Uploaded by dlwlrma Nguyen

Copy of Pháp luật tc-nh tìm hiểu BIDV

advertisement
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, GIỚI THIỆU
1.1. Lịch sử hình thành
Ngày 5/12/1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 1163/TTg thành lập
Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản trong Bộ Tài chính và các bộ máy cấp phát vốn kiến
thiết cơ bản ở các địa phương. Ông Trịnh Huy Quang làm Giám đốc Vụ (Vụ trưởng)
Giai đoạn 1957 - 1981: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam
Giai đoạn “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” trực thuộc Bộ Tài chính (1957 - 1981)
với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng
cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Ngày 26/4/1957, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 177/TTg v/v chuyển
Vụ Cấp phát vốn Kiến thiết cơ bản thảnh Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, thuộc Bộ tài
chính. Đây chính là “Giấy khai sinh” của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam tiền thân của
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ngày nay. Sự ra đời của Ngân
hàng Kiến thiết Việt Nam gắn với yêu cầu phục vụ công cuộc kiến thiết, xây dựng miền
Bắc, trong điều kiện đất nước vừa được giải phóng, hòa bình được lập lại nhưng hai miền
vẫn bị chia cắt. Nhiệm vụ cơ bản nhất của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam thời kỳ này là
làm một cơ quan chuyên trách việc cấp phát, quản lý toàn bộ số vốn do ngân sách nhà nước
cấp dành cho đầu tư kiến thiết cơ bản được thực hiện theo kế hoạch và dự toán của Nhà
nước.
Ngày đầu thành lập, mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng Kiến thiết còn đơn
giản với 8 bộ phận và 12 chi nhánh (gồm các chi nhánh: Thành phố Hà Nội, Thành phố
Hải Phòng, khu Hồng Quảng, Tỉnh Bắc Ninh, Tỉnh Phú Thọ, Tỉnh Thái Nguyên, Tỉnh Lào
Cai, Tỉnh Hải Dương, Tỉnh Nam Định, Tỉnh Thanh Hóa, Tỉnh Nghệ An, Chi nhánh Ngân
hàng Kiến thiết Đường sắt). Tổng số cán bộ chỉ có khoảng 200 người.
Giai đoạn 1981 – 1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam
Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam” gắn với một thời kỳ sôi nổi
của đất nước - chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới (1981 - 1990), thực hiện tốt nhiệm
vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo
cơ chế kinh tế thị trường.
Ngày 24-6-1981, Hội đồng Chính phủ đã có quyết định số 259-CP về việc chuyển
Ngân hàng Kiến thiết trực thuộc Bộ Tài chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, và đổi tên mới là “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam”.
Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã có sự thay đổi căn bản về cơ chế vận
hành, phương thức hoạt động, đó là: không còn thuộc hệ thống tài khóa - ngân sách “cấp
phát”, hoạt động theo cơ chế “bao cấp” mà chuyển dần sang hệ thống tài chính - ngân hàng,
thực hiện các hoạt động tín dụng để phục vụ nền kinh tế. Theo đó, Ngân hàng Đầu tư và
Xây dựng Việt Nam hoạt động như một ngân hàng chuyên doanh, hoạt động về cấp phát,
tín dụng, thanh toán và dịch vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, có tư cách pháp
nhân, có con dấu riêng, được cấp phát vốn hoạt động ban đầu, hạch toán kinh doanh từ cơ
sở và toàn hệ thống. Trong giai đoạn 1981 - 1990, Ngân hàng hoạt động chuyên nghiệp và
dày dạn kinh nghiệm trong việc cấp phát vốn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ,
chính sách của Nhà nước về xây dựng cơ bản. Vai trò của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng
Việt Nam thời kỳ này giống như “vọng gác thứ bảy” - vọng gác cuối cùng trong cấp phát
vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Đây cũng là thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trải qua những thời
khắc khó khăn khi hệ thống bị thu hẹp, phải chuyển giao 22 chi nhánh cho Ngân hàng
chuyên doanh khác.
Giai đoạn 1990 - 2012: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” gắn với quá trình chuyển đổi
của BIDV từ một ngân hàng chuyên doanh sang hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng
thương mại, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế.
Lịch sử hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn này có
thể chia thành 2 thời kỳ: Thời kỳ 1990 -1995: Bắt đầu đổi mới chuyển sang hoạt động theo
cơ chế của một Ngân hàng thương mại; Thời kỳ 1995 -2012: BIDV mở rộng hoạt động,
xây dựng tích lũy nội lực, hội nhập quốc tế.
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 401/CT về
việc thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trên cơ sở đổi tên Ngân
hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Với lần đổi tên thứ ba này, BIDV đã có sự thay đổi
mạnh mẽ trong chức năng hoạt động thực tế, trong vai trò đối với nền kinh tế mà BIDV
đảm nhiệm: chuyển từ giai đoạn đầu tư chỉ đơn giản là “xây dựng” sang một trạng thái chất
lượng mới - đầu tư để “tăng trưởng, để thúc đẩy “phát triển”.
