Uploaded by Hoàng Lâm

[123doc] - nghien-cuu-cac-chi-so-mo-co-the-mo-tang-va-mo-duoi-da-o-benh-nhan-thua-can-beo-phi

advertisement
BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
NGUYỄN NGỌC TUẤN
NGHI£N CøU CHØ Sè Mì C¥ THÓ, Mì T¹NG Vµ
Mì D¦íI DA ë BÖNH NH¢N THõA C¢N BÐO PH×
LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II
HUẾ - 2015
BỘ Y TẾ
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
NGUYỄN NGỌC TUẤN
NGHI£N CøU CHØ Sè Mì C¥ THÓ, Mì T¹NG Vµ
Mì D¦íI DA ë BÖNH NH¢N THõA C¢N BÐO PH×
LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II
Chuyên ngành: NỘI NỘI TIẾT
Mã số: CK 62 72 20 15
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. TRẦN THỪA NGUYÊN
2. PGS.TS. ĐÀO THỊ DỪA
HUẾ - 2015
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ADA
: American Heart Association (Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ)
AMPK
: AMP-activated protein kinase
BAT
: Brow Epidose Tissues (Mô mỡ nâu)
BP
: Béo phì
BFP
: Body Fat Percentage (Mức mỡ cơ thể)
BIA
: Bioelectric Impedance Analysis (Trở kháng điện sinh học)
BMI
: American Diabetes Association
(Hiệp hội Đái tháo đường Hoa kỳ)
DEXA
: Dual Energy X-ray Absorptiometry
ĐTĐ
: Đái tháo đường
GOD
: Glucose Oxidase
HA
: Huyết áp
HATT
: Huyết áp tâm thu
HATTr
: Huyết áp tâm trương
HCCH
: Hội chứng chuyển hóa
HDL-C
: High Desity Lipoprotein-Cholesterol
(Cholesterol của lipoprotein tỉ trọng cao)
IAS
: International Atherosclerosis Society (Hội xơ vữa quốc tế)
IASO
: International Association for the Study of Obesity
(Hội nghiên cứu béo phì quốc tế)
IDF
: International Diabetes Federation
(Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế)
IOTF
: Tổ chức chuyên trách béo phì quốc tế
ISI
: Insulin Sensitivity Index (Chỉ số nhạy cảm insulin)
LDL-C
: Low Density Lipoprotein-Cholesterol
(Cholesterol của lipoprotein tỷ trọng thấp)
MRI
: Cộng hưởng từ
MMNT
: Mức mỡ nội tạng
NCEP-ATP III : The National Cholesterol Education Program –Adult
treament Panel III
(Chương trình giáo dục cholesterol quốc gia – Báo cáo lần
III về điều trị cho người trưởng thành)
NHAS
: National Health Assessment Survey
NHLBI
: National Heart, Lung and Blood Institute
(Viện tim, phổi, huyết học quốc gia Hoa Kỳ)
POD
: Enzym Peroxidase
TC
: Thừa cân
TLMCT
: Tỷ lệ mỡ cơ thể
TLMDD
: Tỷ lệ mỡ dưới da
VB
: Vòng bụng
VB
: Vòng mông
VFL
: Visceral Fat Level (Mức mỡ nội tạng)
WAT
: White Adipose Tissues (Mô mỡ trắng)
WHF
: World Heart Federation (Liên đoàn tim mạch thế giới)
WHO
: World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. Tổng quan thừa cân-béo phì.................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm thừa cân-béo phì .............................................................. 4
1.1.2. Dịch tễ học ........................................................................................ 4
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh .................................................... 6
1.1.4. Các phương pháp xác định thừa cân-béo phì ................................... 8
1.1.5. Hậu quả của thừa cân béo phì ......................................................... 10
1.2. Tổng quan về mô mỡ ............................................................................ 20
1.2.1. Giới thiệu về mô mỡ ....................................................................... 20
1.2.2. Phân loại.......................................................................................... 20
1.2.3. Các phương pháp đo mỡ cơ thể ...................................................... 22
1.3. Tổng quan về đề kháng insulin ............................................................. 25
1.3.1. Cơ chế bệnh sinh của đề kháng insulin........................................... 25
1.3.2. Mối tương quan giữa mô mỡ và đề kháng insulin .......................... 25
1.3.3. Acid béo tự do (FFA) và kháng insulin: ......................................... 27
1.3.4. Đường truyền tín hiệu trong hoạt động của insulin ........................ 27
1.3.5. Kháng insulin và cường insulin ...................................................... 29
1.3.6. Phân loại kháng insulin ................................................................... 30
1.4. Các nghiên cứu ngoài và trong nước .................................................... 34
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới: ..................................................... 34
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................. 35
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......... 38
2.1. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu ........................................................................... 38
2.1.1. Tiêu chuẩ n cho ̣n bênh
̣ ..................................................................... 38
2.1.2. Tiêu chuẩ n loa ̣i trừ .......................................................................... 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 38
2.2.1. Phương pháp và thời gian nghiên cứu ............................................ 38
2.2.2. Điạ điể m .......................................................................................... 38
2.2.3. Các biế n số nghiên cứu và phương pháp tiến hành ........................ 39
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 47
2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu ............................................................................ 50
2.2.6. Vấn đề y đức trong nghiên cứu ....................................................... 51
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 52
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ................................................... 52
3.1.1. Phân bố 2 nhóm nghiên cứu ........................................................... 52
3.1.2. Phân bố theo tuổi ............................................................................ 52
3.1.3. Tuổi trung bình 2 nhóm nghiên cứu ............................................... 53
3.1.4. Giới ................................................................................................. 53
3.1.5. Chỉ số nhân trắc .............................................................................. 54
3.1.6. Chỉ số huyết áp giữa 2 nhóm nghiên cứu ....................................... 54
3.1.7. Rối loạn lipid giữa 2 nhóm nghiên cứu .......................................... 55
3.1.8. Nồng độ các chỉ số lipid máu giữa các nhóm ................................. 55
3.2. Tỉ lệ mỡ cơ thể, mỡ tạng, mỡ dưới da trên bệnh nhân thừa cân-béo
phì và ở các đối tượng không bị thừa cân-béo phì ....................................... 56
3.2.1. Kết quả tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo giới ......................................... 56
3.2.2. Kết quả tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo 2 nhóm nghiên cứu ................ 57
3.2.3. Kết quả tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo giới ..................................... 57
3.2.4. Kết quả tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo 2 nhóm nghiên cứu ............ 58
3.2.5. Tương quan của BFP, VFL, Mỡ dưới da với BMI của đối tượng
nghiên cứu ................................................................................................. 58
3.2.6. Đường cong ROC ........................................................................... 60
3.3. Tình trạng kháng insulin ở hai nhóm đối tượng nghiên cứu ................ 61
3.3.1. Chỉ số gián tiếp đánh giá tình trạng kháng insulin ......................... 61
3.3.2. Liên quan giữa mỡ cơ thể (BFP) với các chỉ số đánh giá tình
trạng kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân béo phì (n=98) ....................... 62
3.3.3. Liên quan giữa mỡ nội tạng (VFL) với các chỉ số đánh giá tình
trạng kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân béo phì (n=98) ....................... 63
3.3.4. So sánh các chỉ số chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin ở
bệnh nhân thừa cân, béo phì ..................................................................... 65
3.3.5. So sánh các chỉ số mỡ cơ thể (BFP), mỡ nội tạng (VFL), mỡ dưới
da với tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân, béo phì ................ 65
3.4. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn thân
với tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân thừa cân-béo phì .................... 66
3.4.1. Liên quan giữa chỉ số mỡ cơ thể (BFP) với các yếu tố nguy cơ
trên bệnh nhân thừa cân béo phì ............................................................... 66
3.4.2. Liên quan giữa chỉ số mỡ nội tạng (VFL) với các yếu tố nguy cơ
trên bệnh nhân thừa cân béo phì ............................................................... 67
3.4.3. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn
thân với tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân thừa cân-béo phì ......... 67
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ............................................................................. 73
4.1. Bàn luận tổng quan về đối tượng nghiên cứu ....................................... 74
4.1.1. Phân bố 2 nhóm nghiên cứu ........................................................... 74
4.1.2. Phân bố theo tuổi và giới ................................................................ 74
4.1.3. Chỉ số nhân trắc .............................................................................. 75
4.1.4. Chỉ số huyết áp giữa 2 nhóm nghiên cứu ....................................... 76
4.1.5. Rối loạn lipid giữa 2 nhóm nghiên cứu .......................................... 77
4.2. Tỉ lệ mỡ cơ thể, mỡ tạng, mỡ dưới da trên bệnh nhân thừa cân-béo
phì và ở các đối tượng không bị thừa cân-béo phì ....................................... 79
4.2.1. Kết quả tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo giới ......................................... 79
4.2.2. Kết quả tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo 2 nhóm nghiên cứu ................ 80
4.2.3. Kết quả tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo giới ..................................... 81
4.2.4. Kết quả tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo 2 nhóm nghiên cứu ............ 81
4.2.5. Tương quan của BFP, VFL, Mỡ dưới da với BMI của đối tượng
nghiên cứu ................................................................................................. 82
4.3. Tình trạng kháng insulin ở hai nhóm đối tượng nghiên cứu ................ 84
4.3.1. Nồng độ insulin máu lúc đói ........................................................... 84
4.3.2. Các chỉ số gián tiếp xác định kháng insulin ................................... 86
4.3.3. Tỷ lệ kháng insulin được xác định qua chỉ số HOMA và QUICKI 88
4.4. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn thân
với tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân thừa cân-béo phì .................... 90
4.4.1. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da với tuổi .. 90
4.4.2. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn
thân với BMI ............................................................................................. 90
4.4.3. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn
thân với HATT .......................................................................................... 92
4.4.4. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn
thân với VB ............................................................................................... 92
4.4.5. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da
toàn thân với Go ........................................................................................ 93
4.4.6. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da
toàn thân với Insulin ................................................................................. 94
4.4.7. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da
toàn thân với Cholesterol toàn phần ......................................................... 96
4.4.8. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da
toàn thân với triglyceride .......................................................................... 97
4.4.9. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da
toàn thân với LDL ..................................................................................... 98
4.4.10. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da
toàn thân với HDL .................................................................................... 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 100
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Tỉ lệ BFP theo Lohman (1986) và Nagamine (1972) ................ 42
Bảng 2.2.
Giải thích kết quả đo mức mỡ nội tạng ...................................... 42
Bảng 2.3.
Đánh giá bilan lipid theo ATPIII (2001) ..................................... 43
Bảng 2.4.
Đánh giá hệ số tương quan giữa n, r, p ....................................... 49
Bảng 3.1.
Tỷ lệ 2 nhóm nghiên cứu theo tuổi.............................................. 52
Bảng 3.2.
Tuổi trung bình 2 nhóm nghiên cứu ............................................ 53
Bảng 3.3.
Phân bố theo giới của 2 nhóm nghiên cứu .................................. 53
Bảng 3.4.
Chỉ số nhân trắc ........................................................................... 54
Bảng 3.5.
Huyết áp trung bình giữa 2 nhóm nghiên cứu ............................. 54
Bảng 3.6.
Tỷ lệ rối loạn lipid giữa 2 nhóm nghiên cứu ............................... 55
Bảng 3.7.
Nồng độ các chỉ số lipid máu giữa các nhóm ............................. 55
Bảng 3.8.
Tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo giới.................................................. 56
Bảng 3.9.
Tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo 2 nhóm nghiên cứu ......................... 57
Bảng 3.10. Tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo giới .............................................. 57
Bảng 3.11. Tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo 2 nhóm nghiên cứu ..................... 58
Bảng 3.12. Chỉ số trung bình của BFP, VFL, Mỡ dưới da ............................ 58
Bảng 3.13. Tương quan hồi quy đa biến giữa BFP, VFL, Toàn CT, thân, tay,
chân với BMI................................................................................ 59
Bảng 3.14. Diện tích đường cong ROC giữa các biến số và BMI ≥ 23 ........ 60
Bảng 3.15. Giá trị trung bình một số chỉ số gián tiếp giữa các nhóm NC ..... 61
Bảng 3.16. Giá trị trung bình một số chỉ số đánh giá tình trạng kháng
insulin ở bệnh nhân thừa cân béo phì theo BFP (n=98). ............. 62
Bảng 3.17. Giá trị trung bình một số chỉ số đánh giá tình trạng kháng
insulin ở bệnh nhân thừa cân béo phì theo VFL (n=98) ............. 63
Bảng 3.18. Tỷ lệ kháng insulin dựa trên chỉ số QUICKI (< 0,33) trên 2
nhóm NC...................................................................................... 64
Bảng 3.19. So sánh các chỉ số chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin ở
bệnh nhân thừa cân, béo phì (n=98) ............................................ 65
Bảng 3.20. Chỉ số mỡ cơ thể (BFP), mỡ nội tạng (VFL), mỡ dưới da với
tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân, béo phì (n=98) ... 65
Bảng 3.21. Trị số trung bình các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân thừa cân
béo phì (n=98) theo chỉ số mỡ cơ thể .......................................... 66
Bảng 3.22. Trị số trung bình các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân thừa cân
béo phì (n=98) theo chỉ số mỡ nội tạng (VFL) ........................... 67
Bảng 3.23. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da với tuổi .......... 67
Bảng 3.24. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da với BMI ......... 68
Bảng 3.25. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da với HATT ...... 69
Bảng 3.26. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da với VB ........... 70
Bảng 3.27. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và Glucose ..... 70
Bảng 3.28. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và Insulin ...... 71
Bảng 3.29. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và CHO .......... 71
Bảng 3.30. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và TG ............. 72
Bảng 3.31. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và LDL .......... 72
Bảng 3.32. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và HDL .......... 72
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ 2 nhóm nghiên cứu........................................................... 52
Biểu đồ 3.2. Nồng độ các chỉ số lipid máu giữa các nhóm ........................... 56
Biểu đồ 3.3. Chỉ số trung bình của BFP, VFL, Mỡ dưới da .......................... 59
Biểu đồ 3.4. Tương quan hồi quy đa biến giữa BFP, VFL, Toàn CT, thân,
tay,chân với BMI ....................................................................... 60
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu kháng Insulin ................................ 64
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa BFP và tuổi .................................................. 68
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa VFL và BMI ............................................... 69
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa VFL và VB ................................................... 70
Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa VFL và Insulin ............................................. 71
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Cơ chế sinh tăng huyết áp của béo phì .......................................... 13
Sơ đồ 1.2. Đường truyền tín hiệu trong hoạt động của insulin ....................... 27
Sơ đồ 2.1. Cách biểu diễn một đường cong ROC ........................................... 47
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................... 50
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức y tế thế giới định nghĩa béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá
mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh
hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh
dưỡng. Thường ở một người trưởng thành khỏe mạnh, dinh dưỡng hợp lý, cân
nặng của họ giao động trong một giới hạn nhất định.Tuy vậy, hiện nay, thừa
cân và béo phì là một bệnh dinh dưỡng thường gặp nhất và mang tính chất
toàn cầu. Tại các nước phát triển và cả các nước đang phát triển tỉ lệ mắc và
tần suất của bệnh đang gia tăng một cách rõ rệt và đáng báo động.
Béo phì là một bệnh dịch toàn cầu, số người béo phì trên thế giới lên đến
1,5 tỉ người. Tại Việt nam, năm 2006 Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam đã
công bố kết quả điều tra về thừa cân béo phì trên quy mô toàn quốc gồm 7600
hộ gia đình với 14.245 người trưởng thành (25 đến 64 tuổi) cho thấy có
16,8% người thừa cân béo phì [39]. Theo tác giả Trần Hữu Dàng, Nguyễn
Đức Hoàng qua nghiên cứu 50 đối tượng béo phì tại Huế cho thấy: Tăng
huyết áp chiếp tỉ lệ 70%, đái tháo đường chiếm tỉ lệ 16%, rối loạn dung nạp
glucose chiếm tỉ lệ 16%. Có sự tương quan giữa tăng huyết áp, đái tháo
đường và béo phì. Tác giả cho thấy những triệu chứng trên liên quan đến hội
chứng chuyển hóa. Đái tháo đường cũng như rối loạn đường huyết gia tăng ở
béo phì, gia tăng với tuổi tác. Tỉ lệ béo phì tăng cao ở những người vừa tăng
huyết áp vừa đái tháo đường nhất là đái tháo đường type 2 [9].
Trên lâm sàng béo phì được đánh giá qua các chỉ số nhân trắc như BMI,
đo vòng bụng và chỉ số vòng bụng/vòng mông, trong đó vòng bụng được ưu
tiên hơn do liên quan mô mỡ dưới da bụng và nội tạng. Được xem như béo
phì dạng nam khi mô mỡ chiếm ưu thế ở phần trên cơ thể, bụng và các tạng, tỉ
lệ vòng eo/vòng mông ≥ 1 [42]. Hiện nay mô mỡ được xem là một cơ quan
2
nội tiết phóng thích nhiều adipokine gây kháng insulin và phóng thích nhiều
yếu tố nguy cơ tim mạch.
Về phương diện lâm sàng, gần đây người ta chú ý đến tỉ lệ mỡ cơ thể
(Body Fat Percentage = BFP) và mức mỡ nội tạng (Visceral Fat Level = VFL).
Hai thông số này được xem như những chỉ số nhân trắc tương đương với BMI
và vòng bụng trong đánh giá nguy cơ tim mạch [40].
Đề kháng insulin (KI) được định nghĩa là tình trạng của (tế bào, cơ quan
hay cơ thể) cần một lượng insulin nhiều hơn bình thường để đáp ứng sinh học
bình thường. Trên người đề kháng insulin được xác định khi nồng độ insulin
tăng cao lúc đói hoặc sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose. Có thể nói
cách khác KI xảy ra khi tế bào của tổ chức đích không đáp ứng hoặc bản thân
các tế bào của tổ chức đích chống lại sự gia tăng của insulin máu [42]. Năm
1998 TCYTTG (WHO) đã đưa ra định nghĩa thống nhất: “Được xem là KI
khi chỉ số HOMA lớn hơn tứ phân vị cao nhât trong nhóm chứng”.Theo
những thống kê mới nhất từ NHANES III (National Health and Nutrition
Examination Survey III), 35% người trưởng thành và hơn 40% người ngoài
50 tuổi mắc hội chứng chuyển hóa [7]. Hội chứng chuyển hóa ảnh hưởng 2030% dân số ở độ tuổi trung niên và tỉ lệ này ngày càng tăng do sự gia tăng của
béo phì và lối sống tĩnh tại. Kể từ khi hội chứng chuyển hóa được định hình
năm 1998, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau
đồng thời tỉ lệ đái tháo đường , nhất là đái tháo đường type 2, béo phì, tăng
huyết áp cũng gia tăng trên mọi quốc gia. Tỉ lệ đái tháo đường típ 2 tăng bùng
nỗ ở các nước công nghiệp mới phát triển ở Nam Á, Châu Á Thái Bình
Dương. Tuy nhiên các nghiên cứu dùng hình ảnh học cho thấy dù chỉ số khối
cơ thể (BMI) như nhau nhưng khối lượng mỡ tạng của người Châu Á (Ấn Độ)
cao hơn người Châu Âu. Ngoài ra các nghiên cứu dịch tễ cho thấy tỉ lệ các
yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường và tim mạch bắc đầu gia tăng ở mức
BMI và vòng eo thấp hơn người da trắng nhiều [7].
3
Trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới
da ở bệnh nhân thừa cân-béo phì, cũng như mối tương quan giữa các chỉ số
mỡ với tình trạng đề kháng insulin trên bệnh nhân thừa cân-béo phì. Ở Việt
Nam chưa có nghiên cứu hoàn chỉnh về các chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ
dưới da ở bệnh nhân thừa cân-béo phì. Trước thực tế khách quan đó, chúng
tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu các chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới
da ở bệnh nhân thừa cân-béo phì”. Nhằm 2 mục tiêu:
1) Đánh giá tỉ lệ mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da ở bệnh nhân thừa
cân-béo phì.
2) Khảo sát mối tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới
da toàn thân với tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân thừa cân-béo phì.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN THỪA CÂN-BÉO PHÌ
1.1.1. Khái niệm thừa cân-béo phì
1.1.1.1. Sơ lược lịch sử
Obesity là một danh từ của Obese, nguồn gốc latin là Obesus nghĩa là
béo, bụ bẫm. Obesity được Noah Biggs sử dụng chính thức trong y học vào
năm 1651. Lâm sàng của béo phì được ghi nhận từ thời Hy lạp-La mã cổ.
Nhưng những hiểu biết khoa học béo phì mới bắt đầu từ thế kỷ thứ XX [27].
1.1.1.2. Định nghĩa
Thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều
cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ thái quá và không bình thường một
cách cục bộ hay toàn cơ thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khỏe [98].
1.1.2. Dịch tễ học
Tăng cân quá mức và bệnh béo phì hiện nay là một bệnh dinh dưỡng
thường gặp nhất và mang tính toàn cầu. Đối với các nước phát triển cho thấy
tỉ lệ mới mắc và tần suất của bệnh tăng rõ rệt theo thời gian. Các thông số
dịch tể học về béo phì cũng được thay đổi theo thời gian, kể cả tiêu chuẩn
chẩn đoán của béo phì. Từ 1997 đến nay, theo NHAS (National Health
Assessment Survey) cho thấy, có 64 triệu người mắc bệnh béo phì, chiếm 1/3
người lớn trên thế giới [7].
1.1.2.1. Thực trạng thừa cân-béo phì trên thế giới
Trên thế giới thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ thứ 5 gây tử vong với
gần 2,8 triệu người trưởng thành tử vong hàng năm. Bên cạnh đó, 44% bị béo
phì, 23% thiếu máu cục bộ ở tim và từ 7% tới 41% mắc một số bệnh ung thư
5
có nguyên nhân từ thừa cân-béo phì. Trong 3 thập kỷ qua (1980-2010) số ca
béo phì tăng gấp đôi trên toàn thế giới [89].
Trước đây thừa cân-béo phì được xem như là đặc điểm riêng của các
nước có thu nhập cao, nhưng gần đây thừa cân béo phì đã tăng lên một cách
kỷ lục ở cả những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nhất là vùng đô
thị. Năm 2009, khoảng 300 triệu người ở các nước có thu nhập thấp, hơn 200
triệu người ở các nước có thu nhập trung bình và dưới 100 triệu người ở các
nước có thu nhập cao bị tử vong có liên quan đến thừa cân-béo phì. Nhiều
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong do các yếu tố liên quan béo phì cao hơn so
với các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng, 65% dân số các nước có thu
nhập trung bình và cao có tỉ lệ tử vong do căn nguyên béo phì cao hơn so với
căn nguyên suy dinh dưỡng. Trên phạm vi toàn cầu thì thừa cân-béo phì gây
tử vong nhiều hơn thiếu cân [28].
Hiện nay ở Mỹ, bệnh béo phì đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành
y tế và toàn xã hội. Theo nghiên cứu từ năm 1971 - 1974, tỷ lệ BP ở trẻ nam 6
- 11 tuổi là 18,2%, trẻ em nữ là 13,9%. Nhưng đến năm 1988 - 1991 thì tỷ lệ
này đã là 22,3% và 22,7%. Đáng chú ý là TC ở trẻ em gái 4 - 5 tuổi tăng từ
5,8% năm 1974, lên 10,8% năm 1994. Cũng ở Mỹ, vào năm 2004, TC-BP ở
học sinh 6 -17 tuổi rất cao, tới 35,1% (nam) và 36% (nữ) [60].
Tỷ lệ béo phì trẻ em không chỉ tăng nhanh ở Mỹ. Những nghiên cứu gần
đây đã đưa ra những con số đáng báo động ở châu Âu. Năm 2005, theo báo
cáo của Tổ chức chuyên trách béo phì quốc tế (IOTF) thì cứ 5 trẻ em thì có 1
trẻ bị thừa cân hay béo phì. Các quốc gia ở vùng Địa Trung hải có tỷ lệ tăng
cao nhất: thậm chí có nơi tỷ lệ thừa cân ở trẻ em ngang với ở Mỹ, tới 30%.
Các nghiên cứu đã cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của TC, BP: Những năm
70, tốc độ tăng trung bình hàng năm là 0,2% thì đến nay là 2% (tương đương
với khoảng 400.000 trẻ em/năm) [74].
6
Tại châu Á, tỷ lệ TC, BP lứa tuổi học sinh cũng gia tăng nhanh chóng.
Tại Trung Quốc, các cuộc điều tra theo 4 giai đoạn khác nhau trong khoảng từ
năm 1989 và 1997 thấy tỷ lệ thừa cân ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi tăng rất nhanh
từ 15% lên 29%, đặc biệt ở các vùng đô thị [75]. Ở Thái Lan, trong những
năm 1990, tỷ lệ BP ở trẻ từ 6 – 12 tuổi tăng từ 12% lên 16 % chỉ trong vòng 2
năm [62]. Hiện nay, béo phì ở trẻ em đã trở thành vấn đề sức khoẻ ưu tiên thứ
hai trong phòng chống bệnh tật ở các nước châu Á và được xem như là một
trong những thách thức đối với ngành dinh dưỡng và y tế.
1.1.2.2. Thực trạng thừa cân-béo phì ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thừa cân-béo phì đang tăng nhanh và trở thành vấn đề sức
khỏe cộng đồng ở thế kỷ XXI. Điều tra toàn quốc đối tượng từ 25-64 tại 8
vùng sinh thái năm 2005, tỉ lệ thừa-cân béo phì (BMI >=23) là 16%, trong đó
9,7% thừa cân, 6,2% béo phì độ I và 0,4% béo phì độ II. Tỉ lệ béo phì gia tăng
theo tuổi, ở nữ cao hơn nam, thành thị cao hơn nông thôn. Các yếu tố liên
quan thừa cân-béo phì là khẩu phần ăn giàu thức ăn động vật, thói quen ăn ở
ngoài gia đình, tăng sử dụng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia và ít vân động
[27]. Theo thống kê của bác sỹ Trần thị Ngọc Bích, bệnh viện Nhi đồng I:
- 1994: Trẻ em béo phì gặp 2,2% số trẻ em đến khám tại Viện.
- 1995: Trẻ em béo phì chiếm 5,4% số trẻ đến khám tại Viện.
- 1996: Trẻ em béo phì chiếm 7,9% số trẻ đến khám tại Viện.
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.1.3.1. Nguyên nhân
1) Béo phì có tính chất gia đình:
Do ăn nhiều và thức ăn có nhiều năng lượng, đặc biệt ở các nước phát
triển sử dụng các thức ăn nhanh có chứa > 50% chất béo.
Yếu tố di truyền:
- 69% người béo phì có bố hoặc mẹ béo phì.
- 18% có bố và mẹ béo phì.
- 7% người bệnh béo phì trong khi bố và mẹ bình thường.
7
Ít vận động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình xuất hiện béo phì,
sự phát triển khoa học, sự tiến bộ trong kỷ thuật thông tin và giao thông làm
cho con người càng ít vận động. Trẻ em tăng cân nhanh một phần có vai trò
của phương tiện nghe nhìn: tivi, video, game và ngay cả trường học cũng ít
quan tâm đến môn học thể lực.
* Do thần kinh nội tiết:
- Vùng dưới đồi gây béo phì khi bị tổn thương (bệnh ít gặp).
- Đa nang buồng trứng: Đa nang buồng trứng gây rối loạn kinh nguyệt,
tăng huyết áp, kháng insulin và béo phì gặp 50% bệnh nhân.
- Cường vỏ thượng thận (Hội chứng Cushing).
- Suy giáp: Suy giáp làm rối loạn chuyển hóa nước, điện giải, làm giảm
natri và giữ nước gây tăng cân. Điều này hoàn toàn khác với tăng cân do béo.
- U tụy nội tiết (Insulinoma): gây tăng insulin, gây hạ glucose huyết và
bệnh nhân phải ăn nhiều lần dẫn đến tăng cân.
- Hội chứng phì sinh dục (Babinski-Froehlich).
2) Béo phì do gen:
- Đột biến gen sản xuất Leptin hoặc đột biến receptor của Leptin.
- Đột biến gen khác:
+ Gen tổng hợp POMC.
+ Gen sản xuất prohormon covertase-1 (PC-1).
+ Me-4 receptor.
+ PPAR-2 (Peroxisome Proliferator Activator-receptoe 2)
3) Bệnh hiếm gặp:
- Hội chứng Laurence-Môn, Biedl-Bardet.
- Hội chứng Prader-Willi.
4) Sinh bệnh học béo phì:
Sự tiêu thụ năng lượng cơ thể được chia làm nhiều thành phần khác
nhau, chuyển hóa cơ sở là năng lượng được tiêu thụ ở trạng thái không hoạt
8
động và là tiêu thụ năng lượng do quá trình hoạt động sinh lý để duy trì nhiệt
độ cơ thể. Tiêu thụ năng lượng ở trạng thái cơ sở chiếm xấp xỉ 60-70% tổng
số năng lượng tiêu thụ trong cả ngày. Một số yếu tố làm tăng quá trình sinh
nhiệt như: tiêu hóa thức ăn, thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh cơ thể,
một số thuốc, sự thay đổi nồng độ hormon và các stress tâm lý. Sự sinh nhiệt
này chiếm 20-30% tổng năng lượng tiêu thụ trong ngày.
Cơ thể sống và tồn tại trong môi trường biến đổi và rất năng động, vì vậy
năng lượng tích lũy và tiêu thụ phải được cân bằng theo thời gian cũng như
khối lượng cơ thể. Nếu năng lượng đưa vào cao hơn năng lượng tiêu thụ dẫn
tới hình thành một cân bằng dương tính và sẽ xuất hiện sự tích lũy ở dạng mỡ
(mỡ trắng) và tăng cân. Theo thời gian thì sự tăng cân diễn ra từ từ bởi có sự
bù trừ để tạo cân bằng giả giữa năng lượng tiêu thụ và năng lượng tích lũy.
Ở người béo phì có sự cân bằng dương tính và sự tích lũy năng lượng tăng
do năng lượng nạp vào quá nhiều trong khi đó năng lượng tiêu thụ giảm do
nhiều yếu tố kết hợp: ăn nhiều, ít vận động…. Béo phì xảy ra khi cung cấp năng
lượng vượt trội so với tiêu thụ năng lượng và tiến triển thành nhiều giai đoạn.
1.1.4. Các phương pháp xác định thừa cân-béo phì
- Theo lý thuyết: Đo tỉ trọng cơ thể (dùng helium).
Siêu âm, cắt lớp vi tính: tính độ dày lớp mỡ dưới da. Nghiên cứu chuyển
hóa nước, điện giải bằng đồng vị phóng xạ trong cơ thể.
Các phương pháp này chỉ dùng trong nghiên cứu cơ bản, ít ứng dụng
thực tế.
- Phương pháp nhân trắc học: áp dụng rộng rãi:
Đo nếp da vùng cơ tam đầu bằng dụng cụ đặc biệt:
Béo phì: Nam > 20mm, Nữ > 25mm.
Đo tỉ lệ vòng eo/hông: (ngang rốn/ngang háng chỗ to nhất).
Béo phì: Nam >= 1, Nữ >= 0,85.
9
Công thức dùng để ước lượng béo phì: Công thức Lorentz (cân nặng lý
tưởng): P = T(cm) – [(T(cm) – 150]/N
P: cân nặng lý tưởng.
T: chiều cao.
N = 2 ở nữ, N = 4 ở nam.
Theo công thức này thì béo phì được xác định khi P > 20% cân nặng
lý tưởng.
- Chỉ số khối cơ thể: đây là chỉ số chủ yếu được dùng để đánh giá béo
phì và tỉ số tương hợp với khối mỡ cơ thể.
BMI (Body Mass Index) hay chỉ số Quetelet. Là chỉ số thường áp dụng
trong lâm sàng.
BMI = cân nặng(kg)/chiều cao(m)2 x 100
Theo số liệu của Viện dinh dưỡng Hà Nội: Người 26-40 tuổi sống tại
miền Bắc.
BMI ở nam: 19,2 ± 2,28. Nữ: 19,75 ± 3,14.
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): người bình thường: BMI: 25(23-25)
ở nam.
BMI: 21 (18,7-23,8) ở nữ.
BMI > 25: Quá cân.
BMI > 27: Béo phì.
Chẩn đoán béo phì của WHO năm 2000 dành cho người châu Á.
Người gầy:
BMI < 18,5
Người bình thường:
BMI: 18,5-22,9
Người béo
BMI > 23
- Có nguy cơ
BMI: 23-24,9
- Béo độ I
BMI: 25-29,9
- Béo độ II
BMI: > 30
10
Phân loại theo sự phân bố khối mỡ: sự phân bố khối mỡ này có vai trò
của cơ địa di truyền và yếu tố môi trường chi phối.
Béo phì dạng nam:
Mô mỡ chiếm ưu thế ở phần trên cơ thể, bụng và các tạng.
Dễ có các biến chứng chuyển hóa và tim mạch.
Tỉ lệ vòng eo/vòng hông ≥ 1.
1.1.5. Hậu quả của thừa cân béo phì
Béo phì là một bệnh lý thực sự, đặc biệt là béo phì bụng có mối liên hệ
chặt chẽ với các yếu tố nguy cơ tim mạch và chuyển hóa như tăng triglyceride,
tăng cholesterol máu, tăng đường huyết và tăng huyết áp.
Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe, béo phì còn ảnh hưởng đến nhiều
vấn đề khác như các bất lợi trong việc làm và làm tăng giá thành sản phẩm.
Các ảnh hưởng này tác động đến từng cá nhân, tổ chức và cả chính phủ. Chi
phí cho các thực phẩm ăn kiêng hàng năm riêng ở Mỹ ước khoảng 40-100 tỷ
đô la Mỹ. Năm 1998, chi phí y tế cho béo phì ở Mỹ là 78,5 tỷ đô la Mỹ hoặc
9,1% ngân sách y tế [90].
1.1.5.1. Biến chứng tim mạch
Sự quá cân thường kết hợp với nguy cơ tổn thương mạch vành, phì đại
thất trái, suy tim và đột tử, đặc biệt là các bệnh nhân trẻ, trong khi béo phì
bụng thường phối hợp với tăng huyết áp và nguy cơ mạch máu.
- Bệnh mạch vành:
Cả béo phì bụng và béo phì toàn thể đều đưa đến những biến chứng
tim mạch.
Murphy N.F. và cộng sự nghiên cứu bệnh tim mạch do béo phì cho kết quả
tỷ số chênh của tử vong do bệnh tim mạch là 1,60 (KTC 95% 1,45-1,78) [86].
Tiến triển của bệnh mạch vành rất đa dạng. Độ trầm trọng phụ thuộc
vào đặc tính ổn định hay không ổn định, sự tưới máu của các mạch vành bị
tổn thương và chức năng thất trái.
11
+ Đột tử
Trong khuôn khổ nghiên cứu Framingham, theo dõi 26 năm, Hubert đã
chứng minh rằng béo phì là một yếu tố nguy cơ độc lập cho sự xuất hiện một
bệnh lý tim mạch, và đặt biệt là đột tử. Các đối tượng béo phì có nguy cơ loạn
nhịp và đột tử ngay cả khi không có rối loạn chức năng tim và tăng đột tử do
tim khi thừa cân nặng ở cả 2 giới [63].
Có tương quan thuận giữa BMI và kéo dài khoảng QT. Kéo dài khoảng
QT tìm thấy ở khoảng 30% các đối tượng có suy giảm dung nạp glucose. Các
đối tượng béo phì nặng thường có bệnh lý cơ tim giãn, loạn nhịp gây tử vong.
Giảm 10% cân nặng ở người béo phì nặng cải thiện có ý nghĩa khả năng thích
ứng của hệ thần kinh tự động tim.
Murphy N.F. và cộng sự nghiên cứu 15.000 đối tượng béo phì trung
niên (Renfrew-Paisley study), cho thấy rung nhĩ với tỷ số chênh 1,75 (KTC
95% 1,17-2,65) [86].
Trong nghiên cứu Framingham, đột tử do tim hàng năm ở nam giới và
nữ giới béo phì ước tính cao hơn 40 lần tỷ lệ tử vong do ngừng tim không rõ
nguyên nhân ở các đối tượng không béo phì. Đặc biệt, ở các đối tượng béo
phì nặng, tăng 6-12 lần tỷ lệ tử vong ở các nhóm tuổi 35-44 và 25-34 tuổi
theo thứ tự [57].
+ Nhồi máu cơ tim
Trong một nghiên cứu tiến cứu của Willet tiến hành trên 115.818 điều
dưỡng tuổi từ 30-55, không có tiền sử bệnh mạch vành và theo dõi trong 18
năm. Một sự thừa cân dù khiêm tốn cũng làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh
mạch vành và nhồi máu cơ tim không tử vong; nguy cơ là 1,25 khi tăng 5-7,9
kg; 1,64 khi tăng 8-10,9 kg; và 2,6 khi tăng 11-19 kg.
+ Suy tim do bệnh mạch vành
Khi các chất lắng đọng cholesterol và mỡ hình thành trong các động
mạch vành, ngăn cản dòng máu đến cơ tim, làm tổn thương cơ tim và mô cơ
tim còn lại phải làm việc nặng hơn gây suy tim sớm.
12
- Suy tim:
Người béo phì nặng giảm trầm trọng chức năng tim phổi tương tự như
suy tim rối loạn chức năng tâm thu. Hơn nữa, ở các đối tượng này khi làm
nghiệm pháp gắng sức, có một tương quan nghịch giữa BMI và chức năng tim
phổi. Các số liệu gợi ý rằng suy giảm Vo2 max ở người béo phì nặng có liên
quan đến BMI và có lẽ với các yếu tố khác làm suy giảm chức năng tim.
Murphy và cộng sự nghiên cứu suy tim trên các đối tượng trung niên
béo phì (BMI > 30), tỷ lệ suy tim cao hơn 2,09 lần so với các đối tượng có
BMI < 30 [86].
Hệ thần kinh giao cảm và hệ renin-angiotensin-aldosterone dường như
đóng vai trò quan trọng trong sự ứ nước và muối làm tăng huyết áp ở các đối
tượng béo phì. Béo phì bụng và mô mỡ lạc chỗ có thể có vai trò quan trọng trong
hoạt động của hệ thống này làm tổn thương cơ quan đích xảy ra sau đó [68].
- Phì đại thất trái:
Nhiều cơ chế là nguồn gốc của phì đại thất trái quan sát thấy ở người
béo phì: lượng nước, tăng gánh cơ học thất trái và cường giao cảm.
+ Lượng nước: Nước toàn thể, nước ngoại bào và lưu lượng máu đều
tăng ở người béo phì giải thích sự giãn thất trái.
+ Tăng gánh cơ học thất trái: Khi béo phì, tồn tại chủ yếu một quá tải
thể tích thất trái do tăng khối lượng và lưu lượng thất trái. Nhưng khi có tăng
huyết áp, sẽ thêm vào sự quá tải khí áp (barometry). Sự quá tải cơ học hỗn
hợp này giải thích sự tăng đồng thời khối lượng và thể tích thất trái.
- Tăng huyết áp:
Phối hợp giữa tăng huyết áp và béo phì đã được báo cáo, mặc dầu bản
chất chính xác của mối liên quan vẫn còn chưa rõ.
13
TĂNG KHỐI LƯỢNG MỠ
Ngưng thở
lúc ngủ
Leptin
Acid
béo tự do
Các yếu
tố tế bào
mỡ khác
(TNFα,…
)
Kháng
insulin
Rối loạn
chức năng
nội mạch
Mô
mỡ
RAS
Áp lực
vật lý
nội thận
Insulin
máu
Acid béo
tự do
Hoạt hóa giao cảm
Giải phóng NO
nội mạc
Rối loạn chức
năng nội mạc
Acid
béo tự
do
Phản ứng
mạch máu
với các đối
kháng αCo mạch
Kháng
insulin
Hoạt động thần
kinh giao cảm thận
Ang. II
Tăng tái hấp thu
ống thận
Ứ muối
TĂNG HUYẾT ÁP
Sơ đồ 1.1. Cơ chế sinh tăng huyết áp của béo phì
(Nguồn: Montani et al. Pathways from obesity to hypertension) [85]
+ Cường giao cảm: Béo phì phối hợp với tình trạng cường giao cảm, cơ
chế chưa hoàn toàn sáng tỏ. Cường giao cảm làm tăng nồng độ catecholamin
máu nhưng chủ yếu làm giảm nhạy cảm các thụ thể ß-adrenergic, góp phần làm
mạch nhanh, tăng huyết áp và giảm co bóp cơ tim.
14
- Tai biến mạch máu não (TBMMN):
Murphy N.F. và cộng sự nghiên cứu 15.000 đối tượng trung niên béo
phì , theo dõi 20 năm cho thấy ở người béo phì có tỷ lệ TBMMN gấp 1,41
người bình thường (KTC 95% 1,21-1,65) [86].
Béo phì bụng tăng gấp 2,3 lần nguy cơ TBMMN. Tỷ lệ thuyên tắc
mạch máu não gia tăng ở người béo phì độc lập với huyết áp động mạch. Béo
phì bụng phối hợp với sự gia tăng TBMMN độc lập với thể trọng chung. Béo
phì phối hợp với giảm HDL-C là yếu tố nguy cơ quan trọng của TBMMN.
Tương tự với triglyceride, thậm chí đóng vai trò trực tiếp khá yếu, cũng là
chất chỉ điểm nguy cơ TBMMN khi có phối hợp với béo phì bụng.
- Suy tĩnh mạch, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi:
Tỷ lệ của thuyên tắc tĩnh mạch sâu tăng lên ở người béo phì. Béo phì
phối hợp với nguy cơ nhồi máu phổi ở nữ giới nhưng ít rõ ràng ở nam giới.
Một triệu chứng thường gặp ở người béo phì là phù chân, có lẽ một phần
là do sự gia tăng áp lực làm đầy tâm thất, mặc dầu có tăng cung lượng tim.
Mỗi năm ở Mỹ, hơn 50.000 trường hợp tử vong do thuyên tắc tĩnh
mạch sâu [53].
Thuyên tắc tĩnh mạch sâu, một biến chứng tim mạch đe dọa tính mạng
ở các đối tượng trưởng thành nói chung, nhưng đặc biệt liên quan đến các đối
tượng béo phì. Nguy cơ tim mạch này được mô tả như là điều kiện phát triển
cục máu đông hai chi dưới, chính cục máu đông trong lòng tĩnh mạch là yếu
tố nguy cơ ở người béo phì trưởng thành. Khi cục máu đông lớn lên, tĩnh
mạch có thể bị nghẽn, làm cho dòng máu qua cơ thể bị hạn chế, thường dẫn
đến các biến chứng đe doạ tính mạng. Hơn nữa, với các cục máu đông làm tắc
không hoàn toàn tĩnh mạch, các mảng có thể tách ra, lưu thông qua hệ tim
mạch và làm tắc các tĩnh mạch nhỏ hơn ở phổi gây nhồi máu phổi [53].
15
1.1.5.2. Biến chứng hô hấp
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ với hình ảnh lâm sàng: Những rối loạn
thần kinh (giảm trí tuệ, giảm khả năng tập trung, rối loạn trí nhớ), đau đầu
buổi sáng ngủ dậy, ngáy. Được định nghĩa là sự xuất hiện đột ngột sự dừng
dòng khí ít nhất 10 giây và hơn 5 lần mỗi giờ hoặc theo chỉ số ngưng thởgiảm thông khí phế nang (tổng số lượng ngưng thở hoặc giảm thông khí phế
nang khi ngủ > 10).
Giảm thông khí phế nang được định nghĩa theo hội nghị Chicago: có 1
trong 3 tiêu chuẩn sau: (1) giảm luồng khí hô hấp > 50% và/hoặc (2) giảm
luồng khí hô hấp < 50% với mất bảo hoà oxygen hemoglobin > 3% và/hoặc
(3) giảm luồng thông khí hô hấp < 50% với những triệu chứng điện não đồ
khi thức dậy [50].
Các nghiên cứu cắt ngang và dọc phát hiện sự phối hợp giữa BMI và
rối loạn giấc ngủ cũng như hội chứng ngưng thở lúc ngủ. Trong một nghiên
cứu 281 nam nữ 18 tuổi trở lên, theo dõi 5 năm, tăng 12% nguy cơ phát triển
rối loạn giấc ngủ khi khi tăng mỗi 1 kg/m2 BMI. Tăng BMI làm tăng áp lực
thành bụng, tăng lực thở và hạn chế thông khí [94].
1.1.5.3. Biến chứng xương khớp
Béo phì làm tăng sản xuất và giảm đào thải acid uric làm tăng tỷ lệ
bệnh gút.
Béo phì hay phối hợp với thoái hóa khớp gối và khớp háng. Cơ chế vai
trò của sự đối kháng cơ học thứ phát do trọng lượng cơ thể là chủ yếu. Tỷ lệ
đau lưng cũng gia tăng ở người béo phì. Chịu đựng quá tải có thể gây ra
những thay đổi hình thái học cần được chẩn đoán cẩn thận; miếng lót giày có
thể làm giảm vài triệu chứng trong khi chờ đợi điều trị béo phì có kết quả.
Bệnh lý khớp ở người béo phì là một nguyên nhân làm gia tăng một
cách có ý nghĩa những người tàn phế và nghỉ việc. Hơn nữa, bệnh lý khớp này
làm gia tăng béo phì bằng cách giới hạn vận động và các hoạt động thể lực.
16
1.1.5.4. Biến chứng chuyển hóa và nội tiết
- Đái tháo đường không phụ thuộc insulin:
Người ta đã xác định rõ ràng rằng béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn đầu
của ĐTĐ typ 2 ở người trưởng thành trẻ và trung niên, điều này cũng dường
như đúng ở tuổi già, trong đó các liên quan giữa BMI và ĐTĐ đã được báo
cáo trong nhiều nghiên cứu cắt ngang và dọc [40]. Các phát hiện trong các
nghiên cứu này với nguy cơ tương đối cho ĐTĐ typ 2 tăng từ 1,78 ở nhóm
thừa cân lên 4,15 ở nhóm béo phì. Trong nghiên cứu của Ian Janssen, BMI
phối hợp với nguy cơ ĐTĐ typ 2 ở mức độ lớn hơn các nghiên cứu trên.
Ở các đối tượng béo phì, mô mỡ tăng tiết các acid béo không este hóa,
glycerol, hormon, các cytokin tiền viêm và các yếu tố khác ảnh hưởng lên sự
phát triển kháng insulin. Khi kháng insulin phối hợp với rối loạn chức năng tế
bào bêta, làm suy giảm kiểm soát đường huyết. Các bất thường chức năng ở
tế bào bêta, vì vậy, tạo điều kiện cho sự phát triển ĐTĐ typ 2. Hiểu biết này
tạo thuận lợi cho các nghiên cứu phân tử và gen của bệnh lý này và những
tiếp cận mới trong phòng bệnh và điều trị.
Theo kết quả nghiên cứu NHANES III [87], 67% bệnh nhân ĐTĐ typ 2
thừa cân (theo BMI) và ½ trong số đó là béo phì. Aaron R. Folsom và cộng sự
trong nghiên cứu IWH (The Iowa Women's Health Study): phụ nữ có BMI và
tỷ VB/VM thuộc trong số 25% cao nhất có khả năng mắc bệnh ĐTĐ 29 lần
cao hơn nhóm còn lại sau 12 năm [48]. Vazquez và cộng sự phân tích 32
nghiên cứu và 432 bài báo xuất bản từ 1966 đến 2004: béo phì, kể cả béo phì
bụng và béo phì toàn thể đều phối hợp với gia tăng tỷ lệ ĐTĐ mới mắc [96].
Nghiên cứu của Frank B. Hu thực hiện với 84.941 điều dưỡng khỏe mạnh, theo
dõi 16 năm: thừa cân hoặc béo phì là yếu tố duy nhất và quan trọng tiên lượng
sự xuất hiện ĐTĐ typ 2 [61]. Trong nghiên cứu của Mokdad và cộng sự thực
hiện trên các đối tượng > 18 tuổi, một béo phì nặng (BMI > 40) có khả năng
mắc bệnh ĐTĐ gấp 7,37 lần so với nhóm có cân nặng bình thường [83].
17
- Rối loạn lipid máu trên các đối tượng béo phì:
Béo phì bụng là nguyên nhân chính của kháng insulin qua trung gian sử
dụng glucose và tăng insulin máu bù trừ. Trong phần lớn trường hợp có phối
hợp với các bất thường lipoprotein. Có ba rối loạn lipid máu chủ yếu xảy ra ở
người béo phì: (1) tăng triglyceride giàu lipoprotein lúc đói và sau ăn, (2)
giảm HDL-C và (3) tăng các phần tử LDL-C nhỏ đậm đặc. Bởi vì chuyển hóa
của tất cả lipoprotein là có quan hệ với nhau, dường như là một khiếm khuyết
chuyển hóa cơ bản chung giải thích tất cả các thay đổi lipoprotein trong rối
loạn lipid máu của tình trạng kháng insulin. Hiếm khi chúng xảy ra riêng rẽ ở
các đối tượng kháng insulin hoặc các đối tượng béo phì.
Mokdad nghiên cứu 195.005 người > 18 tuổi. Một người béo phì với BMI
> 40 tăng nguy cơ tăng huyết áp 6,38 lần và tăng cholesterol máu 1,88 lần [84].
- Béo phì và lipid lạc chỗ (ectopic lipids):
Ở người bình thường, có sự cân bằng lipid nội môi. Khi quá tải lipid,
lipid thừa được chuyển thành mô mỡ trắng, một dạng năng lượng dự trữ. Ở
người béo phì, các tế bào mỡ tăng tiết leptin tạo ra oxid hoá lipid dư thừa ở
các tế bào ngoài tế bào mỡ. Sự khiếm khuyết hoặc sự không phản ứng lại
(nonresponsiveness) với leptin ngăn cản khả năng cân bằng lipid nội môi này
và gây ra sự tích tụ lipid lạc chỗ.
1.1.5.5. Các biến chứng khác
- Hoạt động thể lực kém:
Thang điểm hoạt động thể lực (từ 0 đến 6) ám chỉ khó khăn khi làm 6
công việc sau: việc nhà nặng, việc nhà nhẹ, mua sắm, chuẩn bị bữa ăn, trả hóa
đơn và sử dụng điện thoại. Điểm 0 chứng tỏ không có khó khăn khi làm các
công việc trên; trái lại là điểm 6. Tất cả các đối tượng có > 1 điểm lúc bắt đầu
nghiên cứu được xem như có khó khăn hoạt động thể lực. Ian Janssen nghiên
cứu 4968 đối tượng > 65 tuổi, nguy cơ hoạt động thể lực kém tăng tương đối
ở nhóm thừa cân so với nhóm có cân nặng bình thường (p < 0,05).
18
- Biến chứng liên quan đến gây mê:
Tất cả các trường hợp gây mê ở người béo phì đều có nguy cơ lớn huỷ
hoại những chức năng tim mạch, hô hấp và tăng tỷ lệ bệnh tim mạch. Cũng
như những khó khăn kỹ thuật liên quan đến gây mê: tĩnh mạch dễ vỡ, đặt các
catheter thường khó khăn hơn.
- Biến chứng da:
Các thay đổi về da đã được báo cáo ở người béo phì: bệnh gai đen và
các miếng da lòng thòng (skin tags) do kháng insulin, cường androgen, các
vết nứt da do căng quá mức, sự ứ đọng sắc tố do bệnh lý mạch máu ngoại
biên, phù bạch mạch, các bệnh lý phối hợp với gia tăng nếp gấp, các thay đổi
hình thái học ở giải phẫu chân do quá cân và các biến chứng có thể tăng lên
khi nằm viện.
- Tăng tỷ lệ một vài ung thư:
Vú, buồng trứng, thực quản, đại trực tràng, gan, tuỵ, túi mật, dạ dày,
nội mạc tử cung, cổ tử cung, thận, tiền liệt tuyến, lymphoma non-Hodgkin, đa
u tuỷ xương.
- Biến chứng tiêu hóa:
Trào ngược dạ dày thực quản, gan nhiễm mỡ, sỏi mật.
- Biến chứng tâm lý xã hội:
Cự tuyệt xã hội, mất khả năng làm việc, lo âu, trầm cảm ở phụ nữ.
- Các biến chứng liên quan đến sản xuất các steroid sinh dục:
Suy thận mạn, rối loạn chức năng cương, giảm năng tuyến sinh dục.
- Són tiểu:
Phần lớn các nghiên cứu báo cáo tỷ lệ són tiểu cao hơn ở phụ nữ thừa
cân. Ví dụ trong một nghiên cứu phụ nữ 30-90 tuổi của Melville J và cộng sự,
tỷ lệ són tiểu tăng 22% ở nhóm thừa cân và tăng 139% ở nhóm bệnh. Nguyên
nhân có lẽ liên quan đến tăng áp lực ổ bụng và phối hợp với các yếu tố nguy
cơ khác như đẻ nhiều và thiếu hụt estrogen.
19
Một nghiên cứu của McGrother cho thấy nguy cơ phát triển són tiểu tăng
có ý nghĩa ở các đối tượng nữ béo phì với nguy cơ tương đối 2,3 (1,6-3,3) [81].
- Béo phì và thai nghén:
Ảnh hưởng thể chất và chuyển hóa: Béo phì phối hợp với kháng insulin
và tăng insulin máu ở sản phụ dẫn đến thai khổng lồ (fetal macrosomia). Cung
lượng tim sản phụ tăng 30-50 ml/ph cho mỗi 100g mỡ tăng thêm. Tần số tim
sản phụ cũng tăng làm giảm tưới máu cơ tim.
Các biến chứng của sản phụ béo phì: Tăng huyết áp là phối hợp với
béo phì và nguy cơ tăng lên theo BMI; tiền sản giật cũng tăng lên và nguy
cơ tăng gấp đôi với mỗi 5-7 kg/m2 BMI tăng thêm; tăng 3-4 lần ĐTĐ thai
nghén; tỷ lệ tử vong sản phụ béo phì ở Mỹ và Anh cao hơn nhiều so với tỷ lệ
tỷ lệ tử vong chung.
Các biến chứng sinh sản: Phụ nữ béo phì thường mất kinh và vô sinh
hơn, điều trị vô sinh ít hiệu quả hơn, tỷ lệ sẩy thai cao hơn (25-37%).
Các biến chứng khi sinh: Phụ nữ béo phì thường ít cơ động và ít dẻo
dai, thực hiện nhiều động tác khó khăn dẫn đến sinh khó. Ghi lực co tử cung
và đếm tim thai khó khăn hoặc thậm chí không làm được.
Tóm lại, béo phì ngày nay không còn được xem như là một yếu tố nguy
cơ đơn thuần mà được xem như một bệnh lý thực sự. Số lượng người béo phì
không ngừng tăng lên và càng ngày càng có nhiều người trẻ béo phì, kể cả trẻ
em, điều này càng tạo điều kiện cho các biến chứng xảy ra về sau.
Có nhiều biến chứng khác nhau đưa đến không chỉ tàn phế suốt đời mà
còn tử vong. Chỉ có thể hạn chế các biến chứng này bằng cách điều trị béo phì
sớm, ngay từ lúc trẻ, khi mới xảy ra.
Phải khuyến khích giáo dục dinh dưỡng, hoạt động thể lực và một sự
ủng hộ tinh thần, nếu không, phải cần đến thuốc hoặc phẫu thuật.
20
1.2. TỔNG QUAN VỀ MÔ MỠ
1.2.1. Giới thiệu về mô mỡ
Mô mỡ không chỉ đơn thuần là một cơ quan được thiết kế để dự trữ thụ
động carbon dư thừa dưới dạng các acid béo glycerol ester (triacylglycerol).
Những tế bào mỡ trưởng thành tổng hợp và tiết ra một số enzym, các yếu tố
tăng trưởng (growth factors), các cytokine và hormon có liên quan đến tổng
cân bằng năng lượng nội môi. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo mỡ
(adipogenesis) cũng liên quan đến các quá trình khác như cân bằng lipid nội
môi và điều hòa phản ứng viêm. Ngoài ra, một lượng protein được tiết ra từ
các tế bào mỡ đóng vai trò quan trọng trong những quá trình tương tự. Thật
vậy, những bằng chứng gần đây đã chứng minh rằng nhiều yếu tố được tiết ra
từ tế bào mỡ là tiền chất trung gian của phản ứng viêm ( pro-inflamatory
mediators) và những protein này được gọi là adipokines. Hiện có trên 50
adipokines khác nhau được tiết ra từ mô mỡ. Những adipokines này liên quan
đến sự điều khiển hàng loạt các phản ứng sinh lý bao gồm kiểm soát việc
thèm ăn và cân bằng năng lượng. Quá trình trao đổi đặc biệt của mô mỡ bao
gồm trao đổi lipid, cân bằng glucose nội môi, viêm nhiễm, hình thành mạch,
cầm máu (theo quy trình đông máu) và huyết áp [14].
1.2.2. Phân loại
1.2.2.1. Phân loại theo chức năng
Dạng chủ yếu của mô mỡ là mỡ trắng,WAT (white adipose tissues). Mô
mỡ biệt hóa có nhiệm vụ sinh nhiệt (thermogenesis), đặc biệt ở trẻ sơ sinh là
mỡ nâu, BAT (brow epidose tissues). BAT được gọi như thế vì có màu nâu
đậm do mật độ ty thể cao trong cytochromes. BAT chuyên sản xuất nhiệt và
oxy hóa lipid. WAT bao gồm các tế bào mỡ liên kết lỏng lẻo với nhau, tập
trung nhiều máu và dây thần kinh. Ngoài ra WAT còn chứa các đại thực bào,
bạch cầu, nguyên bào sợi, tế bào mầm của mô mỡ (adipocyte progenitor cells)
và tế bào nội mô. Các nguyên bào sợi, các đại thực bào, bạch cầu hiện diện
21
cùng các tế bào mỡ. Có nhiều loại protein được tiết ra từ các tế bào WAT
trong các điều kiện khác nhau. Nơi tích lũy WAT cao nhất là vùng dưới da
của cơ thể, xung quanh nội tạng [14].
1.2.2.2. Phân loại theo vị trí
- Mỡ cơ thể:
Mỡ cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc giữ năng lượng và bảo vệ
các cơ quan nội tạng. Có 2 loại mỡ cơ thể:
+ Mỡ thiết yếu được giữ một lượng nhỏ để bảo vệ cơ thể.
+ Mô mỡ (mỡ dự trữ) dùng để làm lớp đệm và cách nhiệt cho các cơ
quan nội tạng, làm võ bọc cho các dây thần kinh, di chuyển vitamin đến các
bộ phận khác nhau của cơ thể và là nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất cho các
hoạt động của cơ thể.
Nếu quá thừa hoặc quá thiếu mỡ đều không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra,
sự phân bố mỡ ở nam và nữ là khác nhau, bởi vậy cơ sở để phân loại tỉ lệ
phần trăm mỡ cơ thể sẽ khác nhau về giới tính.
Tỉ lệ mỡ cơ thể là lượng mỡ cơ thể so với trọng lượng của cơ thể và
được chỉ ra dưới dạng % [30].
- Mỡ nội tạng:
Mỡ nội tạng là mỡ ở bụng và các cơ quan quan trọng xung quanh. Mỡ
nội tạng khác với mỡ dưới da vì mắt thường không nhìn thấy được. Mỡ nội
tạng chỉ được nhìn thấy thông qua hình ảnh cộng hưởng (MRI).
Mỡ nội tạng quá cao được coi là nguyên nhân trực tiếp làm tăng lượng
mỡ trong máu dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như: cholesterol máu cao, bệnh
tim, tiểu đường typ 2 [30].
- Mỡ dưới da:
Là lớp mỡ tích dưới da, không chỉ tích lại ở khu vực quanh bụng (mỡ
bụng) mà còn có ở quanh cánh tay, hông và đùi, có thể gây rối loạn tỉ lệ tương
quan của cơ thể. Dù không không liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ
mắc bệnh nhưng nó làm tăng áp lực lên tim cũng như các biến chứng khác.
