Uploaded by tranduyanh411993

thi truong xang dau nam 2022 va du bao

advertisement
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI
*****************
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU NĂM 2022
VÀ DỰ BÁO
Hà Nội, tháng 12/2022
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ 3
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. 3
I. THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU THẾ GIỚI ............................................................ 4
1. Diễn biến cung cầu xăng dầu thế giới ....................................................................................4
+ Nguồn cung: ........................................................................................................................4
+ Nhu cầu: ..............................................................................................................................4
2. Diễn biến giá xăng dầu thế giới ..............................................................................................4
3. Dự báo thị trường xăng dầu thế giới.......................................................................................6
- Nguồn cung ..........................................................................................................................6
- Sản lượng dầu tháng 11/2022 của OPEC giảm sau cam kết cắt giảm nguồn cung ..............6
- Nhu cầu ................................................................................................................................6
- Dự báo giá ............................................................................................................................7
- Goldman Sachs đã hạ dự báo giá dầu trong năm 2023 ........................................................8
- Xuất khẩu xăng, dầu diesel của Trung Quốc trong tháng 11 tăng .......................................9
II. THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU TRONG NƯỚC ............................................... 10
1. Diễn biến cung cầu xăng dầu trong nước .............................................................................10
- Cung cầu .............................................................................................................................10
+ Tình hình xuất khẩu ..............................................................................................................10
+ Tình hình nhập khẩu ..............................................................................................................10
+ Tình hình sản xuất .................................................................................................................11
2.Diễn biến giá..........................................................................................................................11
3. Tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu 12 tháng năm 2022 ......................................................12
3.1. Xuất khẩu dầu thô ..........................................................................................................12
- Khối lượng xuất khẩu dầu thô ............................................................................................12
3.2. Xuất khẩu xăng dầu .......................................................................................................13
- Khối lượng xuất khẩu xăng dầu .........................................................................................13
3.3. Nhập khẩu dầu thô .........................................................................................................15
- Khối lượng nhập khẩu dầu thô ...........................................................................................15
3.4. Nhập khẩu xăng dầu các loại .........................................................................................15
- Khối lượng xăng dầu nhập khẩu ........................................................................................15
- Chủng loại xăng dầu nhập khẩu .........................................................................................16
- Giá xăng dầu nhập khẩu .....................................................................................................16
- Thị trường nhập khẩu .........................................................................................................17
4. Dự báo triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước. .........19
- Kết quả kinh doanh ngành dầu khí 2022 nhiều doanh nghiệp đạt doanh thu cao nhất lịch
sử. 19
- PV GAS lập kỷ lục doanh thu vượt 100 nghìn tỷ, lãi sau thuế hơn 13 nghìn tỷ trong
năm 2022 ..............................................................................................................................21
- PVOIL doanh thu năm 2022 vượt 100.000 tỷ đồng lần đầu tiên .......................................22
2
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Diễn biến giá dầu thô kỳ hạn WTI và Brent trên thị trường thế giới từ
đầu năm 2021 đến nay ................................................................................................ 5
Biểu đồ 2: Diễn biến giá xăng dầu từ đầu năm 2020 đến nay ................................. 12
Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu xăng dầu 11 tháng năm 2022 .................... 14
Biểu đồ 4: Cơ cấu thị trường nhập khẩu xăng dầu 11 tháng năm 2022 ................... 18
Biểu đồ 5: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế ước tính năm 2022 của PVGAS ........ 21
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Giá xăng dầu bán lẻ tại thị trường Hà Nội ngày 21/12/2022...................... 11
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu xăng dầu các loại trong tháng 11 và 11 tháng năm
2022 .......................................................................................................................... 14
Bảng 3: Chủng loại xăng dầu nhập khẩu trong trong nửa đầu T12/2022 ................ 16
Bảng 4: Giá chủng loại xăng dầu nhập khẩu nửa đầu T12/2022 ............................. 17
Bảng 5: Thị trường nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 11 và 11 tháng năm
2022 .......................................................................................................................... 18
Bảng 6: Ước tính kết quả kinh doanh năm 2022 ...................................................... 19
3
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU NĂM 2022
VÀ DỰ BÁO
I. THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU THẾ GIỚI
1. Diễn biến cung cầu xăng dầu thế giới
+ Nguồn cung:
Tổ chức OPEC+ đã quyết định giữ nguyên thoả thuận trong tháng 10/2022 là
tiếp tục cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2023.
+ Nhu cầu:
OPEC dự báo nhu cầu dầu thô thế giới trong năm 2023 sẽ tăng trong bối
cảnh nền kinh tế giới phục hồi và mối quan tâm của các nước tập trung nhiều hơn
vào đảm bảo an ninh năng lượng.
OPEC dự kiến nhu cầu dầu sẽ tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2023 lên
101,8 triệu thùng/ngày, do nhu cầu tăng từ Trung Quốc.
IEA cũng dự báo nhu cầu dầu năm 2023 tăng 1,7 triệu thùng/ngày, đạt 101,6
triệu thùng/ngày.
2. Diễn biến giá xăng dầu thế giới
Năm 2022 được xem là một giai đoạn đáng nhớ của thị trường dầu thô, việc
xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine, chiến tranh nổ ra đã khiến cho tình trạng
cung cầu mất cân bằng từ đó trở thành chất xúc tác chính cho thị trường trong phần
lớn thời gian của năm. Giá dầu thô WTI có mức tăng trong năm 2022 là gần 9,2%
còn giá dầu thô Brent cao hơn so với một năm trước gần 12,2%.
Nếu như xét riêng trong tuần giao dịch cuối cùng của năm 2022 thì mức độ
rủi ro của thị trường dầu gia tăng bởi thanh khoản giảm mạnh khi các nước phương
Tây bước vào kỳ nghỉ năm mới. Giá tăng do lo ngại về đợt bão tuyết kỷ lục gây
đóng băng và làm gián đoạn các hoạt động sản xuất nhiên liệu. Hơn nữa, do tình
hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến khó khăn tại Trung Quốc khiến cho giá dầu chịu
áp lực. Khả năng lây nhiễm cao khi Trung Quốc mở cửa trở lại đã khiến nhiều quốc
gia thận trọng và áp đặt nhiều hạn chế đi lại với người Trung Quốc.
