Uploaded by To Quyen Le

Kinh-tế-quốc-tế

advertisement
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM
__________________
TIỂU LUẬN
KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
CHUYÊN ĐỀ
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH BẢO HỘ MẬU DỊCH CỦA
VIỆT NAM TRONG XU HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Họ tên học viên: Nguyễn Minh Quang
Lớp: QLKT - 2021/Đợt 2 – Lớp 2;
Khóa năm: 2021-2023
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. DƯƠNG VĂN BẠO
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................4
1. Tin
́ h cấ p thiế t của vấ n đề nghiên cứu ............................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HỘ MẬU DỊCH ...6
1.1. Chính sách bảo hộ mậu dịch .......................................................................................6
1.2. Nguyên nhân các nước bảo hộ mậu dịch ....................................................................7
1.2.1. Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ.......................................................................7
1.2.2. Tạo nên nguồn tài chính công cộng. ....................................................................7
1.2.3. Khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp ........................................................7
1.2.4. Thực hiện phân phối lại thu nhập ........................................................................8
1.2.5. Bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp ................................................................8
1.2.6. Bảo vệ an ninh quốc gia .......................................................................................8
1.2.7. Trả đũa .................................................................................................................8
1.2.8. Văn hóa ...............................................................................................................8
1.3. Đặc điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch .................................................................9
1.4. Vai trò của chính sách bảo hộ mậu dịch: ..................................................................10
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO HỘ MẬU DỊCH CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
HIỆN NAY............................................................................................................................13
2.1. Thực trạng bảo hộ mậu dịch trên thế giới hiện nay ..................................................13
2
2.2. Ảnh hưởng của bảo hộ mậu dịch đến kinh tế thế giới ..............................................15
2.3. Thực trạng bảo hộ mậu dịch ở Việt Nam .................................................................19
2.3.1 Lộ trình hội nhập của Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO ................................19
2.3.2. Lộ trình hội nhập của Việt Nam .........................................................................20
2.3.3. Các biện pháp bảo hộ mà Việt Nam đã áp dụng: ..............................................21
2.4. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch Việt Nam gặp phải: ...............................................23
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
CHO VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI ..........................................................................................26
3.1. Về phía Nhà nước .....................................................................................................26
3.2. Đối với các hiệp hội ..................................................................................................27
3.3. Đối với các doanh nghiệp .........................................................................................27
3.4. Các giải pháp cần áp dụng để duy trì và phát triển các công cụ bảo hộ mậu dịch ...29
3.4.1. Công cụ thuế ......................................................................................................29
3.4.2. Công cụ phi thuế ................................................................................................30
KẾT LUẬN ...........................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................34
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấ p thiế t của vấ n đề nghiên cứu
“”Trong nhiều thập kỷ qua, thương mại toàn cầu dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh,
cho thấy, các quốc gia thường chỉ làm ra những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh cao
nhất nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Lợi thế so sánh của mỗi nền kinh tế
dựa vào các yếu tố như khoa học và công nghệ, khả năng sáng tạo, nhân công rẻ, nguyên
liệu dồi dào, thậm chí cả các yếu tố mang tính can thiệp của chính quyền như chính sách
bảo hộ, hàng rào thuế quan... Về bản chất, đó là sự phân công lao động trong dây chuyền
sản xuất toàn cầu.”
“Có thể thấy rằng, toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại tuy là động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thế giới nhưng do sự bất bình đẳng về lợi ích kinh tế giữa các quốc gia; giữa
các khu vực, tầng lớp, thành phần xã hội trong mỗi quốc gia đã dẫn đến xu hướng chống
toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, thương
mại thế giới đã xuất hiện thêm các hình thức thương mại hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới,
“xóa nhòa biên giới quốc gia”, làm giảm vai trò của các lợi thế so sánh trước đây. Vì vậy,
một số quốc gia thúc đẩy các doanh nghiệp dịch chuyển trở về nước mình nhằm gia tăng lợi
ích của quốc gia mình. Nhiều chính phủ tuyên bố ủng hộ tự do hóa thương mại, tôn trọng
các nguyên tắc thị trường, phê phán chủ nghĩa bảo hộ nhưng trên thực tế lại hành động
ngược lại, kể cả áp dụng biện pháp can thiệp hành chính.””