22
1.2.3. Các phương pháp đo mỡ cơ thể
1.2.3.1. Đo độ dày nếp gấp da bằng thước compa (caliper)
Phương pháp đo nếp gấp da là cách đo tỉ lệ phần trăm mỡ cơ thể bằng
cách bấu lớp mỡ bằng các ngón tay rồi đo bề dày với compa đo mỡ cơ thể [76].
Ưu điểm:
+ Khá chính xác.
+ Có thể đo nhiều lần.
Nhược điểm:
+ Giá trị có thể thay đổi do vị trí đo.
+ Người đo phải có kinh nghiệm.
+ Người quá mập không thể đo được.
Hình 1.1. Đo nếp gấp da bằng compa
1.2.3.2. Phương pháp phân tích trở kháng điện sinh học
Phương pháp đo trở kháng điện sinh học (Bioelectric Impedance
Analysis-BIA) sử dụng phương pháp kháng trở để đo mức đề kháng cho cơ
thể bằng cách sử dụng dòng điện yếu chạy qua cả 2 tay và 2 chân. Các mô có
chứa nước nên có khả năng dẫn diện dễ dàng (như các cơ và mạch máu).
Nhưng các mô mỡ lại có khả năng dẫn điện kém. Dựa vào đặc tính đó của cơ
thể để tính tỉ lệ mô mỡ và mô không mỡ. Khi đó dòng điện cực thấp sẽ truyền
qua cơ thể với tần số khoảng 50 kHz và không quá 500 µA để xác định số
lượng tế bào mỡ.
23
Dòng điện này không gây hại cho cơ thể, rẻ tiền và dể sử dụng, nhưng
phương pháp này dựa vào sự cân bằng nước cơ thể nên tình trạng tích nước
cơ thể có thể tác động đến mức độ chính xác [76].
Ưu điểm:
+ Rất dễ cho người đo.
+ Không qua đắt.
+ Khá chính xác.
Nhược điểm:
+ Thay đổi kết quả tùy thuộc vào mức độ tích nước.
Hình 1.2. Máy Omron HBF-375
1.2.3.3. Phương pháp nhân trắc
- Đo vòng eo (= vòng bụng = thắt lưng).
- Tỉ lệ vòng bụng/vòng mông (VB/VM) được dùng nhiều hiện nay. Theo
WHO những đối tượng có tỉ lệ VB/VM > 0,9 ở nam và > 0,85 ở nữ là béo phì
bất kể BMI bao nhiêu. Những đối tượng đạt trị số này còn được gọi là béo phì
dạng nam (béo phì kiểu bụng, béo phì kiểu trung tâm (= adroid obesity = male
pattern obesity). Theo quan điểm của Hoa Kỳ: Tỉ lệ VB/VM gia tăng có giá
trị điều tra dịch tể học nhưng không hữu ích bằng bản thân vòng bụng [8].
24
Hình 1.3. Đo vòng bụng
1.2.3.4. Phương pháp dựa vào trọng lượng thủy tỉnh
Phương pháp này được xem như tiêu chuẩn vàng (sai số ± 1,5%). Để xác
định mỡ cơ thể người ta phải ngâm mình trong một bể nước. Bởi vì xương và
cơ đặc hơn nước, một người có tỉ lệ mỡ mà nặng hơn nước sẽ có tỉ lệ mỡ thấp.
Ngược lại, người có số lượng mỡ cơ thể cao sẽ làm cơ thể nhẹ hơn nước.
Hình 1.4. Bể đo trọng lượng thủy tỉnh
1.2.3.5. Phương pháp DEXA hấp thụ năng lượng kép
Phương pháp hấp thụ năng lượng kép nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn
vàng mới “The new gold standard” để đo lượng mỡ cơ thể, là phương pháp đo
cấu tạo cơ thể ở những phần khác nhau bằng định lượng xương và cấu tạo cơ
thể bởi 2 tia X quang với độ dài sóng khác nhau mà không cần đo trọng lượng
cơ thể [76].
25
Ưu điểm:
+ Rất chính xác.
Nhược điểm:
+ Đắt tiền.
+ Không thể lặp lại nhiều lần (trừ khi ta không quan tâm đến chuyện
tốn tiền).
Hình 1.5. Máy DEXA hấp phụ năng lượng kép
1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ KHÁNG INSULIN
1.3.1. Cơ chế bệnh sinh của đề kháng insulin
Đề kháng insulin được định nghĩa là tình trạng (của cơ quan tế bào hay cơ
thể) cần một lượng insulin nhiều hơn bình thường để đáp ứng sinh học bình
thường. Trên người đề kháng insulin được xác định khi nồng độ insulin tăng
cao lúc đói hoặc sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose. Trong nghiên cứu
người ta làm nghiệm pháp kẹp với nồng độ insulin truyền vào cao và duy trì
glucose huyết ở mức bình thường, nếu tốc độ glucose truyền vào thấp hay sự
thu nạp glucose vào cơ thấp thì xác định có tình trạng đề kháng insulin [40].
1.3.2. Mối tương quan giữa mô mỡ và đề kháng insulin
Gần đây nhiều nghiên cứu đã nhận định mỡ tạng (còn gọi là mỡ trung
tâm) hoạt động chuyển hóa khác với mỡ dưới da. Mỡ tạng đề kháng với tác
dụng của insulin (insulin ức chế sự ly giải của mô mỡ), do đó khối mỡ tạng
gia tăng một lượng lớn acid béo được phóng thích vào máu.
26
Thừa mỡ tại tế bào mỡ cũng gây ra đề kháng insulin ở tế bào này. Khi tế
bào mỡ phì đại do dự trữ quá nhiều acid béo, chúng sẽ không dự trữ thêm
nữa, mỡ sẽ được dự trữ trong cơ, gan và cả tế bào beta đưa đến tình trạng đề
kháng insulin tại các cơ quan này. Béo vùng bụng làm gia tăng nồng độ acid
béo tự do và ứ đọng mỡ tại các cơ quan được gọi là tình trạng ngộ độc lipid
“lipotoxicity”. Mỡ tạng cũng tiết nhiều 11 beta dyhydroxysteroid
dehydrogenaza -1 (11 beta HSD-1), men này xúc tác sự chuyển cortisol
không hoạt động thành dạng hoạt động cortisol. Cortisol sẽ tái phân bố mỡ và
gây ra một số thay đổi về chuyển hóa, càng làm nặng thêm tình trạng kháng
insulin. Trong đề kháng insulin người ta thấy có sự gia tăng nồng độ CRP,
CRP là một dấu ấn của tình trạng viêm và nồng độ CRP tỉ lệ nghịch với nồng
độ NO. TNF alpha gia tăng sự kết dính của LDL vào tế bào nội mạc, trong
môi trường đường huyết cao và rối loạn chuyển hóa lipid dễ bị oxy hóa
và/hoặc glycat hóa, sau đố sẽ bị nuốt bởi các đại thực bào trở thành tế bào bọt,
yếu tố chính của mảng xơ vữa. Sự gia tăng của khối mỡ tạng cũng liên hệ với
sự giảm tiết của adiponectin. Chất này được xem như một yếu tố bảo vệ vì
kích hoạt tác dụng của insulin, có tính kháng viêm trên nội mạc và tăng thanh
lọc acid béo và triglycerid. Acid béo tự do tăng cao trong máu, được phóng
thích chủ yếu từ mỡ tạng, liên hệ mật thiết với đề kháng insulin; ở đa số bệnh
nhân, khi có loạn dưỡng mỡ, các mô mỡ dự trữ không còn khả năng dự trữ
mỡ, triglycerid sẽ đọng lại ở các mô thông thường không dự trữ mỡ như cơ,
gan, mỡ tạng và có liên hệ đề kháng insulin, cùng các rối loạn chức năng ở tế
bào; các yếu tố do tế bào mỡ tiết ra như adiponectin, leptin có thể kích hoạt
AMPK tại nhiều mô, làm giảm sự lắng đọng mỡ tạng và tăng hoạt tính của
insulin; mô mỡ nhất là mỡ tạng tiết ra các adipokines có tiềm năng gây viêm
và xơ vữa động mạch, và các chất này cũng có thể gây đề kháng insulin [40].
AMPK (AMP-activated protein kinase):
AMPK là một heterotrimer có 3 tiểu đơn vị alpha, beta và gamma. Cả 3
tiểu đơn vị đều cần thiết cho hoạt động của AMPK. AMPK nằm trong cytosol
27
của tế bào, nhưng thể đồng phân alpha 2 nằm trong nhân. Khi có tình trạng
giảm năng lượng trong tế bào, tỉ số AMP/ATP giảm, AMPK sẽ được hoạt hóa
sẽ kích hoạt một loạt quy trình tăng ATP, bao gồm oxyd hóa acid béo, chuyên
chở glucose và làm giảm quy trình tiêu thụ ATP như oxyd hóa acid béo, tổng
hợp triglycerid [40].
1.3.3. Acid béo tự do (FFA) và kháng insulin:
FFA và một số FFA chuổi dài làm giảm trạng thái lỏng của màng tế bào,
làm thay đổi khả năng tiếp cận các thụ thể insulin, làm mất ổn định sự truyền
tín hiệu của GLUT-4 đồng thời làm thay đổi khả năng gắn và hoạt động của
insulin [32]. Vì vậy khi tích lũy chất béo trong cơ thể do chế độ ăn thừa mỡ có
khả năng làm tăng KI. KI tăng lên khi bị tăng cân và ngược lại độ nhạy insulin
ở mô đích được cải thiên khi cân nặng giảm xuống. Nồng độ FFA trong máu
người béo phì thường tăng cao. Đái tháo đường type 2 có nồng độ FFA lúc đói
thường cao liên quan đến mức FFA sau khi ăn bị rối loạn [39], [41].
1.3.4. Đường truyền tín hiệu trong hoạt động của insulin
Sơ đồ 1.2. Đường truyền tín hiệu trong hoạt động của insulin
Nguồn: Cullen M. Taniguchi, Brice Emanuelli, Kahn C.Ronald (2006),
“Critical nodes in signalling pathways: insights into insulin action”, Nature
Reviews Molecular Cell Biology, 7, pp.85-96 [55].
28
Thụ thể insulin (IR: insulin receptor) và thụ thể yếu tố phát triển
insulin-1 (IGF1R: insulin growth factor-1 receptor) đóng vai trò quan trọng
trong hệ thống tín hiệu. Các đáp ứng đối với hoạt động thụ thể insulin phụ
thuộc vào các tyrosine kinase đặc trưng ở bề mặt tế bào [72].
Đường truyền tín hiệu được hoạt hoá bởi các cytokine như: yếu tố hoại
tử mô-α (TNF : tumour necrosis factor- ), interleukin-6 (IL-6) và leptin. Ba
thành phần chính tham gia trong việc dẫn truyền tín hiệu insulin là: (1) thụ thể
insulin (IR: insulin receptor), cơ chất thụ thể insulin 1-4 (IRS 1-4: insulin
receptor substrates 1-4); (2) phosphatidylinositol 3-kinase (PI3K) và (3) ba
loại AKT/protein kinase B (PKB).
Các chất trung gian hoá học cũng như các chất hoạt hoá của con đường
này bao gồm: aPKC (atypical protein kinase C: protein kinase C không đặc
hiệu), AS160 (Akt substrate of 160 kDa: Akt có trọng lượng 160 kDa), Cbl
(Cas-Br-M (murine) ecotropic retroviral transforming sequence homologue),
CAP (Cbl-associated protein: protein đi kèm với Cbl), CDC42 (cell-division
cycle 42, ERK1 và ERK2 (extracellular signal-regulated kinase 1 and 2:
kinase điều hoà tín hiệu ngoại bào 1 và 2), FOXO1 (forkhead box O1), GSK3
(glycogen synthase kinase 3), JAK (Janus kinase), JNK (c-Jun-N-terminal
kinase), mTOR (mammalian target of rapamycin), p90RSK (p90 ribosomal
protein S6 kinase), PDK1 và 2 (phosphoinositide-dependent kinase 1 and 2),
PTEN (phosphatase and tensin homologue), PTP1B (protein tyrosine
phosphatase-1B), Ras, Rac, Shc (Src-homology-2-containing protein: chứa
Src-homology-2), SOCS (suppressor of cytokine signalling: chất ức chế tín
hiệu cytokine), STAT (signal transducer and activator of transcription: chất
dẫn truyền và hoạt hoá sự chuyển vị) và ARHQ cũng được gọi là TC10 (Ras
homologue gene family, member Q) [55], [72].
29
1.3.5. Kháng insulin và cường insulin
Năm 1922, phát minh của Banting và Best về insulin đã mở ra một kỷ
nguyên mới trong điều trị bệnh ĐTĐ [11].
Năm 1936, Himworth đăng tác phẩm của mình trên " The Lancet" dưới
tiêu đề " ĐTĐ nhạy cảm insulin và ĐTĐ không nhạy cảm insulin" (Insulin
sentitive and insulin insentitive diabetes) [11].
Giữa những năm 60 của thế kỷ này, qua nhiều tài liệu được công bố,
người ta thấy rằng: tăng nồng độ insulin máu có thể tham gia vào sự phát triển
bệnh mạch máu lớn và vữa xơ động mạch [11], [23].
Năm 1960, Yalow và Berson với sự ra đời phương pháp miễn dịch
phóng xạ đã đưa ra định nghĩa: “Kháng insulin là tình trạng gia tăng liều
insulin thông dụng nhằm duy trì đáp ứng thông thường” [23].
Freychet (1984): Kháng insulin là sự giảm hiệu quả sinh học của
insulin, biểu hiện trên lâm sàng là sự tăng nồng độ insulin trong máu [23].
Đáng lưu ý nhất là sự phát hiện của Reaven năm 1988. Ông đã đánh giá
cao vai trò của cường insulin, kháng insulin khi đưa ra hội chứng “X”, bao
gồm cường insulin, kháng insulin, rối loạn dung nạp glucose, tăng
triglyceride, tăng LDL- cholesterol, giảm HDL- cholesterol [91].
Ngoài ra còn có định nghĩa áp dụng cho lâm sàng: Kháng insulin khi
liều insulin điều trị lớn hơn 200 đơn vị/ ngày hay lớn hơn 2 đơn vị/kg/ngày.
Định nghĩa theo cơ chế bệnh sinh: Kháng insulin là sự giảm hấp thu glucose
trong những mô thuộc insulin, trước hết là mô cơ [23].
Hiện nay, kháng insulin được ghi nhận cả những trường hợp không
dùng insulin, nên kháng insulin đã được định nghĩa lại và mở rộng hơn cho
người ĐTĐ có điều trị insulin và không điều trị insulin, cả những người có
bệnh lý khác không phải ĐTĐ “Kháng insulin là sự gia tăng nồng độ insulin
trong khi đường máu bình thường hoặc tăng đường máu” [11]
30
Có thể nói khi đường huyết bình thường, insulin máu tăng cao nghĩa là
có kháng insulin. Cường insulin là phản ứng với sự kháng insulin, cần có
nhiều insulin hơn để kiểm soát đường huyết.
Phân biệt giữa vai trò tương đối của kháng insulin với cường insulin bù
đắp trong việc gây ra những thay đổi bất thường kể trên. Lượng glucose tiêu
thụ qua trung gian insulin thay đổi xấp sỉ 6- 8 lần ở người bình thường không
ĐTĐ. Mặc dù, sự thay đổi to lớn này từ người này sang người khác, lượng
insulin đầy đủ được tiết ra ở những người này nhằm ngăn cản sự mất cân
bằng thuần tuý của áp lực nội mô glucose [72].
Tuy nhiên, không phải tất cả các mô đều chia sẽ khuyết điểm trong hoạt
động insulin. Một lượng insulin cần thiết đòi hỏi được tiết ra nhằm khắc phục
đề kháng insulin định vị đầu tiên tại cơ và mô cơ, hầu như đây là tác động
ngược của cường insulin bù đắp ở mô nhằm duy trì nhạy cảm insulin bình
thường. Khái niệm nhạy cảm insulin khác nhau là cần thiết để hiểu được làm
thế nào các bất thường và hội chứng lâm sàng đi kèm với kháng insulin.
1.3.6. Phân loại kháng insulin
1.3.6.1. Kháng insulin do khiếm khuyết di truyền
- Biến đổi thụ thể insulin: sự biến đổi gen thụ thể insulin là nguyên
nhân tiêu biểu nhất gây nên kháng insulin đặc trưng. Rất nhiều thể biến đổi đã
được mô tả nhưng được phân thành các loại sau:
+ Loại 1: giảm tân sinh thụ thể
+ Loại 2: suy giảm hoạt động sau khi chuyển đổi
+ Loại 3: khiếm khuyết khi gắn insulin
+ Loại 4: giảm hoạt động men tyrosine kinase
Giảm hoạt động men tyrosine kinase tại thụ thể insulin không những
xuất hiện ở ĐTĐ thể 2 mà còn có ở người đường máu bình thường không béo
phì nhưng có kháng insulin. Một vài trường hợp kháng insulin týp A gây nên
biến đổi thụ thể insulin.
31
- Biến đổi tín hiệu sau khi kết hợp: kháng insulin týp C và nhiều hội
chứng kháng insulin không di truyền hiếm khác gây nên sự biến đổi này.
Trong hầu hết các trường hợp, vị trí chính xác khiếm khuyết vẫn còn chưa rõ
ràng. Đây là hình thức phổ biến trong ĐTĐ thể 2.
+ Cơ chất thụ thể insulin-1 (IRS-1: Insulin receptor substrate-1): người
bị ĐTĐ thể 2 có đột biến gen ở chromosome 2q36. Một biến thể (glycine thay
thế arginine tại thể chuông 972) được nhận diện là chịu trách nhiệm cho biến
đổi tín hiệu sau khi kết hợp. Tuy nhiên, biến thể này được tìm thấy gần tương
đương nhau giữa nhóm bệnh ĐTĐ thể 2 và nhóm chứng.
+ Phosphatidylinositol-3 kinase: những người mang gen đột biến đồng
hợp tử mã hoá cho men phosphatidylinositol-3 kinase (khoảng 2% người da
trắng) thì có giảm dung nạp và hiệu quả của glucose. Trong khi kháng insulin
hiện diện trên khoảng 20% người da trắng dị hợp tử đa dạng.
- Các phương cách ngăn cản di truyền ở động vật: bệnh căn của kháng
insulin và ĐTĐ thể 2 được cho là do thiếu hụt thụ thể insulin, IRS-1 hay
GLUT-4 chọn lọc trên mô. Ví dụ như, sự thiếu IRS-1 chọn lọc tế bào β đảo
tụy gây nên giảm nhạy cảm và rối loạn dung nạp glucose. Trái lại, sự thiếu
hụt GLUT-4 ở tất cả mô tim và mô mỡ chưa phải là đái tháo đường.
- Biến đổi thụ thể β3- Adrenergic: Ở người, thụ thể β3- Adrenergic hiện
diện chủ yếu trong mô mỡ và mô cơ, chúng tham gia vào các chuyển hoá bất
thường ở các dạng béo phì. Trong các loài động vật có vú bậc thấp hơn, thụ
thể này có mặt trong các mô mỡ nâu sinh nhiệt. Ở người Pima, biến đổi thụ
thể β3- Adrenergic thường đi kèm với các đặc tính của hội chứng kháng
insulin và khởi phát sớm của ĐTĐ thể 2. Chất đối kháng β3 được sử dụng
như là thuốc chống béo phì.
- Calpain- 10: Ở người Mexico, calpain-10 hay cystein protease có liên
hệ với ĐTĐ thể 2. Bản chất của mối liên hệ này vẫn chưa được rõ tuy nhiên
về mặt lý thuyết kháng insulin thì có liên quan đồng thời cũng ghi nhận sụt
giảm tiết insulin [72].
32
1.3.6.2. Kháng insulin mắc phải
- Các hormone chống điều hoà: Tăng nồng độ các hormone làm đối vận
các hoạt động chuyển hoá của insulin đi kèm với suy giảm hoạt động insulin.
Các hormone này hoạt động chủ yếu tại vị trí sau khi kết hợp của đường
truyền tín hiệu, thêm vào đó, kháng insulin cấp tính thường đi kèm với nhiễm
toan ceton ĐTĐ, nhiễm trùng nặng hay chấn thương. Tăng tiết nội sinh đặc
hiệu thường đi kèm với rối loạn dung nạp glucose hoặc ít hơn là ĐTĐ.
- Do thuốc: Nhiều thuốc khác nhau có thể ảnh hưởng kháng insulin:
corticosteroid (tác dụng phụ thuộc liều); chẹn β- Adrenergic (đặc biệt thuốc
không có tác dụng đối kháng β2 chọn lọc) và lợi tiểu thiazide liều cao.
- Nhiễm độc glucose: Hoạt động quá mức của con đường hexosamine
trong tế bào có liên quan đến các tác dụng có hại của tăng glucose máu, đó là:
(1) tiết insulin nội sinh và (2) sử dụng glucose. Các tác dụng này được gọi là
“Nhiễm độc glucose”.
Men glutamine: fructose-6-phosphate amidotransferase làm chệch
hướng con đường glucose từ khi thuỷ phân glycogen tại mức fructose-6phosphate tạo nên glucosamine-6-phosphate và các sản phẩm hexosamine
khác. Sau cùng là làm giảm chuyển đổi vị trí GLUT-4 ở cơ. Kết quả cuối
cùng là kháng với hoạt động insulin trên quá trình tiêu thụ glucose ở cơ. Biểu
hiện lâm sàng là sự suy giảm mức độ tăng glucose máu (có thể bằng cách
không dùng thuốc, thuốc uống hay insulin) điều này có thể làm cải thiện thứ
phát hoạt động và tiết insulin.
- Khiếm khuyết chất vận chuyển glucose: Gần đây, sự thiếu hụt protein
vận chuyển glucose nhạy cảm insulin ở người ĐTĐ thể 2 đã được nhận biết.
Số lượng GLUT-4 thiếu trong tế bào mỡ người béo phì và ĐTĐ thể 2. Tuy
nhiên, GLUT-4 bình thường ở cơ, đây là vị trí quan trọng để tiêu thụ glucose
nhờ insulin. Sự giảm hoạt động chuyển vị trí của GLUT-4 ở màng tế bào
được giải thích cho tình trạng kháng insulin ở cơ.
33
- Nhiễm độc mỡ: Rối loạn chuyển hoá acid béo được mô tả ở bệnh
ĐTĐ thể 2 và mức độ ít hơn là rối loạn dung nạp glucose. Tăng nồng độ acid
béo gây nên:
+ Giảm quá trình ôxy hoá và tiêu thụ glucose nhờ insulin
+ Tăng tạo glucose từ gan
+ Ức chế tiết insulin nội sinh
+ Góp phần làm tăng triglyceride máu.
- Các cytokine
+ TNF- α (Tumour necrosis factor- α): được tạo ra từ tế bào mỡ và tế
bào miễn dịch. TNF- α gây nên kháng insulin thông qua việc ức chế tác dụng
của tyrosine kinase lên dẫn truyền tín hiệu insulin ở mô cơ và mô mỡ.
+ Interleukine: chủ yếu là Interleukine 1 và Interleukine 6 chịu trách
nhiệm cho những đáp ứng stress của nhiễm trùng và viêm nặng. Hoạt động
của trục vùng dưới đồi- tuyến yên- tuyến thượng thận tạo nên kháng insulin
toàn cơ thể. Tăng Interleukine 6 làm tăng nguy cơ ĐTĐ thể 2 ở phụ nữ. CRP
(C-reactive protein) tiên lượng cho ĐTĐ thể 2.
- Một số hormone từ tế bào mỡ
+ Leptin: được phát hiện vào năm 1994, nồng độ leptin máu tương
quan với tăng insulin máu độc lập với BMI. Tăng leptin máu gây nên kháng
insulin ở người béo phì thông qua tác dụng lên đường truyền tín hiệu insulin.
+ Resistin: Steppan phát hiện năm 2001, nồng độ resistin tăng trong
trường hợp béo phì và ĐTĐ thể 2 do chế độ ăn hoặc do di truyền. Sử dụng
hormone này làm giảm dung nạp glucose và hoạt động của insulin.
+ Adiponectin: nồng độ adiponectin giảm ở người béo phì và có thể
được cải thiện khi dùng thiazolidindione. Adiponectin tăng cường ôxy hoá
acid béo ở cơ tạo nên mối liên hệ giữa béo phì với giảm hoạt động insulin ở tế
bào cơ [72].
34
- Giảm “nhịp tiết” insulin: được xem như là bất thường sớm ở người rối
loạn dung nạp glucose và giai đoạn đầu của ĐTĐ thể 2. Hoạt động insulin lên
mô đích bị suy giảm do hậu quả của của giảm nhịp tiết nội sinh.
- Hoạt động hormone mô: Ở những người béo phì và ĐTĐ thể 2, có
tình trạng giảm hoạt động các men chủ chốt liên quan đến chuyển hoá glucose
ở mô. Tuy nhiên, để xác định chúng là nguyên nhân đầu tiên hay là hậu quả
vẫn còn là một vấn đề [72].
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU NGOÀI VÀ TRONG NƯỚC
1.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới:
- Theo nghiên cứu của Mami Unno và cộng sự 2011, mức mỡ nội tạng
(MMNT) được phân tích bằng phương pháp kháng trở điện sinh học rất có ích
trong tiên đoán HCCH.
- Theo nghiên cứu của Denker M và cộng sự 2011, tổng lượng mỡ cơ
thể, lượng mỡ ở bụng và sự phân bố mỡ cơ thể phối hợp chặc với các yếu tố
nguy cơ tim mạch.
- Theo nghiên cứu của Yumi Matsushita và cộng sự 2011, cân nặng
không phải là chỉ điểm chính xác của mức mỡ nội tạng và việc đo MMNT rất
là hữu ích. Thay đổi lối sống sao cho không tăng MMNT có giá trị phòng
ngừa HCCH.
- Liu P, Ma F (2013) nghiên cứu trên 1698 đối tượng có HCCH tại Trung
Quốc, trong đó có 1.105 nam có tỉ lệ mỡ cơ thể (BFP) trung bình là 21,59 ±
6,11% và 593 nữ có tỉ lệ mỡ cơ thể (BFP) trung bình là 28,11 ± 5,91%.
- Nghiên cứu của Unno M, Furusyo N (2011) ghi nhận mức mỡ nội tạng
tương quan khá với BMI ở nam có r = 0,715 (p < 0,01) và nữ có r = 0,687
(p < 0,01)
- Nghiên cứu của tác giả Yokoyama và cộng sự mới đây đã chứng minh
rằng khả năng tiết insulin của tế bào beta vẫn còn bảo tồn trên các bệnh nhân
35
có thời gian mắc bệnh đái tháo đường ngắn [99]. Do đó chỉ số HOMA-IR và
QUICKI vẫn là 2 chỉ số thích hợp để đánh giá tình trạng kháng insulin trên
bệnh nhân đái tháo đường type 2 có mức glucose tăng cao tương đối.
- Tác giả Emoto và cộng sự [58] mới đây đã chứng minh chỉ số HOMAIR có thể thay thế cho kỹ thuật “kẹp glucose” để đánh giá tình trạng kháng
insulin trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 được điều trin với Sulfonylurea .
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước
- Nghiên cứu của tác giả Trần Hữu Dàng ghi nhận ở bệnh nhân đái tháo
đường type 2 có béo phì thì kháng insulin chiếm ưu thế và đái tháo đường
type 2 thể gầy thì rối loạn tiết insulin là chủ yếu.
- Nghiên cứu của tác giả Trần Thừa Nguyên [28] về kháng insulin ở
người cao tuổi thừa cân-béo phì đã nhận định tình trạng kháng insulin ở người
cao tuổi thừa cân là 34,24% ở người béo phì độ I là 67,24% (dù áp dụng chỉ
số HOMA hay QUICKI), tỉ lệ kháng insulin ở người tiền đái tháo đường cao
hơn nhiều ở người dung nạp glucose bình thường (50% so với 17,24%). Tác
giả còn ghi nhận điểm cắt BMI có kháng insulin ở nam giới cao tuổi là 24,13
và ở nữ giới cao tuổi là 24,72. Kháng insulin ở nam giới cao tuổi có điểm cắt
vòng bụng là 88cm.
- Một nghiên cứu mới đây ở Hà nội [45] đã sử dụng mô hình HOMA2 vi
tính để đánh giá chức năng tế bào beta và độ nhạy insulin đã ghi nhận tại thời
điểm đái tháo đường type 2 mới chẩn đoán thì chức năng tế bào beta giảm
80% và độ nhạy insulin giảm 50%, tác giả cũng ghi nhận tuổi mắc bệnh càng
trẻ thì cơ chế bệnh sinh đái tháo đường chủ yếu là do suy giảm chức năng tế
bào beta, ngược lại ở lứa tuổi 61-70 thì giảm độ nhạy cảm của insulin là chủ
yếu. Ở bệnh nhân đái tháo đường có HCCH thì suy giảm độ nhạy của insulin
là chủ yếu trong khi chức năng tế bào beta lại tăng lên. Ngoài ra tác giả cũng
nhận định chỉ số HOMA tính theo cặp glucose-insulin (GH-Ins) và cặp
glucose-Cpeptic (GH-Cpep) khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
36
- Nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Lan (2013) về tỉ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ
nội tạng ở bệnh nhân có HCCH tại Phú Yên cho thấy tỉ lệ mỡ cơ thể chung là
32,23 ±5,14% và MMNT là 10,05 ± 4,19 %, có mối liên quan và tương quan
có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số mỡ với các thành tố của HCCH, Luận án
chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Huế. Không phân biệt nam hoặc nữ
nhóm tỉ lệ mức cơ thể cao đều có nguy cơ vòng bụng đến ≥ 90 (nam), TG ≥
1,7 mmol/l, tăng huyết áp, nhóm BMI, trong đó 2 yếu tố là vòng bụng và BMI
được xem là có liên quan rất chặc chẽ đến tỉ lệ mỡ cơ thể. Các chỉ số MCT,
MMNT có tương quan khá chặt và vừa với BMI và vòng bụng ở bệnh nhân
có HCCH cả nam và nữ.
- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Hiền (2005), cho thấy nghiên
cứu MMNT ở nam chiếm 47% so với nhóm chứng 25% (p < 0,01). Nhóm
nghiên cứu nữ MMNT là 10% so với nhóm chứng 8% [13].
