BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC/SAU ĐẠI HỌC (Higher education program) NGÀNH ĐÀO TẠO (MAJOR): Quản trị rủi ro tài chính (Financial Risk Management) CHUYÊN NGÀNH (MINOR): ………………………………………………. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (Syllabus) 1. Tên học phần : Quản trị rủi ro tài chính (Financial Risk Management) 2. Mã học phần (Course code): ………………………………………………………. 3. Bộ môn phụ trách giảng dạy (Teaching Department): Bảo hiểm và Quản trị rủi ro tài chính 4. Trình độ (Level of competency): Cử nhân hệ chính quy, sinh viên năm thứ 4 (HK7) 5. Số tín chỉ (Credits): 3 6. Phân bổ thời gian (Time allocation): (giờ tín chỉ đối với các hoạt động) + Lên lớp (lý thuyết) (theories): 30 tiết + Làm việc nhóm, thực hành, thảo luận (group works, practice, discussion,): 15 tiết + Tự học, tự nghiên cứu (self-study): 67.5 tiết 7. Điều kiện tiên quyết: Đầu tư tài chính, Sản phẩm phái sinh. 8. Mô tả vắn tắt nội dung học phần: Môn học này được thiết kế để áp dụng các lý thuyết và phương pháp cho nhu cầu quản trị rủi ro tài chính. Với sự phát triển của thị trường tài chính và nhiều cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra trong thời gian qua, quản trị rủi ro tài chính ngày nay càng đóng vai trò quan trọng nhằm giúp cho các nhà quản trị tài chính hiểu các loại rủi ro tài chính và cách thức đối phó với rủi ro. Môn học này sẽ giới thiệu một số chiến lược quản trị rủi ro tài chính thông qua việc sử dụng các sản phẩm phái sinh bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, quyền chọn, và hợp đồng hoán đổi để phòng ngừa và quản lý các loại rủi ro do biến động trong giá cả hàng hóa, tỷ giá, giá chứng khoán, lãi suất …có tác động bất lợi đến doanh nghiệp và các tổ chức tài chính. Ngoài mục tiêu phòng ngừa rủi ro, các chiến lược kinh doanh dựa trên các sản phẩm phái sinh kể trên cũng được đề cập trong môn học này. Thêm vào đó, môn học sẽ trình bày một số các nội dung cơ bản về các kỹ thuật quản trị rủi ro tài chính và các ứng dụng liên quan. 9. Chuẩn đầu ra của học phần – Chuẩn đầu ra cấp 3 (Course Learning Outcomes - CLOs): Sinh viên sau khi hoàn thành học phần Quản trị rủi ro tài chính sẽ đạt được các chuẩn đầu ra sau: 9.1 Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge) ● CLO1.1: Hiểu được các nguyên tắc cơ bản của việc phòng ngừa rủi ro ● CLO1.2: Hiểu được cách sử dụng kết hợp của một số sản phẩm phái sinh phổ biến ● CLO1.3: Hiểu và phân biệt được các loại rủi ro khác nhau mà một doanh nghiệp đối mặt ● CLO1.4: Hiểu được ưu điểm và khuyết điểm của các phương pháp ước lượng và phòng ngừa rủi ro khác nhau ● CLO1.5: Hiểu sự cần thiết, mục tiêu và các nguyên tắc phòng ngừa rủi ro trong doanh nghiệp 9.2 Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills) ● CLO2.1: Thực hiện được các chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng sản phẩm phái sinh ● CLO2.2: Lựa chọn được phương án phòng ngừa rủi ro cho một tình huống cụ thể 9.3. Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Responsibility) ● CLO3.1: Phân tích và đánh giá các tình huống thực tế về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp cụ thể ● CLO3.2: Thảo luận về sự đánh đổi giữa quản trị rủi ro và lợi nhuận của doanh nghiệp ● CLO3.3: Thiết lập được chương trình rủi ro phù hợp cho doanh nghiệp trong thực tiễn 10. Tài liệu học tập (Learning materials): 10.1 Tài liệu bắt buộc (Text books): (từ 1 đến 3 tài liệu) Tài liệu 1: Chance Don. M. & Brooks Robert, An introduction to derivatives and risk management, 9th edition, CENGAGE Learning. 10.2 Tài liệu tham khảo (References): Tài liệu 1: Hull, John. Risk management and financial institutions, 5th edition. John Wiley & Sons Publishing. 10.3 Khác (Others): Giảng viên có thể giới thiệu thêm Case Studies, bài báo nghiên cứu khoa học, các sự kiện thực tế liên quan đến môn học để sinh viên tham gia thảo luận. 11. Kế hoạch giảng dạy học phần (Course teaching plan): Buổi (số tiết) Day (hour no.) Buổi 1 (5 tiết) Nội dung giảng dạy (Content) (tên chương, phần) (chapter, section) Tài liệu học tập (Learning materials) (chương, phần) (chapter, section) Giới thiệu mục tiêu và sự cần thiết phải quản trị rủi ro tài chính. Các sản phẩm phái sinh cơ bản được sử dụng và các bài học về quản trị rủi ro tài chính Chương 1 sách An Introduction To Derivative Securities, Financial Markets, and Risk Management, Second Edition. Jarrow, Robert A., Chatterjea, Arkadev. Chương 12 (optional) Derivative instruments and the global financial crisis (2007– 08). Sách Financial Risk Management and Derivative Instruments. Michael Dempsey Chuẩn bị của sinh viên (Student works in detail) (bài tập, thuyết trình, giải quyết tình huống…) Đáp ứng CĐR học phần (Corresponding CLO) Đọc sách CLO1.1 CLO1.3 CLO1.5 Buổi 2 (5 tiết) Các chiến lược quyền chọn Chương 6 Đọc sách CLO1.2 Buổi 3 (5 tiết) Các chiến lược Chương 7 quyền chọn nâng cao Đọc sách CLO1.2 Buổi 4 (5 tiết) Định giá quyền chọn theo mô hình BSM Chương 5 Đọc sách CLO1.2 CLO2.1 CLO2.2 Buổi 5 (5 tiết) Các chiến lược kinh doanh chênh lệch giao sau Chương 10 Đọc sách CLO1.2 Đọc sách CLO1.1 CLO1.2 CLO1.3 Đọc sách CLO1.1 CLO1.2 Đọc sách CLO1.3 CLO1.4 Buổi 6 (5 tiết) Các chiến lược mục tiêu, spread và phòng ngừa bằng hợp đồng Chương 11 kỳ hạn và giao sau Buổi 7 (5 tiết) Các chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng hoán đổi. Buổi 8 (5 tiết) Quản trị rủi ro tài chính: Kỹ thuật và ứng dụng Chương 5.2 và 5.3 (interest rate swap) Sách Financial Risk Management and Derivative Instruments. Michael Dempsey Chương 15 Buổi 9 (5 tiết) Tổng kết và kiểm tra Tổng cộng: 45 tiết PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ Quá trình: 50% ● Kiểm tra giữa kỳ (Buổi 9): 50% ● Bài tập tự luận LMS: 20% ● Bài tập nhóm (3 bài): 30% Kết thức học phần: 50% ● Thi kết thúc học phần: Online, Trắc nghiệm 100%, Sử dụng tài liệu file cứng. Tuy nhiên nếu điểm thi kết thúc học phần ≤ 3 điểm, thì điểm quá trình sẽ bị chia đôi trước khi tính điểm cuối cùng. Vì vậy việc đạt được điểm thi cuối kỳ từ 3,5 điểm trở lên sẽ có vai trò quyết định rất lớn đối với việc sinh viên có hoàn thành Học phần hay không. Ví dụ về cách tính điểm Học phần: Họ tên Sinh viên Điểm quá trình Điểm thi Điểm trung bình kết thúc Học phần môn học Trần Văn A 8 3 (8:2 + 3):2 =3.5 Nguyễn Thị B 8 4 (8+4):2 = 6