“Theo WTO, từ tháng 10/2015 đến tháng 5/2016, trung bình mỗi nước thành viên
WTO đưa ra 22 biện pháp hạn chế thương mại mới/tháng, cao hơn so với mức 15 biện
pháp/tháng trước đó. Các nền kinh tế G20, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada cũng
thắt chặt kiểm soát nhập khẩu và thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch.
Tiếp theo đó, trong 7 tháng kể từ tháng 10/2016 - 5/2017, nhóm các nền kinh tế lớn G20 đã
áp dụng 42 biện pháp hạn chế thương mại mới, bao gồm việc áp dụng thuế đối với các mặt
hàng mới hoặc tăng thuế, các quy định hải quan và tăng cường các quy định về hạn chế xuất
4
xứ... tương đương với 6 biện pháp bảo hộ mới/tháng, cao hơn so với cả năm 2016. Điều này
đã tác động đến 1,1% lượng hàng hóa nhập khẩu của G20, tương đương 0,9% lượng hàng
hóa nhập khẩu của thế giới”
“Chủ nghĩa bảo hộ leo thang đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tiến trình toàn cầu hóa, giảm tính cạnh tranh lành mạnh trong thương mại toàn cầu, gây thiệt
hại đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Phân tích chính sách bảo hộ
mậu dịch của việt nam trong xu hướng hội nhập quốc tế” là cần thiết, góp phần cung cấp
cơ sở và các kiến thức cơ bản về bảo hộ, tạo nền tảng cơ bản cho những nghiên cứu và thực
tiễn ứng dụng, đưa ra những kiến nghị thích hợp cho trường hợp của Việt Nam.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
“Mục tiêu chung của đề tài là làm rõ xu hướng tăng cường bảo hộ mậu dịch (thương mại)
trong những năm gần đây và những tác động của hiện tượng bảo hộ thương mại đến kinh tế
- tài chính Việt Nam”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
“Đối tượng nghiên cứu: Bảo hộ mậu dịch, ảnh hưởng/tác động của hiện tượng bảo hộ đến
kinh tế - tài chính Việt Nam.”
“Phạm vi nghiên cứu: Xu hướng bảo hộ mậu dịch tại một số quốc gia là đối tác thương mại
chính của Việt Nam (Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc...) trong những năm
gần đây”
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn đối với đề tài kinh tế tài chính là phương pháp phân
tích – tổng hợp, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp chuyên gia….
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
“Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, đã đạt được những thành tựu quan trọng về
phát triển kinh tế trong quá trình mở cửa và hội nhập với kinh tế thế giới nhờ đẩy mạnh xuất
5
khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, tích cực tham gia mạng lưới các hiệp định thương mại
tự do đa tầng nấc. Trong bối cảnh bảo hộ thương mại có xu hướng gia tăng trong thời gian
tới, Việt Nam cần chuẩn bị, nâng cao năng lực trong nước để ứng phó hiệu quả với những
tác động tiêu cực từ các diễn biến của thương mại quốc tế.”
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HỘ MẬU
DỊCH
“1.1. Chính sách bảo hộ mậu dịch
 Chính sách bảo hộ mậu dịch (hay chính sách bảo hộ thương mại) tạm dịch sang
tiếng Anh là Trade protectionism policy.”
“Chính sách bảo hộ mậu dịch là chính sách thương mại quốc tế. Trong đó Chính phủ
của một quốc gia áp dụng các biện pháp để cản trở và điều chỉnh dòng vận động của hàng
hoá nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước. Các biện pháp được áp dụng trong các
khoảng thời gian với mức độ khác nhau. Nhằm tạo các lợi thế cho doanh nghiệp trong nước
phát triển và tìm kiếm chỗ đứng. Từ đó mà nắm giữ các nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tạo thế mạnh cho họ khi có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia cạnh tranh.
Như vậy đây là chính sách được thực hiện trong hoạt động thương mại của một quốc
gia. Tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với chính sách thương mại mở cửa mang tính chất quốc tế.
Đó là hoạt động điều chỉnh khi quốc gia tham gia trao đổi, hàng hóa dịch vụ với quốc gia
khác hoặc với tổ chức quốc tế. Do tính chất của một số ngành sản xuất, kinh doanh trong
nước sẽ gặp khó khăn khi bị cạnh tranh bởi hàng hóa ngoại nhập nếu mở cửa thị trường.
Điều này dẫn đến ảnh hưởng tài chính của doanh nghiệp trong nước và giá trị tổng sản phẩm
quốc nội. Hay nói cách khác là gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước.”
