Uploaded by lenhii1106

THỰC TRẠNG YÊU SỚM CỦA HỌC SINH

advertisement
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG YÊU SỚM CỦA HỌC SINH
THÀNH PHỐ VINH
LĨNH VỰC: KHOA HỌC XÃ HỘI HÀNH VI
Ý TƯỞNG: LÊ THỊ YẾN NHI
CHI ĐOÀN: 10A1- TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP
1.Mục tiêu nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng về sự ảnh hưởng của tình yêu đến lứa tuổi học sinh
THPT.
- Đề ra một số biện pháp tích cực, hữu hiệu để hạn chế hiện tượng, nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống của các bạn học
sinh THPT.
- Giúp học sinh có suy nghĩ, thái độ và hành động đúng đẳn khi yêu ở tuổi học
trò.
- Đề tài có tính thực tế cao và có khả năng được mở rộng nhằm tác động lên
học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo, nhà trường và toàn xã hội.
2. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực trạng học sinh THPT
- Nghiên cứu những ảnh hưởng của tình yêu với học sinh THPT
3.Định nghĩa về tình yêu tuổi học trò.
- Tình yêu tuổi học trò là tình yêu giữa nam và nữ được nảy sinh, phát triển khi
còn đi học. Khác với sự cuồng nhiệt của tình yêu trưởng thành, tình yêu học
đường là tình yêu đầu đời ngây thơ, khờ dại. Nhưng rất thuần khiết và không hề
toan tính thiệt hơn.
- Nhưng bên cạnh đó, tình yêu tuổi học trò cũng như một con dao hai lưỡi sắc
bén, chỉ cần sử dụng không đúng cách nó sẽ làm chúng ta bị thương. Trong giới
học trò hiện nay, tình yêu dường như đã len lỏi rất sâu vào thế giới học đường.
Có rất nhiều bạn học sinh đã đi quá giới hạn của tình yêu tuổi học trò và đã
đánh mất đi ý nghĩa cao đẹp của tuổi học trò. Họ đã đánh mất cuộc đời trong
những giây phút bồng bột nhất thời.
4.Khảo sát thực trạng.
- Thời đại 4.0 công nghệ thông tin phát triển, số lượng người sử dụng điện thoại
thông minh cũng tăng lên. Theo số liệu từ Trung tâm Internet Việt Nam, nước ta
hiện nay có đến 70,3% dân số sử dụng mạng internet. Bên cạnh nhiều lợi ích mà
công nghệ thông tin đem lại thì cũng có những tác hại rõ rệt, ảnh hưởng nhiều
nhất là đối với trẻ vị thành niên.
- Tuổi mới lớn (còn gọi là tuổi teen) với rất nhiều thay đổi về mặt tâm sinh lý,
bắt đầu tiếp xúc với nhiều mối quan hệ mới mẻ, thêm vào đó là với lượng thông
tin về tình cảm lứa đôi và giới tính (có thông tin có lợi nhưng cũng có rất nhiều
thông tin không lành mạnh)…từ các trang mạng xã hội, từ bạn bè, là nguyên
nhân dẫn đến việc trẻ vị thành niên có những rung động đầu đời là không tránh
khỏi. Bởi vậy một phần học sinh bậc trung học phổ thông tự ngộ nhận mình
đang yêu. Tình yêu ở "tuổi học trò" xuất hiện.
5.Tính hai mặt của tình yêu tuổi học trò.
- Hầu hết mọi vấn đề đều có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tình yêu sớm cũng
vậy. Tình yêu tuổi học trò là tốt hay xấu là tùy thuộc vào từng trường hợp.
- Điểm tích cực:
+ Về mặt tâm lí: tình cảm ở tuổi học trò sẽ giúp bạn hoàn thiện về mặt tâm lý
hơn, tình yêu giúp cho con người trở nên vị tha, thấu hiểu và đồng cảm. Tình
yêu cũng nuôi dưỡng tính cách họ, nó có thể khiến một người dần hoàn thiện
mình hơn trong lối sống, cách suy nghĩ.
