Uploaded by Lê Thị Bích Thủy

Bài tập trắc nghiệm KiTDN 6.2022 (1)

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
BỘ MÔN KIỂM TOÁN
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN KIỂM TOÁN DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG 1: KIỂM TOÁN TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN
1. Khoản mục “Tiền và tương đương tiền” trên báo cáo tài chính không bao gồm:
a. Tiền mặt
b. Tiền gửi ngân hàng
c. Tiền đang chuyển
d. Tiền giả
2. Khi mức rủi ro kiểm soát của khoản mục tiền được đánh giá là tối đa, kiểm toán viên cần phải:
a. Mở rộng phạm vi của các thử nghiệm kiểm soát
b. Mở rộng phạm vi của các thử nghiệm chi tiết
c. Mở rộng phạm vi của các thủ tục phân tích
d. Các câu trên đều đúng
3. Khi thu thập bằng chứng về số dư tiền gửi ngân hàng, kiểm toán viên không cần xem xét:
a. Bảng chỉnh hợp tài khoản tiền gửi ngân hàng
b. Sổ phụ ngân hàng tháng 12
c. Thư xác nhận của ngân hàng
d. Toàn bộ giấy báo nợ và báo có của ngân hàng vào tháng 12
4. Khi kiểm kê tiền mặt tồn quỹ, kiểm toán viên cần phải tiến hành đối với tất cả các quỹ trong cùng
1 thời gian nhằm ngăn ngừa:
a. Sự thiếu hụt tiền so với sổ sách
b. Sự biển thủ tiền của thủ quỹ
c. Sự hoán chuyển tiền từ quỹ này sang quỹ khác
d. Các câu trên đều đúng
5. Gửi thư xác nhận về số dư tiền gửi ngân hàng là thủ tục cần thiết nhằm thu thập bằng chứng kiểm
toán thỏa mãn mục tiêu kiểm toán nào sau đây về tiền:
a.
Hiện hữu và đánh giá
b. Hiện hữu và quyền
1
c. Đầy đủ và quyền
d. Đánh giá và đầy đủ
6. Kiểm toán việc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của những khoản tiền có gốc ngoại tệ vào cuối
kỳ, nhằm đạt mục tiêu kiểm toán:
a. Hiện hữu
b. Quyền
c. Đánh giá và phân bổ
d. Đầy đủ
7. Rủi ro tiềm tàng của Tiền thường được kiểm toán viên đánh giá ở mức cao là do:
a. Tiền là tài sản “nhạy cảm” dễ bị biển thủ
b. Số phát sinh của các tài khoản tiền rất lớn, dễ sai sót mà không bị phát hiện
c. Tiền thường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
d. Tất cả các lý do trên
8. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện có chứng từ thu tiền do khách hàng trả nợ
tiền hàng đã mua trước đó nhưng chưa ghi sổ. Kiểm toán viên đề nghị bút toán điều chỉnh là:
a. Nợ tài khoản “Tiền mặt” và Có tài khoản “Phải thu khách hàng”
b. Nợ tài khoản “Phải thu khách hàng” và có tài khoản “Tiền mặt”
c. Nợ tài khoản “Tiền mặt” và có tài khoản “Doanh thu bán hàng”
d. Nợ tài khoản “Doanh thu bán hàng” và có tài khoản “Tiền mặt”
9. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phát hiện có chứng từ chuyển khoản do khách hàng
trả nợ tiền hàng đã mua trước đó nhưng chưa ghi sổ. Sai sót này làm cho các khoản mục trên báo cáo
tài chính bị sai là:
a. Tiền gửi ngân hàng bị ghi khống và nợ phải thu khách hàng bị ghi thiếu
b. Tiền gửi ngân hàng bị ghi thiếu và nợ phải thu khách hàng bị ghi khống
c. Tiền gửi ngân hàng và nợ phải thu khách hàng đều bị ghi khống
d. Tiền gửi ngân hàng và nợ phải thu khách hàng đều bị ghi thiếu
10. Thủ tục kiểm soát có thể ngăn ngừa việc lập nhiều phiếu chi cho một hóa đơn mua hàng là:
a. Chỉ chấp nhận các phiếu chi cho các hóa đơn còn trong hạn thanh toán
b. Phiếu chi phải được duyệt bởi ít nhất 2 nhân viên có trách nhiệm
c. Đánh dấu “Đã chi” trên hóa đơn ngay khi đã lập phiếu chi cho hóa đơn đó
d. Phiếu chi được lập bởi nhân viên ký duyệt thanh toán
2
CHƯƠNG 2: KIỂM TOÁN DOANH THU VÀ NỢ PHẢI THU
1. Kiểm soát nội bộ đối với quy trình bán hàng được xem là hữu hiệu khi bộ phận bán hàng không
được kiêm nhiệm việc:
a. Ghi nhận nợ phải thu khách hàng
b. Phê chuẩn việc bán chịu cho khách hàng
c. Thực hiện thu tiền
d. Cả 3 câu trên
2. Kiểm toán viên gửi thư xác nhận nợ phải thu khách hàng nhằm cung cấp bằng chứng để xác định:
a. Quyền sở hữu của các số dư được xác nhận
b. Khả năng thu hồi của món nợ
c. Sự hiện hữu của các số dư trên
d. Câu a và c đúng.