Thiết lập quan hệ quốc tế: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bắt đầu thiết
lập các quan hệ hợp tác quốc tế, mở đầu cho việc huy động các nguồn vốn ngoại tệ sau
này. Thành lập Ngân hàng Liên doanh VID-Public với Malaysia: Một trong những sự kiện
đánh dấu bước đột phá trong hoạt động kinh doanh đối ngoại trong giai đoạn này là việc
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ký hợp đồng với Ngân hàng Public Bank
Berhard Malaysia để thành lập Ngân hàng liên doanh VID-Public, trụ sở chính đặt tại Hà
Nội. Ngân hàng được thành lập với số vốn điều lệ là 10.000.000 USD, tỷ lệ góp vốn là
50/50. VID - Public Bank được đánh giá là một trong những ngân hàng liên doanh với
nước ngoài hoạt động hiệu quả nhất ở Việt Nam.
Ngày 25-9-1991, Logo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV lần
đầu tiên chính thức được công bố ở Malaixia trong dịp ký kết thành lập Ngân hàng liên
doanh Vid-Publich Bank. Biểu tượng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bao
gồm những chữ cái đầu tiên tên tiếng Anh của ngân hàng: BIDV. Ba chữ IDB được bố trí
thành một khối chặt chẽ lồng ghép nhau với chữ D màu xanh - biểu tượng của tương lai,
hy vọng và phát triển. Chữ I màu đỏ - màu cờ Tổ quốc Việt Nam. Chữ B được lồng ghép
từ chữ I và chữ D có hai màu xanh đỏ. Chữ V có màu đỏ của cờ Tổ quốc.
Ngày 18/11/1994, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã kí quyết định số
293/QĐ-NH9 về việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được phép kinh doanh đa
năng, tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển đất
nước. BIDV chính thức bắt đầu hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại. Kể từ đây,
BIDV bắt đầu chuyển đổi hoạt động và vươn lên mạnh mẽ, trở thành một ngân hàng chủ
lực trong đầu tư phát triển trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. BIDV chuyển
sang giai đoạn mở rộng hoạt động kinh doanh đa năng, đa lĩnh vực, khẳng định thương
hiệu và vị thế ngày càng vững chắc trên thị trường tài chính, ngân hàng.
Đến năm 2012, trước khi chuyển đổi mô hình hoạt động sang NHTMCP, BIDV đã
xây dựng được một quy mô tầm vóc lớn mạnh: BIDV có tổng tài sản đạt gần 406 ngàn tỷ
đồng, huy động vốn đạt 285,6 ngàn tỷ đồng, dư nợ tín dụng trước DPRR đạt 293,9 ngàn tỷ
đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 4.220 tỷ đồng. BIDV có hệ thống điểm giao dịch rộng khắp
với 118 chi nhánh với 525 điểm giao dịch, số lượng cán bộ toàn hệ thống là gần 18.000
cán bộ có trình độ, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.
.
Giai đoạn 2012 - nay: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Giai đoạn chuyển đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP. Đây là một bước
phát triển mạnh mẽ của BIDV trong tiến trình hội nhập. Đó là sự thay đổi căn bản và thực
chất về cơ chế, sở hữu và phương thức hoạt động khi BIDV cổ phần hóa thành công, trở
thành ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc thị trường với định
hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ.
Ngày 27/4/2012, BIDV chính thức chuyển đổi từ Ngân hàng thương mại 100% vốn
Nhà nước thành Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước chi phối hoạt động theo quy
định của luật pháp và thông lệ quốc tế.
Trong giai đoạn chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ
phần, tình hình kinh tế thế giới và trong nước không mấy thuận lợi nhưng BIDV vẫn tiếp
tục duy trì hoạt động ổn định và phát triển mạnh mẽ. Quy mô tăng trưởng nhanh, năng lực
tài chính cũng được nâng cao; BIDV tiếp tục bồi đắp và gia tăng những yếu tố phát triển
bền vững cả về chiều rộng, chiều sâu, cả về quy mô, phạm vi và lĩnh vực hoạt động. Đây
cũng là giai đoạn BIDV hoàn thành căn bản Đề án tái cơ cấu giai đoạn 1, đổi mới toàn diện
mọi hoạt động của BIDV theo yêu cầu mới. Giai đoạn này BIDV đã cơ bản giải quyết
những vấn đề lớn liên quan đến củng cố, sắp xếp, tái cơ cấu hoạt động; vị trí, vai trò thương
hiệu, hình ảnh của BIDV đã được định vị và khẳng định ở cả trong và ngoài nước.
1.2. Giới thiệu BIDV
1.2.1. Phương châm hoạt động
-
Chia sẻ cơ hội - Hợp tác thành công.
