Uploaded by Hùng Nguyễn

Luyện tập VL8

advertisement
LUYỆN TẬP VẬT LÝ 8 CHƯƠNG II – BÀI 18 & 19
Câu 1: Nhận xét nào sau đây là sai?
A: Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất
B: Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại
C: Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách
D: Phân tử và nguyên tử chuyển động không liên tục
Câu 2: Nung nóng một khối khí, nhận xét nào sau đây là đúng?
A: Nhiệt độ càng cao khoảng cách giữa các phân tử khí càng tăng
B: Nhiệt độ càng cao khoảng cách giữa các phân tử khí càng giảm
C: Nhiệt độ cao hay thấp không ảnh hưởng tới khoảng cách giữa các phân tử khí
D: Nhiệt độ tăng, khoảng cách giữa các phân tử khí tăng đến một giới hạn nhất định thì
dừng lại dù nhiệt độ tiếp tục tăng.
Câu 3: Giải thích tại sao cho muối vào nước thấy nước có vị mặn?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Đổ dầu ăn vào nước thì tạo thành hai lớp, nước ở dưới và dầu ăn ở trên.
Nguyên nhân của hiện tượng này là:
A: Giữa các phân tử dầu không có khoảng cách
B: Phân tử dầu nhẹ hơn phân tử nước nên nổi phía trên
C: Dầu không hòa tan trong nước và khối lượng riêng của dầu nhỏ hơn khối lượng riêng
của nước
D: Dầu không hòa tan trong nước
Câu 5: Hạt chất của nước là hạt nào?
A: Electron
B: Nguyên tử nước
C: Phân tử nước
D: Cả ba hạt trên
Câu 6: Đổ 5cm3 vào 20ml nước, thể tích hỗn hợp nước đường là:
A: 25ml
B: 20ml
C: Lớn hơn 15ml
D: Nhỏ hơn 15ml
Câu 7: Đổ 5ml dầu vào cốc chứa sẵn 10ml. Thể tích hỗn hợp dầu ăn – nước là bao
nhiêu?
A: 15ml
B: 10ml
C: Lớn hơn 15ml
D: Nhỏ hơn 15ml
Câu 8: Giải thích tại sao cứ vài ngày sau khi bơm căng săm xe đạp, dù không sử
dụng săm xe vẫn bị xẹp xuống?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 9: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau?
A: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
B: Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh
C: Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh
D: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơrao là do các phân tử nước
chuyển động va chạm vào.
Câu 10: Hiện tượng khuếch tán là gì?
A: Là hiện tượng các hạt chất khí tiếp xúc thì kết hợp với nhau
B: Là hiện tượng các chất khi tiếp xúc thì hòa lẫn vào nhau
C: Là hiện tượng các chất khi tiếp xúc thì chỉ một chất này xâm nhập vào chất kia
D: Là hiện tượng các chất sau khi tiếp xúc một thời gian thì biến thành một chất
Câu 11: Hiện tượng khuếch tán xảy ra được bởi nguyên nhân gì?
A: Do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách
B: Do các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng
C: Do chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử
D: Do các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng và giữa chúng có
khoảng cách.
Câu 12: Hãy phán đoán xem, trong thí nghiệm của Bơ rao, nếu ta tăng nhiệt độ của
nước thì các hạt phấn hoa chuyển động như thế nào?
A: Chuyển động nhanh hơn
B: Chuyển động chậm hơn
C: Chuyển động không đổi
D: Không phán đoán được
Câu 13: Để ý thấy khi ta nhỏ vài giọt mực xanh vào cốc nước sạch thì sau một thời
gian toàn bộ cốc nước đều có màu xanh nhạt. Nguyên nhân của hiện tượng đó là:
A: Do chuyển động cơ học của các phân tử nước và mực, các phân tử mực và phân tử
nước đã xâm nhập vào nhau
B: Do chuyển động nhiệt của các phân tử nước và mực, các phân tử này đã xâm nhập
vào nhau
C: Do các phân tử mực phản ứng hóa học với các phân tử nước làm các phân tử nước
chuyển thành màu xanh.
D: Do cả ba nguyên nhân trên.
Câu 14: Tại sao trời càng nắng to thì quần áo phơi càng mau khô?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 15: Chọn phát biểu sai?
A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.
Câu 16: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 17: Chọn câu sai:
A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.
B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn
không có khoảng cách.
C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hòa tan
được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch.
D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.
Câu 18: Khi dùng pit-tông nén khí trong một xi-lanh kín thì:
A. khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.
B. số phân tử khí giảm.
C. kích thước mỗi phân tử khí giảm.
D. khối lượng mỗi phân tử khí giảm.
Câu 19: Chọn phát biểu đúng.
A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được
B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể
quan sát được
C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách.
D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau
Câu 20: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?
A. chuyển động không ngừng.
B. có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
C. giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
D. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
Câu 21: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?
A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.
B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ
một lớp đồng và ngược lại.
C. Cát được trộn lẫn với ngô.
D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.
Câu 22: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?
A. xảy ra nhanh hơn
B. xảy ra chậm hơn
C. không thay đổi
D. có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn
Câu 23: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?
A. Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.
C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động
chậm lại.
D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.
Câu 24: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 25: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào?
A. Khối lượng của vật
B. Nhiệt độ của vật
C. Thể tích của vật
D. Trọng lượng riêng của vật
Câu 26: Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một
thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 27: Hãy giải thích vì sao khi thả một cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên,
đường tan và nước có vị ngọt?
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………....
Câu 28: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây?
A. Giữa chúng có khoảng cách.
B. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
C. Chuyển động không ngừng.
D. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
Câu 29: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động
không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?
A. Đường tan vào nước
B. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.
C. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian
D. Sự tạo thành gió
Câu 30: Khi tăng nhiệt độ của một vật thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
A. Khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Vận tốc của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. Khối lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D. Thể tích của vật.
Câu 31: Hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng xảy ra nhanh hay chậm phụ
thuộc vào:
A. trọng lượng chất lỏng.
B. thể tích chất lỏng.
C. nhiệt độ chất lỏng.
D. khối lượng chất lỏng.
Câu 32: Trong một căn phòng, nước hoa trong một chiếc lọ bị đổ ra ngoài. Sau một
lúc, mọi người trong phòng đều ngửi được mùi nước hoa. Trong trường hợp này, đã
có những hiện tượng vật lí nào xảy ra?
A. Nóng chảy và đông đặc.
B. Bay hơi và ngưng tụ.
C. Bay hơi và khuếch tán.
D. Ngưng tụ và khuếch tán.
Câu 33: Một lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước
hoa. Hãy giải thích tại sao?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 34: Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay được bơm căng, dù có buộc thật chặt
cũng bị xẹp đi. Vì sao?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 35: Vì sao khi hòa tan muối ăn vào nước, thể tích của hỗn hợp muối lại nhỏ hơn
tổng thể tích ban đầu của nước và muối?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
--------- HẾT ---------
Download