Uploaded by LeKha Pictures

2. Báo cáo thử việc - Lê Kha

advertisement
TRUNG TÂM ĐO KIỂM VÀ SỬA CHỮA THIẾT BỊ VIỄN THÔNG MOBIFONE
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN
Họ và tên:
Lê Kha
Ngày tháng năm sinh: 06/09/1999
Chuyên môn:
Điện tử viễn thông
Đơn vị công tác:
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh - Trung tâm Đo
Kiểm và Sửa Chữa Thiết Bị Viễn Thông MobiFone
Hà Nội - 2023
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2023
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ VIỆC
Kính gửi: - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ĐO KIỂM VÀ SỬA CHỮA
THIẾT BỊ VIỄN THÔNG MOBIFONE.
- TRƯỞNG PHÒNG TỔNG HỢP.
- GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH
Tên tôi là: Lê Kha
Sinh ngày: 06/09/1999
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư điện tử viễn thông
Địa chỉ thường trú: 168/18 ĐX6, Khu phố 8, Phường Phú Mỹ, Thành phố Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Số CMND: 079099032308
Số điện thoại liên hệ: 0982282430
Đơn vị thử việc: Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Trong thời gian 2 tháng thử việc tại Trung tâm từ ngày 10/04/2023 đến hết ngày
09/06/2023, được sự chỉ đạo và tận tình giúp đỡ của Lãnh đạo và tập thể cán bộ Phòng
Đo kiểm Tối Ưu, tôi đã học hỏi và tiếp thu được thêm nhiều kiến thức chuyên môn,
kinh nghiệm cũng như các kỹ năng giải quyết công việc, đồng thời luôn cố gắng hoàn
thành tốt các công việc được giao. Sau đây tôi xin báo cáo kết quả những công việc
tôi đã thực hiện trong thời gian vừa qua và phương hướng phấn đấu trong thời gian
tới.
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..........................................................................................6
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................7
PHẦN I. TÌM HIỂU VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE ...............8
I. Lịch sử hình thành MobiFone ..................................................................................8
1. Giai đoạn hình thành (1993 - 1995) ....................................................................8
2. Giai đoạn tăng trưởng bứt phá (1996 - 2004) .....................................................8
3. Giai đoạn khẳng định thương hiệu (2005– 2021) ...............................................8
4. Giai đoạn Chuyển mình Chuyển đổi số (2021 – trở đi) ....................................10
II. Sơ đồ tổ chức của MobiFone ................................................................................10
PHẦN II. BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC .......................................................17
I. Nghiên cứu tiêu chuẩn và các công cụ đo kiểm, đánh giá chất lượng mạng và dịch
vụ 4G LTE/ LTE .......................................................................................................17
1. Tổng quan về vùng phủ .....................................................................................17
1.1 Vùng phủ .........................................................................................................17
1.2 Chất lượng dịch vụ ..........................................................................................18
2. Phương pháp đo kiểm và đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 4G (LTE/ LTE
Advanced) .............................................................................................................21
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mạng và dịch vụ 4G (LTE/LTE
Advanced) .............................................................................................................21
2.2. Phương pháp đo kiểm đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 4G (LTE/LTE
Advanced) .............................................................................................................23
2.3 Một số công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 4G (LTE/
LTE Advanced) hiện nay ......................................................................................26
3. Lựa chọn các tham số cho việc đo kiểm và đánh giá chất mạng và dịch vụ 4G
(LTE/LTE Advanced) ...........................................................................................28
3.1 Phân loại các tham số KPI ..............................................................................30
3.2 Công suất tín hiệu thu RSRP – Reference Signal Received Power ................30
2
3.3 Chất lượng tín hiệu thu RSRQ – Reference Signal Received Quality............31
3.4 Tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu SNR – Signal to Noise Ratio ...................................32
3.5 Chỉ số chất lượng kênh CQI – Channel Quality Indicator ..............................32
3.6 CELL ID và TAC ............................................................................................34
3.7 Tốc độ tải xuống trung bình Download DS – Download Speed.....................35
3.8 Tốc độ tải lên trung bình Upload US – Upload Speed....................................35
3.9 Tỷ lệ truyền tải gói bị rơi – Packet loss ..........................................................35
3.10 Thời gian trễ truy nhập dịch vụ trung bình – Latency ..................................35
3.11 Tỷ lệ truy nhập dịch vụ thành công – Service Access Success Rate ............35
3.12 Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công CSSR – Call Setup Success Rate 35
3.13 Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi CDR – Call Drop Rate.................................................35
3.14 Chất lượng cuộc gọi MOS – Mean Opinion Score .......................................35
4. Kết luận: ............................................................................................................35
II. Quy trình đo kiểm tối ưu tại Trung tâm đo kiểm và sữa chữa thiết bị viễn thông
Mobifone ...................................................................................................................36
1. Thu thập dữ liệu ................................................................................................36
2. Xây dựng Route theo Cluster ............................................................................37
2.1 Nguyên tắc phân cluster : ................................................................................37
2.2 Nguyên tắc vẽ route đo theo cluster: ...............................................................37
3. Check dữ liệu và chuẩn hóa khi đo ...................................................................38
3.1 Xử lý cảnh báo hệ thống .................................................................................38
3.2 Xử lý tham số, HO ..........................................................................................38
4. Đo kiểm .............................................................................................................38
4.1 Quy định khi đo kiểm:.....................................................................................38
4.2 Chuẩn bị trước khi đo kiểm.............................................................................39
4.3 Thiết lập bài đo đối với máy TEMS ................................................................40
5. Phân tích và ra CR hiệu chỉnh ...........................................................................40
5.1 Quy định báo cáo: ...........................................................................................40
5.2 Nguyên tắc phân tích :.....................................................................................41
5.3 Nguyên tắc ra CR hiệu chỉnh : ........................................................................48
6. Thực hiện hiệu chỉnh .........................................................................................48
3
6.1 Công cụ cần thiết khi hiệu chỉnh outdoor: ......................................................48
6.2 Hợp hiệu chỉnh outdoor: .................................................................................50
7. Phân tích báo cáo kết quả sau hiệu chỉnh..........................................................50
8. Kết luận .............................................................................................................50
III. Tìm hiểu tổng quan công cụ Geolocation Viavi .................................................50
1. Thay đổi kỹ thuật trình chiếu ............................................................................51
2. Chế độ xem lấy người đăng ký làm trung tâm của mạng truy cập vô tuyến ....51
3. Phân tích toàn diện dễ sử dụng .........................................................................52
3.1 Phân tích hiệu suất chuyển vùng .....................................................................53
3.2 Phân tích và báo cáo địa điểm tổ chức sự kiện đặc biệt ..................................53
3.3 Tăng hiệu suất/Tối ưu hóa mạng .....................................................................53
3.4 Phân tích hiệu suất VIP ...................................................................................53
3.5 Phân khúc thiết bị và thiết bị cầm tay và hiệu suất phân tích trên mạng ........53
4. Nền tảng Nitro GEO..........................................................................................53
5. Kết luận .............................................................................................................54
IV. Sử dụng công cụ Geolocation Viavi thực hiên đo kiểm tối ưu 4G khu vực chỉ
định tại Huyện Nhà Bè ..............................................................................................54
1. Đo kiểm tối ưu Outdoor tại trường THPT Phước Kiến huyện Nhà Bè ............54
1.1 Kiểm tra vùng phủ khu vực .............................................................................55
1.2 Tiến hành phân tích đưa ra kiến nghị ..............................................................58
2. Đo kiểm tối ưu Indoor tại bệnh viện huyện Nhà Bè .........................................59
2.1 Kiểm tra vùng phủ khu vực .............................................................................59
2.2 Tiến hành phân tích đưa ra kiến nghị ..............................................................62
V. Nhận xét và đề xuất ..............................................................................................62
PHẦN III. KỶ LUẬT VÀ TÁC PHONG LAO ĐỘNG ...........................................63
1. Nhận xét ................................................................................................................63
2. Đánh giá ................................................................................................................63
4
PHẦN IV. KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU TRONG THỜI
GIAN TỚI .................................................................................................................64
5
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm ĐK&SCTBVT MobiFone ........................... 10
Hiǹ h 2: Ba tiêu chí chính trong dịch vụ gọi điện thoại ........................................................ 19
Hình 3: Ba tiêu chí chính trong dịch vụ dữ liệu điện thoại .................................................. 20
Hiǹ h 4: Mô hình phương pháp đo kiểm chất lượng mạng và dịch vụ 4G LTE ................... 25
Hiǹ h 5: Mẫu Cellfile được sử dụng trong LTE ................................................................... 27
Hình 6: Bộ công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng dịch vụ 4G LTE ............................... 28
Hiǹ h 7: Phân loại KPI trong mạng LTE .............................................................................. 30
Hình 8: Ví dụ 1 .................................................................................................................... 42
Hiǹ h 9: Ví dụ 2 .................................................................................................................... 42
Hình 10: Kiểm tra Tilt anten trên công cụ Katherin ............................................................ 43
Hiǹ h 11: Ví dụ nhiễu BCCH................................................................................................ 44
Hình 12: Ví dụ nhiễu tại vị trí không có cell có mức thu vượt trội ..................................... 45
Hiǹ h 13: Ví dụ EcNo kém do vùng phủ kém ...................................................................... 46
Hình 14: Ví dụ Blocked Cell ............................................................................................... 46
Hiǹ h 15: Ví dụ Blocked Call nhưng có chất lượng vô tuyến tốt ......................................... 47
Hiǹ h 16: Ví dụ dropped call do Rxqual kém ....................................................................... 48
Hình 17: Thước nước ........................................................................................................... 48
Hiǹ h 18: La bàn ................................................................................................................... 49
Hình 19: Máy GPS ............................................................................................................... 49
Hiǹ h 20: Ống nhòm laser đo độ cao .................................................................................... 49
Hình 21: Cấu trúc Nitro Geo................................................................................................ 51
Hiǹ h 22: Phân tích của GEOperformance ........................................................................... 52
Hình 23: Các KPI chính có thể phân tích của GEO............................................................. 52
Hiǹ h 24: Các hãng thiết bị viễn thông mà GEO hợp tác thu thập dữ liệu ........................... 54
Hiǹ h 25: Tọa độ Polygon trường THPT Phước Kiến trên Google Earth ............................ 55
Hình 26: Hình Polygon trường THPT Phước Kiến trong Nitro Geo ................................... 55
Hiǹ h 27: Các điều kiện cần xác định để lấy thông tin ......................................................... 56
Hình 28: Chỉ số RSRP Outdoor tại trường THPT Phước Kiến ........................................... 56
Hiǹ h 29: Chỉ số SINR Outdoor tại trường THPT Phước Kiến ............................................ 57
Hình 30: Các Cell có tin hiệu trong khu vực Outdoor trường THPT Phước Kiến .............. 57
Hiǹ h 31: 2 Cell chính xung quanh khu vực trường THPT Phước Kiến .............................. 58
Hình 32: Chỉ số RSRP của Cell chính xung quanh khu vực trường THPT Phước Kiến..... 58
Hiǹ h 33: Mô phỏng vùng phủ trên phần mềm Katherine .................................................... 59
Hình 34: Tọa độ Polygon bệnh viện Nhà Bè trên Google Earth ......................................... 60
Hiǹ h 35: Chỉ số RSRP Indoor tại bệnh viện Nhà Bè ........................................................... 60
Hiǹ h 36: Cell chính khu vực Indoor bệnh viện Huyện Nhà Bè ........................................... 61
Hình 37: Chỉ số SNIR khu vực Indoor bệnh viện Huyện Nhà Bè ....................................... 61
Hiǹ h 38: Chỉ số RSRP của Cell chính xung quanh khu vực bệnh viện Huyện Nhà Bè ...... 61
6
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng giá trị của CQI .............................................................................................. 34
Bảng 2: Bảng thông tin Site ............................................................................................... 36
Bảng 3: Bảng thông tin Cell 2G ......................................................................................... 36
Bảng 4: Bảng thông tin cell 4G .......................................................................................... 37
Bảng 5: Các thao tác cơ bản với bài đo ............................................................................... 40
7
PHẦN I. TÌM HIỂU VỀ TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG MOBIFONE
I. Lịch sử hình thành MobiFone
Tổng công ty Viễn thông MobiFone - tiền thân là Công ty Thông tin Di động VMS
được thành lập ngày 16/4/1993 - là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam khai thác dịch
vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu MobiFone.
