Uploaded by Tuyền Hoàng

2023. CHƯƠNG 1 TONG QUAN

advertisement
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
(Financial Accounting)
Giảng viên: PGS,TS. Trần Thị Kim Anh
Khoa: Kế toán – Kiểm toán
Email: anhttk@ftu.edu.vn
Tel: 0983.041.350
Giáo trình, tài liệu tham khảo
◼
Giáo trình
❑
◼
Hệ thống văn bản pháp luật
❑
❑
❑
❑
◼
Kế toán tài chính - Trường ĐH KTQD, Học viện tài chính, ĐH Kinh tế TP.HCM
Luật Kế toán 2015
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS).
Thông tư 200/TT-BTC ngày 24/12/2014 Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp
Các thông tư hướng dẫn và văn bản pháp luật có liên quan
Websites:
❑
❑
❑
Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn
Forum kế toán viên: www.webketoan.com; www.danketoan.com;
www.ketoantruong.com.vn
Kiểm toán: www.kiemtoan.com.vn
Nội dung môn học KTTC 1
CHƯƠNG 1: Tổng quan về kế toán tài chính
CHƯƠNG 2: Kế toán doanh thu và các khoản phải thu
CHƯƠNG 3: Kế toán hàng tồn kho và chi phí giá vốn
hàng bán
CHƯƠNG 4: Kế toán tài sản cố định và chi phí khấu hao
Kiểm tra giữa kỳ
CHƯƠNG 5: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương
Chương 6: Kế toán chi phí kinh doanh và xác định kết quả
kinh doanh
Thi cuối kỳ
Kiểm tra đánh giá
Chuyên cần 10%
- Hình thức: điểm danh, thu bài tập về nhà
◼ Giữa kỳ 30%
- Hình thức: trắc nghiệm, bài tập tự luận ngắn
- Thời gian: 45 phút
◼ Cuối kỳ 60%
- Hình thức: Bài tập tự luận
- Thời gian: 60 phút
◼
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
TÀI CHÍNH
NỘI DUNG
◼
◼
◼
◼
◼
◼
Kế toán tài chính là gì?
Mục tiêu của kế toán tài chính?
Yêu cầu của kế toán tài chính?
Nguyên tắc kế toán?
Phương pháp ghi nhận?
Báo cáo tài chính?
KẾ TOÁN…
Kế toán là...
Việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và
cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới
hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao
động.
(Điều 4 - Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày
20/11/2015).
Quy trình kế toán trong doanh nghiệp
1. Hoạt động
SXKD
2. Thu thập,
ghi chép
5. Người ra
quyết định
3. Xử lý,
phân loại
4. Thông tin
(Báo cáo kt)
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
Chủ sở hữu
Nhà đầu tư,
ngân hàng
Các nhà quản lý
cấp trung
Khách hàng,
Nhà cung cấp
Các nhà quản lý
Cấp cao
CQ quản lý,
CQ thuế
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH…
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
(Financial Accounting)
Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính bằng báo cáo tài chính cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng thông tin
của đơn vị kế toán.
(Mục 9, Điều 3, Luật Kế toán, 2015)
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
(Financial Accounting)
◼
◼
◼
Theo Weygandt và cộng sự (2012): KTTC là một quá
trình tập trung vào việc chuẩn bị các báo cáo tài chính
của công ty/DN cho những người sử dụng thông tin bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp.
KTTC: ghi chép, phản ánh và báo cáo các NVKT đã phát
sinh trong công ty/DN. Là công cụ để BGĐ quản lý tài
sản, nợ và vốn CSH của công ty/DN, từ đó đưa ra các
quyết định kinh doanh và các chiến lược cho công ty.
BCTC: công cụ giúp các cổ đông giám sát hoạt động
của các nhà quản trị, giúp phát hiện sai phạm hoặc các
hoạt động kém hiệu quả của CT.