3. Kiểm toán viên chọn mẫu để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng từ các lệnh bán hàng
đến phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng đến sổ kế toán. Thử nghiệm này nhằm thỏa mãn cơ sở dẫn
liệu nào của doanh thu:
a. Phát sinh
b. Đầy đủ
c. Chính xác
d. Đúng kỳ
4. Việc xem xét thời gian đến hạn của các khoản phải thu khi kiểm toán viên kiểm tra khoản dự
phòng nợ phải thu khó đòi nhằm đáp ứng mục tiêu kiểm toán:
a. Đánh giá
b. Hiện hữu
c. Đầy đủ
d. Quyền và nghĩa vụ
5. Kiểm toán viên thường sử dụng bảng phân tích tuổi của các khoản nợ phải thu vào ngày kết thúc
năm tài chính để:
a. Đánh giá việc phê chuẩn bán hàng trả chậm.
b. Ước tính dự phòng nợ phải thu khó đòi.
c. Kiểm tra sự hiện hữu của các khoản nợ phải thu.
d. Không câu trả lời nào đúng.
3
6. Bằng chứng nào sau đây được kiểm toán viên đánh giá cao nhất:
a. Hóa đơn bán hàng của đơn vị có chữ ký của khách hàng.
b. Xác nhận nợ của khách hàng gửi qua bưu điện đến trực tiếp kiểm toán viên.
c. Thư giải trình của nhà quản lý.
d. Đơn đặt hàng của khách hàng.
7. Trường hợp nào sau đây tạo rủi ro tiềm tàng cho khoản mục doanh thu:
a. Kế toán ghi sót các hóa đơn vào sổ kế toán.
b. Phòng kế toán mới sử dụng một phần mềm vi tính để theo dõi doanh thu.
c. Đơn vị chấp nhận đổi lại hàng hoặc trả lại tiền khi khách hàng yêu cầu để nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trường.
d. Tất cả đều sai.
8. Để đáp ứng mục tiêu phát sinh của doanh thu bán chịu, kiểm toán viên cần chọn mẫu kiểm tra từ:
a. Hồ sơ các đơn đặt hàng
b. Hồ sơ các lệnh giao hàng
c. Sổ chi tiết các khoản phải thu
d. Tài khoản doanh thu
9. Căn cứ vào các séc trả tiền của khách hàng, một nhân viên có trách nhiệm lập bảng kê và gửi đến:
a. Kiểm toán viên nội bộ để kiểm tra những nghiệp vụ bất thường
b. Kế toán tiền gửi ngân hàng để so sánh với sổ phụ hàng tháng của ngân hàng
c. Kế toán nợ phải thu để cập nhật vào sổ chi tiết tài khoản nợ phải thu.
