Uploaded by usernamehuydang07082002

TTTCQT-Tiểu-luận-giữa-kỳ

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
Môn: THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Đề tài: MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở MỸ GIAI ĐOẠN 2000 – 2022
Giảng viên: TS. Lê Trung Thành
Nhóm: 7
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7
STT
Họ và tên
MSSV
Hoàn thành nhiệm vụ
1
Phan Tôn Thị Thiên Mai
2013315309
100%
2
Nguyễn Ý Như
2013316748
100%
3
Lê Diễm Quỳnh
2013316771
100%
4
Phạm Võ Như Thanh
2013316785
100%
5
Nguyễn Ngọc Cẩm Tuyến
2013316820
100%
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ............................................ 4
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 5
1.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 5
1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 6
1.6. Cấu trúc đề tài ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 7
2.1. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................... 7
2.1.1. Thị trường bất động sản ..................................................................................... 7
2.1.2. Thị trường chứng khoán..................................................................................... 7
2.1.3. Mối quan hệ giữa thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán Mỹ ....... 8
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Khái quát các kết quả nghiên cứu đã đạt được ....... 9
2.2.1. Mô hình lí thuyết của các nhà khoa học trên thế giới ........................................ 9
2.2.2. Mô hình thực nghiệm đã được áp dụng (trên thế giới và Mỹ) ........................... 9
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 11
3.1. Thu thập dữ liệu ...................................................................................................... 11
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 11
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ ........................................................................ 12
4.1. Biểu đồ .................................................................................................................... 12
4.2. Đường hồi quy tuyến tính ....................................................................................... 13
4.3. Kiểm định mối tương quan ..................................................................................... 13
4.4. Kiểm định tác động qua lại giữa hai biến SP500 và HPI ....................................... 14
2
4.4.1. Kiểm định biến HPI tác động đến biến SP500 ................................................ 14
4.4.2. Kiểm định biến SP500 tác động đến biến HPI ................................................ 14
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................................ 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 16
3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bất động sản và chứng khoán vẫn là một chủ đề được quan tâm nghiên cứu từ những
năm 1980, nhưng hầu hết tập trung vào vấn đề tại sao chọn sở hữu bất động sản và lợi ích
tiềm năng của việc đa dạng hóa bất động sản (Liao, Zhao, Lim, Wong, Wong,
Citation2015). Một nhóm các nhà nghiên cứu tập trung vào phân tích danh mục đầu tư bất
động sản (ví dụ: Case, Goetzmann, & Rouwenhorst, Citation2000; Eichholtz, Hoesli,
MacGregor, & Nanthakumaran, Citation1995), trong khi một nhóm khác tập trung vào cả
bất động sản và tài sản tài chính (ví dụ:, Graeme & James, Citation1996; Hoesli, Lekander,
& Witkiewicz, Citation2004).
Thị trường chứng khoán và thị trường nhà ở rất quan trọng đối với các nhà đầu tư,
bởi vì tác động của tín dụng và của cải có vai trò quyết định trong việc xác định mối quan
hệ của chúng (Lin & Lin, Citation2011). Tuy nhiên, những đợt bùng nổ và phá sản gần đây
đã khiến mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán và nhà ở trở nên đáng nghi ngờ. Cả tài
sản (tức là nhà và cổ phiếu) đều là đầu tư thay thế, nhưng giá nhà có thêm một đặc điểm
của hàng hóa tiêu dùng. Theo McMillan (Citation2011), mối quan hệ giữa cả hai tài sản
được giả định là phi tuyến tính, vì tốc độ điều chỉnh giá của chúng không giống nhau. Do
đó, các nhà hoạch định chính sách rất bối rối khi hiểu hướng của mối quan hệ nhân quả
này do hiện tượng bong bóng giá cả (McMillan, Citation2011). Đồng thời, tài liệu về hiện
tượng bong bóng giá trong thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản còn hạn chế
(Nneji et al., Citation2013).
Thông thường, quan hệ nhân quả dẫn từ giá cổ phiếu đến giá nhà. Giả sử một khoản
lãi bất ngờ từ cổ phiếu làm tăng thêm của cải có thể được tái đầu tư vào bất kỳ thị trường
thay thế nào hoặc đầu tư nhiều hơn vào nhà ở. Ngược lại, hiệu ứng tín dụng di chuyển quan
hệ nhân quả từ giá nhà sang giá cổ phiếu. Tuy nhiên, giá trị tài sản thế chấp tăng lên do giá
nhà tăng. Xu hướng này dẫn đến hoặc tăng tiêu dùng hoặc tăng đầu tư. Cả hai giả định này
sẽ dẫn đến việc tăng giá cổ phiếu. Hệ quả là vòng quay này sẽ làm tăng giá cổ phiếu và giá
nhà.
