Uploaded by T Q

nghien cuu so sanh chien luoc an ninh quoc gia cua cac chinh quyen my giai doan 1993 2012 0114

advertisement
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------
PHẠM THỊ GIANG
NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHIẾN LƢỢC AN NINH
QUỐC GIA CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN MỸ
GIAI ĐOẠN 1993 - 2012
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUỐC TẾ HỌC
Hà Nội - 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------
PHẠM THỊ GIANG
NGHIÊN CỨU SO SÁNH CHIẾN LƢỢC AN NINH
QUỐC GIA CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN MỸ
GIAI ĐOẠN 1993 - 2012
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 60310206
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUỐC TẾ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Thủy
Hà Nội2 - 2015
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, em đã nhận
được sự hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Nguyễn Thị
Thanh Thủy. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu
này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, các Cô trong Khoa Quốc tế
học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,
đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp chúng em những kiến thức hữu ích trong
suốt thời gian Cao học.
Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, người
thân, bạn bè vì sự trợ giúp, động viên to lớn về mặt tinh thần cũng như vật
chất trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Học viên
Phạm Thị Giang
3
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3
MỞ ĐẦU
5
Chƣơng 1. KHÁI NIỆM CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA VÀ NỘI
DUNG CHÍNH CÁC CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ
11
1.1. Các khái niệm về an ninh quốc gia và khái niệm chiến lƣợc
11
an ninh quốc gia của Mỹ
1.1.1. Các khái niệm về an ninh quốc gia
11
1.1.2. Khái niệm chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ
15
1.2. Nội dung chính các chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ giai
đoạn 1993 - 2012
18
1.2.1. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton
18
1.2.2. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush
25
1.2.3. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2010 của chính quyền
Barack Obama
31
Chƣơng 2: SO SÁNH CÁC BẢN CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA
CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN MỸ GIAI ĐOẠN 1993 - 2012
38
2.1. Trong xác định môi trƣờng chiến lƣợc
38
2.2. Trong xác định mục tiêu chiến lƣợc
46
2.3. Trên các lĩnh vực
47
2.3.1. Lĩnh vực kinh tế
47
2.3.2. Lĩnh vực an ninh - quân sự
52
2.3.3. Lĩnh vực đối ngoại
63
2.3.4. Lĩnh vực dân chủ, nhân quyền
80
4
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VỀ CHIẾN LƢỢC AN NINH CỦA MỸ GIAI
ĐOẠN 1993 - 2012 VÀ XU HƢỚNG CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC
GIA CỦA MỸ TỪ SAU NĂM 2012
85
3.1. Những đặc điểm chính trong chiến lƣợc an ninh quốc gia của
Mỹ giai đoạn 1993 - 2012
85
3.1.1. Được định hướng bởi Đạo luật Goldwater-Nichols
85
3.1.2. Xuất phát từ bối cảnh chủ quan, khách quan
86
3.1.3. Mục tiêu chiến lược là bất biến
90
3.1.4. Biện pháp triển khai là vạn biến
91
3.2. Xu hƣớng chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ từ sau năm 2012
3.2.1. Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ năm 2015
94
94
3.2.2. Những yếu tố chính tác động đến xây dựng chiến lược an
ninh quốc gia Mỹ
97
3.2.3. Xu hướng chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ
101
KẾT LUẬN
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
108
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
ABM
Anti-Ballistic Missile Treaty Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo
ADB
Asia Development Bank
Ngân hàng Phát triển Châu Á
AGOA
African Growth and
Opportunity Act
Đạo luật Tăng trưởng và Cơ hội
Châu Phi
AIIB
Asian Infrastructure
Investment Bank
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng
châu Á
APEC
Asia Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á
- Thái Bình Dương
ARF
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn Khu vực ASEAN
ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
CTBT
Comprehensive Nuclear
Test-Ban Treaty
Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt
nhân toàn diện
EAS
East Asia Summit
Hội nghị Cấp cao Đông Á
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
FTAA
Free Trade Area of
Americas
Khu vực thương mại tự do Châu
Mỹ
GATT
Genaral Agreement Tax
Trade
Hiệp định Chung về Thuế quan
và Thương mại
GCC
Gulf Cooperation Council
Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
IMF
International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
NAFTA
North American Free Trade
Agreement
Hiệp định Thương mại Tự do Bắc
Mỹ
NATO
North Atlantic Treaty
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
6
Organization
Dương
NGO
Non-governmental
organization
Tổ chức phi chính phủ
NPT
Treaty of Non-Proliferation
of Nuclear Weapons
Hiệp ước không phổ biến vũ khí
hạt nhân
OAS
Organization of American
States
Tổ chức các quốc gia châu Mỹ
OSCE
Organization for Security
and Co-operation in Europe
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu
Âu
PSI
Proliferation Security
Initiative
Sáng kiến An ninh chống phổ
biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
RCEP
Regional Comprehensive
Economic Partnership
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
diện Khu vực
START
Strategic Arms Reduction
Treaty
Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến
lược
TPP
Trans-Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác xuyên Thái
Bình Dương
T-TIP
Transatlantic Trade and
Investment Partnership
Hiệp định Đầu tư và Thương mại
xuyên Đại Tây Dương
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau Chiến tranh Lạnh, với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa ở Đông Âu, trật tự thế giới hai cực không còn, thay vào đó là sự hình
thành của trật tự thế giới đơn cực với Mỹ là siêu cường số một thế giới trên
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự. Mỹ có vai trò quan trọng
trong các tổ chức chính trị quốc tế như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
(NATO), Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Diễn đàn Hợp tác
Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Mỹ giữ vai trò là người ra “luật
chơi” trong các tổ chức kinh tế, tài chính và tiền tệ quốc tế, như Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Tuy nhiên, trong giai đoạn từ sau Chiến tranh Lạnh cho đến những
năm đầu thế kỷ 21, Mỹ cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đe dọa đến lợi
ích và an ninh quốc gia của Mỹ. Đó là những thách thức đến từ các vấn đề an
ninh truyền thống, phi truyền thống, chủ nghĩa khủng bố, suy thoái kinh tế,
những bất cập trong chiến lược phát triển kinh tế, đối ngoại. Những thách
thức cùng với những biến động lớn của tình hình thế giới tác động đến lợi ích
toàn cầu của Mỹ. Vì vậy, các chính quyền Mỹ luôn điều chỉnh chiến lược an
ninh quốc gia để phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng các mục tiêu an ninh
quốc gia và các mục tiêu đối ngoại của Mỹ.
Là một siêu cường thế giới, những chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ
có sự tác động mạnh mẽ đến các khu vực, các nước trên thế giới, trong đó có
Việt Nam. Chính vì thế, việc lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu so
sánh Chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ giai đoạn 1993
- 2012” sẽ góp phần làm sáng tỏ bản chất chiến lược an ninh quốc gia của
Mỹ, sự điều chỉnh trong các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong giai
8
đoạn này, phục vụ công tác nghiên cứu chiến lược toàn cầu của Mỹ nói chung
và chính sách đối ngoại của Mỹ nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do tầm quan trọng và phạm vi ảnh hưởng của chiến lược an ninh quốc
gia của Mỹ, nên đây là một trong những chủ đề được các nhà nghiên cứu, học
giả trong nước và trên thế giới rất quan tâm.
Ở nước ngoài, một số công trình xuất bản thành sách tiêu biểu là: Our
New National Security Strategy: America Promises to Come Back, của James
John Tritten, Nxb Greenwood Publishing Group, 1992; U.S. National Security
Strategy in Southeast Asia: A Reappraisal, của Douglas D. Freeseman, Nxb
D.D. Freeseman, 1995; U.S. National Security: Beyond The Cold War, của
các tác giả David Jablonsky, Ronald Steel, Lawrence Korb, Morton H.
Halperin, Robert Ellsworth, 1997; U.S. National Security Strategy: A New
Era, Nxb DIANE Publishing, 2002; A New National Security Strategy in an
Age of Terrorists, Tyrants, and Weapons of Mass Destruction: Three Options
Presented as Presidential Speeches, của Lawrence J. Korb, Council on
Foreign Relations, 2003; Ideas for America's Future: Core Elements of a New
National Security Strategy, của Jeffrey P. Bialos, Johns Hopkins University,
2008; American National Security, của các tác giả Amos A. Jordan, William
J. Taylor, Jr., Michael J. Meese, Suzanne C. Nielsen, Nxb JHU Press, 2009;
New Directions in U.S. National Security; Strategy, Defense Plans, and
Diplomacy: A Review of Official Strategic Documents, của Richard L. Kugler,
Nxb NDU Press, 2011; US National Security Concerns in Latin America and
the Caribbean: The Concept of Ungoverned Spaces and Failed States, của các
tác giả Gary Prevost, Harry E. Vanden, Carlos Oliva Campos, Luis Fernando
Ayerbe, Nxb Palgrave Macmillan, 2014… Nhìn chung, các công trình nghiên
cứu này đã tập trung đề cập đến những nhân tố tác động đến chiến lược an
9
ninh quốc gia của Mỹ; phân tích những nội dung cơ bản của chiến lược an
ninh quốc gia của Mỹ ở từng thời điểm; chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ
đối với từng lĩnh vực, từng khu vực trên thế giới.
Ở trong nước, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ cũng là một chủ đề
thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, vì thế, đã có nhiều công trình
khoa học đề cập đến chủ đề này ở những mức độ khác nhau. Một số công
trình được xuất bản thành sách tiêu biểu là: Hoa Kỳ can dự và mở rộng của
Lê Bá Thuyên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997; Về chiến lược an ninh
của Mỹ hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 của Lê Linh Lan
(chủ biên. Bên cạnh đó, còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí trong
nước, tiêu biểu là “Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh
của Mỹ: từ George Bush (cha) đến Bill Clinton”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay,
số 1/2001 của tác giả Hà Mỹ Hương; “Chiến lược an ninh Đông Á - Thái
Bình Dương của Mỹ: từ Clinton đến Bush”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số
8/2003, của Lê Linh Lan; “Sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ và tác động của
nó đến khu vực Đông Nam Á”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, Số 11/2003, của
Phạm Đức Thành; “Bàn về chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ”, Tạp
chí Nghiên cứu quốc tế, Số 6/2003, của Hoàng Anh Tuấn; “Mỹ và an ninh
Đông Nam Á hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 6/2005 của tác giả Lê
Đình Tĩnh; “Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ trong một thế giới đang
thay đổi”, Tạp chí Cộng sản, Số 5/2010 của Lê Thế Mẫu. Các công trình này
đã tập trung làm rõ sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ qua từng thời kỳ, từ
chính quyền này đến chính quyền khác, những điểm mới của một chiến lược
an ninh quốc gia so với bản trước đó.
Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu và ấn phẩm khoa học kể
trên, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ được phản ánh trên nhiều khía cạnh,
tập trung vào các chủ đề như quá trình hình thành chiến lược an ninh quốc gia
10
Mỹ, những yếu tố tác động đến xây dựng chiến lược an ninh quốc gia Mỹ,
phân tích những nội dung cơ bản trong một chiến lược an ninh quốc gia sau
khi được ban hành, nghiên cứu về một số lĩnh vực cụ thể và nội dung chiến
lược an ninh quốc gia của Mỹ đối với một số khu vực. Tuy nhiên, chưa có
một công trình nghiên cứu mang tính tổng thể, so sánh các chiến lược an ninh
quốc gia của Mỹ, nhất là trong giai đoạn 1993 - 2012. Vì vậy, luận văn lấy
chủ đề “Nghiên cứu so sánh chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền
Mỹ giai đoạn 1993 - 2012” nhằm mục đích đánh giá một cách tổng quan, hệ
thống hóa những điều chỉnh cơ bản trong các bản chiến lược an ninh quốc gia
của Mỹ trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu một cách tổng thể chiến lược an ninh của Mỹ
trong giai đoạn 1993 - 2012, luận văn tập trung so sánh các bản chiến lược an
ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ. Từ đó, luận văn đưa ra những đánh
giá về những đặc điểm nổi bật trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ
trong hai thập kỷ sau Chiến tranh Lạnh và dự báo khuynh hướng trong chiến
lược an ninh quốc gia của Mỹ trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu tổng thể trên, luận văn xác định những nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể sau:
- Nghiên cứu khái niệm an ninh quốc gia nói chung và chiến lược an
ninh quốc gia của Mỹ nói riêng;
- Nghiên cứu những nội dung cơ bản của năm bản Chiến lược an ninh
quốc gia của các chính quyền Mỹ từ năm 1993 đến năm 2012.
- So sánh nội dung của các Chiến lược an ninh quốc gia để thấy được
những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản trong ưu tiên chiến lược của các
chính quyền Mỹ trong giai đoạn này, đồng thời lý giải những tương đồng và
khác biệt đó.
11
- Cuối cùng, luận văn đánh giá những đặc điểm nổi bật trong chiến lược
an ninh quốc gia của Mỹ trong giai đoạn 1993 - 2012 và xu hướng Chiến lược
an ninh quốc gia của Mỹ từ sau năm 2012.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ được
các Tổng thống Mỹ công bố vào đầu mỗi nhiệm kỳ.
- Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian, các chiến lược an ninh quốc gia của
Mỹ trong giai đoạn 1993 - 2012. Về nội dung, tập trung nghiên cứu năm bản
Chiến lược an ninh quốc gia của ba đời Tổng thống Mỹ (Bill Clinton, George.
W. Bush và nhiệm kỳ đầu của Barack Obama). Do khuôn khổ hạn chế của
một luận văn cao học, luận văn không đi sâu phân tích quá trình triển khai
chiến lược an ninh quốc gia qua các đời Tổng thống mà chủ yếu nghiên cứu
làm rõ những tương đồng và khác biệt về nội dung và ưu tiên chiến lược trong
các bản Chiến lược an ninh quốc gia của các chính quyền Mỹ và lý giải tại
sao lại có những tương đồng và khác biệt đó trên cơ sở phân tích những yếu
tố khách quan và chủ quan tác động tới việc hoạch định chiến lược an ninh
quốc gia của các chính quyền Mỹ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc
tế, nhằm đánh giá và phân tích một cách khái quát và toàn diện chính sách đối
ngoại của Mỹ dưới sự tác động của các nhân tố trong nước và quốc tế. Ngoài
ra, luận văn sử dụng các phương pháp khác như so sánh - đối chiếu, phân tích
- tổng hợp và dự báo.
12
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Khái niệm chiến lược an ninh quốc gia và nội dung chính các
Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ: Nêu khái quát các quan niệm về an ninh
quốc gia trên thế giới; tìm hiểu khái niệm an ninh quốc gia của Mỹ và tóm
lược các nội dung chính trong năm bản Chiến lược an ninh quốc gia giai đoạn
1993 - 2012.
Chương 2: So sánh các bản Chiến lược an ninh quốc gia của các chính
quyền Mỹ giai đoạn 1993 - 2012: So sánh những tương đồng và khác biệt
trong các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton, George.
W. Bush và nhiệm kỳ đầu của Barack Obama xét trên các yếu tố chính như
xác định môi trường chiến lược, mục tiêu chiến lược, biện pháp triển khai
chiến lược.
Chương 3: Nhận xét về chiến lược an ninh của Mỹ giai đoạn 1993 2012 và xu hướng chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ từ sau năm 2012.
Khái quát những đặc điểm chính trong các bản chiến lược an ninh quốc gia
Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 và xu hướng chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ từ
sau năm 2012.
13
CHƢƠNG 1
KHÁI NIỆM CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA VÀ NỘI DUNG
CHÍNH CÁC CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ
1.1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ AN NINH QUỐC GIA VÀ KHÁI NIỆM CHIẾN
LƯỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ
1.1.1. Các khái niệm về an ninh quốc gia
Có nhiều khái niệm về an ninh quốc gia đã được nhiều nhà hoạch định
chính sách, học giả, nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu và đúc kết lại.
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, những nhận thức về an ninh cũng thay đổi
rất nhanh chóng. Dưới đây là một số khái niệm chủ yếu.
An ninh toàn diện: Theo khái niệm này, an ninh được nhận thức không
chỉ từ khía cạnh quân sự, mà còn bao gồm cả kinh tế, chính trị, xã hội. Thuật
ngữ này được chính thức đưa ra ở Nhật Bản dưới thời chính phủ Ohira
Masaharu vào năm 19781 và được các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là
Indonesia, Malaysia và Singapore ủng hộ. Tiền đề cơ bản của nó là an ninh
phải được hiểu một cách toàn diện, bao gồm cả các mối đe dọa quân sự và phi
quân sự đối với toàn bộ đời sống của một quốc gia. Nó đã thể hiện sự chuyển
hướng trong chính sách của nhiều nước trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, từ nhấn mạnh các mối quan hệ an ninh tập thể (tham gia hiệp ước,
liên minh quân sự để chống lại mối đe dọa hữu hình) và củng cố sức mạnh
quân sự, sang phát triển sức mạnh kinh tế và tăng cường hợp tác chính trị và
kinh tế, tạo môi trường hoà bình, ổn định và xây dựng năng lực trong nước
cũng như các cơ chế quốc tế để đối phó và ngăn ngừa những bất ổn tiềm tàng.
Khái niệm an ninh toàn diện bao gồm: (i) An ninh quốc gia bao gồm an
David Dewitt (1994), “Common, Comprehensive and Cooperative Security”, Pacific Review 7:
trang 1-15.
1
14
ninh đối với chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của nhà nước
và nhân dân; (ii) Những vấn đề an ninh phi truyền thống như môi trường và
sinh thái, căng thẳng sắc tộc, hoạt động tội ác xuyên quốc gia, an ninh năng
lượng và lương thực, an ninh con người, v.v... ngày càng tăng lên; (iii) Không
hình thành liên minh quân sự; loại bỏ sự can thiệp từ bên ngoài; thúc đẩy các
biện pháp xây dựng lòng tin và kiểm soát vũ khí2.
An ninh hợp tác: Cùng với an ninh toàn diện, an ninh hợp tác là một
quan niệm ngày càng phổ biến. Đề cập sớm nhất thuật ngữ này là tại Hội thảo
Lòng chảo Thái Bình Dương năm 1988, trong đó thuật ngữ này được sử dụng
đồng nghĩa với hợp tác an ninh. Theo cựu Ngoại trưởng Canada Joe Clark, an
ninh hợp tác là sự thay thế nhận thức về an ninh trong Chiến tranh Lạnh dựa
trên cơ sở hai cực, răn đe và cân bằng quyền lực bằng một tiến trình và khuôn
khổ đa phương trên cơ sở tham khảo ý kiến lẫn nhau3. Còn cựu Ngoại trưởng
Australia G. Evans cho rằng, an ninh hợp tác là một cách tiếp cận nhấn mạnh
việc đảm bảo an ninh cho nhau chứ không phải là răn đe, đề cao chủ nghĩa đa
phương và việc hình thành thói quen đối thoại4. Quan điểm an ninh hợp tác
nhấn mạnh sự tham gia của các chủ thể nhà nước và phi nhà nước như các tổ
chức phi chính phủ (NGO), giới kinh doanh và các thực thể xuyên quốc gia
khác. Ngoài ra, an ninh hợp tác không chỉ giới hạn trong các vấn đề quân sự
mà bao gồm cả các vấn đề an ninh phi truyền thống như môi trường, dân số
và các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia. Tóm lại, những người chủ trương
an ninh hợp tác nhấn mạnh cách tiếp cận từng bước, tiệm tiến tiến tới việc
Lê Linh Lan, "Châu Âu trong Chiến lược toàn cầu của Mỹ thập kỷ đầu thế kỷ XXI", Luận án Tiến
sĩ, Học viện Ngoại giao, 2015, tr. 18.
3
Ted Gallen Carpenter (2005), America‟s coming war with China, Palgrave MacMillan, New
York, p.106.
4
Hà Hồng Hải, “Giới thiệu một số khái niệm an ninh”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 33/2000.
2
15
thành lập các thể chế đa phương. Theo cách tiếp cận trên, an ninh hợp tác cho
phép sử dụng các biện pháp chính thức và không chính thức, song phương và
đa phương để đối phó với các vấn đề an ninh.
An ninh tập thể: An ninh tập thể là một “liên minh tiềm tàng thường
trực chống lại kẻ thù vô hình”5, nhằm đảm bảo an ninh cho tất cả các quốc gia
chống lại những quốc gia nào có thể thách thức trật tự hiện hành. Cơ sở của
an ninh tập thể là “tất cả chống lại một”6. Các quốc gia tham gia hệ thống an
ninh tập thể cam kết: nếu một quốc gia nào đó trong liên minh bị tấn công, thì
các thành viên khác cũng coi là bị tấn công và phải có nghĩa vụ tham gia các
biện pháp trừng phạt, cấm vận về kinh tế hay quân sự để chống lại kẻ xâm
lược đó. Tuy nhiên, đó chỉ là về lý thuyết. Trên thực tế, các thành viên thường
bị chia rẽ và có lập trường khác nhau về “hành động xâm lược”7 do khác biệt
về lợi ích quốc gia.
Trên thực tế, an ninh tập thể thường bị nhầm lẫn với khái niệm “phòng
thủ tập thể”. Phòng thủ tập thể là hình thức các quốc gia hợp tác để loại trừ
mối đe dọa từ một kẻ thù đã được xác định, dù là hiện thực hay tiềm tàng. Sự
hợp tác này thường dưới hình thức quan hệ liên minh, liên hiệp hay hiệp ước
hỗ tương nhằm răn đe kẻ âm mưu xâm lược. Một loạt các cơ chế phòng thủ
tập thể được hình thành từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II như NATO ở châu
Âu và “hệ thống San Francisco” của Mỹ ở châu Á bao gồm Hiệp ước Hợp tác
Phòng thủ với Nhật Bản, Australia, New Zealand và Philippines. Về nội dung,
hai khái niệm này giống nhau ở chỗ: các quốc gia cam kết giúp đỡ nhau khi
một quốc gia bị tấn công; sức mạnh của nước bị xâm lược được bổ sung và
John Gerard Ruggie (Summer 1992), “Multilateralism: The Anatomy of an Institution”,
International Organization 46, No.3, p.569.
6
George W. Down (1994), Collective Security beyond the Cold War, University of
Michigan, p.43.
7
Collective Security beyond the Cold War, sđd, p.44.
5
16
trợ giúp bởi sức mạnh của các quốc gia khác trong một dàn xếp an ninh. Tuy
nhiên, hai khái niệm này khác nhau cơ bản ở cách nhận dạng kẻ thù. Các quốc
gia tham gia phòng thủ tập thể để đối phó với các mối đe doạ đối với an ninh
của họ từ một nước hoặc một nhóm nước cụ thể, được coi là kẻ thù nào đó,
chưa xác định từ bên ngoài. Còn các quốc gia tham gia an ninh tập thể để đối
phó với các mối đe doạ từ bất kỳ quốc gia nào khi có hành động xâm lược, dù
là đồng minh hay bạn bè, tức là đối phó với mối đe dọa cả bên trong.
An ninh chung: xuất hiện trong thời kỳ Chiến tranh lạnh và được cụ thể
hoá trong báo cáo 1982 của Ủy ban về các vấn đề giải trừ quân bị và an ninh
do cố Thủ tướng Thụy Điển, Olof Palme, làm Chủ tịch. Theo báo cáo này,
“An ninh chung là một tiến trình lâu dài và thực tế cuối cùng sẽ dẫn đến hoà
bình và giải trừ quân bị bằng cách thay đổi tư duy đã gây ra cuộc chạy đua vũ
trang giữa hai siêu cường, ngăn cản kiểm soát vũ khí và giải trừ quân bị và
được xem như là gây ra xung đột ở mức độ cao”8. An ninh chung được bảo
đảm tốt nhất thông qua hợp tác chứ không phải đấu tranh và cân bằng quyền
lực, bao gồm 6 nguyên tắc: (i) Tất cả các dân tộc đều có quyền chính đáng
được bảo đảm an ninh; (ii) Sức mạnh quân sự không phải là công cụ chính
đáng để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia; (iii) Cần phải kiềm chế trong
việc thực hiện chính sách quốc gia; (iv) Không thể đạt được an ninh bằng ưu
thế về quân sự; (v) Giảm và hạn chế chất lượng vũ khí cần thiết cho an ninh
chung; (vi) Tránh gắn thương lượng về vũ khí với các vấn đề chính trị9.
An ninh chung có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các biện
pháp xây dựng lòng tin, cụ thể là nhằm giảm căng thẳng Đông-Tây. Các biện
pháp này bao gồm sự có mặt của các quan sát viên của cả hai bên tại các cuộc
tập trận lớn, tăng tính công khai và chia sẻ thông tin, giảm nguy cơ tấn công
8
9
Collective Security beyond the Cold War, sđd, p.59.
Hà Hồng Hải, Giới thiệu một số khái niệm an ninh, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 33, 2000.
17
quân sự. Ủy ban Palme cũng coi an ninh là một khái niệm toàn diện mà trước
đây mặt này thường bị bỏ qua khi nói tới khái niệm này. Báo cáo của Ủy ban
cho rằng an ninh cần được nhận thức theo nghĩa rộng hơn, bao gồm cả về
kinh tế, quân sự và thịnh vượng chung10.
1.1.2. Khái niệm chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ
Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ là cụm từ thường xuyên được đề
cập trong quá trình nghiên cứu chính sách của Mỹ. Tuy nhiên, chiến lược an
ninh quốc gia của Mỹ cần được hiểu theo một cách mang tính tổng thể, toàn
diện hơn, chứ không chỉ là chiến lược về an ninh như cách hiểu thông thường.
Qua nghiên cứu cho thấy các bản Chiến lược an ninh của Mỹ mang tính toàn
diện, nó bao hàm tất cả khái niệm an ninh chủ chốt quốc tế. Bởi vì, Mỹ là siêu
cường có lợi ích toàn cầu cho nên tất cả những vấn đề an ninh của Mỹ đều
liên quan đến vấn đề an ninh toàn cầu.
Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ là một văn kiện mang tính chiến
lược, do Tổng thống, đại diện cho nhánh hành pháp (chính phủ), định kỳ trình
bày trước Quốc hội, trong đó định hình những mối quan tâm an ninh quốc gia
chính của Mỹ và đưa ra cách thức, biện pháp mà chính quyền sẽ triển khai để
đạt được các mục tiêu trong chính sách đối nội và đối ngoại.
Trước năm 1986, việc ban hành Chiến lược an ninh quốc gia chưa được
“luật hóa” hay nói cách khác, nó không được thực hiện một cách bắt buộc,
mặc dù nhiều chiến lược quốc gia đã được ban hành, nhưng chủ yếu dưới
dạng tài liệu mật. Đáng chú ý nhất là tài liệu có mã số NSC-68: “Mục tiêu và
kế hoạch của Mỹ vì an ninh quốc gia”. Đây là tài liệu được đóng dấu “Tuyệt
mật” (đã được giải mật) được Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời Tổng
thống Truman đưa ra vào ngày 14/04/1950. NSC-68 trình bày chi tiết bối
10
Hà Hồng Hải, Giới thiệu một số khái niệm an ninh, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 33, 2000.
18
cảnh chiến lược của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhấn mạnh đến những ý định
và khả năng của Mỹ và Liên Xô, đồng thời đề xuất các kế hoạch hành động
của Mỹ11.
Tuy nhiên, phải đến năm 1986, cơ sở pháp lý của văn kiện này mới được
quy định trong Đạo luật Tái cơ cấu Bộ Quốc phòng Goldwater-Nichols (gọi
tắt là Đạo luật Goldwater-Nichols). Đạo luật này quy định, Chiến lược an
ninh quốc gia Mỹ cần trình bày được năm nội dung chủ yếu sau:
(1) Lợi ích, mục tiêu trên phạm vi toàn thế giới có liên quan đến an ninh
quốc gia Mỹ.
(2) Chính sách đối ngoại, cam kết quốc tế và khả năng quốc phòng của
Mỹ nhằm ngăn chặn các hành động gây hấn, xâm lược và nhằm triển khai
Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ.
(3) Đề xuất việc sử dụng trong ngắn hạn và dài hạn các yếu tố về chính
trị, kinh tế, quân sự và các yếu tố khác trong sức mạnh quốc gia Mỹ để bảo vệ
hoặc thúc đẩy lợi ích và mục tiêu đã được xác định.
(4) Sử dụng một cách thích hợp các khả năng của sức mạnh quốc gia để
triển khai Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ.
(5) Cung cấp đầy đủ thông tin trước Quốc hội về những vấn đề liên quan
đến Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ.12
Có thể thấy, Chiến lược an ninh quốc gia là văn kiện xác định nhiệm vụ
đối nội, nhiệm vụ đối ngoại và phương hướng phát triển đất nước theo nghĩa
rộng nhất (khác với Chiến lược Quân sự quốc gia chỉ tập trung vào những vấn
đề xây dựng và hiện đại hoá các lực lượng vũ trang Mỹ phù hợp với sự phát
triển tình hình). Việc triển khai Chiến lược an ninh quốc gia được cụ thể hóa
“NSC 68: United States Objectives and Programs for National Security”, Naval War College
Review, Vol. XXVII (May-June, 1975), pp. 51-108.
12
Goldwater-Nichols Department of Defense Reorganization Act of 1986 (Public Law 102-496,
Stat. 3190, U.S.C. 50).
11
19
bởi các văn kiện mang tính bổ trợ khác, trong đó có Chiến lược quân sự quốc
gia, Báo cáo Quốc phòng 4 năm một lần. Với nghĩa đó, Chiến lược an ninh
quốc gia được ví như “chiến lược mẹ”, trong khi đó các chiến lược khác là
“chiến lược con”.13
Theo Đạo luật Goldwater-Nichols, Tổng thống Mỹ được yêu cầu công
bố trước Quốc hội Chiến lược an ninh quốc gia vào ngày đệ trình dự thảo
ngân sách cho năm tài khóa tiếp theo. Ngoài văn kiện mang tính hàng năm
này, một Tổng thống mới đắc cử phải đệ trình Chiến lược an ninh quốc gia
trong vòng 150 ngày sau khi nhậm chức. Các báo cáo này có thể được đệ
trình theo dạng tài liệu mật hoặc tuyên bố công khai. Sau khi đạo luật này ra
đời, không phải Tổng thống nào cũng thực hiện “nghiêm” quy định này, nhất
là từ khi Tổng thống George W. Bush lên cầm quyền năm 2001. Vị tổng
thống thứ 43 của nước Mỹ đã tạo một “tiền lệ” mới là chỉ đệ trình Chiến lược
an ninh quốc gia ở đầu nhiệm kỳ, sau khi đắc cử hoặc tái cử. Vì thế, về cơ
bản, Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ chỉ được công bố bốn năm một lần, thay
vì định kỳ hàng năm như luật định.
Những đặc điểm trên cho thấy, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ là
văn kiện chiến lược do chính phủ soạn thảo, báo cáo Quốc hội định kỳ theo
luật định, trong đó xác định rõ lợi ích, mục tiêu của Mỹ trên phạm vi toàn cầu
có liên quan đến an ninh quốc gia Mỹ, đồng thời đề ra chủ trương, biện pháp
huy động sức mạnh tổng hợp quốc gia nhằm bảo vệ an ninh, lợi ích và thúc
đẩy các mục tiêu chiến lược của Mỹ.
