Uploaded by NGUYÊN NGUYỄN MINH

kinh tế chính trị Mác Lenin

advertisement
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn học: Kinh tế chính trị Mác LêNin
Họ và tên: Nguyễn Minh Nguyên
MSSV: 31211020572
Mã lớp HP: 22C1POL51002406
Phòng học: B2-411
TP Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2022
1. Phân tích nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư
Trả lời:
 Nguồn gốc của giá trị thặng dư
- Trong lưu thông hàng hóa giản đơn, tiền vận động theo công thức hàng đổi tiền và tiền
lấy hàng (H – T – H). Trong lưu thông của tư bản, tiền vận động theo công thức tiền đổi
hàng và từ đó nhận lại số tiền lớn hơn ban đầu (T – H – T’).
- Mục đích của lưu thông hàng hóa giản đơn là đạt được giá trị sử dụng thỏa mãn nhu cầu;
còn về mục đích của lưu thông tư bản chính là giá trị tăng thêm. Số tiền thu về lúc sau phải
lớn hơn số tiền ứng ra ban đầu.
- Trong lưu thông, cho dù trao đổi ngang giá hay hình thức trao đổi không ngang giá cũng
sẽ không tạo ra giá trị mới, không tạo ra giá trị thặng dư. Tuy vậy, nếu người có tiền không
tiếp xúc gì với lưu thông, thì cũng sẽ không thể làm cho lượng tiền của mình tăng lên được.
- Chiếc chìa khóa để giải quyết sự mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đó là nhà
tư bản phải mua được một loại hàng hóa đặc biệt nào đó mà trong quá trình sử dụng nó, giá
trị của chúng không những được bảo tồn mà còn tạo nên được một giá trị mới lớn hơn giá
trị bản thân nó có ban đầu. Đó chính là hàng hóa sức lao động.
“Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn
tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi
khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”
- Giá trị của hàng hóa sức lao động được đo lường một cách gián tiếp thông qua mức giá
trị của các tư liệu sinh hoạt và tái sản xuất ra sức lao động. Cơ cấu lượng giá trị của hàng
hóa sức lao động bao gồm: 1. Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần để
tái sản xuất sức lao động; 2. Chi phí đào tạo người lao động; 3. Giá trị những tư liệu sinh
hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái của người lao động. Giá trị hàng
hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở việc nó bao hàm cả hai yếu tố: tinh
thần và lịch sử.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động chính là khả năng thực hiện một công việc cụ
thể nào đó với mục đích thỏa mãn nhu cầu của người mua, điều này chỉ được thể hiện ra
trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là thông qua quá trình lao động của người công
nhân. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra
giá trị, nghĩa là nó có thể tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu của bản thân hàng
hóa sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư.
- Giá trị thặng dư là một bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người bán
sức lao động tạo ra và thuộc về nhà tư bản hay còn được gọi là người mua hàng hóa sức lao
động. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư này mang bản chất của kinh tế xã hội là quan hệ giai cấp, trong đó giai cấp các nhà tư bản làm giàu được dựa trên cơ sở
sự thuê mướn lao động của giai cấp công nhân. Ngày lao động của một người công nhân sẽ
được chia làm hai phần là thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư. Thời
gian lao động cần thiết chính là phần ngày lao động mà người công nhân đó tạo ra một
lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của bản thân. Bên cạnh đó, thời gian lao động
thặng dư là phần thời gian người công nhân tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
- Nguồn gốc của giá trị thặng dư còn được thể hiện trong vai trò của từng bộ phận tư bản
mà nhà tư bản ứng ra mua tư liệu sản xuất và sức lao động đối với quá trình làm tăng giá
trị
2
- Tư bản bất biến: là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất, thông qua lao
động cụ thể của công nhân làm thuê mà giá trị được bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá
trị sản phẩm mới không thay đổi về lượng.
- Tư bản khả biến: là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái sức lao động, thông qua lao động
trừu tượng của công nhân mà tăng lên về lượng.
- Nghiên cứu việc thực hiện giá trị thặng dư thông qua hàng hóa sản xuất ra và bán trên thị
trường (tuần hoàn và chu chuyển tư bản) cho thấy nguồn gốc của giá trị thặng dư được tạo
ra trong sản xuất (giai đoạn hai) và do sức lao động tạo ra chứ không phải do mua rẻ bán
đắt mà có.
 Bản chất của giá trị thặng dư
- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư được diễn ra trong mối quan hệ giữa người mua và
người bán hàng hóa sức lao động. Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, giá trị
thặng dư mang bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp, trong đó giai cấp các nhà tư
bản làm giàu dựa trên cơ sở thuê mướn lao động của giai cấp công nhân.
- Về mặt kinh tế, nhà tư bản không vi phạm quy luật kinh tế về trao đổi ngang giá. Tuy
nhiên trong trao đổi ngang giá đó, giá trị thặng dư vẫn được tạo ra cho nhà tư bản bằng lao
động sống chứ không phải do máy móc sinh ra.
2. Trình bày các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Trả lời
Có 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cơ bản.
 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là một phương pháp nâng cao tỷ suất giá
trị thặng dư bằng cách kéo dài số ngày lao động trong khi thời gian lao động cần thiết là
không đổi, do đó tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư.
