Uploaded by Dung Tri

banluochosu

advertisement
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP TRIẾT HỌC
Họ và tên: Phạm Trí Dũng
Mã sinh viên: 11204898
1
Lời nói đầu
Lịch sử của triết học cũng là lịch sử của những cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề cơ bản
của triết học với hai phạm trù lớn: vật chất và ý thức. Song, để đi đến được những quan
niệm, định nghĩa khoa học và tương đối hoàn chỉnh về chúng cũng phải đến một giai đoạn
lịch sử nhất định với sự ra đời và phát triển của chủ nghỉa duy vật biện chứng. Vật chất, theo
Lênin: “là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con
người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại, và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”. Vật chất tồn tại bằng vận động và thông qua vận động để thể
hiện sự tồn tại của mình.Không thể có vật chất không vận động và không có vận động ở
ngoài vật chất. Ý thức lẩn phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên và lịch sử - xã hội. Bản
chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo thế giới khách quan và bộ não người thông qua hoạt động thực tiễn.
Chính vì vậy, không thể xem xét hai phạm trù này tách rời, cứng nhác, càng không thể coi ý
thức (bao gồm cảm xúc, ý chí, tri thức,…) là cái có trước, cái sinh ra và quyết định sự tồn tại,
phát triển của thế giới vật chất.
Để làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa và vận dụng vào kinh
doanh nên em đã làm bài tiểu luận này với tiêu đề: “Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý
thức, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận. Vận dụng để giải quyết bài toán bán lược cho sư
dưới góc độ của một nhà kinh doanh”. Phần nội dung bài tiểu luận gồm 2 phần chính:
+ Chương 1: Lý luận chung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
+ Chương 2: Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để giải quyết bài toán “bán lược
cho sư” dưới góc nhìn một nhà kinh tế.
Bài làm của em vẫn còn rất nhiều thiếu xót nên kính mong thầy (cô) có những nhận xét đánh
giá để bài làm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!!!
2
Phần nội dung
Chương 1: Lý luận chung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
1.1 Tổng quan về vật chất theo quan điểm Mác Lê-nin.
a) Phạm trù vật chất
Vật chất với tư cách là phạm trù triết học đã có lịch sử phát triển trên 2.500 nãm. Ngay từ
thời cổ đại, xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật trước Mác đã đặt nền móng cho khuynh
hướng lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích về giới tự nhiên nhưng nó cũng bộc lộ nhiều
hạn chế, như: đồng nhất vật chất với vật thể, không hiểu bản chất của ý thức cũng như mối
quan hệ giữa ý thức với vật chất; không tìm được cơ sở để xác định những biểu hiện của vậi
chất trong đời sống xã hội nên cũng không có cơ sở để đứng trên quan điểm duy vật khi giải
quyết các vấn đề về xã hội.
Sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đặc biệt là những phát
minh của Rơnghen, Béccơren, Tômxơn. v.v. đã bác bỏ quan điểm của các nhà duy vật về
những chất được gọi là "giới hạn tột cùng", từ đó dẫn tới cuộc khủng hoảng về thế giới quan
trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý học. Những người theo chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng cơ
hội này để khẳng định bản chất "phi vật chất" của thế giới, khẳng định vai trò của các lực
lượng siêu nhiên đối với quá trình sáng tạo ra thế giới.
V.I.Lênin đã tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
đồng thời kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen để đưa ra định nghĩa kinh điển về vật
chất:
3
"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác.
b) Phương thức và hình thức tồn tại của vật chất
Theo quan điểm duy vật biện chứng, vận động là phương thức tồn tại của vật chất: không
gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất.
Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
Ph.Ăngghen định nghĩa: "Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, - tức được hiểu là một
phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao gồm tất cả
mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho
đến tư duy".