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Về:
- Mục đích
- Đối tượng sử dụng thông tin
- Đặc điểm thông tin
- Tính pháp lý
- Hình thức báo cáo
Các câu hỏi sau đây có thể được hỏi bởi
người sử dụng bên ngoài hay bên trong DN?
◼
◼
◼
◼
◼
◼
◼
Chúng ta có đủ khả năng tăng lương cho nhân viên vào
năm tới?
DN có lợi nhuận thỏa đáng ko?
Chúng ta có cần vay trong tương lai gần không?
Làm thế nào để so sánh khả năng sinh lời của DN với
các công ty khác?
Chi phí để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm?
Chúng ta nên chú trọng kinh doanh sản phẩm nào?
Công ty có thể trả các khoản nợ ngắn hạn của mình hay
không?
YÊU CẦU CỦA
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH…
YÊU CẦU CỦA KTTC
Điều 6 Luật kế toán, gồm 6 yêu cầu sau:
◼
◼
◼
◼
◼
◼
Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào
chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu
kế toán.
Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế
toán.
Phản ánh trung thực hiện trạng bản chất sự việc nội dung và
giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính.
Thông tin, số liệu kế toán phải liên tục
Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, hệ
thống.
ĐẠO LUẬT SARBANES – OXLEY HOA KỲ
(SOX)
◼
◼
◼
Mục 302: y/c các CTĐC phải thiết lập các
trách nhiệm pháp lý cho các CEO, CFO trong
việc thiết lập và duy trì kiểm soát nội bộ và
chịu trách nhiệm về độ tin cậy của BCTC.
Mục 401: BCTC phải trình bày chính xác và
trung thực, không được phép trình bày sai
các khoản mục trọng yếu.
Mục 906: quy định các chế tài xử phạt rất
nặng đối với các hành vi thao túng BCTC…
Vì sao?
Làm thế nào?
KHUNG KHÁI NIỆM…
Khung khái niệm – Conceptual Framework
◼
◼
◼
◼
◼
IASB ban hành KKKN năm 2001
Khung khái niệm cho BCTC năm 2018 được
xuất bản tháng 3/2018
Bao gồm các khái niệm cơ bản được vận
dụng trong chuẩn mực kế toán hoặc các
nguyên tắc kế toán được thừa nhận.
Cơ sở cho việc xây dựng và phát triển các
CMKT
Thúc đẩy sự hài hòa các quy định và CMKT
Phạm vi của Khung khái niệm
◼
◼
◼
◼
◼
◼
Mục tiêu của việc lập BCTC?
BCTC được lập cho những đối tượng nào?
Những giả định khi lập BCTC?
Các đặc tính của những thông tin tài chính
hữu ích?
Báo cáo tài chính và thực thể báo cáo?
Các khái niệm kế toán
Phạm vi, mục đích và các giả định
của BCTC
◼
◼
◼
BCTC được lập nhằm đáp ứng nhu cầu của
người sử dụng.
BCTC liên quan đến một đơn vị cụ thể
BCTC thường được lập trên giả định rằng
một thực thể hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục
hoạt động trong tương lai gần.
Các đặc tính của thông tin – hữu ích
◼
Các đặc tính cơ bản:
❑
❑
◼
Tính thích hợp: đảm bảo chỉ có thông tin tài chính
mới có thể tạo ra sự khác biệt trong các quyết định.
Trình bày trung thực: những gì trình bày trong
BCTC tương ứng với các sự kiện và giao dịch thực
sự diễn ra và tồn tại.
Các đặc tính nâng cao:
❑
❑
❑
❑
Dễ so sánh
Có thể kiểm chứng
Kịp thời
Dễ hiểu
YÊU CẦU CỦA KTTC
Điều 6 Luật kế toán, gồm 6 yêu cầu sau:
◼
◼
◼
◼
◼
◼
Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào
chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu
kế toán.
Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế
toán.
Phản ánh trung thực hiện trạng bản chất sự việc nội dung và
giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính.
Thông tin, số liệu kế toán phải liên tục
Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, hệ
thống.
