Uploaded by Phương Anh Bùi

Các nhân tố thu hút khách du lịch quốc tế vào việt nam 2019-2022

advertisement
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
(Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế)
BÀI GIỮA KỲ
Các nhân tố thu hút khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam trong giai đoạn 2019 – 2022
Giảng viên hướng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi
ThS. Chu Trọng Trí
Mã học phần
INE2010 3
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thanh Tâm
Mã sinh viên
20050928
Hà Nội, tháng 6/2023
MỤC LỤC
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................. v
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................. vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................... vii
1.
Tính cấp thiết ................................................................................... vii
2.
Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ viii
3.
Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................... viii
3.1. Mục tiêu chung.............................................................................. viii
3.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. viii
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................ viii
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... viii
4.2.1. Phạm vi nội dung .................................................................... viii
4.2.2. Phạm vi thời gian ...................................................................... ix
4.2.3. Phạm vi không gian................................................................... ix
5.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................ ix
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu ...................................................... ix
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu .................................................... ix
6.
Đóng góp của đề tài .......................................................................... ix
7.
Kết cấu bài nghiên cứu .................................................................... ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN, VÀ THỰC TIỄN CỦA
HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ.................................... 1
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề thu hút
khách du lịch quốc tế......................................................................................... 1
1.1.1. Tổng quan tài liệu nước ngoài ................................................... 1
i
1.1.2. Tổng quan tài liệu trong nước.................................................... 2
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu........................................................... 3
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế ......... 3
1.2.1. Một số khái niệm........................................................................ 3
1.2.2. Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc
tế của một quốc gia .......................................................................................... 5
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch
quốc tế của một địa phương ............................................................................ 8
1.3. Cơ sở thực tiễn của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
trong bối cảnh mới............................................................................................. 9
1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản ........................................................ 9
1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan ...................................................... 10
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT KHÁCH
DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2019 - 2022..... 11
2.1. Khái quát về bối cảnh mới của Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022
............................................................................................................................ 11
2.2. Tổng quan hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam trong giai đoạn 2019 - 2022 ................................................................... 11
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2022 ........................................................... 13
2.3.1. Quy định và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động nhập
cảnh vào Việt Nam ........................................................................................ 13
2.3.2. Nguồn tài nguyên du lịch của Việt Nam ................................. 14
2.3.3. Cơ sở hạ tầng cho du lịch ......................................................... 15
2.3.4. Sự biến động thị trường kinh tế thế giới trước, trong và sau đại
dịch ................................................................................................................. 16
ii
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG THU
HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH..... 19
3.1. Cơ hội và thách thức của hoạt động thu hút khách du lịch quốc
tế của Việt Nam trong bối cảnh mới.............................................................. 19
3.1.1. Cơ hội ....................................................................................... 19
3.1.2. Thách thức ................................................................................ 21
3.2. Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện hoạt động thu
hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam trong bối cảnh mới ...................... 24
3.2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ................................... 24
3.2.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành và các doanh nghiệp
cung cấp sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách du lịch quốc tế ..................... 25
KẾT LUẬN ................................................................................................ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 28
iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
1
UNWTO
2
GDP
3
ASEAN
Chữ viết đầy đủ
World Tourism Organization
Gross Domestic Product
Association of Southeast Asian Nations
iv
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và tổng doanh thu du
lịch từ 2019 - 2022 (Nguồn: Tổng cục Du lịch) ................................................. 13
Bảng 2: Số lượng CSLTDL và số buồng 4-5 sao trên toàn quốc năm 2019 và
2022 (Nguồn: Tổng cục Du lịch)......................................................................... 16
Bảng 3: Top 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới năm
2020 (Nguồn: IMF - World Economic Outlook) .............................................. 18
v
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một số quốc
gia do sự bùng phát của đại dịch Covid - 19 (Nguồn: ADB, IMF, Nghiên cứu
phân tích của PwC).............................................................................................. 17
Hình 2: Số lượt khách du lịch quốc tế toàn cầu chia theo mục đích du lịch
giai đoạn từ 1990 - 2030 (Nguồn: Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO) .......... 20
Hình 3: Số lượt khách du lịch quốc tế toàn cầu (Nguồn: Tổ chức Du lịch thế
giới UNWTO) ....................................................................................................... 21
Hình 4: Dự báo tỷ trọng thu hút khách du lịch quốc tế tại các khu vực trên
thế giới đến năm 2030 (Nguồn: Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO) ............. 22
Hình 5:Thống kê về điểm đến của Google Flights (Nguồn: Google Flights) 23
vi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Du lịch đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi
quốc gia. Du lịch có tác động kinh tế xã hội to lớn đối với mọi nơi đón khách du
lịch. Đặc biệt, nguồn lợi từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch thu được từ các
điểm du lịch quốc tế đã góp phần tạo thu nhập, cải thiện cán cân thanh toán,
quảng bá hình ảnh đất nước, địa danh đến với bạn bè trên thế giới. Ngoài ra, du
lịch còn góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa,
làm phong phú thêm sự lựa chọn của người tiêu dùng, giải quyết việc làm cho
người lao động, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Với xu thế toàn cầu hiện nay, du lịch ngày càng trở nên quan trọng hơn
trong ngành kinh tế. Trong 10 năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát
triển mạnh mẽ, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều vào
GDP của đất nước, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp
sang công nghiệp, dịch vụ, từ đó nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt,
đặc biệt khi thu hút khách du lịch quốc tế. Điều này đòi hỏi ngành du lịch Việt
Nam phải đẩy mạnh nỗ lực phát triển các hoạt động thu hút du lịch quốc tế.
Mặc dù lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có xu hướng tăng
trưởng nhanh trong những năm gần đây nhưng hiệu quả hoạt động du lịch quốc
tế chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải
phân tích, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút du khách quốc tế đến
Việt Nam. Qua đó xác định những mặt cần cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế
hiện nay.
Chính vì vậy, đề tài “Các nhân tố thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam trong giai đoạn 2019 - 2022” sẽ xác định được các nhân tố tác động một
cách hiệu quả nhất đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của Việt Nam, từ
đó đề ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch
quốc tế.
vii
2. Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu đưa ra một số câu hỏi như sau:
-
Hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam diễn ra như thế nào
trong bối cảnh mới?
-
Các nhân tố thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong giai đoạn
2019 - 2022 là gì?
-
Định hướng phát triển hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam và lượng khách quốc tế đến Việt Nam như thế nào?
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Qua việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách du
lịch quốc tế của Việt Nam, đề tài hy vọng sẽ đưa ra định hướng và một số hàm ý
chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế Việt Nam trong việc thu hút
khách du lịch quốc tế.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong bối cảnh mới.
Thứ hai, hệ thống hóa những nhân tố tác động đến hoạt động thu hút
khách du lịch quốc tế tới Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2022.
Thứ ba, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của
hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu các nhân tố thu hút khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam trong bối cảnh mới sau đại dịch Covid - 19.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu, phân tích các nhân tố có tác động đến hoạt động thu hút
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
viii
4.2.2. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ 2019 – 2022. Lý do chọn khoảng
thời gian này vì muốn thực hiện nghiên cứu trong bối cảnh mới khi hoạt động du
lịch bắt đầu phục hồi sau đại dịch.
4.2.3. Phạm vi không gian
Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch được thực hiện
nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Dữ liệu được thu thập từ các bài báo thống kê của các cơ quan trong nước
(Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, …), các tổ chức quốc tế (WDI, IMF,…),
các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên
cứu và tiến hành phân tích dữ liệu thông qua các dữ liệu thu thập được.
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu theo phương pháp định tính, thông qua
đó xác định nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam trong bối cảnh mới sau đại dịch.
6. Đóng góp của đề tài
Bài nghiên cứu rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vấn đề thu hút khách
du lịch quốc tế và xác định các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du
lịch quốc tế đến Việt Nam, từ đó đề ra một số hàm ý chính sách phát triển và kiến
nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.
7. Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu được chia làm bốn chương
bao gồm:
Chương 1: Tổng quan, cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động thu hút
khách du lịch quốc tế.
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2022.
Chương 3: Cơ hội và thách thức của hoạt động thu hút khách du lịch quốc
tế và một số hàm ý chính sách.
ix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN, VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT
ĐỘNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề thu hút khách du
lịch quốc tế
1.1.1. Tổng quan tài liệu nước ngoài
Bài viết “International Tourism Development in the Context of Increasing
Globalization Risks: On the Example of Ukraine’s Integration into the Global
Tourism Industry” (Yurii Kyrylov và cộng sự, 2020) đã chỉ ra rằng ngành du lịch
thế giới vẫn phải đối mặt với những thách thức, bắt đầu từ thời kỳ đại dịch kéo
dài vô thời hạn kéo theo sự hạn chế của việc di chuyển, tất cả những điều này đều
diễn ra trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới đang
triển khai hàng loạt biện pháp nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19
và kích thích phục hồi ngành du lịch. Đó là lý do tại sao, trong điều kiện hiện đại
với sự lây lan của coronavirus, các doanh nghiệp du lịch phải đối mặt với nhiệm
vụ quan trọng là tối ưu hóa rủi ro. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các quốc gia
có tỷ lệ doanh thu du lịch cao trong GDP của quốc gia là những quốc gia dễ bị
tổn thương nhất trước những thay đổi trong tình hình toàn cầu.
Yujuan Zhang và cộng sự (2009), “The Determinants of the Travel
Demand on International Tourist Arrivals to Thailand” đã nghiên cứu những
nhân tố tác động đến cầu du lịch của khách du lịch quốc tế tới Thái Lan trong
năm 2009, đây là giai đoạn trải qua đại dịch SARS. Bài viết đo lường mức độ
ảnh hưởng của 4 nhân tố (1) tỷ giá hối đoái, (2) ngân sách khuyến khích du lịch,
(3) tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và (4) tác động của đại dịch
SARS. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và đại dịch SARS đã có tác động tiêu
cực đến cầu du lịch quốc tế. Sự phục hồi nhanh chóng của ngành du lịch Thái
Lan qua việc xúc tiến chiến lược hiệu quả, từ đó biến khủng hoảng thành cơ hội.
Bên cạnh đó, Giá trị của đồng baht Thái Lan tăng cũng là một yếu tố thúc đẩy du
lịch.
Yang. Ye và Yan (2011), "A empirical analysis of influential factors in
international tourism income in Sichuan province” đã sử dụng phương pháp
phân tích thực nghiệm, tiến hành khảo sát và đưa ra mô hình định lượng phân
1
tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ du lịch quốc tế ở
tỉnh Tứ Xuyên. Tuy nhiên, các đề xuất giải pháp được đưa ra trong bài nghiên
cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ gợi ý dưới dạng liệt kê, chưa phân tích rõ
những hiệu quả từ các giải pháp đó đóng góp cho việc giải quyết vấn đề.
1.1.2. Tổng quan tài liệu trong nước
Các bài nghiên cứu trong nước chủ yếu tập trung phân tích, thống kê số
liệu liên quan tới hoạt động du lịch của của các địa phương có tiềm năng du lịch
lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...
Huỳnh Thị Bích Vân, (2007) “Giải pháp Marketing nhằm phát triển du
lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015" đã xác định các lĩnh vực cần cải
thiện để phát triển du lịch của thành phố đến năm 2015. Từ phân tích này, nhiều
giải pháp đã được đề xuất để tăng hiệu quả của các hoạt động tiếp thị và thu hút
nhiều khách du lịch đến thành phố. Chúng bao gồm tăng cường nghiên cứu thị
trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, cũng như củng cố và phát triển các chiến
lược tiếp thị hỗn hợp. Bên cạnh đó, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, định giá phù
hợp với chất lượng dịch vụ được xác định là những yếu tố then chốt để nâng tầm
ngành du lịch TP. HCM.
Mai Ngọc Khương và Huỳnh Thị Thu Hà, 2014, "The Influences of Push
and Pull Factors on the International Leisure Tourists' Return Intention to Ho
Chi Minh City, Vietnam A Mediation Analysis os Destination Satisfaction", đã
phân tính đánh giá các yếu tố đẩy và kéo, tác động của nó đến ý định quay trở lại
TP. Hồ Chí Minh của khách du lịch quốc tế và đề xuất những giải pháp nhằm gia
tăng khả năng quay lại du lịch tại TP. HCM của khách du lịch quốc tế.. Động cơ
đi du lịch, bao gồm động cơ bên trong hoặc tâm lý (nhân tố Đẩy) và động cơ bên
ngoài thuộc tính điểm đến (nhân tố Kéo) có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng
của du khách đối với điểm đến, cũng như ý định quay trở lại nơi này trong tương
lai. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố bên ngoài thuộc tính Việt Nam quan
trọng hơn các yếu tố bên trong và tâm lý của khách du lịch trong việc nâng cao
sự hài lòng và ý định quay trở lại. Nói cách khác, mức độ hài lòng và ý định quay
lại của họ đối với một điểm đến nhất định phụ thuộc nhiều vào mức độ họ cảm
nhận về hình ảnh điểm đến này, hơn là mong muốn và nhu cầu cá nhân của họ.
2
Hồ Thanh Thảo, (2014), “Nghiên cứu sự hài lòng và ý định quay lại của
du khách Nga đối với thành phố Nha Trang" đã đi sâu tìm hiểu mức độ hài lòng
và mong muốn của du khách Nga khi đến Nha Trang. Nghiên cứu nhằm mục
đích khám phá các yếu tố góp phần vào sự hài lòng của họ và nó ảnh hưởng như
thế nào đến khả năng họ quay trở lại. Ngoài ra, nghiên cứu còn khám phá mức độ
hài lòng và mong muốn quay lại Nha Trang của du khách Nga. Dựa trên kết quả
nghiên cứu, các khuyến nghị đã được đưa ra nhằm nâng cao trải nghiệm của du
khách Nga khi quay trở lại thành phố Nha Trang.
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Các bài nghiên cứu nước ngoài có sự mở rộng hơn về cả phạm vi nghiên
cứu và phương pháp nghiên cứu. Các đề tài nghiên cứu có sử dụng phương pháp
phân tích thực nghiệm, xây dựng mô hình định lượng các yếu tố tác động đến số
lượt khách du lịch đến một quốc gia hay tổng doanh thu từ khách du lịch trong
một giai đoạn nhất định.
Các bài nghiên cứu trong nước chủ yếu tập chung vào nghiên cứu về
những yếu tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế trong phạm vi một
tỉnh hoặc thành phố, hay các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định quay trở lại địa
phương du lịch của du khách quốc tế. Tuy nhiên, người viết chưa tìm thấy một
bài nghiên cứu nào trước đây tổng hợp về thực trạng thu hút khách du lịch quốc
tế trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, để tiếp tục giải quyết các vấn đề mà các các công trình nghiên
cứu trước đây còn để lại, bài nghiên cứu này với tiến hành phân tích các nhân tố
tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong bối
cảnh bình thường mới sau đại dịch Covid - 19.
1.2. Cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
1.2.1. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm về du lịch
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), du lịch là một hiện tượng xã
hội, văn hóa và kinh tế đòi hỏi sự di chuyển của con người đến các quốc gia hoặc
địa điểm bên ngoài môi trường thông thường của họ vì mục đích cá nhân hoặc
kinh doanh/nghề nghiệp. Những người này được gọi là du khách (có thể là khách
3
du lịch hoặc du ngoạn; cư dân hoặc không cư trú) và du lịch liên quan đến các
hoạt động của họ, một số trong đó liên quan đến chi phí du lịch.
Theo luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội, hiệu
lực thi hành từ ngày 1/1/2018, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01
năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,
khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Hoạt
động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.
