Uploaded by Scairree

oooo

advertisement
Câu 1: Theo bạn các nguyên nhân nào gây lãng phí thời gian & cách khắc phục?
 Nguyên nhân:
- Làm việc không có kế hoạch
- Các mục đích không rõ ràng
- Đặt quá nhiều mục tiêu
- Giám sát quá chặt chẽ
- Lo lắng thái quá
- Có quá nhiều công việc giấy tờ
- Theo chủ nghĩa hoàn hảo
- Vòng vo
- Sửa sai
- Trì hoãn công việc
- Mất thời gian chờ đợi
- Dự các cuộc họp vô bổ
- Nghỉ sớm
- Tức giận
- Có quá nhiều giao tiếp xã hội
 Khắc phục:
- Lập kế hoạch cho công việc
- Làm việc có mục đích, mục tiêu rõ ràng
- Sử dụng công cụ quản lý thời gian: giấy, bút, phần mềm: Microsoft Outlook, điện
thoại di động.
- Thực hiện nguyên tắc SMART
 S-Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu
 M-Measurable: Đo đếm được
 A-Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình
 R-Realistic: Thực tiễn, không viễn vong
 T-Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra
Câu 2: Trình bày nguyên tắc sắp xếp công việc và thời gian theo thứ tự ưu tiên?
- Đọc có chọn lọc
- Liệt kê công việc cần thực hiện trong ngày
- Ưu tiên hoá các công việc
- Ngăn nắp
- Làm nhiều việc không quan trọng một lúc
- Có các công việc nhẹ nhàng xen kẽ
- Chia nhỏ các công việc lớn
- Xác định 20% công việc quan trọng
- Dành thời gian tốt cho công việc quan trọng
- Dành một thời gian không bị quấy rầy
- Không trì hoãn công việc
- Đặt ra hạn cuối cùng
- Luôn để ý thời gian
- Làm gì đó lúc chờ đợi
- Làm việc bận rộn vào một thời điểm
Câu 3: Dwight D. Eisenhower có câu nói “Việc quan trọng ít khi khẩn cấp, việc khẩn cấp ít
khi quan trọng”. Giải thích câu nói này và ứng dụng vào 1 ngày bình thường của bạn trong
học tập, làm việc?
-
Câu nói “Việc quan trọng ít khi khẩn cấp, việc khẩn cấp ít khi quan trọng” theo em nghĩ
có nghĩa là: Việc quan trọng là những việc mà sau khi được hoàn thành sẽ tạo ra kết quả
giúp chúng ta tiến gần hơn với mục tiêu đã đặt ra, bất kể đó là mục tiêu cá nhân hay
trong công việc. Cụ thể hơn, chúng đóng góp trực tiếp vào các nhiệm vụ, giá trị và mục
tiêu mang tính chất dài hạn. Còn các việc khẩn cấp thì yêu cầu sự chú ý ngay tức thì và
thường liên quan tới người khác (mục tiêu của người khác).
-
Ví dụ trong 1 ngày học tập của em thì có rất nhiều việc diễn ra. Và việc quan trọng của
em đó là việc học tập trên trường tiếp thu kiến thức hàng ngày để đạt được mục tiêu của
chính mình đó là tốt nghiệp và có được kiến thức cần thiết để có công việc tốt sau khi ra
trường. Còn việc khẩn cấp thì rất nhiều nhưng đó chỉ là các việc nhỏ như các cuộc điện
thoại hỏi thăm sức khỏe của người than hay các tin nhắn của bạn bè trên mạng xã hội
hỏi thăm chia sẻ cuộc sống, …
Câu 4: Sắp xếp, xử lý công việc theo thứ tự ưu tiên là cách tiếp cận thời gian theo định
hướng hoạt động hay định hướng mục tiêu? Giải thích vì sao?
-
Sắp xếp, xử lý công việc theo thứ tự ưu tiên là cách tiếp cận thời gian theo định hướng
mục tiêu.
