CHỦ ĐIỂM CHÍNH: 1. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA NHTM - Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là bảng tổng kết tài sản của là một bản báo cáo tài chính tổng hợp, cung cấp bức tranh về tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. - Nguồn vốn hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu các khoản nợ phải trả (huy động và đi vay), còn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng (thường từ 5-10%) + VCSH: thông thường là các khoản vốn góp của các cổ đông và không được hoàn trả trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng + Nợ phải trả: bao gồm các khoản vốn huy động và đi vay của ngân hàng Trong các nguồn vốn, thì nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng nhất, không những về mặt tỷ trọng (khoảng 70%) mà còn về mặt chất lượng nguồn vốn như tính ổn định về số dư, ổn định về kỳ hạn bình quân, lãi suất huy động thường thấp hơn so với lãi suất đi vay. - Tài sản của ngân hàng chủ yếu thuộc loại tài sản tài chính (cho vay, giấy tờ có giá), còn tài sản hữu hình (tài sản cố định, máy móc, thiết bị) chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (khoảng từ 5% - 7%) trong tổng tài sản của ngân hàng. Các khoản mục chính nằm trong phần tài sản của ngân hàng: + Tín dụng cho vay + Chứng khoán + Tiền trong két + Tiền trong quá trình thu + Tiền gửi tại NHTW và các tổ chức tín dụng khác + Tài sản khác Đề cô Xuyến: 1. Nêu ý nghĩa của bảng cân đối kế toán của NHTM. Trình bày các khoản mục chính nằm trong phần tài sản của ngân hàng - Bảng cân đối kế toán hay còn gọi là bảng tổng kết tài sản của NHTM hay của bất cứ một doanh nghiệp nào là một bản báo cáo tài chính tổng hợp, cung cấp bức tranh về tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng tại một thời điểm nhất định. - Tài sản của ngân hàng chủ yếu gồm các khoản cho vay và đầu tư vào giấy tờ có giá. Các khoản mục chính nằm trong phần tài sản của ngân hàng: + Tín dụng cho vay + Chứng khoán + Tiền trong két + Tiền trong quá trình thu + Tiền gửi tại NHTW và các tổ chức tín dụng khác + Tài sản khác Lấy vị thế phía sử dụng vốn của bảng cân đối kế toán, thì ngân hàng là người cho vay, người đầu tư, nên ngân hàng là chủ nợ; còn khách hàng của ngân hàng là người đi vay, người nhận đầu tư là con nợ. Như vậy, bất kỳ chủ thể nào vay tiền hay nhận đầu tư từ ngân hàng, đều trở thành con nợ của ngân hàng. 2. Ngân hàng Vietcombank huy động thêm 800 triệu USD bao gồm: 400 triệu USD tiền gửi giao dịch, 200 triệu USD tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm, 100 triệu USD tiền vay trên thị trường tiền tệ và 100 triệu USD vốn góp cổ phần. Giả sử chi phí trả lãi và các chi phí khác chiếm 6% giá trị đối với tiền gửi thanh toán, 8% đối với tiền gửi tiết kiệm và các khoản vay trên thị trường tiền tệ, 10% đối với vốn cổ phần huy động bổ sung. Giả sử dự trữ bắt buộc, lệ phí bảo hiểm tiền gửi và số dư tiền gửi không thể sử dụng chiếm 10% giá trị đối với tiền gửi giao dịch, 7% đối với tiền gửi tiết kiệm và 3% đối với các khoản cho vay trên thị trường tiền tệ. Tính chi phí vốn huy động bình quân theo phương pháp tập trung nguồn vốn và giải thích ý nghĩa của kết quả. 3. Phân tích chức năng người cho vay cuối cùng của Ngân hàng Trung ương và mối quan hệ giữa chức năng này với vấn đề rủi ro đạo đức của các ngân hàng thương mại. - Chi phí rủi ro đạo đức sẽ tăng lên khi NHTW thực hiện vai trò cứu trợ các ngân hàng thương mại gặp khùng