CHUYÊN ĐỀ 2 - TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM BÀI 8: QUY LUẬT MENDEN - QUY LUẬT PHÂN LY I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENĐEN Tên phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen: Lai và phân tích cơ thể lai. Gồm 4 bước: - B1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. - B2: Lai các dòng thuần chủng khác nhau về 1 hoặc nhiều cặp tính trạng rồi phân tích kết quả lai F1, F2, F3 theo từng cặp tính trạng riêng rẽ và kết hợp lại. - B3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả đưa ra giả thuyết giải thích kết quả. - B4: Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết của mình. II. HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT KHOA HỌC * Thí nghiệm của Menđen - Đối tượng nghiên cứu: Đậu Hà Lan: - Thí nghiệm: Tính trạng màu sắc hoa. Pt/c. ♂ hoa đỏ x ♀ hoa trắng. F1 100% hoa đỏ. F1 tự thụ phấn F2 3 đỏ : 1 trắng + F2 hoa trắng tự thụ phấn (TTP)→ F3 100% hoa trắng. + 1/3 cây hoa đỏ F2 TTP → F3 100% hoa đỏ, + 2/3 cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn thu được F3 ≈ 3 đỏ: 1 trắng. - Menđen lặp lại thí nghiệm với 6 tính trạng khác đều thu được kết quả tương tự. * Nội dung quy luật phân li - Mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con 1 cách riêng rẽ không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, mỗi alen trong cặp phân li đồng đều về các giao tử nên 50% số giao tử chứa alen này, 50% số giao tử chứa alen kia. * Cơ sở tế bào học của quy luật phân li - Trong tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng và chứa các cặp alen tương ứng - Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử dẫn đến sự phân li của các alen tương ứng; sự tổ hợp của NST qua thụ tinh dẫn đến sự tổ hợp của các alen tương ứng BÀI 9: QUY LUẬT MENDEN - QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP I. THÍ NGHIỆM LAI HAI TÍNH TRẠNG * Thí nghiệm Pt/c ♂ hạt vàng - trơn x ♀ hạt xanh - nhăn F1: 100% hạt vàng - trơn F1 tự thụ phấn với nhau F2: 315 hạt vàng - trơn : 108 hạt vàng - nhăn : 101 hạt xanh - nhăn : 32 hạt xanh - trơn. 9 Vàng - Trơn : 3 Vàng - Nhăn : 3 Xanh - Trơn : 1 Xanh - Nhăn * Nội dung quy luật phân li độc lập - Các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau sẽ phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. * Cơ sở tế bào học. - Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. - Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng * Ý nghĩa của các quy luật Menđen - Dự đoán trước được kết quả phân li kiểu hình ở đời lai. - Là cơ sở khoa học giải thích hiện tượng biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh sản hữu tính. - Bằng phương pháp lai có thể tạo ra các biến dị tổ hợp mong muốn trong chăn nuôi trồng trọt * Nếu cơ thể đem lai dị hợp n cặp gen thì + Số giao tử cơ thể đó tạo ra là : 2n + Ở đời con lai TLKG : (1 :2 :1)n SLKG : 3n ; TLKH : (3 :1)n SLKH : 2n BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN I. TƯƠNG TÁC GEN * Khái niệm: là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình ( thực chất các sản phẩm của gen tương tác với nhau ) - Có 2 kiểu tương tác giữa các gen không alen (khác lôcut ): tương tác bổ sung và tương tác cộng gộp 1. Tương tác bổ sung. VD1: Sự di truyền màu sắc hoa đậu thơm. Pt/c : Trắng (AAbb) x trắng (aaBB) F1 : 100% đỏ (AaBb) F1 x F1 thu được F2 có: 9 đỏ (A-B-) : 7 trắng (gồm 3A-bb, 3aaB-, 1aabb). → Tương tác bổ sung + Khái niệm: Tương tác bổ sung là hiện tượng các gen không alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau tương tác với nhau làm xuất hiện kiểu hình mới; thường cho tỉ lệ kiểu hình 9:6:1 hoặc 9:7 2. Tương tác cộng gộp VD2: Sự di truyền màu ở người do 3 cặp gen Aa,Bb,Cc quy định, A,B,C qđ da đen, a,b,c qđ da trắng. Trong kiểu gen có: 6 alen trội - Da đen, 3 alen trội - 1KH, 5 alen trội - 1 KH, 2 alen trội - 1KH, 4 alen trội - 1KH, 1 alen trội - 1KH, 0 alen trội - Da trắng → Tác động cộng gộp ( mỗi alen trội sẽ làm cho da đen thêm một chút ) + Khái niệm: Tương tác cộng gộp là hiện tượng các alen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội (bất kể thuộc lôcut nào) đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít; có thể gặp các tỉ lệ kiểu hình 15:1 hoặc 1:4:6:4:1 II. TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN. *Khái niệm. Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau gọi là tính đa hiệu của gen hay gen đa hiệu. Gen đa hiệu bị đột biến sẽ đồng thời kéo theo sự biến đổi của các tính trạng mà nó chi phối. BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN. Nhà di truyền học : Moocgan Đối tượng nghiên cứu: Ruồi Giấm I LIÊN KẾT GEN a.Thí nghiệm : Ở đối tượng ruồi giấm Pt/c: ♀ thân xám, cánh dài x ♂ Thân đen, cánh cụt F1: 100% Thân xám, Cánh dài. ♂ F1 lai phân tích: ♂ F1 Thân xám, Cánh dài x ♀ Thân đen, Cánh cụt Fa: 1 Thân xám, Cánh dài : 1 Thân đen, Cánh cụt b. Đặc điểm liên kết gen: - Mỗi tính trạng chỉ do 1 cặp alen quy định - Khoảng cách giữa 2 cặp alen rất gần nhau - Các gen nằm trên cùng 1 NST phân li cùng nhau và tạo thành 1 nhóm gen liên kết - Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài = số NST trong bộ đơn bội (n) của loài. - Số tính trạng liên kết tương ứng với nhóm gen liên kết c. Ý nghĩa: - Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp - Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên cùng 1 NST giúp duy trì sự ổn định của loài, cơ sở để chọn tạo được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau trong chọn giống. II. HOÁN VỊ GEN a. Thí nghiệm : Ở ruồi giấm Pt/c: ♀ Thân xám, Cánh dài x ♂ Thân đen, Cánh cụt F1: 100% xám dài. ♀ F1 lai phân tích: ♀F1 Thân xám, Cánh dài x ♂ Thân đen, Cánh cụt Fa: 965 Thân xám,Cánh dài : 944 Thân đen,Cánh cụt: 206 Thân xám,Cánh cụt: 185 Thân đen,Cánh dài. 41,5% Xám – Dài: 41,5% Đen – Cụt: 8,5% Xám – Cụt : 8,5% Đen – Dài b. Đặc điểm - Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định - Khoảng cách giữa 2 cặp alen xa nhau, khoảng cách càng lớn thì tần số hoán vị gen càng lớn - Khi cơ thể bố mẹ dị hợp tử cả 2 cặp gen sẽ cho 4 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ không bằng nhau. - Khi thụ tinh, F2 cho 4 loại kiểu hình với tỉ lệ ko bằng nhau. c. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen - Do sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn của cặp NST tương đồng xảy ra tại kì đầu giảm phân I, dẫn đến sự trao đổi giữa các gen trên cùng một cặp NST tương đồng. d. Ý nghĩa - Làm xuất hiện (tăng) biến dị tổ hợp - Tạo điều kiện cho các gen quý có dịp tổ hợp lại với nhau → cung cấp nguyên liệu tiến hóa và chọn giống. - Dựa vào kết quả phép lai phân tích có thể tính được tần số hoán vị gen, tính được khoảng cách tương đối giữa các gen → Nguyên tắc lập bản đồ di truyền (bản đồ gen) BÀI 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH 1.NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST a. NST giới tính - Khái niệm: là NST có chứa các gen quy định giới tính, ngoài ra còn chứa các gen quy định tính trạng thường - Xét cặp NST giới tính XY ở người gồm có 3 vùng sau đây: + Vùng tương đồng: các gen tồn tại trên cả X và Y thành cặp alen. + Vùng không tương đồng trên Y: gen chỉ có trên Y không có trên X. + Vùng không tương đồng trên X: gen chỉ có trên X không có trên Y. b. Cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST *Kiểu XX và XY + trường hợp 1: ♂XY; ♀XX: Người, thú, ruồi giấm, cây chua me. + trường hợp 2: ♂XX; ♀XY: Chim, bướm, ếch nhái, 1 số loại bò sát… *Kiểu XX và XO + trường hợp 1: ♂XX; ♀XO: bọ nhậy + trường hợp 2: ♂XO; ♀XX: Bọ xít, châu chấu, rệp 2. Sự di truyền liên kết với giới tính. a. Gen trên NST X - Đối tượng ruồi giấm về tính trạng màu mắt do 1 cặp gen quy định: XA q/đ mắt đỏ, Xa q/đ mắt trắng. - Đặc điểm: + Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, kiểu hình tỉ lệ không đều ở hai giới. + Có hiện tượng di truyền chéo. *Ví dụ: ở người có bệnh máu khó đông và bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X. b. Gen trên NST Y - Ví dụ: Sự di truyền tật dính ngón tay số 2,3 và tật túm lông ở vành tai ở người (nam giới) Những tật này chỉ di truyền trong 1 giới là những người đàn ông. - Đặc điểm: Tính trạng do gen trên Y chỉ biểu hiện ở 100% giới có cặp NST XY (di truyền thẳng). c. Cơ sở tế bào học: - Do sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính sự phân li và tổ hợp của các gen nằm trên NST giới tính. d. Ý nghĩa của sự di truyền liên kết với giới tính - Dựa vào tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái điều chỉnh tỉ lệ đực/cái thuộc vào mục tiêu sản xuất. - Ví dụ: Ở tằm, tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái. Dựa vào gen A quy định trứng sẫm màu/NST X để phân biệt đực cái từ giai đoạn trứng nên chủ động điều khiển tỉ lệ đực/cái theo ý muốn. II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN (di truyền qua tế bào chất, theo dòng mẹ, ngoài NST) a. Thí nghiệm:Đối tượng cây hoa phấn do Coren tiến hành năm 1909 b. Đặc điểm - Kết quả lai thuận khác lai nghịch, trong đó con lai biểu hiện kiểu hình theo dòng mẹ. - Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của tế bào sinh dục cái. BÀI 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN I. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GEN VÀ TÍNH TRẠNG Kiểu gen (ADN) → mARN → Chuỗi pôlipeptit → prôtêin → Kiểu hình II. SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG + VD1: sự biểu hiện màu sắc lông của giống thỏ Hymalaya ở các bộ phận khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ + VD2: màu hoa cẩm tú cầu biểu hiện màu sắc khác nhau tùy thuộc vào pH của đất + VD3: bệnh phêninkêtô niệu ở người nếu phát hiện sớm và có chế độ ăn hợp lý bớt thức ăn có chứa phêninalanin thì trẻ em sẽ phát triển bình thường. + VD4: một số loài cây như xoan, bàng, thường rụng lá về mùa đông, mùa xuân đâm chồi nảy lộc + VD5: cây rau mũi mác mọc trên cạn lá có hình mũi mác, mọc dưới nước lá có hình bản dài. + VD6: người ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu tăng lên, nếu xuống đồng bằng thì lượng hồng cầu giảm. Kiểu hình = Kiểu gen + Môi trường. ( KH do KG quy định và phụ thuộc vào MT ) III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA CƠ THỂ 1. Mức phản ứng - Khái niệm: là tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau - Mức phản do kiểu gen quy định, có tính di truyền. - Tính trạng số lượng (tính trạng phụ thuộc vào môi trường như năng suất, khối lượng, tốc độ sinh trưởng, sản lượng trứng sữa….) phụ thuộc nhiều vào môi trường nên có mức phản ứng rộng - Tính trạng chất lượng (tính trạng phụ thuộc vào kiểu gen như tỉ lệ bơ trong sữa, trọng lượng 1000 hạt….) ít phụ thuộc vào môi trường nên có mức phản ứng hẹp 2. Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến) - Khái niệm: là hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau - Nguyên nhân: do tác động của môi trường - Đặc điểm: + Là những biến đổi đồng loạt theo hướng xác định + Không di truyền được vì chỉ thay đổi kiểu hình mà không làm thay đổi kiểu gen - Ý nghĩa: giúp cơ thể phản ứng linh hoạt trước sự thay đổi của điều kiện môi trường Có lợi cho sinh vật. (Chú ý: Đột biến khác biệt với thường biến: Biến đổi đột ngột, không có hướng, có tính di truyền, có thể có lợi có hại hoặc trung tính.) B. CÂU HỎI ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM 1. MỨC NHẬN BIẾT Câu 1: Men đen đã sử dụng phương pháp nghiên cứu nào sau đây để nghiên cứu di truyền: A. Nghiên cứu phả hệ. C. Nghiên cứu trẻ đồng sinh. B. Nghiên cứu tế bào. D. Lai và phân tích con lai. Câu 2: Các bước trong phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen gồm: 1. Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết. 2. Lai các dòng thuần khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1,F2,F3. 3. Tạo các dòng thuần chủng bằng cách cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. 4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết. Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là: A. 3, 2, 4, 1 B. 2, 3, 4, 1 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 1, 3, 4 Câu 3(Đề 2020): Menđen phát hiện ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây? A. Ruồi giấm. B. Cải củ. C. Đậu Hà Lan. D. Chuột bạch. Câu 4(Đề 2021): Nhà khoa học nào sau đây đưa ra giả thuyết các nhân tố di truyền tồn tại trong tế bào một cách riêng rẽ không hòa trộn vào nhau? A. G.J. Menđen. B. F.Jacop. C. K.Coren. D. T.H.Moocgan. Câu 5: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai là: A. Có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. B. Có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn. C. Đều có kiểu hình khác bố mẹ. D. Đều có kiểu hình giống bố mẹ. Câu 6: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do: A. Một nhân tố di truyền quy định. B. Một cặp nhân tố di truyền quy định. C. Hai nhân tố di truyền khác loại quy định. D. Hai cặp nhân tố di truyền quy định. Câu 7: Quy luật phân li độc lập của Menđen góp phần giải thích hiện tượng : A. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối. B. Các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh. C. Sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào. D. Các gen quy định tính trạng cùng nằm trên cùng 1 NST. Câu 8: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập: A. Các gen trên cùng một NST di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gen liên kết. B. Có sự tiếp hợp và sự trao đổi chéo của NST ở kì đàu của giảm phân 1. C. Sự nhân đôi, phân li của NST trong cặp NST tương đồng. D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong giảm phân và thụ tinh. Câu 9: Điều kiện để các cặp alen phân ly độc lập là gì? A. Các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng. B. Các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn. C. Các cặp alen phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. D. Các cặp alen phải nằm trên cùng một cặp NST tương đồng . Câu 10: Theo thí nghiệm của Menden, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với nhau được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là : A. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn. B. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh nhăn : 1 xanh trơn. C. 9 vàng trơn : 3 xanh trơn : 3 xanh nhăn : 1 vàng nhăn. D. 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh nhăn : 1 xanh trơn. Câu 11: Tương tác gen là: A. Hiện tượng hai hay nhiều gen cùng lôcut chi phối sự biểu hiện của một tính trạng. B. Hiện tượng hai hay nhiều gen khác lôcut cùng quy định một số tính trạng tương ứng. C. Hiện tượng hai hay nhiều gen khác lôcut cùng quy định một tính trạng D. Hiện tượng một gen quy định một tính trạng. Câu 12: Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết? A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể. C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết. D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau. Câu 13: Thế nào là nhóm gen liên kết? A. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. B. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. C. Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. D. Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào. Câu 14: Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của gen ngoài nhân? A. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai C. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam giới B. Bố di truyền tính trạng cho con gái D. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ Câu 15(ĐềMH 2022): Ở Đại Mạch, gen quy định màu xanh của lá di truyền theo dòng mẹ. Gen quy định tính trạng này nằm ở loại bào quan nào? A. Ribôxôm. B. Lục lạp. C. Pêrôxixôm. D. Không bào. Câu 16: Thường biến là: A. Những biến đổi kiểu gen của cùng một kiểu hình, có khả năng di truyền. B. Những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, có khả năng di truyền. C. Những biến đổi kiểu gen của cùng một kiểu hình, không có khả năng di truyền. D. Những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, không có khả năng di truyền Câu 17: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định? A. Điều kiện môi trường. B. Kiểu gen của cơ thể. C. Thời kỳ phát triển. D. Thời kỳ sinh trưởng. Câu 18: Một trong những đặc điểm của thường biến là: A. Thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình đồng loạt và có hướng. B. Thay đổi kiểu gen và không thay đổi kiểu hình C. Không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình. D. Không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình đồng loạt và có hướng. Câu 19: Hiện tượng nào sau đây không phải là thường biến? A. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng. B. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa. C. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân. D. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao. Câu 20: Số nhóm gen liên kết của một loài bất kì có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n bằng: A. Bộ NST lưỡng bội 2n của loài đó. C. Luôn bằng nhau ở các loài. B. Bộ NST đơn bội n của loài đó. D. Các loài đều chỉ có 1 nhóm gen liên kết. Câu 21: (Đề 2020): Theo lí thuyết, nếu phép lai thuận là ♂ Cây quả tròn × ♀ Cây quả dài thì phép lai nào sau đây là phép lai nghịch? A. ♂ Cây quả tròn × ♀ Cây quả tròn. B. ♂ Cây quả dài × ♀ Cây quả dài. C. ♂ Cây quả tròn × ♀ Cây quả dài. D. ♂ Cây quả dài × ♀ Cây quả tròn. Câu 22: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là: A. Trao đổi chéo giữa các crômatit trong NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I B. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST C. Sự bắt đôi không bình thường của các gen trên một NST D. Các gen trong một nhóm liên kết không thể phân li độc lập mà luôn có sự trao đổi chéo. Câu 23: Việc lập bản đồ gen dựa trên: A. Đột biến chuyển đoạn để biết được vị trí các gen trong nhóm liên kết B. Tần số hoán vị gen để suy ra khoảng cách tương đối của các gen trên NST. C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở các thế hệ D. Phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân 2. MỨC THÔNG HIỂU. Câu 24(Đề 2021): Ở đậu Hà Lan alen quy định hạt trơn và alen quy định kiểu hình nào sau đây được gọi là một cặp alen? A. Hạt nhăn. B. Hạt vàng. C. Thân cao. D. Hoa trắng. Câu 25: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hoà trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào? A. Cho F1 lai phân tích. B. Cho F2 tự thụ phấn. C. Cho F1 giao phấn với nhau. D. Cho F1 tự thụ phấn. Câu 26: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi: A. Ở một tính trạng. B. Ở một loạt tính trạng do nó chi phối. C. Ở một trong số tính trạng mà nó chi phối. D. Ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể. Câu 27: Hiện tượng hoán vị gen và phân ly độc lập có đặc điểm chung là: A. Các gen phân ly ngẫu nhiên và tổ hợp tự do. B. Các gen cùng nằm trên một cặp NST đồng dạng. C. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp. D. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp Câu 28:(Đề 2018): Đậu Hà Lan có bộ NST lưỡng bội 2n = 14, số nhóm gen liên kết của loài này là: A. 14 B. 28 C. 7 D. 31 Câu 29: Cho các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu về NST giới tính: I. NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục. II. NST giới tính chỉ chứa các gen quy định giới tính. III. Hợp tử mang cặp NST XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực. IV. NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 30:(Đề 2020): Ở ruồi giấm, xét 1 gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X có 2 alen là A và a. Cách viết kiểu gen nào sau đây đúng? A. XAY. B. XYa. C. XaYA. D. XAYa. Câu 31: (Đề 2018): Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội: A. AA x Aa. B. Aa x Aa . C. AA x aa . D. AA x AA . Câu 32: Nhóm phép lai nào sau đây là lai phân tích: A. P: Aa x aa; P: AaBb x AaBb B. P: AA x Aa; P: AaBb x Aabb C. P: Aa x Aa; P: Aabb x aabb D.P: Aa x aa; P: AaBb x aabb Câu 33: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu gen ở đời lai là: A. 2n. B. 3n . C. 4n . D. (1/2)n. Câu 34: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp tử di truyền độc lập thì số lượng các loại kiểu hình ở đời lai là: A. 2n. B. 3n . C. 4n . D. (1/2)n. Câu 35: Nếu P thuần chủng khác nhau về n cặp tính trạng tương phản do n cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường quy định, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, thì tỉ lệ phân li kiểu gen của F2 là: A. (3 : 1)n B. (1 : 1)n C. (1: 2: 1)n D. (3)n Câu 36: Nếu P thuần chủng khác nhau về n cặp tính trạng tương phản do n cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường quy định, mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, thì tỉ lệ phân li kiểu hình của F2 là: A. (3 : 1)n B. (1 : 1)n C. (1: 2: 1)n D. (3)n Câu 37:(Đề 2020): Xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng, alen B quy định quả tròn, alen b quy định quả dài. Cho biết sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường, cây hoa trắng, quả tròn thuần chủng có kiểu gen nào sau đây? A. AABB. B. aaBB. C. aabb. D. AAbb. Câu 38: Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen nào sau đây giảm phân bình thường tạo ra nhiều loại giao tử nhất? A. AABB. B. AaBB. C. aaBb. D. AaBb. Câu 39:(Đề MH 2022): Ở một loài thực vật, xét phép lai aaBB x aabb , tạo ra F1. Theo lý thuyết F1 tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu hình? A.2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 40: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) A. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. B. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn. D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn. Câu 41(Đề 2020): Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa tạo ra là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 42(ĐềMH 2022): Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, 2 loại giao tử mang gen hoán vị là: A. AB và ab. B. AB và aB. C. Ab và aB. D. Ab và ab 3. MỨC VẬN DỤNG. Câu 43: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết phép lai nào sau đây cho đời con có cả quả đỏ và quả vàng? A. AA x AA. B. AA x Aa. C. Aa x aa. D. AA x aa. Câu 44: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng này có kiểu gen là: A. AA x Aa. B. AA x AA. C. Aa x Aa. D. AA x aa. Câu 45: (Đề 2019): Ở đậu hà lan, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của một cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa đỏ khác. Theo lý thuyết dự đoán nào sau đây sai? A. Đời con có thể có một loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình. B. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình. C. Đời con có thể có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình. D. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen với 2 loại kiểu hình. Câu 46: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là: A. một người IAIO người còn lại IBIO. B. chồng IBIO vợ IAIO. C. chồng IAIO vợ IAIO. D. chồng IAIO vợ IBIO. Câu 47: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật A. liên kết gen hoàn toàn. B. phân li độc lập của Menđen. C. tương tác cộng gộp. D. tương tác bổ trợ. Câu 48:(Đề 2018): Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen aaBb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử ab chiếm tỉ lệ: A. 50%. B. 12,5%. C. 75%. D. 25%. Câu 49:(Đề minh họa 2019): Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết phép lai nào sau đây cho ra đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi cái mắt trắng: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng? A. XAXa × XAY B. XAXA × XaY C. XAXa × XaY D. XaXa × XAY Câu 50:(Đề minh họa 2022): Ở một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen : A,a và B,b quy định. Kiểu gen có cả alen A và B thì quy định hoa đỏ, kiểu gen chỉ có alen A thì quy định màu hồng, chỉ có alen B thì màu vàng, kiểu gen aabb thì quy định màu trắng. Phép lai nào sau đây cho kết quả đời con có 4 kiểu hình? A. AaBB × AaBb B. AaBb × AABb C. AaBb × aabb D. AABB × aabb Câu 51:(Đề 2021): Ở ruồi giấm thực hiện phép lai XMXm × XmY, tạo ra F1, theo lý thuyết F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 52: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết phép lai nào sau đây cho ra đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng? A. XAXa × XAY B. XAXA × XaY C. XAXa × XaY D. XaXa × XAY Câu 53: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết phép lai nào sau đây có thể phân biệt sớm ruồi đực và ruồi cái dựa vào màu mắt? A. XAXa × XAY B. XAXA × XaY C. XAXa × XaY D. XaXa × XAY Câu 54: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe .Theo lý thuyết có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu gen? A. 9 loại kiểu gen. B. 27 loại kiểu gen. C. 54 loại kiểu gen. D. 54 loại kiểu gen. Câu 55: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trội lặn hoàn toàn. Theo lý thuyết có thể hình thành ở thế hệ F1 bao nhiêu loại kiểu hình? A. 6 loại. B. 8 loại . C. 9 loại. D. 27 loại. Câu 56: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ: A. 1/2 B. 1/4 C. 1/64 D. 1/32 Câu 57: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe, theo lý thuyết có thể tạo giao tử abde với tỉ lệ bao nhiêu? A. 1/4 B. 1/6 C. 1/8 D. 1/16 Câu 58: Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- thấp; gen B quả đỏ, gen b- trắng. Các gen di truyền độc lập. Cho lai hai cây bố mẹ với nhau ở đời lai có một loại kiểu hình cây thấp, quả trắng chiếm 1/16. Kiểu gen của các cây bố mẹ là: A. AaBb x AaBb. B. AaBB x aaBb. C. Aabb x AaBB. D. AaBb x Aabb. Câu 59: Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb x aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: A. 1 : 1. B. 1 : 1 : 1 : 1. C. 3 : 1. D. 9 : 3 : 3 : 1. Câu 60: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ sau nếu không xảy ra đột biến là: A. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen B. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen Câu 61: Cho phép lai ♂AaBBCcDdEe x ♀aaBBccDDEe.Các cặp gen qui định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu? A. 1/4 B. 1/8 C. 1/12 D. 1/16 Câu 62: Cho phép lai ♂AaBBCcDdEe x ♀aaBBccDDEe. Các cặp gen qui định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là bao nhiêu? A. 1/8 B. 3/8 C. 3/16 D. 3/32 Câu 63: Cho phép lai ♂AaBbCc x ♀AaBbCc.Các cặp gen qui định các tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả cả tính trạng là bao nhiêu? A. 9/32 B. 27/64 C. 3/32 D. 1/16 Câu 64:(Đề 2019): Nếu tần số hoán vị gen giữa 2 gen là 10% thì khoảng cách tương đối của hai gen này trên nhiễm sắc thể là: A. 15cM B. 20cM C. 10cM D. 30cM Câu 65: Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen Tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này A. ; B. đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. ; C. ; D. ; Câu 66: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen . Biết rằng các gen liên kết hoàn toàn, tỉ lệ kiểu hình ở F1 là: A. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. B. 3 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ. C. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. D. 1 cây cao, quả trắng: 2 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả đỏ. Câu 67:(Đề 2018): Quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể dị hợp 2 cặp gen(A,a và B,b) đã tạo ra 4 loại giao tử, trong đó loại giao tử AB chiếm 20%. Theo lý thuyết, kiểu gen của cơ thể này và khoảng cách giữa hai gen đang xét là: A. và 40 cM. B. và 20 cM. C. và 40 cM. D. và 20 cM. Câu 68:(Đề 2017): Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng chiếm 25%? A. . B. . C. . D. Câu 69:(Đề 2017): Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có số cá thể mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng chiếm 75%? A. . B. . C. . D. . Câu 70:(Đề 2018): Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1? A. . B. . C. . D. Ab ab , thu được F1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các aB ab alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số là 40%. Theo lý thuyết, F1 có số cá thể mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng chiếm tỉ lệ: A. 10% B. 20% C. 30% D. 40% A a a Câu 72:(Đề 2017): Phép lai P: ♀ X X × ♂ X Y, thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; Quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, trong số các cá thể F1, có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây? Câu 71:(Đề 2017):Cho phép lai P : A. XAXAY. B. XAXAXa. C. XaXaY. D. XAXaXa. Câu 73:(Đề 2020): Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn tuần so với alen b quy định hoa trắng. Phép lai P: Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1. Theo lý thuyết, nếu F1 xuất hiện kiểu hình thân cao, hoa đỏ thì tỉ lệ kiểu hình này có thể là A. 6,25%. B. 12,50%. C. 75,00%. D. 18,75%. CHUYÊN ĐỀ 3 – DI TRUYỀN QUẦN THỂ - ỨNG DỤNG DT – DI TRUYỀN NGƯỜI A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM: ĐÃ ĐƯỢC GHI ĐẦY ĐỦ TRONG VỞ GHI BÀI 16 22 B. CÂU HỎI ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1: Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Theo lí thuyết, tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu? A. 0,4. B. 0,6. C. 0,2. D. 0,3. Câu 2: Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là: A. 0,42. B. 0,09. C. 0,30. D. 0,60. Câu 3: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là 0,4 Aa : 0,6 aa. Theo lí thuyết, tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu? A. 0,4. B. 0,2. C. 0,5. D. 0,3. Câu 4: Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen là A và a; tần số alen A là p và tần số alen a là q. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen Aa của quần thể này là: A. 2pq. B. pq. C. p + q. D. p2. Câu 5: Một quần thể thực vật giao phấn đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 gen có hai alen là A và a, trong đó tần số alen A là 0,4. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa của quần thể là: A. 0,36. B. 0,16. C. 0,40. D. 0,48. Câu 6: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng: A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp. B. duy trì tỉ lệ cá thể ở trạng thái dị hợp tử. C. tăng dần tỷ lệ đồng hợp tử, giảm dần tỷ lệ dị hợp tử. D. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen. Câu 7: Một quần thể sinh vật đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau: P: 0,09 AA + 0,21 Aa + 0,70 aa = 1. F1: 0,16 AA + 0,38 Aa + 0,46 aa = 1. F2: 0,20 AA + 0,44 Aa + 0,36 aa = 1. F3: 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa = 1. Biết A trội hoàn toàn so với a. Chọn lọc tự nhiên đã tác động lên quần thể trên theo hướng: A. Loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen đồng hợp lặn. B. Loại bỏ kiểu gen đồng hợp trội và kiểu gen dị hợp. C. Loại bỏ kiểu gen dị hợp và giữ lại các kiểu gen đồng hợp. D.Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần Câu 8: Quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen nào sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,6AA : 0,4aa. B. 100%Aa. C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. D. 0,1AA : 0,4Aa : 0,5aa. Câu 9: Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy mô. C. Nuôi cấy noãn chưa được thụ tinh. D. Lai hữu tính. Câu 10: Phép lai nào sau đây được sử dụng để tạo ra ưu thế lai? A. Lai khác dòng. B. Lai phân tích. C. Lai thuận nghịch. D. Lai tế bào. Câu 11: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra giống cây trồng mới mang đặc điểm của hai loài khác nhau nhờ phương pháp A. Chọn dòng tế bào soma có biến dị B. Nuôi cấy hạt phấn C. Dung hợp tế bào trần ( lai tế bào xooma ) D. Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo Câu 12: Trong tạo giống bằng công nghệ tế bào, người ta có thể tạo ra các cây trồng thuần chủng, đồng hợp ở tất cả các cặp gen trong cơ thể bằng phương pháp nào? A. Cấy truyền phôi B. Dung hợp tế bào trần C. Nuôi cấy hạt phấn (noãn) chưa thụ tinh + gây lưỡng bội D. Nuôi cấy tế bào thực vật Câu 13: Phương pháp gây đột biến nhân tạo thường đạt hiệu quả cao nhất đối với đối tượng là A. Thực vật B. Vi sinh vật C. Động vật D. Thực vật bậc thấp Câu 14: Cây pomato –cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp. A. Cấy truyền phôi. B. Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo. C. Dung hợp tế bào trần. D. Nuôi cấy hạt phấn. Câu 15: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần. B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng. C. Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau. D. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai. Câu 16: Giả sử một cây ăn quả của một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai? A. Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen AaBb. B. Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên. C. Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hóa thì có thể thu được cây con có kiểu gen AaBB. D. Các cây con được tạo ra từ cây này bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống nhau và giống với cây mẹ. Câu 17: Khi nói về các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng? A. Bệnh mù màu do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. B. Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể giới tính. C. Hội chứng Tơcnơ do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể số 21. D. Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen làm cho chuỗi β-hemôglôbin mất một axit Câu 18: Cho các bệnh và hội chứng bệnh sau ở người, có bao nhiêu bệnh và hội chứng bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ? 1. Hội chứng Tơcno 4. Hội chứng Siêu nữ 7. Bệnh bạch tạng 2. Hội chứng Đao 5. Bệnh máu khó đông 8. Hôi chứng mèo kêu 3. Hội chứng Claiphentơ 6. Bệnh ung thư 9. Tật dính ngón tay 2-3 A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 24: Khi nói về quần thể ngẫu phối, phát biểu nào sau đây sai? A. Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên. B. Quần thể ngẫu phối đa dạng di truyền. C. Qua các thế hệ ngẫu phối, tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần. D. Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ. Câu 26: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau? (1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. (2) Nuôi cấy hạt phấn. (3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài. (4) Tạo giống nhờ công nghệ gen. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 27: Khi nói về nuôi cấy mô và tế bào thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Phương pháp nuôi cấy mô tiết kiệm được diện tích nhân giống. B. Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp. C. Phương pháp nuôi cấy mô có thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn. D. Phương pháp nuôi cấy mô có thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.