Uploaded by Hàn Đông Kun Ngầu

HÃY KHÁT VỌNG, ĐỪNG THAM VỌNG

advertisement
* Dàn bài ngắn gọn nhất
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề “Hãy khát vọng chứ đừng tham vọng”.
Ví dụ: Trong cuộc sống có bao điều khó khăn và phức tạp, những cám dỗ sẽ khiến bạn đôi lúc lạc đường và làm
những điều sai trái. Chính vì thế đã có một câu nói khuyên rằng “Hãy khát vọng chứ đừng tham vọng”. Chắc có
lẽ ai cũng đã từng nghe câu nói này, nhưng chưa hiểu rõ về ý nghĩa của câu nói này. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu ý
nghĩa của câu nói “Hãy khát vọng chứ đừng tham vọng”.
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của câu nói
- Khát vọng là mong muốn làm nên những điều lớn lao, tốt đẹp cho bản thân, cho cuộc sống với một sự thôi thúc
mạnh mẽ. Hướng tới khát vọng là hướng tới những điều tốt đẹp cho bản thân và cho cộng đồng.
- Tham vọng là lòng ham muốn, mong ước quá lớn, vượt xa khả năng thực tế của con người, khó có thể đạt được
của một người chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân. Tham vọng đôi khi chỉ gắn với dục vọng cá nhân. Tham vọng đôi khi
là hại người khác để đem lại những lợi ích cho bản thân.
- “Hãy khát vọng chứ đừng tham vọng”: hướng tới sự khát vọng chính đáng, hướng tới những lợi ích của cộng
đồng, của chung và phê phán những tham vọng chỉ đem lại lợi ích cho cái riêng, cho bản thân.
2. Ý nghĩa của sống hướng tới ước mong khát vọng
- Là một mục đích sống có ý nghĩa, mang tính tích cực và ý nghĩa của con người.
- Cách sông này sẽ đem lại một cuộc sông tươi đẹp và hoàn hảo
- Đem lại niềm vui cho con người, mang lại lợi ích chung, đóng góp phát triển đất nước và con người.
- Người có ý tưởng sống khát vọng là người biết mình là ai, đang làm gì. Họ có trái tim say mê lý tưởng, có đầu óc
tỉnh táo, nhận thức đúng, sai, lợi, hại. Họ có thể điều chỉnh và làm chủ bản thân mình. Vì thế, họ tránh được rủi ro
trong cuộc sống.
- Khát vọng tạo nên động lực, thôi thúc sự cố gắng của mỗi con người
3. Tác hại của sự tham vọng
- Tham vọng là sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình
- Khi có tham vọng, con người sẽ làm bất cứ điều gì để đạt được mục đích của bản thân mình
- Làm con người không có nhận thức đúng đắn, ảo tưởng
- Người có tham vọng sẽ bất chấp đúng sai, luật pháp, tình người để thực hiện bằng được ý muốn của mình. Vì
thế, họ sẽ lãnh hậu quả khó lường
- Khi không thực hiện được tham vọng, con người sẽ trở nên thù ghét và có ý nghĩ xấu xa
- Tham vọng có thể dẫn con người đến con người trở nên tội lỗi, vi phạm pháp luật.
4. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được sự đúng đắn có ích của ước muốn khát vọng, phê phán lối sống tham vọng.
- Có ý chí vươn lên, sống có ý nghĩa
- Biết đấu tranh với tham vọng của bản thân
III. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về câu nói “Hãy khát vọng đừng tham vọng”
Ví dụ: Câu nói “Hãy khát vọng đừng tham vọng” là một câu nói hết sức ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên ta có mục đích
sống ý nghĩa, có ích cho cuộc sống và cho gia đình, cho xã hội. Chúng ta nên làm theo câu tục ngữ để xã hội được
phát triển và tươi đẹp hơn.
Dàn bài chi tiết 1
I. Mở bài
- Là con người sống trong cuộc đời ai cũng có khát vọng và tham vọng . Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt rõ giữa
khát vọng và tham vọng đừng để sự nhầm lẫm giữa hai khái niệm này làm cho ta có những định hướng sai lầm.
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm
- Khát vọng: là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp trong cuộc sống. Nó thôi thúc con người ta sống, nỗ lực để
đạt đến điều đó. Khát vọng biểu tượng cho những gì lớn lao tốt đẹp mà con người ta hướng đến cho bản thân mình
và cho cộng đồng.
- Tham vọng: là lòng ham muốn của con người, nhưng mong ước này quá lớn vượt qua khả năng của con người.
Tham vọng dường như chỉ gắn với dục vọng cá nhân.
- Giá trị của khát vọng là những điều mà chúng ta nên hướng đến, để chúng ta đạt được giá trị của cuộc sống.
2. Bàn luận về giá trị của sống có khát vọng
- Khát vọng là biểu hiện mang tính tích cực của tâm lý, tốt đẹp của con người. Khát vọng xuất phát từ những mong
ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà cho những người xung quanh. Khát vọng
thể hiện được giá trị cao đẹp của con người.
- Những con người có khát vọng luôn nhận thức mình là ai và có thể làm gì để giúp đỡ mọi người. Những người
có khát vọng sống có trái tim say mê, luôn sống hết mình và hơn ai hết họ nhận thức được lợi hại. Và trong thực
tế cuộc sống họ luôn tỉnh táo tránh được những rủi ro không đáng có.
