Uploaded by Hồng Nguyễn

Chương 1

advertisement
CHƯƠNG 1: Chuỗi cung ứng toàn cầu: Vai trò và tầm quan trọng của vận tải.
Sau khi đọc chương này, bạn có thể:
❯❯ Hiểu tại sao hệ thống giao thông hiệu quả lại rất quan trọng đối với thúc đẩy sự tăng
trưởng và phát triển của các khu vực và quốc gia
❯❯ Thảo luận về tầm quan trọng của giao thông vận tải đối với toàn cầu hóa, với dòng
chảy thương mại hiệu quả giữa các khu vực
❯❯ Hiểu cách chuỗi cung ứng toàn cầu đóng góp vào vị thế cạnh tranh của các quốc gia
và thâm nhập thị trường toàn cầu
❯❯ Hiểu bản chất năng động của nền kinh tế toàn cầu
❯❯ Hiểu sự phân bố quy mô và tuổi của dân số và tốc độ tăng trưởng của các nước lớn
trên thế giới và tác động của quy mô dân số
❯❯ Hiểu những thách thức và cơ hội liên quan đến tốc độ phát triển đô thị hóa trên toàn
cầu và sự chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị
❯❯ Giải thích được tại vai trò của công nghệ đối với phát triển kinh tế của doanh nghiệp
và quốc gia trong thời đại ngày nay
❯❯ Nắm bắt được các đặc điểm tổng thể và tầm quan trọng của toàn cầu hóa và chuỗi
cung ứng trong kinh tế toàn cầu thế kỷ 21.
Giới thiệu
Vận tải được coi là “chất keo” gắn kết các thành phần của chuỗi cung ứng lại với
nhau để mang lại hiệu quả hoạt động cho toàn chuỗi. Ví dụ, công nghệ TMS (hệ thống
quản lý vận tải) được nhiều tổ chức sử dụng để cải thiện hiệu quả thực hiện chuỗi cung
ứng và logistics. Vận tải đã chuyển dịch vai trò hỗ trợ sang vai trò chủ động và thúc
đẩy. Nói cách khác, vận tải đã trở nên có vai trò chiến lược đối với tổ chức trong việc
xác định khả năng cạnh tranh của họ trong thị trường toàn cầu biến động và phức tạp.
Thị trường toàn cầu cũng đang biến đổi liên tục, trở nên rất năng động và có thể
tác động tiêu cực hoặc tích cực đến một quốc gia hoặc khu vực trong ngắn hạn hay dài
hạn. Ví dụ, chi phí nhiên liệu cao đã ảnh hưởng đến giá cước của các nhà cung cấp dịch
vụ vận tải, do đó ảnh hưởng đến quãng đường vận chuyển hàng hóa khả thi về mặt kinh
tế. Chi phí lao động có thể thay đổi theo thời gian theo hướng bất lợi cho một số khu
vực nhưng lại có lợi cho những khu vực khác. Ví dụ, lợi thế về chi phí lao động mà
Trung Quốc được hưởng, cùng với mức phí vận chuyển tàu biển thấp, đã có tác động
tích cực đến khả năng bán sản phẩm của họ trên toàn cầu. Những lợi thế này đã giảm đi
cho phép các quốc gia khác tạo dựng vị thế cạnh tranh tốt hơn do gần thị trường, chi phí
lao động thấp hoặc các yếu tố khác. Những thay đổi này lại tiếp tục tác động đến các
chuỗi cung ứng toàn cầu và dòng hàng hóa liên quan.
Chương này cung cấp một cái nhìn tổng quan về dòng chảy của thương mại toàn
cầu, và những thay đổi quan trọng đang diễn ra.