Theo quan điểm của Ph.Ăngghen, vận động không chỉ thuần túy là sự thay đổi vị trí mà là
"mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ"; vật chất luôn gắn liền với vận động
và chỉ thông qua vận động mà các dạng cụ thể của vật chất mới biểu hiện được sự tồn tại của
mình. Vận động trở thành phương thức tồn tại của vật chất. Vật chất tồn tại khách quan nên
vận động cũng tồn tại khách quan và vận động của vật chất là tự thân vận động.
Bằng việc phân loại các hình thức vận động cơ bản, Ph.Ăngghen đã đặt cơ sở cho việc phân
loại, phân ngành, hợp loại, hợp ngành khoa học. Tư tưởng về sự thống nhất những khác nhau
về chất của các hình thức vận động cơ bản còn là cơ sở để chống lại khuynh hướng đánh
đồng các hình thức vận động hoặc quy hình thức vận động này vào hình thức vận động khác
trong quá trình nhận thức.
Khi khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật
chất; chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đã khẳng định vận động là tuyệt đối, là vĩnh viễn.
Điều này không có nghĩa là chủ nghĩa duy vật biện chứng phủ nhận đứng im; song, theo
quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó
là vận động trong thế cân bằng và đứng im là hiện tượng tương đối, tạm thời.
4
Vận động trong thế cân bằng là vận động chưa làm thay đổi cơ bản vị trí, hình dáng, kết cấu
của sự vật; chưa làm thay đổi cơ bản chất của sự vật.
Không gian, thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất
Ph.Ăngghen viết: "Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại
ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ở ngoài không gian". Vật chất, không gian,
thời gian không tách rời nhau; không có vật chất tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng
không có không gian, thời gian tồn tại ở ngoài vật chất vận động.
Là hình thức tồn tại của vật chất, không gian và thời gian tồn tại khách quan, bị vật chất qui
định; trong đó, không gian có ba chiều: chiều cao, chiều rộng, chiều dài; thời gian có một
chiều: chiều từ quá khứ đến tương lai.
1.2. Tổng quan về ý thức theo chủ nghĩa Mác – Lê nin
Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin, ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất
có tổ chức cao là bộ óc người, là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người. Nếu
không có sự tác động của thế giới khách quan vào bộ não người và không có bộ não người
với tính cách là cơ quan vật chất của ý thức thì sẽ không có ý thức. Bộ não người và sự tác
động của thế giới khách quan vào bộ não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Các nhân
tố bao gồm:
Bộ óc: chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một dạng vật
chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến
hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã hội và có cấu tạo rất phức tạp, gồm khoảng 14 - 15 tỷ tế
bào thần kinh. Các tế bào này tạo nên nhiều mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, dẫn truyền và
điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài thông qua các
phản xạ có điều kiện và không điều kiện.
Sự phản ánh: cũng theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, hoạt động ý thức con người diễn ra trên cơ sở
hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Sự phụ thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ
5
óc thể hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn. Tuy nhiên, nếu
chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác
động đó thì cũng không thể có ý thức. Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối
tượng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc
điểm của hệ thống vật chất khác.
a) Nguồn gốc của ý thức
Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức, trong đó, hai yếu tố cơ bản nhất là
bộ óc người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản
ánh năng động, sáng tạo.
Về bộ óc người: ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là
chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn
thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng
phong phú và sâu sắc. Điều này lý giải tại sao quá trình tiến hóa của loài người cũng là quá
trình phát triển nănglực của nhận thức, của tư duy và tại sao đời sống tinh thần của con
người bị rối loạn khi sinh lý thần kinh của con người không bình thường do bị tổn thương bộ
óc.
Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo ra quá trình phản ánh năng động,
sáng tạo: Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con
người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt
động của các giác quan đã tác động đến bộ óc người, hình thành nên ý thức.
- Nguồn gốc xã hội của ý thức
Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý thức; trong đó, cơ bản nhất và trực tiếp
nhất là lao động và ngôn ngữ.
6
Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính xã hội.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình lao động làm nảy sinh ở họ nhu cầu phải có
phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển
ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ, con người đã không chỉ giao tiếp, trao đổi mà
còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thể
hệ này qua thể hệ khác.
