Uploaded by Linh Trần

Kinh tế Ấn Độ (full)

advertisement
Phát triển kinh tế
Trình độ phát triển kinh tế của Ấn Độ cổ đại kéo dài gần ba thiên niên kỷ, từ
thế kỷ XXV TCN cho đến thế kỷ thứ II TCN. Nó được chia thành ba thời kỳ:
1. Từ thế kỷ XXV TCN đến thế kỷ XVII TCN (thời kỳ văn hóa
Harappa). Đây là nền văn hóa đồ đồng mang tính chất đô thị của xã hội đã vượt
qua chế độ công xã nguyên thủy đang chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ. Thời
kỳ này, xã hội Ấn Độ cổ đại đã có sự phân chia thành giai cấp, nghề thủ công mỹ
nghệ khá phát triển, đã có đường phố thẳng tắp, nhà hai tầng, đã có nhà nước và
chữ viết.
2. Thời kỳ văn hóa Vêđa được tính từ thế kỷ XVI TCN đến thế kỷ VII
TCN. Đây là thời kỳ xâm nhập của người Arya từ phía Bắc Ấn Độ tràn vào xâm
chiếm lãnh địa của người Dravida. Người Arya với ngữ hệ Ấn - Âu có kinh
nghiệm khá phong phú và kế thừa nền văn hóa Harapa đã tạo nên nền văn hóa rực
rỡ làm cơ sở cho toàn bộ nền văn hóa Ấn Độ sau này. Người Arya xây dựng nhà
nước mới, phát triển nền kinh tế nông nghiệp - thủ công nghiệp - kỹ thuật làm khối
lượng hàng hóa tăng lên và nhờ đó làm xuất hiện việc trao đổi hàng hóa. Trong
thời kỳ này, ngành kinh tế quan trọnh nhất là chăn nuôi. Gia súc rất được coi trọng
nhất là bò. Bởi vậy, trong ngôn ngữ lúc bấy giờ “tù trưởng bộ lạc” có nghĩa là kẻ
chiếm hữu bò cái”, “chiến sĩ” có nghĩa là “người chiến đấu vì bò cái”. Ấn Độ cổ
đại bắt đầu chuyển biến từ chế độ công xã thị tộc sang chế độ công xã nông thôn.
3. Từ thế kỷ VI TCN đến thế kỷ II TCN là thời kỳ cuộc chiến tranh thôn
tính lẫn nhau giữa các tiểu vương quốc đã vào giai đoạn quyết liệt dẫn đến sự hình
thành quốc gia lớn Mauya, tạo điều kiện cơ bản cho sự phát triển tri thức khoa học,
phát triển lực lượng sản xuất và phát triển nền kinh tế. Thời kỳ này, dưới sự chỉ
huy của Hoàng đế Alecxandrơ (Macxêđoan), Hy Lạp đã thôn tính đế quốc Ba Tư,
xâm lược một vùng Ả rập rộng lớn và cả một phần đất Ấn Độ. Ngoài mặt trái của
nó, cuộc chiến tranh này đã tạo gạch nối cho sự giao lưu văn hóa Đông - Tây và
nhờ đó sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa mà đặc biệt là vùng Bắc Ấn Độ
phát triển nhanh.
Nhìn chung, Ấn Độ cổ đại có sự tồn tại lâu dài và phổ biến của mô hình kinh
tế - xã hội “công xã nông thôn”. Đó là mô hình kinh tế tự cấp, tự túc, khép kín và
trì trệ. Trong số các nước Phương Đông, Ấn Độ là nơi công xã nông thôn tồn vững
chắc và lâu dài nhất.
Cơ sở của sự tồn tại vững chắc của công xã nông thôn gồm hai mặt chủ yếu:
- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước.
- Nền kinh tế tự cấp tự túc (cũng gọi là kinh tế tự nhiên), trong đó chủ yếu là
sự kết hợp chặt chẽ giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
Trên cơ sở toàn bộ ruộng đất thuộc về nhà nước, ở các địa phương ruộng đất
được giao cho các làng quản lý. Như vậy, các làng có quyền chiếm hữu tập thể
ruộng đất của làng. Ngoài phần đất đai như bãi cỏ, rừng, ao hồ v.v… mọi người
trong làng được sử dụng chung, đất canh tác được định kỳ (thường là ba năm) chia
cho các hộ nông dân cày cấy.
Một đặc điểm khác rất nổi bật làm cho công xã nông thôn tồn tại vững chắc
là sự tự cấp tự túc về kinh tế. Sự tự cấp tự túc ấy biểu hiện ở hai mặt:
+ Trong từng gia đình, có sự kết hợp chặt chẽ giữa nghề nông và nghề dệt
vải. Do vậy hai nhu cầu cơ bản của người nông dân là ăn và mặc đều tự túc được.
+ Trong công xã có một số thợ thủ công như thợ rèn, thợ mộc, thợ gốm
v.v…chuyên sản xuất các sản phẩm thuộc nghề của mình để thõa mản các nhu cầu
của mọi thành viên trong công xã.
Do vậy, công xã hầu như hoàn toàn đóng kín, sự trao đổi hàng hoá giữa công
xã này với công xã khác và giữa nông thôn với thành thị không đáng kể, có chăng
chỉ là một số thứ mà công xã không thể sản xuất được như muối, sắt v.v… mà thôi.
Nông dân sống trong công xã là những người nông dân tự do. Tuy vậy, cày
cấy ruộng đất công, nông dân công xã phải nộp thuế cho nhà nước. Mức thuế dao
động từ 1/12 đến 1/6 thu hoạch. Ngoài ra nông dân công xã còn phải làm 1 số công
việc như đắp đê, làm đường, đào kênh v.v…
Sự tồn tại lâu dài và vững chắc của công xã nông thôn đã bảo đảm cho nông
dân Ấn Độ ai cũng có ruộng đất để canh tác, do đó đã hạn chế sự phá sản của nông
dân, hạn chế sự phát triển của quan hệ nô lệ.
Sự tồn tại của công xã nông thôn còn làm cho nông dân sống gắn bó với
nhau, tối lửa tắt đèn có nhau, tình làng nghĩa xóm đậm đà.
Nhưng mặt khác, công xã nông thôn cũng có nhiều hạn chế như:
- Nền kinh tế tự cấp tự túc của công xã nông thôn đã làm cho kinh tế hàng
hóa chậm phát triển, hệ thống đường giao thông hầu như không cần thiết. Nhu vậy
sự tồn tại của công xã nông thôn đã kìm hãm sự phát triển nhanh chóng của xã hội.
- Cuộc sống biệt lập của các công xã làm cho nông dân không biết gì hơn
ngoài xóm làng nhỏ bé của mình, do đó họ thờ ơ với tình hình chính trị của đất
nước.
- Do sự hiểu biết hạn chế ở trong các công xã, những tập tục cổ hủ, những
thói mê tín dị đoan càng có điều kiện duy trì và nảy nở.
Download