- Khát vọng có thể thực hiện được có thể không nhưng chung quy lại nó luôn mang đến cho người ta sự lạc quan
nhất định và hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho nhân loại.
3. Tác hại việc sống trong tham vọng:
- Tham vọng thường là những gì gắn với màu sắc tiêu cực. Khi con người quá ham muốn một điều gì đó thì sẽ nảy
sinh ra tham vọng. Tham vọng xuất phát từ lợi ích của bản thâm từ lòng tham của con người. Những người mang
tham vọng chỉ muốn lợi ích cho bản thân, đôi khi có thể chà đạp lên lợi ích của người khác để đạt được lợi ích của
mình. Tham vọng sẽ làm mờ mắt con người.
- Có những tham vọng xa vời quá mức tưởng tượng sẽ làm cho con người ta bất chấp thủ đoạn để đạt được nó.
Có khi con người có tham vọng, dã tâm quá lớn sẽ bất chấp đúng, sai luật pháp để thực hiện được mong muốn
của mình.
Khi không thực hiện được tham vọng con người dễ rơi vào tâm lý xấu, bi quan, chán nản, thù ghét.
III. Kết bài
- Phê phán những người có lối sống tham vọng, sống không có khát vọng, sống như người thừa của xã hội. Những
người bất chấp tất cả để dẫn đến con đường tội lỗi.
- Hiểu được ý nghĩa của khát vọng và tham vọng. Có ý thức nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, biến những thói xấu
thành lối sống có khát vọng cao đẹp.
* Dàn bài chi tiết 2
I. Mở bài
+ Dẫn dắt, giới thiệu câu nói “Hãy khát vọng chứ đừng tham vọng”.
+ Nêu vấn đề cần nghị luận: bàn về khát vọng và tham vọng của con người trong cuộc sống
II. Thân bài
1. Giải thích các khái niệm
– Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp với một sự thôi thúc mạnh mẽ. Hướng tới khát vọng là
hướng tới những điều tốt đẹp cho bản thân và cho cộng đồng.
– Tham vọng là lòng ham muốn, mong ước quá lớn, vượt xa khả năng thực tế của con người, khó có thể đạt được.
Tham vọng đôi khi chỉ gắn với dục vọng cá nhân.
* Về thực chất,câu nói đó khẳng định giá trị của khát vọng hướng đến cái chung, phê phán những tham vọng chỉ
đem tới cái riêng cho mỗi con người.
2. Phân tích, đánh giá bàn bạc vấn đề
* Phân tích ý nghĩa việc sống có khát vọng
– Khát vọng là một biểu hiện tâm lí mang tính tích cực, tốt đẹp của con người. Khát vọng xuất phát từ những mong
ước làm nên cuộc đời hạnh phúc, không chỉ cho bản thân người đó mà còn cho những người xung quanh trong
tương lai, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đất nước; (dẫn chứng thực tế)
– Người có khát vọng là người nhận thức đúng đắn bản thân mình là ai, mình có thể làm gì cho mình và cho mọi
người. Họ có trái tim say mê lý tưởng, có đầu óc tỉnh táo, nhận thức đúng, sai, lợi, hại. Họ có thể điều chỉnh và làm
chủ bản thân mình. Vì thế, họ tránh được rủi ro trong cuộc sống; (dẫn chứng thực tế)
– Khát vọng có thể thành hiện thực, có thể không. Khát vọng đem đến niềm tin, niềm lạc quan cho con người, tạo
sức mạnh tinh thần để họ vượt qua thử thách; (dẫn chứng thực tế)
* Phân tích tác hại việc sống trong tham vọng
– Tham vọng là hiện tượng tâm lý ít nhiều mang sắc thái tiêu cực. Khi đó, con người quá ham muốn đạt điều gì đó
lớn lao cho riêng mình. Tham vọng xuất phát từ sự ích kỉ, từ lòng tham. Người có tham vọng chỉ muốn lợi cho bản
thân, đôi khi không quan tâm lợi ích của người khác. Khi bị tham vọng làm mờ mắt, con người có thể làm hại người
khác để đạt mục đích đề ra; (dẫn chứng thực tế)
– Tham vọng xuất hiện khi con người không còn nhận thức đúng đắn về bản thân, mong ước những điều xa tầm
xa với, ngoài khả năng của mình. Người có tham vọng sẽ bất chấp đúng sai, luật pháp, tình người để thực hiện
bằng được ý muốn của mình. Vì thế, họ sẽ lãnh hậu quả khó lường; (dẫn chứng thực tế)
– Khi không thực hiện được tham vọng, con người dễ rơi vào tâm lý xấu, bi quan, chán chường, thù ghét. (dẫn
chứng thực tế)
– Phê phán những người sống không có khát vọng, làm cho cuộc sống trở nên vô nghĩa, sống thừa; bị tham vọng
làm cho mờ mắt, dễ đưa đến con đường tội lỗi, vi phạm pháp luật và đạo đức.
3. Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức: phải hiểu ý nghĩa của khát vọng và hậu quả của tham vọng;
– Hành động: Có ý thức nỗ lực vươn lên, biết tỉnh táo để điều chỉnh hành vi sai trái. Biết đấu tranh với chính mình,
biến tham vọng ích kỉ thành khát vọng cao đẹp.
Download