Uploaded by Phong Tuấn

9 diem BAI THI GIUA KY Nhóm 6 VERSION 2

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------o0o---------
BÁO CÁO GIỮA KỲ
MÔN HỌC TƯ DUY PHẢN BIỆN
NHÓM: 6
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
NGUYỄN VĂN THÀNH – 2173401010804
PHẠM LÊ TRUNG - 2173401010829
BÙI TRẦN QUANG HUY – 2173401010823
NGUYỄN THANH TRỌNG - 2173401010810
TRẦN GIA BẢO - 2173401010845
VÕ HUỲNH PHÚC KHÁNG – 2173401010820
TRẦN VĨNH HÀO – 2173401010832
DƯƠNG KHẮC HÙNG – 2173401010825
GVHD: TRẦN THỊ TƯỜNG VI
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chí đánh giá
Điểm
Điểm tối đa
Hình thức trình bày báo cáo
1
Bố cục, cấu trúc báo cáo
1
Nội dung báo cáo
3
Phân tích, lập luận
2
Thông tin, dữ liệu
0.5
Danh mục tài liệu tham khảo
0.5
Phối hợp nhóm
1
Tổng điểm
10
BẢNG PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC
HIỆN BÁO CÁO
Tỷ lệ
STT
Họ và tên
Nội dung được phân
công
tham gia
hoạt
Ghi chú
động
nhóm
1
2
3
NGUYỄN VĂN THÀNH
PHẠM LÊ TRUNG
VÕ HUỲNH PHÚC KHÁNG
Tìm tài liệu thông tin trong
bài, sắp xếp & phân chia việc
Làm Slide, Word và điều
chỉnh trình bày thông tin
Tìm tài liệu thông tin trong
bài
100%
Nhóm trưởng
100%
Thành viên
90%
Thành viên
4
TRẦN GIA BẢO
Tìm tài liệu thông tin trong
bài
5
DƯƠNG KHẮC HÙNG
6
TRẦN VĨNH HÀO
7
NGUYỄN THANH TRỌNG
8
BÙI TRẦN QUANG HUY
Tìm tài liệu thông tin trong
bài
Tìm tài liệu thông tin
trong bài
Tìm tài liệu thông tin
trong bài
Tìm tài liệu thông tin
trong bài
90%
Thành viên
90%
Thành viên
90%
90%
90%
Thành
viên
Thành
viên
Thành
viên
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
1. LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………..…1
2. PHẦN 1: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY NGUY HIỂM CHO
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ………………………………………...2
3. PHẦN 2: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY NGUY HIỂM CHO
MÔI TRƯỜNG NƯỚC………………………………………………...3
4. PHẦN 3: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY NGUY HIỂM CHO
MÔI TRƯỜNG ĐẤT………………………………………………......4
5. PHẦN 4: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY NGUY HIỂM ĐẾN
MÔI TRƯỜNG ÂM THANH…………………………………………5
6. PHẦN 5: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY HẠI CHO SỨC
KHỎE CON NGƯỜI………………………………………………......6
7. LỜI KẾT LUẬN……………………………………………………..7
1. LỜI MỞ ĐẦU:
Xin chào cô giáo Tường Vi, nhóm chúng em bao gồm 8 thành viên và trong bài tập
giữa kì lần này chúng em xin chứng minh cho vấn đề: "Ô nhiễm môi trường gây tác hại,
ảnh hưởng tới con người và thế giới xung quanh” được trình bày bằng mô hình ARES,
chứng minh bằng những thông tin và dẫn chứng từ các nguồn. Chúng em chọn chủ đề này
để thảo luận và chứng minh vì từ trước đến nay, cuộc sống hàng ngày của con người
chúng ta luôn gắn bó và chịu tác động rất lớn của môi trường sống xung quanh. Vì vậy
mà chúng ta phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống. Quan tâm đến việc bảo vệ
môi trường là quan tâm đến chính cuộc sống của mỗi con người chúng ta và cho cả xã
hội. Thế nhưng ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đang được quan tâm rất nhiều bởi ô
nhiễm môi trường càng trở nên nghiêm trọng hơn ở Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng
bắt gặp những hình ảnh hay những thông tin về việc môi trường bị ô nhiễm trên hầu hết
các phương tiện truyền thông. Điều này khiến cho chúng ta phải suy nghĩ thấu đáo hơn về
vấn đề ô nhiễm môi trường là những vấn đề nguy hiểm như thế nào và hiện nay đang như
thế nào.