Theo từ điển Britannica, du lịch là hành động và quá trình dành thời gian
xa nơi ở để theo đuổi mục đích giải trí, thư giãn và niềm vui, trong khi tận dụng
việc cung cấp dịch vụ thương mại. Như vậy, du lịch là một sản phẩm của sự sắp
xếp xã hội hiện đại, bắt đầu ở Tây Âu vào thế kỷ 17, mặc dù nó có tiền thân từ
thời cổ đại.
1.2.1.2. Khái niệm về khách du lịch và khách du lịch quốc tế
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), du khách là khách du lịch thực
hiện chuyến đi đến một điểm đến bên ngoài môi trường thông thường của họ,
trong thời gian dưới một năm, với bất kỳ mục đích chính nào (kinh doanh, giải trí
hoặc mục đích cá nhân khác) ngoài mục đích được tuyển dụng bởi một thực thể
cư trú tại quốc gia hoặc địa điểm đã đến. Một du khách (trong nước, trong nước
hoặc xuất cảnh) được phân loại là khách du lịch (hoặc khách qua đêm), nếu
chuyến đi của họ bao gồm cả thời gian lưu trú qua đêm hoặc là khách trong ngày
(hoặc khách du ngoạn).
Theo luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội, hiệu
lực thi hành từ ngày 1/1/2018, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Trong điều
10, chương II của bộ luật này cũng phân chia khách du lịch thành các nhóm:
-
Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
-
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở
Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
4
-
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
-
Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài
cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
1.2.2. Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
của một quốc gia
Có rất nhiều nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động thu hút khách du
lịch quốc tế của một quốc gia. Theo nghiên cứu của Kosnan và Ismail (2012);
Mai, Ngọc Khương và Huỳnh Thị Thu Hà (2014) các yếu tố tác động được thành
hai nhóm chính là: nhân tố tác động đến cầu và cung du lịch. Ngoài ra cũng có
một số yếu tố cản trở khác để phân tích mức độ tác động của các yếu tố này đến
hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế.
Tuy nhiên, nhân tố liên quan đến môi trường kinh doanh là một yếu tố đặc
biệt tác động đến cả cung và cầu du lịch. Giá cả hàng hóa dịch vụ là giá chi phí
mà khách du lịch cần chi trả cho hoạt động du lịch tại quốc gia mà họ đến du
lịch. Khi giá tăng, các nhà cung cấp có xu hướng tăng cung sản phẩm, trong khi
đó khách du lịch có xu hướng giảm cầu du lịch và ngược lại.
1.2.2.1. Các nhân tố tác động đến cung du lịch
Thứ nhất, nhóm các nhân tố về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
du lịch
Cơ sở hạ tầng là một trong những nhân tố quan trọng đối với quá trình
sản xuất kinh doanh. Được xem là những yếu tố đảm bảo điều kiện chung cho
việc phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động
kinh tế, trong đó có du lịch. Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm: phát triển
hệ thống cơ sở lưu trú; phát triển hệ thống nhà hàng; phát triển các trung tâm
mua sắm, các khu bán hàng lưu niệm, các khu vui chơi, giải trí; phát triển các
công ty kinh doanh du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất
không phải do các tổ chức du lịch xây dựng mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống
đường sá,nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên của toàn dân, mạng
lưới thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp
5
thoát nước, mạng lưới điện, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng… Trình
độ phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng là sự
thể hiện trình độ phát triển du lịch của một đất nước.
Thứ hai, nhóm nhân tố về tài nguyên con người, văn hóa và thiên nhiên
cho du lịch.
Nguồn tài nguyên văn hóa và tài nguyên thiên nhiên tại địa phương:
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Du lịch 2017 thì tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên
nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du
lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Như vậy, tài
nguyên du lịch có vai trò quan trọng trong việc thu hút KDL quốc tế của địa
phương. Dựa trên những thế mạnh của địa phương, hình thành đa dạng các loại
hình du lịch nhằm thu hút khách du lịch nhiều hơn. Theo Điều 15 Luật Du lịch
2017, 02 loại tài nguyên du lịch bao gồm:
● Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa
chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác
có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
● Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách
mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ
dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con
người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Tài nguyên con người: là nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch
và môi trường văn hóa tại địa phương. Muốn khai thác tài nguyên du lịch cần
phát triển rất nhiều thứ, trong đó cũng cần phải có “tài nguyên con người”.
Thứ ba, nhóm các nhân tố về khung chính sách và môi trường chính trị
tại địa điểm du lịch
Hệ thống quy định và chính sách: những điều kiện thuận lợi về quy định
và chính sách như khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, giảm chi phí và thời
gian trong đăng ký thành lập doanh nghiệp, số quốc gia mà công dân được miễn
thị thực du lịch khi nhập cảnh vào địa phương.
Môi trường chính trị: một địa phương muốn đạt được hiệu quả trong hoạt
động thu hút khách du lịch quốc tế thì cần phải đảm bảo một môi trường sống
lành mạnh, đảm bảo tình hình an ninh trật tự không chỉ thể hiện qua sự ổn định
6
về an ninh, chính trị quốc gia mà còn thể hiện qua khả năng kiểm soát tình hình
trộm cắp, tai nạn,...cho du khách.
1.2.2.2. Các nhân tố tác động đến cầu du lịch
Các nhân tố liên quan đến cầu du lịch là các yếu tố xuất phát từ phía khách
du lịch. Nếu các nhân tố liên quan đến cung du lịch tác động đến lựa chọn điểm
đến du lịch thì các nhân tố liên quan đến cầu du lịch tác động đến nhu cầu đi du
lịch ít hay nhiều của du khách.
Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người (GDP): là chỉ tiêu tổng sản phẩm
trong nước bình quân đầu người (GDP) của một quốc gia hoặc khu vực vi phạm
lãnh thổ, phản ánh mức sống vật chất bình quân của một quốc gia. Thu nhập càng
cao thì điều kiện sống bình quân càng cao, từ nhu cầu đi du lịch của người dân
càng cao.
Thứ hai, thời gian rảnh rỗi của người dân: thời gian rảnh rỗi càng nhiều thì
người dân càng có xu hướng đi du lịch nhiều hơn.
Thứ ba, trình độ văn hóa: con người có trình độ càng cao thì cơ hội họ đi
đến nhiều quốc gia và vùng đất mới để học tập và trải nghiệm càng lớn. Nghiên
cứu cửa Robert W.McIntosh (1995) đã chứng minh mối quan hệ thuận giữa trình
độ văn hóa của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch của họ.
Thứ tư, dân số của nơi cư trú thường xuyên của du khách: nghiên cứu của
Kosnan và Ismail (2012) đã chứng minh được quan hệ thuận chiều: một nước có
dân số càng cao thì khả năng họ đến Malaysia càng lớn. Vì vậy mà các nghiên
cứu thường tập trung vào mục tiêu thu hút khách du lịch quốc tế đến từ các nước
như Trung Quốc, Anh, Mỹ,...
1.2.2.3. Các nhân tố khác
Thứ nhất, khoảng cách địa lý giữa nơi cư trú thường xuyên của khách du
lịch quốc tế và nơi họ đến du lịch. Có thể coi đây là một yếu tố cản trở quyết định
đi đến một nơi nào đó của khách du lịch quốc tế. Khoảng cách địa lý càng xa, chi
phí cho phương tiện di chuyển càng cao, thời gian di chuyển càng lâu, dẫn đến
tổng chi phí cho chuyến du lịch cảng tầng gây ra tâm lý e ngại khi quyết định
điểm đến du lịch và ngược lại.
7
Thứ hai, giá cả của hàng hóa thay thế. Những nước trong cùng một khu
vực địa lý thường cạnh tranh với nhau để giành du khách tới nước mình. Nếu các
nước này sở hữu những điều kiện tương tự về cảnh quan,... canh tranh về giá cả
là một trong những chiến lược cạnh tranh được lựa chọn khi thu hút khách du
lịch quốc tế. Giá cả hàng hóa dịch vụ ở nước cạnh tranh giảm sẽ thu hút khách du
lịch tới đó và gây ra nguy cơ mất khách du lịch trong nước.