- Nguyễn Thị Lan Anh đã nghiên cứu “Yếu tố liên quan, tỉ lệ mỡ cơ thể
(BFP),và mức mỡ nội tạng (VFL) ở bệnh nhân nữ có HCCH trên 45 tuổi tại
thành phố Đà Nẵng” với kết quả: nhóm thừa cân-béo phì (BMI ≥ 23) trong
nhóm HCCH chiếm tỉ lệ cao nhất (67,4%). Nhóm béo phì độ 1 (BMI ≥ 25) có
tỉ lệ HCCH cao nhất (41,3%) p ≤ 0,05. Nhóm có tỉ lệ mỡ cơ thể hơi cao (3034,9%) chiếm tỉ lệ 73,2%, nhóm mỡ cơ thể hơi cao (≥ 35%) chiếm tỉ lệ
18,1%. Không có sự khác biệt đáng kể về các mức độ tỉ lệ MCT giữa 2 nhóm
có và không có và không có HCCH [3].
- Theo nghiên cứu của Nguyễn Trường An (2008): Tỉ lệ khối mỡ ở thanh
niên bình thường 19-25 tuổi theo phương pháp phân tích điện trở kháng sinh
học là 11,04 ± 4,09% ở nam và 20,096 ± 4,21% ở nữ.
Có mối tương quan chặt và có sự thống nhất giữa công thức dự đoán tỉ lệ
khối mỡ cơ thể dựa trên BMI và vòng bụng với phương pháp phân tích điện
trở sinh học [1].
37
- Theo nghiên cứu của Trần Văn Huy (2007) ghi nhận với kết quả thừa
cân là 222,47 ± 19,9 mg/dl (tương đương 5,8 ± 0,52 mmol/l) nhóm HCCH và
222,47 ± 42,8 nhóm không HCCH (p ≤ 0,05) [16].
- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Thủy (2010) cho thấy ở bệnh nhân
nam có mức mỡ nội tạng hơi cao là 16,52%; loại cao chỉ 1,22%, đồng thời
bệnh nhân nữ có MMNT hơi cao là 8,21% và mức cao là 0,5% [38].
- Nghiên cứu của Nguyễn Hải Quý Trâm (2013), ghi nhận tỉ lệ mỡ cơ thể
mức ≥ 20 ở nam giới có tỉ lệ các yếu tố nguy cơ đều thấp so với nhóm có
vòng bụng nguy cơ và MMNT ≥ 10 [43], [44].
- Nghiên cứu của Phan Phước Duyên và Võ thị Diệu Huyền, (2013),
“Nghiên cứu tình trạng thừa cân béo phì ở người dân trong độ tuổi 30 -60 tuổi
tại xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, Quảng Trị.” [10].
38
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tiêu chuẩ n chọn bê ̣nh
Chúng tôi chọn mẫu thuận tiện gồm 190 đối tượng, được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm thừa cân-béo phì 98 đối tượng có BMI ≥23.
- Nhóm không thừa cân-béo phì gồm 92 đối tượng với BMI < 23, có tuổi
và giới tính tương đương với nhóm bệnh.
Tất cả các đối tượng đều đến khám sức khỏe và điều trị tại Bênh viện
Trung Ương Huế.
2.1.2. Tiêu chuẩ n loa ̣i trừ
Chúng tôi loại trừ các đối tượng:
- Đang sử dụng các thuốc làm tăng đường huyết.
- Bệnh nhân bị phù hoặc đang điều trị với thuốc corticoid, thuốc lợi tiểu.
- Bệnh nhân có dùng thuốc giảm cân hoặc hút mỡ bụng.
- Bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn cấp tính nặng.
- Bệnh nhân bị các bệnh mãn tính như: ung thư, suy thận, lupus hệ thống.
- Bệnh nhân đang ở trong một số hoàn cảnh như mang thai, hoạt động
thể lực nặng.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp và thời gian nghiên cứu
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.
Thời gian: Từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 6 năm 2015.
2.2.2. Điạ điểm
Tại Bệnh viện Trung ương Huế.
39
2.2.3. Các biế n số nghiên cứu và phương pháp tiến hành
2.2.3.1 Các biến về hành chính
1) Tuổ i:
- Các đối tượng từ 18 tuổi trở lên.
- Tuổi của đối tương nghiên cứu được tính theo tuổi dương lịch.
2) Giới:
- Nghiên cứu trên cả 2 giới nam và nữ.
3)Nghề nghiệp: chia thành 2 nhóm
- Nhóm lao động chân tay.
- Nhóm lao động tĩnh tại, ít vận động.
4) Thói quen uống rượu bia: chia hai nhóm
- Nhóm không uống rượu bia: lượng rượu uống không quá 20g / ngày
đối với nữ và 30g / ngày đối với nam.
- Nhóm dùng rượu bia: khi lượng rượu vuợt quá số lượng trên.
5) Thuốc lá:
- Hút thuốc lá: Bệnh nhân có hút thuốc lá ≥ 1 điếu /ngày và ≥ 1 năm,
những bệnh nhân trước đây có hút thuốc lá nhưng hiện tại không còn hút vẫn
được tính vào nhóm này.
- Không hút thuốc lá: bệnh nhân không hút thuốc lá hoặc hút < 1 điếu
/ngày hoặc < 1 năm.
6) Vận động thể lực:
- Nhóm có vận động thể lực:
+ Nhóm nghề lao động chân tay.
+ Nhóm tập thể dục ≥ 30phút /ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần.
- Nhóm không vận động thể lực:
+ Tập thể dục < 30 phút/ngày.
+ Tập thể dục ≥ 30 phút /ngày nhưng không thường xuyên.
+ Ít hoặc không tập thể dục.
40
2.2.3.2. Các biến số về chỉ số nhân trắc và các chỉ số mỡ
* Cách đo chỉ số nhân trắc và các chỉ số mỡ bằng máy phân tích trở
kháng Omron HBF-375 [15]:
- Phương tiện: Đo bằng máy Omron HBF-375.
Máy phân tích trở kháng điện sinh học (Bioelectrical Impedance
Analysis: BIA).
- Chuẩn bị đối tượng:
+ Để đo được cấu tạo cơ thể cần phải cài đặt thông tin cá nhân (tuổi, giới
tính, chiều cao). Máy được thiết kế để lưu kết quả 4 người. Nếu không nhập
dữ liệu cá nhân trước, có thể sử dụng phím GUEST để đo.
+ Đối tượng khi đo trước đó không được uống rượu, không uống nhiều
nước, xông hơi, sau tập thể dục.
+ Đo sau khi ngủ dậy hoặc sau ăn 2 giờ.
- Cách đo:
+ Bật nguồn. Sau khi màn hình hiện “năm” “tháng” “ngày” và xuất hiện
“0.0 kg”.
+ Ấn vào phím số hồ sơ dữ liệu cá nhân để chọn. Sau khi cài đặt xong,
“năm sinh” sẽ nhấp nháy.
+ Cài đặt ngày tháng năm sinh: Khi màn hình hiện “năm” “ngày, tháng”
của ngày hiện tại, nghĩa là máy sẳn sàng đo.
+ Đo ở chế độ GUEST: Chế độ GUEST là chế độ người dùng chưa cài
đặt chưa cài đặt dữ liệu cá nhân trước mà có thể đo cân nặng, lượng mỡ, tỉ lệ
cơ xương bằng cách nhập tạm thời “tuổi, giới tính, chiều cao” tuy nhiên máy
không hiển thị biểu đồ chỉ số cơ thể và lưu kết quả đo.
- Bắt đầu đo:
+ Bước chân lên bàn đo (đo bằng chân trần, bước chân lên 2 điện cực
chân). Sau đó máy sẽ bắt đầu đo. Giữ nguyên chân trên điện cực chân.
+ Khi biểu tượng “toàn cơ thể” nhấp nháy. Giơ thẳng tay một góc 900 so
với cơ thể bạn.
41
+ Hiển thị kết quả đo: Sau khi quá trình đo kết thúc, thanh so sánh cùng
độ tuổi, cùng với cân nặng, biểu đồ quá trình đo và các phần khác sẽ cùng
hiển thị. Lúc này có thể bước ra khỏi máy.
- Kiểm tra kết quả đo.
Qua phương pháp đo chỉ số nhân trắc và các chỉ số mỡ bằng máy phân
tích trở kháng Omron HBF-375 chúng tôi sẽ tính được các biến số như sau
1) Chỉ số khối cơ thể BMI
OMRON HBF-375 sử dụng thông tin chiều cao và cân nặng được lưu
trong hồ sơ dữ liệu cá nhân để tính BMI.
Chiều cao
Dụng cụ đo bằng thước gỗ. Bệnh nhân đứng thẳng trong tư thế thoải
mái, mắt nhìn về phía trước, hai gót chân sát nhau chum lại thành hình chữ V,
đo một đường thẳng từ đỉnh đầu đến gót chân. Kết quả tính bằng đơn vị mét
và sai số không quá 0,5 cm.Trọng lượng cơ thể
Người được đo mặc quần áo mỏng nhẹ, bỏ guốc dép và đứng lên cân
HBF-375 theo đúng vị trí, chỉ số trên màng hình sẽ báo trọng lượng cơ thể. Đo
trọng lượng cơ thể chính xác đến 0,5 kg. Đơn vị biểu thị trọng lượng (P): kg.
2) Tỉ lệ mỡ cơ thể (Body Fat Percentage = BFP)
- Tỉ lệ mỡ cơ thể là là lượng mỡ so với trọng lượng của cơ thể và được
chỉ ra dưới dạng %.
- Nguyên lý: Tỉ lệ phần trăm mỡ cơ thể từ sự dẫn điện của cả 2 tay và 2
chân theo 5 mục (1) điện trở, (2) chiều cao, (3) trọng lượng, (4) tuổi, (5) giới
và sử dụng công thức. Mức mỡ cơ thể được đánh giá từ tình trạng đặc trưng
với người được đo. Dữ liệu cơ bản này thu được qua phương pháp cân trọng
lượng cơ thể dưới nước (Submerged body weight weighing method) [39]. Tùy
thuộc vào lượng mỡ phân bố trong cơ thể, để chia ra làm 2 loại: mỡ nội tạng
và mỡ dưới da.
42
Bảng 2.1. Tỉ lệ BFP theo Lohman (1986) và Nagamine (1972) [39]
Bình thường
Thấp
Cao nhẹ
Cao
Nam
Dưới 10%
10- dưới 20% 20- dưới 25%
25% và hơn
Nữ
Dưới 20%
20- dưới 30% 30- dưới 35%
35% và hơn
3) Mức mỡ nội tạng (Visceral Fat Level = VFL)
Mỡ nội tạng là mỡ ở bụng và các cơ quan quan trọng xung quanh. Diện
tích mỡ nội tạng được tính theo công thức đã lập trình sẵn. Có những trường
hợp tỉ lệ phần trăm mỡ cơ thể là cao nhưng mức mỡ nội tạng lại thấp.
Bảng 2.2. Giải thích kết quả đo mức mỡ nội tạng [40]
Mức mỡ nội tạng
Phân loại
0.5 – 9.5
(0) Bình thường
10.0 – 14.5
(+) Cao
15.0 – 30.0
(++) Rất cao
4) Mỡ dưới da
Mỡ dưới da là lớp mỡ tích dưới da ở toàn bộ cơ thể, có thể gây rối loạn tỉ
lệ tương quan của cơ thể.
5) Vòng bụng, vòng hông.
- Dụng cụ sử dụng thước dây bằng vải do Việt Nam sản xuất đạt tiêu
chuẩn của cục đo lường Việt Nam.
- Cách đo: Bệnh nhân đứng thẳng hai chân, hai bàn chân cách nhau
10cm, trọng lượng cơ thể đều trên hai chân, bộc lộ vùng đo, cho bệnh nhân
thở đều đặn, đo lúc thở ra nhẹ, tránh co cơ.
Vòng bụng: được đo ngang qua đường giữa bờ trên xương chậu và bờ
dưới xương sườn cuối cùng. Sai số không quá 0,5 cm. Kết quả tính bằng cen
ti mét (cm).
Vòng hông: Đo ngang qua hông chổ to nhất.
- Đánh giá kết quả: Chỉ số vòng bụng được đánh giá béo phì dạng nam
theo tiêu chuẩn của WHO dành cho người Châu Á, được xem là có nguy cơ
khi: Nam ≥ 90 cm và nữ ≥ 80 cm.
43
2.2.3.3. Bilan lipid máu
Đánh giá kết quả của chỉ số TC, TG, LDL, HDL.
- Cách lấy bệnh phẩm: Việc lấy máu bệnh nhân để làm xét nghiệm cần
tuân theo những nguyên tắc sau:
+ Bệnh nhân nhịn đói ít nhất 12 giờ trước khi lấy máu.
+ Lấy máu tĩnh mạch, lượng máu lấy khoảng 3ml.
+ Thắt garo không quá 1 phút.
+ Bảo quản mẫu nghiệm máu ở nhiệt độ 0-4°C.
+ Ly tâm lấy huyết tương để định lượng.
- Dụng cụ: Máy HITACHI 704 của Nhật Bản.
- Phương pháp: Định lượng TG, HDL-C, TC, LDL-C đều bằng phương
pháp so màu dùng enzyme.
Bảng 2.3. Đánh giá bilan lipid theo ATPIII (2001) [39]
Loai lipid
TG
Cholesterol
HDL-C
LDL-C
Trị số mg%
Trị số mmol/l
Mức độ
<150
<1,7
Bình thường
150-199
1,7-2,259
Cao giới hạn
200-499
2,26-5,649
Cao
≥ 500
≥ 5,65
Rất cao
< 200
< 5,17
Bình thường
200-239
5,17-6,9
Cao giới hạn
≥ 240
≥ 6,2
Cao
< 40
< 1,03
Thấp
40 - < 60
1,03-1,54
Bình thường
≥ 60
≥ 1,55
Cao
< 100
< 2,58
Tối ưu
100-129
2,58-3,35
Gần tối ưu
130-159
3,36-4,12
Cao giới hạn
160-189
4,13-4,89
Cao
≥ 190
≥ 4,90
Rất cao
44
2.2.3.4. Huyế t áp
Bệnh nhân được nghỉ 5-10 phút trước khi đo, tư thế ngồi tay ngang mặt
bàn, đo tối thiểu 2 lần, cách nhau 2 phút, lấy trị số trung bình.
Huyết áp được đo bằng máy đo đồng hồ hiệu Alpka 2 của Nhật đã được
đối chiếu với máy đo thuỷ ngân, đơn vị biểu thị là mmHg.
Máy đo huyết áp có chiều rộng của băng quấn đủ lớn cho các đối tượng
béo phì: bằng 2/3 chiều dài cánh tay, chiều dài túi hơi ít nhất phải quấn hết
2/3 chu vi cánh tay, băng được quấn trên nếp gấp khuỷu tay 2,5 cm.
Khi đo bơm nhanh thêm 30mmHg trên mức áp lực đủ làm mất mạch
quay và xả hơi với tốc độ trung bình 2-3 mmHg/giây. Đo bằng phương pháp
nghe. Huyết áp tâm thu được chọn khi xuất hiện tiếng đập thứ nhất nghe được
trong khi đo. Huyết áp tâm trương là áp lực khi các tiếng đập biến mất.
Đo hai lần trở lên: Phải đo hai lần cách nhau hai phút rồi lấy trung bình
cộng mới chính xác. Nhưng nếu hai số đo được (nhất là huyết áp tâm thu)
chênh nhau quá 5mmHg thì phải đo lại một đến hai lần nữa rồi mới lấy trung
bình cộng. Phải đo hai tay, lấy bên nào huyết áp cao hơn, đề phòng bên kia
động mạch có chỗ hẹp.
Chẩn đoán tăng huyết áp: Được xem là huyết áp tăng khi huyết áp tâm
thu ≥ 130mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 85mmHg hoặc đang sử dụng
các thuốc điều trị tăng huyết áp theo tiêu chuẩn đánh giá HCCH của đồng
thuận năm 2009.
2.2.3.5. Glucose huyết lúc đói
- Phương pháp:
Dùng phương pháp enzyme so màu. Glucose oxidase (GOD) oxy hóa
glucose thành axid gluconic và peroxid hydrrogen. Peroxid hydrogen tạo
thành bị enzym peroxidase (POD) phá huỷ và giải phóng oxy. Oxy giải phóng
oxy hóa 4-aminophenazone và phenol tạo phức chất quinonimin có màu.
Cường độ màu tỷ lệ thuận với nồng độ glucose có trong mẫu và đo mật độ
quang trên quang kế. Các phản ứng xảy ra như sau:
45
Glucose + O2 + H2 GOD→ acid gluconic + H2O2
2H2O2 + 4-aminophenazone + phenol POD→ 4-p-benzoquionemonoimino-phenazon + 4H2O
- Cách lấy mẫu:
Lấy 1ml máu tĩnh mạch lúc đói (cách bữa ăn ít nhất 8 giờ, chúng tôi lấy
máu vào buổi sáng sớm, bệnh nhân mới ngủ dậy bụng đói), đem định lượng
nồng độ glucose tại khoa sinh hóa Bệnh Viện Trung Ương Huế.
Mẫu huyết tương dùng dễ định lượng đường huyết là mẫu chung để định
lượng các thành phần khác.
- Dụng cụ:
Máy Olympus AU640 tại khoa Sinh Hóa, Bệnh Viện Trung Ương Huế
- Đánh giá kết quả:
Được xem là tăng glucose máu khi đường huyết lúc đói ≥ 5,6 mmol/l
(100mg/dl) hoặc đang sử dụng các thuốc hạ đường huyết theo tiêu chuẩn chẩn
đoán HCCH của đồng thuận 2009.
2.2.3.6 Định lượng insulin máu lúc đói
Theo phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang (ECLIA = Electro
Chemi Luminessance Immuno Assay) trên máy Cobas 6000 của công ty
ROCHE. Mẫu máu sau khi thu thập có độ ổn định 24 giờ khi lưu trữ ở nhiệt
độ 2-80 C và đến 6 tháng khi lưu trữ ở nhiệt độ - 200 C.
Trị số bình thường: 2,6 – 24,9 µU/ml.
Chúng tôi lấy điểm cắt chỉ số giới hạn của insulin là x ± SD của nhóm
chứng, nồng độ insulin máu được xem là thấp khi trị số < x – 1SD và được
xem là tăng khi > x + 1SD.
2.2.3.7. Đánh giá kháng insulin
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng tỉ số Insulin/ Glucose huyết tương
lúc đói, mô hình HOMA1-IR và chỉ số QUICKI để tính toán chức năng tế bào
beta, độ nhạy insulin và kháng insulin vì các cách tính này đơn giản dễ thực hiện
và được xem như là tương đương với tiêu chuẩn vàng “kỹ thuật kẹp glucose”.
46
1) Tỷ số Insulin/glucose huyết tương lúc đói (Fasting I0/G0 ratio):
Người ta đánh giá dựa vào đáp ứng tiết insulin thừa sớm trong 30 phút
đầu của nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và sự thay đổi của tỷ
I2/G2 so với nhóm chứng. Hoặc có tác giả dùng tỉ số giữa nồng độ Go nồng độ
Io, tỉ số này thường là một hằng số và kết quả cũng so với nhóm chứng.
Nồng độ insulin/Nồng độ glucose máu lúc đói (Io/Go), bình thường tỉ số
này có trị từ 0,3 đến 0,4 , nếu thấp hơn là có tình trạng “đề kháng insulin” và
nếu cao hơn ta có tình trạng ngược lại là “cường insulin”.
2) Chỉ số QUICKI (Quantitative Insulin Sensitivity Check Index)
QUICKI = 1/[log(I0) + log(G0)]
- I0 = nồng độ insulin máu lúc đói, đơn vị đo là µU/ml.
- G0 = nồng độ glucose máu lúc đói mg/dl.
Theo WHO quy định có kháng insulin khi chỉ số QUICKI nhỏ hơn tứ
phân vị dưới của nhóm chứng. Trong một số nghiên cứu các tác giả đã lấy chỉ
số QUICKI ≤ 0,33 là có kháng insulin.
Mô hình HOMA (Homeostasis Model Assessment)
3) Mô hình HOMA1 (Homeostasis Model Assessment 1)
- Tính chỉ số kháng insulin (Homeostasis Model Assessment Insulin
Resistance = HOMA-IR) theo tác giả Mathew D:
HOMA1-IR = {I0(µU/ml) * G0(mmol/l)}/22.5
I0: nồng độ insulin lúc đói , đơn vị là µU/ml.
G0: nồng độ glucose máu lúc đói , đơn vị đo là mmol/l.
HOMA1-IR bình thường: 0,8 ±0,08 (0,56-1,04).
- Tính chỉ số chức năng tế bào beta (Beta Cell Function Homeostasis
Model Assessment) theo công thức Mathew D.
HOMA1-%B = 20 * I0(µU/ml) / {G0(mmol/l) – 3,5}
Chỉ số HOMA1-%B bình thường là 257,4 ± 9,6.
Để đánh giá giảm chức năng tế bào beta chúng tôi chọn điểm cắt giới
hạn < x̅ - 1SD.
47
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
2.2.4.1. Đường cong ROC (receiver operating characteristic curve)
Đường cong độ đặc hiệu hoạt động của bộ thu nhận hoặc gọi đơn giản
là đường cong ROC, một phương pháp mô tả mối liên hệ giữa độ nhạy cảm
và độ đặc hiệu, là một đồ thị có trục tung là tỷ lệ dương tính thật (độ nhạy
cảm) và trục hoành là tỷ lệ dương tính giả (tức một trừ cho độ đặc hiệu). Cả
hai tỷ lệ có giá trị dao động từ 0 đến 100 (hoặc từ 0 đến 1, nếu dùng xác suất).
Sơ đồ 2.1. Cách biểu diễn một đường cong ROC
(Nguồn: Receiver operating characteristic; Wikipedia)
Trong đó:
- TP (true positive): dương tính thật
- FP (false positive): dương tính giả
- TN (true negative): âm tính thật
- FN (false negative): âm tính giả
- FPR (false positive rate): tỷ lệ dương tính giả
Tính độ nhạy cảm và độ đặc hiệu như sau:
- Độ nhạy cảm (tỷ lệ dương tính thật) = TP/(TP + FN)
- Độ đặc hiệu (tỷ lệ âm tính thật) = TN/(FP + TN) = 1– FPR
Trong trường hợp nghiên cứu của chúng tôi, đường cong ROC thể hiện
tỷ lệ dương tính thật (trục hoành) và tỷ lệ dương tính giả (trục tung) của BMI,
48
VB và VB/VM trong phát hiện các đối tượng nhóm bệnh có hội chứng
chuyển hoá, phát hiện các đối tượng nhóm bệnh có các thành tố hội chứng
chuyển hoá và phát hiện các đối tượng nhóm bệnh có kháng insulin.
Diện tích dưới đường cong (DTDĐC), giới hạn trong không gian ROC,
là thước đo cho độ chính xác của phương pháp sử dụng BMI, VB và VB/VM
trong phát hiện hội chứng chuyển hoá và các thành tố hội chứng chuyển hoá
cũng như phát hiện kháng insulin của nhóm bệnh.
Việc sử dụng BMI, VB và VB/VM để xác định các đối tượng có hội
chứng chuyển hoá, các thành tố hội chứng chuyển hoá và có kháng insulin chỉ
có ích khi DTDĐC > 0,5. Tuy nhiên, theo quy ước thì một phương pháp đánh
giá với DTDĐC > 0,8 được xem là tốt hay rất tốt; còn DTDĐC < 0,6 được
xem là không tốt và không thể áp dụng vào lâm sàng được.
Diện tích dưới đường cong có quan hệ với hệ số Gini như sau:
G1 + 1 = 2 x DTDĐC, trong đó
n
G1 = 1 –
 (X
k 1
k
 X k 1 )(Yk  Yk 1 )
Chúng tôi sử dụng DTDĐC để so sánh giá trị sử dụng BMI, VB và
VB/VM trong việc xác định các đối tượng có hội chứng chuyển hoá, các đối
tượng có các thành tố hội chứng chuyển hoá và/hoặc các đối tượng có kháng
insulin. Phương pháp nào có diện tích đường cong lớn hơn có nghĩa là
phương pháp đó có độ chính xác lớn hơn.
2.2.4.2. Trung bình, độ lệch chuẩn, so sánh các giá trị trung bình, giá trị p, hệ
số tương quan r
Xử lý số liệu theo Excel 2007 và SPSS 22.0
- Cách tính giá trị trung bình, ký hiệu X
X 1  X 2  ...Xn
=
X =
n
 Xi
n
49
- Cách tính độ lệch chuẩn SD (standard deviation)
1
SD =
n 1
n
 ( Xi  X )
2
i 1
- Công thức tính hệ số tương quan r:
n
 ( Xi  X )(Yi  Y )
i 1
 ( Xi  X )  (Yi  Y )
2
r=
2
Để khảo sát sự tương quan giữa các thông số, chúng tôi tính hệ số tương
quan r với khoảng tin cậy 95%.
Hệ số tương quan r áp dụng cho n > 50:
Bảng 2.4. Đánh giá hệ số tương quan giữa n, r, p
n
p < 0,05
p < 0,01
p < 0,001
50
r > 0,279
r > 0,361
r > 0,451
60
r > 0,254
r > 0,330
r > 0,414
80
r > 0,220
r > 0,286
r > 0,361
100
r > 0,196
r > 0,256
r > 0,324
250
r > 0,124
r > 0,163
r > 0,207
- r > 0: tương quan thuận
- r < 0: tương quan nghịch
- Nếu n < 30 phải tính t:
t=r
- Cách tính kiểm định t (t-test):
p=
XA  XB
n A  nB
pA =
XA
nA
t=
q = 1- p
pB =
XB
nB
n2
1  r2
PA  PB
pq pq
(

)
n A nB
50
- Cách tính p: từ t và r tra bảng sẽ có giá trị p.
Các số liệu thu thập sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê y học
bằng máy vi tính với phần mềm Microsoft Office Excel 2013 và SPSS 16.0
for Windows. Có ý nghĩa thống kê khi P < 0,05.
2.2.5. Sơ đồ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Không có các tiêu chuẩn loại trừ
BMI ≥ 23
BMI < 23
Tỉ lệ mỡ
Tỉ lệ mỡ
Xét nghiệm glucose, insulin huyết lúc đói
Bilan lipid.
- Xác định tỉ lệ mỡ ở bệnh nhân thừa cân-béo phì.
- Khảo sát mối tương quan giữa chỉ số mỡ với tình trạng
kháng insulin trên bệnh nhân thừa cân-béo phì.
Kết luận
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ nghiên cứu
51
2.2.6. Vấn đề y đức trong nghiên cứu
- Tất cả những đối tượng tham gia nghiên cứu đều được tư vấn đầy đủ,
được tư vấn rõ ràng và ký vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu. Các đối
tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu.
- Các thông tin nhạy cảm thu thập được từ đối tượng nghiên cứu, được
cam kết giữ bí mật tuyệt đối. Không được đặt lợi ích của khoa học và xã hội
lên trên những vấn đề liên quan đến sức khỏe của đối tượng con người tham
gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu được sự chấp thuận của các khoa phòng liên quan trực
thuộc Bệnh viện Trung ương Huế.
52
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu, khảo sát chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da trên
98 đối tượng thừa cân-béo phì và 92 đối tượng không thừa cân-béo phì, chúng
tôi có kết quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố 2 nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ 2 nhóm nghiên cứu
Nhóm thừa cân, béo phì (BMI ≥23) chiếm 51,6%. Nhóm BMI < 23 là
48,4%.
3.1.2. Phân bố theo tuổi
Bảng 3.1. Tỷ lệ 2 nhóm nghiên cứu theo tuổi
BMI
BMI < 23
BMI ≥ 23
Chung
Nhóm tuổi
n
%
n
%
n
%
< 40
19
20,7
7
7,1
26
13,7
41-60
30
32,6
28
28,6
58
30,5
>60
43
46,7
63
64,3
106
55,8
Tổng
92
48,4
98
51,6
190
100
p
χ2
= 9,20 p < 0,05
Nhóm >60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (55,8%), trong đó nhóm BMI ≥23 là
64,3% và BMI < 23 là 46,7%.
53
3.1.3. Tuổi trung bình 2 nhóm nghiên cứu
Bảng 3.2. Tuổi trung bình 2 nhóm nghiên cứu
Tuổi
Max
Min
X
Nhóm BMI
± SD
p
(Lớn nhất)
(Nhỏ nhất)
BMI ≥ 23
92
19
62,38 ± 14,57
BMI < 23
92
18
56,90 ± 17,85
Chung
92
18
59,73 ± 16,43
0,021
Ở nhóm BMI ≥ 23 có tuổi TB là 62,38 ± 14,57 tuổi cao hơn nhóm BMI
< 23 (56,90 ± 17,85 tuổi). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
3.1.4. Giới
Bảng 3.3. Phân bố theo giới của 2 nhóm nghiên cứu
BMI
Giới
BMI < 23
BMI ≥ 23
Chung
n
%
n
%
n
%
Nam
49
53,3
48
49,0
97
51,1
Nữ
43
46,7
50
51,0
93
48,9
Tổng
92
100
98
100
190
100
p
χ2
= 0,43 p >0,05
Tỷ lệ nam và nữ tương đương lần lượt là 51,1% và 48,9%.
54
3.1.5. Chỉ số nhân trắc
Bảng 3.4. Chỉ số nhân trắc
Nhóm BMI
Chỉ số
Chiểu cao
BMI < 23
BMI ≥ 23
(n=92)
(n=98)
1,57 ± 0,05
1,58 ± 0,06
(m)
p > 0,05
48,62 ± 7,41
Cân nặng
(kg)
65,75 ± 7,59
p < 0,01
92,56 ± 3,24
VB Nam ≥ 90
98,37 ± 4,89
Chung
1,57 ± 0,06
57,46 ± 11,39
97,32 ± 5,13
p < 0,01
86,95 ± 5,98
VB nữ ≥ 80
94,73 ± 7,66
92,32 ± 8,00
p < 0,01
80,46 ± 8,67
VB
(cm)
95,48 ± 7,2
88,21 ± 10,94
p < 0,01
0,94 ± 0,06
VB/VM
0,97 ± 0,05
p < 0,05
0,96 ± 0,06
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các chỉ số cân nặng, VB và VB/VM.
