Uploaded by Ly Minh Doan

IO Outline nội bộ - Emily Nguyen

advertisement
INDIVIDUAL ORAL – OUTLINE TEMPLATE
Lĩnh vực: Văn hóa, bản sắc và cộng đồng
Giới hạn/cụ thể hóa vấn đề toàn cầu: Gia đình
VĐTC - Câu hỏi: Gia đình ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của trẻ em như thế nào?
Tác phẩm:
● Văn học: TRIỆU PHÚ KHU Ổ CHUỘT
● Phi văn học: PHIM CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN
Phần giới thiệu: 1 phút
Vấn đề toàn cầu và cụ thể hóa vấn đề toàn cầu:
- Gia đình đã để lại rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực cả về tinh thần lẫn cuộc sống của
những đứa con vô tội, khiến chúng trở nên buồn bã khép kín.
Giới thiệu hai văn bản và hai tác giả:
- Triệu phú khu ổ chuột của nhà ngoại giao Ấn Độ Vikas Swarup
- Cánh đồng bất của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình
Luận điểm (Hai tác phẩm thể hiện vấn đề toàn cầu thông qua những yếu tố nào?)
- Gia đình ảnh hưởng đến tâm lý không ổn định và cuộc sống đầy cơ cực của con trẻ
được thể hiện trong hai tác phẩm thông qua câu chuyện, lời nói, và suy nghĩ của
nhân vật Gudiya, Nương, và Điền.
Văn bản thứ nhất và đoạn trích thứ nhất: 4 phút
Giới thiệu tác phẩm 1:
Tác phẩm Triệu phú khu ổ chuột kể về hành trình cậu bồi bàn trẻ Ram kể về những câu
truyện cậu đã trải qua để đạt được phần thưởng cao nhất của chương trình Ai Là Triệu Phú.
Trong hành trình của mình, Ram đã gặp Nita, người anh dần đem lòng yêu thương.
Luận điểm phụ cho văn bản 1 (Văn bản thể hiện vấn đề toàn cầu ra sao?)
Gia đình có cha mẹ vô trách nhiệm đã dẫn đến khiến tâm lý con trẻ dần trở nên tiêu cực và
thể xác bị vấy bẩn, được thể hiện cụ thể qua suy nghĩ tiêu cực và câu chuyện của nhân vật
Nita.
Dẫn chứng từ tác phẩm cho luận điểm phụ
Nita kể cho Ram nghe việc cô thuộc bộ lạc Bedia, có một truyền thống mỗi gia đình đều có
một người con gái làm việc như gái bán dâm, vì cô xinh đẹp nên mẹ chọn cô làm bedni còn
chị cô thì lập gia đình. Nita đã phải bán đi trinh tiết của mình ở lứa tuổi 12.
“Ai sẽ cưới một gái điếm chứ? Người ta nghĩ bọn em sẽ làm việc cho đến khi cơ thể của
bọn em bắt đầu tàn tạ hoặc cho tới khi bọn em chết vì bệnh tật, tùy theo điều nào xảy ra
sớm hơn.”
Phân tích dẫn chứng
-
Câu hỏi “Ai sẽ cưới một gái điếm chứ?” cho thấy suy nghĩ tiêu cực - không ai cần
và muốn mình
“chết vì bệnh tật" -> hậu quả về mặt thân thể, bệnh truyền nhiễm qua đường tình
dục
Cha mẹ không có trách nhiệm, để con nhỏ gánh vác tài chính gia đình, bán đi trinh
tiết của con ở tuổi 12 -> cơ thể bị vấy bẩn, không còn trinh khiết -> bị xem thường ở
một số quốc gia.
Câu liên kết giới thiệu đoạn trích
Ngoài ra, ở chương khác của cuốn truyện, hàng xóm của Ram mới chuyển tới tuy lúc đầu
rất hoà thuận nhưng người cha dần thay đổi trở thành một con thú dữ, để lại thương tổn trên
thể xác của con gái mình yêu thương nhất.
Luận điểm phụ cho đoạn trích
Gia đình có cha nghiện ngập và bạo lực gây ảnh hưởng đến tâm lý người con, cụ thể là tình
trạng sợ hãi cực độ, được thể hiện qua lời nói của Gudiya.
