Ứng động là vận động phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng của môi trường (do tác động từ nhiều phía của môi trường). Hướng động là hình thức phản ứng của một bộ phận của cây trước tác nhân kích thích từ một hướng xác định Chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh ở động vật: + Đại não ngày càng phát tiển thể tích tăng , có những trung khu phản ứng có chức năng riêng như trung khu vận động , cảm giác, ... + Có khả năng phối hợp nhiều phản ứng phức tạp và hình thành được nhiều phản xạ có điều kiện thích nghi với đời sống môi trường luôn thay đổi: từ những động vật chỉ có toàn phản xạ có điều kiện đên hệ thần kinh có thể hình thành nhiều phản xạ có điều kiện khỉ , động vật linh trưởng + Số lượng tế bào thần kinh ngày càng nhiều, phân bố ngày càng tập trung, mức độ chuyên hoá ngày càng cao. + Hệ thần kinh lưới đối xứng toả tròn => hệ thần kinh chuỗi hạch => dạng ống đối xứng hai bên. Trong đó: -Hệ thần kinh lưới số tế bào thần kinh ít, phân bố rải rác đều khắp cơ thể có thể phản ứng lại với tất cả phản ứng nhưng hiệu quả phản ứng thường thấp -Hệ thần kinh chuỗi hạch lượng tế bào thần kinh hơn, phân bố tập trung thành hạch tuy nhiên hiệu quả phản ứng chưa cao Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn: - Mất phân cực (khử cực): Điện thế màng tăng dần. - Đảo cực: Điện thế màng đảo chiều và tiếp tục tăng đến giá trị cực đại. - Tái phân cực: Điện thế màng giảm và đảo chiều trở về giá trị điện thế nghỉ. Khác nhau: Trên sợi thần kinh không có miêlin Trên sợi thần kinh có miêlin Lan truyền liên tục Lan truyền theo kiểu nhảy cóc Do mất phân cực → đảo cực → tái phân cực liên tiếp từ vùng này đến vùng khác Do mất phân cực → đảo cực → tái phân cực từ eo ranvie này sang eo Ranvie khác Chậm (thần kinh giao cảm 5m/s) Tốc độ nhanh (thần kinh vận động 120m/s) Cấu tạo xinap: Xináp gồm màng trước, màng sau, khe xináp vả chùy xináp. - Chùy xinap: Ngoài có màng bao bọc gọi là màng trước xinap. Trong chùy chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian h,.....). - Khe xinap: Là 1 khe nhỏ nằm giữa màng trước và màng sau xinap. - Màng sau xinap: Trên màng có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Có các enzim đặc hiệu có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học. Quá trình truyền tin qua xinap: + Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp và làm Ca2+ từ dịch ngoại bào đi vào trong chùy xináp. + Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe xináp đến màng sau. + Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau gây xuất hiện điện thế họat động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp Tập tính Động Vật: +Các hình thức học tập: Quen nhờn, học ngầm, học khôn +Tập tính bẩm sinh và học được hoocmôn sinh trưởng; tirôxin, testosterôn, ơstrôgen hoocmôn ức chế sự sinh trưởng của thực vật là: Etylen, Axit absixic. Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, gồm ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan : rễ, lá, hoa,… Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ. * Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật : - Sinh sản bằng bào tử : có ở rêu, dương xỉ. - Sinh sản sinh dưỡng : là hình thức sinh sản bằng các bộ phận sinh dưỡng của cây (thân, rễ, lá - Nhân giống vô tính : gồm ghép chồi, cành ; giâm cành ; chiết cành và nuôi cấy tế bào/mô thực vật. Thụ phấn là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy (đầu nhụy). Thụ tinh kép là sự hợp nhất của 2 nhân tinh trùng đồng thời với nhân của tế bào trứng và nhân lưỡng bội (2n) ở trung tâm túi phôi tạo nên nhân tam bội (3n) là khởi đầu của nội nhũ. Vai trò của thụ tinh kép là dự trữ chất dinh dưỡng trong noãn đã thụ tinh để nuồi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non (có khả năng tự dưỡng) đảm bảo cho thế hệ sau thích nghi với điều kiện biến đổi của môi trường sống, duy trì nòi giống. – Hình thành hạt: + Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành một khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ. Nội nhũ (phôi nhũ) là mô nuôi dưỡng phôi phát triển. – Hình thành quả : + Quả là do bầu nhuỵ phát triển thành. Bầu nhuỵ dày lên, chuyên hoá như một túi chứa hạt, bảo vệ hạt và giúp phát tán hạt. + Quả không có thụ tinh noãn (quả giả) gọi là quả đơn tính. Quả không có hạt chưa hẳn là quả đơn tính vì hạt có thể bị thoái hoá - Các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật được ứng dụng trong thực tiễn: giâm cành, chiết cành, ghép cành, nuôi cấy mô tế bào thực vật.