Uploaded by CTN TN Lê Minh

câu hỏi ôn tập

advertisement
GV: Đặng Thị Phượng - 0982014806
Tên bài: QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP, PHÂN GIẢI Ở VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG
I. câu hỏi trắc nghiệm
1. Nhận biết.
Câu 1. Quá trình tổng hợp ở vi sinh vật là
A. hình thành các hợp chất để xây dựng và duy trì các hoạt động của vi sinh vật, đồng thời cũng là quá trình
chuyển hóa các chất ở vi sinh vật.
B. hình thành các hợp chất để xây dựng và duy trì các hoạt động của vi sinh vật, đồng thời cũng là quá trình
tích lũy năng lượng ở vi sinh vật.
C. hình thành các chất vô cơ để xây dựng và duy trì các hoạt động của vi sinh vật, đồng thời cũng là quá
trình tích lũy năng lượng ở vi sinh vật.
D. hình thành các hợp chất để xây dựng và duy trì các hoạt động của vi sinh vật nhưng không có khả năng
tích lũy năng lượng cho vi sinh vật.
Câu 6. Protein được cấu tạo từ loại đơn phân nào sau đây?
A. Glucose.
B. Glycerol.
C. Nucleotide.
D. Amino acid.
Câu 8. Trong quá trình tổng hợp, protein được tổng hợp bằng cách nào?
A. Các amino acid liên kết với nhau.
B. Các nucleotide liên kết với nhau.
C. Các acid béo liên kết với nhau.
D. Các phân tử glucose liên kết với nhau.
Câu 10. Lipid được tổng hợp bằng cách nào?
A. Amino acid liên kết với acid béo.
B. Nucleotide liên kết với glycerol.
C. Glycerol liên kết với acid béo.
D. Glucose liên kết với acid béo.
Câu 12. Ở vi sinh vật, sự liên kết giữa glycerol và acid béo có thể tạo thành sản phẩm nào?
A. Glucose.
B. Protein.
C. Lipid.
D. Nucleic acid.
Câu 14. Sản phẩm của quá trình phân giải protein là gì?
A. Amino acid.
B. Acid béo.
C. Nucleotide.
D. Glucose.
Câu 15. Nhiều vi sinh vật có khả năng phân giải các polysaccharide như cellulose, tinh bột... thành đường là
do đâu?
A. Do có khả năng sinh tổng hợp các chất hữu cơ.
B. Do có khả năng chuyển hóa năng lượng.
C. Do có khả năng sinh tổng hợp enzyme ngoại bào.
D. Do có khả năng sinh tổng hợp enzyme nội bào.
Câu 16. Nhiều vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp enzyme ngoại bào để phân giải các polysaccharide như
cellulose, tinh bột... thành chất nào sau đây?
A. Polyme.
B. Glucose.
C. Cellulose.
D. Protein.
Câu 19. Hình dưới đây thể hiện quá trình nào của vi sinh vật?
A. Quá trình phân giải.
B. Quá trình tổng hợp.
C. Quá trình dị hóa.
D. Quá trình sinh trưởng.
Câu 22. Để phân giải protein, vi sinh vật cần tiết ra loại enzym nào sau đây?
A. Nuclease.
B. Cellulase.
C. Protease.
D. Lipase.
Câu 23. Để phân giải lipid, vi sinh vật cần tiết ra loại enzym nào sau đây?
A. Nuclease.
B. Cellulase.
C. Protease.
D. Lipase.
1
GV: Đặng Thị Phượng - 0982014806
Câu 24. Để phân giải tinh bột, vi sinh vật cần tiết ra loại enzym nào sau đây?
A. Amylase.
B. Cellulase.
C. Protease.
D. Lipase.
2. Thông hiểu.
Câu 6. Thuốc kháng sinh có những đặc điểm nào dưới đây?
A. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.
B. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu một hoặc một vài nhóm vi sinh vật gây bệnh.
C. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế nhiều nhóm vi sinh vật gây bệnh.
D. Có khả năng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh ở nồng độ cao.
Câu 7. Có bao nhiêu chất dưới đây là thuốc kháng sinh?
(1). Cồn – iodine.
(2). Penicillin.
(3). Thuốc tím.
(4). Streptomycin.
A. 1.
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 17. Nhận định nào sau đây sai?