Thứ ba, các thảm họa thiên nhiên hoặc nhân tạo. Một nước đang có nhiều
thảm họa xảy ra thì càng làm tăng tâm lý e ngại của KDL đến đất nước đó. Các
thảm họa này có thể bao gồm các thảm họa thiên nhiên và các thảm họa nhân tạo.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thu hút khách du lịch
quốc tế của một địa phương
Thứ nhất, số lượt khách du lịch quốc tế đến địa phương. Theo như quy
định của UNWTO đối với các nước thành viên, số lượt khách du lịch quốc tế đến
một quốc gia được tính trên số lượt khách du lịch quốc tế nhập cảnh tại một cửa
khẩu bất kỳ của nước đó. Ngoài ra, một số quốc gia trên thế giới còn thu thập số
liệu lượt khách du lịch quốc tế bằng những cách khác nhau như số Lượt khách du
lịch quốc tế được phục vụ tại các khách sạn hay các cơ sở lưu trú du lịch.
Thứ hai, doanh thu của ngành du lịch từ khách du lịch quốc tế. Doanh thu
của ngành du lịch từ khách du lịch quốc tế được hiểu là toàn bộ thu nhập mà
ngành du lịch địa phương thu được từ khách du lịch quốc tế khi du khách chi
tiêu, mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại địa phương trong thời gian du lịch
của mình.
Thứ ba, đánh giá của khách du lịch quốc tế về hiệu quả trong hoạt động
thu hút và chất lượng các dịch vụ du lịch tại địa phương. Đánh giá của khách du
lịch quốc tế thể hiện mức độ hài lòng của khách đối với chất lượng dịch vụ du
lịch tại địa phương. Điều này cũng quyết định khả năng khách du lịch có muốn
đến trải nghiệm tại địa phương lần thứ hai hay không.
8
1.3. Cơ sở thực tiễn của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế trong bối
cảnh mới
1.3.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Trước giai đoạn COVID-19, du lịch là một trong những mũi nhọn của nền
kinh tế Nhật Bản, trong giai đoạn 2013-2019, số lượng du khách nước ngoài tới
Nhật Bản đã liên tục tăng và đạt mức cao nhất là 31,88 triệu lượt khách vào năm
2019. Con số này đã giảm mạnh sau sự bùng phát của dịch bệnh, tổng cộng chỉ
còn 4,12 triệu du khách vào năm 2020 và 250.000 vào năm 2021. Chi tiêu của
khách quốc tế đến Nhật Bản từng tăng lên mức kỷ lục là 4.800 tỷ Yên vào năm
2019.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida trong bài phát biểu trước đó cũng cam kết sẽ
khôi phục lĩnh vực du lịch và đặt ra mục tiêu đầy tham vọng cho Nhật Bản là
tăng tổng chi tiêu khách nước ngoài lên hơn 5.000 tỷ Yen (35 tỷ USD) mỗi
năm.Với mục tiêu hút khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản đạt 60 triệu người năm
2030; Chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản đạt 8.000 tỷ Yên năm
2020, 15.000 tỷ Yên năm 2030; Số đêm khách quốc tế nghỉ ngoài 3 khu đô thị
chính đạt 70 triệu đêm/2020 và 130 triệu đêm/2030; Lượng khách du lịch quốc tế
quay lại Nhật đạt 24 triệu năm 2020 và 36 triệu năm 2030; Chi tiêu của khách du
lịch nội địa cho du lịch đạt 21.000 tỷ Yên năm 2020 và 22.000 tỷ Yên năm 2030.
Nhật Bản đã áp dụng nhiều biện pháp để cải tiến thủ tục (thủ tục visa), xây
dựng hệ thống cửa hàng miễn thuế, tăng cường các chuyến bay và gia tăng các
loại hình dịch vụ đặc sắc. Chính phủ Nhật Bản đã có những hỗ trợ về mặt tài
chính nhằm đảm bảo những chính sách đưa ra có tác động hiệu quả đến ngành
Du lịch và đã thu hút được một bộ phận người dân Nhật sẵn sàng chi tiêu nhiều
hơn cho du lịch. Tất cả những yếu tố trên đã góp phần không nhỏ vào việc xác
lập định hướng và hỗ trợ cho ngành du lịch tại Nhật Bản phát triển mạnh. Bên
cạnh đó, Nhật Bản đã rất nỗ lực trong vấn đề marketing để phát triển du lịch.
Nhiều chương trình xúc tiến du lịch liên tục được triển khai, các ứng dụng
internet marketing không ngừng phát triển để tăng tính hiệu quả cho các hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch.
9
1.3.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan đã đạt kỷ lục mới về việc thu hút khách du lịch với 39 triệu lượt
du khách quốc tế đến nước này trong năm 2019, so với mức 38 triệu trong năm
2018. Du lịch là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế Thái Lan, chiếm
tới 12% GDP của nước này trước đại dịch Covid-19. Theo số liệu của Tổng cục
Du lịch Thái Lan (TAT), năm 2022 Thái Lan đã đón tiếp có 11,81 triệu lượt du
khách quốc tế, góp phần giúp ngành du lịch nước này thu được hơn 1.500 tỷ
baht. Chính phủ Thái Lan kỳ vọng khoảng 30 triệu lượt khách quốc tế sẽ đến
nước này trong cả năm 2023, hướng tới mục tiêu thu hút 80 triệu khách quốc tế
vào năm 2027, góp phần thúc đẩy GDP cả năm tăng trưởng 3,8-4%.
Những yếu tố giúp du lịch Thái Lan đón khách quốc tế nhanh chóng hậu
COVID-19 đầu tiên phải kể đến môi trường chính sách, thiết lập trung tâm phản
ứng y tế COVID-19 cấp quốc gia, phân cấp phân quyền cho từng địa phương để
chống dịch hiệu quả. Về mặt hợp tác quốc tế, Thái Lan xây dựng chương trình
"bong bóng" du lịch qua đường hàng không để hợp tác với Ấn Độ, ngành du lịch
Thái Lan còn xây dựng chiến lược marketing sáng tạo, bài bản. Bên cạnh đó là
liên tục làm việc với nhà cung ứng dịch vụ để xây dựng và phát triển sản phẩm,
tìm mô hình mở cửa an toàn và hiệu quả, thu hút khách du lịch golf, khách du
lịch thuộc cộng đồng LGBT, khách du lịch đến Thái Lan chăm sóc sắc đẹp.
10
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2019 - 2022
2.1. Khái quát về bối cảnh mới của Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022
Theo báo cáo của tổng cục thống kê, kinh tế – xã hội nước ta năm 2019
diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại.
Tuy nhiên, GDP năm 2019 vẫn đạt kết quả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% (Quý
I tăng 6,82%: quý II tăng 6,73%; quý III tăng 7,48%; quý IV tăng 6,97%). Tổng
sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2022 ước tính tăng 5,92% so với cùng kỳ
năm trước, tuy cao hơn tốc độ tăng 4,7% và 5,17% của cùng kỳ năm 2020 và
2021 nhưng thấp hơn tốc độ tăng của quý IV các năm 2011-2019. Ước tính GDP
năm 2022 tăng 8,02% (quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng
13,71%; quý IV tăng 5,92%) so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở
lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Khu vực dịch vụ được
khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng năm 2022 đạt 9,99%, cao nhất
trong giai đoạn 2011-2022.
Bên cạnh đó, khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện
đáng kể. Tính đến năm 2019, 99,4% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ
14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện từ 17%
năm 1993 lên 51% năm 2020.
Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới
mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu
này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm 5,5% trên đầu
người trong 25 năm tới. Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng
xanh hơn, bao trùm hơn đồng thời cam kết giảm phát thải khí mêtan xuống 30%
và ngăn chặn nạn phá rừng vào năm 2030 đồng thời đạt được mức phát thải
carbon ròng bằng 0 vào năm 2050.
2.2. Tổng quan hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong
giai đoạn 2019 - 2022
Năm 2019 đánh dấu thành công của du lịch Việt Nam với lượng khách
quốc tế đạt trên 18 triệu lượt người, cao nhất từ trước đến nay. Bên cạnh việc đẩy
mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, chất lượng du lịch đang có những cải thiện
11
tích cực nhằm tạo sức hút đối với khách quốc tế, Việt Nam tiếp tục giữ vững
danh hiệu “Điểm đến hàng đầu châu Á” năm thứ hai liên tiếp do Giải thưởng Du
lịch Thế giới (WTA) 2019 bình chọn. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tính
chung năm 2019, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 18.008,6 nghìn lượt
người, tăng 16,2% so với năm trước, trong đó khách đến bằng đường hàng không
đạt 14.377,5 nghìn lượt người, chiếm 79,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam,
tăng 15,2%; bằng đường bộ đạt 3.367 nghìn lượt người, chiếm 18,7% và tăng
20,4%; bằng đường biển đạt 264,1 nghìn lượt người, chiếm 1,5% và tăng 22,7%.
Đến năm 2020, do sự bùng phát của đại dịch Covid 19 khiến cho mọi hoạt
động kinh tế - xã hội bị đóng băng trên toàn cầu, trong đó du lịch là một trong
những chịu tổn thất nặng nề. Minh chứng cho điều này đó chính là số lượt khách
du lịch quốc tế đến Việt Nam vào năm 2020 trượt dốc mạnh mẽ, đồng nghĩa với
đó tổng doanh thu từ ngành cũng giảm mạnh chỉ còn 312 nghìn tỷ VND, giảm
gần 59% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với Việt Nam, sau hai năm gần như đóng băng hoàn toàn do ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19, ngành Du lịch đã có những dấu hiệu khởi sắc. Từ
ngày 15/3/2022, Chính phủ đã cho phép mở cửa du lịch, nhiều đường bay quốc tế
đã được khôi phục trở lại. Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12/2022 đạt 707,1
nghìn lượt người, tăng 18,5% so với tháng trước và gấp 41,2 lần so với năm
trước do Việt Nam đã mở cửa du lịch, các đường bay quốc tế được khôi phục trở
lại. Tính chung năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt 3.661,2 nghìn lượt
người, gấp 23,3 lần so với năm trước nhưng vẫn giảm 79,7% so với năm 2019,
năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
12
Lượng KDL
quốc tế
(người)
Tỷ lệ tăng
trưởng so với
năm trước
(%)
Tổng doanh
thu (nghìn tỷ
VND)
Tỷ lệ tăng
trưởng doanh
thu so với năm
trước (%)
2019
18.008.600
16.2%
755
18,5%
2020
3.686.800
-79,5%
312
-58,7%
2021
14.900
-99.6%
180
-42.3%
2022
2.706.700
180.7%
495
175.0%
Bảng 1: Số lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và tổng doanh thu
du lịch từ 2019 - 2022 (Nguồn: Tổng cục Du lịch)
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
trong giai đoạn 2019 - 2022
2.3.1. Quy định và chính sách của Nhà nước đối với hoạt động nhập
cảnh vào Việt Nam
. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thị thực Việt Nam bao gồm
nhiều loại chính trong đó có loại C1: cấp cho nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
Giai đoạn 2000-2004, Việt Nam lần lượt ký các hiệp định miễn thị thực du lịch
cho công dân các nước trong khu vực ASEAN là Malaysia, Indonesia, Singapore
và Lào. Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước đầu tiên ngoài khu vực Đông Nam Á
có công dân được phép du lịch đến Việt Nam mà không cần thị thực. Trong giai
đoạn 2005-2012, nước ta liên tiếp ký các Hiệp định song phương miễn thị thực
du lịch cho công dân 8 quốc gia. Gia hạn miễn thị thực cho các nước Anh, Đức,
Pháp, Tây Ban Nha, Italy từ 2015 - 2021. Năm 2019, chính phủ thống nhất gia
hạn việc miễn thị thực đến 31/12/2022 cho 7 nước: Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Bê-la-rút.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các giấy tờ liên quan yêu
cầu để nhập cảnh vào Việt Nam cần phải thay đổi để đảm bảo vừa phát triển du
lịch vừa kiểm soát dịch bệnh. Từ 0h ngày 18/3/2020, Việt Nam tạm dừng cấp thị
thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Ngày 13/5/2022, phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam ký Công điện số 416/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
13
việc tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh
vào Việt Nam. Theo đó, Tạm dừng yêu cầu phải xét nghiệm virus SARS-CoV-2
trước khi nhập cảnh vào Việt Nam từ 00 giờ ngày 15 tháng 5 năm 2022. Theo đó,
nối lại việc miễn thị thực cho người nước ngoài theo các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên: (1) Không yêu cầu về quy định xét nghiệm COVID-19
trước khi nhập cảnh từ ngày 15.05.2022, (2) Không bắt buộc nhưng du khách nên
chuẩn bị Chứng nhận tiêm vắc-xin khi nhập cảnh.
Như vậy, Việt Nam là một trong những quốc đi đầu trong khu vực mở cửa
trở lại. Là một trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực mở cửa trở lại sau
đại dịch COVID-19, nhưng Việt Nam lại có tỷ lệ phục hồi du lịch thấp so với các
nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo quy định hiện hành, visa du lịch có thời
hạn không quá 3 tháng và thời gian tạm trú ở Việt Nam không được quá 30 ngày.
Hết thời hạn này, khách du lịch muốn tiếp tục ở lại thì phải gia hạn thêm thời hạn
tạm trú. Ngoài ra, Việt Nam đang cấp thị thực điện tử (e-visa) cho công dân 80
nước, nhưng visa điện tử chỉ được cấp cho 30 ngày và nhập cảnh một lần, cho
nên khách đến Việt Nam không thể sang thăm một nước khác trong vùng rồi
quay trở lại Việt Nam. Hiện giờ, Việt Nam đã miễn visa cho công dân từ 13 quốc
gia, trong đó có 11 nước châu Âu, nhưng thời hạn miễn visa chỉ là 15 ngày, trong
khi có rất nhiều khách muốn du lịch ở Việt Nam đến 3, 4 tuần, hoặc hơn nữa.
2.3.2. Nguồn tài nguyên du lịch của Việt Nam
Theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh du lịch của Diễn đàn kinh tế thế
giới (WEF) năm 2019, tài nguyên văn hóa và kinh doanh du lịch của Việt Nam
được xếp thứ 29, tài nguyên thiên nhiên xếp thứ 35/ 140 quốc gia được xếp hạng.
Điều này cho thấy, tài nguyên của chúng ta rất lớn, cả tài nguyên tự nhiên và tài
nguyên nhân văn.
Hệ thống di sản thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp
gia tăng về số lượng là các trọng tâm trong thực tiễn xây dựng sản phẩm, thu hút
khách du lịch. Các sản phẩm như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, tham quan
di sản văn hoá Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn; du lịch mạo hiểm khám phá
hang động Phong Nha-Kẻ Bàng, du lịch nghỉ dưỡng biển Mũi Né, Phú Quốc, du
lịch sự kiện Nha Trang... ngày càng thu hút được sự quan tâm lớn của khách du
14
lịch trong và ngoài nước. Các lễ hội được tổ chức ở quy mô lớn đã trở thành
những sản phẩm du lịch quan trọng, như: lễ hội Chùa Hương, lễ hội bà chúa Xứ,
festival Huế, carnaval Hạ Long, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, festival hoa Đà Lạt...
