Uploaded by minh phương Nguyễn

BÀI DỰ THI CUỘC THI “BÁC HỒ TRONG TRÁI TIM TÔI

advertisement
Tên: Nguyễn Minh Phương
MSSV: 2157011170
Trường: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP Hồ Chí Minh
Bài dự thi
Sách về Bác, về những đức tính của Bác, tập thơ của Bác, có rất nhiều. Hiện nay
ta có thể dễ dàng tìm đọc và mua được chúng trên những trang thương mại điện
tử hay ở hiệu sách. Ấy thế mà, tôi lại vô tình “nhìn trúng” một quyển sách mà
theo tôi nghĩ rất lạ lùng về Bác. Đó chính là “Một người con tinh thần của Bác
Hồ”.
Xưa nay tôi nghĩ, Bác là vị cha già vĩ đại kính yêu của dân tộc, Bác chính là
nguồn động lực cho lớp lớp người phấn đấu trưởng thành. Bác là tấm gương
sáng cho mọi người noi theo học hỏi những đức tính tốt đẹp. Bác là nguồn cảm
cho những người làm thơ, làm nhạc sáng tác ra những bài hát tri ân. Thế nên tôi
đã thật ngạc nhiên khi đọc đến tựa đề quyển sách “người con tinh thần” của
Bác.
Bìa sách in hình một người thanh niên đứng chụp ảnh, trong một khuôn viên có
cây xanh. Bìa sách giống như kiểu ảnh trắng đen thời xưa không màu làm tôi
liên tưởng tới cái gì xưa cũ lắm và cũng rất chân thật. Một người thanh niên kề
cận Bác và làm việc cho Bác chẳng hạn.
Sau đó, khi đọc vào trong, tôi được biết, người con tinh thần ấy không phải là
một loại hình văn hóa nghệ thuật hay cái gì đó giải trí như tôi vẫn nghĩ. Đó là
một người thật sự, một người bằng xương bằng thịt. Người đó tên là Cù Văn
Chước - nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Cù Văn Chước vốn là một nông dân nghèo, mới 16 tuổi đã đi theo kháng chiến,
làm công tác Đảng rồi trở thành lãnh đạo Đoàn Thanh niên niên xung phong.
Nửa cuộc đời sau này, ông được phục vụ, sống bên cạnh Bác Hồ cho đến tận
giờ phút Người qua đời.
Quyển sách có tất 190 trang, cả 190 trang này đã gói gọn cuộc đời của một con
người gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử kháng chiến và cho ta cảm nhận được
cuộc sống của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Về Bác, và về cả cuộc sống của
Bác, tôi nghĩ có rất nhiều thứ để ghi, để viết và để kể lại, thế nên có lẽ tác giả
cũng phải cân đo đong đếm lắm khi giữ lại những cột mốc nào quan trọng hay
những sự kiện nào sáng giá cho và sách.
Những sự kiện chủ chốt làm cho chân dung về Bác trở nên dễ hình dung hơn
bao giờ hết. Chân dung ông Cù Văn Chước cũng hiện lên lấp lánh, đôi khi đầy
ám ảnh. Người cán bộ hậu cần Đoàn Thanh niên xung phong quan tâm gửi theo
từ bộ quần áo, đến chiếc khăn mặt, đôi giày cấp theo tiêu chuẩn về tận hậu
phương cho những đồng đội đã chuyển ngành. Cù Văn Chước cần mẫn chăm
sóc từng thân cây, hàng gạch; bữa ăn cho lãnh tụ; tổ chức các cuộc họp quan
trọng tại Phủ Chủ tịch; quản lý công văn, tài liệu; làm hầm dã chiến; xây dựng
khu sơ tán Đá Chông; trực tiếp đọc báo, điểm tin thời sự hằng ngày cho Bác Hồ.
Có lẽ vì vậy, ông ấy mới là “người con tinh thần” của Bác, người kề cận Bác.
Xuyên qua cuộc đời “Người con tinh thần”, người đọc càng hiểu thêm về nếp
sống giản dị và tấm lòng yêu nước, thương dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Từng câu chuyện được góp nhặt đan xen qua nhân vật chính mà tôi đoán chắc
rằng khi đọc không ai là không kìm được nước mắt.
Có lẽ “người con tinh thần” của Bác cũng học được từ Bác nhiều thứ lắm. Ông
ấy chính là biểu tượng của một con người lớn lên giữa phong ba bão táp mà vẫn
sáng giá như một ngôi sao. Từ đây, tôi thấy việc này cũng là một trong những
thứ đáng noi theo ở thời này, và mãi mãi về sao.
Nó thật sự rất đúng với câu: “Chúng ta không thể chọn được nơi mình sinh ra.
Nhưng chúng ta có thể chọn được cách sống và tồn tại.”
Download