Như vậy, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển
của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức
kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, đã làm cho bộ óc đó dần dần biến
chuyển thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý
thức.
b) Bản chất và kết cấu của ý thức
- Bản chất của ý thức
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người; là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quaan.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó thể hiện ở chỗ: Ý thức là hình
ảnh về thế giới khách quan, bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung và về hình thức
biểu hiện, nhưng nó không còn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải biến thông
qua lăng kính chủ quan (tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu, v.v.)
của con người. Theo C.Mác, ý thức "chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong
đầu óc con người và được cải biến đi trong đó".
Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý thức gắn
liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên mà còn (và
chủ yếu là) của các quy luật xã hội; được quy định bởi nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều
kiện sinh hoạt hiện thực của đời sống xã hội. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện
thực theo nhu cầu của thực tiễn xã hội.
7
1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ này, vật
chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song ý thức
không hoàn toàn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực
tiễn của con người.
a) Vai trò của vật chất đối với ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là
nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có con
người mới có ý thức. Trong mối quan hệ giữa con người với thế giới vật chất thì con người
là kết quả quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của thế giới vật chất.
Kết luận này đã được chứng minh bởi sự phát triển hết sức lâu dài của khoa học về giới tự
nhiên; nó là một bằng chứng khoa học chứng minh quan điểm: vật chất có trước, ý thức có
sau.
Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức (bộ óc người, thế giới
khách quan tác động đến bộ óc gây ra các hiện tượng phản ánh, lao động, ngôn ngữ), hoặc là
chính bản thân thế giới vật chất (thế giới khách quan), hoặc là những dạng tồn tại của vật
chất (bộ óc người, hiện tượng phản ảnh, lao động, ngôn ngữ) đã khẳng định vật chất là
nguồn gốc của ý thức.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên nội
dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình
thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi
trường sống quyết định. Những yếu tố này thuộc lĩnh vực vật chất nên vật chất không chỉ
quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của
ý thức.
b) Vai trò của ý thức đối với vật chất
8
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn của con người.
Vì ý thức là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức là nói đến vai trò của con
người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay
đổi hiện thực, con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của
con người đều do ý thức chỉ đạo, nên vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay
đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở
ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương
pháp, biện pháp, công cụ, phương tiện, v.v. để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã
thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiền của con người.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực.
Nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có
ý chí thì hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng
lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình, thế giới được
cải tạo - đó là sự tác động tích cực cúa ý thức. Còn nếu ý thức của con người phản ánh không
đúng hiện thực khách quan, bản chất, quy luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động
của con người đã đi ngược lại các quy luật khách quan, hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực
đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có thế quyết định hành
động của con người, hoạt động thực tiễn của con người đúng hay sai, thành công hay thất
bại, hiệu quả hay không hiệu quả.
Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý thức
có thể thấy: vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo ý
thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật
chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn (hoạt động
vật chất) của con người. Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ
phản ánh của ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ
9
chức của con người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người
hành động theo định hướng của ý thức.
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận.
Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động, sáng tạo của ý
thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng xây
dựng nên nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với hoạt động nhận thức và
thực tiễn của con người.
Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động, sáng tạo của ý
thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng xây
dựng nên nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với hoạt động nhận thức và
thực tiễn của con người. Nguyên tắc đó là: Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất
phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ
quan. Theo nguyên tắc phương pháp luận này, mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn của con
người chỉ có thể đúng đắn, thành công và có hiệu quả tối ưu khi và chỉ khi thực hiện đồng
thời việc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan với phát huy tính năng động
chủ quan.
Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan là xuất phát từ tính khách quan của
vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện thực khách quan, mà căn bản là tôn trọng quy luật,
nhận thức và hành động theo quy luật; tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối
với đời sống tinh thần của con người, của xã hội. Điều đó đòi hỏi trong nhận thức và hành
động, con người phải xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối,
chủ trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp; phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương
tiện; phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng vật chất
để hành động.