1.2.2. Mục tiêu hoạt động
-
Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
1.2.3. Chính sách kinh doanh
-
Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn
1.2.4. Khách hàng- đối tác
-
Doanh nghiệp: Các tập đoàn, Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-
Định chế tài chính: Có quan hệ đại lý với 1551 định chế tài chính trong nước và
quốc tế;là ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World
Bank, ADB, JBIC, NIB…
-
Cá nhân: BIDV hướng tới mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ thân thiện và
tiện ích.
1.2.5. Sản phẩm dịch vụ
-
Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện
đại
-
Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân
thọ.
-
Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh
nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư
-
Đầu tư Tài chính:
+ Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)
+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án.
BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ
ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương
trình lớn của Đất nước.
1.2.6. Cam kết:
-
Với khách hàng: Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao,
tiện ích nhất .
Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp
-
Với các đối tác chiến lược: “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.
-
Với Cán bộ Công nhân viên: Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần .
Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi
cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm
chất đạo đức.
1.2.7. Thương hiệu BIDV:
-
Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của
cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
-
Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những
thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại
Mỹ, được nhận nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong
và ngoài nước.
-
Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 53
năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.
2. HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG, NGHIỆP VỤ CUNG CẤP (theo Điều lệ Ngân
hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam)
2.1. Hoạt động ngân hàng thương mại BIDV
2.1.1. Huy động vốn
BIDV huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ và các công cụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật dưới các hình
thức sau:
-
Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền
gửi khác
-
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có
giá khác đề huy động vốn trong nước và nước ngoài
-
Vay vốn của các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác hoạt động tại Việt Nam và
của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính nước ngoài
-
Vay vốn của NHNN dưới hình thức tái cấp vốn
-
Các hình thức huy động vốn khác không trái quy định của Pháp luật.
2.2.2. Hoạt động tín dụng
BIDV cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam,
ngoại tệ theo quy định của Pháp luật dưới các hình thức sau:
-
Cho vay
-
Bảo lãnh ngân hàng
-
Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác
-
Bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế với các ngân hàng được phép
thực hiện thanh toán quốc tế
-
Phát hành thẻ tín dụng
-
Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được NHNN chấp thuận.
2.1.3. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
-
Mở tài khoản tiền gửi tại NHNN
-
Mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng khác
-
Mở tài khoản tiền gửi và tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp
luật về ngoại hối
-
Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng
-
Cung ứng các phương tiện thanh toán
-
Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi,
nhờ thu, ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng trừ thẻ tín dụng
-
Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ
-
Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác khi được
NHNN chấp thuận
-
Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và
ngoài nước; tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN chấp thuận
2.1.4. Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngân hàng thương mại khác
-
Tham gia thị trường tiền tệ: đấu thầu tín phiếu Kho bạc, mua, bán công cụ chuyển
nhượng, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu NHNN và các giấy tờ có
giá khác trên thị trường tiền tệ
-
Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế trong
phạm vi do NHNN quy định
-
Kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh lãi suất
-
Được quyền ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt
động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của NHNN
-
Cung ứng dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản
lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn
-
Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp
nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư
-
Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp
-
Cung cấp các dịch vụ môi giới tiền tệ
-
Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan
đến hoạt động ngân hàng sau khi được NHNN chấp thuận
-
Kinh doanh mua, bán vàng miếng (tại các điểm theo Giấy phép của NHNN)
-
Hoạt động mua nợ
-
Đầu tư hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ
-
Cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa
-
Cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định tại điểm
a khoản 4 Điều 56 Luật Chứng khoán
-
Ngân hàng giám sát theo pháp luật chứng khoán
-
Các hoạt động khác theo quy định của Pháp luật
2.1.5. Các hoạt động khác khi được NHNN chấp thuận theo quy định của Pháp
luật.
2.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm
BIDV thực hiện cung ứng dịch vụ bảo hiểm sau đây dưới hình thức thành lập Công
ty con, Công ty liên kết hoặc làm đại lý cho các công ty bảo hiểm theo quy định của Pháp
luật:
-
Bảo hiểm nhân thọ
-
Bảo hiểm phi nhân thọ
-
Tái bảo hiểm
-
Các dịch vụ bảo hiểm khác theo quy định của Pháp luật
2.3. Các hoạt động khác
Căn cứ quy định Pháp luật hiện hành, BIDV được thực hiện các hoạt động khác bao
gồm nhưng không hạn chế ở các lĩnh vực sau đây:
-
Dùng Vốn Điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần hoặc ủy thác cho các cá
nhân, tổ chức khác thực hiện góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư
và của các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật
-
Thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc để tiếp nhận, quản lý,
khai thác, bán các tài sản của khách hàng dùng để trả nợ BIDV và các hoạt động
khác theo quy định của Pháp luật
-
Các hoạt động từ thiện, vì cộng đồng như: Mang tết ấm đến cho người nghèo xuân
Quý Mão 2023, “Trao máy tính, gửi tương lai” tại Thanh Hóa
-
Các hoạt động khác khi Pháp luật cho phép.
