TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN VÀ NGÂN QUỸ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4 Lớp: PLU302(GD1-HK2-2223).2 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Hoàng Mỹ Linh Hà Nội, tháng 3 năm 2023 BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT Họ và tên MSV Nội dung thực hiện Mức độ hoàn thành 1 Đặng Châu Anh 2011310003 Phần 4 100% 2 Nguyễn Hà Châu Anh 2011310005 Phần 4 100% 3 Vũ Thùy Linh 2011310049 Phần 3 100% 4 Nguyễn Phú Tuấn Minh 2011310055 Phần 1 + 2 100% 5 Nguyễn Hà Nhi 2011310063 Tổng hợp 100% 6 Lê Huyền Trang 2014710120 Phần 2 100% 7 Phạm Thị Thanh Vân 2011310082 Phần 3 100% 2 MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN .................................................................................................. 4 2. MỤC ĐÍCH CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG ........................................................ 4 3. 2.1. Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản .................................. 4 2.2. Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia ......... 5 2.3. Dịch vụ ngân quỹ ....................................................................................... 6 2.4. Đại lý cho Kho bạc Nhà nước ................................................................... 7 2.5. Mục đích khác............................................................................................ 7 CÔNG CỤ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ...................................................... 8 3.1. Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản .................................. 8 3.2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia 11 4. 3.3. Dịch vụ ngân quỹ ..................................................................................... 16 3.4. Đại lý cho Kho bạc Nhà nước ................................................................. 19 LƯU Ý KHI THỰC HIỆN ........................................................................... 20 4.1. Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản ................................ 20 4.2. Dịch vụ ngân quỹ ..................................................................................... 22 4.3. Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia ....... 24 4.4. Đại lý cho Kho bạc Nhà nước ................................................................. 25 3 1. TỔNG QUAN Theo điều 27, 28, 29, 30 các hoạt động thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng nhà nước bao gồm: - Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản 1. Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế. 2. Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho tổ chức tín dụng. 3. Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. - Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia 1. Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia. 2. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. - Dịch vụ ngân quỹ Ngân hàng Nhà nước cung ứng dịch vụ ngân quỹ thông qua việc thu, chi tiền cho chủ tài khoản, vận chuyển, kiểm đếm, phân loại và xử lý tiền trong lưu thông. - Đại lý cho Kho bạc Nhà nước Ngân hàng Nhà nước làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước trong việc tổ chức đấu thầu, phát hành, lưu ký và thanh toán tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc. 2. MỤC ĐÍCH CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG 2.1. Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản + Ngân hàng Nhà nước được mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế để đại diện cho 4 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ tại các tổ chức tài chính quốc tế và phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức này. Từ đó có thể có được những khoản vay, tạo ra các khoản dự trữ ngoại hối tại nước ngoài. + Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho tổ chức tín dụng để thực hiện nhiệm vụ tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ ngoài ra còn nhằm tái cấp vốn nhằm mục đích kiểm tra, thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng thông qua dự trữ bắt buộc từ đó có thể có các biện pháp cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng; tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng để hỗ trợ cho các đối tượng cụ thể theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. + Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện các giao dịch cho Kho bạc Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước => Đảm bảo thanh toán điện tử và cung ứng ngoại tệ (nếu cần) giữa kho bạc cấp địa phương và Kho bạc Nhà nước ngoài ra còn có thể dễ thực hiện hoạt động thanh kiểm tra, phòng chống tham nhũng 2.2. Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia => Bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; quản lý hoạt động ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tỷ giá hợp lý và đảm bảo giá trị của đồng tiền; ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính để bình ổn lạm phát, tránh xảy ra khủng hoảng tài chính, giúp thị trường tài chính phát triển ổn định, tăng khả năng lưu thông vốn giúp cho nền kinh tế phát triển; quản lý các phương tiện thanh toán giúp ổn định giá cả của tiền và các vật giá 5 trị khác; tiêu huỷ, phòng ngừa tiền giả nhằm tránh lạm phát và mất niềm tin của nhân dân vào nhà nước. 2.3. Dịch vụ ngân quỹ Mục đích chính để hỗ trợ và quản lý tài chính của chính phủ và các tổ chức tài chính trong nước + Quản lý nguồn tiền tệ của chính phủ: Ngân quỹ của NHNN được sử dụng để quản lý nguồn tiền tệ của chính phủ. Chính phủ sử dụng ngân quỹ để quản lý tài khoản tiền tệ của mình và đảm bảo sự ổn định của nguồn cung tiền tệ. Khi cần tiền để chi tiêu, chính phủ sẽ rút tiền từ ngân quỹ. Ngược lại, khi chính phủ có dư tiền, sẽ gửi tiền vào ngân quỹ. Nhờ vậy, ngân quỹ giúp đảm bảo sự ổn định của nguồn cung tiền tệ và hạn chế rủi ro về tiền tệ. + Hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng trong nước: Ngân quỹ của NHNN cung cấp