẽ
với vua chúa PK bởi bản thân vua chúa cũng cần tiền. Ở phương Tây, XH phong kiến
quân chủ phân quyền ⇒ quyền lực không tập trung hết vào tay vua mà còn nằm ở quý
tộc, lãnh chúa PK. Tuy nhiên vua phải nuôi nhà nước (quan lạy, quân đội,...) nên cần
lực lượng hậu thuẫn về mặt tài chính ⇒ Lực lượng thương nhân, GCTS mới nổi rất
giàu song không có quyền lực chính trị. ⇒ Vua có quyền lực nhưng yếu tài chính,
thương nhân tư sản tài chính mạnh nhưng không có quyền ⇒ Cấu kết.
+ Con mồi đầu tiên của liên minh này là nông dân ⇒ Vua ra chính sách tịch thu
ruộng đất của nông dân ⇒ mất đất, mất hết TS và cấm người nông dân đi lang thang
⇒ Mất nhà nhưng phải ở tại địa phương ⇒ Muốn sống phải bán sức lao động ⇒ Vào
các nhà máy công nghiệp do tư sản mở để làm. ⇒ Tích lũy nguyên thủy tư bản (cướp
bóc dã man) và nông dân trở thành người CN đầu tiên trên thế giới.
6. Hai tiêu chí nhận dạng GCCN:
- Phương thức lao động nghề nghiệp: Trực tiếp (cầm công cụ lao động để tác
động lên đối tượng LĐ - thợ may,...) hoặc gián tiếp (người vận hành dây chuyền hoạt
động; người quản lý, giám sát; đốc công; bảo hành bảo trì máy móc; vận chuyển hàng
hóa; lập kế hoạch; bộ phận thông tin;...) vận hành CCSX có tính chất công nghiệp. ⇒
Xu hướng tri thức hóa và trí thức hóa (tính 2 mặt của phong trào công nhân).
* Tri thức hóa: người CN không ngừng học tập, nâng cao trình độ, bồi dưỡng
kiến thức nâng cao tay nghề. (Tự học tập và được bồi dưỡng)
* Trí thức hóa: lao động tạo ra sản phẩm mang tính sáng tạo, chứng minh sản
phẩm tạo ra là sản phẩm đã được học tập.
⇒ Người CN bên cạnh làm việc còn có các chính sách đãi ngộ. ⇒ Tính 2 mặt
của giai cấp CN: thống nhất và phân hóa (suy yếu, tan rã, không thể đấu tranh).
⇒ Chứng minh với xu hướng tri thức hóa và trí thức hóa sẽ dẫn đến tính 2 mặt
của phong trào công nhân (điểm cộng):
+ Thống nhất ⇒ Là mặt nổi trội hơn.
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
- Phương thức lao động này cần sự tập hợp 1 lực lượng đông đảo
những người công nhân cùng làm việc và học tập. ⇒ Nâng cao tay nghề và tri thức.
- Tri thức hóa và trí thức hóa giúp nâng cao trình độ nhận thức
của người công nhân ⇒ Họ đứng lên đòi quyền tự do và nâng lương ⇒ thống nhất về
mặt tư tưởng lợi ích.
+ Phân tán:
- Do mỗi công nhân ở nhiều khu vực địa lý khác nhau và nhu cầu,
nguyện vọng của mỗi người là khác nhau ⇒ Về mặt lợi ích và nhận thức có sự khác
biệt nên dần tan rã.
- Trình độ nhận thức của người công nhân đạt đến trình độ cao thì
họ sẽ tự muốn đấu tranh cho quyền lợi cá nhân của mình. ⇒ Phân tán.
- Khi đạt được trình độ cao và nhận thức và kỹ năng ⇒ Không
muốn lao động dưới sự kiểm soát mà muốn làm chủ ⇒ Tan rã.
- Vị trí trong PTSXTBCN: QHSXTBCN - TLSX - Quyền tự do của người CN.
(Không có TLSX ⇒ Có tự do nhưng mà tự do bán SLĐ).
Bây giờ, XH phát triển hơn, người CN không còn là những người nghèo khổ nữa, họ
có tài sản riêng ⇒ Liệu quan điểm của Mac có còn đúng nữa không?
Trong thời đại chuyển đổi số, máy móc phát triển, tay nghề người công nhân ngày
càng tăng cao ⇒ Liệu còn tồn tại giai cấp công nhân nữa hay không?
⇒ Tiêu chí nhận dạng GCCN:
*Phương thức lao động nghề nghiệp:
Trong tuyên ngôn của ĐCS, Mác đã nói: “Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong,
riêng GCCN lại càng ngày càng phát triển. Thậm chí họ là những người đào mồ chôn
CNTS”
Trực tiếp hoặc gián tiếp vận hành các CCSX có tính chất công nghiệp.
Trực tiếp: công nhân làm trong nhà máy, trực tiếp lao động
Gián tiếp: điều khiển các dây chuyền, máy móc sản xuất như giám sát, bảo trì, vận
chuyển, lập KH, chỉ đạo, đôn đốc, kết nối, thông tin.
⇒ LĐ chân tay lẫn trí óc
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
⇒ Xu hướng tri thức hoá (học tập, nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn, tay nghề) và trí
thức hoá (lao động, sáng tạo ra những của cải ⇒ mang tính sáng tạo của những người
đã qua bồi dưỡng) ⇒ đầu tư phát triển nguồn lực và máy móc
⇒ Cùng với quá trình người CN LĐ cho DN (trong XH cũ là bóc lột), người CN bên
cạnh được ông chủ TB trả lương cho SLĐ, họ còn được những chính sách đãi ngộ để
nâng cao trình độ ⇒ Phong trào CN có tính 2 mặt: sự thống nhất (càng ngày càng
mạnh mẽ, phát triển) và sự phân tán (tan rã, suy yếu, không thể đi đến cách mạng).
Chứng minh:
-
Sự thống nhất:
+ Tri thức hoá ⇒ nhận thức được sự bóc lột ⇒ đấu tranh.
+ Khi công nhân ngày càng nâng cao về chất lượng ⇒ gia nhập ngành ⇒ số
lượng tham gia lực lượng ngày càng đông.
+ Tri thức và trí thức nâng cao ⇒ muốn tăng lương và giảm giờ làm ⇒ thống
nhất giữa các công nhân với nhau ⇒ cùng đấu trang
+ Nâng cao sức lao động ⇒ thúc đẩy phong trào công nhân mạnh hơn ⇒ tăng sự
đoàn kết, quyết tâm
-
Sự phân tán:
+ Trình độ nâng cao ⇒ NTB thấy được giá trị sẽ tăng lương, cung cấp phúc lợi
⇒ che đậy sự bóc lột, người CN thấy thỏa mãn và không đấu tranh.
+ Những người tiếp thu được KHKT sẽ tiếp tục làm việc, người không theo kịp
KHKT sẽ thụt lùi và dần rời bỏ ngành.
+ Mỗi người có năng lực, nhận thức riêng ⇒ Ai cũng nghĩ mình tài giỏi ⇒ Lực
lượng đứng lên đấu tranh sẽ bị phân tán đi ⇒ Không có sự kết hợp
+ Nâng cao tri thức là quá trình học tập liên tục ⇒ Khi đấu tranh, họ không tiếp
tục phát triển tri thức ⇒ Kiến thức dần lạc hậu, phân tán
+ Động cơ, ý chí của mỗi công dân ở các quốc gia là khác nhau ⇒ Phân tán
⇒ Tóm lại, tính thống nhất và phân tán thể hiện trên nhiều mặt. Các yếu tố ảnh
hưởng như tay nghề lao động, năng suất lao động, số lượng được kết nạp ngày càng
nhiều do phương thức lao động, chất lượng, trình độ, nâng cao tay nghề; động cơ, lợi
ích của người công nhân ở các vùng KT khác nhau thì khác nhau.
[?] Chứng minh mặt thống nhất và mặt nổi trội? (tự tìm hiểu)
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
* Về vị trí trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (tư liệu sản xuất)
- Người công nhân không có tư liệu sản xuất ⇒ “tự do” bán sức lao động ⇒
không bán cho ông chủ này thì bán cho ông chủ tư sản khác ⇒ Dẫn đến tha hóa lao
động (tự tìm hiểu)
⇒ Kết luận: GCCN là GC những người lao động, hoạt động sản xuất trong các ngành
CN và DVCN với các trình độ khác nhau mà sản phẩm thặng dư họ tạo ra là nguồn
gốc cho sự giàu có cho xã hội, địa vị kinh tế của họ thì thuộc vào chế độ kinh tế xã hội
đương thời. (trong từng chế độ XH như XH tư bản, cộng sản CN thì người công nhân
có địa vị gì?)
- Hai tiêu chí nhận dạng GCCN (Tiếp theo):
+ Về phương thức lao động nghề nghiệp: ⇒ Xu hướng tri thức hóa và trí thức
hóa. ⇒ Tính hai mặt (Yêu cầu: xác định, chứng minh mặt chủ đạo - thống nhất)
(Quan điểm khác của các phân kỳ lịch sử)
Alvin Toffler, nhà tương lai học nói về các giai đoạn phát triển của XH dựa trên tính
chất của PTSX: NN, CN, SX hậu CN. Ông nhấn mạnh nền văn minh NN là bước
ngoặt đầu tiên của XH loài người, đánh dấu thời kỳ XH loài người thoát khỏi thời kỳ
mông muội dã man trước đây, họ tiến hành LĐSX mang lại của cải vật chất; văn minh
CN là thời kỳ con người có thể làm chủ tương đối giới tự nhiên, sản xuất theo nhu cầu
⇒ con người đang hướng tới nền văn minh hậu CN , tri thức làm chủ tất cả, NLĐ là
đối tượng được sản sinh ra từ nền văn minh này.
