Chiến thắng Bạch Đằng là một trong những chiến thắng vang dội, vẻ vang trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Không những thế chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo còn mang nhiều ý nghĩa lịch sử to lớn. Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán – giành lại quyền tự chủ cho người Việt, tự xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, Đình Nghệ bị thuộc tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rễ của ông là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Kiều Công Tiễn để trị tội phản chủ. Hắn ta tự thấy thế cô, lực yếu đã cho người chạy sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nhân cơ hội này để mở rộng lãnh thổ, vua Nam Hán sai con là Hoằng Tháo cho quân xâm lược nước ta. Được tin quân Nam Hán chuẩn bị kéo quân sang xâm lược, Ngô Quyền nhận cần phải nhanh chóng diệt trừ bọn phản bội ở trong nước, chặt đứt mọi thế lực nội ứng của kẻ thù. Ông nắm vững và phán đoán đúng tình hình quân xâm lược và đặt ra kế hoạch kháng chiến. Kế hoạch của ông là tập trung lực lượng tiêu diệt thật nhanh gọn, triệt để đội quân xâm lược Nam Hán ở ngay địa đầu Tổ quốc bằng một trận quyết chiến chiến lược giành toàn thắng. Ông chọn vùng hạ lưu và cửa biển Bạch Đằng làm vùng trận địa quyết chiến. Tất cả các nguồn thư tịch cổ của Việt Nam và Trung Quốc đều chép thống nhất với Đại Việt sử kí toàn thư là Ngô Quyền “Định kế rồi, bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển.” Thế trận của Ngô Quyền là thế trận triệt để lợi dụng địa hình thiên nhiên phức tạp ở vùng cửa biển Bạch Đằng( gồm sông nước, cồn gò, dải chắn, bãi bồi, rừng sú vẹt, đầm lầy, kênh rạch chằng chịt và các làng xã ven sông), kết hợp với bãi cọc là bãi chướng ngại nhân tạo, làm tăng sức mạnh chiến đấu của nhân dân ta và dồn quân địch, vào thế bất ngờ bị động. Thế trận của Ngô Quyền là thế trận phối hợp chiến đấu chặt chẽ giữa quân thủy với quân bộ, giữa quân đội chủ lực với lực lượng vũ trang của quần chúng và sự tham gia phpucwj vụ của đông đảo nhân nhân yêu nước. Thế trận của Ngô Quyền nhằm chặn đứng ư, bao vây và tiêu diệt triệt để quân địch ở địa đầu Tổ Quốc. Đây cũng là thế trận tiêu diệt chiến quy mô lớn, chặt chẽ, tiêu biểu cho ý chí của cả dân tộc, không chỉ đánh bại kẻ địch mà còn chặn đường rút lui, tiêu diệt và phá tan mưu đồ xâm lược của chúng. Sức mạnh của cả nước vừa được giải phóng, của cả dân tộc đang vùng lên được tập trung về cửa biển Bạch Đằng và dồn cả lại trong một trận quyết chiến chiến lược. Cuối tháng 12 năm 938, đoàn binh thuyền của quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy từ Quảng Đông vượt biển sang xâm lược nước ta. Hoằng Tháo là viên tướng trẻ tuổi hung hăng và rất chủ quan đã kéo đoàn binh thuyền tiến thẳng về phía cửa biển Bạch Đằng. Cùng lúc đó cánh quân do Lưu Cung chỉ huy cũng áp sát biên giới nước ta và đóng tại trấn Hải Môn ( huyện Bác Bạch, Quảng Đông, Trung Quốc). Khi những chiếc thuyền đi qua đầu của quân Nam Hán vừa tiến tới vùng cử biển Bạch Đằng, đội quân khiêu chiến của ta với những chiếc thuyền nhẹ bỗng xuất hiện. Quân ta chiến đấu quyết liệt vừa cố kìm chân chúng chờ cho nước triều lên thật cao., vừa để chúng không hoài nghi, giữ bí mật trận địa mai phục. Theo Đại Việt sử ký toàn thư “Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút,cọc nhô lên, Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu”. Quân Nam Hán ở trước mặt , sau lưng, dưới nước, trên bờ đều bị đánh quyết liệt. Số thuyền chiến của địch đã bị cọc bịt sắt đâm thủng, bị va vào nhau mà chìm đắm. Chủ tướng giặc là Hoằng Tháo bị quân ta bắt sống và giết tại trận. Cuộc chiến đấu diễn ra và kết thúc chỉ ttrong vòng một con nước triều, nghĩa là chỉ trong một ngày, hoàn toàn đúng như dự kiến của Ngô Quyền. Toàn bộ đạo quân xâm lược với đoàn thuyền chiến lớn vừa mới tiến vào địa đầu sông nước của Tổ quốc đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Đây là trận đánh thần tốc với hiệu quả cao vào bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đoàn quân do chính vua Nam Hán chỉ huy vừa mới kéo đến biên giới nước ta, chưa kịp gây thanh thế, cũng chưa kịp tiếp ứng cho Hoằng Tháo đã lập lập tức bị tan vỡ trước thắng lợi oanh liệt và vang dội của quân dân ta ở cửa biển Bạch Đằng. Cuộc chiên tranh xâm lược đầy tham vọng của nhà Nam Hán hoàn toàn thất bại. Cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta kết thúc thắng lợi rực rỡ. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là cái mốc bản lền của lịch sử Việt Nam. Nó chấm dứt vĩnh viễn nền thống trị hơn 1000 năm của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập thực sự và lâu dài của dân tộc. Trong khí thế chiến thắng, ông kéo quân về Cổ Loa, đóng đô ở đây, bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc và tự xưng Vương, đặt lại hết bộ máy hệ thống, lễ nghi xây đựng một quốc gia độc lập. ại sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán? Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán, vì nơi đây là khu vực có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc tổ chức trận địa mai phục quân địch: + Bạch Đằng là cửa ngõ phía đông bắc và là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nội địa Việt Nam. Muốn xâm nhập vào Việt Nam bằng đường thủy, quân Nam Hán chắn chắn sẽ phải đi qua cửa biển này. + Cửa biển Bạch Đằng rộng hơn 2 dặm, ở đó có nhiề u núi cao, nhiề u nhánh sông đổ lại, sóng cồ n man mác giáp tận chân trời; cây cố i um tùm che lấ p bờ sông. + Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh. Lúc triều dâng, nước trải đôi bờ đến vài cây số. Lòng sông đã rộng, lại sâu, từ 8 mét – 18 mét. Khi thủy triều xuống, nước rút nhanh (khoảng 0.3 mét trong một giờ) ào ào xuôi ra biển, mực nước chênh lệch khi cao nhất và thấp nhất là khoảng 3 mét.