cho các tổ chức tín dụng trong nước một nguồn tiền vay để giải quyết vấn đề thanh khoản hoặc đảm bảo tính ổn định của hoạt động kinh doanh. Những tổ chức này có thể vay tiền từ ngân quỹ với lãi suất thấp hơn so với thị trường. Điều này giúp giảm chi phí vốn và tăng khả năng hoạt động của các tổ chức tín dụng. + Quản lý các quỹ đầu tư của chính phủ: Ngân quỹ của NHNN cũng được sử dụng để quản lý các quỹ đầu tư của chính phủ. Chính phủ sử dụng ngân quỹ để đầu tư vào các khoản đầu tư, nhằm tăng trưởng kinh tế và đảm bảo lợi ích của chính phủ. Các khoản đầu tư này có thể là đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu hoặc đầu tư vào các ngành kinh tế khác. + Cung cấp dịch vụ cho các tổ chức tài chính khác: Ngoài các tổ chức tín dụng trong nước, ngân quỹ của NHNN còn cung cấp dịch vụ cho các tổ chức tài chính khác như quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm và các quỹ đầu tư khác. Các tổ chức này cũng có nhu cầu vay ti 6 2.4. Đại lý cho Kho bạc Nhà nước + Thu và chi ngân sách Nhà nước: thực hiện việc thu các khoản thu ngân sách nhà nước từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân và chi ngân sách nhà nước để đảm bảo ngân sách Nhà nước được quản lý, sử dụng hiệu quả. + Thực hiện các nhiệm vụ về tài chính: thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tài chính của Nhà nước như phát hành và quản lý tiền tệ, quản lý nợ công, quản lý tài sản của Nhà nước, v.v. + Hỗ trợ việc thanh toán và chuyển khoản: cung cấp các dịch vụ liên quan đến thanh toán và chuyển khoản để hỗ trợ cho các hoạt động thương mại, kinh doanh, tài chính, v.v. + Quản lý nợ xấu: cũng có nhiệm vụ quản lý và giải quyết các nợ xấu của Nhà nước để đảm bảo việc quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước được đúng quy định. 2.5. Mục đích khác Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn có một số mục đích khác trong hoạt động Đại lý cho Kho bạc Nhà nước, bao gồm: + Hỗ trợ giải quyết vấn đề nợ xấu của các ngân hàng: được ủy quyền để giải quyết các khoản nợ xấu của các ngân hàng thương mại, giúp các ngân hàng này giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định trong hoạt động. + Cung cấp dịch vụ cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân: cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài chính, ngân hàng cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác trong xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khác + Thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước: cũng thực hiện các chính sách và biện pháp liên quan đến tiền tệ của Nhà nước như quản lý tỷ giá, thực hiện các chính sách điều tiết tiền tệ, tăng cường ổn định hệ thống tài chính, v.v. 7 + Điều hành và quản lý hệ thống thanh toán quốc gia: cũng có nhiệm vụ điều hành và quản lý hệ thống thanh toán quốc gia, đảm bảo việc thanh toán trong nước và quốc tế được thực hiện an toàn, nhanh chóng, hiệu quả và tiện lợi cho các chủ thể kinh tế khác nhau. + Đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội: Hoạt động Đại lý cho Kho bạc Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. 3. CÔNG CỤ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG 3.1. Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế theo những yêu cầu, giấy tờ, thủ tục được quy định tại ngân hàng đó. Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước có thể mở tài khoản và thực hiện giao dịch cho tổ chức tín dụng và kho bạc nhà nước với hồ sơ và thủ tục cụ thể được quy định tại Thông tư 23/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN) như sau: Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-NHNN về nội dung này như sau: Đối tượng mở tài khoản thanh toán 1. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán cho các tổ chức sau: a) Tổ chức tín dụng (trụ sở chính); b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; c) Kho bạc Nhà nước Trung ương. 2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) mở tài khoản thanh toán cho 8 các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Hồ sơ mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước: Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN) về nội dung này như sau: - Hồ sơ mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước gồm: + Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán kèm bản đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký (theo Phụ lục số 01 và Phụ lục số 02 đính kèm Thông tư 23/2014/TTNHNN) do người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản ký tên, đóng dấu; + Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản thanh toán và thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó; + Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản thanh toán và thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó; + Văn bản hoặc quyết định bổ nhiệm và thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch với Ngân hàng Nhà nước. Các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán quy định trên là bản chính hoặc bản sao. Nếu giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng theo quy định của pháp luật. Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước: Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 23/2014/TT-NHNN về thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước như sau: 9 - Khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, tổ chức mở tài khoản thanh toán lập 01 (một) bộ hồ sơ tại mục 1.2 gửi đến Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán. - Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phải kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ và đối chiếu với các yếu tố đã kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán, đảm bảo sự khớp đúng, chính xác. Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao mà không phải là bản sao được chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì tổ chức mở tài khoản thanh toán phải xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính. - Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán của tổ chức mở tài khoản thanh toán, Ngân hàng Nhà nước phải giải quyết việc mở tài khoản thanh toán như sau: + Trường hợp hồ sơ mở tài khoản thanh toán đầy đủ và hợp lệ, các yếu tố kê khai tại Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán khớp đúng với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước mở tài khoản thanh toán và thông báo cho khách hàng biết về số hiệu và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán; + Trường hợp hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, chưa hợp lệ hoặc còn có sự sai lệch giữa các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán với các giấy tờ liên quan trong hồ sơ thì: Ngân hàng Nhà nước thông báo cho khách hàng biết để hoàn thiện hồ sơ, gửi Ngân hàng Nhà nước xem xét, giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư 23/2014/TT-NHNN; 10 + Trường hợp Ngân hàng Nhà nước từ chối mở tài khoản thanh toán thì phải thông báo lý do cho khách hàng biết. 3.2. Ngân hàng Nhà nước tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia Theo quyết định “Ban hành chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020 số 1490/QĐ-NHNN, ngân hàng nhà nướcc xác định các hệ thống thanh toán quan trọng và thực hiện tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát 4 loại hệ thống thanh toán sau: - Hệ thống thanh toán liên ngân hàng (IBPS) - Hệ thống thanh toán ngoại tệ (Hệ thống VCB-Money, SWIFT và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ngoại tệ). - Hệ thống thanh toán bán lẻ (Hệ thống chuyển mạch, thanh toán thẻ qua ATM, POS; các dịch vụ thanh toán của tô chức cung ứng dịch vụ thanh toán như: thanh toán tại quầy giao dịch, thanh toán qua internet, thanh toán qua điện - thoại di động, các dịch vụ trung gian thanh toán...). - Hệ thống thanh toán chứng khoán (Hệ thống quyết toán tiền của các giao dịch chứng khoán). ● Cách thức tiến hành quản lý, giám sát: 1. Quản lý, vận hành, giám sát từ xa - Quản lý, giám sát trực tuyến thông qua sử dụng các phần mềm, thực hiện truy cập từ xa vào các thông tin, dữ liệu hoạt động của hệ thống thanh toán trên nguyên tắc đảm bảo tính an toàn, bảo mật thông tin và không làm gián đoạn hay ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của hệ thống. - Phân tích, tổng hợp thông tin từ các báo cáo định kỳ và báo cáo sự cố...của đơn vị quản lý, vận hành và các thành viên tham gia hệ thống thanh toán qua các kênh thông tin, báo cáo khác nhau. 11 - Thu thập, xử lý các nguồn thông tin liên quan qua các phương tiện thông tin đại chúng. - Thực hiện các cuộc khảo sát, điều tra. - Hợp tác, chia sẻ thông tin với các đơn vị liên quan khác. 2. Quản lý, vận hành, giám sát tại chỗ - Cán bộ giám sát làm việc trực tiếp với đơn vị quản lý, vận hành và các thành viên tham gia hệ thống hoặc giám sát tại địa điểm tổ chức trung tâm quản lý, vận hành và tại các thành viên tham gia hệ thống. - Kiểm tra định kỳ hoặc bất thường hoạt động của hệ thống tại địa điểm tổ chức trung tâm quản lý, vận hành hoặc tại các thành viên tham gia hệ thống. - Thông qua các kênh thông tin liên lạc (điện thoại, tin nhắn...) tương tác trực tiếp với đơn vị quản lý, vận hành hoặc với các thành viên tham gia hệ thống. ● Tổ chức thực hiện việc quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia Từ năm 2008, NHNN đã thành lập đơn vị chuyên trách về giám sát các hệ thống thanh toán thuộc Vụ Thanh toán, độc lập với các đơn vị vận hành hệ thống. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Vụ Thanh toán đã phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, từng bước triển khai thực hiện chức năng giám sát đối với các hệ thống thanh toán của Việt Nam 1. Vụ Thanh toán Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán, cụ thể: - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu số liệu giám sát chỉ tiết đối với từng hệ thống thanh toán và phương tiện thanh toán quan trọng chịu sự giám sát của NHNN. Đồng thời, phối hợp Cục Công nghệ tin học, Vụ Dự báo thống kê phát triển phần mềm khai thác số liệu phục vụ công tác giám sát. 12 - Yêu cầu đơn vị vận hành, các thành viên tham gia và các đơn vị cung cấp dịch vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, dữ liệu liên quan để phân tích và báo cáo, đề xuất với Thống đốc NHNN biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh. - Xác định nhu cầu về nguồn lực (con người, trang bị kỹ thuật và tài chính) phù hợp với nội dung, lộ trình triển khai hoạt động giám sát và đề xuất biện pháp đáp ứng. - Tổ chức thực hiện đánh giá sự tuân thủ của các hệ thống thanh toán theo các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế. theo hướng phù hợp với yêu cầu giám sát của Ngân hàng Trung ương theo thông lệ quốc tế. - Báo cáo và tham mưu cho Thống đốc NHNN về việc vận hành, chính sách và các vấn đề liên quan đến giám sát các hệ thống thanh toán; sự phù hợp của thiết kế, quy trình và hiệu suất hoạt động của các hệ thống thanh toán dựa trên các nguyên tắc, chuẩn mực - Trình Thống đốc NHNN cho phép công bố số liệu hoạt động của các hệ thống thanh toán chịu sự giám sát trên website NHNN theo quy định và thông lệ quốc tế. 2. Cục Công nghệ tin học - Phối hợp với Vụ Thanh toán trang bị hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát - Phối hợp với Vụ Thanh toán trong việc giám sát các hệ thống thanh toán (liên quan đến đánh giá các rủi ro về vận hành, cơ sở hạ tầng kỹ thuật thanh toán). - Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin và phối hợp với Vụ Thanh toán trong việc giám sát Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. 3. Vụ Dự báo, thống kê Phối hợp với Vụ Thanh toán, Cục Công nghệ tin học nghiên cứu bổ sung chỉ tiêu giám sát vào chế độ báo cáo thống kê và phát triển phần mềm khai thác các chỉ tiêu số liệu đó phục vụ công tác giám sát. 4. Sở giao dịch - Ngân hàng Nhà nước - Phối hợp với Vụ Thanh toán trong việc giám sát các hệ thống thanh toán (liên quan đến đánh giá các rủi ro về vận hành, thanh khoản, tín dụng). 