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
+ Về vị trí trong PTSX TBCN: QHSX TBCN - TLSX - Quyền tự do của người
CN: Địa vị, thân phận của người công nhân trong PTSX TBCN - Người CN là người
vô sản (nhấn mạnh yếu tố sở hữu), không có TLSX hoặc có rất ít đến nỗi mà họ không
thể nuôi sống bản thân và gia đình. ⇒ Vị trí thấp kém nhưng có nhiệm vụ rất lớn là
sản xuất ra của cải vật chất cho XH. ⇒ Dẫn đến mâu thuẫn (nhiệm vụ lớn lao >< địa
vị thấp kém) ⇒ mâu thuẫn của GCCN và tư sản. Cac Mác khi phân tích vấn đề này có
nhận định: “NCN có quyền tự do nhưng là tự do bán SLĐ” ⇒ Họ không bán SLĐ cho
ông chủ này thì sẽ lựa chọn bán SLĐ cho ông chủ khác.
Liên hệ:
- SVĐ ở Qatar, theo như nghiên cứu, để có thể hoàn thành SVĐ, các tập đoàn trên TG
đã sử dụng rất nhiều LĐ định cư. Theo ước tính, trong vòng 10 năm, Qatar đã xảy ra
rất nhiều vụ tai nạn LĐ, 6.500 NLD đã thiệt mạng. ⇒ rủi ro đối với NLĐ rất lớn, họ
trả số tiền lớn để có thể XKLĐ ⇒ Vai trò người LD: Lao động càng rẻ (nhập cư, trẻ
em, phụ nữ,...) thì số phận của người lao động trong hợp đồng càng hẩm hiu.
- Thương mại công bằng (giá cố định, lương công nhân đủ sống, điều kiện sản xuất
đảm bảo,...). ⇒ Xoa dịu, an ủi người lao động ở thế giới thứ ba.
+ Thế giới thứ ba: chỉ nhóm các nước nghèo (đang phát triển, thường tập trung
ở khu vực Nam bán cầu), không theo thứ nhất (các nước TBCN ở Tây Âu - các nước
giàu) hay thứ hai (Liên Xô và các nước XHCN) ⇒ Lượng nhân công rẻ mạt.
+ LD trẻ em đã tăng lên trên toàn TG, khoảng 160 triệu, 70% trong số đó làm
việc trong lĩnh vực NN ⇒ Trong lĩnh vực này, ngoài lực lượng LĐ chính thức, còn có
những LD không chính thứ, trong đó trẻ em chiếm phần nhiều.
+ Theo báo cáo Bộ LĐ Hoa Kỳ năm 2015, 2,1 triệu LĐ trẻ em làm việc trong
lĩnh vực SX cacao ở Tây Phi. ⇒ bị đối xử bất công ⇒ đây là lực lượng dự phòng lớn,
những chiến sĩ tiềm năng trong công cuộc giải phóng NLĐ ⇒ Liên hệ với quy luật giá
trị: NTB càng hạ thấp hao phí LĐ cá biệt thì càng có lợi thế cạnh tranh (CPSX thấp
xuống) ⇒ ngoài giá nguyên liệu, giảm chi phí SLĐ.
+ Do đó, quan niệm thương mại công bằng giúp các nhà TB cạnh tranh với
nhau một cách tự do. Tuy nhiên, đối với người lao động thì chưa chắc công bằng vì
các ông chủ tư bản luôn cố gắng tìm cách hạ thấp nhất có thể lương nhân công.
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
+ Trong lĩnh vực thời trang: làm thế nào 1 bộ quần áo lại rẻ hơn 1 chiếc bánh
sandwich? Ai là người trả cho những khoản tiết kiệm này? ⇒ NLD là người trả giá
thay cho NTD. Phân tích:
(1) Để SX ra SP dệt may cần nguyên liệu (bông, polyester) - nền SX bông ở
Brazil, Mỹ quy mô lớn, cơ giới hóa, trình độ, mức sống tốt ⇒ ĐKLĐ tốt hơn; còn ở
Ấn Độ, Pakistan, TQ điều kiện SX rất tệ, theo nghiên cứu mới đây, người ND ở AĐ
có thu nhập TB dưới $5/ngày (trong ngưỡng nghèo - làm việc vất vả trong MT khắc
nghiệt); Polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ, tập trung ở TQ, ĐL, HQ, NB, với sự biến
động của giá cả toàn cầu, thu nhập bấp bên dẫn đến NLĐ hoang mang, nhận đồng
lương ít ỏi, không thấy tương lai.
(2) Trong giai đoạn SX, có nhiều nhà máy với quy mô trung bình, ông chủ đa
phần là TB địa phương, thu mua nguyên liệu từ hộ ND nhỏ, sau đó tiến hành SX (xây
dựng nhà máy sản xuất, gia công cho những công ty lớn) - đi từ những hộ ND nhỏ
nhất đến trung tâm thương mại lớn nhất ⇒ một hệ thống các NCC có sẵn cho các ông
chủ ngành thời trang lớn ⇒ tạo ra sự cạnh tranh lớn ⇒ sức ép giá nguyên nhiên liệu
⇒ sức ép giá SLĐ ⇒ Người lao động vẫn là người chịu thiệt thòi.
Ví dụ: H&M - trên website công bố có 4702 cửa hàng ở 6 châu lục, cung cấp
trực tiếp bởi 1519 nhà máy tập trung ở Bangladesh và TQ, có hơn 1,5 triệu công nhân
tham gia vào quá trình SX, hàng trăm nhà máy cung cấp gián tiếp ⇒ Sự cạnh tranh
diễn ra liên tục, tạo sức ép giảm giá với NLD kể cả trong lĩnh vực bán lẻ, nguyên liệu
đầu vào, vận chuyển.
⇒ Người lao động vẫn là người chịu thiệt thòi trong quá trình toàn cầu hóa (bị
rất nhiều ông chủ vô hình, hữu hình bóc lột trực tiếp/gián tiếp ở nhiều tầng).
⇒ Để xoa dịu tinh thần đấu tranh cho người lao động thì các DN sẽ cho người
LĐ thấy địa vị của mình: đào tạo nhân công, có chế độ ưu đãi về giờ làm việc, lương
bổng và đặc biệt là người lao động ngày nay gần như trở thành tầng lớp trung
lưu (sở hữu cổ phần, trở thành 1 ông chủ nhỏ của DN) ⇒ Phong trào CN không còn
nữa.
Quan niệm nói chung về GCCN: GCCN là GC những người lao động, HĐSX trong
ngành CN và DVCN vs các trình độ khác nhau mà sp thặng dư họ tạo ra là nguồn gốc
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
cho sự giàu có của XH, địa vị kinh tế của họ thì phụ thuộc vào chế độ KT xã hội
đương thời.
⇒ Nghiên cứu sự khác nhau của địa vị kinh tế giữa GCCN trong xã hội TBCN và
XHCN? (Chủ yếu xoay quanh địa vị kinh tế ⇒ Phải dùng dẫn chứng thực tế để
C/M)
+ TBCN: Thấp kém, không có hoặc rất ít TLSX, nghèo,...
+ XHCN: Phối hợp với nhân dân lao động làm chủ được TLSX, hợp tác vì lợi
ích chung của XH
⇒ Phải phân tích nhìu hơn, tìm dẫn chứng liên hệ, chứng minh.
ĐẶC ĐIỂM CỦA GCCN
* Là sản phẩm của nền đại công nghiệp:
- Nền đại công nghiệp: mang tính chất hiện đại, quy mô lớn, sản xuất tập trung.
- GCCN là sản phẩm của nền đại công nghiệp:
+ Từ thế kỉ XIX, khi có nền SXCN ra đời, hình thành đội ngũ những
người lao động sản xuất công nghiệp ⇒ GCCN được gọi là những người lao động
trong lĩnh vực công nghiệp hay con đẻ của nền SXCN.
+ Xã hội, công cụ lao động càng phát triển thì GCCN phải luôn luôn tự
đào tạo bản thân để tồn tại.
+ Ngày nay, chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp, khoa học công nghệ
trở thành xu hướng chung của thời đại ⇒ Người công nhân cần cập nhật trình độ liên
tục để thích nghi với xu hướng đó. Cách đây 10 năm, nghiên cứu tổ chức IDC nói
rằng trong tương lai mọi công ty đều trở thành công ty công nghệ, để hoạt động trong
môi trường công nghệ này, người lao động phải có trình độ khoa học công nghệ tương
xứng để sử dụng được các thiết bị hiện đại.
+ Các ngành truyền thống như tài chính, y khoa, giáo dục, từ khi xuất
hiện các nền tảng KHCN thì những ngày này có sự chuyển mình và đều gắn với yếu tố
công nghệ (VD: học online trong mùa dịch,...).
+ Trước đây, Starbuck khẳng định họ không bán cafe mà bán trải
nghiệm cho khách hàng. Sau đó, CEO kế nhiệm đã khẳng định Starbuck là 1 công ty
công nghệ vì KH đăt cafe dựa trên những nền tảng ứng dụng, máy pha cafe được tích
hợp cảm biến, nhân viên được quản lý bằng phần mềm. Hay, Nike tích hợp ứng dụng
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
vào đôi giày có chức năng tự thắt dây giày sao cho vừa chân, đo nhịp tim, huyết áp,...