Các khu, điểm du lịch quốc gia và các đô thị du lịch là những điểm nhấn
quan trọng hình thành sản phẩm du lịch được định hướng phát triển tại Chiến
lược phát triển ngành Du lịch. Tuy nhiên, hầu như chưa được chú trọng đầu tư
đúng mức, đến nay mới chỉ có Hạ Long - Cát Bà, Hội An, Mỹ Sơn là phát huy
được tiềm năng du lịch. Một số khu du lịch, công trình nhân tạo khác cũng có sức
hút tạo sản phẩm như thủy điện Sơn La, chùa Bái Đính, hầm đèo Hải Vân, khu
vui chơi tổng hợp Đại Nam…
2.3.3. Cơ sở hạ tầng cho du lịch
Cơ sở hạ tầng – bao gồm dịch vụ hàng không, mặt đất, cảng và các dịch
vụ du lịch như khách sạn hay thuê xe – đóng vai trò quan trọng trong khả năng
cạnh tranh của ngành du lịch lữ hành. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng du lịch
của VIệt Nam nói chung đều phát triển với sự xuất hiện của nhiều công trình tầm
cỡ để phục vụ du khách như Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách
du lịch Hạ Long…Nhưng so với nhu cầu thực tế, mỗi khi đến mùa du lịch thì
những hình ảnh quen thuộc lại tái diễn: hàng không quá tải, đường bộ kẹt cứng,
cảng biển phục vụ du khách thiếu hụt trầm trọng.
Trong 2 năm 2020-2021, do chịu sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch
Covid-19, một số cơ sở lưu trú du lịch phải tạm dừng hoạt động hoặc chuyển
mục đích sử dụng. Đến nay, sau một thời gian mở cửa lại hoàn toàn hoạt động du
lịch, du lịch quốc tế từng bước được phục hồi, hơn 90% cơ sở lưu trú du lịch
trong cả nước đã hoạt động bình thường và hướng tới mở cửa toàn bộ để kịp thời
đón khách quốc tế.
Theo tổng cục Du lịch, đến hết năm 2019, tổng số cơ sở lưu trú du lịch cả
nước ước tính khoảng 30.000 cơ sở với 650.000 buồng, tăng 2.000 CSLTDL
(+7,1%) và 100.000 buồng (+18%) so với năm 2018. Ngành lưu trú du lịch đang
cần bổ sung nguồn nhân sự lớn sau đại dịch. Năm 2022, cả nước có khoảng
33.330 cơ sở lưu trú du lịch với 667.000 buồng, trong đó có 215 khách sạn 5 sao
với 72.000 buồng, 334 khách sạn 4 sao với 45.000 buồng. Tổng cục Du lịch đã
15
ban hành 46 quyết định công nhận đối với cơ sở lưu trú hạng 4-5 sao, trong đó có
9 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 35 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao và 2 căn hộ
du lịch đạt tiêu chuẩn 5 sao.
Số CSLTDL
Số buồng
2019
2022
2019
2022
Cơ sở lưu trú
du lịch
30.000
33.330
650.000
667.000
Khách sạn 5
sao
165
215
54.000
72.000
Khách sạn 4
sao
302
334
40.000
45.000
Bảng 2: Số lượng CSLTDL và số buồng 4-5 sao trên toàn quốc năm
2019 và 2022 (Nguồn: Tổng cục Du lịch)
2.3.4. Sự biến động thị trường kinh tế thế giới trước, trong và sau đại
dịch
Đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến các hoạt động thương mại và
đầu tư của các nước trên thế giới. Giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia gây ra suy
giảm giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, kèm theo đó là thu nhập giảm,
tiêu dùng giảm và hoạt động xuất, nhập khẩu bị đình trệ. Cấu trúc sản xuất toàn
cầu mang tính tập trung cao độ, một số trung tâm lớn trên thế giới cung ứng đầu
vào, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu như
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… chịu tác động nặng nề từ đại dịch
Covid-19.
Sau khi tăng trưởng GDP sụt giảm mạnh -3,1% trong năm 2020 do tác
động của đại dịch Covid-19, đà phục hồi của kinh tế toàn cầu diễn ra khá nhanh
ngay sau đó khiến chu kỳ suy thoái kinh tế có dấu hiệu được rút ngắn hơn so với
các khủng hoảng trước đây. Ngay từ quý III/2020, kinh tế thế giới đã bước đầu
dần phục hồi. Bước sang năm 2021, đà phục hồi tiếp tục được củng cố và dẫn dắt
trong 6 tháng đầu năm bởi các nền kinh tế phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
theo quý của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đều cho thấy mức độ tăng trưởng cao
16
trong quý II/2021, trong đó Trung Quốc là quốc gia phục hồi nhanh nhất so với
các nước khác do kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh trước đó cũng như đẩy nhanh
việc triển khai tiêm phòng vắc-xin trên diện rộng
Hình 1: Dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một số
quốc gia do sự bùng phát của đại dịch Covid - 19 (Nguồn: ADB, IMF, Nghiên
cứu phân tích của PwC)
Theo Our World in Data, từ năm 1820 đến năm 2018, GDP bình quân đầu
người toàn cầu đã tăng gần 15 lần. Tỷ lệ người biết chữ, khả năng tiếp cận với
vaccine và giáo dục cơ bản cũng đã cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta,
trong khi những thứ như tỷ lệ tử vong ở trẻ em và nghèo đói đều giảm.
17
Bảng 3: Top 10 quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới
năm 2020 (Nguồn: IMF - World Economic Outlook)
18
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
3.1. Cơ hội và thách thức của hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế của
Việt Nam trong bối cảnh mới
3.1.1. Cơ hội
Thứ nhất, Việt Nam có tiềm lực về nguồn lực du lịch và môi trường chính
trị ổn định. Trong khi một số khu vực trên thế giới vẫn xảy ra trạng bất ổn về an
ninh, chính trị thì tại Việt Nam, vấn đề này được đánh giá cao cũng đã góp phần
gia tăng lượng khách du lịch quốc tế. Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định;
thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, đa dạng, phong phú; sở hữu vịnh Hạ Long - một
trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, 3 di sản thiên nhiên thế giới, 15 di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; hơn 41 nghìn di tích, danh lam,
thắng cảnh; sản vật phong phú, mặt bằng giá cả thấp hơn so với khu vực…
Thứ hai, dự báo của UNWTO trong “Tourism Towards 2030” (tạm dịch:
Tầm nhìn du lịch đến năm 2030) cho thấy mục đích đi du lịch để nghỉ ngơi, giải
trí vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các mục đích khác. Dự báo khách du lịch
quốc tế trong tương lai đi du lịch phần lớn với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tạo cơ
hội cho một điểm đến năng động, sở hữu nguồn tài nguyên du lịch vô cùng đa
dạng và phong phú như Việt Nam, góp phần đẩy mạnh thu hút nhiều hơn nữa
khách du lịch quốc tế.
19
Hình 2: Số lượt khách du lịch quốc tế toàn cầu chia theo mục đích du
lịch giai đoạn từ 1990 - 2030 (Nguồn: Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO)
Thứ ba, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao mang tầm quốc tế được tổ chức
ở Việt Nam thu hút sự quan tâm lớn từ bạn bè quốc tế như: SEA Games 31,
chặng đua F1 Vietnam Grand Prix, Festival Huế năm 2020, Festival biển Nha
Trang, lễ hội pháo hoa Đà Nẵng, lễ hội hoa Đà Lạt,... Đây cũng là những thời
điểm quan trọng để Việt Nam thu hút tối đa lượt khách du lịch cả trong và ngoài
nước.
Thứ tư, “du lịch bền vững” được xác định là một xu hướng không thể đảo
ngược hậu đại dịch. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 nhấn
mạnh, phát triển du lịch bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo
động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần hình thành
cơ cấu kinh tế hiện đại.