MobiFone đã trải qua các giai đoạn với nhiều cột mốc như sau:
1. Giai đoạn hình thành (1993 - 1995)
 Thành lập: 16/4/1993
 Hợp tác với Comvik/Kinnevik (Thụy Điển)
 Thành lập Trung tâm Thông tin Di động Khu vực I, II, III
 Mở rộng vùng phủ sóng tại Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam với hơn 20 tỉnh
thành
2. Giai đoạn tăng trưởng bứt phá (1996 - 2004)
 Ra mắt dịch vụ trả trước đầu tiên tại Việt Nam
 Khai thác dịch vụ chuyển vùng quốc tế
 Nhà mạng đầu tiên cung cấp các gói khuyến mãi tin nhắn nội mạng
 Cung cấp dịch vụ tin nhắn với VinaPhone
 Phủ sóng 61/61 tỉnh, thành với tổng số 500 trạm phát sóng
 Đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 về chất lượng mạng lưới
 Lần đầu tiên thử nghiệm thành công công nghệ 3G
3. Giai đoạn khẳng định thương hiệu (2005– 2021)
 Đạt giải thưởng “Nhà cung cấp mạng điện thoại di động tốt nhất Việt Nam
năm 2005” do Độc giả E-Chip Mobile bình chọn.
 Danh hiệu “Thương hiệu nổi tiếng năm 2006” do VCCI tổ chức bình chọn.
8
 Xếp hạng Top 20 trong 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do tổ chức
UNDP bình chọn năm 2007.
 Danh hiệu “Doanh nghiệp di động xuất sắc nhất” do Bộ Thông tin Truyền
thông trao tặng tại Lễ trao giải Vietnam ICT Awards 2008.
 Giải thưởng “Doanh Nghiệp Viễn Thông Di Động Có Chất Lượng Dịch Vụ
Tốt Nhất” năm 2010 do Bộ thông tin và Truyền thông trao tặng tại Lễ trao giải
VICTA 2010.
 Danh hiệu “Anh Hùng Lao Động” do Nhà nước trao tặng nhằm ghi nhận
những đóng góp của MobiFone vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
trong suốt 18 năm hình thành và phát triển.
 Đón nhận Huân chương Độc Lập Hạng Ba của Nhà nước CHXHCN Việt
Nam.
 Được trao tặng Bằng chứng nhận cùng biểu trưng Top 10 Nhãn hiệu nổi tiếng
Việt Nam 2013 tại Lễ tôn vinh trao giải Nhãn hiệu nổi tiếng – Nhãn hiệu cạnh
tranh do Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức.
 Top 20 doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2014.
 Top 4 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 theo đánh giá của Brand
Finance Plc, Công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới.
 MobiFone nằm trong TOP 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2017 và
là Nhà mạng di động đứng vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng.
 Top 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có ảnh hưởng lớn nhất đối với Internet
Việt Nam trong 1 thập kỷ (2007 – 2017).
 MobiFone nằm trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2018
_Brand Finance công bố.
 Đoạt 5 giải lớn tại Giải thưởng Kinh doanh quốc tế International Business
Awards 2020 (IBA Stevie Awards).
 Nhiều năm liền được giải thưởng “Mạng điện thoại được ưa chuộng nhất”,
“Mạng điện thoại chăm sóc khách hàng tốt nhất” do độc giả bình chọn tại Hệ
thống giải Vietnam Mobile Awards.
9
4. Giai đoạn Chuyển mình Chuyển đổi số (2021 – trở đi)
Với tầm nhìn mới trong giai đoạn mới sắp tới, MobiFone nhất định sẽ tiếp tục
bứt phá mạnh mẽ, từng bước trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong việc kiến tạo hệ
sinh thái số, cung cấp dịch vụ số/ giải pháp số cho người tiêu dùng và doanh nghiệp
Việt Nam và quốc tế.
II. Sơ đồ tổ chức của MobiFone
III. Về Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm ĐK&SCTBVT MobiFone
10
Các đơn vị sau thuộc Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone
– Đơn vị trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty viễn thông MobiFone:
 Phòng Tổng hợp
 Phòng Kế toán
 Phòng Đo kiểm & Tối ưu
 Phòng Kiểm định & Hỗ trợ kỹ thuật
 Phòng Sửa chữa thiết bị
 Chi nhánh Hà Nội
 Chi nhánh Đà Nẵng
 Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh
Phòng Kiểm định & Hỗ trợ kỹ thuật được đổi tên từ phòng Lắp đặt thiết bị do
Tổng Công ty điều chuyển chức năng – nhiệm vụ theo văn bản số 1342/QĐMOBIFONE ngày 19/07/2017 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty.
2. Về chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn
thông MobiFone
 Đo kiểm độc lập chất lượng mạng vô tuyến, mạng lõi/truyền dẫn trên phạm vi
toàn quốc;
 Đo kiểm tra chất lượng các dịch vụ (dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ cơ bản)
trên toàn mạng;
 Thực hiện kiểm định, đánh giá các thông số kỹ thuật của các thiết bị trước và
sau khi sửa chữa; và các thiết bị khác trên mạng lưới khi có yêu cầu của Tổng
Công ty;
 Đo hòa mạng thiết bị mạng core, vô tuyến, truyền dẫn khi có yêu cầu của Tổng
Công ty;
 Thực hiện công tác hỗ trợ kỹ thuật cho toàn Tổng Công ty (kiểm tra thử thiết
bị, phần mềm, phân tích, xử lý các lỗi, sự cố,..);
 Sửa chữa thiết bị viễn thông và các thiết bị phụ trợ khác;
 Triển khai và quản lý phòng Lab phục vụ việc đo kiểm, kiểm định, sửa chữa,
hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật;
 Thực hiện công tác tối ưu hóa trên toàn quốc theo kế hoạch hoặc chiến dịch
được Tổng công ty phê duyệt;
 Tự thực hiện nhiệm vụ thiết kế và tối ưu hóa mạng vô tuyến đối với các dự án
phát triển mạng vô tuyến Tổng công ty chỉ mua sắm thiết bị mà không mua
dịch vụ thiết kế, tối ưu hóa;
 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, công nghệ đo kiểm, tối ưu, sửa chữa thiết
bị cho toàn Tổng công ty;
11
 Đề xuất các quy trình, bộ chỉ tiêu tham số phục vụ đo kiểm mạng truyền dẫn;
 Thử nghiệm các giải pháp truyền dẫn mới trước khi đưa vào sử dụng chính
thức trên mạng;
 Công tác sản xuất thiết bị công nghiệp, thiết bị IoT và thiết bị đầu cuối phục
vụ mạng lưới trong nội bộ và bên ngoài Tổng công ty; kinh doanh sản phẩm
do Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone tự sản xuất
(sau khi hoàn thành các thủ tục bổ sung ngành, nghề liên quan trong Giấy phép
Đăng ký kinh doanh của Tổng công ty và Trung tâm ĐKSC theo quy định);
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Tổng công ty giao.
3. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Chi nhánh thuộc Trung tâm Đo kiểm
và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone
A. Phòng Tổng hợp:
 Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất bộ máy tổ chức của Trung tâm.
 Nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện công tác quản lý cán bộ theo phân
cấp; Điều chuyển cán bộ; Bổ nhiệm, miễn nhiệm… cán bộ; Khen thưởng, kỷ
luật cán bộ…
 Nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện công tác lao động, tiền lương theo
phân cấp:
 Tổ chức thực hiện công tác tuyển dụng lao động tại Trung tâm theo phân cấp
và quy định của Tổng công ty:
 Quản lý lao động của toàn Trung tâm
 Quản lý và phân bổ quỹ tiền lương của Trung tâm theo đúng quy chế trả lương
hiện hành của Tổng công ty
 Đề xuất ký hợp đồng lao động, xếp lương, nâng lương … đối với CBCNV của
Trung tâm
 Nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện công tác chính sách xã hội; công tác
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chế độ chính sách khác đối với người lao
động.
 Nghiên cứu, đề xuất, triển khai thực hiện công tác tổng hợp, đào tạo, thi đua,
khen thưởng.
 Triển khai thực hiện công tác bảo vệ an ninh quốc phòng, thanh tra, bảo hộ lao
động, PCCN, PCLB-GNTT.
 Triển khai thực hiện công tác hành chính, quản trị, y tế, thông tin nội bộ, vận
chuyển.
 Triển khai thực hiện công tác Đảng, công đoàn.
 Công tác kế hoạch:
12
 Nghiên cứu, đề xuất, chủ trì xây dụng chỉ tiêu kế hoạch, lập kế hoạch chi phí,
kế hoạch đầu tư của Trung tâm theo định kỳ hàng năm, ngắn hạn dài hạn theo
đúng định hướng phát triển của Tổng công ty.
 Triển khai, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thuộc Trung tâm
thực hiện kế hoạch đã được duyệt.
 Công tác thẩm định: thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư, chi phí, kết quả
lựa chọn nhà thầu theo phân cấp. Thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư
tại Trung tâm.
B. Phòng Kế toán:
 Tổ chức, triển khai thực hiện công tác kế toán, thống kê, tài chính
 Tổ chức công tác kế toán, thống kê tài chính trong toàn Trung tâm phù hợp
với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị và tuân thủ đúng các quy định
của pháp luật và của Tổng công ty về công tác kế toán, thống kê, tài chính.
 Tổ chức ghi chép, hạch toán, phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ toàn bộ
tài sản, vật tư hàng hóa, tiền vốn, các khoản công nợ phải thu, phải trả và các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong sản xuất kinh doanh của Trung tâm theo đúng
quy định.
 Tính toán và trích nộp đầy đủ, đúng, kịp thời các khoản phải nộp ngân sách
nhà nước, phải nộp tổng công ty
 Tham gia trong việc phân tích hiệu quả thuê các đối tác triển khai lắp đặt, đo
kiểm, tối ưu mạng.
C. Phòng Đo kiểm & tối ưu: có chức năng tham mưu, giúp việc cho Lãnh đạo Trung
tâm trong công tác đo kiểm và tối ưu hóa nhằm đảm bảo chất lượng mạng lưới trên
toàn Tổng Công ty.
Nhiệm vụ
 Thực hiện đo kiểm phân tích đánh giá độc lập về chất lượng mạng lưới theo
kế hoạch định kỳ hàng năm của Trung tâm, hoặc chiến dịch tối ưu hóa theo
yêu cầu của Tổng công ty, cụ thể:
 Đo kiểm phân tích đánh giá độc lập về chất lượng mạng vô tuyến trên toàn
quốc;
 Đo kiểm phân tích đánh giá độc lập về chất lượng toàn mạng lõi (CS/PS/EPC)
và mạng truyền dẫn (backbone, backhaul, metro);
 Đo kiểm, đánh giá độc lập về chất lượng dịch vụ (dịch vụ giá trị gia tăng, dịch
vụ cơ bản).
 Chủ trì triển khai tối ưu hóa toàn mạng định kỳ, theo dự án, theo chiến dịch
hay đột xuất theo yêu cầu từ Tổng Công ty. Cung cấp số liệu, các khuyến nghị
phục vụ công tác tối ưu cho khối Kỹ thuật và Kinh doanh sau khi đo kiểm định
kỳ.
13
 Chủ trì thực hiện công tác tối ưu hóa các dự án phát triển mạng RAN trên toàn
Tổng Công ty.
 Khuyến nghị các vị trí trạm mới nhằm đảm bảo chất lượng mạng lưới thông
qua công tác đo kiểm, đánh giá.
 Nghiên cứu, đề xuất, triển khai ứng dụng công nghệ vào đo kiểm, tối ưu hóa
mạng lưới; tổ chức triển khai và chuyển giao sau khi hoàn thiện.
 Chủ trì quản lý, đề xuất cấp, gia hạn, bổ sung quyết định chỉ định phòng thử
nghiệm viễn thông theo các quy chuẩn của Bộ Thông tin Truyền thông trong
công tác đo kiểm tối ưu.
 Nghiên cứu, xây dựng và trình Lãnh đạo Trung tâm ban hành quy trình, quy
định nội bộ liên quan đến hoạt động đo kiểm, tối ưu hóa theo đúng quy trình,
quy định hiện hành của Trung tâm và của Tổng Công ty.
 Nghiên cứu, đề xuất các tiêu chuẩn, bài đo, các KPI mới phục vụ công tác tối
ưu, nâng cao chất lượng mạng.
 Triển khai công tác khoa học công nghệ của Trung tâm.
 Thực hiện các công tác đo kiểm, tối ưu hóa khác theo yêu cầu của Tổng Công
Ty và Lãnh đạo Trung tâm.
D. Phòng Kiểm định & Hỗ trợ kỹ thuật: thực hiện chức năng tham mưu giúp Lãnh
đạo Trung tâm quản lý và tổ chức triển khai nhiệm vụ liên quan đến công tác
kiểm định thiết bị, hỗ trợ về kỹ thuật cho các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty và
quản lý – phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành sản xuất
kinh doanh tại Trung tâm.