Lê Thế Mẫu, Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ trong một thế giới đang thay đổi, Tạp chí
Cộng sản, 5/2010
13
20
1.2. NỘI DUNG CHÍNH CÁC CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA
CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 1993 - 2012
1.2.1. Chiến lƣợc an ninh quốc gia của Chính quyền Bill Clinton
Bill Clinton là Tổng thống thứ 42 của Mỹ với hai nhiệm kỳ từ năm 1993
đến 2001. Tổng thống Bill Clinton bước vào Nhà Trắng trong bối cảnh Liên
Xô đã sụp đổ, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới và xác lập vị trí
thế giới một cực trong quan hệ quốc tế. Sự tan rã của Liên Bang Xô Viết, sự
sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu và sự suy yếu của nước Nga đã làm
cho bản đồ chính trị thế giới bị thay đổi và cán cân quyền lực nghiêng về có
lợi cho Mỹ. Sau Chiến tranh Lạnh, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi,
nền hòa bình được củng cố. Tuy nhiên, các vấn đề quốc tế và khu vực trước
đây bị chi phối bởi trật tự hai cực Xô - Mỹ, đến giai đoạn này được phát triển
với nhiều biến động mới: đó là sự nổi lên của chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa
ly khai, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chiến tranh cục bộ, khu vực ngày càng
phát triển. Sự nổi lên của các cường quốc như Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil và
các nước thế giới thứ ba làm cho bản đồ chính trị thế giới có nhiều thay đổi và
nước Mỹ đứng trước những thách thức mới. Mặc dù vậy, sau khi Chiến tranh
Lạnh kết thúc, Mỹ bước ra với tư thế là một siêu cường về kinh tế, chính trị,
quân sự, duy nhất trên thế giới. Đây là động lực để Mỹ triển khai chiến lược
nhằm duy trì và củng cố vị thế siêu cường số một thế giới.
Trong bối cảnh đó, sau khi vào Nhà Trắng, Tổng thống Bill Clinton đã
công bố “Chiến lược an ninh quốc gia về can dự và mở rộng” vào năm 1994.
Đến đầu nhiệm kỳ hai, Tổng thống Bill Clinton công bố “Chiến lược an ninh
quốc gia cho thế kỷ mới” vào năm 1997. Nội dung chính của hai bản chiến
lược an ninh quốc gia Mỹ dưới thời Bill Clinton như sau:
- “Chiến lược an ninh quốc gia về can dự và mở rộng” (tháng 7/1994),
còn gọi là “Chiến lược can dự và mở rộng”, mở đầu với tuyên bố về nhiệm vụ
21
và vai trò của chính phủ trong bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó có bảo vệ
người dân, lãnh thổ và giá trị Mỹ. Phần mở đầu nhấn mạnh đến sự nổi lên của
các cuộc xung đột sắc tộc và các quốc gia bất hảo (rogue state); chỉ ra rằng,
“sự phổ biến của các loạt vũ khí hủy diệt hàng loạt tạo ra một thách thức lớn
đối với an ninh của chúng ta”14. Sự phổ biến của các loại vũ khí hủy diệt
hàng loạt đặt ra những thách thức xuyên quốc gia mới, nhất là loại vũ khí đó
lọt vào tay các tổ chức khủng bố. Văn kiện này nhấn mạnh, chiến lược an
ninh quốc gia của Mỹ thể hiện được cả lợi ích và giá trị Mỹ, sự cần thiết phải
duy trì sự lãnh đạo của Mỹ trên thế giới, nhấn mạnh đến ngoại giao phòng
ngừa thông qua các biện pháp như ủng hộ dân chủ, viện trợ kinh tế, hiện diện
quân sự ở nước ngoài, đối thoại quân sự và tham gia vào các cuộc đàm phán
đa phương; tích cực xây dựng nhận thức chung trong công chúng Mỹ về việc
chủ động can dự vào các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, sự can dự của Mỹ cũng
có sự chọn lựa, tập trung vào các thách thức có liên quan trực tiếp đến lợi ích
nước Mỹ.
Đánh giá nước Mỹ đang bước vào một kỷ nguyên mới sau Chiến tranh
Lạnh, khi sự sụp đổ của Liên Xô đã làm thay đổi sâu sắc môi trường an ninh
đối với Mỹ và các đồng minh, chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 xác định
ba mục tiêu chính: (1) Bảo đảm an ninh nước Mỹ; (2) Thúc đẩy sự thịnh
vượng ở trong nước; (3) Thúc đẩy dân chủ trên toàn thế giới15. Tuy nhiên, dù
có mạnh đến đâu, thì một mình nước Mỹ cũng không thể đảm bảo những mục
tiêu cơ bản đó.
Để thúc đẩy mục tiêu an ninh nước Mỹ, chiến lược an ninh quốc gia
1994 nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược can dự của Mỹ. Theo đó, Mỹ
14
The National Security Strategy of the United of America, The White House, July 1994,
http://nssarchive.us/national-security-strategy-1994, tr. i
15
National Security Strategy 1994,tlđd tr. 5
22
sẽ tăng cường hợp tác với các đồng minh, duy trì và điều chỉnh các mối quan
hệ an ninh với các đồng minh chủ chốt; đưa ra những biện pháp thích hợp để
đối phó với các mối đe dọa hậu Chiến tranh Lạnh, như ngăn chặn sự phổ biến
vũ khí hủy diệt hàng loạt, kiểm soát vũ trang và các hoạt động tình báo; xây
dựng khả năng quốc phòng đủ mạnh để hoàn thành các nhiệm vụ sau: (1) Đối
phó với những biến cố lớn ở khu vực, trong đó chỉ rõ CHDCND Triều Tiên,
Iran và Iraq là các quốc gia thù địch cần đối phó; (2) Gia tăng hiện diện ở
nước ngoài; (3) Ngăn chặn vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhất là khi loại vũ khí
này lọt vào tay khủng bố; (4) Đóng góp vào hoạt động gìn giữ hòa bình đa
phương; (5) Ủng hộ các nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố và thực hiện các
nhiệm vụ an ninh khác. Để thực hiện nhiệm vụ, các lực lượng quân sự phải có
khả năng phản ứng nhanh và tác chiến hiệu quả; sẵn sàng chiến đấu và chiến
thắng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Văn kiện xác định thời điểm và cách thức
triển khai các lực lượng quân sự: (1) Các lợi ích quốc gia quyết định mức độ
và phạm vi can dự; (2) Tìm kiếm sự hỗ trợ của đồng minh hoặc các định chế
đa phương có liên quan; (3) Xem xét mức độ quan trọng của các vấn đề trước
khi sử dụng lực lượng quân sự; (4) Sự can dự phải có tính khả thi và sử dụng
ngân sách hợp lý. Văn kiện xác định mục tiêu ngăn chặn sự phổ biến vũ khí
hủy diệt hàng loạt và kiểm soát các loại tên lửa chiến lược…
Để thúc đẩy sự thịnh vượng ở trong nước, chiến lược an ninh quốc gia
1994 đòi hỏi phải có sự kết hợp những nỗ lực ở trong nước và bên ngoài. Nói
cách khác, sự thịnh vượng ở trong nước phụ thuộc vào sự tích cực can dự ở
nước ngoài. Sức mạnh ngoại giao, khả năng duy trì quân đội không có đối
thủ, sự hấp dẫn của giá trị Mỹ ra bên ngoài đều dựa vào sức mạnh của nền
kinh tế. Để thúc đẩy mục tiêu này, Mỹ cần: (1) Tăng cường tính cạnh tranh
của nền kinh tế Mỹ; (2) Phát huy vai trò động lực của kinh tế tư nhân, gia tăng
năng xuất và tăng cường xuất khẩu; (3) Tăng cường tiếp cận các thị trường
23
nước ngoài, thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương;
(4) Tăng cường hợp tác kinh tế vĩ mô với các cường quốc kinh tế; (5) Đảm
bảo an ninh năng lượng; (6) Thúc đẩy sự phát triển bền vững ở nước ngoài.
Để thực hiện mục tiêu thúc đẩy dân chủ trên thế giới, Mỹ sẽ ủng hộ nền
dân chủ và các thị trường tự do ở các nơi có liên quan đến lợi ích của Mỹ. Mỹ
sẽ tập trung nỗ lực hỗ trợ các quốc gia, khu vực có ảnh hưởng đến lợi ích
chiến lược của Mỹ như các nước có nền kinh tế lớn, có vị trí trọng yếu, có vũ
khí hạt nhân hoặc có nguy cơ tạo ra làn sóng di cư vào nước Mỹ hoặc các
đồng minh của Mỹ. Trong số các quốc gia đó, nổi lên là Nga, Ukraine, Nam
Phi, Nigeria.
Về quan hệ đối ngoại, Chiến lược an ninh quốc gia 1994 nhấn mạnh đến
các mối quan hệ song phương và đa phương ở các khu vực. Với châu Âu và
Á-Âu, Mỹ xác định ba nhân tố quan trọng nhằm thúc đẩy chiến lược can dự
và mở rộng của Mỹ ở khu vực này: (1) Tăng cường sức mạnh quân sự và tăng
cường liên minh quân sự trong giải quyết các điểm nóng, các vấn đề khu vực
và toàn cầu; (2) Thúc đẩy quan hệ kinh tế với Liên minh châu Âu, hỗ trợ cải
cách kinh tế thị trường ở các nước Đông Âu; (3) Ủng hộ sự phát triển của nền
dân chủ ở Nga, các nước thuộc Liên Xô trước đây. Với Đông Á và Thái Bình
Dương, tiếp tục tích cực gia tăng hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương để
đảm bảo vai trò dẫn dắt của Mỹ tại khu vực bằng cách làm sâu sắc hơn mối
quan hệ với các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và
Phillipines. Để thúc đẩy xây dựng một Cộng đồng Thái Bình Dương mới, Mỹ
cần tập trung vào ba trụ cột chính: (1) Tăng cường nỗ lực ngăn chặn sự phổ
biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ở bán đảo Triều Tiên và Nam Á; (2) Thúc đẩy
hình thành nhiều tổ chức đa phương mới nhằm đẩy lùi các mối đe dọa và tận
dụng thời cơ; (3) Hỗ trợ làn sóng cải cách dân chủ ở khu vực. Với Tây Bán
24
Cầu16, tập trung cải thiện tình hình an ninh, trong đó nhấn mạnh đến tìm giải
pháp cho những căng thẳng biên giới, kiểm soát lực lượng nổi dậy, ngăn chặn
buôn bán vũ khí. Với Trung Đông, Tây Á và Nam Á, Mỹ cam kết bảo đảm an
ninh cho Israel và các bạn bè Arab, đảm bảo sự lưu thông dầu khí; duy trì sự
hiện diện lâu dài ở Tây Nam Á, chống lại chế độc độc tài ở Iraq, ngăn chặn
Iran phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo; tăng cường hợp tác với Hội
đồng Hợp tác Vùng Vịnh… Với châu Phi, được xác định là một trong những
thách thức lớn nhất đối với chiến lược can dự và mở rộng, chính sách của Mỹ
là hỗ trợ nền dân chủ, duy trì phát triển kinh tế, giải quyết xung đột thông qua
đàm phán, ngoại giao và hoạt động gìn giữ hòa bình.
- “Chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mới” (tháng 5/1997) khẳng
định sự lãnh đạo của nước Mỹ ngày nay là vì một tương lai an toàn hơn, thịnh
vượng hơn trong tương lai. Văn kiện này xác định bối cảnh an ninh nước Mỹ
đang đối mặt rất phức tạp và chưa có tiền lệ. Xung đột sắc tộc, các quốc gia
bất hảo đe dọa ổng định khu vực; chủ nghĩa khủng bố, các tổ chức tội phạm
và sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là những mối lo ngại xuyên quốc gia;
sự hủy hoại môi trường và tốc độ tăng trưởng dân số nhanh gây cản trở sự
phát triển của nền kinh tế và ổn định chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Văn
kiện này xác định ba mục tiêu chủ chốt, gồm: (1) Tăng cường an ninh quốc
gia với việc triển khai chính sách ngoại giao và lực lượng quân sự hiệu quả,
sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng; (2) Thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế của
nước Mỹ; (3) Thúc đẩy nền dân chủ trên thế giới17. Để thúc đẩy các mục tiêu
an ninh quốc gia nói trên, văn kiện xác định sáu ưu tiên chiến lược sau: (1)
Tây Bán Cầu: Thuật ngữ địa chính trị để chỉ châu Mỹ (Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ) và các
đảo vùng Caribbean.
16
17
The National Security Strategy of the United of America, The White House, May 1997,
http://nssarchive.us/national-security-strategy-1997, tr. ii
25
Thúc đẩy xây dựng một châu Âu hòa bình, đoàn kết, dân chủ; (2) Thúc đẩy
cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương ổn định và phát triển; (3) Duy trì sự
lãnh đạo của Mỹ như lực lượng quan trọng nhất của thế giới vì hòa bình; (4)
Tạo nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho người dân Mỹ thông qua một hệ
thống thương mại cạnh tranh và rộng mở hơn, đồng thời đem lại lợi ích cho
người dân các nước khác trên thế giới; (5) Tăng cường hợp tác trong đối phó
với những nguy cơ an ninh mới; (6) Tăng cường sức mạnh công cụ ngoại giao
và quân sự để đối phó với những thách thức này.
Để đạt được những lợi ích quốc gia, Mỹ cần tăng cường an ninh và thúc
đẩy sự thịnh vượng. Văn kiện xác định những mối đe dọa đối với lợi ích, an
ninh nước Mỹ, gồm: các mối đe dọa tầm mức khu vực và quốc gia; những
mối đe dọa xuyên quốc gia; những mối đe dọa từ vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Để đối phó với những mối đe dọa này, ngoài việc tăng cường tiềm lực quốc
gia, Mỹ cần thúc đẩy quan hệ an ninh với các quốc gia chủ chốt trên thế giới,
nhấn mạnh đến sự hợp tác với các nước bạn bè và đồng minh nhằm đối phó
với các mối đe dọa; định hình môi trường quốc tế có lợi cho lợi ích của Mỹ và
an ninh toàn cầu thông qua chính sách ngoại giao, viện trợ quốc tế, kiểm soát
vũ trang, các sáng kiến ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và
các hoạt động quân sự. Văn kiện xác định các mối đe dọa xuyên quốc gia ảnh
hưởng đến lợi ích, an ninh nước Mỹ, gồm: chủ nghĩa khủng bố, tội phạm ma
túy, tội phạm quốc tế có tổ chức, những vấn đề về an ninh và môi trường và
biến cố quy mô nhỏ. Nước Mỹ cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ cho một
tương lai không thể lường trước. Để tăng cường khả năng định hình môi
trường quốc tế, đối phó khủng hoảng, Mỹ cần tập trung nâng cao năng lực và
khả năng tình báo, không gian, hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống thông tin
quốc gia và khả năng sẵn sàng đối phó với những tình huống an ninh quốc gia
khẩn cấp.
26
Để đạt được mục tiêu thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ, đòi hỏi
phải có sự nỗ lực ở trong và ngoài nước. Lợi ích kinh tế và an ninh có mối
ràng buộc không thể tách rời. Sự thịnh vượng ở trong nước phụ thuộc vào sự
lãnh đạo của nước Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu. Do đó, văn kiện đưa ra các
biện pháp chính như sau: (1) Tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Mỹ (mở rộng sự tiếp cận ra các thị trường nước ngoài, phát huy hiệu quả của
Tổ chức Thương mại Thế giới, các định chế hợp tác đa phương, các đối tác
thương mại chủ chốt ở các khu vực, cải cách chiến lược xuất khẩu hàng hóa);
(2) Tăng cường hợp tác kinh tế vĩ mô; (3) Bảo đảm an ninh năng lượng; (4)
Thúc đẩy phát triển bền vững ở nước ngoài.
Ngoài ra, chiến lược an ninh quốc gia năm 1997 cũng nhấn mạnh đến
mục tiêu thúc đẩy nền dân chủ, nhân quyền ở các nước trên thế giới.
Về quan hệ đối ngoại, với châu Âu và Á - Âu, Mỹ sẽ thúc đẩy vai trò của
NATO, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) trong ngăn chặn xung
đột và quản lý khủng hoảng; tăng cường hợp tác với các đối tác châu Âu
trong giải quyết các mối đe dọa an ninh phi quân sự; thúc đẩy quan hệ hợp tác
kinh tế. Với Đông Á và Thái Bình Dương, Mỹ cần gia tăng sự hiện diện quân
sự tại khu vực; coi các nước đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái
Lan, Philippines là nền tảng để duy trì an ninh Mỹ; xác định những căng
thẳng trên bán đảo Triều Tiên là mối đe dọa chính đối với hòa bình và ổn định
ở Đông Á nên cần thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều
Tiên thông qua các cơ chế đàm phán song phương và đa phương; thúc đẩy vai
trò, trách nhiệm của Trung Quốc đối với an ninh, ổn định ở khu vực thông
qua các cơ chế hợp tác trong giải quyết các vấn đề quốc tế; thúc đẩy hợp tác
với ASEAN và từng nước trong Hiệp hội. Với Tây Bán Cầu, Mỹ cần tiếp tục
tăng cường hợp tác an ninh với khu vực thông qua đối thoại an ninh song
phương, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS), các cuộc diễn tập quân sự;
27
tìm kiếm giải pháp hòa bình để thúc đẩy nền dân chủ ở Cuba. Với Trung
Đông, Tây Nam Á và Nam Á, Mỹ sẽ thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung
Đông, ngăn chặn các mối đe dọa an ninh khu vực, nhất là từ Iraq và Iran; thúc
đẩy dân chủ và ổn định ở Nam Á. Với châu Phi, Mỹ sẽ tập trung ngăn chặn
các mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia đến từ châu Phi như chủ nghĩa khủng
bố, buôn bán ma túy, tội phạm quốc tế, dịch bệnh., đồng thời hỗ trợ các nước
châu Phi phát triển kinh tế, tăng cường hội nhập kinh tế toàn cầu.
1.2.2. Chiến lƣợc an ninh quốc gia của Chính quyền George W. Bush
Khi lên nhậm chức mặc dù được thừa hưởng một nguồn thặng dư ngân
sách do chính quyền Bill Clinton để lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh nước Mỹ
lúc này đã bắt đầu có dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế và đang ở giai đoạn
cao trào của cuộc chiến chống khủng bố. Tuy nhiên, cuộc chiến này lại bộc lộ
những điểm yếu cơ bản của Mỹ như: Không nhận được sự ủng hộ lâu dài của
các đồng minh; Sa lầy tại chiến trường Iraq và Afganistan; Kinh tế bắt đầu
suy thoái; Cạnh tranh giữa Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - Nga bắt đầu cho thấy Mỹ
suy yếu. Là Tổng thống thứ 43 của Mỹ với hai nhiệm kỳ từ năm 2001 đến
2008, Tổng thống George W. Bush đã công bố hai bản chiến lược an ninh
quốc gia vào năm 2002 và 2006. Nội dung chính của hai bản chiến lược an
ninh quốc gia Mỹ dưới thời George W. Bush như sau:
- Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2002: Ra đời trong bối cảnh nước
Mỹ chịu nhiều tổn thất nặng nề sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2001, chiến
lược này xác định, nước Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức an ninh
mới, đến từ các nhà nước độc tài, chủ nghĩa khủng bố và các vũ khí hủy diệt
hàng loạt ở trong tay khủng bố. Do đó, mục tiêu của chiến lược an ninh quốc
gia Mỹ là: (1) Bảo đảm tự do kinh tế và chính trị; (2) Thúc đẩy quan hệ hòa
bình với các quốc gia; (3) Thúc đẩy nhân quyền.
28
Để thúc đẩy những mục tiêu trên, Mỹ sẽ: Thứ nhất, bảo vệ những khát
vọng nhân quyền. Mỹ phải đứng ra bảo vệ tự do và công bằng cho mọi người
dân trên thế giới thông qua những quy tắc của luật pháp, giới hạn quyền lực
của nhà nước, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, bình đẳng giới, tôn trọng
quyền sở hữu cá nhân. Những biện pháp cụ thể: lên tiếng trước những vi
phạm về nhân quyền, sử dụng viện trợ nước ngoài để thúc đẩy tự do, thúc đẩy
các thể chế dân chủ, áp dụng những nỗ lực đặc biệt để thúc đẩy tự do tôn
giáo. Thứ hai, tăng cường phối hợp với các đồng minh để đánh bại chủ nghĩa
khủng bố toàn cầu, hợp tác ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ
và các đối tác. Ưu tiên của Mỹ là tiêu diệt tận gốc các tổ chức khủng bố quốc
tế cùng với sự phối hợp của các nước đối tác ở các khu vực và hợp tác với các
đồng minh để cô lập các tổ chức khủng bố. Mỹ sẽ tiêu diệt các tổ chức khủng
bố thông qua các biện pháp: hành động trực tiếp và liên tục bằng tất cả yếu tố
sức mạnh quốc gia và quốc tế; bảo vệ nước Mỹ, người dân Mỹ, lợi ích quốc
gia bằng cách nhận diện và tiêu diệt mối đe dọa trước khi nó đến biên giới
nước Mỹ; ngăn chặn sự bảo trợ của các quốc gia đối với các tổ chức khủng
bố. Mỹ cũng phát động một cuộc chiến tranh tư tưởng để giành chiến thắng
trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Thứ ba, hợp tác với các
nước khác nhằm ngăn chặn xung đột khu vực. Với mỗi trường hợp cụ thể, Mỹ
sẽ can thiệp dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: (1) Đầu tư thời gian và
nguồn lực trong việc xây dựng các quan hệ và thể chế quốc tế có thể xử lý các
cuộc khủng hoảng cục bộ khi nổi lên; (2) Luôn thực tế trong việc xem xét hỗ
trợ những quốc gia không đủ khả năng xử lý. Theo đó, Mỹ sẽ tập trung vào
điểm nóng như: xung đột Israel - Palestine ở Trung Đông; Ấn Độ - Pakistan ở
Nam Á; Indonesia ở Đông Nam Á; Mexico, Brazil, Canada, Chile và
Colombia ở Tây Bán Cầu; châu Phi. Thứ tư, ngăn chặn kẻ thù đe dọa nước
Mỹ, đồng minh và bạn bè đối tác bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các quốc gia
29
bất hảo và chủ nghĩa khủng bố ngày càng trở nên phức tạp hơn khi sở hữu vũ
khí hủy diệt hàng loạt. Chiến lược tổng thế của Mỹ trong ngăn chặn vũ khí
hủy diệt hàng loạt là: (1) Đi đầu trong những nỗ lực chống phổ biến vũ khí
hủy diệt hàng loạt; (2) Thúc đẩy những nỗ lực không phổ biến vũ khí hủy diệt
hàng loạt nhằm ngăn chặn các quốc gia bất hảo và tổ chức khủng bố có trong
tay vũ khí hủy diệt hàng loạt; (3) Quản lý có hiệu quả những hệ lụy nhằm đối
phó với những tác động khi các tổ chức khủng bố hay các quốc gia thù địch
sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Mỹ có thể sử dụng đòn tấn công phủ đầu
nếu thấy mối đe dọa là hiện hữu. Để sẵn sàng cho đòn tấn công phủ đầu, Mỹ
sẽ: củng cố hệ thống tình báo, hợp tác chặt chẽ với đồng minh để đánh gia
mối đe dọa nguy hiểm nhất, tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự để đảm
bảo khả năng đánh nhanh, thắng nhanh. Thứ năm, tạo ra một kỷ nguyên tăng
trưởng kinh tế toàn cầu mới thông qua các nền kinh tế thị trường và tự do
thương mại. Thứ sáu, mở rộng quy mô phát triển bằng cách mở rộng các xã
hội và xây dựng các nền tảng dân chủ. Thứ bảy, đưa ra các chương trình hợp
tác với những trung tâm quyền lực khác, gồm: NATO, EU, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Australia, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc. Thứ tám, thay đổi các thể chế an
ninh quốc gia Mỹ để đối phó với những thách thức, tận dụng những thời cơ
trong thế kỷ 21.
- Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2006: Chính quyền George W.
Bush nhấn mạnh bối cảnh triển khai chiến lược an ninh quốc gia là nước Mỹ
đang trong giai đoạn thời chiến, cụ thể là cuộc chiến chống khủng bố. Vì vậy,
ưu tiên trong chiến lược của Mỹ là chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến
chống khủng bố; thúc đẩy dân chủ, tự do trên thế giới với việc xóa bỏ các chế
độ độc tài, quân phiệt; xây dựng một thế giới mới theo những giá trị Mỹ.
Chiến lược an ninh quốc gia năm 2006 đánh giá những thành tựu đạt được,
những thử thách gặp phải trong thực hiện tám nhiệm vụ chính trong chiến
30
lược an ninh quốc gia năm 2002, định hướng cho những năm tiếp theo, đồng
thời bổ sung thêm nhiệm vụ: tận dụng những cơ hội, vượt qua những thách
thức của quá trình toàn cầu hóa.
Thứ nhất, bảo vệ những khát vọng nhân quyền. Mục tiêu của Mỹ là
chấm dứt các chế độ mà Mỹ gọi là độc tài, như CHDCND Triều Tiên, Iran,
Syria, Cuba, Belarus, Miến Điện và Zimbabwe; giúp xây dựng các chế độ dân
chủ mới một cách hiệu quả; thúc đẩy quyền tự do con người dựa trên nguyên
tắc mục tiêu không thay đổi, biện pháp có thể ứng biến. Thứ hai, tăng cường
phối hợp với các đồng minh để đánh bại chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, hợp tác
ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào nước Mỹ và các đối tác. Bản chiến
lược đánh giá, căn cứ đầu não của các mạng lưới khủng bố đã bị phá hủy,
nhưng những tên khủng bố vẫn rải rác ở nhiều nơi như Afghanistan, Ai Cập,
Indonesia, Iraq, Israel, Jordan, Morocco, Pakistan, Russia, Saudi Arabia, Tây
Ban Nha và Vương quốc Anh. Thúc đẩy tự do, nhân quyền thông qua nền dân
chủ là giải pháp lâu dài đối với chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia. Trước
mắt, Mỹ cần thực hiện bốn bước sau: (1) Ngăn chặn các cuộc tấn công khủng
bố trước khi chúng xảy ra; (2) Ngăn chặn vũ khí hủy diệt hàng loạt rơi vào tay
các quốc gia bất hảo và các tổ chức khủng bố; (3) Ngăn chặn các nhóm khủng
bố nhận được sự bảo trợ và chứa chấp của các quốc gia bất hảo; (4) Ngăn
chặn các tổ chức khủng bố kiểm soát bất kỳ quốc gia nào để có thể sử dụng
làm căn cứ và phát động tấn công khủng bố. Thứ ba, hợp tác với các nước
khác nhằm ngăn chặn xung đột khu vực. Giải pháp lâu dài để ngăn chặn và
giải quyết xung đột là thúc đẩy nền dân chủ. Tuy nhiên, Mỹ sẽ can thiệp nếu
xung đột ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia Mỹ, đồng thời nhấn mạnh đến sự ổn
định và tái thiết sau xung đột. Thứ tư, ngăn chặn kẻ thù đe dọa nước Mỹ, đồng
minh và bạn bè đối tác bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Các đối tượng tiếp tục
tìm cách sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt gồm: Iran, CHDCND Triều Tiên,
31
các tổ chức khủng bố. Mỹ cam kết sẽ không để cho loại vũ khí nguy hiểm
nhất lọt vào tay những đối tượng nguy hiểm nhất. Đó là vũ khí hạt nhân, vũ
khí hóa học, vũ khí sinh học. Thứ năm, tạo ra một kỷ nguyên tăng trưởng kinh
tế toàn cầu mới thông qua các nền kinh tế thị trường và tự do thương mại. Để
tiếp tục thúc đẩy tự do và thịnh vượng, vượt qua những thách thức, thời gian
tới, nước Mỹ cần: mở rộng thị trường, hội nhập với các nước đang phát triển;
mở rộng, hội nhập và đa dạng hóa các thị trường năng lượng nhằm đảo bảo sự
độc lập về năng lượng; cải cách hệ thống tài chính quốc tế nhằm đảm bảo ổn
định và phát triển. Thứ sáu, mở rộng quy mô phát triển bằng cách mở rộng
các xã hội và xây dựng các nền tảng dân chủ. Mỹ sẽ: tăng cường ngoại giao
chuyển hóa và dân chủ hiệu quả; tăng cường hiệu quả của viện trợ nước
ngoài. Thứ bảy, đưa ra các chương trình hợp tác với những trung tâm quyền
lực khác, dựa trên năm nguyên tắc: (1) Các mối quan hệ được đặt trong bối
cảnh thích hợp; (2) Các mối quan hệ này được hỗ trợ bởi các định chế khu
vực, quốc tế thích hợp để tăng cường hiệu quả của sự hợp tác; (3) Không thể
cho rằng, sự đối xử của các nhà nước đối với người dân nước họ không ảnh
hưởng đến lợi ích nước Mỹ; (4) Mỹ không phán xét lựa chọn của các nhà
nước mà tìm cách tác động đến những tính toán mà các quốc gia này lựa
chọn; (5) Mỹ sẵn sàng đơn phương hành động nếu cần thiết. Với Tây Bán
Cầu, làm sâu sắc mối quan hệ với Canada và Mexico; thúc đẩy hợp tác với
các nước láng giềng; củng cố quan hệ chiến lược với các nhà lãnh đạo Trung
và Nam Mỹ, Caribbean. Với châu Phi, mục tiêu của Mỹ là châu lục này biết
đến tự do, hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Với Trung Đông, Mỹ cam kết
ủng hộ nỗ lực của các nhà cải cách nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho
khu vực; tìm kiếm khuôn khổ pháp lý để Israel và Palestine tồn tại như hai
quốc gia dân chủ; tiếp tục ủng hộ nỗ lực thúc đẩy cải cách, tự do của các đồng
minh truyền thống như Ai Cập và Saudi Arabia; chống lại các chế độ độc tài
32
như Iran và Syria. Với châu Âu, NATO tiếp tục là trụ cột trong chính sách đối
ngoại của Mỹ; quan hệ hợp tác với châu Âu được xây dựng dựa trên cơ cở giá
trị và lợi ích chung. Với Nga, Mỹ tăng cường hợp tác chặt chẽ với Nga trong
các vấn đề chiến lược có chung lợi ích và giải quyết các vấn đề khác biệt về
lợi ích. Với Nam và Trung Á, mục tiêu của Mỹ là làm cho khu vực này được
dân chủ, thịnh vượng và hòa bình, trong đó chú trọng thúc đẩy quan hệ với
Ấn Độ và Pakistan. Với Đông Á, sự ổn định và thịnh vượng ở khu vực phụ
thuộc vào sự can dự của Mỹ: duy trì các quan hệ đối tác, tăng cường hội nhập
kinh tế và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền; phát huy vai trò của các định chế, cơ
chế như APEC, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đàm phán sáu
bên và Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI) để
đối phó với những thách thức chung. Tại Đông Nam Á, Mỹ sẽ thúc đẩy nền
dân chủ ở Myanmar, hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác chủ chốt,
gồm: Indonesia, Malaysia, the Philippines, Singapore và Thái Lan. Với Trung
Quốc, Mỹ thúc đẩy Trung Quốc cải cách và mở cửa, tăng cường vai trò, trách
nhiệm với khu vực, thế giới, hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy lợi ích
chung, giải quyết các thách thức. Thứ tám, thay đổi các thể chế an ninh quốc
gia Mỹ để đối phó với những thách thức, tận dụng những thời cơ trong thế kỷ
21. Ở trong nước, Mỹ sẽ theo đuổi ba ưu tiên: (1) Tiếp tục cải cách các Bộ:
Quốc phòng, An ninh nội địa, Tư pháp, Cục Điều tra Liên Bang, Cộng đồng
Tình báo; (2) Tiếp tục định hướng cho Bộ Ngoại giao về ngoại giao chuyển
đổi; (3) Nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng trong quá trình xử lý
khủng hoảng ở các khu vực và những thách thức lâu dài. Ở ngoài nước, Mỹ sẽ
theo đuổi ba ưu tiên: (1) Thúc đẩy cải cách Liên hợp quốc; (2) Tăng cường
vai trò của các nền dân chủ và thúc đẩy dân chủ thông qua các định chế quốc
tế; (3) Thiết lập những đối tác mới có định hướng nhằm đối phó với những
thách thức mới. Thứ chín, tận dụng những cơ hội, vượt qua những thách thức
33
của quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng
không ít khó khăn, thách thức mới ảnh hưởng đến lợi ích, giá trị, an ninh quốc
gia (dịch bệnh, gian lận thương mại, ô nhiễm môi trường).