Các khoản mục và tiêu chí xác định
◼
◼
◼
◼
◼
Tài sản
Nợ phải trả
Vốn CSH
Doanh thu và thu nhập khác
Chi phí
QCM
Q1.1: Lợi nhuận thuần đạt được trong một
khoảng thời gian khi:
1. Tài sản vượt quá nợ phải trả
2. Tài sản vượt quá doanh thu
3. Chi phí vượt quá doanh thu
4. Doanh thu vượt quá chi phí
Q1.2: Tính đến ngày 31/12/2020, công ty
Stoneland có tài sản là $3.500 và vốn chủ sở
hữu là $2.000. Nợ phải trả của Stoneland tính
đến ngày 31/12/2020 là bao nhiêu?
1. $ 1500
2. $ 1000
3. $ 2500
4. $ 2000
Q1.3: Thực hiện cung cấp dịch vụ chưa thu tiền
sẽ có ảnh hưởng đến các thành phần của
phương trình kế toán cơ bản sau:
1. Tăng tài sản và giảm vốn CSH
2. Tăng tài sản và tăng vốn CSH
3. Tăng tài sản và tăng nợ phải trả
4. Tăng nợ phải trả và tăng vốn CSH
MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ…
Môi trường pháp lý của KTTCVN
LUẬT KẾ TOÁN
-
-
-
Là văn bản pháp lý cao nhất – mang tính nguyên tắc
Là cơ sở nền tảng để xây dựng Chuẩn mực kế toán và
Chế độ hướng dẫn kế toán
Luật kế toán đầu tiên được Quốc hội thông quan
17/6/2003 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2004.
Luật Kế toán 2015 thay thế Luật Kế toán 2003 có
hiệu lực thi hành 1/1/2017 đã sửa đổi và bổ sung
quy định về nguyên tắc kế toán, nổi bật là nguyên tắc
Giá trị hợp lý và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế
toán.
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
-
Là những quy định và hướng dẫn các
nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ
tục kế toán cơ bản, chung nhất làm cơ sở ghi
chép kế toán và lập BCTC nhằm đạt được sự
đánh giá trung thực, hợp lý khách quan về
thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp.
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN
-
Là các quy định và hướng dẫn về kế toán
trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ
thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán
hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà
nước về kế toán uỷ quyền ban hành (Điều 3,
Luật Kế toán 2015).
Chế độ kế toán
01
02
03
04
05
Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ
Thông tư 132/2018/TT-BTC
Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thông tư 133/2016/TT-BTC
Chế độ kế toán doanh nghiệp
Thông tư 200/2014/TT-BTC
Chế độ kế toán doanh nghiệp hành chính, sự
nghiệp: Thông tư 107/2017/TT-BTC
Chế độ kế toán áp dung đối với bảo hiểm tiền
gửi tại Việt Nam: Thông tư 177/2015/TT-BTC
Chế độ kế toán theo Thông tư
200/2014/TT-BTC
-
-
Quy định chung
Tài khoản kế toán
Báo cáo tài chính
Chứng từ và sổ kế toán
GIẢ ĐỊNH KẾ TOÁN…
Giả định đơn vị kế toán
◼
Giả định đơn vị kinh tế/kế toán đòi hỏi các
hoạt động của đơn vị phải tách biệt với các
hoạt động khác của chủ sở hữu và tất cả các
đơn vị kinh tế khác.
Giả định đơn vị tiền tệ/thước đo tiền tệ
➢
➢
Kế toán TC chỉ phản ánh các giao dịch có
thể được thể hiện bằng tiền!
Kế toán không ghi chép các thông tin
không thể định lượng bằng tiền:
➢
➢
➢
Sức khỏe của CEO, CFO
Chất lượng dịch vụ
Tinh thần làm việc của nhân viên
Giả định kỳ kế toán
◼
◼
Kỳ kế toán là khoảng thời gian mà kế toán
phản ánh tình hình tài chính và hoạt động
của đơn vị với các sự kiện và giao dịch xảy
ra trong khoảng thời gian đó.