13 - Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu (về tình hình hoạt động thanh toán, tình hình thanh khoản hàng ngày của các ngân hàng thành viên) và phối hợp với Vụ Thanh toán trong việc giám sát Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. 5. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Phối hợp, chia sẻ thông tin liên quan đến hoạt động của các ngân hàng thành viên hệ thống thanh toán khi có đề nghị của Vụ Thanh toán - Phối hợp với Vụ Thanh toán định kỳ hoặc khi cần thiết tổ chức kiểm tra tại chỗ đối với các đơn vị quản lý, vận hành và tham gia hệ thống thanh toán; xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động của hệ thống thanh toán. 6. Vụ Tổ chức cán bộ - Phối hợp với Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ giám sát, cử cán bộ giám sát tham gia hội thảo, hội nghị quốc tế khảo sát tại Ngân hàng Trung ương các nước trong khu vực và trên thế giới đề học hỏi kinh nghiệm, tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực giám sát hệ thống thanh toán. 7. Các tổ chức, đơn vị quản lý, vận hành và tham gia hệ thống thanh toán - Thực hiện báo cáo các thông tin chỉ tiết cùng các tài liệu dự án khi có các thay đỗi liên quan đến thiết kế và cầu trúc hệ thống thanh toán của mình. - Ban hành các quy định nội bộ về kiểm soát rủi ro và đảm bảo sự hoạt động liên tục của hệ thống và gửi NHNN (Vụ Thanh toán) để báo cáo, làm cơ sở cho hoạt động đánh giá và giám sát. - Cung cấp thông tin liên quan hoạt động của hệ thống theo yêu cầu của NHNN (tham chiếu thông tin cơ bản theo Phụ lục 2). - Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo tình hình hoạt động thanh toán của mình về NHNN (Vụ Thanh toán) - Tự thực hiện đánh giá sự tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực đối với hệ thống thanh toán theo yêu cầu của NHNN; báo cáo, cung cấp thông tin và phối hợp với NHNN (Vụ Thanh toán) thực hiện đánh giá sự tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực. - Chấp hành các quy định và thực hiện các khuyến nghị về giám sát của NHNN. 14 a. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố - Thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các dịch vụ thanh toán thẻ, hoạt động của mạng lưới ATM, POS của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên địa bản, đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN và xử lý các vi phạm liên quan. - Thực hiện báo cáo NHNN (Vụ Thanh toán) theo quy định vả khi có yêu cầu đột xuất của NHNN (Vụ Thanh toán) liên quan đến hoạt động thanh toán trên địa bàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có nhiệm vụ quản lý và giám sát các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế Việt Nam, bao gồm các phương tiện thanh toán như tiền mặt, chuyển khoản, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các phương thức thanh toán điện tử khác. Từ năm 2008, NHNN đã thành lập đơn vị chuyên trách về giám sát các hệ thống thanh toán thuộc Vụ Thanh toán, độc lập với các đơn vị vận hành hệ thống. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, Vụ Thanh toán đã phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, từng bước triển khai thực hiện chức năng giám sát đối với các hệ thống thanh toán của Việt Nam theo hướng phù hợp với yêu cầu giám sát của Ngân hàng Trung ương theo thông lệ quốc tế. Cụ thể: - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu số liệu về các hệ thống thanh toán, thiết lập các kênh thu thập thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các hệ thống thanh toán theo thông lệ quốc tế, xây dựng các báo cáo về giám sát và hoạt động của hệ thống thanh toán theo định kỳ. - Tổ chức thực hiện giám sát các hệ thống thanh toán: + Giám sát Hệ thống IBPS (giám sát trực tuyến, tổng hợp phân tích toàn bộ thông tin, kết quả và báo cáo về hoạt động của IBPS hàng ngày và giám sát tuân thủ); + Giám sát Hệ thống thanh toán bán lẻ; + Xây dựng báo cáo định kỳ 6 tháng về các hệ thống thanh toán khác. - Đưa ra các quy định pháp luật về thanh toán: NHNN ban hành các quy định pháp luật về thanh toán như Luật Ngân hàng, Nghị định về thanh toán điện tử, Thông tư 15 hướng dẫn về chuyển khoản, và các văn bản hướng dẫn khác. Các quy định này quy định các nguyên tắc và tiêu chuẩn cần phải tuân thủ trong hoạt động thanh toán. - Cấp phép cho các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán: NHNN cấp phép cho các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán như ngân hàng, công ty thẻ và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử khác. Các tổ chức này phải đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu về vốn điều lệ, hệ thống quản lý rủi ro và bảo mật thông tin. - Giám sát hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán: NHNN thường xuyên kiểm tra và giám sát hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán để đảm bảo các hoạt động của họ tuân thủ các quy định pháp luật và các tiêu chuẩn được đặt ra. Các kiểm tra này có thể được thực hiện bằng cách kiểm tra tài chính, hệ thống an ninh thông tin và các quy trình thanh toán khác. - Quản lý hệ thống thanh toán quốc gia: NHNN quản lý và điều hành hệ thống thanh toán quốc gia bao gồm hệ thống chuyển khoản ngân hàng và hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Hệ thống này đảm bảo các khoản thanh toán được thực hiện một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả. - Xử lý các vi phạm trong hoạt động thanh toán: NHNN có thẩm quyền trong việc xử lý các vi phạm trong hoạt động thanh toán bằng cách cảnh cáo và yêu cầu khắc phục. Đối với các vi phạm nhỏ, NHNN có thể đưa ra cảnh cáo và yêu cầu tổ chức hoặc cá nhân liên quan khắc phục vi phạm trong thời hạn nhất định. Xử phạt vi phạm hành chính: Đối với các vi phạm nghiêm trọng hơn, NHNN có thể áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính như phạt tiền hoặc tạm ngừng hoạt động 3.3. Dịch vụ ngân quỹ Theo điều 5 Nghị định quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước số: 24/2016/NĐ-CP, Việc quản lý ngân quỹ nhà nước được thực hiện theo phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước quý, năm được Bộ Tài chính phê