2.4. Các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động
Trong quá trình hoạt động, BIDV phải tuân thủ quy định về các hạn chế để đảm bảo
an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định tại Chương VI Luật các Tổ chức Tín
dụng và theo quy định của NHNN; thực hiện phân loại tài sản và trích lập dự phòng rủi ro
liên quan đến các hoạt động ngân hàng theo quy định của Pháp luật hiện hành.
BIDV được chủ động áp dụng các biện pháp về bảo toàn, phát triển vốn, dự phòng
rủi ro cho hoạt động ngân hàng, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán
theo quy định của Pháp luật.
2.5. Áp dụng điều ước quốc tế và tập quán thương mại trong hoạt động ngân
hàng
BIDV được áp dụng điều ước quốc tế liên quan đến hoạt động ngân hàng mà Việt
Nam đã ký kết hoặc tham gia phù hợp với quy định của Pháp luật. BIDV có thể thoả thuận
với khách hàng áp dụng tập quán thương mại, kể cả tập quán thương mại quốc tế, liên quan
đến hoạt động ngân hàng nếu tập quán đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của Pháp
luật Việt Nam.
2.6. Sản phẩm và dịch vụ
Ngân hàng BIDV (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam)
cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng cho khách hàng. Các sản phẩm và dịch
vụ được chia thành 3 phân khúc khách hàng bao gồm: Khách hàng cá nhân, khách hàng
doanh nghiệp và khách hàng cao cấp.
2.6.1. Khách hàng cá nhân
-
Tài khoản tiền gửi: BIDV cung cấp nhiều loại tài khoản tiền gửi như tài khoản tiền
gửi thường, tài khoản tiết kiệm, tài khoản tiền gửi ưu đãi, tài khoản tiền gửi trực
tuyến và tài khoản tiền gửi tích lũy điểm thưởng. Khách hàng có thể lựa chọn loại
tài khoản phù hợp với nhu cầu của mình.
-
Cho vay cá nhân: BIDV cung cấp nhiều sản phẩm cho vay cá nhân như vay mua
nhà, vay mua ô tô, vay tiêu dùng, vay tiền mặt và vay thấu chi phục vụ các nhu cầu
khác nhau của khách hàng. Thời hạn vay linh hoạt từ 6 tháng đến 20 năm với lãi
suất cạnh tranh.
-
Dịch vụ thẻ: BIDV cung cấp các loại thẻ tín dụng như Visa, Mastercard và JCB với
nhiều ưu đãi và tiện ích khác nhau như tích lũy điểm thưởng, giảm giá khi mua sắm,
miễn phí thẻ, miễn phí phí dịch vụ và nhiều ưu đãi khác.
-
Dịch vụ chuyển tiền: Khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ chuyển tiền của BIDV
như chuyển tiền nội địa, chuyển tiền quốc tế và chuyển tiền trực tuyến để thanh toán
hóa đơn, mua sắm hoặc chuyển tiền cho người thân.
-
Dịch vụ ngân hàng số: Dịch vụ Internet Banking: BIDV cung cấp dịch vụ Internet
Banking cho phép khách hàng quản lý tài khoản, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn
và thực hiện các giao dịch tài chính khác qua mạng Internet. Dịch vụ Mobile
Banking: BIDV cung cấp dịch vụ Mobile Banking cho phép khách hàng thực hiện
các giao dịch tài chính bằng điện thoại di động như kiểm tra số dư tài khoản, chuyển
tiền, thanh toán hóa đơn và nạp tiền điện thoại.
-
Dịch vụ bảo hiểm: BIDV cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm
phi nhân thọ như: tai nạn, bảo hiểm xe máy và bảo hiểm du lịch để bảo vệ khách
hàng khỏi các rủi ro tài chính.
-
Dịch vụ ngân quỹ:
Các gói dịch vụ đáp ứng nhu cầu của bạn với ưu đãi hết sức hấp dẫn
Dịch vụ bảo quản tài sản
Thu đổi tiền không đủ chuẩn
Đổi bao bì vàng miếng
Thu giữ hộ tiền mặt qua đêm
Thu tiền theo túi niêm phong
Thu/ chi tiền mặt lưu động
-
Dịch vụ ngoại hối và thị trường vốn: BIDV cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao
dịch ngoại hối và thị trường vốn. Khách hàng có thể mở tài khoản giao dịch ngoại
hối và thị trường vốn tại BIDV để thực hiện các giao dịch mua bán tiền tệ và chứng
khoán trên các sàn giao dịch trong và ngoài nước. BIDV cũng cung cấp các dịch vụ
tư vấn đầu tư ngoại hối và thị trường vốn để giúp khách hàng đưa ra quyết định đầu
tư thông minh.
-
Dịch vụ chứng khoán: BIDV cung cấp các dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng
khoán trên các sàn giao dịch trong và ngoài nước. Khách hàng có thể mở tài khoản
chứng khoán tại BIDV và thực hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu, quỹ
đầu tư chứng khoán và các công cụ tài chính khác. BIDV cũng cung cấp các dịch
vụ tư vấn đầu tư chứng khoán để giúp khách hàng đưa ra quyết định đầu tư thông
minh.