Kết thúc một kỳ kế toán là kết thúc một chu
trình kế toán bắt đầu từ mở sổ kế toán, ghi
sổ kế toán, khóa sổ kế toán và lập các báo
cáo kế toán, tài chính.
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN…
Các nguyên tắc cơ bản của KT
◼
◼
◼
◼
◼
◼
◼
Cơ sở dồn tích
Hoạt động liên tục
Giá gốc
Nhất quán
Phù hợp
Thận trọng
Trọng yếu
BÁO CÁO TÀI CHÍNH…
04 BÁO CÁO TÀI CHÍNH
◼
Bảng cân đối kế toán (Balance sheet)
❑
◼
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Income
statement)
❑
❑
◼
Đo lường kết quả hoạt động của một DN trong một giai
đoạn
Cung cấp thông tin đánh giá hiệu quả
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
❑
◼
Phản ánh tình trạng tài chính (financial position) của một
DN tại một thời điểm nhất định
Thông tin về hoạt động lưu chuyển của tiền (và tương
đương với tiền)
Thuyết minh các BCTC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
◼
◼
◼
Bức ảnh về tài chính của doanh nghiệp tại
một thời điểm
Liệt kê các tài sản của doanh nghiệp và
nguồn hình thành các tài sản đó
Luôn cân bằng
Tài sản
Nợ +
Vốn chủ sở hữu
◼
Đặc điểm:
❑
❑
Phản ánh TS, NV dưới hình thức giá trị.
Phản ánh “tình hình tài chính của DN” ở một thời
điểm nhất định:
◼
◼
◼
Các nguồn lực kinh tế mà DN kiểm soát;
Quyền lợi của chủ nợ đối với các nguồn lực đó;
Giá trị mà chủ sở hữu có trong doanh nghiệp.
Các yếu tố của Bảng CĐKT
◼
◼
◼
◼
Tài sản
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả
Ví dụ
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày ... tháng ... năm ...(1)
Đơn vị tính:.............
TÀI SẢN
Mã
số
Thuyết
minh
1
2
3
Số
cuối
năm
(3)
4
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
130
Đơn vị báo
Mẫu số B 01 – DN
IV. Hàng tồn
kho
140
cáo:………………....
(Ban hành150
theo QĐ số 15/2006/QĐchỉ:………………………….
V. Tài sảnĐịa
ngắn
hạn khác
B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 +
260)
I- Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200)
BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
250BTC)
+ 200
210
220
240
250
260
270
Số
đầu
năm
(3)
5
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày ... tháng ... năm ...(1)
Đơn vị tính:.............
NGUỒN VỐN
Mã
số
A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330)
300
I. Nợ ngắn hạn
310
II. Nợ dài hạn
330
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430)
400
I. Vốn chủ sở hữu
410
II. Các quỹ
430
Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400)
440
Thuyết
minh
Số
cuối
năm
(3)
Số
đầu
năm
(3)
Tài sản ngắn hạn
◼
◼
Có khả năng chuyển đổi sang tiền hoặc được tiêu
dùng trong một chu kỳ kinh doanh hoặc 1 năm.
Là nguồn để trang trải các khoản nợ ngắn hạn và
đảm bảo hoạt động hàng ngày của DN:
❑
❑
❑
❑
❑
TS là Tiền
TS Đầu tư tài chính ngắn hạn
TS Phải thu của khách hàng
TS Tồn kho
TSNH khác: Chi phí trả trước
Tài sản dài hạn
◼
◼
Sử dụng lâu dài, có thời gian chuyển đổi
sang tiền lâu hơn một chu kỳ kinh doanh
hoặc 1 năm
Thường tạo nên nền tảng hoạt động của DN:
❑
❑
❑
❑
❑
TS phải thu dài hạn
TS cố định
Bất động sản đầu tư
TS đầu tư tài chính dài hạn
Khác…
Nợ phải trả
◼
◼
◼
Trách nhiệm hiện tại
Phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ
DN phải thanh toán từ các nguồn lực
CSH chỉ sở hữu phần nguồn lực kinh tế (TS)
còn lại sau khi đã trang trải hết các nghĩa
vụ Nợ.