duyệt. Phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: 16 - Dự kiến thu, dự kiến chi và xác định nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi hoặc ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt trong quý, năm. - Dự kiến hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi (nếu có) đối với từng đối tượng cụ thể. - Các biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt (nếu có). - Xác định định mức tồn ngân quỹ nhà nước tối thiểu trong quý. Định kỳ, trước ngày 20 tháng cuối quý, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ Tài chính phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước quý sau; Bộ Tài chính phê duyệt trước ngày 01 tháng đầu tiên của quý sau. Đối với phương án Điều hành ngân quỹ nhà nước năm, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 12 năm trước; Bộ Tài chính phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 của năm sau. Dự báo thu và dự báo chi của ngân quỹ nhà nước: - Dự báo thu ngân quỹ nhà nước bao gồm: Dự báo thu và vay của ngân sách nhà nước; dự báo thu của các đơn vị giao dịch có tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước phát sinh trong kỳ dự báo; các Khoản sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi đến hạn thu hồi. - Dự báo chi ngân quỹ nhà nước bao gồm: Dự báo chi và trả nợ vay của ngân sách nhà nước; dự báo chi của các đơn vị giao dịch có tài Khoản tại Kho bạc Nhà nước phát sinh trong kỳ dự báo; các Khoản phải trả nợ vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt đến hạn phải trả. Ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi được sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau: - Tạm ứng cho ngân sách trung ương. - Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh. - Gửi có kỳ hạn các Khoản ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi tại các ngân hàng thương mại có mức độ an toàn cao theo xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước Việt 17 Nam; trong đó, ưu tiên gửi tại ngân hàng thương mại có tính an toàn cao hơn, khả năng thanh Khoản tốt hơn và có mức lãi suất cao hơn. - Mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ. Trong trường hợp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt: 1. Ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được bù đắp từ các nguồn sau: - Phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Thu hồi trước hạn các Khoản đang gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại. 2. Số tiền vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được hạch toán riêng và không tính vào bội chi ngân sách nhà nước. Chi trả lãi vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được tính trong chi nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước; không thực hiện cấp phát từ ngân sách nhà nước đối với Khoản chi trả lãi này. 3. Việc phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt có các kỳ hạn tối đa không quá 03 tháng. Quy trình, thủ tục về phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được thực hiện theo quy định hiện hành về việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Trong đó: - Toàn bộ số tiền thu được từ việc phát hành tín phiếu kho bạc bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt được sử dụng để đảm bảo khả năng thanh Khoản của Kho bạc Nhà nước. - Kho bạc Nhà nước quản lý, sử dụng vốn phát hành tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt; bố trí nguồn để hoàn trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn. - Các Khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán tín phiếu kho bạc để bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt là một Khoản chi nghiệp vụ quản lý ngân quỹ nhà nước. Mức phí chi trả được thực hiện theo mức phí đấu thầu tín phiếu kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 18 4. Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước quyết định các biện pháp xử lý ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước số: 24/2016/NĐ-CP Các khoản thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước bao gồm: - Các Khoản thu từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm: + Thu lãi từ các hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước + Các Khoản thu phí thanh toán của các đơn vị, tổ chức kinh tế + Các Khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật - Các Khoản chi cho hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước, bao gồm: + Chi trả lãi và các Khoản chi phí phát sinh trong quá trình phát hành, thanh toán Khoản vay bù đắp ngân quỹ nhà nước tạm thời thiếu hụt + Chi trả phí thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại + Chi trả lãi cho các quỹ và tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế tại Kho bạc Nhà nước. - Các Khoản thu, chi từ hoạt động quản lý ngân quỹ nhà nước được hạch toán, tổng hợp vào thu, chi nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước theo cơ chế tài chính của Kho bạc Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quy định. 3.4. Đại lý cho Kho bạc Nhà nước Ngân hàng Nhà nước làm đại lý cho Kho bạc Nhà nước trong việc tổ chức đấu thầu, phát hành, lưu ký và thanh toán tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc; Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Theo Thông tư liên tịch số 106/2012/TTLT-BTC-NHNN ngày 28/6/2012 của Bô ̣ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn phát hành tín phiế u kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước Viê ̣t Nam, phát hành tín phiế u được thực hiện theo phương thức đấ u thầ u qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và phát hành tín phiế u trực tiế p cho Ngân hàng Nhà nước. 19 Tín phiế u kho bạc sau khi phát hành theo phương thức đầ u thầ u qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước sẽ được đăng ký, lưu ký tâ ̣p trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Viê ̣t Nam; niêm yế t và giao dịch tâ ̣p trung tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nô ̣i; bù trừ, thanh toán giao dịch qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Viê ̣t Nam. Cách thức tiến hành được quy định như sau: - Tổ chức đấu thầu: NHNN có trách nhiệm giúp Kho bạc Nhà nước tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc để tạo điều kiện thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia, đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả. - Phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc: NHNN là đại lý phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc thực hiện theo quy định của pháp luật. NHNN có trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến phát hành, bao gồm lập hồ sơ phát hành, kiểm tra và xác nhận đăng ký phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc. - Lưu ký tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc: NHNN là đại lý lưu ký tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản và thông tin liên quan đến tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc. - Thanh toán tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc: NHNN là đại lý thanh toán tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và có trách nhiệm thực hiện việc thanh toán theo quy định của pháp luật. NHNN phải đảm bảo tính chính xác và an toàn của các thông tin liên quan đến thanh toán tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc. - Báo cáo và cung cấp thông tin: NHNN có trách nhiệm báo cáo về việc tổ chức đấu thầu, phát hành, lưu ký và thanh toán tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, cung cấp thông tin liên quan đến tài sản, giao dịch cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. 4. LƯU Ý KHI THỰC HIỆN 4.1. Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản Căn cứ Thông tư số 23/2014/TT-NHNN và Thông tư sửa đổi 16/2020/TT-NHNN 20 - Khoản 5 Điều 3 “5. Số dư trên tài khoản thanh toán được tính lãi theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn áp dụng cho tài khoản thanh toán. Mức lãi suất do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ấn định và niêm yết công khai phù hợp với quy định của pháp luật.” - Điều 13a. Thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán 1. Thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau đây: a) Số văn bản (nếu có), thời điểm (ngày, tháng, năm) lập thỏa thuận; b) Tên ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; c) Tên chủ tài khoản, họ và tên người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản (nếu chủ tài khoản là tổ chức), họ và tên người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản (nếu chủ tài khoản là cá nhân thuộc đối tượng quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều 11 Thông tư này); d) Các nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên; đ) Quy định về phí (các loại phí, mức phí (nếu có), việc thay đổi về phí); e) Việc cung cấp thông tin và hình thức thông báo cho chủ tài khoản biết về: số dư và các giao dịch phát sinh trên tài khoản thanh toán, việc tài khoản thanh toán bị tạm khóa, phong tỏa và các thông tin cần thiết khác trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán; g) Các trường hợp tạm khóa, ngừng tạm khóa và phong tỏa, chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán, trong đó có trường hợp tạm khóa, phong tỏa tài khoản thanh toán khi phát hiện có sai lệch hoặc có dấu hiệu bất thường giữa các thông tin nhận biết khách hàng với các yếu tố sinh trắc học của khách hàng trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14a Thông tư này; h) Phạm vi sử dụng, hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán và các trường hợp tạm dừng, từ chối thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản; i) Việc sử dụng tài khoản thanh toán để chi trả các khoản thanh toán thường xuyên, định kỳ theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc việc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, tiền lãi và các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý tài khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán; 21 k) Việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong sử dụng tài khoản thanh toán; l) Phương thức tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại; thời hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại và việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại theo quy định tại Điều 15a Thông tư này; m) Các trường hợp đóng tài khoản thanh toán và việc xử lý số dư còn lại khi thực hiện đóng tài khoản thanh toán; n) Trường hợp các chủ thể đứng tên mở tài khoản chung chưa có văn bản theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 12 thì trong thoả thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán phải có nội dung về việc quản lý và sử dụng tài khoản thanh toán chung của các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung. 4.2. Dịch vụ ngân quỹ - Căn cứ theo khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định 24/2016/NĐ-CP quy định các hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi sắp xếp theo thứ tự ưu tiên gồm: + Tạm ứng cho ngân sách trung ương (thời hạn không quá 01 năm, được gia hạn tối đa không quá 01 năm). + Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh (thời hạn không quá 01 năm, được gia hạn tối đa không quá 01 năm). + Gửi có kỳ hạn (kỳ hạn không quá 03 tháng) tại các NHTM có mức độ an toàn cao theo xếp hạng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. + Mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ (kỳ hạn không quá 03 tháng). - Rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước: Nghị định 24/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Rủi ro trong hoạt động sử dụng ngân quỹ nhà nước là rủi ro phát sinh khi các khoản sử dụng ngân quỹ tạm thời nhàn rỗi không có khả năng thu hồi kịp thời và đầy đủ (gốc, lãi) khi đến hạn, hoặc do có sự biến động bất lợi về lãi suất trên thị trường tiền tệ hoặc sự biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái. Để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động sử dụng quỹ nhà nước, cần tập trung thực hiện các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp. 