⇒ Công nghệ dần trở thành một điều không thể thiếu, các sản phẩm thông minh được
chế tạo để phục vụ nhu cầu của con người.
+ VD: Xe bình thường → Được tích hợp thêm công nghệ để trở thành
sản phẩm thông minh giúp con người điều khiển dễ dàng hơn → Khi KHCN phát triển
hơn, sản phẩm ngoài là sản phẩm thông minh thì còn kết nối được → Sự kết nối
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
không chỉ đơn lẻ với người sản xuất mà còn kết nối được giữa một hệ thống → Rộng
hơn là sự kết nối hệ thống của hệ thống ⇒ Con người có thể tận dụng tối đa tài
nguyên, các dự liệu trong quá trình sản xuất
+ Định nghĩa lại ranh giới của ngành công nghiệp? Có phải ngành công
nghiệp chỉ đơn thuẩn là ngành công nghiệp hay đã bao gồm thêm nhiều ngành khác?
Người nông dân tiến hành sản xuất trên nông trường có phải chỉ đơn thuần là người
nông dân hay không?
[?] Phân biệt người công nhân làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, công
nghiệp và người nông dân chính gốc làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp
[?] Phân biệt giữa người nông dân và công nhân làm việc trong lĩnh vực nông
nghiệp. (2 tiêu chí: Phương thức lao động và vị trí trong PTSX)
+ Nông dân: vẫn có thể mua máy móc về lao động, có thể làm những
việc như người công nhân ⇒ Yếu tố thứ 2: Người nông dân có TLSX
⇒ Nền sản xuất đại công nghiệp phát triển đến đâu thì người công nhân sẽ phát triển
đến đó.
* Lao động bằng phương thức công nghiệp mang tính chất xã hội hóa cao
- Đặc điểm phổ biến, mang tính đại trà
- Xã hội hóa:
+ Sự phổ biến của công cụ lao động, sự phổ biến của quá trình sản xuất
(Công ty A có công nghệ gì thì công ty B cũng sẽ sớm có) ⇒ Cập nhật liên tục cách
thức sản xuất, công cụ lao động, trình độ tay nghề.
+ Quá trình tăng năng suất lao động
+ Tính chất quốc tế hóa của quá trình sản xuất (Các nhà sản xuất liên
kết, liên hiệp trong quá trình phân công lao động, hợp tác sản xuất)
- Ví dụ: Dây chuyền sản xuất máy bay Boeing 787 được lắp ráp bằng nhiều
linh kiện bởi gần 16000 nhà máy trên TG. ⇒ Phân công lao động quốc tế ⇒ Quan
niệm sản xuất XHCN hình thành và chi phối trên toàn thế giới.
* Chủ thể của quá trình SX vật chất hiện đại
- Chủ nghĩa Mác khẳng định GCCN là lực lượng sản xuất của cải vật chất cho
XH với mọi phương thức sản xuất, chỉ khác nhau ở địa vị KT ⇒ Đây là đặc điểm phổ
biến, chính yếu.
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
- Nền SX càng hiện đại thì GCCN sản xuất ra sản phẩm ngày càng hiện đại
hơn.
+ Có sự phân bố lạ cơ cấu công nhân lao động dịch chuyển từ nông lâm nghiệp sang khai thác, chế tạo và dịch vụ, công nghệ cao. XH càng phát triển xu
hướng dịch vụ, công nghệ chiếm đại đa số lực lượng lao động.
* Tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và tâm lý lao động công
nghiệp:
- Tính chủ quan:
+ Chấp hành hệ thống quy định, khuôn khổ, nội quy nơi làm việc.
+ Phối hợp trong quá trình sản xuất để tạo sản phẩm
+ Tính chất của nền SXCN là chuyên môn hóa và dây chuyền ⇒ Đòi
hỏi sự kỷ luật và tinh thần tự giác cao,
+ Lương thưởng là động cơ làm việc của người lao động.
- Tính khách quan:
+ Người công nhân lao động dưới sự kiểm soát của ông chủ tư bản. Vì
động cơ lợi nhuận, ông chủ tư bản luôn phải đưa ra những cơ chế, chính sách quản lý
người lao động tạo ra giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt.
* Có tinh thần cách mạng triệt để (tự làm)
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
- Giải thích xoay quanh mối quan hệ giữa nhà tư bản với GCCN.
NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM SMLS TOÀN THẾ GIỚI CỦA GCCN
- C.Mác nói rằng lịch sử là một quá trình tự nhiên, nhưng để quá trình tự nhiên đó
diễn ra nhanh hơn thì cần sự tác động của con người
- Sự chuyển biến hình thái kinh tế XH từ thấp đến cao, từ CSNT → CHNL → TBCN
→ CSCN ⇒ Ở mỗi bước chuyển của đời đại đều có giai cấp đứng ra thực hiện bước
chuyển, gánh vác sứ mệnh lịch sử
- Các điều kiện để 1 GC đảm nhiệm SMLS:
+ Đại diện cho PTSX tiên tiến của thời đại. (Không phải có MT là sẽ làm CM
mà phải đại diện cho PTSX tiên tiến)
+ Có hệ tư tưởng riêng tiến bộ: Hệ tư tưởng chỉ đường cho mình thực hiện cách
mạng. Theo nghiên cứu của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng của GCCN là hệ tư tưởng có
thể biến phong trào, lý luận, học thuyết trở thành Cách mạng. (Tự c/m thêm)
+ Có lợi ích về cơ bản phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội. (đọc thêm)
+ Có tổ chức chính đảng dẫn đường. (đọc thêm) (Chỉ xuất hiện trong thời đại
mới khi chủ nghĩa tư bản ra đời ⇒ xã hội trước đây chưa đề cập đến Đảng cầm
quyền).
- Các thời kỳ đã qua: Các Mác và Ăng ghen đã chứng minh rằng ở mỗi thời kỳ lịch sử
đã qua đều có 1 giai cấp thực hiện nhiệm vụ lịch sử. ⇒ Đi đến luận điểm GCCN có
SMLS này. ⇒ Cách mạng thành công thì lực lượng làm cách mạng sẽ làm chủ xã
hội.
+ Công sản nguyên thủy ⇒ CHNL: Thời kì này không phải là 1 xã hội có giai
cấp nên không có giai cấp đảm nhiệm SMLS.
⇒ Giải thích: XH CSNT là 1 XH cùng ăn cùng làm, sống theo bộ lạc, bộ tộc.
Phân chia của cải đồng đều vì xã hội công hữu về tư liệu sản xuất. Cuối thời kì này,
XH bắt đầu phân hóa và hình thành giai cấp. Như vậy, từ CSNT sang CHNL không có
giai cấp nào thực hiện bước chuyển đó mà tự xã hội hình thành, tự phân hóa.
+ Chiếm hữu nô lệ ⇒ Phong kiến: Mặc dù mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ là
mâu thuẫn chủ yếu nhưng bên cạnh đó vẫn còn có mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị
và tầng lớp nhân dân lao động. Vì vậy, người đứng lên làm cuộc cách mạng lật đổ ách
thống trị, đảm nhận SMLS không phải nô lệ mà là địa chủ và lãnh chúa phong kiến.
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
⇒ Giải thích: Những người nô lệ bị bóc lột dã man nhất song cuối cùng địa
chủ PK, lãnh chúa PK mới là người thực hiện nhiệm vụ cách mạng vì họ đại diện cho
phương thức sản xuất tiên tiến của thời đại. Địa chủ PK, lãnh chúa PK: có nguồn gốc
từ thị dân tự do, không chịu sự ràng buộc của giai cấp chủ nô, sống ngoài vòng pháp
luật ở thời kỳ này. Do đó, họ có quyền tự do sản xuất KD, mua bán, sống theo ý muốn
của mình nên có điều kiện khai hoang lập ấp, mở rộng diện tích canh tác, chủ động
trao đổi mua bán. Vì vậy, họ đã tự mài mò, cập nhật phương thức sản xuất tiến bộ (sai
ở đâu điều chỉnh ở đó) ⇒ Tiến bộ hơn. Đất rộng phải có người làm song đại bộ phận
SLĐ nằm ở mối quan hệ giữa chủ nô và nô lệ. Địa chủ PK, LCPK mâu thuẫn lợi ích
với chủ nô ⇒ Giải quyết MT bằng cách làm cách mạng và lật đổ chủ nô.
+ Phong kiến ⇒ TBCN: Mâu thuẫn chủ yếu là MT giữa lãnh chúa phong kiến
và nông dân. Tuy nhiên, người nông dân giai đoạn này không đảm nhận SMLS để làm
cách mạng (dù họ là giai cấp bị áp bức bóc lột nhiều nhất) mà giai cấp tư sản tiến bộ
đương thời đã thực hiện SMLS đó.
⇒ Giải thích: Vì giai cấp tư sản mới nổi trong XH PK đại diện cho phương
thức SX tiên tiến. Do tính chất của quá trình lao động, họ giao thương buôn bán,
chuyên môn hóa sản xuất nên càng ngày càng cần môi trường tự do để thực hiện trao
đổi, mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, yêu cầu này mâu thuẫn với lợi ích với GC phong
kiến bấy giờ (quản lý XH theo kiểu khoanh vùng, thu tô thuế). Kết quả, tư sản đứng
lên thực hiện cách mạng tư sản, lật đổ chế độ PK. Xã hội mới được thiết lập là XH
dành cho giai cấp tư sản.
+ Tư bản chủ nghĩa ⇒ CSCN: Giai cấp công nhân đảm nhận SMLS.