1.2.3. Chiến lƣợc an ninh quốc gia năm 2010 của chính quyền
Barack Obama
Năm 2009, Tổng thống B.Obama lên nắm quyền trong bối cảnh nước
Mỹ đang phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng từ cả bên trong lẫn bên
ngoài. Hình ảnh nước Mỹ trên thế giới đang bị sụt giảm nghiêm trọng và
nước Mỹ phải chịu những sức ép không nhỏ từ hệ lụy của chủ nghĩa đơn
phương thực dụng trong hai nhiệm kỳ Tổng thống G.Bush với gánh nặng từ
hai cuộc chiến kéo dài tại Irắc và Afghanistan. Thêm vào đó, cuộc khủng
hoảng tài chính nghiêm trọng năm 2008 đã khiến Mỹ thêm chồng chất khó
khăn. Trước tình hình đó, Tổng thống B.Obama đã phải có những điều chỉnh
hợp lý trong chiến lược với từng khu vực để cải thiện tình hình.
Là Tổng thống thứ 44 của Mỹ, hơn một năm sau khi vào Nhà Trắng,
tháng 5/2010, Tổng thống Barack Obama công bố Chiến lược an ninh quốc
gia của Mỹ. Ngoài phần khái quát chiến lược an ninh quốc gia và phần kết
luận, văn kiện này gồm hai phần chính là tiếp cận chiến lược và thúc đẩy các
lợi ích của Mỹ. Về môi trường chiến lược, văn kiện này đánh giá, nguy cơ đối
với an ninh quốc gia của Mỹ không chỉ là chủ nghĩa khủng bố quốc tế mà còn
là các mối đe dọa như cuộc chiến về ý thức hệ, dẫn đến các cuộc chiến tôn
giáo, sắc tộc, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự bất ổn về kinh tế, biến đổi
khí hậu, sự vi phạm các thể chế dân chủ, tội phạm trong không gian ảo. Sự
lãnh đạo của Mỹ trong nhiều thập kỷ dựa vào những “thuộc tính” là các liên
minh vững chắc, sức mạnh quân sự vô song, nền kinh tế lớn nhất thế giới, nền
dân chủ vững mạnh và tính năng động của công dân Mỹ.
34
Để duy trì một thế giới do Mỹ lãnh đạo, văn kiện đưa ra cách tiếp cận
chiến lược như sau: Thứ nhất, xây dựng một nền tảng nước Mỹ vững chắc.
Chiến lược coi an ninh quốc bắt đầu từ trong nước, nội lực mạnh sẽ tạo nên
sức mạnh của Mỹ ở ngoài nước. Nền tảng đầu tiên là sức mạnh kinh tế; khi
nền kinh tế mạnh, Mỹ mới có thể chi cho quân sự, ngoại giao và các nỗ lực
phát triển và tạo nguồn lực hàng đầu cho ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới.
Tiếp đến là duy trì thế mạnh quân sự, tính cạnh tranh. Thứ hai, theo đuổi cam
kết tổng thể. Nước Mỹ chưa bao giờ thành công thông qua chủ nghĩa biệt lập.
Cam kết bắt đầu với những người bạn và các đồng minh thân cận nhất - từ
châu Âu sang châu Á, từ Bắc Mỹ tới Trung Đông. An ninh quốc gia của Mỹ
phụ thuộc vào các khối đồng minh vững mạnh này, Mỹ coi đó là đối tác tích
cực trong việc giải quyết các ưu tiên an ninh toàn cầu và khu vực cũng như
khai thác cơ hội mới để nâng cao lợi ích chung. Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường
hợp tác với các trung tâm ảnh hưởng khác của thế kỷ 21, gồm Trung Quốc,
Ấn Độ và Nga, trên cơ sở lợi ích và tôn trọng lẫn nhau; theo đuổi ngoại giao
và phát triển để hỗ trợ các đối tác mới nổi từ châu Mỹ đến châu Phi, từ Trung
Đông đến Đông Nam Á. Thứ ba, thúc đẩy một trật tự thế giới bền vững. Sự
cam kết của Mỹ sẽ củng cố một trật tự quốc tế bền vững, bởi vì nó thúc đẩy
lợi ích chung, đảm bảo quyền và trách nhiệm của các quốc gia. Tính bền vững
có được do nó dựa trên các chuẩn mực được chia sẻ rộng rãi và thúc đẩy hành
động tập thể để đối phó với những thách thức chung. Mỹ theo đuổi một trật tự
quốc tế công nhận các quyền và trách nhiệm của mọi quốc gia. Mỹ sẽ mở
rộng hỗ trợ để hiện đại hoá, cải cách các tổ chức quốc tế và sự biến chuyển từ
G-8 đến G-20 để phản ánh thực tế của môi trường quốc tế ngày nay18.
18
The National Security Strategy of the United of America, The White House, May 2010,
http://www.whitehouse.gov/sites/default/files/rss_viewer/national_security_strategy.pdf)10.
35
Bản Chiến lược xác định bốn lợi ích quốc gia lâu dài: (1) Bảo đảm an
ninh nước Mỹ, công dân Mỹ và các đồng minh, đối tác của Mỹ; (2) Duy trì
một nền kinh tế Mỹ mạnh, năng động và phát triển trong một hệ thống kinh tế
quốc tế mở nhằm thúc đẩy thời cơ và thịnh vượng; (3) Tôn trọng các giá trị
phổ biến ở trong nước và trên thế giới; (4) Duy trì một trật tự thế giới do Mỹ
lãnh đạo nhằm thúc đẩy hòa bình, an ninh và thời cơ để đối phó với những
thách thức toàn cầu. Các lợi ích này gắn bó chặt chẽ với nhau, không lợi ích
nào được theo đuổi biệt lập.
Về an ninh, Mỹ tập trung vào các vấn đề sau: (1) Tăng cường an ninh và
khả năng phục hồi nội địa. Để đảm bảo an toàn cho người dân của mình, Mỹ
phải tăng cường: Bảo vệ các cơ sở hạ tầng quốc gia, các nguồn lực then chốt
và an toàn trong không gian ảo; Quản lý hiệu quả những biến cố và rủi ro: xây
dựng năng lực đối phó với các thảm hoạ để giảm thiểu và loại trừ các hậu quả
lâu dài đối với người dân; Tăng cường năng lực thông tin cho cộng đồng:
phòng bị tốt nhất trước các mối đe doạ là cung cấp thông tin cho người dân,
cho các tổ chức, cộng đồng; phát triển và đảm bảo an ninh cho các mạng
thông tin công cộng; Nâng cao năng lực phục hồi thông qua các đối tác công tư: khu vực tư nhân sở hữu và vận hành phần lớn các hạ tầng quốc gia và do
vậy đang đóng vai trò sống còn trong việc ứng phó và phục hồi từ thảm hoạ.
(2) Phá vỡ, triệt phá và làm thất bại Al-Qaida và các chi nhánh bạo lực cực
đoan của nó ở Afghanistan, Pakistan và trên thế giới, đồng thời thúc đẩy hoà
bình trong khu vực. (3) Đẩy lùi sự phát triển các loại vũ khí sinh học và hạt
nhân và đảm bảo an toàn các nhiên liệu hạt nhân. (4) Tăng cường hoà bình, an
ninh và cơ hội cho Đại Trung Đông. (5) Đầu tư vào năng lực của các đối tác
mạnh. (6) Đảm bảo an ninh không gian ảo.
Để đảm bảo cho sự thịnh vượng, chiến lược nhấn mạnh các giải pháp:
(1) Tăng cường giáo dục và nguồn nhân lực thông qua: cải thiện giáo dục ở
36
mọi cấp; đầu tư vào giáo dục, khoa học công nghệ; tăng cường trao đổi quốc
tế về giáo dục; theo đuổi cải cách nhập cư toàn diện. (2) Tăng cường khoa
học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, tập trung vào các nội dung: chuyển đổi
nền kinh tế năng lượng của Mỹ; đầu tư vào nghiên cứu; mở rộng đối tác khoa
học quốc tế; tận dụng công nghệ để bảo vệ quốc gia; phát triển và nâng cao
năng lực trong không gian. (3) Đạt được sự tăng trưởng cân đối và bền vững,
theo đó Mỹ cần phải: Mỹ cần phải: ngăn ngừa sự bất ổn mới của kinh tế toàn
cầu; tiết kiệm và xuất khẩu nhiều hơn; hướng tới tăng cầu nội địa ở các nước,
đặc biệt là nước đang phát triển; các thị trường nước ngoài mở cho hàng hoá
và dịch vụ, việc mở rộng các thị trường toàn cầu sẽ thúc đẩy cạnh tranh và đổi
mới sáng tạo, là yếu tố then chốt cho sự thịnh vượng của Mỹ; xây dựng hợp
tác với các đối tác quốc tế, coi G-20 là diễn đàn hàng đầu cho hợp tác kinh tế
quốc tế và qua đó cải cách IMF và WB; xác định các mối đe doạ đối với hệ
thống tài chính quốc tế. (4) Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua các nội
dung: tăng đầu tư cho phát triển; đầu tư vào các nền tảng cho phát triển dài
hạn; thực hiện vị thế lãnh đạo của mình trong việc cung cấp hàng hoá công
toàn cầu. (5) Chi tiêu tiền của người đóng thuế một cách sáng suốt. Mỹ sẽ tập
trung vào các vấn đề: giảm thất thu tài chính và tăng cường minh bạch về chi
tiêu từ tiền thuế của dân.
Về thúc đẩy các giá trị. Chính quyền Mỹ cho rằng Mỹ có những giá trị
mang tính phổ quát và sẽ thúc đẩy các giá trị này trên toàn thế giới. Trong đó
tập trung vào các nội dung: tăng cường sức mạnh của Mỹ; thúc đẩy dân chủ và
nhân quyền ở nước ngoài; thúc đẩy để đạt được chân giá trị bằng cách đáp ứng
các nhu cầu cơ bản, Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược y tế tổng thể toàn cầu.
Về thúc đẩy trật tự thế giới. Mỹ sẽ tập trung vào các nội dung: đảm bảo
các liên minh mạnh, tăng cường quan hệ an ninh với các đồng minh ở châu
Âu, châu Á và Bắc Mỹ; xây dựng hợp tác với các trung tâm có ảnh hưởng
37
trong thế kỷ 21. Chiến lược coi trọng việc thiết lập quan hệ hợp tác với các
quốc gia hàng đầu thế giới, trong đó các nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ,
Brasil, Nam Phi, Indonexia là những đối tác được ưu tiên bởi những quốc gia
này ngày càng có ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế. Việc hợp tác với những
quốc gia này sẽ cho phép Mỹ duy trì được vị thế dẫn đầu trong một thế giới
đang biến đổi nhanh chóng; tăng cường các thể chế và cơ chế hợp tác; duy trì
hợp tác rộng rãi về các thách thức chính toàn cầu. Theo Chiến lược an ninh
quốc gia, Mỹ tiếp tục coi trọng các đồng minh ở châu Á là Nhật Bản, Hàn
Quốc, Australia, Philippines và Thái Lan.
Đối với Trung Quốc, Mỹ khẳng định tiếp tục theo đuổi quan hệ tích cực,
xây dựng và toàn diện với nước này, đồng thời nhấn mạnh vai trò hàng đầu
của nước này trong việc hợp tác với Mỹ và cộng đồng quốc tế trong các vấn
đề ưu tiên như phục hồi kinh tế, chống biến đổi khí hậu và giải trừ quân bị. Ở
khía cạnh rộng hơn, Mỹ khuyến khích Trung Quốc góp phần vào duy trì hòa
bình, an ninh và thịnh vượng trong khu vực trong bối cảnh ảnh hưởng của
nước này đang gia tăng. Cơ chế đối thoại kinh tế và chiến lược mới được thiết
lập gần đây được coi như một kênh hợp tác nhằm giải quyết hàng loạt các vấn
đề và tăng cường đối thoại quốc phòng nhằm góp phần giảm sự nghi kỵ lẫn
nhau. Mỹ và Trung Quốc không nên để bất đồng cản trở hợp tác trên các lĩnh
vực trong các vấn đề có cùng lợi ích bởi một mối quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và
Trung Quốc sẽ có ý nghĩa thiết yếu trong việc giải quyết các thách thức trong
thế kỷ 21. Đối với Ấn Độ, Mỹ khẳng định quan hệ đối tác chiến lược giữa hai
bên được xây dựng trên cơ sở các lợi ích và giá trị chung cũng như mối liên
hệ gần gũi giữa nhân dân hai nước19.
19
The National Security Strategy of the United of America, The White House, May 2010,
http://www.whitehouse.gov/sites/default/files/rss_viewer/national_security_strategy.pdf)10.
38
Tiểu kết
Từ nghiên cứu khái niệm về an ninh quốc gia trên thế giới và khái
niệm về chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, có thể thấy, chiến lược an
ninh quốc gia của Mỹ là một văn kiện chiến lược tổng quan, định hướng
cho các chiến lược trong từng lĩnh vực cụ thể. Có thể nói, chiến lược an
ninh quốc gia của Mỹ là chiến lược toàn cầu trong triển khai chính sách của
Mỹ. Qua năm bản Chiến lược an ninh quốc gia của ba chính quyền Mỹ, các
bản Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ được ban hành theo quy định của Đạo
luật Goldwater-Nichols. Do những bối cảnh khác nhau nên mỗi chính
quyền Mỹ, trong từng giai đoạn đều có cơ hội và thách thức khác nhau. Vì
thế, chiến lược an ninh quốc gia của mỗi chính quyền, trong từng giai đoạn
cũng có cách tiếp cận với nội dung khác nhau. Tuy có phương pháp tiếp
cận, hình thức, bố cục khác nhau nhưng tựu trung lại, chiến lược an ninh
quốc gia của Mỹ đều đề cập đến các nội dung chính gồm: xác định môi
trường chiến lược; mục tiêu chiến lược; biện pháp triển khai chiến lược
trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự, đối ngoại.
Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thời Tổng thống Bill Clinton
với mục tiêu bao trùm là “mở rộng cộng đồng các nền dân chủ thị trường”,
phục vụ mục tiêu lâu dài là lãnh đạo thế giới. Chính quyền Tổng thống Bill
Clinton đã đề ra ba mục tiêu lớn trong chiến lược toàn cầu mới của Hoa
Kỳ, coi đây là ba trụ cột trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đó là: chấn
hưng kinh tế; duy trì; và củng cố sức mạnh quân sự và thúc đẩy dân chủ
nhân quyền. Nhìn chung, ưu tiên của chính quyền B.Clinton là vấn đề kinh
tế.
Chiến lược an ninh của Mỹ dưới thời Tổng thống G.W.Bush với
chính sách đơn phương, cứng rắn và thực dụng, Mỹ thi hành chính sách
cứng rắn hơn với các đối thủ. Phương châm sách lược “tiếp xúc và kiềm
39
chế”, “cây gậy và củ cà rốt” được vận dụng với những nước Mỹ coi là đối
thủ cạnh tranh. Thời kỳ này, chính sách của Mỹ vẫn duy trì sự phát triển
kinh tế, củng cố quân sự. Nhưng sau sự kiện 11/9 chính sách quân sự của
Mỹ chú trọng hơn trong việc chống khủng bố. Vì vậy, khi nói đến
G.W.Bush là nói đến chính quyền chống khủng bố.
Chiến lược an ninh của Obama vẫn chú trọng phát triển kinh tế, quân
sự nhằm duy trì vị trí siêu cường của Mỹ. Nhưng do bị ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng kinh tế năm 2008 và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Vì vậy,
trong Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thời kỳ này có sự thay đổi hơn
với hai chính quyền tiền nhiệm. Đặc biệt, trong thời kỳ này nổi bật hơn là
chính sách “xoay trục” sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
40
CHƢƠNG 2
SO SÁNH CÁC BẢN CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA CÁC
CHÍNH QUYỀN MỸ GIAI ĐOẠN 1993 - 2012
2.1. TRONG XÁC ĐỊNH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
2.1.1. Tƣơng đồng
Môi trường chiến lược là cơ sở để các chính quyền Mỹ hoạch định chính
sách. Vì vậy, các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đều căn cứ vào môi
trường chiến lược, cụ thể là xác định những mối đe dọa chính đối với an ninh,
lợi ích nước Mỹ để từ đó đưa ra các biện pháp triển khai chiến lược.Về xác
định vị thế của nước Mỹ trong bối cảnh chiến lược chung, các bản chiến lược
an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn này đều khẳng định: Nước Mỹ là siêu cường
về tiềm lực và sức mạnh với đội quân thường trực 1,4 triệu người được triển
khai ở 1100 căn cứ quân sự trong nước, 270 nghìn quân ở 209 căn cứ quân sự
tại 35 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh đó, Mỹ còn sở hữu kho
vũ khí hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới. Mỹ luôn đi đầu trong các công
nghệ quân sự và có nguồn tài chính, nhân lực lớn đủ để có thể biến nhiều ý
tưởng quân sự thành hiện thực. Ngân sách quốc phòng của Mỹ liên tục tăng,
chiếm 41% ngân sách quốc phòng của thế giới (năm 1999 Mỹ chi 2762 tỉ
USD, năm 2001 là 318 tỉ USD). Về kinh tế, Mỹ là nước có nền kinh tế lớn
nhất thế giới và là một trong ba trung tâm kinh tế tư bản quốc tế lớn nhất hiện
nay. Thập niên 90 của thế kỷ XX là thời kỳ kinh tế Mỹ tăng trưởng liên tục và
khá ổn định, GDP của Mỹ từ chỗ chiếm 21,5% tổng GDP của toàn thế giới
năm 1993 tăng lên 31% vào năm 2000, bằng bốn nền kinh tế lớn tiếp sau Mỹ
(Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức) cộng lại. Ngoài ra, Mỹ cũng là nước đóng vai trò
chủ đạo trong các tổ chức quốc tế, các thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại
41
chủ chốt của thế giới20. Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 1994, Tổng
thống Bill Clinton khẳng định: “Chúng ta là cường quốc ưu việt nhất thế
giới”21. Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2002, Tổng thống George W.
Bush tái khẳng định: “Ngày nay, nước Mỹ đang có một vị thế sức mạnh quân
sự vô song và tầm ảnh hưởng lớn về kinh tế và chính trị”22. Trong chiến lược
an ninh quốc gia năm 2002, Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh: “Chiến
lược an ninh quốc gia của chúng ta cần tập trung vào việc làm mới lại sự
lãnh đạo của nước Mỹ để chúng ta có thể duy trì một cách hiệu quả hơn
những lợi ích của chúng ta trong thế kỷ 21”23. Việc cả ba chính quyền Mỹ
đều có chung nhận định, đánh giá về vị thế siêu cường của nước Mỹ như trên
là do từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay Mỹ vẫn là cường quốc trong dẫn đầu
về kinh tế và quân sự.
Từ xác định vai trò, vị thế của nước Mỹ như vậy, các chính quyền Mỹ
trong giai đoạn này đều xác định, nước Mỹ phải phát huy vai trò, trách nhiệm
nhằm đảm bảo an ninh, thịnh vượng chung, thúc đẩy tự do, dân chủ trên toàn
thế giới. Bởi vì, Mỹ luôn xác định lợi ích của Mỹ có ở khắp nơi trên thế giới.
Vì thế, chiến lược của Mỹ là chiến lược toàn cầu, nước Mỹ sẽ can dự vào bất
kỳ khu vực nào trên thế giới nếu nó liên quan đến lợi ích hay an ninh nước Mỹ.
Ngoài xác định vai trò, vị thế của nước Mỹ, việc xác định các nguy cơ đe
dọa đến an ninh, lợi ích quốc gia của nước Mỹ cũng được đề cập khá cụ thể
ngay trong phần đầu của các bản chiến lược an ninh quốc gia. Nhìn chung,
những nguy cơ, mối đe dọa chủ yếu được xác định trong các bản chiến lược
20
Chính sách đối ngoại của Mỹ giai đoạn 1993-2001tại: http://123doc.org/document/2566115chinh-sach-doi-ngoai-cua-my-giai-doan-1993-2001.htm?page=4
21
National Security Strategy 1994, tlđd,tr.1
22
The National Security Strategy of the United of America, The White House, Setember 2002,
http://georgewbush-whitehouse.archives.gov/nsc/nss/2002, tr.1
23
The National Security Strategy of the United of America, The White House, May 2010,
http://www.whitehouse.gov/sites/default/files/rss_viewer/national_security_strategy.pdf)10, tr.1
42
an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn này gồm: chủ nghĩa khủng bố, sự phổ biến vũ
khí hủy diệt hàng loạt, chủ nghĩa cực đoan bạo lực, xung đột tôn giáo, sắc tộc,
tội phạm xuyên quốc gia, hủy hoại môi trường.
Nguyên nhân có sự tương đồng trong việc xác định vai trò “lãnh đạo”
thế giới của nước Mỹ cũng như các mối đe dọa đối với nước Mỹ trong các
bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 là xuất phát từ
thực tế khách quan trong bối cảnh Liên Xô tan rã, nước Mỹ mất đi đối thủ
tranh tranh trực tiếp. Mặt khác các mối đe dọa chuyển từ cụ thể (Liên Xô)
sang đa dạng, phức tạp hơn, nhất là chủ nghĩa khủng bố cùng với sự phổ biến
vũ khí hủy diệt hàng loạt.
2.1.2. Khác biệt
Các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ có những đánh giá khác nhau về
môi trường chiến lược. Các Bản chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền
Bill Clinton và George W. Bush coi vị thế lãnh đạo của Mỹ là hiển nhiên vì sức
mạnh của nước Mỹ trong giai đoạn đó có ưu thế vượt trội. Bởi vì, sau “Chiến
tranh Lạnh”, Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới hai cực tan rã, trên thế giới chỉ còn
lại một cực là Mỹ. Đây là cơ hội để Oa-sinh-tơn thiết lập trật tự thế giới đơn
cực do Mỹ lãnh đạo24. Tuy nhiên, chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền
Barack Obama cho rằng, mặc dù vẫn là siêu cường số một, nhưng ưu thế vượt
trội của nước Mỹ đã không còn là chuyện hiển nhiên nữa vì sức mạnh của Mỹ
đã suy giảm tương đối và nhất là sự cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc
khác ngày càng diễn ra quyết liệt. Chiến lược An ninh quốc gia công bố năm
2010 có một luận điểm hoàn toàn mới là công nhận trật tự thế giới đa cực.
24
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang-XI/Noidung-co-ban-van-kien/2011/12102/Nhan-thuc-ve-quan-diem-cuc-dien-the-gioi-da-cuc-trong.aspx
43
Chiến lược mới khẳng định: Mỹ sẵn sàng chấp nhận nguyên tắc trật tự thế giới
đa cực và quan hệ đa phương. Tổng thống Mỹ Obama chủ trương xây dựng
“trật tự thế giới đa đối tác”, “hoặc trật tự thế giới mạng”25. Chính quyền và
người dân Mỹ cũng thừa nhận rằng, Mỹ đã không thể một mình tự giải quyết
và mặc sức can dự vào những vấn đề liên quan an ninh thế giới như chống chủ
nghĩa khủng bố, vấn đề hạt nhân của I-ran và Bắc Triều Tiên, khôi phục kinh tế
toàn cầu, biến đổi khí hậu. Vì thế, cần triển khai một chiến lược thích hợp để
“làm mới vị thế lãnh đạo của Mỹ” trong thế kỷ 21. “Sự vĩ đại của nước Mỹ
không còn chắc chắn… Câu hỏi của tương lai cần được chúng ta trả lời… Và
nước Mỹ sẵn sàng lãnh đạo (thế giới) một lần nữa”26.
Về xác định những nguy cơ, mối đe dọa, thách thức an ninh đối với nước
Mỹ, các chính quyền Mỹ có những cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau, nhất
là về mức độ đe dọa của từng nguy cơ, thách thức. Dưới thời Tổng thống Bill
Clinton, chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 xác định, những nguy cơ an
ninh thời Chiến tranh Lạnh không còn nữa; trong kỷ nguyên mới, những mối
đe dọa đối với an ninh nước Mỹ trở nên đa dạng hơn, nhưng chủ yếu là xung
đột sắc tộc, sự nổi lên của các quốc gia bất hảo, sự phổ biến vũ khí hủy diệt
hàng loạt, những “hiện tượng” xuyên quốc gia như chủ nghĩa khủng bố, buôn
bán ma túy, hủy hoại môi trường, gia tăng dân số, người tị nạn. Chiến lược an
ninh quốc gia năm 1997 tái khẳng định những thách thức này, nhưng nhấn
mạnh hơn về tính chất phức tạp của chúng.
Đến thời Tổng thống George W. Bush, trong bối cảnh nước Mỹ gánh
chịu những tổn thất nặng nề sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001. Vụ tấn
công khủng bố ngày 11-9-2001 đã gây thiệt hại cho nước Mỹ hơn 100 tỉ USD.
25
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Quan-triet-thuc-hien-nghi-quyet-dai-hoi-dang-XI/Noidung-co-ban-van-kien/2011/12102/Nhan-thuc-ve-quan-diem-cuc-dien-the-gioi-da-cuc-trong.aspx
26
National Security Strategy 2010, tlđd,tr. iii
44
Nhưng nếu tính cả chi phí cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ thì cái giá của
11-9 có thể lên đến 4.000 tỉ USD27, cùng với đó là nguy cơ phổ biến vũ khí
hủy diệt hàng loạt, chiến lược an ninh quốc gia năm 2002 đưa chủ nghĩa
khủng bố và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt lên thành những đe dọa chính
đối với an ninh quốc gia Mỹ. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2006 tái khẳng
định mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, xác định rõ đối tượng tác chiến của
Mỹ là mạng lưới khủng bố Al-Qaida và Taliban. Đó cũng là lý do khiến
Chính quyền George W. Bush tăng cường “cuộc chiến chống khủng bố” trên
phạm vi toàn cầu mà trọng điểm là Afghanistan và Iraq. Chiến lược an ninh
quốc gia năm 2006 khẳng định: “Afghanistan và Iraq là tiền tuyến của cuộc
chiến chống khủng bố. Chiến thắng của cuộc chiến chống khủng bố đòi hỏi
phải chiến thắng trong các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq”28.
Sau khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền, chủ nghĩa khủng bố
quốc tế chỉ được coi là một trong những nguy cơ đối với an ninh quốc gia của
Mỹ, chứ không còn là mối đe dọa hàng đầu. “Không có mối đe dọa nào đối
với người dân Mỹ lớn hơn vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhất là nguy cơ vũ khí
hạt nhân lọt vào tay các tổ chức cực đoan”29.
Nguyên nhân Barack Obama loại bỏ cụm từ “cuộc chiến chống khủng
bố” trong chiến lược an ninh quốc gia xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất,
cuộc chiến chống khủng bố do Tổng thống George W. Bush phát động, nhất
là chiến dịch quân sự ở Afghanistan (2001) và sau đó là Iraq (2003) đã làm
suy yếu mạng lưới Al-Qaida và Taliban. Thứ hai, cuộc chiến chống khủng bố
đã khiến cho nước Mỹ ngày càng bị sa lầy ở chiến trường Iraq và
Afghanistan, khiến sức mạnh của nước Mỹ bị suy giảm, cả về kinh tế và quân
27
http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/cai-gia-cua-vu-khung-bo-11-9-2011090709554734.htm
The National Security Strategy of the United of America, The White House, March 2006,
http://nssarchive.us/national-security-strategy-2006, tr.12
29
National Security Strategy 2010,tlđd, tr. 4
28
45
sự. Bởi vì, Các cuộc chiến tranh kéo dài hơn 1 thập kỷ ở Afghanistan (từ năm
2001 đến nay) và Iraq (từ 2003-2011) đã tiêu tốn 6.000 tỉ USD, tức mỗi hộ
gia đình Mỹ mất trắng 75.000 USD. Số tiền nêu trên bao gồm cả chi phí chăm
sóc y tế lâu dài và đền bù cho hàng trăm ngàn binh sĩ mất khả năng lao động
do bị tổn hại về thể chất và tâm lý cũng như các thiệt hại về kinh tế - xã hội30.
Chiến lược an ninh quốc gia 2010 nói rõ: “Nước Mỹ đang phải chiến đấu
trong hai cuộc chiến với hàng nghìn đàn ông và phụ nữ phải dấn thân vào nơi
nguy hiểm, hàng trăm tỷ USD đã đổ vào những cuộc chiến này”31. Thứ ba,
học thuyết “đánh đòn phủ đầu” và phương châm tự do hành động của chính
quyền tiền nhiệm đã làm cho hình ảnh nước Mỹ ngày càng xấu đi trong cộng
đồng quốc tế. Tại hội nghị thành lập Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc,
tháng 3-2006, chính khách của nhiều nước đã lên án Mỹ là nước vi phạm dân
chủ, nhân quyền lớn nhất thế giới. Họ cũng vạch rõ, chiến lược “dân chủ hóa
thế giới” của Mỹ là chính sách thực dân kiểu mới, lấy dân chủ, nhân quyền
làm phương tiện “đánh phủ đầu” chống các nước, phục vụ cho mưu đồ thống
trị thế giới32. Chiến lược đó là nguyên nhân chính gây chia rẽ, xung đột, đe
dọa đến an ninh, ổn định của các nước, các khu vực và thế giới. Chính khách
của nhiều nước cũng cảnh báo, nếu Chính quyền Mỹ không thay đổi, vẫn tiếp
tục sử dụng sức mạnh để áp đặt dân chủ, nhân quyền lên nước khác, thì chỉ tự
làm cho uy tín của họ suy giảm ở trong nước và trên trường quốc tế33.
Các Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill
Clinton và George W. Bush chủ yếu tập trung vào các nguy cơ an ninh từ bên
30
http://suckhoedinhduong.nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/my-lay-dai-bac-giet-muoi-13-nam-6000-tiusd-20140918213637651.htm
31
National Security Strategy 2010, tlđd,tr. 8.
32
National Security Strategy 2010, tlđd.
33
Đồng Đức - Đỗ Dũng, Mấy nét về chiến lược an ninh quốc gia và đối ngoại của Chính quyền Mỹ
hiện nay, Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Toàn dân, 2011,
http://tapchiqptd.vn/zh/an-pham-tap-chi-in/may-net-ve-chien-luoc-an-ninh-quoc-gia-va-doi-ngoaicua-chinh-quyen-my-hien-nay/2756.html.
46
ngoài, trong khi đó, chiến lược an ninh quốc gia năm 2010 xác định, nguy cơ
đối với an ninh quốc gia của Mỹ còn là những vấn đề xuất phát từ ngay trong
nước. Cụ thể, lần đầu tiên, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thừa nhận tội
phạm trong không gian ảo và những kẻ khủng bố trong nước là mối đe doạ
đối với an ninh quốc gia của Mỹ. “Ở trong nước, Mỹ theo đuổi một chiến
lược có thể đối phó với hàng loạt mối đe dọa như chủ nghĩa khủng bố, thảm
họa thiên nhiên, các cuộc tấn công mạng quy mô lớn và dịch bệnh... Giải
pháp phụ thuộc vào những nỗ lực chung của chúng ta trong việc nhận dạng
các mối đe dọa; ngăn chặn những kẻ thù có thể hoạt động ở bên trong nước
Mỹ, khủng bố xuyên quốc gia”34.
