Uploaded by Mạnh Đức Lê

TIỂU LUẬN KTCT

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====000=====
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
TIỀN TỆ VÀ CÁC CÔNG CỤ LƯU THÔNG, THANH TOÁN NHƯ
TIỀN TỆ: VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG CỤ NÀY TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện: Lê Mạnh Đức
Lớp hành chính: K61 – Anh 01 – CLCTC
Lớp tín chỉ: TRIH115(GD2-HK2-2223).5
Khóa: 61
Mã sinh viên: 2212340026
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thị Quỳnh Hà
Hà Nội, năm 2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
=====000=====
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
TIỀN TỆ VÀ CÁC CÔNG CỤ LƯU THÔNG, THANH TOÁN NHƯ
TIỀN TỆ: VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG CỤ NÀY TRONG NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện: Lê Mạnh Đức
Lớp hành chính: K61 – Anh 01 – CLCTC
Lớp tín chỉ: TRIH115(GD2-HK2-2223).5
Khóa: 61
Mã sinh viên: 2212340026
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thị Quỳnh Hà
Hà Nội, năm 2023
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................. 3
1.1.
1.1.1.
Sự ra đời của tiền tệ: .......................................................................... 3
1.1.2.
Bản chất của tiền tệ:........................................................................... 5
1.2.
2.
Bản chất của tiền tệ: ................................................................................. 3
Chức năng của tiền tệ: .............................................................................. 5
1.2.1.
Chức năng là đơn vị đo lường giá trị: ............................................... 5
1.2.2.
Chức năng là phương tiện trao đổi: .................................................. 6
1.2.3.
Chức năng là phương tiện dự trữ về mặt giá trị: .............................. 7
CÁC CÔNG CỤ LƯU THÔNG, THANH TOÁN NHƯ TIỀN TỆ: VAI TRÒ
CỦA CÁC CÔNG CỤ NÀY TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ................ 8
2.1.
Các công cụ lưu thông, thanh toán như tiền tệ: ..................................... 8
2.1.1.
Tín phiếu kho bạc (Treasury bill): ..................................................... 8
2.1.2.
Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được: ...................... 9
2.1.3.
Thương phiếu (Commercial paper): ................................................ 10
2.1.4.
Chấp phiếu ngân hàng (Banker’s acceptance): .............................. 10
2.1.5.
Hợp đồng mua lại (Repurchase agreement - Repo): ...................... 11
2.2.
Vai trò của các công cụ lưu thông và thanh toán như tiền tệ trong nền
kinh tế thị trường: ............................................................................................... 12
2.2.1.
Hỗ trợ hoạt động giao dịch tài chính và thương mại: .................... 12
2.2.2.
Tạo lòng tin và sự ổn định trong hệ thống tài chính: ..................... 12
2.2.3.
Tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống tài chính:. 13
2.2.4.
Hỗ trợ sự phát triển và thúc đẩy sự đổi mới kinh tế: ...................... 13
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 15
LỜI MỞ ĐẦU
Gắn liền với sự hình thành phát triển kinh tế hàng hóa, tiền tệ đã lần
lượt tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích đáp ứng cho nhu
cầu phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là các hoạt động sản xuất, lưu thông,
trao đổi hàng hoá. Bên cạnh đó là hệ thống các lý thuyết, nghiên cứu về
nguồn gốc, bản chất, chức năng và sự phát triển của tiền tệ mà các nhà kinh
tế học qua các thời kỳ đã đổ rất nhiều công sức để có thể tìm ra những chính
sách tiền tệ phù hợp. Tiền tệ và các công cụ lưu thông, thanh toán như tiền
tệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Chúng
không chỉ là các phương tiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ mà còn mang
trong mình những tác động mạnh mẽ đến các hoạt động kinh tế và sự phát
triển của một quốc gia. Trên toàn cầu, tiền tệ đang phát triển và trở thành một
phần không thể thiếu của cuộc sống kinh tế hàng ngày. Tiền mặt, thẻ tín dụng,
chuyển khoản điện tử và tiền điện tử đang trở thành các công cụ phổ biến để
thanh toán và lưu thông tài chính. Công nghệ đã mở ra những cách tiếp cận
mới trong việc giao dịch tài chính và tiền tệ số đang ngày càng được chú ý
và phát triển. Sự thay đổi trong cách thức thanh toán và sử dụng tiền tệ đang
tạo ra những ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế thị trường. Việc hiểu rõ và
nắm bắt đúng vị trí và vai trò của tiền tệ cùng các công cụ lưu thông, thanh
toán là một yếu tố quan trọng giúp chúng ta đưa ra quyết định kinh tế đúng
đắn và bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính.