Nhiệm vụ:
 Thực hiện kiểm định, đánh giá các thông số kỹ thuật các thiết bị trước và sau
khi sửa chữa; và các thiết bị khác trên mạng lưới khi có yêu cầu của Tổng
Công ty.
 Thực hiện đo hòa mạng thiết bị mạng core, vô tuyến, truyền dẫn khi có yêu
cầu của Tổng Công ty.
 Xây dựng và đề xuất ban hành quy trình kiểm định chất lượng đối với các sản
phẩm, vật tư thiết bị trên mạng lưới.
 Đề xuất các quy trình, bộ chỉ tiêu tham số phục vụ đo kiểm mạng truyền dẫn.
 Thử nghiệm các giải pháp truyền dẫn mới trước khi đưa vào sử dụng chính
thức trên mạng.
 Thực hiện công tác hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị trên toàn Tổng Công ty, bao
gồm:
 Triển khai kiểm tra thử thiết bị, phần mềm tại phòng Lab trước khi nâng cấp
hoặc ứng dụng các đặc tính mới khi có yêu cầu của Tổng Công ty.
14
 Hỗ trợ các đơn vị vận hành khai thác trong Tổng Công ty phân tích, xử lý các
lỗi, sự cố.
 Chủ trì triển khai và xây dựng phòng Lab phục vụ công tác kiểm định, sửa
chữa, hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật.
 Nghiên cứu, đề xuất và triển khai xây dựng hệ thống, quản lý vận hành hệ
thống mạng máy tính, hệ thống ứng dụng, cơ sở dữ liệu, thiết bị mạng, thiết bị
an ninh bảo mật phục vụ hoạt động SXKD của Trung tâm.
 Lập kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động CNTT, ứng dụng CNTT
trong Trung tâm. Hỗ trợ trực tiếp các hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh theo nhu cầu của các đơn vị chức năng
trong Trung tâm.
 Tham gia phối hợp đào tạo và đào tạo lại về công nghệ thông tin.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Lãnh đạo Trung tâm.
E. Phòng Sửa chữa thiết bị: thực hiện chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Trung
tâm quản lý và tổ chức triển khai nhiệm vụ sửa chữa và sản xuất thiết bị, bàn giao
cho đơn vị quản lý sử dụng thiết bị nhằm nâng cao chất lượng mạng, phục vụ công
tác sản xuất kinh doanh của Trung tâm cũng như của Tổng Công ty.
Nhiệm vụ:
 Chủ trì triển khai công tác sửa chữa và tự sửa chữa thiết bị cho các thành phần,
chủng loại trên mạng lưới theo phê duyệt của Tổng Công ty.
 Nghiên cứu, đề xuất, triển khai các giải pháp, công nghệ kiểm tra và sửa chữa
thiết bị mạng.
 Xây dựng và đề xuất ban hành các quy trình xử lý thiết bị hỏng. Xây dựng và
đề xuất Lãnh đạo Trung tâm ban hành quy trình, quy định liên quan đến công
tác sửa chữa và sản xuất thiết bị theo đúng quy trình, quy định hiện hành của
Trung tâm và của Tổng Công ty.
 Nghiên cứu, xây dựng Lab test thiết bị. Chủ trì thực hiện các dự án đầu tư bổ
sung, trang bị công cụ dụng cụ, máy đo phục vụ công tác sửa chữa và tự sửa
chữa thiết bị.
 Chủ trì quản lý, đề xuất gia hạn, bổ sung quyết định chỉ định phòng thử nghiệm
viễn thông và các chứng chỉ khác theo quy chuẩn của Bộ Thông tin Truyền
thông, quy chuẩn quốc tế trong công tác sửa chữa thiết bị.
 Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị trong Tổng công ty sản xuất các thiết bị
mạng lưới.
 Xây dựng và quản lý dữ liệu về phần cứng thiết bị trên mạng lưới.
F. Chi nhánh Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh: có chức năng giúp việc cho
Lãnh đạo Trung tâm trong các lĩnh vực đo kiểm tối ưu hóa, kiểm định thiết bị và hỗ
15
trợ kỹ thuật, sửa chữa thiết bị. Trực tiếp triển khai các mảng công việc trên địa bàn
quản lý nhằm đảm bảo chất lượng mạng lưới trên toàn Tổng Công ty.
Nhiệm vụ
 Phối hợp với phòng Đo kiểm tối ưu thực hiện công tác đo kiểm và tối ưu theo
chuyên đề, theo định kỳ, kế hoạch và chiến dịch. Trực tiếp hỗ trợ Khối Kinh
Doanh đảm bảo chất lượng mạng tại các tỉnh/thành phố triển khai chương
trình, chiến dịch kinh doanh.
 Phối hợp thực hiện tối ưu hóa các dự án phát triển mạng RAN trên địa bàn
quản lý.
 Thực hiện thu nhận thiết bị mạng lưới hỏng từ các đơn vị thuộc Tổng công ty
và kiểm tra, phân loại thiết bị. Đo thử thiết bị trước và sau sửa chữa đối với
thiết bị đã tiếp nhận.
 Thực hiện sửa chữa theo quy định hoặc gửi đi bảo hành các thiết bị sau khi
phân loại.
 Triển khai tự sửa chữa thiết bị cho các thành phần, chủng loại trên mạng lưới
theo phân cấp của Trung tâm.
 Hỗ trợ xây dựng dữ liệu về phần cứng thiết bị trên mạng lưới.
 Phối hợp triển quản lý phòng Lab và thực hiện công tác kiểm định, sửa chữa,
hỗ trợ và đào tạo kỹ thuật tại địa bàn quản lý.
 Thực hiện các công tác hỗ trợ kỹ thuật cho các Trung tâm mạng lưới Mobifone
miền, Trung tâm NOC theo quy trình.
.
16
PHẦN II. BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC
I. Nghiên cứu tiêu chuẩn và các công cụ đo kiểm, đánh giá chất lượng mạng
và dịch vụ 4G LTE/ LTE
1. Tổng quan về vùng phủ
1.1 Vùng phủ
Một khu vực địa lý được được cho là vùng phủ nếu người dùng, với một thiết bị
tương thích, có thể kết nối với mạng di động của họ, thiết lập và duy trì cuộc gọi điện
thoại trong một khoảng thời gian tối thiểu đã đặt, đạt được tốc độ truyền dữ liệu cụ
thể hoặc truy cập các dịch vụ khác nhau. Để đo lường phạm vi phủ các dịch vụ gọi
thoại, SMS và dữ liệu người ta đã sử dụng một hoặc một số tham số chính để xác
định xem một khu vực có được bao phủ hay không. Điều này có nghĩa là, trên một
mặt, tính toán công suất của tín hiệu nhận được (cường độ tín hiệu và chất lượng tín
hiệu) và mặt khác, kiểm tra khả năng truy cập một số dịch vụ nhất định, trong đó quan
tâm nhiều hơn đến trải nghiệm người dùng.
a) Đo đạc một số thông số kỹ thuật (cường độ tín hiệu và chất lượng tín hiệu)
Bởi vì các thuộc tính của tín hiệu vô tuyến sẽ phụ thuộc vào công nghệ (2G,
3G hoặc 4G), các tiêu chí khác nhau là được sử dụng, chẳng hạn như RxLev (mức tín
hiệu nhận được) cho GSM, RSCP (công suất mã tín hiệu nhận được) cho UMTS và
RSRP (công suất nhận tín hiệu tham chiếu) cho LTE, để ước tính cường độ tín hiệu
này. Về nguyên tắc, điều này đòi hỏi phải thiết lập tầng lớp khác nhau. Một khu vực
được coi là được bao phủ nếu tập hợp cường độ trường đạt cực đại.
Ngưỡng công suất cụ thể hoặc tỷ lệ thành công có thể được thiết lập, tùy thuộc
vào loại trường hợp (trong ô tô, trong nhà…) hoặc các địa điểm (thành phố lớn, thành
phố nhỏ hơn, làng mạc và khi tham gia giao thông). Ngoài cường độ tín hiệu, một số
cơ quan quản lý, cũng bao gồm thêm đo chất lượng tín hiệu trong thiết bị di động,
nhiệm vụ của các nhà khai thác (Rxqual cho 2G, Ec/no cho 3G và SINR cho 4G) để
xác định vùng phủ sóng. Khi giám sát tuân thủ các trường hợp này, các cơ quan quản
lý coi một khu vực được bao phủ bởi các dịch vụ thông tin di động nếu có sự tuân thủ
hai tiêu chí trên.
17
Trong các chỉ tiêu, một số cơ quan có thẩm quyền cũng có thể đặt tốc độ tối
thiểu ngưỡng, theo các công nghệ, để đảm bảo vùng phủ sóng băng thông rộng hoặc
băng thông rộng cực nhanh. Cuối cùng, trong một số trường hợp, các phép đo phạm
vi được xác định trong các thông số kỹ thuật của tần số cho phép, phụ thuộc vào một
mặt là công suất tín hiệu và mặt khác là khả năng tiếp cận dịch vụ.
b) Khả năng tiếp cận dịch vụ
Nếu 1 số nhà mạng sử dụng cường độ tín hiệu để tính toán chi phí dịch vụ gọi
thoại và truy cập internet, một số khác lại cho rằng phương pháp này không phản ánh
trải nghiệm của khách hàng đủ chính xác và thay vào đó, hãy phân tích khả năng tiếp
cận của dịch vụ để đánh giá xem một khu vực có được bao phủ hay không. Thật vậy,
cường độ tín hiệu vô tuyến và chất lượng không đảm bảo rằng người dùng di động sẽ
thực sự có thể sử dụng dịch vụ. Kết quả là, các cơ quan chức năng đánh giá xem một
địa điểm có được bao phủ hay không bằng cách sử dụng tiêu chí được nhiều hơn với
khả năng tiếp cận của dịch vụ được cung cấp ở vị trí đó, tương ứng nhiều hơn đến trải
nghiệm người dùng. Điều này có thể chỉ đơn giản liên quan đến việc xác minh rằng
có nhạc chuông trong vòng 30 giây hoặc khả năng tải xuống một tệp gồm nhiều byte
dữ liệu.
Trong khi giá trị tín hiệu là bước đầu tiên trong việc đo phạm vi phủ sóng của
mạng, đó có thể là tùy thuộc vào bộ mục tiêu, có khả năng cần thiết để đi hơn nữa
bằng cách phân tích dịch vụ khả năng tiếp cận.
1.2 Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ bao gồm tất cả các khía cạnh của một dịch vụ được cung
cấp từ đầu đến cuối. Nó phụ thuộc vào hiệu suất của một số phần của thiết bị (thiết bị
vô tuyến hoặc thiết bị được sử dụng), càng nhiều ở lõi mạng như cấp độ mạng truy
cập. Ở đó là một số tiêu chuẩn và khái niệm đề cập đến chất lượng của dịch vụ. Cơ
quan quản lý có thể xác định các thông số cụ thể để đo phạm vi phủ sóng và chất
lượng của mạng di động. Nếu như các tiêu chí cơ bản nhất có thể phục vụ để xác định
xem hoặc không một khu vực được bao phủ (khả năng truy cập mạng, tín hiệu chất
lượng hoặc sức mạnh), một số khác phức tạp hơn và làm cho có thể đo lường các chất
lượng khác nhau của dịch vụ các khía cạnh. Mỗi cơ quan sẽ được yêu cầu thiết lập
các tiêu chí và chỉ số thực hiện của riêng họ theo các mục tiêu quy định của họ và
18
những điều này có thể khác nhau giữa các quốc gia. Với các cơ quan quản lý khác,
mục đích duy nhất của thông tin này là cung cấp cho người dùng cuối thông tin rõ
ràng và chính xác, giúp họ đưa ra lựa chọn sáng suốt, ngoài ra chỉ cần đánh giá, trên
các nhà điều hành phù hợp nhất với nhu cầu của họ mà không tạo bất kỳ ràng buộc
nào cho người vận hành.