2. PHẦN 1: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY NGUY HIỂM CHO
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
2.1. Tác hại đối với động thực vật: (Nguồn: vi.wikipedia.org)
Các hợp chất nguy hiểm như: SO2, NO2, CO… có trong không khí ô nhiễm làm tắc
nghẽn khí quản và giảm hệ miễn dịch của động vật. Ngoài ra hợp chất HF còn làm các
cây ăn trái rụng lá hàng loạt, lâu dần gây nên tình trạng chết cây, gián tiếp làm trái đất
nóng lên cùng hiệu ứng nhà kính. (Nguyễn, T. & Phạm, T., 2021)
Khói bụi từ khu công nghiệp còn gây
nên hiện tượng mưa axit, những cơn
mưa axit làm chết cây cối, ô nhiễm
nguồn nước, giết chết các vi sinh vật
có lợi trong đất. Làm cho việc nuôi
trồng bị ảnh hưởng, giảm sản lượng,
mất mùa, giảm chất lượng sản phẩm
Ảnh 1. Ô nhiễm không khí ở khu công nghiệp
trồng sọt. (Nguyễn, T. & Phạm, T., 2021)
(Nguồn: Pinterest.com)
2.2. Ảnh hưởng đến tài sản, vật phẩm: (Nguồn: nioeh.org.vn)
Ô nhiễm không khí bao gồm các thành phần tự nhiên độc hại trong khói bụi làm
thay đổi những cơn mưa tạo nên những cơn mưa acid làm nên gỉ kim loại, ăn mòn bê tông
và thậm chí mài mòn, phân huỷ chất trên bề mặt sản phẩm như: Làm mất màu, hư hại
tranh; làm giảm độ bền dẻo, mất màu sợi vải tơ; giảm độ bền của giấy, cao su, da thuộc.
(Nguyễn, T. & Phạm, T., 2021)
2.3. Gây nên những sự thay đổi về các hiện tượng thiên nhiên:
(Nguồn: nioeh.org.vn)
Ô nhiễm không khí gây ra các hiện tượng tự nhiên lạ thường như hiệu ứng nhà kính,
biến đổi khí hậu. Đặc biệt, nó còn gây nên hiện tượng mưa axit. Hiện tượng này tác động
gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như canxi, các chất dinh dưỡng sinh vật.
Mưa axit làm ion nhôm được giải phóng trực tiếp vào nước làm hại rễ cây và làm giảm
hấp thu thức ăn và nước của chúng.Ngoài ra, mưa axit còn ăn mòn lớp phủ bảo vệ sáp của
lá cây. Từ đó, khiến cây kém phát triển và chết dần. (Nguyễn, T. & Phạm, T., 2021)
3. PHẦN 2: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY NGUY HIỂM CHO
MÔI TRƯỜNG NƯỚC
3.1. Đối với sinh vật: (Nguồn: vi.wikipedia.org)
Kim loại nặng được thải ra từ công nghiệp có thể tích lũy dần ở các hồ, sông gần đó.
Chúng độc hại đối với sinh vật biển
hoặc động vật có vỏ. Chúng còn để
mầm bệnh thông qua cách gián tiếp
theo chuỗi thức ăn. Những loài động
vật nếu sinh sống hay được chăn nuôi
thủy sản ở nguồn nước bị ô nhiễm.
Sẽ làm cho sinh vật chết hàng loạt.
Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn để
lại những bệnh truyền nhiễm cho các
loài thủy sản hay những động vật trên
Ảnh 2. Ô nhiễm môi trường nước từ rác thải sinh
hoạt và công nghiệp (Nguồn: Unsplash.com)
cạn uống nguồn nước ấy. Nước ô nhiễm các vi sinh vật cũng là một vấn đề nan giải vô
cùng lớn ở các nước đang hoặc chưa phát triển
Các hạt Sunfat (do mưa axit) có thể gây hại cho các sinh vật biển, thậm chí có thể
gây tử vong. Các hạt lơ lửng trong nước ngọt không những làm giảm chất lượng nước
uống cho sinh vật sống, mà con làm giảm lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước, gây
gián đoạn quá trình phát triển của thực vật quang hợp và vi sinh vật. (Võ, K. & Dương, H.,
2021)
3.2. Ảnh hưởng đối với kinh tế: (Nguồn: xulychatthai.com.vn)
Ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn hại không nhỏ đến kinh tế đất nước. Vì phải mất
rất nhiều chi phí cho nhân lực hay máy móc cũng như thời gian để xử lí các chất thải khó
hoặc không phân hủy nhanh tích tụ trong nước và chảy ra đại dương. Ô nhiễm mạch nước
ngầm còn được ngăn chặn bằng cách ngăn chặn các chất thải, độc hại làm ô nhiễm các
vùng nước gần khu vực đó. Ngoài ra có một số phương pháp, thiết bị công nghệ tiên tiến
như: bộ lọc sinh học, hóa chất, bộ lọc cát,… (Võ, K. & Dương, H., 2021)
3.3. Tác động tới tự nhiên: (Nguồn: xulychatthai.com.vn)
Nước không chỉ là một trong những thành tố quyết định sự sống còn của con người.
Mà nó còn quyết định tất cả sự sống trên trái đất. Bao gồm từ các loài thực vật, động
vật,… đến cả các yếu tố địa lý và môi trường. Chính vì thế, khi nguồn nước bị ô nhiễm thì
các sinh vật sống trên trái đất đều sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Cây cỏ thì bị
khô héo, các loài động vật bị nhiễm độc,… Đặc biệt là các sinh vật sống dưới nước sẽ
chịu các tác động nguy hiểm nhất.
Ngoài ta, nếu vi khuẩn có hại có trong nước mà không được qua quá trình xử lý. Nó có
thể sẽ quay ngược trở lại tác động lên con người. Làm con người mắc các bệnh như tả,
ung thư da, thương hàn và bại liệt. (Võ, K. & Dương, H., 2021)
4. PHẦN 3: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY NGUY HIỂM CHO
MÔI TRƯỜNG ĐẤT
4.1. Đất bị thoái hóa: (Nguồn: onghutcobang.vn)
Hầu hết phần đất trên bề mặt bị thay đổi, các loại nấm gây hại dễ bị xói mòn khi có
mưa lớn, dư thừa lượng muối và các chất dinh dưỡng. Vì vậy, đất đai bị chua, mặn, chai
cứng và không còn khả năng khai thác. (Trần, B. & Nguyễn, T., 2021)
4.2. Ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm: (Nguồn: onghutcobang.vn)
Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm cho nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng xấu. Cụ thể
là các hóa chất gây hại bên trong đất ô nhiễm sẽ ngấm dần vào nước ngầm theo thời gian,
gây hại đến sức khỏe của con người. Hiện nay, nước ngầm đang là nguồn nước chủ yếu
phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của con người nhưng nếu nó bị ô
nhiễm và tràn đầy chất độc ngấm trong nước sẽ gây ra những bệnh nghiêm trọng khó
chữa khỏi khi con người dùng và đưa nước ô nhiễm vào cơ thể và ngấm dần theo thời
gian trong cơ thể. (Trần, B. & Nguyễn, T., 2021)
4.3. Tác động tới sản xuất nông nghiệp: (Nguồn: onghutcobang.vn)
Ô nhiễm đất khiến đất đai mất cân bằng dinh dưỡng thiếu chất dinh dưỡng và ảnh
hưởng tới chất lượng nông sản.Góp phần khiến mùa màng thất thu, cây trồng chậm lớn, từ
đó mà sản lượng nông nghiệp giảm sút. Kéo theo đó là lượng thức ăn phục vụ chăn nuôi
giảm mất đi, khiến sản lượng chăn nuôi đi xuống.
Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất tiếp theo là
ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mối liên quan giữa sự
phát triển của trẻ em và môi trường đất. Bên cạnh đó, khi môi trường đất bị ô nhiễm còn
là tác nhân gây các bệnh ngoài da, ung thư, rối loạn hô hấp, dị tật bẩm sinh… khi có tiếp
xúc trực tiếp với nguồn đất bị ô nhiễm hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm độc. (Trần, B. &
Nguyễn, T., 2021)
4.4. Tác động tới hệ sinh thái: (Nguồn: litteritcostsyou.org)
Đất là cũng là một hệ
sinh thái vô cùng phong phú,
nơi ở của các loài côn trùng
cũng như giun dế có ích cho
cây trồng. Tuy nhiên, ô
nhiễm sẽ khiến cho quá trình
chuyển hóa thực vật kém đi,
giảm năng suất cây trồng.
Điều này kéo dài dẫn tới mất
cân bằng hệ sinh thái, đe dọa
trực tiếp đến đời sống con
Ảnh 3. Ô nhiễm đất do rác thải chưa được xử lý
(Nguồn: Vietnamnet.vn)
người cũng như các loài vật sống. Môi trường đất bị ô nhiễm làm thay đổi hệ thực vật,
giảm năng suất của các loại cây trồng và làm mất cân bằng sinh thái, từ đó ảnh hưởng tới
sự sống của các loài sinh vật.
Dù chất độc hại chỉ ở nồng độ thấp nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái.
Những ảnh hưởng có thể kể đến là chuyển hoá của các vi sinh vật đặc hữu và động vật
chân đốt. Điều này có thể khiến một số chuỗi thức ăn chính bị mất đi. Điều này gây hậu
quả lớn đối với động vật ăn thịt và cả loài người. Thậm chí, nếu có hiệu lực hoá học trên
các dạng sống thấp hơn, đáy kim tự tháp chuỗi thức ăn có thể ăn các chất ngoại lai.
Chất gây ô nhiễm còn có thể làm thay đổi quá trình chuyển hoá của thực vật. Điều
này làm giảm năng suất cây trồng. Khi cây không thể phát triển, nó còn làm tình trạng đất
trở nên tồi tệ hơn như xói mòn. Một số chất tồn tại lâu còn có thể phân ra thành các chất ô
nhiễm mới. (Trần, H. & Bùi, H., 2021)
5. PHẦN 4: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY NGUY HIỂM ĐẾN
MÔI TRƯỜNG ÂM THANH
5.1. Ảnh hưởng đến nơi công cộng: (Nguồn: hongngochospital.vn)
Nhắc đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, các khu vực công cộng là nơi mà bạn thường
sinh hoạt củng là nơi luôn
luôn tìm ẩn ô nhiễm như ở
cạnh các khu vực đường ray
xe lửa, sân bay, phòng hòa
nhạc, quán bar, gần đường
giao thông đông đúc, sân vận
động… Đây là khu vực mà
chúng ta thường xuyên sinh
hoạt hoặc sinh sống ở gần đó.
Nếu ở gần các nguồn ồn lớn ở
khu vực này qua lâu thính giác
của bạn có thể dễ dàng bị suy
giảm. Nếu ở gần khu vực này
Ảnh 4. Ô nhiễm tiếng ồn làm ảnh hưởng tinh thần con
người (Nguồn: Audiocardio.com)
bạn nên tham khảo thêm các
biện phép giúp giảm ô nhiễm
tiếng ồn. (Trần, H. & Bùi, H., 2021)
5.2. Ảnh hưởng đến nơi làm việc: (Nguồn: hongngochospital.vn)
Nơi làm việc là khu vực mà ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng nhiều nhất đến con người
vì chúng ta làm việc đến 8 tiếng/ngày tại văn phòng hoặc công xưởng. Nếu các khu vực
này bị ô nhiễm tiếng ồn có nghĩa chúng ta sẽ liên tục tiếp xúc với các âm thanh ở cường
độ cao do đó nguy cơ bị suy giảm thính giác sẽ diễn ra nhanh hơn. Do đó, tại khu vực làm
việc cần thực hiện các phép đo âm thanh và sử dụng những biện phép làm giảm đo âm để
tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tập trung. (Trần, H. & Bùi, H., 2021)
6. PHẦN 5: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GÂY HẠI CHO SỨC
KHỎE CON NGƯỜI
Ảnh 5. Những vấn đề ô nhiễm chính xung
quanh con người (Nguồn: Freepik.com)
6.1. Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh trong đường hô hấp và tim
mạch cho con người: (Nguồn:greenidvietnam.org.vn & vi.wikipedia.org)
Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí đối với con người là rất nghiêm trọng, ô
nhiễm môi trường không khí chính là tác nhân chính khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh về
hô hấp, ung thư….ngày càng tăng. Trên đây chỉ là những con số nhỏ về hậu quả của ô
nhiễm môi trường không khí, thực tế chúng gây ra rất nhiều bệnh tật cũng như là cái chết
thầm lặng cho hàng triệu người trên thế giới
Theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm, trong
đó Châu Á – Thái Bình Dương chiếm khoảng 4 triệu ca. Chúng không những cướp đi
sinh mạng của hàng triệu người mà còn gây thiệt hại kinh tế gần 5 nghìn tỷ USD mỗi
năm. Cũng theo WHO, ô nhiễm môi trường không khí là một trong nhiều thủ phạm gây
nên các bệnh tim mạch, đột quỵ não lên tới 25%. Ngoài ra ô nhiễm môi trường không khí
còn làm trầm trọng hơn các bệnh hen suyễn, ung thư phổi. Chúng còn tác động lên hệ
thần kinh trung ương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, Parkinson, tự kỷ hay dễ cáu
gắt.
Chúng còn khiến tuổi thọ trung bình của mỗi người giảm đi 2 năm, và là nguyên
nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau: tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn
uống không lành mạnh. Theo đó ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 chính là thủ phạm gây ra nhiều
ca tử vong nhất.Vì chúng có kích thước rất nhỏ, nên dễ đi vào các nang trong phổi gây
nên các bệnh về hô hấp. Bụi mịn (PM 2.5) kết hợp với CO, SO2, NO2 có trong không khí
gây kích ứng niêm mạc, cản trở hemoglobin kết hợp oxy khiến tế bào thiếu oxy. Dẫn đến
suy giảm chức năng phổi và làm nặng thêm tình trạng bệnh hen và bệnh tim. (Nguyễn, T. &
Phạm, T., 2021)
6.2. Ô nhiễm môi trường nước gây ra các bệnh bên trong cơ thể con
người: (Nguồn: vi.wikipedia.org)
Ô nhiễm nguồn nước có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe con
người. Cụ thể hơn, những căn bệnh do ô nhiễm nước như là các bệnh cấp và mạn tính liên
quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng nhiều. Ô
nhiễm nước sẽ không gây hại cho sức khỏe của chúng ta ngay lập tức, nhưng nó sẽ gây
hại cho chúng ta sau khi tiếp xúc lâu dài. Có thể ban đầu chỉ là bệnh ngoài da và sau đó
gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có
từ chất thải sinh hoạt của con người, động vật có thể gây ra bệnh tả,ung thư da, thương
hàn và bại liệt.
Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là
những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên
nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc
biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư. Chúng độc hại đối
với sinh vật biển hoặc động vật có vỏ. Những người ăn phải chúng sẽ bị chậm phát triển;
dẫn đến dị tật bẩm sinh hoặc mắc bệnh ung thư Các ion kim loại được phát hiện là hợp
chất kìm hãm ezyme mạnh. Chúng tác dụng lên phôi tử như nhóm –SCH3 và SH trong
methionin và cystein. Các kim loại nặng có tính độc cao như chì (pb), thủy ngân (hg),
asen (as)… Kim loại nặng được thải ra từ công nghiệp có thể tích lũy dần ở các hồ, sông
bẩn. (Nguyễn, T. & Phạm, T., 2021)
6.3. Ô nhiễm môi trường đất gây ra các bệnh bên trong cơ thể con
người: (Nguồn: litteritcostsyou.org)
Con người có thể bị ảnh hưởng trực tiếp khi tiếp xúc với đất ô nhiễm. Bên cạnh đó,
khi chất gây ô nhiễm bốc hơi, nếu con người hít phải cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Mối
đe doạ trở nên lớn khi chất độc hại thông qua đất ngấm vào mạch nước ngầm. Nhưng
nguồn nước ngầm lại đóng vai trò cung cấp chính trong cuộc sống hiện nay, các chất ô
nhiễm ngấm dần trong nước và sau đó tiếp tục xâm nhập và gây ra các bệnh tật trong cơ
thể chúng ta.