⇒ Giải thích: Lúc ban đầu, khi CMTS diễn ra, khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng,
bác ái” được sử dụng. Tuy nhiên, khi GCTS nắm được chính quyền thì NLĐ bị gạt ra
khỏi lợi ích chung. Người nông dân, công nhân, tầng lớp lao động khác tiếp tục bị áp
bức bóc lột bởi tư sản. Vì vậy, mâu thuẫn mới giữa GCVS (công nhân,...) với GCTS
sinh ra. Giai cấp công nhân dần tiếp thu tri thức và sự tiến bộ của thời đại nên trở
thành bộ phận đại diện cho phương thức sản xuất hiện đại. ⇒ Họ đứng lên làm cách
mạng.
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
- Nội dung của SMLS: Nhớ “Thông qua tổ chức tiền phong là ĐCS, GCCN đã tiến
hành CM, giải phóng bản thân mình và giải phóng XH, xây dựng XH mới trên các
phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa - XH.”
+ Nội dung kinh tế (xóa bỏ).
+ ND chính trị (giải phóng).
+ ND văn hóa - xã hội (xây dựng).
- SMLS gồm 2 bước: Tiến hành cách mạng và xây dựng chính quyền.
- Nội dung cụ thể của SMLS GCCN:
+ ND kinh tế (xóa bỏ): GCCN là LLSX cơ bản sản xuất ra của cải cho xã hội
XHCN. Từ khóa “xóa bỏ” vì GCCN không giống GC khác trong lịch sử xã hội loài
người. Các hình thái KT-XH trong lịch sử khi được thiết lập 1 giai cấp lên nắm chính
quyền thì sẽ thiết lập chế độ tư hữu. GCCN với sứ mệnh của mình họ không thiết lập
chế độ tư hữu, xóa bỏ chế độ tư hữu và tiến tới sứ mệnh cao cả hơn là xóa bỏ sự phân
chia giai cấp vì họ tìm thấy lợi ích của mình chung trong lợi ích của toàn thể XH. Về
phía Nhà nước, theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lenin, các chức năng chủ nhà nước
sẽ bị tiêu vong (nhóm TT nói). Các phong trào trước đó đều mưu cầu hạnh phúc cho 1
GC nhất định, GCCN là GC sẽ tiến tới đấu tranh cho đại đa số người dân lao động. ⇒
Nền KT XHCN một chế độ công hữu về TLSX.
Thực hiện SMLS này khó khăn hơn các nhiệm vụ trước, các GC trước
xóa bỏ chế độ KT-XH thống trị đương thời và thiết lập một chế độ KT-XH khác
nhưng nhiệm vụ của GCCN là phải xây dựng chế độ KT-XH có lợi cho tất cả mọi
người. Lịch sử của XH cũng chứng minh được sự khó khăn này qua những lần GCCN
nổi dậy. Công xã Pari (1871) GCCN toàn Pháp nổi dậy nhưng khi giành chính quyền
không bao lâu thì lại bị chính quyền tư sản cướp lại vì GCCN Pháp chưa thật sự khôn
ngoan trong việc giữ chính quyền, lưc lượng cách mạng và để GC tư sản lôi kéo.
CMT10 Nga (1917) xây dựng được nhà nước XHCN đầu tư trên TG nhưng chỉ tồn tại
trong 1 khoảng thời gian nhất định rồi đi vào khủng hoảng và tan rã.
Nếu CNTB từ TK 15 đã bắt đầu đặt nền phóng cho sự phát triển của
mình và có 5-6 TK tồn tại đến bây giờ. Còn CNXH tức là sự thống trị của GCCN chỉ
mới thực hiện gần đây, tuổi đời trẻ, không nhiều kinh nghiệm. Lenin ví thời kì quá độ
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
lên CNXH là “những cơn đau đẻ kéo dài” → sự chuyển mình của XH rất đau đớn và
trả giá nhiều.
+ ND chính trị (giải phóng): Dưới sự lãnh đạo của ĐCS, GCCN tiến hành ĐT
giành CQ, xây dựng nhà nước mới của nhân dân. GCCN với đội tiền phong của mình
đã thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị → để thiết lập 1 nhà nước của dân, do dân, vì
dân là một quá trình lâu dài. Mặc dù ĐCS có mặt khắp nơi trên TG nhưng không phải
ở nước nào ĐCS cũng được cầm quyền. Ví dụ: Trong năm 2022, nước Anh đã trải qua
4 đời thủ tướng → khủng hoảng chính trị ngay trong CNTB; Ở các nước tiên tiến,
ĐCS cũng có mặt nhưng không phải Đảng cầm quyền như Pháp (Đảng Pari, Công
Đảng, Đảng Xanh,...), Mỹ (Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hòa,...)
Thông qua đội tiền phong của ĐCS sẽ xây dựng nhà nước. ⇒ Sự cầm quyền
của ĐCS rất khó để thực hiện được, liên tục chịu sự chống trả của các nước tư bản.
Câu chuyện về Đảng CS cầm quyền GCCN đang phải cố gắng, tiến
hành cách mạng, trau dồi lực lượng liên tục. Câu chuyện “ND chính trị” là 1 câu
chuyện rất dài.
Ví dụ: VN từ khi thành lập Đảng vào năm 1930 ⇒ nay, có 1 thời kỳ đất
nước khủng hoảng về nội bộ. Có những lúc tổ chức Đảng chỉ còn có vài người vì nước
đế quốc thực dân luôn gây khó khăn cho Đảng ⇒ thay đổi địa điểm hoạt động liên tục
và không thể hoạt động công khai. Khi nhà nước thành lập năm 1945 ⇒ rất khó cho
các nước trên thế giới công nhận nền độc lập của VN. Chủ tịch HCM đã gửi thư rất
nhiều đến các quốc gia lớn trên thế giới yêu cầu công nhận nền hòa bình độc lập của
VN nhưng tất cả đều nhận lại sự phớc lờ. ⇒ Sự cầm quyền của ĐCS rất khó khăn và
tuổi đời còn non trẻ.
Các quốc gia theo chế độ ĐCS trên thế giới rất ít và liên tục chịu sự
chống trả của các nước tư bản. Ngày nay thường bảo thiết lập MQH song phương, đa
phương giữa các quốc gia ⇒ Về kinh tế song về chính trị là chưa chắc. (Nền chính trị
VN là độc quyền, chuyên chế, VN thiếu dân chủ, vi phạm dân quyền).
⇒ Sự cầm quyền của ĐCS rất khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh mới.
VD: Phong trào Mùa xuân Ả rập ở các nước Trung Đông là sự chống trả của các nước
tư bản cho sự phát triển của đất nước này vì phong trào dân tộc diễn ra mạnh, đe dọa
quyền lợi của các nước tư bản.
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
+ ND văn hóa xã hội (xây dựng): Xây dựng tất cả lĩnh vực về văn hóa xã hội
theo tiêu chuẩn của XHCN. ⇒ Con người được phát triển toàn diện.
Có người nói “Luận điểm này của chủ nghĩa Mác dường như bảo thủ vì
nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc GCCN mà GCCN theo họ là lực lượng lao động
chân tay. ⇒ Nền văn hóa thụt lùi.” Phản bác: GCCN luôn luôn tăng lên về số lượng và
chất lượng. Trình độ của GCCN càng ngày càng tăng lên nên LĐ này sai về mặt lý
thuyết.
- Điều kiện để GCCN thực hiện SMLS:
* Khách quan:
+ Địa vị kinh tế (thân phận của GCCN): không có TLSX hoặc có rất ít TLSX
đến độ dùng SLĐ kết hợp với TLSX ít ỏi đó để duy trì cuộc sống, nuôi sống gia đình
của họ. Cho nên, GCCN có mâu thuẫn đối kháng với GCTS và chính GCCN sẽ phá
vỡ quan hệ sản xuất này. GCCN là lực lượng luôn luôn có sự tăng lên về cả số lượng
và chất lượng, đại diện cho PTSX tiên tiến của XH. GCCN có lợi ích thống nhất với
lợi ích của quần chúng nhân dân lao động. Các Mác nói rằng: “Không có lợi ích nào là
lợi ích tuyệt đối cho 1 giai cấp nào.” Trong CNTB hiện đại, điều này càng thể hiện rõ.
CNTB hiện đại rất khác với CNTB thời kỳ của Mác. GCTS có điều chỉnh nhất định vì
phong trào CN ngày càng mạnh mẽ (Hiện nay, các PTCN ở Iran, Irag, Pháp, các nước
Châu Âu NLĐ biểu tình nhiều vì chi phí sinh hoạt tăng lên quá nhiều, nhất là khi cuộc
chiến tranh giữa Nga và Ukraine đang diễn ra). Khi lợi ích bị pha loãng ⇒ PT đấu
tranh diễn ra không mạnh mẽ. Khi lợi ích có độ chênh nhất định ⇒ Ý thức được phải
đấu tranh. Nên PTCN có lúc lên có lúc xuống (tính 2 mặt của PTCN). Theo Mác, đấu
tranh giai cấp chỉ mạnh mẽ khi lợi ích bị đối kháng, còn lợi ích bị pha loãng thì sự đấu
tranh không biểu hiện được. Thế kỉ XXI, khi cuộc khủng hoảng về kinh tế, an ninh
năng lượng diễn ra thì lợi ích này trở thành đối kháng. Khi lợi ích bị pha loãng như thế
này thì vấn đề đặt ra là GCCN phải làm như thế nào để thực hiện SMLS trong thời đại
mới.