1
Luồng cung ứng toàn cầu
Vào đầu thế kỷ 21, người ta thường nhắc đến các từ viết tắt như BRIC(S) (Brazil,
Nga, Ấn Độ và Trung Quốc, [Nam Phi]) hoặc VISTA (Việt Nam, Indonesia, Nam Phi,
Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina), những nền kinh tế mới nổi hàng đầu và những nền kinh tế
tăng trưởng nhanh. Sự phát triển của các nước này là chỉ dấu cho cơ hội trở thành nguồn
cung nguyên liệu, sản phẩm, dịch vụ và thị trường tiềm năng cho các nền kinh tế phát
triển hơn như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), và Nhật Bản. “Thế giới phẳng hơn”
nhờ có các nền kinh tế đang phát triển, và đã có một số chuyển dịch kinh tế đối với các
quốc gia này.
Trung quốc là nước xuất khẩu hàng hóa số 1 thế giới và Hoa Kỳ đứng thứ hai,
và Đức xếp thứ ba. Theo chiều ngược lại, Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu lớn nhất, tiếp theo
là Trung Quốc và sau đó là Đức. Nếu xét theo các khu vực kinh tế, EU là khối có giá trị
xuất khẩu lớn nhất (gần gấp 2 lần Hoa Kỳ), tiếp theo là khu vực châu Á. Khu vực châu
Á nhập khẩu nhiều nhất, EU đứng thứ hai và Bắc Mỹ đứng thứ ba.
So sánh tỷ trọng nhập khẩu và xuất khẩu tương đối cung cấp một số thông tin
quan trọng. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu toàn cầu của Trung Quốc là 13,8% và tỷ trọng
nhập khẩu là 10,1%, khiến họ trở thành nhà xuất khẩu ròng, trong khi Hoa Kỳ là nhà
nhập khẩu ròng với 9,1% hàng xuất toàn cầu và 13,8% hàng nhập. Đức cũng là nước
xuất khẩu ròng với 8,1% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu và 6,3% kim ngạch nhập
khẩu.
Năm 2015, 30 quốc gia xuất khẩu hàng đầu chiếm 84% xuất khẩu của thế giới,
nhưng ba quốc gia hàng đầu (Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đức) chiếm khoảng 31% tổng
kim ngạch xuất khẩu. 30 quốc gia nhập khẩu hàng đầu chiếm 82,1% tổng lượng nhập
khẩu, nhưng riêng ba quốc gia hàng đầu (Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đức) chiếm 30,1%
tổng lượng nhập khẩu.
Các nước trước đây nhập khẩu nguyên liệu khan hiếm trong nước để sản xuất
hàng hóa chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Giá trị nguyên liệu thô thường
thấp hơn đáng kể so với thành phẩm cũng ảnh hưởng tới cán cân thương mại giữa các
nước phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, tình hình đã có sự thay đổi khi các nước
nhập nguyên liệu có xu hướng xuất khẩu nhiều thành phẩm hơn, trong khi các nước
kém phát triển đang tham gia nhiều hơn vào sản xuất các bộ phận, linh kiện của thành
phẩm.
Một ví dụ rất điển hình là ngành công nghiệp ô tô. Ô tô điển hình ngày nay có
hơn 10.000 bộ phận, có thể được sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau. Hơn nữa, các bộ
phận riêng lẻ có thể được xuất khẩu và tập hợp lại thành các cụm lắp ráp rồi được vận
chuyển đến nhà máy lắp ráp ở một địa điểm khác. Vì vậy, một chiếc Ford lắp ráp tại
Detroit có thể có ít bộ phận sản xuất ở Mỹ hơn một chiếc Toyota lắp ráp tại Mexico.
Hiệu quả của chuỗi cung ứng toàn cầu và đặc biệt là của hệ thống vận tải cho
phép những hoạt động sản xuất phức tạp hơn so với trước kia khi các bộ phận ôtô được
sản xuất ở những địa điểm gần nhà máy lắp ráp. Đây cũng là một ví dụ điển hình về các
2
công ty sử dụng phân tích hệ thống logistics để đánh giá sự đánh đổi giữa chi phí sản
xuất, dịch vụ vận tải và chi phí tồn kho để xác định được địa điểm có hiệu quả tối ưu.