4
Từ thực trạng và yêu cầu phát triển trên, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài về mối
tương quan giữa thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản Mỹ.
Thị trường chứng khoán có tác dụng cân bằng lại thị trường và trong một chừng mực
nhất định thị trường chứng khoán có tác dụng ghìm sự bùng nổ của thị trường bất động
sản. Nếu như thị trường bất động sản đang trong cơn sốt mà thị trường chứng khoán cũng
rất hấp dẫn thì người ta hướng sự chú ý sang cả thị trường chứng khoán. Việc quản lý tốt
thị trường tài chính sẽ góp phần làm mạnh thị trường bất động sản, bởi lẽ nếu các ngân
hàng và các tổ chức tín dụng quản lý và giám sát chặt chẽ việc sử dụng các khoản tiền đã
cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vay thì họ không thể sử dụng khoản tiền đã
vay để đầu cơ đất đai kiếm lời. Thị trường bất động sản phát triển mạnh sẽ làm tốc độ chu
chuyển vốn nhanh và hiệu quả đồng vốn sẽ tăng cao thúc đẩy các thị trường cũng phát
triển. Thị trường bất động sản là một thị trường quan trọng của nền kinh tế vì nó liên quan
trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn về quy mô, tính chất cũng như giá trị về các mặt
trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó, nếu nhìn nền kinh tế theo một hướng khác, thì
một thị trường mang tầm quan trọng không kém, hay còn được người ta gọi là "Barometer”
(Phong vũ biểu) của nền kinh tế chính là thị trường chứng khoán. Hai thị trường này nắm
giữ những khối tài sản quan trọng của quốc gia, là những chỉ số tài chính đo lường sức
khỏe nền kinh tế, liệu có quan hệ với nhau?
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra mối tương quan giữa thị trường chứng khoán
và thị trường bất động sản, và xem xét hai thị trường này có tác động lẫn nhau hay không.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Mối tương quan giữa thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán ở Mỹ trong
giai đoạn 2000 - 2022.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: nghiên cứu mối tương quan giữa thị trường bất động sản và thị
trường chứng khoán ở Mỹ
- Về thời gian: dữ liệu nghiên cứu thu thập từ năm 2000 đến năm 2022
5
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để thu thập dữ liệu
sơ cấp.
1.6. Cấu trúc đề tài
Bài nghiên cứu gồm 16 trang và 2 biểu đồ. Bài nghiên cứu được kết cấu gồm 5 chương
như sau:
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và đánh giá
Chương 5: Kết luận
6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Thị trường bất động sản
Bất động sản là các tài sản không thể di dời được. Tuy tiêu chí phân loại bất động sản
của các nước khác nhau nhưng đều thống nhất bất động sản bao gồm đất đai và những tài
sản gắn với đất đai. Theo Bộ Luật Dân Sự Việt Nam quy định:
“Bất động sản là các tài sản không thể di dời được, bao gồm đất đai, nhà ở, công
trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng
đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định”.
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường bất động sản. Nhưng có thể
hiểu một cách đơn giản thì thị trường bất sản là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh bất
động sản dưới sự quản lý của Nhà nước.
Thị trường bất động sản bao gồm 3 thị trường nhánh: Thị trường mua bán; thị trường
cho thuê bất động sản ; thị trường thế chấp và bảo hiểm bất động sản. Căn cứ vào thứ tự
thời gian mà bất động sản gia nhập thị trường thì thị trường bất động sản có 3 cấp, bao
gồm: Thị trường cấp I: là thị trường chuyển nhượng, giao hoặc cho thuê quyền sử dụng đất
(còn gọi là thị trường đất đai); Thị trường cấp II: Là thị trường xây dựng công trình để bán
hoặc cho thuê; Thị trường cấp III: Là thị trường bán lại hoặc cho thuê lại công trình đã
được mua hoặc thuê. (Giáo trình Thị trường bất động sản Nguyễn Thanh Trà - Nguyễn
Đình Bồng, 2004)
2.1.2. Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một thị trường mà ở đó người ta mua bán, chuyển nhượng,
trao đổi chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ,... nhằm mục đích kiếm lời.
Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là
nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán
này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ
những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng
khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường
7
chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng
khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.
2.1.3. Mối quan hệ giữa thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán Mỹ
Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán là hai trong các kênh đầu tư của
các nhà đầu tư. Vậy hai thị trường này có mối tương quan gì hay không ?