 “Chủ thể thực hiện chính sách là Chính phủ của quốc gia.
Thực hiện xác định các điều kiện đối với sản phẩm hàng hóa có yếu tố nước ngoài muốn
tham gia vào thị trường nội địa. Điều này tạo ra các rào cản nhất định đối với các doanh
nghiệp nước ngoài khi muốn cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước. Các chính sách được
6
quy định cụ thể với các mặt hàng khác nhau. Có thể hiểu với các mặt hàng có tính cạnh
tranh càng cao thì càng tạo nhiều rào cản trong nhập khẩu. Các chính sách thực hiện xoay
quanh thiết lập các hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan.
 Nhiệm vụ của chính sách bảo hộ mậu dịch.
Đó là bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các hàng
hoá và dịch vụ nước ngoài. Chính sách bảo hộ mậu dịch đặt ra các tiêu chuẩn cao với hàng
hóa thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ,
v.v… Hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ nước
ngoài. Nhằm bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong nước.”
“Chính sách bảo hộ mậu dịch thường được áp dụng đối với các quốc gia có tiềm lực kinh
tế không quá mạnh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn. Khi đó, các sản phẩm
phục vụ sản xuất kinh doanh chưa thâu tóm được toàn bộ thị trường trong nước. Việc thực
hiện chính sách này nhằm kéo dài thời gian giúp doanh nghiệp trong nước lớn mạnh. Có đủ
tiềm lực và độ mạnh thương hiệu để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Khi đó
chính là thời điểm quốc gia mở cửa thị trường”
“1.2. Nguyên nhân các nước bảo hộ mậu dịch
1.2.1. Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ.
Chính phủ cần bảo vệ những ngành công nghiệp mới có tiềm năng của đất nước để
giúp chúng lớn mạnh và trưởng thành có được khả năng sáng tạo tự đổi mới và sức cạnh
tranh cao.
1.2.2. Tạo nên nguồn tài chính công cộng.
Việc đánh thuế với hàng hoá nhập khẩu sẽ giúp chính phủ có 1 khoản thu lớn phục
vụ cho tài chính công cộng
1.2.3. Khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp
Thông qua việc thực hiện thuế quan bảo hộ, việc có những hàng rào bảo hộ sẽ giúp
cho sản phẩm nước ngoài giá cao hơn. Nhờ vậy mà hàng trong nước phần nào có lợi thế
7
hơn về giá so với hàng nhập khẩu. Chính vì vậy, sẽ thúc động hoạt động sản xuất trong nước
qua đó khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp.
1.2.4. Thực hiện phân phối lại thu nhập
Phân phối lại thu nhập xã hội là sự can thiệp của Nhà nước thông qua các quy định
của pháp luật, của các chính sách để vận động, thuyết phục những người có thu nhập cao
đóng góp để cùng nhà nước giúp đỡ cộng đồng và những người có thu nhập thấp.
1.2.5. Bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp
Khi thương mại tự do phát triển thì sẽ ngày càng có nhiều hàng hóa được đi vào thị
trường nội địa của quốc gia đó. Điều này đã làm ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trong nước
trong nước, làm cho hàng hóa trong nước phải cạnh tranh mạnh hơn với hàng hóa nước
ngoài. Nếu hàng hóa trong nước không đủ sức cạnh tranh và bị thất bại dẫn đến sản xuất
giảm sút dẫn đến người lao động trong nước mất việc làm và dẫn đến tình trạng thất nghiệp
cao.Việc có hàng rào bảo hộ sẽ giúp cho tăng lợi thế sản phẩm nội địa, qua đó bảo vệ được
ngành công nghiệp trong nước, việc làm cũng được bảo vệ.
1.2.6. Bảo vệ an ninh quốc gia
Một số ngành công nghiệp đóng vai trò thiết yếu đối với quốc gia chúng ta cũng phải
ra sức bảo hộ. Để bảo vệ những công dân, các chính phủ đã ban hành luật hạn chế những
công ty có thể và không thể làm trong việc theo đuổi lợi nhuận. Ví dụ như pháp luật liên
quan đến: lao động trẻ em, thương lượng tập thể, cạnh tranh(chống độc quyền), bảo vệ môi
trường, cơ hội bình đẳng, sở hữu trí tuệ, lương tối thiểu, an toàn lao động và sức khỏe...