Trong bối cảnh đó, em đã chọn đề tài “Tiền tệ và các công cụ lưu
thông, thanh toán như tiền tệ: vai trò của các công cụ này trong nền kinh tế
thị trường” để nghiên cứu và phân tích. Em lựa chọn đề tài này vì sự quan
tâm và nhận thức sâu sắc về vai trò của tiền tệ và các công cụ lưu thông,
thanh toán trong nền kinh tế thị trường. Trong bối cảnh công nghệ đang thay
đổi và sự phát triển kinh tế không ngừng diễn ra, việc nắm bắt và hiểu rõ về
các công cụ tài chính và vai trò của chúng là vô cùng quan trọng. Việc nghiên
1
cứu về tiền tệ và các công cụ lưu thông, thanh toán sẽ giúp ta có cái nhìn
tổng quan và những nhận thức quan trọng để hiểu và ứng dụng đúng cách
trong thực tế. Mục tiêu chính của bài tiểu luận này là tìm hiểu sâu về tiền tệ
và các công cụ lưu thông, thanh toán như tiền tệ và khám phá vai trò quan
trọng của chúng trong nền kinh tế thị trường. Tiểu luận này sẽ bắt đầu bằng
việc làm rõ nguồn gốc của tiền tệ, bản chất và chức năng của tiền tệ trong
nền kinh tế thị trường. Tiếp đó cần phải làm rõ sự phát triển của các hình thái
tiền tệ song song với sự ra đời của các công cụ lưu thông, thanh toán như
tiền tệ. Cuối cùng, tiểu luận sẽ đi sâu khai thác vai trò của những công cụ đó
trong nền kinh tế thị trường.
2
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Bản chất của tiền tệ:
1.1.1. Sự ra đời của tiền tệ:
Kinh tế học đã chỉ ra rằng, tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan,
gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa.
Khi nghiên cứu về quá trình ra đời của tiền tệ, C.Mác kết luận: “Trình
bày nguồn gốc phát sịnh của tiền tệ, nghĩa là phải khai triển cái biểu hiện của
giá trị, biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của hàng hóa, từ hình thái ban
đầu đơn giảng nhất và ít thấy rõ nhất cho đến hình thái tiền tệ là hình thái mà
ai nấy đều thấy” (C.Mác – Tư Bản – Quyển I, Tập I, trang 75 – Nhà xuất bản
Sự Thật – Hà Nội 1963).
Trong quan hệ trao đổi, hình thức giá trị được biểu hiện qua 4 hình
thái:
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:
Trong hình thái này giá trị (tương đối) của một vật được biểu hiện ở
giá trị của một vật khác duy nhất đóng vai trò vật ngang giá “đơn nhất” với
ba đặc điểm:
+ Giá trị sử dụng trở thành hình thái biểu hiện của giá trị
+ Lao động cụ thể trở thành hình thái biểu hiện của lao động trừu tượng.
+ Lao động tư nhân trở thành lao động xã hội trực tiếp.
- Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng:
Ở hình thái này giá trị của một vật không phải được biểu hiện ở giá trị
sử dụng của một vật khác mà được biểu hiện ở giá trị sử dụng của hàng hóa
khác, có tác dụng làm vật ngang giá. Đây là những vật ngang giá “đặc thù”.
Những vật ngang giá đặc thù tồn tại song song với nhau và đều có quyền lực
như nhau trong vai tò vật ngang giá. Nhược điểm của hình thái này:
+ Biểu hiện tương đối giá trị của một hàng hóa chưa được hoàn tất vì có
nhiều hàng hóa làm vật ngang giá và chưa có điểm dừng ở vật ngang giá
chung.
3
+ Các hàng hóa biểu hiện cho giá trị của một hàng hóa là không thuần nhất
và hết sức rời rạc.
+ Nếu giá trị tương đối của mỗi hàng hóa đều biểu hiện ra trong hình thái
mở rộng này, thì hình thái giá trị tương đối của mỗi hàng hóa sẽ là một
chuỗi biểu hiện giá trị vô cùng vô tận, khác với hình thái giá trị tương đối
của bất kỳ một hàng hóa nào khác.