Trung Quốc cũng vừa công bố chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) sản xuất và
phi sản xuất đều giảm tháng thứ 4 liên tiếp. Cho thấy sự suy yếu nghiêm trọng của
4
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
nền kinh tế thứ hai toàn cầu, và có thể khiến nhu cầu tiêu thụ dầu khó phục hồi
mạnh như kỳ vọng, ngay cả khi nền kinh tế mở cửa từ ngày 8/1 sắp tới. Một
nguyên nhân khác cũng làm gia tăng sức ép đối với giá dầu là việc báo cáo của Cơ
quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA)cho thấy tồn kho dầu thô thương mại
tăng. Giá dầu thô Brent được hỗ trợ nhiều hơn so với giá dầu thô WTI trong bối
cảnh, Nga sẽ ngừng cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm lọc dầu cho các quốc gia
tham gia áp dụng mức giá trần.
Thị trường dầu thô thế giới cuối tháng 12/2022 đã tăng trở lại bởi thông tin
Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu từ 500.000 – 700.000 thùng/ngày và sẽ không
giao dịch với những nước tham gia vào thỏa thuận giá trần của phương Tây.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022 trong sắc xanh. Giá dầu
WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 2/2023 trên sàn Nymex đạt 80,5 USD/thùng, tăng
3,76% so với tháng trước và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Giá dầu Brent giao tháng 2/2023 trên sàn London đạt mức 85,88 USD/thùng,
tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Biểu đồ 1: Diễn biến giá dầu thô kỳ hạn WTI và Brent trên thị trường thế giới
từ đầu năm 2021 đến nay
ĐVT: USD/thùng
120
Dầu WTI
Dầu Brent
110
100
90
80
70
60
50
31/12/2022
27/12/2022
25/10/2022
28/09/2022
26/09/2022
26/08/2022
25/07/2022
23/06/2022
25/05/2022
25/04/2022
25/03/2022
25/02/2022
28/01/2022
25/12/2021
25/11/2021
26/10/2021
28/09/2021
26/08/2021
27/07/2021
26/6/2021
25/05/2021
26/04/2021
25/03/2021
25/02/2021
26/1/2021
40
Nguồn: VITIC tổng hợp
5
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
3. Dự báo thị trường xăng dầu thế giới
- Nguồn cung
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã quyết định
giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày trong tháng 1/2023.
Việc giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng sẽ cho phép OPEC+ thêm thời gian
để đánh giá tác động của mức giá trần 60 USD/thùng mà nhóm các nước phát triển
G7 cũng như EU áp dụng với dầu thô của Nga.
Ngoài ra, các nước thành viên EU sẽ không mua, không nhập khẩu, không
vận chuyển dầu thô và chế phẩm từ dầu thô của Nga tới EU cũng như tới nước thứ
ba. Lệnh cấm với dầu thô có hiệu lực từ ngày 5/12/2022 và với sản phẩm lọc dầu là
từ 5/2/2023.
- Sản lượng dầu tháng 11/2022 của OPEC giảm sau cam kết cắt giảm nguồn
cung
Trong tháng 11/2022, OPEC đã bơm 29,01 triệu thùng/ngày, giảm 710.000
thùng/ngày so với tháng 10/2022. Trong tháng 9/2022, sản lượng dầu của OPEC
đạt 29,81 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ tháng 4/2020.
- Nhu cầu
OPEC dự báo, nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm 2023 có thể tăng thêm
2,24 triệu thùng/ngày, thấp hơn 100.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.
Theo OPEC, bên cạnh những rủi ro, còn nhiều nhân tố tích cực tác động đến
kinh tế. Vì vậy, tổ chức này vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
năm 2022 và 2023.
OPEC cho rằng, triển vọng kinh tế có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau,
chẳng hạn giải pháp cho vấn đề địa chính trị tại Đông Âu có thể tác động đến lạm
phát, giúp giảm bớt việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
Nhu cầu dầu của Trung Quốc giảm 180.000 thùng/ngày vào năm 2022
OPEC cho biết tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu tăng mạnh vào năm 2023,
với tiềm năng tăng trưởng kinh tế đến từ việc nới lỏng các chính sách không có
Covid-19 của Trung Quốc, chính sách này đã khiến việc sử dụng dầu của quốc gia
này bị thu hẹp trong năm nay, lần đầu tiên sau nhiều năm.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho biết trong một báo cáo
hàng tháng, nhu cầu dầu mỏ của thế giới trong năm 2023 sẽ tăng 2,25 triệu
6
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
thùng/ngày (bpd), tương đương khoảng 2,3%. Dự báo đã ổn định từ tháng 11, sau
một loạt các báo cáo giảm.
Báo cáo của OPEC cho biết: Mặc dù những bất ổn kinh tế toàn cầu đang ở
mức cao và rủi ro tăng trưởng ở các nền kinh tế chủ chốt vẫn nghiêng về phía giảm,
nhưng các yếu tố thuận lợi cũng đã xuất hiện.
Việc giải quyết xung đột địa chính trị ở Đông Âu và nới lỏng chính sách
không có Covid-19 của Trung Quốc có thể mang lại một số tiềm năng tích cực.
OPEC cho biết nhu cầu của Trung Quốc, bị ảnh hưởng bởi các biện pháp hạn
chế do Covid-19, sẽ đạt trung bình 14,79 triệu thùng/ngày vào năm 2022, giảm
180.000 thùng/ngày so với năm 2021.
Nhu cầu xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay của Trung Quốc giảm, sẽ là
lần đầu tiên kể từ năm 2002, theo Energy Aspects đã dự báo trước đó.
Trong báo cáo, OPEC đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 lên
2,8% và giữ nguyên năm 2023 ở mức 2,5%. Ngoài việc nới lỏng chính sách Covid19 của Trung Quốc.