22 - Về quản lý rủi ro tín dụng Việc xét duyệt hồ sơ tạm ứng phải được thực hiện kỹ lưỡng, đúng quy trình, thủ tục và phải qua ít nhất phải trải qua 2 vòng kiểm soát: Vòng của bộ phận trực tiếp thụ lý hồ sơ giải quyết công việc và vòng của bộ phận quản lý rủi ro. Để đảm bảo hạn mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho NSNN theo đúng quy định, trường hợp các tỉnh có khoản tạm ứng quá hạn, KBNN cần có văn bản đôn đốc hoàn trả tạm ứng, thực hiện thu phí quá hạn đối với các khoản tạm ứng quá hạn của ngân sách cấp tỉnh, áp dụng chế tài với trường hợp chậm trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước Đối với các khoản tiền gửi tại NHTM, rủi ro tín dụng được kiểm soát và giảm thiểu thông qua việc thiết lập giới hạn về đối tượng tín dụng, hạn mức tín dụng và phân tán rủi ro tín dụng: Không gửi tiền tập trung tại một NHTM, cùng một kỳ hạn mà phải gửi tại từ ít nhất 02 ngân hàng trở lên với các kỳ hạn khác nhau; Khối lượng tiền gửi, kỳ hạn gửi tại các ngân hàng cho từng lần gửi được tính toán dựa trên xếp hạng chất lượng tín dụng, lãi suất chào của ngân hàng nhưng không được vượt quá các hạn mức đã nêu ở trên. Đối với các khoản mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ, hạn mức sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ, tối đa không vượt quá 10% khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi trong quý. - Về quản lý rủi ro thị trường Cần lập bảng theo dõi thời hạn phải thực hiện các nghĩa vụ thanh toán, thời gian đáo hạn của các khoản đầu tư; Tính toán để cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cũng như thu hẹp khoảng cách giữa kỳ hạn, loại tiền của khoản huy động và khoản đầu tư nhằm hạn chế tối đa những rủi ro gây ra bởi thay đổi về tỷ giá và lãi suất. Bên cạnh đó, tìm hiểu chu kỳ, tập quán của thị trường giao dịch repo để xác định thời điểm mua lại có kỳ hạn trái phiếu chính phủ với lãi suất có lợi nhất. - Về quản lý rủi ro tác nghiệp Cần nâng cao chất lượng dự báo luồng tiền, xây dựng bản tin nợ công theo dõi và cung cấp thông tin về tình hình vay, trả nợ vay và số dư nợ vay của ngân sách trung ương, 23 ngân sách cấp tỉnh (chi tiết đến từng đơn vị, từng khoản vay), qua đó, giúp thuận tiện trong tra cứu thông tin về số dư nợ vay của các tỉnh khi làm thủ tục xét duyệt các khoản vay của ngân sách các tỉnh. Sổ cẩm nang cán bộ, công chức, gồm hệ thống các văn bản hướng dẫn các chuẩn mực của ngành, quy chế làm việc của cơ quan KBNN, các quy trình/thủ tục thực hiện nghiệp vụ, bản mô tả vị trí công việc... sẽ giúp cán bộ công chức hiểu rõ các yêu cầu về đạo đức, tác phong, trình tự thực hiện công việc, phạm vi thẩm quyền, trách nhiệm... trước, trong và sau khi thực hiện công việc. 4.3. Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia Sự giám sát hệ thống hiệu quả gắn với mối quan hệ giữa các định chế nhất định cùng với tổ chức vận hành hệ thống, mà mục tiêu của giám sát là sự an toàn và hiệu quả của hệ thống về mặt tổng thể, nên nó nhấn mạnh vào các mối quan hệ tương tác giữa các định chế thành viên của một hệ thống thanh toán cụ thể nào đó. Khái niệm giám sát các hệ thống thanh toán và quyết toán phân biệt với thanh tra trên cơ sở rủi ro là công cụ nhấn mạnh chủ yếu và sự lành mạnh của từng định chế tài chính. Theo Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), một số nguyên tắc mà hoạt động giám sát hệ thống phải tuân thủ lưu ý: Minh bạch: NHTW phải thiết lập một cách công khai các chính sách giám sát, bao gồm cả các yêu cầu hay chuẩn mực đối với các hệ thống thanh toán và những tiêu thức để xác định xem hệ thống nào phải áp dụng; Tuân thủ thông lệ quốc tế: NHTW phải thông qua các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung đối với các hệ thống thanh toán và quyết toán; Hiệu lực và năng lực: NHTW phải có đủ thẩm quyền và năng lực để đảm nhận các trách nhiệm giám sát của mình một cách hiệu quả; Sự nhất quán: Các chuẩn mực giám sát phải được áp dụng một nhất quán với các hệ thống thanh toán và quyết toán tương đồng, kể cả hệ thống do NHTW vận hành; Phối hợp với các cơ quan chức năng khác: NHTW, với mục tiêu thúc đẩy sự an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán, phải phối hợp với các cơ quan hữu quan khác. 24 Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS) của NHNN đã cơ bản đáp ứng nhu cầu thanh toán của hệ thống các TCTD về tốc độ và dung lượng xử lý giao dịch, độ an toàn và bảo mật, là cơ sở để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán cho khách hàng, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Các thành viên đóng phí tham dự hệ thống để bù đắp một phần chi phí do NHNN thực hiện dịch vụ thanh toán cho các TCTD như một hình thức dịch vụ công. Thành viên tham gia IBPS phải là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và phải tuân thủ các điều kiện theo quy định hiện hành. Thành viên Hệ thống TTĐTLNH là tổ chức được Ban điều hành Hệ thống TTĐTLNH cho phép kết nối trực tiếp tham gia Hệ thống TTĐTLNH; - Đơn vị thành viên Hệ thống TTĐTLNH là tổ chức trực thuộc thành viên Hệ thống TTĐTLNH được Ban điều hành Hệ thống TTĐTLNH cho phép kết nối trực tiếp tham gia Hệ thống TTĐTLNH; - Thành viên tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn là tổ chức được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép tham gia Hệ thống thanh toán bù trừ trên địa bàn. 4.4. Đại lý cho Kho bạc Nhà nước Điều 4. Chủ thể phát hành 1. Chủ thể phát hành tín phiếu là Bộ Tài chính. 2. Bộ Tài chính uỷ quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành tín phiếu theo quy định tại Thông tư này Theo Thông tư liên tịch số 106/2012/TTLT-BTC-NHNN ngày 28/6/2012 của Bô ̣ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn phát hành tín phiế u kho bạc qua Ngân hàng Nhà nước Viê ̣t Nam, phát hành tín phiế u được thực hiện theo phương thức đấ u thầ u qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước và phát hành tín phiế u trực tiế p cho Ngân hàng Nhà nước. Điều 10. Nguyên tắc tổ chức đấu thầu 25 1. Giữ bí mật mọi thông tin dự thầu của thành viên đấu thầu và các thông tin liên quan đến khung lãi suất của Bộ Tài chính. 