ÔN TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ - HCMUT HỌC KỲ 221 Lưu ý: các nội dung này do mình tổng hợp từ nhiều tài liệu khác nhau, nên có thể sai sót nhiều, mọi người chỉ nên đọc tham khảo thôi nhé! Mục lục Chương 2: Hàng hoá, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường. ..... 2 Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường. ............................................ 6 Chương 4: Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (1930-1945) ................................. 10 Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam. .......................................................................................................... 11 Chương 6: CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. ........................... 13 CHÚC CÁC BẠN ÔN THI THẬT TỐT!!! Ôn tập KTCT – HK221 – NGƯỜI VÔ DANH – HCMUT – TRANG 1 Chương 2: Hàng hoá, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường. Chương 2 gồm: Nền kinh tế thị trường & các quy luật kinh tế chủ yếu của nền kinh tế thị trường. o o o o o Khái niệm và vai trò của thị trường: Thị trường là nơi (lĩnh vực) trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau để xác định giá cả và sản lượng hàng hoá, dịch vụ. Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế dưới sự tác động của các quy luật kinh tế. Phân loại thị trường: ▪ Theo đối tượng mua bán: có thị trường hàng hoá, dịch vụ như thị trường cà phê, bất động sản, chứng khoán… ▪ Theo ý nghĩa và vai trò của đối tượng mua bán: có thị trường tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. ▪ Theo vai trò đối với quá trình sản xuất: có thị trường đầu vào và đầu ra. ▪ Theo tính chất và cơ chế vận hành: có thị trường cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền hoàn toàn, thiểu quyền và cạnh tranh độc quyền. ▪ Theo quy mô và phạm vi của thị trường: có thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Vai trò của thị trường: Thị trường là nơi các chủ thể kinh tế thực hiện tối đa hoá lợi ích, nên thị trường có vai trò kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Các quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường: Quy luật giá trị (QLGT) Yêu cầu: QLGT yêu cầu việc sản xuất và lưu thông HH phải dựa trên cơ sở giá trị xã hội của HH. Nội dung: ▪ QLGT biểu hiện thông qua giá cả thị trường (GCTT). ▪ GCTT có thể LỚN HƠN, NHỎ HƠN hoặc BẰNG giá trị. Vì ngoài giá trị, GCTT còn chịu tác động của cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. ▪ Sự lên xuống của GCTT tạo thành cơ chế tác động của QLGT. Tác động: ▪ Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá: • Điều tiết sản xuất: Điều tiết nguồn lực SX giữa các ngành trong nền kinh tế. Ôn tập KTCT – HK221 – NGƯỜI VÔ DANH – HCMUT – TRANG 2 • Điều tiết lưu thông HH: HH vận động từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao. QLGT có tác động điều tiết hàng hoá giữa các vùng, miền, quốc gia với nhau. ▪ Kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động: • Để tối đa hoá lợi nhuận GTCB (giá trị cá biệt)/GTXH (giá trị xã hội) (mong muốn GTCB </= GTXH) bằng cách: cải tiến kỹ thuật; đổi mới tổ chức, quản lý; sử dụng hiệu quả các nguồn lực… ▪ Sự phân hoá giữa những người SXHH: Trong quá trình cạnh tranh: Thành công (GTCB<GTXH) người giàu Thất bại (GTCB>GTXH) người nghèo Kinh doanh • Những yếu tố có thể làm tăng thêm tác động phân hoá sản xuất cùng những tiêu cực về kinh tế xã hội khác: chạy theo lợi ích cá nhân, đầu cơ, gian lận, khủng hoảng kinh tế. o Quy luật cung cầu Cầu