Uploaded by usernamehuydang07082002

copy note cua HN ne

advertisement
số lượng tiền
chi phí thanh toán
tốc độ thực hiện chi phí
đối tác thân quen hay xa lạ
-> Quyết định lựa chọn đối tác thanh toán
Hoạt động ngoại thương cơ sở -> rồi mới có thanh toán quốc tế
Người bán giao hàng -> Người mua không nhận hàng
Người bán giao hàng -> Nhận hàng mà không chịu thanh toán
Người mua và người bán biến động tỷ giá -> ít hơn hoặc phải trả nhiều hơn
Người mua nhận hàng không đúng số lượng
Người mua không nhận hàng / giao trễ
CÁC ĐIỀU KIỆN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ
Tiền tệ: Tính toán, thanh toán. 2 bên cần phải đàm phán và quy định đồng
tiền (tùy theo tập quán, vị thế của đồng tiền đó trên thị trường để sử
dụng). Đồng tiền đó dùng để kí kết hợp đồng, thanh toán hợp đồng, tính
toán hoặc///// dùng để dùng để thực hiện thanh toán từ phía người mua
(khi có tranh chấp xảy ra chẳng hạn)
Thời gian:
+ Trả trước, Trả ngay
Trả sau là người bán cấp tín dụng cho người mua, trả trước là người mua
cấp tín dụng cho người bán
Trả tiền trước:
+ Giảm giá : = Số tiền lãi/ số đơn vị sản phẩm
+ Đặt cọc:
- Người bán sợ người mua mất khả năng chi trả
Công cụ tài chính (chứng từ tài chính)
Phương thức thanh toán
Số tiền trả trước khấu trừ càng nhiều càng tốt (Nếu giao hàng nhiều
chuyến)
Tiền có giá trị thời gian (lãi suất, lạm phát, biến động tỉ giá hối đoái)
=> Chọn cách 1
Người mua muốn nhận hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn
Người bán muốn nhận tiền nhanh, đầy đủ và an toàn
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
SDR là đồng tiền chung của quỹ tiền tệ IMF
1.3066/1.3148
tỷ giá ưu đãi cho một vài tình huống đặc biệt, vd như bạn là khách hàng
VIP
Ít có trường hợp đơn tỷ giá, đa số là đa tỷ giá
20/02/2023 - Thứ 2
Nếu số tiền bằng chữ và số ko khớp nhau thì lấy số tiền bằng chữ;
Nếu số tiền bằng chữ và số nhiều lần ko khớp nhau thì lấy số tiền bằng
chữ nhỏ nhất.
Thời hạn xuất trình để thanh toán hối phiếu trả ngay? → Trong thời hạn
đáo hạn, trong vòng 1 năm phải xuất trình để được chấp nhận
Chủ yếu có 2 kỳ hạn trả ngay hoặc trả sau cho hối phiếu có kỳ hạn; nếu
hối phiếu ko ghi kỳ hạn thì đc hiểu là hối phiếu trả ngay, hối phiếu ghi
nhiều kỳ hạn thanh toán thì là hối phiếu vô hiệu.
Ko ghi địa điểm thanh toán thì lấy trụ sở của người ký phát. Cần phải ghi
địa điểm để hiểu hối phiếu ở thị trường nào
Người thụ hưởng có thể là người ký phát, ngân hàng người ký phát, bất kỳ
ai được chuyển nhượng
Ngân hàng người xuất khẩu thường là người thụ hưởng hối phiếu trong
ngoại thương
HP có thể đc viết tay
HP có 2 bản, ko có bản chính bản phụ , mà là bản thứ nhất và bản thứ 2 →
bản nào tới trước thì dùng bản đó.
5. Thời hạn trả tiền:
Lưu ý là để ý thời hạn trả tiền là ngày phải có thể xác định được
Thường thì ngày B/L thì là ngày giao hàng (người ta thường dựa vào việc
sau bao nhiêu ngày giao hàng thì ….) (trên tờ hối phiếu kí phát thì ngày B/L
là ngày xác định cụ thể là ngày bao nhiêu) => nên cách X days before B/L
date là thường hay gặp
Tham chiếu thì không có ràng buộc pháp lý thì cả
6 người thụ hưởng của tờ hối phiếu
5 địa chỉ của người kí phát
8 chữ kí bắt buộc
3 người bị kí phát
2 số tiền hàng (Thông tin bằng chữ nếu cần)
4 thời hạn trả tiền
Xin chiết khấu HP tại NH: Bán tờ hối phiếu đó trước cho ngân hàng (thấp
hơn mệnh giá, bởi vì thời điểm đáo hạn là thời điểm trong tương lai), sau
đó bên kia trả tiền cho ngân hàng
- Ai thực hiện chấp nhận (người nhận tờ hối phiếu, bên bị kí phát)
- Tại sao phải chấp nhận -> thể hiện sự đồng ý trả tiền
- Hối phiếu đòi nợ có thể lưu thông trước khi được chấp nhận thanh
toán không? => Có thể được (thì có thể có rủi ro cho người phiếu sau
chuyển nhượng)
- Chấp nhận thanh toán một phần số tiền trên hối phiếu có được
không? =>>> Được (xem có được hay không thì phải xem 3 đặc điểm
của hối phiếu: lưu thông, trừu tượng và có thể đòi tiền) (vì nếu chấp
nhận 50% thì vẫn có thể lưu thông, vì vậy các bên thoả thuận giá
chuyển nhượng) (khi chuyển nhượng thì phải chuyển nhượng toàn
bộ, không chuyển nhượng một phần)
- Áp dụng đối với HP trả ngay hay trả chậm? -> HP diễn ra đối với
HP trả chậm, trả ngay thì rườm rà, không cần thiết
- Ngày xuất trình để chấp nhận? Ngày thực hiện chấp nhận? -> trước
thời điểm đáo hạn thanh toán, thời điểm chấp nhận là ngay khi sau
khi xuất trình 2 ngày thì phải chấp nhận thanh toán
- Hình thức chấp nhận => một cái chữ cái thôi cũng ràng buộc cam kết
chấp nhận, hoặc soạn thảo 1 cái văn thư đính kèm
Cái 1 không được ( tại vì tự dưng thêm điều kiện phải có giấy phép mua
ngoại tệ để thanh toán), cái 3 không được (không được đòi nợ ký phát
bằng đồng tiền khác
Cái 2 oke
Uy tín của NH cao hơn của nhà nhập khẩu
Khi nào ngày ký chấp nhận là bắt buộc và khi nào ngày kí chấp nhận là tùy
ý? -> Thời hạn của tờ hối phiếu không phụ thuộc vào ngày chấp nhận (ngày
nhìn thấy). VD sau 90 ngày sau ngày B/L, hoặc sau 90 ngày kí phát hối
phiếu -> thì mình không cần kí chấp nhận (tùy ý).