Các chuỗi cung ứng toàn cầu ngày nay cho phép sản xuất với các bộ phận được
sản xuất ở nhiều quốc gia khác nhau trước khi lắp ráp thành phẩm cuối cùng. Yếu tố
đóng góp chính vào tính kinh tế của sản xuất là tính hiệu quả của hoạt động giao thông
vận tải toàn cầu và các dịch vụ liên quan. Chuỗi cung ứng toàn cầu được cải thiện với
thời gian vận chuyển nhanh hơn và giá cước thấp hơn giúp thúc đẩy thương mại toàn
cầu. Người tiêu dùng không chỉ có được sản phẩm với giá thấp hơn mà trong nhiều
trường hợp còn có được sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
Cơ sở kinh tế và lôgic của việc cải thiện
thương mại toàn cầu
Lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh
Khi các nước châu Âu phát triển kinh tế trong thế kỷ 18, họ đã nhận ra giá trị và
tiềm năng của thương mại quốc tế. Trong cuốn sách “Sự thịnh vượng của các quốc gia”
(1776), Adam Smith không chỉ cung cấp cơ sở lý luận cho nền kinh tế thị trường dựa
trên cạnh tranh mở hoặc tự do, mà còn phát triển “Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối”, cung
cấp cơ sở kinh tế cho hoạt động “thương mại tự do” giữa các quốc gia. Về cơ bản, ông
tuyên bố rằng nếu hai khu vực hoặc quốc gia sản xuất và tiêu thụ hai sản phẩm giống
nhau - ví dụ, trứng và bơ - nhưng có chi phí sản xuất khác nhau, thương mại sẽ mang
lại lợi ích. Ví dụ, nếu Quốc gia A có lợi thế hơn B về sản xuất trứng (50 xu so với 1 đô
la trên mỗi tá) và Quốc gia B có lợi thế hơn A về sản xuất bơ (75 xu so với 1.25 đô la
mỗi pound), Smith kết luận rằng A nên sản xuất trứng và mua bơ từ B, trong khi B nên
sản xuất bơ và mua trứng từ A. Cả hai sẽ có lợi khi có thể mua nhiều sản phẩm hơn với
giá thấp hơn so với khi họ duy trì sản xuất cả hai loại sản phẩm. Ví dụ này hơi đơn giản
vì không xem xét chi phí vận chuyển để giao hàng hoặc các chi phí khác có thể phát
sinh. Nếu các chi phí bổ sung được thêm vào chi phí sản xuất, thì “chi phí hàng đến”
(landed cost) cũng sẽ phải thấp hơn chi phí sản xuất của nước nhập khẩu. Nói cách khác,
trong ví dụ trước đó, những quả trứng được sản xuất ở A sẽ phải có chi phí hàng đến ở
B (50 xu cộng với chi phí vận chuyển) nhỏ hơn 1 đô la.
Logic này đã được Smith sử dụng để thúc đẩy cơ sở lý luận cho việc chuyên môn
hóa hoặc phân công lao động hỗ trợ cho khái niệm sản xuất hàng loạt hoặc dây chuyền
lắp ráp. Điểm quan trọng là thương mại (toàn cầu hoặc khu vực) có thể dựa trên sự thiếu
hụt nguyên liệu hoặc sản phẩm nhất định tại một địa điểm, hoặc sự khác biệt về chi phí
sản xuất hai hoặc nhiều sản phẩm ở hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau.
Lý thuyết về lợi thế so sánh được một số nhà kinh tế học phát triển khoảng 40
năm sau khi “Sự thịnh vượng của các quốc gia” của Smith được xuất bản. Theo đó,
ngay cả khi hai quốc gia sản xuất và tiêu thụ hai sản phẩm giống nhau và một quốc gia
có thể sản xuất cả hai sản phẩm với chi phí thấp hơn (lợi thế tuyệt đối ở cả hai sản phẩm)
3
so với quốc gia kia, thì việc chuyên môn hóa và thương mại có thể có lợi cho cả hai
quốc gia. Nó đòi hỏi quốc gia có lợi thế phải chuyên môn hóa sản phẩm mà quốc gia đó
có lợi thế so sánh lớn nhất. Ví dụ: nếu Quốc gia A có thể sản xuất bơ với giá thấp hơn
75 xu so với Quốc gia B và Quốc gia B có thể sản xuất trứng với giá cao hơn 25 xu so
với Quốc gia A, thì A nên sản xuất bơ trong khi B nên sản xuất trứng. Một lần nữa, chi
phí vận chuyển và các chi phí khác sẽ phải được xem xét để tính toán chi phí nhận hàng.
Lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo dựa trên sự khác biệt về hiệu quả liên quan đến
công nghệ tốt hơn.
Trong nền kinh tế toàn cầu, phức tạp ngày nay, có nhiều yếu tố phi truyền thống
có thể mang lại lợi thế cho các quốc gia và tạo cơ sở cho dòng chảy thương mại toàn
cầu. Ví dụ, hai trong số các quốc gia BRIC là Ấn Độ và Trung Quốc, đã phát triển và
thịnh vượng trong 20 năm qua nhờ các yếu tố như giao thông toàn cầu được cải thiện,
thông tin liên lạc nhanh hơn với chi phí thấp hơn, gia tăng dân số và tiến bộ công nghệ.
Trung Quốc đã tận dụng lợi thế của họ về chi phí lao động thấp, bao gồm công nhân
lành nghề, nguồn nguyên liệu dồi dào và vốn để đầu tư vào các cơ sở sản xuất, còn Ấn
Độ dựa vào sự gia tăng dân số và tăng trưởng chuyên môn công nghệ.
Các nhân tố tác động đến dòng chảy thương mại
toàn cầu
Các yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế gồm tốc độ gia tăng và độ tuổi
dân số, đô thị hóa, đất đai và tài nguyên thiên nhiên, hội nhập kinh tế, phổ biến kiến
thức, dịch chuyển lao động, dòng tài chính, đầu tư vào cơ sở hạ tầng để thúc đẩy giao
thông vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ tài chính, và gia tăng dòng hàng hóa và dịch
vụ. Chính những yếu tố này cũng là động lực cho toàn cầu hóa nói chung.
- Quy mô dân số và phân bố độ tuổi
Quy mô dân số mang lại một lợi thế quan trọng về lực lượng lao động. Quy mô
lực lượng lao động cùng với trình độ học vấn và kỹ năng chuyên môn sẽ tiếp tục là một
lợi thế chiến lược, đặc biệt là trong bối cảnh dân số “già hóa” của các quốc gia. Các
chuyên gia chỉ ra rằng tỷ lệ gia tăng dân số trên toàn thế giới đã đạt đỉnh và hiện đang
giảm. Ngoài ra, tỷ lệ gia tăng dân số là cao nhất ở một số khu vực nghèo nhất. Trừ khi
có thay đổi trong phát triển kinh tế, sự bùng nổ dân số ở một số nền kinh tế kém phát
triển có thể dẫn đến mức độ nghèo đói nghiêm trọng hơn, các vấn đề liên quan đến sức
khỏe và tiềm ẩn bất ổn chính trị.
Nếu chúng ta xem xét sự phân bố dân số theo độ tuổi, thì độ tuổi trẻ đang chuyển
dịch trên toàn thế giới. Ở các nước phát triển, tỷ lệ người lớn tuổi (trên 65 tuổi) gần như
bằng trẻ em (dưới 15 tuổi) vào năm 2005 (15,3% so với 16,9%), nhưng đến năm 2050,
con số tương ứng được dự báo là 29% so với 15,4%. Châu Âu sẽ có sự chênh lệch lớn
nhất, tiếp theo là Bắc Mỹ. Tuổi thọ kéo dài hơn ở các nước phát triển đang làm trầm
trọng thêm tỷ lệ chênh lệch tuổi trẻ và có ý nghĩa quan trọng đối với lực lượng lao động
4
ở các quốc gia khác nhau và nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, nhà ở và chăm
sóc y tế. Cơ hội xảy ra dòng di cư giữa các quốc gia nhiều hơn. Các quốc gia châu Âu
có dân số “đang già đi” có thể hưởng lợi từ sự di cư của thanh niên trẻ từ các nước kém
phát triển hơn, cung cấp lực lượng lao động trẻ hơn cho các nền kinh tế phát triển.