Ngoài ra, một số cơ quan quản lý có thể thiết lập các QoS khác nhau cho các
tình huống khác nhau. Các yêu cầu đối với việc sử dụng điện thoại di động khi đi các
phương tiện giao thông thường ít đòi hỏi hơn so với các yêu cầu đối với ngoài trời,
sử dụng tĩnh. Cho dù đối với cuộc gọi thoại hay dịch vụ dữ liệu, chỉ số hiệu suất chính
(KPI) được sử dụng để đo khả năng truy cập và tính toàn vẹn của dịch vụ. Tuy nhiên,
đối với các cuộc gọi thoại, các cơ quan chức năng cũng sẽ tính đến tính liên tục của
dịch vụ, đồng thời áp dụng chung một bài kiểm tra tốc độ trung bình cho các dịch vụ
dữ liệu.
a) Dịch vụ gọi điện thoại
Hình 2: Ba tiêu chí chính trong dịch vụ gọi điện thoại
Các cơ quan quản lý thường phân tích khả năng tiếp cận, tính toàn vẹn và tính
liên tục của các dịch vụ cuộc gọi thoại. Một số các phép đo có thể được xác định
trong từng loại khác nhau này. Đối với khả năng tiếp cận dịch vụ, hầu hết các cơ quan
có thẩm quyền đều đo tỷ lệ cuộc gọi thành công. Tỷ lệ thất bại cuộc gọi hoặc chặn
cuộc gọi cũng là tiêu chí được sử dụng rộng rãi. Đối với tính liên tục của dịch vụ, tiêu
chí duy nhất được sử dụng là khả năng (hoặc không) duy trì cuộc gọi trong hai phút.
19
Cuối cùng, để đo một tính toàn vẹn của dịch vụ, chất lượng giọng nói và khả năng
nghe chất lượng (điểm MOS) là tiêu chí chính. Mức tối thiểu, tuy nhiên, ngưỡng chất
lượng có khác nhau giữa các quốc gia, và các phép đo khác nhau được thực hiện, một
số trong số đó đặt ngưỡng tương đối cao. Nếu một số cơ quan quản lý đặt tỷ lệ thành
công cuộc gọi với điểm MOS tối thiểu của 2.1, những nơi khác đã áp dụng và áp đặt
tỷ lệ thành công cho các cuộc gọi chất lượng tốt, với điểm MOS từ 3 và 3,6, hoặc tốc
độ cuộc gọi chất lượng hoàn hảo, với MOS là 3,6 hoặc nhiều hơn. Cơ quan quản lý ở
một số quốc gia đã thiết lập một số mức chất lượng mà người vận hành phải tuân thủ.
Cũng chẳng đáng gì khi một số cơ quan quản lý cũng áp dụng các tiêu chí bổ sung,
chẳng hạn như chuyển giao và báo hiệu cho tỷ số nhiễu (SIR).
b) Dịch vụ truy cập Internet
Hình 3: Ba tiêu chí chính trong dịch vụ dữ liệu điện thoại
Cũng như các dịch vụ cuộc gọi thoại, chính quyền phân tích khả năng truy cập
và ở mức độ thấp hơn là tính liên tục của dữ liệu dịch vụ. Cơ quan quản lý cũng thực
hiện các tính toán của riêng họ của tốc độ DL và UL. Tuy nhiên, do các dịch vụ dữ
liệu không đồng nhất hơn các dịch vụ gọi điện (bao gồm truy cập internet, tải xuống
tệp, phát trực tuyến, tốc độ, ...), các cơ quan quản lý thường thiết lập nhiều tiêu chí
để đo lường chất lượng hơn là họ làm cho các cuộc gọi thoại.
20
Đối với khả năng tiếp cận dịch vụ, chính quyền có thể đo lường tỷ lệ kết nối
internet thành công hoặc tỷ lệ chặn, thời gian trung bình cần thiết để thiết lập kết nối
internet, tỷ lệ kết nối thành công trong một nhóm khoảng thời gian (kết nối được thiết
lập < x giây/es kết nối được lập bảng), tỷ lệ thành công hay thất bại cho kết nối với
máy chủ từ xa và/hoặc cục bộ (ngược dòng/ xuôi dòng) hoặc tỷ lệ truyền phát video
thành công. Về vấn đề tốc độ, cơ quan quản lý có thể tính toán tốc độ trung bình hoặc
trung bình để tải lên hoặc tải xuống một tệp vài megabyte đến/từ một máy chủ từ xa
(nằm trong nước hay nước ngoài), nhưng cũng cao điểm và tốc độ bit hiệu quả (2/3
tốc độ tiêu đề của nhà điều hành). Để đảm bảo tính liên tục của dịch vụ, tốc độ duyệt
web sẽ được được đo (trong 3 hoặc 5 phút) hoặc khả năng phát trực tuyến video với
chất lượng hoàn hảo hoặc chấp nhận được. Cũng như các cuộc gọi thoại, ở đây cũng
có thể có các tiêu chí bổ sung được áp dụng: mất gói, jitter hoặc độ trễ có thể chấp
nhận được.
c) Các dịch vụ khác
Ngoài KPI cho dịch vụ thoại và dữ liệu, chính phủ và trong một số trường hợp
nhất định cho ra các tiêu chí chất lượng bổ sung như thời gian ngừng hoạt động tối
đa cho một trạm thu phát cơ sở hoặc các trạm liên quan đến quản trị chẳng hạn như
khả năng tiếp cận trung tâm cuộc gọi của nhà điều hành, số lượng khiếu nại và tỷ lệ
giải quyết khiếu nại, tần suất khiếu nại về can thiệp và thời gian cần thiết để giải quyết
chúng, tính chính xác của hóa đơn, v.v.
2. Phương pháp đo kiểm và đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 4G (LTE/ LTE
Advanced)
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng mạng và dịch vụ 4G (LTE/LTE
Advanced)
Thuật ngữ chất lượng dịch vụ QoS (Quality of Service) hiện nay được
sử dụng trong các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng dịch vụ viễn thông là
tổng hợp những tham số, ý kiến đánh giá thể hiện sự hài lòng, không hài lòng
của khách hàng đối với một dịch vụ viễn thông. Về cơ bản, khái niệm QoS
chủ yếu tập trung vào mô tả các chỉ tiêu mang tính kỹ thuật mà hạ tầng mạng
hay các dịch vụ cần phải đạt được để chất lượng dịch vụ được đảm bảo. QoS
21
trong mạng viễn thông nói chung và mạng 4G LTE nói riêng được định nghĩa
cụ thể qua các tham số kỹ thuật cơ bản bao gồm:
-
Băng thông (Bandwith).
-
Độ trễ (Delay).
-
Biến động trễ (Jitter).
-
Mất gói (Packet loss).
-
Độ sẵn sàng.
-
Bảo mật.
Chất lượng mạng và dịch vụ 4G LTE có thể chịu ảnh hưởng bởi sự
kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm:
2.1.1 Các yếu tố khách quan:
+ Cấu trúc địa hình: Cấu trúc địa hình tại Việt Nam là khá phức tạp,
bao gồm các khu vực đồi núi cao, khu vực đồng bằng, nhiều sông suối, ao
hồ… Tại các thành phố lớn có các khu vực đông dân cư bên trong nội thành
tuy nhiên vẫn có những vùng ngoại thành ít dân cư, quy hoạch xây dựng
thiếu đồng bộ, thống nhất. Đặc điểm địa hình này đã tạo ra khá nhiều vùng
lõm không được phủ sóng, chất lượng dịch vụ không tốt, mặc dù theo thiết
kế đó là khu vực được phủ sóng.
+ Suy hao vô tuyến do thời tiết: Do thời tiết Việt Nam nằm ở khu
vực cận nhiệt đới gió mùa. Điều đó cho thấy lượng mưa và mây mù ở Việt
Nam khá lớn, nhất là vào mùa đông ở miền bắc và mùa mưa ở miền nam.
Đặc biệt là khu vực miền bắc có đồi núi cao, mây mù và mưa kéo dài. Điều
này ảnh hướng rất lớn tới chất lượng dịch vụ, đặc biệt là quá trình truy nhập
vô tuyến cũng như phạm vi phủ sóng.
2.1.2 Các yếu tố chủ quan:
+ Thiết kế và triển khai mạng 4G: một nhà cung cấp dịch vụ triển
khai trên diện rộng, cùng với việc triển khai của các nhà cung cấp khác thì
việc gặp các vấn đề về chất lượng dịch vụ là không thể tránh khỏi như: trong
22
thực tế việc đặt các trạm phát sóng có thể không đúng với các tọa độ trên
thiết kế, sau khi đặt các trạm thì địa hình của khu vực bị thay đổi gây ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ, thiếu vùng phủ sóng do số lượng trạm chưa
đủ….
+ Nhiễu kênh lân cận: trong môi trường có nhiều mạng vô tuyến 4G
LTE, còn có các mạng vô tuyến 2G, 3G hoạt động với các tần số gần nhau,
các tín hiệu có thể gây nhiễu lẫn nhau làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ,
vùng phủ cũng như dung lượng của mỗi hệ thống là không thể tránh khỏi.
+ Chuyển giao trong hệ thống và liên hệ thống: Việc chuyển giao
cuộc gọi giữa các cell trong cùng một hệ thống hoặc giữa các hệ thống 4G
LTE, giữa hệ thống 4G với các hệ thống di động 2G,3G khác có thể gây ra
rớt cuộc gọi của người sử dụng, gây ra trễ ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.
+ Thiết bị của người sử dụng: Thiết bị của người sử dụng có thể
chưa tương thích hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong một hệ
thống 4G LTE. Do đó có thể gây ra việc tải dữ liệu có thể bị chậm, trễ gây
ra ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.
2.2. Phương pháp đo kiểm đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 4G
(LTE/LTE Advanced)
Tất cả các nhà khai thác mạng thông tin di động đều cần thiết đo kiểm
và giám sát các chỉ tiêu KPI CLM/CLDV thường xuyên và định kỳ để đảm
bảo, duy trì và cải thiện dịch vụ mạng cung cấp đến khách hàng.
Có 2 phương thức đo kiểm được sử dụng để kiểm tra và giám sát các
chỉ tiêu:
Drive test
Thu thập số liệu thống kê từ OMC
Drivetest
Phương pháp đo này bao gồm một phương tiện di chuyển có trang bị thiết
bị đo kiểm tra giao diện vô tuyến của mạng di động, cho phép thu thập và
23
ghi lại thông tin về dịch vụ cung cấp bởi mạng di động trên một khu vực địa
lý. Bằng phương thức đo kiểm này, nhà khai thác có thể đưa ra những thay
đổi phù hợp đối với mang lưới để cung cấp tốt hơn vùng phủ sóng và dịch
vụ đến khách hàng.
Drive test có thể được phân thành một số loại với các mục đích khác nhau:
Mục đích so sánh giữa các mạng (Benchmarking)
Tối ưu và khắc phục sự cố.
Giám sát chất lượng dịch vụ.
Thống kê OMC
Thu thập số liệu thống kê từ hệ thống OMC để tính toán các tham số KPI
Ưu điểm:
Kết quả của phương thức đo này bao gồm tất cả những kịch
bản có thể xảy ra khi người dùng sử dụng dịch vụ
Có thể giám sát trên tất cả giao diện mạng
Có thể xử lý kịp thời các tình huống của mạng.
Nhược điểm:
Rất khó để so sánh được thống kê CLM/CLDV giữa 2 khu vực
sử dụng thiết bị của các hãng (vendor) khác nhau.
Dữ liệu thống kê từ hệ thống OMC khá lớn và phức tạp, do đó
cần nhiều thời gian để thu thập và xử lý.
Về mặt nguyên tắc chung các phương pháp đo kiểm đánh giá chất
lượng mạng và dịch vụ viễn thông nói chung và mạng 4G nói riêng đều dựa
trên việc mô phỏng các cuộc gọi, thiết lập các kết nối đến dịch vụ để tiến
hành đo kiểm chất lượng mạng và dịch vụ. Các phương pháp này sẽ được
thực hiện theo các bước như sau:
24
- Lựa chọn các tham số KPI trong mạng 4G để đo kiểm chất lượng dịch vụ,
tạo các kịch bản đo kiểm trong các trường hợp khác nhau:
+ Theo khu vực: khu đông dân cư, vùng đô thị và nông thôn, trong nhà hay
ngoài trời.
+ Theo tính di động: tại các điểm cố định, khi đang di chuyển, tại các khu
vực chuyển giao.
- Cấu hình và thực hiện các phép đo cho các tham số KPI trong mạng 4G:
+ Thực hiện mô phỏng các phép đo các tham số chất lượng mạng vô tuyến
như: RSRP, RSRQ...
+ Thực hiện mô phỏng các cuộc gọi để đo kiểm cho các tham số liên quan
đến chất lượng dịch vụ thoại như: tỷ lệ cuộc gọi thành công, tỷ lệ cuộc gọi
bị rơi, chất lượng cuộc gọi...
+ Thực hiện mô phỏng kết nối dịch vụ để đo kiểm cho các tham số liên quan
đến chất lượng dịch vụ data như: tốc độ download, tốc độ upload, trễ, tỷ lệ
gói bị rơi…
- Lưu trữ kết quả của các phép đo; thực hiện phân tích, đánh giá các kết quả
cho từng tham số KPI trong mỗi kịch bản đo kiểm.
- Đưa ra các báo cáo thống kê, kết luận về chất lượng dịch vụ trong mỗi kịch
bản đo, chỉ ra các vấn đề còn tồn tại.