-
Vì nếu chúng ta tiếp cận thời gian theo định hướng là hoạt động thì khi đó ta chỉ làm theo
bản năng việc gì tới thì chúng ta cứ làm, làm như vậy sẽ khó có thể kiếm soát thời gian và
xử lý các công việc 1 cách hợp lý được. Ví dụ có thể trong 1 thời gian đó chúng ta có thể
làm được 2 công việc đó song song với nhau nhưng ta không xác định trước mà chỉ làm
theo các hoạt động liên tiếp mà không biết mục tiêu của mình là gì thì khi đó sẽ lãng phí
thời gian. Do đó ta phải chọn cách tiếp cận thời gian theo định hướng là mục tiêu sẽ biết
được nên làm những gì cần thiết cho mục tiêu mình đặt ra, khi đó các hoạt động của
chúng ta sẽ rõ ràng hơn và có thể sẽ triển khai các mục tiêu sau đó nhanh hơn.
Câu 5: Vẽ và giải thích ma trận khẩn cấp – quan trọng? Sắp xếp các công việc hằng ngày
của bạn vào ma trận này.
dựa vào mức độ khẩn cấp, quan trọng mà ma trận giúp ta phân loại được các công việc như sau:
Khẩn cấp
Không khẩn cấp
Quan trọng
I
II
Không quan
III
IV
trọng
Giải thích:
I Quan trọng và khẩn cấp:
Những công việc thuộc vào mục này phải làm ngay vì chúng vừa quan
trọng, vừa khẩn cấp, thường bao gồm các loại sau:
• Không đoán trước được thời điểm xảy ra: Chăm sóc người thân bị ốm, cuộc họp khẩn, email công việc
có liên quan đến dự án quan trọng, xung đột với khách hàng... => làm ngay
• Đoán trước được thời điểm xảy ra: Ngày cưới, sinh nhật bố mẹ, lễ kỷ niệm của công ty... => làm ngay
• Các công việc tồn đọng do lười và thói quen chây ì: Lịch ôn thi, gửi báo cáo công việc, soạn nội dung
thuyết trình.... => chuyển sang P2.
II Quan trọng nhưng không khẩn cấp
• II không yêu cầu làm ngay (không khẩn cấp) nhưng bạn phải làm hết tất cả chúng vì chúng quan trọng.
Hãy dành nhiều thời gian hơn cho mục này và cố gắng làm nó lớn dần lên, chẳng hạn rèn luyện thói quen
đọc sách, học ngoại ngữ, tập thiền, học kỹ năng mới liên quan đến công việc...
• Nếu đang làm việc P2 có phát sinh việc P1 => ưu tiên hoàn thành P1 trước, sau đó sẽ giải quyết nốt II
chứ không để sang ngày hôm sau.
III Không quan trọng nhưng khẩn cấp
• Đặc trưng của các đầu việc được xếp vào mục này là chúng không có gì ý nghĩa cho việc hoàn thành
mục tiêu của bạn cả, chỉ có điều, chúng khẩn cấp, chẳng hạn ai đó nhờ bạn đi mua đồ khi đang học, cuộc
gọi từ người thân lâu ngày không gặp, tin nhắn từ bạn bè....
• Cách tốt nhất là giải quyết các công việc này càng nhanh càng tốt, có thể ủy quyền cho người khác làm,
đồng thời học cách nói "không", kết thúc cuộc gọi/tin nhắn lịch sự và từ chối thật khéo léo để dành thời
gian cho các việc quan trọng.
IV Không quan trọng và cũng không khẩn cấp
• Dành thời gian cho mục này ở mức tối thiểu nhất vì chúng thực sự không mang đến lợi ích gì đáng kể
cả, chẳng hạn lướt Facebook, xem video hài, phim ảnh, đọc tin tức giật gân, buôn chuyện...
• Khi có ý định làm việc gì thuộc nhóm 4, hãy tự hỏi bản thân liệu sẽ nhận được lợi ích gì? Nếu không có
hoặc có rất ít, hãy kiên quyết chuyển sang việc khác để tránh lãng phí thời gian.
Áp dụng vào bản thân:
Quan trọng
Khẩn cấp
Không khẩn cấp
I.
II.
Kiểm tra mail của Học ngộn ngữ, rèn luyện sức khỏe, tạo những mối
thầy
quan hệ cho công việc sau nay, giải trí…
Đến giờ đi học
Làm đồ án,
Báo cáo tiếp độ làm
đồ án, báo cáo đồ
án….
Không
trọng
quan III.