+ Về mặt học tập: tình yêu ở lứa tuổi này có thể giải toả những phiền muộn ở
người kia, những căng thẳng trong học tập được chia sẻ làm họ cảm thấy nhẹ
nhõm hơn, có tinh thần học tập hơn. Hai bạn có thể chia sẻ bài tập, cùng giúp đỡ
nhau trong học tập, giúp nhau cùng tiến bộ, bởi không có ai muốn mình kém
hơn người yêu cả nên các teen thường phải cố gắng chăm chỉ học tập.
+ Có một người bạn tri âm, tri kỉ: có một người luôn thấu hiểu, chia sẻ những
lúc vui, lúc buồn, đôi khi người đó có thể sẽ cho bạn những lời khuyên rất bổ
ích để động viên an ủi bạn.
- Điểm tiêu cực: các bạn không làm chủ chính mình, không đủ mạnh mẽ để
dùng lý trí lấn át con tim thì sẽ để lại hệ lụy khôn lường.
+ Ảnh hưởng đến việc học của bản thân
+ Lãng phí quá nhiều thời gian
+ Dễ stress, căng thẳng thường xuyên, ảnh hưởng đến tâm lí
+ Mất đi sự tự do, thoải mái do nhu cầu của đối phương
+ Mất đi nhiều mối quan hệ đáng tiếc với bạn bè, người thân,.. chỉ vì sợ đối
phương ghen
+ Bạo lực học đường vì ghen tuông, bất hòa,...
+ Yêu sớm ở tuổi học trò thường không lâu dài, khó có sự bền vững
+ Trở thành nỗi lo âu của bố mẹ, thầy cô
+ Nhiều bạn trẻ yêu đương, rồi sinh hoạt tình dục không an toàn dẫn tới nhiều
hậu quả đáng tiếc, bệnh tật lây nhiễm, có thai ngoài ý muốn,… ảnh hưởng rất
nhiều tới cuộc sống hiện tại và tương lai cuộc sống sau này…
+ Những hành động nông nổi, thiếu ý thức, thiếu suy nghĩ của các bạn trẻ dẫn
đến những cái kết đau lòng là tự tử, nhảy sông, nạo phá thai ngày càng nhiều.
+ Dễ có những quyết định mà bản thân chưa có quyền hoặc chưa đủ khả năng
giải quyết, vì còn đang phụ thuộc vào cha mẹ.
6.Biện pháp hạn chế thực trạng.
- Về gia đình: Cha mẹ, gia đình là yếu tố quan trọng tác động đến nhận thức và
hành vi của con em mình
+ Giải thích cho con hiểu mức đọ ảnh hưởng của tình yêu tuổi học trò
để không ảnh hưởng tới học tập.
+ Phân tích để con hiểu vai trò của việc học và tương lai của con.
+ Lắng nghe tâm sự và chia sẻ với con như một người bạn đồng hành tin
cậy của con cái.
-Về nhà trường: Nhà trường mang một trách nhiệm lớn để giáo dục các bạn
trẻ một cách toàn diện nên cần tích cực vào cuộc trong việc hạn chế các ảnh
hưởng tiêu cực của hiện trạng.
+ Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm, hội thảo giữa giáo
viên, học sinh với các chuyên gia tâm lí học nhằm trang bị cho học sinh đầy
đủ kiến thức, từ đó giúp học sinh có nhận thức và hiểu biết đúng đắn về tình
yêu.
+ Nhà trường nên đưa vấn đề này vào nội dung các giờ học liên môn, các
giờ học phát triển kĩ năng sống hay lồng ghép việc phổ biến giáo dục về tác
hại của tình yêu học trò vào các tiết sinh hoạt, các hoạt động ngoại khóa.
-Về bản thân học sinh:
+ Tự có nhận thức đúng đắn về tình yêu tuổi học trò
+ Đặt ra cho mình mục tiêu học tập và quyết tâm thực hiện
* Tóm lại, tình yêu tuổi học trò không phải là một điều gì xấu xa, không tốt
mà là một điều tất yếu trong quy luật trưởng thành của con người. Nhưng
tình yêu tuổi học trò nên hay không nên là nằm ở mỗi người. Những người
trẻ phải biết rõ được giới hạn, biết phân biệt điều đúng và sai trước khi hành
động
Download