Uploaded by Minh Trương Tuệ

SamSung.docx

advertisement
ĐIỂM YẾU CỦA SAM SUNG
Bị phụ thuộc vào thị trường Mỹ và Ấn Độ
Điểm yếu đầu tiên trong ma trận SWOT của Samsung là sự phụ thuộc vào thị
trường Mỹ. Nước Mỹ được xem là thị trường đầy tiềm năng khi ước tính cả Apple
và Samsung, những “gã khổng lồ” trong giới công nghệ, đều bán được ít nhất 70,8%
sản phẩm smartphone tại đây. Mặc dù Samsung đã đa dạng hóa nguồn lực và mở
rộng hoạt động thị trường tại các nước châu Á nhưng doanh số tổng vẫn phụ thuộc
nhiều vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ rất khó lường và nếu suy thoái
kinh tế xảy ra sẽ khiến doanh thu của Samsung gặp nguy hiểm và có thể ảnh hưởng
trực tiếp đến tài nguyên hoạt động của nó. Đó là lý do tại sao Samsung cần mở rộng
thị trường sang các nước châu Á và châu Âu để đảm bảo tính bền vững và tránh
những thất bại tiềm tàng nếu nền kinh tế Mỹ bất ổn.
Một phần lớn doanh thu của Samsung đến từ thị trường Mỹ và Ấn Độ. Tuy
Samsung đã có những vị thế vững chắc ở một số thị trường nhưng về mặt tài chính,
thị trường Mỹ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng với Samsung. Bởi lẽ, Mỹ là thị trường
lớn dành cho điện thoại thông minh chỉ đứng thứ hai sau Trung quốc. Việc Samsung
chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ sau các công ty nội địa Trung Quốc khiến cho công ty
này phải phụ thuộc vào Mỹ chủ yếu về mặt doanh thu.
Tại Ấn Độ, Samsung vẫn là thương hiệu bán chạy thứ hai mặc cho có sự cạnh tranh
từ các công ty Trung quốc. Tuy nhiên, sức ép từ các công ty Trung quốc sẽ mạnh lên
khi các công ty này đang thúc đẩy việc chào bán các bộ điện thoại thông minh với
giá rẻ, khiến doanh thu của Samsung bị ảnh hưởng mạnh.
Cạnh tranh gia tăng
Những đối thủ cạnh tranh của Samsung trên thị trường ngày càng nhiều và “máu
mặt”, đặc biệt là trong ngành điện tử tiêu dùng, sản phẩm điện thoại thông minh và
ngành công nghiệp điện toán đã đạt mức cao kỷ lục. Xiaomi, Apple, Huawei là những
đối thủ công nghệ đều có tên tuổi và sừng sỏ, hướng đến danh vọng trở thành công
ty công nghệ tốt nhất. Điều này sẽ làm tăng áp lực cho Samsung trong cả cạnh
tranh và tài chính.
Giảm doanh số điện thoại thông minh
Samsung đã trải qua sự sụt giảm doanh số điện thoại thông minh kể từ năm 2017.
Một xu hướng tương tự đã được nhìn thấy ở Trung Quốc do sự nhạy
cảm về giá của thị trường Trung Quốc. Họ bán rất nhiều sản phẩm đó ở thị trường
Ấn Độ với chi phí thấp hơn gây hại cho doanh số của Samsung. Samsung đã cố
gắng chuyển trọng tâm hơn ở Ấn Độ, nhưng chiến lược đó không mang lại kết quả
đáng kể cho công ty.
Yếu thế tại Trung Quốc
Trung Quốc đang phát triển và trở thành thị trường điện thoại thông minh lớn nhất
thế giới, theo sau Ấn Độ. Mỹ là thị trường lớn thứ ba cho điện thoại thông minh.
Tuy Samsung cố gắng giữ được vị thế của mình ở Ấn Độ và Mỹ thì tại thị trường
điện thoại thông minh ở Trung Quốc, Samsung lại có một vị thế yếu kém đáng kể.
Trung quốc hiện tại là thị trường điện thoại thông minh lớn nhất và mang lại nhiều
lợi nhuận nhất cho các công ty tham gia. Với số lượng người sử dụng lớn, Trung
quốc vẫn là mảnh đất màu mỡ cho các cho các hãng điện thoại thông minh. Tuy
nhiên, theo các số liệu được đưa ra thì tại đất nước tỷ dân này, người dùng vẫn
ưu tiên các thương hiệu địa phương hơn cả.
Huawei dẫn đầu thị trường Trung Quốc với thị phần lớn nhất, tiếp theo là Vivo,
Oppo và Xiaomi. Samsung chiếm thị phần nhỏ và gần như không đáng kể tại thị
trường Trung Quốc. Thị trường của Samsung tại Trung Quốc luôn dao động trong
khoảng từ 0% tới 1%.
Dựa trên số lượng điện thoại xuất xưởng trong quý 1 và quý 2 năm 2020 thì thị
phần của Samsung đã giảm từ 1% xuống 0% năm 2020. Trung Quốc luôn được đánh
giá là thị trường tiềm năng đối với Samsung và Samsung có lẽ sẽ cần cố gắng hơn
nữa ở thị trường màu mỡ này, cho dù chỉ là vài điểm phần trăm lẻ của chiếc bánh
thị phần cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể cho Samsung.