Ngoài ký hậu để chuyển nhượng, còn hình thức nào để chuyển nhượng
HP không? Hối phiếu vô danh (ai cầm tờ hối phiếu đó thì chính là người
thụ hưởng)
Ngoài ký hậu để chuyển nhượng thì còn hình thức để chuyển nhượng khác:
hối phiếu vô danh - trao tay ai cầm thì người đó là người thụ hưởng: Hình
thức chuyển nhượng trao tay.
Sử dụng ký hậu chuyển nhượng cho hối phiếu đích danh
người ký hậu Ko cần thông báo cho người bị ký phát.
Ko cần giải thích lý do chuyển nhượng
Người ký hậu có trách nhiệm thanh toán nếu người bị ký phát từ chối trả
tiền? → tùy trường hợp: Ký hậu miễn truy đòi và ký hậu ko miễn truy đòi.
Chuyển nhượng 1 phần số tiền ko được
Có những loại ký hậu nào
Có những loại ký hậu cấm chuyển nhượng (pay … only)
Người được bảo lãnh là ai?
Nghiệp vụ bảo lãnh thì người đương sự không thực hiện được thì mới có
nghiệp vụ bảo lãnh. Còn đối với L/C thì Đòi ngân hàng xác nhận hay ngân
hàng phát hành cũng được
Trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì được hiểu
như thế nào? Bảo lãnh cho người được kí phát. Miễn là người bảo lãnh có
nghĩa vụ trả tiền cho người thụ hưởng.
Người bảo lãnh thường là ai? Thường là ngân hàng, hoặc tổ chức tài chính
uy tín trên thị trường
Bảo lãnh một phần số tiền trên HP được không? Được
=================================================================
===
22/02/2022 - Thứ 4
Trả sau có ý nghĩa hơn đối với thanh toán quốc tế hơn (so với trả ngay) (hối
phiếu trả sau)
Dùng bởi vì nó phổ biến, tập quán trong thương mại
a) Người thụ hưởng có quyền cầm cố HP
b) Người thụ hưởng có quyền chuyển giao HP cho người thu hộ để
nhận được số tiền ghi trên HP
c) Người thu hộ thường là ngân hàng (do 2 bên là 2 nước khác nhau)
d) URC522 điều chỉnh phương thức nhờ thu và phương thức nhờ thu thì
ngân hàng là trung gian thanh toán thuần thúy và làm theo lệnh của người
ủy thác Nếu lệnh nhờ thu đã chỉ rõ thời hạn đáo hạn và người xuất khẩu đã
làm đúng mọi công việc để ủy thác mà ngân hàng làm sai thì ngân hàng
chịu trách nhiệm
e) Chiết khấu hối phiếu là gì? Dùng khi nào? Người thụ hưởng có nhu cầu
nhận tờ hối phiếu trước ngày đáo hạn, đi đến ngân hàng và bán cho ngân
hàng và nhận tiền trước ngày đáo hạn => dịch vụ của ngân hàng và tính lãi
suất chiết khầu và hoa hồng cho việc chiết khấu. Dùng khi người thụ
hưởng hối phiếu có nhu cầu về tiền trước khi đáo hạn hối phiếu
f) Ai là người nhận chiết khấu HP? Bất kì ai. Nhưng thường là ngân hàng và
tổ chức tài chính
(5) Kháng nghị, khởi kiện
a) Khi bị từ chối thanh toán, trả tiền không đầy đủ hoặc trả tiền
chậm, Người thụ hưởng có quyền khởi kiện những ai?
Theo luật ông B3 có quyền kháng nghị và khởi kiện. Chịu trách
nhiệm liên đới là ông C (trên tờ hối phiếu thì ông C đã chấp nhận trả
tiền vô điều kiện, chứ không thể nói vì ông A thế nào)-> nên ông C
chắc chắn phải chịu trách nhiệm. Nếu có ngân hàng bảo lãnh cho
ông C thì ngân hàng còn chịu trách nhiệm vào nưã
Ông B2, ông B1 với điều kiện không kí hậu miễn truy đòi (nếu kí hậu
miễn truy đòi thì ổng thoát khỏi trách nhiệm)
Một người luôn luôn bị là ông A (vì ổng là ng tạo lập tờ hối phiếu và là
người có quan hệ chặt chẽ nhất đối với người bị kí phát)
Những người có trách nhiệm liên đới là: C, B21 (không miễn tuy đòi),
NH C, A
Tại sao bộ chứng từ lại quan trọng? Tại vì nó sở hữu quyền nhận hàng
Hối phiếu thương mại là do nhà xuất khẩu kí phát
Hối phiếu ngân hàng là do ngân hàng kí phát
Hối phiếu khống không có giá trị pháp lý. LC vẫn dùng trong mua bán nội
địa được
tại sao người ta phải xác nhận ngày xuất trình? nếu mà kỳ hạn của hối
phiếu là sau x ngày từ ngày xuất trình, ví dụ hối phiếu đáo hạn 8/3, xuất
trình vào 6/3 nhưng nhận được vào 9/3, dựa vào dấu bưu điện thì người ta
thấy là xuất trình vào 6/3. Tình từ thời điểm gửi đi, để bảo vệ cho người
gửi di. (còn gửi đi tới bên kia có chậm trễ hay không thì người gửi đi không
kiểm soát được)
(3. Hối phiếu đòi nợ có thể được xuất trình để chấp nhận dưới hình thức thư
bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng. Ngày xuất trình hối phiếu đòi nợ để
chấp nhận trong trường hợp này được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi
gửi thư bảo đảm.)
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 16 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005,
hối phiếu đòi nợ không có giá trị nếu thiếu một trong các nội dung quy định
tại khoản 1 Điều này, trừ các trường hợp sau đây:
- Thời hạn thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi
nợ sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình; (không xác định thời hạn thì là
trả ngay)
- Địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu đòi
nợ sẽ được thanh toán tại địa chỉ của người bị ký phát; (không ghi địa điểm
thanh toán -> là trụ sở của người bị kí phát)
- Địa điểm ký phát không được ghi cụ thể trên hối phiếu đòi nợ thì hối phiếu
đòi nợ được coi là ký phát tại địa chỉ của người ký phát.(không ghi địa điểm
kí phát lấy trụ sở kinh doanh của người kí phát)
- Nếu không ghi người thụ hưởng -> hối phiếu vô danh
=> Chọn đáp án E
BILL OF EXCHANGE (1)
No: 13/INVOICE/15.
For: USD 39.000
Date: 16/06/2015
Place: Ho Chi Minh City
At SIGHT of this First Bill of Exchange (second of the same tenor and date
being unpaid), pay to the order of Joint Stock Commercial Bank for
Investment and Development of Vietnam the sum of U.S. DOLLARS
THIRTY NINE THOUSAND
Drawn under CAJA MARID BANK , MARID, ES (SPAIN)
L/C No 2015/3/6
Dated 3/6/2015
To: CAIJA MADRID BANK,
MADRID, ES,
C.PONTEVEDRA, 4-7 PLANTA,
36201 SPAIN
(Name and address of Drawer)
…………(signed)…..