Tiềm năng tăng giá - hoặc ít nhất là các yếu tố đối trọng - có thể đến từ Cục
Dự trữ Liên bang Mỹ, cũng như từ việc tiếp tục giảm giá hàng hóa và giải quyết
căng thẳng ở Đông Âu.
Báo cáo cũng cho thấy sản lượng của OPEC đã giảm trong tháng 11 sau khi
liên minh OPEC+ cam kết cắt giảm sản lượng mạnh để hỗ trợ thị trường trong bối
cảnh triển vọng kinh tế yếu đi và giá giảm.
Trong báo cáo, OPEC cho biết sản lượng của họ trong tháng 11 đã giảm
744.000 thùng/ngày so với tháng 10 xuống 28,83 triệu thùng/ngày, dẫn đầu là nhà
xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia và các nhà sản xuất lớn khác như Iraq.
- Dự báo giá
Giá dầu thô trong ngắn hạn sẽ có thể giảm bởi triển vọng kinh tế thế giới vẫn
ảm đạm cộng với việc EU áp giá trần với dầu thô của Nga sẽ gây áp lực giảm giá
dầu trên toàn cầu.
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cảnh báo về một giai đoạn đầy
khó phía trước của kinh tế toàn cầu. Những động lực chính của tăng trưởng kinh tế
toàn cầu như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đều đang giảm tốc và năm 2023 sẽ còn
khó khăn hơn năm 2022.
Trước đó, hầu hết các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn
cầu trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao và thị trường tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi
7
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
ro, bất ổn. Trong đó, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023
xuống còn 2,7%, giảm 0,2% so với dự báo được đưa ra trước đó; Fitch Ratings
(FR) điều chỉnh mức dự báo từ 1,7% xuống còn 1,4%; Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế (OECD) hạ dự báo xuống còn 2,2% trong năm 2023, giảm mạnh từ
mức 3,1% của năm 2022.
- Goldman Sachs đã hạ dự báo giá dầu trong năm 2023
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết xuất khẩu dầu của Nga sang
Liên minh châu Âu (EU) trong tháng 11/2022 đã giảm 430.000 thùng/ngày so với
tháng trước đó, xuống còn 1,4 triệu thùng/ngày.
Cụ thể, trong báo cáo hàng tháng về thị trường dầu, IEA cho hay khối lượng
dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga giảm 330.000 thùng/ngày xuống còn
500.000 thùng/ngày. Đây là lần đầu tiên con số này thấp hơn mức vận chuyển qua
đường ống Druzhba là 590.000 thùng/ngày.
Do đó, tỷ trọng xuất khẩu dầu thô của Nga sang EU đã giảm xuống 28%
trong tháng 11/2022 so với 31% trong tháng 10/2022 và từ 50% trước khi diễn ra
cuộc xung đột với Ukraine hồi tháng 2/2022.
Trong khi đó, xuất khẩu dầu thô của Nga sang Ấn Độ đạt kỷ lục 1,3 triệu
thùng/ngày trong tháng 11 vừa qua, còn xuất khẩu sang Trung Quốc, bao gồm cả
đường biển và đường ống dẫn dầu, nhìn chung không thay đổi ở mức 1,9 triệu
thùng/ngày.
Vào ngày 5/12, lệnh cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga của EU và mức giá trần
mà Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) áp đặt đối với xuất khẩu
dầu thô đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng đã bắt đầu có hiệu lực, điều này
dự kiến sẽ làm giảm sản lượng dầu của Nga.
Xuất khẩu dầu thô của Nga thông qua đường ống Druzhba sang Đông Âu
được miễn trừ khỏi lệnh cấm, nhưng IEA dự kiến nguồn cung sẽ tiếp tục giảm buộc
Nga phải ngừng sản xuất thêm.
Theo IEA, khoảng 100.000 thùng dầu thô xuất khẩu bằng đường biển của
Nga cũng không nằm trong lệnh cấm của EU. Liên minh này đang tìm cách bù đắp
sự sụt giảm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng cách tăng nguồn cung từ Trung Đông,
Tây Phi, Na Uy, Brazil và Guyana.
Trong báo cáo trước đó được công bố tháng 11/2022, IEA ước tính rằng Mỹ
và Kazakhstan có thể giúp thay thế khoảng 1,1 triệu thùng dầu/ngày của Nga sang
châu Âu sẽ bị mất sau ngày 5/12.
8
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
Na Uy cũng có kế hoạch tăng sản lượng từ mỏ dầu lớn nhất Tây Âu, Johan
Sverdrup, vào tháng 12 này.
Tuy nhiên, một phần dầu của Nga sẽ tiếp tục chảy vào EU thông qua các
đường ống dẫn vì lệnh cấm loại trừ một số nhà máy lọc dầu không giáp biển ở
Đông Âu.
Đức, Hà Lan và Ba Lan là những nhà nhập khẩu dầu hàng đầu của Nga ở
châu Âu vào năm ngoái, nhưng tất cả đều có khả năng nhập khẩu dầu thô từ các nơi
khác.
Sự phụ thuộc của EU vào Nga cũng được củng cố khi các công ty như
Rosneft và Lukoil kiểm soát một số nhà máy lọc dầu lớn nhất của khối.
Tuy nhiên, Đức đã nắm quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu Schwedt thuộc sở
hữu của Rosneft, nơi cung cấp khoảng 90% nhu cầu nhiên liệu của Berlin, trong khi
nhà máy lọc dầu ISAB thuộc sở hữu của Lukoil ở Sicily có thể được bán vào cuối
năm nay.
- Xuất khẩu xăng, dầu diesel của Trung Quốc trong tháng 11 tăng
Xuất khẩu xăng và dầu diesel của Trung Quốc tiếp tục tăng trong tháng
11/2022, lần lượt đạt mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2021, khi các nhà máy lọc
dầu gấp rút sử dụng hết hạn ngạch xuất khẩu năm 2022 và bán bớt hàng tồn kho
đang tăng.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng 11/2022 đã xuất
khẩu 2,1 triệu tấn dầu diesel, gấp đôi mức của tháng 10 và tăng từ 600.000 tấn
trong cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu xăng là 1,49 triệu tấn trong tháng 11/2022, so với 1 triệu tấn một
tháng trước đó và 810.000 tấn một năm trước đó.