2.6.2. Khách hàng doanh nghiệp và định chế tài chính
-
Khách hàng doanh nghiệp: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV) là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam và cung cấp nhiều dịch
vụ tài chính đa dạng cho các khách hàng doanh nghiệp.
+ Tài khoản tiền gửi: BIDV cung cấp các loại tiền gửi đa dạng cho khách hàng
như Tiền gửi thanh toán, Tiền gửi có kỳ hạn, Tiền gửi chuyên dùng, Tiền gửi
ký quỹ, Giấy tờ có giá, Tiền gửi đặc thù khác với các lợi ích khác nhau phù
hợp cho nhu cầu của mỗi DN.
+ Tín dụng: BIDV cung cấp các sản phẩm cho vay đa dạng như Vay thông
thường, Vay đầu tư, Vay thấu chi, Chiết khấu giấy tờ có giá và Cho vay khác.
Điều kiện và lãi suất cho vay được đánh giá tùy thuộc vào tình hình kinh
doanh của khách hàng.
+ Bảo lãnh: BIDV cung cấp các dịch vụ bảo lãnh khác nhau như bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, bảo lãnh thầu thầu và bảo lãnh chất lượng. Dịch vụ bảo lãnh
của BIDV giúp khách hàng doanh nghiệp đảm bảo sự uy tín và tin cậy trong
quá trình kinh doanh, tăng cường sự đáng tin cậy với đối tác và tăng khả năng
tham gia vào các giao dịch thương mại. Bên cạnh đó, khách hàng còn được
hỗ trợ về vấn đề tài chính và giảm thiểu rủi ro khi tham gia vào các giao dịch
thương mại.
+ Thanh toán & Quản lý tiền tệ: gồm các hoạt động liên quan đến quản lý và
giải quyết các vấn đề về tiền tệ cho khách hàng doanh nghiệp. Dịch vụ này
bao gồm các hoạt động như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, quản lý tài
khoản, thu hộ,… Dịch vụ Thanh toán & Quản lý tiền tệ của BIDV giúp khách
hàng doanh nghiệp quản lý tiền tệ của mình một cách hiệu quả và tiết kiệm
thời gian. Khách hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch thanh toán,
chuyển tiền, quản lý tài khoản,... một cách nhanh chóng và thuận tiện. Bên
cạnh đó, dịch vụ này còn giúp khách hàng giảm thiểu rủi ro về mất mát tiền
tệ và tăng cường sự an toàn cho các giao dịch tài chính.
+ Tài trợ thương mại: bao gồm các hoạt động như tài trợ vốn, tài trợ bảo lãnh,
tài trợ bán hàng,... Cụ thể:
~ Dịch vụ thanh toán quốc tế
~ Tài trợ xuất khẩu
~ Tài trợ nhập khẩu
~ Tài trợ L/C nội địa
Dịch vụ Tài trợ thương mại của BIDV giúp khách hàng doanh nghiệp có thể vay
vốn để đầu tư vào các hoạt động thương mại của mình, tăng cường khả năng thanh
toán và quản lý tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, dịch vụ này còn giúp khách
hàng tạo ra nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ phát
triển của doanh nghiệp.
+ Ngoại hối và thị trường vốn:
Dịch vụ Ngoại hối của BIDV: là dịch vụ cho phép khách hàng giao dịch các
cặp tiền tệ trên thị trường ngoại hối để đầu tư hoặc phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái.
BIDV cung cấp các sản phẩm Ngoại hối như Spot, Forward, Swap, Option, v.v. để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, BIDV còn cung cấp các dịch vụ
khác như tư vấn và phân tích thị trường Ngoại hối để giúp khách hàng đưa ra các
quyết định đầu tư hiệu quả.
Dịch vụ Thị trường vốn của BIDV: là dịch vụ cho phép khách hàng giao dịch
các sản phẩm tài chính trên thị trường vốn như chứng khoán, trái phiếu, chứng chỉ
quỹ, v.v. BIDV cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính như Mở tài khoản Chứng
khoán, Giao dịch Chứng khoán trực tuyến, Margin Trading, Tài trợ giao dịch chứng
khoán, v.v. để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, BIDV còn cung cấp
các dịch vụ khác như tư vấn và phân tích thị trường để giúp khách hàng đưa ra các
quyết định đầu tư hiệu quả.
+ Ngân hàng số (iBank Business): là một hệ thống ngân hàng trực tuyến toàn
diện cung cấp cho các doanh nghiệp các dịch vụ như:
~ Quản lý tài khoản: cho phép khách hàng quản lý các tài khoản của mình,
theo dõi các giao dịch và cập nhật thông tin tài khoản.
~ Chuyển khoản: cho phép khách hàng chuyển tiền trong nước và quốc tế,
bao gồm cả chuyển khoản nhanh.