Nghe điện thoại của
mẹ
IV.
Xem phim, lướt fb…
Câu 6: Nêu 4 giai đoạn hình thành và phát triển nhóm: đặc điểm của từng giai đoạn, ảnh
hưởng của trưởng nhóm trong từng giai đoạn, những xung đột tiềm năng gây ảnh hưởng
đến kết quả của nhóm, cách phòng tránh, cách xử lý những xung đột này
1.




2.


-

-

-
Bốn giai đoạn
Hình thành
Làm giai đoạn nhóm được tập hợp lại, mọi người giữ gìn & rụt rè, khép kín.
Sự xung đột hiếm khi được phát ngôn một cách trực tiếp, chủ yếu là mang tính chất cá nhân và
hoàn toàn là tiêu cực.
Các cá nhân sẽ bị hạn chế bởi những ý kiến riêng của mình.
Người lãnh đạo nhóm xuất hiện.
Xung đột
Các bè phái hình thành, các tính cách va chạm nhau.
Rất ít sự giao tiếp được lắng nghe, một số người vẫn chưa sẵn sàng nói chuyện cởi mở.
Vấn đề được dần gợi mở thông qua các ý kiến trái chiều.
Bình thường hóa
Nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác, giảm bớt xung đột nội bộ.
Do một tinh thần hợp tác mới hiện hữu, mọi thành viên bắt đầu cảm thấy an toàn trong việc
bày tỏ quan điểm của mình và những vấn đề này được thảo luận cởi mở bên với toàn bộ nhóm.
Mọi người có thể bắt đầu lắng nghe nhau. Những phương pháp làm việc được hình thành và
toàn bộ nhóm đều nhận biết được điều đó.
Hoạt động trôi chảy
Nhóm làm việc đã ổn định trong một hệ thống cho phép trao đổi những quan điểm tự do, thoải
mái.
Có sự hỗ trợ cao độ của cả nhóm đối với mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm.
Anh hưởng của trưởng nhóm trong từng giai đoạn
Hình thành
Cần sự giao tiếp trực tiếp, thiết lập rõ ràng mục tiêu cho nhóm và cho từng cá nhân.
Xung đột
Cần xây dựng niềm tin và tạo mối quan hệ tốt giữa các thành viên; hỗ trợ đặc biệt cho các
thành viên còn thụ động, thiếu tự tin và hoang mang; giải quyết các xung đột và khuyến khích
các thái độ tích cực; giúp cho các thành viên hiểu về các giai đoạn phát triển của nhóm và vị
trí mà nhóm đang ở để họ hiểu tại sao các vấn đề mà nhóm phải đối mặt lại xảy ra; giúp họ
nhận diện các kiểu người và các vai trò khác nhau trong nhóm để từ đó họ sẽ có thái độ và
hành vi tốt hơn.
Bình thường hóa
Mặc dù nhóm đã hoạt động tốt nhưng bạn cũng không nên lơ là mà bỏ qua sự giám sát. Bạn
nên tiếp tục nhắc nhở và giúp đỡ các thành viên nhận thấy trách nhiệm trong việc cải tiến, sáng
tạo để công việc đạt được kết quả tốt nhất có thể. Đây là giai đoạn tốt để bạn lên kế hoạch cho
một sự kiện nào đó cho nhóm.
Hoạt động trôi chảy
Có thể bắt đầu nghĩ đến việc ủy quyền, giao phó nhiệm vụ cho các thành viên. Mỗi lần nhóm
đạt được một thành quả nào đó, bạn nên tạo ra một sự kiện có tính chất điểm nhấn để tạo cảm
hứng cho các thành viên. Giai đoạn này, bạn có thể bắt đầu nghĩ đến các công việc khác và các
mục tiêu mới.
3. Những xung đột tiềm năng gây ảnh hưởng đến kết quả của nhóm, cách phòng tránh, cách xử lý
những xung đột này?
Các bè phái hình thành làm mất đoàn kết của nhóm
Các bè phán đấu đá nhau ko ai chịu nghe ai
Có những lời mia mai qua lại với nhau.