d. Câu b và c đúng
10. Qua kiểm tra việc chia cắt niên độ đối với tài khoản doanh thu, kiểm toán viên có thể phát hiện:
a. Chiết khấu cho khách hàng sai
b. Doanh thu trong kỳ không được ghi nhận
c. Hàng bán bị trả lại vượt mức
d. Khoản phải thu của khách hàng vào cuối năm
4
CHƯƠNG 3: KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO
1. Hàng tồn kho được trình bày ở vị trí nào trên bảng cân đối kế toán:
a. Tài sản ngắn hạn
b. Tài sản dài hạn
c. Nợ phải trả
d. Vốn chủ sở hữu
2. Theo chuẩn mực kế toán số 02, giá trị hàng tồn kho được trình bày trên báo cáo tài chính là:
a. Giá gốc của hàng tồn kho
b. Giá trị thuần có thể thực hiện được
c. Giá cao hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được
d. Giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được
3. Trong các mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho sau đây mục tiêu nào luôn được xem là quan trọng
nhất:
a. Đầy đủ
b. Quyền và nghĩa vụ
c. Hiện hữu và Đánh giá
d. Đúng kỳ
4. Giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được là do:
a. Hàng tồn kho bị lỗi thời
b. Hàng bị hư hỏng
c. Hàng không còn được chế tạo nữa
d. Tất cả các nguyên nhân trên
5. Để thu thập bằng chứng kiểm toán cho mục tiêu “Đầy đủ” của hàng tồn kho, kiểm toán viên cần
thực hiện:
a. Chọn mẫu một số mặt hàng từ danh mục hàng tồn kho cuối kỳ và kiểm kê số tồn thực tế
b. Chọn mẫu một số mặt hàng có trong kho để kiểm kê số tồn thực tế và đối chiếu với danh mục
hàng tồn kho cuối kỳ
c. Chọn mẫu một số mặt hàng trong kho và đối chiếu với thẻ kho
d. Chọn mẫu một số mặt hàng trong bảng tổng hợp kiểm kê và đối chiếu với phiếu kiểm kê liên quan
6. Khi nhận hàng hóa cần lập báo cáo nhận hàng và gửi báo cáo nhận hàng cho:
a. Bộ phận bán, bộ phận mua
b. Bộ phận mua, bộ phận kế toán
5
c. Bộ phận kho, bộ phận mua và bộ phận sản xuất
d. Bộ phận mua, bộ phận kho và kế toán công nợ
7. Các sai sót liên quan đến hàng tồn kho:
a. Không ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán
b. Ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán
c. Chỉ ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán khi bán hàng đã thu tiền
d. Chỉ ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán khi bán hàng chưa thu tiền
8. Mục đích của việc chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho là:
a. Đảm bảo cuộc kiểm kê được tổ chức tốt, nhân sự tham gia kiểm kê đã chấp hành tốt hướng dẫn
kiểm kê đã được quy định
b. Cung cấp các bằng chứng cụ thể về hàng tồn kho thông qua việc kiểm toán viên trực tiếp thực
hiện kiểm kê trên cơ sở chọn mẫu
c. Cả hai đều đúng
d. Cả hai đều sai
9. Khi chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, kiểm toán viên cần:
a. Quan sát sự tuân thủ kế hoạch kiểm kê của nhóm kiểm kê
b. Quan sát tình trạng của hàng tồn kho và việc nhận diện hàng tồn kho hư hỏng, lỗi thời,… của
nhóm kiểm kê
c. Chọn mẫu kiểm kê trực tiếp
d. Thực hiện cả 3 thủ tục trên
10. Việc kiểm tra hàng tồn kho ở kho của đơn vị khác được thực hiện bằng thủ tục:
a. Yêu cầu đơn vị gửi thư xác nhận đối với số hàng gửi cả về số lượng và tình trạng
b. Chứng kiến kiểm kê tại kho hàng
c. Cả 2 thủ tục trên đều đúng
d. Không thủ tục nào phù hợp
6
CHƯƠNG 4: KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
1. Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định được xem là hữu hiệu khi đơn vị tách biệt các chức năng:
a. Chức năng xét duyệt chọn nhà cung cấp với chức năng mua tài sản cố định.
b. Chức năng xét duyệt mua tài sản cố định với chức năng đề nghị mua tài sản.
c. Chức năng ghi chép với chức năng sử dụng tài sản.
d. Cả 3 câu trên
2. Thủ tục nào sau đây không phải là một điểm yếu kém trong kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố
định:
a. Bộ phận nào có nhu cầu về tài sản cố định sẽ thực hiện việc mua sắm tài sản cố định.
b. Khi mua tài sản cố định không có phê chuẩn của người có thẩm quyền.
c. Khi mua sắm tài sản cố định, doanh nghiệp lập ra một hội đồng để giải quyết các vấn đề có liên
quan.
d. Tài sản cố định sẽ được thay thế ngay sau khi hết thời hạn sử dụng theo thời gian ước tính ban
đầu.