Trước đó, các nhà chức trách Trung Quốc đã phân bổ hạn ngạch xuất khẩu
bổ sung 15 triệu tấn khi nước này cố gắng vực dậy nền kinh tế đang bị ảnh hưởng
bởi đại dịch.
Các nhà máy lọc dầu cũng đẩy mạnh xuất khẩu để giảm bớt áp lực tồn kho
sản phẩm của họ khi các biện pháp hạn chế Covid-19 của chính phủ làm giảm nhu
cầu dầu trong nước.
Xuất khẩu nhiên liệu máy bay phản lực cũng tăng vọt trong tháng 11/2022,
tăng 8,6% so với tháng 10 lên 1,26 triệu tấn, do du lịch quốc tế Trung Quốc phục
hồi.
9
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
Các nhà phân tích dự báo các lô hàng sản phẩm dầu tinh chế của Trung Quốc
sẽ tiếp tục tăng trong tháng 12, dẫn đầu là dầu diesel, nhưng chính sách xuất khẩu
có thể thay đổi vào năm 2023 do việc nới lỏng các biện pháp kiểm soát Covid-19
dự kiến sẽ thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu trong nước.
Dữ liệu hải quan cũng cho thấy nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG)
của Trung Quốc giảm 5,4% so với một năm trước đó xuống còn 6,42 triệu tấn.
Trong 11 tháng đầu năm, nhập khẩu LNG thấp hơn 20,1% so với cùng kỳ năm
trước ở mức 56,88 triệu tấn.
II. THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU TRONG NƯỚC
1. Diễn biến cung cầu xăng dầu trong nước
- Cung cầu
Do diễn biến liên tục từ thị trường nhiên liệu thế giới trong năm 2022 đã tác
động không nhỏ đến nguồn cung và giá xăng dầu trong nước. Dù vậy, dưới sự chỉ
đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành vào cuộc đồng
bộ để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp, đưa mặt hàng này dần
trở lại bình thường.
Bộ trưởng Bộ Công Thương đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về phân giao tổng
nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023. Theo đó, kịch bản 1, tỷ lệ tăng trưởng 10% so
với năm 2022, tương đương 25 triệu 900 nghìn m3, tấn. Còn kịch bản 2 tăng trưởng
15%, tương đương 26 triệu 760 ngàn m3, tấn.
Theo đó, sản lượng này phải được phân bổ từng tháng, quý. Mỗi tháng quý
căn cứ vào số liệu thực hiện trên phần mềm quản lý sẽ áp dụng từ 1/1/2023 để có
điều chỉnh phù hợp.
+ Tình hình xuất khẩu
Theo số liệu thống kê ước tính trong tháng 12/2022, xuất khẩu xăng dầu đạt
260 nghìn tấn, kim ngạch đạt 235 triệu USD, tăng 24,3% về lượng và tăng 66,1%
về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Tính cả năm 2022, xuất khẩu xăng dầu
ước đạt 2.085 nghìn tấn, kim ngạch đạt 2.028 triệu USD, giảm 11,8% về lượng
nhưng tăng 41% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
+ Tình hình nhập khẩu
Theo số liệu thống kê ước tính, trong tháng 12/2021 nhập khẩu xăng dầu các
loại đạt 1.200 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1.106 triệu USD, tăng 108,9% về lượng và
10
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
tăng 172,4% về kim ngạch so với tháng trước. Tính cả năm 2022, nhập khẩu xăng
dầu các loại ước đạt 9.095 nghìn tấn, kim ngạch đạt 9.230 triệu USD, tăng 30,9%
về lượng và tăng 124,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
+ Tình hình sản xuất
Theo số liệu thống kê, sản lượng dầu thô khai thác trong tháng 12/2022 ước
đạt 767,6 nghìn tấn, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021. Tính cả năm 2022, sản
lượng dầu thô khai thác đạt 8.980 nghìn tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê, sản lượng xăng khai thác trong tháng 12/2022 ước đạt
1.927,5 nghìn tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính cả năm 2022, sản
lượng dầu thô khai thác đạt 15.694,1 nghìn tấn, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm
ngoái.
2.Diễn biến giá
Tháng 12/2022, do giá xăng dầu thế giới giảm nên Liên Bộ Công Thương –
Tài Chính đã điều chỉnh giảm giá xăng dầu vào ngày 01/12/2022; ngày 12/12/2022
và ngày 21/12/2022. Cụ thể, giá bán lẻ một số mặt hàng xăng dầu như sau:
Bảng 1: Giá xăng dầu bán lẻ tại thị trường Hà Nội ngày 21/12/2022
Mặt hàng
ĐVT
Xăng RON 95 -IV
đ/lít
Xăng RON 95-III
đ/lít
Xăng E5 RON 92-II
đ/lít
Diesel 0,001S-V
đ/lít
Diesel 0,05S-II
đ/lít
Dầu hỏa (KO)
đ/lít
Mazut No2B (3,0S)
đ/kg
Mức giá ngày
21/12/2022
So với mức giá ngày
21/11/2022
So với mức giá giá
ngày 20/1/2022
21.830
-3.080
-2.630
20.700
-3.080
-3.660
19.970
-2.700
-3.620
23.580
-3.200
4.330
21.600
-3.200
2.700
21.830
-2.810
4.040
14.820
-1.920
-2.270
Nguồn: Petrolimex
Trong kỳ điều hành ngày 21/12/2022, liên Bộ Tài chính - Công Thương thực
hiện trích lập Quỹ BOG xăng dầu đối với các các mặt hàng như: xăng RON95 là
400 đ/lít; xăng E5RON92 là 300 đ/lít; dầu mazut là 500 đ/kg; dầu diesel là 800
11
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
đ/lít; dầu hỏa là 500 đ/lít, và không thực hiện chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng
dầu.