Hình thái giá trị chung:
-
Trong hình thái này, giá trị chung của tất cả các hàng hóa biểu hiện giá
trị của chúng ở một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung. Do vậy, nó
trở thành hình thái giá trị phổ biến, được xã hội thừa nhận và làm cho quá
trình trao đổi trở nên thuận tiện, đơn giản hơn, đó là điều kiện quan trọng để
thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Lúc này người ta không trao đổi sản
phẩm hàng hóa trực tiếp như các hình thái trên, mà trao đổi một cách gián
tiếp thông qua vật ngang giá chung.
- Hình thái giá trị tiền tệ:
Khi nền sản xuất hàng hóa phát triển, theo đó lực lượng sản xuất phát
triển, thị trường càng mở rộng thì tình trạng có nhiều vật ngang giá chung
nên gây khó khăn cho lưu thông trao đổi hàng hóa. Vật ngang gái chung bằng
kim loại thay thế dần vật ngang giá khác. Sau đó Bạc, Vàng chiếm ưu thế
tuyệt đối. Cuối cùng cố định ở Vàng. Chỉ đấn lúc này thì hình thái giá trị tiền
tệ mới được xác lập và Vàng với tư cách là vật ngang giá chung đã trở thành
tiền tệ.
Từ hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên đến hình thái tiền tệ là
một quá trình lịch sử lâu dài, nhằm giải quyết các mâu thuẩn vốn có trong
bản thân hàng hóa. Tiền tệ ra đời đã làm cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ
được dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Nghiên cứu về lịch sử tiền tệ, các giáo sư PAUL A. SAMUELSON
(Viện Dự trữ liên bang và ngân khố Mỹ) và WILLIAM D. NORDHAUS
(trường Đại học Yale Mỹ) cũng kết luận rằng: “Do các xã hội có mua bán
4
rộng rãi không thể vượt qua được các cản trở quá lớn của hình thức trao đổi
hiện vật, nên việc sử dụng một vật trung gian làm phương tiện trao đổi được
mọi người chấp nhận. Đó là tiền tệ” (Kinh tế học – Tập I, trang 332 – Viện
quan hệ Quốc tế Việt Nam biên dịch năm 1989).
1.1.2. Bản chất của tiền tệ:
Tiền tệ có biểu hiện ở rất nhiều thứ khác nhau. Đối với hầu hết các dân
tộc, tiền là những đồng xu bằng kim loại, những tờ giấy bạc, những tấm thẻ,
hoặc là những khoản tiết kiệm ở ngân hàng,… Nhưng đối với một số dân tộc
trong quá khứ không xa lắm, tiền là những chuổi hạt, vỏ ốc được xâu lại vì
đó là những vật họ cho là có giá trị. Các dân tộc đã từng coi những vật như
vậy là “tiền” bởi vì chúng đều là những phương tiện được thừa nhận và thỏa
thuận trong thanh toán.
Lịch sử phát triển của tiền tệ đã chứng minh rằng tiền tệ là sản phẩm
tất yếu của nền kinh tế hàng hóa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
troa đổi hàng hóa, dịch vụ. Suy cho cùng, về bản chất, tiền tệ là vật ngang
giá chung, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán
các khoản nợ.
1.2. Chức năng của tiền tệ:
1.2.1. Chức năng là đơn vị đo lường giá trị:
Tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị, nghĩa là nó được dùng để đo lường
giá trị của hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi. Người ta đo giá trị
của hàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như người ta đo trọng lượng của
một vật bằng kilogram, đo chiều dài của một vật bằng mét. Để thấy được vì
sao chức năng này quan trọng, chúng ta hãy so sánh quá trình trao đổi hiện
vật với trao đổi hàng hóa có tiền làm môi giới trung gian.
Trong quá trình trao đổi trực tiếp, có 3 mặt hàng đưa ra trao đổi: A, B,
C thì chúng ta chỉ cần biết 3 giá để có thể trao đổi các hàng hóa này với nhau.
Đó là:
5
- Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B.
- Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa C.
- Giá của hàng hóa C được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B.