Dẫn chứng từ đoạn trích cho luận điểm phụ
Lúc đầu người cha rất yêu thương con gái và gia đình, ông bảo vệ con gái quá mức khi
không cho cô tiếp xúc với bất kỳ ai trong khu trọ, mỗi ngày đều dạy con gái những điều
mới mẻ về các hành tinh. Tuy nhiên, sau khi sử dụng cồn, ông tỏ ra chán ghét vợ mình nên
la hét inh ỏi, ném đồ vật lung tung, khiến Gudiya bị phỏng phải đén bệnh viện vì đỡ giùm
mẹ.
“Đừng chạm vào tôi! Đừng ai chạm vào tôi! Tôi sẽ gây bệnh cho bất cứ ai đến gần tôi.”
Phân tích dẫn chứng:
Có thể thấy người cha không hề làm tròn trách nhiệm, vì một biến cố mà rơi vào nghiệm
ngập, khiến những lời nói và hành động mất kiểm soát trong cơn say gây thương tổn tới
chính gia đình của mình. Ngoài ra, ông còn kiểm soát cuộc sống con gái bằng cách “giam
lỏng" cô trong nhà và cấm Gudiya không được nói chuyện với bất kỳ người hàng xóm nào.
Biện pháp điệp cấu trúc “Đừng chạm vào tôi! Đừng ai chạm vào tôi!” cho thấy cô đang rất
hoảng sợ, đang bị tổn thương về mặt tinh thần nghiêm trọng, vì thế, dù người cha đã đi ngủ
nhưng chị vẫn rất hoảng loạn và ám ảnh. Ngoài ra, qua lời nói “Tôi sẽ gây bệnh cho bất cứ
ai đến gần tôi” của nhân vật, có thể thấy cô đang rất hoảng loạn và cho rằng mình có bệnh
sau khi bị cha mình có dục vọng không đúng lên cô. Điều này cho thấy cô đang có khủng
hoảng sâu sắc về mặt tâm lý.
Câu kết cho văn bản một và đoạn trích
Người cha dần thay đổi khiến gia đình đổ vỡ, để lại vết thương tâm lý lên cô con gái nhỏ
của chính mình.
Văn bản thứ hai và đoạn trích thứ hai: 4 phút
Liên kết
Ngoài ra, tác phẩm Cánh đồng bất tận cũng có đề cập đến vấn đề này. Khi nhân vật Sương
đến với gia đình ông Tư cách bất ngờ, cô hiểu hơn về cuộc sống của những người cưu
mang mình qua hành động của ông Tư đối với Nương và Điền.
Luận điểm phụ cho văn bản 2 (Văn bản thể hiện vấn đề toàn cầu ra sao?)
Gia đình không trọn vẹn sẽ khiến tâm trạng con trẻ luôn buồn bã, bị bạo lực gia đình, và có
cuộc sống cơ cực, được thể hiện qua hai nhân vật là Nương và Điền.
Dẫn chứng từ tác phẩm cho luận điểm phụ
- (Dẫn chứng 1) Ông Tư có ý định bỏ mặc Nương và Sương đi mất, Điền nắm chặt
lấy dây để ngăn ý định của ông Tư và chịu đựng những cú đánh đập để chống lại ba
mình
- (Dẫn chứng 2) Cuộc nói chuyện khác, tiết lộ lý do vì sao hai chị em lâm vào cảnh
lênh đênh sông nước, vì sao mẹ bỏ đi, vì sao ông Tư suy sụp đốt nhà
Phân tích dẫn chứng
- (Dẫn chứng 1) Ông Tư không làm tròn trách nhiệm của một người cha khi có ý
định bỏ mặc con mình, sau khi bị Điền chống đối ý định thì trút giận lên người cậu
-> ảnh hưởng về thể xác
- (Dẫn chứng 1) Gương mặt Điền đau khổ khi vừa phải giữ dây để thuyền không
chạy đi, vừa phải chống chọi lại những cú đánh đập của cha. Ngoài ra, gương mặt
đó cũng thể hiện cảm xúc bàng hoàng đau khổ của cậu khi cha có ý định bỏ chị hai
-> suy nghĩ có thể bị bỏ rơi bất cứ lúc nào -> sợ hãi
- (Dẫn chứng 2) hai chị em thấy cha dần trở nên điên cuồng -> sợ hãi, mất đi hạnh
phúc/hơi ấm gia đình, thiếu thốn tình mẫu tử, không được ăn học đàng hoàng
- (Dẫn chứng 2) Khuôn mặt vô hồn cảu Nương => chai sạn với những điều tồi tệ ông
Tư làm với mình
Câu liên kết giới thiệu đoạn trích
Ngoài ra, ảnh hưởng của gia đình tan vỡ đến tinh thần của nạn nhân, cụ thể hơn qua nhân
vật Nương cũng được thể hiện rõ ràng thông qua tác phẩm này.