Xuyên suốt các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ giai đoạn 1993 2012 là sự đề cập đến chủ nghĩa khủng bố như một trong những mối đe dọa
chính đối với an ninh quốc gia Mỹ. Tuy nhiên, cách đánh giá về mối nguy cơ
này cũng có sự biến đổi theo tình hình thực tiễn. Do chủ nghĩa khủng bố chưa
phát triển đến mức đe dọa trực tiếp đến an ninh nước Mỹ, nên Chính quyền
Bill Clinton xếp khủng bố tương đương với những nguy cơ khác, bởi vì trong
thời gian cầm quyền, cho dù nước Mỹ vẫn thực hiện và hỗ trợ đồng minh tấn
công các nhóm khủng bố trên thế giới, tuy nhiên, quy mô và mức độ của sự
hỗ trợ này còn ở mức độ thấp. Nước Mỹ cũng chưa phải đối mặt với sự tấn
công khủng bố trực diện, kinh hoàng và toàn diện, gây thiệt hại lớn về người
và vật chất như vụ khủng bố 11/9/2001. Biện pháp chống khủng bố của Mỹ là
ngăn chặn, tiêu diệt các hoạt động khủng bố trước khi chúng xảy ra; giúp đỡ
các quốc gia tăng cường khả năng chống chủ nghĩa khủng bố. Sau sự kiện tấn
công khủng bố 11/9/2001, Chính quyền George W. Bush đưa chủ nghĩa
khủng bố lên mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh Mỹ, bởi vì vụ khủng bố
34
National Security Strategy 2010, tlđd, tr.18
47
11/9/2001 tấn công nước Mỹ cho thấy, những kẻ khủng bố và cực đoan đã
xác định Mỹ là mục tiêu, là kẻ thù để tấn công. Chính quyền Mỹ cũng nhận ra
rằng, nguy cơ chủ nghĩa khung bố thực sự hiện hữu và đe dọa trực tiếp an
ninh của nước Mỹ. Cụm từ “cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố”
được chính quyền George W. Bush sử dụng trong các chiến lược an ninh quốc
gia nhằm thể hiện quyết tâm của nước Mỹ trong xóa bỏ mối nguy cơ này.
Thậm chí các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Mỹ còn gắn cuộc
chiến chống khủng bố với cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trên
phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, chính quyền George W. Bush còn nhấn mạnh đến
việc ngăn chặn các quốc gia tài trợ khủng bố như: Cuba, Iran, Libya, Bắc
Triều Tiên, Sudan và Syria35. Điều này có nghĩa là, chống khủng bố không
chỉ là chống cá nhân, tổ chức, mạng lưới mà còn là chống quốc gia tài trợ
khủng bố. Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, Chính quyền Barack
Obama đã loại bỏ cụm từ “cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố”, bỏ
mối liên hệ giữa chủ nghĩa khủng bố với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và xác
định rõ đối tượng tác chiến của Mỹ là tổ chức khủng bố Al-Qaida và Taliban.
Bởi Tổng thống Barack Obama đã nhận ra nguy cơ nước Mỹ sẽ phải đối mặt
với cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo ở khắp nơi trên thế giới. Việc gắn
chủ nghĩa khủng bố với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan như chính quyền George
W. Bush đã xác định trong quá trình triển khai cuộc chiến chống khủng bố đã
vô tình đẩy nước Mỹ đứng trước nguy cơ tuyên chiến với thế giới Hồi giáo.
2.2. TRONG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
2.2.1. Tƣơng đồng
Nhìn chung, mục tiêu chiến lược được xác định trong các chiến lược an
ninh quốc gia Mỹ là không thay đổi. Bởi vì, sức mạnh vượt trội về kinh tế và
35
http://web.archive.org/web/20050209104919/http://www.state.gov/s/ct/c14151.htm
48
quân sự là tiền đề để các chính quyền Mỹ thúc đẩy mục tiêu duy trì vị siêu
cường số 1 của nước Mỹ. Những mục tiêu này có thể khái quát thành: địa vị,
an ninh, kinh tế, dân chủ. Cụ thể: Một là, duy trì vai trò lãnh đạo thế giới,
ngăn chặn bất kỳ quốc gia nào đe dọa đến vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ
trên thế giới. Hai là, bảo đảm an ninh nước Mỹ và các đồng minh của Mỹ
trước mọi thách thức, đe dọa trên phạm vi toàn thế giới. Ba là, duy trì sự lớn
mạnh của nền kinh tế Mỹ nhằm đem lại thịnh vượng. Bốn là, phổ biến giá trị
Mỹ, thúc đẩy tự do, dân chủ trên toàn thế giới. Bởi vì, Mỹ vẫn cho rằng giá trị
của mình là chuẩn mực, là điển hình mà các nước phải noi theo.
2.2.2. Khác biệt
Sự khác nhau trong xác định mục tiêu chiến lược trong các chiến lược an
ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 chủ yếu xuất phát từ những cơ hội và
thách thức đối với lợi ích quốc gia của Mỹ. Chiến lược an ninh quốc gia năm
1994 và năm 1997 của chính quyền Tổng thống Bill Clinton xác định tập
trung ưu tiên vào ba mục tiêu chiến lược, gồm: tăng cường an ninh nước Mỹ;
thúc đẩy thịnh vượng ở trong nước; thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài. Chiến
lược an ninh quốc gia năm 2002 xác định ba mục tiêu chiến lược, gồm: bảo
đảm tự do kinh tế và chính trị; thúc đẩy quan hệ hòa bình với các quốc gia;
thúc đẩy nhân quyền. Chiến lược an ninh quốc gia năm 2006 xác định những
mục tiêu chiến lược sau: chiến đấu và chiến thắng trong cuộc chiến chống
khủng bố; thúc đẩy dân chủ, tự do trên thế giới với việc xóa bỏ các chế độ độc
tài, quân phiệt; xây dựng một thế giới mới theo những giá trị Mỹ.
Do nước Mỹ đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế sau cuộc khủng hoảng
tài chính 2008, trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo đối mặt với nhiều thách thức,
nên dưới chính quyền Brack Obama, các mục tiêu trong chiến lược an ninh
quốc gia năm 2010 được xác định một cách tổng thể hơn, gồm: bảo đảm an
ninh nước Mỹ, công dân Mỹ và đồng minh, đối tác của Mỹ; duy trì nền kinh
49
tế Mỹ mạnh, năng động và phát triển; duy trì và thúc đẩy giá trị Mỹ ở trong
nước và trên thế giới; duy trì trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.
2.3. CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA TRÊN CÁC LĨNH VỰC
Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ định hướng các biện pháp triển khai
trên tất cả các lĩnh vực như chính trị, an ninh - quân sự, đối ngoại, kinh tế, văn
hóa - xã hội, dân chủ, nhân quyền… Do đặc điểm chiến lược an ninh quốc gia
Mỹ là chiến lược toàn cầu nên biện pháp triển khai trên các lĩnh vực trên đều
đề cập đến phạm vi áp dụng ở trong nước cũng như trên thế giới. Ở phần này,
luận văn sẽ tập trung phân tích những tương đồng và khác biệt cơ bản trong
các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 trên bốn lĩnh vực
chính, gồm: kinh tế, an ninh - quân sự, đối ngoại và vấn đề thúc đẩy dân chủ,
nhân quyền.
2.3.1. Lĩnh vực Kinh tế
2.3.1.1. Tương đồng
Về phương châm: Kinh tế là nền tảng sức mạnh quốc gia. Do đó, có thể
nhận thấy, điểm giống nhau cơ bản nhất trong các chiến lược an ninh quốc gia
Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 là theo đuổi mục tiêu củng cố vai trò dẫn dắt, lãnh
đạo của nền kinh tế Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Chính quyền Bill Clinton xác
định: “Chính sách kinh tế mạnh mẽ và toàn diện cần phải kích thích sự phát
triển kinh tế toàn cầu, có tính đến việc bảo vệ môi trường, mậu dịch tự do và
đảm bảo con đường tự do và bình đẳng để Mỹ tiếp cận các thị trường nước
ngoài”36. Chính quyền George W. Bush khẳng định: “Một nền kinh tế thế
giới mạnh sẽ tăng cường an ninh quốc gia của chúng ta thông qua việc thúc
đẩy sự thịnh vượng và tự do đối với phần còn lại của thế giới. Chúng ta sẽ
36
National Security Strategy 1994, tlđd, tr.5
50
đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và tự do kinh tế ngoài nước Mỹ”37. Chính
quyền Barack Obama nhấn mạnh: “Nền tảng lãnh đạo của nước Mỹ phải là
một nền kinh tế thịnh vượng. Một nền kinh tế toàn cầu mở và tăng trưởng sẽ
tạo cơ hội cho người dân Mỹ và là nguồn sức mạnh cho nước Mỹ”38.
Về biện pháp: Các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn này đều
nhấn mạnh đến các biện pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu, mở
rộng thị trường cho hàng hóa Mỹ ở nước ngoài thông qua mở rộng các hiệp
định thương mại tự do song phương, đa phương, như Hiệp định khung Mỹ Nhật, Khu vực thương mại tự do Châu Mỹ (FTAA), NAFTA; APEC; Hiệp
định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT); phát huy vai trò của
WTO; cải cách các thể chế tài chính quốc tế, như WB, IMF, Ngân hàng Phát
triển Châu Á (ADB); tăng cường liên kết với các cường quốc kinh tế khác
như G-7, G-20. Chính sách kinh tế này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế Mỹ, giúp Mỹ tận dụng được các thể chế, định chế kinh tế, thương mại
đa phương để phát triển.
Do nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng, nguồn cung cấp năng
lượng ngày càng không ổn định, nên một trong những biện pháp quan trọng
trong các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ là đưa ra các giải pháp nhằm
bảo đảm an ninh năng lượng, trong đó nhấn mạnh đến việc tăng cường hiệu
suất năng lượng, tích cực bảo tồn năng lượng, đa dạng hóa các thị trường
cung cấp năng lượng và phát triển các nguồn năng lượng thay thế. Chiến lược
an ninh quốc gia 2006 chỉ rõ: Mỹ là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba trên thế
giới, nhưng hơn 50% nhu cầu dầu mỏ trong nước lại dựa vào các nguồn dầu
mỏ nước ngoài, vì vậy chìa khoá để bảo đảm an ninh năng lượng của Mỹ là
đa dạng hoá khu vực nguồn năng lượng và loại hình nguồn năng lượng.
37
38
National Security Strategy, 2002, tlđd, tr.17
National Security Strategy, 2010, tlđd, tr.28
51
Ngoài ra, các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đều nhấn mạnh đến việc
hỗ trợ các quốc gia trên thế giới phát triển kinh tế, xây dựng các nền kinh tế tự
do thông qua các hình thức viện trợ, đề xuất các sáng kiến kinh tế, hỗ trợ các
nước chống tham nhũng và tăng cường minh bạch về kinh tế. Chính sách này
một mặt giúp Mỹ mở rộng thị trường, đồng thời gia tăng sự chi phối đối với
các quốc gia này.
2.3.1.2. Khác biệt
Về phương châm: Chính quyền Tổng thống Bill Clinton đặc biệt coi
trọng phát triển kinh tế Mỹ vững mạnh, coi đây là ưu tiên hành đầu trong
chiến lược quốc gia của Mỹ, vì sức mạnh kinh tế là tiền đề cho các lĩnh vực
khác. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng trì
trệ, sức cạnh tranh của nền kinh tế giảm sút nghiêm trọng, thâm hụt cán cân
buôn bán ở mức báo động. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do
cuộc chạy đua vũ trang tốn kém của chính quyền Reagan đã trực tiếp làm ảnh
hưởng đến nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn duy trì được vị trí siêu cường
số 1 thế giới về kinh tế. Với GDP chiếm 33% GDP toàn cầu năm 1991. Mỹ
vẫn chiếm thế áp đảo trong vai trò là quốc gia có nhiều tập đoàn kinh tế
(TNCs) chi phối và ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới nhiều nhất: Theo
thống kê của Ngân hàng thế giới WB, năm 1995 trong 100 tập đoàn xuyên
quốc gia lớn nhất thế giới thì Mỹ có 90 tập đoàn: Trong lĩnh vực hàng không
vũ trụ có hãng máy bay Boing, công nghiệp ô tô có hãng Ford, công nghệ
thông tin có Microsolf, IBM... Mỹ vẫn là quốc gia có cổ phần lớn nhất trong
các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế: như IMF, WB (Mỹ đóng góp hơn 30%
vốn). Do đó, Mỹ có quyền ra luật chơi trong kinh tế đối với các quốc gia trên
52
thế giới39. Các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton xác
định mối liên quan giữa kinh tế và an ninh, coi kinh tế là nền tảng của sức
mạnh tổng hợp quốc gia. “Lợi ích kinh tế và an ninh ngày càng không thể
tách rời. Sức mạnh ngoại giao, khả năng duy trì một quân đội không có đối
thủ, sức thu hút của giá trị Mỹ ở bên ngoài - tất cả điều này phụ thuộc vào
sức mạnh của nền kinh tế chúng ta”40. Tuy có một số thành tựu về kinh tế
nhưng đến thời G.W.Bush có một vài dấu hiệu đi xuống vì vậy trong Chiến
trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2002 và 2006, chính quyền George
W. Bush xác định, tăng trưởng kinh tế toàn cầu là cơ sở cho sự phát triển của
nền kinh tế Mỹ, thúc đẩy sự thịnh vượng của nước Mỹ. Năm 2009, ông
Obama đã đắc cử Tổng thống Mỹ, gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng
năm 2008 và phải tiếp nhận khối di sản phần lớn là xấu do ông Bush đề lại
gồm nợ chính phủ, tỷ lệ thất nghiệp cao, thâm hụt cán cân thương mại. Chiến
lược an ninh quốc gia năm 2010 của chính quyền Barack Obama cho rằng, sự
bất ổn kinh tế là một trong những mối đe dọa đối với an ninh nước Mỹ. Do
đó, cần phải hồi sinh lại nền kinh tế Mỹ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa nhằm
củng cố vai trò lãnh đạo của nước Mỹ41.
- Về biện pháp: Ngoài những điểm giống nhau như đã phân tích, mỗi
chính quyền Mỹ cũng đưa ra những biện pháp khác nhau để thúc đẩy nền kinh
tế Mỹ. Trong khi chính quyền George W. Bush không đề cập đến vấn đề giảm
thâm hụt ngân sách do được thừa hưởng khoản thặng dư ngân sách liên bang
hàng trăm tỷ USD mà chính quyền tiền nhiệm để lại, thì Chính quyền Bill
Clinton và Chính quyền Barack Obama đều coi đây là một trong những giải
39
Chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời tổng thống Bill Clinton tại địa chỉ: http://luanvan.co/luanvan/chinh-sach-doi-ngoai-cua-my-duoi-thoi-tong-thong-bill-clinton-tu-nam-1993-den-nam-200138385/
40
National Security Strategy, 1994, tlđd, tr.15
41
National Security Strategy, 2010, tlđd, tr.2
53
pháp ưu tiên để thúc đẩy nền kinh tế. “Giảm thâm hụt ngân sách cũng là
trọng tâm đối với sức khỏe lâu dài và sức cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ”42.
“Chúng ta không thể phát triển nền kinh tế về lâu dài nếu không giải quyết
được tình trạng thâm hụt ngân sách”43. Năm tài khóa 2009, nguồn thu ngân
sách của chính phủ đạt 2,1 nghìn tỷ USD, thấp hơn 16,6% so với năm trước
đó, suy thoái kinh tế khiến nguồn thu thuế giảm. Số tiền chi tiêu tăng 17,8%
lên mức 3,5 nghìn tỷ USD.
Việc coi trọng thành phần kinh tế tư nhân cũng có cách nhìn nhận và
đánh giá khác nhau trong các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ. Chính quyền
Bill Clinton đặc biệt nhấn mạnh đến việc phát huy vai trò của kinh tế tư nhân,
bởi đây là khu vực chính tạo công ăn việc làm cho lao động và thúc đẩy sản
xuất, phát triển kinh tế. “Chiến lược kinh tế của chúng ta coi khu vực tư nhân
là động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Nhà nước đóng vai trò là đối tác
của khu vực tư nhân bằng cách bảo vệ quyền lợi của giới doanh nghiệp Mỹ,
giúp tạo ra các khả năng đồng đều để thâm nhập vào thị trường thế giới, đẩy
mạnh xuất khẩu các hàng hóa Mỹ, khắc phục các trở ngại để phát triển doanh
nghiệp Mỹ sáng tạo, chủ động và hiệu quả cao ở trong nước cũng như ở
ngoài nước”44. Trong khi đó, chính quyền George W. Bush chỉ đề cập đến
việc khuyến khích hơn khu vực kinh tế tư nhân. Bởi vì, khu vực tư nhân là
động lực chính của phát triển kinh tế. Nhà nước đóng vai trò là đối tác của
khu vực tư nhân bằng cách bảo vệ quyền lợi của giới doanh nghiệp Hoa Kỳ,
giúp tạo ra các khả năng đồng đều để thâm nhập vào thị trường thế giới, đẩy
mạnh xuất khẩu các hàng hóa Hoa Kỳ, khắc phục các trở ngại để phát triển
doanh nghiệp Hoa Kỳ sáng tạo, chủ động và hiệu qủa cao ở trong nước cũng
National Security Strategy 1994, tlđd, tr.6
National Security Strategy 2010, tlđd, tr.34
44
National Security Strategy 1994, tlđd, tr.15
42
43
54
như ở ngoài nước “Chúng ta sẽ chú trọng hơn trong việc đầu tư vào khu vực
kinh tế tư nhân”45. Chính quyền Barack Obama nhấn mạnh đến việc phát huy
lợi thế, vai trò của thành phần kinh tế tư nhân. “Chúng ta phải phát huy lợi
thế của mối liên kết giữa chính phủ, khu vực tư nhân và dân chúng Mỹ đang
có trên thế giới”46.
2.3.2. Lĩnh vực An ninh - quân sự
2.3.2.1. Tương đồng
Sự tương đồng cơ bản nhất là trong xác định phương hướng, nhiệm vụ
của quân đội Mỹ. Các bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 2012 đều chủ trương tiếp tục duy trì sức mạnh quân sự vượt trội của nước Mỹ
nhằm bảo đảm an ninh, lợi ích quốc gia Mỹ; thực hiện các nhiệm vụ như ngăn
chặn các xung đột khu vực, bảo vệ đồng minh, các nước bạn bè trước các
cuộc tấn công từ bên ngoài, chống chủ nghĩa khủng bố, chống phổ biến vũ khí
hủy diệt hàng loạt, bảo đảm sự có mặt cần thiết ở các lãnh thổ hải ngoại, tham
gia các chiến dịch gìn giữ hoà bình. Dưới thời Bill Clinton tình hình an ninh,
quân sự, chính trị, kinh tế của Mỹ có nhiều thay đổi tuy nhiên Mỹ vẫn là siêu
cường về tiềm lực và sức mạnh đội quân thường trực 1,4 triệu người được
triển khai ở 1.100 căn cứ quân sự trong nước, 270 nghìn quân ở 209 căn cứ
quân sự tại 35 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mỹ có kho vũ khí hạt nhân
chiến lược lớn nhất thế giới, khoảng 7.100 đầu đạn hạt nhân với ba loại tên
lửa đạn đạo xuyên lục địa. Mặt khác ngân sách quốc phòng của Mỹ liên tục
tăng, chiếm 41% ngân sách quốc phòng toàn thế giới. Sức mạnh quân sự của
Mỹ không chỉ ở quân số và các căn cứ trên toàn cầu mà còn thể hiện ở trình
độ công nghệ cao và kỹ thuật ứng dụng hiệu quả trong quốc phòng, tỷ trọng
45
46
National Security Strategy 2006, tlđd, tr.30
National Security Strategy 2010, tlđd,tr.9
55
vũ khí công nghệ cao được Mỹ sử dụng ngày càng tăng. Vì vậy, Chiến lược
an ninh quốc gia của Chính quyền Bill Clinton xác định: “Để bảo vệ lợi ích
của mình và bảo đảm thực hiện các quyền lợi đó trước những đe dọa và nguy
cơ kể trên, Mỹ phải có lực lượng vũ trang mạnh và linh hoạt đủ khả năng
hoàn thành các nhiệm vụ khác nhau”47. Đến thời Bush lên cầm quyền, đây là
khoảng thời gian mà cuộc chiến chống khủng bố diễn ra mạnh mẽ nhất. Mặt
khác, sau vụ khủng bố 11/9 nước Mỹ đặc biệt chú trọng sử dụng sức mạnh
quân sự của mình trong cuộc chiến chống khủng bố. Chiến lược an ninh quốc
gia của Chính quyền George W. Bush nhấn mạnh: “Đã đến lúc chúng ta phải
tái khẳng định vai trò thiết yếu của sức mạnh quân sự. Chúng ta phải xây
dựng và duy trì khả năng phòng thủ của chúng ta vượt ra ngoài những thách
thức”48. Khi lên nắm chính quyền Chính quyền của Tổng thống Obama đã
phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm (2008-2009).
Mặt khác,về quân sự Mỹ đã bị thiệt hại nặng nề sau hai cuộc chiên tại Iraq và
Afghanistan. Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Barack Obama
xác định: “Chúng ta phải duy trì ưu thế vượt trội về quân sự, đồng thời tăng
cường khả năng đánh bại các mối đe dọa phức tạp”49. Trong bài diễn văn
nhậm chức của Tổng thống B.Obama, ngày 20/1/2009, đã nêu rõ chính sách
của chính quyền mới sẽ chú trọng hơn đến chủ nghĩa đa phương, tính nhân
văn và sự kiềm chế. Đó chính là một đường lối đối ngoại mới dựa trên sự kết
hợp giữa tính thực dụng, linh hoạt và nguyên tắc: chú trọng đến sự hiệu quả;
linh hoạt theo hướng tăng đối thoại; lắng nghe và bớt áp đặt hơn; chú trọng
hợp tác; sử dụng “sức mạnh mềm” song vẫn kiên quyết xử lý bằng sức mạnh
cứng khi cần thiết
National Security Strategy 1994, tlđd,tr. 6.
National Security Strategy 2002, tlđd, tr. 29.
49
National Security Strategy 2010, tlđd, tr. 5.
47
48
56
2.3.2.2. Khác biệt
Về phương châm tác chiến: Thời điểm và cách thức triển khai lực lượng
Mỹ trong phát động chiến tranh hoặc tham gia vào các cuộc xung đột khu vực
trên thế giới được các chính quyền Mỹ tiếp cận theo cách khác nhau. Chiến
lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton nhấn mạnh đến yếu tố huy
động sức mạnh của đồng minh và cân nhắc thận trọng trước khi phát động
chiến tranh như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore... “Quốc gia của
chúng ta dù hùng mạnh đến đâu cũng không thể tự mình đạt được những mục
tiêu cơ bản đó. Một yếu tố quan trọng để bảo đảm an ninh cho nước Mỹ là
dựa vào mối quan hệ vững chắc với các đồng minh và các nước bạn bè”50.
Việc sử dụng lực lượng quân sự cần căn cứ vào 4 nguyên tắc: Thứ nhất và
quan trọng nhất là căn cứ vào lợi ích quốc gia để xác định mức độ và phạm vi
can dự. Thứ hai là huy động tối đa sự giúp đỡ của các đồng minh hoặc các thể
chế đa phương có liên quan. Thứ ba là trong bất kỳ trường hợp nào, trước khi
sử dụng lực lượng quân sự, cần phải trả lời một số câu hỏi quan trọng có liên
quan. Thứ tư là tính đến các yếu tố như cái giá hợp lý phải trả của chiến dịch
và khả năng hoàn thành nhiệm vụ51. Điều đó có nghĩa là, việc sử dụng vũ lực
cần phải “cân, đo, đong, đếm” mới đi đến quyết định cuối cùng.
Trong nhiệm kỳ mới, mặc dù được kế thừa một nền kinh tế mạnh từ chính
quyền Bill Clinton, nhưng nước Mỹ lại bị tổn thương nặng nề sau vụ tấn công
khủng bố 11/9/2001. Mặt khác, tuy không bỏ qua vai trò của đồng minh và đối
tác, nhưng chính quyền George W. Bush vẫn theo đuổi học thuyết “đánh đòn
phủ đầu”52 để đánh bại chủ nghĩa khủng bố và ngăn chặn phổ biến vũ khí giết
người hàng loạt. “Chúng ta sẽ không do dự hành động một mình, nếu cần thiết,
National Security Strategy 1994, tlđd,tr. 6.
National Security Strategy 1994, tlđd,tr. 10.
52
National Security Strategy 1994, tlđd, tr.10
50
51
57
để tận dụng quyền tự vệ của chúng ta bằng cách tấn công phủ đầu đối với
những tên khủng bố, ngăn chúng làm hại đến người dân và đất nước chúng
ta”53. Theo đó, Mỹ sẽ tiếp tục thông qua quan hệ ngoại giao, phối hợp với các
đồng minh và đối tác khu vực quan trọng để đối phó với vấn đề chống phổ biến
vũ khí hủy diệt hàng loạt, nhưng nếu cần thiết và theo các nguyên tắc tự vệ,
không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực trước khi bị tấn công, ngay cả khi chưa
chắc chắn về thời điểm và địa điểm kẻ địch tấn công. Mỹ cho rằng, môi trường
chiến lược mới (chủ nghĩa khủng bố là mối đe dọa nguy hiểm nhất) đòi hỏi
phải có các biện pháp răn đe và phòng thủ mới54. Chiến lược răn đe của Mỹ
không chỉ tập trung giáng một đòn chí mạng vào kẻ thù tiềm tàng mà còn xây
dựng khả năng tấn công và phòng thủ cần thiết để ngăn chặn các quốc gia và
các tổ chức tấn công vào Mỹ, nếu cần sẽ tiến hành các biện pháp quân sự. “Dù
Mỹ không ngừng nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhưng
chúng ta sẽ không do dự hành động một mình, nếu cần thiết, để thực thi quyền
phòng vệ của chúng ta bằng cách hành động trước”55. “Để chặn trước hoặc
ngăn chặn các hành động thù địch của đối thủ, nếu cần thiết, Mỹ sẽ hành động
trước để thực thi quyền phòng vệ chính đáng”56.
Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Barack Obama, rút kinh
nghiệm từ những hệ lụy của người tiền nhiệm G.Bush, kể từ khi lên cầm
quyền chính quyền B.Obama đã không ngừng vạch ra kế hoạch và điều chỉnh
chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương. Nếu chính quyền G.Bush lấy
chống khủng bố làm trọng tâm, coi hành động đơn phương làm nền tảng, thì
chính quyền B.Obama đã điều chỉnh và triển khai chiến lược an ninh châu Á Thái Bình Dương theo hướng linh hoạt, mềm dẻo, thực dụng, coi trọng chủ
National Security Strategy 2002, tlđd,tr.6
National Security Strategy 2006, tlđd,tr.22
55
National Security Strategy 2002, tlđd,tr.6
56
National Security Strategy 2006, tlđd, tr.18
53
54
58
nghĩa đa phương, sức mạnh tập thể nhằm tạo ra một mô hình quan hệ đối tác
mở rộng đặt dưới sự lãnh đạo của Mỹ. “Ở bất kỳ thời điểm nào, lực lượng
quân sự đều cần thiết để bảo vệ đất nước và đồng minh của chúng ta hay bảo
đảm hòa bình, an ninh... Chúng ta sẽ tập trung vào ngoại giao, phát triển, các
chuẩn mực, định chế quốc tế để giải quyết bất đồng, ngăn chặn xung đột, duy
trì hòa bình, hạn chế tối đa sử dụng vũ lực... Sử dụng vũ lực đôi khi là cần
thiết, nhưng chúng ta sẽ triệt để tận dụng các lựa chọn khác trước khi khi tính
đến giải pháp chiến tranh và phải thận trọng tính toán đến các nguy cơ và
thiệt hại”57. Với vị thế là một siêu cường, sức mạnh quân sự vượt trội, nên
Mỹ không từ bỏ “quyền đơn phương hành động”, nhưng do sức mạnh có sự
suy giảm (kinh tế khó khăn, gánh nặng tài chính ở các chiến trường như Iraq,
Afghanistan. Cuộc chiến do Mỹ phát động tại Afghanistan và Iraq đã “ngốn”
từ 4.000 - 6.000 tỉ USD ngân sách của nước này), việc huy động đồng minh
được Chính quyền Barack Obama chú trọng hơn nhằm giảm thiểu gánh nặng
cho nước Mỹ.
- Về biện pháp xây dựng quân đội: Tình hình quân sự Mỹ thời kỳ Bill
Cliton vô cùng lớn. Tổng số quân Mỹ cả tại ngũ và dự bị là hơn 3 triệu người.
Trong đó, lực lượng thường trực là 1,6 triệu người gồm 18 sư đoàn thường
trực, 536 tàu chiến các loại, trong đó có 31 tàu sân bay hiện đại, 34 liên đội
máy bay chiến đấu chiến thuật, 228 máy bay ném bom và 3 sư đoàn lính thủy
đánh bộ cùng với 9 Bộ Tư lệnh và gần 2000 căn cứ quân sự ở khắp nơi trên
thế giới58. Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton xác định:
Mỹ phải duy trì tiềm lực quân sự hùng mạnh. Các lực lượng phải có khả năng
National Security Strategy 2010, tlđd,tr.22.
Chiến lược cam kết và mở rộng của Bill Clinton tại địa chỉ:
http://www.academia.edu/8741225/Chi%E1%BA%BFn_l%C6%B0%E1%BB%A3c_Cam_k%E1
%BA%BFt_v%C3%A0_m%E1%BB%9F_r%E1%BB%99ng_bill_Clinton.
57
58
59
phản ứng nhanh, hoạt động hiệu quả; sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng; có
khả năng đánh thắng hai cuộc xung đột lớn xảy ra gần như đồng thời. Để xây
dựng quân đội mạnh, phải có binh lính được huấn luyện tốt, có động cơ chiến
đấu cao, có vũ khí trang bị hiện đại và luôn sẵn sàng chiến đấu, tiến hành
huấn luyện binh lính trong điều kiện gần với tình huống chiến đấu thật, bảo
đảm cơ động chiến lược, xây dựng và duy trì hệ thống bảo đảm vật chất kĩ
thuật chắc chắn.
Do phải đối phó với nhiều mối đe dọa ngày càng phức tạp hơn: chủ
nghĩa khủng bố và sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự trỗi dậy của
Trung Quốc sự nóng lên của vấn đề hạt nhân ở Bản đảo Triều Tiên, nên Chiến
lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush xác định: Mỹ sẽ xây
dựng một lực lượng tương lai có khả năng ngăn chặn các mối đe dọa từ các
quốc gia và phi quốc gia, đồng thời, tăng cường liên kết với các đồng minh và
ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ tăng
cường Lực lượng Tác chiến Đặc biệt và đầu tư phát triển các loại vũ khí thông
thường hiện đại. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng cũng phải tự cải tổ để nâng cao
năng lực đối phó với bốn loại thách thức, gồm: những thách thức truyền thống
đến từ các quốc gia có quân đội mạnh; những thách thức bất thường đến từ
các chủ thể quốc gia hoặc phi quốc gia sử dụng các thủ đoạn như khủng bố,
lực lượng nổi dậy để chống lại nước Mỹ hoặc dính líu vào các hoạt động tội
phạm nhằm tạo ra mối đe dọa an ninh khu vực; những thách thức mang tính
phá hoại đến từ các chủ thể quốc gia và phi quốc gia lợi dụng công nghệ
(công nghệ sinh học, tác chiến không gian mạng…) để đối phó với ưu thế
vượt trội về sức mạnh quân sự của Mỹ.
Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Barack Obama xác định,
Mỹ sẽ củng cố quân đội để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh hiện
nay; ngăn chặn và răn đe các mối đe doạ đối với Mỹ, các lợi ích của Mỹ cũng
60
như các đồng minh, đối tác của Mỹ; sẵn sàng bảo vệ nước Mỹ trong các tình
huống xung đột chống lại các chủ thể nhà nước và phi nhà nước. Mỹ sẽ tiếp
tục tái cân đối các thực lực quân sự để đảm bảo sức mạnh vượt trội trong
chống khủng bố, chống nổi dậy, các chiến dịch bình ổn và đối phó với các
mối đe doạ an ninh ngày càng phức tạp hơn. Việc xác định chủ nghĩa khủng
bố quốc tế là đối tượng chủ yếu đe dọa an ninh quốc gia Mỹ và chủ trương
dồn trí lực, tài lực, vật lực, tín lực cho cuộc chiến chống khủng bố là một sai
lầm chiến lược. Mỹ đã hao người, tốn của và sa lầy vào cuộc chiến chống
khủng bố ở Irắc và Afghanistan. Trong khi đó, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ
để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trung Quốc mua một phần
tài sản của Mỹ, xâm nhập vào mọi ngõ ngách của thế giới, thậm chí cả sân sau
của Mỹ, nhanh chóng hiện đại hóa quân đội và thách thức Mỹ ở Đông Á Tây Thái Bình Dương. Những thách thức của Trung Quốc được xem như sự
trỗi dậy của một cường quốc thế giới mới. Một nước Trung Quốc hùng mạnh
sẽ làm thay đổi cơ cấu quyền lực quốc tế và khu vực. Sức mạnh tổng hợp của
Trung Quốc đang gia tăng và sẽ tác động tới các nước lớn ở châu Á - Thái
Bình Dương. Trung Quốc trong tương lai không xa sẽ là cường quốc có khả
năng thách thức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ. Bên cạnh đó, khu vực
châu Á-Thái Bình Dương là một khu vực có tầm quan trọng không ngừng
tăng lên trong nền chính trị thế giới và là đầu tàu quan trọng trong nền kinh tế
toàn cầu. Việc Mỹ củng cố vị thế lãnh đạo và tăng cường hợp tác về kinh tế
với các nước khác ở khu vực này là có lợi cho Mỹ, giúp Mỹ thoát khỏi cảnh
khó khăn về kinh tế hiện nay, tạo ra cơ hội việc làm quý giá trong nước. Về
lâu dài cũng rất quan trọng đối với việc giữ vững nền tảng kinh tế của bản
thân nước Mỹ. Từ cuộc khủng hoảng tài chính đến nay, cách nói thực lực của
Mỹ tương đối suy thoái là rất phổ biến trong cộng đồng quốc tế.
Chính vì vậy, ngay sau khi lên cầm quyền, Tổng thống B.Obama đã
61
đưa ra những điều chỉnh lớn về quan niệm, không những nhấn mạnh Mỹ là
một quốc gia ở châu Á - Thái Bình Dương mà còn nhấn mạnh mình là “Tổng
thống Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ”. Ngoại trưởng Hillary Clinton là
Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên ngay sau khi nhậm chức đã có chuyến công du
nước ngoài đầu tiên tới châu Á vào tháng 2/2009 và là một trong những Ngoại
trưởng Mỹ tới châu Á nhiều lần nhất trong năm đầu nhiệm kỳ (với 3 lần tới
châu Á - Thái Bình Dương, 2 lần tới Nam Á). Trong chuyến viếng thăm kéo
dài 9 ngày tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ ngày 12/1/2010. Bà đã
thay mặt chính phủ mới gửi tới thông điệp: “Khu vực châu Á - Thái Bình
Dương là ưu tiên hàng đầu của Mỹ, tương lai của Mỹ gắn chặt vào tương lai
của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tương lai của khu vực này lại phụ
thuộc vào Mỹ.
- Về chống khủng bố: Chống khủng bố là một trong những nội dung ưu
tiên trong các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012. Tuy
nhiên, mức độ, phạm vi, biện pháp chống khủng bố có sự khác nhau dưới thời
các chính quyền Mỹ. Điều này được thể hiện trước hết ở mức độ đề cập đến
cụm từ “khủng bố” trong các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Do chiến
lược an ninh quốc gia của Mỹ của từng chính quyền có những ưu tiên khác
nhau vì vậy vấn đề “khủng bố” ở mỗi chính quyền cũng được đề cập đến một
cách khác nhau: Thời kỳ Tổng thống Bill Clinton ưu tiên hàng đầu là phát
triển kinh tế vì vậy Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton
đề cập đến cụm từ “khủng bố” ít nhất (26 lần trong bản chiến lược năm 1994
và 42 lần trong bản chiến lược năm 1997); Nhưng đến thời Tổng thống
George W. Bush, do tình hình khủng bố thời kỳ này diễn ra một cách mạnh
mẽ và đặc biệt là sau sự kiện 11/9 cho nên trong các Chiến lược an ninh quốc
gia của chính quyền George W. Bush đề cập nhiều nhất đến cụm từ này (94
lần trong bản chiến lược năm 2002 và 124 lần trong bản chiến lược năm
62
2006); Còn đến thời Obama khủng bố vẫn tiếp tục gia tăng nhưng trong chính
sách của Obama thời kỳ này chú trọng hơn trong việc chuyển trọng tâm sang
khu vực châu Á - Thái Bình Dương vì vậy Chiến lược an ninh quốc gia của
chính quyền Barack Obama đề cập ở mức độ trung bình so với hai chính
quyền còn lại (60 lần trong bản chiến lược năm 2010). Điều này phản ánh
mức độ nghiêm trọng của khủng bố đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Về biện pháp, chính quyền Bill Clinton cho rằng, cần phải loại bỏ những
nơi trú ẩn an toàn của bọn khủng bố, tăng cường hợp tác quốc tế để ngăn chặn
tấn công khủng bố, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng
trong nước (an ninh, quốc phòng, tình báo, ngoại giao…), không chỉ dựa vào
các quan hệ đồng minh mà cần phải nâng cao tiềm lực để phát huy vai trò dẫn
dắt cộng đồng thế giới và sẵn sàng tự hành động khi cần thiết, tăng cường
trừng phạt các quốc gia tài trợ khủng bố… Chính sách chống khủng bố quốc
tế của Mỹ dựa trên bốn nguyên tắc: (1) không nhượng bộ trước khủng bố; (2)
tạo mọi áp lực đối với các quốc gia tài trợ khủng bố; (3) triệt để khai thác các
cơ chế pháp luật để trừng phạt khủng bố quốc tế; (4) giúp đỡ các chính phủ
khác tăng cường khả năng chống khủng bố.
Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush xác định,
đánh bại chủ nghĩa khủng bố đòi hỏi một chiến lược lâu dài, vì đây là một kẻ
thù mới có quy mô toàn cầu, khó tiêu diệt hoàn toàn. Mỹ không còn có thể
đơn thuần dựa vào chiến lược răn đe hoặc phòng thủ để phối phó với khủng
bố. Đây là một cuộc chiến có quy mô toàn cầu để tiêu diệt chủ nghĩa khủng
bố, một cuộc chiến cả trên chiến trường và tư tưởng. Để thành công, Mỹ cần
sự ủng hộ và hành động kiên quyết từ các đồng minh và bạn bè; hợp tác với
các nước để phá hủy nguồn sống của khủng bố: nơi trú ẩn an toàn, hỗ trợ tài
chính, sự bảo hộ của các nhà nước. Mỹ có quyền tấn công các căn cứ của
khủng bố ở lãnh thổ của quốc gia chứa chấp. Về ngắn hạn, cuộc chiến sẽ sử
63
dụng lực lượng quân sự và các công cụ sức mạnh quốc gia khác để tiêt diệt,
bắt giam các phần tử khủng bố, vô hiệu hóa nơi trú ẩn an toàn của chúng,
ngăn chặn chúng tiếp cận được vũ khí hủy diệt hàng loạt, cắt đứt nguồn viện
trợ. Về lâu dài, chiến thắng trong “cuộc chiến chống khủng bố” có nghĩa là
chiến thắng trong cuộc chiến về tư tưởng, nói đúng hơn là sự cuồng tín của
những kẻ sẵn sàng giết chết những nạn nhân vô tội. Một trong những biện
pháp quan trọng của chính quyền George W. Bush là chấm dứt các chế độ độc
tài, bảo trợ chủ nghĩa khủng bố ở các nước như CHDCND Triều Tiên, Iran,
Syria, Cuba, Belarus, Myanmar và Zimbabwe; các tổ chức được liệt vào danh
sách khủng bố như Hamas.
Trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, Chính quyền Barack
Obama vẫn xác định khủng bố là một trong những mối đe dọa đối với an ninh
quốc gia. Tuy nhiên, cách tiếp cận có xu hướng “mềm mỏng” hơn, khi không
đánh đồng chủ nghĩa khủng bố với chủ nghĩa Hồi giáo. Nhằm “thêm bạn, bớt
thù”, “dồn trọng tâm, trọng điểm”, Tổng thống Barack Obama giới hạn đối
tượng tác chiến chủ yếu là lực lượng Al-Qaida và Taliban ở Afghanistan và
Pakistan. “Afghanistan và Pakistan là trung tâm của chủ nghĩa cực đoạn bạo
lực”59. Những biện pháp cụ thể mà chiến lược an ninh quốc gia năm 2010 đưa
ra gồm: ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào nước Mỹ hoặc tiến
hành trên đất nước Mỹ; tăng cường an ninh hàng không; ngăn chặn lực lượng
khủng bố sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt; không để cho Al-Qaida có đủ khả
năng đe dọa người dân Mỹ, đồng minh, đối tác và lợi ích của Mỹ ở nước
ngoài; không cho lực lượng khủng bố có chỗ trú ẩn an toàn và tăng cường
năng lực cho các quốc gia có nguy cơ bị khủng bố.
59
National Security Strategy 2010, tlđd,tr. 20.
64
- Về cải cách hệ thống an ninh quốc gia của Mỹ: Đây là một trong
những biện pháp mà các chính quyền Mỹ đều rất chú trọng để nâng cao năng
lực nhận diện, ngăn chặn các mối đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Tuy nhiên,
mỗi chính quyền cũng có những ưu tiên khác nhau đối với việc cải cách các
cơ quan an ninh quốc gia Mỹ. Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ dưới thời
Tổng thống Bill Clinton chủ yếu nhấn mạnh đến việc nâng cao năng lực của
các tổ chức tình báo Mỹ. “Năng lực tình báo của chúng ta là công cụ tối quan
trọng để thực hiện chiến lược an ninh quốc gia. Các khả năng tình báo toàn
diện là rất cần thiết để có thể đưa ra những cảnh báo về những mối đe dọa
đối với an ninh quốc gia Mỹ”60.
Trong khi đó, do phải đối phó với mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố với
mạng lưới phức tạp ở khắp nơi trên thế giới, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ
của chính quyền George W. Bush chủ trương cải cách toàn diện các cơ quan
an ninh của Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ lập ra Bộ An ninh Nội
địa và cơ cấu lại các cơ quan an ninh tình báo61. Theo đó, Mỹ sẽ mở rộng và
tăng cường việc cải cách các cơ quan an ninh chủ chốt của Mỹ. Trong bài
phát biểu tại phiên họp chung của hai viện của Quốc hội Mỹ ngày 20/9/2001,
Tổng thống G. W. Bush đề nghị tiến hành cải cách các thể chế an ninh quốc
gia, bao gồm nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan chuyên trách đảm
bảo an ninh quốc gia, đặc biệt là việc đẩy mạnh thu thập thông tin tình báo vì
theo ông Bush đó là “cách phòng vệ đầu tiên chống lại những kẻ khủng bố
và mối đe dọa từ các quốc gia thù địch, kết hợp với việc tăng cường thực thi
pháp luật để có thể nhanh chóng đối phó với những mối đe dọa đối với an
ninh quốc gia. Cụ thể, Mỹ sẽ: (1) Tiếp tục thực hiện cải cách Bộ Quốc phòng,
National Security Strategy 1997, tlđd,tr. 12
Nguyễn Thị Thanh Thủy (2012), “ Tác động của sự kiện 11/9/2001 đến chính sách an ninh nội
địa của Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, tập 88 (số 1), trang 119-139;
60
61
65
Bộ An ninh Nội địa, Bộ Tư pháp, Cục Điều tra Liên bang; Cộng đồng Tình
báo. (2) Tiếp tục thay đổi hoạt động của Bộ Ngoại giao theo hướng ngoại giao
chuyển đổi, thúc đẩy nền dân chủ hiệu quả và chủ quyền có trách nhiệm. (3)
Nâng cao khả năng của các cơ quan trong việc lập kế hoạch, chuẩn bị, phối
hợp, gắn kết và thực hiện các phản ứng trong tất cả các tình huống khủng
hoảng bất ngờ và các thách thức lâu dài.
Nằm trong chiến lược cải cách bộ máy chính quyền theo hướng phát huy
sức mạnh tổng hợp của các nguồn lực quốc gia, chiến lược an ninh quốc gia
Mỹ của chính quyền Barack Obama nhấn mạnh đến sự phối hợp chặt chẽ giữa
các bộ và cơ quan chức năng nhằm tăng cường tính hiệu quả triển khai thực
hiện chính sách của chính quyền. Nói cách khác, việc bảo đảm an ninh quốc
gia của Mỹ là trách nhiệm của tất cả các bộ, cơ quan chức năng trên các lĩnh
vực, như quân sự có Bộ Quốc phòng; đối ngoại có Bộ Ngoại giao; kinh tế có
Văn phòng Quản lý và Ngân sách, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Năng
lượng, Bộ Nông nghiệp, Đại diện Thương mại Mỹ ở nước ngoài, Cục Dự trữ
Liên bang và các định chế khác; an ninh có Bộ An ninh nội địa, Cộng đồng
Tình báo. Ngoài ra, còn có sự phối hợp của phương tiện truyền thông, thành
phần tư nhân và người dân Mỹ.
2.3.3. Lĩnh vực Đối ngoại
2.3.3.1. Chiến lược đối với các khu vực trọng điểm trên thế giới
- Với châu Âu: Nhìn chung, chính sách của Mỹ đối với châu Âu giai
đoạn 1993 - 2012 đều nhất quán coi trọng vai trò của châu Âu, NATO trong
chiến lược của Mỹ, bởi châu Âu là đồng minh của Mỹ, NATO là tổ chức quân
sự do Mỹ lãnh đạo nhằm thúc đẩy các mục tiêu an ninh của Mỹ. Sau khi
Chiến tranh Lạnh kết thúc khối VACSAVA sụp đổ nhưng khối NATO vẫn
tồn tại và mở rộng. NATO mở rộng thì ảnh hưởng của Mỹ tại châu Âu lại
càng lớn, vì Mỹ có tiếng nói quyết định trong NATO. Chiến lược an ninh
66
quốc gia của chính quyền Bill Clinton xác định lợi ích của châu Âu gắn liền
lợi ích của Mỹ. “Khi châu Âu hòa bình, ổn định, nước Mỹ sẽ an toàn hơn. Khi
châu Âu thịnh vượng, nước Mỹ cũng thịnh vượng”62. Chính quyền George W.
Bush khẳng định trong chiến lược an ninh quốc gia rằng: “NATO vẫn là trụ
cột sống còn trong chính sách đối ngoại của Mỹ”63. Chiến lược an ninh quốc
gia của chính quyền Barack Obama tiếp tục khẳng định: “Mối quan hệ với
các đồng minh châu Âu vẫn là hòn đá tảng trong chiến lược can dự của Mỹ
với thế giới”64.
Mục tiêu chiến lược và chủ trương của Mỹ đối với châu Âu được xác
định trong các bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ dưới ba đời Tổng thống
giai đoạn này là duy trì châu Âu, NATO dưới sự lãnh đạo của Mỹ nhằm huy
động sức mạnh của đồng minh trong đối phó với các nguy cơ, thách thức và
thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của Mỹ; duy trì châu Âu thành một khối
thống nhất, an ninh, ổn định và phát triển; củng cố và hỗ trợ quá trình cải cách
thị trường và dân chủ ở các nước Đông Âu; duy trì và củng cố hiệu quả của
các tổ chức an ninh châu Âu, đặc biệt là thúc đẩy vai trò và mở rộng NATO:
ngoài 12 quốc gia đầu tiên có 16 quốc gia ký hiệp ước vào NATO: Hy Lạp,
Thổ Nhĩ Kỳ (1952); Tây Đức (1955); Tây Ban Nha (1982); Séc, Hungary, Ba
La (1999); Bungari, Estonia, Latvia, Lithuavia, Romania, Slovakia, Slovenia
(2004); Albania, Croatia (2009), coi đây là phương tiện chủ yếu giúp Mỹ duy
trì vai trò lãnh đạo và ảnh hưởng đối với các vấn đề an ninh châu Âu.
- Với châu Á - Thái Bình Dƣơng: Sau chiến tranh lạnh, châu Á - Thái
Bình Dương nổi lên như một thị trường giàu tiềm năng, có vị trí kinh tế toàn
cầu ngày càng lớn, tập trung nhiều cường quốc và là khu vực có sự ổn định
National Security Strategy 1997, tlđd, tr. 2
National Security Strategy 2006, tlđd, tr.38
64
National Security Strategy 2010, tlđd,tr. 41
62
63
67
tương đối. Là siêu cường duy nhất còn lại và là một cường quốc châu Á Thái Bình Dương, Mỹ có lợi ích to lớn về chính trị, an ninh ở khu vực này.
Châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực chiến lược có ý nghĩa ngày
càng quan trọng đối với nền an ninh và sự phồn thịnh của Mỹ. Hơn thế nữa,
châu Á - Thái Bình Dương còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến
lược toàn cầu của Mỹ65. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh nói chung và giai đoạn
1993 - 2012 nói riêng, các chính quyền Tổng thống Mỹ đều rất coi trọng thúc
đẩy chính sách tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương xuất phát từ vai trò
quan trọng của khu vực này đối với lợi ích và an ninh nước Mỹ. Các Tổng
thống Mỹ đều xác định châu Á - Thái Bình Dương có vai trò quan trọng đối
với lợi ích, an ninh nước Mỹ. Chính quyền Bill Clinton đánh giá: “Sức mạnh
kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào khả năng nắm bắt cơ hội ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương. Đây là khu vực có nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất trên thế giới, chiếm 1/2 GDP của toàn cầu. 60% hàng hóa Mỹ
xuất khẩu sang các nền kinh tế APEC”66.
Chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 của Tổng thống Bill Clinton và
Chiến lược an ninh quốc gia năm 2006 của Tổng thống George W. Bush có
chung đặc điểm là đều khẳng định Mỹ là một quốc gia Thái Bình Dương.
Chính quyền George W. Bush tuyên bố: “Mỹ là quốc gia Thái Bình Dương
với nhiều lợi ích ở Đông Á và Đông Nam Á”67. Tuy nhiên, chính quyền
George W. Bush coi trọng thúc đẩy lợi ích an ninh, cụ thể là chống khủng bố,
ở khu vực châu Á, bởi nhiều quốc gia ở châu Á có tỷ lệ người Hồi giáo lớn,
có nhiều tổ chức khủng bố ẩn náu. Trong khi đó, chính quyền Bill Clinton có
cách tiếp cận tổng quan hơn trong chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương.
Chính sách Đối Ngoại của Hoa Kỳ sau Chiến tranh Lạnh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000
66
National Security Strategy 1997, tlđd,tr. 21
67
National Security Strategy 2006, tlđd, tr.40
65
68
Chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 xác định một trong những ưu tiên
chiến lược là thúc đẩy xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình mới, ổn
đinh, phát triển, trong đó lợi ích an ninh gắn liền với tăng trưởng kinh tế; thúc
đẩy dân chủ nhân quyền để củng cố vai trò của Mỹ như một lực lượng duy trì
ổn định trong một khu vực châu Á - Thái Bình Dương liên kết hơn. Trong
chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, chính quyền Barack Obama nhấn
mạnh hơn đến vai trò kinh tế của châu Á trong chiến lược toàn cầu của Mỹ:
“Tăng trưởng kinh tế năng động của châu Á có liên quan đến thịnh vượng
của nước Mỹ trong tương lai và sự nổi lên như một trong những trung tâm
ảnh hưởng đã làm cho khu vực này ngày càng trở nên quan trọng”68.
Xuất phát từ những đánh giá trên về vai trò của khu vực châu Á - Thái
Bình Dương trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, các chính quyền Mỹ
giai đoạn này cơ bản đều tương đồng về các biện pháp triển khai chiến lược.
Về kinh tế, các chính quyền Mỹ đều nhấn mạnh đến việc thúc đẩy vai trò của
các tổ chức, định chế hợp tác đa phương, tích cực đưa ra nhiều sáng kiến hợp
tác kinh tế mới trong khu vực như APEC, ASEAN, Hiệp định Đối tác Tăng
cường Mỹ - ASEAN, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); thúc
đẩy các nước trong khu vực gia nhập WTO (như Trung Quốc, Đài Loan, Nga
trong các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton; Việt Nam,
Campuchia trong các chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W.
Bush). Về an ninh - quân sự, các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đều nhấn
mạnh tầm quan trọng của việc phát huy vai trò của các đồng minh trong khu
vực, gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và Philippines; tăng
cường hợp tác với các trung tâm quyền lực như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ trong
đối phó với các mối đe dọa về an ninh, các thách thức mang tính khu vực và
68
National Security Strategy 2010, tlđd,tr.43
69
toàn cầu; duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực như một biện pháp
thiết thực để tăng cường vai trò của Mỹ trong đảm bảo an ninh, ổn định.
Với khu vực Đông Nam Á, các chính quyền Mỹ đều xác định vai trò
ngày càng quan trọng của khu vực này trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ.
Chính quyền Bill Clinton xác định, lợi ích chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á
tập trung vào vấn đề an ninh, các quan hệ kinh tế, ngăn chặn xung đột. Biện
pháp tiếp cận của Mỹ là tăng cường mối quan hệ thiết thực với ASEAN, nhất
là trong khuôn khổ ARF; theo đuổi các mục tiêu song phương với từng nước
thành viên ASEAN nhằm ngăn chặn nguy cơ bất ổn về chính trị ở khu vực,
thúc đẩy cải cách kinh tế thị trường, khuyến khích cải cách dân chủ và cải
thiện về nhân quyền.
Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush xác định,
ở Đông Nam Á, Mỹ sẽ được hưởng lợi từ một khu vực có nền kinh tế tự do,
năng động; thúc đẩy mở rộng tự do chính trị ở khu vực. Để thúc đẩy hơn nữa
tự do về kinh tế, chính trị, Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh, đối tác
chủ chốt ở khu vực, gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và
Thailand.
Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Barack Obama khẳng định,
Mỹ sẽ theo đuổi một vai trò mạnh mẽ hơn trong các cấu trúc đa phương ở khu
vực như ASEAN, APEC, TPP và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS)... Từ cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đến năm 1998 đến nay, hợp tác Đông Á
tiến triển rất nhanh, giành được thành quả về nhiều mặt. Trung Quốc dần dần phát
triển hai phương án hiệp định thương mại tự do tương đối thành thục (FTA - tức là
“ASEAN+3” bao gồm các nước ASEAN+ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc;
và “ASEAN+6” bao gồm các nước ASEAN+Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Ấn Độ, Ôxtrâylia và Niu Dilân). Điều này cho thấy sự phát triển của Trung Quốc
thời gian gần đây cũng là một việc mà chính quyền Obama phải quan tâm nhiều.
70
Mặt khác, việc Mỹ củng cố vị thế lãnh đạo và tăng cường hợp tác về kinh tế với
các nước khác ở khu vực này là có lợi cho Mỹ, giúp Mỹ thoát khỏi cảnh khó khăn
về kinh tế hiện nay, tạo ra cơ hội việc làm quý giá trong nước. Vì vậy, nhu cầu
bức thiết của Mỹ là cần chuyển trọng tâm chiến lược về mọi mặt, đặc biệt
là an ninh sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính vì vậy, ngay sau
khi lên cầm quyền, Tổng thống B.Obama đã đưa ra những điều chỉnh lớn
về chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Chính quyền
B.Obama có thể được gọi là “chiến lược can dự trở lại”, chiến lược này được
đưa ra là dựa trên cơ sở xem xét lại chính sách ngoại giao và chính trị cường
quyền của chủ nghĩa đơn phương Bush con; là sự mở rộng và khẳng định lại
đối với chiến lược an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Chính quyền
B.Clinton. Năm 2011, chính quyền B.Obama tuyên bố rằng, Mỹ cần thiết phải
“chuyển trọng tâm” (sau này đổi lại là “tái cân bằng”) trong chính sách đối
ngoại. Theo đó, sẽ giảm bớt sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông, Afghanistan
và chú ý nhiều hơn đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông
Nam Á. Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton chính thức sử dụng từ “trở lại”
châu Á trong bài báo đăng trên tạp chí Chính sách Đối ngoại tháng 11/2011.
Quy mô quân sự của chính sách “Trở lại” hoặc “Tái cân bằng” được nhắc đến
thường xuyên ở Nhà Trắng.
- Với Tây Bán Cầu: Đây là khu vực được Mỹ xác định như khung sườn
an ninh của nước Mỹ. Bởi vì, xây dựng một nền kinh tế Tây Bán Cầu mới là
rất quan trọng với Mỹ, không chỉ để giải quyết vấn đề độc lập năng lượng mà
còn tăng khả năng cạnh tranh công nghiệp. Châu Mỹ La Tinh là nơi sinh sống
của 900 triệu người (chiếm khoảng 12% dân số thế giới) đại diện cho nền
kinh tế trị giá 6 nghìn tỷ USD - ngang bằng với Trung Quốc. Thêm vào đó,
lục địa này trẻ hơn và đô thị hóa nhanh hơn châu Á, xứng đáng là một "đối tác
71
hiệu suất cao” của Mỹ. Ngoài ra, các nền kinh tế Mỹ La tinh không cảm thấy
mối đe dọa từ Hoa Kỳ lớn như Trung Quốc - đối tác thường xuyên bán phá
giá tất cả mọi thứ từ quần áo đến điện thoại di động vào khu vực, đe dọa đến
90% sản xuất xuất khẩu của Mỹ La Tinh và làm các nước này bị thâm hụt
thương mại69. Do đó, các Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong giai đoạn
này đều tập trung vào việc thúc đẩy môi trường an ninh khu vực, tăng cường
liên kết kinh tế, thúc đẩy cải cách dân chủ ở một số quốc gia. Những cải thiện
về an ninh ở khu vực này gồm giải pháp cho những căng thẳng biên giới,
kiểm soát các phong trào nổi loạn và phổ biến vũ khí sẽ là điểm nhấn cần thiết
để thúc đẩy tiến trình chính trị và kinh tế. Về kinh tế, Mỹ sẽ thực hiện liên kết
kinh tế giữa Mỹ và các nước trong khu vực thông qua NAFTA mà Mỹ đóng
vai trò chi phối, lãnh đạo; thông qua OAS để phát triển kinh tế, áp đặt mô
hình chủ nghĩa tự do mới về kinh tế cho các quốc gia này, nhằm duy trì ảnh
hưởng của Mỹ ở khu vực.
- Với Trung Đông, Nam Á: Đây là những khu vực có liên quan đến lợi
ích kinh tế của Mỹ, nhất là nguồn cung cấp dầu lửa. Đây còn là một trong
những cái nôi của các tổ chức khủng bố quốc tế và có đồng minh thân cận
Israel, nên trong các chiến lược an ninh quốc gia, các chính quyền Mỹ giai
đoạn này đều đặt mục tiêu đạt đột phá trong tiến trình hòa bình Trung Đông,
tiếp tục bảo vệ an ninh Israel, các nước bạn bè Arab; bảo đảm sự tiếp cận
thuận lợi của Mỹ đối với các nguồn dầu lửa của khu vực. Điểm khác biệt
trong chiến lược an ninh của Mỹ giai đoạn này là việc xác định Iraq từ một
trong những quốc gia thù địch của nước Mỹ (cùng CHDCND Triều Tiên, Iran
trong liên minh “trục ma quỷ”) dưới thời Bill Clinton thành quốc gia đối tác
69
Hoa Kỳ đừng quên Mỹ Latinh tại địa chỉ: http://petrotimes.vn/hoa-ky-dung-quen-my-la-tinh46179.html
72
của Mỹ dưới thời George W. Bush (sau khi lật đổ Tổng thống Saddam
Hussein năm 2003).
Với Nam Á, các bản chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đều nhấn mạnh đến
mục tiêu thúc đẩy khu vực này có được “dân chủ, ổn định” thông qua nỗ lực
giải quyết các cuộc xung đột kéo dài và các biện pháp xây dựng lòng tin. Cụ
thể, Mỹ sẽ thúc đẩy Ấn Độ và Pakistan ký kết hiệp định cắt giảm vũ khí hủy
diệt hàng loạt và tên lửa đạn đạo. Mỹ khẳng định, xây dựng mối quan hệ hợp
tác đồng minh thân thiết với Ấn Độ sẽ có lợi cho cả hai bên và Ấn Độ và với
tiềm lực quốc phòng và tham vọng của mình có đủ khả năng trở thành “người
bảo hộ” an ninh Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Sự ổn định ở khu vực
và các mối quan hệ song phương được tăng cường yế tố quan trọng đối với lợi
ích của Mỹ ở khu vực.
- Với châu Phi: Đây là một khu vực có vai trò quan trong trong thúc
đẩy lợi ích chiến lược, an ninh của nước Mỹ, bởi châu Phi có nguồn khoáng
sản, nguồn cung cấp dầu mỏ lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng bố,
sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Do đó, các chính quyền Mỹ đều coi
trọng thúc đẩy chiến lược tại khu vực này. Tuy nhiên, cách tiếp cận và ưu tiên
chiến lược sự khác nhau dưới thời các tổng thống. Chiến lược an ninh quốc
gia của chính quyền Bill Clinton xác định, đây là một khu vực có thể tạo ra
những mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia nghiệm trọng, từ chủ nghĩa khủng
bố được các nhà nước bảo trợ, tội phạm quốc tế, dịch bệnh, ô nhiễm môi
trường. Do đó, Mỹ cần phải tích cực can dự một cách có hiệu quả vào khu
vực, tập trung vào các biện pháp chính như phát huy vai trò và mở rộng Hiệp
ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), hỗ trợ xây dựng châu Phi thành
khu vực không có vũ khí hạt nhân, tăng cường hợp tác nhằm chống phổ biến
vũ khí hủy diệt hàng loạt, chấm dứt sự hậu thuẫn của Sudan đối với chủ nghĩa
73
khủng bố, ngăn chặn ảnh hưởng của Libya và Iran ở châu Phi, giúp đỡ các
nước châu Phi ổn định và phát triển kinh tế, cải cách dân chủ.
Trong các Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W.
Bush, châu Phi thậm chí còn trở thành một trong những ưu tiên trong chiến
lược của Mỹ vì đây là khu vực có nguồn dầu mỏ lớn. Chính quyền Bush chủ
trương củng cố chỗ đứng ở châu Phi nhằm kiểm soát nguồn dầu lửa và vị trí
quân sự chiến lược quan trọng của khu vực này đối với thế giới; tính đến việc
lấy các nguồn dầu mỏ của châu Phi làm nguồn thay thế cho Trung Đông và
xác định dầu mỏ châu Phi là vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia Mỹ. Chính
quyền Bush cũng đưa các biện pháp cụ thể, gồm: lấy vấn đề chống khủng bố
để quân sự hoá các mối quan hệ của Mỹ đối với châu Phi và để thực hiện kế
hoạch tăng thêm quân thường trú ở châu Phi; hối thúc các nước thiết lập quan
hệ thương mại tự do song phương với Mỹ, trước hết là xúc tiến việc ký kết
Hiệp định thương mại tự do song phương Mỹ - Nam Phi và Mỹ - Morocco và
duy trì Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Mỹ - Phi; dùng viện trợ để lôi kéo các nước
trong khu vực chấp nhận hợp tác với Mỹ; sử dụng các tổ chức quốc tế và lôi
kéo các nước cùng Mỹ gây sức ép, bao vây cô lập đối với các nước được cho
là chống Mỹ như Libya, Zimbabwe.
Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Barack Obama chủ yếu đề
cập đến châu Phi như một trong những khu vực có liên quan đến lợi ích an
ninh và kinh tế của Mỹ. Do đó, Mỹ chủ trương tiếp tục can dự vào khu vực để
thúc đẩy lợi ích chiến lược của Mỹ. Các biện pháp ưu tiên trong chính sách
của Mỹ là thúc đẩy các nền kinh tế khu vực mở cửa thị trường, ngăn chặn các
cuộc xung đột, cải cách dân chủ, chống tham nhũng ở các quốc gia.
2.3.3.2. Chiến lược đối với các nước lớn
- Với Trung Quốc: Quan hệ Mỹ-Trung là mối quan hệ song phương
quan trọng nhất ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương thời kỳ sau chiến tranh
74
lạnh. Đây là mối quan hệ giữa một siêu cường duy nhất còn lại từ khi Liên Xô
sụp đổ với một cường quốc đang nổi lên, có tiềm năng thách thức vị trí siêu
cường duy nhất của Mỹ trong thế kỷ 21. Xét về sức mạnh quốc gia tổng hợp,
Mỹ và Trung Quốc là hai nước lớn nhất ở khu vực CA-TBD hiện nay và có
khả năng trở thành hai cường quốc lớn nhất trên thế giới vào thế kỷ 21. Hơn
nữa, mối quan hệ này là quan hệ giữa một siêu cường duy nhất đang nỗ lực
thiết lập một thế giới đơn cực, một nền hoà bình theo kiểu Mỹ với những giá
trị Mỹ được phổ biến với một cường quốc đang nổi lên và ấp ủ mục tiêu xây
dựng một trật tự thế giới đa cực70. Chiến lược an ninh quốc gia của chính
quyền Bill Clinton xác định vai trò của Trung Quốc như sau: Một Trung Quốc
cô lập, khép kín sẽ không có lợi cho Mỹ và thế giới. Sự nổi lên của của một
nước Trung Quốc ổn định về chính trị, mở cửa về kinh tế và bảo đảm về an
ninh sẽ đem lại lợi ích cho nước Mỹ. Triển vọng hòa bình, thịnh vượng ở
châu Á phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của Trung Quốc như một quốc gia có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Sự hội nhập của Trung Quốc vào hệ
thống luật pháp và chuẩn mực quốc tế sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế,
chính trị của nước này cũng như mối quan hệ với các nước khác trên thế giới.
Trung Quốc cần tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm trong cộng đồng quốc
tế. Hợp tác với Trung Quốc là cách tốt nhất để đối phó với những thách thức
chung như ngăn chặn các vụ thử hạt nhân, giải quyết những bất đồng khác
biệt cơ bản như vấn đề nhân quyền. Do đó, Mỹ phải theo đuổi quan hệ đối
thoại sâu sắc hơn với Trung Quốc. Trọng tâm của Mỹ là thúc đẩy Trung Quốc
hội nhập vào hệ thống kinh tế thế giới theo cơ chế thị trường. Một phần quan
trọng trong tiến trình này là làm cho Trung Quốc tháo bỏ chính sách bảo hộ
70
Lê Ninh Lan, “Quan hệ Mỹ - Trung: Hiện trạng và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số
33 năm 2000
75
kinh tế thông qua các rào cản thương mại. Việc thúc đẩy Trung Quốc gia
nhập WTO sẽ đem lại lợi ích cho nước Mỹ. Mỹ tăng cường hợp tác với Trung
Quốc trong nhiều lĩnh vực chủ chốt như duy trì hòa bình, ổn định trên bán đảo
Triều Tiên, mở rộng NPT, hoàn thành Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân toàn
diện (CTBT), chống buôn lậu và buôn bán ma túy. Mục tiêu chủ yếu của Mỹ
trong chính sách đối với Trung Quốc gồm: duy trì đối thoại chiến lược thông
qua các cuộc trao đổi cấp cao tập trung vào các lợi ích cốt lõi của cả hai nước;
nối lại đàm phán giữa Trung Quốc và Đài Loan và đảm bảo sự chuyển giao
suôn sẻ ở Hong Kong; Trung Quốc tuân thủ các chuẩn mực không phổ biến
vũ khí hủy diệt hàng loạt, thiết lập một hệ thống kiểm soát xuất khẩu vũ khí
toàn diện; vai trò xây dựng của Trung Quốc trong các vấn đề an ninh quốc tế
thông qua sự tích cực hợp tác ở các cơ chế đa phương như APEC, ARF và
Đối thoại An ninh Đông Bắc Á71.
Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush cũng xác
định, Mỹ cần thúc giục Trung Quốc hướng đến một nền kinh tế thị trường,
chính sách tỷ giá linh hoạt để giúp Trung Quốc hội nhập vào hệ thống kinh tế
quốc tế. Mỹ cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc để đảm bảo nước này
thực thi nghiêm chỉnh các cam kết với WTO, nhất là bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ. Vai trò của Trung Quốc ở các tổ chức quốc tế ngày càng phát huy tính
tích cực, chủ động, nhất là với tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc. Mỹ sẽ thúc đẩy vai trò của Trung Quốc trong giải quyết các
thách thức an ninh chung ở khu vực và thế giới, như chống khủng bố, chống
phổ biến vũ khí, an ninh năng lượng, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Tuy
nhiên, Mỹ vẫn có sự lo ngại trước sự phát triển của Trung Quốc, nhất là sự
71
National Security Strategy 1997, tlđd, tr.25
76
thiếu minh bạch trong chính sách tăng cường tiềm lực quân sự, duy trì chính
sách bảo hộ nền kinh tế, vấn đề dân chủ, nhân quyền72.
Trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, chính quyền Barack
Obama khẳng định, quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc là một phần quan trọng
trong chiến lược của Mỹ nhằm thúc đẩy một khu vực châu Á - Thái Bình
Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Sự phát triển dân chủ của Trung
Quốc là điều rất quan trọng cho tương lai như thế. Tuy nhiên, Mỹ tiếp tục bày
tỏ lo ngại về sự gia tăng tiềm lực quân sự của Trung Quốc, cho rằng điều này
có thể đe dọa các quốc gia láng giềng ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi
đó, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế
giới. Trung Quốc mua một phần tài sản của Mỹ, xâm nhập vào mọi ngõ ngách
của thế giới, thậm chí cả sân sau của Mỹ, nhanh chóng hiện đại hóa quân đội
và thách thức Mỹ ở Đông Á - Tây Thái Bình Dương. Những thách thức của
Trung Quốc được xem như sự trỗi dậy của một cường quốc thế giới mới. Một
nước Trung Quốc hùng mạnh sẽ làm thay đổi cơ cấu quyền lực quốc tế và khu
vực. Sức mạnh tổng hợp của Trung Quốc đang gia tăng và sẽ tác động tới các
nước lớn ở châu Á - Thái Bình Dương. Trung Quốc trong tương lai không xa
sẽ là cường quốc có khả năng thách thức lớn đối với vai trò lãnh đạo của Mỹ.
Năm 2011, chính quyền B.Obama tuyên bố rằng, Mỹ cần thiết phải “chuyển
trọng tâm” (sau này đổi lại là “tái cân bằng”) trong chính sách đối ngoại. Theo
đó, sẽ giảm bớt sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông, Afghanistan và chú ý
nhiều hơn đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Đông Nam Á.
Ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton chính thức sử dụng từ “trở lại” châu Á
trong bài báo đăng trên tạp chí Chính sách Đối ngoại tháng 11/2011. Quy mô
quân sự của chính sách “Trở lại” hoặc “Tái cân bằng” được nhắc đến thường
72
National Security Strategy 2006, tlđd, tr41-42
77
xuyên ở Nhà Trắng. Chính sách “tái cân bằng” của Mỹ đối với khu vực diễn
ra vào thời điểm mà quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng,
trong khi một số quốc gia châu Á, đặc biệt là Philippines và Nhật Bản, đã bày
tỏ quan ngại sâu sắc về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông và
Biển Hoa Đông. Tuy còn một số lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc,
nhưng Mỹ vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với Trung Quốc
trong giải quyết các vấn đề cùng quan tâm như chống khủng bố, vấn đề hạt
nhân trên bán đảo Triều Tiên, các vấn đề an ninh phi truyền thống…73
- Với Nga: Có thể nói, xuất phát từ vị thế của nước Nga sau Chiến tranh
Lạnh, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ giai đoạn này đều có một điểm
chung lớn nhất là cố gắng duy trì sự cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh, giữa
đối tác chiến lược và đối thủ tiềm tàng trong quan hệ với Nga.
Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton coi Nga là nước
có địa chính trị quan trọng trong chiến lược đối ngoại của Mỹ bởi: Nga nằm
trong lục địa Á - Âu, mặc dù diện tích và biên giới của Nga không còn được
như thời Liên Xô, nhưng Nga vẫn có vị trí chiến lược đối với Mỹ. Mặt khác,
Nga vẫn là cường quốc hạt nhân, là đối thủ tiềm tàng của Mỹ. Nga là Ủy viên
thường trực của Hội đồng Bảo An Liên hợp quốc, Nga có vị trí và vai trò ảnh
hưởng trong việc giải quyết các vấn đề an ninh quốc tế. Sau Chiến tranh Lạnh,
Nga kế thừa tiềm lực do Liên Xô để lại, nhất là về khoa học kỹ thuật, đặc biệt
là khoa học vũ trụ và công nghệ hạt nhân. Với những đặc điểm kinh tế, chính
trị của Nga, Mỹ muốn xây dựng một chiến lược tổng thể ở đất nước này với
mục tiêu kiềm chế sự phát triển của Nga và khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới
của Mỹ trong đó có Nga, nước từng là đối trọng nặng ký của Mỹ trong Chiến
tranh Lạnh. Do đó, Mỹ cho rằng, việc Nga gia nhập WTO có thể đóng vai trò
73
National Security Strategy 2010, tlđd, tr.43
78
quan trọng để đảm bảo quá trình chuyển đổi Nga thành nền kinh tế thị trường,
nâng cao tính cạnh tranh và hội nhập vào kinh tế thế giới. Ngoài ra, chính
quyền Bill Clinton cũng thúc đẩy xây dựng quan hệ đối tác NATO - Nga để
tăng cường tham vấn, khi có thể, cùng nhau hành động đối phó với những
thách thức an ninh chung; góp phần thúc đẩy sự tham gia tích cực của nước
Nga dân chủ trong hệ thống an ninh châu Âu thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.
Một trong những vấn đề Mỹ đặc biệt quan tâm trong quan hệ với Nga là cắt
giảm các loại vũ khí chiến lược. Mỹ xác định, hợp tác với Nga cắt giảm 80%
kho vũ khí hạt nhân có từ thời Chiến tranh Lạnh trong vòng một thập kỷ. Theo
Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược II (START II), Mỹ và Nga duy trì số
lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược ở mức từ 3.000 - 3.500; thúc đẩy START
III, cắt giảm đầu đạn hạt nhân chiến lược xuống còn từ 2.000 - 2.500 (cắt giảm
80% kho vũ khí trong thời Chiến tranh; cam kết Hiệp ước Chống tên lửa đạn
đạo (ABM). Ngoài ra, Mỹ hợp tác chặt chẽ với Nga trong các lĩnh vực ưu tiên
môi trường, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ.
Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush tái khẳng
định sự hợp tác của Mỹ với Nga trong các vấn đề chiến lược mà hai bên có
cùng lợi ích, thu hẹp những bất đồng khác biệt giữa hai nước. Với sức mạnh
và vị trí địa chiến lược, Nga có ảnh hưởng lớn không chỉ ở châu Âu, các nước
láng giềng, mà còn ở nhiều khu vực khác có liên quan đến lợi ích sống còn
của Mỹ, như Trung Đông, Nam và Trung Á, Đông Á. Do đó, Mỹ cần khuyến
khích Nga tôn trọng giá trị tự do và dân chủ ở trong nước, không làm trở ngại
đến tiến trình tự do và dân chủ ở những khu vực này. Mỹ cũng cần sự hợp tác
của Nga cùng các đối tác EU để gây sức ép buộc Iran từ bỏ chương trình hạt
nhân vì mục đích quân sự. Tăng cường phối hợp với Nga cùng các nước liên
quan để gây sức ép buộc CHDCND Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân.
79
Một điểm đáng chú trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền
George W. Bush là do Nga chưa thể đe dọa đến vị thế siêu cường của Mỹ,
đồng thời Mỹ cần đến vai trò của Nga trong giải quyết các vấn đề quốc tế,
trong đó có chủ nghĩa khủng bố, nên Mỹ không còn coi Nga là đối thủ chiến
lược mà thay vào đó là hướng đến một quan hệ chiến lược với Nga. Chiến
lược an ninh quốc gia xác định: Với Nga, Mỹ đang xây dựng một quan hệ
chiến lược mới dựa trên thực tiễn của thế kỷ 21: Mỹ và Nga không còn là đối
thủ chiến lược. Hiệp ước START đã phản ánh sự thay đổi quan trọng trong tư
duy của nước Nga, là cơ sở để Mỹ tăng cường hợp tác với Nga trong các vấn
đề có liên quan đến lợi ích của hai nước. Mỹ sẽ nỗ lực thúc đẩy Nga gia nhập
WTO; tăng cường hợp tác trong đối phó với các nguy cơ, thách thức chung
như chủ nghĩa khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy
nhiên, với sức mạnh tiềm tàng của nước Nga, việc Mỹ xây dựng quan hệ
chiến lược với Nga là điều rất khó thực hiện, nhất là sau cuộc xung đột quân
sự Nga - Gruzia năm 2008. Và được giới phân tích quốc tế đánh giá là mang
đậm dấu ấn giằng co, "ăn miếng trả miếng" giữa Mátxcơva và Washington
trong việc tăng cường sự hiện diện và tranh giành ảnh hưởng tại các khu vực
“sân sau” của nhau74.
Trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2010, chính quyền Barack
Obama nhấn mạnh, Mỹ thúc đẩy xây dựng mối quan hệ ổn định, hiệu quả và
đa dạng với Nga dựa trên những lợi ích chung. Mỹ có lợi ích ở một nước Nga
cường thịnh, hòa bình, tôn trọng các chuẩn mực quốc tế. Với tư cách là hai
quốc gia hàng đầu về kho vũ khí hạt nhân, Mỹ và Nga sẽ tăng cường hợp tác
để thúc đẩy ngăn chặn sự phổ biến vũ khí thông qua cắt giảm kho vũ khí hạt
74
Quan hệ Nga Mỹ 2008 “ăn miếng trả miếng” tại địa chỉ:
http://tuyengiao.vn/Home/Quocte/sukienvabinhluanqt/4988/Quan-he-Nga-My-2008-An-mieng-tramieng
80
nhân của mỗi nước và hợp tác chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ở các
khu vực trên thế giới. Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong ngăn chặn
chủ nghĩa cực đoan bạo lực, nhất là ở Afghanistan. Mỹ cũng sẽ thúc đẩy ký
kết các hiệp định hợp tác thương mại, đầu tư mới với Nga để thúc đẩy thịnh
vượng ở hai nước. Mỹ ủng hộ những nỗ lực ở trong nước Nga nhằm thúc đẩy
luật pháp và các giá trị khác. Cùng với việc thúc đẩy vai trò của Nga như một
đối tác có trách nhiệm ở châu Âu và châu Á, Mỹ sẽ ủng hộ chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của các nước láng giềng của Nga.
- Với Ấn Độ: Trước năm 1991, do các mối quan hệ chồng chéo phức
tạp của Mỹ và Ấn Độ với các quốc gia khác như Liên Xô, Pakistan khiến
quan hệ Mỹ- Ấn Độ rất mờ nhạt. Sau cải cách kinh tế năm 1991, sự lớn
mạnh của Ấn Độ đã trở thành một đối trọng không chỉ riêng Trung Quốc mà
kể cả Mỹ cũng e ngại. Mặc dù Ấn Độ chưa gây ra nhiều mối đe dọa cho Mỹ
trong mối quan hệ song phương như đối với Trung Quốc nhưng từ sau cải
cách kinh tế 1991 của mình đến nay, theo ông Jean-Luc Racine, Giám đốc
nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ và Nam Á, Ấn Độ được
đánh giá như một nhân tố nhằm cân bằng thế lực của Trung Quốc tại Châu
Á75. Do đó, nhân tố Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Mỹ được các
Tổng thống Mỹ quan tâm nhiều.
Trong các Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, các đời Tổng thống đều
nhấn mạnh đến thúc đẩy vai trò của Ấn Độ trong thực hiện các mục tiêu chiến
lược của Mỹ, tuy nhiên, người ta thấy rằng, chính sách của Mỹ đối với Ấn Độ
chứng kiến sự thay đổi từ việc kiềm chế chương trình hạt nhân của Ấn Độ
thành giúp Ấn Độ trở thành một cường quốc hạt nhân.
Ấn Độ: cường quốc mới đối trọng Trung Quốc ở Châu Á tại địa chỉ:
http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-khu-vuc-khac/1957-n--cng-quc-mi-i-trng-trung-quc-chau-a
75
81
Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton nhấn mạnh
mục tiêu đảm bảo Ấn Độ và Pakistan tham gia Hiệp ước CTBT; thuyết phục
Ấn Độ và Pakistan giảm nguy cơ xung đột và kiểm soát chương trình hạt
nhân và tên lửa theo chuẩn mực cấm phổ biến vũ khí của quốc tế. Sự ổn định
ở khu vực và sự cải thiện mối quan hệ giữa hai nước này cũng đóng vai trò
quan trọng trong thúc đẩy lợi ích kinh tế của Mỹ ở khu vực.
Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush cần thúc
đẩy hợp tác với các đầu tàu kinh tế thế giới như Ấn Độ để thúc đẩy cải cách,
mở cửa thị trường và ổn định tài chính. Mỹ đã gác bỏ những bất đồng giữa
hai nước và đặt quan hệ với Ấn Độ vào một lộ trình mới. Ấn Độ là một nền
dân chủ lớn và những giá trị chung giữa hai nước chính là nền tảng cho việc
thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp này. Mỹ đã có những bước tiến lớn trong thay
đổi mối quan hệ với Ấn Độ, đáng kể nhất là Hiệp định Hợp tác Hạt nhân Dân
sự (ANC) Mỹ - Ấn Độ năm 2005, đánh dấu sự vươn lên trở thành cường quốc
của Ấn Độ76.
Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Barack Obama coi Ấn Độ
là một trong những cường quốc dân chủ trong thế kỷ 21, do đó, Mỹ đã nỗ lực
thúc đẩy quan hệ với quốc gia này lên tầm cao mới. Mỹ cũng nhấn mạnh đến
việc cần có những bước đi thích hợp để giảm sự đối đầu quân sự giữa Ấn Độ
và Pakistan. Ấn Độ đang hướng đến một nền kinh tế tự do. Mỹ và Ấn Độ là
hai nền dân chủ lớn nhất trên thế giới, chia sẻ những lợi ích chung về tự do
thương mại, trong đó có tự do hàng hải ở Ấn Độ Dương, chống chủ nghĩa
khủng bố và tạo dựng một châu Á ổn định về chiến lược.
76
http://www.varans.vn/tin-tuc/1928/Chung-quanh-Hiep-dinh-hop-tac-hat-nhan-dan-su-(ANC)giua-An-Do-va-My.html
82
2.3.4. Lĩnh vực Dân chủ, nhân quyền
2.3.4.1. Tương đồng
Trong các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, thúc đẩy tự do, dân chủ,
nhân quyền trên thế giới luôn là một trong những ưu tiên nhằm đem lại lợi
ích, an ninh cho nước Mỹ. Có thể nói, dân chủ, nhân quyền là một trong ba
trụ cột (cùng với an ninh - quân sự, kinh tế) trong chính sách đối ngoại của
Mỹ đối với các quốc gia trên thế giới. Mỹ muốn thúc đẩy, áp đặt giá trị dân
chủ, nhân quyền và tự do trên toàn thế giới; coi vấn đề dân chủ hóa là một
trong những nhân tố quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Mỹ luôn
cho rằng, nhiều quốc gia trên thế giới vi phạm dân chủ và nhân quyền và luôn
áp đặt “dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ” để bắt các nước tuân thủ theo, quốc
gia nào mà chống lại quy tắc này thì Mỹ sẽ liệt vào danh sách các nước vi
phạm dân chủ và nhân quyền. Đó là nét đặc trưng trong hầu hết các chiến
lược an ninh quốc gia của Mỹ.
2.3.4.2. Khác biệt
Ngoài sự tương đồng trên, vấn đề “dân chủ, nhân quyền” được các Tổng
thống Mỹ tiếp cận theo các cách khác nhau để làm công cụ phục vụ chiến
lược toàn cầu của Mỹ. Cụ thể:
Các Chiến lược an ninh quốc gia của Tổng thống Bill Clinton xác định,
mọi lợi ích chiến lược của Mỹ được hỗ trợ bởi việc mở rộng cộng đồng các
quốc gia dân chủ và thị trường tự do. Vì vậy, hợp tác với các quốc gia dân chủ
mới ở Đông Âu và Trung Á để giúp họ phát triển kinh tế tự do, tôn trọng nhân
quyền là một phần chủ chốt trong chiến lược an ninh quốc gia. “Chiến lược
an ninh quốc gia của chúng ta vì vậy dựa trên việc mở rộng cộng đồng các
nền dân chủ thị trường trong khi ngăn chặn và hạn chế một loạt những đe
doạ đối với quốc gia của chúng ta, đồng minh của chúng ta và lợi ích của
83
chúng ta”77. Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, mục tiêu mở rộng không chỉ
bản thân các nền dân chủ mà còn là dân chủ thị trường. Chiến lược an ninh
quốc gia năm 1994 và 1997 cho rằng, thị trường và dân chủ bao hàm lẫn
nhau. Điều này có nghĩa là nền kinh tế thị trường và thương mại quốc tế tạo ra
các giá trị và thể chế dân chủ. Như vậy, dân chủ thị trường, tự do kinh tế được
chính quyền Bill Clinton ưu tiên thúc đẩy. Nói cách khác, vấn đề dân chủ, tự
do được chính quyền Bill Clinton sử dụng như một công cụ để thúc đẩy mục
tiêu, lợi ích an ninh kinh tế. Đó chính là điểm khác biệt căn bản bản trong
chiến lược an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Nó phù hợp
với mục tiêu chiến lược hàng đầu của Bill Clinton là phát triển kinh tế, thúc
đẩy sự thịnh vượng cho nước Mỹ.
Đến thời Tổng thống George W. Bush, do mục tiêu chiến lược hàng đầu
được xác định trong chiến lược an ninh quốc gia là bảo đảm an ninh gắn với
chống khủng bố, các quốc gia bất hảo và sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng
loạt, nên cách tiếp cận về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Tổng thống George
W. Bush cũng có sự thay đổi. Thúc đẩy dân chủ, thị trường tự do, nhân quyền
ra toàn thế giới là một phần của chiến lược nhằm thúc đẩy mục tiêu an ninh
cho nước Mỹ. “Chúng ta sẽ bảo vệ hoà bình bằng cách đánh khủng bố và
những tên độc tài. Chúng ta sẽ duy trì hoà bình bằng việc xây dựng mối quan
hệ tốt đẹp giữa các cường quốc. Chúng ta sẽ mở rộng hoà bình bằng thúc đẩy
các xã hội mở và tự do trên mọi lục địa”78. Các nhà nước bất hảo được xác
định như những nhà nước phi dân chủ thù địch với Mỹ và thế giới văn minh,
không tuân thủ luật pháp quốc tế và trách nhiệm quốc tế, nuôi dưỡng hệ tư
tưởng thù địch và khủng bố bằng cách đe doạ một cách vô lí và liều lĩnh bằng
việc sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Nhằm ngăn chặn các nhà nước phi dân
77
78
National Security Strategy 1994, tlđd, tr.2
National Security Strategy 2002, tlđd, tr.3
84
chủ giúp đỡ khủng bố, tìm kiếm hay giúp đỡ các nước khác có được vũ khí
hủy diệt hàng loạt, Mỹ sẽ “hoạt động tích cực mang lại hi vọng về dân chủ,
phát triển thị trường tự do và tự do thương mại tới mọi ngóc ngách của thế
giới”79. Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2002 cũng nhấn mạnh: “Đói
nghèo, thể chế yếu kém và tham nhũng có thể làm các nhà nước yếu kém dễ bị
tổn thương trước các mạng lưới khủng bố và các tập đoàn buôn lậu ma tuý
trong đường biên giới”80. Có thể thấy, thúc đẩy dân chủ ra nước ngoài là tấm
khiên đảm bảo cho một nước Mỹ và một thế giới an ninh hơn và hoà bình hơn
theo quan điểm của chính quyền George W. Bush. Đó cũng là đặc điểm nổi
bật trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền George W. Bush.
Trong khi đó, chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Barack
Obama coi thúc đẩy dân chủ, nhân quyền là một trong những biện pháp để
củng cố vai trò, vị thế của Mỹ. “Để xây dựng nền móng vững chắc hơn cho vị
thế lãnh đạo của chúng ta, thì một trong những cách hiệu quả nhất là thúc
đẩy các giá trị dân chủ, nhân quyền và luật pháp”81. Để phổ biến giá trị dân
chủ, nhân quyền kiểu Mỹ ra bên ngoài, chính quyền Barack Obama đưa ra các
biện pháp cụ thể như đảm bảo các nền dân chủ mới có sự cải thiện cho công
dân của họ, can dự có nguyên tắc vào các chế độ phi dân chủ, thừa nhận tính
hợp pháp của mọi phong trào dân chủ hòa bình, ủng hộ quyền phụ nữ, tăng
cường các chuẩn mực quốc tế về chống tham nhũng, mở rộng liên minh các
chủ thể (chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và thể chế đa phương) để thúc
đẩy dân chủ, nhân quyền, luật pháp.
National Security Strategy 2002, tlđd, tr.4
National Security Strategy 2002, tlđd, tr.4
81
National Security Strategy 2010, tlđd, tr. 2
79
80
85
Tiểu kết
Chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Bill Clinton
được coi là chiến lược an ninh quốc gia chính thức đầu tiên của Mỹ sau khi
Chiến tranh Lạnh kết thúc. Chiến lược đã đánh dấu sự thay đổi lớn về đường
lối chính sách của Mỹ. Mặt khác, sự sụp đổ của Liên Xô đã làm cho Mỹ loại
bỏ được một đối thủ và Mỹ ngày càng khẳng định được vị trí siêu cường số
một thế giới của mình. Tuy nhiên, khi lên nhậm chức Bill Clinton phải đối
mặt với những thách thức từ nhiều phía cả ở trong nước và ngoài nước, đặc
biệt là tình trạng suy thoái kinh tế Mỹ. Vì vậy, ưu tiên chiến lược hàng đầu
của chính quyền Bill Clinton là chấn hưng nền kinh tế Mỹ, sức mạnh kinh tế
là nền tảng của sức mạnh quốc gia, đạt được mục tiêu kinh tế, thì cũng đồng
nghĩa với việc thúc đẩy các mục tiêu khác như đảm bảo an ninh, thúc đẩy giá
trị Mỹ.
Cũng như Bill Clinton khi lên nắm chính quyền Tổng thống G.W.Bush
vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu dài hạn của Mỹ đó là củng cố vị trí siêu cường
số một của Mỹ, thiết lập một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Tuy nhiên, được
thừa hưởng nguồn thặng dư ngân sách do chính quyền Bill Clinton để lại
nhưng chính quyền Tổng thống Bush lại gặp phải vấn đề khủng bố nghiêm
trọng. Đặc biệt là sau vụ khủng bố 11/9 khiến cho chính quyền Tổng thống
Bush phải điều chỉnh lớn đối với Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Vì
vậy, có thể thấy ưu tiên chiến lược hàng đầu của chính quyền George W.
Bush là cuộc chiến chống khủng bố và Mỹ sẽ huy động mọi nguồn lực để
thực hiện mục tiêu này, sẵn sàng “đánh đòn phủ đầu” nếu cần thiết.
Tổng thống Obama nhậm chức trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế
trầm trọng xuất phát từ nước Mỹ và lan ra toàn cầu, đẩy nền kinh tế thế giới
lầm vào suy thoái nghiêm trọng. Vì vậy, chính quyền Obama đã có điều chỉnh
lớn trong chính sách đối ngoại theo hướng thực dụng hơn với chính sách
86
“Ngoại giao thông minh” , phát huy sức mạnh kinh tế, quân sự và “sức mạnh
mềm”, thực hiện chủ nghĩa đa phương mềm dẻo và linh hoạt, tăng cường hợp
tác với các nước đồng minh.Vì vậy, chính quyền Barack Obama xác định ưu
tiên chiến lược là an ninh, kinh tế, dân chủ và trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.
Từ những ưu tiên chiến lược đó, dẫn đến những biện pháp triển khai chiến
lược khác nhau của các chính quyền Tổng thống Mỹ. Đó là sự “can dự và mở
rộng” của chính quyền Bill Clinton, học thuyết “đánh đòn phủ đầu” của chính
quyền George W. Bush và “sức mạnh thông minh”, chiến lược “xoay trục
châu Á” của Chính quyền Barack Obama.
87
CHƢƠNG 3
NHẬN XÉT VỀ CHIẾN LƢỢC AN NINH CỦA MỸ GIAI ĐOẠN 1993 2012 VÀ XU HƢỚNG CHIẾN LƢỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ
TỪ SAU NĂM 2012
3.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRONG CHIẾN LƯỢC AN NINH
QUỐC GIA MỸ GIAI ĐOẠN 1993 - 2012
Trong giai đoạn 1993 - 2012, các chiến lược an ninh quốc gia được các
chính quyền Mỹ ban hành đã cho thấy sự linh hoạt về cách tiếp cận, sự đa
dạng trong xác định biện pháp triển khai chiến lược, mang đậm dấu ấn của
các đời Tổng thống Mỹ. Nhìn chung, các chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai
đoạn này nổi lên một số đặc điểm chính như sau:
3.1.1. Đƣợc định hƣớng bởi Đạo luật Goldwater-Nichols
Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ được pháp lý hóa bởi Đạo luật
Goldwater-Nichols. Do đó, các chiến lược an ninh quốc gia giai đoạn 1993 2012 đều không nằm ngoài khuôn khổ này. Phần mở đầu các chiến lược an
ninh quốc gia của chính quyền Bill Clinton chỉ rõ: “Báo cáo này được đệ trình
theo Khoản 603 của Đạo luật Tái cơ cấu Bộ Quốc phòng Goldwater-Nicholas
năm 1986, đặt ra một chiến lược an ninh quốc gia để thúc đẩy những lợi ích
quốc gia của chúng ta trong thời kỳ của những thời cơ và nguy cơ độc đáo
này”82. Mặc dù không phải chính quyền Mỹ nào cũng tuân thủ đúng thời hạn
đệ trình văn kiện chiến lược này, nhưng nhìn chung, các chiến lược an ninh
quốc gia của các chính quyền Mỹ, nhất là bản chiến lược đầu tiên được công
bố vào đầu mỗi nhiệm kỳ đã cơ bản đáp ứng được những định hướng chiến
lược của nước Mỹ trong từng giai đoạn cụ thể. Các chiến lược này cơ bản đáp
82
National Security Strategy 1997, tlđd, tr. 2
88
ứng được các yêu cầu theo quy định của Đạo luật Goldwater-Nichols đối với
một chiến lược an ninh quốc gia, gồm: xác định lợi ích, mục tiêu trên phạm vi
toàn thế giới có liên quan đến an ninh quốc gia Mỹ; định hướng chính sách đối
ngoại, cam kết quốc tế và khả năng quốc phòng của Mỹ nhằm ngăn chặn các
mối đe dọa tới an ninh quốc gia; đề xuất sử dụng trong ngắn hạn và dài hạn các
yếu tố về chính trị, kinh tế, quân sự và các yếu tố khác trong sức mạnh quốc gia
Mỹ để bảo vệ hoặc thúc đẩy lợi ích và mục tiêu đã được xác định; sử dụng một
cách thích hợp các khả năng của sức mạnh quốc gia để triển khai chiến lược an
ninh quốc gia Mỹ; cung cấp đầy đủ thông tin trước Quốc hội về những vấn đề
liên quan đến chiến lược an ninh quốc gia Mỹ.