là số lượng hàng hoá mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Nhân tố tác động đến lượng cầu: giá cả, thu nhập, giá cả hàng hoá liên quan, thị hiếu, kỳ vọng … Cung là số lượng hàng hoá mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Nhân tố tác động đến lượng cung: giá cả, giá cả yếu tố đầu vào, công nghệ, kỳ vọng… Ôn tập KTCT – HK221 – NGƯỜI VÔ DANH – HCMUT – TRANG 3 Yêu cầu: quy luật này đòi hỏi cung – cầu phải có sự thống nhất. Nội dung: Trên thị trường, cung – cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Mối quan hệ cung – cầu: ▪ Cầu xác định cung và ngược lại. ▪ Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về HH ▪ Cung tác động đến cầu, kích thích cầu. ❖ Mối qua hệ cung – cầu và giá cả: Cung > cầu Giá cả < Giá trị Cung < cầu Giá cả > Giá trị Cung = cầu Giá cả = Giá trị ❖ Tác dụng: ▪ Điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hoá; ▪ Làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường, ảnh hưởng tới giá cả của hàng hoá. ▪ Có thể dự đoán xu thế biến động của giá cả. ▪ Nhà nước dùng chính sách giá cả, thuế, sản lượng, … để điều tiết cung – cầu nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển. o Quy luật lưu thông tiền tệ ❖ Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông bao giờ cũng đòi hỏi phải có một lượng tiền nhất định. Số tiền này được xác định bằng quy luật lưu thông tiền tệ. 𝑴= 𝑷 × 𝑸 𝑽 Trong đó: ✓ ✓ ✓ ✓ M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông. P là giá cả trung bình của các hàng hoá. Q là khối hàng hoá đem ra lưu thông. V là tốc độ lưu thông tiền tệ. o Quy luật cạnh tranh Quy luật cạnh tranh: là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hoá. Yêu cầu: khi đã tham gia thị trường, các chủ thể sx kinh doanh, bên cạnh sự hợp tác, luôn phải chấp nhận cạnh tranh. Ôn tập KTCT – HK221 – NGƯỜI VÔ DANH – HCMUT – TRANG 4 Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh của các chủ thể kinh tế nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và lưu thông để thu được lợi nhuận tối đa. Cạnh tranh vừa là động lực, vừa là môi trường để các chủ thể kinh tế thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Các loại cạnh tranh: ✓ Cạnh tranh mua, cạnh tranh bán. ✓ Cạnh tranh trong nội bộ ngành. Kết quả: hình thành giá trị thị trường của từng loại hàng hoá. Theo C.Mác, “Một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó. Mặt khác, lại phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này”. ✓ Cạnh tranh giữa các ngành. Mục đích: tìm nơi đầu tư có lợi nh ✓ Cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế. ✓ … ❖ Tác động của cạnh tranh trong nền KTTT: Những tác động tích cực: Những tác động tiêu cực: ✓ Cạnh tranh thúc đẩy lực lượng ✓ Gây tổn hại cho môi trường kinh sản xuất phát triển. doanh. ✓ Cạnh tranh thúc đẩy nền kinh tế ✓ Gây lãng phí nguồn lực của xã phát triển. hội. ✓ Cạnh tranh phân bố nguồn lực ✓ Làm tổn thất phúc lợi xã hội. linh và hiệu quả. ✓ Cạnh tranh thúc đẩy nhu cầu của xã hội. Ôn tập KTCT – HK221 – NGƯỜI VÔ DANH – HCMUT – TRANG 5 Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường. (gồm: Tiền lương, tích lũy tư bản, tuần hoàn và chu chuyển tư bản.) Tiền công (tiền lương) o Bản chất của tiền công: là giá cả của hàng hoá sức lao động (HHSLĐ) o Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản: ▪ Tiền công tính theo thời gian: Là ▪ Tiền công tính theo sản phẩm: Là hình thức tiền công tính theo thời gian hình thức tiền công tính theo số lượng lao động của người công nhân. sản phẩm làm ra, hoặc số