Biểu đồ 2: Diễn biến giá xăng dầu từ đầu năm 2020 đến nay
ĐVT: đ/lít
35,000
25,000
11/01/2021
10/02/2021
12/03/2021
12/04/2021
12/05/2021
11/06/2021
12/07/2021
11/08/2021
10/09/2021
11/10/2021
10/11/2021
10/12/2021
11/01/2022
11/02/2022
01/03/2022
21/03/2022
12/04/2022
04/05/2022
23/05/2022
13/06/2022
01/07/2022
21/07/2022
11/08/2022
05/09/2022
21/09/2022
11/10/2022
01/11/2022
21/11/2022
12/12/2022
15,000
Xăng RON 95-III
Xăng E5 RON 92-II
Nguồn: VITIC tổng hợp
3. Tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu 12 tháng năm 2022
3.1. Xuất khẩu dầu thô
- Khối lượng xuất khẩu dầu thô
+ Xuất khẩu dầu thô
Theo số liệu thống kê ước tính trong tháng 12/2022, xuất khẩu dầu thô đạt
300 nghìn tấn, kim ngạch đạt 234 triệu USD, tăng 39,4% về lượng và tăng 82,6%
về kim ngạch so với tháng trước. Cả năm 2022, xuất khẩu dầu thô ước đạt 2.766
nghìn tấn, kim ngạch đạt 2.319 triệu USD, giảm 11,5% về lượng nhưng tăng 32,8%
về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê, trong tháng 11/2022, lượng dầu thô xuất khẩu đạt
217,3 nghìn tấn, kim ngạch đạt 177 triệu USD, giảm 45,4% về lượng và giảm
43,2% kim ngạch so với tháng trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, xuất khẩu
dầu thô đạt 2.466,4 nghìn tấn, kim ngạch đạt 2.085 triệu USD, giảm 15,2% về
lượng nhưng tăng 28,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Về giá: Giá xuất khẩu dầu thô trong tháng 11/2022 đạt 814,6 USD/tấn, tăng
29,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
12
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
3.2. Xuất khẩu xăng dầu
- Khối lượng xuất khẩu xăng dầu
Theo số liệu thống kê ước tính trong tháng 12/2022, xuất khẩu xăng dầu đạt
260 nghìn tấn, kim ngạch đạt 235 triệu USD, tăng 24,3% về lượng và tăng 66,1%
về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Tính cả năm 2022, xuất khẩu xăng dầu
ước đạt 2.085 nghìn tấn, kim ngạch đạt 2.028 triệu USD, giảm 11,8% về lượng
nhưng tăng 41% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xăng dầu của Việt
Nam trong tháng 11/2022 tăng 26,2% về lượng và tăng 51,5% về kim ngạch so với
tháng trước, đạt 149,3 nghìn tấn, kim ngạch 150 triệu USD. Tính chung 11 tháng
đầu năm 2022 xuất khẩu đạt 1.825,3 nghìn tấn, kim ngạch 1,79 tỷ USD, giảm
15,3% về lượng và tăng 38,3% về kim ngạch.
- Thị trường xuất khẩu
Campuchia vẫn là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam,
trong 11 tháng năm 2022, đạt 577,8 nghìn tấn, kim ngạch 600,5 triệu USD, giảm
3,5% về lượng và tăng 72,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, chiếm
31,6% tổng lượng và 33,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; riêng trong tháng 11/2022
đạt 45.030 tấn, kim ngạch 45 triệu USD, tăng 33,1% về lượng và tăng 35% về kim
ngạch.
Sau đó là thị trường Trung Quốc chiếm 6% trong tổng lượng và 7% tổng
kim ngạch, đạt 110,1 nghìn tấn, kim ngạch 126,7 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và
tăng 81,2% về kim ngạch; riêng tháng 11/2022 đạt 12,5 nghìn tấn, kim ngạch 13,7
triệu USD.
Xuất khẩu xăng dầu sang thị trường Hàn Quốc chiếm 6,2% trong tổng lượng
và 6,7% tổng kim ngạch, đạt 114.343 nghìn tấn, kim ngạch đạt 121 triệu USD, tăng
73,3% về lượng và tăng 177,4% về kim ngạch trong 11 tháng năm 2022; riêng
tháng 11/2022 xuất khẩu giảm 6% về lượng và kim ngạch.
Tiếp đến là thị trường Singapore chiếm 7,9% tổng lượng và 5,6% tổng kim
ngạch, đạt 144,2 nghìn tấn, kim ngạch 101,6 triệu USD, giảm 63,1% về lượng và
giảm 55,6% về kim ngạch; riêng tháng 11/2022 đạt 6.261 nghìn tấn, kim ngạch 4
triệu USD, giảm 79,9% về lượng và giảm 76,3% về kim ngạch.
Tiếp sau là thị trường Lào và Malaysia chiếm hơn 2-3% tổng lượng và tổng
kim ngạch. Những thị trường còn lại như Thái Lan, Philippines, Indonesia và Nga
và chỉ chiếm tỷ trọng xuất khẩu nhỏ dưới 1%.