3.1.2. Xuất phát từ bối cảnh chủ quan và khách quan
Từ các chiến lược an ninh quốc gia của ba đời Tổng thống Mỹ, có thể
thấy, bối cảnh khách quan (hay môi trường chiến lược theo cách gọi của Mỹ)
là một trong những cơ sở để hoạch định chiến lược an ninh quốc gia, nhất là
liên quan đến xác định mục tiêu chiến lược, lợi ích chiến lược, ưu tiên chiến
lược và các biện pháp triển khai để đạt được các mục tiêu đã xác định.
“Chiến lược an ninh quốc gia về can dự và mở rộng” ra đời trong bối
cảnh trật tự thế giới chuyển từ lưỡng cực sang đơn cực, theo đó, Mỹ là siêu
cường duy nhất trên thế giới, có sức mạnh vượt trội trên tất cả các lĩnh vực,
không còn đối thủ trực tiếp là Liên Xô như trước. Nói cách khác, cục diện
chiến lược thế giới phát triển từ chỗ có thể dự đoán sang khó nắm bắt. Rõ
ràng, trong một trật tự thế giới đang thay đổi như vậy, chiến lược an ninh
quốc gia Mỹ cần tập trung trả lời cho những câu hỏi sau: Mỹ sẽ phải đối phó
với đối thủ nào hay mối đe dọa nào? Mỹ sẽ làm như thế nào để củng cố khối
đồng minh khi đối thủ duy nhất là Liên Xô không còn nữa? Nước Mỹ sẽ làm
gì để củng cố vai trò lãnh đạo thế giới trong tình hình mới với xu thế toàn cầu
hóa đang được đẩy mạnh? Chiến lược an ninh quốc gia năm 1994 đã đưa ra
89
câu trả lời khi xác định các mục tiêu cơ bản là phục hưng nền kinh tế Mỹ;
tăng cường thực hiện kiềm chế Nhật Bản và Tây Âu trong quỹ đạo của Mỹ;
thúc đẩy Nga và các nước Đông Âu chuyển hoàn toàn sang nền kinh tế thị
trường tự do theo kiểu Phương Tây; chuyển trọng tâm chiến lược an ninh
quốc gia và chính sách ngoại giao sang đối phó với tình hình các khu vực, giải
quyết các cuộc xung đột khu vực theo hướng có lợi cho Mỹ83.
Trong nhiệm kỳ hai, chính quyền Tổng thống Bill Clinton có cách tiếp
cận khác về môi trường chiến lược trong những năm bản lề bước vào thế kỷ
21: sức mạnh quân sự của Mỹ vẫn “vô song” và Mỹ đã có một nền kinh tế
năng động toàn cầu; nhưng an ninh nước Mỹ đang đối mặt với nhiều nguy cơ
rất phức tạp và chưa có tiền lệ. Đó là xung đột sắc tộc, chủ nghĩa khủng bố,
các tổ chức tội phạm, sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, sự hủy hoại môi
trường, tốc độ gia tăng dân số thế giới. Có thể thấy, trong bối cảnh mới, Mỹ
đã định hình rõ hơn những lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực chủ yếu. Vì thế,
lợi ích quốc gia được Mỹ xác định trong “Chiến lược an ninh quốc gia cho
thế kỷ mới” được chia theo các mức độ quan trọng khác nhau, gồm: những lợi
ích sống còn; những lợi ích quốc gia và những lợi ích nhân đạo. Như vậy, lợi
ích quốc gia trong chiến lược an ninh quốc gia năm 1997 được xác định toàn
diện hơn trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh. Việc đảm bảo lợi ích
này nhằm đảm bảo duy trì vị trí siêu cường số một của Mỹ trong một thế giới
có nhiều trung tâm quyền lực nổi lên cạnh tranh gay gắt. Từ đó, Mỹ có thể
thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, ngăn chặn bất cứ nước nào
đe dọa đến lợi ích an ninh của Mỹ.
Việc căn cứ vào bối cảnh chiến lược để xây dựng chiến lược an ninh
quốc gia của Mỹ tiếp tục được thể hiện trong nhiệm kỳ Tổng thống George
83
Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ cam kết và mở rộng, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 181
90
W. Bush. Bước vào Nhà Trắng trong năm đầu của thế kỷ 21, Tổng thống
George W. Bush kế thừa nhiều thành quả to lớn từ chính quyền Bill Clinton
như: nền kinh tế vĩ mô ổn định với mức lạm phát và thất nghiệp đều ở mức
thấp kỷ lục; kim ngạch ngoại thương tăng với nhịp độ 8 - 10%/năm trong suốt
thời kỳ tăng trưởng, khu vực thương mại hiện chiếm 25% GDP (2000); đầu tư
cho nguồn nhân lực nói chung và giáo dục, khoa học công nghệ nói riêng
ngày càng tăng, tốc độ tăng năng suất lao động đạt khoảng 2,5%/năm trong
thập kỷ 90 - cao gấp đôi tốc độ của hai thập kỷ trước. Theo đó, sức mạnh tổng
hợp của nước Mỹ tiếp tục được khẳng định là vị thế siêu cường. Kinh tế Mỹ
đạt được nhiều thành tựu to lớn, bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ bắt
đầu từ năm 1992 và kéo dài liên tục cho tới tận đầu năm 2001. Thập kỷ 90
của thế kỷ 20 chứng kiến chu kỳ tăng trưởng dài nhất trong lịch sử kinh tế Mỹ
với tốc độ tăng trưởng trung bình gần 3%/năm, riêng giai đoạn 1996 - 2000
đạt trên 4%/năm84. Tuy nhiên, có lẽ một kẻ thù mà nước Mỹ không thể
“lường trước” trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh lại là chủ nghĩa khủng bố.
Trước khi trở thành tổng thống, khi được hỏi điều gì sẽ là những thách thức
cơ bản trong chính sách của mình, George W. Bush trả lời chắc chắn: “Tôi tin
rằng, những vấn đề lớn là về Trung Quốc và Nga… Về lâu dài, an ninh trên
thế giới gắn với việc giải quyết như thế nào với Trung Quốc và giải quyết như
thế nào với Nga”85. Tuy nhiên, cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 đã làm
thay đổi mọi tư duy về nguy cơ an ninh quốc gia của Mỹ. Nói cách khác, đó
là sự thay đổi về nhận thức mối đe dọa đến từ các đối thủ, cường quốc có thể
đe dọa vị thế siêu cường Mỹ sang mối đe dọa đến từ các tổ chức khủng bố
Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời tổng thống G.W.Bush tại địa chỉ:
http://123doc.org/document/2590506-su-dieu-chinh-chinh-sach-doi-ngoai-cua-hoa-ky-duoi-thoitong-thong-george-w-bush.htm?page=28
85
Maureen Dowd, “Liberties; Freudian Face-Off”, New York Times, June 16, 1999
http://www.nytimes.com/1999/06/16/opinion/liberties-freudian-face-off.html
84
91
quốc tế được xác định trong chiến lược an ninh quốc gia. Chính vì thế, ưu tiên
hàng đầu trong chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ được Tổng thống George
W. Bush xác định là chủ nghĩa khủng bố, đi kèm với chúng là vũ khí hủy diệt
hàng loạt và được bảo trợ bởi các quốc gia bất hảo.
Đến thời Barack Obama, mối đe dọa khủng bố vẫn còn hiện hữu nhưng
không gay gắt như cách đó một thập kỷ. Cuộc chiến chống khủng bố, cùng
chiến lược “đánh đòn phủ đầu” của chính quyền Mỹ tiền nhiệm vừa làm cho
ngân sách quốc gia thâm hụt nghiêm trọng, vừa làm xấu đi hình ảnh của một
nước Mỹ được cho là “diều hâu”, “hiếu chiến”, “đơn phương” trong con mắt
của cộng đồng quốc tế, kể cả đồng minh của Mỹ. Trong khi đó, do tiến trình
toàn cầu hóa đã đi vào chiều sâu, các đặc tính đa dạng, phức tạp và xuyên
quốc gia của các vấn đề toàn cầu như an ninh phi truyền thống, ngày càng rõ
nét, nên thậm chí cường quốc số một như Mỹ cũng khó có thể ứng phó một
cách đơn độc. Việc cùng chia sẻ các vấn đề quốc tế đã trở thành một đặc tính
rõ nét trong thời đại mới. Chính vì vậy, khi lên nắm chính quyền Tổng thống
B.Obama đã đưa ra chính sách xoay trục châu Á nhằm mục đích: (1) Mỹ
muốn làm bạn với các nước ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong chiến lược
an ninh châu Á - Thái Bình Dương, chính quyền B.Obama vẫn tiếp tục chủ
trương tăng cường hệ thống liên minh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương và thúc đẩy quan hệ đối tác của Mỹ ở khu vực này; (2) Mỹ đã vượt
qua các mối quan hệ với các đồng minh truyền thống ở châu Á - Thái Bình
Dương để kết nối với những nền kinh tế mới nổi trong khu vực như Ấn Độ,
Indonesia. Đáng chú ý, thỏa thuận quân sự với Australia, việc tăng cường hợp
tác quân sự và thông qua Đối tác toàn diện Mỹ - Indonesia, cùng cái bắt tay
chiến lược với Ấn Độ là những ví dụ cụ thể nhất cho bước tiến của nước Mỹ.
(3) Mỹ nỗ lực định hình các thể chế đa phương trong khu vực, mà điển hình là
vai trò của Mỹ trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP. Ngoài
92
ASEAN và một số thể chế kinh tế, Mỹ còn phối hợp với một loạt các khối
tiểu khu vực như Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương, Hội nghị Thượng
đỉnh sông Mê Công. Tuy nhiên, sự điều chỉnh mục tiêu chiến lược và biện
pháp triển khai của chính quyền Tổng thống Barack Obama có thể coi là
“thức thời”.
3.1.3. Mục tiêu chiến lƣợc là bất biến
Với Mỹ, cũng như mọi quốc gia khác trên thế giới, một trong những cơ
sở xây dựng chiến lược là lợi ích quốc gia của Mỹ trước mắt cũng như lâu
dài: lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh và phổ biến giá trị Mỹ. Lợi ích lâu dài và
xuyên suốt của Mỹ vẫn là “lãnh đạo thế giới”, giữ vững vị trí siêu cường duy
nhất của Mỹ, phổ biến giá trị và lối sống Mỹ trên toàn thế giới. Lợi ích chiến
lược của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh là duy trì vị trí siêu cường số một trong
một thế giới có nhiều trung tâm quyền lực, từ đó thiết lập một trật tự thế giới
mới do Mỹ lãnh đạo, ngăn chặn không để cho bất cứ một nước nào có thể trở
thành đối thủ có khả năng đe doạ vị trí, vai trò và nền an ninh của Mỹ.
Chiến lược an ninh quốc gia trước hết phải thúc đẩy những lợi ích quốc
gia và được xây dựng chủ yếu trên nền tảng của chính những lợi ích quốc gia
này. Như vậy, dù đó là chính quyền của đảng Dân chủ hay đảng Cộng hoà, thì
lợi ích quốc gia của Mỹ đều phản ánh và phục vụ tham vọng bá chủ thế giới
của giai cấp thống trị Mỹ với mục tiêu chiến lược xuyên suốt là xác lập quyền
lãnh đạo thế giới, duy trì vị trí siêu cường duy nhất, ngăn chặn bất cứ nước
nào hoặc thế lực nào nổi lên thách thức vai trò của Mỹ. Mặt khác, sự khác
nhau về nội dung hay mức độ ở các chính quyền khác nhau là vì lợi ích quốc
gia Mỹ được xác định trên một số cơ sở nhất định, trong đó nổi bật nhất phải
kể đến là ảnh hưởng của các nhóm lợi ích, các đảng phái, trường phái và phe
cánh chính trị khác nhau trong nội bộ Mỹ; yếu tố tiềm lực và sức mạnh quốc
gia; và các yếu tố tác động từ bên ngoài. Ví dụ, khi đảng Dân chủ lên cầm
93
quyền, chính sách của nước Mỹ thiên về thúc đẩy mục tiêu kinh tế, do đó biện
pháp triển khai mang tính mềm dẻo hơn; khi đảng Cộng hòa lên nắm quyền,
chính sách của Mỹ thiên về phát triển sức mạnh quân sự, sẵn sàng đơn
phương hành động nhằm đạt được lợi ích và mục tiêu đã xác định.
Tuy nhiên, dù là đảng nào lên nắm quyền, về cơ bản, chiến lược an ninh
quốc gia của Mỹ cơ bản được xây dựng trên 3 trụ cột chính là an ninh quốc
gia, sức mạnh kinh tế - quân sự và chính trị (dân chủ nhân quyền kiểu phương
Tây là cốt lõi). Từ đó, các mục tiêu chiến lược hay lợi ích quốc gia được xác
định trong các chiến lược an ninh quốc gia cũng được chia thành ba loại
chính: (1) lợi ích sống còn; (2) lợi ích quan trọng; (3) các lợi ích khác (toàn
cầu, nhân đạo, giá trị) theo cách phân loại của đảng Dân chủ; hay theo cách
phân loại của đảng Cộng hoà từ trước đến nay là liệt kê một loạt các lợi ích,
theo đó, có thể dễ dàng nhận thấy có 3 nhóm: (1) nhóm lợi ích chủ quyền lãnh
thổ và an ninh - quân sự; (2) lợi ích kinh tế - thương mại; (3) lợi ích khác.
Chính sự khác nhau về cách phân loại (có thể chính quyền này sắp một loại
lợi ích nhất định vào hàng ưu tiên nhất nhưng chính quyền khác lại có thể đưa
xuống hàng ưu tiên thấp hơn) đã dẫn đến sự điều chỉnh chiến lược của chính
quyền Dân chủ hay Cộng hoà.
3.1.4. Biện pháp triển khai là vạn biến
Dưới thời Bill Clinton, Chiến lược an ninh quốc gia về can dự và mở
rộng 1994 và Chiến lược an ninh quốc gia cho một thế kỷ mới 1997 đã xác
định ba trụ cột chủ yếu trong chiến lược an ninh quốc gia là: an ninh kinh tế,
an ninh quân sự và thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. Hai giáo sư khoa học chính
trị Barry R. Posen và Andrew L. Ross lý giải: “Cụm từ „can dự và mở rộng‟
thể hiện cách thức và mục đích, hay tầm nhìn, của bản chiến lược: Mỹ phải
can dự vào thế giới để mở rộng cộng đồng các quốc gia có nền kinh tế tự do,
94
dân chủ”86. Cách tiếp cận này cho thấy, lợi ích kinh tế là ưu tiên hàng đầu
trong chiến lược an ninh quốc gia. Tuy nhiên, dù ưu tiên mục tiêu chấn hưng
nền kinh tế Mỹ, nhưng Chính quyền Clinton khẳng định an ninh quốc gia và
sức mạnh kinh tế không thể tách rời nhau. Sự thịnh vượng trong nước của Mỹ
phụ thuộc vào việc can dự tích cực ở nước ngoài và sức mạnh ngoại giao của
Mỹ, khả năng duy trì ưu thế quân sự vượt trội, sức “hấp dẫn” của những giá
trị Mỹ ở nước ngoài. Điểm đáng chú ý trong chiến lược này là kinh tế trong
và ngoài nước được cho là gắn bó hữu cơ với nhau. Chính vì vậy, nhằm thúc
đẩy hơn nữa các lợi ích kinh tế với các đối tác bên ngoài lãnh thổ Mỹ, chính
quyền Clinton xem “tự do hoá thương mại toàn cầu và khu vực” như một mục
tiêu quan trọng. Ba nội dung này gắn bó hữu cơ với nhau và có tác động thúc
đẩy lẫn nhau. Tựu trung lại nó phục vụ mục tiêu bao trùm của Mỹ là thiết lập
vai trò lãnh đạo thế giới, nắm bắt thời cơ chiến lược sau Chiến tranh Lạnh, khi
Mỹ là siêu cường duy nhất còn lại, mối đe doạ về một cuộc chiến tranh thế
giới đã lùi lại và những giá trị cơ bản của Mỹ; dân chủ và kinh tế thị trường;
đã được truyền bá ở nhiều nơi trên thế giới.
Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2002 và 2006 của chính quyền
George W. Bush phản ánh rất rõ sự tái nhận thức, hay xác định lại thứ tự ưu
tiên các mối đe doạ đối với nước Mỹ. Đó là “Chiến lược an ninh quốc gia
mới trong một thời đại của chủ nghĩa khủng bố, các quốc gia bất hảo và vũ
khí hủy diệt hàng loạt” như tựa đề cuốn sách của tác giả Lawrence J. Korb87.
Theo đó, chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã trở thành mối đe doạ hàng đầu. Hơn
nữa, dường như lần đầu tiên kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chính
quyền Bush lại tìm được một mối đe doạ hiện hữu, rõ ràng để trở thành tiêu
Barry R. Posen and Andrew L. Ross, “Competing Visions for U.S. Grand Strategy”,
International Security, 21 (1996), p. 44.
87
Lawrence J. Korb, A New National Security Strategy in an Age of Terrorists, Tyrants, and
Weapons of Mass Destruction, Council on Foreign Relations Press, 2003.
86
95
điểm của chiến lược đối ngoại của Mỹ sau một thời gian chuyển tiếp sau
Chiến tranh Lạnh khi mối đe doạ cộng sản không còn. Chủ nghĩa khủng bố
quốc tế trở thành kẻ thù số một của nước Mỹ và nước Mỹ sẽ chiến đấu trong
một thời gian không hạn định, trên phạm vi toàn cầu để tiêu diệt các tổ chức
khủng bố. Cùng với sự nhận thức lại về mối đe doạ là sự thay đổi ưu tiên
trong chương trình nghị sự đối ngoại. Chiến lược An ninh quốc gia mới của
chính quyền Bush cho thấy rõ cuộc chiến chống khủng bố trở thành ưu tiên
hàng đầu, thành chủ đề trung tâm chi phối các vấn đề khác trong chính sách
cũng như quan hệ đối ngoại của Mỹ. Bên cạnh đó, các quốc gia bất hảo cũng
được “nâng cấp” về thứ bậc trong đánh giá về những mối đe doạ đối với lợi
ích của Mỹ. Mối đe doạ về khả năng những nước này phát triển vũ khí giết
người hàng loạt được đặt trong bối cảnh cuộc chiến chống khủng bố, tạo
thành “bộ ba” nguy cơ đối với an ninh nước Mỹ. Đó cũng là cơ sở để học
thuyết “đánh đòn phủ đầu” lần đầu tiên được chính thức đưa vào chiến lược
an ninh quốc gia của Mỹ.
Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2010 dưới chính quyền Barack
Obama khác biệt so với chính quyền tiền nhiệm trên ba khía cạnh: Một là, nếu
“cường quyền và đơn phương” là thương hiệu của chính sách đối ngoại dưới
chính quyền Bush thì “sức mạnh thông minh” trở thành thương hiệu của
chính quyền Obama. Hai là, chính quyền Obama đã chính thức từ bỏ thuyết
“đánh đòn phủ đầu”, học thuyết vốn đã làm cho nước Mỹ xấu đi rất nhiều
trong quan hệ quốc tế. Ba là, từ bỏ cách nói về “cuộc chiến chống khủng bố”
của chính quyền Bush, giới hạn hơn về kẻ thù của nước Mỹ, không quy kết tất
cả các tổ chức thánh chiến hay các tín đồ Hồi giáo, mà chỉ đích danh mạng
lưới khủng bố quốc tế Al-Qaida và Taliban.
96
3.2. XU HƯỚNG CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA CỦA MỸ TỪ
SAU NĂM 2012
3.2.1. Chiến lƣợc an ninh quốc gia năm 2015
Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2015, chính quyền Tổng thống
Barack Obama nhận định rằng, thế giới 5 năm qua đã có rất nhiều biến đổi,
như sự xuất hiện của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), vấn đề
Ukraine, quan hệ “xuống dốc không phanh” với Nga và sự “trỗi dậy” của
Trung Quốc… nên chiến lược mới phải có “tầm nhìn và sách lược mới cho
việc tận dụng vị thế lãnh đạo mạnh mẽ và bền vững của Mỹ để thúc đẩy lợi
ích quốc gia, giá trị phổ biến và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp”88.
Do đó, trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2015, Tổng thống Barack
Obama kế thừa những nội dung trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2010
và bổ sung, nhấn mạnh một số điểm, như hợp tác với các đối tác đang nổi
(Trung Quốc, Ấn Độ) trong khi vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các đồng
minh truyền thống. Đồng thời, Mỹ chủ trương chuyển trọng tâm hợp tác kinh
tế quốc tế với tổ chức G-20 chứ không chỉ chú trọng tới nhóm các nước phát
triển G-7 như trước đây. Mặc dù bản chiến lược có đề cập tới việc tạm dừng
biện pháp quân sự đơn phương, nhưng tuyên bố, Mỹ sẽ bảo lưu sự lựa chọn
hành động đơn phương trong những tình huống cấp thiết.
Chiến lược xác định thách thức cấp bách nhất hiện nay là chủ nghĩa cực
đoan, bạo lực, sự “gây hấn” của Nga, tấn công mạng và biến đổi khí hậu,
đồng thời, đặt ra các nguyên tắc, những công việc ưu tiên để Mỹ có cách thức
“lãnh đạo” thế giới một cách hiệu quả, thiết thực hơn trong 4 vấn đề chủ yếu,
đó là: an ninh, thịnh vượng, giá trị và trật tự quốc tế với cách tiếp cận có
những điểm mới.
88
National Security Strategy 2015,
https://www.whitehouse.gov/sites/default/files/docs/2015_national_security_strategy.pdf,tr.1
97
Đối với vấn đề an ninh, bản chiến lược nêu 6 phương thức để thúc đẩy
an ninh của nước Mỹ, công dân Mỹ, các đồng minh và các đối tác của Mỹ.
Trong đó, nhấn mạnh việc duy trì lực lượng quốc phòng, xây dựng quân đội
tinh gọn, được chăm lo, huấn luyện và trang bị tốt nhất thế giới. Bản chiến
lược năm 2015 cũng khẳng định, nước Mỹ sẽ tiếp tục lãnh đạo liên minh quốc
tế trong cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria; cùng các đồng minh châu Âu
bao vây cô lập nước Nga; đẩy mạnh thực hiện chiến lược “xoay trục” sang
châu Á - Thái Bình Dương. Chiến lược này hoan nghênh, sẵn sàng hợp tác
với các nước lớn đang nổi, nhưng cảnh báo sẵn sàng ngăn chặn các đối thủ
tiềm tàng. Ngoài ra, bản chiến lược này còn nhấn mạnh tăng cường an ninh
lãnh thổ của Mỹ để bảo đảm cho nhân dân nước này tránh bị chủ nghĩa khủng
bố tấn công và thiệt hại bởi thiên tai.
Về sự thịnh vượng, chiến lược 2015 đề ra 5 phương thức, trong đó nhấn
mạnh tăng cường an ninh năng lượng, mở cửa thị trường cho các sản phẩm,
dịch vụ và vốn của Mỹ, thúc đẩy các hiệp định thương mại, đối tác xuyên
Thái Bình Dương, xuyên Đại Tây Dương và nhiều sáng kiến khác để làm cho
nền kinh tế Mỹ mạnh hơn, sáng tạo và tăng trưởng bền vững trong một hệ
thống kinh tế quốc tế cởi mở, tăng thêm cơ hội và thịnh vượng cho nước Mỹ
cũng như thế giới.
Về quan niệm giá trị, Bản chiến lược chỉ ra 5 phương thức để thúc đẩy
sự tôn trọng đối với các giá trị phổ quát ở Mỹ và trên thế giới, tạo thế đứng
Mỹ ở tiêu chuẩn cao nhất trên phương diện này để đảm bảo an toàn cho nhân
dân Mỹ và an ninh cho đồng minh của Mỹ. Chiến lược vẫn nhấn mạnh điều
“bất biến” là Mỹ phải “lãnh đạo cộng đồng quốc tế” trong việc thúc đẩy và
bảo vệ dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn các hành vi bạo lực chà đạp nhân
quyền. Tuy nhiên, Chiến lược nêu những sáng kiến, biện pháp mới như
khuyến khích sự “chuyển đổi” theo kiểu Tunisia, Myanmar (chuyển đổi thể
98
chế một cách hòa bình); đồng thời, thực hiện sáng kiến “Nhà lãnh đạo trẻ”
của Tổng thống Mỹ để nhân rộng mô hình này trong các chính phủ, đoàn thể
xã hội và doanh nhân (theo kiểu Mỹ) ở các khu vực trên thế giới.
Về trật tự quốc tế, chiến lược chỉ ra 7 phương thức mang tính tổng hợp
(cả về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao…) để thực hiện có hiệu quả hơn
vai trò lãnh đạo của Mỹ trong một trật tự quốc tế đã có nhiều thay đổi. Trong
đó, nhấn mạnh tăng cường xây dựng liên kết đa dạng hoá, phát huy vai trò
lãnh đạo của Mỹ ở Liên hợp quốc và các tổ chức đa phương khác bằng cách
tăng cường và nâng cấp các chuẩn mực, quy tắc, tiêu chuẩn và cơ chế có liên
quan. Điểm rất mới trong chiến lược này là “tận dụng sự mở cửa của Cuba để
tăng cường tiếp xúc, thúc đẩy một thế giới Tây bán cầu thịnh vượng, an ninh
và dân chủ”89. Trên thực tế, chính quyền Barack Obama đang tích cực thúc
đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ với Cuba, chấm dứt hơn nửa thế kỷ
bao vây, cấm vận với quốc đảo này.
Nhìn chung, chiến lược an ninh quốc gia 2015 của chính quyền Barack
Obama đã thể hiện mục tiêu “bất biến” bằng sự “vạn biến” một cách thực
dụng, thực tế, mềm dẻo, với sách lược linh hoạt hơn. Thực tế cho thấy, hình
ảnh nước Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama đã có nhiều thay đổi, được
cải thiện theo hướng tích cực hơn trước. Kinh tế Mỹ đã phục hồi và tăng
trưởng dần, Mỹ từng bước khôi phục sức mạnh kinh tế, quân sự, đây có thể là
điều kiện, thời cơ thuận lợi để Mỹ thực hiện tham vọng “lãnh đạo” thế giới.
Trên thực tế, người ta cũng thấy những thay đổi trong thực hiện Chiến lược
2015 của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama, như cải thiện, bình
thường hóa quan hệ với Cuba, ký thỏa thuận hạt nhân toàn diện với Iran, tiêu
89
The National Security Strategy of the United of America, The White House, Februaly 2015,
https://www.whitehouse.gov/sites/default/files/docs/2015_national_security_strategy.pdf, tr.28.
99
hủy kho vũ khí hóa học của Syria, ủng hộ sự tồn tại của hai nhà nước Israel và
Palestine.
3.2.2. Những yếu tố chính tác động đến xây dựng chiến lƣợc an ninh
quốc gia Mỹ
Việc xây dựng chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sẽ chịu sự chi phối
của nhiều yếu tố cả trong nước và ngoài nước, cả khách quan và chủ quan,
nhưng nhìn chung, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thời gian tới sẽ chịu
sự tác động, chi phối của những yếu tố chính sau đây:
Thứ nhất, mặc dù, bị khủng hoảng nặng nề từ những năm 2008-2009.
Nhưng với thực lực kinh tế hiện nay, Mỹ vẫn chứng tỏ được mình là siêu
cường số 1 thế giới. Sự thực, kinh tế Mỹ đã có một cú bứt phá ngoạn mục chỉ
ít ngày trước khi bước sang năm mới 2015. Tốc độ tăng trưởng hai quý cuối
năm 2014 của Mỹ được cho là lớn nhất trong suốt 11 năm qua, đồng USD
mạnh lên, thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh mẽ, đó là những biểu hiện
không thể phủ nhận của sự hồi phục mạnh của nền kinh tế Mỹ (chi tiêu tiêu
dùng gia tăng và xuất khẩu thặng dư là những yếu tố chính thúc đẩy nền kinh
tế lớn nhất thế giới tăng trưởng trong quí 2-2015. Chi tiêu tiêu dùng chiếm
70% nền kinh tế Mỹ, tăng 2,9% trong quí 2-2015, cao hơn so với mức 2,1%
trong quí 1-2015). Về quân sự, 7/2015 Mỹ đã công bố chiến lược quân sự
quốc gia của Mỹ, Chiến lược này đã đặc biệt nhấn mạnh Mỹ là quốc gia mạnh
nhất trên thế giới, vì vậy, quân đội Mỹ sẽ phải có mặt ở khắp mọi nơi để duy
trì và bảo vệ lợi ích quốc gia. Báo cáo tổng kết năm 2014 cho thấy, chi phí
quân sự của Mỹ ở mức 577 tỷ đôla Mỹ tương đương 40% của thế giới. Mỹ
cũng là quốc gia có Không lực mạnh nhất về số lượng cũng như công nghệ
hiện đại với gần 14.000 máy bay quân sự đang hoạt động. Xét về Hạm đội
Hải quân Mỹ cũng vượt xa các quốc gia khác. Ở phạm vi toàn cầu tổng số căn
cứ quân sự của Mỹ là 598 bao quanh 6 châu lục, 4 đại dương. Mỹ cũng có tên
100
trong hơn 50 liên minh quân sự khác nhau và Mỹ luôn giữ vai trò lãnh đạo,
các liên minh quân sự lớn nhỏ nằm rải rác ở các địa bàn chiến lược trên thế
giới từ châu Âu, châu Á tới Trung Đông. Về chính trị, Mỹ đang theo đuổi
chính sách không mang màu sắc quân sự hướng tới một sự lãnh đạo thông
minh thông qua lợi ích quốc tế. Việc kết hợp “sức mạnh mềm” và sức mạnh
quân sự nhằm tạo ra mạng lưới kiểm soát các nguy cơ đối với Mỹ (Nga,
Trung Quốc).
Thứ hai, quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá tiếp tục có sự biến đổi về
chất, tăng cả về tốc độ, quy mô, về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đa dạng, nhiều
tầng nhiều lớp. Toàn cầu hoá và khu vực hoá là hai quá trình có quan hệ
tương hỗ biện chứng, vừa xung đột, vừa bổ trợ thúc đẩy lẫn nhau, phản ánh
tính đa dạng trong sự phát triển của thế giới. Điều này dẫn tới nhiều hệ quả,
theo đó sẽ làm tăng thêm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các
dân tộc, nhưng không làm triệt tiêu mâu thuẫn và sự đấu tranh giữa các quốc
gia; tác động mạnh tới nền chính trị quốc tế, trước hết là tác động tới khái
niệm quốc gia (chủ quyền, sức mạnh, lợi ích); tạo ra khả năng kiềm chế xung
đột và làm giảm nguy cơ chiến tranh thế giới huỷ diệt.