10
Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy vai trò tích cực, năng động, sáng tạo của ý
thức và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc vật chất hóa tính tích cực, năng động,
sáng tạo ấy. Điều này đòi hỏi con người phải tôn trọng tri thức khoa học; tích cực học tập,
nghiên cứu để làm chủ tri thức khoa học và truyền bá vào quần chúng đề nó trở thành tri
thức, niềm tin của quần chúng, hướng dẫn quần chúng hành động. Mặt khác, phải tự giác tu
dưỡng, rèn luyện để hình thành, củng cố nhân sinh quan cách mạng, tình cảm, nghị lực cách
mạng để có sự thống nhất hữu cơ giữa tính khoa học và tính nhân văn trong định hướng hành
động.
Thực hiện nguyên tắc tôn trọng khách quan, phát huy tính năng động chủ quan trong nhận
thức và thực tiễn đòi hỏi phải phòng, chống và khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí; là những
hành động lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực, lấy ý muốn chủ quan
làm chính sách, lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược, sách lược, V.V.. Mặt khác,
cũng cần chống chủ nghĩa kinh nghiệm, xem thường tri thức khoa học, xem thường lý luận,
bảo thủ, trì trệ, thụ động, v.v. trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Chương 2: Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để giải quyết bài toán
“bán lược cho sư” dưới góc nhìn một nhà kinh tế.
2.1 Tổng quan câu chuyện bán lược cho sư.
Trong 1 buổi thử tài 3 nhân viên kinh doanh, giám đốc công ty nọ giao cho 3 nhân viên mỗi
người 1.000 cây lược và yêu cầu các nhân viên này hãy mang lên chùa và bán cho nhà sư
trên đó.
11
Anh chàng thứ nhất lên đường trước tiên, anh ta bám lấy nhà sư và năn nỉ mất cả ngày nên
nhà sư cũng mua cho vài chiếc. Anh chàng thứ 2 khá hơn, anh vào chùa, đi vãn cảnh một
vòng, gió thổi mạnh làm tóc rối bời.
Giữ nguyên mái tóc ấy, anh đến gặp vị sư trụ trì thưa chuyện: “Bạch thầy, trên núi cao gió
thổi mạnh, thí chủ thập phương đến đây dâng hương mà tóc rối, e không thành kính trước
cửa Phật. Xin chùa chuẩn bị một vài chiếc lược để trước lúc dâng hương, các phật tử chải tóc
cho gọn gàng”. Nghe anh ta nói có lý, sư trụ trì đồng ý mua 10 chiếc lược đặt tại 10 khu vực
ngồi nghỉ của nhà chùa.
Đến lượt anh thứ 3, anh đi thẳng đến ngôi chùa gặp trụ trì liền thưa: “Bạch thầy, chùa ta lớn
nhất vùng này, thiết nghĩ cũng nên có chút tặng phẩm cho người làm việc thiện. Con có
mang theo ít lược của công ty. Thầy có thư pháp hơn người, xin viết lên lược ba chữ “Lược
tích thiện” làm tặng phẩm. Món quà này thật nhiều ý nghĩa”.
Nhà chùa hứng thú mua 1.000 chiếc làm quà. Du khách thập phương nghe đồn đến chùa vãn
cảnh tích đức còn có kỷ niệm mang về càng vui mừng. Một đồn mười, mười đồn trăm, dân
chúng đổ về chùa dâng hương ngày càng đông, danh tiếng chùa ngày càng lừng lẫy và công
ty ký được hợp đồng bán hàng nghìn chiếc lược cho nhà chùa.
2.2 Giải quyết bài toán và bài học kinh doanh dưới góc nhìn một nhà kinh tế.
Qua câu chuyện trên chúng ta có thể thấy. Việc bán lược cho sư ban đầu tưởng chừng như
phi lý vì sư không có tóc để phải mua lược, tuy nhiên người bán hàng thứ 3 vẫn thực hiện
công việc khó khăn đó thành công nhờ khả năng: Tạo ra thị trường và kích thích nhu cầu mới
xuất hiện. Do đó muốn trở thành một nhà kinh tế giỏi chúng ta cần có các kĩ năng quan sát
đa chiều, phân tích nhu cầu và tìm ra các chiến lược hợp lý cho mặt hàng của mình.