13
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu xăng dầu 11 tháng năm 2022
Tính theo kim ngạch
Campuchia
33%
Thị trường khác
41%
Trung Quốc
7%
Malaysia
2%
Singapore
6%
Lào
4%
Hàn Quốc
7%
Nguồn: VITIC tính toán theo số liệu từ TCHQ
Bảng 2: Thị trường xuất khẩu xăng dầu các loại trong tháng 11 và 11 tháng năm
2022
So với
T10/2022
T11/2022
Thị trường
Lượng
(Tấn)
Tổng
Kim
ngạch
(Nghìn
USD)
Kim
Lượng ngạch
(%)
11T/2022
Lượng
(Tấn)
(%)
149.319
150.083
26,2
51,6
Campuchia
45.030
45.096
33,2
35,1
577.841
Trung Quốc
12.458
13.741
39,6
37,3
Hàn Quốc
10.888
11.455
-6,3
Singapore
6.261
4.100
Lào
6.692
7.309
So với 11T/2021 (%)
Kim
ngạch
(Nghìn
USD)
(%)
(%)
-15,4
38,3
600.524
-3,6
72,9
110.135
126.800
9,7
81,2
-6,0
114.343
121.019
73,4
177,5
-80,0
-76,3
144.179
101.614
-63,1
-55,6
14,6
27,3
59.442
65.407
80,2
217,7
14
1.825.338 1.793.027
Lượng
Kim
ngạch
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
So với
T10/2022
T11/2022
Thị trường
Lượng
(Tấn)
Kim
ngạch
Kim
Lượng ngạch
(Nghìn
USD)
(%)
So với 11T/2021 (%)
11T/2022
Lượng
(Tấn)
(%)
Kim
ngạch
(Nghìn
USD)
Lượng
Kim
ngạch
(%)
(%)
Malaysia
0
0
0
0
49.950
41.836
-76,2
-67,4
Thái Lan
1.262
1.447
0
0
1.684
1.969
-96,8
-92,4
Nga
0
0
0
0
1.447
1.506
0,0
0,0
Philippines
0
0
0
0
814
753
857,7
1.701,5
Indonesia
0
0
0
0
221
240
-66,8
-40,6
Nguồn: VITIC tính toán theo số liệu từ TCHQ
3.3. Nhập khẩu dầu thô
- Khối lượng nhập khẩu dầu thô
Theo số liệu thống kê ước tính, lượng nhập khẩu dầu thô tháng 12/2022 ước
đạt 1.400 nghìn tấn, kim ngạch đạt 995 triệu USD, tăng 16,7% về lượng và tăng
46% về kim ngạch so với tháng trước. Tính cả năm 2022, nhập khẩu dầu thô ước
đạt đạt 10.641 nghìn tấn, kim ngạch đạt 8.176 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng
57,1% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, lượng nhập khẩu dầu thô trong tháng 11/2022 đạt 1.158,4 nghìn
tấn, kim ngạch đạt 851,5 triệu USD, tăng 31,4% về lượng và tăng 32,5% về kim
ngạch so với tháng trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, nhập khẩu dầu thô đạt
9.241,1 nghìn tấn, kim ngạch đạt 7,18 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng 58,8%
về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Về giá: Giá nhập khẩu dầu thô trong tháng 11/2022 đạt 735,1 USD/tấn, tăng
22,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
3.4. Nhập khẩu xăng dầu các loại
- Khối lượng xăng dầu nhập khẩu
Theo số liệu thống kê ước tính, trong tháng 12/2021 nhập khẩu xăng dầu các
loại đạt 1.200 nghìn tấn, kim ngạch đạt 1.106 triệu USD, tăng 108,9% về lượng và
tăng 172,4% về kim ngạch so với tháng trước. Cả năm 2022, nhập khẩu xăng dầu
15
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
các loại ước đạt 9.095 nghìn tấn, kim ngạch đạt 9.230 triệu USD, tăng 30,9% về
lượng và tăng 124,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái
Trước đó, tháng 11/2022 nhập khẩu xăng dầu các loại đạt 772,3 nghìn tấn,
kim ngạch đạt 742 triệu USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 33,5% về kim ngạch so
với tháng trước. Tính chung 11 tháng năm 2022, nhập khẩu xăng dầu các loại đạt
7.894,8 nghìn tấn, kim ngạch đạt 8.123 triệu USD, tăng 23,9% về lượng và tăng
119,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.
- Chủng loại xăng dầu nhập khẩu
Nửa đầu tháng 12/2022, xăng dầu các loại nhập khẩu đạt 566,8 nghìn tấn,
kim ngạch đạt 522,6 triệu USD; Lũy kế từ đầu năm đến 15/12/2022 nhập khẩu
xăng dầu đạt 9.497,4 nghìn tấn, kim ngạch đạt 8.668,4 triệu USD, tăng 26,9% về
lượng và tăng 120,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.
Bảng 3: Chủng loại xăng dầu nhập khẩu trong trong nửa đầu T12/2022
Chủng loại
Lũy kế đến hết
15T12/20212
Nửa đầu tháng 12/2022
So với cùng kỳ năm
2021
Lượng
Kim ngạch
Lượng
Kim ngạch
Lượng
(Tấn)
(Nghìn USD)
(Tấn)
(Nghìn USD)
(%)
Kim
ngạch
(%)
Xăng dầu các loại
380.877
360.595
7.500.738
7.740.039
24,1
122,0
Diesel
132.303
140.135
4.085.525
4.283.935
-2,4
77,7
Xăng
177.970
157.352
1.558.065
1.666.478
127,6
265,9
Nhiên liệu bay
45.888
47.007
1.274.785
1.365.041
133,1
326,7
Mazut
24.159
11.066
526.424
359.207
-8,2
34,1
Nguồn: VITIC tính toán theo số liệu từ TCHQ
- Giá xăng dầu nhập khẩu
Nửa đầu tháng 12/2022, giá hầu hết các chủng loại xăng dầu nhập khẩu giảm
so với cùng kỳ tháng trước.
16
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
Cụ thể, giá dầu diesel giảm 6,2%, xuống còn 993,4 USD/tấn; giá nhiên liệu
bay giảm 5,8%, xuống còn 965,4 USD/tấn; giá xăng giảm 10,6%, xuống còn 790,8
USD/tấn; chỉ riêng giá dầu mazut tăng 9,5%, lên mức 501,6 USD/tấn.
Bảng 4: Giá chủng loại xăng dầu nhập khẩu nửa đầu T12/2022
Chủng loại
Đơn giá TB
(USD/Tấn)
Đơn giá TB cùng
kỳ tháng trước
So với cùng kỳ
tháng trước
(USD/Tấn)
(%)
Xăng
790,8
884,1
-10,6
Diesel
993,4
1.059,20
-6,2
Mazut
501,6
458,1
9,5
Nhiên liệu bay
965,4
1.024,40
-5,8
Nguồn: VITIC tính toán theo số liệu từ TCHQ
- Thị trường nhập khẩu
Trong 11 tháng năm 2022, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc, đạt
2.878,8 nghìn tấn, kim ngạch 3.070,1 triệu USD, tăng 101,1% về lượng và tăng
260,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp theo là thị trường Singapore đạt 1.319 nghìn tấn, kim ngạch 1.310,5
triệu USD, tăng 15,3% về lượng và tăng 95,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm
ngoái.