Tương tự, nếu có 10 mặt hàng đưa ra cần trao đổi, chúng ta phải cần
biết 45 giá để có thể trao đổi hàng này để lấy một hàng hóa khác, với 100
mặt hàng chúng ta cần tới 4.950 giá, và với 1.000 mặt hàng thì chúng ta cần
biết 499.500 giá (theo công thức tính tổng quát số cặp khi có N phân tử = N
(N-1)/2).
Nếu nền kinh tế có tiền tệ làm môi giới, thì người ta định giá bằng đơn
vị tiền tệ cho tất cả các hàng hóa đem trao đổi trên thị trường. Do vậy, có bao
nhiêu hàng hóa đưa ra trao đổi thì có bấy nhiêu giá cả. Có nghĩa là, nếu có 3
hàng hóa đưa ra trao đổi thì có 3 giá, có 10 hàng hóa đưa ra trao đổi thì có
10 giá, có 1.000 hàng hóa đưa ra trao đổi thì có 1.000 giá. Vậy là, việc dùng
tiền làm đơn vị đánh giá sẽ thuận lợi rất nhiều cho quá trình trao đổi hàng
hóa, giảm được chi phí trong trao đổi do giảm được số giá cần xem xét.
Khi nền kinh tế phát triển thì lợi ích của chức năng đo lường giá trị
của tiền tệ ngày càng tăng lên. Ngày nay, người ta đo lường giá trị của hàng
hóa, dịch vụ không phải chỉ bằng tiền mặt mà còn đo lường giá trị hàng hóa,
dịch vụ bằng Séc, hối phiếu, kỳ phiếu hoặc là các chứng từ có giá khác.
Để tiền tệ làm tốt chức năng đo lường giá trị đòi hỏi:
-
Đơn vị tiền tệ đó phải có giá trị nội tại của nó, nếu không, dù có bắt
buộc dân chúng vẫn không chấp nhận nó như một công cụ đo lường giá trị.
-
Giá trị của đơn vị tiền tệ đó, hay sức mua của đồng tiền phải ổn định
hoặc có thay đổi thì vẫn không thay đổi nhiều qua thời gian.
1.2.2. Chức năng là phương tiện trao đổi:
Trong nền kinh tế, tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi nó được dùng
để mua bán hàng hóa, dịch vụ, hoặc thanh toán các khoản nợ cả trong và
ngoài nước. Việc dùng tiền làm phương tiện trao đổi đã nâng cao hiệu quả
hoạt động của nền kinh tế, bởi nó đã tiết kiệm được các chi phí quá lớn trong
6
quá trình trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng, các chi phí giao dịch thường rất
cao. Bởi vì, người mua, người bán phải tìm được những người trùng hợp với
mình về nhu cầu trao đổi, thời gian trao đổi, không gian trao đổi. Quá trình
trao đổi chỉ được diễn ra khi có sự phù hợp đó. Tiền tệ làm môi giới trung
gian trong trao đổi đã hoàn toàn khắc phục được các hạn chế đó của quá trình
trao đổi trực tiếp. Người có hàng bán lấy tiền, sau đó sẽ mua được hàng mà
họ cần. Bởi vậy, người ta coi tiền như thứ dầu mỡ bôi trơn, cho phép nền
kinh tế hoạt động trôi chảy hơn, khuyến khích chuyên môn hóa và phân công
lao động.
Việc dùng tiền làm một phương tiện trao đổi giúp đẩy mạnh hiệu quả
của nền kinh tế, qua việc loại bỏ được nhiều thời gian dành cho việc đổi chác
hàng hóa hay dịch vụ qua nhiều lần trao đổi trực tiếp lấy hàng. Để làm tốt
chức năng này tiền phải đạt một số ưu điểm sau:
-
Phải được tạo ra hàng loạt một cách dể dàng, có tính đồng nhất cao để
thuận tiện cho việc xác định giá trị trong từng quốc gia.
-
Phải được chấp nhận một cách rộng rãi của những người trao đổi hàng
hóa.
-
Có thể chia nhỏ được, nhờ đó tạo thuận lợi cho người trao đổi.
-
Dể chuyên chở, di chuyển.
-
Không bị hư hỏng một cách nhah chóng do tác động của khí hậu, thời
tiết, môi trường….