1.2.7. Trả đũa
Để trả đũa dằn mặt hàng hoá các quốc gia cũng áp dụng các chính sách bảo vệ mậu
dịch với hàng hoá của mình. Đó là khi thực hiện thương mại tự do không công bằng. Khi
một nước cho nước khác được tự do vào nước mình nhưng mà trong khi đó nước đó lại thực
hiện chính sách bảo hộ hàng hóa của họ không cho hàng hóa của mình vào nước họ thì dẫn
đến nước đó cũng sẽ thực hiện chính sách bảo hộ để nhằm bảo vệ ngành của nước họ.
1.2.8. Văn hóa
Các quốc gia hạn chế buôn bán hàng hóa và dịch vụ nhằm đạt được các mục tiêu về
văn hóa nhất là mục tiêu bảo vệ bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc. Văn hóa và tự do
hóa thương mại đan quyện và tác động qua lại với nhau.Văn hóa mỗi quốc gia đều dần dần
có sự thay đổi do có sự hiện diện của con người và sản phẩm từ các nền văn hóa khác.
8
Những tác động ngoài mong mốn của văn hóa buộc Chính phủ phải ngăn cản việc nhập
khẩu những sản phẩm được coi là có hại.”
1.3. Đặc điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch
Với các mục đích và nội dung của chính sách bảo hộ mậu dịch, thể hiện các đặc điểm:
– Hạn chế nhập khẩu hàng hoá nước ngoài.
Với nội dung chính sách đưa ra những rào cản xác định điều kiện, tiêu chuẩn đối với
“hàng hóa nước ngoài muốn tham gia thị trường trong nước. Từ đó mà hàng hóa nước ngoài
khó khăn hơn trong việc muốn xâm nhập thị trường. Với mục đích nhằm bảo vệ doanh
nghiệp trong nước và sản xuất trong nước. Khi việc sản xuất và kinh doanh ngày càng phát
triển. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có điều kiện cạnh tranh với các tập đoàn lớn.”
“Chính sách bảo hộ mậu dịch được đặt ra khi Chính phủ muốn tạo tiềm lực và lợi thế
nhất định cho các doanh nghiệp trong nước. Đi kèm là các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất trong nước. Khi đất nước chưa đạt đến trình độ phát triển nhất định về tài
chính và kinh tế. Các đa dạng thị trường ảnh hưởng rất lớn đối với kinh tế trong nước. Việc
nhập khẩu hàng hóa nước ngoài trong thời điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có chỗ đứng
nhất định không những tạo khó khăn cho doanh nghiệp mà còn xáo trộn thị trường. Các tác
động này có thể khiến cho thị trường trong nước mất kiểm soát.
– Chính sách này được thực hiện thông qua áp dụng các hàng rào thuế quan và
phi thuế quan tương đối dày đặc.
Hàng rào thuế quan. Hiểu đơn giản là việc đánh thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ nước ngoài. Được thực hiện khi hàng hóa muốn đi qua cửa hải quan của
quốc gia. Việc đánh thuế vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Ngoài ra là đảm
bảo hàng hóa có yếu tố nước ngoài khó tham gia vào thị trường nội địa. Giúp hạn chế các
hoạt động cạnh tranh đối với hàng hóa được sản xuất. Và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước.
9
Hàng rào phi thuế quan. Các rào cản phi thuế quan được các quốc gia áp dụng khá
đa dạng. Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của quốc gia và tính chất hàng hóa. Có thể kể đến
là việc áp dụng các: Giấy phép nhập khẩu. Các quy định về xác định trị giá hải quan đối với
hàng hóa. Giám định hàng hóa trước khi xếp hàng. Các quy tắc xuất xứ. Các biện pháp đầu
tư liên quan đến thương mại.
– Chuẩn bị tiềm lực thực hiện chính sách mậu dịch tự do.
Chính sách mậu dịch tự do là việc tạo các chính sách thuận lợi. Nhằm thu hút các
hoạt động cả doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường. Giúp tạo thị trường cạnh tranh, kinh
tế đất nước phát triển đa dạng. Người dân được đáp ứng các nhu cầu khác nhau.
Chính sách bảo hộ mậu dịch thường được thực hiện trước chính sách mậu dịch tự do.