Khi tiềm lực tài chính của một cá nhân được cải thiện hoặc đến lúc phải tái cấu trúc
cơ cấu tài sản nắm giữ, bất động sản hầu như luôn được quan tâm. Để phân tích và hiểu
mối quan hệ giữa các thị trường, lý thuyết kinh tế chỉ ra rằng bạn cần phân tích thị trường
đơn giản dựa trên sự biến động của giá cả thị trường. Xét về tăng trưởng kinh tế, thị trường
bất động sản và thị trường vàng được xem là hai thị trường có sự nghịch biến rõ rệt với thị
trường chứng khoán: Khi thị trường chứng khoán suy thoái, các nhà đầu tư vốn có xu
hướng rút khỏi thị trường chứng khoán và chuyển sang thị trường bất động sản. hoặc vàng
và ngược lại. Vì vậy, thị trường vàng hay bất động sản thường được coi là kênh “trú ẩn”
an toàn khi thị trường chứng khoán suy thoái. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế và sự suy giảm
biến động của thị trường bất động sản là báo hiệu cho sự suy thoái của thị trường chứng
khoán, trong khi thị trường vàng có xu hướng đi xuống.
Khoảng thời gian sau năm 2007, 2008 là thời điểm đen tối của thị trường chứng khoán
Mỹ do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thị trường chứng khoán lao dốc từ năm 2007 đến
2009 kéo dài một năm ba tháng. S&P 500 mất 51,9% giá trị. Thị trường bất động sản xuất
hiện nợ xấu, thanh khoản giảm, những bong bóng tài sản nổ tung do những khoản nợ thế
chấp chồng chất. Đến giai đoạn cuối năm 2008-2009, thị trường đóng băng hoàn toàn,
thanh khoản thị trường suy giảm rất nhanh. Mặc dù sự kiện này không thể được coi là một
sự sụp đổ thực sự của thị trường chứng khoán nhưng nó vẫn đáng chú ý dựa trên những
tổn thất nặng nề. Lịch sử cho thấy, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán có
mối quan hệ chặt chẽ. Các tác động giữa hai thị trường có lúc cùng chiều, có lúc ngược
chiều do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý.
8
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Khái quát các kết quả nghiên cứu đã đạt được
2.2.1. Mô hình lí thuyết của các nhà khoa học trên thế giới
Trên thế giới có những tài liệu về sự tương tác giữa nhà ở và thị trường chứng khoán
cố gắng làm sáng tỏ cách mà thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán hình thành
các mối quan hệ kinh tế. Theo Markowitz (1959), danh mục đầu tư của tất cả các loại tài
sản do nhà đầu tư sở hữu không chỉ bao gồm chứng khoán mà còn bao gồm nhiều loại tài
sản khác. Do đó, cổ phiếu và tài sản cố định có thể tạo thành một phần của danh mục đầu
tư mà nhà đầu tư có thể sở hữu. Ngành bất động sản và cổ phiếu là hai mặt hàng riêng biệt
với các đặc điểm đầu tư và giá trị danh nghĩa riêng biệt. Khi lợi nhuận tương đối của chúng
thay đổi, hiệu ứng thay thế xảy ra. Kiyotaki và Moore (1997) đã trình bày giả thuyết về tác
động mở rộng tín dụng sau khi nghiên cứu chức năng của bất động sản và chứng khoán
trong quá trình cho vay. Theo họ, nhiều tổ chức tài chính có thể lấy bất động sản và cổ
phiếu làm tài sản thế chấp trong thủ tục cho vay, trong đó số tiền cho vay được điều chỉnh
theo giá trị của tài sản thế chấp. Khi giá trị cổ tài sản tăng lên, tổng tài sản của những người
đi vay sở hữu những tài sản này cũng tăng, làm giảm rủi ro của các khoản vay và tăng số
lượng các khoản vay do ngân hàng phát hành. Khi một khoản vay được cấp, dòng tiền của
người đi vay được cải thiện và một số tài sản nhất định có thể được đầu tư vào thị trường
chứng khoán hoặc lĩnh vực bất động sản, khiến giá trị của cả hai đều tăng lên. Như vậy,
hiệu ứng mở rộng tín dụng cũng đưa ra lời giải thích cho sự tăng giảm luân phiên của giá
bất động sản và giá cổ phiếu.