+ Địa vị CT - XH (vai trò của GCCN): GCCN là GC tiên phong của CM. Họ
có hệ tư tưởng của CN Mác-Lênin (PK: Nho giáo, Trung cổ Tây Âu: thiên chúa giáo)
⇒ ý thức xã hội phản ánh sự tồn tại của XH, đi sâu vào PTCN, chi phối hoạt động và
phương châm hành động của GCCN, là quan điểm chỉ đạo (Có tính KH: sự tổng kết
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
của lịch sử phát triển các thành tựu KH-KT, trào lưu, tư tưởng về kinh tế, chính trị của
các thời kỳ trước đó; có tính cách mạng: chỉ cho người dân cách thức, phong trào,
động lực, lực lượng đấu tranh cách mạng; tính nhân văn - học thuyết của sự giải
phóng con người ⇒ giải phóng giai cấp ⇒ giải phóng toàn xã hội); Tinh thần cách
mạng triệt để; Ý thức tổ chức, kỷ luật cao; Tinh thần đoàn kết giai cấp và các lực
lượng XH (Hơn ai hết, GCCN hiểu được sứ mệnh cao cả, vị trí, vai trò của mình trong
XH: đặt trong MQH của CNTB, với tư sản, GCCN là GC bị bóc lột trần trụi nhất vận dụng phần trước).
+ Nhu cầu giải quyết mâu thuẫn với CNTB.
* Điều kiện chủ quan để GCCN thực hiện SMLS: ⇒ tự đọc.
a) Sự phát triển của bản thân GCCN về số lượng và chất lượng ⇒ xu thế của thời thời
đại vì GCCN là con đẻ của nền đại công nghiệp.
b) ĐCS là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để GCCN thực hiện thắng lợi sứ mệnh
lịch sử.
c) Xây dựng được khối liên minh giai cấp giữa GCCN với GCND và các tầng lớp lao
động khác (dựa trên sự tương đồng về lợi ích).
⇒ Phân tích mối liên hệ giữa ĐCS và GCCN, nhấn mạnh nhân tố chủ quan là ĐCS
(phân tích MQH của ĐCS với GCCN và vai trò của ĐCS trong PTCN).
Triển khai (TT):
Điểm khác nhau về vị trí, vai trò của GCCN trong CN Mác và trong hiện đại ⇒
SMLS của GCCN.
Phản bác luận điểm “Ngày nay không còn sứ mệnh của GCCN”
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
CHƯƠNG 6: VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO
* Một số bộ tộc đặc biệt:
- Bộ tộc ảnh trung tâm: phân bố ở Thụy Điển, Nga, Nam Phi. Là bộ tộc hạnh
phúc nhất thế giới, sống chan hòa với tự nhiên, không có nhiều luật lệ. Phát triển định
hướng hài hòa, không sản xuất nhiều.
- Bộ tộc góc phải slide: nằm ở phía Bắc Pakistan. Có tuổi thọ trung bình cao
nhất thế giới, sống ở độ cao 2500m so với mực nước biển. Là bộ tộc đẹp nhất thế giới
(nữ).
- Bộ tộc góc trái: có tuần lộc. Sống bằng nhiều nghề nhưng nghề chính là chăn
nuôi tuần lộc. 1 năm chia theo vòng đời phát triển của tuần lộc.
- Bộ tộc ở góc trái có 3 người: 1 trong 3 dân tộc ở Nhật Bản. Người phụ nữ
xăm lên môi. Khi lấy chồng hình xăm hoàn thành, hình mặt cười ⇒ Hướng thiện.
- Quốc gia nào có sự giải quyết các vấn đề dân tộc 1 cách thấu đáo, triệt để, cứng rắn
sẽ có sự phát triển bền vững và thịnh vượng hơn. Ngược lại quốc gia nào không giải
quyết vấn đề dân tộc 1 cách thấu đáo thì xung đột nội bộ sẽ diễn ra, là mảnh đất cho
CNĐQ can thiệp và chống phá.
- Tôn giáo thuộc về yếu tố tinh thần, là niềm tin, sự thiêng liêng, tín ngưỡng của người
dân ⇒ Người ta tôn trọng. Việc giải quyết vấn đề tôn giáo nếu không khéo sẽ dẫn đến
các xung đột và các nước đế quốc sẽ dễ can thiệp vào.
I. DÂN TỘC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
- Nguồn gốc của các xung đột dân độc trên thế giới:
+ Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc: Ở trong
nội bộ quốc gia, có 1 dân tộc tự nào đó tự cho nó là dân tộc lớn, đa số và phát triển
hơn về mọi mặt nên được quyền coi thường, khinh rẻ, đối xử bất công với các dân tộc
khác. Diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả quốc gia phát triển.
VD: Ở Mỹ, tình trạng phân biệt chủng tộc diễn ra rất rầm rộ. Năm 2021, cảnh
sát bắn chết người da đen và sau đó là hàng loạt cuộc biểu tình đòi công bằng cho
người da đen. Trong đại dịch Covid-19, chính quyền ông Biden rất khổ sở giải quyết
PBCT đối với người gốc Á (Stop Asian Hate).
+ Chủ nghĩa dân tộc cực đoan: được hiểu là sự đề cao tinh thần dân tộc của
mình, giống chủ nghĩa PBCT nhưng được đẩy lên trạng thái mới tới cực đoan hơn.
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
Trạng thái này chỉ xem dân tộc đó là thượng đẳng. Phân biệt CNDT cực đoan với
CNDT.
CNDT: mang yếu tố tích cực. Là trào lưu đấu tranh đòi quyền tự quyết
của DT và quyền bình đẳng dân tộc, chống lại sự nô dịch ép buộc của các dân tộc lớn
đối với các dân tộc bé hoặc nó là sự trỗi dậy của những tộc người thoát khỏi tư tưởng
tự ti, mặc cảm dân tộc. Hiểu nôm na là: Tình cảm, tư tưởng của 1 dân tộc, sự trung
thành, lòng tự hào dân tộc và sẽ biến thành phong trào giải phóng dân tộc trong những
TH cần thiết khi DT chịu sự áp bức, bóc lột. VD: Dân tộc các nước thuộc địa đấu
tranh giải phóng dân tộc mình khỏi các nước xâm lược.
CNDT cực đoan và ly khai dân tộc: mang yếu tố tiêu cực. Là trào lưu
gây ra sự kì thị dân tộc, hậu quả của nó sẽ dẫn đến xung đột và chiến tranh. VD: Hình
thành ở Châu Âu ⇒ Chiến tranh nổ ra. Phát xít Đức. Pôn-pốt tấn công biên giới Tây
Nam VN ⇒ Dân tộc Khơ-me là thượng đẳng và muốn thanh lọc dân tộc khác và cả
người Khơ-me, muốn đưa nước Khơ-me quay về thời kỳ công xã nông thôn trước đó
nên nhắm vào các tầng lớp trí thức, chức sách tôn giáo.
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
+ Vấn đề dân tộc chưa được giải quyết đúng đắn: Hiện nay, sự phát triển thịnh
vượng của các quốc gia, các dân tộc luôn là tiêu chí hàng đầu cho sự hòa bình, phát
triển, hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc. Tuy nhiên, không phải lúc nào vấn đề
dân tộc cũng được nhìn nhận đúng đắn.
VD: Tình hình của miền Nam TL có sự phân biệt các chính sách dân tộc và tôn
giáo rất rõ rệt: Có đông người Hồi giáo có nguồn gốc từ Mã Lai. Người thuộc giới
chức cầm quyền là người TL theo Phật Giáo ⇒ Xuất hiện tư tưởng bài xích lẫn nhau,
cho rằng người HG chiếm đa số người dân nhưng người trong bộ máy chính quyền
không phải là người HG, gốc ML? ⇒ Những chính sách đưa ra không được bên còn
lại ủng hộ. ⇒ Hàng loạt xung đột diễn ra.
VD Việt Nam có thời kỳ vấn đề dân tộc chưa nhìn nhận thấu đáo nên xuất hiện
phong trào được sự hậu thuẫn nước ngoài can thiệp vào tình hình VN ⇒ Tổ chức của
Xứ Mông, Thái, Mường tự trị.
+ Sự can thiệp của các nước tư bản đế quốc vì lợi ích: những nguyên nhân trên
là mảnh đất màu mỡ để nảy sinh nguyên nhân này. CNĐQ can thiệp vào để lèo lái sự
phát triển quốc gia này theo hướng phát triển của các nước CNĐQ. Biểu hiện từ TK
XIX khi CNTB phát triển thì tới TK XX CNĐQ hình thành và đến thế kỉ XXI, khi CN
thực dân biến đổi thì nguyên nhân này vẫn là nguyên nhân trọng yếu gây ra hàng loạt
xung đột giữa các quốc gia. VD: Ukraine, Nam Tư, Syria, Sách Pia,...
1.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin về dân tộc
a. Khái niệm dân tộc
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
- Dân tộc (Từ điển Bách khoa Việt Nam): Dân tộc hay quốc gia dân tộc là cộng
đồng chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất
định, ban đầu do sự tập hợp của nhiều cộng đồng mang tính tộc người ⇒ Hướng đến
góc độ dân tộc dưới cách tiếp cận là 1 quốc gia dân tộc (người dân của 1 nước - sự
liên kết các cộng đồng dân cư của 1 QG)
- Dân tộc (Đại từ điển Tiếng Việt): Dân tộc là cộng đồng người ổn định, được
hình thành trong quá trình lịch sử của xã hội, có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống
kinh tế và tâm lý ⇒ Dưới cách tiếp cận 1 dân tộc, sắc tộc được hình thành theo sự
phát triển lâu dài của nó.