A. Quá trình sinh tổng hợp và quá trình phân giải ở vi sinh vật là 2 quá trình có mối quan hệ chặt chẽ.
B. Nhờ quá trình tổng hợp và phân giải diễn ra với tốc độ nhanh, vi sinh vật có thể phát triển mạnh mẽ.
C. Con người có thể lợi dụng quá trình tổng hợp và phân giải của vi sinh vật cho các mục đích của mình.
D. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật đều diễn ra ở tế bào chất.
Câu 22. Trong sơ đồ phân giải protein, chất X là chất nào?
A. Amiono acid.
B. Acid béo.
C. Nuleotid.
Câu 23. Quan sát sơ đồ dưới đây, các chất (1), (2) lần lượt là
D. Ethanol
A. Glycogen, amylase.
B. polymer, amylase.
C. Cellulose, amylase.
D. Cellulose, monosaccharide.
3. Vận dụng .
Câu 1. Vì sao trong quá trình phân giải ở vi sinh vật, phân giải ngoại bào đóng vai trò quan trọng?
A. Giúp tạo ra năng lượng cho vi sinh vật.
B. Giúp tạo ra các chất đơn giản, vi sinh vật có thể hấp thụ và tiếp tục phân giải nội bào.
C. Giúp tạo ra chất hữu cơ cần thiết giúp vi sinh vật phát triển.
D. Giúp tạo ra các chất vô cơ để khép kín vòng tuần hoàn vật chất.
Câu 4. Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp ở vi sinh vật là gì?
A. Sử dụng nguồn carbon và ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ.
B. Sử dụng nguồn năng lượng hóa học để tổng hợp các chất vô cơ.
C. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
D. sử dụng năng lượng và enzyme để tổng hợp các chất.
Câu 6. Trong sơ đồ dưới đây, chất X là chất nào?
2
GV: Đặng Thị Phượng - 0982014806
A. protein.
B. acid béo.
C. Carbohydrate.
D. Nucleotid acid.
Câu 8. Trong trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở vi sinh vật, đồng hóa là quá trình nào sau đây?
A. Tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
B. phân giải chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
C. Tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
D. Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
Câu 9. Trong trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở vi sinh vật, dị hóa là quá trình nào sau đây?
A. Tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
B. phân giải chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
C. Tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
D. Phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
Câu 12. Có 4 nhóm học sinh đã nếu mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật như sau:
- Nhóm 1: tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó đồng hóa
phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản cung cấp cho quá trình dị hóa.
- Nhóm 2: tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau. Trong đó đồng hóa
tổng hợp các chất phức tạp thành các chất đơn giản cung cấp cho quá trình dị hóa và dị hóa tổng hợp năng
lượng để cung cấp cho quá trình đồng hóa.
- Nhóm 3: tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là 2 quá trình ngược chiều nhau nhưng thống nhất
trong hoạt động sống. Trong đó đồng hóa tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho quá trình dị hóa và dị
hóa phân giải các chất cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho quá trình đồng hóa.
- Nhóm 4: tổng hợp (đồng hóa) và phân giải (dị hóa) là 2 quá trình ngược chiều nhau. Trong đó đồng hóa
tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho quá trình dị hóa và dị hóa phân giải các chất cung cấp năng
lượng cho quá trình đồng hóa.
Theo em nhóm nào giải thích đúng nhất?
A. Nhóm 1.
B. Nhóm 2.
C. Nhóm 3.
D. Nhóm 4.
II. tự luận:
1. Cơ bản
Câu 6. Kháng sinh có vai trò gì đối với các vi sinh vật tổng hợp ra nó? Khi sử dụng kháng sinh để chữa
bệnh cần lưu ý điều gì?
Tên bài: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN Ở VI SINH VẬT
I. Câu hỏi trắc nghiệm
1. Nhận biết
Từ câu 1→6 hệ thống câu hỏi TN từ SBT CD
Câu 1: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là
A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
B. sự tăng lên về kích thước tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên
phân.
3
GV: Đặng Thị Phượng - 0982014806
C. sự tăng lên về khối lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên
phân.
D. sự tăng lên về cả kích thước tế bào và số lượng tế bào trong quần thể vi sinh vật thông
qua quá trình sinh sản.