3.1.6. Chỉ số huyết áp giữa 2 nhóm nghiên cứu
Bảng 3.5. Huyết áp trung bình giữa 2 nhóm nghiên cứu
BMI < 23
BMI ≥ 23
(n=92)
(n=98)
HATT
121,20 ± 18,98
129,38 ± 16,13
< 0,05
HATTr
75,22 ± 10,13
81,24 ± 11,30
< 0,05
Hiệu HA
45,98 ± 11,70
48,06 ± 9,59
> 0,05
HATB
90,54 ± 12,57
97,34 ± 12,25
< 0,05
BMI
Huyết áp
p
Chỉ số HA trung bình nhóm thừa cân, béo phì đều cao hơn nhóm
BMI<23. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa HATT và HATTr và nhóm
thừa cân béo phì (p<0,05)
55
3.1.7. Rối loạn lipid giữa 2 nhóm nghiên cứu
Bảng 3.6. Tỷ lệ rối loạn lipid giữa 2 nhóm nghiên cứu
BMI < 23
BMI ≥ 23
(n=92)
(n=98)
Biland lipid
p
n
Tỷ lệ %
n
Tỷ lệ %
≥ 5,2 mmol/l
30
32,6
56
57,1
< 5,2 mmol/l
62
67,4
42
42,9
≥ 1,7 mmol/l
44
47,8
76
77,6
< 1,7 mmol/l
48
52,2
22
22,4
HDL-C
< 1,03mmol/l
18
19,6
17
17,3
(Nam)
≥ 1,03mmol/l
0
0,0
31
31,6
(Nữ)
< 1,29mmol/l
38
41,3
27
27,6
(Nữ)
≥ 1,29 mmol/l
36
39,1
23
23,5
≥ 3,4mmol/l
21
22,8
37
37,8
< 3,4mmol/l
71
77,2
61
62,2
71
77,2
87
88,8
CT
TG
LDL-C
RLLM
<0,01
<0,01
>0,05
>0,05
<0,05
<0,05
Các yếu tố nguy cơ của CT, TG, HDL ở nhóm BMI ≥23 có tỷ lệ cao hơn
nhóm BMI<23. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
3.1.8. Nồng độ các chỉ số lipid máu giữa các nhóm
Bảng 3.7. Nồng độ các chỉ số lipid máu giữa các nhóm
BMI < 23
BMI ≥ 23
(n=92)
(n=98)
CT
4,84 ± 1,34
5,51 ± 1,74
< 0,01
TG
1,94 ± 1,39
3,26 ± 1,88
< 0,01
HDL-C
1,26 ± 0,54
1,25 ± 0,35
> 0,05
LDL-C
2,77 ± 1,18
3,08 ± 1,55
> 0,05
Chỉ số
p
56
Biểu đồ 3.2. Nồng độ các chỉ số lipid máu giữa các nhóm
Nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride và LDL-C của nhóm thừa
cân, béo phì đều cao hơn nhóm không thừa cân béo phì. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p< 0,01) giữa CT, TG với 2 nhóm nghiên cứu.
3.2. TỈ LỆ MỠ CƠ THỂ, MỠ TẠNG, MỠ DƯỚI DA TRÊN BỆNH
NHÂN THỪA CÂN-BÉO PHÌ VÀ Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG BỊ
THỪA CÂN-BÉO PHÌ
3.2.1. Kết quả tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo giới
Bảng 3.8. Tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo giới
Giới
Thấp
Bình thường
Cao nhẹ
Cao
Nam
3 (3,1%)
25 (25,8%)
20 (20,6%)
49 (50,5%)
Nữ
2 (2,2%)
22 (23,7%)
30 (32,3%)
39 (41,9%)
Tổng cộng
5 (2,6%)
47 (24,7%)
50 (26,3%)
88 (46,3%)
p
χ2
=3 ,4
p > 0,05
Nam giới ở nhóm BFP cao có tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn nữ lần lượt là
50,5% so với 41,9%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
57
3.2.2. Kết quả tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo 2 nhóm nghiên cứu
Bảng 3.9. Tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo 2 nhóm nghiên cứu
BMI ≥ 23
BMI < 23
Chung
BMI
(n=92)
(n=98)
BFP
n
%
n
%
n
%
Thấp
5
5,4
0
0,0
5
2,6
Bình thường
44
47,8
3
3,1
47
24,7
Cao nhẹ
29
31,5
21
21,4
50
26,3
Cao
14
15,3
74
75,5
88
46,4
Tổng
92
48,4
98
51,6
190
100
χ2
p
= 82,48 p < 0,01
Nhóm BFP mức độ cao và BMI ≥ 23 chiếm tỷ lệ cao nhất 75,5%.
3.2.3. Kết quả tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo giới
Bảng 3.10. Tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo giới
Bình thường
Cao
Rất cao
(0,5-9,5)
(10,0-14,5)
(15,0-30,0)
Nam
48 (49,5%)
27 (27,8%)
22 (22,7%)
Nữ
73 (78,5%)
14 (15,1%)
6 (6,5%)
Tổng cộng
121 (63,7%)
41 (21,6%)
28 (14,7%)
VFL
Tuổi
p
χ2
= 18,35 ;
p < 0,01
Ở nam giới mỡ nội tạng ở mức cao và rất cao đều có tỷ lệ cao hơn nữ;
lần lượt là 27,8% ở nam (VFL cao) so với 15,1% ở nữ. Nam là 22,7% (VFL
rất cao) so với 6,5% ở nữ.
58
3.2.4. Kết quả tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo 2 nhóm nghiên cứu
Bảng 3.11. Tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo 2 nhóm nghiên cứu
BMI ≥ 23
BMI < 23
BMI
Chung
(n=92)
VFL
(n=98)
n
%
n
%
n
%
Bình thường
88
95,7
33
33,6
121
63,7
Cao
4
4,3
37
37,7
41
21,6
Rất cao
0
0,0
28
28,5
28
14,7
Tổng
92
48,4
98
51,6
190
100
χ2
p
= 82,48 p < 0,01
Nhóm thừa cân-béo phì có mức VFL rất cao chiếm 28%.; có mức VFL
cao là 37,7% và VFL bình thường chiếm 33%.
3.2.5. Tương quan của BFP, VFL, Mỡ dưới da với BMI của đối tượng
nghiên cứu
3.2.5.1. Chỉ số trung bình của BFP, VFL, Mỡ dưới da
Bảng 3.12. Chỉ số trung bình của BFP, VFL, Mỡ dưới da
BMI
BMI < 23 (n=92)
BMI ≥ 23 (n=98)
p
BFP
23,12 ± 7,83
32,99 ± 5,83
< 0,01
VFL
4,39 ± 2,72
12,51 ± 4,42
< 0,01
Toàn cơ thể
17,78 ± 5,69
25,77 ± 6,61
< 0,01
Thân
15,31 ± 6,03
23,11 ± 5,92
< 0,01
Tay
26,32 ± 11,89
36,70 ± 11,77
< 0,01
Chân
23,62 ± 9,14
33,91 ± 8,77
< 0,01
Chỉ số
Mỡ
dưới
da
59
Biểu đồ 3.3. Chỉ số trung bình của BFP, VFL, Mỡ dưới da
Tất cả các chỉ số BFP, VFL, Mỡ dưới da (toàn cơ thể, thân, tay, chân)
ở nhóm thừa cân, béo phì đều có trị trung bình cao hơn nhóm BMI <23.
3.2.5.2. Tương quan đa biến của BFP, VFL, Mỡ dưới da với BMI của đối
tượng thừa cân-béo phì
Bảng 3.13. Tương quan hồi quy đa biến giữa BFP, VFL, Toàn CT, thân, tay,
chân với BMI
Chỉ số
B
Hằng số
16.404
BFP
-0.272
VFL
Toàn cơ thể
Mỡ
Thân
dưởi
Tay
da
Chân
B
hiệu chỉnh
t
p
25.612
0.000
-.552
-4.917
0.000
0.680
.918
21.016
0.000
-0.066
-.124
-0.299
0.766
-0.024
-.041
-0.100
0.921
0.091
.292
2.837
0.006
0.268
.671
3.669
0.000
Qua khảo sát hồi quy đa biến ố với BMI là biến phụ thuộc, BFP, VFL,
mỡ dưới da (toàn cơ thể, thân, tay) là biến độc lập có ý nghĩa thống kê chúng
tôi xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến sau:
BMI ≥ 23 = 16,404 - 0,272*BFP + 0,680*VFL + 0,091*tay + 0,268*chân
60
3.2.6. Đường cong ROC
Biểu đồ 3.4. Tương quan hồi quy đa biến giữa BFP, VFL, Toàn CT, thân,
tay,chân với BMI
Bảng 3.14. Diện tích đường cong ROC giữa các biến số và BMI ≥ 23
Biến số
Mỡ
dưới
da
Diện
tích
p
Khoảng tin cậy
Giá trị thấp nhất
Giá trị cao nhất
BFP
0,835 < 0,05
0,780
0,890
VFL
0,954 < 0,05
0,929
0,979
Toàn cơ thể
0,792 < 0,05
0,729
0,854
Thân
0,821 < 0,05
0,763
0,880
Tay
0,743 < 0,05
0,674
0,812
Chân
0,6787 < 0,05
0,724
0,850
Tất cả chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da toàn thân đều có
diện tích dưới đường cong ROC (AUC > 7), trong đó diện tích AUC của VFL
là 0,954 và BFP = 0,835 lớn hơn so với các biến số khác. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p< 0,05).
61
3.3. TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở HAI NHÓM ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU
3.3.1. Chỉ số gián tiếp đánh giá tình trạng kháng insulin
Bảng 3.15. Giá trị trung bình một số chỉ số gián tiếp giữa các nhóm NC
BMI < 23
BMI ≥ 23
(n=92)
(n=98)
Glucose
6,77 ± 3,49
6,75 ± 1,91
> 0,05
Insulin
10,67 ± 7,66
13,56 ± 8,29
< 0,05
Io/Go
0,10 ± 0,08
0,12 ± 0,08
> 0,05
HOMA
3,20 ± 2,83
4,11 ± 2,76
< 0,05
QUICKI
0,34 ± 0,04
0,32 ± 0,03
< 0,05
McAuley
6,86 ± 1,90
5,28 ± 1,37
< 0,05
Chỉ số
p
Nhận xét:
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa Insulin, G/I, HOMA, QUICKI với
nhóm thừa cân béo phì và BMI<23 (p<0,05). Không có sự khác biệt thống kê
giữa glucose và BMI (p>0,05).
62
3.3.2. Liên quan giữa mỡ cơ thể (BFP) với các chỉ số đánh giá tình trạng
kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân béo phì (n=98)
Bảng 3.16. Giá trị trung bình một số chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin
ở bệnh nhân thừa cân béo phì theo BFP (n=98).
Bình thường
Cao nhẹ
Cao
(n=3)
(n=21)
(n=74)
Glucose
7,50 ± 2,41
5,98 ± 1,37
6,93 ± 1,98
Insulin
22,09 ± 11,72
11,50 ± 9,50
13,80 ± 7,64
Io/Go
0,19 ± 0,16
0,11 ± 0,09
0,12 ± 0,07
HOMA
6,69 ± 1,76
3,15 ± 2,83
4,28 ± 2,71
QUICKI
0,29 ± 0,01
0,34 ± 0,04
0,32 ± 0,03
McAuley
4,69 ± 0,81
5,75 ± 1,69
5,17 ± 1,26
BFP
Chỉ số
Nhận xét:
- Glucose TB ở bệnh nhân thừa cân béo phì tăng dần theo mức độ mỡ cơ
thể, lần lượt là 7,50 ở BFP bình thường tăng dần 5,98 (BFP cao nhẹ) và 6,93
ở BFP cao. Chỉ số G/I ở mức BFP cao nhẹ là 0,79 ± 0,54; Insulin TB ở mức
BFP bình thường chiếm 22,09± 11,72; Chỉ số HOMA ở mức BFP BT là 6,69
± 1,76; Chỉ số QUICKI ở mức BFP cao nhẹ là 3,15 ± 2,83.
63
3.3.3. Liên quan giữa mỡ nội tạng (VFL) với các chỉ số đánh giá tình trạng
kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân béo phì (n=98)
Bảng 3.17. Giá trị trung bình một số chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin
ở bệnh nhân thừa cân béo phì theo VFL (n=98)
VFL Bình thường (0)
Cao (+)
Rất cao (++)
(n=33)
(n=37)
(n=28)
Glucose
6,51 ± 1,75
6,58 ± 1,84
7,24 ± 2,14
Insulin
14,20 ± 9,24
12,97 ± 7,64
13,59 ± 8,20
Io/Go
0,13 ± 0,09
0,12 ± 0,08
0,11 ± 0,06
HOMA
4,29 ± 3,16
3,76 ± 2,27
4,37 ± 2,92
QUICKI
0,32 ± 0,04
0,33 ± 0,03
0,32± 0,03
McAuley
5,42 ± 1,26
5,36 ± 1,57
5,02 ± 1,19
Chỉ số
Nhận xét:
- Glucose TB ở bệnh nhân thừa cân béo phì tăng dần theo mức độ mỡ cơ
thể, lần lượt là 6,51 ở VFL bình thường tăng dần 6,58 (VFL cao) và 7,24 ở
VFL rất cao. Chỉ số G/I ở mức VFL rất cao là 0,79 ± 0,75; Insulin TB ở mức
VFL bình thường chiếm 14,20 ± 9,24; Chỉ số HOMAvà QUICKI ở mức VFL
rất cao là 4,37 ± 2,92 và 0,31 ± 0,03.
64
Bảng 3.18. Tỷ lệ kháng insulin dựa trên chỉ số QUICKI (< 0,33)
trên 2 nhóm NC
BMI
BMI ≥ 23
BMI < 23
Chung
Insulin
n
%
n
%
n
%
Kháng Insulin
39
42,4
59
60,2
98
51,6
Không KI
53
57,6
39
39,8
92
48,4
92
100
98
100
190
100
Tổng
χ2
p
=6,03 p < 0,05
Nhận xét:
Nhóm thừa cân, béo phì có 60,2% đối tượng nghiên cứu kháng insulin.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. (p<0,05)
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu kháng Insulin
Nhận xét:
Trong 190 đối tượng nghiên cứu có 51,6% kháng insulin
65
3.3.4. So sánh các chỉ số chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin ở bệnh
nhân thừa cân, béo phì
Bảng 3.19. So sánh các chỉ số chỉ số đánh giá tình trạng kháng insulin ở bệnh
nhân thừa cân, béo phì (n=98)
Chỉ số
Glucose
Insulin
Io/Go
HOMA
QUICKI
McAuley
Kháng insulin (KI)
(n=59)
7,42 ± 2,09
17,82 ± 8,06
0,15 ± 0,08
5,65 ± 2,55
0,30 ± 0,02
4,59 ± 0,89
Không KI
(n=39)
5,73 ± 0,94
7,12 ± 2,42
0,07 ± 0,03
1,78 ± 1,78
0,35 ± 0,02
6,33 ± 1,29
p
< 0,05
< 0,01
< 0,01
< 0,01
< 0,05
< 0,05
Nhận xét:
Các chỉ số trung bình glucose, Insulin, HOMA ở nhóm kháng insulin đều
cao hơn nhóm không kháng insulin. (p<0,05).
3.3.5. So sánh các chỉ số mỡ cơ thể (BFP), mỡ nội tạng (VFL), mỡ dưới da
với tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân, béo phì
Bảng 3.20. Chỉ số mỡ cơ thể (BFP), mỡ nội tạng (VFL), mỡ dưới da với tình
trạng kháng insulin ở bệnh nhân thừa cân, béo phì (n=98)
Chỉ số
BFP
VFL
Toàn cơ thể
Mỡ
Thân
dưới
Tay
da
Chân
KI (n=59)
33,55 ± 5,93
12,94 ± 4,69
26,25 ± 6,73
23,62 ± 6,06
37,44 ± 11,99
34,51 ± 8,93
Không KI (n=39)
32,14 ± 5,64
11,85 ± 3,95
25,04 ± 6,45
22,33 ± 5,68
35,59 ± 11,48
33,00 ± 8,56
p
> 0,05
< 0,01
< 0,05
< 0,01
< 0,05
Nhận xét:
Chỉ số mỡ cơ thể (BFP), mỡ nội tạng (VFL), mỡ dưới da TB nhóm
kháng insulin (KI) đều cao hơn nhóm không kháng insulin
66
3.4. TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ SỐ MỠ CƠ THỂ, MỠ TẠNG VÀ MỠ
DƯỚI DA TOÀN THÂN VỚI TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN TRÊN
BỆNH NHÂN THỪA CÂN-BÉO PHÌ
3.4.1. Liên quan giữa chỉ số mỡ cơ thể (BFP) với các yếu tố nguy cơ trên
bệnh nhân thừa cân béo phì
Bảng 3.21. Trị số trung bình các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân thừa cân
béo phì (n=98) theo chỉ số mỡ cơ thể
Bình thường
Cao nhẹ
Cao
(n=3)
(n=21)
(n=74)
Tuổi
47,67 ± 24,91
51,90 ± 15,68
65,95 ± 12,02
VB
88,67 ± 5,51
92,38 ± 4,78
96,72 ± 7,39
HATT
113,33 ± 15,28
121,67 ± 20,82
132,26 ± 13,54
CHO
5,18 ± 0,71
5,21 ± 1,09
5,61 ± 1,91
TG
2,29 ± 0,57
3,03 ± 1,69
3,36 ± 1,96
LDL
2,85 ± 0,84
2,80 ± 1,03
3,17 ± 1,68
HDL
1,30 ± 0,44
1,28 ± 0,35
1,24 ± 0,36
BFP
YTNC
Nhận xét:
Trị trung bình các yếu tố nguy cơ đều (tuổi, VB, HATT, CHO, TG, LDL) đều
tăng dần theo mức BFP.
67
3.4.2. Liên quan giữa chỉ số mỡ nội tạng (VFL) với các yếu tố nguy cơ trên
bệnh nhân thừa cân béo phì
Bảng 3.22. Trị số trung bình các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân thừa cân béo
phì (n=98) theo chỉ số mỡ nội tạng (VFL)
Bình thường (0)
Cao (+)
Rất cao (++)
(n=33)
(n=37)
(n=28)
Tuổi
56,73 ± 16,30
64,73 ± 12,82
65,93 ± 13,01
VB
90,91 ± 5,63
96,08 ± 7,08
100,07 ± 5,92
HATT
123,33 ± 15,69
132,16 ± 18,24
132,96 ± 11,20
CHO
5,33 ± 1,13
5,53 ± 1,03
5,69 ± 2,81
TG
2,88 ± 1,58
3,32 ± 2,06
3,64 ± 1,94
LDL
3,01 ± 1,04
3,06 ± 0,99
3,19 ± 2,44
HDL
1,34 ± 0,34
1,27 ± 0,33
1,14 ± 0,37
VFL
YTNC
Nhận xét:
Trị trung bình các yếu tố nguy cơ đều (tuổi, VB, HATT, CHO, TG,
LDL) đều tăng dần theo mức VFL.
3.4.3. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn thân
với tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân thừa cân-béo phì
3.4.3.1. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da với tuổi
Bảng 3.23. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da với tuổi
Tuổi
BFP
VFL
Toàn CT
Thân
Tay
Chân
r
0,416
0,282
0,287
0,271
0,206
0,226
p
<0,01
<0,01
<0,01
<0,01
<0,05
<0,05
Nhận xét:
BFP, VFL, mỡ dưới da đều tương quan thuận với tuổi, với r đều lớn
>0,2, trong đó BFP có hệ số tương quan cao hơn (r=0,416)
68
Biểu đồ 3.6. Tương quan giữa BFP và tuổi
Nhận xét:
Mỡ cơ thể tương quan thuận vừa với tuổi, có phương trình hồi quy tuyến
tính là y = 0,7109x + 40,05 và hệ số tương quan r=0,416 (p<0,01).
3.4.3.2. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn thân
với BMI
Bảng 3.24. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da với BMI
BMI
BFP
VFL
Toàn CT
Thân
Tay
Chân
r
0,632
0,890
0,564
0,574
0,493
0,596
p
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
Nhận xét:
BFP, VFL, mỡ dưới da với BMI đều có tương quan thuận vừa và chặt
với BMI, trong đóVFL tương quan chặt chẽ với BMI (r=0,890).
69
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa VFL và BMI
Nhận xét:
Mỡ nội tạng tương quan thuận chặt với BMI, có phương trình hồi quy
tuyến tính là y = 0,6719x+17,429 và hệ số tương quan r=0,890 (p<0,01).
3.4.3.3. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn thân
với HATT
Bảng 3.25. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da với HATT
HATT
BFP
VFL
Toàn CT
Thân
Tay
Chân
r
0,136
0,302
0,013
0,019
0,016
0,032
p
> 0,05
<0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
> 0,05
Nhận xét:
Không có tương quan giữa HATT với BFP, mỡ dưới da với HATT.
70
3.4.3.4. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn thân
với VB
Bảng 3.26. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da với VB
VB
BFP
VFL
Toàn CT
Thân
Tay
Chân
r
0,557
0,764
0,481
0,483
0,415
0,493
p
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
<0,001
Nhận xét:
BFP, VFL, mỡ dưới da với BMI đều có tương quan thuận vừa và khá
chặt với VB, trong đóVFL tương quan khá chặt với VFL (r=0,764).
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa VFL và VB
Mỡ nội tạng tương quan thuận chặt với VB, có phương trình hồi quy
tuyến tính y = 1,56x + 74,801 và hệ số tương quan r=0,764 (p<0,01).
3.4.3.5. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da toàn
thân với Go
Bảng 3.27. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và Glucose
Go
BFP
VFL
Toàn CT
Thân
Tay
Chân
r
-0,207
-0,115
-0,135
-0,091
-0,294
-0,179
p
<0,05
-
>0,05
>0,05
<0,05
>0,05
Nhận xét:
Không có tương quan giữa Go với VFL, mỡ toàn CT, thân và chân
71
3.4.3.6. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da toàn
thân với Insulin
Bảng 3.28. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và Insulin
Ins
BFP
VFL
Toàn CT
Thân
Tay
Chân
r
0,124
0,174
0,161
0,161
0,115
0,132
p
>0,05
<0,05
<0,05
<0,05
>0,05
>0,05
Nhận xét:
Insulin tương quan ít với VFL, mỡ toàn CT, thân không tương quan với
BFP, tay và chân
Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa VFL và Insulin
Nhận xét:
Mỡ dưới da tương quan thuận ít với insulin có phương trình hồi quy
tuyến tính là y = 0,1188x + 8,8086 và hệ số tương quan r=0,174 (p<0,05).
3.4.3.7. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da toàn
thân với CHO
Bảng 3.29. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và CHO
CHO
BFP
VFL
Toàn CT
Thân
Tay
Chân
r
0,222
0,234
0,179
0,167
0,133
0,192
p
<0,05
<0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
Nhận xét:
CHO tương quan ít với BFP và VFL, không tương quan với mỡ toàn CT,
thân, tay và chân
72
3.4.3.8. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da toàn
thân với TG
Bảng 3.30. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và TG
TG
BFP
VFL
Toàn CT
Thân
Tay
Chân
r
0,274
0,362
0,250
0,244
0,171
0,227
p
<0,05
<0,05
>0,05
>0,05
>0,05
<0,05
Nhận xét:
TG tương quan ít với BFP và VFL và chân, không tương quan với mỡ
toàn CT, thân và tay.
3.4.3.9. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da toàn
thân với LDL
Bảng 3.31. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và LDL
LDL
BFP
VFL
Toàn CT
Thân
Tay
Chân
r
0,158
0,157
0,103
0,100
0,089
0,122
p
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
Nhận xét:
LDL không tương quan với BFP, VFL, mỡ dưới da
3.4.3.10. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da
toàn thân với HDL
Bảng 3.32. Hệ số tương quan r giữa BFP, VFL, mỡ dưới da và HDL
HDL
BFP
VFL
Toàn CT
Thân
Tay
Chân
r
0,038
0,045
0,032
0,017
0,035
0,068
p
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
>0,05
Nhận xét:
HDL không tương quan với BFP, VFL, mỡ dưới da
73
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
Béo phì trung tâm là nguyên nhân chính gây nên đề kháng tình trạng sử
dụng glucose nhờ insulin và tăng insulin máu bù đắp, cuối cùng các điều này
chịu trách nhiệm cho phần lớn chứ không phải tất cả bất thường lipoprotein đi
kèm. Có 3 yếu tố rối loạn lipid máu chính xảy ra ở người béo phì: tăng các
lipoprotein giàu triglyceride (TRLs: triglyceride-rich lipoproteins) lúc đói và
sau ăn, giảm HDL và tăng LDL nhỏ đậm đặc [71].
Béo phì phần trên cơ thể làm tăng insulin sau gan dẫn đến tăng nồng độ
insulin ngoại biên, cuối cùng gây nên kháng insulin. Ở cả nam lẫn nữ, đáp
ứng phân huỷ mỡ của noradrenaline ở vùng bụng là đáng kể hơn ở các mô mỡ
cơ mông và cơ đùi. Cortisol cũng có thể làm gia tăng phân huỷ mỡ bằng cách
ức chế tác dụng chống phân huỷ mỡ của insulin. Tất cả các yếu tố này làm tiết
quá mức acid béo tự do từ các mô mỡ ở bụng vào hệ thống cửa. Ở béo phì
dạng nam, acid béo tự do có tác dụng không mong muốn lên lượng insulin thu
nhận ở gan góp phần làm tăng tân sinh và phóng thích đường ở gan. Tăng
nồng độ acid béo tự do huyết tương, đặc biệt là sau ăn dẫn đến tình trạng sản
xuất glucose bất hợp lý và suy giảm sử dụng đường tại gan (giảm dung nạp
glucose). Giảm thải insulin tại gan làm tăng nồng độ insulin ngoại biên và
giảm điều hoà thụ thể insulin [71].
Các nghiên cứu trước đây ở bệnh béo phì cho thấy rằng mức độ nghiêm
trọng của bệnh béo phì không nhất thiết phải tương quan với mức độ tích tụ
mỡ trong cơ thể, nhưng có liên quan chặt chẽ với sự phân bố mỡ cơ thể. Một
số phân loại béo phì liên quan đến phân bố mỡ cơ thể đã được đề xuất để
74
phân biệt các cơ chế có thể có của bệnh béo phì liên quan [47]. Tích tụ mỡ nội
tạng không chỉ liên quan cho sư phát triển nguy cơ tim mạch, mà còn trực tiếp
đến sự phát triển của bệnh tim mạch. Tích tụ mỡ nội tạng cũng liên quan đến
sự phát triển của rối loạn chức năng tim và hội chứng ngưng thở khi ngủ. Qua
nghiên cứu 190 đối tượng đến khám và điều trị tại bệnh viện TW Huế, trong
đó có 98 đối tượng thừa cân-béo phì ( BMI ≥ 23) và 92 đối tượng không thừa
cân-béo phì ( BMI < 23), chúng tôi có những bàn luận sau:
4.1. BÀN LUẬN TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.1. Phân bố 2 nhóm nghiên cứu
Trong điều kiện thời gian và phương tiện hiện có tại bệnh viện TW Huế,
chúng tôi chọn 190 đối tượng để nghiên cứu, thoả mãn các yêu cầu:
+ Các đối tượng tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
+ Nhóm thừa cân, béo phì (BMI ≥23) 98 đối tượng, chiếm 51,6%. Nhóm
BMI < 23 là 92 đối tượng chiếm 48,4%. Đây là các cỡ mẫu đủ cho nghiên cứu
để có thể tiến hành so sánh các tham số về trung bình và tỷ lệ giữa các nhóm.
+ Thỏa mãn các tiêu chuẩn loại trừ
+ Cỡ mẫu đủ lớn để hiệu chỉnh một số yếu tố nguy cơ kinh điển đối với
béo phì (giới, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,…), có thể tiến hành so sánh
trung bình và tỷ lệ các tham số giữa các nhóm.
4.1.2. Phân bố theo tuổi và giới
Tuổi cao là phối hợp với suy giảm chức năng ty lạp thể, giảm sinh ra
ATP do phosphoryl hóa oxy (oxidative phosphorylation) có thể làm tổn
thương khả năng tiết của tế bào bêta tuỵ theo thời gian. Điều này có thể làm
nặng thêm bởi béo phì, gây suy giảm chức năng nội tiết của tuỵ.
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên 190 đối tượng lựa chọn
ngẫu nhiên tại phòng khám nội tiết và khoa Nội tiết,thần kinh ,hô hấp thuộc
bệnh viện TW Huế. Độ tuổi nghiên cứu từ 18 tuổi trở lên, được chia lam 3
nhóm, nhóm < 40 tuổi có 26 đối tượng, chiếm 13,7%, nhóm từ 41-46 tuổi có
75
58 đối tượng, chiếm 30,5%, Nhóm >60 tuổi có 106 đối tượng, chiếm tỷ lệ cao
nhất (55,8%), trong đó nhóm BMI ≥23 là 64.,3% và BMI < 23 là 46,7%. Tất
cả các đối tượng này được chon lựa một cách ngẫu nhiên (Bảng 3.1).
Tuổi trung bình 2 nhóm nghiên cứu
Ở nhóm BMI ≥ 23 có tuổi TB là 62,38 ± 14,57 tuổi cao hơn nhóm BMI
< 23 (56,90 ± 17,85 tuổi). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuổi
trung bình của 2 nhóm đối tượng là khá cao vì phần lớn là bệnh nhân đang
được điều trị tại khoa Nội tiết-Thần kinh-Hô hấp và đén khám tại phòng khám
Nội tiết. Đây cũng là đối tượng có tỷ lệ thừa cân-béo phì và có đề kháng
insulin cao nhất.
Giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam và nữ tương đương lần lượt là
51,1% và 48,9% (Bảng 3.3).
