HAI KIỂU NGHỆ SỸ TỪ QUÁ KHỨ ĐẾN NAY; ĐÓ LÀ NHỮNG KIỂU GÌ? Vào năm 1956, có một uỷ ban nghiên cứu về giảng dạy nghệ thuật tại Harvard, Mỹ, đã đưa ra ý tưởng thay thế cái tên môn Lịch sử MỸ THUẬT, thành môn lịch sử NGHỆ THUẬT. Chưa hết, môn lịch sử nghệ thuật này sẽ được đưa vào giảng dạy trong một khoa mới tinh: Khoa thiết kế. Khoa thiết kế này được nằm trong một ban mới, có tên là Ban Nghệ Thuật Thị Giá Sự chuyển đổi tên gọi, từ Mỹ thuật, thành nghệ thuật, rồi tới thiết kế, và nghệ thuật thị giác không hề là một sự thay thế tên gọi thông thường. Bên dưới nó là cả một sự thay đổi quan niệm cực kỳ thú vị về vai trò và các kỹ năng của một nghệ sỹ. 1. KIỂU NGHỆ SỸ THỨ 1: HOẠ SỸ/ NHÀ MỸ THUẬT Như ta biết, mỹ thuật (Fine arts), nói nôm na, chính là một vế nằm nơi sự phân chia của triết gia Immanuel Kant. Vế kia chính là mỹ nghệ (artcraft) Mỹ thuật xưa kia thường được hiểu như sự tái hiện, sao chép (representation/imitation).Ý tưởng này được thành lập vào thế kỷ 18, ở đó Beaux-Arts (Tiếng Pháp: mỹ thuật) liên kết hội hoạ, điêu khắc, và kiến trúc với thi ca và âm nhạc dưới một nguyên tắc tái hiện chung, tức nguyên tắc mà Abbe Charles Batteux tóm tắt vào năm 1746 là “sự sao chép cái đẹp thiên nhiên”. Chính vì lẽ đó, sự đào tạo các hoạ sỹ theo lối mỹ thuật đồng nghĩa với việc bắt họ làm các bài tập sao chép; Vẽ người (sao chép cái đẹp của cơ thể người), chép vốn cổ (sao chép cái đẹp của các vật thể quá khứ) , vẽ tượng Hy lạp hay chép hoa lá (sao chép cái đẹp thiên nhiên). Những ai từng đi học đại học mỹ thuật tại Việt Nam đều không xa lạ gì với các bài tập này Có một đặc điểm khác cần lưu ý: Các bài học sao chép hay tái hiện này luôn được dạy và học theo lối truyền nghề, tức là theo lối thầy truyền giảng cho trò trong không gian là xưởng nghệ thuật (studio).Ta không có các tiêu chuẩn chặt chẽ kiểu khoa học về việc, thế nào là một bài hình hoạ đp5, thế nào là một bài sao chép hoa lá hay vốn cổ đẹp. Người duy nhất có toàn quyền nhận xét và cho điểm ở đây là người thầy –hiểu như một master cho một nhóm học trò . Điều này đi từ thời Phục Hưng đến gần đây, kể cả ở Pháp và ở Mỹ và đặc biệt ở Việt Nam-với các mô hình đào tạo dựa trên xưởng vẽ. Không có gì lạ khi thuật ngữ “xưởng vẽ” (studio) cho đến nay vẫn được nhiều hoạ sỹ sử dụng cả trong ngôn ngữ (khi nói về nơi làm việc) lẫn trong thực hành (một không gian cá nhân, hoặc bừa bộn hoặc gọn gàng song chỉ để phục vụ các thao tác thủ công: vẽ, nặn tượng, vân vân) 2. KIỂU NGHỆ SỸ THỨ 2: NGHỆ SỸ THỊ GIÁC/NHÀ KHOA HỌC Tuy nhiên, truyền thống hoạ sỹ thủ công, hoạ sỹ xưởng vẽ đã bị một truyền thống mới mẻ hơn cạnh tranh. Truyền thống này đặt vai trò hoạ sỹ theo kiểu Mỹ Thuật xuống dưới vai trò của nhà thiết kế, và truyền thống này bắt đầu có