~ Thanh toán: cho phép khách hàng thanh toán các hóa đơn, chi trả các khoản
phí và thuế, quản lý các giao dịch liên quan đến ngân hàng.
~ Tín dụng: cho phép khách hàng quản lý các khoản vay, đăng ký và sử dụng
các sản phẩm tín dụng của BIDV.
~ Thẻ: cho phép khách hàng đăng ký và quản lý các thẻ tín dụng và thẻ ghi
nợ của BIDV.
~ Quản lý rủi ro: cho phép khách hàng quản lý rủi ro tài chính và theo dõi
các khoản tiền gửi và khoản vay của mình.
Bên cạnh các tính năng trên, BIDV iBank Business còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
khách hàng như tư vấn trực tuyến và hỗ trợ kỹ thuật 24/7 để giải đáp các thắc mắc của
khách hàng.
+ Dịch vụ thẻ: là một giải pháp thanh toán tiện lợi, an toàn và linh hoạt cho
các khách hàng doanh nghiệp, cung cấp nhiều tính năng bảo mật và tiện ích
bổ sung để quản lý chi tiêu của doanh nghiệp một cách hiệu quả. BIDV cung
cấp nhiều loại thẻ để phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng, bao gồm:
~ Thẻ tín dụng doanh nghiệp: Đây là thẻ có hạn mức tín dụng cao và được
liên kết với tài khoản doanh nghiệp của khách hàng. Thẻ này cho phép khách hàng
thanh toán cho các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ, chi tiêu cho nhân viên và quản
lý chi phí.
~ Thẻ ghi nợ doanh nghiệp: Đây là thẻ được liên kết trực tiếp với tài khoản
doanh nghiệp của khách hàng. Thẻ này cho phép khách hàng sử dụng số dư trong
tài khoản của mình để thanh toán cho các chi phí liên quan đến doanh nghiệp.
~ Thẻ ATM doanh nghiệp: Đây là thẻ cho phép khách hàng doanh nghiệp rút
tiền mặt từ các máy ATM của BIDV và các ngân hàng thành viên trong mạng lưới
quốc tế.
~ Thẻ quà tặng doanh nghiệp: Đây là thẻ được thiết kế để khách hàng doanh
nghiệp tặng cho đối tác, khách hàng hoặc nhân viên của mình như một món quà độc
đáo và ý nghĩa. Thẻ này có giá trị tiền tương đương với giá trị của quà tặng và được
chấp nhận tại các điểm bán hàng tham gia chương trình.
~ Tất cả các loại thẻ này đều được tích hợp các tính năng bảo mật cao, bao
gồm xác thực bằng mật khẩu, mã PIN, chữ ký số và hạn mức chi tiêu được kiểm
soát bởi khách hàng.
~ Ngoài ra, BIDV cũng cung cấp cho khách hàng một số tiện ích bổ sung
như quản lý chi tiêu qua hệ thống internet banking, cập nhật số dư và thông tin giao
dịch hàng ngày qua tin nhắn SMS và email.
+ Bảo hiểm: cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm đa dạng và linh
hoạt để đáp ứng nhu cầu bảo vệ của khách hàng doanh nghiệp khỏi các rủi
ro trong hoạt động kinh doanh: BH nhân thọ và BH phi nhân thọ
~ Bảo hiểm bắt buộc nhân viên: Đây là sản phẩm bảo hiểm được yêu cầu bởi
pháp luật đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bidv cung cấp các gói bảo hiểm
nhân viên bắt buộc để bảo vệ các nhân viên khỏi rủi ro tai nạn lao động hoặc bệnh
tật.
~ Bảo hiểm chuyên nghiệp: Bidv cung cấp các sản phẩm bảo hiểm chuyên
nghiệp như bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm cháy nổ và các loại bảo
hiểm khác để bảo vệ doanh nghiệp khỏi các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh
doanh.
~ Bảo hiểm xe cộ: Bidv cung cấp bảo hiểm xe cộ để bảo vệ các phương tiện
vận chuyển của doanh nghiệp khỏi rủi ro tai nạn hoặc thất thoát.
~ Bảo hiểm hàng hóa: Đây là sản phẩm bảo hiểm cung cấp bảo vệ cho các
hàng hóa vận chuyển của doanh nghiệp khỏi các rủi ro như mất mát, hư hỏng hoặc
thiệt hại.
~ Bảo hiểm tài sản: Bidv cung cấp bảo hiểm tài sản để bảo vệ các tài sản của
doanh nghiệp khỏi các rủi ro như mất mát, hư hỏng hoặc thiệt hại.
~ Ngoài các sản phẩm trên, Bidv còn cung cấp các dịch vụ bảo hiểm bổ sung
như tư vấn bảo hiểm, hỗ trợ đền bù nhanh chóng và tiện lợi, và các tính năng bảo
mật để đảm bảo tính bảo mật của thông tin khách hàng.