- Theo Mác Lênin:
+ Dân tộc là tộc người có: ngôn ngữ (tiếng nói hoặc chữ viết), đời sống
văn hóa (văn hóa vật chất hoặc tinh thần, biểu hiện nét tâm lý, phong tục tập quán, tín
ngưỡng tôn giáo, luật tục,...), Lịch sử nguồn gốc (Người Hoa ở TP HCM ⇒ Từ đâu?,
người Chăm ở Ninh Thuận,...), ý thức dân tộc (Ý thực, định hình được người ta là
người dân tộc đó). ⇒ chỉ cần có 4 đặc điểm chung này sẽ được xem là dân tộc. (Số
lượng vài ngàn nhưng chưa thống kê được)
+ Dân tộc là 1 quốc gia dân tộc:
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
1. Có chung phương thức sinh hoạt kinh tế. (Phương thức sinh
kế: cách tổ chức sản xuất XH, thiết lập quan hệ sản xuất, trình độ)
2. Có lãnh thổ chung ổn định không bị chia cắt. (Người dân của
QG có lãnh thổ phát triển nhất định)
3. Có sự quản lý của một Nhà nước. (Có tổ chức pháp lý được cư
dân công nhận, quản lý đối nội, đối ngoại của QG)
4. Có ngôn ngữ chung của Quốc gia. (Ngôn ngữ hành chính/Chữ
quốc ngữ)
5. Có nét tâm lý biểu hiện qua nền văn hóa dân tộc.
⇒ Mối quan hệ giữa 2 khái niệm này: Nhóm thuyết trình?
b. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc
- Xu hướng tách ra (xu hướng phân ly): Cộng đồng dân cư muốn tách ra để
hình thành cộng đồng dân tộc độc lập ⇒ Ở thời kì TK XIX, CNTB, CNĐQ phát triển
thì xu hướng này là trào lưu chủ đạo, phổ biến do thời kỳ đó các nước ĐQ đi xâm lược
các nước thuộc địa, xu hướng các dân tộc giải phóng dân tộc mình trở thành trào lưu
chủ đạo (Nguyên nhân, biểu hiện, khuynh hướng phát triển?) ⇒ thuyết trình
- Xu hướng liên hiệp: Các dân tộc trong từng quốc gia, thậm chí các dân tộc ở
nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau (Thế kỉ XX, XXI, toàn cầu hóa ⇒ XH này
phổ biến.) (Nguyên nhân, biểu hiện, khuynh hướng phát triển?)
2 xu hướng này có nền tảng, nguyên tắc trong việc giải quyết vấn đề dân tộc:
c. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác-Lênin
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: trong 1 QG có nhiều dân tộc, sắc tộc sinh
sống, quyền bình đẳng được pháp luật thừa nhận và thực thi ⇒ Thực tế không phải
nước nào cũng thực hiện được ⇒ Là cơ sở để dân tộc đấu tranh bảo vệ dân tộc mình,
chống sự áp bức bóc lột của các dân tộc lớn.
VD: Quyền được tham gia học tập, thụ hưởng nền giáo dục của quốc gia.
Quyền bình đẳng trong việc bầu cử/ứng cử miễn trên 18 tuổi và không mất năng lực
hành vi dân sự hay đang chịu các án phạt. Quyền được tham gia các hoạt động kinh tế,
miễn không vi phạm pháp luật. Nhà nước tôn trọng nền văn hóa riêng của các dân tộc
thiểu số: mọi ngườiđược tham gia sinh hoạt văn hoá dân tộc, miễn tiến bộ, không lạc
hậu; quyền được bảo tồn tiếng nói và chữ viết: đài tiếng nói VN phát nhiều tiếng dân
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
tộc thiểu số; quyền tham gia xây dựng luật ⇒ Ủy ban dân tộc - cơ quan ngang bộ: nơi
người dân tộc thiểu số đại diện cho tiếng nói dân tộc mình, cố vấn cho cơ quan ban
ngành thực thi chính sách đến đồng bào dân tộc thiểu số; Cuộc thi tìm hiểu văn hóa
dân tộc thiểu số; Các ngày hội văn hóa dân tộc. ⇒ Chính trị, kinh tế, VH - XH.
VD: Chỉ lựa chọn 1 chữ quốc ngữ để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân
tộc dựa trên tiêu chí quan trọng nhất là: yếu tố kinh tế ⇒ Tiếng nào được đại đa số
người dân sử dụng trong hoạt động giao thương, mua bán, đem lại giá trị kinh tế lớn
nhất cho dân tộc đó. Nhưng cũng có quốc gia sử dụng nhiều chữ quốc ngữ: Canada
(Anh, Pháp), New Zealand,...
* Viêc chọn một ngôn ngữ làm chữ quốc ngữ để đảm bảo quyền bình đẳng giữa
các dân tộc dựa trên:
+ Yếu tố quan trọng nhất: kinh tế ⇒ Được đại đa số người dân sử dụng
trong hoạt động giao thương, buôn bán và mang lợi ích KT nhiều nhất.
+ Ngoài ra, còn xét trên nhiều yếu tố như: văn hóa, chính trị,...
+ Nhiều quốc gia sử dụng nhiều chữ quốc ngữ như: Canada (Anh,
Pháp), Thụy Sĩ, New Zealand,...
- Các dân tộc được quyền tự quyết: tự do lựa chọn chế độ chính trị mà các
quốc gia, dân tộc khác không được can thiệp, chỉ trích miễn sao phù hợp với xu thế xã
hội. ⇒ Sự tự quyết của quyền dân tộc: thể hiện dưới tư cách quốc gia dân tộc chứ
không phải các dân tộc thiểu số được quyền li khai ⇒ Quy định trong luật quốc tế.
+ Sau CMT10 Nga (1917), hình thành 2 hệ tư tưởng: (1) quyền dân tộc
tự quyết bao gồm quyền các dân tộc thiểu số li khai; (2) quyền dân tộc thiểu số khác
quyền dân tộc tự quyết. ⇒ Về sau, CNĐQ lợi dụng quyền dân tộc thiểu số được
quyền tách ra để can thiệp các các nước khác ⇒ Quốc tế ban hành dự luật để chống
các nước lớn can thiệp vào tình hình chính trị của các quốc gia ⇒ Hạn chế sự mất ổn
định
+ Thực hiện dựa trên những nguyên tắc nhất định (đọc giáo trình).
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: thể hiện bản chất quốc tế của PTCN
[?] Vì sao công nhân phải liên hiệp? Vì sao nguyên tắc này thể hiện bản chất quốc tế
của phong trào công nhân?
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
+ Giải phóng giai cấp ⇒ GP xã hội khỏi áp bức, bốc lột ⇒ Tiến tới cách
mạng vô sản ⇒ Đoàn kết lực lượng ⇒ Xây dựng khối thống nhất, vững mạnh. Sứ
mệnh lịch sử của GCCN chỉ hoàn thành khi xây dựng được CNXH trên thế giới.
+ CMT10 Nga tạo hình mẫu, động lực để GCCN ở các quốc gia khác
vùng lên. Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin ⇒ Cương lĩnh và động lực để đấu
tranh.
+ Hỗ trợ từ quốc tế ⇒ các nước giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn.
+ Phương thức SX TBCN có sự khác biệt về địa vị kinh tế ⇒ Sản sinh
ra giai cấp công nhân có cùng địa vị kinh tế dù ở các nước thuộc địa hay chính quốc
⇒ Liên minh.
+ Tư sản mang bản chất quốc tế ⇒ Tư sản trong nước bóc lột chưa cảm
thấy thỏa mãn. Khi tỷ suất LN bình quân hình thành thì không có sự cạnh tranh giữa
các ngành trong nước ⇒ Đầu tư vào ngành nào thì nguồn lợi như nhau ⇒ Đi tìm thị
trường mới để bóc lột và tìm thêm lợi nhuận ⇒ Thị trường mới là các nước thuộc địa,
các nghèo (tài nguyên dồi dào, nhân công rẻ, nguyên liệu nhiều) ⇒ Dịch chuyển vốn
và TLSX sang các quốc gia kém phát triển.==> Liên minh giữa các nhà tư bản. Đứng
trên góc độ cạnh tranh kinh doanh, các nhà TB phải chạy đua kiệt sức; Đứng trên lập
trường giữa GCVS và GCTS, GCTS có cùng mục đích lợi ích, tìm nơi nào mà mình
có lợi ích lớn nhất. ⇒ GCCN phải tự mình phát triển lực lượng mang bản chất quốc tế
⇒ Liên hiệp lại với nhau để chống lại bóc lột trong và ngoài nước ⇒ Đảng Cộng sản
thực hiện bản chất quốc tế của GCCN. VD: thời kì Mác - Ăngghen (Quốc tế 1, 2) →
thời kì Lenin (Quốc tế 3)
1.2. Dân tộc và quan hệ dân tộc VN (Tự đọc)
Giới thiệu: Tôn giáo thuộc về yếu tố tinh thần ⇒ thiêng liêng ⇒ các tín đồ ra sức bảo
vệ dữ dội. Nhưng có một số nhà nghiên cứu cho rằng ngày nay, tôn giáo đã không còn
phù hợp với thời đại: khi KHKT, CMCN, nhận thức loài người phát triển, những điều
răn, giáo lý của tôn giáo (VD: câu chuyện chúa trời sáng tạo ra muôn loài) trở nên lạc
hậu, nên dường như tôn giáo đã không còn phù hợp nữa. Một số người cho rằng cho
dù XH phát triển như thế nào, tôn giáo vẫn còn cơ sở để tồn tại vì nó có các yếu
tố phù hợp với sự phát triển của XH loài người (VD: giáo lý của Phật giáo vẫn phù
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
hợp với cuộc sống hiện tại, ví dụ một trong những điều cấm kỵ là ngũ giới (điều mà
đệ tử thiếu lâm không được làm): không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm,
không uống rượu, ⇒ vẫn phù hợp với thời đại; Thiên chúa giáo khuyên con người
phải sống yêu thương lẫn nhau, không làm chứng giả để hại người ⇒ nếu làm trái thì
lương tâm sẽ cảm thấy có lỗi. ⇒ Hai luồng tư tưởng đối lập, khi nghiên cứu về tôn
giáo sẽ có những tư tưởng đối lập.
