Họ tên: ……………………………………………………………….Lớp: …………… HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II LỊCH SỬ 8 (2022 – 2023) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai (1882)? A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp. C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen. D. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh. Câu 2. Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An - cửa ngõ kinh thành Huế (1883)? A. Sự suy yếu của triều đình Huế. A B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp củng cố lực lượng. C. Pháp được tăng viện binh từ các chiến trường Châu Phi sang.j D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục. Câu 3. Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại hoàn toàn của nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập? A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874). C. Hiệp ước Hác - măng (1883). D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). Câu 4. Trước những hành động của Pháp (1858-1884), triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào? A. Vơ vét tiền của nhân dân để xây dựng hệ thống lăng tẩm, cung đình. B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”. C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp. D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị trên toàn cõi Việt Nam. Câu 5. Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần hai (1882), ai là người trấn thủ thành Hà Nội? A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương. C. Tôn Thất Thuyết. D. Phan Thanh Giản. Câu 6. Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì? A. Phong trào nông dân. B. Phong trào nông dân Yên Thế. C. Phong trào Cần vương. D. Phong trào Duy Tân. Câu 7. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương (1885-1896) là cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 – 1892. C. Cuộc phản công của phái chủ Chiến ở kinh thành huế 1885. D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895. Câu 8. Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương (1885-1896) là gì? A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc. B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập. D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa. Câu 9. Vì sao phong trào Cần vương (1885-1896) thất bại? A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ. B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh. D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo. Câu 10. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do A. triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp. B. nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương. C. không có sự đoàn kết của nhân dân. D. thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức. Câu 11. Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở nước ta vào cuối thế kỉ XIX? A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại. B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại. C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt. D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Câu 12. Sau khi bắt được vua Hàm Nghi (1888), thực dân Pháp đưa ông đi đày ở đâu? A. Ở Tuy-ni-di. B. Ở An-giê-ri. C. Ở Mê-hi-cô. D. Ở Nam Phi. Câu 13. Phong trào Cần vương (1885-1896) diễn ra sôi nổi nhất ở đâu? A. Bắc Kì và Nam Kì. B. Trung Kì và Nam Kì. C. Nam Kì, Trung Kì và Bắc Kì. D. Trung Kì và Bắc Kì. Câu 14. Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp đã có hành động như thế nào? A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến. C. Giảng hòa với phái chủ chiến. D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại. Câu 15. Nội dung cơ bản của Chiếu Cần vương (1885) là gì? A. Kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên cứu nước. B. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. C. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hòa. D. Kêu gọi văn thân sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến. Câu 16. Trong giai đoạn từ năm 1885 - 1888, phong trào Cần vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai? A. Tôn Thất thuyết và Nguyễn Văn Tường. B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn, D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Dịch. Câu 17. Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu làm gì? A. Khai thác thuộc địa lần thứ nhất. B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai. C. Bắt đầu xúc tiến việc thiết lập bộ máy chính quyền thực dân và chế độ bảo hộ lên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì. D. Bắt đầu xúc tiến việc lập bộ máy cai trị trên toàn Việt Nam. Câu 18. Vào những năm 60 của TK XIX, khi Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì? A. Cải cách kinh tế, xã hội. B. Cải cách khoa học kĩ thuật. C. Chính sách ngoại giao, mở cửa hòa nhập với phương Tây. D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu. Câu 19. Lý do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách (cuối TK XIX - đầu XX) không thể thực hiện ở nước ta? A. Các đề nghị cải cách có nội dung chưa hợp thời thế. B. Mô phỏng hoàn toàn của nước ngoài (đặc biệt là của Pháp). C. Điều kiện nước ta có quá nhiều khác biệt. D. Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, cự tuyệt với mọi thay đổi. Câu 20. Việc nhà Nguyễn từ chối các đề nghị cải cách (cuối XIX - đầu XX), đã dẫn đến hậu quả gì? A. Phản ánh một thực tại khách quan của lịch sử Việt Nam. B. Các nước phương Tây được độc quyền buôn bán, thay thế hàng hóa của Trung Quốc. C. Kiềm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong vòng lẩn quẩn của phong kiến. D. Tạo điều kiện để Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. B. PHẦN TỰ LUẬN: I. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH BẮC KÌ LẦN HAI. NHÂN DÂN BẮC KÌ TIẾP TỤC KHÁNG CHIẾN TRONG NHỮNG NĂM 1882-1884. (BÀI 25) 1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần hai (1882). - Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874) Ri-vi-e mang quân ra Bắc kì lần 2 (4/1882). - 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hoàng Diệu, yêu cầu nộp thành không điều kiện. Chưa đợi ta trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. - Quân ta anh dũng chống trả nhưng chỉ đến trưa thì thành Hà Nội mất, Hoàng Diệu tự tử. 2. Nhân dân Hà Nội tiếp tục kháng chiến chống Pháp. - Ở Hà Nội, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc. - Tại các địa phương, nhân dân tích cực làm hầm chông, cạm bẫy… chống Pháp. - 19/5/1883, địch lọt vào trận địa mai phục của ta tại Cầu Giấy, chỉ huy Ri-vi-e và nhiều lính Pháp bị giết Chiến thắng Cầu Giấy lần 2 làm cho Pháp hoang mang - Ngay lúc này, 7/1883 vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều Nguyễn lục đục, Pháp quyết định tấn công vào cửa biển Thuận An (Huế). ? Tại sao Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-e bị giết tại trận tại Cầu Giấy năm 1883? - Chiến thắng Cầu Giấy lần hai làm cho Pháp hoang mang, nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp. - Nhân lúc triều đình Huế đang lục đục do Tự Đức băng hà, Pháp muốn dùng áp lực quân sự để buộc nhà Nguyễn phải kí vào bản Hiệp ước mới do Pháp soạn sẵn (với những điều khoản nhượng bộ mới). ? Thái độ của nhân dân ta như thế nào khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng Pháp? - Nhân dân vô cùng căm phẫn (cả triều đình Huế lẫn bọn thực dân Pháp.). - Từ đó, các phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân nổ ra liên tục và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. => Tinh thần yêu nước, quyết tâm chống giặc từ nhân dân chính là rào cản lớn nhất trong quá trình Pháp xâm lược và cai trị nước ta. II. SO SÁNH PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO NÔNG DÂN YÊN THẾ CUỐI XIX ĐẦU XX. (BÀI 26 + BÀI 27). Nội dung Phong trào Cần vương Phong trào nông dân Yên Thế Thời gian 1885 - 1896 1884 - 1913 Lãnh đạo Văn thân, sĩ phu Nông dân Mục tiêu - Đánh Pháp giành lại độc lập. Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ - Khôi phục lại chế độ phong kiến. cuộc sống của mình. Phạm vi Các tỉnh Bắc kì và Trung kì. Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc kì. ? Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? - Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng ở các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. - Thời gian tồn tại dài nhất trong phong trào Cần vương - hơn 10 năm. - Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa: chống Pháp và cả triều đình phong kiến bù nhìn. - Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất. - Tự chế tạo được vũ khí (súng trường theo mẫu súng của Pháp). III. TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX. (BÀI 28) 1. Nguyên nhân - Tình trạng đất nước ngày càng khốn đốn. - Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh. => Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách. - Nội dung: yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa ... của nhà nước PK. - Các nhà cải cách tiêu biểu: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch..... 2. Kết cục của các đề nghị cải cách b. Kết quả: Triều đình Huế đã cự tuyệt, không chấp a. Tác động: - Tích cực: nhận các thay đổi, cải cách. + Các đề nghị cải cách đã đáp ứng phần nào những c. Ý nghĩa: yêu cầu của nước ta lúc đó. + Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ của xã hội + Có tác động đến tư tưởng, cách nghĩ, cách làm đương thời. của một bộ phận quan lại triều đình Huế. + Phản ánh trình độ nhận thức mới của những - Hạn chế: các đề nghị cải cách mang tính rời rạc người Việt Nam. chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa giải quyết + Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời của được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc phong trào Duy Tân ở VN vào đầu thế kỉ XX. này. IV. CHỦ ĐỀ: NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918 (BÀI 29+30) 1. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp * Tổ chức bộ máy nhà nước. - Năm 1887, Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm 3 nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. - Việt Nam bị chia thành 3 kì (Bắc kì, Trung kì, Nam kì) với 3 chế độ cai trị khác nhau. => Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối. * Chính sách khai thác kinh tế. - Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền. - Công nghiệp: Khai thác mỏ và đầu tư một số ngành như xi măng, chế biến gỗ... - Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, tăng cường các loại thuế. - Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ quân sự. * Chính sách văn hóa, giáo dục. - Năm 1919, duy trì nền giáo dục phong kiến - Về sau mở một số trường học, cơ sở y tế, văn hoá… => Tạo ra tầng lớp tay sai. Kìm hảm nhân dân ta trong vòng ngu dốt. * Mục đích khai thác: Pháp vơ vét triệt để sức người, sức của ở Đông Dương. V. NÊU TÊN MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ Ở TP HCM ĐƯỢC XÂY DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC MÀ EM BIẾT - Nhà thờ Đức Bà. - Bến cảng Nhà Rồng. - Chợ Bến Thành. - Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh.