BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT BÁO CÁO TIỂU LUẬN KHOA HỌC VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ĐỀ TÀI: TÁI CHẾ NHỰA PHẾ THẢI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Hà Sinh viên thực hiện: Nhóm 5 1. Lưu Thị Hồng Ngọc 2. Nguyễn Thị Kim Tiên 3. Nguyễn Thị Diệu 4. Trần Thị Quế Trâm 5. Phạm Thị Phượng 6. Đặng Kiều Lam 7. Nguyễn Bùi Thục Quyên 8. Lê Thị Hà 9. Nguyễn Thị Kim Châu 10. Bùi Hưng Thịnh Số điện thoại: 0778632066 (Hồng Ngọc) Lớp: GD22B2BKA THÁNG 10 NĂM 2022 MỤC LỤC GIỚI THIỆU ....................................................................................................................................2 I.TỔNG QUAN VỀ NHỰA VÀ TÁI CHẾ NHỰA PHẾ THẢI: .................................................3 1.Khái niệm: ..............................................................................................................................3 1.1.Nhựa là gì?......................................................................................................................3 1.2.Nhựa phế thải là gì? .......................................................................................................3 2.Tái chế: ...................................................................................................................................3 2.1.Khái niệm tái chế: ..........................................................................................................3 2.2.Tái chế nhựa phế thải: ...................................................................................................3 2.3.Lợi ích của việc tái chế nhựa: .......................................................................................3 II.NỘI DUNG: .................................................................................................................................4 1.PHÂN LOẠI NHỰA: ............................................................................................................4 1.1.Nguồn phát sinh: ............................................................................................................4 1.2.Thời gian để phân hủy một số loại nhựa thông dụng:................................................4 1.3.Tính chất từng loại nhựa: .............................................................................................4 1.3.1 .Nhựa PET (Polyethylene terephthalate): .......................................................4 1.3.2. Nhựa HDPE (High density polyethylene): .....................................................5 1.3.3 Nhựa Sản phẩm PVC:.......................................................................................6 1.3.4. Nhựa LDPE: (https://nhuasaigon.com.vn/) ...................................................6 1.3.5. Nhựa PP: ...........................................................................................................7 1.3.6. Nhựa PS : ..........................................................................................................8 1.3.7.Nhựa PC hoặc không có ký hiệu: .....................................................................9 1.3.8.Các loại nhựa khác :..........................................................................................9 2.Quy Trình Tái Chế Rác Thải Nhựa:....................................................................................9 Bước 1: Thu gom nhựa và rác thải nhựa – Phân phối đến các nhà máy tái chế. ..........9 Bước 2: Sắp xếp và Phân Loại nhựa và rác thải trước khi tái chế ...............................10 Bước 3: Rửa sạch ...............................................................................................................10 Bước 4: Xay – Bằm – Nghiền: ..........................................................................................10 Bước 5 + 6: Rửa nước, làm khô ........................................................................................10 Bước 7: Tạo hạt, pha màu .................................................................................................10 Bước 8: Thành phẩm .........................................................................................................11 3.Một số cách tái chế rác thải nhựa từ các quốc gia khác: .................................................15 III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ................................................................................................16 1.Kết luận: ...............................................................................................................................16 2.Kiến nghị: .............................................................................................................................17 1 GIỚI THIỆU Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội, các tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ với nhịp độ rất cao. Với hơn 10 triệu dân, đây là nơi tập trung hàng loạt cơ sơ hạ tầng như: nhà hàng, khách sạn, khu thương mại, chợ, siêu thị, công sở, văn phòng, trường học, 84 bệnh viện, 400 trung tâm y tế và phòng khám đa khoa và hơn 12.000 cơ sở công nghiệp (lớn, vừa và nhỏ) nằm trong và ngoài 15 khu công nghiệp và khu chế xuất… Mỗi ngày, TP.HCM thải ra khoảng 6000-7000 tấn chất thải rắn đô thị. Trong đó, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 3.500 – 4.500 tấn/ngày, từ các cơ sở công nghiệp và y tế khoảng 800 -1.200 tấn/ngày. Bên cạnh đó, còn có khoảng 700-1.200 tấn chất thải xây dựng (xà bần) và 700 1.000 tấn chất thải công nghiệp, trong đó có khoảng 150-200 tấn chất thải nguy hại. Địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung không có nhiều các nhà máy xí nghiệp áp dụng các công nghệ tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải mặc dù lợi ích của chúng mang lại rất lớn. Thực tế cho thấy hầu hết các loại chất thải nhất là nhựa đều được chôn lấp tại bãi chôn lấp chính của thành phố là bãi chôn lấp Đông Thạnh và Gò Cát. Hoạt động này đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng và gây sức ép lớn đến chất lượng môi trường TP.HCM. Hơn nữa, sức chứa của các bãi chôn lấp cũng hạn chế. Một trong các biện pháp giảm thiểu chất thải là việc tuần hoàn – tái chế và tái sử dụng hợp lý chất thải, trong đó quan trọng nhất là đối với chất thải nhựa. Công tác này giúp mang lại lợi ích kinh tế thông qua việc tiết kiệm nguyên vật liệu cho ngành sản xuất sản phẩm nhựa. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp kỹ thuật tái chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải cho TP.HCM là một nhu cầu bức thiết nhằm giảm bớt các sức ép đối với các bãi chôn lấp rác và cũng nhằm góp phần ngăn chặn các thảm họa ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra.Việc lựa chọn công nghệ xử lý nào cho phù hợp với nét đặc thù của từng loại chất thải tại TP.HCM, quy mô và hình thức đầu tư nào là phù hợp, địa điểm lựa chọn ở đâu để xây dựng nhà máy xử lý cùng với việc xem xét, đánh giá các tác động môi trường kèm theo là những công việc bức thiết của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm chúng em cho rằng việc tiến hành nghiên cứu tiểu luận: “Tái chế nhựa phế thải tại Thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần thiết. Với hi vọng mang lại một cái nhìn tổng quan về việc tái chế và tái sử dụng chất thải đặc biệt là nhựa, cũng như góp phần nâng cao hệ thống quản lý chất thải ở địa bàn TP.HCM. 2 I. TỔNG QUAN VỀ NHỰA VÀ TÁI CHẾ NHỰA PHẾ THẢI: 1. Khái niệm: 1.1. Nhựa là gì? Nhựa (tiếng anh gọi là plastic) là các hợp chất cao phân tử, chúng được làm nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại vật dụng khác nhau nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như: Bàn, ghế, chai lọ, áo mưa, túi nilon, cốc, đĩa, bát, ống dẫn điện… Và những sản phẩm công nghiệp hiện đại ứng dụng trong sản xuất, xuất nhập khẩu. Nhựa cho phép đúc, ép hoặc nén thành nhiều hình dạng khác nhau, từ dạng màng mỏng cho đến dạng sợi, tấm, ống, chai, hộp… và nhiều hơn nữa. 1.2. Nhựa phế thải là gì? Nhựa phế thải là những đồ đang làm bằng nhựa đã qua tay con người sử dụng hoặc chưa dùng đến và bị vứt bỏ. Ví dụ như: túi nhựa, cốc nhựa, chai nhựa, các vật dụng đồ chơi trẻ em… Các loại này thời gian phân hủy rất lâu, có thể lên tới hàng ngàn năm. 2. Tái chế: 2.1. Khái niệm tái chế: Tái chế hay còn gọi là quay vòng chất thải là biến đổi tính chất của chất thải đó để chúng không còn là chất thải mà được coi như một loại nguyên liệu cho một quá trình công nghệ nào đó. Mục đích bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. TP HCM là đô thị lớn nhất cả nước và cũng là nơi có rất nhiều cơ sở sản xuất gia công tổ chức thu mua phế liệu, phế phẩm công nghiệp liên quan để làm nguyên liệu cho công nghệ tái chế. Hiện TP HCM có khoảng 20 cơ sở tái chế có vốn đầu tư lớn hơn 1 tỷ VNĐ, khoảng 50-100 cơ sở có quy mô trung bình, vốn đầu tư từ 0,5-1 tỷ VNĐ và còn hàng ngàn cơ sở tái chế nhỏ có vốn đầu tư từ 100-300 triệu. 2.2. Tái chế nhựa phế thải: Tái chế nhựa là phương pháp thu thập nhựa phế thải và chuyển đổi chúng thành các sản phẩm nhựa mới và hữu ích. Hằng năm thế giới sản xuất hơn 400 triệu tấn nhựa mỗi năm. Tái chế nhựa đảm bảo rằng lượng nhựa khổng lồ này không bị lãng phí. Thay vào đó được xử lý để tái chế thành các sản phẩm khác. 2.3. Lợi ích của việc tái chế nhựa: Tái chế nhựa làm giảm lượng rác thải ra đại dương. Tái chế nhựa tạo ra nhiều việc làm mới. Tái chế nhựa làm giảm thải carbon dioxide và các khí độc hại vào môi trường. Tái chế nhựa giảm thiểu không gian bãi rác và các bãi chôn rác. Nó làm cho nó có thể sử dụng các bãi chôn lấp đó cho các mục đích khác. Tái chế nhựa làm giảm bớt năng lượng mà các nhà sản xuất tiêu thụ trong việc tạo ra các sản phẩm mới. Tái chế nhựa làm giảm sự xuất hiện của tất cả các dạng ô nhiễm. Khuyến khích lối sống bền vững cho mọi người 3 II. NỘI DUNG: 1. PHÂN LOẠI NHỰA: 1.1. Nguồn phát sinh: Hộ gia đình Khu thương mại (nhà hang, khách sạn, siêu thị, chợ…) Cơ quan, công sở, trường học, … Khu công cộng (công viên, khu vui chơi, đường phố, ...) 1.2. Thời gian để phân hủy một số loại nhựa thông dụng: Các sản phẩm được làm từ nhựa sẽ có những cột mốc thời gian tiêu hủy khác nhau, tùy theo cấu trúc và nguyên liệu tạo nên chúng. Thế nhưng, nhìn chung thì thời gian để có thể phân hủy của nhựa là rất lâu, có thể lên đến hơn 1000 năm. Đồng thời, với những tác hại mà chúng mang lại, đã gây ra ảnh hưởng cho sức khỏe và môi trường rất nhiều, không thể đong đếm được như: 1.3. Tính chất từng loại nhựa: 1.3.1 .Nhựa PET (Polyethylene terephthalate): PET hoặc PETE là một loại bao bì thực phẩm quan trọng có thể tạo màng hoặc tạo dạng chai lọ. Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước tinh khiết, nước giải khát có gas…. Hầu hết các chai soda và chai nước khoáng… đều thuộc loại đồ nhựa số 1. Loại nhựa này nói chung là an toàn, tuy nhiên, không nên tái sử dụng để chứa đựng nước uống hay thức ăn. Lý do với bề mặt có rất nhiều lỗ rỗng, xốp có thể cho phép vi khuẩn và mùi vị tích tụ, rất khó rửa sạch. Loại nhựa này được xem là loại đồ nhựa chỉ nên sử dụng một lần và rất dễ tái chế. Tính chất : Bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài mòn cao, có độ cứng vững cao. Trơ với môi trường thực phẩm. Trong suốt. Chống thấm khí O2 và CO2 tốt hơn các loại nhựa khác. 4 Khi đươc gia nhiệt đến 200oC hoặc làm lạnh ở – 90oC, cấu trúc hóa học của mạch PET vẫn được giữ nguyên, tính chống thấm khí hơi vẫn không thay đổi khi nhiệt độ khoảng 100oC. Ứng dụng Với những đặc điểm khá ưu việt của mình, nhựa PET được sử dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Sử dụng để làm các loại chai lọ, bình đựng nước Sử dụng để làm các loại khay nhựa, hộp nhựa đựng thực phẩm Sử dụng để sản xuất sợi thủ công trong may mặc Sử dụng để làm các loại ống hút nhựa 1.3.2. Nhựa HDPE (High density polyethylene): Polyethylene cao phân tử (HDPE) là một nhựa nhiệt dẻo làm từ dầu mỏ. thường được sử dụng trong sản xuất chai nhựa, đường ống chống ăn mòn, màng chống thấm, và gỗ nhựa trong công nghiệp thực phẩm. Loại tốt nhất của nhựa để sử dụng trong bảo quản thực phẩm lâu dài là polyethylene mật độ cao (HDPE), được chỉ định bởi các “2” biểu tượng. HDPE là một trong những hình thức ổn định nhất và nhựa, và tất cả các thùng nhựa được bán riêng cho bảo quản thực phẩm sẽ được làm từ chất liệu này. Hầu hết các bình đựng sữa cho trẻ em, chai đựng sữa, nước trái cây, hoặc bình chứa các loại nước tẩy rửa, dầu gội đầu, nước rửa chén, sữa tắm … đều là loại nhựa số 2. Tuy có màu đục nhưng loại nhựa này được xem là an toàn vì vi khuẩn khó tích tụ do bề mặt khá trơn láng. Nhựa số 2 cũng được xem là dễ tái chế. Tính chất: Được biết đến bởi độ bền cao của nó so với tỷ lệ mật độ, mật độ khối lượng của HDPE có thể dao động từ 0,93 đến 0,97g/cm3. Chịu mài mòn, chịu chấn động cao, ngay cả ở nhiệt độ thấp. Kháng hóa chất tuyệt vời. Hệ số ma sát thấp, cách điện tốt, Khả năng chống bức xạ năng lượng cao Ứng dụng: Qua phần tìm hiểu về ưu nhược điểm của nhựa HDPE – High Density Poli Etilen bạn có thể thấy được rằng, những hạn chế của loại nhựa này dường như không đáng kể. Vì thế, Hight Density Poli Etilen – HDPE có tính ứng dụng thực tiễn rất cao như: Trong công nghiệp nhẹ Dùng làm ống cấp thoát nước Dùng làm ống nước thải cỡ lớn tại các đô thị và khu công nghiệp Trong công nghiệp khai mỏ: Dùng làm ống nước thải trong công nghiệp khai thác mỏ cũng như ống cống Trong công nghiệp năng lượng: Dùng làm ống luồn dây điện và cáp điện Dùng làm ống dẫn hơi nóng (như là ống sưởi nóng) 5 Dùng để làm ống thoát nước Dùng để làm ống cấp nước lạnh (áp lực khoảng 4-10kg/cm2) Dùng để làm ống phục vụ cho ngành bưu điện và cáp quang nơi có nhiệt độ thấp (băng tuyết). 1.3.3 Nhựa Sản phẩm PVC: Nhựa Sản phẩm PVC trước đây (1920 trở đi) được sử dụng với số lượng rất lớn, nhưng ngày nay đả bị PE vượt qua. Hiện nay, PVC phần lớn dùng bao bọc dây cáp điện, làm ống thoát nước, áo mưa, màng nhựa gia dụng… Trong PVC có chất vinylchoride, thường được gọi là VCM có khả năng gây ung thư (phát hiện 1970). Sử dụng làm nhãn màng co các loại chai, bình bằng nhựa hoặc màng co bao bọc các loại thực phẩm bảo quản, lưu hành trong thời gian ngắn như thịt sống, rau quả tươi…. Ngoài ra, PVC được sử dụng để làm nhiều vật gia dụng cũng như các loại sản phẩm thuộc các ngành khác. Tính chất: Bao bì PVC có những khuyết điểm như sau: Tỉ trong: 1,4g/cm2 cao hơn PE và PP nên phải tốn một lương lớn PVC để có được một diện tích màng cùng độ dày so với PE và PP. Chống thấm hơi, nước kém hơn các loại PE, PP. Có tính dòn, không mềm dẻo như PE hoặc PP. để chế tạo PVC mềm dẻo dùng làm bao bì thì phải dùng thêm chất phụ gia. Loại PVC đã đươc dẻo hóa bởi phụ gia sẽ bị biến tính cứng dòn sau một khoảng thời gian. Ứng dụng: PVC dùng làm bao bì, vật liệu đóng gói sản phẩm Dùng làm đường ống dẫn và các phụ kiện kèm theo. Sử dụng trong ngành dệt may Ứng dụng trong ngành xây dựng đặc biệt là trong việc trang trí nội thất Làm dụng cụ thể thao, giải trí Ứng dụng trong ngành sản xuất điện tử Sử dụng làm thiết bị xử lý hóa chất và kiểm soát ô nhiễm. 1.3.4. Nhựa LDPE: (https://nhuasaigon.com.vn/) Nhựa LDPE (tên đầy đủ là Low Density Polyethylene) là loại polyetylen đầu tiên, được sản xuất vào năm 1933 bởi Imperial Chemical Industries (ICI) sử dụng quy trình áp suất cao thông qua phản ứng trùng hợp gốc tự do. Bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng nhựa LDPE là một loại nhựa nhiệt dẻo được làm từ Ethylene monome. LDPE thường được tái chế và được kí hiệu là số 4 để làm mã nhận dạng nhựa của nó. LDPE linh hoạt hơn so với HDPE, được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm: quần áo, chai lọ, đồ nội thất, thảm, túi nhựa, bao bì… 6 Nhựa LDPE là 1 dạng nhựa thuộc nhóm PE nên có độ an toàn khá tốt. Độ an toàn sẽ được xác định dựa trên các thành phẩm, sản phẩm được sản xuất từ nhựa LDPE nguyên sinh, không pha thêm tạp chất. Tính chất: Được xác định bằng dải mật độ 917-930 kg/m3, không phản ứng ở nhiệt độ phòng trừ tác nhân oxy hóa mạnh và dung môi gây phồng Chịu được nhiệt độ 80oC liên tục và 90oC trong thời gian ngắn Khá dẻo và dai, được làm ở dạng mờ hoặc đục Nhựa LDPE còn có đặc tính dòng chảy hay chảy tuyệt vời Hạt nhựa LDPE nhiều phân nhánh hơn so với nhựa HDPE (khoảng 2% nguyên tử cacbon). Vì thế lực liên kết giữa các phân tử sẽ yếu hơn hạt nhựa HDPE. Khi tiếp xúc với ánh mặt trời, nhựa LDPE tạo ra 2 khí là Metan và Ethylene Ứng dụng: Hiện nay, hạt nhựa LDPE được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, với nhiều tính năng nổi bật. Như: Ngành công nghiệp: Thùng chứa, các bộ phận bằng nhựa cho các thành phần máy tính, túi nhựa… Ngành y tế: Do không chứa chất độc hại, không mùi vị, nhựa LDPE được áp dụng để sản xuất một số thiết bị y tế như: chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình… Đúc khuôn nhiệt độ cao: Sản xuất ra phôi chai, các loại ống, thiết bị phòng thí nghiệm đúc khác nhau… Ngoài ra, một số sản phẩm khác như: Tấm lót sàn Bản lề cửa chống ồn Miếng lót giảm lực Khay, hộp đa năng Các bộ phận cần phải hàn gia công Bề mặt hoạt động