Thứ năm, du lịch quốc tế trên thế giới được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng một
cách vững chắc tạo cơ hội cho du lịch Việt có thể thu hút nhiều khách du lịch
quốc tế hơn từ nay đến năm 2030. Theo đó, trong quý đầu tiên năm 2023, lượng
khách quốc tế đã đạt 80% so với mức trước đại dịch. Ước tính 235 triệu lượt
khách du lịch quốc tế trong 3 tháng đầu năm, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ
năm 2022. Theo nội dung báo cáo “Du lịch hướng tới 2030” của Tổ chức Du lịch
Thế giới (UNWTO), dựa trên tính toán mỗi năm trung bình sẽ có thêm 43 triệu
người tham gia vào thị trường du lịch quốc tế thì đến 2030, lượng khách du lịch
dự kiến sẽ đạt 1,8 tỷ người. Du lịch quốc tế sẽ tiếp tục phát triển, nhưng với một
20
tốc độ vừa phải hơn so với những thập kỷ qua, với lượng khách tăng trung bình
3,3% một năm.
Hình 3: Số lượt khách du lịch quốc tế toàn cầu (Nguồn: Tổ chức Du
lịch thế giới UNWTO)
Thứ sáu, đường hàng không được dự báo sẽ tiếp tục là lựa chọn hàng đầu
của khách quốc tế. Trong khi đó, tiềm năng khai thác du lịch Việt Nam được
đánh giá cao, thu hút được sự quan tâm của nhiều hãng hàng không quốc tế và
Việt Nam, nhiều đường bay thẳng đến Việt Nam được mở đường bay Việt Nam
– New Zealand; Thổ Nhĩ Kỳ - Hà Nội, TP.HCM; Đà Nẵng – Hồng Kông; Đồng
Hới – Chiang Mai... Ngoài ra, một số sân bay được nâng cấp, mở rộng như Sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng,...tạo điều kiện thuận lợi cho
Việt Nam phát triển du lịch quốc tế qua đường hàng không.
3.1.2. Thách thức
Thứ nhất, du lịch Việt Nam có nguy cơ đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt
trong việc thu hút khách du lịch quốc tế đến từ các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương khi khách du lịch châu Á trở thành mục tiêu săn đón hàng đầu
của các nước trên thế giới.
21
Hình 4: Dự báo tỷ trọng thu hút khách du lịch quốc tế tại các khu vực
trên thế giới đến năm 2030 (Nguồn: Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO)
Theo báo cáo về tầm nhìn du lịch đến năm 2030 của UNWTO, dự báo
Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là một trong những khu vực thu hút khách du lịch
quốc tế lớn nhất trên toàn cầu. Dự kiến đến năm 2030, khu vực Châu Á - Thái
Bình Dương sẽ đón tới 535 triệu lượt KDL quốc tế. Theo công bố mới của
Google Flights, Việt Nam không còn nằm trong Top điểm đến hấp dẫn trong mùa
hè năm nay đối với du khách châu Á - Thái Bình Dương. Đứng đầu Top 10 nước
và khu vực được người châu Á - Thái Bình Dương tìm kiếm nhiều nhất trong
mùa du lịch hè 2023 là Nhật Bản. 3 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á góp
mặt trong Top 10 là Thái Lan (thứ 2), Indonesia (thứ 6) và Singapore (thứ 10).
22
Hình 5:Thống kê về điểm đến của Google Flights (Nguồn: Google
Flights)
Thứ hai, sự mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa sức ép tăng trưởng du lịch
với các vấn đề về môi trường và xã hội. Muốn mở rộng và phát triển du lịch cần
phải phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở lưu trú, can thiệp của cơ sở hạ tầng
vào cảnh quan thiên nhiên, mức tiêu thụ nước và năng lượng cao, ô nhiễm nguồn
nước, lượng rác thải tăng lên đột biến và nhiều ảnh hưởng bất lợi khác. Đối với
cộng đồng địa phương, du lịch cũng có thể làm méo mó nền văn hóa bản địa và
cấu trúc xã hội của cộng đồng, gây phân hóa xã hội. Trên thực tế ở nhiều nơi, sự
tăng trưởng và phát triển không kiểm soát của du lịch lại gây ra những tác động
tiêu cực đến thiên nhiên, môi trường và các cộng đồng địa phương. Thêm vào đó,
một bộ phận người dân và khách du lịch thiếu ý thức, xả rác bừa bãi, làm xấu
hoặc phá hoại di tích làm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan môi trường.
Lượng khách du lịch tăng tỷ lệ thuận với những nỗi lo về tệ nạn xã hội, những
ảnh hưởng xấu về văn hóa,...
Thứ ba, nguồn nhân lực trong ngành du lịch hiện nay còn thiếu về số
lượng nhân lực chất lượng cao. Cuộc cách mạng 4.0 đang tác động vào nhiều
ngành, lĩnh vực, đặt ra yêu cầu cao hơn cho đội ngũ nhân lực phải đảm bảo kỹ
năng, nghiệp vụ và thành thạo sử dụng các phần mềm, công nghệ quản lý du lịch
thông minh. Theo dự báo của UNWTO, sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ
là một trong những yếu tố quyết định đến độ hấp dẫn của một điểm đến. Ngay
23
trong thời điểm hiện tại, khách du lịch quốc tế đã bắt đầu giảm bớt sự lệ thuộc
vào các công ty lữ hành, thay vào đó, chính họ sẽ là người xem xét và đưa ra lựa
chọn trên các website về điểm đến du lịch, lựa chọn đặt vé máy bay, cơ sở lưu trú
du lịch,... Trong khi đó, cơ sở hạ tầng về thương mại điện tử ở Việt Nam chỉ mới
ở những bước đầu phát triển, chúng ta cần phải hết sức lưu tâm khi đưa ra giải
pháp về vấn đề này.
3.2. Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện hoạt động thu hút
khách du lịch quốc tế tại Việt Nam trong bối cảnh mới
3.2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Những cơ quan quản lý Nhà nước liên quan trực tiếp đến hoạt động du
lịch quốc tế tại Việt Nam có thể kể đến là Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Tổng cục Du lịch cho đến các cơ quan ở địa phương. Các cơ quan quản
lý Nhà nước có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều tiết và định hướng các
hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế tại các địa phương, góp phần phát triển
ngành du lịch ổn định và bền vững. Để hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế
tại các địa phương đạt hiệu quả tốt.
Thứ nhất, đề ra các chính sách khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực trong
lĩnh vực du lịch. Tạo điều kiện tốt nhất để thu hút sinh viên theo học các ngành
học liên quan đến du lịch như quản trị khách sạn, quản trị du lịch và lữ hành,... cụ
thể ở đây là ngành dịch vụ khách sạn, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao
cho ngành du lịch trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những xu hướng du
lịch mới sau đại dịch.
Thứ hai, khuyến khích, thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao
thông công cộng, đặc biệt mau chóng khuyến khích hoàn thành hệ thống đường
sắt trên cao, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông; trang bị các tàu bay hiện đại,
xây dựng và nâng cấp các sân bay để đáp ứng nhu cầu đi lại của công dân Việt
Nam và du khách quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng
sản phẩm dịch vụ du lịch, đặc biệt trong các vấn đề về lữ hành, dịch vụ khách
sạn, vận chuyển khách du lịch. Cần có một tiêu chuẩn mới cho việc đào tạo và
thành lập các doanh nghiệp lữ hành có đủ khả năng và trình độ giao dịch quốc tế.
24
Thứ ba, tích cực tham gia các tổ chức và hoạt động quốc tế, góp phần đẩy
mạnh quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa, thể hiện tinh thần hòa bình, mến
khách, luôn chào đón tất cả các du khách quốc tế đến Việt Nam để công tác,
tham quan du lịch, tìm hiểu về những lịch sử và nét văn hóa truyền thống dân tộc.
Tham gia vào các sự kiện văn hóa, thể thao lớn trên thế giới để nâng cao cơ hội
quảng bá hình ảnh đất nước trên trường quốc tế.