Cách xử lý:
Vai trò của trưởng nhóm được phát huy tối đa trong việc định hướng hoạt động và giải quyết các
xung đột cá nhân
- Hướng mọi hành vi vào nhiệm vụ
- Không nên tham gia vào các dự án lớn hoặc các công việc đòi hỏi sự phối hợp và đồng bộ
cao
- Cần có sự quyết đoán ở một mức độ nhất định
- Cần chấp nhận một số thất bại để rút kinh nghiệm và xem đó như một tất yếu trong quá trình
phát triển nhóm
CÂU 7: GIẢI THÍCH CÁC NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC NHÓM:
1. Tạo sự đồng thuận
 Những buổi họp là cách thức tuyệt hảo để bổi đắp tinh thần đồng đội và thói quen làm việc
theo nhóm ngay từ lúc đầu mới thành lập nhóm.
 Những loạt buổi họp giúp các thành viên mới làm quen với nhau, tạo sự nhất trí về các mục
tiêu được giao cùng các vấn đề cần giải quyết về mặt tổ chức.
 Những điểm cần ghi nhớ:
- Mọi thành viên của nhóm cần thống nhất về việc phải nhắm tới.
- Các mục tiêu chỉ ổn định khi đã bàn thảo xong các biện pháp thực hiện.
- Mặc dù các thành viên của nhóm cần được định hình các mục tiêu, nhưng nên phổ biến các mục
tiêu cho các hội viên nắm.
- Để đạt được những kết quả cao nhất, các mục tiêu còn phải được thử thách bằng cách kết hợp
giữa những mục tiếu chung và mục tiêu riêng.
2. Thiết lập các mối quan hệ với ban quản trị
 Mọi nhóm cần có sự hỗ trợ của đôi ngũ thâm niên ở cơ quan chủ quản.
 Ba mối quan hệ chủ yếu mà nhóm cần tới là:
- Người bảo trợ chính của nhóm
- Người đầu ngành hoặc phòng ban có liên quan
- Và bất kỳ ai quản lý tài chính của nhóm
3. Khuyến khích óc sáng tạo
 Nhiều người trở thành những kẻ chỉ biết làmtheo kinh nghiệm và tính cách riêng của họ. Hãy
phá thế thụ động ấy và tạo tính sáng tạo.
 Đừng để nhóm của bạn bị phân lớp thànhnhững con người chuyên sáng tạo và những kẻ thụ
động. Muốn vậy, bạn luôn biết hoanng hênh tính đa dạng của các quan điểm và ý tưởng, để rồi
lái buổi tranh luận đi đến chỗ thống nhất.
4. Phát sinh những ý kiến mới
 Việc có được những sáng kiến đòi hỏi có người lãnh đạo và cần một hình thức tổ chức nào đó,
để kết quả buổi họp có thể mở ra một hướng đi.
 Mọi ý kiến cần được ghi chép lên biểu đồ hay bảng để mọi người có thể nhìn thấy. Sau đó,
loại bỏ nhũng ý kiến bất khả thi và tóm tắt những ý khả thi.
 Những điểm cần ghi nhớ:
5.




-
6.

7.


8.





Phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể đôi khi được gọi là “tư duy hành động nhóm”.
Sự chỉ trích làm giảm óc sáng tạo.
Đừng bao giờ miệt thị ý kiến nào trong buổi họp.
Nhiều ý kiến tưởng chừng ngớ ngẩn lại có thể đưa đến những giải pháp đáng giá.
Cần ghi mọi ý kiến lên bảng cho dù đấy chưa hẳn là ý kiến độc đáo.
Những ý kiến sáng tạo trong những buổi họp bao giờ cũng cao hơn ý kiến của một cá nhân
đưa ra.
Học cách ủy thác
Sự ủy thác cói hai hình thức: ủy thác công việc và ủy thác quyền hành.
Ủy thác công việc là phân nhỏ mỗi kế hoạch thành các phần việc riêng và với mục tiêu riêng,
rồi phân chúng cho các thành viên của nhóm. Sau đó, phó mặc cho họ và chỉ can thiệp khi
không đạt mục tiêu.
Việc ủy thác quyền hành là sau khi tham khảo ý kiến, trao cho người được ủy quyền đầy đủ
quyền và để họ được hành xử nó.