Hình 4: Mô hình phương pháp đo kiểm chất lượng mạng và dịch vụ 4G LTE
LTE
25
2.3 Một số công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 4G (LTE/
LTE Advanced) hiện nay
Hiện nay có một số hãng máy đo được các nhà cung cấp dịch vụ sử
dụng thiết bị để đo kiểm chất lượng dịch vụ 4G
Phần mềm phục vụ Drivetest
Thiết bị đo được sử dụng cho phương thức đo Drivetest bao gồm một số
hãng sau:
Ascom TEMS Investigation
Anite Nemo Outdoor
Swissqual
Accuver XCAL Series
TEMS Investigation là công cụ đo phổ biến nhất được sử dụng cho
phương thức Drive test.
Trang thiết bị phục vụ Drivetest
•
Các công cụ chuẩn bị drive test:
Laptop
GPS
Phần mềm TEMS
Dongle (TEMS licence)
Điện thoại (Hỗ trợ TEMS)
Cáp kết nối
26
Inverter
Phương tiện di chuyển (Oto, xe máy…)
Dữ liệu như cellfile, bản đồ…
• Cellfile: trong LTE gồm một số trường sau: cell, site, tần số, PCI,
TAC, MCC, MNC, CI, Long, Lat, ANT_Direction…
Hình 5: Mẫu Cellfile được sử dụng trong LTE
- TEMS Investigation: TEMS Investigation là một công cụ kiểm tra,
phát hiện các bản tin trên giao diện vô tuyến theo thời gian thực. Công
cụ này được sử dụng như một giải pháp đo kiểm từ đầu cuối tới đầu
cuối để nhằm phục vụ cho việc tối ưu, và xử lý lỗi của chất lượng dịch
vụ trong giao diện vô tuyến về phía thuê bao trong các kịch bản thử
nghiệm khác nhau như: khi di chuyển, khi trong các tòa nhà… Công
cụ này cung cấp các tính năng mở cho các công nghệ, chức năng và
các thiết bị mới và luôn được cập nhật phát triển để đáp ứng nhu cầu
phát triển. TEMS Investigation hỗ trợ hầu hết các công nghệ như LTE
– A, LTE, GSM, WCDMA, HSPA, HSPA+, CDMA, Wimax…
27
Hình 6: Bộ công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng dịch vụ 4G LTE
Như trên hình 6 chúng ta có thể thấy được một bộ công cụ đo kiểm và
đánh giá chất lượng dịch vụ 4G LTE về phần cứng cơ bản gồm các thiết bị:
- Máy điện thoại và USB 4G: thực hiện mô phỏng các cuộc gọi thoại,
video, và các dịch vụ dữ liệu khác …
- GPS: thực hiện cập nhật tọa độ, vị trí của các điểm đo giúp cho việc
tạo bản đồ vùng phủ trong các báo cáo.
- Máy tính: Cài đặt phần mềm lưu trữ dữ liệu, tính toán kết quả, tạo báo
cáo, phân tích và đánh giá chất lượng dịch vụ.
- Máy quét tần số (Scanner): thực hiện việc quét các tần số một cách
nhanh, chính xác trong các mạng vô tuyến trên nhiều băng tần cũng
như các công nghệ khác nhau.
3. Lựa chọn các tham số cho việc đo kiểm và đánh giá chất mạng và dịch vụ 4G
(LTE/LTE Advanced)
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, kết hợp việc tìm hiểu các công cụ đo
kiểm hiện nay đang được sử dụng với việc nghiên cứu các tiêu chuẩn có liên
28
quan tới việc đo kiểm chất lượng mạng và dịch vụ 4G tại Việt Nam cũng như
trên thế giới như:
- QCVN 36:2015/BTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ
điện thoại trên mạng viễn thông di động mặt đất.
- QCVN 81:2014/BTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ
truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất.
- ETSI TS 136.214 version 13.2.0 Release 13 (2016 - 08) LTE; Evolved
Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Physical layer –
Measurements.
- ETSI TS 136.314 version 13.1.0 Release 13 (2016 - 04) LTE; Evolved
Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Layer 2 – Measurements.
- ETSI TS 136.133 version 13.3.0 Release 13 (2016 - 05) LTE; Evolved
Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Requirements for support
of radio resource management.
- ETSI TS 136.213 version 13.0.0 Release 13 (2016 - 05) LTE; Evolved
Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Physical layer procedures.
Một số bộ tham số cơ bản thường bắt gặp cho việc đo kiểm và đánh giá
chất lượng mạng và dịch vụ 4G LTE về phía người sử dụng bao gồm:
- Các tham số KPI về chất lượng của mạng vô tuyến 4G.
- Các tham số KPI về chất lượng dịch vụ thoại trên mạng 4G.
- Các tham số KPI về chất lượng dịch vụ dữ liệu trên mạng 4G.
Khái niệm Key Performance Indicator (KPI): Đối với các nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông, các chỉ tiêu KPI là các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ (QoS)
và các chỉ tiêu chất lượng mạng (NP).
KPI trong mạng LTE bao gồm: Chất lượng vùng phủ, khả năng truy nhập,
khả năng duy trì, khả năng di động, KPI dịch vụ, Khả năng sử dụng, khả
năng sẵn sàng và lưu lượng (Coverage, Accessibility, Retainability,
29
Mobility, Service Integrity, Utilization, Availability và Traffic). KPI vùng
phủ bao gồm các tham số để đánh giá chất lượng vùng phủ, ví dụ như: RSRP,
RSRQ, SINR …
3.1 Phân loại các tham số KPI
Hình 7: Phân loại KPI trong mạng LTE
Tổng quan có hai phương thức được sử dụng để thu thập các tham số KPI:
-
Thống kê: Hầu hết các KPI được xác định tương đối bằng phương
thức này, ví dụ như RRC Success Rate, HO Success Rate, …
-
Drivetest/ Stationary test: Một số các KPI được xác định bằng phương
thức này như Attach Latency, Handover Latency, …
3.2 Công suất tín hiệu thu RSRP – Reference Signal Received Power
RSRP là một trong các tham số cơ bản trong việc đo kiểm trên lớp vật
lý của UE. RSRP sẽ cung cấp cho các UE các thông tin cần thiết về cường
độ tín hiệu của các cell từ đó việc mất đường truyền có thể được tính toán và
sử dụng trong các thuật toán để điều chỉnh và thiết lập công suất tối ưu cho
việc hoạt động trong mạng. RSRP có thể được sử dụng trong cả trong 2 trạng
thái IDLE và CONNECTED của UE.
RSRP được tính toán theo công thức:
RSRP (dBm) = RSSI (dBm) - 10*log(12*N)
30
Với:
-
RSRP là công suất nhận được của 1 Resource Element - RE
(theo định nghĩa của 3GPP
-
RSSI (Received Signal Strength Indicator – Mức tín hiệu thu)
là tham số cung cấp thông tin về tổng công suất thu được (trên
toàn bộ các tín hiệu) bao gồm cả nhiễu. RSSI được đo kiểm trên
toàn bộ băng thông.
-
N: số RB (Resource Block) khi RSSI được đo kiểm, và tham số
này phụ thuộc vào băng thông.
Trong đó:
RSSI = wideband power = noise + serving cell power + interference power
RSRP trong 4G LTE là một tham số được sử dụng cho việc đo kiểm
vùng phủ trong mạng 4G LTE. Theo ETSI TS 136.133 khoảng giá trị của
RSRP được định nghĩa trong khoảng từ -140 dBm cho tới -44 dBm.
3.3 Chất lượng tín hiệu thu RSRQ – Reference Signal Received Quality
Việc đo kiểm tham số RSRQ trở nên đặc biệt quan trọng ở phía biên
của các cell, khi cần quyết định có thực hiện việc chuyển giao tới một cell
khác. RSRQ chỉ được sử dụng trong trạng thái CONNECTED của UE.
RSRQ được tính toán theo công thức:
Với:
- N: là số Physical Resource Blocks (PRB) khi RSSI được đo kiểm, thông
thường nó bằng với băng thông hệ thống.
- RSRP, RSSI là tương tự như trong phần 3.2.
31
RSRQ trong 4G LTE là một tham số được sử dụng cho việc đo kiểm
chất lượng mạng trong mạng 4G LTE.Theo ETSI TS 136.133 khoảng giá trị
của RSRQ được định nghĩa trong khoảng từ -34 dB cho tới 2.5 dB.
3.4 Tỷ lệ tín hiệu trên nhiễu SNR – Signal to Noise Ratio
SNR được sử dụng như một tham số đo kiểm đánh giá chất lượng tín
hiệu. SNR được tính toán theo công thức:
SNR = S/N
Với:
-
S: là công suốt của các tín hiệu được sử dụng đo kiểm (các
thông tin có ý nghĩa, các tín hiệu mong muốn). Các tín hiệu
chuẩn và các kênh vật lý chia sẻ đường xuống là liên quan chủ
yếu.
-
N: là tổng công suất nhiễu nền (các tín hiệu không mong muốn),
nó liên quan tới việc đo kiểm băng thông và các hệ số nhiễu thu
được.
Về mặt giá trị SNR có thể có cả giá trị âm và dương khi tính theo dB.
Giá trị SNR âm có nghĩa là công suất tín hiệu là thấp hơn so với công suất
nhiễu.
3.5 Chỉ số chất lượng kênh CQI – Channel Quality Indicator
CQI là một tham số đo kiểm quan trọng của LTE, nó là tham số đại
diện cho chất lượng kết nối của các kênh vô tuyến, có tác động đáng kể đến
hiệu suất của hệ thống. Thông thường, một giá trị CQI cao chỉ ra một kênh
có chất lượng cao và ngược lại, các giá trị CQI này được sử dụng bởi các
eNode-B cho việc lập lịch đường xuống và đáp ứng liên kết, đây là một tính
năng quan trọng của LTE. UE có thể sử dụng một trong hai phương pháp để
gửi giá trị CQI tới eNode-B theo đường lên:
- Định kỳ thông qua các kênh PUCCH hoặc PUSCH.
- Không định kỳ thông qua kênh PUSCH trong trường hợp, eNode-B trực
tiếp yêu cầu UE gửi một báo cáo về tham số CQI.
32
Trong LTE, CQI là một giá trị nguyên 4 bit được tính toán dựa trên
tham số SINR tại phía UE, có 15 giá trị CQI khác nhau từ 1 đến 15 và được
ánh xạ giữa CQI và các phương thức điều chế, kích thước khối truyền tải như
được trong ETSI TS 136.213. Giá trị 0 chỉ ra rằng UE không nhận được bất
kỳ tín hiệu LTE nào có thể được sử dụng và kênh đang không hoạt động
CQI Index
Modulation
0
Code rate x 1024
Efficiency
Out of range
1
QPSK
78
0.1523
2
QPSK
120
0.2344
3
QPSK
193
0.3770
4
QPSK
308
0.6016
5
QPSK
449
0.8770
6
QPSK
602
1.1758
7
16QAM
378
1.4766
8
16QAM
490
1.9141
9
16QAM
616
2.4063
10
64QAM
466
2.7305
11
64QAM
567
3.3223
12
64QAM
666
3.9023
13
64QAM
772
4.5234
14
64QAM
873
5.1152
15
64QAM
948
5.5547
CQI Index
Modulation
Code rate x 1024
Efficiency
33
0
Out of range
1
QPSK
78
0.1523
2
QPSK
193
0.3770
3
QPSK
449
0.8770
4
16QAM
378
1.4766
5
16QAM
490
1.9141
6
16QAM
616
2.4063
7
64QAM
466
2.7305
8
64QAM
567
3.3223
9
64QAM
666
3.9023
10
64QAM
772
4.5234
11
64QAM
873
5.1152
12
256QAM
711
5.5547
13
256QAM
797
6.2266
14
256QAM
885
6.9141
15
256QAM
948
7.4063
Bảng 1: Bảng giá trị của CQI
3.6 CELL ID và TAC
CELL ID là tham số định danh duy nhất cho mỗi cell trong mạng 4G
LTE. Mục đích để có thể tìm và định vị một UE trong vùng phục vụ của
eNodeB.
TAC (Tracking Area Code): Trong mạng di động 4G LTE thì TAC
được gắn với một nhóm eNodeB nhất định. Mục đích để có thể dễ dàng tìm
và định vị một UE. MME sẽ xác định vị trí của toàn bộ các UE trong vùng
phục vụ của nó.
34
3.7 Tốc độ tải xuống trung bình Download DS – Download Speed
Tốc độ tải xuống trung bình là tỷ số giữa tổng dung lượng các tệp dữ
liệu tải xuống trên tổng số thời gian tải xuống.