Kinh tế là cơ sở hạ tầng, là nền tảng cho quan hệ chính trị, kinh tế thay
đổi kéo theo sự thay đổi của thượng tầng. Kinh tế thế giới tiếp tục bị ảnh
hưởng sâu sắc bởi sự biến động của địa chính trị - thế giới. Tuy nhiên, các
quốc gia đều muốn có môi trường hoà bình, ổn định để phát triển. Sự phát
triển kinh tế là tiêu chí phấn đấu của mọi quốc gia. Cạnh tranh kinh tế sẽ diễn
ra quyết liệt trong cơn lốc toàn cầu hoá mà lực lượng chi phối vẫn là các nước
lớn. Nhiều sáng kiến hợp tác kinh tế đa phương được các nước lớn đưa ra như
một hình thức để tập hợp lực lượng, cạnh tranh ảnh hưởng về kinh tế như TPP
do Mỹ dẫn đầu, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Ngân
hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng. Điều
101
này sẽ khiến việc triển khai chiến lược của Mỹ sẽ nhấn mạnh hơn đến tính đa
phương, các hình thức tập hợp lực lượng trong các chiến lược an ninh quốc
gia thời gian tới.
Thứ ba, xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực được thúc đẩy mạnh
mẽ cùng với sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn theo hướng vừa cạnh
tranh vừa hợp tác. Trong khi vị thế đơn cực của Mỹ suy giảm, các cường quốc
khác đẩy mạnh chiến lược nhằm xác lập một vai trò, vị thế ngày càng lớn
trong một trật tự thế giới đa cực, như: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, EU, Nhật
Bản. Trong đó: Nga có thể sẽ là một cực trong trật tự thế giới đa cực. Xét theo
các tiêu chí tốc độ phát triển kinh tế, tình hình chính trị trong nước ổn định,
các thành tựu trong lĩnh vực khoa học, thì Nga đứng thứ 6 trong danh sách 10
cường quốc hàng đầu thế giới (sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, EU).
Nhiều dự báo cho rằng, đến năm 2020, Nga sẽ vươn lên đứng thứ 5 với GDP
bìnhquân đầu người đạt 35.000 USD90. Nga còn là quốc gia đóng vai trò đáng
kể nhất trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực và quốc tế.
Trung Quốc có nhiều tiềm năng để trở thành một cực trong trật tự thế
giới mới nhất là trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tiếp tục đà tăng trưởng
cao (khoảng 7%/năm), dự trữ ngoại tệ lớn với khoảng trên 4.000 tỷ USD. Từ
năm 2010, Trung Quốc vượt Nhật Bản để vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ
hai thế giới (sau Mỹ). Tham vọng của Trung Quốc là thực hiện chiến lược kết
nối hai đại dương (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương), vươn lên trở thành
cường quốc toàn diện trên thế giới. Trước sự trỗi dậy và vươn lên của Nga và
Trung Quốc, trong Chiến lược quân sự quốc gia năm 2015, Mỹ đã chỉ đích
danh Nga và Trung Quốc là hai “đối thủ tiềm tàng” đe dọa các lợi ích an ninh
quốc gia của Mỹ. Chiến lược này xác định, Nga là quốc gia nguy hiểm nhất
TTXVN, “Con đường trỗi dậy đầy trắc trở của nước Nga”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày
08/04/2012, tr. 12.
90
102
đang “phá hoại an ninh khu vực bằng các lực lượng trung gian”. Với Trung
Quốc, Chiến lược quân sự Mỹ tỏ ý quan ngại sâu sắc về việc Bắc Kinh xây
dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông và cho rằng, các hoạt động này của Trung
Quốc đang “làm gia tăng căng thẳng, gây bất ổn định tại khu vực châu Á Thái Bình Dương”91.
Ấn Độ cũng là một ứng cử viên hướng tới cục diện đa cực. Với vị thế về
địa chính trị, sức mạnh kinh tế và quân sự, Ấn Độ đang hướng tới vị thế có
ảnh hưởng khu vực và toàn cầu, trong đó có ghế thường trực trong Hội đồng
bảo an Liên hợp quốc cùng với bốn ứng viên khác đang mong muốn vị trí này
là Đức, Nhật Bản, Brazil và một vị trí dành cho châu Phi. Nhật Bản là một
trong những quốc gia có ảnh hưởng toàn diện ngày càng lớn trên thế giới. Với
sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, Nhật Bản không ngừng gia tăng
ảnh hưởng thông qua hợp tác kinh tế với các nước, khu vực trên thế giới,
đồng thời Nhật Bản đang có những điều chỉnh mạnh mẽ về chính sách quốc
phòng để vương lên trở thành một cường quốc toàn diện. EU là một liên minh
các cường quốc, đặc biệt là Anh, Pháp và Đức. Nếu từng nước lớn châu Âu
như Anh, Pháp, hay Đức khó lòng theo đuổi tham vọng toàn cầu trong thời
đại hiện nay thì liên minh các nước châu Âu có thể trở thành một siêu cường
thế giới.
Cùng với xu hướng hình thành trật tự thế giới đa cực, các cường quốc
trên thế giới đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược nhưng đồng thời cũng cần đến
nhau trong hợp tác giải quyết các vấn đề có chung lợi ích. Xuất phát từ lợi ích
chiến lược căn bản của mình, các cường quốc tiến hành điều chỉnh lại chính
91
The National Military Strategy of the United States of America 2015,
http://searchgo.890m.com/look/2015_US_National_Military_Strategy/The_National_Military_Stra
tegy_Of_The_United_States_Of__/aHR0cDovL3d3dy5qY3MubWlsL1BvcnRhbHMvMzYvRG9jd
W1lbnRzL1B1YmxpY2F0aW9ucy8yMDE1X05hdGlvbmFsX01pbGl0YXJ5X1N0cmF0ZWd5Ln
BkZg==_blog,tr.1-2
103
sách đối ngoại để tìm chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ quan hệ mới ổn
định lâu dài, xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống an
ninh quốc gia, tạo ra không khí quốc tế để xây dựng kinh tế nước mình như
mục tiêu chủ yếu trong quá trình điều chỉnh. Trước những mâu thuẫn tranh
chấp với nhau, các nước lớn đều tìm kiếm các biện pháp với xu hướng thông
qua đối thoại, thỏa hiệp và tránh xung đột. Do đó, đặc điểm nổi bật trong các
quan hệ điều chỉnh giữa các nước lớn là tính hai mặt.
Thứ tư, thế giới ngày càng phải đối phó với những nguy cơ, thách thức
chung. Xu hướng hình thành các thách thức vượt ra khỏi khả năng hoá giải
của từng quốc gia tiếp tục được thúc đẩy và phức tạp hơn. Những vấn đề toàn
cầu, những thách thức, mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia đòi hỏi phải có sự
chung tay của các nước trên thế giới như khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn
cầu; khủng hoảng lương thực; tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt nhanh
chóng; hiện tượng ấm lên toàn cầu đến mức báo động; cuộc chạy đua và phổ
biến vũ khí hạt nhân chưa có dấu hiệu dừng lại; chủ nghĩa khủng bố tiếp tục
lan rộng với quy mô và tích chất phức tạp hơn; tội phạm xuyên quốc gia;
xung đột và chiến tranh vẫn tiềm ẩn trong quan hệ giữa các nước. Để hoá giải
những thách thức đó, không một quốc gia nào, dù mạnh và giàu đến đâu, cũng
có thể đủ sức đơn phương thực hiện được.
3.2.3. Xu hƣớng chiến lƣợc an ninh quốc gia của Mỹ
Trong một vài thập kỷ tới, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sẽ tiếp
tục được ban hành theo các quy định, yêu cầu của Đạo luật GoldwaterNichols năm 1986. Tuy nhiên, thời hạn đệ trình trước Quốc hội hàng năm sẽ
tiếp tục khó được thực hiện sau khi có tiền lệ của chính quyền George W.
Bush và Barack Obama. Do đó, nhiều khả năng, chiến lược an ninh quốc gia
của Mỹ sẽ được ban hành định kỳ bốn năm một lần sau khoảng thời gian nhất
104
định sau khi tổng thống Mỹ nhậm chức. Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ
thời gian tới được dự báo sẽ có những xu hướng chính như sau:
Thứ nhất, mục tiêu chiến lược bao trùm của Mỹ là tập trung củng cố
thực lực và vị trí siêu cường duy nhất của Mỹ, thiết lập một trật tự thế giới
mới do Mỹ lãnh đạo mà ở đó giá trị Mỹ được phổ biến, ngăn chặn không cho
bất cứ nước nào nổi lên đe doạ vị trí của Mỹ. Đây là mục tiêu chiến lược dài
hạn và là yếu tố bất biến chi phối chiến lược đối ngoại của Mỹ trong nhiều
thập kỷ tới. Sức mạnh vượt trội của Mỹ là cơ sở cho tham vọng này của Mỹ
bất kể dưới chính quyền đảng Cộng hoà hay đảng Dân chủ. Các trụ cột trong
chiến lược an ninh quốc gia Mỹ vẫn là an ninh kinh tế, an ninh quân sự, dân
chủ, nhân quyền theo giá trị Mỹ và trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Đây tiếp
tục là sự “bất biến” trong chiến lược an ninh quốc gia Mỹ.
Thứ hai, căn cứ vào sự biến đổi không ngừng của tình hình chính trị, an
ninh thế giới, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ sẽ tiếp tục có những cách
tiếp cận khác nhau trong xác định mối đe dọa chủ yếu tới lợi ích quốc gia của
Mỹ, tới ưu tiên chiến lược trong triển khai chính sách đối nội, đối ngoại.
Trong những năm tới, vấn đề chống khủng bố, sự phổ biến vũ khí hủy diệt
hàng loạt, những thách thức mang tính toàn cầu khác như biến đổi khí hậu, ô
nhiễm môi trường, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh năng lượng, an ninh
mạng, tác chiến mạng, an ninh không gian vũ trụ sẽ tiếp tục được Mỹ đề cập
đến trong chiến lược an ninh quốc gia, nhưng thứ tự ưu tiên sẽ căn cứ vào bối
cảnh chiến lược cụ thể. Tuy nhiên, có thể thấy các mối đe dọa sẽ được các
chính quyền Mỹ xếp vào danh mục ưu tiên là: chống chủ nghĩa khủng bố,
chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, nguy cơ chiến tranh mạng, các
thách thức an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, các vấn đề
về môi trường, khí hậu, năng lượng.
105
Thứ ba, về kinh tế, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ tiếp tục nhấn mạnh
đến việc củng cố, phát triển nền kinh tế Mỹ với tư thế siêu cường kinh tế số
một, có vai trò là đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế thế giới. Theo đó, Mỹ sẽ chú
trọng phát huy, củng cố các định chế, tổ chức hợp tác kinh tế đa phương ở các
khu vực như Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp định Tăng
trưởng và Cơ hội Châu Phi (AGOA); thúc đẩy các hiệp định tự do thương mại
với các nước, nhất là đồng minh của Mỹ; thúc đẩy các sáng kiến hợp tác kinh
tế đa phương mới như Hiệp định Đầu tư và Thương mại xuyên Đại Tây
Dương (T-TIP), TPP.
Thứ tư, về an ninh - quân sự, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ sẽ chú
trọng đến mục tiêu chống chủ nghĩa khủng bố, với đối tượng tác chiến là tổ
chức Al-Qaida, Taliban và “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS), thậm chí cả các
quốc gia bảo trợ khủng bố, sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự khi cần thiết.
Cuộc chiến chống IS nhiều khả năng sẽ được Mỹ đưa vào trong chiến lược an
ninh quốc gia tới. Mỹ sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự ở các khu vực
trên thế giới, nhưng chú trọng ưu tiên hơn vào khu vực Trung Đông, Bắc Phi
và chuyển đổi cơ cấu lực lượng theo hướng ưu tiên cho khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Sức mạnh quân sự của Mỹ tuy vẫn được coi là hàng đầu thế
giới, nhưng Mỹ sẽ tiếp tục chú trọng đến việc phát huy vai trò của các nước
đồng minh, nhất là NATO trong xử lý các mối đe dọa an ninh, các điểm nóng
trên thế giới. Mỹ sẽ ngày càng phát huy vai trò của “chiến tranh ủy nhiệm”.
Đó là cuộc chiến tranh mà kẻ xâm lược (có thể là một quốc gia hoặc liên minh
quân sự) thực hiện can thiệp, hỗ trợ, chi viện cho lực lượng khác (có thể là
một nước khác hoặc lực lượng đối lập của quốc gia bị xâm lược) tiến hành
chiến tranh lật đổ chính quyền đương nhiệm của quốc gia bị can thiệp, dựng
lên chính quyền mới theo ý định của kẻ xâm lược. Chính sách quân sự đơn
106
phương sẽ chỉ được sử dụng khi lợi ích của Mỹ bị đe dọa trực tiếp (nước Mỹ,
căn cứ Mỹ ở trên thế giới bị tấn công).
Thứ năm, về chính sách ngoại giao, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ sẽ
tiếp tục căn cứ vào vai trò địa chiến lược của từng khu vực trên thế giới để tập
trung thúc đẩy chính sách đối ngoại phục vụ mục tiêu chiến lược của Mỹ. Mỹ
sẽ thúc đẩy một khu vực Tây Bán Cầu ổn định, liên kết, xây dựng các chính
quyền thân Mỹ để biến khu vực này trở thành vùng đệm an ninh cho nước
Mỹ. Với châu Âu, Mỹ tiếp tục củng cố vai trò của các đồng minh trong EU
trong thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của Mỹ; phát huy vai trò của NATO
theo hướng mở rộng NATO về phía Đông để dần thu hẹp không gian chiến
lược của Nga; sử dụng NATO như một lực lượng tiên phong trong các cuộc
chiến do Mỹ phát động. Với châu Phi, Mỹ chú trọng thúc đẩy các nền dân chủ
ở khu vực theo định hướng của Mỹ, ưu tiên thúc đẩy xây dựng một chính
quyền thân Mỹ ở Syria, chú trọng mục tiêu chống các tổ chức khủng bố, phổ
biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và đảm bảo nguồn an ninh năng lượng, lợi ích
kinh tế của Mỹ ở khu vực. Với Trung Đông, Nam Á và Trung Á, Mỹ, tiếp tục
chính sách nuôi dưỡng, bảo trợ Israel như một đồng minh thân cận để khống
chế các quốc gia Hồi giáo có tư tưởng bài xích Mỹ ở khu vực; cùng với châu
Phi, Trung Đông sẽ là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, ưu tiên cho
nền kinh tế Mỹ. Tuy tiếp tục triển khai kế hoạch rút quân ở Afghanistan,
nhưng Mỹ vẫn duy trì một lực lượng đủ để kiềm chế, ngăn chặn các hoạt
động khủng bố của Taliban. Với châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ sẽ tiếp tục
triển khai chiến lược “tái cân bằng” tại khu vực, hiện thực hóa các kế hoạch
tái bố trí lực lượng theo hướng tập trung 60% sức mạnh quân sự ở châu Á Thái Bình Dương; đẩy mạnh các sáng kiến liên kết về an ninh, quân sự, kinh
tế, chính trị với các nước đồng minh, đối tác trong khu vực với mục tiêu ngăn
chặn Nga, kiềm chế Trung Quốc. Mỹ sẽ đẩy mạnh tập hợp lực lượng thông
107
qua hình thành các liên minh, liên kết về quân sự, lấy các đồng minh làm
trung tâm với sự tham gia của các nước đối tác khác, như liên minh Mỹ Australia - Nhật Bản - Ấn Độ. Đông Nam Á sẽ tiếp tục là một trọng điểm
trong chiến lược của Mỹ ở khu vực, theo đó, Mỹ sẽ có những bước đi nhằm
tập hợp sức mạnh đoàn kết của các nước ASEAN để lôi kéo vào mặt trận
kiềm chế Trung Quốc, tiếp tục sử dụng vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển
Đông để lôi kéo các đồng minh Mỹ gia tăng hiện diện, vai trò, ảnh hưởng tại
khu vực để thúc đẩy chiến lược của Mỹ.
Trong quan hệ với các nước lớn, sự cạnh tranh chiến lược là xu thế tất
yếu, nhưng Mỹ sẽ thúc đẩy chính sách vừa cạnh tranh, vừa hợp tác với các
nước lớn, nhất là với Nga và Trung Quốc để phát huy vai trò, trách nhiệm của
các cường quốc này trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu, khu vực
mà bản thân nước Mỹ sẽ khó một mình đảm đương, kể cả huy động sức mạnh
của các đồng minh. Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ sẽ tiếp tục dè chừng Nga
bởi các yếu tố sức mạnh tiềm tàng Nga kế thừa từ thời Liên Xô, do đó, bao
vây, kiềm chế Nga về kinh tế sẽ là một trong những biện pháp chính để Mỹ
làm giảm sức mạnh của nước này. Với Trung Quốc, do sự ràng buộc về lợi
ích kinh tế, nên Mỹ sẽ ưu tiên sử dụng biện pháp tập hợp lực lượng, gia tăng
hiện diện quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hạn chế tối đa khả
năng Trung Quốc có thể mở thông cánh cửa Biển Đông, thực hiện thành công
chiến lược kết nối hai đại dương (Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương) đe dọa
vị thế của Mỹ. Với Ấn Độ, Mỹ sẽ thúc đẩy vai trò của Ấn Độ như một trong
những đối trọng với Trung Quốc. Mục tiêu của Mỹ là lôi kéo Ấn Độ trở thành
đồng minh hoặc hợp tác với Mỹ trong các khuôn khổ liên minh, liên kết do
Mỹ chi phối.
108
KẾT LUẬN
Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ là chiến lược toàn cầu, được Tổng
thống Mỹ thay mặt chính quyền ban hành theo Đạo luật Goldwater-Nichols
năm 1986 và được đọc trước Quốc hội. Đây là một văn kiện mang tính định
hướng chiến lược tổng thể của chính quyền Mỹ trong triển khai chính sách
đối nội và đối ngoại. Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ tuy được trình bày theo
nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản đều vạch ra những mục tiêu, ưu tiên
chiến lược của nước Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định, đưa ra những
biện pháp về chính trị, kinh tế, quân sự, an ninh, đối ngoại… trong hoạch định
chính sách để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược đã được xác định. Căn cứ vào
các điều kiện khách quan và chủ quan (bối cảnh chiến lược) mà từng chính
quyền của các đời tổng thống có những cách tiếp cận khác nhau, ưu tiên chiến
lược khác nhau và biện pháp triển khai cũng khác nhau, ghi đậm những dấu
ấn, đặc trưng của mỗi đời tổng thống.
Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai đoạn 1993 - 2012 đã cho thấy
những điều chỉnh quan trọng của các đời Tổng thống Mỹ. Tuy những ưu tiên
chiến lược và biện pháp triển khai chiến lược có sự “vạn biến” ở từng giai
đoạn, từng chính quyền, nhưng mục tiêu chiến lược của Mỹ là sự “bất biến”.
Nước Mỹ sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu lãnh đạo thế giới trong một trật tự
thế giới do Mỹ chi phối. Vì thế, trong thời gian tới, chiến lược an ninh quốc
gia của Mỹ sẽ tiếp tục được xây dựng theo định hướng này.
Với vị thế của một siêu cường thế giới, mặc dù sức mạnh Mỹ có phần
suy giảm trong tương quan với các trung tâm quyền lực đang nổi lên, nhưng
các chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ trong một vài thập kỷ tới sẽ vẫn theo
đuổi mục tiêu thiết lập trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo; thúc đẩy các mục tiêu
an ninh quốc gia với ưu tiên là chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hủy
diệt hàng loạt; thúc đẩy các mục tiêu kinh tế với các sáng kiến hợp tác kinh tế
109
đa phương xuyên khu vực; thúc đẩy giá trị Mỹ ra bên ngoài thông qua mở
rộng dân chủ, nhân quyền kiểu phương Tây ở các nước, các khu vực mà Mỹ
quan tâm. Trong chính sách đối ngoại, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ giai
đoạn sau này sẽ tập trung vào biện pháp tập hợp lực lượng thông qua củng cố,
mở rộng đồng minh, thúc đẩy các quan hệ đối tác chiến lược, kiềm chế sự trỗi
dậy của các cường quốc có thể đe dọa đến vị thế nước Mỹ, nhất là Nga và
Trung Quốc.
Việc theo dõi, nắm chắc sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ qua
các chiến lược an ninh quốc gia là rất cần thiết để từ đó làm rõ bản chất của
một cường quốc luôn theo đuổi tham vọng “bá chủ thế giới” và có đối sách
phù hợp trong quan hệ với Mỹ.
110
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Ban Đối ngoại Trung Ương (1995), Dự báo về chiến lược an ninh của
Mỹ đối với Đông Á theo hai quan điểm: Hiện thực và Tự do;
2. Chính sách Đối Ngoại của Hoa Kỳ sau Chiến tranh Lạnh, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội - 2000;
3. Chủ nghĩa Đế quốc Mỹ, NXB Than Niên, Hà Nội-2007;
4. Chính sách đối ngoại sau sự kiện 11/9 của Mỹ có thay đổi?, tại địa
chỉ: nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/quocte/tulieuquocte/chinhsach-i-ngo-i-m-sau-s-ki-n11-9-co-thay-i-.311371;
5. Chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ - có gì mới?, tại địa
chỉ:qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/tap-chi-quoc-phong-toan-dan/chien-luocan-ninh-quoc-gia-moi-cua-my-co-gi-moi/120709.html;
6. Lý Tư Cốc, Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội 1996;
7. Fareed Zakaria, Thế giới hậu Mỹ, NXB Tri thức, Hà Nội - 2009;
8. G.Bush, Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, Trung tâm Khoa học
Kỹ thuật Quân sự, Cục Khoa học Quân sự, Bộ Tổng Tham mưu, Hà Nội
4/1992;
9. Nguyễn Thái Yên Hương, Mỹ và các vấn đề toàn cầu thời kỳ sau
Chiến tranh Lạnh; Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, tập 72 (số 1), Học Viện
Ngoại Giao, tháng 3-2008;
111
10. Vũ Lê Thái Hoàng (2012), “Sức mạnh thông minh, thế kỷ Thái Bình
Dương và học thuyết đối ngoại Obama”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, tập 88
(số 1), trang 207-247;
11. Harry Harding, Phương pháp tiếp cận châu Á của chính quyền Bush:
Trước và sau sự kiện 11 tháng 9, Đại sứ quán Hoa Kỳ, Phòng Thông tin - Văn
hóa;
12. Học viên Quan hệ Quốc tế, Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội- 2003;
13. Ivo H. Daaeder &James M.Lindsay (2003), “ Chính sách ngoại giao
của Mỹ trong một thế kỷ mới”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, số 6, tr.46-50;
14. Jamie Glozov (2003), “Học thuyết Bush” Tạp chí Châu Mỹ Ngày
Nay, số 02, tr.15;
15. Lê Linh Lan (2002), Về Chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
16. Lê Linh Lan, "Châu Âu trong Chiến lược toàn cầu của Mỹ thập kỷ
đầu thế kỷ XXI", Luận án Tiến sĩ, Học viện Ngoại giao, 2015, tr. 18.
17. Lê Linh Lan (2003), “Chiến lược an ninh Đông Á - Thái Bình Dương
của Mỹ từ Clinton đến Bush” Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 2,tr.53,8-2003;
18. Nguyễn Văn Lan - Chúc Bá Tuyên (2012), “ Đông Nam Á trong
chính sách; đối ngoại của Mỹ hiện nay: Sự triển khai và dự báo triển vọng”,
Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, tập 88 (số 1), trang 139-151;
19. Lê Bá Thuyên, Hoa Kỳ: Can dự và mở rộng, NXB Khoa học xã hội,
1997;
20. Muôn mặt nước Mỹ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1993;
112
21. Mỹ - EU trong trật tự thế giới mới, NXB thông tấn, Hà Nội - 2004;
22. Nước Mỹ những năm đầu thế kỷ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2002;
23. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2012), “ Tác động của sự kiện 11/9/2001
đến chính sách an ninh nội địa của Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, tập 88
(số 1), trang 119-139;
24. Phùng Quang Thắng (1998), “Một số điều chỉnh chính sách của Mỹ
ở Đông Nam Á sau chiến tranh Lạnh”, Khóa luận cử nhân chuyên ngành
Quan hệ Quốc tế, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học KHXH&NV, Hà Nội;
25. Quan hệ Mỹ Trung Quốc thập niên đầu Thế kỷ 21, NXB Khoa học
Xã hội, Hà Nội - 2012;
26. Randall B.Ripley và James M.Lindsay (chủ biên) (2002), “Chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau Chiến tranh lạnh” NXB Chính trị Quốc gia
Hà Nội;
27. Ron Huisken, Chuyển trọng tâm sang TBD: Màn kịch chiến lược của
Mỹ, Diễn đàn Đông Á, 01/5/2012;
28. Tác động của Chiến lược quân sự mới của Mỹ đối khu vực và toàn
cầu, tại địa chỉ: nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-my/2377-2377;
29. Thông Điệp Liên Bang của các Tổng thống Mỹ, (State of the Union
Address, từ năm 2002 đến nay), Phòng Thông tin- Văn hóa, Đại sứ quán Hợp
chủng quốc Hoa Kỳ tại Hà Nội, tại địa chỉ: vietnam.usembassy.gov;
30. Thông tấn xã Việt Nam (2011), Tương lai của sức mạnh Mỹ, Tài liệu
tham khảo đặc biệt biệt, số 029, tr. 01-16;
31. Thông tấn xã Việt Nam (2011), Cục diện mới của chính trường Mỹ,
Tài liệu tham khảo đặc biệt biệt, số 017, tr. 09-17;
113
32. Thông tấn xã Việt Nam (2010), Mỹ thay đổi chính sách ở Đông Nam
Á, Tài liệu tham khảo đặc biệt biệt, số 213, tr. 01-04;
33. Thông tấn xã Việt Nam (2009), Mỹ điều chỉnh chiến lược quân sự ở
khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Tài liệu tham khảo đặc biệt biệt, số 043,
tr.17-20;
34. Thông tấn xã Việt Nam (2008), Chính sách quân sự và đối ngoại của
Mỹ dưới thời Obama, Tài liệu tham khảo đặc biệt biệt, số 278, tr. 01-18;
35. Thông tấn xã Việt Nam (2014), Sự điều chỉnh chính sách quân sự
của Mỹ, Tài liệu tham khảo đặc biệt biệt, số 053, tr. 21-32;
36. Thông tấn xã Việt Nam (2014), Chính sách “xoay trục” sang châu Á
- Thái Bình Dương của Mỹ: Nhiều hỏa mù hơn hỏa lực, Tài liệu tham khảo
đặc biệt biệt, số 080, tr. 15-24;
37. Thông tấn xã Việt Nam (2014), Cục diện mới ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và triển vọng phát triển, Tài liệu tham khảo đặc biệt biệt, số
165, tr.10-24;
38. Thông tấn xã Việt Nam (2014), Mâu thuẫn trong chính sách đối
ngoại của Mỹ, Tài liệu tham khảo đặc biệt biệt, số 071, tr. 15-20;
39. Thông tấn xã Việt Nam (1997), Clinton và quốc hội những thách
thức phía trước, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 6. Tr.8-11;
40. Trật tự Thế giới sau 11/9/2001, NXB Thông tấn, Hà Nội - 2002;
41. Washinhton điều chỉnh sách lược đối với các nước Mỹ Latinh, tại địa
chỉ: antg.cand.com.vn/News/Printview.aspx?ID=60679;
114
Tiếng Anh
42. David Shambaugh, “Never Needed More: US-China Strategy and
Economic Dialogue” 01May 2012, http://chinausfocus.com;
43. Henry Kissinger, “America strategy has been re-directed from
defending territory to threatening unacceptable punishment against potential
aggressors”;
44. Richard K Betts in “American Strategy: Grand vs Grandiose”, In
America‟ Path: Grand Strategy for the Nex Administration, Center for New
American Studies, May 2012;
45. Ron Huisken, “Pacific Pivot: America‟s Strategy Ballet”, East Asia
Forum, 01 May 2012;
46. Raphael Perl (ed.), Terrorism, the Future, and U.S. Foreign Policy,
Issue Brief for Congress , Update March 6, 2003;
47. Security Powell‟s Remarks to the U.N. Security Council, U.S.
Department of State, Office of the Spokeman, New York February 5, 2003;
48. The National Security Strategy of the United of America, The White
House, March 2006, tại địa chỉ: http://nssarchive.us/national-securitystrategy-2006
49. The National Security Strategy of the United of America, The White
House, May 2010, tại địa chỉ:
http://www.whitehouse.gov/sites/default/files/rss_viewer/national_security_st
rategy.pdf)
50. The National Security Strategy of the United of America, The White
House, July 1994, tại địa chỉ: http://nssarchive.us/national-security-strategy1994
115
51. The National Security Strategy of the United of America, The White
House, May 1997, tại địa chỉ: http://nssarchive.us/national-security-strategy1997
52. The National Security Strategy of the United of America, The White
House, Setember 2002, tại địa chỉ:
http://georgewbush-whitehouse.archives.gov/nsc/nss/2002
53. The National Security Strategy of the United of America, The White
House, Februaly 2015, tại địa chỉ:
https://www.whitehouse.gov/sites/default/files/docs/2015_national_secur
ity_strategy.pdf
54. US foreign policy: Exceptionalism, tại địa chỉ:
americanforeignrelations.com/E-N/Exceptionalism.html
116
PHỤ LỤC
GOLDWATER-NICHOLS DEPARTMENT OF DEFENSE
REORGANIZATION ACT OF 1986: SECTION 60392
SEC.
603.
ANNUAL
REPORT
ON
NATIONAL
SECURITY
STRATEGY
(a) ANNUAL PRESIDENTIAL REORT. -(1) Title I of the National Security
Act of 1947 (50 U.S.C. 402 et seq.) is amended by adding at the end the
following new section:
ANNUAL NATIONAL SECURITY STRATEGY REPORT
SEC. 104. (a)(1) The President shall transmit to Congress each year a
comprehensive report on the national security strategy of the United States
(hereinafter in this section referred to as a „national security strategy report‟).
(2) The national security strategy report for any year shall be
transmitted on the date on which the President submits to Congress the budget
for the next fiscal year under section 1105 of title 31, United States Code.
(b) Each national security strategy report shall set forth the
national security strategy of the United States and shall include a
comprehensive description and discussion of the following:
(1) The worldwide interests, goals, and objectives of the
United States that are vital to the national security of the United States.
(2) The foreign policy, worldwide commitments, and national
defense capabilities of the United States necessary to deter aggression and to
implement the national security strategy of the United States.
(3) The proposed short-term and long-term uses of the
political, economic, military, and other elements of the national power of the
92
http://history.defense.gov/Portals/70/Documents/dod_reforms/Goldwater-NicholsDoDReordAct1986.pdf
117
United States to protect or promote the interests and achieve the goals and
objectives referred to in paragraph (1).
(4) The adequacy of the capabilities of the United States to
carry out the national security strategy of the United States, including an
evaluation of the balance among the capabilities of all elements of the
national power of the United States to support the implementation of the
national security strategy.
(5) Such other information as may be necessary to help inform
Congress on matters relating to the national security strategy of the United
States.
(c) Each national security strategy report shall be transmitted in
both a classified and unclassified form.
(2) The table of contents in the first section of such Act is amended
by inserting after the item relating to section 103 the following new item:
“Sec. 104. Annual national security strategy report.”
(b) REVISION OF ANNUAL SECRETARY OF DEFENSE REPORT.—
Subsection (e) of section 113 (as redesignated by section 101(a) of this Act) is
amended to read as follows:
(e)(1) The Secretary shall include in his annual report to Congress
under subsection (c)—
(A) A description of the major military missions and of the military
force structure of the United States for the next fiscal year;
(B) An explanation of the relationship of those military missions to
that force structure; and
(C) The justification for those military missions and that force
structure.
118
(2) In preparing the matter referred to in paragraph (1), the
Secretary shall take into consideration the content of the annual national
security strategy report of the President under section 104 of the National
Security Act of 1947 for the fiscal year concerned.
119
Download