1.2.3. Chức năng là phương tiện dự trữ về mặt giá trị:
Tiền tệ làm phương tiện dự trữ giá trị nghĩa là nơi chứa sức mua hàng
hóa trong một thời gian nhất định. Nhờ chức năng này của tiền tệ mà người
ta có thể tách thời gian từ lúc có thu nhập đến lúc tiêu dùng nó. Chức năng
này là quan trọng vì mọi người đều không muốn chi tiêu hết thu nhập của
mình ngay khi nhận nó, mà dự trữ để sử dụng nó trong tương lai. Tất nhiên,
tiền không phải duy nhất là nơi chứa đựng giá trị, mà các tài sản khác cũng
là nơi chứa giá trị, như cổ phiếu, thương phiếu… Nhưng tiền là tài sản có
7
tính lỏng cao nhất, bởi nó là phương tiện trao đổi, nó không cần phải chuyển
đổi thành bất cứ cái gì khác khi với mục đích mua hàng hóa chi trả tiền dịch
vụ. Những tài sản khác đòi hỏi chi phí giao dịch khi cần chuyển sang tiền.
Vì vậy, tiền là một phương tiện dự trữ về mặt giá trị có nhiều ưu điểm
trong nền kinh tế hàng hóa. Tuy vậy nó phải tùy thuộc vào mức giá vì giá trị
của tiền được ấn định theo mức giá. Nếu các giá đều tăng gấp hai thì nghĩa
là giá trị của tiền đã sụt một nửa, ngược lại nếu các giá giảm đi một nửa thì
giá trị tiền sẽ tăng lên hai lần. Trong một cuộc lạm phát khi mức giá tăng lên
nhanh chóng, vì tiền mất giá quá nhanh nên dân chúng giữ tiền như một biện
pháp bất đắc dĩ. Điều này thể hiện rõ nhất trong thời kỳ siêu lạm phát. Ngoài
ra, trong nền kinh tế thị trường thì mức độ quan trọng của tiền cũng thay đổi,
vì ngoài tiền ra còn có các tài sản khác như: thương phiếu, hối phiếu, chừng
chỉ tiền gửi…
2. CÁC CÔNG CỤ LƯU THÔNG, THANH TOÁN NHƯ TIỀN TỆ:
VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG CỤ NÀY TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
2.1. Các công cụ lưu thông, thanh toán như tiền tệ:
Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ có đặc điểm chung là kỳ
hạn thanh toán ngắn, tính thanh khoản cao và độ rủi ro thấp. Chúng bao gồm
các loại chủ yếu sau:
2.1.1. Tín phiếu kho bạc (Treasury bill):
Tín phiếu kho bạc là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do Kho
bạc phát hành để bù đắp cho những thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà
nước.
Tín phiếu kho bạc thuộc loại chứng khoán chiết khấu. Đó là loại chứng
khoán không được nhà phát hành trả lãi song lại được bán với giá chiết khấu
tức là giá thấp hơn mệnh giá. Khi đến hạn, nhà đầu tư được nhận lại đủ mệnh
giá, vì vậy phần chênh lệch giữa mệnh giá chứng khoán và giá mua chứng
khoán chính là lãi của nhà đầu tư.
8
Tín phiếu kho bạc có các kỳ hạn 3, 6 và 12 tháng. Tín phiếu kho bạc
được xem là công cụ tài chính có độ rủi ro thấp nhất trên thị trường tiền tệ
bởi vì hầu như không có khả năng vỡ nợ từ người phát hành, tức là không
thể có chuyện chính phủ mất khả năng thanh toán khoản nợ khi đến kỳ hạn
thanh toán, chính phủ lúc nào cũng có thể tăng thuế hoặc in tiền để trả nợ.
Tuy nhiên mức lãi suất của nó thường thấp hơn các công cụ khác lưu thông
trên thị trường tiền tệ.
Tín phiếu kho bạc thường được phát hành theo từng lô bằng phương
pháp đấu giá. Người mua chủ yếu là các ngân hàng, ngoài ra còn có các công
ty và các trung gian tài chính khác. Tín phiếu kho bạc được xem là công cụ
có tính lỏng cao nhất trên thị trường tiền tệ do nó được mua bán nhiều nhất.
Tín phiếu kho bạc thường được Ngân hàng trung ương các nước sử dụng như
một công cụ để điều hành chính sách tiền tệ thông qua thị trường mở.
