ĐỀ NẮM CHẮC 8 ĐIỂM – ĐỀ SỐ 05 ********************* Fanpage Live: https://www.facebook.com/vuihocvn.thpt Đăng ký khóa học: http://vuihoc.vn/thpt Câu 1. Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai? A. Trimetylamin. B. Metylamin. C. Phenylamin. D. Đimetylamin. Câu 2. Trong phản ứng este hoá giữa ancol etylic và axit axetic, axit sunfuric không đóng vai trò A. làm chất xúc tác. B. làm chuyển dịch cân bằng. C. làm chất oxi hoá. D. làm chất hút nước. Câu 3. Kim loại được sử dụng phổ biến để chế tạo trang sức, có khả năng kháng khuẩn, khử độc là A. sắt. Thiếc B. sắt tây. C. bạc. D. đồng. Câu 4. Loại tơ nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO 2 và H 2 O ? A. Nilon-6,6. B. Tơ olon. C. Tơ tằm. D. Tơ lapsan. Câu 5. Tính chất hóa học chung của kim loại là A. tính khử và tính oxi hóa. B. tính khử. C. tính oxi hóa. D. tính lưỡng tính. Câu 6. Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn? A. Na. B. Fe. C. Al. D. Mg. Câu 7. Chất nào sau đây tác dụng với NaHCO 3 sinh ra khí CO 2 ? A. HCOOH. B. CH3CHO . C. CH 3 OH . D. HCOONa. Câu 8. Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO 4 , thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do trong khí thải có chứa A. NO 2 . B. H 2 S. C. CO2 . Câu 9. Kim loại Cu không tan trong dung dịch 1 D. SO 2 . A. H 2 SO 4 đặc nóng. B. HNO 3 đặc nóng. C. HNO 3 loãng. D. H 2 SO 4 loãng. Câu 10. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy? A. Cu. B. K. C. Au. D. Ag. Câu 11. Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất? A. NH 3 . B. C6 H 5 CH 2 NH 2 . D. ( CH3 )2 NH. C. C6H5NH2 . Câu 12. Trong y học, sobitol có tác dụng nhuận tràng. Công thức phân tử của sobitol là A. C12 H 22 O11 . B. C6H12O6 . C. C6H14O6 . D. C12H24O11 . Câu 13. Canxi sunfat là chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước gọi là thạch cao sống. Công thức của canxi sunfat là A. CaSO 4 . B. CaO. C. Ca(OH)2 . D. CaCO3 . Câu 14. Cách nào sau đây không điều chế được NaOH? A. Cho dung dịch Ca(OH) 2 tác dụng với dung dịch Na 2 CO 3 . B. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp, điện cực trơ. C. Sục khí NH 3 vào dung dịch Na 2 CO 3 . D. Cho Na 2 O tác dụng với nước. Câu 15. Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là A. cả hai đều bị ăn mòn như nhau. B. thiếc. C. không kim loại nào bị ăn mòn. D. sắt. Câu 16. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Chất béo là đieste của glixerol và các axit béo. B. Hiđro hóa hoàn toàn triolein hoặc trilinolein đều thu được tristearin. C. Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu. D. Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước. 2 Câu 17. Đun nóng este CH 2 = CHCOOCH 3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được sản phẩm A. CH3COONa và CH2 = CHOH . B. CH2 = CHCOONa và CH3OH . C. CH3COONa và CH3CHO . D. C2H5COONa và CH3OH . Câu 18. Phương trình hóa học nào sau đây là sai? A. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2 . B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2 . C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. D. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca ( HCO3 )2 . Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. B. Phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. D. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu. Câu 20. Natri đicromat là muối của axit đicromic, có màu da cam của ion đicromat. Công thức của natri đicromat là A. NaCrO 2 . B. Na 2Cr2 O7 . C. K2Cr2O7 . D. Na2CrO4 . Câu 21. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố nào sau đây? A. Nitơ. B. Photpho. C. Kali. D. Cacbon. Câu 22. Khi thủy phân tripeptit: H2 N − CH ( CH3 ) CO − NH − CH2 − CO − NH − CH2 − COOH sẽ tạo ra các -amino axit nào? A. H2 NCH2 COOH,CH3CH ( NH2 ) COOH. B. H2 NCH ( CH3 ) COOH,H2 NCH ( NH2 ) COOH. C. H2 NCH2CH ( CH3 ) COOH,H2 NCH2COOH. D. CH3CH ( NH2 ) CH2COOH,H2 NCH2COOH. Câu 23. Hòa tan hoàn toàn 5,10 gam Al 2 O 3 trong lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là 3 A. 26,70. B. 21,36. C. 13,35. D. 16,02. Câu 24. Cho 11,66 gam Na 2 CO 3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO 2 (đktc). Giá trị của V là A. 4,480. B. 2,240. C. 3,360. D. 2,464. Câu 25. Thuỷ phân 2,2 gam etyl axetat bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 2,05. B. 1,64 . C. 4,10 . D. 0,82. Câu 26. Cho hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 , ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và phần không tan Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư thu được kết tủa A. Fe(OH)3 . B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2 . C. Fe(OH)2 ,Cu(OH)2 và Zn(OH)2 . D. Fe(OH)2 và Zn(OH)2 . Câu 27. Cho 3,05 gam phenyl fomat vào 600 ml dung dịch NaOH 0,1M. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 4,6. B. 5,2. C. 5,0. D. 3,1. Câu 28. Một hợp chất hữu cơ A có công thức C3H9O2 N . Cho A phản ứng với dd NaOH, đun nhẹ, thu được muối B và khí C làm xanh quỳ ẩm. Nung B với NaOH rắn (xúc tác CaO thu được một hidrocacbon đơn giản nhất. CTCT của A là A. CH 3 COONH 3CH 3 . B. H 2 NCH 2 COOCH 3 . C. HCOONH3CH2CH3 . D. HCOONH2 ( CH3 )2 . Câu 29. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val. Peptit X có thể là A. Gly-Ala-Val-Val-Phe. B. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. C. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly. Câu 30. Xà phòng hóa hoàn toàn chất béo X trong NaOH (dư), đun nóng thu được 9,2 gam glixerol và 91,2 gam một muối natri của axit béo. Tên của X là A. tristearin. B. triolein. C. tripanmitin. 4 D. trilinolein. Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,2 mol O 2 , thu được 2,28 mol CO 2 và 2,08 mol H 2 O . Mặt khác, cho a gam X vào 500 ml NaOH 0,3M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Giá trị của m là A. 43,14. B. 37,12. C. 36,48. D. 37,68. Câu 32. Chia 2m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tan hết trong dung dịch HCl (dư) thu được 2,688 lít H2 (đktc). Nung nóng phần hai trong oxi (dư) thu được 4,26 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là A. 1,17. B. 4,68. C. 2,34. D. 3,51. Câu 33. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat. Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H 2 SO 4 20% vào ống thứ nhất; 4ml dung dịch NaOH 30% vào ống thứ hai. Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ khoảng 5 phút, để nguội. Cho các phát biểu sau: (1) Sau bước 2, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều phân thành hai lớp. (2) Sau bước 3, chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều đồng nhất. (3) Sau bước 3, ở hai ống nghiệm đều thu được sản phẩm giống nhau. (4) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng). (5) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát các chất trong ống nghiệm. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 34. Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân dung dịch CuCl2 (điện cực trơ), thu được khí Cl 2 ở catot. (b) Cho CO dư qua hỗn hợp Fe 2 O 3 và Al 2 O 3 nung nóng, thu được Fe và Al. (c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch chứa CuSO 4 và H 2 SO 4 , xuất hiện ăn mòn điện hóa. (d) Kim loại cứng nhất là Cr, kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag. (e) Cho dung dịch AgNO 3 dư vào dung dịch FeCl 2 , thu được chất rắn gồm Ag và AgCl Số phát biểu đúng là 5 A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 35. Cho hỗn hợp gồm Al, BaO và Na 2 CO 3 (có cùng số mol) vào nước dư thu được dung dịch X và chất kết tủa Y. Chất tan trong dung dịch X là A. NaAlO 2 . B. NaOH và Ba ( OH)2 . C. Ba(AlO 2 )2 và Ba ( OH)2 . D. NaOH và NaAlO 2 . + CO2 +H2 O + NaOH Câu 36. Cho dãy chuyển hóa sau: X ⎯⎯⎯⎯→ Y ⎯⎯⎯ ⎯ →X Công thức của X là A. Na 2 O . B. NaHCO 3 . C. NaOH. D. Na 2 CO 3 . Câu 37. Dung dịch X chứa a mol Na 2 CO 3 và b mol NaHCO 3 . Dung dịch Y chứa 0,8 mol HCl. - Cho từ từ đến hết dung dịch Y vào dung dịch X thì thu được 7,84 lít khí CO 2 (đktc) - Cho từ từ đến hết dung dịch X vào dung dịch Y thì thu được 11,20 lít khí CO 2 (đktc). Giá trị tổng (a + b) là A. 0,80. B. 0,75. C. 0,70 . D. 0,65. Câu 38. Điện phân 500 ml dung dịch X gồm NaCl 0,4M và Cu(NO 3 )2 0,3M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 15,1 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Khối lượng kim loại được tạo thành ở catot (gam) là A. 7,68. B. 15,10. C. 9,60 . D. 6,40. Câu 39. Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành ancol etylic, khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là A. 320. B. 200. C. 160. D. 400. Câu 40. Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Fe x O y , CuO và Cu vào 300ml dung dịch HCl 1M chỉ thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 3,2 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO 3 thu được 51,15 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 13,8. B. 14,5. C. 17,0 . 6 D. 11,2.