Binh An Seafood Joint Stock Company
1. Công thức tính số tiền chiết khấu:
Số tiền chiết khấu = Trị giá chiết khấu – Lãi chiết khấu – Hoa hồng phí =>
trong giáo trình
hay Số tiền chiết khấu = (Trị giá chiết khấu)/(1+Ls chiết khấu*Số ngày nhận
chiết khấu/365) => trong web Việt Á Bank
Ngày 20 không tính, bắt đầu tính từ ngày 21, thì ngày 21-> ngày 30/11 có 10
ngày
Thời hạn thanh toán là ngày nào?
Đúng theo luật hối phiếu, cty A không chấp nhận hoặc chấp nhận. -> nếu
không chấp nhận thì mất cơ hội (vào ngày 26/08/2022) -> vi phạm phương
thức thanh toán (bởi vì đâu có quy định hàng tới thì mới kí chấp nhận)...
Nhưng theo phương thức thanh toán nhờ thu trả chậm 90 ngày rồi thì Hể
chứng từ đến thì anh phải làm nghiệp vụ đồng ý chấp nhận thanh toán và
anh cầm chứng nhận đó để đi nhận hàng và chờ hàng đến => Vi phạm hợp
đồng thì anh vi phạm (còn theo luật hối phiếu thì có thể không chấp nhận
hoặc chấp nhận).... Thì ngày 23/09 họ có quyền thu hồi lại bộ chứng từ để
bán lại cho người khác -> người nhập khẩu sai
Nếu chấp nhận thì thời gian là 2 ngày (thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhìn
thấy, lúc chấp nhận cx để tính thời hạn 90 ngày)
Điều kiện: Ngày, tuần, tháng, được tính vào ngày hôm sau. Kí hợp đồng
thanh toán trong vòng 30 ngày tiếp theo, thì 30 ngày tiếp theo được tính từ
ngày hôm sau, còn giờ hoặc phút thì được tính từ thời điểm đó.
Sau 75 ngày từ khi nhìn thấy hối phiếu, trả theo lệnh của công ty và ngân
hàng, thì mình bỏ ngày nhìn thấy và tính 75 ngày tiếp theo.
Sau 1 tháng -> đơn vị tính là 30, 1 tuần -> 7 ngày, 1 năm -> 365 ngày
Ngân hàng có trách nhiệm trả lời sau 5 ngày làm việc phải list ra lỗi sai.
Nếu xuất trình thứ 2 thì thứ 3,4,5,6 -> thứ 2 ngân hàng mới trả lời (do ngân
hàng không làm việc thứ 7,CN và ngày lễ - chú ý ngày làm việc và ngày bình
thường)
27/02/2023 - Thứ 2
Tính linh động của hối phiếu trong việc đòi nợ và thời gian thanh toán
Tính đảm bảo 2 lần trả tiền: Người chủ nợ và con nợ đều có nghĩa vụ thanh
toán hối phiếu
Người mua có thể thỏa thuận và cam kết trả tiền để chuyển lời hứa với
lệnh đòi tiền đó thì họ trả tiền -> Hối phiếu được sử dụng nhiều hơn kì
phiếu do 2 lần trả tiền trong lưu thông, tính linh hoạt tiện (dễ kết hợp
với các phương thức thanh toán)
Trong kì phiếu thường xuất hiện nghiệp vụ bảo lãnh -> cam kết thanh toán
.Do nó đã có bảo lãnh rồi nên không có nghiệp vụ chấp nhận thanh toán
nữa
Người ký phát kỳ phiếu là người nhập khẩu
Nơi hứa sẽ trả tiền: Place of payment
Kỳ phiếu hay Promissory Note là giấy cam kết trả tiền trong đó người ký
phát, cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho
người hưởng lợi có ghi trên kỳ phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng
lợi trả cho một người khác.
Khác với hối phiếu, kỳ phiếu do người trả tiền, trong thương mại quốc
tế là người nhập khẩu, ký phát để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi,
thường là người xuất khẩu. Với tính thụ động như vậy nên trong thanh
toán thương mại quốc tế, kỳ phiếu không thông dụng bằng hối phiếu.
CHƯƠNG 6: Séc và thẻ ngân hàng
Người kí phát: Người có tài khoản tại ngân hàng
Người bị kí phát là ngân hàng của người có tài khoản
Trong thanh toán quốc tế:
Người kí phát: Người nhập khẩu, người bị kí phát: ngân hàng của người
nhập khẩu, người thụ hưởng: người xuất khẩu
Sản phẩm của ngân hàng và được quy định về hình mẫu chặt chẽ.
Người xuất khẩu nhận được tờ séc và đem ra ngân hàng của chính mình để
được ngân hàng bên xuất khẩu để thanh toán.
Trong tờ séc thì số tiền bằng số phải giống số tiền bằng chữ -> nếu khác
nhau thì tờ séc vô hiệu
‘*** Séc là một sản phẩm của ngân hàng
**** Séc chỉ có 1 bản thôi (trong khi hối phiếu có thể có nhiều bản, bản
nào tới trước thì bản đó có hiệu lực)
https://www.dnse.com.vn/hoc/so-sanh-sec-va-hoi-phieu so sánh
ĐỌC KỈ PHƯƠNG THỨC BẢO LÃNH VÀ TÍN DỤNG DỰ PHÒNG (KHÔNG
HỌC TRÊN LỚP)
các bên có thể có thể có một số nghiệp vụ để giảm thiểu rủi ro
Nếu họ không thực hiện lệnh chuyển khoản đúng hạn thì họ phải
chịu phạt lãi suất trả chậm.
=========================================
01/03/2022 - Thứ 4
KHI NÀO ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN: CHUYỂN TIỀN LÀ LÀ PT ĐỘC
LẬP NHƯNG CŨNG ÁP DỤNG KẾT HỢP VỚI NHIỀU PT KHÁC.
Đối tác có sự tin cậy lẫn nhau, người bán có sự am hiểu kỹ lưỡng về thị trường/nhu cầu
thực của người mua
Nắm bắt kỹ các yếu tố vĩ mô và vi mô của thị trường này (chính trị, kinh tế,...)
Đối tác uy tín, mối quan hệ lâu dài
Có thể giữa công ty mẹ và công ty con
Giao dịch khối lượng nhỏ
LƯU Ý KHI CHUYỂN TIỀN:
Quy định về hình phạt trong hợp đồng nếu ko thực hiện chuyển tiền đúng hạn;
Tránh rủi ro về nhập liệu thông tin
Xác minh lại bằng nhiều hình thức khác nhau đối với các thông tin thay đổi phát sinh.
Các bên ràng buộc với nhau bằng chứng từ, để đảm bảo số lượng và chất lượng người
bán giao hàng, cần có giấy chứng nhận, bảo hiểm,... người bán chỉ scan bộ chứng từ
gốc gửi cho người mua → người bán nhận được tiền → người bán cung cấp bộ chứng
từ gốc → người mua cầm chứng từ đi nhận hàng.
