Hệ số dẫn nhiệt: (W/m.độ - W/m.K – W/m.C) Là lượng nhiệt dẫn qua 1m2 bề mặt vuông góc với phương dẫn nhiệt, chiều dài dẫn nhiệt là 1m, chênh lệch nhiệt độ giữa hai đầu là 1 độ trong thời gian 1s. Hệ số này cho biết khả năng dẫn nhiệt của vật liệu. Hệ số này càng cao, vật liệu dẫn nhiệt càng mạnh, lượng nhiệt truyền càng lớn. Hệ số này phụ thuộc thành phần hóa học, cấu trúc, nhiệt độ, …của vật liệu Hệ số dẫn nhiệt được xác định bằng thực nghiệm. Hệ số dẫn nhiệt tham khảo của một số vật liệu. Hệ số truyền nhiệt: K (W/m2.độ - W/m2.K – W/m2.C) Truyền nhiệt là quá trình phức tạp xảy ra đồng thời bởi ba quá trình trao đổi nhiệt cơ bản là: dẫn nhiệt (đặc trưng bằng hệ số dẫn nhiệt , đối lưu (đặc trưng bằng cường độ trao đổi nhiệt đối lưu dl)và bức xạ (đặc trưng bằng cường độ trao đổi nhiệt bức xạ bx ). Hệ số truyền nhiệt đặc trưng cho lượng nhiệt truyền qua vật liệu. Hệ số truyền nhiệt K là lượng nhiệt truyền đi trong 1 giây từ lưu thể nóng đến lưu thể nguội qua 1 đơn vị bề mặt phân cách là 1m2 khi hiệu số nhiệt độ giữa 2 lưu thể là 1 độ. Công thức tính: ‑ Với δi, λi: chiều dày và độ dẫn nhiệt của các lớp tường theo thứ tự tương ứng; hệ số tỏa nhiệt đến bề mặt vật liệu (dlbxHệ số tỏa nhiệt phụ thuộc vào nhiều thông số, thông thường chọn theo thực nghiệm Vật liệu càng dày, hệ số dẫn nhiệt càng thấp thì K càng nhỏ. Nghịch đảo của hệ số truyền nhiệt là nhiệt trở của vật liệu: R=1\K. Đặc trưng cho khả năng ngăn chặn dòng nhiệt đi qua. Vật liệu có R càng cao thì cách nhiệt càng tốt. Tài liệu truyền nhiệt tham khảo: Truyền nhiệt, tính Truyền nhiệt & sấy toán thiết bị trao đổi -nhiệt Hồ Thị - Hoàng Ngân Hà Đình Tín