Câu 2: Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường dinh dưỡng lỏng không bổ sung dinh dưỡng
trong suốt quá trình nuôi (nuôi cấy theo mẻ, hệ kín), sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn
ra theo mấy pha?
A. 2 pha.
B. 3 pha.
C. 4 pha.
D. 5 pha.
Câu 3: Mô tả nào dưới đây nói về pha tiềm phát (pha lag) của quần thể vi khuẩn sinh trưởng
trong môi trường dinh dưỡng lỏng, hệ kín?
A. Vi khuẩn phân chia rất chấm, số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
B. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và
DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào; mật độ tế bào trong quần thể gần như không thay
đổi.
C. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng phân chia rất chậm, số tế bào sinh ra
bằng số tế bào chết đi.
D. Vi khuẩn thích ứng dần với môi trường, chúng tổng hợp các enzyme trao đổi chất và
DNA, các tế bào trong quần thể phân chia mạnh mẽ.
Câu 4: Tốc độ phân chia tế bào của quần thể vi khuẩn sinh trưởng trong môi trường dinh
dưỡng lỏng, hệ kín đạt cực đại ở pha nào?
A. Pha tiềm phát
B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
Câu 5: Vi sinh vật nhân sơ có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?
A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử túi.
B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử đảm.
C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử tiếp hợp.
D. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.
Câu 6: Vi sinh vật nhân thực có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?
A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.
B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử hữu tính.
C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính và hữu tính.
D. Hình thành bào tử vô tính và hữu tính.
Câu 7: Thời gian tính từ lúc vi khuẩn được nuôi cấy đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng được
gọi là
A. pha tiềm phát.
B. pha luỹ thừa.
C. pha cân bằng động.
D. pha suy vong.
Câu 8. Trong các hình thức sinh sản sau đây, hình thức sinh sản đơn giản nhất là
A. nguyên phân.
B. phân đôi.
C. tạo thành bào tử.
D. nẩy chồi.
Câu 9. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục thì sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật
chia thành mấy pha?
A. 3 pha.
B. 4 pha.
C. 5 pha.
D. 6 pha.
4
GV: Đặng Thị Phượng - 0982014806
Câu 10. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn diễn
ra 4 pha theo trình tự:
A. Pha lũy thừa, pha cân bằng, pha tiềm phát và pha suy vong.
B. Pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong.
C. Pha cân bằng, pha tiềm phát, pha lũy thừa và pha suy vong.
D. Pha cân bằng, pha lũy thừa, pha tiềm phát và pha suy vong.
Câu 11. Ở pha nào thì quần thể vi sinh vật giảm về số lượng?
A. Pha suy vong.
B. Pha tiềm phát.
C. Pha cân bằng.
D. Pha lũy thừa.
Câu 12. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, số lượng vi sinh vật đạt cực đại và không
đổi theo thời gian ở pha
A. lag.
B. log.
C. cân bằng.
D. suy vong.
Câu 13. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất
của vi sinh vật xảy ra ở pha
A. tiềm phát.
B. cân bằng động.
C. luỹ thừa.
D. suy vong.
Câu 14. Biểu hiện sinh trưởng của vi sinh vật ở pha cân bằng là
A. Số lượng tế bàođược sinh ra nhiều hơn số lượng tế bàochết đi.
B. Số lượng tế bàochết đi nhiều hơn số lượng tế bàođược sinh ra.
C. Số lượng tế bào được sinh ra bằng với số lượng tế bào chết đi.
D. Chỉ có tế bàochết đi mà không có tế bàosinh ra.
Câu 15. Pha log là tên gọi khác của giai đoạn nào sau đây?
A. Pha tiềm phát
C. Pha cân bằng
B. Pha luỹ thừa
D. Pha suy vong
Câu 16. Biểu hiện sinh trưởng của vi khuẩn ở pha suy vong là
A. số lượng tế bào được sinh ra nhiều hơn số lượng tế bào chết đi.
B. số lượng tế bào chết đi nhiều hơn số lượng tế bào được sinh ra.
C. số lượng tế bào được sinh ra bằng với số lượng tế bào chết đi.
D. chỉ có tế bào chết mà không có tế bào được sinh ra.
Câu 17. Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào?