3. Nhận định nào sau đây là điểm yếu của kiểm soát nội bộ trong việc quản lý máy móc thiết bị sản
xuất:
a. Việc thanh toán khoản mua máy móc thiết bị không được người kiểm tra ký.
b. Việc thay thế các máy móc thiết bị phải do bộ phận có nhu cầu đề nghị mua.
c. Việc thay thế các máy móc thiết bị được thực hiện khi có thời gian hữu dụng ước tính của chúng
đã hết.
d. Số tiền thu được từ việc thanh lý các máy móc thiết bị đã tính khấu hao đầy đủ được ghi vào thu
nhập.
4. Báo cáo tài chính của đơn vị sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi kế toán tính thiếu khấu hao tài sản
cố định dùng cho bộ phận sản xuất là 80 triệu đồng:
a. Tổng tài sản tăng 80 triệu đồng.
b. Chi phí trong kỳ giảm 80 triệu đồng.
c. Câu a và b đều đúng.
d. Không bị ảnh hưởng.
5. Kế toán đã tính khấu hao tài sản cố định hoạt động phúc lợi tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
200 triệu đồng. Nghiệp vụ này ảnh hưởng đến khoản mục nào trong bảng báo cáo kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh:
a. Lợi nhuận sau thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp
b. Chi phí quản lý doanh nghiệp
c. Khấu hao
d. Đáp án a và b
6. Kế toán đã tính khấu hao tài sản cố định hoạt động phúc lợi tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
100 triệu đồng. Nghiệp vụ trên làm tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán
a. Giảm 100 triệu đồng
7
b. Tăng 100 triệu đồng
c. Không thay đổi
d. Tất cả các câu trên đều sai
7. Doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục kiểm soát nào để phát hiện các tài sản cố định không sử
dụng:
a. Định kỳ, bộ phận sản xuất và các phòng ban báo cáo về tình hình sử dụng tài sản cố định.
b. Định kỳ, kế toán tổng hợp lập bảng phân tích các thu nhập khác để phát hiện các khoản thu từ
nhượng bán tài sản cố định.
c. Quan sát kiểm kê của doanh nghiệp.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
8. Kiểm toán viên có thể sử dụng thủ tục kiểm toán nào sau đây để phát hiện tài sản cố định của đơn
vị đã thanh lý hoặc nhượng bán trong kỳ nhưng chưa ghi giảm:
a. Phỏng vấn kế toán tài sản cố định.
b. Kiểm tra các nghiệp vụ thu tiền bất thường được ghi nhận vào thu nhập khác trong kỳ.
c. Kiểm tra sổ kế toán chi tiết tài sản cố định.
d. Kiểm tra sổ kế toán tổng hợp tài sản cố định.
9. Kiểm toán viên thường kiểm tra đồng thời chi phí sửa chữa và bảo trì khi kiểm toán tài sản cố
định tại đơn vị nhằm thực hiện mục tiêu chính là thu thập bằng chứng về:
a. Các khoản chi mua sắm tài sản cố định nhưng lại được hạch toán vào chi phí trong kỳ..
b. Doanh nghiệp không vốn hóa các chi phí sửa chữa và bảo trì tài sản cố định vì đã hạch toán vào
chi phí thời kỳ.
c. Các khoản chi mua sắm tài sản cố định được ghi nhận đúng niên độ kế toán.
d. Các chi phí sửa chữa và bảo trì tài sản cố định được ghi nhận đúng niên độ kế toán.
10. Khi kiểm toán tài sản cố định hữu hình, thủ tục kiểm toán nào sau đây đáp ứng tốt nhất mục tiêu
ghi chép chính xác:
a. Chứng kiến việc kiểm kê tài sản cố định của đơn vị
b. Kiểm tra quyền sở hữu tài sản cố định.
c. Kiểm tra chứng từ tăng tài sản cố định.
d. Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của tài sản cố định và đối chiếu với
sổ cái.