+ Ngân hàng đầu tư: tư vấn và cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng đầu tư đa
dạng để khách hàng có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau với mức độ rủi
ro và lợi nhuận khác nhau. Các dịch vụ này giúp khách hàng tăng cường khả
năng tài chính của mình và đạt được mục tiêu đầu tư của mình.
+ Hướng dẫn thủ tục pháp lý cho nhà đầu tư nước ngoài: cung cấp thông tin
và hướng dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài về các thủ tục pháp lý cần thiết để
đầu tư vào Việt Nam bao gồm:
~ Cung cấp thông tin về quy định pháp lý liên quan đến đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam: Dịch vụ này cung cấp cho khách hàng thông tin chi tiết và đầy đủ về
quy định pháp lý về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm các quy định về đăng
ký đầu tư, quy định thuế, quy định về lao động, quy định về đất đai và quy định về
các
lĩnh
vực
khác.
~ Hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết: Dịch vụ này
cung cấp hướng dẫn chi tiết và rõ ràng cho khách hàng về các thủ tục pháp lý cần
thiết để đầu tư vào Việt Nam, bao gồm các thủ tục đăng ký đầu tư, thủ tục đăng ký
kinh doanh, thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư và các thủ tục khác.
~ Hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý: Nếu khách hàng gặp phải
các vấn đề pháp lý trong quá trình đầu tư tại Việt Nam, dịch vụ này cung cấp hỗ trợ
giải quyết các vấn đề này, bao gồm việc tìm kiếm và tư vấn giải pháp pháp lý phù
hợp.
~ Cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư: Ngoài các dịch vụ hỗ trợ pháp lý, Bidv
còn cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư cho khách hàng nước ngoài. Điều này giúp khách
hàng có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình.
+ Tư vấn pháp lý cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ: cung cấp cho
khách hàng những thông tin và hướng dẫn cần thiết về các quy định pháp lý
liên quan đến hoạt động kinh doanh, giúp khách hàng đảm bảo tuân thủ pháp
luật và giảm thiểu rủi ro pháp lý, bao gồm các dịch vụ cụ thể như:
~ Tư vấn KHDNNVN lập hồ sơ vay vốn ngân hàng
~ Kết nối đầu tư
~ Tư vấn KHDNVVN lập phương án kinh doanh và dự án đấu thầu
~ Thông tin pháp lý liên quan đến hoạt động của DNVVN
~ Thông tin thị trường, ngành hàng, cơ hội hợp tác đấu thầu
-
Định chế tài chính:
Ngoài ra, BIDV còn cung cấp các dịch vụ cho các định chế tài chính như:
+ Quản lý tiền tệ
+ Dịch vụ thanh toán
+ Tài trợ thương mại
+ Ngoại hối và thị trường vốn
-
Khách hàng cao cấp
BIDV cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ dành cho khách hàng cao cấp với mong
muốn mang đến trải nghiệm tốt nhất và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là
một số sản phẩm và dịch vụ nổi bật của Bidv dành cho khách hàng cao cấp:
+ Dịch vụ ngân hàng cá nhân VIP: Bidv cung cấp dịch vụ ngân hàng cá nhân VIP với
nhiều ưu đãi và tiện ích đặc biệt cho khách hàng cao cấp như dịch vụ tư vấn tài
chính cá nhân, dịch vụ tư vấn đầu tư và dịch vụ quản lý tài sản.
+ Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp VIP: Bidv cung cấp dịch vụ ngân hàng doanh
nghiệp VIP với nhiều tiện ích đặc biệt như dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp,
dịch vụ tư vấn đầu tư và dịch vụ quản lý tài sản.
+ Dịch vụ thẻ tín dụng cao cấp: Bidv cung cấp các loại thẻ tín dụng cao cấp như thẻ
tín dụng quốc tế Visa Infinite và Mastercard World Elite với nhiều ưu đãi và tiện
ích đặc biệt như hạn mức cao, điểm thưởng tích lũy, dịch vụ concierge và bảo hiểm
du lịch.
+ Dịch vụ bảo hiểm cao cấp: Bidv cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cao cấp như bảo
hiểm du lịch, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn cá nhân với mức bảo hiểm cao
và phạm vi bảo vệ rộng.
+ Dịch vụ quản lý tài sản cao cấp: Bidv cung cấp các dịch vụ quản lý tài sản cao cấp
như quản lý quỹ đầu tư và quản lý tài sản cá nhân với chiến lược đầu tư linh hoạt và
tiên tiến nhất.