PHÂN LOẠI NỢ PHẢI TRẢ
◼
Nợ ngắn hạn:
- Vay ngắn hạn
- Phải trả nhà cung cấp, Nhà nước, khách hàng,
công nhân viên, ….
◼
Nợ dài hạn:
- Vay dài hạn
- Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
◼
◼
◼
Lợi ích còn lại đối với tài sản của một DN sau khi
trừ đi tất cả các khoản nợ của DN
Giá trị báo cáo của vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào
việc đánh giá giá trị của tài sản và nợ
Thường bao gồm:
❑ Vốn góp của chủ
❑ Lợi nhuận chưa phân phối
❑ Các quỹ
Q1.4: Năm 2020, tài sản của công ty Tokyolife
đã giảm 500.000 $ và nợ phải trả giảm 900.000
$. Do đó vốn CSH của nó:
1. Tăng 400.000 $
2. Giảm 1.400.000 $
3. Giảm 400.000 $
4. Tăng 1.400.000 $
Q1.5: Thanh toán một khoản nợ phải trả người
bán, sẽ có ảnh hưởng đến các thành phần của
phương trình kế toán cơ bản như sau:
1. Giảm Vốn CSH và Nợ phải trả
2. Giảm Tài sản và tăng Vốn CSH
3. Tăng Tài sản và giảm Nợ phải trả
4. Giảm Tài sản và giảm Nợ phải trả
Q1.6: Vào đầu năm OE có tổng tài sản 900 triệu,
tổng nợ phải trả 440 triệu. Trả lời các câu sau:
1. Nếu tổng TS giảm 100 triệu trong năm và
tổng Nợ tăng 80 triệu ttrong năm, thì VCSH
cuối năm là bao nhiêu?
2. Trong năm tổng Nợ giảm 100 triệu, VCSH
tăng 200 triệu, thì Tổng TS cuối năm là bao
nhiêu?
3. Nếu Tổng TS tăng 50 triệu trong năm và Vốn
CSH tăng 60 triệu trong năm thì Tổng Nợ
phải trả cuối năm là bao nhiêu?
Q1.7: Jardine có số dư đầu kỳ của VCSH là
158 triệu. Vào cuối kỳ số dư VCSH là 198 triệu.
1. Giả sử không có khoản đầu tư nào thêm
của CSH và không có khoản phân phối lợi
nhuận hay trả lại vốn góp nào trong kỳ, lợi
nhuận thuần trong kỳ là bao nhiêu?
2. Giả sử CSH đầu tư bổ sung 13 triệu, lợi
nhuận thuần trong kỳ là bao nhiêu?
Nguyên tắc cơ sở dồn tích
◼
◼
Ghi sổ vào thời điểm phát sinh…
Không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc
thực tế chi tiền.
NGUYÊN TẮC GIÁ GỐC
◼
◼
◼
◼
◼
Còn gọi là giá lịch sử (Historical Cost)
Ghi chép giá trị tài sản bằng chi phí bỏ ra!
Ví dụ: …
GIÁ TRỊ GHI SỔ BAN ĐẦU
Hạn chế của giá gốc: trung thực nhưng
không “thích hợp”.
NGUYÊN TẮC GIÁ TRỊ HỢP LÝ –
FAIR VALUE
◼
◼
Tài sản và nợ phải được báo cáo theo giá trị
hợp lý: giá nhận được khi bán một tài sản
hoặc thanh toán một khoản nợ.
Đối với một số loại tài sản và nợ phải trả,
thông tin giá trị hợp lý có thể hữu ích hơn giá
lịch sử.
NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán
cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều
kiện không chắc chắn.
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập
quá lớn;
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và
các khoản thu nhập;
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ
phải trả và chi phí;
NGUYÊN TẮC THẬN TRỌNG
◼
Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi
có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu
được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được
ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng
phát sinh chi phí.
CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
◼
◼
◼
◼
Đánh giá khả năng huy động vốn: qui mô vốn
Đánh giá tính cân đối về tài chính
Đánh giá khả năng độc lập về tài chính: đòn
bảy tài chính
Đánh giá khả năng thanh toán
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD
DN hoạt động có hiệu quả không?
Doanh thu
Chi phí
Lãi/ Lỗ
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD
Là báo cáo tổng hợp phản ánh tình hình và
kết quả KD trong một kỳ hoạt động của
DN chi tiết cho các hoạt động chính và các
hoạt động khác; Tình hình thực hiện nghĩa
vụ của DN về các khoản thuế và các khoản
khác.
CHI PHÍ – DOANH THU
CHI PHÍ
DOANH THU, THU NHẬP
GIẢM LỢI ÍCH KINH TẾ
TĂNG LỢI ÍCH KINH TẾ
GÓP PHẦN LÀM GIẢM VỐN CSH
GÓP PHẦN LÀM TĂNG VỐN CSH
KHÔNG BAO GỒM KHOẢN RÚT
VỐN
KHÔNG BAO GỒM KHOẢN GÓP
VỐN
Kết quả
◼
Kết quả: là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu
nhập và chi phí của cùng một kỳ kế toán.
Kết quả = DT + Thu nhập khác - CP
◼
3 trường hợp:
Kết quả > 0: Lãi → Tăng vốn chủ sở hữu.
❑ Kết quả < 0: Lỗ → Giảm vốn chủ sở hữu.
❑
❑
Kết quả = 0 → Hoà vốn.
Nguyên tắc cơ sở dồn tích
◼
◼
◼
Ghi sổ doanh thu, thu nhập khác, chi phí vào thời
điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm
thực tế thu hoặc thực tế chi tiền.
KẾ TOÁN TRÊN CƠ SỞ DỒN TÍCH
KHÔNG TRÊN CƠ SỞ DÒNG TIỀN
Nguyên tắc phù hợp
◼
◼
◼
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp
với nhau.
Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi
nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan
đến việc tạo ra doanh thu đó.
Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của
kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước
hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh
thu của kỳ đó.
Nguyên tắc nhất quán
◼
◼
Các chính sách và phương pháp kế toán doanh
nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít
nhất trong một kỳ kế toán năm.
Trường hợp có thay đổi chính sách và phương
pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và
ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết
minh báo cáo tài chính.
Ví dụ 1.1:
Cho biết nguyên tắc kế toán nào bị vi phạm
trong những tình huống dưới đây:
1.
2.
3.
4.
Công ty B vừa ký được HĐ với khách hàng lớn trị giá
20 tỷ, kế toán ghi nhận đó là doanh thu của công ty.
Chi phí điện thoại 15tr không được ghi nhận vào chi
phí trong tháng vì kế toán chưa nhận được hóa đơn.
Công ty có khả năng không thu hồi được 1 khoản phải
thu trị giá 200tr nhưng không trích lập dự phòng
Cuối quý, khoản đầu tư cổ phiếu của công ty bị giảm
giá 100tr. Giám đốc chỉ đạo kế toán không lập dự
phòng vào quý này mà để đến cuối năm mới lập.
Các chỉ tiêu đánh giá tình hình
kinh doanh
◼
◼
◼
◼
Lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần từ HĐKD, lợi nhuận
từ hoạt động khác, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận
sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
Tỷ suất chi phí/doanh thu
Tỷ trọng doanh thu bán hàng/tổng DT, thu nhập
khác
PHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN 2
Doanh thu – Chi phí =
Lợi nhuận sau thuế (Lỗ)
MỐI QUAN HỆ GIỮA
BCĐKT VÀ BCKQKD
1) Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức
= Lợi nhuận để lại của kỳ kế toán
2) Lợi nhuận để lại cuối kì
= Lợi nhuận để lại đầu kỳ + Lợi nhuận để lại của
kỳ kế toán
= LN để lại đầu kì + Doanh thu – Chi phí – Cổ tức
MỐI QUAN HỆ GIỮA BCĐKT
VÀ BCKQKD
Cuối kì:
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ
HỮU
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + (VỐN GÓP + LỢI
NHUẬN ĐỂ LẠI CUỐI KÌ)
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + (VỐN GÓP + LN
để lại đầu kì + DOANH THU – CHI PHÍ – CỔ
TỨC)
…Phương trình kế toán mở rộng!