2.2.2. Mô hình thực nghiệm đã được áp dụng (trên thế giới và Mỹ)
Sự hiện diện của mối liên hệ giữa thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản
nằm trong lĩnh vực hội nhập hoặc phân khúc thị trường. Cụ thể, một nhóm các nhà nghiên
cứu ủng hộ quan điểm rằng tồn tại mối liên hệ giữa hai thị trường tài sản trong khi một
nhóm các nhà kinh tế khác cho rằng hai thị trường vẫn có thể tách rời và mối liên hệ đó
không tồn tại. Có ba quan điểm được các nhà nghiên cứu đặt ra về mối liên hệ giữa hai thị
trường này:
Quan điểm thứ nhất: Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản không có
mối tương quan. Schnare và Struyk (1976), Goodman (1978, 1981), Grissom và cộng sự
9
(1987), Kuhle (1987), Geltner (1990) và Wilson và Okunev (1996) cung cấp bằng chứng
ủng hộ việc chia nhỏ hoặc phân đoạn hai thị trường, khi đó họ cho rằng hai thị trường này
hoạt động độc lập, không có tương quan với nhau.
Quan điểm thứ hai: Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản có mối tương
quan tuyến tính. Phần lớn các nghiên cứu thực nghiệm, bao gồm những nghiên cứu của
Myer et al. (1993), Gyourko và Keim (1992), Ling và Naranjo (1999), Quan và Titman
(2009), giải thích và đưa ra quan điểm rằng hai thị trường tài sản này có mối liên kết tuyến
tính (1999). Ibbotson và Siegel (1984), Hartzell (1986), và Eichholtz và Hartzell (1996)
tìm thấy mối tương quan nghịch giữa thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản
Hoa Kỳ trong các khoảng thời gian khác nhau. Ngược lại, Worzala và Vandell (1993) cung
cấp bằng chứng về mối tương quan tích cực trong trường hợp nghiên cứu thị trường ở Anh
sử dụng dữ liệu hàng quý. Trong khoảng thời gian gần hơn, có các nghiên cứu của Sim và
Chang (2005) và Kapopoulos và Siokis (2005) cũng ủng hộ quan điểm rằng hai thị trường
có mối liên hệ tuyến tính với nhau. Các quốc gia châu Á và mới nổi cũng có thể thể hiện
mối quan hệ tuyến tính giữa hai thị trường, như đã được chứng minh qua các nghiên cứu
của Stone và Ziemba (1993), Seo và Kim (2000), Park và Park (2001), Kamada và cộng
sự. (2007), Zhang và Wu (2008). Đặc biệt, Zeckhauser và Silverman (1983) đã quan sát
thấy rằng 25% giá trị của một công ty có liên quan mật thiết đến thị trường bất động sản.
Theo đó, một phần đáng kể rủi ro tài sản trên thị trường chứng khoán có liên quan chặt chẽ
và tích cực với những thay đổi về giá trị của công ty sở hữu tài sản bất động sản. Một mối
liên hệ tuyến tính tích cực và được coi là rất trọng yếu giữa hai thị trường.
Quan điểm thứ ba: Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản có mối tương
quan phi tuyến tính. Được chứng minh bởi Liu et al. (1990), Liu và Mei (1992), và Ambrose
et al. (1992), người đã tìm thấy những biến động phi tuyến tính trong các chỉ số bất động
sản như REITs và chỉ số giá cổ phiếu phổ thông. Trong khi đó, bằng chứng về mối quan
hệ nhân quả giữa hai thị trường là sự kết hợp không chắc chắn giữa tuyến tính và phi tuyến
tính được chỉ ra bởi Lizieri và Satchell (1997), Glascock et al. (2000), Lee và Chiang
(2004), và những người khác. Theo McMillan (2012), hành vi của nhà đầu tư có thể là gốc
10
rễ của mối liên hệ phi tuyến tính giữa hai thị trường. Ông đã đề xuất một mô hình hồi quy
chuyển tiếp trơn theo cấp số nhân (ESTR) để biểu diễn mối quan hệ này.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thu thập dữ liệu
Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành thu thập dữ liệu tại thị trường
Mỹ từ năm 2000 đến năm 2022. Cụ thể, chúng tôi dùng Chỉ số S&P 500 để đo lường độ
biến động của thị trường chứng khoán Mỹ và Chỉ số giá nhà HPI đại diện cho sự biến động
giá trên thị trường bất động sản Mỹ.
S&P 500 được coi là chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ. S&P 500 là chỉ
số chứng khoán được dựa trên vốn hóa của 500 công ty đại chúng lớn nhất nước Mỹ. Trong
bài nghiên cứu này, dữ liệu S&P 500 được lấy từ nguồn dữ liệu của Yahoo Finance.