chống ăn mòn Các bộ phận mềm và dễ uốn như nắp đậy 1.3.5. Nhựa PP: Nhựa PP là tên gọi viết tắt của Polypropylen. Đây là một loại Polymer hình thành từ phản ứng trùng hợp Propylen. Nhựa PP có màu trắng trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không độc. Nhựa PP thường được các đơn vị sản xuất pha trộn thêm các hạt tạo màu để sản xuất ra các thành phẩm có màu sắc bắt mắt hơn. Sản phẩm được làm từ nhựa PP có tính bền nhiệt cao nhất trong các loại nhựa. Chúng có thể chịu được nhiệt độ từ 130 – 170 độ. Ngoài ra, nhựa PP khá bền, cứng, không mềm dẻo như PE và không bị kéo giãn dài do được chế tạo thành sợi. Có thể bị xé rách dễ dàng khi có 1 vết cắt hoặc 1 vết thủng nhỏ. Loại nhựa này khi bị đốt cháy sẽ có ngọn lửa màu xanh nhạt, có dòng chảy dẻo và có mùi 7 gần giống cao su. Chúng có tính chống thấm cao, không dễ bị oxy hóa hay ảnh hưởng bởi không khí, hơi nước hay một số loại dầu mỡ. Tính chất: - Kháng hóa chất: Các bazơ và axit pha loãng khó phản ứng với Polypropylen, điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn tốt cho các thùng chứa chất lỏng như chất tẩy rửa, sản phẩm sơ cứu, v.v. - Độ đàn hồi và độ dẻo dai: Polypropylen sẽ hoạt động với độ đàn hồi trên một phạm vi lệch nhất định (giống như tất cả các vật liệu), nhưng nó cũng sẽ bị biến dạng dẻo sớm trong quá trình biến dạng. Do đó, nó thường được coi là vật liệu “cứng”. - Chống biến dạng: Polypropylen vẫn giữ được hình dạng sau nhiều lần xoắn hoặc uốn. Chất liệu này đặc biệt có giá trị để làm bản lề sống. - Cách điện: Polypropylen có điện trở rất cao và rất hữu ích cho các linh kiện điện tử. - Độ trong suốt: Mặc dù Polypropylen có thể được làm trong suốt, nhưng nó thường được sản xuất để có màu đục tự nhiên. Polypropylen được sử dụng cho vài sản phẩm có yêu cầu về độ trong suốt trung bình. Nếu yêu cầu về độ trong suốt cao thì các loại nhựa như Acrylic hoặc Polycarbonate sẽ là lựa chọn tốt hơn. Ứng dụng: - Nhựa PP là 1 trong các loại nhựa được ứng dụng sản xuất thành sản phẩm nhiều nhất trên thị trường hiện nay. Bởi vậy, bạn sẽ không có tìm được những sản phẩm từ nhựa PP trong cuộc sống 1 cách dễ dàng. Điển hỉnh như: - Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm, không yêu cầu chống oxy hóa một cách nghiêm nhặt; - Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn; PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính chống thấm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì; - Dùng làm chai đựng nước, bình sữa cho bé, hộp bảo quản thực phẩm; - Một số sản phẩm làm từ nhựa PP có khả năng chịu nhiệt tốt dùng được trong lò vi sóng. 1.3.6. Nhựa PS : Là một loại nhựa nhiệt dẻo (polymer) tên gọi là Polystyren (gọi tắt là PS), được tạo thành từ phản ứng trùng hợp styren. Công thức cấu tạo của Polystyren là (CH[C6H5]CH2)n. Tính chất: - Cứng trong suốt, không có mùi vị, cháy cho ngọn lửa không ổn định. - Không màu và dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun ( nhiệt độ gia công vào khoảng 180 - 200oC). - Tính chất cơ học của PS phụ thuộc vào mức độ trùng hợp. PS có trọng lượng phân tử thấp, rất giòn và độ bền kéo thấp. Trọng lượng phân tử tăng thì độ cơ, nhiệt tăng, độ giòn giảm đi. Nếu vượt quá mức độ trùng hợp nhất định thì tính chất cơ học lại giảm. Giới hạn bền kéo sẽ giảm nếu nhiệt độ tăng lên. Độ giãn dài tương đối sẽ bắt đầu tăng khi đạt tới 8 nhiệt độ 80oC. Vượt quá nhiệt độ đó PS sẽ trở lên mềm và dính như cao su. Do đó PS chỉ được dùng ở nhiệt độ thấp hơn 80oC. Ứng dụng: - PS được sử dụng trong sản xuất hộp xốp nhựa đựng thực phẩm, vỏ nhựa CD, DVD, đồ chơi trẻ em, máy vi tính, máy sấy tóc, thiết bị nhà bếp. - Trong lĩnh vực nhựa định hình PS thường được dùng sản xuất hộp nhựa, ly nhựa, tô chén nhựa, khay nhựa bánh kẹo nhờ vào đặc tính cứng và giòn, rất nhẹ, dễ tạo hình, sản phẩm cho ra đẹp. Tuy nhiên, đối với sản phẩm từ nhựa PS tốt nhất là không nên dùng PS để đựng thức ăn nóng (trên 70 độ C) vì ở nhiệt độ cao lượng Monostyren giải phóng ra lượng lớn sẽ tổn hại đến gan. Do đó, không dùng dùng khay nhựa từ PS để đựng nước sôi, thức ăn nhiều dầu mỡ, dưa muối, giấm. Hiện nay, chất liệu HIPS đã được sử dụng thay thế nhựa PS và an toàn hơn trong đóng gói thực phẩm. 1.3.7.Nhựa PC hoặc không có ký hiệu: Nhựa số 7 là loại nhựa hoặc hỗn hợp nhựa không thuộc các dạng trên, nhưng nhựa PC này không được sử dụng dưới dạng tái chế. Bởi bản chất của loại nhựa số 7 chứa BPA, một hợp chất hóa học gây nguy hại, có thể dẫn tới vô sinh, ung thư hay tiểu đường. Sở dĩ chúng được sử dụng để sản xuất bình đựng nước, các thùng chuyên đựng hóa chất vì giá thành rẻ. Nhựa số 7 – ký hiệu các loại nhựa phổ biến, nằm trong danh sách nhựa không an toàn cho sức khỏe, độc hại nhất là khi đựng thực phẩm nóng. 1.3.8.Các loại nhựa khác : Ngoài 7 ký hiệu các loại nhựa phổ biến được liệt kê ở trên còn có một một loại nhựa khác, có tên là Tritan. Mặc dù dưới đáy vẫn ký hiệu đánh số 7 nhưng trên thân bình có ghi dòng chữ “BPA Free Tritan” (không chứa BPA) là loại nhựa tự nhiên, có độ trong suốt như thủy tinh, đặc biệt thuộc tính của Tritan khi rơi khó vỡ nên thường được dùng để làm bình đựng nước thể thao. 2. Quy Trình Tái Chế Rác Thải Nhựa: Quy trình tái chế rác thải nhựa đã và đang luôn là một vấn đề nóng trên thế giới vì hiện nay chúng ta đối mặt với một lượng lớn phế liệu mỗi ngày. Thống kê có 8.3 tấn nhựa đã được sản xuất từ năm 1950 đến nay và 60% trong số đó thường kết thúc tại các bãi chôn rác thải. Quy trình tái chế nhựa phế thường có 8 bước cơ bản: Bước 1: Thu gom nhựa và rác thải nhựa – Phân phối đến các nhà máy tái chế. Bước đầu tiên của quy trình tái chế rác thải nhựa là việc thu gom các sản phẩm đã được sử dùng từ cá nhân, nhà hàng, doanh nghiệp và các tổ chức xung quanh bạn. Việc này có thể thực hiện bởi tổ chức địa phương hoặc các công ty chuyên thu gom rác thải. Ngoài ra còn một cách làm khác đơn giản hơn là người dân tự đem các rác thải nhựa đến điểm thu gom. Các điểm thu gom có thể là các thùng rác tái chế hoặc cơ sở thu gom và tái chế tại địa phương. 