SỬ dụng phương thức ghi sổ nhiều ở Châu Âu và bắc Mỹ
- nền kinh tế mạnh, doanh nghiệp có uy tín trên thị trường
- chính phủ có quản lý và bản thân nền kinh tế có cơ sở dữ liệu về DN tốt
(VD DN nước A tìm hiểu về DN nước B thì có đầy đủ cơ sở dữ liệu)
- Sự hiểu biết về nền kinh tế với nhau (cùng chung TA nà, nền kinh tế phát
triển)
Có thể bán hàng với giá cao hơn (cấp tín dụng)
Người bị ghi sổ là nhà nhập khẩu
Nhờ thu là đứng đầu là người xuất khẩu ,ng xuất khẩu lập lệnh nhờ thu tại ngân
hàng
Ngân hàng có thêm vai trò thu hộ (ngân hàng phải đi đòi tiền dùm) . Trao chứng
từ khi được thanh toán hoặc khi được chấp nhận thanh toán (nếu có một số thị
trường không dùng hối phiếu, người nhập khẩu chấp nhận thanh toán hoặc phải
nhờ tổ chức nào đó đứng ra bảo lãnh thanh toán). (Người nhập khẩu phải viết
cam kết hoặc kì phiếu trả tiền thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ)
Người ủy thác thu : NGƯỜI XUẤT KHẨU
Ngân hàng xuất trình đa số là NH thu hộ lun (Ngân hàng của nhà nhập khẩu).
NGân hàng xuất trình có mối quan hệ tài khoản với nhà nhập khẩu (có giao dịch
và có tài khoản tại đây). NH thu hộ không có quan hệ tài khoản với nhà nhập
khẩu. NH thu hộ và ng trả tiền k có quan hệ với nhau
B có tài khoản tại ngân hàng nông thôn Tiền Giang, nhưng nó không có tài khoản
tại Bank of China HCM
Nhà xuất khẩu chịu rủi ro trước (nếu ngân hàng đã làm đúng hết quy trình nhưng
nhà nhập khẩu không chịu thực hiện thì phí tổn giao dịch nhờ thu do người xuất
khẩu chịu)
Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, ít tốn kém, tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm: Không đảm bảo quyền lợi cho người bán, vì việc thanh toán phụ
thuộc hoàn toàn vào ý muốn người mua, tốc độ thanh toán chậm và ngân hàng chỉ
đóng vai trò trung gian đơn thuần. (HÀNG ĐÃ GIAO RỒI MỚI ĐI ĐÒI TIỀN)
Phương thức này không ràng buộc trách nhiệm nhận hàng hay trả tiền của nhà
nhập khẩu.
SO SÁNH PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN TRẢ NGAY/TRẢ SAU VỚI NHỜ THU
TRƠN TRẢ NGAY/TRẢ SAU THÌ CÓ GÌ KHÁC NHAU?
Có thêm chứng từ tài chính
Tính chủ động: Trả ngay thì sự chủ động của nhà nhập khẩu. Nhờ thu thì sự chủ
động đòi tiền của nhà xuất khẩu
Phương thức nhờ thu trơn nó đơn giản nhưng nó vẫn phức tạp hơn chuyển
tiền. Vai trò của ngân hàng là đi đòi tiền dùm, xuất trình, lập lệnh nhờ thu và chỉ thị
nhờ thu. Phương thức có bộ tập quán để điều chỉnh URC 522. Ràng buộc trách
nhiệm giữa các bên cao hơn
Nếu là hối phiếu, ngân hàng xuất trình, thu hộ tại thời điểm xuất trình, Ng nhập khẩu
đồng ý trả tiền, sau đó họ nhận hàng và không hài lòng về lô hàng, Một khi đã kí
chấp nhận vào hối phiếu rồi thì phải trả tiền vô điều kiện. Nếu chấp nhận thì 2 ngày
thực hiện nghiệp vụ chấp nhận, trả tiền ngay thì 3 ngày thực hiện trả tiền ngay (HỐI
PHIẾU) . ngày tháng trả tiền và thời hạn rõ ràng
Nếu không chịu trả tiền thì họ không những vi phạm hợp đồng. Phương thức trả tiền
sau thì họ bị chế tài theo hợp đồng. Còn phương thức nhờ thu thì có hối phiếu nữa,
bị ràng buộc bị luật nữa (ở VN có luật các công cụ chuyển nhượng ở VN)
Ngân hàng không phải trả tiền, nó chỉ thu hộ thôi => chọn D. Thu dùm thôi,
không thu dùm được thì báo về, để nơi nhập lệnh nhờ thu thì báo về. (Nếu
người nhập khẩu không có ngân hàng tại Collecting Bank, thì Collecting Bank
nhờ Ngân hàng xuất trình (presenting bank) - nơi có tài khoản của nhà nhập
khẩu thu hộ
Chọn đáp án C
Vì câu a,b không có trách nhiệm của ngân hàng trong đó. Trên thực tế, k bắt
buộc về tính pháp lý, nhưng ngân hàng sẽ tu chỉnh những sai sót của chứng
từ (thể hiện dịch vụ và uy tín của ngân hàng)
===============================================================
06/06/2023 - Thứ 2
D/P = trả ngay
D/P at X days sight (X > 3 thường là 7-10 hoặc 15 ngày) = trả ngay (đã là D/P thì
là trả ngay, bởi vì bản chất vấn đề cũng là tiền trao cháo múc. Nó nói lên rằng
người mua khi được thông báo về sự nhờ thu của ngân hàng nhờ thu, thì
người ta cho anh thêm X ngày nữa, thì đến X ngày nữa anh thanh toán và
ngân hàng mới trao chứng từ (NH không trao chứng từ trước)). NH chỉ thông
báo và nhà nhập khẩu sau X ngày thanh toán và ngân hàng mới trao chứng từ
Tại sao phải thêm X ngày?
+ Thông thường trong thực tiễn thì chứng từ đi đường bưu điện, đi trước
hàng hóa (60% TMQT đi bằng đường biển) . Để đảm bảo người nhập
khẩu nhận bộ chứng từ thì họ có thể đi nhận hàng ngày.
+ Người nhập khẩu có thời gian để chuẩn bị đô la để thanh toán => tạo
điều kiện cho người ta thu xếp tài chính.
D/A là trả sau, trả chậm
Nhà nhập khẩu ký nghiệp vụ chấp nhận hối phiếu, ngân hàng trao bộ chứng từ
Ngân hàng thu hộ chuyển hối phiếu chấp nhận thanh toán về cho ngân hàng
của nhà xuất khẩu. Và khi tới thời hạn đáo hạn hối phiếu thì nhà xuất khẩu mới
xuất trình hối phiếu để hối nhà nhập khẩu trả tiền. (hàng sử
D/OT (D/TC):
Hai bên có thể tự mình thiết kế phương thức để ràng buộc điều kiện trao
chứng từ. 50% trả ngay và 50% trả sau. Người xuất khẩu kí phát 2 hối phiếu (1
trả ngay và 1 trả sau). Có thể Yêu cầu ngân hàng bảo lãnh tờ hối phiếu đó.