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Nhìn chung, tổng quan cơ cấu tổ chức của ngân hàng BIDV như sau:
-
25000 cán bộ, nhân viên
-
190 chi nhánh
-
871 phòng giao dịch
-
Mạng lưới trên toàn quốc: 63 tỉnh thành
-
57825 ATM và POS
-
6 quốc gia hiện diện thương mại:
+ Việt Nam
+ Campuchia: Văn phòng đại diện BIDV
+ Lào: Văn phòng đại diện BIDV
+ Đài Bắc: Văn phòng đại diện BIDV
+ Liên Bang Nga : Văn phòng đại diện BIDV
+ Myanmar: Chi nhánh BIDV Yangon
Cụ thể hơn, cơ cấu tổ chức quản lý, quản trị và kiểm soát BIDV bao gồm:
-
Đại hội đồng cổ đông
Theo khoản 1 điều 28 điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam 2022, đây là cơ quan quyết định cao nhất của BIDV, bao gồm tất cả các cổ đông
có quyền biểu quyết, hoạt động thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên,
Đại hội đồng cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.
-
Hội đồng quản trị
Theo khoản 1 điều 41 điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam 2022, Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị BIDV, có toàn quyền nhân danh
BIDV để thực hiện quyền, nghĩa vụ của BIDV không thuộc thẩm quyền của đại hội cổ
đông.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì người đại
diện theo pháp luật của ngân hàng được quy định tại Điều lệ của ngân hàng và phải là một
trong những người sau đây: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên
của ngân hàng; Tổng giám đốc (Giám đốc) của ngân hàng.
Theo khoản 5 điều 2 điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam, người đại diện theo pháp luật là chủ tịch hội đồng quản trị tức Ông Phan Đức
Tú cùng với 9 thành viên trực thuộc khác, trong đó có 01 ủy viên độc lập.
-
Ban kiểm soát
Theo khoản 1 điều 54 điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam 2022, Ban kiểm soát ít nhất 3 thành viên và nhiều nhất 5 thành viên với số lượng
cụ thể do đại hội đồng cổ đông quyết định, trong đó phải có hơn 1 nửa số thành viên thường
trú tại VN và đồng thời, phải tuân theo 1 số nguyên tắc nhất định.
Cũng theo điều 55 của điều lệ này, nhiệm vụ của ban kiểm soát bao gồm 19 mục
nhỏ, trong đó có thể kể đến như:
+ Giám sát hoạt động và việc tuân thủ theo các quy định của Pháp luật và các VB dưới
luật khác của HĐQT, Tổng giám đốc và người quản lý khác
+ Ban hành quy định nội bộ của ban kiểm soát và xem xét đánh giá định kì về kế toán
và báo cáo
+ Bổ nhiệm,, miễn nhiệm, kỷ luật, đình chỉ và quyết định mức lương,... với các chức
danh thuộc bộ phận kiểm toán nội bộ
+ Kiểm toán nội nội bộ
+ Thẩm định báo cáo tài chính
+ Kiểm tra sổ kế toán, ghi chép kế toán và các tài liệu kinh doanh khác………
-
Tổng giám đốc
Theo khoản 1 điều 66 điều lệ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam 2022, tổng giám đốc là người điều hành hoạt động hằng ngày của BIDV và cụ
thể, hiện nay tổng giám đốc là Ông Lê Ngọc Lâm
-
Công ty con
+ Ngân hàng liên doanh Lào - Việt
https://www.laovietbank.com.la/vi/page/gioi-thieu-tong-quan.html
+ Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC)
https://www.bsc.com.vn/gioi-thieu/tong-quan
+ Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC)
https://www.bic.vn/gioi-thieu/thong-tin-chung/ve-bic.html
+ Công ty Cho thuê Tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST (BSL)
https://bslease.com.vn/
+ Công ty liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (Sở hữu gián tiếp qua công ty con)
https://www.facebook.com/laovietinsurance
+ Bank for Investment and Development of Cambodia Plc. (BIDC) - Ngân hàng đầu
tư phát triển Campuchia
https://www.bidc.com.kh/en/about
+ Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV
+ Công ty cổ phần chứng khoán MHBS
+ Công ty Bảo hiểm Campuchia -Việt Nam (Sở hữu gián tiếp qua công ty con)
+ Công ty chứng khoán Campuchia -Việt Nam (Sở hữu gián tiếp và trực tiếp qua công
ty con)
-
Công ty liên doanh:
+ Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga ( Vietnam - Russia Joint Venture Bank) - VRB:
VRB là liên doanh giữa hai Ngân hàng hàng đầu của hai nước là Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng VTB (trước là Ngân hàng
Ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều lệ ngang nhau.
https://vrbank.com.vn/vi/thong-tin-chung-ve-vrb/
+ Công ty Liên doanh Tháp Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt nam
http://bidvtower.com.vn/gioi-thieu/lich-su-hinh-thanh
Liên doanh giữa Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt nam và Công ty BloomHill
Holdings Pte. Ltd. của Singapore với sự tham gia góp vốn theo tỉ lệ 55% – 45%,
thời gian hoạt động là 45 năm.
+ Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife
BIDV MetLife là liên doanh giữa Công ty TNHH MetLife (thuộc Tập đoàn
MetLife) và Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)
-
Công ty mà BIDV góp vốn
+ Công ty CP cho thuê máy bay Việt Nam
+ Công ty TNHH lương thực Campuchia -Việt Nam
Download