2.2.1 Kiên nhẫn trong kinh doanh.
Muốn thành công trước hết phải kiên nhẫn. Chẳng có ai làm một lần mà thành công cả.
Liệu bạn có bao giờ biết rằng những người hiện tại đang rất thành công, những nhà doanh
nhân lừng danh trong quá khứ chưa từng trải qua thất bại? Bạn có dám chắc rằng họ chưa
12
từng cạn kiệt năng lượng và suy sụp trong chính sự nghiệp mà mình tự công gây dựng?Như
anh chàng thứ nhất trong câu chuyện trên cũng như vậy.Anh này rất lo sợ bởi vì anh biết nhà
sư thì chẳng bao giờ dùng đến lược, khi đến chùa mời hàng, anh ta thậm chí còn bị xua đuổi.
Tuy nhiên với bản tính chịu khó, anh ta đã thuyết phục các nhà sư mua giúp, từ ngày này qua
ngày khác, đến ngày thứ 7 thì anh ta chỉ bán được đôi ba cái bởi các nhà sư thương tình mua
cho. Vậy là anh ta cũng đã thành công trong việc bán lược cho sư bằng sự kiên trì không bỏ
cuộc của mình, một kết quả cũng đáng để tuyên dương. Tính kiên trì có thể được hiểu một
cách đơn giản là những kỹ năng cũng như thái độ sống của một con người trong hành trình
theo đuổi mục tiêu mà chính bản thân đã đặt ra với cuộc sống. Đây được xem chính là sự nỗ
lực và cố gắng hết mình, không ngừng học hỏi, có ý chí vững vàng, không bỏ cuộc giữa
chừng cho dù có gặp phải bất kỳ những khó khăn. Có thể nhận định rằng sự kiên trì được
xem là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng sẽ góp phần tạo nên thành công cho mỗi
con người trong cuộc sống ngày nay.
Đối với tính kiên trì có thể được xem là một đức tính, phẩm chất đạo đức tích cực sẽ gây ảnh
hưởng tới chính cuộc đời của mỗi cá nhân và nó luôn cần phải được nhân rộng. Và điểm cần
lưu tâm hơn cả, đó là sự kiên trì cần phải được phát huy dụng đúng lúc, đúng chỗ.
2.2.2 Quyết đoán, dám nghĩ dám làm là biểu hiện của một người thành công.
Tiếp theo muốn thành công con người phải quyết đoán, dám nghĩ dám làm.
Anh chàng thứ hai này những ngày đầu đều chỉ đến đi loanh quanh trong chùa mà không
mời chào gì cả. Chùa ở trên cao, gió thổi quanh năm, những người đi bãi lễ cũng luôn đông
đúc, hàng ngày đến không ngớt. Một hôm, anh ta gặp trụ trì và nói:
“Bạch thầy, trên núi cao gió thổi mạnh, chùa lại là chốn linh thiêng, nhưng người dâng
hương lại tóc tai rối bù xù, e không thành kính trước cửa Phật. Xin chùa chuẩn bị một vài
chiếc lược để trước lúc dâng hương, các phật tử chải tóc cho gọn gàng”.
Sư trụ trì nghe có lý, sẵn tiện thấy anh này bán lược nên quyết định mua 10 chiếc đặt ở 10
13
tòa hương khắp trong chùa. Vậy là anh chàng thứ hai này bán được 10 chiếc lược bằng việc
không hấp tấp, quan sát kỹ càng và tin vào những gì mà minh thấy được.
Quyết đoán là một phẩm chất không thể thiếu của người đứng đầu nói chung - đặc biệt là
người lãnh đạo, quản lý trong bộ máy Nhà nước. Quyết đoán là đưa ra quyết định nhanh
chóng, dứt khoát, không do dự, phán đoán một cách quả quyết. Chỉ có người dám quyết đoán
mới bảo vệ ý chí, mục tiêu rõ ràng trên hành trình vươn tới khát vọng của bản thân và của
tập thể do mình lãnh đạo, quản lý.