8
CHƯƠNG 5: KIỂM TOÁN NỢ PHẢI TRẢ
1. Loại bằng chứng về thanh toán với các nhà cung cấp có ít tính thuyết phục nhất là:
a. Hóa đơn bán hàng.
b. Giấy báo Có của Ngân hàng.
c. Những tính toán do kiểm toán viên thực hiện.
d. Bằng chứng miệng.
2. Những sai sót về nợ phải trả có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính về:
a. Tỷ số nợ.
b. Tỷ số thanh toán.
c. Khoản chi phí chưa thanh toán.
d. Cả 3 câu trên đều đúng.
3. Đối với phần hành nợ phải trả, đơn vị cần tách biệt các chức năng:
a. Kế toán và xét duyệt thanh toán.
b. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
c. Bán hàng và thu tiền.
d. Cả 3 câu trên đều sai.
4. Thủ tục nào sau đây giúp đạt được mục tiêu kiểm soát là nợ phải trả được ghi nhận đúng với giá
trị hàng hóa đã mua:
a. Bộ phận nhận hàng phải tách biệt với bộ phận xét duyệt mua hàng.
b. Kế toán đối chiếu hóa đơn của nhà cung cấp với đơn đặt hàng.
c. Số liệu sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp nợ phải trả khớp đúng với nhau.
d. Báo cáo nhận hàng và hóa đơn của nhà cung cấp phải khớp đúng với nhau về sản phẩm, chất
lượng, số lượng và giá tiền.
5. Kiểm toán viên có thể yêu cầu nhân viên của đơn vị thực hiện thủ tục nào sau đây:
a. Đối chiếu kiểm tra số liệu trên sổ chi tiết và sổ cái tài khoản Nợ phải trả.
b. Xác định xem các khoản phải trả cho nhà cung cấp có được phê chuẩn thích hợp không.
c. Lập bảng kê chi tiết các khoản nợ phải trả.
d. Cả 3 câu trên đều sai.
6. Điều nào dưới đây không phải là mục đích của kiểm toán viên khi kiểm tra chứng từ gốc của Nợ
phải trả.
a. Xác định tính hiện hữu của khoản nợ phải trả được ghi chép.
b. Xác định xem các khoản phải trả cho nhà cung cấp có được phê chuẩn thích hợp không.
c. Phát hiện những khoản nợ quá hạn nhưng chưa được thanh toán.
d. Xác định doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả cho nhà cung cấp.
7. Việc kiểm toán viên gửi thư xác nhận một số khoản nợ phải trả nhằm thỏa mãn mục tiêu kiểm
toán nào sau đây:
a. Phát sinh và hiện hữu
b. Quyền
c. Ghi chép chính xác
d. Trình bày và công bố.
9
8. Kiểm toán viên kiểm tra chi tiết các khoản nợ phải trả được bảo đảm bằng tài sản thế chấp có
được thuyết minh hay không và tham chiếu với tài sản bị thế chấp nhằm đáp ứng được mục tiêu kiểm
toán nào sau đây:
a. Hiện hữu
b. Đầy đủ
c. Đánh giá và phân bổ
d. Trình bày và công bố
9. Việc chọn mẫu không chỉ quan tâm đến các khoản có số dư lớn mà còn phải chú ý đến các số dư
bằng không hoặc số dư âm, nhất là đối với các nhà cung cấp chủ yếu của đơn vị nhằm đáp ứng được
mục tiêu kiểm toán nào sau đây:
a. Hiện hữu
b. Đầy đủ
c. Chính xác
d. Đánh giá và phân bổ
10. Thử nghiệm chi tiết kiểm tra số hàng hóa đã nhận trước ngày kết thúc niên độ có được nhập kho
và ghi nhận vào sổ kế toán của niên độ hay không, kiểm toán viên cần sử dụng tài liệu sau để đối
chiếu với sổ kế toán là:
a. Kế hoạch mua hàng.
b. Hóa đơn nhà cung cấp.
c. Báo cáo nhận hàng hoặc phiếu nhập kho.
d. Tài liệu khác.
10
Download