A. Đầu pha lũy thừa đến cuối pha cân bằng.
B. Cuối pha lũy thừa đến đầu pha cân bằng.
C. Cuối pha lũy thừa đến cuối pha cân bằng.
D. Tại pha cân bằng.
Câu 18: Bào tử kín là bảo tử được hình thành
A. Trong túi bào tử
B. Bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng của tế bào nhân thực
C. Bên trong một tế bào sinh dưỡng của tế bào nhân thực
D. Ngoài túi bào tử
Câu 19: Các hình thức sinh sản chủ yếu ở tế bào nhân sơ là:
A. sinh sản bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử
B. sinh sản bằng phân đôi, bào tử đốt, nảy chồi
C. sinh sản nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính
D. sinh sản bằng nội bào tử, nảy chồi
5
GV: Đặng Thị Phượng - 0982014806
Câu 20: Vi sinh vật nhân sơ sinh sản
A. Bằng cách phân đôi, nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử đốt...
B. Bằng cách phân đôi, ngoại bào tử, bào tử kín...
C. Bằng cách nảy chồi, bào tử đốt, bào tử hữu tính...
D. Cả B và C
Câu 21: Nấm men rượu sinh sản bằng:
A. bào tử trần
B. bào tử hữu tính
C. bào tử vô tính
D. nảy chồi
Câu 22: Khi nói về nội bào tử, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Là một hình thức sinh sản của vi khuẩn
B. Là cấu trúc dạng tiềm sinh của vi khuẩn
C. Là một bào quan của vi khuẩn
D. Là một cơ quan sinh sản của vi khuẩn
Câu 23: Hình thức sinh sản nào sau đây thuộc về nấm sợi?
A. Sinh sản bằng bào tử vô tính
B. Sinh sản bằng bào tử hữu tính
C. Sinh sản bằng hình thức phân đôi
D. Sinh sản bằng bào tử vô tính và hữu tính
Câu 24: Hoá chất nào sau đây có tác dụng thanh trùng nước máy?
A. Thủy ngân.
B. Phenol.
C. Iot .
D. Clo.
Câu 25. Hoá chất nào sau đây có tác dụng diệt khuẩn trên da?
A. Thủy ngân.
B. Phenol
C. Iot .
D. Cồn
2. Hiểu
Từ câu 1→6 hệ thống câu hỏi TN từ SBT CD
Câu 1: Vi sinh vật A có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ từ 150C đến 450C, sinh trưởng tối ưu
ở 30 - 350C. Chúng thuộc nhóm vi sinh vật nào dưới đây?
A. Nhóm vi sinh vật ưa lạnh
B. Nhóm vi sinh vật ưa ấm
C. Nhóm vi sinh vật ưa nhiệt
D. Nhóm vi sinh vật cực ưa nhiệt
Câu 5: Thuốc kháng sinh có những đặc điểm nào dưới đây?
A. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.
B. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế đặc hiệu một hoặc một vài nhóm vi sinh vật gây
bệnh.
C. Có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế nhiều nhóm vi sinh vật gây bệnh.
D. Có khả năng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh ở nồng độ cao.
Câu 7. Cho các đặc điểm sau:
1. Số lượng tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
2. Chất độc tích lũy quá nhiều.
3. Số lượng vi khuẩn đạt cực đại và không đổi.
4. Số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh.
Pha cân bằng gồm các đặc điểm nào?
6
GV: Đặng Thị Phượng - 0982014806
A. 1, 2.
B.1, 3.
C. 1, 4.
D. 2, 3.
Câu 8. Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất của
vi sinh vật diễn ra ở pha
A. tiềm phát.
B. cân bằng động.
C. luỹ thừa.
D. suy vong.
Câu 9. Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật làm mấy nhóm?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 10. Chất nào sau đây có do vi sinh vậttạo ra có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh
vật khác?
A. Chất kháng sinh.
B. Alđêhit.
C. Các hợp chất cacbonhidrat.
D. Axit amin.
Câu 11. Phần lớn vi sinh vật gây bệnh ở động vật thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?
A. Nhóm ưa lạnh.
B. Nhóm ưa ấm.
C. Nhóm kị nóng.
D. Nhóm chịu nhiệt.
Câu 12. Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào vi khuẩn tăng theo cấp số nhân trong
pha nào?
A. Pha tiềm phát.
B. Pha lũy thừa.
C. Pha cân bằng.
D. Pha suy vong.
Câu 13. Các loại thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm khuẩn vì
A. nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng.
B. nước là yếu tố hóa học tham gia vào quá trình thủy phân các chất.
C. vi khuẩn sinh trưởng tốt ở môi trường có độ ẩm cao.
D. mỗi loại VSV sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho VSV đồng hóa và tăng sinh khối .
B. VSV nguyên dưỡng là VSV có thể sinh trưởng trong môi trường tối thiểu.
C.VSV tự tổng hợp một số chất hữu cơ như vitamin, axit amin... từ các chất vô cơ gọi là
nhân tố sinh trưởng.
D. VSV khuyết dưỡng là VSV không sinh trưởng trong môi trường tối thiểu.
Câu 15. Đặc điểm của vi sinh vật ưa nóng là
A. rất dễ chết khi môi trường gia tăng nhiệt độ.
B. các enzim của chúng dễ mất hoạt tính khi gặp nhiệt độ cao.
C. prôtêin của chúng được tổng hợp mạnh ở nhiệt độ ấm.
D. enzim và prôtêin của chúng thích ứng với nhiệt độ cao.
Câu 16: Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là
A. vi sinh vật sinh trưởng mạnh.
B. vi sinh vật sinh trưởng yếu.
C. vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng.
D. vi sinh vật thích nghi dần với môi trường nuôi cấy.
Câu 17. Môi trường nào sau đây có chứa ít vi khuẩn gây bệnh hơn các môi trường còn lại?
A. Trong đất ẩm.
B. Trong máu động vật.
C. Trong sữa chua.
D. Trong không khí.
Câu 18. Ở qui mô công nghiệp, người ta áp dụng môi trường nuôi cấy vi sinh vật liên tục
nhằm mục đích
A. tăng thời gian thế hệ của quần thể vi sinh vật.
7
GV: Đặng Thị Phượng - 0982014806
B. thu nhiều sản phẩm và sinh khối tế bào vi sinh vật.
C. duy trì mật độ tế bào vi sinh vật ở mức độ tối thiểu trong dịch nuôi cấy.
D. hạn chế sinh trưởng của vi sinh vật.
Câu 19: Cơ chế tác động của Clo
A. sinh oxi nguyên tử có tác dụng oxi hóa mạnh .
B. oxi hóa các thành phần tế bào .
C. bất hoạt các prôtein.
D. biến tính các loại prôtêin, các loại màng tế bào.
Câu 20. Nhóm vi sinh vật nào sau đây thích nghi với môi trường có độ ẩm cao?
A. Vi khuẩn.
B. Nấm men.
C. Xạ khuẩn.
D. Nấm mốc.
Câu 21. Chất nào sau đây thường dùng để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra trong y tế, thú y?
A. Các chất phênol.
B. Chất kháng sinh.
C. Phoocmalđêhit.
D. Rượu.
Câu 23. Nhóm vi sinh vật nào sau đây sinh trưởng mạnh ở nhiệt độ môi trường dưới 10oC?
A. Ưa lạnh.
B. Ưa ấm.
C. Ưa nóng.
D. Ưa nhiệt.
Câu 24. Các hợp chất nào sau đây không được dùng để diệt khuẩn trong bệnh viện?
A. kháng sinh
B. cồn. C. iốt.
D. các hợp chất kim
loại nặng.
Câu 25. Các tia tử ngoại có tác dụng
A. đẩy mạnh tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
B. tham gia vào các quá trình thuỷ phân trong tế bào vi khuẩn.
C. tăng hoạt tính các enzim.
D. gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn.
3. Vận dụng thấp
Từ câu 1 hệ thống câu hỏi TN từ SBT CD
Câu 1: Khi nuôi cấy nấm mốc tương Aspergillus oryzae theo mẻ (hệ kín) trong bình nuôi cấy
chứa 1000 mL môi trường Czapek dịch thể, sinh khối nấm mốc thay đổi theo ngày và được
ghi lại trong bảng sau.
Bảng kết quả xác định sinh khối khô (g/L) của nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi
cấy theo ngày
a) Pha sinh trưởng lũy thừa của quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này
bắt đầu khi nào?
8
GV: Đặng Thị Phượng - 0982014806
A. Trong khoảng 24 giờ nuôi cấy đầu tiên.
B. Từ ngày nuôi cấy thứ 4.
C. Từ ngày nuôi cấy thứ 2.
D. Từ ngày nuôi cấy thứ 3.
b) Khoảng thời gian từ ngày 1 đến ngày 5, quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae đang ở pha
sinh trưởng nào sau đây?
