Uploaded by Trân Đinh

BÀI THU HOẠCH 3 - BỘ CHỨNG TỪ XUẤT KHẨU

advertisement
ĐINH TRÂN TRÂN TRÂN
3/14/23
BÀI THU HOẠCH
CHỦ ĐỀ: BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP
KHẨU
Bộ chứng từ xuất khẩu:
- Gồm những chứng từ nào?
- Ý nghĩa & mục đích của ô trên các chứng từ? - Các loại bill of lading,
ưu/nhược điểm từng loại
Hóa đơn thương mại
Hóa đơn thương mại (Comercial Invoice): Là căn cứ để xác định việc thanh toán giữa
người mua và người bán. Các thông tin cơ bản có thể trên hóa đơn thường mại là: thông
tin cơ bản của người mua và người bán, đặc biệt là thông tin của ngân hàng thụ hưởng, số
invoice, ngày invoice, phương thức thanh toán,price term, bảng kê khai, mô tả hàng hóa
thể hiện giá đơn vị, và tổng giá trị của lô hàng,...
Phiếu đóng gói hàng hóa
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): Thể hiện chi tiết hàng hóa qua những chi tiết về
quy cách đóng hàng. Trên phiếu đóng gói hàng hóa có thể có những thông tin như: số
P/L, ngày P/L, thông tin cơ bản của người muia và người bán, cảng chất hàng, cảng dỡ
hàng, thông tin trên shipping mark, mô tả chi tiết kích thước, trọng lượng sản phảm, bao
bì đóng gói, số lượng, net weight/gross weight, số lượng container,...
Vận đơn
Vận đơn (Bill of Lading): được coi như một bằng chứng thể hiện mối quan hệ được thiết
lập giữa chủ hàng và người vận chuyển, nó cũng được xem như một minh chứng cho
quyền sở hữu hàng hóa. Nội dung chủ yếu trên vận đơn gồm thông tin cơ bản của người
mua và người bán, (thêm bên thứ 3 nếu có), số B/L, địa điểm và ngày phát hành vận đơn,
thông tin công ty vận tải phát hành B/L, loại phương tiện vận chuyển, số hiệu, cảng xếp
hàng, cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải, địa điểm cuối cùng giao hàng đến, cước phí trả
trước hay trả sau, số lượng B/L gốc, số lượng kiện hàng trọng lượng, thể tích, FCL hay
LCL, mô tả hàng hóa, loại container, số lượng container, phần đóng dấu, kí tên của hãng
tàu ...
Page 1|5
ĐINH TRÂN TRÂN TRÂN
3/14/23
Tờ khai hải quan
Tờ khai Hải quan là một trong những thủ tục pháp lí bắt buộc trong mua bán hàng hóa
quốc tế (trừ một số trường hợp đặc biệt). Tờ khai hải quan bao gồm những nội dung sau
đây số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng ký tờ khai,
thông tin của người mua và người bán, thông tin về lô hàng, số lượng hàng, số vận đơn,
địa điểm lưu kho, địa điểm nhận hàng cuối cùng, địa điểm xếp hàng, phương tiện vận
chuyển, ngày đi dự kiến, giấy phép xuất khẩu, hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn, ngày
phát hành, phương thức thanh toán, trị giá tính thuế, tỷ giá tính thuế, phần ghi chú và
thông báo của hải quan, ngoài ra còn phần các phê chú của thuyền trưởng ở cảng xếp
hàng
Ngoài những loại chứng từ trên, tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa, tùy thuộc vào luật
pháp của nước nhập khẩu, mà bộ chứng từ xuất khẩu có thêm Giấy chứng nhận hun trùng
(Certificate of fumigation and ventilation), Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ
(Certificate of Origin),...
Các loại B/L
Phân loại dựa trên khả năng chuyển nhượng
-
-
Vận đơn đích danh (Straight B/L): ghi rõ thông tin người nhận hàng tại mục
consignee, người vận chuyển chỉ giao hàng cho người có tên trên vận đơn
Vận đơn theo lệnh (To order B/L): mục consignee ghi chú “To order”, vận đơn
chuyển quyền sở hữu khi được ký hậu và đóng dấu. Ký hậu còn có dạng ký hậu
đích danh/vô danh và theo lệnh
Vận đơn vô danh (Bearer B/L): người sở hữu hàng hóa là người cầm vận đơn,
chuyển nhượng bằng cách trao tay
Vận đơn vô danh mang lại rủi ro cao trong trường hợp vận đơn bị thất lạc hay đánh
cắp, vận đơn đích danh chỉ phù hợp với các trường hợp gửi cá nhân, hàng triển
lãm,...do không có tính lưu thông.
Phân loại theo chủ thể phát hành
-
Vận đơn chủ (Master Bill): có thể viết tắt là MBL, do hãng tàu phát hành, mỗi lô
hàng chỉ phát hành 1 MBL, gồm nhiều liên.
House Bill (HBL): do công ty bên thứ 3 phát hành (thường do FWD cấp)
Khi có tranh chấp xảy ra, trên MBL chính là thông tin người nhận, dễ dàng liên hệ
giải quyết hơn HBL
Page 2|5
ĐINH TRÂN TRÂN TRÂN
3/14/23
Phân loại theo giá trị sử dụng và khả năng lưu thông
-
-
Vận đơn bản sao (Copy B/L): có ghi chú Copy-Non Negotiable, không chuyển
nhượng được, không có dấu mộc và chữ kí. Sử dụng trong việc tham khảo, làm
thủ tục hành chính.