9 Bước 2: Sắp xếp và Phân Loại nhựa và rác thải trước khi tái chế Trên thị trường có vài loại nhựa phổ biến và được chia thành các ký hiệu tái chế dễ phân biệt. Và các loại nhựa khác nhau cần được sắp xếp và phân loại riêng biệt. Hơn thế nữa, phần cần tái chế còn được sắp xếp theo màu sắc, độ dày và công năng sau khi tái chế. Bước 3: Rửa sạch Việc rửa sạch các chất cặn bã và làm sạch các rác thải nhựa là một yếu tố quan trọng. Tại quy trình này quyết định gần như 80% chất lượng hạt nhựa phế thải. Vì các tạp chất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khâu sản xuất nhựa tái chế nên cần phân loại kỹ lưỡng các tạp chất có thể có trên rác thải như sau. 5 tạp chất phổ biến trong rác thải nhựa được xác định là: 1. Tem nhãn của sản phẩm còn sót lại trên rác thải. 2. Keo hoặc hồ dán 3. Chất bẩn như bùn, đất và cát 4. Thức ăn thừa 5. Động vật Đến bước này các rác thải cũng như nhựa đều được rửa nhưng vẫn không thể đảm bảo được 100% tinh khiết trước khi đến quá trình nghiền và cán. Bước 4: Xay – Bằm – Nghiền: Nghiền nhỏ các rác thải nhựa để việc nấu tái chế lại một cách dễ dàng hơn. Khi mà rác thải nhựa được xay nhuyễn thành các miếng nhỏ giúp việc nung nóng chúng dễ dàng hơn. Các sản phẩm từ nhựa hoặc nhựa cần được xử lý sẽ được đổ vào các máy nghiền. Máy nghiền sẽ thực hiện khâu băm xay thành từng miếng nhỏ. Các miếng nhỏ này sẽ được phân loại dựa theo tính chất và chất lượng có thể tái sử dụng. Nếu chất lượng tốt thì sẽ được trực tiếp đặc cách tái chế nhựa phế thải. Việc tách nghiền nhựa thành từng miếng nhỏ còn giúp loại bỏ các sản phẩm không tinh khiết trong quá trình sàng lọc. Cách này rất hữu hiệu khi lọc các phế phẩm như sắt. Vì rửa sạch vẫn không thể tách các tạp chất phế thải sắt ra khỏi nhựa hoàn toàn. Khi qua các máy bằm có nam châm hút sắt sẽ giảm thiểu đi đáng kể. Bước 5 + 6: Rửa nước, làm khô Sau khi được phân loại và làm sạch chúng sẽ được đưa vào máy xay để tiến hành xay nhỏ. Rồi đưa vào bể nước để ngâm và sửa sạch các loại chất bẩn. Sau đó, chúng được đem đi phơi khô trên những bãi đất trống. Rồi tiến hành đóng bao và vận chuyển đến những cơ sở tạo hạt để tiếp tục quy trình. Bước 7: Tạo hạt, pha màu 10 Đến giai đoạn này, những mẫu nhựa phế liệu sẽ được đưa đi xay nhuyễn. Và tiến hành pha màu theo như yêu cầu sản xuất. Sau đó, những mẫu nhựa này sẽ được đun đến nóng chảy trong một ống dài. Sau đó, chúng được trục ép đẩy qua tấm lưới tạo thành những sợi nhựa thưa; có đường kính từ 0.3 – 0.4 cm. Tiếp theo, những sợi nhựa này được dẫn trực tiếp qua bể nước lạnh để làm đông cứng sợi nhựa. Cuối cùng, các sợi nhựa sẽ được cắt ra thành những hạt nhựa nhỏ để dễ dàng vận chuyển. Tuỳ vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà hạt nhựa sẽ được pha thêm màu sắc phù hợp. Bước 8: Thành phẩm Các loại hạt nhựa tái sinh sau khi được tạo thành sẽ được vận chuyển đến những cơ sở sản xuất tạo thành sản phẩm. Tuỳ vào loại sản phẩm được sản xuất ra mà sẽ có những loại máy móc, thiết bị khác nhau. Quá trình tái chế này được áp dụng cho tất cả các loại chất thải nhựa phát sinh từ hệ thống rác thải của chúng ta, kể cả những loại đã được lưu trữ trong bãi rác hoặc trên biển. Tuy nhiên, nhờ có phương pháp thu hồi hóa chất bằng cách cracking nhựa hơi nước, hàng tấn chất thải nhựa mỗi ngày có thể được xử lý nhanh chóng hơn. Điều này sẽ giúp hạn chế việc thải các sản phẩm nhựa vào tự nhiên, từ đó giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm môi trường tự nhiên Với những ảnh hưởng trực tiếp từ nhựa như trên, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Dù vậy, không phải ai cũng biết cách xử lý vật liệu/rác thải nhựa đúng đắn và hiệu quả nhất. Dưới đây là 6 cách giúp chúng ta có thể hạn chế lượng rác thải nhựa: Chôn lấp, đốt vật liệu/rác thải nhựa: Hiện nay, cách xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải trong sản xuất, kinh doanh được sử dụng phổ biến nhất là chôn lấp tự nhiên. Dù vẫn tác động đến môi trường ít nhiều nhưng do hạn chế về nguồn lực, kinh phí rất lớn nên đây là cách được xem là tối ưu. Tuy vậy, các quốc gia hiện nay luôn nỗ lực để tìm kiếm cách giải quyết hiệu quả nhất, có thể kết hợp đốt rác lấy khí thải phát điện… Tái sử dụng vật liệu nhựa Với một số loại chai lọ nhựa có thể tận dụng cho nhiều mục đích khác. Bạn có thể xử lý rác thải nhựa tại nhà bằng cách dùng những chiếc chai, xô, thùng nhựa để trồng hoa, cây cảnh, sơn vẽ họa tiết và trang trí nhà cửa, quán xá… Những vật liệu nhựa cũ là nguồn nguyên liệu tuyệt vời cho các bạn tha hồ sáng tạo. 11 Phân loại vật liệu/rác thải nhựa ngay từ đầu nguồn Rác thải nhựa rất dễ dàng để phân chia thành 2 loại tái chế và không thể tái chế. Hãy đặt 2 thùng rác cạnh nhau ngay tại nhà, trường học hay nơi công cộng. Phân loại rác nhựa ngay từ đầu nguồn sẽ giúp nhà máy xử lý đỡ tốn công sức, tránh gây ô nhiễm khi đốt rác. Hạn chế tối đa tự đốt rác thải nhựa tại nhà Việc đốt rác tại nhà thường được thực hiện thủ công, không an toàn. Những chất như VOCs, dioxin,… thải ra trong quá trình đốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí nhà bạn. Thay vào đó, hãy nên thu gom rác để chúng được vận chuyển đến tận nhà máy xử lý, khí thải và cặn rác sẽ được xử lý đúng quy trình để tránh gây thêm ô nhiễm cho môi trường. Sử dụng nhựa sinh học Sản phẩm từ nhựa sinh học ra đời để thay thế một phần các loại nhựa thông thường. Nguyên liệu sản