Uploaded by Tùng Phạm

Đề 5 (1)

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
BÀI TẬP LỚN- KIỂM TRA A2
TÊN HỌC PHẦN: PPDH các môn TN và XH ở Tiểu học 1
MÃ HỌC PHẦN GT338.K47.12
CHỦ ĐỀ 4
HỌ VÀ TÊN: Phạm Khánh Ly
NGÀY THÁNG NĂM SINH: 02/04/2003
MÃ SINH VIÊN: 217140202481
LỚP HÀNH CHÍNH: K47A8-GDTH
Đề 4
1) Trình bày các cơ sở tâm lí học của phương pháp dạy học các môn Tự nhiên
và Xã hội ở tiểu học? Lấy ví dụ minh họa cho việc căn cứ vào cơ sở tâm lí học để
lựa chọn và tổ chức dạy học một nội dung trong chương trình môn Tự nhiên và Xã
hội ở lớp 2.
2) Trình bày nội dung của mạch nội dung Gia đình môn Tự nhiên và Xã hội lớp
1,2,3 theo chương trình GDPT 2018; so sánh nội dung của mạch nội dung Gia đình
trong môn Tự nhiên và Xã hội theo chương trình GDPT 2018 với mạch nội dung
tương ứng trong chương trình GDPT 2006.
3) Lấy ví dụ minh họa cho việc sử dụng phương pháp dạy học thí nghiệm trong
một nội dung dạy học môn Khoa học lớp 4. Phân tích mục đích sử dụng và hiệu quả
của việc sử dụng phương pháp đó qua ví dụ.
BÀI LÀM
1) Trình bày các cơ sở tâm lí học của phương pháp dạy học các môn Tự nhiên
và Xã hội ở tiểu học? Lấy ví dụ minh họa cho việc căn cứ vào cơ sở tâm lí học để
lựa chọn và tổ chức dạy học một nội dung trong chương trình môn Tự nhiên và Xã
hội ở lớp 2.
Cơ sở tâm lí học của phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở tiểu
học:
Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học vận dụng rất nhiều kết
quả của Tâm lí học. Đó là các quy luật tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ
xảo của học sinh tiểu học.
GV cần nắm được các đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học để từ đó có những
phương pháp, biện pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với học sinh tiểu học.
Tâm lí học đưa ra những số liệu cụ thể về quá trình tư duy, nhận thức của học
sinh tiểu học. Những nghiên cứu tâm lí học cho phép xác định mức độ vừa sức của
tài liệu học tập.
Ví dụ minh họa cho việc căn cứ vào cơ sở tâm lí học để lựa chọn và tổ chức
dạy học một nội dung trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2.
Hoạt động 2. Giới thiệu với bạn cuốn sách em yêu thích nhất theo gợi ý: tên cuốn
sách, tác giả, nhân vật và nội dung em thích (Chủ đề 2-Bài 7: Ngày hội đọc sách
của chúng em- Sách Kết nối)
Cơ sở tâm lí được thể hiện trong hoạt động trên là: biết được các em thích loại
sách như thế nào để từ đó nhận thấy từng điểm của các em thông qua việc tìm hiểu
loại sách yêu thích, cũng như các em biết được loại sách mà các bạn yêu thích để
hiểu bạn hơn. Hoạt động còn phát triển khả năng giao tiếp giúp học sinh tự tin vào
năng lực của bản thân.
2) Trình bày nội dung của mạch nội dung Gia đình môn Tự nhiên và Xã hội lớp
1,2,3 theo chương trình GDPT 2018; so sánh nội dung của mạch nội dung Gia đình
trong môn Tự nhiên và Xã hội theo chương trình GDPT 2018 với mạch nội dung
tương ứng trong chương trình GDPT 2006.
Mạch nội dung
Gia đình
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
- Thành viên và - Các thế hệ trong - Họ hàng, nội
mối quan hệ giữa gia đình
các
thành
ngoại
viên - Nghề nghiệp của - Ngày kỉ niệm, sự
trong gia đình
người lớn trong gia kiện đáng nhớ của
- Nhà ở, đồ dùng đình
gia đình
trong nhà; sử dụng - Phòng tránh ngộ - Phòng tránh hỏa
an toàn một số đồ độc khi ở nhà
dùng trong nhà
hoạn khi ở nhà
- Giữ vệ sinh nhà ở - Giữ vệ sinh xung
- Sắp xếp đồ dùng
quanh nhà
cá nhân gọn gàng,
ngăn nắp
So sánh chương trình GDPT 2018 với chương trình GDPT 2006 theo mạch
nội dung Gia đình trong môn Tự nhiên và Xã hội:
Nội dung
Chương trình 2006
Chương trình 2018
Gia đình
3) Lấy ví dụ minh họa cho việc sử dụng phương pháp dạy học thí nghiệm trong
một nội dung dạy học môn Khoa học lớp 4. Phân tích mục đích sử dụng và hiệu quả
của việc sử dụng phương pháp đó qua ví dụ.
Ví dụ việc giảng dạy về khí quyển.
Mục đích sử dụng của phương pháp này là để giúp học sinh hiểu được sự tương
tác giữa khí quyển và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Học sinh có thể học cách
đo lường các yếu tố khí quyển như nhiệt độ, độ ẩm và áp suất, cách chúng tác động
hàng ngày như nấu ăn, tắm rửa và đi lại.
Cụ thể, giáo viên có thể sử dụng phương pháp thí nghiệm để giúp học sinh hình
dung và học hỏi về khí quyển. Giáo viên có thể chuẩn bị một số hoạt động thí nghiệm
đơn giản, chẳng hạn như đo nhiệt độ của nước và sau khi đun sôi để giải thích cách
nhiệt độ ảnh hưởng đến sự chuyển đội trạng thái của nước. Giáo viên cũng có thể
thực hiện các thí nghiệm khác như đo độ ẩm của không khí bằng cách sử dụng một
máy đo độ ẩm đơn giản.
Việc sử dụng phương pháp dạy học thí nghiệm sẽ giúp học sinh học hỏi và tăng
cường khả năng tìm hiểu và tư duy logic của họ. Học sinh sẽ có cơ hội trải nghiệm
một cách thực tế, giúp họ hiểu sâu hơn về các yếu tố khí quyển và cách chúng ảnh
hưởng đến cuộc sống hằng ngày của họ. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp
học sinh phát triển kĩ năng làm việc nhóm và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Download