Khi ủy thác, cần nhận diện các loại đặc tính khi ủy thác:
Có khả năng muốn thực hiện: Đây là trường hợp ta gặp người được ủy nhiệm lý tưởng, sẵn
lòng nhận trách nhiệm và cũng sẵn lòng tham khảo ý kiến người khác, thực hiện theo ý khi
được ủy nhiệm.
Có khả năng không muốn thực hiện: Loại người này không sẵn lòng học hỏi và tiếp thu ý kiến
của người khác, thiếu tinh thần hợp tác, không nên giao quyền cho họ.
Thiếu khả năng muốn thực hiện: Cần được đào tạo bổ khuyết những mặt yếu trước khi được
ủy nhiệm.
Thiếu khả năng, không muốn thực hiện: Giao việc cho loại người này hẳn là hỏng to.
Khuyến khích mọi người phát biểu
Người lãnh đạo cần động viên mọi người bàn thảo, ngay cả với ý kiến nghịch lại cũng có giá
trị của nó.
Chia sẻ trách nhiệm
Bổ sung các cách thức hành động, giám sát tiến độ, sáng tạo, có tính xây dựng khi hoạt động
nhóm gặp trở ngại tạm thời.
Cũng cần tạo bầu không khí thông hiểu nhau giữa các thành viên nhất thông tin về tiến độ và
những thay đổi đường lối làm việc.
Cần linh hoạt
Mỗi thành viên phải có khả năng thực hiện vai trò của mình chí ít cũng như người khác.
Mỗi người phải được phân nhiệm để hành động chủ động trong nhóm.
Dù việc khó đến đâu nhưng nếu có sự đồng lòng của toàn nhóm thì đều có thể hoàn thành.
Mọi người đều được phân nhiệm rõ ràng tử đầu đến cuối.
Mọi người đều được khuyến khích làm theo phương cách hiệu quả nhất của mình.
Câu 8: GIẢI THÍCH CÁC QUY LUẬT CỦA LÀM VIỆC NHÓM
1.
Quy luật về tầm quan trọng: Một cá nhân riêng lẻ không thể tạo ra thành công lớn được.
2. Quy luật toàn cảnh: Mục tiêu quan trọng hơn là vai trò.
3. Quy luật thích hợp: Tất cả mọi người đều có điểm mạnh riêng của mình.
4. Quy luật thách thức lớn: Thử thách càng lớn thì yêu cầu làm việc theo nhóm càng cao.
5. Quy luật chuỗi: Sức mạnh của cả đội sẽ bị ảnh hưởng nếu như có một liên kết yếu nào đó.
6.
Quy luật xúc tác: Những nhóm làm việc thành công có những cá nhân có thể thay đổi mọi thứ.
7. Quy luật tầm nhìn: Tầm nhìn giúp cho mọi thành viên có phương hướng hoạt động và sự tự tin.
8. Quy luật “con sâu làm rầu nồi canh”: Những thái độ không tốt có thể làm hỏng cả đội.
9.
Quy luật về lòng tin: Những người cùng làm việc trong nhóm phải tin tuởng lẫn nhau khi làm
việc.
10. Quy luật chi phí: Nhóm làm việc sẽ thất bại trong việc vươn tới tiềm lực của mình khi thất bại
trong việc trả giá.
11. Quy luật ghi điểm: Nhóm có thể tạo ra những điều chỉnh khi biết rõ vị trí của mình.
12. Quy luật vị trí: Những nhóm giỏi có tầm hiểu biết rộng.
13. Quy luật nhận dạng: Những giá trị chung xác định rõ bản chất của nhóm.
14. Quy luật giao tiếp: Sự tác động lẫn nhau kích thích hoạt động tốt hơn.
15. Quy luật về sự lợi thế: Sự khác nhau giữa hai nhóm làm việc hiệu quả tương tự nhau là khả năng
lãnh đạo.
Câu 9: So sánh nhóm ngắn hạn và nhóm dài hạn về các phương diện sau: thời gian hoạt động,
cách thức tổ chức, đặc điểm hình thành, đặc điểm chuyên môn của các thành viên, vai trò của
trưởng nhóm, cách thức hoạt động của nhóm
1. Nhóm dài hạn
 Nhóm có tổ chức, thường cố định, mang tính lâu dài.
 Thường có chung chuyên môn để giải quyết các công việc, vấn đề chung.