xuất các sản phẩm nhựa sinh học thường từ các loại tinh bột như lúa mì, tinh bột ngô; dăm gỗ, chất béo thực vật,… Tuy nhiên, có một số loại nhựa sinh học không phân hủy sinh học hoàn toàn mà chúng chỉ phân rã, vì thế bạn cần chú ý nhé. Ứng dụng công nghệ để xử lý vật liệu/rác thải nhựa Một số dự án đã được lên ý tưởng và hoàn thành để giải quyết tình trạng rác thải nhựa tràn lan như: công viên tái chế, con đường tái chế tại Hà Lan, công nghệ biến rác thành xăng dầu tại Nga, sử dụng enzyme từ một loại nấm để tái chế nhựa PET tại Áo, biến rác thải nhựa thành sỏi nhân tạo… Xử lý vật liệu/rác thải nhựa cần lưu ý: Không tái sử dụng những loại chai lọ nhựa chứa đựng hóa chất, thuốc trừ sâu, chất độc hại khác. Đốt rác xong không được đổ cặn rác xuống cống, rãnh thoát gây tắc, ô nhiễm nguồn nước. Lựa chọn những sản phẩm nhựa chất lượng, có thể tái sử dụng, bền chắc, tránh sản phẩm bị lỗi, hỏng lại làm tăng thêm lượng rác nhựa. Biện pháp giảm thiểu nhựa ra môi trường: Hạn chế sử dụng túi nilong khi mua hàng. Vì khi túi nilon thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới có thể phân hủy hoàn toàn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Vì vậy, cần thay thế túi vải, túi nhựa tái chế, túi giấy là giải pháp cực tốt giúp chúng ta giảm thiểu rác thải nhựa, chung tay bảo vệ môi trường sống. Nói không với các sản phẩm nhựa dùng một lần như ống hút nhựa, hộp đựng thức ăn nhựa, chai nước nhựa… Vì tiện ích nhất thời, giá rẻ, chi phí sản xuất thấp nên chất lượng các sản phẩm nhựa dùng một lần không đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Bên cạnh đó, từ các sản phẩm nhựa dùng một lần chính là một trong những tác nhân cực lớn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Chúng ta cần tuyệt đối nói không với các sản 12 phẩm nhựa dùng một lần để giảm thiểu rác thải nhựa, sống thân thiện với môi trường là tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Tận dụng lại những chiếc túi cói, túi vải cũ, nhựa tái chế trong mỗi lần mua sắm là giải pháp giảm thiểu chất thải nhựa thiết thực và hiệu quả nhất. Sử dụng các chất liệu tự nhiên như tre, gỗ, cỏ, rau củ, xơ mướp, bột gạo để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe: Ống hút cỏ Ống hút bột gạo Ống hút rau củ Các loại bàn chải đánh răng được làm từ thân tre hay gỗ sẽ là giải pháp thay thế an toàn cho bàn chải nhựa. Vì tre và gỗ có thể tự phân hủy ngoài môi trường tự nhiên, có thể đốt cháy mà không sản sinh ra các chất độc hại như dioxin. Các sản phẩm như bông tắm, miếng rửa bát làm từ xơ mướp không chỉ rẻ mà còn bảo vệ môi trường. Đặc biệt hơn nữa, chúng vừa mềm, nhẹ, có khả năng tạo nhiều bọt nên giúp bạn tiết kiệm nước rửa chén và sữa tắm rất tốt. Tận dụng bã mía để tạo ra những chiếc ly uống nước thay thế cho ly nhựa dùng 1 lần. Nó có độ bền, có thể đựng uống nước cả ngày mà vẫn không bị mềm rách. Ngoài ra các sản phẩm bằng inox, thủy tinh, gốm sứ, nhựa nguyên sinh… đang dần được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn bởi chất lượng tốt, bền bỉ theo thời gian, có thể dễ dàng tái sử dụng. Chúng ta cần nâng cao ý thức sử dụng các sản phẩm, vật dụng thân thiện môi trường như: túi giấy, ly giấy, ống hút giấy, hộp giấy đựng thức ăn… Có thể sử dụng túi được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như bột ngô, khoai, sắn… Với thành phần chính là nguyên liệu tự nhiên nên giúp con người giảm thiểu được nguy cơ bị phơi nhiễm các chất độc hại như BPA, phthalates khi sử dụng túi nilon. Dòng túi tự hủy sinh học được sử dụng để thay thế các loại túi nilon truyền thống, phục vụ cho nhu cầu đựng thực phẩm, rau củ khi đi chợ, đựng rác thải sinh hoạt hàng ngày. Các loại túi sinh học này có khả năng phân hủy hoàn toàn trong thời gian chỉ vài tháng. Đồng thời, túi có thể tự hủy thành các chất vô cơ và sinh khối, vừa không gây hại cho đất, vừa tạo ra mùn để nuôi dưỡng cây trồng. Tái chế nhựa cũ đã qua sử dụng thành sản phẩm hữu ích. Việc làm này chẳng những tiết kiệm chi tiêu cho gia đình, mà còn góp phần làm đẹp cho môi trường bạn đang sống. Với nắp chai chúng ta có thể tận dụng làm đồ chơi cho con trẻ. Thân chai có thể làm hộp đựng bút thước, dụng cụ học tập. Chai nhựa cũng có thể được biến thành các chậu cây bé xinh góp phần tô điểm sắc xanh cho không gian sống. Ngoài các gợi ý trên, có thể sáng tạo ra các sản phẩm mới, tùy theo mục đích người sử dụng 13 Không đốt rác thải nhựa tại nhà. Bởi việc đốt rác thải nhựa mang đến rất nhiều nguy hại. Trong chất thải nhựa có một hàm lượng lớn carbon và hidro, khi đốt sẽ tạo ra những chất độc nguy hiểm cho con người, có thể gây ra bệnh: giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và thậm chí là ung thư. Ngoài ra, những hợp chất hữu cơ bay hơi như VOCs, dioxin, furan có trong quá trình đốt rác thải nhựa cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng không khí. Về lâu dài sẽ có khả năng gây ảnh hưởng tới tầng ozone. Tuyên truyền, kêu gọi mọi người cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường bằng việc hạn chế sử dụng các sản phẩm từ nhựa và các tác hại nặng nề của nhựa đối với môi trường. Từ đó xây dựng ý thức cho mọi người, mọi nhà trong việc cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường nơi ta đang sống.Tuyên truyền qua các việc làm cụ thể: + Tạo băng rôn, khẩu hiệu trong việc nói không với rác thải nhựa. + Tổ chức các cuộc thi chạy hưởng ứng ngày Green day, green year, green leaf. + Sử dụng bình nước cá nhân khi đi làm, đi học thay thế cho ly nhựa. + Sử dụng các đồ dùng ở nhà như hộp camen, hộp thủy tinh... để mua đồ ăn thay thế cho túi nilon. + Sử dụng các chất liệu tự nhiên như lá chuối, lá dong... để gói đồ ăn. + Thực hiện thu gom, phân loại rác thải tại