Uploaded by Ngô Nhật Hoàng Tuấn

GDCD12 Đề cương KTGK2

advertisement
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA KÌ 2
NĂM HỌC 2022 - 2023
MÔN GDCD - LỚP 12
I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM (Lưu ý: HS hệ thống lại kiến thức trọng tâm và vở ghi).
1. Nội dung 1: Công dân với các quyền dân chủ
- Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.
- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- Quyền khiếu nại và tố cáo của công dân.
2. Nội dung 2: Pháp luật với sự phát triển của công dân
- Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
- Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân.
3. Nội dung 3: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước.
- Nội dung cơ bản của pháp luật về sự phát triển bền vững của đất nước.
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Việc nhân dân được thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong từng
phạm vi cả nước thuộc quyền nào dưới đây?
A. Quyền tham gia quản lí Nhà nước.
B. Quyền làm chủ trong lĩnh vực xã hội.
C. Quyền bầu cử và ứng cử.
D. Quyền tham gia vào các công việc chung.
Câu 2. Khẳng định: “Công dân được hưởng quyền bầu cử, ứng cử không phân biệt giới tính, dân tộc,
tôn giáo, trình độ văn hóa” là nói về nội dung
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
B. quyền bình đẳng của mọi công dân.
C. bình đẳng về nghĩa vụ giữa các công dân.
D. quyền bầu cử và ứng cử công dân.
Câu 3. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc
A. trực tiếp, dân chủ, tự nguyện, bình đẳng.
B. gián tiếp, tự nguyện, bình đẳng, tự do.
C. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
D. tự nguyện, bình đẳng, tự do, dân chủ.
Câu 4. Khẳng định: “Mỗi cử tri đều có một lá phiếu có giá trị ngang nhau” là
A. nội dung của nguyên tắc bầu cử.
B. nội dung của mục đích bầu cử.
C. nội dung của ý nghĩa bầu cử.
D. nội dung của khái niệm bầu cử.
Câu 5. Những người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là công dân Việt
Nam từ đủ
A. 18 tuổi trở lên, không vi phạm pháp luật.
B. 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
Trang 1/4
C. 21 tuổi trở lên, không vi phạm pháp luật.
D. 22 tuổi trở lên, có tín nhiệm với cử tri.
Câu 6. Công dân thực hiện quyền ứng cử bằng những cách nào dưới đây?
A. Vận động bạn bè, người thân giới thiệu mình.
B. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử.
C. Nhờ các tổ chức xã hội ở địa phương giới thiệu mình.
D. Tự tuyên truyền về mình trên các phương tiện thông tin.
Câu 7. Việc nhờ người khác bỏ phiếu bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là vi phạm quyền
nào dưới đây của công dân?
A. Quyền ứng cử của công dân.
B. Quyền tham gia quản lí Nhà nước của công dân.
C. Quyền bầu cử của công dân.
D. Quyền tự do của công dân.
Câu 8. Người nào dưới đây không có quyền tham gia bầu cử?
A. Người đang bị tạm giam.
B. Người bị mất năng lực hành vi dân sự.
C. Người vừa đủ 18 tuổi.
D. Người không viết được phiếu bầu.
Câu 9. Việc nào dưới đây không thuộc quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công
dân?
A. Biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước trưng cầu dân ý.
B. Tự ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương.
C. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất của xã.
D. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã về vấn đề bảo vệ môi trường trong thôn.
Câu 10. Anh K tham gia góp ý vào dự thảo “Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian
mạng”. Việc làm của anh K đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Quyền bảo vệ trẻ em khỏi các nguy hiểm.
B. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
C. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
D. Quyền giám sát việc xây dựng pháp luật.
Câu 11. Công dân được đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính xâm phạm
lợi ích hợp pháp của mình bằng quyền
A. khiếu nại.
B. tố cáo.
C. tham gia quản lí Nhà nước.
D. tự do ngôn luận.
Câu 12. Khẳng định nào dưới đây là đúng về quyền khiếu nại?
A. Chỉ công dân mới có quyền khiếu nại.
B. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền khiếu nại.
C. Công dân được khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật.
D. Công dân và tổ chức có quyền khiếu nại.
Trang 2/4
Câu 13. Việc công dân báo cho ủy ban nhân dân phường biết hành vi nhiều lần đánh đập và gây
thương tích cho con của hàng xóm là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tố cáo.
C. Quyền khiếu nại.
D. Quyền bảo vệ trẻ em.
Câu 14. Phương án nào dưới đây đúng với đối tượng có quyền khiếu nại?
A. Công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức.
B. Chỉ công dân có lợi ích bị xâm hại.
C. Các cán bộ, công chức và tổ chức xã hội.
D. Mọi công dân Việt Nam.
Câu 15. Dù công việc rất bận nhưng cô H vẫn bố trí thời gian đến tham dự cuộc họp và góp ý kiến
cho đề án giải phóng mặt bằng để mở rộng đoạn đường quốc lộ tại địa phương. Việc làm này thể hiện
cô H là người
A. thực hiện đúng các quyền của công dân.
B. thực hiện đúng các nghĩa vụ của công dân.
C. quan tâm đến các vấn đề lớn của địa phương.
D. có trách nhiệm tham gia quản lí Nhà nước.
Câu 16. Quyền học tập không hạn chế của công dân có nghĩa là công dân có quyền học ở
A. mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
B. bất cứ trường nào mà không cần thi tuyển hoặc xét tuyển.
C. mọi lúc, mọi nơi theo điều kiện, sở thích.
D. bất cứ ngành nghề nào theo sở thích mà không cần điều kiện gì.
Câu 17. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác
nhau là nội dung của quyền
A. học bất cứ ngành nghề nào.
B. học không hạn chế.
C. học ngành, nghề phù hợp với năng khiếu.
D. học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 18. Khẳng định: “Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích
và điều kiện của mình” là một trong những nội dung của
A. quyền tự do lựa chọn nghề, việc làm của công dân.
B. quyền học tập của công dân.
C. quyền được phát triển của công dân.
D. quyền tự do của công dân.
Câu 19. “Công dân có thể học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học” thể hiện việc mọi
công dân đều có quyền
A. học bất cứ trường nào mà mình muốn.
B. học thường xuyên, học suốt đời.
C. học không hạn chế.
D. bình đẳng về cơ hội học tập.
Câu 20. Nội dung nào dưới đây không đúng về quyền học tập của công dân?
A. Công dân được học không hạn chế.
Trang 3/4
B. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
C. Công dân được bình đẳng về cơ hội học tập.
D. Công dân được tự do học ở bất cứ nơi nào theo ý mình.
--- HẾT ---
Trang 4/4
Download