Vận đơn gốc: dùng để nhận hàng, thanh toán, khiếu nại, kiện tụng. Có thể phát
hành thành nhiều bản, các vận đơn gốc có giá trị như nhau. Nếu một trong số đó
đã được sử dụng thì những bản còn lại coi như mất hiệu lực. trên vận đơn mộc và
chữ ký tay
Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa
-
-
Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board bill): vận đơn thuyền trường/chủ
tàu cấp khi hàng đã được xếp hàng lên tàu
Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board Bill): là loại vận đơn mà chủ tàu,
thuyền trưởng hoặc nhân viên của chủ tàu cấp cho người gửi hàng shipper khi
hàng đã bốc lên tàu.
Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment Bill): vận đơn này cam kết với
chủ hàng rằng hàng sẽ được bốc lên tàu, trên con tàu đã quy định trước đó
Vận đơn nhận hàng để chở tồn tại nhiều rủi ro, vì chỉ là lời cam kết, sẽ không biết được
hàng có thực sự được xếp lên con tàu chỉ định hay không.
Căn cứ vào phê chú trên vận đơn đường biển
-
Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill): là loại vận đơn mà không có ghi chú xấu về tình
trạng hàng hoá, hoặc những ghi chú chung chung
Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill hay Dirty Bill): là loại vận đơn mà người
chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng của lô hàng, ví dụ như Case Leaking
(thủng chảy), Bag Torn (bao rách)…
Giúp cho người mua biết rõ hơn về tình trạng hàng hóa trước khi nhận hàng. Nhược
điểm là bị phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của thuyền trưởng
Căn cứ vào phương thức thuê tàu
-
-
Vận đơn tàu chợ (Liner Bill): là loại vận đơn thông dụng nhất và chiếm hầu hết
trên thị trường. Loại vận đơn này khi bạn thuê tàu container để chở hàng (ví dụ
trong bài viết đều là vận đơn tàu chợ).
Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill): là loại vận đơn phát cho người chủ
hàng khi sử dụng tàu chuyến để chở hàng và thường đi kèm “tobe used with
charter party” (sử dụng với hợp đồng thuê tàu).
Page 3|5
ĐINH TRÂN TRÂN TRÂN
3/14/23
Vận đơn tàu chợ có in sẵn điều khoản hợp đồng ở mặt sau vận đơn, dễ dàng dẫn chiếu
trong trường hợp tranh chấp xảy ra. Vận đơn tàu chuyến được cung cấp hợp đồng
thuê tàu, tùy thuộc vào việc người thuê tàu có phải người nhận hàng không mà việc
giải quyết tranh chấp có mức độ phức tạp khác nhau
Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa
-
-
Vận đơn đi thẳng (Direct Bill): là loại vận đơn hàng đi từ cảng xếp hàng sang cảng
dỡ hàng không qua cảng chuyển tải
Vận đơn chở suốt (Through Bill): vận đơn này có thể có nhiều người chuyên chở
và nhiều tàu chuyên chở. Tuy nhiên chỉ có 1 vận đơn có tính sở hữu duy nhất.
Trong loại này còn có các vận đơn con gọi là vận đơn địa hạt (Local B/L) không
có tính sở hữu.
Vận đơn đa phương thức (Multimodal BilL, Intermodal Bill or Combined Bill):
thường dùng trong vận chuyển container với hình thức “door to door”. Có thể sử
dụng nhiều phương pháp vận chuyển kết hợp
Đối với vận đơn đi thẳng, nếu có lí do nào đó mà hàng phải chuyển sang một con tàu
khác, người chuyên chở sẽ chịu trách nhiệm cho những hư hỏng hàng hóa gây ra.
Vận đơn chở suốt có khả năng tổn thất hàng hóa cao do hàng hóa được chuyển qua
nhiều người chuyên chở
Vận tải đa phương thức ưu điểm là có thể kết hợp linh hoạt giữa các hình thúc vận
chuyển, nhược điểm là hàng hóa có nguy cơ thất lạc, tổn thất cao, bị phụ thuộc vào cơ
sở hạ tầng
Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa
-
Vận đơn gốc (Original B/L): người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mới
được lấy lệnh giao hàng (D/O).
Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L): người nhận hàng không cần
xuất trình vận đơn gốc, vì đã có điện giao hàng.
Vận đơn đã được xuất trình (Surrendered B/L): đã được xuất trình cho hãng tàu,
hoặc đại diện hãng tàu ở đâu đó, thường là tại cảng xếp hàng (sau khi phát hành).
Tương tự như Telex Release B/L phía trên, người nhận hàng chỉ cần làm thủ tục
thanh toán các phí Local charges đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O, mà không cần
xuất trình Bill gốc.
Telex Release B/L nhanh, thuận tiện nhưng tốn phí cao 25$-30$/bill
Vận đơn surrendered: không thể sử dụng trong một số phương thức thanh toán nhất định;
Page 4|5
ĐINH TRÂN TRÂN TRÂN
3/14/23
không thể chuyển nhượng; tuy nhiên lại có ưu điểm là nhanh chóng, tiết kiệm chi phí
chuyển phát nhanh; người gửi hàng có thể kiểm soát được việc giao hàng cho người nhận
hàng.
Vận đơn gốc: có thể chuyển nhượng; là bằng chứng pháp lý chắc chắn về việc hãng vận
chuyển đã nhận hàng; bắt buộc sử dụng trong một số phương thức thanh toán. Tuy nhiên
có thể bị thất lạc và hậu quả là rất nghiêm trọng; tốn kém chi phí chuyển phát nhanh.
Page 5|5
Download