Tuy nhiên, trong XH đương đại, kể cả lúc tôn giáo mới hình thành, luôn có
những mâu thuẫn trong nội bộ các tôn giáo, giữa các tôn giáo với nhau, giữa cộng
đồng giáo dân với người dân bình thường, giữa cộng đồng giáo dân với sự quản lý của
nhà nước cầm quyền ⇒ Có nhiều nguyên nhân:
- Sự đa dạng về tôn giáo (có khoảng 10.000 tôn giáo, có quá nhiều tôn giáo
nhỏ, tôn giáo nội sinh, tôn giáo du nhập và các tôn giáo mới): Tín điều của tôn giáo
thường được coi là thiêng liêng nên dễ nhạy cảm với giáo lý và quan niệm của tôn
giáo khác. Những tín điều không phù hợp với tôn giáo đó do dễ bị coi là báng bổ và
từ đó làm nảy sinh bất đồng tôn giáo. Tôn giáo dễ trở thành nguồn xung đột chính bởi
sự đa dạng.
Ví dụ: công dân VN, ý thức mình là người VN, nếu có bất kỳ hành vi xúc phạm
đến danh dự, nhân phẩm, hình ảnh của đất nước, của con người VN ⇒ thái độ bài
xích ⇒ những người theo tôn giáo cũng vậy, bất kỳ cái gì ảnh hưởng tới hình ảnh của
đấng tối cao, xâm phạm, xúc phạm đến giáo lý trong tôn giáo của họ, họ sẽ không
chấp nhận được ⇒ tôn giáo nhiều, sẽ dẫn đến sự va chạm giữa giáo lý các tôn giáo,
giữa giáo lý tôn giáo với chính sách nhà nước ban hành)
Cụ thể:
+ Ấn Độ là QG có nhiều tôn giáo, là nơi hình thành nhiều tôn giáo lớn
⇒ xung đột tôn giáo. Khi chính quyền nhà nước ban hành chính sách họ cho
rằng phù hợp với bối cảnh mới, nhưng đối với tín đồ tôn giáo, họ cho rằng đó
là điều xúc phạm ⇒ biểu tình. Ví dụ: đạo Hồi quan niệm rằng thánh đường là
nơi thiêng liêng ⇒ chỉ chào đón nam giới, phụ nữ không được sạch sẽ nên
không được vào gặp Ala, chỉ có thể đứng bên ngoài. Bối cảnh mới, bình đẳng
giới trong XH ⇒ ban hành đạo luật cho phụ nữ vào thánh đường ⇒ những
người Hồi giáo cho rằng đây là sự xúc phạm rất lớn, tín đồ tôn giáo từ ngày
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
xưa đã quan niệm phụ nữ không được sạch sẽ nên không được vào thánh
đường ⇒ không chấp nhận ⇒ biểu tình ⇒ tấn công cảnh sát, ném bom,... ⇒
Ấn Độ là 1 QG đa tôn giáo nên giới cầm quyền khi ban hành bất kỳ một chính
sách nào phải có sự cân nhắc kỹ giữa chính sách với niềm tin, giáo lý tôn giáo.
+ Indonesia: 250 triệu dân, 87% tín đồ theo Hồi giáo (Tỷ lệ người dân
theo Hồi giáo gần như cao nhất TG ⇒ ), 8% theo Công giáo, xung đột tôn giáo
vẫn xảy ra: Hòn đảo Man.., có tỷ lệ người dân theo Công giáo cao hơn (khoảng
45%), nhưng tỷ lệ dân theo Hồi giáo đông nên chính sách ban hành nghiên về
phe Hồi giáo ⇒ tâm lý những người theo đạo Công giáo cảm thấy có sự thiên
vị ⇒ đấu tranh để phát triển tôn giáo của mình, người Hồi giáo vì thấy QG đa
phần theo hồi giáo nên những lợi ích chính đáng phải thuộc về người Hồi giáo
⇒ 2 bên có xung đột lẫn nhau, người theo Hồi giáo có tinh thần thánh chiến
cao, những người Hồi giáo ở đảo Man.. này tự trang bị vũ khí, quân trang,... để
có thể tiến hành thánh chiến (chiến tranh tôn giáo) bất cứ lúc nào.
- Mối liên hệ giữa tính chính trị và tính chất của tôn giáo: khó nhìn thấy, đôi
khi thấy nó là sự hành đạo, thực hành tôn giáo nhưng núp bóng đằng sau đó là những
âm mưu chính trị lớn.
VD: Nhà thờ Công giáo thờ thành Floriana ở Warszawa. Ba Lan là 1 QG sùng
đạo Công giáo, mọi sinh hoạt ở QG này, yếu tố tinh thần Công giáo luôn được đề cao.
Sau CTTG thứ 2, Ba Lan có sự tranh giành quyền lực giữa NN với nhà thờ (nhà thờ
can dự quá nhiều vào công việc của 1 QG ⇒ NN không thể để điều này tiếp tục diễn
ra ⇒ NN với quyền lực pháp lý, sử dụng nhiều công cụ để trấn áp hành vi xâm phạm
quyền lực NN của nhà thờ ⇒ cái gì thuộc về yếu tố tinh thần mà sử dụng vũ lực, cực
đoan sẽ trở thành đàn áp ⇒ dễ cảm thấy bị bắt nạt trong XH ⇒ đấu tranh (giáo hội,
nhà thờ cũng sử dụng quyền lực của mình trong điều khiển hành vi của giáo dân,
người sùng đạo rất tôn thờ tôn giáo của mình) ⇒ Các nước phương Tây dễ dàng sử
chiêu bài tôn giáo để thay đổi thể chế chính trị của Ba Lan ⇒ Kết quả là Ba Lan đã
gia nhập vào NATO (trước đó là QG XHCN).
Ở VN, vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tôn giáo và chính trị cũng không dễ
dàng (đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, tôn giáo nội sinh như Phật giáo Hòa Hảo).
2. Tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
2.1 Chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo (TG)
- Một số quan niệm khác:
+ Các nhà thần học: TG là mối liên hệ giữa thần thánh và con người → Có sợi
dây liên kết với đấng tối cao thông qua một nhà tiên tri, kinh sách nào đó. Từ thời kì
cổ đại, TG đã xuất hiện, thời đó chưa biết TG là gì, phân biệt người sống và chết
thông qua trạng thái còn thở hoặc không còn thở. Người theo TG nghĩ rằng hành động
thở là tinh thần, khi ngưng thở tức là tinh thần đi ra khỏi con người và đi vế thế giới
bên kia. Vậy làm sao có thể liên hệ với thế giới bên kia đó? → Một số người nói rằng
họ có thể giao tiếp với linh hồn, tinh thần với thế giới bên kia. → Họ được gọi là nhà
tiên tri → Những nhà tiên tri này ghi chép lại lời nhắn nhủ của thế giới bên kia cho
con người hiện tại → Những câu chuyện ghi chép đó dần dần thành kinh thánh ⇒
Mối liên hệ giữa thành thánh và con người thể hiện ở khi người ta nghĩ họ có thể tiếp
xúc với thế giới bên kia và ở thế giới hiện tại, đó là sợi dây liên kết chặt chẽ để hình
thành một cộng đồng tin theo 1 TG nào đó. Những người tin theo có Chúa trên đời thì
tạo thành 1 TG là Thiên chúa giáo. Những người cho rằng Đức Phật là một đấng tối
cao thì tạo thành 1 TG là Phật giáo. Những người cho rằng Allah là đấng tối cao, che
chở cho các tín độ sẽ hợp thành Hồi giáo ⇒ Nhấn mạnh sự liên kết chặt chẽ giữa cộng
đồng giáo dân với tôn chỉ hành đạo, vị thần thánh trong tôn giáo của họ.
+ TG là niềm tin vào cái siêu nhiên (dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo): Cái siêu
nhiên là cái gì đó vượt khỏi tự nhiên, quyền năng của con người → Lúc này con người
có niệm tin vào yếu tố tôn giáo. Ví dụ: một người có năng lực đặc biệt nào đó sẽ được
nghĩ là sứ giả trên trời, có phép thuật bí hiểm chứ không phải năng lực con người →
Niềm tin dẫn đến sự tín (sự tín vào sự siêu nhiên).
+ Nhà tâm lý học: TG là sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong nổi cô đơn của
mình. Tôn giáo là sự cô đơn. Nếu anh chưa từng cô đơn thì chưa bao giờ có tôn giáo.
⇒ Sự cô đơn ở đây không phải là một mình hay trạng thái không có sự gắn kết với ai.
Đây là sự cô đơn trong trạng thái tâm lý của con người, cô đơn trong tâm tưởng.