lượng công ✓ Ưu điểm: dễ áp dụng, đặc biệt trong việc đã hoàn thành. những ngành nghề không thể áp dụng ✓ Ưu điểm: khuyến khích sự nhiệt tình, tiền công theo sản phẩm. sáng tạo của NLĐ. ✓ Hạn chế: không khuyến khích sự ✓ Hạn chế: dễ dẫn đến việc chạy theo nhiệt tình, sáng tạo của NLĐ số lượng và không phải lĩnh vực nào cũng áp dụng được… ❖ Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế: ▪ Tiền công danh nghĩa là tiền công được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. ▪ Tiền công thực tế là tiền công được biển hiện dưới hình thái hàng hoá, dịch vụ. Tiền công thực tế mới phản ánh chất lượng của sản xuất và tái sản xuất SLĐ (chất lượng cuộc sống) của công nhân => Công nhân cần quan tâm đến TIỀN CÔNG THỰC TẾ. ❖ Ý nghĩa: ▪ Nghiên cứu học thuyết tiền công của C.Mác là cơ sở cho việc hoạch định chính sách tiền lương. ▪ Sử dụng đúng đắn tiền lương sẽ tạo động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. ✓ C.Mác nhấn mạnh, để có giá trị thặng dư: thực hiện giá quá trình sản xuất giá trị thặng dư; chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình đó và thực hiện giá trị. Tích luỹ tư bản o Bản chất của tích luỹ tư bản (TLTB): là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. ▪ Về bản chất: TLTB là tư bản hoá một phần GTTD. ▪ Về mục đích: Nhằm tăng quy mô GTTD. ✓ Động lực của TLTB: thu được nhiều GTTD, do cạnh tranh và yêu cầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. ✓ Thực chất: nguồn gốc duy nhất là GTTD. Ôn tập KTCT – HK221 – NGƯỜI VÔ DANH – HCMUT – TRANG 6 o ▪ ▪ ▪ Các nhân tố ảnh hướng đến TLTB: Tỷ suất GTTD. Năng suất lao động. Sự chênh lệch giữa TƯ BẢN SỬ DỤNG và TƯ BẢN TIÊU DÙNG: TƯ BẢN SỬ DỤNG: giá trị tư liệu lao động hoạt động trong quá trình sản xuất. TƯ BẢN TIÊU DÙNG: Phần giá trị tư liệu lao động được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kì sản xuất dưới dạng khấu hao. Công nghệ càng hiện đại, sự chênh lệch giữa TBSD và TBTD càng lớn => sự phục vụ không công của máy móc càng lớn => quy mô TLTB càng lớn. ▪ Quy mô TB ứng trước. ❖ Một số hệ quả của TLTB: ▪ Tăng cấu tạo hữu cơ tư bản (c/v). Cấu tạo hữu cơ của tư bản: • Cấu tạo kỹ thuật của tư bản: là tỷ lệ giữa số lượng TLSX và số lượng SLĐ sử dụng TLSX đó. (Hình thái hiện vật) • Cấu tạo giá trị của tư bản (c/v): là tỷ lệ số lượng giá trị TLSX và số lượng giá trị SLĐ. (Hình thái giá trị) C.Mác cho rằng, nền sản xuất có thể được quan sát qua hình thái hiện vật hoặc hình thái giá trị ▪ Tăng tích tụ và tập trung tư bản. ▪ Tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với thu nhập của người lao động. Quá trình TLTB là quá trình bần cùng hoá giai cấp vô sản. ❖ ▪ ▪ ▪ Những biểu hiện mới của TLTB: Tăng cường ứng dụng thành tựu KHCN. Tăng nhanh trong các ngành có hàm lượng KHCN, chất xám cao. Thâu tóm và sáp nhập trở nên phổ biến và tăng nghèo đói. Ôn tập KTCT – HK221 – NGƯỜI VÔ DANH – HCMUT – TRANG 7 Tuần hoàn và chu chuyển tư bản Mô hình của tuần hoàn tư bản (THTB) Khái niệm: Tuần hoàn tư bản (THTB) là sự vận động liên tiếp của tư bản trải qua 3 giai đoạn, tồn tại dưới 3 hình thái và thực hiện 3 chức năng tương ứng rồi quay về hình thái ban đầu có kèm thêm GTTD. Điều kiện của THTB: phải tồn tại đồng thời ở cả 3 gia đoạn, mang cả 3 hình thái tương ứng, thực hiện 3 chức năng và không ngừng chuyển hoá cho nhau. Bản chất: ✓ Phản ánh mặt chất của sự vận động tư bản. ✓ Ở góc độ kinh tế, nó phản ánh mối quan hệ khách quan phụ thuộc lẫn nhau giữa các hoạt động kinh tế => Là dòng luân chuyển của vốn trong nền kinh tế. Chu