Giới phân tích cho rằng việc dừng hoàn toàn hoạt động sản xuất smartphone tại
Trung Quốc là động thái tất yếu vì nhiều lý do. Trước hết, doanh số smartphone của
Samsung tại thị trường đông dân nhất thế giới liên tục giảm trong những năm qua.
Flora Tang, nhà phân tích của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research,
cho biết vào năm 2013, Samsung nằm trong danh sách 5 nhà sản xuất smartphone
lớn nhất Trung Quốc với thị phần khoảng 20%. Song thị phần của Samsung giảm
nhanh từ cuối năm 2016 khi nhu cầu của khách hàng Trung Quốc giảm mạnh do
cuộc khủng hoảng từ sự cố cháy nổ của mẫu smartphone Galaxy Note 7.
Các phản ứng chậm trễ của Samsung đã làm xói mòn niềm tin của người tiêu dùng
Trung Quốc. Đến quí 1 năm nay, thị phần của Samsung tại nước này chỉ còn vỏn vẹn
1%, theo Counterpoint Research.
Còn theo ước tính của công ty nghiên cứu thị trường Strategy Analytics, trong quí
3-2018, Samsung chỉ bán được 700.000 smartphone ở Trung Quốc, tức chỉ chiếm
0,7% thị phần.
Một nguyên nhân lớn khác khiến thị phần của Samsung teo tóp là sự trỗi dậy của
đối thủ bản địa. Trong vài năm qua, các thương hiệu smartphone Trung Quốc như
Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng
trong nước. Flora Tang cho biết các đối thủ này đã “giành thị phần từ Samsung bằng
danh mục sản phẩm đa dạng, giá rẻ và hệ sinh thái được địa phương hóa cũng như
các kênh bán hàng và phân phối có độ bao phủ lớn”.
“Tại Trung Quốc, người tiêu dùng thích mua các smartphone giá rẻ từ các thương
hiệu trong nước và mua smartphone cao cấp từ Apple hoặc Huawei. Vì vậy,
Samsung ít có hy vọng khôi phục thị phần ở Trung Quốc”, nhà phân tích Park
Sung-soon ở Công ty Cape Investment & Securities nhận định.
Bên cạnh đó, thị trường smartphone Trung Quốc rơi vào trạng tháng bão hòa trong
những năm gần đây, đợt suy giảm đầu tiên vào năm 2017 và tiếp tục suy giảm mức
mạnh nhất trong nửa đầu năm nay. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến
doanh số smartphone tại Trung Quốc sa sút.
Trong khi đó, chi phí nhân công đang tăng ở Trung Quốc. “Samsung không cần ở lại
Trung Quốc vì chi phí nhân công cao và thị phần gần như không tồn tại. Họ có thể
sản xuất smartphone hiệu quả hơn ở Ấn Độ và Việt Nam”, Greg Roh, nhà phân tích
ở Công ty chứng khoán Hyundai Motor Securities, nhận định
Doanh thu và lợi nhuận có dấu hiệu giảm dần đều
Kể từ năm 2019 thì doanh thu và lợi nhuận của Samsung đã giảm đều đăng. Lý do
đến từ hoạt động kinh doanh bộ nhớ và màn hình LCD bị suy giảm.
Mặc dù có sự tăng trưởng về số lượng xuất xưởng trong năm 2019 nhưng giá
DRAM liên tục giảm dẫn đến lợi nhuận của bộ phận kinh doanh bộ nhớ cũng bị sụt
giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu về màn hình LCD cũng giảm khiến mảng kinh doanh
màn hình LCD của Samsung cũng bị sụt giảm về lợi nhuận.
Doanh thu và lợi nhuận của công ty đã giảm xuống từ 243 nghìn tỷ KRW và 58.9
nghìn tỷ KRW năm 2018 xuống 230 nghìn tỷ KRW và 27.8 nghìn tỷ KWR trong năm
2019.
Trong khi đó, nhu cầu về điện thoại thông minh cũng giảm vào năm 2020 do dịch
bệnh. Và xu hướng giảm này sẽ có kéo dài khi các danh mục sản phẩm khác của
Samsung cũng đang có xu hướng giảm theo.
https://www.thegioididong.com/tin-tuc/hon-90-smartphone-ban-ra-deu-den-tu-sam
sung-va-apple-1229803
https://vneconomy.vn/dieu-gi-khien-samsung-that-bai-tren-thi-truong-smartphone-tr
ung-quoc-2019100715551291.htm
https://www.thegioididong.com/tin-tuc/goc-nhin-thau-chien-luoc-kinh-doanh-cua-sa
msung-trong-nam-2020-1264836
https://thanhnien.vn/cong-nghe/doanh-so-dien-thoai-toan-cau-quy-42017-giam-63930927.html
https://www.thegioididong.com/tin-tuc/doanh-thu-va-loi-nhuan-tu-smartphone-sutgiam-khie-577896
https://www.brandsvietnam.com/19371-Nhung-ly-do-khien-Samsung-dung-san-xuatsmartphone-o-Trung-Quoc
Download