2.1.2. Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được:
Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một công cụ nợ (debt
instrument) do các ngân hàng phát hành, cam kết trả lãi định kỳ cho khoản
tiền gửi và sẽ hoàn trả vốn gốc (được gọi là mệnh giá của chứng chỉ) cho
người gửi tiền khi đến ngày đáo hạn.Lúc đầu, các chứng chỉ tiền gửi không
được phép bán lại và nếu người gửi tiền rút vốn trước hạn thì sẽ phải chịu
phạt. Nhưng về sau để tăng tính hấp dẫn của các chứng chỉ tiền gửi này, các
ngân hàng bắt đầu cho phép các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn (ví dụ ở
Mỹ là trên 100.000 USD) được phép bán lại trước hạn (với một mức giá khấu
trừ), thậm chí có thể bán cho chính ngân hàng phát hành. Khi đó chúng được
gọi là các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (NCDs). NCDs thường
được các ngân hàng dùng để huy động các nguồn vốn lớn từ các công ty, các
quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ, các tổ chức của chính phủ.v.v.. Tại Mỹ, tổng
dư nợ từ phát hành các NCDs của các ngân hàng gần đây đã vượt quá tổng
số dư nợ của tín phiếu kho bạc Mỹ.
9
2.1.3. Thương phiếu (Commercial paper):
Thương phiếu là những giấy nhận nợ do các công ty có uy tín phát hành
để vay vốn ngắn hạn từ thị trường tài chính. Thương phiếu được phát hành
theo hình thức chiết khấu, tức là được bán với giá thấp hơn mệnh giá. Chênh
lệch giữa giá mua và mệnh giá thương phiếu chính là thu nhập của người sở
hữu thương phiếu.
Những thương phiếu nguyên thuỷ (commercial bill) chỉ xuất hiện trong
các hoạt động mua bán chịu hàng giữa các công ty kinh doanh với nhau. Nó
có thể do người bán chịu hay người mua chịu hàng hoá phát hành nhưng bản
chất vẫn là giấy xác nhận quyền đòi tiền khi đến hạn của người sở hữu thương
phiếu. Ngày nay, thương phiếu xuất hiện mang tính đa dạng hơn. Thương
phiếu được phát hành không chỉ trong quan hệ mua bán chịu hàng hoá mà
còn được phát hành để vay vốn trên thị trường tiền tệ. Các công ty danh tiếng
khi có nhu cầu vốn có thể phát hành thương phiếu bán trực tiếp cho người
mua theo mức giá chiết khấu. Những người đầu tư thương phiếu ngoài các
ngân hàng còn có các trung gian tài chính và công ty khác.
Các thương phiếu có mức độ rủi ro cao hơn tín phiếu kho bạc nhưng
mức lãi suất chiết khấu cũng cao hơn. Thị trường thương phiếu ngày nay rất
sôi động và phát triển với tốc độ rất nhanh. Việc chuyển nhượng thương
phiếu được thực hiện bằng hình thức ký hậu.
2.1.4. Chấp phiếu ngân hàng (Banker’s acceptance):
Chấp phiếu ngân hàng là các hối phiếu kỳ hạn do các công ty ký phát
và được ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “đã chấp nhận”
lên tờ hối phiếu. Trong các giao dịch mua bán chịu, khi người bán không tin
vào khả năng thanh toán của người mua, họ sẽ yêu cầu người mua phải có
sự bảo đảm thanh toán từ một ngân hàng có uy tín. Khi ngân hàng chấp nhận
bảo lãnh cho khoản thanh toán, nó cho phép người bán ký phát hối phiếu đòi
tiền thẳng ngân hàng và ngân hàng sẽ đóng dấu chấp nhận trả tiền lên tờ hối
phiếu đó. Như vậy, người trả tiền hối phiếu bây giờ không phải là người mua
10
nữa mà là ngân hàng, do vậy người bán được đảm bảo khá chắc chắn về khả
năng thanh toán của tờ hối phiếu. Để được ngân hàng ký chấp nhận vào tờ
hối phiếu, người mua chịu phải ký quỹ gửi vào ngân hàng một phần hoặc
toàn bộ số tiền của tờ hối phiếu hoặc được ngân hàng đồng ý cho vay để
thanh toán hối phiếu. Ngân hàng sẽ thu từ người mua chịu một khoản phí
bảo đảm thanh toán. Các chấp phiếu ngân hàng này được sử dụng khá phổ
biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Do được ngân hàng chấp nhận thanh
toán nên các chấp phiếu ngân hàng là một công cụ nợ có độ an toàn khá cao,
nhất là khi ngân hàng chấp nhận là các ngân hàng lớn, có uy tín. Những
người sở hữu chấp phiếu có thể đem bán chúng trên thị trường tiền tệ với
giá chiết khấu để thu tiền mặt ngay khi cần vốn gấp.