chuyển tư bản: Khái niệm: chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian. Phương thức đo lường: thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển tư bản. ❖ Thời gian chu chuyển tư bản: ▪ Khái niệm: là thời gian tính từ khi tư bản ứng ra dưới một hình thái nhất định cho đến khi thu về cũng dưới hình thái ấy có kèm theo giá trị thặng dư. Là thời gian tư bản vận động hết một vòng tuần hoàn. ▪ Công thức: THỜI GIAN CCTB=THỜI GIAN SX+THỜI GIAN LƯU THÔNG. ➢ Trong đó: o TGSX = TGLĐ + TG gián đoạn LĐ + TG dự trữ sản xuất. o TGLT = TG mua + TG bán. ▪ Các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển tư bản: o Thời gian sản xuất: tính chất của ngành sản xuất, trình độ khoa học – công nghệ, thời gian dự trữ sản xuất, năng suất lao động, quy mô và chất lượng của sản phẩm. Ôn tập KTCT – HK221 – NGƯỜI VÔ DANH – HCMUT – TRANG 8 o Thời gian lưu thông: điều kiện thị trường, khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường, sự phát triển của hệ thống vận tải, hiệu quả của hoạt động marketing. ❖ Tốc độ chu chuyển tư bản: ▪ Khái niệm: là số vòng quay của tư bản trong một khoảng thời gian nhất định ▪ Công thức: n = CH / ch ➢ Trong đó: o n: số vòng chu chuyển tư bản. o CH: thời gian 1 năm o Ch: thời gian 1 vòng chu chuyển tư bản. ▪ Đặc điểm: ✓ Tốc độ chu chuyển tư bản (TĐCTTB) càng lớn nhà tư bản thu được GTTD càng nhiều. ✓ TĐCTTB tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển tư bản (TGCTTB) ✓ Tốc độ chu chuyển của TB hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau là khác nhau. Tư bản cố định (TBCĐ) và tư bản lưu động (TBLĐ) Tiêu chí phân chia: căn cứ vào phương thức chuyển hoá giá trị vào sản phẩm ❖ TBCĐ là bộ phân của tư bản tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó được di chuyển từng phần vào trong sản phẩm. ✓ TBCĐ bị hao mòn dần và có hai loại hao mòn: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. ❖ TBLĐ là bộ phận tư bản tham gia vào quá trình sản xuất, giá trị của nó di chuyển toàn bộ vào sản phẩm. Ý nghĩa nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển của tư bản: Ý nghĩa chung: Tìm ra các biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với tư bản cố định: Tiết kiệm chi phí bảo quản, sửa chữa tài sản cố định và hạn chế hao mòn vô hình. Đối với tư bản lưu động: Tiết kiệm được tư bản lưu động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ôn tập KTCT – HK221 – NGƯỜI VÔ DANH – HCMUT – TRANG 9 Chương 4: Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (1930-1945) (Gồm: Nguyên nhân hình thành, bản chất & những hình thức biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.) - Nguyên nhân hình thành CNTBĐQ Một là, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và của các tổ chức độc quyền buộc nhà nước phải tham gia vào nền kinh tế. Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư nhân không muốn tham gia, buộc nhà nước phải đảm nhận. Ba là, sự thống trị của các tổ chức độc quyền làm mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt. Do đó, nhà nước cần có những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó. Bốn là, sự phát triển của các độc quyền quốc tế đã vấp phải hàng rào quốc gia dân tộc, do đó nhà nước phải giải quyết vấn đề này. Năm là, do cuộc đấu tranh với các nước xã hội chủ nghĩa và sự phát triển của cuộc các mạng KHKT đòi hỏi nhà nước phải trực tiếp can thiệp vào nền kinh tế Bản chất CNTBĐQNN là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền với sức mạnh của nhà nước tư bản thành một thiết chế và thể chế. Mục