Ngân hàng A không có trách nhiệm trả tiền (phương thức nhà thu NH không
có cam kết trả tiền cho người mua)
Ngân hàng tuy không có trách nhiệm nhưng phải nỗ lực xác minh các nguyên
nhân không thanh toán của nhà nhập khẩu, thông báo không chậm trễ cho
bên từ đó lệnh nhờ thu được gửi đến. Nếu ngân hàng thu hộ có kí chấp nhận,
và có làm bảo lãnh thì người nhập khẩu phải thanh toán
a/ Người xuất khẩu phải lập bộ chứng từ thương mại để người nhập khẩu
nhận hàng
Phải lập 2 hối phiếu đòi nợ: trả ngay và trả sau (với số tiền là 50% giá trị)
b/ Người nhập khẩu phải đồng tiền thực hiện 2 điều kiện là chấp nhận hối
phiếu trả sau và thanh toán với hối phiếu trả ngay -> thì ngân hàng mới trao bộ
chứng từ
Trong phương thức nhờ thu, thì các ngân hàng sẽ làm theo tập quán URC 522,
giao kết, hợp đồng dịch vụ của ngân hàng và khách hàng => thì ngân hàng làm
theo cái lệnh => thì đó là chỉ thị ngân hàng phải thực hiện => thì lệnh theo
chứng từ là D/P => thì phải xử lý hối phiếu theo D/P
=> Người xuất khẩu không thanh toán thì nó sẽ không trao chứng từ (cho dù
là hối phiếu trả sau) (người nào lập lệnh nhờ thu sai thì họ sẽ tự chịu, nhưng
thường thì ngân hàng sẽ rà soát và tư vấn cho khách hàng chứ trên pháp lý
thì ngân hàng chỉ làm đúng theo lệnh nhờ thu thoi)
Giống câu 1
Ngân hàng không chịu trách nhiệm thời gian đi của chứng từ, nó chỉ thực hiện
theo lệnh và hệ thống nhờ thu -> còn về vấn đề chất lượng và thời gian thì
ngân hàng không chịu trách nhiệm
Vận tải bằng đường hàng không (đường biển thì B/L là chứng từ để người
nhập khẩu có thể đi nhận hàng. Nhưng vận đơn đường hàng không (nó không
là chứng từ để sở hữu hàng hóa)
Ng nhập khẩu biết hàng đến thì chỉ cần đem giấy tờ tùy thân đến hãng hàng
không thì có thể nhận hàng rồi (nếu mình có tên trên mục consignee -> mình
không cần thanh toán với ngân hàng để có bộ chứng từ hay gì cả, mình là
consignee thì mình có quyền nhận hàng)
- to order of the nominated bank: nhận hàng theo lệnh của ngân hàng nào
đó. B/L không có kí hậu, không có chuyển nhượng -> không nhận theo
lệnh
- Để ngân hàng chỉ định của nhà nhập khẩu, để sau đó nhà nhập khẩu
đến ngân hàng thu hộ và kí chấp nhận hối phiếu là D/A thì ngân hàng sẽ
viết giấy ủy quyền để nhà nhập khẩu đi nhập hàng hộ họ
=> đáp án B. (Phương án A là trao luôn quyền nhận hàng cho người mua luôn
rồi, không tính tới thanh toán, phương án C thì vận đơn không phải để thể
hiện sở hữu hàng hóa, nó không có kí hậu nên không có chuyện chỉ định theo
lệnh của ai)
Câu hỏi: 2 bên thỏa thuận nhờ thu, DP, có chỉ rõ là nhà xuất khẩu chịu hết
mọi khoản phí phát sinh liên quan ngân hàng. Nhà xk lập lệnh nhờ thu thì
ngân hàng tích vào phí do người nhập khẩu chịu. Ngân hàng thông báo bộ
chứng từ cho nhà nk, điều kiện trả phí là phí bên nào bên đó chịu, và nhà
nk phải trả phí cho ngân hàng thì nk mới trao chứng từ, nhưng mà hợp
đồng thì nhà xk thanh toán, vì vậy nhà nk ko trả tiền. hàng hóa bị ùn ứ, mất
tiền cho các chi phí, vì vậy trong trường hợp này ai là người sai?
Nhà xuất khẩu đã sai trong lập lệnh nhờ thu
Trong trường hợp này ngân hàng là người sai, do tập quán quy định lệnh nhờ
thu ghi nhà nhập khẩu không được bỏ qua phí (phải thu) thì mới bắt buộc phải
thu đến tận cùng. Còn nếu chỉ ghi phí bên nào bên đó chịu thì có thể không
thu cũng được (ngân hàng nếu thu được thì thu và nếu không thu được thì
báo về để nhà xuất khẩu làm việc với nhà nhập khẩu) . Khi nói là không được
bỏ qua khoản phí này thì mới phải thu phí đến tận cùng
Bởi vì phí cuối cùng thì người chịu trách nhiệm là người phát ra lệnh nhờ thu
(nhà xuất khẩu)
+ Chi phí nhờ thu ai chịu thì phải chỉ rõ là có bỏ qua hay không.
D/P thì ngân hàng B không được kí chấp nhận
=> Ngân hàng B có hành động sai (phải thanh toán mới trao chứng từ, đây
mới có kí chấp nhận mà đã trao chứng từ rồi)
1. Mất nguyên lô hàng, chịu chi phí phát sinh và thời gian công sức cho
giao dịch này.
2. Phải thường xuyên tìm hiểu thông tin để tìm hiểu đối tác
+ Không làm gì cả, phương án trái ngược: thấy phương án là né
+ Thường xuyên phân tích đánh giá rủi ro
+ Tìm cách giảm thiểu rủi
+ Chia sẻ rủi ro
+ Đa dạng hóa rủi ro
Trong thương mại quốc tế cố gắng tiến tới phương thức mình chủ động trong
việc thuê tàu
Mặc dù D/P có 3 ngày để thực hiện nghiệp vụ thanh toán
nhưng Người mua đã từ chối thanh toán rồi => vietcombank đã báo về phía
Singapore và nhiệm vụ của nó phải chờ chỉ thị mới để thực hiện.
Nhưng nó lại tự ý giao bộ chứng từ cho người mua (nó không thông báo cho
người xuất khẩu)
Ngay cả khi có những chỉ thị cụ thể => Ngân hàng không có nhiệm vụ phải làm
=> họ chỉ có nhiệm vụ trung gian thôi (bộ chứng từ ra sao thì họ chỉ trao lại
thôi).
Bắt NH mua bảo hiểm => nó không mua, cũng không báo =>ngân hàng không
sai.
Nhà nhập khẩu không nhận hàng do chất lượng hàng => Nhà xuất khẩu chịu,
ngân hàng không làm sai.
================================================================
==========
THỨ 2 - 13/03/2023
● Tín dụng thể hiện vai trò của ngân hàng cam kết thanh toán cho nhà nhập
khẩu, (tín dụng là cho vay chữ tính), cam kết trả tiền của nhà nhập khẩu
không có uy tín bằng lời hứa trả hàng của ngân hàng.