A. Pha tiềm phát
B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
c) Trong khoảng thời gian từ ngày 5 đến ngày 7, các quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae diễn
ra hiện tượng gì?
A. Thích ứng với môi trường
B. Phân chia mạnh mẽ
C. Không phân chia
D. Sinh khối khô hầu như không thay đổi
d) Ức chế sinh trưởng đối với quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này
diễn ra khi nào và do nguyên nhân nào?
A. Trong 24 giờ đầu tiên, do dư thừa dinh dưỡng.
B. Từ ngày 5 đến ngày 7, do dư thừa dinh dưỡng.
C. Từ ngày 5 đến ngày 7, do cạn kiệt dinh dưỡng.
D. Trong 24 giờ đầu tiên, do các chất thải độc hại tích lũy.
e) Quần thể nấm mốc Aspergillus oryzae trong bình nuôi cấy này có tốc độ sinh trưởng cao
nhất khi nào?
A. Trong khoảng 24 giờ nuôi cấy đầu tiên.
B. Từ khi bắt đầu nuôi (ngày 0) đến ngày 5.
C. Từ ngày 1 đến ngày 5.
D. Từ ngày 2 đến ngày 5.
g) Để thu sinh khối nấm mốc Aspergillus oryzae người ta cần dừng nuôi cấy vào thời điểm
nào?
A. 3 - 4 ngày
B. 4 ngày
C. 5 - 6 ngày
D. 7 ngày
Câu 2. Vì sao trong môi trường nuôi cấy liên tục pha luỹ thừa luôn kéo dài?
A. Có sự bổ sung chất dinh dưỡng liên tục và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy
tương đương.
B. Chất độc hại tích lũy ngày càng nhiều và không có sự bổ sung chất dinh dưỡng.
C. Sinh khối tích lũy nhiều và có sự bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng.
D. Có sự bổ sung các chất dinh dưỡng liên tục nhưng không có lấy dịch nuôi cấy ra khỏi
môi trường nuôi cấy.
Câu 3. Ở pha tiềm phát, chất dinh dưỡng đầy đủ mà mật độ quần thể vi khuẩn gần như
không thay đổi vì
A. vi khuẩn chưa phân chia mà mới bắt đầu thích ứng dần với môi trường, tổng hợp
các enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào.
B. vi khuẩn đang phân chia và bắt đầu thích ứng dần với môi trường, tổng hợp các
enzyme trao đổi chất và DNA, chuẩn bị cho quá trình phân bào.
C. Vi khuẩn đã dừng phân chia do dinh dưỡng giảm
9
GV: Đặng Thị Phượng - 0982014806
D. Do chất dinh dưỡng giảm và chất độc hại tích lũy nhiều, vi khuẩn không hấp thu
được.
Câu 4. Sinh khối vi khuẩn đạt cao nhất vào thời điểm nào?
A. Cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng.
B. Pha cân bằng
C. Pha tiềm phát
D. Cuối pha cân bằng, đầu pha suy vong.
Câu 5: Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt. Muối sẽ ảnh hưởng
đến sự sống của vi sinh vật. Điều nào sau đây là đúng?
A. Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật
B. Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật
C. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, do đó, vi
sinh vật không phân chia được
D. Cả A, B và C
Câu 6: Ở trong tủ lạnh, thực phẩm giữ được khá lâu là vì:
A. vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ thấp
B. nhiệt độ thấp làm biến đổi thức ăn, vi khuẩn không thể phân hủy được
C. khi ở trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được
D. ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn bị ức chế
4. Vận dụng cao
Từ câu 1hệ thống câu hỏi TN từ SBT CD
Câu 1: Quần thể vi khuẩn Escherichia coli được nuôi ở điều kiện thích hợp, trong môi trường
dinh dưỡng lỏng (nuôi cấy, theo mẻ, hệ kín) với nguồn carbon là glucose. Khi sinh trưởng của
quần thể đạt đến pha cân bằng và nồng độ glucose giảm xuống dưới 2 g/L, người ta bổ sung
thêm dung dịch glucose đậm đặc để duy trì nồng độ glucose trong bình nuôi cấy ở mức 5 g/L
thêm 3 giờ nữa.
a) Sau khi bổ sung glucose thì sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli chuyển sang pha nào?