Q1.8: Sử dụng phương trình kế toán mở rộng để trả
lời từng câu hỏi sau.
1. Nợ phải trả của DN Rose là 90 tỷ. Vốn cổ phần
phổ thông là 150 tỷ, cổ tức chia là 40 tỷ, doanh
thu là 450 tỷ, chi phí là 340 tỷ. Tổng tài sản của
Rose là bao nhiêu?
2. Tổng tài sản của Công ty Kalim là 57 tỷ. Vốn cổ
phần phổ thông là 35 tỷ, cổ tức là 7 tỷ, doanh thu
là 52 tỷ, chi phí là 35 tỷ. Tổng Nợ phải trả của
Kalim là bao nhiêu?
3. Tổng tài sản của Công ty Kim Anh là 66 tỷ, Nợ
phải trả bằng 2/3 Tổng tài sản, Giá trị VCSH là
bao nhiêu?
MỐI QUAN HỆ GIỮA BCĐKT VÀ BCKQKD
VCSH Tăng
VCSH Giảm
Chủ SH rút vốn
khỏi DN
Chủ SH đầu tư
vào DN
VCSH
Doanh thu
Chi phí
Phân tích hiệu quả kinh doanh
◼
◼
◼
◼
◼
Hiệu quả sử dụng tài sản: ROA
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: ROE
Phân tích tác động của đòn bảy tài chính lên
ROE.
Tác động của tình hình tài chính lên tình hình
kinh doanh
Có DN kinh doanh có lãi, nhưng lại gặp khó
khăn về tài chính: tại sao?
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
◼
◼
◼
Khả năng về tiền để thanh toán các nhu cầu
hoạt động của DN.
Lưu chuyển tiền khác với lưu chuyển của
doanh thu và chi phí.
Thu nhập tạo ra trong kỳ không nhất thiết
phải là thu tiền:
-
❑
Bán hàng trước, thu tiền sau
Khách hàng trả trước, giao hàng kì sau
Chi phí ghi nhận của kỳ này không nhất thiết
là đã/phải chi tiền:
Các hoạt động tạo ra dòng tiền
◼
◼
◼
Hoạt động kinh doanh : là các hoạt động tạo ra
doanh thu chủ yếu của DN và các hoạt động
khác không phải là họat động đầu tư và hoạt
động tài chính.
Hoạt động đầu tư : là các hoạt động mua bán,
xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài
hạn và các khoản đầu tư khác không nằm trong
các khoản tương đương tiền.
Hoạt động tài chính : là các hoạt động tạo ra
các thay đổi về quy mô và kết cấu của vốn chủ
sở hữu và vốn vay của DN.
2 PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO
LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
-
-
Phương pháp trực tiếp:
Phương pháp gián tiếp: ví dụ giải thích quan
hệ giữa lợi nhuận và dòng tiền.
MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN
TIỀN TỆ VÀ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
◼
BCLCTT:
❑
❑
◼
Cash - flow = Inflows – Outflows
LC tiền thuần trong kì =
LCT từ HĐKD + LCT từ HĐ đầu tư + LCT từ HĐ
tài chính
Quan hệ giữa 2 báo cáo:
❑
Tiền và tương đương tiền cuối kì = Tiền và tương
đương tiền đầu kì + Lưu chuyển tiền thuần trong
kì
THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chính sách kế toán
Biến động thông tin về vốn chủ sở hữu
Thông tin khác
Giao dịch
xảy ra
Ghi giao
dịch trong
sổ nhật ký
Lập các
chứng từ
gốc
Phân tích
giao dịch
Chuyển vào
sổ cái
Hệ thống tài khoản
◼
◼
Kết cấu các loại tài khoản: tài sản, nguồn vốn,
doanh thu, chi phí, XĐ KQKD
Các tài khoản đặc biệt:
❑
❑
❑
◼
◼
Các TK điều chỉnh giảm
Các TK lưỡng tính
Một số TK khác: chi phí trả trước, chi phí phải trả,
doanh thu chưa thực hiện
Số hiệu tài khoản theo TT200/2014/TT-BTC
Định khoản
Phân loại tài khoản kế toán
◼
◼
◼
◼
◼
◼
◼
◼
◼
Loại 1: Tài sản ngắn hạn (current assets)
Loại 2: Tài sản dài hạn (non-current assets)
Loại 3: Nợ phải trả (Liabilities)
Loại 4: Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity)
Loại 5: Doanh thu (revenue)
Loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh (Costs &
Expenses)
Loại 7: Thu nhập khác (Other Incomes)
Loại 8: Chi phí khác (Other Expenses)
Loại 9: Xác định kết quả kinh doanh (Income
Summary)
Loại tài khoản
Tăng
Giảm
Số dư
Số dư
trước khi sau khi
khóa sổ khóa sổ
1. Tài sản
Nợ
Có
Nợ
Nợ
2. Nợ phải trả
Có
Nợ
Có
Có
3. Vốn chủ sở hữu
Có
Nợ
Có
Có
4. Doanh thu và TN
Có
Nợ
Có
Không
5. Chi phí
Nợ
Có
Nợ
Không
Các TK thuộcBCĐKT
Các TK thuộc BCKQKD
HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN
HT kế toán nhật ký chung
HTKT nhật ký sổ cái
HTKT Chứng từ ghi sổ
HTKT nhật ký chứng từ
HTKT trên máy vi tính
Các bút toán điều chỉnh
◼
◼
-
-
Các bút toán điều chỉnh nhằm: Xác định
doanh thu và chi phí chính xác trong kỳ, xác
định số dư của các tài khoản để lập báo cáo
tài chính
Các bút toán điều chỉnh:
Chi phí trả trước
Chi phí khấu hao
Chi phí phải trả
Doanh thu chưa thực thực hiện
Ghi nhận doanh thu, thu nhập dồn tích
Thực hiện các bút toán khóa sổ
◼
◼
◼
Kết chuyển doanh thu
Kết chuyển chi phí
Kết chuyển lãi, lỗ
Ví dụ 1.2:
Ngày 01/06, ông May bà Mắn khai trương công
ty May Mắn. Trong tháng, công ty thực hiện
những công việc sau:
a. Nhận được 100 triệu từ bà Mắn và 200 triệu tiền
mặt từ ông May làm vốn góp cho công ty.
b. Vay dài hạn 200 triệu từ ngân hàng VCB nhận
bằng CK.
c. Mua hàng trị giá 200 triệu trả bằng tiền mặt.
d. Bán lô hàng 100 triệu thu được 300 triệu bằng
chuyển khoản.
e. Ông May rút 100 triệu bằng CK cho việc riêng
(từ số lãi cty).
f. Ông Xui đề nghị góp vốn 100 triệu vào vốn chủ
sở hữu nhưng bị từ chối
◼
Yêu cầu:
◼
◼
◼
◼
Phản ánh vào sổ nhật ký chung và sổ cái các tài
khoản
Lập bảng cân đối kế toán công ty ngày 30/6 và
lập báo cáo kết quả kinh doanh cho tháng 6
Lãi của công ty là 200 triệu nhưng lợi nhuận giữ
lại chỉ có 100 triệu. Bạn hãy giải thích sự khác
nhau đó?
Ông May cho rằng giá trị hàng tồn kho ngày
30/6 phải là 300 triệu do lô hàng tồn kho giá 100
triệu được bán với giá 300 triệu. Kế toán có điều
chỉnh được bảng cân đối kế toán không? Tại
sao?
Download