2.1.5. Hợp đồng mua lại (Repurchase agreement - Repo):
Hợp đồng mua lại là một hợp đồng trong đó ngân hàng bán một số
lượng tín phiếu kho bạc mà nó đang nắm giữ, kèm theo điều khoản mua lại
số tín phiếu đó sau một vài ngày hay một vài tuần với mức giá cao hơn.
Về thực chất đây là một công cụ để vay nợ ngắn hạn (thường không quá
hai tuần) của các ngân hàng trong đó sử dụng tín phiếu kho bạc làm vật thế
chấp.
Sau đây là ví dụ về cách sử dụng một “Repo” để vay vốn: Một công ty
lớn của Mỹ là General Motors (GM), có một số vốn nhàn rỗi trong tài khoản
là 1 triệu USD. Công ty muốn tranh thủ cho vay ngắn hạn khoản tiền này.
Ngân hàng Citibank khi đó đang có nhu cầu vay 1 triệu USD trong 1 tuần.
Ngân hàng quyết định sử dụng một “Repo” để vay của GM bằng cách ký
hợp đồng bán cho GM 1 triệu USD tín phiếu kho bạc mà ngân hàng đang
nắm giữ với cam kết sẽ mua lại số tín phiếu này với giá cao hơn sau đó 1
tuần. Như vậy, thông qua hợp đồng mua lại – “Repo” nói trên, công ty GM
đã cung cấp cho Citibank một khoản vay ngắn hạn, lãi trả cho GM chính là
khoản chênh lệch giữa giá bán lại tín phiếu cho ngân hàng sau đó 1 tuần và
giá mua tín phiếu lúc đầu. Trong trường hợp xảy ra rủi ro Citibank không
11
thanh toán được nợ cho GM khi đến hạn, 1 triệu USD tín phiếu kho bạc vẫn
thuộc sở hữu của GM và công ty có thể bán trên thị trường tiền tệ để thu hồi
vốn về. Như vậy 1 triệu USD tín phiếu kho bạc (một công cụ có tính lỏng
cao nhất và an toàn nhất trên thị trường tiền tệ) đã được sử dụng làm vật thế
chấp trong “Repo” để đảm bảo khả năng thanh toán nợ của Citibank và đã
làm cho GM yên tâm khi cho vay.
2.2. Vai trò của các công cụ lưu thông và thanh toán như tiền tệ trong
nền kinh tế thị trường:
2.2.1. Hỗ trợ hoạt động giao dịch tài chính và thương mại:
Các công cụ lưu thông và thanh toán như Tín phiếu kho bạc, Chứng
chỉ tiền gửi, Thương phiếu, Chấp phiếu ngân hàng và Hợp đồng mua lại đóng
vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự linh hoạt và tiện lợi trong quá trình
thanh toán và lưu thông tài sản. Chúng giúp đảm bảo rằng các giao dịch tài
chính và thương mại diễn ra một cách hiệu quả, nhanh chóng và an toàn. Sự
hiện diện của các công cụ lưu thông và thanh toán này tạo ra sự tin tưởng và
sự hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp, ngân hàng và cá nhân trong quá
trình giao dịch.
2.2.2. Tạo lòng tin và sự ổn định trong hệ thống tài chính:
Các công cụ lưu thông và thanh toán đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra lòng tin và sự ổn định trong hệ thống tài chính. Tín phiếu kho bạc
và chứng chỉ tiền gửi, ví dụ, được bảo đảm bởi các tổ chức tài chính uy tín,
mang lại sự tin cậy cho các nhà đầu tư và người gửi tiền. Thương phiếu và
chấp phiếu ngân hàng, trong khi không được bảo đảm, nhưng vẫn có sự đảm
bảo và kiểm soát từ các bên liên quan, tạo nền tảng cho sự tin tưởng và tăng
cường sự ổn định trong các giao dịch thương mại và ngân hàng. Ngoài ra,
hợp đồng mua lại là một công cụ linh hoạt cho việc chuyển giao tài sản và
thanh toán, giúp tăng cường sự tin tưởng và tạo điều kiện thuận lợi cho các
bên tham gia.