lẽ từ chính thời Phục Hưng (Leonardo Da Vinci cũng là một nhà thiết kế), nhưng lên đến đỉnh cao nhất ở trường Bauhaus. Ở truyền thống này, thay vì sự tái hiện, bắt chước quá khứ, bắt chước tự nhiên, thì ý niệm về sự tự do thử nghiệm (experimental) được lên ngôi. Người nghệ sỹ không phải là học trò của các mẫu hoàn hảo từ thiên nhiên có sẵn, mà nay, với họ - bằng đôi mắt như công cụ quan sát và trí tuệ như công cụ suy tư, khái niệm hoá, đã chính là kẻ TỔ CHỨC LẠI các chất liệu thị giác, để qua đó, tạo ra các mẫu thức vượt khỏi sự hoàn hảo có tính tự nhiên từ đời sống. Ý tưởng này được nắm bắt rất rõ qua lời Royal Bailey Farnum thuộc trường thiết kế Rhode Island: ” nghệ sĩ chính là nhà thiết kế mà toàn bộ các hành vi của anh ta là không hề có giới hạn…các sự thể hiện của anh ta bao trùm mọi lĩnh vực của hình thức thị giác, anh ta không nên bị giới hạn chỉ như thể một kẻ dung cọ vẽ và vẽ những bức tranh mà thôi…” Ngay tại đây-, một quan niệm mới mẻ về một thứ nghệ thuật bao trùm lên và vượt xa khỏi các mẫu của giới tự nhiên đã xuất hiện. Thứ nghệ thuật đó được gọi là “nghệ thuật thị giác”. Và cũng từ đây, một nhân vật mới mẻ xuất hiện: nghệ sỹ thị giác (visual artist) thay thế cho nhân vật hoạ sỹ Về mặt chức năng, nghệ sỹ thị giác là một dạng nghệ sỹ mà ở đó có hội tụ cả hai nhân vật nhà thiết kế/hoạ sỹ. Rõ ràng là việc có kỹ năng mô phỏng thiên nhiên là một lợi thế, nhưng để có thể trở thành nghệ sỹ theo nghĩa rộng nhất, thì nhân vật nghệ sỹ phải vượt khỏi giới hạn của chiếc cọ vẽ. Định nghĩa về công việc của một nghệ sỹ thị giác được uỷ ban nghiên cưu về giảng dạy nghệ thuật tại Harvard đưa ra rất rõ ràng: “Đây không đơn thuần là một câu hỏi của việc làm sâu sắc hơn quyền lực của sự quan sát, hay thậm chí của việc làm tươi mới năng lực tưởng tượng. Hơn thế, đây là câu hỏi về sự tham dự vào việc cho và nhận của chính thời đại chúng ta. Các hình thức sáng tạo chắc chắn phải là bộ phận của thời đại gần nhất cũng như sự phát triển mới mẻ nhất trong tư duy khoa học và chính trị vậy. Sự nhìn luôn thuộc về hiện tại; Nó luôn nhìn ra phía trước. Vì lẽ đó, “nghệ thuật thị giác” sẽ được GHÉP VÀO CÙNG KHOA HỌC chứ không còn chỉ là một nhánh có tính văn chương xưa cũ và thất bại thuộc khoa học nhân văn Câu cuối ở đoạn trên “nghệ thuật thị giác được ghép vào cùng khoa học” là một câu vô cùng quan trọng ở chỗ, nó dẫn tới một quan niệm hoàn toàn mới mẻ về việc đào tạo nghệ sỹ. Như ta thấy, theo kiểu nghệ sỹ thứ nhất, gọi là hoạ sỹ. Bởi đây là một nhân vật thuộc truyền thống mỹ thuật (fine arts), với bản chất là dựa sự sáng tạo của mình vào kỹ năng sao chép quá khứ và thiên nhiên, thế nên anh/chị ta sẽ được đào tạo theo phương pháp truyền nghề trong xưởng. Tuy nhiên, với nhân vật nghệ sỹ thị giác, theo như cắt nghĩa của uỷ ban Havard, thì phương pháp giảng dạy phải thay đổi. Thay vì dạy theo kiễu truyền nghề, dựa trên kinh nghiệm và quá khứ, các nghệ sỹ thị giác trong hiện tại được xem như các “nhà khoa học”. Việc đào tạo họ giống như việc đào tạo khoa học gia trong trường đại học, và bài tốt nghiệp của họ không phải là “một tác phẩm”, mà là một dự án nghệ thuật (hiểu như dự án khoa học), dựa trên quá trình thử nghiệm dài ngày và các phương pháp suy tư khoa học. Bỏ lại các họ hàng cũ là văn chương, nghệ thuật thị giác bây giờ tim thấy họ hàng mới là khoa học, và qua đó, cư trú trong một lãnh địa thị giác không do một truyền thống lâu dài hay sự đòi hỏi về kinh tế làm chủ, mà do các lực vật lý, và sinh lý được khám phá thông qua các thí nghiệm, thử nghiệm; Và cũng chính vào lúc này, nhân vật nghệ sỹ đã thoát thai trở thành một NHÀ NGHIÊN CỨU. Theo đó, nơi làm việc của nhà nghiên cứu về logic sẽ không thể là một xưởng (studio) theo kiểu cũ nữa, mà trở thành một điều gì tương tự như phòng thí nghiệm (larboratory), hiểu như một nơi để các nghệ sỹ nghiên cứu và thử nghiệm các dự án vượt xa khỏi không gian xưởng NOTE 1: Để hình dung tóm tắt vai trò nghệ sỹ hiện tại với vai trò nghệ sỹ ngày xưa, ta có thể lấy nhân vật một Dj âm nhạc. Về bản chất, người này đã không còn sang tạo theo nghĩa tự mình viết ra cái giai điệu. Trái lại, một Dj âm nhạc là kẻ qua sự hiểu biết của mình, sử dụng các mẫu có sẵn (sample) và chế biến lại theo cách mới, tạo ra các hiệu ứng mới, với một khả năng tiếp nhận và sự am hiểu cả kỹ thuật lẫn văn hoá âm nhạc lớn lao. Có một nghệ sỹ đương đại từng phát biểu, “studio ư? Cần gì có studio? Điều tôi cần duy nhất là một phòng làm việc có điện thoại để kết nối với các xưởng sản xuất ” NOTE 2: Cần lưu ý, kể cả khi nghệ sỹ đã thay đổi vai trò, từ hoạ sỹ mỹ thuật tới nghệ sỹ thị giác, thì cái thay đồi này không nên được hiểu là sự thay đổi theo nghĩa cái mới giết chết cái cũ. Khác với xã hỗi hiện đại, xã hội hậu hiện đại và truyền thông đại chúng là một xã hội có khả năng dung chứa đồng thời mọi sự đối lập, hiểu theo nghĩa, mọi sự đều có hả năng chung sống bên nhau. Vào lúc này, việc một nghệ sỹ có thễ vừa vẽ tranh kiểu cũ, có thể vừa thực hiện các dự án nghệ thuật kiểu mới, hoặc có thể kết hợp cả sự vẽ tranh của mình vào một dự án nghệ thuật dựa trên khoa học là việc hoàn toàn khả thi và thực sự đang diễn ra. Các ví dụ của Takeshi Murakami hay Damien Hirst, hay ở TRung quốc, là studio của công ty Made In do nghệ sỹ Xu Zhen (nghệ sỹ trẻ nhất Trung quốc từng được mời tham dự Venice Biennale) sáng lập, nằm trên một không gian rộng 3000 squares và có số lượn 40 công nhân làm việc từ 10 giờ sang đến 4 giờ chiều, đã minh chứng rõ rệt cho điều này