Về phân bố theo giới tính: nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ béo
phì của nam giới thấp hơn nữ giới (49% so với 51%),) tương đương với
nghiên cứu của Lê Văn Bàng ở thành phố Huế: nam giới là 17,9% và nữ giới
là 18,94% [5]. Điều này cũng phù hợp với nhận xét của Yumuk V.D khi
nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ: hầu hết nam giới là thừa cân còn nữ giới là béo phì
[100]. Các tỷ lệ béo phì của chúng tôi cũng cao hơn kết quả ở Đài Loan: nam
giới là 15,9% và nữ giới là 13,2% [54]. Các số liệu của chúng tôi cũng chênh
lệch rất nhiều so với các nghiên cứu: tỷ lệ béo phì ở Ba Lan (năm 2003) đối
với nam giới là 6,5%, nữ giới là 15% [82]; ở Vương quốc Anh: nam là 23%,
nữ là 25% [92] ;ở Hàn Quốc: nam là 32,4%, nữ là 29,4% [70];Đối với tình
trạng thừa cân, ở thành phố Huế: nam giới là 16,48% và nữ giới là 14,32%
[5] . Có thể giải thích điều này vì nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành ở
người lớn trong bệnh viện còn các tác giả khác lại tiến hành trong cộng đồng.
4.1.3. Chỉ số nhân trắc
Trong nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
76
các chỉ số cân nặng, VB và VB/VM (Bảng 3.4).
Các chỉ số nhân trắc khảo sát tình trạng thừa cân và béo phì gồm: chiều
cao, cân nặng, vòng bụng, vòng bụng/ vòng mông và chỉ số khối cơ thể.
Hiện có nhiều phương pháp để đánh giá lớp mỡ dưới da, là yếu tố đặc
trưng cho tình trạng béo phì. Ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp
đã được nhiều trung tâm đánh giá.
Vì những lý do như đã trình bày trong chúng tôi chọn hai phương pháp
phối hợp để đánh giá béo phì, đó là dựa vào cân nặng, chiều cao và các vòng
của cơ thể với các chỉ số cụ thể là BMI và vòng bụng. Đây cũng là hai tiêu chí
có các ưu điểm là dễ thực hiện, không tốn kém và có độ chính xác cao, được
sử dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu dịch tể. Đặc biệt là chúng đã được
Tổ chức Y tế Thế giới công nhận và dựa vào tiêu chuẩn phân loại béo phì
dành cho người trưởng thành châu Á.
Các đối tượng nghiên cứu của chúng tôi được phân theo 2 cách đánh giá
béo phì bụng là VB và VB/VM. VB tăng đi kèm với nguy cơ ĐTĐ type 2, rối
loạn lipid máu, tăng huyết áp và bệnh tim mạch. Đo VB đặc biệt có lợi ở các
đối tượng béo phì theo BMI. Ví dụ, một nhà thể thao với tăng khối lượng cơ
làm tăng BMI nhưng có thể VB không tăng. Một số nghiên cứu cho rằng VB
chứ không phải VB/VM là chỉ điểm tốt cho nguy cơ tim mạch, phân bố mỡ cơ
thể và tăng huyết áp ở các đối tượng ĐTĐ type 2.
4.1.4. Chỉ số huyết áp giữa 2 nhóm nghiên cứu
Chỉ số HATT và HATTr trung bình nhóm thừa cân- béo phì (BMI ≥ 23)
đều cao hơn nhóm không thừa cân-béo phì (BMI<23). Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa HATT và HATTr và nhóm thừa cân béo phì (p<0,05) (Bảng 3.5).
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ nổi trội ở người thừa
cân, béo phì. Ở Việt Nam, theo chương trình điều tra toàn dân do Viện Tim
mạch học quốc gia chủ trì từ năm 1988, tỷ lệ tăng huyết áp trung bình toàn
quốc là 11,7% [35] . Theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự, tỷ lệ
77
tăng huyết áp của nhân dân nội ngoại thành Hà nội là 16,05%, ở thành phố
Cienfulgos - Cuba là 40%, trong quần thể người có tuổi ở Bangkok - Thái Lan
(1998) là 36,5% thì tỷ lệ tăng huyết áp trong nhóm đối tượng thừa cân và béo
phì độ 1 của chúng tôi cao hơn. Bởi vì chính béo phì là yếu tố nguy cơ gây
tăng huyết áp, chỉ có < 20% tăng huyết áp diễn ra đơn độc [22].
Weidmann P, de Courten M, Boehlen L và Shaw S (1993) đã đưa ra cơ
chế tăng huyết áp ở người béo phì: (1) tăng nồng độ noradrenaline
(norepinephrine) và adrenaline (epinephrine); (2) tăng cường hoạt động hệ
rennin; (3) gia tăng nhạy cảm với muối của huyết áp; (4) tăng thể tích máu
toàn thể, dẫn đến tăng cung lượng tim, phì đại thất trái lệch tâm; (5) tăng
nồng độ Ca++ và giảm nồng độ Mg++ [97].
Béo phì gây biến chứng tăng huyết áp và đái tháo đường, do đó béo phìtăng huyết áp- đái tháo đường có sự liên quan mật thiết với nhau.
4.1.5. Rối loạn lipid giữa 2 nhóm nghiên cứu
Nồng độ cholesterol toàn phần, triglyceride và LDL-C của nhóm thừa
cân, béo phì đều cao hơn nhóm không thừa cân béo phì. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p< 0,01) giữa CT, TG với 2 nhóm nghiên cứu.
Các yếu tố nguy cơ của CT, TG, HDL ở nhóm BMI ≥23 có tỷ lệ cao hơn
nhóm BMI<23. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm thừa cân-béo phì độ 1 có giá trị
trung bình của cholesterol toàn phần (5,51 ± 1,74mmol/l) và triglyceride
(3,26 ± 1,88mmol/l) cao hơn nhóm không thừa cân-béo phì có giá trị trung
bình của cholesterol toàn phần (4,84 ± 1,34mmol/l) và triglyceride (1,94
±1,39mmol/l), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) còn các thông số
HDL- Cholesterol và LDL- Cholesterol giữa hai nhóm này khác biệt không
có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 3.6).
Năm 2001, Trần Trung Thông khi tiến hành nghiên cứu 70 người lớn ≥
18 tuổi, béo phì tại khoa Nội Tổng hợp- Lão khoa, Bệnh viện Trung ương
78
Huế thì có kết quả các giá trị: cholesterol toàn phần là 5,7 ± 1,1 mmol/l;
triglycerid là 2,5 ± 1,7 mmol/l; HDL- Cholesterol là 1,1 ± 0,4 mmol/l và
LDL- Cholesterol là 3,4 ± 0,9 mmol/l [36].
Lê Văn An, Lê Thị Thanh Tịnh (2003) khi tiến hành nghiên cứu 70
người lớn béo phì tại Bệnh viện Trường Đại học Y Khoa Huế thì có kết quả
các giá trị: cholesterol toàn phần là 6,23 ± 1,36 mmol/l; triglycerid là 3,15 ±
3,1 mmol/l và LDL- Cholesterol là 3,59 ± 0,99 mmol/l [2].
Kết quả của chúng tôi tương đương với Trần Trung Thông. Trong khi đó
giá trị triglycerid tương đồng với tác giả Lê Văn An nhưng cholesterol toàn
phần thấp hơn một ít so với nghiên cứu này.
Từ bảng 3.8, nhóm thừa cân-béo phì của chúng tôi có cholesterol toàn
phần (5,51 ± 1,74mmol/l) và nồng độ triglyceride (3,26±1,88mmol/l) thấp
hơn và các chỉ số còn lại tương đương so với Đoàn Dư Đạt (2006), khi tiến
hành nghiên cứu bệnh nhân tăng huyết áp tiên phát có biểu hiện thừa cân
(BMI≥ 23) tại khoa Tim mạch, Bệnh viện Việt Nam- Thuỵ Điển, Uông Bí thì
có kết quả các giá trị: cholesterol toàn phần là 5,8 ± 0,3 mmol/l; triglyceride
là 4,7 ± 0,9 mmol/l; HDL- Cholesterol là 0,9 ± 0,06 mmol/l.
Tỷ lệ rối loạn các chỉ số lipid máu ở nhóm thừa cân-béo phì độ của
chúng tôi: tăng cholesterol toàn phần 57,1%%; tăng triglyceride 77,6%; giảm
HDL- Cholesterol 24,5% và tăng LDL- Cholesterol 37,8% . Tỷ lệ tăng
cholesterol tương đương với Trần Trung Thông và Đào Thị Dừa. Trong khi tỷ
lệ tăng triglyceride lại thấp hơn Lê Văn An rất nhiều, nguyên nhân khác biệt
là do đối tượng nghiên cứu của Lê Văn An là người lớn béo phì dạng nam còn
của chúng tôi là người thừa cân-béo phì (BMI≥23) [2], [36].
Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở nhóm thừa cân-béo phì của chúng tôi là
88,8%, thấp hơn so với các nghiên cứu của Trần Đức Thọ và cộng sự (2001)
ở các bệnh nhân giảm dung nạp glucose có biểu hiện mập trung tâm-97%
[35], của Trần Trung Thông (2001), khi nghiên cứu trên 73 người béo phì: tỷ
79
lệ rối loạn lipid máu là 87,7% [36], cao hơn Lê Văn An, Lê Thị Thanh Tịnh
(2003): 84,29% [2].
Tỷ lệ rối loạn lipid máu trong nghiên cứu của các tác giả có khác biệt so
với chúng tôi, điều này có thể giải thích do tất cả đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi đều là các đối tượng đến khám và điều trị tại bệnh viện còn các
nghiên cứu khác được thực hiện tại cộng đồng.
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành phân tích mỡ, đo lượng mỡ cơ
thể bằng máy Omron loại HBF-375. Đánh giá mức độ tỷ lệ % (level BFP)
theo tiêu chuẩn Lohman (1986) và Naganmine
4.2. TỈ LỆ MỠ CƠ THỂ, MỠ TẠNG, MỠ DƯỚI DA TRÊN BỆNH
NHÂN THỪA CÂN-BÉO PHÌ VÀ Ở CÁC ĐỐI TƯỢNG KHÔNG BỊ
THỪA CÂN-BÉO PHÌ
4.2.1. Kết quả tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo giới
Theo tiêu chuẩn của ác nhà nghiên cứu phương Tây, bất cứ người đàn
ông có TLMCT cao hơn 25% hay bất cứ phụ nữ nào có TLMCT cao hơn 35%
được xem là béo phì. Tuy nhiên theo Nguyễn Thị Lan Anh chỉ số TLMCT,
20% ≤ TLMCT < 25% (nguy cơ béo phì hay béo phì ẩn) có ý nghĩa rất lớn
trong cộng đồng với mục đích cảnh báo giảm TLMCT trong cơ thể là giảm
nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường… nhất là bệnh động mạch vành
đã được nhiều nghiên cứu công bố.
- Nghiên cứu của chúng tôi có được, nam giới ở nhóm BFP cao có tỷ lệ
mỡ cơ thể cao hơn nữ lần lượt là 50,5% so với 41,9% (Bảng 3.9). Sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Nghiên cứu của Nguyễn Hải Thủy, Huỳnh văn Minh (2010): Tỷ lệ mỡ
cơ thể nam giới loại cao nhẹ chiếm 33,2% và cao trở lên chiếm 21%. TLMCT
nữ giới loại cao chiếm 65,88%, cao nhẹ chiếm 19,39% và bình thường là
14,2% [37]. Kết quả TLMCT của chúng tôi có khác với nghiên cứu trên là do
đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 190 bệnh nhân đến khám và điều trị tại
BV TW Huế, trong khi 2530 đối tượng của các tác giả trên là nghiên cứu
80
cộng đồng từ 15 tuổi trở lên tại Thừa Thiên Huế, không phân biệt bệnh lý hay
bình thường.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Hiền (2005), cho thấy TLMCT ≥
25% chiếm 64% ở nam giới và TLMCT ≥ 35% chiếm 66% ở nhóm nghiên
cứu nữ. Nhóm nghiên cứu của tác giã này chủ yếu là bệnh động mạch vành và
nhồi máu cơ tim.
Nguyễn Thị Lan Anh (2010) khi nghiên cứu 550 phụ nữ trên 45 tuổi có
hội chứng chuyển hóa: Nhóm TLMCT cao nhẹ (30-34,9%) chiếm 13,7 % và
nhóm TLMCT cao (≥ 35%) chiếm 27,1% [4].
Momesso DP, Bussade I, (2011) nghiên cứu trến 25 bệnh nhân nữ có
hội chứng chuyển hóa (44%) với phương pháp đo mỡ cơ thể bằng hấp thụ
năng lượng tia X đối ngẫu (DXA = Dual energy X ray Absorptionmetry)
trên tổng số nghiên cứu là 45 nữ giới, kết quả nhóm hội chứng chuyển hóa
có TLMCT là 38,4 ± 1,8% cao hơn so với nhóm không có hội chứng chuyển
hóa là 35,4 ± 1,4% [79].
Theo Nguyễn Văn Tuấn thì TLMCT ở người Âu Mỹ có thể biến đổi từ
15% đến 60%, và giá trị trung bình từ 20% đến 30%. Phụ nữ có tỷ lệ chất béo
cao hơn đàn ông. Người càng cao tuổi có tỷ lệ chất béo càng tăng. Ở đây
chúng tôi lấy tiêu chuẩn béo phì của Lobman (1986) và Nagamine (1972) với
TLMCT ở nam ≥ 20% và ở nữ ≥ 30% để phù hợp việc đánh giá béo phì theo
cân phân tích mỡ Omron HBF-375.
4.2.2. Kết quả tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) theo 2 nhóm nghiên cứu
Trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hải Thủy (2012)
ghi nhận BMI bình thường chiếm tỷ lệ 44,4%, BMI nguy cơ và béo phì độ I
chiếm 55,6%. Trong đó BMI bình thường, phân bố tỷ lệ mỡ cơ thể bình
thường và cao chiếm tỷ lệ ưu thế và đều bằng 38,3%, nhóm BMI có nguy cơ
tương ứng với phần lớn với TLMCT cao là 77,2% và BMI béo phì độ I gặp
nhiều ở nhóm có TLMCT rất cao là 67,9%. Điều này cho thấy có sự tương
81
quan thuận giữa BMI và TLMCT, một sự gia tăng BMI có đi kèm sự gia tăng
TLMCT [34].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được ở các đối tượng BMI < 23
có TLMCT cao chiếm tỷ lệ chỉ có 15,3% trong khi đó các đối tượng BMI ≥ 23
có TLMCT cao chiếm tỷ lệ cao nhất 75,5% (Bảng 3.10).
4.2.3. Kết quả tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo giới
Ở nam giới mỡ nội tạng ở mức cao và rất cao đều có tỷ lệ cao hơn nữ;
lần lượt là 27,8% ở nam (VFL cao) so với 15,1% ở nữ. Nam là 22,7% (VFL
rất cao) so với 6,5% ở nữ (Bảng 3.12).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với kết quả nghiên
cứu của Lê Thị Ngọc Lan (2013) trên 186 đối tượng ở cả 2 nhóm đối tượng
nam và nữ, ở nam giới TLMNT bình thường chiếm 28,2%, cao chiếm 44,9%
và rất cao chiếm 26,9%, ở nữ giới TLMNT bình thường chiếm 65,7%, cao
chiếm 28,7% và rất cao chiếm 5,6% [20].
Trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hải Thủy (2012),
“Khảo sát mối liên quan giữa tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng bằng máy
đo lượng mỡ cơ thể Omron HBF-36 ở bệnh nhân trên 45 tuổi có nguy cơ rối
loạn chuyển hóa.”, ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân nam có TLMNT cao là 44,7%,
rất cao chiếm 31,5% và tỷ lệ bệnh nhân nữ có TLMNT cao là 46,8% và rất
cao là 55,6% [34].
4.2.4. Kết quả tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) theo 2 nhóm nghiên cứu
BMI là một trong những yếu tố nguy cơ của ĐTĐ type 2 và tiền ĐTĐ,
đặc biệt ở đối tượng < 45 tuổi. Tuy nhiên chỉ số BMI không thể phân biệt
được trọng lượng của khối mỡ và khối cơ. Thật vậy, sự liên quan giữa khối
mỡ và chỉ số BMI chịu sự thay đổi theo hình dáng bên ngoài của cơ thể và sự
phát triển của khối cơ bắp (lực sĩ). Như vậy, chỉ số BMI không cho phép đánh
giá đúng bản chất của béo phì ở những người khác nhau và các chủng tộc
khác nhau.
82
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hải Thủy (2012)
ghi nhận, so sánh BMI và TLMNT cũng cho thấy một sự tương quan tỷ lệ
thuận (r = 0,615; p< 0,05), khi BMI bình thường thì TLMNT chủ yếu là bình
thường (45,6%), BMI nguy cơ thì TLMNT chủ yếu là cao (68,5%) và BMI
béo phì độ I thì TLMNT chủ yếu là rất cao (78,6%) [34].
-Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm thừa cân, béo phì (BMI ≥ 23) có
TLMNT cao chiếm 33,7 % và rất cao chiếm 28,5% vượt hẳn so với TLMNT
ở các đối tượng không thừa cân-béo phì (BMI <23) là 4,3% và 0%. Điều này
cho thấy mối tương quan thuận giữa BMI và TLMNT và kết quả này cũng chỉ
ra tầm quan trọng của TLMNT với tình trạng thừa cân-béo phì.
4.2.5. Tương quan của BFP, VFL, Mỡ dưới da với BMI của đối tượng
nghiên cứu
4.2.5.1. Chỉ số trung bình của BFP, VFL, Mỡ dưới da
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên máy Omron BHF-375
ngoài phân tích mỡ và đo tỷ lệ mỡ cơ thể và mỡ nội tạng còn đo được tỷ lệ
mỡ dưới da toàn cơ thể và từng bộ phận như vùng thân, dưới da của 2 tay,
dưới da của 2 chân. Mỡ dưới da không chỉ tích lại ở khu vực quanh bụng (mỡ
bụng) mà còn có ở quanh cánh tay trên, hông và đùi, có thể gây rối loạn tỷ lệ
tương quan của cơ thể. Dù không liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ
mắc bệnh nhưng nó làm tăng áp lực lên tim cũng như các biến chứng khác.
Kết quả của chúng tôi ghi nhận được ở nhóm thừa cân-béo phì (BMI ≥23)
có TLMCT trung bình là 32,9 ± 5,8, TLMNT trung bình là 12,5 ±4,4 và
TLMDD trung bình toàn cơ thể là 25,7 ± 6,6, thân là 23,1 ± 5,9, tay là 36,7 ±
11,7, chân là 33,9 ± 8,7 (Bảng 3.14).
Tất cả các chỉ số BFP, VFL, Mỡ dưới da (toàn cơ thể, thân, tay, chân) ở
nhóm thừa cân, béo phì đều có trị trung bình cao hơn nhóm không thừa cân –
béo phì (BMI <23).
Nghiên cứu của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của Lê Thị
83
Ngọc Lan và Nguyễn Hải Thủy đánh giá tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) trung bình
chung là 32,2 ± 5,1 trong đó nhóm cao nhẹ chiếm 29% và loại cao rõ chiếm
62%, tỷ lệ mỡ nội tạng (VFL) trung bình chung là 10,0 ± 4,1 trong đó loại cao
là 35,5% và loại rất cao là 14,5% [18]
Theo Liu P, Ma F (2003) nghiên cứu trên 1698 đối tượng có hội chứng
chuyển hóa tại Trung Quốc, trong đó 1.105 nam có TLMCT trung bình là
21,59 ± 6,11% và 593 nữ có TLMCT trung bình là 28,11 ± 5,91. Kết quả
trung bình của TLMCT này có thấp hơn chúng tôi ở nhóm đối tượng thừa
cân-béo phì nhưng lại cao hơn trung bình ở nhóm đối tượng không thừa cânbéo phì so với nghiên cứu của chúng tôi là 23,1 ± 7,8.
4.2.5.2. Tương quan đa biến của BFP, VFL, Mỡ dưới da với BMI của đối
tượng thừa cân-béo phì
Qua khảo sát hồi quy đa biến ố với BMI là biến phụ thuộc, BFP, VFL,
mỡ dưới da (toàn cơ thể, thân, tay) là biến độc lập có ý nghĩa thống kê chúng
tôi xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến sau:
BMI ≥ 23 = 16,404 - 0,272*BFP + 0,680*VFL + 0,091*tay + 0,268*chân
Tất cả chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da toàn thân đều có
diện tích dưới đường cong ROC (AUC > 7), trong đó diện tích AUC của VFL
là 0,954 và BFP = 0,835 lớn hơn so với các biến số khác. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p< 0,05) (Bảng 3.16).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, diện tích dưới đường cong
ROC của tỷ lệ mỡ cơ thể, mức mỡ nội tạng cũng như tỷ lệ các loại mỡ dưới
da đều AUV > 0,5. Phần diện tích này có ý nghĩa là thước đo mối tương quan
tốt giữa tỷ lệ các loại mỡ và tình trạng thừa cân-béo phì.
So với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Lan và Nguyễn Hải Thủy có
được thì TLMCT và MMNT có tương quan khá chặt và vừa với BMI và VB ở
bệnh nhân nam và nữ có HCCH. Sự tương quan thuận khá giữa TLMCT với
84
VB nam, phương trình hồi quy tuyến tính là y = 0,8681+ 73,684 và hệ số tương
quan r = 0,635 và p < 0,01. Ở nữ hệ số tương quan r = 0,508 với p < 0,01[19].
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Hiền ghi nhận có tương quan giữa
MMNT và VB nam với hệ số tương quan r = 0,805 và nữ r = 0,716; với tỷ lệ
mỡ dưới da nam có r = 0,423 và nữ là r = 0,677, cũng tương đương với kết
quả nghiên cứu của chúng tôi.
4.3. TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN Ở HAI NHÓM ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU
Để xác định tình trạng kháng insulin thì có nhiều phương pháp cận lâm
sàng được nhiều tác giả trên thế giới đưa ra.
Phương pháp kìm giữ đẳng đường tăng insulin máu được xem như là
“tiêu chuẩn vàng” trong đánh giá nhạy cảm insulin và xác định kháng insulin.
Nhưng đây là một phương pháp có nhiều hạn chế nên khó áp dụng trong
nghiên cứu lâm sàng.
Định lượng nồng độ insulin và glucose máu lúc đói cho thấy khả thi nhất
trong điều kiện nghiên cứu hiện tại để xác định kháng insulin.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng tỉ số Insulin/glucose huyết tương
lúc đói, mô hình HOMA1-IR và chỉ số QUICKI để tính toán chức năng tế bào
beta, độ nhạy insulin và kháng insulin vì các cách tính này đơn giản dễ thực hiện
và được xem như là tương đương với tiêu chuẩn vàng “kỹ thuật kẹp glucose”.
4.3.1. Nồng độ insulin máu lúc đói
Hiện nay có 2 phương pháp định lượng insulin máu:
* Kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA: Radio Immune Assay)
* Kỹ thuật miễn dịch điện hoá phát quang (ECLIA).
Phương pháp định lượng insulin bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ
RIA có nhược điểm là thiếu chính xác vì kết quả bao gồm luôn cả insulin và
proinsulin (đây là một chất không có tác dụng sinh học). Do vậy chúng tôi
85
chọn phương pháp định lượng insulin máu bằng miễn dịch điện hoá phát
quang để tiến hành đề tài này nhằm có kết quả chính xác và tin cậy hơn.
Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về nồng độ insulin máu cho
nhiều trị số kết quả khác nhau. Tuy nhiên, giá trị này còn phụ thuộc một phần
vào phương pháp tiến hành định lượng insulin.
Nồng độ insulin máu được công bố trong nhiều nghiên cứu với hai đơn
vị biểu thị được dùng là U/ml (micro đơn vị/ml) hoặc pmol/l. Hệ số chuyển
đổi U/ml x 7,175 = pmol/l [29].
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm thừa cân-béo phì, nồng độ insulin
lúc đói là 13,56  8,29 ( U/ml) và nhóm không thừa cân-béo phì nồng độ
insulin máu lúc đói là 10,67±5,63 ( U/ml) (Bảng 3.17).
Nguyễn Đắc Nhật, Trịnh Thanh Hùng, Thái Hồng Quang và Đỗ Khắc
Nghiệp (2003) đã tiến hành nghiên cứu nồng độ insulin trên 31 người khoẻ
mạnh với phương pháp miễn dịch điện hoá phát quang, ghi nhận nồng độ
insulin máu lúc đói là 4,78  2,36 (U/ml) [29]. Nếu xét về giới hạn trên của
nồng độ insulin máu lúc đói thì hai nhóm của chúng tôi cao hơn nhưng vẫn
nằm trong giới hạn cho phép (<17 U/ml). Sự khác biệt này là do chúng tôi
tiến hành trên những đến khám và điều trị tại bệnh viện còn các tác giả trên
lại tiến hành trên người trưởng thành.
So sánh với Nguyễn Viết Quang: nồng độ insulin máu ở 30 đối tượng >
40 tuổi (8,43  5,85) thì giới hạn trên của chúng tôi cao hơn. Sự khác biệt này
là do tác giả tiến hành trên những người đã mắc bệnh đái tháo đường [31].
Nhìn chung kết quả của chúng tôi tương đương K.B Hub, thấp hơn Phan
Văn Duyệt, Nguyễn Đắc Nhật, Nguyễn Viết Quang, nhưng cao hơn
Spallarossa. P, Huỳnh Văn Minh, Trịnh Thanh Hùng [25], [29], [31].
Sự khác biệt về mức insulin máu lúc đói ở người bình thường giữa các
86
tác giả có thể được giải thích do sự khác nhau của kit định lượng và giá trị
quy chiếu bình thường ở mỗi cơ sở xét nghiệm.
Do đó, hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh đến yêu cầu phải xây dựng số
liệu bình thường cho đơn vị xét nghiệm của mình. Ngoài ra, insulin máu lúc
đói là một giá trị tĩnh, trong một thời điểm nhất định (ở đây là lúc đói) nên
không phản ánh được đáp ứng của insulin (tiết và tác dụng) khi được kích
thích bằng glucose.
Theo tác giả Nguyễn Đắc Nhật (Đại học Y Hà nội), nồng độ insulin ở
người bình thường từ sơ sinh đến người già trên 80 tuổi biến động khá rõ rệt
theo tuổi đời. Tuổi càng nhỏ hoặc càng cao thì nồng độ insulin càng có xu
hướng thấp. Giá trị cao nhất nằm ở nhóm tuổi 26-35 là: 0,199  0,07 (nmol/l)
hoặc là: 27,74  9,76 (U/ml) [29].
Theo Huỳnh Văn Minh, trong 108 đối tượng tăng huyết áp: 41,7% có sự
gia tăng insulin máu (> 40 U/ml); 30,5% trường hợp có IO >7 U/ml và tỷ
IO/GO  1,5. Đây là biểu thị tình trạng cường insulin máu [25].
Phải chăng các kết quả trên ngoài sự thay đổi theo chu kỳ sinh lý thì
nồng độ insulin máu còn bị ảnh hưởng của tình trạng cường insulin/kháng
insulin ở người béo phì?
4.3.2. Các chỉ số gián tiếp xác định kháng insulin
Insulin máu lúc đói là một giá trị tĩnh, nồng độ insulin máu giảm ngay
50% khi chuyển hoá ở gan, do đó nồng độ insulin máu không phản ánh hoàn
toàn khách quan nồng độ insulin ở tuần hoàn ngoại biên [23].
Ngoài ra, phương pháp định lượng insulin máu được đa số nghiên cứu áp
dụng là phương pháp miễn dịch phóng xạ, trong lượng insulin máu đã định
lượng đã bao gồm proinsulin, nên kết quả nồng độ insulin máu thu được
không thể chính xác tuyệt đối. Khắc phục nhược điểm này, các nghiên cứu đã
xét thêm nồng độ glucose máu và/hoặc nồng độ triglyceride máu vào cùng
thời điểm định lượng insulin máu. Với sự hỗ trợ của các phép tính toán học
87
đã cho ra đời nhiều chỉ số gián tiếp xác định kháng insulin mang tính chính
xác hơn.
4.3.2.1. Chỉ số I0/G0
Giá trị trung bình chỉ số I0/G0 ở nhóm không thừa cân-béo phì trong
nghiên cứu của chúng tôi (0,10 ± 0,08) (bảng 3.11) thấp hơn tác giả Lê Thanh
Hải (2,12 ± 1,01), Nguyễn Cửu Lợi (3,54 ± 1,21), McAuley K.A (2,1 ± 1,9),
Huỳnh Văn Minh (0,68 ± 0,55) [11], [23], [25].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị trung bình chỉ số I0/G0 ở nhóm
người thừa cân-béo phì là 0,12 ± 0,08 cao hơn nhóm không thừa cân-béo phì,
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
4.3.2.2. Chỉ số HOMA
Ở nhóm không thừa cân-béo phì, kết quả ghi nhận chỉ số HOMA:
3,20 ± 2,83 (Bảng 3.17). Giá trị này cao hơn với kết quả nghiên cứu của tác giả
Lê Thanh Hải (1,82  0,86) [11], nhưng cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác
giả Trịnh Thanh Hùng - Thái Hồng Quang (0,97  0,31) [29], thấp hơn so với
tác giả Nguyễn Cửu Lợi (3,83  1,34) [23].
Ở nhóm người thừa cân-béo phì, kết quả của chúng tôi là 4,11 ± 2,76. Kết
quả chỉ số HOMA trong nhóm thừa cân-béo phì của chúng tôi thấp hơn tác giả
Mehmet Keskin nghiên cứu 25 người đề kháng insulin có BMI 31,29  5,86 thì
giá trị HOMA là 6,06  4,98 [67]. Kết quả này cũng phù hợp với thực tế và với
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lương và cộng sự [24] hoặc của Nguyễn
Đắc Nhật, Trịnh Thanh Hùng, Thái Hồng Quang và Đỗ Khắc Nghiệp là người
ĐTĐ có chỉ số kháng insulin cao hơn người bình thường [29].
Trong khi đó, khi nghiên cứu trên đối tượng tai biến mạch máu não, Lê
Thanh Hải lại có kết quả thấp hơn (2,8  1,84) [11], [31].