hoảng: Các NHTM biết rằng mình sẽ được cứu trợ bởi NHTW khi có khủng hoảng Khuyến khích các NHTM chấp thuận các khoản vay rủi ro cao để sinh lời cao Nếu thu hồi lại được khoản vay, NHTM giữ lại toàn bộ lợi Nếu không thu hồi lại được khoản vay, NHTW buộc phải trợ cấp cho các tổn thất đó 4. Phân tích lý thuyết “quá lớn để thất bại” (too big to fail) trong lĩnh vực ngân hàng 5. Ngân hàng Techcombank muốn huy động thêm 600 triệu USD từ các nguồn như sau: 300 triệu USD từ tiền gửi giao dịch, 150 triệu USD tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm, 50 triệu USD tiền vay trên thị trường tiền tệ và 100 triệu USD vốn cổ phần a. Tính chi phí vốn huy động bình quân theo phương pháp tập trung nguồn vốn và giải thích ý nghĩa? Giả sử chi phí trả lãi và các chi phí khác chiếm 8% giá trị đối với tiền gửi thanh toán, 10% đối với tiền gửi tiết kiệm và các khoản vay trên thị trường tiền tệ, 7% đối với vốn cổ phần huy động bổ sung. b. Giả sử dự trữ bắt buộc, lệ phí bảo hiểm tiền gửi và số dư tiền gửi không thể sử dụng chiếm 9% giá trị đối với tiền gửi giao dịch, 7% đối với tiền gửi tiết kiệm và 2% đối với các khoản cho vay trên thị trường tiền tệ. Tính chi phí huy động vốn bình quân theo phương pháp tập trung nguồn vốn? 6. Nêu vai trò của dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt mức 7. Bài tập sử dụng phương pháp chi phí cận biên xác định lãi suất huy động tiền gửi để tối đa hóa lợi nhuận (bài tập này có trong slide cô chỉ thay số) 8. Tại sao các NHTM cần có NHTW? - Kiểm soát, giám sát, hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động của NHTM bằng các quy định để đảm bảo sự hoạt động an toàn và ổn định của cả hệ thống ngân hàng hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng, tránh việc ngân hàng hoạt động quá rủi ro chạy theo lợi nhuận - Nếu NHTM gặp nguy cơ đổ vỡ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính của quốc gia, NHTW sẽ tái cấp vốn để cứu giúp Với chức năng người cho vay cuối cùng, NHTW giúp NHTM vượt qua những khó khăn tài chính và đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính nói chung. - Đảm bảo sự công bằng trong hoạt động ngân hàng Tránh tình trạng chèn ép, cạnh tranh không công bằng của các ngân hàng lớn và tình trạng độc quyền – gây bất lợi cho người tiêu dùng - Gia tăng sự tin tưởng của các tầng lớp nhân dân vào hoạt động ngân hàng giúp các ngân hàng hoạt động dễ dàng hơn 9. Tại sao các NHTM không cần NHTW? - Theo quan điểm tự do ngân hàng: Tự do thương mại là tốt vì vậy cũng nên tự do ngân hàng, mọi thứ đều do thị trường quyết định. - Sự can thiệp của chính phủ (NHTW) có thể gây bất ổn: + Chức năng người cho vay cuối cùng và bảo hiểm tiền gửi của NHTW làm cho người gửi tiền (NHTM) trở nên liều lĩnh, khuyến khích chấp nhận rủi ro quá mức + Sự điều tiết và giám sát tài chính của NHTW không cần thiết vì sự cạnh tranh và danh tiếng. Nếu cần có bất kỳ sự điều tiết nào, tự điều tiết là tốt nhất: (tức là các ngân hàng hoạt động tốt sẽ loại bỏ các ngân hàng hoạt động kém ra khỏi thị trường). - Các ngân hàng được tự do gia nhập thị trường mà không cần cấp phép sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tự do phát triển TRẮC NGHIỆM: 1. Ngân hàng giảm thiểu chi phí giao dịch nhờ: đáp án D (bao gồm cả lợi thế kinh tế nhờ quy mô; phạm vi và quy trình hoạt động chuyên nghiệp) 2. Chiến lược phát triển của ngân hàng truyển thống và ngân hàng hiện đại: Tăng tổng tài sản và tối đa hóa giá trị cổ đông 