+ Quan niệm của Ăng-ghen: TG là sự phản ánh hoang đường vào trong đầu óc
con người những lực lượng bên ngoài cái mà thống trị họ trong đời sống hằng ngày,
chỉ là phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đang mang hình thức của những lực
lượng siêu trần thế ⇒ TG chỉ qua là sự phản ánh ý thức của con người (VD: nhìn thấy
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
sấm, mưa thì nghĩ thần sấm, thần mưa để cầu nguyện. Thời xưa các hiện tượng tự
nhiên được siêu nhiên, nhân hóa lên vượt khỏi khả năng của con người) ⇒ Con người
tự sáng tạo nên tôn giáo và tự bị chi phối bởi chính điều mình sáng tạo nên
+ Quan niệm của C.Mác (nghiên về khía cạnh tìm nguồn gốc của TG): TG là
tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh
thần của một trật tự không có tinh thần, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. ⇒ Bị
các nhà tư tưởng tư sản công kích vì cho rằng C.Mác phê phán, tuyên chiến với TG và
cho rằng TG là điều xấu xa. ⇒ Trong cuộc sống có quá nhiều bế tắc, con người thấy
rằng mình không thể tự mình thoát ra khỏi bế tắc đó nhưng khi họ đến với TG, nhà
chùa, thánh đường,... thì họ cảm thấy khoay khỏa, an ủi, được che chở bởi Đức Phật,
Quan thế âm bồ tác, Chúa,...
+ “... tinh thần của 1 trật tự không có tinh thần, tôn giáo là thuốc phiện của
nhân dân.” Ở đây thuốc phiện không phải là 1 cái gì xấu xa vì ngay từ thời buổi nó
mới ra đời, nó là 1 chất được dùng trong y tế, y khoa, giúp giảm đau cho con người.
⇒ Về mặt nguồn gốc, thuốc phiện không phải là 1 chất xấu, giúp con người giảm đau,
cảm thấy dễ chịu hơn trước những sự đau đớn về mặt thể xác. Theo Mác nếu thuốc
phiện giúp con người về mặt vật chất thì tôn giáo sẽ là thứ hỗ trợ về mặt tinh thần.
Con người gặp đau đớn, khổ sở, bế tắc, không biết thế nào để vượt qua thì đi vào chùa
bái lạy ⇒ cảm thấy được an ủi, che chở, yêu thương, cảm thấy khuây khỏa và có động
lực hơn, hòa nhập vào XH nhanh hơn.
+ Thuốc phiện của ND ⇒ về lĩnh vực tinh thần, tôn giáo xoa dịu nỗi đau của
con người, giúp con người có động lực để sống, giúp vượt qua những khó khăn, trở
ngại trong cuộc sống.
⇒ Có nhiều quan điểm xuyên tạc nhưng phải đặt vào hoàn cảnh của câu nói.
- Như vậy, tôn giáo không phải là thứ gì xấu xa, không cần phải loại trừ của XH, là 1
yếu tố tinh thần cần tạo điều kiện để phát triển. Chính vì vậy, quan điểm của Đảng và
Nhà nước chưa bao giờ bài xích tôn giáo. Lênin cũng vậy, nói là “Chỉ có người cộng
sản dại khờ mới đi tuyên chiến với tôn giáo.” Còn những người hiểu tầm quan trọng
của tôn giáo thì luôn luôn coi tôn giáo là 1 bộ phận không thể tách rời đối với quần
chúng nhân dân.
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
- Chúng ta cần phân biệt giữa tôn giáo chân chính với những yếu tố gần như tôn giáo,
là tín ngưỡng, mê tín dị đoan. Điều này có quy định trong luật, trong slide ⇒ Tự đọc
và phân biệt. Sau khi phân biệt, xem phạm vi cái nào bao trùm cái nào?
- Xét về bản chất, tôn giáo là 1 hình thái ý thức xã hội (là do yếu tố tinh thần của con
người sáng tạo ra), phản ánh 1 cách hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con
người. Là sản phẩm tinh thần, sản phẩm của con người. ⇒ Bản chất, cốt yếu bên trong
của tôn giáo.
- Về hình thức biểu hiện, mỗi tôn giáo có hình thức biểu hiện khác nhau. Cơ bản bao
gồm: hệ thống giáo lý, kinh kệ, các quy định kiêng cử, giáo luật và các hình thức thờ
cúng (gọi là giáo lễ) cũng như là cơ sở vật chất thực hiện nghi lễ tôn giáo (giáo
đường).
- Về nguồn gốc: đến ngày hôm nay, người ta vẫn chưa tìm được sự liên hệ nào giữa
tôn giáo với động vật ⇒ Chỉ có con người sáng tạo nên tôn giáo ⇒ Căn cứ khoa học.
⇒ Khẳng định tôn giáo do con người sáng tạo ra và nguồn gốc hình thành tôn giáo
gắn chặt với nguồn gốc hình thành con người. Nguồn gốc hình thành con người liên
quan đến 3 khía cạnh:
+ Thứ nhất, nguồn gốc kinh tế - xã hội:
a. Thể hiện qua các MQH con người với tự nhiên, thể hiện qua trình
độ phát triển của lực lượng SX ⇒ Quyết định sự chi phối của con người với tự nhiên.
Con người càng kiểm soát, chi phối tự nhiên nhiều chừng nào thì cái ý thức tôn giáo
càng ít mảnh đất sinh sôi. Ngược lại, con người chưa chi phối được đối tượng lao
động, chưa chi phối, am hiểu về giới tự nhiên thì bất cứ thứ gì xuất hiện trong giới tự
nhiên, con người rất mơ hồ về nó ⇒ càng sợ sệt nó ⇒ càng cầu khẩn, bái lạy ⇒ tôn
giáo xuất hiện. Quan niệm của con người về giới tự nhiên chưa được xác lập (câu
chuyện cá chép hóa rồng) ⇒ hình thành câu chuyện cảm thấy nhỏ bé, yếu đuối trước
giới tự nhiên và con người thần thánh hóa giới tự nhiên. ⇒ Tự bản thân giới tự nhiên
không sản sinh ra tôn giáo mà chỉ trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thì
tôn giáo mới xuất hiện.
b. Thể hiện qua mối quan hệ giữa con người với con người trong 1
XH có giai cấp, có những bất công. Khi XH hình thành giai cấp thì con người cảm
thấy mình đã trở thành cái gì đó khác xa với đồng loại. Trước kia mọi người đều như
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
lOMoARcPSD|18078556
nhau, lao động như nhau và hưởng của cải vật chất như nhau. Tại sao khi XH phát
triển thì có 1 bộ phận sở hữu nhiều ⇒ giàu có, 1 bộ phận lại sở hữu ít ⇒ Nghèo ⇒ Bị
bóc lột ⇒ Không bằng lòng. Chính từ sự phân biệt giàu nghèo, sự phân biệt giai cấp,
sự phân biệt về TLSX ⇒ tạo ra tâm lý bất bình ⇒ cần giải quyết sự bất bình nhưng
giải quyết không được (nô lệ trong CHNL, nông nô trong XHPK, người VS trong XH
TBCN đều bị áp bức như nhau, đều tìm cách giải quyết sự áp bức này nhưng không
giải quyết được.) ⇒ Chính vì vậy họ tìm cách giải quyết thông qua tôn giáo ⇒ cầu
khẩn thần linh. Mối QH giữa con người với con người.
+ Thứ hai, nguồn gốc nhận thức:
a. nhận thức con người là 1 quá trình. Con người muốn biết về nó thì
con người phải có những cảm giác, tri giác, hiện tượng đầu tiên về nó. ⇒ Con người
phải biết nó. Nếu chưa biết thì sẽ không hiểu nó. Trong quá trình nhận thức của con
người sẽ có những thứ con người chưa biết, chưa hiểu được ⇒ tiếp tục thần thánh hóa
nó. (Họ có năng lực siêu nhiên ⇒ khai phá con mắt thứ ba, hút các vật vào cơ thể,...)
⇒ giải thích: Theo CNDV có 1 yếu tố nào đó trong cơ thể người này mà mình chưa
khai phá được (là 1 loại năng lực nào đó của con người). Theo CNDT nói rằng đây là
1 cái sứ giả, 1 đấng thần tiên, 1 yếu tố tâm linh. ⇒ Con người càng nhận thức được
SV-HT càng nhiều thì yếu tố tôn giáo sẽ không còn.
b. Sự phát triển KH - KT: KH - KT càng phát triển thì người ta càng
nghiên cứu, khám phá ra nhiều năng lực đặc biệt của con người. Nếu năng lực nhận
thức của con người có hạn thì không thể hiểu hết những vấn đề KH - KT phát hiện ra
⇒ Vùng đất để tôn giáo phát triển. Trình độ nhận thức càng cao thì tôn giáo càng kém
phát triển.
+ Thứ ba, nguồn gốc tâm lý: con người có nhiều cảm xúc. Vui quá hay buồn
quá cũng hình thành ý niệm tôn giáo. Sự yêu thương thái quá cũng hình thành nên ý
niệm tôn giáo (tâm lý tích cực + tiêu cực).
- Tính chất tôn giáo (tự đọc): tính lịch sử, tính quần chúng và tính chính trị. Trong đó
phân tích kỹ tính chính trị vì rất quan trọng trong bối cảnh XH hiện đại ⇒ Dùng yếu
tố chính trị để gây ra xung đột tôn giáo.’
- 5 nguyên tắc (tự đọc).
Downloaded by Ng?c Phan (phanngoc200701@gmail.com)
Download