cơ quan, trụ sở làm việc để phục vụ hoạt động thu gom, tái chế chất thải nói chung và rác thải nhựa. + Pha trà sử dụng các ly thủy tinh, sành, sứ trong các buổi họp + Thực hiện phân loại rác tại nguồn + Mang theo túi đựng khi đi mua sắm: đây là các giải pháp thay thế đồ nhựa đơn giản nhưng góp phần giảm lượng rác thải nhựa, nhằm bảo vệ môi trường sống xanh - sạch – đẹp. Hình ảnh thật, việc làm thật để giảm rác nhựa, túi ni lông ở Sơn Viên, huyện Nông Sơn (Quảng Nam) một hình ảnh gần gũi, người nội trợ đi chợ bằng chiếc giỏ, thực phẩm gói trong lá, và những đổi thay từ một xã vùng sâu vùng xa. Làng quê nói không với rác nhựa - Tuổi Trẻ Online (tuoitre.vn) Xã Sơn Viên và Quế Lộc có cùng chợ Thơm. Ngang qua chợ này thấy nhiều người xách theo những giỏ nhựa lớn, nhiều người bán hàng dùng lá chuối gói rau trước khi bỏ vào giỏ, thay vì đựng trong bao nilon như trước. Ở xã Sơn Viên, cán bộ công chức đi làm mỗi người mang một chai thủy tinh đựng nước. Các cuộc họp tại địa phương không sử dụng nước uống đóng trong các chai nhựa như thói quen trước đây. Vào quán ăn, gặp các bạn trẻ tiếp thị ống hút tre. Nhưng không, mua một ống hút tre chính là cách góp vào câu chuyện lớn hơn, đẹp hơn: giải cứu môi trường khỏi rác thải nhựa. Đó là cách để nhiều người biết đến một loại ống hút khác, thay thế ống hút nhựa, dần tạo ra thói quen sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, dễ tiêu hủy. Các bạn trẻ ở xã Sơn Viên cùng nhau thành lập một cơ sở sản xuất ống hút từ cây trúc. Nguyên liệu có sẵn, ống hút làm ra cung cấp cho các quán bán đồ ăn, thức uống tại huyện. Nhiều người, nhiều đơn vị đã chọn và đặt ống hút của Đoàn thanh niên xã Sơn Viên. Đoàn thanh niên xã này còn ấp ủ kế hoạch mở rộng sản phẩm ra nhiều nơi - qua việc chia sẻ lên cộng đồng mạng xã hội, để sản phẩm đến với nhiều người hơn. Mọi người bàn nhiều về chuyện mai mốt thay dần đến bỏ hẳn dùng túi nilon, cùng nhắc thời ông bà mình toàn xài giỏ cói, dùng giỏ nhựa đựng đi chợ, gói rau trong lá chuối mà sống khỏe, đâu như 14 bây giờ nghe ung thư... Lời quê giản dị, chuyện quê đổi thay rồi. Người ở Sơn Viên đang cùng nhau tìm kiếm các giải pháp thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần. 3. Một số cách tái chế rác thải nhựa từ các quốc gia khác: Tái chế rác thải tại Na Uy: Tại Na Uy, có đến 97% rác nhựa. Đây cũng là quốc gia đang đi đầu phong trào tái chế rác thải. Trong số rác thải nhựa, đến 92% được sản xuất thành nhựa chất lượng cao và có thể tiếp tục sử dụng. Chỉ có khoảng 1% rác thải không thể tái chế và phải thải ra môi trường. Đặc biệt, các chai nhựa ở Na Uy có vòng đời tái sử dụng rất dài đến 50 lần. Điều này giúp cho Na Uy trở thành hình mẫu cho cả thế giới trong hoạt động bảo vệ môi trường. Để ngăn chặn tình trạng đánh đổi hiệu quả kinh tế của các công ty với chi phí môi trường, đất nước này đã thực hiện chính sách thu phí mua chai nhựa. Theo đó, người tiêu dùng khi mua các loại chai nhựa để uống sẽ phải tự động trả tiền thêm cho cả một chai nhựa nữa. Tuy nhiên, nếu mọi người mang chai nhựa đến quét mã vạch ở máy thu chai tự động, họ sẽ được nhận lại số tiền đó. Hoặc họ sẽ được tích điểm cho những lần mua sắm tiếp theo. Công nghệ tái chế nhựa PET của Áo: Giống như Na Uy, Áo cũng là một nước đi đầu trong việc xử lý chất thải nhựa. Tiêu biểu chính là công nghệ tái chế nhựa PET trong hệ thống xử lý rác của quốc gia này. Họ tái chế rác thải nhựa bằng công nghệ cao. Sử dụng enzym của một loại nấm thay thế cho phương pháp tái chế đốt cháy hay nghiền nhỏ trước đây. Nhờ có enzim này, nhựa PET sẽ dần bị phân hủy thành các phân tử. Sau đó, họ sẽ có thể dùng các phân tử này để chuyển đổi thành loại nhựa chất lượng cao và tiếp tục sử dụng. Đây là một phát minh tuyệt vời và đóng vai trò lớn trong việc tái chế nhựa cho Áo cũng như các quốc gia trên thế giới. Tái chế rác thải nhựa của Đức: Đức được coi là nước hàng đầu châu Âu trong việc xử lý, tái chế rác thải nhựa. Đặc biệt, vấn đề này từ lâu đã được chính phủ Đức rất coi trọng. Trong đó, đất nước này sử dụng rất ít nhựa nguyên sinh. Ngoài ra, Đức còn có chính sách đồng bộ sử dụng chai nhựa. Các vật liệu đóng gói được tái chế và sử dụng lại nhiều lần. Đức cũng áp dụng chính sách mua một đồ uống chai nhựa thì người tiêu dùng sẽ phải trả tiền thêm cho một chai nhựa nữa. Sau có đó thể đem chai đưa đến cho siêu thị, cửa hàng... để được nhận lại tiền. Hiện nay Đức đang cố gắng thực hiện là tái chế sử dụng được 98% số chai nhựa trong các siêu thị. Ngoài ra, họ còn tăng cường sử dụng bao bì thân thiện với môi trường. Hạn chế bao bì nhựa, xây dựng trạm tái chế. Giảm số lượng nhựa ra biển và ngăn nhựa lẫn vào chất thải hữu cơ. Đây đều là những chính sách tuyệt vời giúp bảo vệ môi trường. Trên đây là một số thông tin cung cấp cho bạn về cách tái chế rác thải nhựa của một số nước trên thế giới. Đây đều là những nước đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo vệ môi trường, giảm lượng rác thải. Hy vọng mọi người sẽ cùng chung tay hạn chế sử dụng rác thải nhựa trong cuộc sống hàng ngày để bảo vệ môi trường sống cho mình và thế hệ mai sau. 15 Tái chế rác thải nhựa tại Thụy Điển: Trong các quốc gia ở châu Âu thì Thụy Điển là nước đi đầu trong xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Thậm chí, Thụy Điển đã và đang là quốc gia phải nhập khẩu… rác để có đủ nguyên liệu cho các nhà máy tái chế của nước này hoạt động. Theo quy định, tại Thụy Điển, các điểm tái chế rác thải phải được xây dựng trong vòng bán kính khoảng 300 m tính từ các khu dân cư. Mỗi hộ dân đều để báo, đồ nhựa, kim loại, thủy tinh, đồ điện tử, pin... vào thùng chứa riêng ngay tại gia đình. Rác thải thực phẩm cũng được phân tách để tái sử dụng hoặc tái