đích: Nhằm phục vụ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB. Những hình thức biểu hiện chủ yếu của CNTBĐQNN ➢ Sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản. ➢ Sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nước. o Sở hữu nhà nước được hình thành dưới những hình thức sau đây: ▪ Xây dựng các doanh nghiệp nhà nước bằng vốn ngân sách. ▪ Quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhân. ▪ Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân. ▪ Mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích luỹ của các doanh nghiệp nhà nước. ➢ Sự điều tiết nền kinh tế của nhà nước tư sản. o Sự điều tiết của nhà nước được thực hiện dưới các hình thức như: ▪ Kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân. ▪ Sử dụng các biện pháp hành chính, luật pháp, các chính sách kinh tế… ▪ Sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô như tài chính, tiền tệ, tín dụng, tỷ giá hối đoái, … Ôn tập KTCT – HK221 – NGƯỜI VÔ DANH – HCMUT – TRANG 10 Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam. (Gồm: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam & các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Sự cần thiết hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở VN Thể chế (Institutions): Là những quy tắc do con người đặt ra nhằm điều chỉnh các hoạt động của con người trong một chế độ xã hội. - Thể chế bên trong (Internal institution): Thể hiện ở tập quán, quy chuẩn đạo đức, lề lối tốt, quy ước thương mại và luật tự nhiên … - Thể chế bên ngoài (External institution): Chịu sự áp đặt bởi các chế tài từ trên xuống. Đây là những hình phạt được áp đặt chính thức và sử dụng quyền lực hợp pháp. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN: - Là thể chế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta nhằm thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Thứ nhất, hoàn thiện thể chế kinh tế là một yêu cầu khách quan của nền KTTT. Thứ hai, hệ thống thể chế chưa đầy đủ. Thứ ba, hệ thống thể chế còn kém hiệu quả, hiệu lực. Nội dung hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam o Hoàn thiện thể chế về sở hữu và thành phần kinh tế. o Hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường. o Hoàn thiện thể chế để gắn tăng trưởng KT với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội và thúc đẩy hội nhập quốc tế. o Hoàn thiện thể chế nâng cao năng lực hệ thống chính trị. Thể chế kinh tế (Economic institution): Là những quy tắc do con người đặt ra nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các quan hệ kinh tế. 1. Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam. Lợi ích kinh tế o Lợi ích: Là sự thoả mãn nhu cầu của con người. o Lợi ích kinh tế: Là lợi ích vật chất, lợi ích thu được từ các hoạt động kinh tế của con người. Ôn tập KTCT – HK221 – NGƯỜI VÔ DANH – HCMUT – TRANG 11 o Về bản chất, lời ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các chủ thể kinh tế. o Về biểu hiện, lợi ích kinh tế thường biểu hiện ở các hình thức thu nhập như tiền lương, tiền lãi, tiền thuê, lợi nhuận, thuế … o Vai trò của lợi ích kinh tế: ✓ Thứ nhất, lợi ích kinh tế là mục đích, là động lực kinh tế của con người. ✓ Thứ hai, lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của các lợi ích khác. • Mọi sự vận động của lịch sử, dù dưới hình thức như thế nào, xét đến cùng, đều xoay quanh vấn đề lợi ích, mà trước hết là lợi ích kinh tế. • Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện các lợi ích chính trị, lợi ích văn hoá, lợi ích xã hội … Quan hệ lợi ích kinh tế o Khái niệm: Quan hệ lợi ích kinh tế là sự thiết lập những tương tác giữa các chủ thể kinh tế nhằm xác lập các lợi ích kinh tế. o Sự thống nhất và mâu thuẫn trong các quan hệ lợi ích kinh tế: ✓ Theo Ăngghen: “Ở đâu không có sự thống nhất về lợi ích, ở đó không có sự thống nhất về mục tiêu, lý tưởng chứ đừng mon sự thống nhất trong hành động”. ✓ Mâu thuẫn về lợi ích kinh tế là cội nguồn của các xung đột xã hội. ✓ Vai trò của nhà nước trong đảm bảo hài hoà các quan hệ lợi ích ✓ Thứ nhất, bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của các chủ thể kinh tế. ✓ Thứ hai, điều hoà lợi ích giữa CÁ NHÂN – DOANH NGHIỆP – XÃ HỘI. ✓ Thứ ba, kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội. ✓ Thứ tư, giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế. Ôn tập KTCT – HK221 – NGƯỜI VÔ DANH – HCMUT – TRANG 12 Chương 6: CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. (Gồm: Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.) Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. o Hội nhập KTQT là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kunh tế thế giới dựa trên những chia sẻ về lợi ích, đồng thời tuần thủ các chuẩn mực quốc tế. o Tính tất yếu khách quan của hội nhập KTQT: ▪ Thứ nhất, sự phân bố tài nguyên thiên nhên không đều giữa các quốc gia. ▪ Thứ hai, trình độ phát triển không đều giữa các quốc gia. ▪ Thứ ba, yêu cầu khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. ▪ Thứ tư, xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế. Nội dung hội nhập KTQT: ✓ Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hiệu quả hội nhập KTQT. ✓ Thực hiện đa dạng hoá về hình thức, đa phương hoá các quan hệ và liên kết KTQT (mức độ hội nhập KTQT). ✓ Các hình thức KTQT: - Ngoại thương - Đầu tư quốc tế - Tín dụng quốc tế - Viện trợ - Hợp tác khoa học công nghệ - Dịch vụ quốc tế - … ✓ Các quan hệ KTQT: SONG PHƯƠNG và ĐA PHƯƠNG. ✓ Các liên kết KTQT: - Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA) Khu vực mậu dịch tự do (FTA) Liên minh thuế quan (CU) Thị trường chung (CM) Liên minh kinh tế (EU) Liên minh tiền tệ (MU) DIễn đàn hợp tác kinh tế (EC, EM) Ôn tập KTCT – HK221 – NGƯỜI VÔ DANH – HCMUT – TRANG 13 o ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ Tác động của hội nhập KTQT đến sự phát triển của VN: Tác động tích cực của hội nhập o Tác động tiêu cực của hội nhập KTQT: KTQT: ▪ Tạo điều kiện mở rộng thị ▪ Sự cạnh tranh khiến nhiều trường, thu hút vốn đầu tư và DN, ngành KT gặp khó khăn, thành tựu KH&CN. phá sản. ▪ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ▪ Gia tăng khoảng cách giàu kinh tế hợp lý. nghèo, bất bình đẳng xã hội. ▪ Nâng cao chất lượng nguồn ▪ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhân lực và tiềm năng khoa nhiên, huỷ hoại môi trường… học công nghệ quốc gia ▪ Gia tăng tình trạng khủng bố, ▪ Tạo việc làm, nâng cao đời buôn lậu, tội phạm xuyên sống dân cư. quốc gia. ▪ Tạo điều kiện để thúc đẩy hội ▪ Phát sinh nhiều vấn đề phức nhập của các lĩnh vực như tạp về chính trị, an ninh, văn chính trị, văn hoá, an ninh, hoá… quốc phòng… Phương thức nâng cao hiệu quả hội nhập KTQT của VN: Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập KTQT mang lại. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế phù hợp. Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của VN. Hoàn thiện thể chế kinh tế và luật pháp. Nâng cao năng lực canh trạnh quốc tế. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Ôn tập KTCT – HK221 – NGƯỜI VÔ DANH – HCMUT – TRANG 14