2. Thực hiện công khai, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật. 3. Trường hợp phiên đấu thầu được tổ chức theo hình thức kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư này thì phải đảm bảo tổng khối lượng tín phiếu phát hành cho thành viên dự thầu không cạnh tranh lãi suất không vượt quá 30% tổng khối lượng tín phiếu gọi thầu trong phiên đấu thầu. Điều 17. Đăng ký và lưu ký tín phiếu 1. Tín phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Tín phiếu phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước. 2. Căn cứ vào văn bản thông báo về việc phát hành tín phiếu của Kho bạc Nhà nước và văn bản thông báo về kết quả đấu thầu của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký tín phiếu trong ngày thanh toán tiền mua tín phiếu. 3. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện lưu ký tín phiếu vào tài khoản của chủ sở hữu sau khi nhận được văn bản xác nhận hoàn tất thanh toán tiền mua tín phiếu của Kho bạc Nhà nước. 4. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam gửi văn bản thông báo đăng ký tín phiếu đến Sở Giao dịch Chứng khoán để thực hiện niêm yết tín phiếu. 5. Việc hủy đăng ký các tín phiếu không thực hiện thanh toán được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thực hiện căn cứ vào văn bản thông báo hủy kết quả phát hành tín phiếu của Kho bạc Nhà nước Điều 18. Niêm yết và giao dịch tín phiếu 26 1. Tín phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước được niêm yết và giao dịch tập trung tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Riêng tín phiếu phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc Nhà nước. 2. Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện niêm yết tín phiếu căn cứ vào văn bản thông báo về việc đăng ký tín phiếu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Tín phiếu được niêm yết chậm nhất vào ngày thanh toán tiền mua tín phiếu. 3. Sau khi được niêm yết, tín phiếu được giao dịch chậm nhất vào ngày làm việc liền kề thứ hai sau ngày thanh toán tiền mua tín phiếu. 4. Việc hủy niêm yết các tín phiếu không thực hiện thanh toán tiền mua tín phiếu được Sở Giao dịch Chứng khoán thực hiện căn cứ vào văn bản thông báo hủy kết quả phát hành của Kho bạc Nhà nước và văn bản thông báo hủy đăng ký các tín phiếu không thực hiện thanh toán tiền mua tín phiếu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Điều 19. Thanh toán tín phiếu khi đến hạn 1. Ngân sách Trung ương đảm bảo nguồn thanh toán khi tín phiếu đến hạn. 2. Quy trình thanh toán tín phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước: a) Chậm nhất vào ngày 25 hàng tháng, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thông báo cho Kho bạc Nhà nước số tiền thanh toán tín phiếu trong tháng tiếp theo và ngày thanh toán (nếu có). b) Chậm nhất vào 11 giờ 30 phút ngày thanh toán tín phiếu, Kho bạc Nhà nước bảo đảm toàn bộ tiền thanh toán tín phiếu trong ngày thanh toán được chuyển và ghi có vào tài khoản do Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thông báo. c) Trong ngày thanh toán tín phiếu, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thông qua thành viên lưu ký thực hiện chuyển tiền thanh toán tín phiếu cho chủ sở hữu tín phiếu xác định tại ngày đăng ký cuối cùng. 27 d) Trường hợp Kho bạc Nhà nước chuyển tiền thanh toán tín phiếu vào tài khoản thông báo của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam chậm so với quy định tại điểm b Khoản này, Kho bạc Nhà nước sẽ phải chịu trả tiền lãi chậm thanh toán theo thông báo của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. Lãi chậm thanh toán sẽ được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam phân bổ để chuyển vào tài khoản của chủ sở hữu tín phiếu theo tỷ lệ tín phiếu sở hữu. Lãi chậm thanh toán xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 15 Thông tư này. đ) Trường hợp Kho bạc Nhà nước chuyển tiền thanh toán tín phiếu vào tài khoản thông báo của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam đúng thời gian quy định tại điểm b Khoản này nhưng Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam chuyển tiền thanh toán tín phiếu vào tài khoản của chủ sở hữu tín phiếu sau ngày thanh toán tín phiếu, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam sẽ phải trả lãi chậm thanh toán trả cho chủ sở hữu tín phiếu. Lãi chậm thanh toán được xác định theo nguyên tắc quy định tại Điều 15 Thông tư này. Điều 20. Phí tổ chức phát hành, thanh toán tín phiếu 1. Ngân sách Trung ương đảm bảo nguồn để thanh toán phí tổ chức phát hành, phí thanh toán tín phiếu. Trong vòng mười (10) ngày làm việc đầu tiên hàng tháng, căn cứ khối lượng phát hành và thanh toán tín phiếu của tháng liền kề trước, Kho bạc Nhà nước chủ động lập lệnh trích tài khoản Ngân sách Nhà nước để chi trả kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng. 2. Phí tổ chức phát hành và thanh toán tín phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu qua Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước được thanh toán cho các tổ chức như sau: a) 0,01% giá trị danh nghĩa tín phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu được chi trả cho Kho bạc Nhà nước; b) 0,01% giá trị danh nghĩa tín phiếu phát hành theo phương thức đấu thầu được chi trả cho Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước; c) 0,01% giá trị tín phiếu thực thanh toán được chi trả cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam. 28 d) Kho bạc Nhà nước được sử dụng phí phát hành tín phiếu theo phương thức đấu thầu như đối với phí phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ theo quy định tại Khoản 5 Điều 40 Thông tư số 111/2015/TT-BTC ngày 28/07/2015 hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). đ) Phí thanh toán tín phiếu là doanh thu của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và được quản lý và sử dụng theo đúng cơ chế tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan. 29