A. Pha tiềm phát
B. Pha lũy thừa
C. Pha cân bằng
D. Pha suy vong
b) Sau 3 giờ bổ sung glucose thì sinh trưởng của quần thể vi khuẩn E. coli chuyển sang pha
nào?
A. Pha cân bằng
B. Pha lũy thừa và pha cân bằng
C. Pha cân bằng và pha suy vong
D. Pha suy vong
c) Các chất ức chế sinh trưởng đối với quần thể vi khuẩn E. coli tích lũy nhiều nhất khi nào?
A. Trước khi bổ sung glucose
B. Trong 3 giờ bổ sung glucose
C. Ngay khi dừng bổ sung glucose.
D. Khi kết thúc nuôi cấy.
Câu 2: Cho các đặc điểm sau:
1. Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ nhanh nhất và không đổi.
2. Số lượng tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
3. Chất độc tích lũy quá nhiều.
4. Số lượng vi khuẩn đạt cực đại và không đổi.
10
GV: Đặng Thị Phượng - 0982014806
5. Số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh.
6. Số lượng tế bào chết nhiều hơn số tế bào sống.
Có bao nhiêu đặc điểm của pha suy vong là đúng?
A. 3
B. 2
C. 4.
D. 1
( 3,6)
Câu 3. Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào
mới. Hãy cho biết thời gian cần thiết cho một thế hệ của tế bào trên là bao nhiêu?
A. 50 phút.
B. 40 phút.
C. 30 phút.
D. 20 phút.
5
(32 tế bào con = 2 tế bào ban đầu phân bào 5 lần. Thời gian thế hệ g = 100 phút / 5 = 20
phút).
Câu 4. Cho vào môi trường nuôi cấy liên tục 8 vi khuẩn E. coli. Sau 80 phút không kể pha
tiềm phát, đếm được 128 vi khuẩn trong quần thể. Vậy mỗi tế bào vi khuẩn ban đầu đã phân
chia bao nhiêu lần và thời gian thế hệ của vi khuẩn là bao nhiêu?
A. 2 lần, 20 phút.
B. 4 lần, 20 phút.
C. 6 lần, 18 phút.
D. 8 lần, 10 phút.
Câu 5. Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra tất cả 32 tế bào
mới. Hãy cho biết thời gian thế hệ trên là bao nhiêu?
A. 120 phút.
B. 60 phút.
C. 40 phút.
D. 20 phút.
Câu 8. Ở bò, sau khi chữa bệnh bằng penicilin mà vắt sữa ngay thì trong sữa còn tồn dư
kháng sinh. Loại sữa này có thể dùng làm sữa chua được không? Vì sao?
A. Được.Vì penicilin không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người.
B. Được. Vì penicilin kích thích tổng hợp peptidoglican của vi khuẩn lactic.
C. Không. Vì penicilin ức chế tổng hợp peptidoglican của vi khuẩn lactic.
D. Không. Vì penicilin chứa kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Câu 10.Trong điều kiện nuôi cấy liên tục,có một nhóm tế bào vi khuẩn cùng loài, tiến hành
phân bào trong thời gian là 3 giờ 30 phút và đã tạo ra tổng số 640 tế bào mới. Biết rằng mỗi
vi khuẩn đã phân bào được 7 lần. Số tế bào ban đầu và thời gian thế hệ ở loài vi khuẩn nói
trên là
A. 4 tế bào, 40 phút.
B. 5 tế bào, 30 phút.
C. 6 tế bào, 60 phút.
D. 7 tế bào, 30 phút.
II. Tự Luận
1.
Cơ bản
Câu 1: Nêu đặc điểm của 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
Câu 2: Mô tả sự sinh sản phân đôi ở vi khuẩn. Hình thức phân đôi ở vi khuẩn khác nguyên
phân ở điểm nào?
2.
Vận dụng, nâng cao
Câu 1:
Trình bày một số ứng dụng mà con người đã sử dụng các yếu tố vật lí để khống chế cá
c vi sinh vật gây hại.
Sách bài tập. Trả lời câu tự luận: 2,4,5,6,7,8,10. Câu hỏi tự trả lời: 26-43
,46,47,48,52,69,70
11
Download