3.8 Tốc độ tải lên trung bình Upload US – Upload Speed
Tốc độ tải lên trung bình là tỷ số giữa tổng dung lượng các tệp dữ liệu
tải lên trên tổng số thời gian tải lên.
3.9 Tỷ lệ truyền tải gói bị rơi – Packet loss
Tỷ lệ truyền tải gói bị rơi là tỷ lệ (%) giữa số lần truyền tải gói bị rơi
trên tổng số lần truyền tải gói.
3.10 Thời gian trễ truy nhập dịch vụ trung bình – Latency
Thời gian trễ truy nhập dịch vụ trung bình là trung bình cộng của các
khoảng thời gian trễ truy nhập dịch vụ.
3.11 Tỷ lệ truy nhập dịch vụ thành công – Service Access Success Rate
Tỷ lệ truy nhập dịch vụ thành công là tỷ lệ (%) giữa số lần truy nhập
dịch vụ thành công trên tổng số lần truy nhập dịch vụ.
3.12 Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công CSSR – Call Setup Success Rate
Tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công CSSR là tỷ lệ (%) giữa số cuộc gọi
được thiết lập thành công trên tổng số cuộc gọi được thực hiện.
3.13 Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi CDR – Call Drop Rate
Tỷ lệ cuộc gọi bị rơi là tỷ lệ (%) giữa số cuộc gọi bị rơi trên tổng số
cuộc gọi được thiết lập thành công.
3.14 Chất lượng cuộc gọi MOS – Mean Opinion Score
Chất lượng cuộc gọi là chỉ số tích hợp của chất lượng truyền tiếng nói
(với voice call), chất lượng truyền tiếng nói và hình ảnh (với video call) được
xác định bằng cách tính điểm trung bình với thang điểm MOS từ 1-5.
4. Kết luận:
35
Phần đã trình bày và phân tích các phương pháp, công cụ đo kiểm, đánh
giá chất lượng mạng và dịch vụ 4G; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng mạng và dịch vụ.
Ngoài ra, trong phần này cũng đã đề cập, phân tích và lựa chọn các
tham số, tiêu chí, các bộ KPI phục vụ cho việc đo kiểm và đánh giá chất
lượng mạng, dịch vụ 4G như RSRP, RSRQ, SNR, CSSR, DCR, MOS ....
II. Quy trình đo kiểm tối ưu tại Trung tâm đo kiểm và sữa chữa thiết bị
viễn thông Mobifone
1. Thu thập dữ liệu
Phối hợp các đơn vị Trung tâm Mạng lưới Miền, Trung tâm NOC thu thập các dữ liệu:




Thông tin site DB.
Thông tin dumpfile hệ thống.
Thông tin cảnh báo của hệ thống (tất cả các mức critical, major, …)
Thông tin STS, KPI của hệ thống
Bao gồm:
1. Thông tin site DB.
Phối hợp Trung tâm Mạng lưới Miền lấy các dữ liệu site, cell theo các định dạng sau:
Thông tin site:
STT
Mã
trạm
Tên Trạm
Tỉnh/TP
Quận/
Huyện
Xã/Phường/TT
1
AGAP01
AG An Phú
An Giang
An Phú
TT. An Phú
2
AGAP02
AG Quốc Thái
An Giang
An Phú
Quốc Thái
Cell
BSC
LA
I
CI
1
VLV
M09
1
BVL
G03
E
41
90
4
30
79
1
2
BLGR
253
BBL
U02
H
412
02
57
23
3
BSI
C
TCH
H
O
P
90
03
93
107
118
99
56
107124
BC
CH
Cell_
ID
RNC
Bưu Điện An Phú, Huyện An
Phú, An Giang
Bưu Điện Quốc Thái, Huyện An
Phú, An Giang
2G
2G+3G
RN
C_I
D
Lat
D
ir
H
ei
g
ht
60
105.0
9279
10.8
137
1
3
0
3
3
29
105.0
9279
10.8
137
1
1
5
0
HS
N
Long
O
N
O
N
M
Til
t
An
t_
Ty
pe
1
1
TD
J
3
3
2
2
TD
J
H
ei
g
ht
Tot
al
Tilt
Tot
al
Tilt
V
e
n
d
or
E
RI
SS
O
N
H
W
Loạ
i
cell
Sing
le
900
mul
tiba
nd
Bảng 3: Bảng thông tin Cell 2G
Thông tin cell 3G:
S
T
T
Site Type
Bảng 2: Bảng thông tin Site
Thông tin cell 2G:
S
T
T
Địa chỉ
LAC
CI
RA
C
UAR
FCN
PS
C
LON
G
LAT
D
I
R
M
T
il
t
Ant_
Type
Ve
ndo
r
36
1
TGC
B01A
RTGM
T1N
455
4203
0
260
41
106
1056
2
227
106.0
3305
10.33
5701
1
0
4
0
2
0
2
TGC
B01B
RTGM
T1N
455
4203
0
260
42
106
1056
2
235
106.0
3305
10.33
5701
1
6
0
4
0
2
0
Kathr
ein
7422
15
Kathr
ein
7422
15
NS
N
NS
N
Bảng 4: Bảng thông tin cell 4G
2. Thông tin dumpfile hệ thống.
3. Thông tin cảnh báo của hệ thống (tất cả các mức critical, major, …)
4. Thông tin STS, KPI của hệ thống
Mức BSC, RNC (trong vòng 7 ngày, lấy theo ngày)





TRX define, TRX available.
Traffic (full rate, haft rate) theo ngày và busy hour trong ngày.
CSSR, CDR, HO
CSSR 3G, CDR 3G, HO
PASR 3G, PADR 3G…..
Mức cell (trong vòng 7 ngày, lấy theo ngày)





TRX define, TRX available.
Traffic (full rate, haft rate) theo ngày và busy hour trong ngày.
CSSR, CDR, HO .
CSSR 3G, CDR 3G, HO
PASR 3G, PADR 3G…..
2. Xây dựng Route theo Cluster
2.1 Nguyên tắc phân cluster :
-
Một cluster được phân theo 1 vùng từ 30 – 40 site.
Cluster nên cùng 1 khu vực hành chính (cùng phường/ quận/ huyện) (vẫn
đảm bảo site quy định).
Đặt tên cluster (gồm 2 ký tự) từ 01, 02… cho đến hết vùng cần đo.
2.2 Nguyên tắc vẽ route đo theo cluster:
-
-
Vẽ route đo dựa trên map mới nhất để đảm bảo độ chính xác của route đo
và cập nhật các tuyến đường mới (Bản đồ số Driving Test từ google
maps).
Route đo phải đảm bảo đi qua:
 Toàn bộ các tuyến đường chính, các khu dân cư.
 Các trạm, các cell trong cùng trạm (3 hướng).
37
-
Route đo phải có hướng rõ ràng để đo trước hiệu chỉnh và sau hiệu chỉnh
giống nhau.
3. Check dữ liệu và chuẩn hóa khi đo
Từ thông tin dumpfile, thông tin cảnh báo hệ thống, thực hiện thao tác check dữ
liệu trước khi thực hiện đo kiểm lần 1.
3.1 Xử lý cảnh báo hệ thống
Từ thông tin cảnh báo hệ thống lọc ra các cảnh báo quan trọng ảnh hưởng đến kết quả
đo kiểm và chất lượng mạng lưới, phối hợp với TT Mạng lưới Miền để xử lý trước
khi đo:




Cảnh báo sóng đứng.
Cảnh báo mất liên lạc Site/cell/TRX.
Cảnh báo overload.
Cảnh báo chớp luồng.
3.2 Xử lý tham số, HO
3.2.1 Xử lý tham số
Từ Dumpfile, tùy theo vendor, sử dụng các công cụ khác nhau xuất ra tham số hệ
thống theo định dạng excel, so sánh tham số mức BSC, RNC, cell
Chú ý: Các tham số về reselection từ 2G lên 3G cần kiểm tra, nhằm tăng số lượng
UE lên 3G, nhằm tăng điểm MOS:
 QSI phải cho phép lên 3G
 Có Neighbor/Tần số đo lên 3G
Thông tin lấy tham số theo dumpfile từ file hướng dẫn chi tiết theo từng vendor.
3.2.2 Xử lý HO
Sử dụng phần mềm thiết kế xuất ra quan hệ HO theo dữ liệu site/cell Database hiện
tại so sánh với các quan hệ được xuất ra từ hệ thống, đề xuất add/delete các quan hệ
cần thiết.
Khi xóa cần lưu ý kiểm tra KPI xem số quan hệ đó không có attempt trong 7 ngày
và không alarm.
4. Đo kiểm
4.1 Quy định khi đo kiểm:
38
Sử dụng phần mềm có license do công ty trang bị để thực hiện đo (TEMS
Investigation 13.1, …)
Các thiết bị đo phải do công ty trang bị: W995, Sierra Wireless AirCard 319U,….
Khi đo kiểm, đội đo đảm bảo các yêu cầu:
 Loại phần mềm đo kiểm.
 Loại thiết bị thực hiện.
 Thay đổi đúng tên MS theo quy định trong bài đo.
 Thực hiện đúng yêu cầu bài đo, thời gian gọi, thời gian chờ, số lượng mẫu,
lock mạng.
 Tất cả các thiết bị MS, GPS, Datacard luôn hoạt động trong suốt quá trình đo.
 Đối với bài đo cước, phải đảm bảo đồng bộ giờ hệ thống trước mỗi lần đo.
 Vị trí đặt máy đo phải tránh bị che chắn ảnh hưởng đến kết quả đo, nên đặt vị
trí máy đo như nhau trong hai lần đo trước và sau hiệu chỉnh.
 Đặt tên logfile đúng quy định:
Tên Log file đặt theo định dạng
Tỉnh_clusterXX_Laptop1_ddmmyyyy_ABC.log, để chế độ tự swap log file
khi đạt 10MB
Trong đó:
 Tỉnh: Mã tên tỉnh tiến hành đo theo bảng mã trong phụ lục bên dưới
 ClusterXX: là tên cluster (vd 01, 02, ...)
 Ddmmyyyy: là ngày đo viết theo định dạng ngày tháng năm
 ABC: là thứ tự log file đánh theo 3 ký tự, log file đầu tiên là 001
 Tốc độ di chuyển của xe 30-40km
 Đảm bảo đo đủ route, đúng hướng route cho từng cluster.
4.2 Chuẩn bị trước khi đo kiểm
 TEMS file.
 Chuẩn bị script đo theo yêu cầu bài đo.
 Route đo, Cluster định dạng “.tab”.
39
 In Route đo theo từng cluster, để check các route khi đo xong, nhằm đảm bảo
đo đủ route.
 In bài đo, để thuận tiện trong việc thiết lập máy đo khi đo (tên MS, lock
mạng,….).
 Đảm bảo đủ thiết bị đo, thiết bị kết nối, thiết bị dự phòng, các dụng cụ đảm
bảo liên kết giữa MS-Laptop trong quá trình đo.
Kinh nghiệm khi đo:
 Máy hay mất kết nối giữa dây cáp và MS, cần cố định bằng băng keo/dây
thun bản to
 Sử dụng accu để đảm bảo nguồn cho AQM, Hub, MS
 Máy đo lần 2 nên đặt giống vị trí khi đo lần 1
 Máy đo (MS, DataCard) không nên đặt tại cửa xe, làm giảm mức tín hiệu
thu.
 Kiểm tra tài khoản SIM trước mỗi ngày đo, đặc biệt đo Data (gói cước giới
hạn dung lượng).
4.3 Thiết lập bài đo đối với máy TEMS
Sử dụng phần mềm TEMS Investigation 13.1 với Dongle TEMS 13 do công ty
trang bị để thực hiện đo kiểm.
Sử dụng thiết bị đo theo đúng quy định của bài đo.
Các thao tác cơ bản đối với đo một bài đo
MS1
Đo cước
Máy gọi. Lock 2G only
Laptop MS2
Đo cước
Máy nghe. Lock 3G only
2
MS3
Scan 3G
Scan 3G only theo 3 tần số U2100 là
10562, 10587 và 10612
Bảng 5: Các thao tác cơ bản với bài đo
5. Phân tích và ra CR hiệu chỉnh
5.1 . Quy định báo cáo:
 Báo cáo theo định dạng mẫu Version 2.0
 Các legend đúng quy định theo mẫu mới Version 2.0
40
5.2 . Nguyên tắc phân tích :
Các đánh giá, đề xuất phải có hình ảnh thể hiện cơ sở đánh giá.
 Vùng phủ:
 Mức thu 2G Rxlev, 3G RSCP:
Scan vùng phủ 2G, 3G khu vực kém và cell kém (có khoảng cách), chéo cell,
vùng phủ sai (vùng phủ không hợp lý)…
Ví dụ: RSCP_PA1: cell phủ chính CTTN13C có vùng phủ kém.