12
2.2.3. Tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống tài
chính:
Các công cụ lưu thông và thanh toán đóng vai trò quan trọng trong
việc tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống tài chính. Chẳng
hạn, thương phiếu và chấp phiếu ngân hàng được sử dụng trong quá trình
giao dịch thương mại, đảm bảo rằng thông tin về giao dịch được ghi chép rõ
ràng và có sự kiểm soát. Điều này giúp tăng cường sự minh bạch trong quá
trình giao dịch và giảm thiểu rủi ro gian lận và sai sót. Ngoài ra, các công cụ
lưu thông và thanh toán cũng giúp tăng cường hiệu quả của hệ thống thanh
toán và giảm thiểu chi phí giao dịch. Chẳng hạn, sử dụng hợp đồng mua lại
có thể giúp giảm thiểu thời gian và chi phí liên quan đến quá trình chuyển
giao tài sản và thanh toán. Điều này giúp tăng cường tính linh hoạt và tiện
lợi trong quá trình giao dịch tài chính và thương mại.
2.2.4. Hỗ trợ sự phát triển và thúc đẩy sự đổi mới kinh tế:
Các công cụ lưu thông và thanh toán cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc hỗ trợ sự phát triển và thúc đẩy sự đổi mới kinh tế. Chẳng hạn, tín
phiếu kho bạc và chứng chỉ tiền gửi được phát hành để huy động nguồn vốn
cho các dự án đầu tư và phát triển kinh tế. Điều này tạo cơ hội cho các doanh
nghiệp và tổ chức để tiếp cận nguồn vốn và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Thêm vào đó, sự phát triển của các công cụ lưu thông và thanh toán
cũng khuyến khích sự đổi mới trong hệ thống tài chính. Ví dụ, sự phát triển
của công nghệ tài chính và tiền điện tử đã tạo ra các công cụ thanh toán tiện
lợi như ví điện tử và các hình thức thanh toán trực tuyến. Điều này giúp tăng
cường tính tiện lợi và tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ tài chính,
đồng thời khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong lĩnh vực tài chính.
13
KẾT LUẬN
Trong bài tiểu luận này, chúng ta đã xem xét vai trò của các công cụ
lưu thông và thanh toán như tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Đầu tiên,
chúng ta đã xem xét thông tin chung về tiền tệ và các công cụ lưu thông và
thanh toán, bao gồm Tín phiếu kho bạc, Chứng chỉ tiền gửi, Thương phiếu,
Chấp phiếu ngân hàng và Hợp đồng mua lại. Dựa trên phân tích đã được thực
hiện, chúng ta có thể rút ra nhận định về vai trò của các công cụ lưu thông
và thanh toán trong nền kinh tế thị trường. Các công cụ này không chỉ đóng
vai trò trong việc tạo điều kiện cho hoạt động giao dịch tài chính và thương
mại mà còn đóng góp vào tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống tài chính.
Chúng giúp tăng cường sự thanh toán và đảm bảo tính tin cậy trong quá trình
giao dịch, đồng thời hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các
công cụ lưu thông và thanh toán cũng đóng vai trò trong việc ổn định và kiểm
soát rủi ro tài chính, từ đó tạo sự ổn định và sự cân đối trong hệ thống tài
chính. Tóm lại, vai trò của các công cụ lưu thông và thanh toán như tiền tệ
trong nền kinh tế thị trường là vô cùng quan trọng và đa dạng. Chúng không
chỉ đóng vai trò trong việc thực hiện các giao dịch tài chính và thương mại
mà còn đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, ổn định và kiểm soát rủi ro trong
hệ thống tài chính. Hiểu rõ vai trò này sẽ giúp chúng ta đưa ra các quyết định
tài chính thông minh và xây dựng một nền kinh tế thị trường bền vững.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồng chí Phạm Văn Linh (2021). Giáo trình Kinh tế Chính trị MácLênin, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội
2. C.Mác (1963). Quyển I. Tư Bản. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự
thật, Hà Nội. Tập I, trang 75
3. Paul A. Samuelson và William D. Nordhaus (1989). Kinh tế học. Viện
quan hệ Quốc tế Việt Nam, Hà Nội. Tập I, trang 332
4. PGT.TS. Nguyễn Hữu Tài (2011). Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền
tệ. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
Download