TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ THÔNG TIN VÀ TIN HỌC HỌC PHẦN : TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG – IT 1110 CHƯƠNG I : TIN HỌC CĂN BẢN – THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN Phiên bản : 2017.02 – Dành cho HVTĐ K65 Sinh viên : Đinh Doãn Nam 1. Thông tin – Dữ liệu – Tri thức • Thông tin - Information: Là một khái niệm trừu tượng, mang lại cho con người sự hiểu biết • Dữ liệu: Là vật liệu thô mang thông tin. Dữ liệu sau khi được tập hợp lại và xử lý sẽ cho ta thông tin. • Dữ liệu trong thực tế có thể là các số liệu, chữ viết, âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ … • Tri thức: Là thông tin ở mức độ trừu tượng hơn 2 1. Thông tin – Dữ liệu – Tri thức • Tri thức khá đa dạng, nó có thể là sự kiện, là thông tin và kĩ năng mà một người thu thập được qua kinh nghiệm hoặc qua đào tạo. • Hệ thống thông tin: Là một hệ thống ghi nhận dữ liệu, xử lý chúng để tạo nên thông tin có ý nghĩa hoặc dữ liệu mới. • Sơ đồ trả kết quả về dữ liệu : XL XL Dữ liệu ⎯⎯→ Thông tin ⎯⎯→ Tri thức (Câu 1 – SBT) 3 1. Thông tin – Dữ liệu – Tri thức • Quy trình xử lý dữ liệu 4 1. Thông tin – Dữ liệu – Tri thức • Nguyên lý Von Neumann : • Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ. • Bộ nhớ được địa chỉ hóa. • Bộ đếm của chương trình. • Minh họa ví dụ : Bộ nhớ được địa chỉ hóa 01 02 03 04 05 Lưu ý : 1 byte = 8 bit 5 2. Lịch sử phát triển của máy tính điện tử • Thế hệ 1 (1950 – 1958): Chỉ sử dụng các bóng đèn chân không (vd: điot _ bóng đèn chân không), mạch riêng rẽ, vào số liệu bằng phiếu đục lỗ (đục lỗ : 1 ; không đục lỗ : 0 ), điều khiển bằng tay. Kích thước lớn, tốc độ chậm, tiêu thụ năng lượng lớn • Thế hệ 2 (1958 – 1964): Dùng bộ xử lý bằng đèn bán dẫn, mạch in. Kích thước máy vẫn còn lớn, tốc độ tính toán khoảng 10.000 – 100.000 phép tính/giây. • Thế hệ 3 (1965 – 1974): Được gắn các bộ vi xử lý bằng vi mạch điện tử cỡ nhỏ. Tốc độ tính toán khoảng 100.000 – 1.000.000 phép tính/ giây. Máy đã có hệ điều hành. 6 2. Lịch sử phát triển của máy tính điện tử • Thế hệ 4 (1974 – nay): Bắt đầu có các vi mạch đa xử lý có tốc độ tính từ hàng trục triệu đến hàng tỉ phép tính/giây. Xuất hiện máy tính để bàn và máy tính xách tay. • Thế hệ 5 (1990 – nay): Bắt đầu nghiên cứu ra các máy tính mô phỏng các hoạt động của não bộ và hành vi con người, có trí khôn nhân tạo. • Máy tính lượng tử: Loại máy tính có khả năng giải quyết cực nhanh các vấn đề phức tạp mà các siêu máy tính dù mất hàng triệu năm cũng chưa tìm ra lời giải. 7 3. Phân loại MTĐT dựa trên hiệu năng tính toán + Máy vi tính (Micro – computer hay PC): Thiết kế cho 1 người dùng, giá thành rẻ. + Máy tính tầm trung (Mini Computer): Có tốc độ và hiệu năng tính toán mạnh hơn các máy vi tính, được thiết kế để sử dụng cho các ứng dụng phức tạp. + Máy tính lớn (Mainframe Computer) và Siêu máy tính (Super Computer): Có tốc độ siêu nhanh và hiệu năng tính toán cao, dùng để giải quyết các bài toán cực kì phức tạp, yêu cầu cao về tốc độ. 8 3. Phân loại MTĐT theo quan điểm khác + Máy tính để bàn (Desktop Computer): là loại máy tính phổ biến nhất, có hai loại là máy tính cá nhân và máy trạm. Giá thành từ 500$ đến 10.000$. + Máy chủ (Server): Là loại máy tính dùng trong mô hình khách – chủ (Client – server), là máy phục vụ có tốc độ và hiệu năng tính toán cao, dung lượng có bộ nhớ lớn. Ví dụ : truy cập Google – nhanh chóng trả kết quả + Máy tính nhúng (Embedded Computer ): Là máy tính được thiết kế chuyên dụng để điều khiển hoạt động của một thiết bị. Ví dụ : Điện thoại, máy ảnh, điều hòa, tủ lạnh… Ví dụ : Trong điện thoại, nhúng con vi xử lý 9 4. Nội dung nghiên cứu của tin học + Kĩ thuật phần cứng (Hardware Engineering) : Nghiên cứu và chế tạo các thiết bị, linh kiện điện tử … (Nằm sâu bên trong máy – thiết bị) Ví dụ: Thiết kế mạch điện tử Internet thông minh (Tham khảo mô hình mạch VNPT Tech) + Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering) : Nghiên cứu, phát triển các hệ điều hành, các tiện ích cho máy tính … Ví dụ: Các trang Web, các phần mềm ứng dụng Game … 10 4. Nội dung nghiên cứu của tin học + Kĩ thuật phần cứng (Hardware Engineering) : Nghiên cứu và chế tạo các thiết bị, linh kiện điện tử … (Nằm sâu bên trong máy – thiết bị) Ví dụ: Thiết kế mạch điện tử Internet thông minh (Tham khảo mô hình mạch VNPT Tech) + Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering) : Nghiên cứu, phát triển các hệ điều hành, các tiện ích cho máy tính … Ví dụ: Các trang Web, các phần mềm ứng dụng Game … 11 5. Các bài toán ứng dụng Công nghệ Thông tin (CNTT) + Các bài toán Khoa học kỹ thuật (KHKT) Ví dụ: Mô hình Arduino UNO, IDE, ESP 8266… + Các bài toán quản lý Ví dụ: Trang web quản lý thí sinh thi TN THPT của Bộ GD và ĐT + Tự động hóa : Ví dụ : Hệ thống nhà thông minh (AkaChain – Google AI) 12 5. Các bài toán ứng dụng Công nghệ Thông tin (CNTT) + Công tác văn phòng Ví dụ: Các phần mềm thuộc bộ Office của Microsoft như Word, Excel, … + Hệ thống giáo dục và đào tạo Ví dụ: Các phần mềm học trực tuyến, thi trực tuyến. Tại ĐH Bách Khoa Hà Nội, có phần mềm SEB – Thi trắc nghiệm chống gian lận + Thương mại điện tử: Ví dụ : Các hệ thống mua bán điện tử (Shopee, Lazada, Tik tok shop,…) 13