3. Quy định mang tính hệ thống: đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng 4. Dự phòng cụ thể: trích lập dự phòng dựa trên những nhóm nợ cụ thể 5. Rủi ro liên quan đến hoạt động nội bộ, quy trình hay các yếu tố bên ngoài a. Rủi ro lãi suất b. Rủi ro hoạt động c. Rủi ro thị trường d. Rủi ro thanh toán 6. Tài sản có của ngân hàng trung ương là: tiền và tương đương tiền 7. Đặc điểm của ngân hàng thương mại: tài sản có thì thường dài hạn, nợ thường ngắn hạn 8. Ngân hàng trung ương mua 100 tỷ TPCP từ vietcombank và thanh toán cho vietcombank bằng séc, dự trữ hệ thống ngân hàng sẽ thay đổi như thế nào: a. Tăng 100 tỷ b. Giảm 100 tỷ c. Tăng 200 tỷ d. Không thay đổi 9. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư của NHTM: a. Mua bán chứng khoán và giấy tờ có giá b. Mua bán tài sản cố định và khoản đầu tư 10. Theo thông tư số 08/2020 thì quy định vốn vay trung và dài hạn tối đa từ 1/1/2020- 3/92021 mà các ngân hàng thương mại được phép cho vay là bao nhiêu: chọn đáp án đúng 40% 11. Thông tin bất cân xứng là hiện tượng 12. Vấn đề của việc NHTW là người cho vay cuối cùng là 13. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn dẫn đến: a. Rủi ro đạo đức b. Rủi ro cho cổ đông lớn c. Khuyến khích hoạt động cho vay rủi ro cao hơn 14. Trung gian tài chính nào tập trung chủ yếu vào các dịch vụ NH cá nhân? a. NHTW b. NHTM c. NHĐT d. NHXH 15. TGTC nào nắm giữ lượng tiền gửi lớn nhất? a. NHTW b. NHTM c. Quỹ tín dụng d. Quỹ đầu tư xã hội 16. Đâu không phải là một hoạt động của NHTM: a. Phát hành tiền tệ b. Chuyển đổi kỳ hạn c. Quy mô d. Rủi ro khoản vay 17. Chi phí sản xuất cùng lúc 2 đơn vị sản phẩm nhỏ hơn chi phí sản xuất riêng rẽ hai sản phẩm đó là: a. Tính kinh tế của phạm vi b. Tính kinh tế của quy mô 18. Đâu là nguồn thu chủ yếu của NHTM 19. Chứng khoán đầu tư được kê trong bảng cân đối kế toán của NHTM: a. TS dài hạn b. TS ngắn hạn c. Khoản phải thu d. Nợ phải trả 20. Nguồn cung thanh khoản chủ yếu của NHTM: a. khoản vay từ chính phủ b. khoản vay ưu đãi từ NHTW c. khoản phải thuu từ Hợp đồng chuyển nhượng… 21. đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật của NH Hồi giáo 22. đâu là các nội dung của phương pháp định giá có điều kiện 23. loại TK nào có quy định riêng về việc phát hành séc 24. bài tập định giá thep pp chi phí cộng 25. cho vay kỳ hạn X năm với nguồn vốn từ tài khoản thanh toán thể hiện chức năng nào của NHTM? 26. Chênh lệch giữa lãi suất nhận tiền gửi và lãi suất cho vay của NH được gọi là? Chênh lệch lãi suất 27. Giả thuyết tự do ngân hàng nhằm mục đích: a. Ngăn cản sự điều tiết của chính phủ b. Loại bỏ vai trò người cho vay cuối cùng của NHTW c. Tự do điều tiết d. Tất cả các đáp án trên 28. Tiền gửi dự trữ của NHTM ở NHTW nhằm mục đích: a. tham gia thị trường lên NH b. phòng vệ rủi ro vỡ nợ c. tăng tính thanh khoản d. Hãy trình bày các chức năng của NHTW. Theo bạn, sự tồn tại của NHTW có cần thiết không? Vì sao? e. Các công cụ huy động vốn tiền gửi. Vì sao huy động vốn tiền gửi đặc biệt? chỉ ra điểm đặc biệt f. Trình bày cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM và chỉ ra nguồn thu nhập quan trọng nhất là gì? Xu hướng dịch chuyển trong cấu trúc nguồn thu nhập của NHTM? g. Trình bày các hình thức cấp tín dụng của NHTM. Những nhân tố nào quyết định đặc thù danh mục cho vay của ngân hàng? h. Giải thích ngắn gọn về rủi ro đạo đức trong nghiệp vụ tín dụng của NHTM. Các NH sẽ làm thế nào để giảm thiểu rủi ro này?