● Chứng từ bởi vì cam kết này, cam kết thanh toán của NH, khi nhà XK xuất
trình bộ xuất trình phù hợp, sự thanh toán dựa trên bộ chứng từ (nếu nhà
xuất khẩu đáp ứng được bộ chứng từ thì mới được nhận tiền)
● Cam kết thanh toán của nhà phát hành là cam kết không thể hủy ngang
● L/C là hợp đồng giữa ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu và là chừng từ
ràng buộc nhà xuất khẩu và nhà phát hành (quyết định đặc thù của phương
thức này). Đặc biệt hơn là phương thức thanh toán của NH, L/C còn có form
mẫu, biểu mẫu thống nhất dù là thị trường nào ở đâu,... L/C phát hành ra
toàn cầu thống nhất với nhau
Khi nào tu chỉnh L/C được chấp nhận? Khi mà xuất khẩu không nói thì không
nghĩa là đồng ý, mà là khi họ xuất trình theo L/C nào thì LC đó có giá trị thực
hiện
NH phát hành đã phát hành ra cam kết của nó có hiệu lực và không thể thu hồi
và không thể hủy ngang, nhà XK xuất trình theo L/C thứ nhất thì L/C thứ nhất
có hiệu lực… Nếu nhà XK xuất trình theo L/C sửa đổi, thì họ đồng ý với sửa
đối, nếu như họ không đồng ý sự sửa đổi của ngân hàng thì họ có thể xuất
trình theo L/C thứ nhất
Khi mình là người mở LC: thì cần chú ý tìm ngân hàng gần gửi, đảm bảo mức
ký quỹ tốt và có lợi từ L/C.
Người thụ hưởng LC là nhà xuất khẩu
Nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm lớn nhất trong kiểm tra LC,
Có thể bằng một cách nào đó LC khác với hợp đồng, nếu không kiểm tra đến lúc
mình giao hàng. Nếu giao theo LC thì mình được thanh toán, nhưng mình lại vi
phạm hợp đồng. Còn nếu mình giao theo hợp đồng thì mình không được thanh toán
Mặc dù LC không mâu thuẫn nhưng có thể nó có thêm những điều khoản gài,
do các bên lợi dùng việc thanh toán dựa trên chứng từ mà nhà xuất khẩu không thể
nỗ lực có được trong thời hạn đó để xuất trình được và không có bộ chứng từ do
bên A,B… cấp. Và LC độc lập với hợp đồng cơ sở. => Nhà xuất khẩu phải kiểm
tra L/C để xác định những điều khoản trong LC
Nếu họ không đồng ý với LC thì họ phải báo với ngân hàng phát hành để có tu
chỉnh với LC, hoặc liên hệ lại với nhà nhập khẩu và không đồng ý thì có thể không
giao hàng (tại LC giao tới thì nhà xuất khẩu mới bắt đầu chuẩn bị hàng)
phương thức thanh toán này, ngân hàng chịu trách nhiệm thanh toán => trách
nghiệm càng cao phí dịch vụ càng nhiều, rủi ro nhiều
tư ván cho nhà nhập khẩu để có quy định l/c phù hợp, ổng cũng sợ nhà xk ko
giao hàng nhưng xuất trình đúng l/c, thì ngân hàng vẫn thanh toán, tuy nhiên
ngân hàng sợ bộ chứng từ xuất trình ko phù hợp nhưng vẫn thanh toán ,nên cần
chặt chẽ. nên họ tránh các hợp đồng có rủi ro cao, vì như vậy sẽ mang lại danh
tín cho mình, họ có quyền từ chối khách hàng phát hành l/c
ngân hàng thông báo:
tại sao nhà nk ko nhập hàng trực tiếp từ ngân hàng phát hành mà phải qua ngân
hàng thông báo?
ngân hàng thông bảo ở nước người xk,
l/c có thể trực tiếp qua nk ko qua thông báo được không? ko, bắt buộc phải qua.
nhiệm vụ của ngân hàng thông báo là kiểm tra tính chân thật cua rL/C , phải thông
báo nguyên vẹn đến nhà nk, thông báo là đã kiểm tra độ chân thật của l/c, nghĩa là
l/c này đúng do ngân hàng phát hành, có đang hoạt động có ngân hàng thực, ông
bưu điện không làm được việc này, ngân hàng với ngân hàng thì họ có thể kiểm
tra được ngân hàng có thực ko. trên thực tế có thông báo,
sau khi nhà xk giao hàng xong đòi tiền ko dc, lấy lí do là có bị gài điều khoản lạ, vì
yêu cầu cần chữ ký cần nhà nk giống trong hợp đồng. nhà xk ko để ý, ngân hàng
phát hành đã ngưng hoạt động trên thị trường 10 năm. Ngân hàng thông báo tại
việt nam sao ko xác nhận tính chân thực của L/C, nên kiện ra thì ngân hàng thông
báo có thể chịu thiệt hại. nên ngân hàng thông báo có thể phát hành sớm thông
báo tuy nhiên phải ghi thêm là “chưa xác thực tính hợp pháp của ngân hàng
Ngân hàng xác nhận có bắt buộc ko?
Không bắt buộc, chỉ cần có khi các nước có tình hình chính trị ko ổn định, cần có
một ngân hàng thứ 3 có uy tín trên thế giới để xác thực.
ĐỌC HẾT UCP 600
khi giá trị hợp đồng lớn, bất ổn chính trị, ngân hang fphats hành ko uy tín,
xcas nhận là cam kết ko hủy ngang, có vai trò như bão lãnh, tuy nhiên bảo lãnh dùng để
dự phòng
Thứ nhất là khi bộ chứng từ có lỗi mà ngân hàng thanh toán thì ngân hàng chịu
rủi ro vì nhà nhập khẩu không chịu với sự bất luật lệ đó. Chịu rủi ro là sẽ không
nhận tiền từ nhà nhập khẩu và phải giải phóng tiền kí quỹ
=> Thì NH phải liên hệ với một trong 2 ông. mà người xuất khẩu ở nước ngoài, 2
bên không thân quen nhau (có thể lỗi này là lỗi nhỏ).