Chỉ số giá nhà (HPI) là thước đo rộng rãi về sự biến động của giá nhà ở một gia đình
tại Hoa Kỳ. HPI được công bố bởi Cơ quan Tài chính Nhà ở Liên bang (FHFA), sử dụng
dữ liệu hàng tháng và hàng quý do Fannie Mae và Freddie Mac cung cấp. HPI là một trong
nhiều chỉ số kinh tế mà các nhà đầu tư sử dụng để theo dõi các xu hướng kinh tế rộng lớn
hơn và những thay đổi tiềm năng trên thị trường chứng khoán. Trong bài nghiên cứu này,
dữ liệu HPI được lấy từ FHFA.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng công cụ R để vẽ đường hồi quy tuyến tính giữa S&P 500 và HPI.
Để thấy rõ hơn về mối tương quan giữa hai thị trường, chúng tôi sử dụng kiểm định mối
tương quan và xây dựng hai phương trình tuyến tình để kiểm định sự tác động lẫn nhau
giữa hai biến S&P 500 và HPI.
11
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
4.1. Biểu đồ
Qua biểu đồ, ta có thể thấy hai đường SP500 và HPI chuyển động gần như cùng
chiều.
Giai đoạn 2007 - 2008, hai đường đều dốc xuống vì khủng hoảng tài chính.
12
4.2. Đường hồi quy tuyến tính
Dựa theo kết quả của đường hồi quy tuyến tính, các điểm dữ liệu có xu hướng tạo
thành một đường thẳng dốc lên, có thể thấy hai biến SP500 và HPI có mối liên hệ tuyến
tính thuận.
Các điểm hội tụ, không phân tán nhiều thể hiện mối tương quan mạnh.
4.3. Kiểm định mối tương quan
Đặt giả thuyết H : ρ = 0, tức là không có mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến với
0
mức ý nghĩa 𝛂=5%. Ta sử dụng phương pháp P-value kiểm định hai phía:
•
Nếu P-value < 𝛂 thì bác bỏ H , có nghĩa là có một mối quan hệ tuyến tính giữa hai
0
biến;
•
Nếu P-value > 𝛂 thì chấp nhận H không có mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến.
•
Kiểm định:
0,
H0: ρ = 0
H1: ρ ≠ 0
13
Ta có giá trị kiểm định t = 36,004 có mức xác suất tương ứng là p-value =0.000 <
𝛂=0.005 nên bác bỏ H
0.
=> S&P 500 và HPI có mối quan hệ tuyến tính.
4.4. Kiểm định tác động qua lại giữa hai biến SP500 và HPI
4.4.1. Kiểm định biến HPI tác động đến biến SP500
Phương trình: SP500 = 22.7258HPI - 2486.6547
Trị số 𝑅 ! = 0,8255, cho thấy phương trình tuyến tính có độ tin cậy là 82.55%.
4.4.2. Kiểm định biến SP500 tác động đến biến HPI
Phương trình: HPI = 0,0363SP500 + 123.8
Trị số 𝑅 ! = 0,8255, cho thấy phương trình tuyến tính có độ tin cậy là 82.55%.
14
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Nghiên cứu chỉ ra rằng thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán Mỹ có mối
tương quan dương.
Kết quả nghiên cứu bao gồm các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa thị
trường bất động sản và thị trường chứng khoán từ năm 2000 đến năm 2022 ở Mỹ. Chỉ số
giá nhà HPI có tác động đến chỉ số SP500 và ngược lại. Với những kết quả này, nghiên
cứu đã đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng gặp một số hạn chế như chưa
đề cập đến các biến kiểm soát có thể tác động đến thị trường BĐS và tăng trưởng kinh tế,
đây cũng là hướng nghiên cứu cho các nghiên cứu tiếp theo.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) A. and Zaman, G.A.& K. (2014) Do house prices influence stock prices?
empirical investigation from the panel of selected European Union countries,
Taylor & Francis. Có tại:
https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/1331677X.2017.1392882 (Truy cập
ngày: 05/03/2023).
2) Dung, T.sỹ Đ.T. and luật, T.điển pháp (2022) Thị Trường Bất động Sản là gì?
Khái quát về Thị Trường bất động Sản, Luật Dương Gia. Có tại:
https://luatduonggia.vn/khai-quat-chung-ve-thi-truong-bat-dong-san/ (Truy cập
ngày: 05/03/2023).
3) Ross, S. (2022) Has real estate or the stock market performed better historically?,
Investopedia. Investopedia. Có tại:
https://www.investopedia.com/ask/answers/052015/which-has-performed-betterhistorically-stock-market-or-real-estate.asp (Truy cập ngày: 05/03/2023).
4) Tổng Quan thị trường Chứng Khoán (2019) Yuanta Việt Nam. Có tại:
https://yuanta.com.vn/support/chung-khoan-co-so/tong-quan-thi-truong-chungkhoan (Truy cập ngày: 05/03/2023).
16
Download