Thứ tư, với sự phát triển của e - visa, nhà nước cần xây dựng các trang
web chính thống cung cấp thị thực điện tử cho du khách là người nước ngoài, tạo
điều kiện để họ có thể đến Việt Nam tham quan du lịch một cách dễ dàng nhất
nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, cần nâng thời
hạn thị thực cho khách du lịch, nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa
khẩu cho người nhập cảnh, kéo dài thời gian tạm trú với công dân các nước được
Việt Nam đơn phương miễn thị thực.
3.2.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành và các doanh nghiệp
cung cấp sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách du lịch quốc tế
Thứ nhất, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khách sạn cần phải chú
trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị, đáp ứng các nhu cầu thiết
yếu của khách du lịch. Cần mở rộng và phát triển đa dạng thêm nhiều hình thức
dịch vụ khách sạn như bể bơi, phòng tập thể thao, làm đẹp,...để đáp ứng ngày
càng phong phú nhu cầu của hành khách mà vẫn đảm bảo trong điều kiện kinh tế
cho phép.
Thứ hai, kết hợp sử dụng các chiến lược marketing và các kênh điện tử,
truyền bá hình ảnh, chất lượng khách sạn, giới thiệu về danh lam thắng cảnh, di
tích lịch sử, văn hóa cộng đồng tại địa phương, phục vụ thêm nhiều tiện ích cho
khách lưu trú.
Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp môi trường tự nhiên tại các địa
điểm du lịch. Việt Nam được biết đến với tài nguyên du lịch phong phú, chủ yếu
là những điểm đến mang nét văn hóa và thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Do đó,
phần lớn khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam để thưởng thức cảnh quan thiên
nhiên. Vì một số bộ phận du khách hiện nay đang có nhu cầu muốn sống ở những
nơi vừa yên bình, nhẹ nhà hòa quyện với thiên nhiên, nên một số doanh nghiệp
25
nên lưu ý về việc xây dựng và tu sửa kiến trúc khách sao cho nhiều không gian
mở, thoáng mái, gần gũi với thiên nhiên và thân thiện với môi trường.
Thứ tư, nâng cao chất lượng phục vụ. Các doanh nghiệp cần phải chú
trọng trong việc đào tạo nhân viên về ngôn ngữ, phong cách làm việc, ứng xử với
khách hàng, xử lý những tình huống phát sinh để đảm bảo nhận được sự hài lòng
cao nhất từ phía du khách. Việc cuối cùng mà các khách sạn nên làm khi đã kết
thúc kỳ nghỉ của du khách là sự hỏi han, quan tâm tới cảm nhận của du khách.
Khách sạn có thể xây dựng mẫu bảng hỏi ngắn về đánh giá của du khách về hoạt
động của khách sạn trong thời gian họ lưu trú tại đó. Du khách sẽ cảm thấy được
trân trọng, điều này có thể tác động đến việc lựa chọn quay lại lưu trú tại khách
sạn một lần nữa hoặc họ có thể giới thiệu tốt về khách sạn đối với người thân,
bạn bè của họ.
26
KẾT LUẬN
Hiện nay, du lịch đang dần trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn hàng
đầu thế giới với tốc độ phát triển nhanh chóng cùng với sự cạnh tranh gay gắt
giữa các quốc gia trong vấn đề thu hút khách du lịch quốc tế giữa các quốc gia
trong khu vực. Vì vậy, việc tìm hiểu về các nhân tố tác động đến hiệu quả thu hút
khách du lịch quốc tế của các quốc gia là một yêu cầu cấp thiết, góp phần tìm
kiếm giải pháp phát triển du lịch bền vững và đi theo đúng hướng.
Bài viết đã có những phân tích cụ thể về bối cảnh hội nhập kinh tế, thực
trạng hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam, chỉ ra những mặt mà
du lịch Việt Nam đã đạt được và những mặt chúng ta còn hạn chế, phân tích các
nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế tại Việt Nam. Từ
đó đề ra một số hàm ý chính sách cho việc nâng cao hoạt động thu hút này.
Bài viết mong muốn mang đến được cái nhìn rõ hơn về các nhân tố tác
động đến hoạt thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua các chỉ số
về ngành Du lịch. Từ đó xác định được các yếu tố cần hoàn thiện và nâng cao để
cải thiện hiệu quả hoạt động thu hút. Tuy nhiên, do kiến thức của người viết có
hạn, các báo cáo và số liệu về ngành Du lịch chưa được cập nhật đầy đủ trên các
trang web chính thống cùng thời gian nghiên cứu bị hạn chế nên bài viết vẫn
chưa chỉ ra được sự thay đổi của ngành Du lịch Việt Nam qua từng năm mà chỉ
tập trung vào sự thay đổi so với mốc thời gian ban đầu.
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Đào Thị Hồng Thủy (2015), Liên kết phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Thái
Nguyên với một số tỉnh phía bắc Việt Nam: Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái,
luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
ĐHQGHN.
2. Bộ ngoại giao Việt Nam (2022), Các nước được miễn thị thực nhập cả,
Truy
cập
11/6/2023,
https://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA
%BFt/DispForm.aspx?List=dc7c7d75%2D6a32%2D4215%2Dafeb%2D4
7d4bee70eee&ID=64
3. Huỳnh Nhựt Phương và Nguyễn Thúy An (2017), Phân tích các yếu tố
của điểm đến du lịch tác động đến ý định trở lại của du khách - Trường
hợp du khách đến Cần Thơ, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ
4. Giáo trình Kinh tế Du lịch, Khoa Du lịch và Khách sạn, trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
5. Nguyễn Xuân Thiên và Hà Minh Tuấn (2016), Kinh nghiệm phát triển du
lịch của Thái Lan và một số gợi ý đối với Việt Nam, Truy cập 12/6/2023,
https://baodansinh.vn/kinh-nghiem-phat-trien-du-lich-cua-thai-lan29000.htm.
6. Nguyễn Trùng Khánh (2021), Chiến lược phát triển du lịch trước những
thách thức mới hiện nay, Tạp chí Cộng sản, Truy cập 11/6/2023,
http://tapchimattran.vn/kinh-te/chien-luoc-phat-trien-du-lich-truoc-nhungthach-thuc-moi-hien-nay-40001.html.
7. Nguyễn Thị Thu Hương (2017), Thực trạng và giải pháp phát triển ngành
Du lịch Việt Nam hiện nay, Tạp chí Công thương, số 4&5, 175-178.
8. Trần Thị Kim Thoa (2015), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn điểm đến du lịch của du khách - trường hợp lựa chọn điểm
đến Hội An của khách du lịch Tây Âu – Bắc Mỹ, Luận văn thạc sĩ, Trường
Đại học Đà Nẵng.
28
Tài liệu tiếng Anh
1. Beck, N., and J. N. Katz (1995), What to do (and not to do) with timeseries cross-section data, American Political Science Review, 89, 634647.
2. Mai Ngọc Khuong và Huynh Thị Thu Ha (2014), The Influences of Push
and Pull Factors on the International Leisure Tourists' Return Intention to
Ho Chi Minh City, Vietnam - A Mediation Analysis os Destination
Satisfaction.
3. Nguyen Tran Nguyen Khai, The effect of website quality on customer
satisfaction and loyalty to online travel agencies in Vietnam, Ho Chi Minh
City International University, Vietnam National University.
4. Salleh, N and Othman, R. (2008), Factors affecting the arrival of
Singaporean tourists to Malaysia and Malaysian tourists to Singapore,
Prosiding Perkem, Issue No. 2231, 212-221.
5. Surugiu, C., Leitão, N. C và Surugiu, M. R. (2011), A panel data
modelling of international tourism demand: Evidences for Romania.
Economic research-Ekonomska istraživanja, 24(1), 134-145.
6. Zhang Y (2015), International arrivals to Australia: Determinants and the
role of air transport policy. Journal of Air Management, 44-45, 21-24.
29
Download