=> NH liên hệ với nhà nhập khẩu, hỏi có đồng ý lỗi này không -> thì làm giấy xác
nhận -> làm theo bình thường
● Sửa đổi LC cũng phải thông báo qua ngân hàng thông báo, chứ ko thể đi
trực tiếp
● Ngân hàng thông báo kiểm tra chân thật của LC (thông tin ngân hàng phát
hành đang hoạt động và có quyền phát hành LC không) => Kiểm tra bằng
mã swift code
● TB cho NHPH làm rõ tính chân thân thì chuyển LC cho nhà XK. Nếu không
xác minh được tính chân thật thì hủy LC
Trong một giao dịch LC có tối thiểu 1 lần xuất trình (người xuất khẩu- người thụ
hưởng xuất trình trực tiếp luôn)
Nhà xuất khẩu xuất trình đến NH chỉ định -> ngân hàng xác nhận -> ngân hàng
phát hành -> 3 lần xuất trình
● cả 2 PHẢI thanh toán hiểu là bắt buộc phải thanh toán trả ngay hoặc ký xác
nhận đồng ý
● Chiết khấu là do xảy ra đối với những trường hợp trả chậm, nhưng ngân
hàng xác nhận chiết khấu, mua trước bộ chứng từ này, trả trước cho nhà
xuất khẩu, và thu lại từ nhà phát hành (do ổng trả trước ngày đáo hạn =>
nên chiết khấu)
● Nếu Thanh toán hoặc chiết khấu thì chuyển chtừ cho NHXN or NHPH ->
người có trách nhiệm phải thanh toán trong LC là ngân hàng phát hành và
NH xác nhận
● Nếu họ không là ngân hàng chỉ định => Giúp nhà XK kiểm tra, hoàn thiện
BCT
● Ngân hàng xác nhận -> phải thanh toán. Ngân hàng chỉ định -> có thể thanh
toán hoặc không
● NHPH có thể liên hệ với nhà nhập khẩu rằng có chấp nhận sự bất hợp lý
này không (ở chỗ khung đỏ GỬI BỘ CHỨNG TỪ ĐÒI TIỀN NHPH) -> nếu
không đồng ý thì không thanh toán
=======================================================
15/03/2023 - Thứ 4
31c: Ngày phát hành là 02/03/2012
Thấy được ngày phát hành LC , để thể hiện ngày cam kết của ngân hàng có hiệu
lực, dựa vào ngày phát hành LC thì có thể biết được người Nhập khẩu đã mở LC
đúng hạn theo hợp đồng hay chưa
31D: ngày và nơi hết hạn rất quan trọng
vì những quốc gia khác nhau có múi giờ khác nhau.
Tại sao ngày và nơi hết hạn tại Việt Nam => Tại vì người xuất trình, người thụ
hưởng là ở Việt Nam, nếu quy định người và nơi hết hạn ở Việt Nam thì sẽ kiểm
soát được việc hết hạn của LC
Tại sao L/C không có thời hạn dài (mà chỉ thường kéo dài khoảng 30-45 ngày
hoặc 60 ngày nếu là hàng hóa phức tạp)
Vì gấp quá cũng không được vì không chuẩn bị hàng hóa kịp
Nếu dài quá thì kết hợp với ngày xuất trình thì người xuất khẩu sẽ chậm trễ và trì
hoãn trong việc xuất trình, và người nhập khẩu cũng chậm trễ trong việc nhận
hàng (do bên xuất khẩu chưa xuất trình chứng từ)
Lời hứa quá dài thì cũng gây rủi ro cho ngân hàng, người ta có thể làm giả giấy
tờ, hoặc thấy hàng hóa thay đổi so với thị trường và người ta có ảnh hưởng đến
LC tùy vào tình huống cụ thể
Field 41d: Available With … By …: Có thể được thanh toán xuât
trình nào tại Việt nam
43P: có cho phép giao hàng từng phần không. 43T: có cho
phép chuyển tải hay không? (ĐỌC KĨ VỀ GIAO HÀNG TỪNG
PHẦN VÀ CHUYỂN TẢI TRONG UCP 600)
44E: port of loading: cảng đi (phải kiểm tra kĩ phần này không
LC, vì nếu khác thì bộ chứng từ sẽ trở nên bất hợp lệ - nó sẽ
list một số từ lỗi đánh máy có thể bỏ qua, còn những thông tin
khác sai khác trên bộ chứng từ -> bất hợp lệ và sẽ bị từ chối
thanh toán)
44F: cảng đến
44C: ngày giao hàng muộn nhất
45A: Thông tin về hàng hóa, số lượng, giá cả (thông tin chi tiết
về hàng hóa)
46A: chứng từ yêu cầu: Nếu chứng từ không chỉ rõ là bản gốc
hay bảng photo thì phải có tối thiểu là 1 bảng gốc
48: Thời hạn xuất trình: Trong vòng 25 ngày từ sau ngày giao
hàng
Nếu không quy định thời hạn xuất trình thì theo UCP600, trong
vòng 21 ngày (cái nào không trình bày thì theo UCP)
BT1: Nhà xuất khẩu - kiểm tra LC -> cho tóm tắt các điều khoản
trong hợp đồng LC -> Người ta cho nội dung của các trường điện
chính của LC -> Với vai trò là nhà xuất khẩu thì có tu chỉnh gì LC
không? Mình có đồng ý hay không => Kiểm tra coi có điều khoản
khó, gài bẫy hay không? Xem xét hợp lý về thời hạn xem thử mình
có chạy theo nó được không? Có đáp ứng UCP, L/C, ISBP không ?
Mình đề xuất thì mình xem nó có đảm bảo quyền lợi của mình
không ?
Đối với bài tập này phải chỉ ra những chỗ nào cần phải tu
chỉnh và tu chỉnh như thế nào? => Miễn sao cho thấy được sự
logic
BT2: Mình là Ngân hàng phát hành -> Kiểm tra sự bất hợp lệ của
nội dung L/C và bộ chứng từ (thời hạn, số lượng…) => Nếu bạn là
NHPH thì bạn đồng ý với bộ chứng từ này hay không?
https://weblogistics.vn/threads/vi-pham-dieu-khoan-cam-giaohang-tung-phan.2373/
Căn cứ theo Khoản b, Điều 31 UCP 600:
Được dịch nghĩa: “Việc xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải chỉ rõ việc giao hàng trên
cùng một phương tiện vận chuyển và cùng chung một hàng trình, miễn là có cùng
chung một nơi hàng đến sẽ không được coi là giao hàng từng phần, ngay cả khi các
chứng từ vận tải ghi các ngày giao hàng khác nhau hoặc các cảng bốc hàng, nơi nhận
hàng để chở hoặc nơi gửi hàng là khác nhau. Nếu xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải,
thì ngày giao hàng sau cùng ghi trên bất cứ chứng từ vận tải nào sẽ được coi như là
ngày giao hàng. Việc xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải chỉ rõ giao hàng trên nhiều
phương tiện chuyên chở của cùng một phương thức vận tải sẽ được coi là giao hàng
từng phần, ngày cả khi các phương tiện chuyên chở khởi hành cùng một ngày và có
cùng một nơi đến”.