 Có tính thi đua, có sự phân công công việc rõ ràng.
 Nhóm càng dài hạn càng cần được huấn luyện về khả năng lãnh đạo của nó về các mặt như:
các quy tắc của công ty và các quy trình phải tuân theo, thực hiện các báo cáo, ghi chép tiến
độ, và các kết quả đạt được trên cơ sở thông lệ
2. Nhóm ngắn hạn
 Nhóm lại làm việc với nhau không cố định, mang tính chất thời vụ.
 Giải quyết các công việc gấp rút trong thời gian ngắn.
 Tuân theo những quy trình thất thường. Những ý kiến và những giải pháp có thể được phát
sinh trên cơ sở tùy thời và các quy trình quản lý nghiêm ngặt hơn
Câu 10: NHỮNG KHÓ KHĂN NÀO BẠN ĐÃ GẶP PHẢI TRONG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC
NHÓM. HẬU QUẢ CỦA NHỮNG KHÓ KHĂN ĐÓ ĐỐI VỚI THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
CỦA NHÓM.
1. Quá nể nang các mối quan hệ: Dĩ hòa vi quý, sợ mất lòng.
 Thường lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân hay sự tôn trọng vị trí của các thành viên trong nhóm để
không đưa ra những góp ý, chất vấn hay tranh luận nhằm đạt đến những kết quả tốt nhất.
 Thường có thái độ “ Dĩ hòa vi quý” Nhưng đây là yếu tố để tạo sự đồng thuận, chứ không phải sự
xuê xoa, dễ dãi trong các điều kiện làm việc.
2. Không chịu đưa ra ý kiến, thụ động
 Thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến
trong khi thực sự là mình không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả -> làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau,
chia năm sẻ bảy hoặc mạnh ai nấy làm.
 Chọn thái độ thụ động, “ngồi mát ăn bát vàng” ai làm gì cũng gật nhưng bản thân mình thì lại
không làm gì cả, hoặc chỉ chờ người ta làm trước mình chi nương theo, hay động viên bằng miệng.
Đây chính là thái độ có hại nhất cho các hoạt động của nhóm.
3. Không để ý đến công việc của nhóm ngồi làm chuyện riêng
 Luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kỳ
ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong phạm vi những
người mà mình cho là tài giỏi trong nhóm, hoặc đưa ý kiến của mình ra mà không cho người khác
tham gia.
 Là yếu tố quan trọng gây ra sự chia rẽ trong nhóm nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số
thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá
chán nên không tốn thời gian. Kết quả hoặc là không hiểu sẽ làm gì, hoặc sẽ thực hiện với sự bất mãn,
không đem lại hiệu quả cao cho nhóm.
4. Không dứt khoát, đẩy trách nhiệm cho người khác.
 Do thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc
của người khác chứ không phải của mình.
 Ngược lại, nếu phải đứng ra làm thì lại sẵn sàng có đủ lý do để biện minh cho những hạn chế của
mình, và khi gặp thất bại thì luôn tìm mọi lý lẽ để đổ trách nhiệm qua cho người khác, hay từ chối
không dám nhận trách nhiệm về mình.
5. Làm riêng ăn chung
 Lý thuyết: lên ý tưởng trong nhóm là mọi người nhóm lại, đóng góp ý tưởng chung.
 Thực tế, sẽ có một số người không chịu suy nghĩ, không chịu đưa ra ý kiến của mình chỉ vì ỷ lại
các bạn trong nhóm với suy nghĩ “việc nhóm thì chấm điểm chung cho nhau, lo gì!”. Sau vài lần “ăn
chung” như thế thì những bạn làm việc tích cực sẽ bắt đầu cảm thấy bất công, và từ đấy tỏ ra bất cần
sẽ khiến việc nhóm bị bỏ bê.
Câu 11: Đưa ra 1 tình huống mà bạn đã làm việc nhóm trong quá khứ khi trình độ chuyên môn của
các thành viên trong nhóm không đồng đều nhau? Người trưởng nhóm cần xử lý thế nào trong tình
huống này
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu
chấp nhận ý kiến của bât kỳ ai khác. Và , một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt
nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Một số thành viên trong
nhóm cho rằng mình giỏi nên chỉ bàn luận trong phạm vi những người mà mình cho là tài giỏi trong
nhóm, hoặc đưa ý kiến của mình ra mà không cho người khác tham gia.