Quyết đoán không phải là độc đoán, càng không phải là sự “liều mạng” mà là bản lĩnh, là sự
tự tin của người đứng đầu khi đưa ra quyết định trên cơ sở suy xét, nắm bản chất vấn đề, dự
đoán xu hướng diễn biến… nhằm bảo vệ quan điểm của mình, không bị chi phối bởi bất cứ
điều gì khác. Thực tế cho thấy, trong lãnh đạo, điều hành, sự dứt khoát hay không dứt khoát
sẽ cho ra kết quả khác nhau…
Một nhà lý luận đã khuyên: “Đừng bao giờ để người khác quyết định bạn có thể làm được
hay không làm được những việc mà bạn đã quả quyết là có ý nghĩa quan trọng trong cuộc
sống”. Quyết đoán luôn bảo vệ cho điều mình muốn, không bỏ mặc quyền lợi của tập thể.
Do dự, chần chừ, thiếu khẳng khái đôi khi phải trả giá và hối tiếc.
Quyết đoán đòi hỏi sự cân bằng trong tư duy dựa trên sự phán đoán có cơ sở, sự tự tin ở
chính mình và sự lắng nghe, cân nhắc các ý kiến không giống mình… Tính quyết đoán là
một tố chất có tầm quan trọng rất lớn, nó chỉ hiện diện ở những người có ý thức về một vấn
đề nào đó và kiên trì học hỏi, rèn luyện, thu lượm qua thực tế lãnh đạo, quản lý và thực tiễn
cuộc sống…
Quyết đoán là dũng khí của người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nó là sự đối
nghịch với lối sống cầu an, nhu nhược, thiếu bản lĩnh… Trong thực tế, có không ít lãnh đạo,
quản lý đứng trước một tình thế nào đó, biết không đúng mà vẫn do dự, biết không nên mà
vẫn không thể nói, không thể hành động… Ở đây cần nhớ sự minh bạch giữa lý trí và tình
cảm phải được rạch ròi, đừng để bị chi phối lấn át tính quyết đoán!
14
2.2.3 Kĩ năng phân tích thị trường.
Anh chàng thứ ba bán lược cho sư dạy ta bài học về phân tích nhu cầu của đám đông, có
chiến lược táo bạo và hiệu quả
Anh chàng cuối cùng này cũng dành những ngày đầu để quan sát khắp quanh chùa, anh ta
cũng thấy chùa này không hôm nào là ngớt người đến dâng hương, còn các nhà sư thì đương
nhiên cũng sẽ không mua lược để chải tóc chứ đừng nói đến mua nhiều lược dù anh ta có nài
nỉ hay dùng mánh khóe gì. Suy nghĩ cũng đã mấy ngày, anh ta quyết định đến gặp trụ trì của
ngôi chùa đông đúc đó:
Đây là bài học lớn và cần thiết cho nhưng ai làm kinh doanh. Ngoài sự chân thành và kiên trì
theo đuổi như người thứ nhất, sự quan sát nhạy bén và dám làm của người thứ hai, cần có
thêm chiến lược táo bạo và quan trọng là phải nắm được tâm lý khách hàng và nhu cầu đám
đông.
Marketing hiện đại không bắt đầu từ trong phòng máy lạnh, lại càng không bắt đầu từ ý
muốn chủ quan của những người trong công ty, marketing bắt đầu từ thị trường, từ nhu cầu
người tiêu dùng, từ các yếu tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp như môi trường vĩ mô
và vi mô, và từ tình hình cạnh tranh. Người làm marketing phải biết thu thập thông tin và
phân tích khách hàng và thị trường.
Tại sao cần phân tích thị trường? Nếu chúng ta chỉ cứ cố làm ra sản phẩm cho tốt rồi đem ra
thị trường bán, ai muốn mua thì mua, không mua thì thôi, hoặc nếu thị trường chỉ có mình ta,
thì có lẽ chúng ta không cần quan tâm đến và không cần quan tâm đến đề tài này.