41
Hình 8: Ví dụ 1
Ví dụ 2: RSCP_PAx: cell phủ chính CTCR24C (220 độ) có vùng phủ không hợp lý
Hình 9: Ví dụ 2
Tilt đề xuất phải có vùng phủ minh họa theo phần mềm Anten KATHREIN.
Ví dụ: Đề xuất chỉnh anten/kiểm tra tilt anten (vì thiết kế có thể đã hợp lý)
CTTN13C về 1 độ.
42
Hình 10: Kiểm tra Tilt anten trên công cụ Katherin
- Đối với các cell có thiết kế tilt, góc hướng hợp lý nhưng vùng phủ kém thì
cần kiểm tra cảnh báo. Nếu không alarm thì đề xuất kiểm tra che chắn, kiểm tra
sai khác tilt, nếu sai khác thì hiệu chỉnh lại theo thiết kế. Tiếp đến vẫn chưa tốt
thì đề xuất audit trạm tìm lỗi.
- Không nên dùng tilt = 0 vì dễ dây overshoot, nhiễu cao.
- Xoay hướng thì phải đảm bảo vùng phủ tại hướng bị xoay đi: scan vùng phủ
của cell khác có phủ đến và mức thu tốt, …
 2G RxQual: Phải thể hiện hình ảnh cho thấy RxQual kém do nguyên nhân gì
(Chú ý nhảy tần Baseband hay Synthersizer):
 Nhiễu BCCH/TCH (C/I kém ở một số tần số nhưng tín hiệu cell phục vụ tốt)
Ví dụ: nhiễu BCCH.
43
Hình 11: Ví dụ nhiễu BCCH
 Không có cell phủ chính (Các cell phục vụ kém ngang nhau, không có cell vượt
trội, C/I kém đều ở hầu hết tần số ).
Ví dụ: nhiễu tại vị trí không có cell có mức thu vượt trội.
44
Hình 12: Ví dụ nhiễu tại vị trí không có cell có mức thu vượt trội
 Cell overshoot, thiếu neighbor nên tín hiệu kém nhưng không thể handover.
Có thể dẫn đến drop call.
 3G EcNo: Phải thể hiện hình ảnh cho thấy EcNo kém do nguyên nhân gì
 Nhiều cell overshoot tại khu vực gây nhiễu cao: có nhiều hơn 3 cell có mức
thu ngang nhau, tốt (> -80dBm). Phân tích vùng phủ các cell overshoot.
 Vùng phủ kém, vùng phủ chưa hợp lý, không có cell phủ chính: nhiều cell
có mức thu kém ngang nhau. Tiếp tục phân tích nguyên nhân vùng phủ kém.
Ví dụ: EcNo kém do vùng phủ kém.
45
Hình 13: Ví dụ EcNo kém do vùng phủ kém
 Phân tích Events/ Sự kiện:
 Có thể dùng kết hợp event trong TEMS Inves và Discovery để phân tích vì
mỗi loại sẽ có ích lợi riêng bổ sung cho nhau.
 Blocked cell:
 Không tính các blocked call do nguyên nhân máy nghe MT không trả lời.
Hình 14: Ví dụ Blocked Cell
 Phân tích nguyên nhân blocked call cần làm rõ chất lượng tín hiệu vô tuyến
(mức thu, nhiễu) khi xảy ra sự kiện (hoặc trước đó 1 lúc) là tốt hay xấu để có
hướng xử lý:
46
+ Chất lượng tín hiệu vô tuyến kém: kiểm tra lại xem có trùng vào phần phân
tích vùng phủ phía trên không, chưa thì tiếp tục phân tích chất lượng tín hiệu
vô tuyến kém.
+ Chất lượng tín hiệu vô tuyến tốt: kiểm tra alarm, KPI cell phục vụ.
Ví dụ: Blocked call nhưng chất lượng tín hiệu vô tuyến tốt.
Hình 15: Ví dụ Blocked Call nhưng có chất lượng vô tuyến tốt
 Chú ý một số nguyên nhân “Unspecified” có thể do máy nghe MT đang
LOCATION UPDATE nhưng hệ thống không hỗ trợ chờ LU xong Paging tiếp 
Đề xuất tính năng “Chờ LU xong Paging” hoặc Paging lần 3.
 Dropped cell:
 Phân tích nguyên nhân dropped call cần làm rõ chất lượng tín hiệu vô tuyến (mức
thu, nhiễu) khi xảy ra sự kiện (hoặc trước đó 1 lúc) là tốt hay xấu để có hướng xử
lý:
+ Chất lượng tín hiệu vô tuyến kém: kiểm tra lại xem có trùng vào phần phân
tích vùng phủ phía trên không, chưa thì tiếp tục phân tích chất lượng tín hiệu vô
tuyến kém.
Ví dụ: Dropped call do RxQual kém
47
Hình 16: Ví dụ dropped call do Rxqual kém
+ Chất lượng tín hiệu vô tuyến tốt: kiểm tra alarm, KPI cell phục vụ.
5.3 . Nguyên tắc ra CR hiệu chỉnh :
Ra CR đúng form (điền đầy đủ thông tin để dễ đối soát):
-
 Chỉnh outdoor.
 Chỉnh tham số.
 Khai/ xóa neighbor.
Lưu ý, CR phải ghi rõ nguyên nhân và mục đích.
-
6. Thực hiện hiệu chỉnh
6.1 Công cụ cần thiết khi hiệu chỉnh outdoor:
-
Chỉnh tilt cơ: phải có thước nước để chỉnh tilt cơ. Ví dụ:
Hình 17: Thước nước
-
Chỉnh góc hướng: phải có la bàn để chỉnh góc hướng chính xác.
48
Lưu ý: nếu dùng la bàn cơ thì không đứng ngay dưới chân cột thì dễ bị nhiễu. Tốt
nhất nên dùng la bàn bằng phần mềm trên các smartphone.
Ví dụ:
Hình 18: La bàn
-
Kiểm tra tọa độ trạm: phải có GPS để kiểm tra tọa độ trạm.
Hình 19: Máy GPS
-
Kiểm tra độ cao anten: phải có ống nhòm laser để đo độ cao anten.
Hình 20: Ống nhòm laser đo độ cao
49
6.2 Hợp hiệu chỉnh outdoor:
-
Yêu cầu nhân viên hiệu chỉnh outdoor cung cấp thông tin: tilt, góc hướng, độ
cao, mã anten, che chắn.
-
Tổng hợp thông tin (thiết kế, thực tế, log drivetest lần 1, khuyến nghị trong kết
quả phân tích lần 1) đưa ra hiệu chỉnh hợp lý.
-
Đối soát kết quả hiệu chỉnh outdoor:
Yêu cầu nhân viên hiệu chỉnh outdoor cung cấp ảnh chụp về tilt, góc hướng
anten vừa hiệu chỉnh.
Lưu ý: dùng bút lông ghi tên trạm vào lưng anten để tránh việc sai trạm.
-
Yêu cầu nhân viên hiệu chỉnh outdoor cung cấp ảnh chụp về các hướng khi
đang ở trên anten để kiểm tra che chắn: 0 độ, 30, 60, 90, 120, 150, 180, 210,
240, 270, 300, 330 (12 hình).
7. Phân tích báo cáo kết quả sau hiệu chỉnh
Phân tích đánh giá các PA đã nêu trong báo cáo lần 1:
 Cải thiện hay không
 Có hình ảnh so sánh trước sau
 Có đề xuất để cải thiện trong ngắn hạn và dài hạn (Phát triển trạm mới, sử dụng
repeater, TMB…)
8. Kết luận
Ta có thể thấy quy trình đo kiểm tối ưu của Mobifone rất kỹ lưỡng nghiêm túc,
và chính xác. Thông qua đó có thể nắm rõ tình hình vùng phủ khu vực, để có những
biện pháp chỉnh sửa, khắc phục kịp thời nhằm đem lại hiệu quả sử dụng mạng tốt
nhất cho khách hàng.
Thông qua các bước tiến hành và cách thức đo kiểm chuyên nghiệp, Mobifone
luôn tìm kiếm, nghiên cứu những biện pháp tốt nhất nhằm đáp ứng tốt nhất nhu
cầu khách hàng. Trong đó có công cụ thông minh mới Viavi Nitro Geo.
III. Tìm hiểu tổng quan công cụ Geolocation Viavi
VIAVI NITRO GEO chụp, định vị, lưu trữ và phân tích dữ liệu từ tất cả các sự
kiện thuê bao, cung cấp cho các nhà khai thác một nguồn vị trí phong phú, thông tin
chi tiết lấy người đăng ký làm trung tâm để cải thiện đáng kể mạng hiệu suất và làm
50
phong phú thêm QoE. Công cụ này tạo ra một thực tế về hiểu biết của trải nghiệm
khách hàng để cải thiện chính xác hiệu suất mạng và làm phong phú thêm trải nghiệm
của người đăng ký.
1. Thay đổi kỹ thuật trình chiếu
Giao diện người dùng linh hoạt của GEOperformance cho phép các kỹ sư xem bản
đồ và bảng hiển thị KPI RF chẳng hạn như cường độ tín hiệu và nhiễu, dựa trên các
phép đo thực tế được định vị theo cấp độ tòa nhà sự chính xác. Những bản đồ và bảng
này có thể được phân tích và được lọc để xác định các khu vực có vấn đề, chẳng hạn
như các khu vực có tỷ lệ rớt cuộc gọi cao. Các cuộc gọi cá nhân có thể được chọn và
hoàn thành chi tiết Lớp 3 để xem để thiết lập nguyên nhân gốc rễ. Chức năng phát
hiện sự cố tự động nhanh chóng hướng dẫn các kỹ sư đến các khu vực của mạng
không đáp ứng các ngưỡng KPI đã xác định. Các tính năng tối ưu hóa tự động tinh vi
tự động giải quyết các thách thức như đề xuất thay đổi Neighbour, xác định mã xáo
trộn và xung đột tần số và đề xuất giải pháp. Các báo cáo chuyên dụng xác định vùng
phủ sóng Overshoot và hướng dẫn các kỹ sư điều chỉnh độ nghiêng ăng-ten chính
xác.
Hình 21: Cấu trúc Nitro Geo
2. Chế độ xem lấy người đăng ký làm trung tâm của mạng truy cập vô tuyến
51
GEOperformance cung cấp cho các nhà khai thác mạng khả năng duy nhất để hiểu
chính xác người đăng ký về vị trí, mô hình sử dụng và trải nghiệm tương tác mạng
của họ, tất cả cùng một lúc mức độ chính xác chưa từng có.
Sử dụng GEOperformance, một kỹ sư có thể xem KPI ở đường phố và đánh giá
hiệu suất mạng như người đăng ký trải nghiệm nó, bất kể thời gian họ sử dụng điện
thoại di động và bất kể môi trường trong đó điều này xảy ra.
Hình 22: Phân tích của GEOperformance
Chúng ta có thể được xem xét trên mạng, công nghệ, thiết bị, vùng, ô, vị trí cụ thể,
Polygon do người dùng xác định, cơ sở dịch vụ, thuê bao và/hoặc thiết bị cầm tay cho
các khoảng thời gian khác nhau trong ngày, 24 giờ mỗi ngày, mỗi ngày.
Hình 23: Các KPI chính có thể phân tích của GEO
3. Phân tích toàn diện dễ sử dụng
52
3.1 Phân tích hiệu suất chuyển vùng
Phân tích địa lý chi tiết về lưu lượng chuyển vùng theo quốc gia và theo nhà
điều hành, xác định các vị trí lưu lượng chính. Cho phép các nhà khai thác tối đa
hóa lưu lượng chuyển vùng và hiểu trải nghiệm dịch vụ được cung cấp
3.2 Phân tích và báo cáo địa điểm tổ chức sự kiện đặc biệt
3.3 Tăng hiệu suất/Tối ưu hóa mạng
Bằng cách sử dụng dữ liệu được định vị từ các cuộc gọi của thuê bao thực,
GEOperformance cung cấp một cái nhìn rõ ràng về mạng cũng như những thuê
bao trải nghiệm nó.
- Lập kế hoạch về Vùng phủ sóng và Công suất
- Phát hiện khay nạp chéo
- VoLTE và Hiệu suất Dịch vụ
- Phát hiện tín hiệu cao
- Tối ưu hóa Neighbor
- Lập kế hoạch Neighbor, mã xáo trộn (SC), (PCI)
- Loại bỏ các vị trí có độ nhiễu cao
- Gỡ bỏ Site cao
- Giảm pilot pollution, chồng chéo CELL không cần thiết
- Tối ưu hóa ô và cụm thủ công và tự động
Kiểm tra rountine drive để giám sát có thể gần như bị loại bỏ và các nguồn
drive test giàu tài nguyên hơn có thể được tập trung nhiều hơn vào các hoạt động
có giá trị hơn.
