Mẫu 14B THU HOẠCH 1B BÁO CÁO THỰC HÀNH SƯ PHẠM 1b CẤU TRÚC - Trang bìa (trình bày theo mẫu) - Trang “Phiếu chấm điểm báo cáo thực hành” (trình bày theo mẫu) - Trang “Mục lục” - Trang “Danh mục ký hiệu, từ viết tắt” (Nếu có) - Nội dung báo cáo (trình bày theo mẫu) - Tư liệu, hình ảnh có chú thích dưa vào minh họa cho các nội dung phân tich trong báo cáo YÊU CẦU Báo cáo 5 - 7 trang (không kể phụ lục), đánh máy một mặt trên khổ giấy A4; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2 cm, lề trái 3,5 cm, lề phải 2 cm; giãn dòng 1.5 lines, font times new roman, cỡ chữ 14. 1 Mẫu 14B THU HOẠCH 1B * Trang bìa Mẫu biểu 05 TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA GIÁO DỤC MẦM NON BÁO CÁO THỰC HÀNH NGƯỜI THỰC HIỆN: PHAN NGUYỄN THÙY DUNG LỚP: K34M01 2 Mẫu 14B THU HOẠCH 1B Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022 PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC HÀNH SƯ PHẠM 1b Họ và tên sinh viên: Phan Nguyễn Thùy Dung Nhóm/ lớp TH: Lá 1 .Ngày thực hiện: 4/11/2022 Trường: Mầm non Sơn Ca 3 Người chấm: ......................................................................................................................... STT NỘI DUNG ĐIỂM NHẬN XÉT ĐIỂM ĐẠT Hình thức trình bày báo cáo: 3 điểm 1 2 3 Đầy đủ các mục theo yêu cầu, đúng qui cách, đảm bảo đủ dung lượng qui định Trình bày trang, giãn dòng, đề mục hợp lý Tư liệu minh họa đẹp, phù hợp với nội dung, trình bày hợp lý, có chú giải 1đ 1đ 1đ Nội dung báo cáo: 7 điểm 4 Đảm bảo đầy đủ nội dung yêu cầu 5 Nội dung phong phú, có ý kiến nhận xét cụ thể, sâu sắc 3,5đ 6 Nội dung được diễn đạt rõ ràng, súc tích 1,5đ 7 Bố cục rõ ràng, hợp lý 1đ TỔNG CỘNG 10Đ 1đ 3 Mẫu 14B THU HOẠCH 1B Tổng số điểm: (Ghi bằng số và chữ) Giáo viên chấm (Ký và ghi rõ họ tên) 4 Mẫu 14B THU HOẠCH 1B NỘI DUNG BÁO CÁO Nội dung chính của báo cáo gồm 3 phần: PHẦN 1. GIỚI THIỆU 1. Trường thực tập: Trường Mầm non Sơn Ca 3 xây dựng năm 2013, đưa vào hoạt động từ tháng 9/2014. Nhà trường có 16 phòng học, 06 phòng chức năng: Phòng phát triển thể chất, phòng hoạt động nghệ thuật, phòng tạo hình, phòng hội họa, phòng vi tính,phòng thư viện, 01 phòng họp hội đồng, 01 phòng truyền thống, 01 phòng y tế, 01 nhà bếp, 01 phòng hiệu trưởng, 02 phòng phó hiệu trưởng, 01 phòng nghỉ nhân viên. 2. Địa chỉ: Số 157, đường B, Khu phố 6, phường Hiệp Bình Chánh, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Nhóm lớp thực tập: Lá 1 Số lượng trẻ: 39 trẻ - Giáo viên phụ trách: Lê Thị Hoàng Nguyên 4. Thời gian thực tập: Đợt 1 Từ ngày 24/10/2022 đến ngày 04/11/2022 5. Nhóm sinh viên thực tập: - Sinh viên 1: Phan Nguyễn Thùy Dung - Sinh viên 2: Phạm Thị Kim Kiều PHẦN 2. NỘI DUNG Những thu hoạch về mặt nghiệp vụ trong quá trình thực hành. Sinh viên trình bày hiểu biết của mình về công tác chuẩn bị, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, cụ thể như sau: 1. Giờ học: 2 giờ học (Liệt kê số lượng giờ học, đúng tên các môn học, giờ học đã dự; có ví dụ, minh chứng cụ thể để minh họa cho những phân tích) Tên đề tài: dán trang trí. Ưu điểm: - Chuẩn bị: + Kế hoạch giáo dục: Cô có giáo án, học cụ, có mục tiêu phát triển phù hợp. + Môi trường giáo dục: Môi trường giáo dục sạch sẽ thoáng mát, đảm bảo đủ cho trẻ hoạt động thoải mái. + Đồ dùng, giáo cụ: giáo cụ đầy đủ, đang dạng, có sự sáng tạo, phù hợp với trẻ. - Nội dung, phương pháp, biện pháp dạy học 5 Mẫu 14B THU HOẠCH 1B Nội dung có phù hợp với mục tiêu chương trình, độ tuổi trẻ: Nội dung giáo dục phù hợp với mục tiêu chương trình, lấy trẻ làm trung tâm. Phương pháp, biện pháp hướng dẫn trẻ: Phương pháp đa dạng. Vai trò của giáo viên: Tổ chức giờ học, giáo dục cho trẻ, giám sát và xử lý tình huống kịp thời, - Hình thức tổ chức hoạt động học cho trẻ. Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ quan sát mẫu, - Cô mời trẻ nhận xét về các hình, màu sắc, sự xen kẽ, lặp đi lặp lại giữa các hình trang trí. + Cô mời nhiều cá nhân - Gợi ý thêm cho trẻ nối lên cách trang trí các hình - Cô dán cho trẻ xem, cô đặt ngang băng giấy trước mặt, lần lượt xếp xen kẽ các hình và dán + Mời nhiều trẻ nhận xét - Mời trẻ thực hiện cùng cô....kế tiếp là hình gì Hoạt động 2: Trẻ thực hiện Trò chơi chuyên tiếp: Con cá vàng bơi - Trẻ cùng bạn chuẩn bị bàn, ghế, nguyên liệu vẻ bản thực hiện. - Cô hướng dẫn, gợi ý thêm cho trẻ chưa biết làm. Trưng bày sản phẩm - Trẻ thực hiện xong trẻ trưng bày, mời nhiều cá nhân nhận xét. - Những sản phẩm chưa hoàn thành thực hiện tiếp hoạt động tiếp theo. Hạn chế: - Chuẩn bị: bàn cô dùng để vật làm mẫu cho trẻ quá cao so với trẻ, khi trẻ ngồi. Câu hỏi để hỏi trẻ còn hạn chế. - Nội dung, phương pháp, biện pháp dạy học: biện pháp dạy học trẻ chưa hợp lý. Một số trẻ vẫn chưa được tập trung trong lúc cô dạy. 6 Mẫu 14B THU HOẠCH 1B - Hình thức tổ chức: cô tiến hành làm mẫu cho trẻ ở vị trí cao hơn trẻ, các trẻ ở xa không nhìn thấy được. Giờ học tổ chức quá lâu làm trẻ dễ chán và mất tập trung, hạn chế chê trẻ khi sản phẩm trẻ làm chưa tốt. Đề xuất hướng khắc phục: - Biện pháp dạy học và hình thức tổ chức, cô nên tiến hành làm mẫu ở vị trí thấp hơn và cho các trẻ ngồi xung quanh cô để dễ quan sát khi cô thực hiện làm mẫu cho trẻ, hạn chế tiến hành giờ học quá lâu, tổ chức thêm các hoạt động chơi để ôn tập cho trẻ thu hút sự chú ý của trẻ. Nên động viên trẻ cả khi trẻ thực hiện sản phẩm chưa tốt. 2. Hoạt động vui chơi: 2 giờ vui chơi Hoạt động vui chơi ngoài trời Ưu điểm: - Chuẩn bị: + Kế hoạch giáo dục: Giáo viên có kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi hợp lý đám bảo cho trẻ thực hiện trong quá trình học. + Môi trường giáo dục: Xây dựng môi trường chơi hiệu quả. Không gian chơi rộng rãi, thoáng mát. + Đồ dùng, giáo cụ: Đồ dùng, đồ chơi đầy đủ. - Nội dung, phương pháp, biện pháp dạy học Nội dung có phù hợp với mục tiêu chương trình, tuổi: nội dung chơi phù hợp với mục tiêu chương trình, lấy trẻ làm trung tâm. Phương pháp, biện pháp hướng dẫn trẻ: Biện pháp phát triển hoạt động phù hợp với tình hình thực tế. Vai trò của giáo viên: Bố trí các hoạt động, góc chơi, trò chơi. Triển khai các bước của giờ chơi, dẫn dắt trẻ tham gia vào trò chơi. - Hình thức tổ chức hoạt động học cho trẻ Mở đầu Cô ổn định trẻ cho trẻ quan sát cây ổi giới thiệu cây ổi. Triển khai hoạt động Hoạt động 1. Quan sát thiên nhiên: Quan sát cây Ổi. 7 Mẫu 14B THU HOẠCH 1B - Các con ơi. Hôm nay cô xin giới thiệu lớp mình một loại cây. Đó là cây Ổi. - Đàm thoại: + Con biết gì về cây Ổi hãy kể cho lớp mình nghe đi? Vậy các con muốn cây mau lớn thì con làm gì ? + Giáo dục trẻ cách trồng và chăm sóc các loại cây trong sân trường. Hoạt động 2. Chơi tự do: Chơi cát, nước, đá banh, câu cá, chạy xe đạp, nhảy lò cò, đồ chơi ngoài trời…. - Gợi ý, động viên, khuyến khích trẻ chơi. Tạo cơ hội cho trẻ sáng tạo trong khi chơi, biết liên ý, phối hợp các nhóm chơi. - Giáo dục trẻ không giành đồ chơi với nhau Kết thúc Cô nhận xét các góc chơi, nhắc nhở trẻ chơi xong tự sắp xếp đồ chơi gọn gàng và tự rửa tay sau khi chơi. Cô hướng dẫn trẻ dọn dẹp đồ chơi vào đúng nơi. Hạn chế: - Chuẩn bị: không có - Nội dung, phương pháp, biện pháp dạy học: không có - Hình thức tổ chức: không có Đề xuất hướng khắc phục: cần xử lý tình huống kịp thời hơn tránh tình trạng trẻ tranh giành đồ chơi của nhau. 3. Hoạt động chăm sóc: 1 vệ sinh chăm sóc. Ưu điểm: - Chuẩn bị: + Kế hoạch chăm sóc: chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch rỏ ràng, hợp lý, đảm bảo trẻ vệ sinh đúng trình các bước từ rữa tay, lau mặt. + Đồ dùng phục vụ cho hoạt động chăm sóc, vệ sinh: đồ dùng vệ sinh sạch sẽ, bố trì hợp lý, an toàn cho trẻ. Trang bị đầy đủ khăn lau mặt cho trẻ, các dụng cụ liên quan đến vệ sinh chăm sóc trẻ. 8 Mẫu 14B THU HOẠCH 1B + Phân công giáo viên: Các cô có sự phân công hợp lý, rỏ ràng, phối hợp nhịp nhàng giữa các cô, xử lý tình huống kịp thời. - Tổ chức: Nội dung, phương pháp, biện pháp tổ chức: Kế hoạch hoạt động diễn ra đúng trình tự. Phương pháp đàm thoại, quan sát. Biện pháp giáo viên để trẻ tự chủ động trong việc vệ sinh cá nhân cũng như mọi hoạt động. Sử dụng cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ cho hoạt động chăm sóc, vệ sinh: Sử dụng các vật theo đúng mục đích, đồ dùng phục vụ vệ sinh cho trẻ được trang bị đầy đủ. Khả năng bao quát và xử lí tình huống: các cô bao quát trẻ và xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra. Phối hợp giữa các giáo viên: giáo viên có sự phối hợp nhịp nhàng, làm chủ được các tình huống xảy ra bất ngờ kịp thời. Cách thức chăm sóc trẻ đặc biệt: (trẻ suy dinh dưỡng/ béo phì/ chậm phát triển...) đối với trẻ béo phì giảm lượng tinh bột trong bữa cơm. Cho trẻ ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây. Đối với trẻ suy dinh dưỡng nhắc nhỡ động viên trẻ ăn hết khẩu phần trong bữa ăn chang thêm mỡ vào khẩu phần ăn của trẻ. Cách thức đảm bảo chất lượng thực hiện trên trẻ ( ví dụ: ăn hết suất, vệ sinh sạch sẽ, ngủ đúng giờ, đủ giấc...) trong giờ ăn cô tạo cho trẻ không khí vui vẻ, giới thiệu cho trẻ biết các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn giúp trẻ mau lớn, khỏe mạnh khích lệ trẻ ăn hết suất. Nhắc nhỡ giám sát trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi ăn, sau khi ăn, sau khi chơi xong. Cho trẻ ngủ đúng giờ và đảm bảo giấc ngủ của trẻ. Hạn chế: - Chuẩn bị: thiếu ly nhựa cho trẻ dùng để vệ sinh răng miệng sau khi ăn trưa. - Phương pháp, biện pháp hướng dẫn trẻ : không có - Hình thức tổ chức: không có 9 Mẫu 14B THU HOẠCH 1B Đề xuất hướng khắc phục: cô cần chuẩn bị cho trẻ thêm ly đảm bảo đầy đủ cho trẻ dùng vệ sinh răng miệng sau khi ăn. PHẦN 3. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT - Đối với Trường CĐSPTW TP. HCM: Chúng em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo nhà trường đã đạo điều kiện tốt nhất cho chúng em trong lần đi thực tập này, giúp chúng em co nhiều cơ hội thực hành những kiến thức đã được học và chuẩn bị cho những kiến thức sắp tới. Nhà trường có sự quan tâm và hướng dẫn chúng em rất chu đáo. Qua đây, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến cô dẫn đoàn, cô đã giúp chúng em hiểu rõ hơn về trường mà chúng em thực tập, hiểu rõ những việc cần làm và định hướng nghề nghiệp mà chúng em chọn. - Đối với trường MN – Cơ sở thực tập: Chúng em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường vì đã đón tiếp và tạo điều kiện cho chúng em trong hai tuần thực tập vừa qua. Cho chúng em nhiều kinh nghiệm để cọ xát với nghề . Cô hiệu trưởng và cô phó hiệu trưởng rất gần gũi với chúng em, hay thăm hỏi và giúp đỡ chúng em rất nhiều. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn đến 2 cô giáo chủ nhiệm lớp lá 1, các cô là những người đi trước rất gương mẫu và có lòng yêu nghề, yêu trẻ. 10