Foss- Freitas M.C và Foss M.C đưa ra chỉ số HOMA ở 112 người- bao
gồm ĐTĐ thể 2, tăng huyết áp nguyên phát và các bệnh khác là (1,13 0,1),
88
thấp hơn nhóm người cao tuổi thừa cân-béo phì của chúng tôi.
4.3.2.3. Chỉ số QUICKI
Năm 2000, Ariel Katz và cộng sự đã đưa ra chỉ số QUICKI (Quantitative
Insulin Sensitivity Check Index) để đánh giá tình trạng kháng insulin [66].
Foss Freitas M.C và Foss M.C (Brasil) nghiên cứu 55 người khoẻ mạnh
đưa ra chỉ số QUICKI là 0,39  0,006; trong khi đó, kết quả này trên nhóm
chứng của Hisayo Yokoyama, Masanori Emoro (Nhật Bản) là 0,389  0,041
và trên nhóm ĐTĐ thể 2 có trọng lượng bình thường là 0,371  0,037; của
Olga Gonzalez- Albarran và Rafael Garcia Robles (Tây Ban Nha) là 0,605 
0,052 [88]. Tất cả những giá trị trên đều khá tương đồng giá trị chỉ số
QUICKI ở nhóm không thừa cân-béo phì của chúng tôi 0,34  0,04.
Khảo sát 112 bệnh nhân ĐTĐ thể 2, tăng huyết áp nguyên phát và một số
bệnh khác Foss Freitas M.C và Foss M.C (Brasil) đưa ra giá trị chỉ số QUICKI:
0,39  0,006. Giá trị này cao hơn nhóm thừa cân béo phì của chúng tôi.
Trong lúc đó, chỉ số QUICKI của Hisayo Yokoyama, Masanori Emoro
(Nhật Bản) ở nhóm béo phì trung bình là 0,338  0,030. Theo Olga GonzalezAlbarran và Rafael Garcia Robles (Tây Ban Nha) chỉ số QUICKI ở người béo
phì có tăng huyết áp là 0,437  0,011 còn nhóm béo phì không tăng huyết áp
là 0,478  0,045 [88]; các giá trị này đều cao hơn nhóm thừa cân-béo phì của
chúng tôi là 0,32  0,03.
Giá trị chỉ số QUICKI trên 98 đối tượng thừa cân-béo phì trong nghiên
cứu của chúng tôi đều thấp hơn nhóm không thừa cân-béo phì (Bảng 3.17).
Điều này cũng phù hợp với kết luận của các nhóm tác giả trên.
4.3.3. Tỷ lệ kháng insulin được xác định qua chỉ số HOMA và QUICKI
Hiện nay, các tác giả sử dụng nhiều loại chỉ số để xác định tỷ lệ kháng
insulin trong nhiều đối tượng khác nhau trong đó có nhóm người cao tuổi béo
phì. Để thuận tiện cho việc chọn giá trị của các điểm cắt giới hạn của các chỉ
89
số, chúng tôi dựa vào các căn cứ sau từ kết quả phân tích trong nhóm chứng:
- Ở nghiên cứu này, chúng tôi đã áp dụng một số chỉ số gián tiếp để xác
định tỷ lệ kháng insulin bao gồm I0/G0, HOMA và QUICKI. Trong số các chỉ
số đánh giá tình trạng kháng insulin thì I0/G0 có giá trị chẩn đoán cao với độ
đặc hiệu đạt hơn 97%, giá trị dự báo dương tính đạt 50%, tuy nhiên độ nhạy
lại rất thấp. Chỉ số HOMA và QUICKI có độ đặc hiệu và giá trị dự báo dương
tính thấp hơn nhưng độ nhạy cao nhất (67,24%).
Chúng tôi chọn chỉ số HOMA và QUICKI làm chỉ số đánh giá tỷ lệ
kháng insulin trong mẫu nghiên cứu, đồng thời chúng tôi chọn giá trị tứ phân
vị cao nhất trong nhóm chứng của chỉ số HOMA làm điểm cắt giới hạn để
chẩn đoán kháng insulin trong mẫu nghiên cứu vì chỉ số này có độ đặc hiệu
cao hơn chỉ số QUICKI. Điều này cũng phù hợp theo khuyến cáo của Tổ chức
y tế thế giới và nhóm nghiên cứu kháng insulin châu Âu (EGIR): chọn tứ
phân vị cao nhất trong nhóm chứng chỉ số HOMA làm điểm cắt giới hạn, lớn
hơn giá trị này được xem là kháng insulin.
Tác giả Ascaro J.K (2003) xác định tỷ lệ kháng insulin trong cộng đồng
là 31,8% ở những người không mắc bệnh đái tháo đường [26], của Ezenwaka
C.E và cộng sự là 35% (tiến hành trên 500 người cao tuổi ở vùng Tây-Nam
nước Nigeria) [59], các tỷ lệ này thấp với mẫu nghiên cứu của chúng tôi trên
chỉ số Quicki trung bình là 51,6%.
Năm 2009, Soverini V và Moscatiello S tiến hành nghiên cứu 211 người
Italia béo phì nặng đã đưa ra kết luận: tỷ lệ kháng insulin là 74% [93], giá trị này
cao hơn so với tỷ lệ kháng insulin trong nhóm béo phì của chúng tôi: 60,2%.
Điều này có thể giải thích do chênh lệch về giá trị chỉ số BMI (nhóm thừa cânbéo phì của chúng tôi: BMI ≥ 23 trong khi hai tác giả trên có BMI ≥ 40kg/m2) và
tình trạng kháng insulin đóng vai trò then chốt trong việc gây nên hội chứng
chuyển hoá ở các đối tượng này.
Một số nhận xét khi khảo sát tỷ lệ kháng insulin bằng chỉ số HOMA
90
hoặc chỉ số QUICKI ở người thừa cân-béo phì:
- Dù sử dụng chỉ số gián tiếp nào thì tỷ lệ kháng insulin trong nhóm
người thừa cân-béo phì đều cao hơn nhóm không thừa cân béo phì.
- Trong cả hai nhóm đối tượng tỷ lệ kháng insulin dù được xác định bằng
chỉ số HOMA hoặc QUICKI đều tương đương nhau. Tỷ lệ này ở nhóm thừa
cân-béo phì là 60,2% và nhóm không thừa cân-béo phì là 42,4%.
4.4. TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ SỐ MỠ CƠ THỂ, MỠ TẠNG VÀ MỠ
DƯỚI DA TOÀN THÂN VỚI TÌNH TRẠNG KHÁNG INSULIN TRÊN
BỆNH NHÂN THỪA CÂN-BÉO PHÌ
4.4.1. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da với tuổi
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, BFP, VFL, mỡ dưới da đều
tương quan thuận với tuổi, với r đều lớn >0,2, trong đó BFP có hệ số tương
quan cao hơn (r=0,416). Mỡ cơ thể tương quan thuận vừa với tuổi, có phương
trình hồi quy tuyến tính là y = 0,7109x + 40,05 và hệ số tương quan r=0,416
(p<0,01) (Bảng 3.25).
Tuổi cao là phối hợp với suy giảm chức năng ty lạp thể, giảm sinh ra
ATP do phosphoryl hóa oxy (oxidative phosphorylation) có thể làm tổn
thương khả năng tiết của tế bào bêta tuỵ theo thời gian. Điều này có thể làm
nặng thêm bởi béo phì, gây suy giảm chức năng nội tiết của tuỵ.
Không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ mỡ tăng theo tuổi, tăng song song với
béo phì, đặc biệt là béo bụng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ các loại
mỡ cơ thể, mỡ tạng và các loại mỡ dưới da toàn thân đều tăng theo tuổi.
Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả cũng tương tự những nghiên cứu
của Mai Thế Trạch tại TP. Hồ Chí Minh, Trần Hữu Dàng tại Huế và Cao Mỹ
Phượng tại Trà Vinh đều cho thấy tỷ lệ béo phì và ĐTĐ tăng dần theo tuổi.
4.4.2. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn thân
với BMI
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, BFP, VFL, mỡ dưới da với BMI đều
có tương quan thuận vừa và chặt với BMI, trong đóVFL tương quan chặt chẽ
91
với BMI (r=0,890).
Mỡ nội tạng tương quan thuận chặt với BMI, có phương trình hồi quy
tuyến tính là y = 0,6719x+17,429 và hệ số tương quan r=0,890 (p<0,01)
(Bảng 3.26).
BMI là một trong những yếu tố nguy cơ của ĐTĐ, đặc biệt là ở đối
tượng < 45 tuổi. Tuy nhiên chỉ số BMI không thể phân biệt được trọng lượng
của khối mỡ và khối cơ. Thật vậy, sự liên quan giữa tỷ lệ mỡ và chỉ số BMI
chịu sự thay đổi theo hình dáng bên ngoài của cơ thể và sự phát triển của khối
cơ bắp. Như vậy chỉ số BMI không cho phép đánh giá đúng bản chất của béo
phì ở những người khác nhau và các chủng tộc khác nhau.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong nhóm BMI < 23, phân bố
TLMCT cao và rất cao chiếm tỷ lệ 4,3% và 0%, trong khi đó nhóm BMI ≥ 23
phân bố tỷ lệ cao và rất cao chiếm 33,6% và 28,5% (Bảng 3.13). Điều này cho
thấy sự tương quan thuận giữa BMI và TLMCT.
So sánh BMI và tỷ lệ mỡ nội tạng và mỡ dưới da cũng cho thấy một sự
tương quan tỷ lệ thuận (r = 0,89), khi BMI bình thường thì TLMNT chủ yếu
là bình thường (95,7%), khi BMI cao thì TLMNT chủ yếu là cao 66,2%.
Trong một nghiên cứu tại Nhật Bản vào năm 1995, Matsuzawa Y. và
cộng sự khi phân tích sự phân bố mỡ cơ thể qua chụp cắt lớp vi tính đã cho
thấy rằng: bệnh nhân béo phì có tích luỹ mỡ ở tạng thì thường gây nên rối
loạn chuyển hoá glucose và lipid hơn bệnh nhân béo phì với tích luỹ mỡ ở
dưới da. Gần 90% bệnh nhân béo phì bị thiếu máu cơ tim là thuộc dạng béo
phì với tích luỹ mỡ ở tạng. Qua phân tích lâm sàng có điều chỉnh với tuổi tác
và giới tính, các tác giả có kết luận: ăn quá nhiều sucrose và thiếu hoạt động
thể lực sẽ làm tích luỹ mỡ ở tạng, điều này làm gia tăng hoạt động của cả tân
tạo lẫn phân huỷ lipid khiến gia tăng nồng độ acid béo tự do qua tĩnh mạch
cửa đến gan. Việc gia tăng quá mức acid béo tự do sẽ thúc đẩy tổng hợp lipid
và tân sinh đường cũng như kháng insulin, gây nên tăng lipid máu, giảm dung
92
nạp glucose, tăng huyết áp và xơ vữa mạch máu [77].
4.4.3. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn thân
với HATT
Béo phì được xác định là yếu tố nguy cơ chính của tăng huyết áp. Kết
quả từ các nghiên cứu trên cơ thể động vật và cả trên người cho thấy 3 cơ chế
đặc biệt quan trọng gây tăng huyết áp ở người béo phì gồm (1) hoạt hóa hệ
thần kinh giao cảm, (2) hoạt hóa hệ renin-angiotensin và (3) sự tự biến đổi về
cấu trúc của thận [49].
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận mặc dù không có sự tương quan chặc
giữa tỷ lệ các loại mỡ với huyết áp tâm thu nhưng ta vẫn thấy TLMNT có
tương quan thuận khá với huyết áp tâm thu (r = 0,302, p < 0,05) so với các
loại mỡ khác (Bảng 3.27).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mức huyết áp tâm thu trung bình của
các đối tượng đều tăng theo tỷ lệ mỡ cơ thể và mỡ tạng, tỷ lệ mỡ càng cao thì
huyết áp tâm thu càng tăng, người có chỉ số mỡ cơ thể (BFP) cao có HATT
trung bình là 132,6 ± 13,54 mmHg, người chỉ số mỡ nội tạng rất cao có
HATT trung bình là 132,96 ± 11,2 mmHg.
Bae YJ, Kim SH, Chung JH (2013) nghiên cứu tại Hàn Quốc với kết quả
HATT trung bình 135,5 ± 15,5 mmHg so với nhóm chứng 119,1 ± 12,7
mmHg, kết quả này cao hơn kết quả của chúng tôi. Lee J, Chung DS (2012)
ghi nhận trên 33 bệnh nhân HCCH có HATT trung bình là 121,8 ± 13,7.
4.4.4. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn thân
với VB
Trong nghiên cứu của chúng tôi BFP, VFL, mỡ dưới da với BMI đều có
tương quan thuận vừa và khá chặt với VB, trong đóVFL tương quan khá chặt
với VFL (r=0,764).
Mỡ nội tạng tương quan thuận chặt với VB, có phương trình hồi quy tuyến
93
tính y = 1,56x + 74,801 và hệ số tương quan r=0,764 (p<0,01) (Bảng 3.28).
IDF xem béo phì là trung tâm của hội chứng chuyển hoá và là thành tố
bắt buộc phải có, do vậy tỷ lệ thành tố VB luôn luôn 100% như nghiên cứu
của Đỗ Thị Mỹ Hạnh [12]. Các cách đánh giá IDF cũng như ATP III và EGIR
chỉ sử dụng VB là tiêu chí độc nhất cho thành tố béo phì. Trong khi cách đánh
giá của TCYTT sử dụng VB/VM và/hoặc BMI.
Số đo vòng bụng được cho là phản ánh nguy cơ sức khỏe hiệu quả hơn
chỉ số BMI. Quá nhiều mỡ tập trung ở giữa cơ thể sẽ dẫn tới nguy cơ bị các
bệnh tim mạch và tiểu đường.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hải Thủy (2012)
cho thấy có sự tương quan thuân giữa số đo VB và mức mỡ nội tạng. Mức mỡ
nội tạng bình thường gặp nhiều nhất ở các bệnh nhân nam và nữ có ssoos đo
vòng bụng bình thường (44,2% nam và 50% nữ); mức mỡ nội tạng cao và rất
cao gặp ở nhiều ở các bệnh nhân số đo VB cao [34].
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như trong nghiên cứu của Nguyễn
Quang Hiền (có sư tương quan giữa VB và TLMNT với r = 0,945, p < 0,001).
Sakamoto Y, Gallager nghiên cứu ở 3 nước MỸ, Nga, Nhật so sánh
tương quan BMI và TLMCT ở người bình thường với kết quả r = 0,85-0,94,
p < 0,0001.
4.4.5. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da toàn
thân với Go
Theo kết quả nghiên cứu chúng tôi ghi nhận được không có tương quan
giữa Go với VFL, mỡ toàn cơ thể, thân và chân.
Tiền ĐTĐ bắt đầu bằng sự tích tụ acid béo tự do ở mô mỡ cũng như các
mô khác như gan, cơ, tụy tạng (tích tụ mỡ nội tạng). Sự lắng đọng mỡ nội
tạng từ đó làm phóng thích các adipocytokin tiền viêm như TNF α,
interleukin-6, leptin và các chất khác như MCP-1 (Macrophages and
monocytes chemoattratant protein), PAI-1, adiponectin, adipsin và ASP
(acylation stimulating protein), resistin … các chất này góp phần gây đề
94
kháng insulin [6].
Insulin là một hormone do tuyến tụy sản xuất ra có tác dụng kiểm soát
lượng đường trong máu. Bình thường thức ăn được tiêu hóa thành đường
glucose. Glucose được máu mang tới các tổ chức của cơ thể, ở đó cá các tế
bào sử dụng glucose làm nguồn năng lượng. Glucose này vào được trong tế
bào là nhờ insulin. Ở người có đề kháng insulin glucose không thể vào được
tế bào một cách dễ dàng. Cơ thể phản ứng bằng cách sản xuất nhiều hơn các
insulin để giúp glucose vào tế bào. Kết quả là nồng độ insulin trong máu tăng
cao. Tình trạng này đôi khi dẫn đến tiểu đường khi tuyến tụy không có khả
năng tiết đủ insulin để điều chỉnh đường huyết về mức bình thường.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được glucose trung bình ở
bệnh nhân thừa cân-béo phì tăng dần theo mức độ mỡ nội tạng, lần lượt là
6,51 ở VFL bình thường tăng dần 6,58 (VFL cao) và 7,24 ở VFL rất cao
(Bảng 3.29).
4.4.6. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da toàn
thân với Insulin
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy insulin tương quan ít với VFL,
mỡ toàn cơ thể, thân không tương quan với BFP, tay và chân, trong khi đó mỡ
dưới da tương quan thuận ít với insulin có phương trình hồi quy tuyến tính là
y = 0,1188x + 8,8086 và hệ số tương quan r=0,174 (p<0,05) (Bảng 3.30).
Hiện nay có 2 phương pháp định lượng insulin máu:
* Kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA: Radio Immune Assay)
* Kỹ thuật miễn dịch điện hoá phát quang (ECLIA).
Phương pháp định lượng insulin bằng phương pháp miễn dịch phóng xạ
RIA có nhược điểm là thiếu chính xác vì kết quả bao gồm luôn cả insulin và
proinsulin (đây là một chất không có tác dụng sinh học). Do vậy chúng tôi
chọn phương pháp định lượng insulin máu bằng miễn dịch điện hoá phát
95
quang để tiến hành đề tài này nhằm có kết quả chính xác và tin cậy hơn.
Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về nồng độ insulin máu cho
nhiều trị số kết quả khác nhau. Tuy nhiên, giá trị này còn phụ thuộc một phần
vào phương pháp tiến hành định lượng insulin.
Nồng độ insulin máu được công bố trong nhiều nghiên cứu với hai đơn
vị biểu thị được dùng là U/ml (micro đơn vị/ml) hoặc pmol/l. Hệ số chuyển
đổi U/ml x 7,175 = pmol/l [29].
Nguyễn Đắc Nhật, Trịnh Thanh Hùng, Thái Hồng Quang và Đỗ Khắc
Nghiệp (2003) đã tiến hành nghiên cứu nồng độ insulin trên 31 người khoẻ
mạnh với phương pháp miễn dịch điện hoá phát quang, ghi nhận nồng độ
insulin máu lúc đói là 4,78  2,36 (U/ml) [29]. Nếu xét về giới hạn trên của
nồng độ insulin máu lúc đói thì nhóm chứng của chúng tôi cao hơn nhưng vẫn
nằm trong giới hạn cho phép (<17 U/ml). Sự khác biệt này là do chúng tôi
tiến hành trên những người đến khám và điều trị tại bệnh viện, còn các tác giả
trên lại tiến hành trên người trưởng thành.
So sánh với Nguyễn Viết Quang: nồng độ insulin máu ở 30 đối tượng
> 40 tuổi (8,43  5,85) thì giới hạn trên của chúng tôi cao hơn. Sự khác biệt
này là do tác giả tiến hành trên những người đã mắc bệnh đái tháo đường [31].
Nhìn chung kết quả của chúng tôi tương đương K.B Hub, thấp hơn Phan
Văn Duyệt, Nguyễn Đắc Nhật, Nguyễn Viết Quang, nhưng cao hơn
Spallarossa. P, Huỳnh Văn Minh, Trịnh Thanh Hùng [25], [29], [31].
Sự khác biệt về mức insulin máu lúc đói ở người bình thường giữa các
tác giả có thể được giải thích do sự khác nhau của kit định lượng và giá trị
quy chiếu bình thường ở mỗi cơ sở xét nghiệm.
Do đó, hầu hết các tác giả đều nhấn mạnh đến yêu cầu phải xây dựng số
liệu bình thường cho đơn vị xét nghiệm của mình. Ngoài ra, insulin máu lúc
đói là một giá trị tĩnh, trong một thời điểm nhất định (ở đây là lúc đói) nên
không phản ánh được đáp ứng của insulin (tiết và tác dụng) khi được kích
96
thích bằng glucose.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được mức insulin trung bình
ở 2 nhóm đối tượng thừa cân-béo phì (BMI ≥ 23) là 13,56 ± 8,29 và đối tượng
không thừa cân-béo phì (BMI < 23) là 10,67 ± 7,66; khác nhau có ý nghĩa
thống kê (p< 0,05) (Bảng 3.17).
Theo tác giả Nguyễn Đắc Nhật (Đại học Y Hà nội), nồng độ insulin ở
người bình thường từ sơ sinh đến người già trên 80 tuổi biến động khá rõ rệt
theo tuổi đời. Tuổi càng nhỏ hoặc càng cao thì nồng độ insulin càng có xu
hướng thấp. Giá trị cao nhất nằm ở nhóm tuổi 26-35 là: 0,199  0,07 (nmol/l)
hoặc là: 27,74  9,76 (U/ml) [29].
Theo Huỳnh Văn Minh, trong 108 đối tượng tăng huyết áp: 41,7% có sự
gia tăng insulin máu (> 40 U/ml); 30,5% trường hợp có IO >7 U/ml và tỷ
IO/GO  1,5. Đây là biểu thị tình trạng cường insulin máu [25].
Phải chăng các kết quả trên ngoài sự thay đổi theo chu kỳ sinh lý thì
nồng độ insulin máu còn bị ảnh hưởng của tình trạng cường insulin/kháng
insulin ở người béo phì?
4.4.7. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da toàn
thân với Cholesterol toàn phần
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cholesterol toàn phần tương
quan ít với BFP và VFL, không tương quan với mỡ toàn CT, thân, tay và chân
(Bảng 3.31).
Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng nồng độ trung bình của cholesterol
toàn phần tăng tỷ lệ thuận theo mỡ cơ thể BFP (bình thường = 5,18 ± 0,71;
cao nhẹ = 5,21 ± 1,09; cao = 5,61 ± 1,91) và cũng tăng theo tỷ lệ mỡ nội tạng
VFL (bình thường = 5,33 ± 1,13; cao = 5,53 ± 1,03; rất cao = 5,69 ± 2,81)
(Bảng 3.24).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hải Thủy ghi
97
nhận được nồng độ cholesterol bình thường gặp nhiều nhất ở những đối tượng
có TLMCT bình thường (45,1%) và MMNT bình thường (67,5%) và
cholesterol toàn phần cao chủ yếu gặp ở đối tượng có TLMCT cao và rất cao
(59,1% và 39,8%) và MMNT cao đến rất cao (51,8% và 37,3%). Trong số
các đối tượng vào viện có HCCH thì 81,2% nam và 76,1% nữ có cholesterol
toàn phần cao [33]. Điều đó cho thấy tương quan thuận chặt chẽ (p < 0,001)
giữa tỷ lệ mỡ và cholesterol toàn phần.
4.4.8. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da toàn
thân với triglyceride
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được triglyceride tương quan
ít với BFP và VFL và chân, không tương quan với mỡ toàn CT, thân và tay
(Bảng 3.32).
Nghiên cứu này của chúng tôi cũng cho thấy nồng độ trung bình của
triglyceride tăng tỷ lệ thuận theo mỡ cơ thể BFP (bình thường = 2,29 ± 0,57;
cao nhẹ = 3,03 ± 1,69; cao = 3,36 ± 1,96) và cũng tăng theo tỷ lệ mỡ nội tạng
VFL (bình thường = 2,88 ± 1,58; cao = 3,32 ± 2,06; rất cao = 3,64 ± 1,94
(Bảng 3.23).
Trong nghiên cứu về triglyceride của Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hải
Thủy (2012) cũng cho kết quả khá tương đồng. Mức triglyceride bình thường
gặp nhiều nhất ở bệnh nhân có TLMCT và MMNT bình thường (15,7% và
14,4%), mức triglyceride cao gặp nhiều nhất ở bệnh nhân có TLMCT và
MMNT cao và rất cao. Cho thấy sự tương quan thuận ở mức độ cao (p < 0,05)
giữa tỷ lệ lượng mỡ và nồng độ triglyceride [33]. Tuy nhiên đối tượng trong
nghiên cứu này là các bệnh nhân có HCCH, khác với đối tượng nghiên cứu
của chúng tôi là các bệnh nhân béo phì. .
Năm 2008, Després J.P và Lemieux I trong các nghiên cứu ở Canada đã
nhận thấy rằng: kháng insulin đi kèm với béo phì dạng nam, đặc biệt là có tích
luỹ mỡ ở bụng hay mô mỡ trong các cơ quan. Mặc dù, vòng bụng là dấu chỉ
98
điểm tốt cho sự tích luỹ mỡ vùng bụng hơn là chỉ số khối cơ thể BMI, tuy
nhiên khi chỉ có tăng vùng bụng đơn thuần thì không đủ để chẩn đoán béo phì
nội tạng, vì vậy khi kết hợp với nồng độ triglycerid máu tăng được xem như
là dấu chỉ điểm lâm sàng đơn giản của tích luỹ mỡ ở tạng quá mức [56].
Kim C.S và Nam J.Y (2004) khi nghiên cứu 114 phụ nữ Hàn Quốc tuổi
trung niên không bị đái tháo đường: triglyceride có tương quan với tỷ số mỡ
tạng/mỡ dưới da hơn là tỷ số mỡ/cơ vân và tỷ số mỡ tạng/mỡ dưới da được
xem như là yếu tố tiên lượng tốt phản ánh mức độ lipid trong máu [69].
4.4.9. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da toàn
thân với LDL
Trong nghiên cứu của chúng tôi, LDL không tương quan với BFP, VFL,
mỡ dưới da.
LDL có chức năng vận chuyển cholesterol từ các mô trong cơ thể ra
đường máu và sẽ được sử dụng cho sản xuất tế bào và hormone. Nhưng một
điều không tốt là LDL có xu hướng tích tụ và làm hẹp mạch máu, tăng nguy
cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Lan và Nguyễn Hải Thủy ghi nhận
có 61,3% LDL ≥ 2,6 mmol/l. Nồng độ LDL ở nam là 2,84 ± 1,65 mmol/l và
ở nữ là 2,96 ± 1,35 mmol/l [17].
Trong nghiên cứu của chúng tôi tuy là sự tương quan giữa LDL và tỷ lệ
các loại mỡ không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05) nhưng ta cũng thấy rõ giá
trị trung bình của LDL gia tăng theo mức mỡ nội tạng VLF (bình thường
VFL = 3,04 ± 0,34; cao VFL = 3,06 ± 0,99; rất cao VFL = 3,19 ± 2,44) (
Bảng 3.24).
4.4.10. Tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da toàn
thân với HDL
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, HDL không tương quan với
BFP, VFL, mỡ dưới da.
99
Cũng như LDL, trong nghiên cứu của chúng tôi HDL cũng không thấy
có sự tương quan (p > 0,05) với tỷ lệ các loại mỡ cơ thể nhưng có sự giảm
dần của HDL theo mức tăng của mỡ cơ thể và mỡ tạng. Đối với tỷ lệ mỡ cơ
thể BFP (bình thường BFP = 1,3 ± 0,44; cao nhẹ BFB = 1,28 ± 0,35; cao
BFP = 1,24 ± 0,36) (Bảng 3,23) và mức mỡ nội tạng VFL (bình thường
VFL = 1,34 ± 0,34; cao VFL = 1,27 ± 0,33; rất cao VFL = 3,19 ± 0,37)
(Bảng 3,24).
Jeppesen Facchini và Reaven cho rằng: tăng LDL- C không đi kèm với
kháng insulin và/hay cường insulin máu. Trái lại, giảm HDL- C tương quan
độc lập với kháng insulin và cường insulin bù đắp. Tất cả ba thay đổi: kháng
insulin, cường insulin và giảm HDL- C đều được nhận diện là nguy cơ bệnh
tim mạch [91].
Từ năm 1989, Van Gaal L.F và Vansant G.A (Bỉ) đã đưa ra nhận xét: sự
phân bố mỡ trong cơ thể có ý nghĩa tiên đoán bệnh tim mạch tốt hơn mức độ
béo phì, một vài yếu tố nguy cơ xơ vữa tăng cao ở nam giới tuổi trung niên bị
đái tháo đường thể 2 và ở người béo phì có hay không có rối loạn dung nạp
glucose. Các bệnh nhân béo phì dạng nam có mức độ HDL- cholesterol thấp
hơn và tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose, đái tháo đường cao hơn đáng kể so với
bệnh nhân béo phì dạng nữ. Việc gia tăng quá mức mỡ tại vùng bụng, thậm
chí không có biểu hiện béo phì thì thường đi kèm với các rối loạn chuyển hoá
và làm gia tăng nguy cơ xơ vữa, tỷ lệ tàn tật và tử vong [95].
Vì vậy, để cải thiện kháng insulin ở người thừa cân cần quan tâm đến
việc điều trị làm tăng nồng độ HDL-cholesterol.
100
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu các chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da tại Bệnh
viện TW Huế bằng máy Omron HBF-375 trong thời gian từ tháng 1/2014 đến
tháng 6/2015, bao gồm: 92 đối tượng không thừa cân-béo phì và 98 đối tượng
thừa cân-béo phì, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1. Tỷ lệ mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da ở bệnh nhân thừa cân béo phì:
1.1 . Tỷ lệ mỡ cơ thể và mỡ nội tạng theo 2 nhóm nghiên cứu:
- Trên những bệnh nhân thừa cân-béo phì (BMI ≥ 23) ở nhóm có tỷ lệ
mỡ cơ thể (BFP) mức độ cao chiếm tỷ lệ cao nhất 75,5%.
- Các đối tượng không thừa cân-béo phì (BMI < 23) có TLMCT cao
chiếm tỷ lệ chỉ có 15,3% trong khi đó các đối tượng BMI ≥ 23 có TLMCT
cao chiếm tỷ lệ cao nhất 75,5%
- Nhóm thừa cân, béo phì (BMI ≥ 23) có TLMNT cao chiếm 33,7 % và
rất cao chiếm 28,5% vượt hẳn so với TLMNT ở các đối tượng không thừa
cân-béo phì (BMI <23) là 4,3% và 0%. Điều này cho thấy mối tương quan
thuận giữa BMI và TLMNT và kết quả này cũng chỉ ra tầm quan trọng của
TLMNT với tình trạng thừa cân-béo phì.