Lượng xăng dầu nhập khẩu từ thị trường Malaysia đứng thứ 3 với 1.31,3
nghìn tấn, kim ngạch đạt 1.214,3 triệu USD, giảm 38,9% về lượng nhưng tăng
1,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, nhập khẩu từ một số thị trường tăng mạnh như Thái Lan, Trung
Quốc, Nhật Bản với mức tăng lần lượt là 63,4%; 415,9%; 29.090,3%.
17
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
Biểu đồ 4: Cơ cấu thị trường nhập khẩu xăng dầu 11 tháng năm 2022
Tính theo kim ngạch
Thị trường khác
7.3%
Trung Quốc
10.5%
Hàn Quốc
37.8%
Thái Lan
13.4%
Malaysia
14.9%
Singapore
16.1%
Nguồn: VITIC tính toán theo số liệu từ TCHQ
Bảng 5: Thị trường nhập khẩu xăng dầu các loại trong tháng 11 và 11 tháng năm
2022
So với T10/2022
T11/2022
Thị trường
Lượng
Kim ngạch
(Nghìn
USD)
(Tấn)
So với 11T/2021 (%)
11T/2022
Lượng
Kim
ngạch
(%)
(%)
Lượng
(Tấn)
Kim
ngạch
(Nghìn
USD)
Lượng
Kim
ngạch
(%)
(%)
Tổng
772.266
742.009
28,3
33,5
7.894.890
8.123.081
23,9
119,6
Hàn Quốc
132.309
129.774
-30,8
-33,3
2.878.895
3.070.148
101,1
260,6
Singapore
213.955
206.671
40,4
61,9
1.319.027
1.310.477
15,3
95,9
Malaysia
223.731
220.362
63,4
96,1
1.314.290
1.214.316
-38,9
1,7
Thái Lan
42.717
43.807
-46,5
-46,5
1.000.415
1.085.404
-8,3
63,4
159.520
141.360
291,4
261,8
829.292
852.706
187,0
415,9
0
0
0
0
90.473
98.790
14.147,7
29.090,3
32
32
52,4
52,1
10.540
13.750
0
0
Trung Quốc
Nhật Bản
Nga
18
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
So với T10/2022
T11/2022
Thị trường
Lượng
Kim ngạch
(Nghìn
USD)
(Tấn)
So với 11T/2021 (%)
11T/2022
Lượng
Kim
ngạch
(%)
(%)
Lượng
(Tấn)
Kim
ngạch
(Nghìn
USD)
Lượng
Kim
ngạch
(%)
(%)
Hồng Kông
0
0
0
0
1.397
737
0
0
Đài Loan
0
0
0
0
960
735
0
0
Nguồn: VITIC tính toán theo số liệu từ TCHQ
4. Dự báo triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu
trong nước.
- Kết quả kinh doanh ngành dầu khí 2022 nhiều doanh nghiệp đạt doanh thu
cao nhất lịch sử.
Theo đó, Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) cho biết doanh
nghiệp đã hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong năm
2022. Doanh thu BSR cả năm 2022 ước đạt 165.500 tỷ đồng tăng 64%, lợi nhuận
sau thuế đạt 12.176 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này,
BSR đã vượt 81% mục tiêu về doanh thu và gấp 9 lần mục tiêu về lợi nhuận cho cả
năm.
Tuy nhiên, ước tính trên đồng nghĩa với việc doanh thu quý 4/2022 của công
ty đạt 38.780 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2021 và lỗ sau thuế khoảng
723 tỷ đồng , trong khi cùng kỳ có lãi tới 2.675 tỷ đồng.
Bảng 6: Ước tính kết quả kinh doanh năm 2022
ĐVT: tỷ đồng
Công ty
Lợi Nhuận
Doanh thu
BSR
165.000
12.176
GAS
100.000
13.300
PVT
9.150
1.094
PVD
5.500
OIL
100.000
763
Nguồn: VITIC tổng hợp
Tương tự, năm 2022, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (GAS) cũng hoàn
thành vượt mức kế hoạch và về đích trước từ 2-6 tháng. Đặc biệt, với doanh thu
19
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
ước tính 100.000 tỷ đồng, đây là năm có doanh thu cao nhất từ khi thành lập PV
GAS.
Lợi nhuận trước thuế đạt trên 16.600 tỷ đồng, bằng 189% kế hoạch, tăng
49% so với năm 2021 và lợi nhuận sau thuế đạt trên 13.300 tỷ đồng, bằng 189% kế
hoạch, tăng 51% so với năm 2021. Ước tính quý 4, doanh thu GAS đạt hơn 21.300
nghìn tỷ và lãi sau thuế gần 1.600 tỷ đồng
Doanh thu hợp nhất Tổng công ty Dầu Việt Nam (OIL) lần đầu tiên vượt
mốc 100.000 tỷ đồng, hoàn thành 223% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế hợp
nhất ước đạt 763 tỷ đồng, hoàn thành 153% kế hoạch năm. Tuy doanh thu đạt kỷ
lục nhưng lợi nhuận trước thuế của PVOIL lại giảm 18% so với năm 2021.
PVOIL cho biết Tổng công ty đã chịu tổn thất không nhỏ trong giai đoạn
Quý 3 khi giá dầu giảm sâu và nguồn cung khan hiếm trong khi PVOIL vẫn phải
đảm bảo bán hàng liên tục, ổn định. Trong quý 3 năm nay, PVOIL đã lỗ trước thuế
hơn 371 tỷ đồng. Ước tính trong quý 4 PVOIL đạt doanh thu khoảng 20.383 tỷ
đồng và lãi trước thuế 147 tỷ đồng.
Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVT) ước tính doanh thu đạt 9.150 tỷ
đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 1.094 tỷ đồng; vượt lần lượt 41% và 128% kế
hoạch năm đề ra. So với năm 2021, doanh thu của tổng công ty tăng 23% và lợi
nhuận sau thuế tăng 31%. Tính riêng quý IV/2022, doanh thu PVTrans khoảng
2.542 tỷ đồng tăng 22%, lợi nhuận sau thuế là 262 tỷ đồng tăng 12% so với cùng
kỳ năm trước.
Chỉ đưa ra ước tính doanh thu, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau
(DCM) cho biết tổng doanh thu năm 2022 ước đạt hơn 15.000 tỷ đồng – con số cao
nhất được ghi nhận kể từ khi hoạt động.
Bên cạnh đó, Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí
(PVD) cũng ước tính doanh thu khoảng 5.500 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2021
và vượt 27% kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, PV Drilling cho biết thêm do chịu ảnh
hưởng tiêu cực của biến động tình hình tài chính thế giới dẫn đến tăng tỷ giá, tăng
lãi suất, nên kết quả lợi nhuận năm 2022 dự kiến không đạt được như kỳ vọng.
Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) cũng công bố con số cho
biết ước đạt tổng doanh thu 44.500 tỷ đồng, vượt 74% kế hoạch; nộp ngân sách nhà
nước ước đạt 15.270 tỷ đồng, vượt 113% kế hoạch năm. Sản lượng khai thác năm
2022 của PVEP đạt 3,66 triệu tấn quy dầu, tăng 15% so với kế hoạch năm, trong
đó: sản lượng dầu và khí ngưng tụ condensate đạt 2,48 triệu tấn, vượt 6% kế hoạch;
sản lượng khí xuất bán đạt 1.185 triệu m3, vượt 43% kế hoạch năm.
20
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
- PV GAS lập kỷ lục doanh thu vượt 100 nghìn tỷ, lãi sau thuế hơn 13 nghìn tỷ
trong năm 2022
Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (GAS) cho biết, trong năm 2022 đã
cung cấp trên 7,7 tỷ m3 khí khô, tăng 8% so với năm 2021 (đạt 90% bao gồm phần
bán cho Petronas). PV GAS hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng condensate
(đạt trên 100 nghìn tấn, bằng 155% kế hoạch, về đích trước kế hoạch 5 tháng) và
sản lượng LPG kinh doanh (đạt trên 2 triệu tấn, bằng 118% kế hoạch, tương đương
năm 2021 và về đích trước kế hoạch 2 tháng).
Với kết quả đó, PV GAS tiếp tục duy trì cung cấp khí ổn định để sản xuất
trên 11% sản lượng điện, khoảng 70% sản lượng phân đạm, đáp ứng gần 70% thị
phần LPG cả nước, thị phần bán lẻ LPG chiếm 11% (chưa bao gồm Gas South).
Biểu đồ 5: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế ước tính năm 2022 của PVGAS
ĐVT: tỷ đồng
120,000
100,000
100,000
80,000
75,976
73,648
64,509
60,000
59,336
80,000
75,310
64,330
64,135
40,000
20,000
14,370
8,832
7,172
9,938
11,709
12,086
7,972
8,500
13,300
0
2014
2015
2016
2016
2018
2019
2020
2021
2022 ước
tính
Nguồn: VITIC tổng hợp
Năm 2022 là năm có doanh thu cao nhất kể từ khi thành lập PV GAS với
tổng doanh thu đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, bằng 125% kế hoạch, tăng 25% so với
năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 16,6 nghìn tỷ đồng, bằng 189% kế hoạch,
tăng 49% so với năm 2021 và lợi nhuận sau thuế đạt trên 13,3 nghìn tỷ đồng, bằng
189% kế hoạch, tăng 51% so với năm 2021. Nộp ngân sách Nhà nước đạt trên 7,2
nghìn tỷ đồng, bằng 177% kế hoạch, tăng 14% so với năm 2021.
21
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
- PVOIL doanh thu năm 2022 vượt 100.000 tỷ đồng lần đầu tiên
Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác
Đảng, hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 và Hội nghị Người lao động năm
2023.
PVOIL cho biết Tổng công ty đã tranh thủ tốt cơ hội thị trường và có sự tăng
trưởng đột biến về sản lượng kinh doanh kể từ trước đến nay, đạt 4 triệu m3 xăng
dầu các loại, hoàn thành 127% kế hoạch năm và tăng trưởng 27% so với thực hiện
năm 2021.
Doanh thu hợp nhất PVOIL lần đầu tiên vượt mốc 100.000 tỷ đồng, hoàn
thành 223% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 763 tỷ đồng,
hoàn thành 153% kế hoạch năm.
Nguồn: VITIC tổng hợp
Nguồn: VITIC tổng hợp
22
Thông tin thị trường xăng dầu năm 2022 và dự báo
Tuy doanh thu đạt kỷ lục nhưng lợi nhuận trước thuế của PVOIL lại giảm
18% so với năm 2021. PVOIL cho biết Tổng công ty đã chịu tổn thất không nhỏ
trong giai đoạn Quý III/2022 khi giá dầu giảm sâu và nguồn cung khan hiếm trong
khi PVOIL vẫn phải đảm bảo bán hàng liên tục, ổn định. Trong quý III/2022,
PVOIL đã lỗ trước thuế hơn 371 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng năm 2022, PVOIL đạt doanh thu thuần hợp nhất hơn 79.617
tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 616 tỷ đồng. Với kết quả ước tính năm 2022, như
vậy, trong quý IV/2022 PVOIL đạt doanh thu khoảng 20.383 tỷ đồng và lãi trước
thuế 147 tỷ đồng.
PHÒNG THÔNG TIN THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA
Đ/c: Số 655 Tòa nhà Bộ Công Thương, đường Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm,
Hà Nội
ĐT: (844) 3715 31 44/ 3715 31 43 - Fax: (844) 3715 31 42
23
Download