Đối với tất cả cách doanh nghiệp thì mục tiêu lớn nhất của người làm kinh doanh là hướng
đến sự phát triển và lợi nhuận. Chính vì vậy, lý do lớn nhất của việc nghiên cứu thị
trường chính là đặt ra những mục tiêu có thể đạt được. Đồng thời để xây dựng chiến lược
phát triển để hiện thực hóa các mục tiêu đã đặt ra của mình.
15
Khi phân tích thị trường đúng cách, bạn có thể nắm bắt những điều, những mục tiêu mà
doanh nghiệp có thể đạt được. Bên cạnh đó, phân tích thị trường giúp bạn bỏ qua những rủi
ro có thể gặp phải để vươn lên các mục tiêu mới.
Từ các kết quả thu thập, các dữ liệu nghiên cứu được và từ việc việc phân tích thị trường chi
tiết sẽ giúp cho doanh nghiệp chỉ ra được những bước đi tiếp theo của họ. Sẽ thật sai lầm và
mù mịt nếu không nắm rõ được thị trường trước khi bắt đầu thâm nhập thị trường đó. Chính
vì vậy, một bản phân tích thị trường hoàn hảo sẽ chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động
của doanh nghiệp. Nó sẽ giúp doanh nghiệp vươn lên phát triển và tránh các rủi ro đáng tiếc
xảy ra.
16
Kết luận
Trên đây, em đã đưa ra những cơ sở lý luận triết học cơ bản và phổ biến nhất về vật chất
và ý thức. Làm rõ bản chất, nguồn gốc hình thành và phát triển của hai phạm trù được coi là
quan trọng hàng đầu của triết học. Từ đó, tìm ra mối quan hệ biện chứng của chúng để nắm
vững và vận dụng trong kinh doanh. Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết
định của vật chất đối với ý thức đồng thời vạch ra sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của
ý thức đối với vật chất. Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức
có tính độc lập tương đối lên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn của con người. Nói đến vai trò ý thức là nói đến vai trò của con người vì ý
thức là ý thức của con người. Bản thân ý thức tự nó không thể thay đổi được gì trong hiện
thực. Ý thức muốn tác động trở lại cuộc sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa
là phải được con người thực hiện trong thực tiễn. Điều ấy có nghĩa là sự tác động của ý thức
đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người .
Từ câu chuyện “bán lược cho sư”, ta có thể rút ra rất nhiều bài học trong kinh doanh cũng
như giải quyết các vấn đề tưởng chừng như vô lý trong cuộc sống. “Bán lược cho sư” cũng
giống như “bán nhà cho trẻ”. Ban đầu tưởng chừng là những câu chuyện phi lý tuy nhiên nếu
có kĩ năng nhìn nhận đa chiều cùng kĩ năng tổng hợp, phân tích nghiên cứu thị trường thì sẽ
thấy đây không những là một hướng đi mới mà còn rất dễ thành công vì ít đối thủ cạnh tranh.
Bên cạnh đó, muốn trở thành một nhà kinh doanh thành công thì bản thân cần rất nhiều sự
kiên trì, nỗ lực và quyết đoán, dám chấp nhận thử thách để thành công.
Là sinh viên kinh tế, chúng ta cần hiểu rõ những lý luận cơ bản nhất từ đó mới có thể nắm
bắt và vận dụng trong phát triển kinh tế sau này. Từ những câu chuyện như “bán lược cho
sư” cũng có thể đem đến những bài học bổ ích cũng như mở ra những hướng đi mới cho các
nhà kinh tế tương lai.
17
Hết
Danh mục tài liệu tham khảo
 Giáo trình Những NLCB của chủ nghĩa Mác – Lê nin – Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2014.
 Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lê-nin – nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014.
 Một số trang web: https://www.pace.edu.vn/, https://thanhnien.vn/, Tạp chí tài
chính, …
18
Download