Đây là yếu tố quan trọng gây ra sự chia rẽ trong nhóm nhóm. Cho đến khi thời gianquá ít thì tất cả mới
bắt đầu làm việc hỏi han những người làm việc.Khi tới thời gian báo cáo, thì cá nhân không làm việc
nhóm hiệu quả bị gọi lên vấn đáp và kết quả là bị điểm kém. Điều đó làm cho mọi thành viên bất mãn,
mất đoàn kết.
Người trưởng nhóm cần thấu hiểu các thành viên trong nhóm: Bao gồm việc tìm hiểu khả năng
của từng cá nhân trong nhóm, đồng thời chú ý khơi gợi, sử dụng các điểm mạnh của từng thành viên
để nhóm ngày càng phát triển mạnh hơn và làm việc nhóm hiệu quả hơn . Nói đơn giản, bạn càng
thấu hiểu các thành viên trong nhóm bao nhiêu thì hiệu quả làm việc càng cao bởi vì bạn biết phân
bổ chính xác khả năng của từng cá nhân cho những nhiệm vụ đặc biệt.
Câu 12 Từ thực tế cách sử dụng thời gian của bạn, bạn nêu ra những nguyên nhân gây
lãng phí thời gian và cách bạn khắc phục sau khi học xong kỹ năng quản lý thời gian?
 Làm việc không có kế hoạch:
Lập kế hoạch chuẩn bị, lên sãn lich hoặc sử dụng các công cụ để quản lý và nhắc nhở kế hoạch
đã đề ra
 Dành thời gian cho những việc không quan trọng: Thành lập ma trận thời gian phân loại giữa
những việc quan trọng và không quan trọng, gấp và không gấp, ưu tiên và không ưu tiên.
trung phân biệt và sắp xếp những mong muốn, dự định của mình dựa trên một khung thời
gian khoa học để có thể làm được nhiều việc nhất có thể theo thứ tự ưu tiên thật phù hợp
 Thói quen trì hoãn: Có trách nhiệm hơn với công việc và hoàn thành chúng nhanh, hiệu quả
nhất có thể. sẽ có thời gian cho các công việc khác quan trọng hơn.
 Làm nhiều việc cùng lúc: Tập trung giải quyết từng việc một. Từ đó, sẽ làm việc hiệu quả
hơn với chất lượng công việc tốt hơn.
 Tiêu tốn thời gian vào những công việc vô bổ: Hãy hạn chế tối đa thói quen lãng phí này
bằng cách xác định mục tiêu làm việc là gì và cách thức để làm tốt công việc được giao. rèn
luyện thói quen tập trung tối đa vào công việc và dành thời gian nghỉ trưa hay rảnh rỗi để làm
việc riêng mà không ảnh hưởng đến việc chung.
Câu 13 Với vai trò là người trưởng nhóm, bạn cần chú ý những điều gì để phát triển nhóm đi
lên?
Là lãnh đạo nhóm, bạn cần có các phẩm chất cần thiết để điều hành nhóm có hiệu quả Để đạt
được điều đó, bạn cần được đào tạo theo yêu cầu để phát triển các kỹ năng hàng đầu, khả
năng theo dõi các tiến độ, đảm đương công việc thừa hành, rồi khả năng lãnh đạo như biết
lắng nghe, biết phê phán với tinh thần xây dựng, biết lượng thứ trong lúc chỉnh sửa khuyết
điểm của người khác, và bám sát chỉ tiêu.
Người lãnh đạo nhóm giỏi cần hiểu rõ rằng sự thành đạt của nhóm tùy thuộc hoàn toàn vào
việc phát triển của các thành viên ra sao Hãy quan tâm đến việc bồi dưỡng và đào tạo các
thành viên của nhóm. Hãy giúp họ thăng tiến tay nghề bằng cách phát triển các tài năng tự
nhiên và tăng cường việc đào tạo, đưa ra những thử thách, cùng những mục tiêu thiết thực
Nhờ những phê bình và góp ý của người ngoài để bổ sung kiến thức chuyên môn cho các
thành viên của nhóm
Download