Đô thị hóa
Quá trình chuyển dịch mạnh mẽ nhân khẩu học từ nông thôn ra thành thị đang diễn ra
mạnh mẽ tại nhiều quốc gia. Năm 2000, 47% dân số thế giới sống ở các khu vực thành
thị. Đến năm 2030, ước tính con số này sẽ tăng lên 60% và sự thay đổi này sẽ diễn ra
nhanh chóng nhất ở các nước kém phát triển. Điều này sẽ gây ra thêm những thách thức
cho các quốc gia đó trong việc cung cấp nhà ở, cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và an
ninh cần thiết.
Các khu vực nông thôn cũng sẽ phải đối mặt với thách thức qui mô dân số nhỏ hơn và
già hơn. Thuật ngữ siêu đô thị (megacity, có trên 10 triệu dân) hình thành, Châu Á ước
tính sẽ có 18 siêu đô thị, Hoa Kỳ sẽ có 5, nhưng Châu Âu sẽ không có. Thay đổi nhân
khẩu học này có ý nghĩa quan trọng đối với thương mại toàn cầu. Các siêu đô thị ở một
số quốc gia sẽ phải đối mặt với cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đặc biệt là về giao thông và
các tiện ích công cộng, để hỗ trợ dân số gia tăng.
Đất đai và Tài nguyên
Sự sẵn có của đất đai và các nguồn tài nguyên then chốt như năng lượng, thực phẩm và
nước có tầm quan trọng hàng đầu đối với khả năng kinh tế và sự phát triển trong tương
lai. Công nghệ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sự khan hiếm các
nguồn tài nguyên quan trọng, như khử muối nước biển, khai thác dầu đá phiến, công
nghệ sinh học để cải thiện năng suất cây trồng và sản xuất lương thực. Đây đều là chìa
khóa để tăng trưởng và phát triển kinh tế ổn định, nhưng sự khác biệt địa lý giữa các
khu vực trên thế giới có thể gây khó khăn và dẫn đến xung đột chính trị. Giao thông vận
tải có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết sự chênh lệch bằng cách
chuyển dịch các nguồn lực này một cách hiệu quả giữa các khu vực và quốc gia, nhưng
các chính phủ và doanh nghiệp cần tạo lập cơ sở ổn định và hiệu quả kinh tế để thúc
đẩy điều này. Việc mở rộng các đường ống dẫn dầu và khí đốt trong những năm gần
đây và các con tàu chở nước ngọt là những ví dụ.
Công nghệ và Thông tin
Công nghệ có hai khía cạnh quan trọng. Nó có thể được xem như một tác nhân thay đổi
nội bộ có thể nâng cao hiệu quả và hiệu lực của một tổ chức và khả năng cạnh tranh
trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, công nghệ cũng có thể được coi là động lực từ bên
ngoài, tương tự như toàn cầu hóa. Các công nghệ mới và công ty mới đã làm thay đổi
bản chất của cạnh tranh, khiến cho các công ty hiện tại phải thay đổi hoặc diệt vong.
Internet là “thủ phạm” (tác nhân thay đổi) lớn nhất vì nó cho phép nhiều nhóm dân số
5
tiếp cận với thông tin theo thời gian thực qua máy tính cá nhân, điện thoại hoặc các thiết
bị khác.
Amazon không có cửa hàng nào nhưng có thể cạnh tranh với mạng lưới cửa hàng
dày đặc của Walmart. Công nghệ và dịch vụ vận tải là những nhân tố chính hỗ trợ những
thay đổi này. Ví dụ, các công ty có thể thuê ngoài một số chức năng nội bộ nhất định
như trung tâm dịch vụ khách hàng, dịch vụ tuyển dụng. Một trong những tác động đáng
kể nhất có lẽ là hiệu quả của chuỗi cung ứng và các dịch vụ liên quan (như kho bãi công
nghệ cao và giao hàng qua đêm qua Fedex hay UPS). Chuỗi cung ứng chính là yếu tố
then chốt cho sự thành công của chiến lược doanh nghiệp và vận tải là một bộ phận tích
hợp của chuỗi cung ứng mới này.