Tác động lên con người sẽ khác nhau do tuỳ thuộc vào loại chất gây ô nhiễm. Con
người có thể bị ung thư nếu thường xuyên tiếp xúc với các chất như chì, crom, xăng
dầu… Ngoài ra, nó còn có thể gây ra các bệnh mãn tính khác hoặc gây rối loạn bẩm sinh.
Qua tìm hiểu các thông tin từ các nghiên cứu, nếu nitrat và amoniac kết hợp với phân gia
súc cũng gây ảnh hưởng đến môi trường đất và có thể gây ô nhiễm nước. Nếu thường
xuyên tiếp xúc với Benzene có thể gây nên bệnh bạch cầu. Cyclodienes và thuỷ ngân là
chất khiến thận bị tổn thương. PCBs và cyclodienes có thể khiến gan bị nhiễm độc.
Organophosphates và carbomates thì có thể khiến tắc nghẽn thần kinh cơ. Một số loại
khác thì có thể gây nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, phát ban…Không những vậy, có những
loại chỉ cần một lượng vừa đủ có thể khiến tử vong khi tiếp xúc tiếp, nuốt phải hoặc hít
phải. (Nguyễn, T. & Phạm, T., 2021)
6.4. Ô nhiễm tiếng ồn gây ra phiền phức cho cuộc sống con người:
(Nguồn: vi.wikipedia.org)
Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến cả sức khỏe và hành vi con người. Âm thanh
không mong muốn (âm thanh nhiễu) tác động xấu đến sức khỏe tâm lý, tâm thần. Ô
nhiễm tiếng ồn có thể gây tăng huyết áp, căng thẳng, ù tai, giảm thính lực, rối loạn giấc
ngủ và các tác hại khác. Mức độ tiếng ồn cao ảnh hưởng đến tim mạch, việc tiếp xúc với
tiếng ồn trong khoảng thời gian tám giờ, có thể gây ra sự tăng huyết áp từ 5-10 độ . Ngoài
ra tiếng ồn làm gia tăng căng thẳng, gây co mạch dẫn đến tăng huyết áp
Tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài có thể gây mất thính lực. Đàn ông lớn tuổi
tiếp xúc nhiều với tiếng ồn nghề nghiệp biểu diễn hiện mức giảm độ nhạy thính giác hơn
những người khác, mặc dù sự khác biệt trong nghe giảm nhạy cảm với thời gian của hai
nhóm này là không có sự khác biệt ở độ tuổi .Một nghiên cứu của Rosen trong việc so
sánh giữa bộ lạc Maaban (một dân cư xa xôi ở Ghana) - những người tiếp xúc hạn chế với
các phương tiện giao thông hay những tiếng ồn công nghiệp - với một nhóm dân cư điển
hình ở Hoa Kỳ, đã cho thấy rằng tiếp xúc lâu dài,vừa phải ở mức độ cao tiếng ồn môi
trường góp phần làm giảm thính giác (chứ không phải do lão hóa). (Nguyễn, T. & Phạm, T.,
2021)
7. PHẦN KẾT LUẬN:
Nhìn tổng quát,thế kỉ 21 hiện nay,Việt Nam đang từng bước phát triển thành nước
công nghiệp hóa,hiện đại hóa.Hàng loạt các khu công nghiệp,nhà máy được hình thành.