- Xuất trình nhiều bộ chứng từ, 2 B/L nhưng lại trên 2 tàu khác nhau (mặc dù xuất
cùng nơi, về cùng nơi) => Nên là giao hàng từng phần . (tuy nhiên nếu như cảng
bốc ở SG và cảng HP thì nó không vi phạm giao hàng từng phần, tuy nhiêu nó có
thể vi phạm điều khác)
(Ngày 31/7/2022 - Vào chủ nhật, ngày hết hạn vào chủ nhật -> thì ngày hết hạn sẽ tự
động bị dời một ngày - nên Ngày thứ 2 ngày 01/08/2022 được chấp nhận => không là lỗi
bất hợp lệ)
- Số tiền bảo hiểm khác với số tiền trên hóa đơn (Số tiền trên bảo hiểm phải trùng
số tiền trên LC - phải mua đúng 550k USD (do mua bảo hiểm 110% số tiền trên
hóa đơn) chứ không được mua 540k EUR)
(hối phiếu đòi ít hơn cũng không sai -> vì có thể có lý do gì đó người ta đòi hối phiếu ít
hơn)
- Thời gian giao hàng cả 2 BL phải thoả mãn từ (10-18/7) -> BL thứ 1 (ngày clean
on board là ngày giao hàng) -> nên BL1 giao hàng ngày 10/7. BL thứ 2, nếu không
ghi chú gì thì ship on board là 19/7 là ngày giao hàng (nằm ngoài 18/7) => nên là
bất hợp lệ
(Trong bảo hiểm ghi 15/7 thì không sai, ucp600 người ta nói ngày tháng có thể được ghi
chú sau, bảo hiểm có thể được ký phát sau ngày giao hàng, miễn là có ghi thời hạn bảo
hiểm lùi về phía trước có trong thời gian giao hàng.)
(Chỉ có chứng từ liên quan tới giao hàng thì phải đáp ứng đúng thời gian đó, còn lại bất
cứ các chứng từ khác thì có thể được kí trước )
( Ngân hàng nhận được bộ chứng từ vào ngày 1 / 8 nhưng trong đó có một hóa đơn đã
được kí phát lúc 3 / 8 mặc dù 3 / 8 chưa tới, nó phải được kí phát sau khi giao hàng)
======================================================================
https://kienthucxuatnhapkhau.com/cac-loai-l-c-trong-thanh-toan-quoc-te.html
l/c dự phòng
muốn được thanh toán thì bên bị vi phạm phải xuất trình các chứng cứ thể hiện các
chứng cứ vi phạm xảy ra, mang tính chủ quan, ở đây chứng minh người xk vi phạm,
nếu xuất trình được chứng từ thể hiện người bán chưa giao hàng thì sẽ dc thanh toán
khi xuất trình phù hợp.
khác biệt l/c khác: kahcs thì cung cấp chứng từ để được thanh toán cho nghĩa vụ đã làm
(khách quan), còn l/c dự phòng thì phải chứng minh đc sự vi phạm của người bán để
được thanh toán (chủ quan). => khi nào có vi phạm thì xảy ra thanh toán
L/C điều khoản đỏ
Bản chất: người nk trả trc 1 số tiền cho người nhập khẩu, ko phải trả trước 1 cách độc
lập, mà là thống nhất 1 phương thức trong l/c thông qua ngân hàng phát hành. tín dụng
lấy từ tk của người mở, nhập khẩu. bản chất l/c là người nk có quyền ứng trước %. cho
phép người xk nhận được l/c có quyền yêu cầu ngân hàng phát hnahf thông qua ngân
hàng thông báo trả trc 1 số tiền, ngân hàng phát hành sẽ trả lại cho các ngân hàng, và
số tiền dc trích từ ký quỹ của người nk. miễn là người xk.
l/c này chỉ xuất trình chứng từ để thanh toán, mà ko ràng buộc giao hàng. Nên người nk
chỉ có thể kiện người xk ko hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, ko thể kiện ngân hàng phát
hành l/c điều khoản đỏ.
=> Nên người xk phải mở L/C dự phòng ngược lại, người nk mở L/C điều khoản đỏ.
quy trình này chắc chắn gì?
bán tuần hoàn: chắc chắn tuần hoàn, nhưng chưa chắc chắn được lặp lại.
Dùng trong tường hợp 2 đối tác lặp đi lặp lại.
=========
ucp600: có quy định về l/c chuyển nhượng ở điều 38, ko quy định gì về l/c giáp lưng.
vậy tại sao có chuyển nhượng nhưng ko có giáp lưng?
tại vì chuyển nhượng là l/c cho phép chuyển nhượng, về bản chất là 1 l/c.
những điều khoản khác nhau giữa 2 l/c này, tại sao l/c giáp lưng có 2 l/c độc lập với với
nhau, l/c1 là l/c master, lc2 là lc baby, dựa vào nhau nhưng độc lập.
l/c chuyển nhượng khác với l/c được chuyển nhượng ntn?
LC giáp lưng và LC chuyển nhượng giống nhau là buôn bán thông qua trung gian,
người thụ hưởng thứ nhất là middleman, người thụ hưởng thứ 2 là exporter thực thụ.
Người thụ hưởng thứ nhất là middle man và nhận tranferable LC (LC chuyển nhượng),
người thứ nhận nhận LC được chuyển nhượng
Tại sao ông A không kí luôn với supplier luôn mà phải kí qua middleman ? Tại vì
ổng không có mối quan hệ, chỉ có ông middleman có khả năng am hiểu thị trường người
bán và người mua và họ có uy tín (ông A không biết ông B2 ở đâu và không có sự tin
tưởng, nhưng lại tin ông B1, và có uy tín ở trên thị trường ở nước nhập khẩu)
Điều khoản thanh toán là LC có thể chuyển nhượng, bắt buộc trong UCP 600
người ta phải quy định LC có thể chuyển nhượng là LC như thế nào (do A và B1
ký kết với nhau thì ngân hàng phát hành phải phát hành ra một LC có thể chuyển
nhượng)
=> Ông B1 có thể chuyển nhượng cho nhiều ông B2 với điều kiện là trong LC cho phép
giao hàng từng phần (nếu cấm chuyển hàng từng phần người thực hiện 30%,50%...
mâu thuẫn )
=> Ông B2 bình thường cung cấp hàng này nhưng lần này lại khan hiếm hàng này và
ổng muốn chuyển nhượng cho ông B3 => điều này không được phép => Chỉ được
chuyển nhượng từ B1 qua B2 thôi, không cho B2 chuyển thứ cấp sang B3.
=> Ông B2 chuyển ngược lại cho B1 (middleman) được => và ông B1 sẽ đi chuyển
nhượng cho ông B2 khác
Các ngân hàng bắt buộc phải có: Ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo
(theo UCP 600). Ngân hàng có thể có là Ngân hàng chuyển nhượng, ngân hàng
xác nhận, ngân hàng chỉ định.
Có sự khác nhau giữa tranferable LC và transfered LC (LC’)
=> Số tiền khác : LC’ <LC => sự chênh lệch của LC và LC’ là tiền ăn lời của middleman
=> Hóa đơn khác:
=> Bảo hiểm
=> Hối phiếu khác
=> Thời hạn khác (đặc biệt là thời hạn xuất trình)
LC giáp lưng giống là đều mua bán trung gian (ông Sin muống giới hạn biết với ông VN
và Hoa Kì) => ổng kí một hợp đồng độc lập , HĐ1 -> LC1 và HĐ2 -> LC2. Nó dựa vào
nhau nên để thuận tiện trong việc giao hàng và thanh toán, nên có sự tương tự với
nhau. LC thứ nhất là LC gốc là LC master (LC cha mẹ), LC thứ 2 là LC baby. Trong điều
khoản LC, 2 LC độc lập với nhau và do 2 ngân hàng phát hành
Download