chế. Rác đã được phân loại được tập kết tới thùng chứa đặc biệt ở các tòa nhà, khu dân cư và sau đó được chuyển tới địa điểm tái chế. Tại đây, báo được nghiền thành bột giấy; chai lọ được tái sử dụng hoặc nung chảy để sản xuất ra sản phẩm mới; rác thải nhựa được tái chế thành nhựa nguyên liệu, còn thực phẩm sẽ được ủ hoặc xử lý hóa học để trở thành phân bón hoặc khí sinh học. Những loại rác thải cỡ lớn như nội thất hư hỏng hay ti vi cũ được đưa tới trung tâm tái chế ở ngoại ô thành phố. Ở một số tỉnh miền Nam Thụy Điển, thùng chứa rác ở nơi công cộng còn được gắn loa phát nhạc, thu hút sự chú ý của người dân và khiến cho việc đổ rác trở thành trải nghiệm thú vị. Không chỉ hộ gia đình, nhiều doanh nghiệp tại Thụy Điển cũng chung tay giảm thiểu rác thải. Công ty thời trang H&M có sáng kiến khuyến khích khách hàng mang quần áo cũ tới cửa hàng để được giảm giá khi mua quần áo mới. Công ty sản xuất túi Optibag phát triển loại máy phân loại túi rác nhờ màu sắc. Theo đó, người dân sẽ đựng rác thực phẩm bằng túi màu xanh lá cây, giấy loại vào túi màu đỏ... sau đó, tại nhà máy tái chế, chiếc máy do Optibag chế tạo sẽ tự động phân loại rác theo màu sắc túi, giúp tiết kiệm thời gian xử lý rác thải. Có thể nói, vấn đề môi trường, rác thải và tái chế đã được Chính phủ Thụy Điển đưa vào quy hoạch từ những năm 1900. Những nhà máy đốt rác đầu tiên được xây dựng vào năm 1904. Vào thời điểm đó, phần lớn các nhà máy đốt rác được xây dựng nhằm cung cấp năng lượng để sưởi ấm trong mùa đông lạnh giá. Sau nhiều thập kỷ phát triển, công nghệ tái chế rác ngày càng trở nên hiệu quả và hệ thống nhà máy đốt rác đã được nhân rộng trên khắp cả nước. Hiện quốc gia này đã có khoảng 32 nhà máy như vậy, qua đó cung cấp nhiệt sưởi cho 810.000 hộ dân (gần 50% dân số) cũng như cung cấp điện năng cho 250.000 hộ gia đình. Năm 2015, Thụy Điển phải nhập khẩu 2,3 triệu tấn rác từ các nước như Anh, Na uy, Ireland để làm nhiên liệu tạo ra điện năng. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Qua đề tài nghiên cứu “ rác thải nhựa” chúng tôi có thể rút ra các kết luận sau: Nhà nước đã chú trọng tới việc thu gom rác thải nhựa nhằm làm sạch môi trường, tạo cảnh quan thiên nhiên. Các công ty vệ sinh môi trường chưa có nhiều, gây ra lượng rác thải nhựa được thu gom bị quá tải. Công tác quản lý rác thải nhựa đã thực sự có hiệu quả, nâng cao ý thức các hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tham gia vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, có một số điểm du lịch còn khó kiểm soát lượng rác thải phát sinh do có nhiều khách du lịch đến tham quan, nghỉ mát và mua sắm. 16 Việc xử lý rác thải sau khi thu gom ra bãi rác chỉ là phương pháp chôn lấp đơn giản, chưa đảm bảo được yêu cầu chôn lấp rác hợp vệ sinh. Nhìn chung thì người dân cũng đã có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh khu vực sinh sống và hợp tác với cơ quan quản lý trong việc quản lý môi trường. Nắm rõ hơn cách thức hoạt động xử lý rác thải nhựa, biết được mong muốn làm sạch thành phố và tâm sự của những người công dân thu gom. Thành phố Hồ Chí Minh chính là nét đặc trưng của Việt Nam, những bạn bè quốc tế đều biết đến đến thành phố phồn hoa này. Việc biến một thành phố trở nên” xanh sạch đẹp” hơn chắc hẳn sẽ không khó khăn, cụ thể là ý thức của những hộ dân đang sinh sống và mưu sinh trên mãnh đất mang tên Bác. Ô nhiễm môi trường rác thải đã và đang ảnh hưởng không ít đến cảnh quan, môi trường và sức khoẻ của từng hộ dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Rác thải không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ gây tác động đến các môi trường như : đất, nước, không khí…Tuỳ vào mỗi loại môi trường và rác thải thì sẽ có ảnh hưởng theo các mức độ khác nhau. Vì thế, vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay chính là tất cả mọi người phải chung tay bảo vệ môi trường, đẩy lùi ô nhiễm giúp môi trường xanh và sạch đẹp hơn. Thực tế cho thấy, một trong những yếu tố quan trọng tác động đến môi trường chính là con người. Con người chính là yếu tố quyết định mọi thứ. Rác thải cũng chính từ con người tạo ra. Có nhiều người luôn ý thức tốt vấn đề bảo vệ môi trường. Tuy nhiên phần lớn chúng ta vẫn chưa nhận thức được đúng đắng những điều cần phải thực hiện để bảo vệ môi trường. Do đó, con người chúng ta cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải. Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm sử dụng một lần như túi nilon, ly nhựa … Thay vào đó, mọi người sẽ sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Cùng tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống…Và nhà nước cần đề ra những giải pháp tích cực, lên án xử phạt kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường nhằm để thành phố trở về vẻ đẹp vốn có, đi lên đà phát triển vững mạnh. Tình trạng ô nhiễm môi trường tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. 2. Kiến nghị: Để đảm bảo việc thực hiện công tác thu gom, quản lý rác thải nhựa được tốt hơn nữa, chúng tôi có những kiến nghị sau: Tăng cường quản lý rác thải nhựa thông qua quản lý con người nhằm thu gom triệt để lượng rác thải phát sinh. Nên xây dựng nhiều hơn nữa các công ty vệ sinh môi trường, đảm bảo lượng rác thải thu gom sẽ không bị quá tải như hiện nay. Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về việc bảo vệ môi trường, đổ rác đúng nơi quy định, thấy rác là nhặt bỏ vào thùng rác... Cần chú trọng đầu tư kinh phí, kỹ thuật để xử lý rác thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Nên chú trọng đề cử chế độ khen thưởng cho những đơn vị hoàn thành tốt công tác vệ sinh môi trường, và phạt tiền hoặc lập biên bản đối với các hành vi,vi phạm luật môi trường./. 17