Luận điểm phụ cho đoạn trích
Ảnh hưởng của gia đình đến tâm lý và thể xác con trẻ còn được thể hiện thông qua âm
thanh, ánh sáng và góc quay.
Dẫn chứng từ đoạn trích cho luận điểm phụ
45:21 - 48:17
Phân tích dẫn chứng
- “Tía chỉ có tằng hắng và gầm gừ thôi à” -> Ông Tư dần trở nên xa cách với hai
người con, không sử dụng cách giao tiếp bằng lời nói như bình thường
- “Cũng hong dám nghĩ tới chuyện học hành, tập vở, hay quần áo. Hai mà ăn bận
đẹp, để tóc dài, là ăn đòn liền. Còn em, cũng chỉ biết vịt, chim, chuột, cá mắm.” ->
Sống cuộc sống cơ cực lênh đênh sông nước, không được đi học đầy đủ, cũng
không được mặc quần áo đep -> bị đánh đòn -> “không dám nghĩ tới”, điệp từ
“hong dám" - trở nên sợ hãi với chính cha mình, không còn gắn kết tình phụ tử
Cuộc hội thoại của ba chị em Nương, Sương, và Điền đã tiết lộ hoàn cảnh lênh đênh sông
nước tội nghiệp của Nương và điền cũng như tiết lộ lý do mẹ bỏ đi và ba trở nên cộc cằn.
Ở phân đoạn này, hầu như đều được sử dụng ánh sáng tự nhiên, nhằm góp phần tạo cảm
giác chân thật cho bộ phim cũng như cho thấy sự đau buồn trên nét mặt của nhân vật
Nương và Điền khi nhắc đến mẹ. Âm thanh trong không gian chuyện cho thấy giọng nói
run run, ngập ngừng đầy đau thương của Nương và Điền. Cận cảnh rõ hơn vào biểu cảm
khuôn mặt cô. Những yếu tố trên cho thấy những ảnh hưởng về thể xác lẫn tinh thần của
hai chị em sau khi gia đình tan vỡ.
Câu kết cho văn bản hai và đoạn trích
Qua hai phân đoạn trên, có thể thấy gia đình tan vỡ đã ảnh hưởng sâu sắc cả thể xác lẫn
tinh thần của những nạn nhân này.
Kết luận: 1 phút
Tóm tắt ý đã trình bày
Gia đình tan vỡ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý bất ổn của con trẻ và có thể tạo ra cuộc
sống cơ cực khó khăn.
Vấn đề toàn cầu, vì sao vấn đề này quan trọng, đáng quan tâm
Vấn đề này quan trọng vì vẫn còn rất nhiều gia đình ở bờ vực tan vỡ dẫn đến ảnh hưởng
nghiêm trọng về mặt thể xác và tinh thần của trẻ em, không chỉ riêng Việt Nam mà ở toàn
thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á và châu Phi.
Tóm tắt cách sử dụng ngôn ngữ của hai tác giả thể hiện vấn đề toàn cầu trong hai tác
phẩm (từ ngữ, câu, biện pháp nghệ thuật)
Đánh giá cuối cùng: nêu điểm thú vị, điểm đặc biệt cách hai tác giả xem xét, thể hiện
vấn đề toàn cầu
Tóm lại, cả hai tác giả đều miêu tả cách chi tiết, giúp người đọc người xem dễ dàng hình
dung và đồng cảm cho những đứa con hơn.
Em xin hết
Download