- Do ngày lao động chịu giới hạn về mặt sinh lý (công nhân phải dành phần thời gian của
mình cho các nhu cầu cơ bản như: ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí) nên không thể kéo dài bằng
ngày tự nhiên, còn cường độ lao động cũng không thể tăng vô hạn quá sức chịu đựng của
con người. Hơn nữa, lực lượng công nhân kiên quyết đấu tranh đòi rút ngắn ngày lao động.
Vì vậy phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối thường gặp phải những giới hạn này
đã làm hạn chế việc gia tăng tỷ suất giá trị thặng dư của nhà tư bản.
 Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
- Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp nâng cao tỷ suất giá trị
thặng dư bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết, do đó kéo dài thời gian lao động
thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn
- Để hạ thấp giá trị sức lao động thì cần phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ
cần thiết để tái sản xuất sức lao động, để đạt được mục đích đó cần phải tăng năng suất lao
động trong các ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt và các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất
để chế tạo ra tư liệu sinh hoạt đó.
Như vậy, giá trị thặng dư tương đối thu được chính là nhờ việc tăng năng suất lao động xã
hội. Các hoạt động cải tiến kỹ thuật hay tăng năng suất lao động diễn ra trước hết ở một
hoặc một vài doanh nghiệp riêng biệt, làm cho hàng hóa sản xuất ra có giá trị cá biệt thấp
hơn giá trị xã hội, nhờ đó mà thu được một số giá trị thặng dư lớn hơn so với mặt bằng
chung của xã hội, chúng thường được gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch. Giá trị thặng dư
siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
3
3. Bạn hãy cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu giá trị thặng dư trong phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Trả lời:
Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác đã chỉ rõ mối quan hệ giữa ba yếu tổ: năng suất lao
động, lao động thặng dư và giá trị thặng dư. Sự giàu có của xã hội hiện nay chính là do
năng suất của lao động thặng dư quyết định nên, chính vì vậy muốn xã hội giàu có thì phải
phát triển một cách mạnh mẽ lực lượng sản xuất đồng thời cần phải tăng năng suất lao động
xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, việc nghiên cứu giá
trị thặng dư đã cho thấy các vấn đề lớn trong giai đoạn phát triển hiện nay:
- Trong thời kỳ quá độ ở nước ta, quan hệ bóc lột tồn tại trong xã hội cơ bản vẫn chưa thể
bị xóa bỏ ngay theo cách tiếp cận giáo điều và xơ cứng cũ. Song song với việc phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần thì chúng ta càng thấy rõ quan hệ bóc lột vẫn còn có tác dụng
giải phóng và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Do đó, ta vẫn cần phải chấp nhận sự
hiện diện của mối quan hệ đó trong xã hội
- Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mọi phương án tìm cách định lượng máy
móc và xơ cứng về mức độ bóc lột trong việc hoạch định các chủ trương chính sách, đường
lối và thái độ phân biệt đối xử với tầng lớp doanh nhân đều thiếu sức thuyết phục, xa rời
thực tế và khó có thể thực hiện được. Quan hệ phân phối được thể chế hóa bằng luật và lấy
luật pháp làm công cụ chính và cơ sở để điều chỉnh các hành vi xã hội nói chung, hành vi
bóc lột nói riêng là điều cần thiết hướng tới. Những người nào chấp hành đúng pháp luật
thì sẽ được xã hội thừa nhận và tôn vinh theo phương châm: dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh.
- Trong quản lý xã hội thì cần phải kiểm soát chặt chẽ thu nhập của từng cá nhân và thu
nhập doanh nghiệp để góp phần chống thất thu thuế, bên cạnh đó còn có thể bảo đảm sự
công bằng thông qua Nhà nước và điều tiết lượng thu nhập xã hội. Đây là hướng tiếp cận
vấn đề bóc lột giúp chúng ta tránh được những nhận thức mang tính giáo điều và phi biện
chứng về quan hệ bóc lột, đồng thời vận dụng trong một giai đoạn lịch sử cụ thể của việc
giải phóng sức mạnh sản xuất và tạo nên động lực phát triển kinh tế cùng với việc chủ động
hội nhập các nền kinh tế quốc tế một cách nhanh chóng và bền vững.
- Đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước mỗi khi được thể chế hóa thành
luật sẽ góp phần trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và bảo vệ
những quyền chính đáng của lực lượng lao động lẫn lực lượng sử dụng lao động bằng luật
và các chế tài thật cụ thể, từ đó mới có thể bảo đảm sự công khai, minh bạch và duy trì phát
triển một cách bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động là
một thực tế và việc phân xử các mâu thuẫn ấy để tránh xung đột không cần thiết cũng là
một yêu cầu cấp thiết hiện nay, được thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Việc bảo vệ
những quyền lợi chính đáng, được pháp luật bảo vệ của tất cả các quan hệ lao độn cũng là
một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay.
Đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng
mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin – Bộ giáo dục và đào
tạo Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
2. Ý nghĩa học thuyết giá trị thặng dư đối với nước ta hiện nay – Dụng Văn Duy https://truongchinhtri.binhthuan.dcs.vn/Trang-chu/post/202811/y-nghia-hocthuyet-gia-tri-thang-du-doi-voi-nuoc-ta-hien-nay
5
MỤC LỤC
Câu 1: Phân tích nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư
2
Câu 2: Trình bày các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
3
Câu 3: Bạn hãy cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu giá trị thặng dư trong phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
4
Tài liệu tham khảo
5
6
Download