Người dân tập trung ở những khu đô thị, khu công nghiệp để sinh sống. Trong giai đoạn
đó môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm trầm trọng và rất ít người
nhận biết rõ được điều này.Đây là một trong những vấn đề nóng bỏng gây bức xúc trong
dư luận xã hội hiện nay.Vấn đề ô nhiễm này
ngày càng nghiêm trọng và đe dọa trực tiếp
sự phát triển kinh tế xã hội, sự tồn tại và
phát triển của các thế hệ hiện tại và tương
lai.Giải quyết vấn đề ô nhiêm mội trường
trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa
hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi
cấp thiết đối với các cấp quản lí các doanh
nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của các hệ
thống chính trị và của toàn xã hội. Vì
thế việc điều tra sự ô nhiễm mội trường
Ảnh 6. Cùng nhau bảo vệ môi trường sống ngày
càng sạch đẹp (Nguồn: Pinterest.com)
được đế ra bức thiết để hiệu rõ mức độ
ô hiễm của môi trường để đề ra giải pháp hợp lí giúp người Việt Nam phát triển vững
mạnh và có môi trường sống tốt cho họ. Đề tài tiểu luận được viết với chủ đề ô nhiễm môi
trường có mục đích nêu ra những nguyên nhân hậu quả,làm rõ bản chất và hiện tượng của
vấn đề ô nhiễm môi trường nhằm khơi dậy sự quan tâm của mọi người về vấn đề được
xem là cấp thiết hiện nay. Từ đó mọi người có thể nhận thức được những hậu quả của
việc ô nhiệm môi trường gây ra cho môi trường sống của chúng ta, thấy được tầm quan
trọng của việc giữ gìn môi trường xung quanh ta. Để mọi người có thể đưa ra những ý
kiến và cùng nhau bàn luận những giải pháp hiệu quả thiết thực hơn góp phần vào việc
bào vệ môi trường ngày càng trong lành và sạch đẹp hơn.
Những thông tin và số liệu ở trên chúng em tìm được và tổng kết lại để chứng minh
chỉ là 1 phần nhỏ trong tất cả những vấn đề mà ô nhiễm môi trường gây ra. Ô nhiễm môi
trường đang có những tác động và ảnh hưởng xấu đến Trái Đất cũng như hành tinh chúng
ta đang sinh sống và chúng ta cần biết được tình hình nghiêm trọng này thông qua những
thông tin chúng em đã chứng minh để mọi người khi theo dõi bài này có thể hiểu rõ hơn
những thực trạng về ô nhiễm nguy hiểm thế nào và tự bản thân có những biện pháp tốt
nhất và được thực hiện bởi bản thân hay cả cộng đồng.Trong bài làm chúng em có thể có
những thiếu sót mong cô giáo thông cảm và bỏ qua. Cảm ơn cô giáo đã theo dõi và đánh
toàn bộ phần trình bày và bài làm của chúng em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Wikipedia (2021). Ô nhiễm không khí,
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_kh%C3%B4ng_kh%C3%A
D, truy cập ngày 15/10/2021.
[2] Wikipedia (2021). Ô nhiễm nước,
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_n%C6%B0%E1%BB%9Bc,
truy cập 15/10/2021.
[3] Viện sức khỏe & môi trường (2017). Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ: NGUYÊN NHÂN,
HẬU QUẢ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, http://nioeh.org.vn/tin-tuc/o-nhiem-khongkhi-nguyen-nhan-hau-qua-va-bien-phap-khac-phuc, truy cập ngày 13/10/2021.
[4] Litter it costs you (2019). Ô nhiễm môi trường và những hậu quả mà nó đem lại:
https://litteritcostsyou.org/o-nhiem-dat/, truy cập ngày 13/10/2021.
[5] GreenID (2019). Số liệu mới nhất về hiện trạng chất lượng không khí – Thông tin tóm
tắt từ GreenPeace, http://greenidvietnam.org.vn/so-lieu-moi-nhat-ve-hien-trang-chatluong-khong-khi-thong-tin-tom-tat-tu-greenpeace.html, truy cập ngày 15/10/2021.
[6] Xử Lí Chất Thải (2020). Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước,
https://xulychatthai.com.vn/o-nhiem-moi-truong-nuoc/, truy cập ngày 14/10/2021.
[7] Ống Hút Cỏ Bàng (2021). Ô nhiễm môi trường đất là gì? Hậu quả của ô nhiễm môi
trường đất?, https://onghutcobang.vn/o-nhiem-moi-truong-dat-la-gi-hau-qua-cua-onhiem-moi-truong-dat/, truy cập 15/10/2021.
[8] Hồng Ngọc Hospital (2020). TÁC HẠI CỦA TIẾNG ỒN,
https://hongngochospital.vn/tac-hai-cua-tieng-on/, truy cập ngày 15/10/2021.
Download