3.4 Phân tích hiệu suất VIP
3.5 Phân khúc thiết bị và thiết bị cầm tay và hiệu suất phân tích trên mạng
4. Nền tảng Nitro GEO
Trái tim của GEOPerformance là nền tảng NITRO GEO, kết nối với các OSS
của Mạng để thu thập dữ liệu theo dõi do thuê bao tạo ra. Sử dụng thông qua các
phương pháp, hàng tỷ sự kiện mỗi ngày được định vị địa lý, phân tích và tải vào cơ
sở dữ liệu.
Nền tảng hỗ trợ phạm vi rộng nhất của các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng và di
động các công nghệ trong ngành, với sự hỗ trợ cho GSM, UMTS, LTE, Small Cell
53
(Femto và Wifi) và sắp ra mắt vào năm 2019: 5G NR. Một tính năng chính của hỗ trợ
đa công nghệ là dữ liệu có sẵn trong một cấu trúc dữ liệu thống nhất duy nhất, cho
phép các ứng dụng NITRO GEO thực sự lấy người đăng ký làm trung tâm và thực
hiện phân tích mở rộng các lớp công nghệ. NITRO GEO đại diện cho trải nghiệm
hoàn chỉnh của người đăng ký bất kể công nghệ truy cập được sử dụng tại thời điểm
đó.
Nền tảng NITRO GEO dẫn đầu ngành về khả năng mở rộng và hiệu quả. Chạy trên
máy chủ với khả năng mở rộng theo chiều ngang và ảo hóa được thiết kế ngay từ đầu,
giải pháp được sử dụng trên toàn mạng 24/7 ngày nay trong nhiều mạng trên toàn thế
giới
NITRO GEO thu thập dữ liệu sự kiện trực tiếp từ các OSS của thiết bị mạng. Nó
cũng tích hợp với các hệ thống lập kế hoạch và cơ sở dữ liệu cấu hình để nhận thông
tin mới nhất về cấu hình mạng chính xác.
Hình 24: Các hãng thiết bị viễn thông mà GEO hợp tác thu thập dữ liệu
5. Kết luận
Như vậy, trong tương lai công cụ Geolocation Viavi hoàn toàn có thể thay thế
Drive Test về đo kiểm tối ưu. Với thiết kế thông minh, giao diện dễ sử dụng, kỹ
sư có thể nắm bắt tình hình vùng phủ tại khu vực đó một cách nhanh chóng, tiện
lợi nhất. Tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc di chuyển đo kiểm.
Mobifone có thể tận dụng công cụ này để có thể đo kiểm tối ưu các khu vực xa
trung tâm thành phố như huyện Nhà Bè và các tỉnh thành khác trong khu vực Miền
Nam.
IV. Sử dụng công cụ Geolocation Viavi thực hiên đo kiểm tối ưu 4G khu vực
chỉ định tại Huyện Nhà Bè
1. Đo kiểm tối ưu Outdoor tại trường THPT Phước Kiến huyện Nhà Bè
54
1.1 Kiểm tra vùng phủ khu vực
Bước 1: xác định tọa độ Polygon khu vực bệnh viện cần đo kiểm trên Google
map sau đó import vào Nitro Geo
Hình 25: Tọa độ Polygon trường THPT Phước Kiến trên Google Earth
Phần mềm Google Earth có thể giúp cho các kỹ sư lấy tọa độ chính xác như ngoài
thực tế, như vậy việc mô phỏng tín hiệu trên Nitro Geo đạt đến kết quả giống nhất có
thể hư ngoài thực tế.
Bước 2: Kéo polygon vào khung map trong GEO
Hình 26: Hình Polygon trường THPT Phước Kiến trong Nitro Geo
55
Hình vẽ Polygon trên bản đồ Nitro Geo sẽ như tương tự trên Google map cho
pharp các kỹ sự bắt đầu mô phỏng tín hiệu vùng phủ trong polygon đó.
Bước 3: Kéo các legend về RSRP, SINR, Cell… để hiện tình hình vùng phủ trong
thời gian nhất định
Hình 27: Các điều kiện cần xác định để lấy thông tin
Để có thể mô phỏng đo đạc một cách chính xác nhất cần phải sắp đặt các điều
kiện như hình 27, nhờ đó cho ra tín hiệu vùng phủ tại khu vực đó trong 1 thời gian cụ
thể đã được các kỹ sự chọn. Thông qua đó, các kỹ sư có thể xem xét đánh giá theo
từng thời gian từng khu vực.
Hình 28: Chỉ số RSRP Outdoor tại trường THPT Phước Kiến
56
Từ hình 28, ta có thể thấy chỉ số ở khu vực THPT Phước Kiến. RSRP sẽ cung
cấp các thông tin cần thiết về cường độ tín hiệu của các cell từ đó việc mất đường
truyền có thể được tính toán và sử dụng trong các thuật toán để điều chỉnh và thiết
lập công suất tối ưu cho việc hoạt động trong mạng.
Hình 29: Chỉ số SINR Outdoor tại trường THPT Phước Kiến
Từ hình 29, ta có thể thấy mức công suất thu hữu ích trên tổng nhiễu SINR của
khu vực THPT Phước Kiến được sử dụng như một tham số đo kiểm đánh giá chất
lượng tín hiệu.
Hình 30: Các Cell có tin hiệu trong khu vực Outdoor trường THPT Phước Kiến
57
Hình 30 cho ta thấy các tín hiệu cell có trong khu vực này từ đó xác định được
cell chính để phân tích.
Hình 31: 2 Cell chính xung quanh khu vực trường THPT Phước Kiến
Có được các Cell chính ta sẽ thu hẹp được số lượng Cell cần phân tích.
Hình 32: Chỉ số RSRP của Cell chính xung quanh khu vực trường THPT Phước Kiến
Việc đo them RSRP của các cell chính xung quanh khu vực cần đo, giúp ta có
cái nhìn rõ hơn về tình hình tín hiệu của Cell hiện tại, từ các đó có các điều chỉnh sao
cho phù hợp để có được kết quả tốt nhất.
1.2 Tiến hành phân tích đưa ra kiến nghị
58
Sau khi có kết quả đo kiểm từ Nitro Geo, ta tiến hành phân tích:
-
Nhận thấy kết quả đo RSRP ở khu vực THPT Phước Kiến đạt trong khoảng
-110dBm đến -95 dBm tương đối thấp, không đạt yêu cầu cho phép là >
80dBm
-
Chỉ số SINR chỉ đạt trong khoảng 0-5dB (mức kém)
Từ tính toán đánh giá, đưa ra kết luận cell ở khu vực THPT Phước Kiến bị
overshoot. Nghi ngờ sai thiết kế, cần thiết kế và chỉnh Tilt như thiết kế.
Hình 33: Mô phỏng vùng phủ trên phần mềm Katherine
Sử dụng phần mềm Katherine để mô phỏng, tính toán và đưa góc cần chỉnh. Như
trường hợp ở THPT Phước Kiến, ta cần hạ góc Tilt xống 3 độ, để có thể tối ưu vùng
phủ khu vực này.
2. Đo kiểm tối ưu Indoor tại bệnh viện huyện Nhà Bè
2.1 Kiểm tra vùng phủ khu vực
Bước 1: xác định tọa độ Polygon khu vực bệnh viện Nhà Bè trên Google Earth sau
đó import vào Nitro Geo
59
Hình 34: Tọa độ Polygon bệnh viện Nhà Bè trên Google Earth
Bước 2: Kéo polygon vào khung map trong GEO tương tự như bệnh viện huyện Nhà
Bè
Bước 3: Kéo các legend về RSRP, SINR, Cell… để hiện tình hình vùng phủ trong
thời gian nhất định
Hình 35: Chỉ số RSRP Indoor tại bệnh viện Nhà Bè
60
Hình 36: Cell chính khu vực Indoor bệnh viện Huyện Nhà Bè
Hình 37: Chỉ số SNIR khu vực Indoor bệnh viện Huyện Nhà Bè
Hình 38: Chỉ số RSRP của Cell chính xung quanh khu vực bệnh viện Huyện Nhà Bè
61
2.2 Tiến hành phân tích đưa ra kiến nghị
Từ các thông tin của Nitro Geo về khu vực Indoor bệnh viện huyện Nhà Bè,
ta cho ra các đánh giá:
-
Khu vực này chỉ có 1 cell chính.
-
Chỉ số RSRP, SINR ở khu vực này rất kém.
Như vậy, cần điều chỉnh Cell để đảm bảo tín hiệu được tối ưu nhất. Nhưng
việc chỉnh sửa tín hiệu Indoor rất là phức tạp, cần nghiên cứu và cập nhật thêm các
đề xuất.
V. Nhận xét và đề xuất
Từ chi nhánh TP Hồ Chí Minh có thể đo đạt được ở tận Huyện Nhà Bè mà không
cần dùng đến Drive Test. Nitro Geo là 1 phần mềm thông minh, có thể đáp ứng được
các yêu cầu của công việc đo kiểm, qua đó có thể nhanh chóng đưa ra các khuyến
nghị, biện pháp để tối ưu vùng phủ.
Nhược điểm: có rất nhiều chuyên viên đo kiểm nhưng chỉ lần lượt từng người
được sử dụng Nitro Geo, nên dễ làm gián đoạn công việc hoặc dễ có sai số, vì phải
tạo các điều kiện lại từ đầu sau khi người khác sử dụng.
Đề xuất: cần cung cấp thêm nhiều tài khoản để các chuyên viên đo kiểm có thể
hoàn thành công việc nhanh chóng, để đưa ra các khuyến nghị kịp thời với deadline
đề ra.
62
PHẦN III. KỶ LUẬT VÀ TÁC PHONG LAO ĐỘNG
1. Nhận xét
Trong quá trình thử việc tại Trung tâm, tôi đã:
- Tuân thủ và thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định làm việc của Trung tâm.
- Hoàn thành đúng hạn công việc được giao.
- Chấp hành sự phân công của người hướng dẫn và lãnh đạo cấp trên.
- Đảm bảo bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và tài sản doanh nghiệp.
- Tham gia đầy đủ các phong trào đoàn hội và phong trào thể dục thể thao của
Trung tâm.
2. Đánh giá
- Sau hai tháng thử việc tại Phòng Sửa chữa thiết bị - Trung tâm Đo kiểm và sửa
chữa thiết bị viễn thông MobiFone - chi nhánh Tổng Công ty Viễn thông
MobiFone vừa qua, tôi đã luôn cố gắng học hỏi, hoàn thành các công việc được
giao và hòa nhập với môi trường làm việc tại Trung tâm.
- Với nguyện vọng được gắn bó và đóng góp lâu dài cho MobiFone, tôi xin kính
đề nghị Giám đốc Trung tâm Đo kiểm và sửa chữa thiết bị viễn thông MobiFone
xem xét cho tôi được ký hợp đồng lao động làm việc chính thức tại Trung tâm.
Nếu được làm việc chính thức lâu dài tại Trung tâm, tôi sẽ cố gắng phát huy hết
khả năng để đóng góp vào sự phát triển của Trung tâm và Tổng Công ty.
- Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Trung tâm, lãnh đạo
phòng & các anh chị đồng nghiệp đã nhiệt tình hỗ trợ, hướng dẫn và giúp đỡ tôi
trong thời gian thử việc.
63
PHẦN IV. KẾ HOẠCH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU
TRONG THỜI GIAN TỚI
Trong thời gian tới, nếu được tiếp tục công tác tại Trung tâm, tôi sẽ:
- Luôn luôn học tập và củng cố thêm kiến thức chuyên môn về phần Nitro GEO
và cả thêm APIN. Tiếp tục công việc đo kiểm tối ưu và báo cáo QCVN 31&81
tại tỉnh Bình Dương. Ngoài ra sẽ nghiên cứu và rèn luyện kỹ năng mềm nhằm
nhu cầu đáp ứng cho công việc sắp tới. Chủ động trong việc học tập, tìm hiểu,
sáng tạo và áp dụng các công nghệ mới vào trong sản phẩm của Trung tâm.
- Cố gắng để hoàn thành đầy đủ các yêu cầu, chỉ tiêu công việc được giao phó,
không ngại trước những khó khăn trong công việc.
- Tích cực hơn tham gia các phong trào đoàn hội và các phong trào do phía Trung
trâm tổ chức.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Ý kiến nhận xét của Trưởng đơn vị
Huỳnh Vân Gia
Người làm báo cáo thu hoạch
Lê Kha
64
Download