Một khía cạnh quan trọng khác của công nghệ đối với chuỗi cung ứng chính là robot
công nghiệp. Khi các doanh nghiệp và các tổ chức logistics đầu tư vào phát triển robot,
chúng sẽ có tác động tích cực đến dòng chảy thương mại toàn cầu. Trong hoạt động
phân phối, các robot sẽ giúp lưu trữ, truy xuất và đóng gói hàng hóa chính xác và hiệu
quả. Điều này dẫn đến những thay đổi trong hoạt động của các nhà kho, bến bãi vận tải.
Một công nghệ khác có tiềm năng có tác động lớn đến chuỗi cung ứng, hệ thống logistics
và hệ thống vận tải, đó là số hóa quá trình sản xuất với các phần mềm thông minh hơn
sử dụng thông tin đầu vào từ quá trình phát triển sản phẩm, lịch sử sản xuất và các
phương pháp tính toán tiên tiến để mô hình hóa và thay đổi quy trình sản xuất nhằm đáp
ứng các đơn đặt hàng riêng lẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Giống như toàn cầu hóa, công nghệ sẽ tiếp tục là tác nhân thúc đẩy sự thay đổi lên và
xuống của các chuỗi cung ứng, làm cho chúng và hệ thống giao thông vận tải hiệu quả
hơn.
Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa có thể được sử dụng đồng nghĩa với khái niệm hội nhập và phát triển kinh
tế xuyên biên giới quốc gia và khu vực. Sự hội nhập sẽ làm tăng luồng lưu thông hàng
hóa và dịch vụ trên toàn cầu dựa trên logic của lợi thế so sánh đã được đề cập. Những
nỗ lực nhằm xóa bỏ hoặc cắt giảm hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng thúc đẩy
hơn nữa các dòng chảy liên vùng.
Sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu ngày càng gia tăng. Mặt tích cực của toàn
cầu hóa: giá cả thấp hơn, hàng hóa và dịch vụ sẵn có hơn, phát triển đất đai và tài
nguyên, các cơ hội việc làm mới đã mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia và khu vực trên
thế giới, cả phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên, lợi ích và lợi thế không bình đẳng
cho tất cả, có nghĩa là một số được lợi nhiều hơn. Các nước BRIC và VISTA là chỉ dấu
cho những kết quả tích cực của toàn cầu hóa. Về mặt tiêu cực, sự phụ thuộc lẫn nhau có
thể dẫn đến suy thoái lan rộng toàn cầu như trường hợp năm 2009 với những tác động
nghiêm trọng trên toàn thế giới.
Ở cấp độ vi mô, sự phụ thuộc lẫn nhau toàn cầu đã làm tăng mức độ phức tạp và cạnh
tranh với vòng đời sản phẩm ngắn hơn, các hình thức cạnh tranh mới và các mô hình
6
kinh doanh mới. Gia công thuê ngoài, gia công nước ngoài và gia công nội bộ đã trở
thành một phần của các doanh nghiệp. Công nghệ thông tin cho phép các chuỗi cung
ứng được tái thiết kế để đạt hiệu quả và hiệu suất cao hơn. Luồng thông tin nhanh chóng
hoặc thậm chí theo thời gian thực trên toàn cầu đã cho phép các công ty kết nối chia sẻ
thông tin và cộng tác nhanh hơn nhiều so với trước đây. Tính linh hoạt của việc lập kế
hoạch và vận hành để đáp ứng và điều chỉnh theo những thay đổi của môi trường cạnh
tranh trở nên quan trọng hàng đầu. Cần phải nhận ra tầm quan trọng và nhu cầu vận tải
với sự thành công của chuỗi cung ứng toàn cầu — hiệu quả và mức độ hiệu quả của
chúng phụ thuộc vào hoạt động vận tải.
7
Download