1.2. Tương quan của BFP, VFL, mỡ dưới da với đối tượng nghiên cứu có
BMI ≥ 23
- Nhóm thừa cân-béo phì (BMI ≥23) có TLMCT trung bình là 32,9 ±
5,8, TLMNT trung bình là 12,5 ±4,4 và TLMDD trung bình toàn cơ thể là
25,7 ± 6,6, thân là 23,1 ± 5,9, tay là 36,7 ± 11,7, chân là 33,9 ± 8,7.
- Tất cả các chỉ số BFP, VFL, Mỡ dưới da (toàn cơ thể, thân, tay, chân) ở
nhóm thừa cân, béo phì (BMI ≥ 23) đều có trị trung bình cao hơn nhóm không
thừa cân –béo phì (BMI <23).
- Tất cả chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng và mỡ dưới da toàn thân đều có
101
diện tích dưới đường cong ROC (AUC > 7), trong đó diện tích AUC của VFL
là 0,954 và BFP = 0,835 lớn hơn so với các biến số khác. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p< 0,05).
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, diện tích dưới đường cong
ROC (AUV) của tỷ lệ mỡ cơ thể, mức mỡ nội tạng cũng như mỡ dưới da đều
> 0,5. Phần diện tích này có ý nghĩa là thước đo mối tương quan tốt giữa tỷ lệ
các loại mỡ và tình trạng thừa cân-béo phì.
2. Mối tương quan giữa chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da toàn
thân với tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân thừa cân-béo phì
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được mức insulin trung
bình ở 2 nhóm đối tượng thừa cân-béo phì (BMI ≥ 23) là 13,56 ± 8,29 và đối
tượng không thừa cân-béo phì (BMI < 23) là 10,67 ± 7,66; khác nhau có ý
nghĩa thống kê ( p< 0,05).
- Glucose trung bình ở bệnh nhân thừa cân-béo phì tăng dần theo mức độ
mỡ nội tạng, lần lượt là 6,51 ở VFL bình thường tăng dần 6,58 (VFL cao) và
7,24 ở VFL rất cao.
- Trong cả hai nhóm đối tượng tỷ lệ kháng insulin dù được xác định
bằng chỉ số HOMA hoặc QUICKI đều tương đương nhau. Tỷ lệ này ở nhóm
thừa cân-béo phì là 60,2% và nhóm không thừa cân-béo phì là 42,4%.
102
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu các chỉ số mỡ cơ thể, mỡ tạng và mỡ dưới da tại Bệnh
viện TW Huế bằng máy Omron HBF-375 của 190 đối tượng thừa cân-béo phì
và không thừa cân-béo phì, chúng tôi có kiến nghị như sau:
- Cần phổ biến tuyên truyền rộng rãi về nguy cơ của mỡ cơ thể và mỡ
nội tạng cao là một dấu chỉ điểm mới để đánh giá đề kháng insulin.
- Cần có nghiên cứu thêm xem một đối tượng có đề kháng insulin hay
không khi đối tượng này thừa cân-béo phì.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1.
Nguyễn Trường An, (2002), “Phương pháp đo đạt một số chỉ tiêu nhân
trắc cơ bản”, Tạp chí Nội tiết đái tháo đường Số 7, Q 2, tr. 381-387.
2.
Lê Văn An, Lê Thị Thanh Tịnh, Lê Chuyển (2006), “Nghiên cứu sự
thay đổi bilan lipid ở những người mập trung tâm tại Bệnh viện Trường
Đại học Y Khoa Huế”, Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu các đề tài
nghiên cứu khoa học. Hội Nội tiết & Đái tháo đường miền Trung lần
thứ 5, 548, tr.468-471.
3.
Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Hải Thủy, Võ Văn Thắng (2010),
“HCCH ở phụ nữ trên 45 tuổi tại thành phố Đà Nẵng”, Kỷ yếu toàn văn
các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên nghành Nội
tiết và chuyển hóa lần thứ hai, tr. 360-369.
4.
Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Hải Thủy, Võ Văn Thắng (2010),
“HCCH ở phụ nữ trên 45 tuổi tại thành phố Đà Nẵng”, Kỷ yếu toàn văn
các đề tài khoa học, Hội nghị khoa học toàn quốc, chuyên nghành Nội
tiết và chuyển hóa lần thứ hai, tr. 710-720.}.
5.
Lê Văn Bàng (2004), “Tình hình béo phì ở đối tượng trên 15 tuổi tại
thành phố Huế- Việt Nam”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội
nghị khoa học toàn quốc chuyên ngànhNội tiết và Chuyển hóa Việt Nam
lần thứ hai, tr.666-674.
6.
Trần Hữu Dàng (2011), Tiền đái tháo đường, Tạp chí tim mạch học Việt
Nam số 59, NXB Đăk Lắc, tr. 67-72.
7.
Trần Hữu Dàng và cộng sự (2005), “Nghiên cứu chức năng bài biết của
tế bào beta ở bệnh nhân đái tháo đường không tăng cân”, Kỷ yếu toàn
văn các đề tài khoa học, Đại hội Hội Nội tiết- Đái tháo đường Việt Nam
lần thứ ba - Hà Nội, NXB Y Học, (507-508), tr. 692-695.
8.
Trần Hữu Dàng, (2005), “Leptin và các chất tiết ra từ mô mỡ: Nguồn
gốc bệnh tật do béo phì”, Tạp chí y học thực hành số 552, tr. 385.
9.
Trần Hữu Dàng, Trần Thị Tuấn, Trần Thừa Nguyên, (2005), “Hội chứng
chuyển hóa và béo phì”, Tạp chí y học thực hành số 552, tr. 532-353.
10. Phan Phước Duyên, Võ thị Diệu Huyền, (2013), “Nghiên cứu tình trạng
thừa cân béo phì ở người dân trong độ tuổi 30 -60 tuổi tại xã Triệu
Trung, huyện Triệu Phong, Quảng Trị.”, Tạp chí tim mạch học Việt
Nam, Số 552, tr. 324-328.
11. Lê Thanh Hải (2006), Nghiên cứu sự kháng insulin, một yếu tố nguy cơ
của bệnh tai biến mạch máu não, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Huế.
12. Đỗ Thi Mỹ Hạnh (2002), “Nghiên cứu albumin niệu vi thể ở bệnh nhân
có hội chứng chuyển hoá”, Luận án chuyên khoa cấp II. Đại Học Y
Dược Huế, tr.72-78.
13. Nguyễn Quang Hiền (2005), Nghiên cứu các chỉ số mỡ cơ thể bệnh
mạch vành bằng phương pháp đo trở kháng bệnh sinh học, Luận án
chuyên khoa cấp II, Trường đại học y Huế.
14. Phùng Trung Hùng, Nguyễn phước Long, Nguyễn thị Huyền Trang,
(2012), “Giới thiệu về mô mỡ”. www.docsachysinh.com.
15. Hướng dẫn sử dụng máy đo lượng mỡ cơ thể HBF-375, (2012), Nguồn
Omron: www.omron-yte.com.vn/wp.
16. Trần Văn Huy (2007), “Béo phì trong HCCH tại Khánh Hòa, Việt Nam,
Tạp chí tim mạch học, tr. 36-45.
17. Lê Thị Ngọc Lan và Nguyễn Hải Thủy “Đánh giá chỉ số mỡ trên những
bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa” Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu
toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị Đái tháo đường, Nội tiết và các
rối loạn chuyển hoá miền Trung lần thứ IX, 616-617, tr.560.
18. Lê Thị Ngọc Lan và Nguyễn Hải Thủy “Đánh giá chỉ số mỡ trên những
bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa qua cân phân tích trở kháng điện
sinh học HBF-362” Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu toàn văn các đề tài
khoa học. Hội nghị Đái tháo đường, Nội tiết và các rối loạn chuyển hoá
miền Trung lần thứ IX, 616-617, tr.516-517.
19. Lê Thị Ngọc Lan và Nguyễn Hải Thủy “Khảo sát mối liên quan giữa tỷ
lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng với các thành tố của hội chứng chuyển
hóa” Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội
nghị Đái tháo đường, Nội tiết và các rối loạn chuyển hoá miền Trung
lần thứ IX, 616-617, tr.459-460.
20. Lê Thị Ngọc Lan, (2013), “Nghiên cứu tỉ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội
tạng ở bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa”, Luận án chuyên khoa câp
II, tr. 35. Đại học Y Dược Huế.
21. Lê thị Ngọc Lan, Nghiên cứu tỉ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng ở bệnh
nhân có hội chứng chuyển hóa. Luận án chuyên khoa cấp II.
22. Trần Thị Hồng Loan, Phan Nguyễn Thanh Bình (2004), “Thực trạng
thừa cân và béo phì tại thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan”,
Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội nghị khoa học toàn quốc
chuyên ngànhNội tiết và Chuyển hóa Việt Nam lần thứ hai, tr.675-688.
23. Nguyễn Cửu Lợi (2002), Nghiên cứu sự kháng insulin, một yếu tố nguy
cơ độc lập của bệnh mạch vành, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Huế.
24. Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang (1999), “Kháng insulin ở bệnh
nhân đái tháo đường type2 và bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”,
Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, tr.32 - 34.
25. Huỳnh Văn Minh (1996), Nghiên cứu sự kháng insulin, một yếu tố nguy
cơ ở bệnhnhân tăng huyết áp nguyên phát, Luận án phó Tiến sĩ Y học,
Đại học Y Hà Nội.
26. Phạm Minh (2008), Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở người cao tuổi
bị gan nhiễm mỡ, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Huế.
27. Mai thị Bích Ngọc, (2010), “Nghiên cứu thực trạng thừa cân béo phì và
đánh giá biện pháp can thiệp cộng đồng ở học sinh tiểu học thành phố
Huế”. Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Huế.
28. Trần Thừa Nguyên và cộng sự (2011), “Cơ chế kháng insulin ở người
béo phì”, Tài liệu tải từ trang web http://dema-cvn.com/vi/chuyen-e/roiloan-chuyen-hoa/170-co-che-khang-ins...(ngày 12/2/2011).
29. Nguyễn Đắc Nhật (2001), “Nồng độ insulin máu của người Việt nam
bình thường”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Đại hội Hội Nội tiết
- Đái tháo đường Việt Nam lần thứ nhất, tr.370-375.
30. Omron Viet Nam, (2013). “Tỉ lệ mỡ và mức mỡ nội tạng.
www.doctor100.vn/tu-van/kien-thuc-suc-khoe-toan-dien.html.
31. Nguyễn Viết Quang (2003), Nghiên cứu sự biến đổi insulin huyết tương
qua nghiệm pháp dung nạp glucose ở bệnh nhân Đái tháo đường phát
hiện bệnh sau 40 tuổi, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y khoa Huế.
32. Trần Kim Sơn, GS. TS. Huỳnh Văn Minh, “Kháng insulin và suy tim”,
Tạp chí Nội Tiết-Đái tháo đường số 7/2012, QII, tr. 185-196.
33. Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Khảo sát mối liên
quan giữa tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng bằng máy đo lượng mỡ
cơ thể Omron HBF-36 ở bệnh nhân trên 45 tuổi có nguy cơ rối loạn
chuyển hóa.”, Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa
học. Hội nghị Đái tháo đường, Nội tiết và các rối loạn chuyển hoá miền
Trung lần thứ IX, 616-617, tr.532.
34. Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hải Thủy (2012), “Khảo sát mối liên
quan giữa tỷ lệ mỡ cơ thể và mức mỡ nội tạng bằng máy đo lượng mỡ
cơ thể Omron HBF-36 ở bệnh nhân trên 45 tuổi có nguy cơ rối loạn
chuyển hóa.”, Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa
học. Hội nghị Đái tháo đường, Nội tiết và các rối loạn chuyển hoá miền
Trung lần thứ IX, 616-617, tr.485-486.
35. Trần Đức Thọ, Phạm Thắng, Hồ Kim Thanh (2008), “Tìm hiểu một số
đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm của bệnh nhân béo phì trên 60
tuổi”,Tạp chí Y học thực hành- Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. Hội
nghị Đái tháo đường, Nội tiết và rối loạn chuyển hoá miền Trung lần
thứ 6,616-617, tr.482-491.
36. Trần Trung Thông (2001), Nghiên cứu rối loạn lipid máu và biến đổi
tim mạch ở bệnh nhân béo phì, Luận án Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Đại
học Y khoa Huế.
37. Nguyễn Hải Thủy, Huỳnh Văn Minh, Đoàn Phước Thuộc và cộng sự
(2010), “Tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) và mức mỡ nội tạng (VFL) có được xem
như là yếu tố nguy cơ tim mạch-chuyển hóa”, Kỷ yếu hội nghi Nội tiết –
Đái tháo đường- Rối loạn chuyển hóa Miền trung và Tây nguyên lần thứ
VII, tr. 792-804.
38. Nguyễn Hải Thủy (2008), “Hội nhứng chuyển hóa”, Giáo trình sau đại
học chuyên nghành nội tiết và chuyển hóa, Nhà xuất bản đại học Huế,
tr. 313-337.
39. Nguyễn Hải Thủy (2008), “Đề kháng insulin”, Bệnh tim mạch trong rối
loạn nội tiết và chuyển hóa, NXB Đại học Huế, (9-58).
40. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê, (2007), “Hội chứng chuyển hóa”,
Nội tiết học đại cương. Nhà xuất bản TP Hồ chí Minh, tr. 649-655.
41. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê, (2007), “Bệnh đái tháo đường”, Nội
tiết học đại cương. Nhà xuất bản TP Hồ chí Minh, tr. 373-419.
42. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê, (2007), “Béo phì”, Nội tiết học đại
cương. Nhà xuất bản TP Hồ chí Minh, tr. 649-653.
43. Nguyễn Hải Quý Trâm, Hoàng Khánh Hằng (2011), “So sánh giá trị tỉ lệ
mỡ cơ thể (BFP) và mức mỡ nội tạng (VFL) với BMI, vòng bụng và
một số yếu tố nguy cơ tim mạch chuyển hóa”, Tạp chí y dược học,
Trường đại học y dược Huế - số 2, tr. 131-139.
44. Nguyễn Hải Quý Trâm, Nguyễn Hải Thủy, Huỳnh Văn Minh, (2012),
“Tỉ lệ mỡ cơ thể (BFP) và mức mỡ nội tạng (VFL) cần được xem như là
yếu tố nguy cơ tim mạch, chuyển hóa”, Tạp chí Nội tiết, đái tháo đường,
số 6/2012, Q I, tr. 570-581.
45. Đỗ Đình Tùng (2008), Nghiên cứu chức năng tế bào beta, độ nhạy
insulin qua Computer Homeostatic Model Assessment (HOMA2) ở
người bệnh đái tháo đường type 2 được chẩn đoán lần đầu. Luận văn
thạc sĩ y học.
46. Nguyễn Thị Bạch Tuyết, (2005), “Nghiên cứu mối liên quan giữa chỉ
số khối cơ thể (BMI) với tỉ lệ tăng Lipid máu ở đối tượng khám sức
khỏe định kỳ tại Bênh viện Hà Tây”, Y học thực hành (501), số
1/2005, tr. 23-25.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH – TIẾNG PHÁP
47. Meeuwsen S, Horgan GW, Elia M. (2010), “The relationship between
BMI and percent body fat, measured by bioelectrical impedance, in a
large adult sample is curvilinear and influenced by age and sex”,
Clinical Nutrition 29: 560-566.
48. Aaron R. Folsom et al. (2000), “Associations of General and Abdominal
Obesity With Multiple Health Outcomes in Older Women. The Iowa
Women's Health Study”, Arch Intern Med;160:2117-2128.
49. Assmann G. et al. (1998), “The Munster Heart Study (PROCAM).
Results of follow- up at 8 years”, Eur Heart J; 19 suppl. A: A2-A11.
50. Barbara Phillips (2001), “Definitions in Sleep-Disordered Breathing”,
Chest vol. 119 no. 4: 1287-1288.
51. Bermudez OI., Tucker KL. (2001), “Total and central obesity among
elderly Hispanics and the association with type 2 diabetes”, Obes Res. 9:
443-451.
52. Childhood Obesity: A Review of Systematic Reviews", NHS, pp.1 20.40. -26. Serena Low, Mien Chew Chin, Mabel Deurenberg – Yap
(2009), “Review on Epidemic Obesity”, Ann Acad Med Singapore, N0
1, 38: pp. 57-65.
53. Christine Cadena (2006), “The Complications of Obesity: Deep Vein
Thrombosis”, J Am Coll Cardiol; 42: 378-384.
54. Chu N.F (2006), Prevalence of obesity in Taiwan, Obesity Reviews, 6
(4), pp.271-274.
55. Cullen M.T, Brice E, Ronald C.K (2006), Critical nodes in signalling
pathways: insights into insulin action, Nature Reviews Molecular Cell
Biology 7, pp.85-96.
56. Després J.P, Lemieux I, Bergeron J et al (2008), Abdominal obesity and
the metabolic syndrome: contribution to global cardiometabolic risk,
Arterioscler Thromb Vasc Biol, 28(6), pp.1039-1049.
57. Drenick EJ., Bale GS., Seltzer F., Johnson DG. (1980), ‘’Excessive
mortality and causes of death in morbidly obese men’’, J Am Med
Assoc;243: 443-445.
58. Emoto M. et al. (1999), Homeostasis Model Assessment as a clinical
index of insulin resistance in type 2 diabetic patients treated with
sulfonylureas”, Diabetes Care, 22 (5), pp. 818-822.
59. Ezenwaka C.E, Akanji A.O, Akanji B.O et al (1997), The prevalence of
insulin resistance and other cardiovascular disease risk factors in healthy
elderly southwestern Nigerians, Atherosclerosis- Annual Conference of
the British Hyperlipidaemia Association No10, Manchester , Royaumeuni (04/07/1996), 128 (2), pp.257-263 (73 ref.), pp.201-211.
60. Flegal KM, Carroll MD, Ogden CL, Johnson CL (2002), "Prevalence
and trends in obesity among US adults, 1999-2000", JAMA, 288: pp.
1723 - 1727.
61. Frank B. Hu et al. (2001), ‘’Diet, Lifestyle, and the Risk of Type 2
Diabetes Mellitus in Women’’, The New England Journal of Medicine.
Volume 345:790-797.
62. Gill T. (2006), "Epidemiology and health impact of obesity: an Asia
Pacific perspective", Asia Pac J Clin Nutr, 15: pp. 3 - 14.
63. Hubert et al. (1983), ‘’Obesity as an independent risk factor for
cardiovascular disease: a 26-year follow-up of participants in the
Framingham Heart Study’’, Circulation; 67: 968-977.
64. Janssen I. (2007), ‘’Morbidity and Mortality Risk Associated With an
Overweight in Older Men and Women’’, Obesity; 15, 1827-1840.
65. Jean-Michel Lecerf (2003), ‘’Poids et Obésité, Complications de
l’Obésité’’, John Libbey, Pari, Frances; pp. 108.
66. Katz A, Nambi S.S, Mather K et al (2000), Quantitative insulin
sensitivity check index: a simple, accurate method for assessing insulin
sensitivity in human, The Journal of Clinical Endocrinology &
Metabolism, 85 (7), pp.2407-2410.
67. Keskin M, Kurtoglu S, Kendirci M et al (2006), Homeostasis model
assessment is more reliable than the fasting glucose/insulin ratio and
quantitative insulin sensitivity check index for assessing insulin
resistance among obese children and adolescents, Pediatric, 115 (4),
pp.e500-e503.
68. Kevin P. et al. (2004), ‘’Obesity and hypertension: two epidemics or
one?’’, Am J Physiol Regul Integr Comp Physiol 286: R803-R813.
69. Kim C.S, Nam J.Y, Park J.S (2004), The correlation between insulin
resistance and the visceral fat to skeletal muscle ratio in middle-aged
women, Yonsei Med J, 45 (3), pp.469-478.
70. Kim D.M, Ahn C.W, Nam S.Y (2006), Prevalence of obesity in Korea,
Obesity Reviews, 6 (2), pp.117-121.
71. Kopelman P.G, Tschoep M (2002), Clinical problems caused by
obesity,Obesity. Endotext.com.
72. Krentz A.J (2002), Pathophysiology of Insulin resistance, Insulin
resistance: a clinical handbook, Blackwell Pubshing Company, pp.34-46.
73. Lise Bameoud (2005), "Obesite infantile": Epidemie confirmee chez les
enfants europeens, Science Actualites.fr.
74. Lise Bameoud (2005), "Obesite infantile": Epidemie confirmee chez les
enfants europeens, Science Actualites.fr.
75. Luo J, Hu F. B. (1998), Time trends of childhood Obesity in China from
1989 to 1997, Harvard School of public health, Boston, pp. 1- 16.
76. Marc Perry, (2013), 5 ways to measure body fat percentage,
www.builtlean.com/2010/07/13/.
77. Matsuzawa Y, Shimomura I, Nakamura T et al (1995), Pathophysiology
and pathogenesis of visceral fat obesity,Obes Res, 3 Suppl 2,
pp.187S-194S.
78. Meeuwsen S, Horgan GW, Elia M. (2010), “The relationship between
BMI and percent body fat, measured by bioelectrical impedance, in a
large adult sample is curvilinear and influenced by age and sex”,
Clinical Nutrition 29: 560-566.
79. Momesso DP, Bussad I, (2011), “Body composition, metabolic
syndrome and insulin resistance in type 1 diabetes mellitus”, Arq Bras
Endocrinol Meta, 55/3 189-193.
80. Mc Auley KA. Et al. (2009), “Goals of treatment for type 2 diabetes:
beta-cell preservation for glycemic control”, Diabetes Care, 32 (Suppl 2),
S178-S183.
81. McGrother C. W. et al. (2006), ‘’Urinary storage symptoms and
comorbidities: a prospective population cohort study in middle-aged and
older women’’, Age Ageing; 35: 16-24.
82. Milewicz A, Jedrzeuk D (2006), Prevalence of obesity in Poland,
Obesity Reviews, 6 (2), pp.113-114.
83. Mokdad AH. et al. (2001), ‘’The continuing epidemics of obesity and
diabetes in the United States’’, JAMA 286:1195–1200.
84. Mokdad AH. et al. (2003), ‘’Prevalence of Obesity, Diabetes, and
Obesity-Related Health Risk Factors’’, JAMA;289:76-79.
85. Montani et al. (2002), ‘’Pathways from obesity to hypertension’’,
International journal of obesity and related disorders; 26: 28-38.
86. Murphy NF. et al. (2006), ‘’Long-term cardiovascular consequences of
obesity: 20-year follow-up of more than 15 000 middle-aged men and
women’’, European Heart Journal; 27(1):96-106.
87. National Task Force on the Prevention and Treatment of Obesity (2000),
“Overweight, Obesity, and Health Risk’’, Arch Intern Med;160:898-904.
88. Olga G.A, Rafael G.R (2001), Correlation between Insulin Suppression
Test and Quantitative Insulin Sensitivity Check Index in Hypertensive and
Normotensive Obese Patients, Diabetes Care, 24 (11), pp.1998-1999.
89. Organisation mondial de la santé
(2010)– Obésite et surpoids,
Aidememoire n0 311.
90. Pearson TA. et al. (2003), ‘’Centers for Disease Control and Prevention,
American
Heart
Association:
Markers
of
inflammation
and
cardiovascular disease: application to clinical and public health practice:
a statement for healthcare professionals from the Centers for Disease
Control and Prevention and the American Heart Association’’,
Circulation 107:499-511.
91. Reaven G.M (2004), The metabolic syndrome or insulin resistance
syndrome? Different names, different concepts, and different goals,
Endocrinology and Metabolism Clinics, 33 (2), pp.1220-1231.
92. Rennie K.L, Jebb S.A (2006), Prevalence of obesity in Great Britain,
Obesity Reviews, 6 (1), pp.11-12.
93. Soverini V, Moscatiello S, Villanova N et al (2009), Metabolic
Syndrome and Insulin Resistance in Subjects with Morbid Obesity,
Obes Surg, 122 (4), pp.120-126.
94. Tishler P. et al. (2003), ‘’Incidence of sleep-disordered breathing in an
urban adult population: the relative importance of risk factors in the
development of sleep-disordered breathing’’, JAMA 289: 2230-2237.
95. Van Gaal L.F, Vansant G.A, De Leeuw I.H (1989), Upper body adiposity
and the risk for atherosclerosis, J Am Coll Nutr, 8 (6), pp.504-14.
96. Vazquez G, Duval S, Jacobs DR Jr, et al. (2007), “Comparison of body
mass index, waist circumference, and waist/hip ratio in predicting
incident diabetes: a meta-analysis”, Epidemiol Rev 29:115-28.
97. Weidmann P, de Courten M, Boehlen L, Shaw S (1993), The
pathogenesis of hypertension in obese subjects, Drugs, 46 Suppl 2,
pp.197-208.
98. WHO (2000), “Obesity preventing and managing the gobal epidemic”,
Report of a WHO Colsultation on Obesity, series 894, pp. 174-183, 60-80.
99. Yokoyama H. et al. (2004), “Quantitative insulin sensitivity check index
and the reciprocal index of Hemeostasis Model Assessment are useful
indexes of insulin resistance in type 2 diabetic patients with wide range
of fasting plasma glucose”, The Journal of Endocrinology &
Metabolism, 89, 3, pp. 1481-1484.
100. Yumuk V.D (2006), Prevalence of obesity in Turkey, Obesity Reviews,
6 (1), pp.9-10.
PHỤ LỤC
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Số phiếu:…….
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
(NHÓM BMI ≤ 23 )
1. PHẦN HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên bệnh nhân:............................................. Nam 
Nữ 
2. Tuổi: ......................................... Nghề nghiệp: ...............................................
3. Địa chỉ: ............................................................................................................
4. Khoa:..................................................................... Bệnh viện TW Huế.
5. Số vào viện: .................................................. Ngày vào viện: ........................
6. Chẩn đoán:.......................................................................................................
2.TIỀN SỬ
a.Gia đình
- Tiền sử thân nhân đái tháo đường: Cha, mẹ, anh, chị, em ruột
Có 
Không 
- Tiền sử gia đình tăng huyết áp: Cha, mẹ, anh, chị, em ruột
Có 
Không 
- Tiền sử gia đình béo phì: Cha, mẹ, anh, chị, em ruột
Có 
Không 
- Tiền sử gia đình rối loạn lipid máu: Cha, mẹ, anh, chị, em ruột
Có 
Không 
- Tăng huyết áp:
Có 
Không 
- Đái tháo đường:
Có 
Không 
- Rối loạn lipid máu:
Có 
Không 
- Vận động thể lực:
Có 
Không 
- Uống rượu bia:
Có 
Không 
- Hút thuốc lá:
Có 
Không 
b. Bản thân
4. LÂM SÀNG
- Chiều cao:…….(m)
Cân nặng:…… ...... (kg)
- BMI: ....................................................................... (Kg/m2)
- Tỉ lệ mỡ cơ thể (BFP): ...................................... (5,0 - 50%)
- Mức mỡ nội tạng (VFL): ...................................... (0,5 - 30)
- Tỉ lệ mỡ dưới da: ............................................... (5,0 – 60%)
* Toàn cơ thể (Whole body): ..................................................
* Thân (Trunk): ......................................................................
* Tay (Arms): .........................................................................
* Chân (Legs): .........................................................................
- Vòng bụng:....................................................................... cm
- Vòng mông: ..................................................................... cm
- Huyết áp tâm thu: .................................................... (mmHg)
- Huyết áp tâm trương:. ............................................ (mmHg)
5. CẬN LÂM SÀNG
- Glucose huyết lúc đói: .......................................... (mmol/L)
- Insulin máu lúc đói: ................................................(µU/ml )
- Cholesterol: ........................................................... (mmol/L)
- Triglycerid: ........................................................... (mmol/L)
- LDL-C: .................................................................. (mmol/L)
- HDL-C: ................................................................. (mmol/L)
Người thực hiện ký tên
Nguyễn Ngọc Tuấn
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Số phiếu:…….
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
(NHÓM BMI > 23)
1. PHẦN HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên bệnh nhân:............................................. Nam 
Nữ 
2. Tuổi: ......................................... Nghề nghiệp: ...............................................
3. Địa chỉ: ............................................................................................................
4. Khoa:..................................................................... Bệnh viện TW Huế.
5. Số vào viện: .................................................. Ngày vào viện: ........................
6. Chẩn đoán:.......................................................................................................
2.TIỀN SỬ
a.Gia đình
- Tiền sử thân nhân đái tháo đường: Cha, mẹ, anh, chị, em ruột
Có 
Không 
- Tiền sử gia đình tăng huyết áp: Cha, mẹ, anh, chị, em ruột
Có 
Không 
- Tiền sử gia đình béo phì: Cha, mẹ, anh, chị, em ruột
Có 
Không 
- Tiền sử gia đình rối loạn lipid máu: Cha, mẹ, anh, chị, em ruột
Có 
Không 
- Tăng huyết áp:
Có 
Không 
- Đái tháo đường:
Có 
Không 
- Rối loạn lipid máu:
Có 
Không 
- Vận động thể lực:
Có 
Không 
- Uống rượu bia:
Có 
Không 
- Hút thuốc lá:
Có 
Không 
b. Bản thân
4. LÂM SÀNG
- Chiều cao:…….(m)
Cân nặng:…… ...... (kg)
- BMI: ....................................................................... (Kg/m2)
- Tỉ lệ mỡ cơ thể (BFP): ...................................... (5,0 - 50%)
- Mức mỡ nội tạng (VFL): ...................................... (0,5 - 30)
- Tỉ lệ mỡ dưới da: ............................................... (5,0 – 60%)
* Toàn cơ thể (Whole body): ..................................................
* Thân (Trunk): ......................................................................
* Tay (Arms): .........................................................................
* Chân (Legs): .........................................................................
- Vòng bụng:....................................................................... cm
- Vòng mông: ..................................................................... cm
- Huyết áp tâm thu: .................................................... (mmHg)
- Huyết áp tâm trương:. ............................................ (mmHg)
5. CẬN LÂM SÀNG
- Glucose huyết lúc đói: .......................................... (mmol/L)
- Insulin máu lúc đói: ................................................(µU/ml )
- Cholesterol: ........................................................... (mmol/L)
- Triglycerid: ........................................................... (mmol/L)
- LDL-C: .................................................................. (mmol/L)
- HDL-C: ................................................................. (mmol/L)
Người thực hiện ký tên
Download