Nhằm bảo vệ cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp có đủ thời gian để chuẩn bị cho sự
cạnh tranh với hàng hoá nước ngoài. Các quốc gia luôn có chính sách nhất định nhằm tạo
lợi thế cho hàng hóa trong nước được tiêu thụ. Các doanh nghiệp trong nước cần đủ mạnh
để tham gia thị trường với yếu tố cạnh tranh cao. Cũng như việc định hướng vươn ra các thị
trường khác ngoài việc đáp ứng thị trường trong nước.
1.4. Vai trò của chính sách bảo hộ mậu dịch:
Trong hoạt động kinh tế của một quốc gia. Mở cửa thị trường đem đến các đa dạng
về hàng hóa, dịch vụ. Giúp đáp ứng các nhu cầu người dân. Tuy nhiên để tham gia vào tự
do hóa thương mại hàng hóa, các doanh nghiệp trong nước phải có tiềm lực đủ mạnh để
cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó mà chính sách bảo hộ mậu dịch được
các quốc gia áp dụng đối với một số sản phẩm hàng hóa nhất định. Như vậy, có thể thấy các
vai trò trong áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch như sau:
– Bảo vệ doanh nghiệp trong nước.
Vai trò này được thực hiện thông qua nhiều khía cạnh. Với việc thiết lập các hàng
rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan đối với sản phẩm nhập khẩu. Nhằm hạn chế sự gia
nhập của sản phẩm nước ngoài với sản phẩm nội địa. Từ đó mà các sản phẩm trong nước
10
được cung cấp cho thị trường nội địa. Các doanh nghiệp trong nước cần đáp ứng đúng nhu
cầu người dân. Đẩy mạnh chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý. Điều nay giúp sản phẩm
trong nước trở thành nhu cầu thiết yếu, thói quen tiêu dùng của người dân. Khi các sản
phẩm nước ngoài cạnh tranh vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp trong nước có một chỗ đứng
nhất định.
Việc tạo hạn chế môi trường cạnh tranh khi doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh
là chính sách nhà nước bảo vệ các doanh nghiệp. Từ đó các doanh nghiệp cần thúc đẩy hoạt
động, hiệu suất dựa trên lợi thế sẵn có.
– Tạo lợi thế cho sản phẩm nội địa và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
vừa và nhỏ.”
“Khoảng thời gian áp dụng chính sách là căn cứ tạo lợi thế cho sản phẩm nội địa.
Với các doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động về xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm
đến gần hơn với người tiêu dùng. Điều này giúp tạo ra các thói quen trong tiêu dùng.Thường
các ưu tiên này nhằm hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi các yếu tố cạnh tranh
gây trở ngại lớn cho họ”
“Các doanh nghiệp lớn thường có đủ tiềm lực tài chính. Cùng các kế hoạch nhằm chi
phối thị trường trong nước và xâm nhập thị trường nước ngoài. Họ đã có vị thế nhất định
trong thị trường kinh doanh nên không nhận được nhiều lợi thế với chính sách thực hiện
này. Trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần đến các thuận lợi nhằm tạo tiềm lực tài
chính và chi phối một thị trường nhất định. Khi các chính sách tự do hóa thương mại hay
chính sách mậu dịch tự do được áp dụng, các doanh nghiệp này đã có tiềm lực và vị thế nhất
định. Và ưu thế nhất định so với các sản phẩm, hàng hóa tương tự được nhập khẩu”
“Như vậy, các biện pháp bảo hộ mậu dịch đưa ra nhằm bảo vệ sản xuất trong nước
là điều phải làm, nhưng cũng cần xem xét phải làm sao đảm bảo cạnh tranh công bằng. Để
làm được điều đó, ngoài việc các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ ban hành những chính
sách quản lý hợp lý, các cơ quan hải quan, thuế, quản lý thị trường cũng cần nâng cao vai
trò của mình trong việc kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn, quy chuẩn của hàng hóa theo đúng
11
thông lệ quốc tế từ khâu nhập khẩu đến lưu thông trong nội địa một khi ta đã tham gia vào
sân chơi của WTO”
12
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO HỘ MẬU DỊCH CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng bảo hộ mậu dịch trên thế giới hiện nay
“Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của thế giới, nhờ đó các nước phân bổ lại hợp lý
các nguồn lực từ tài nguyên, hàng hóa, tiền tệ cho đến con người (nguồn nhân lực), khoa
học và kỹ thuật. Theo đó, nhiều tổ chức/định chế, các hiệp định và thỏa thuận… liên tục ra
đời nhằm tạo thuận lợi cho tự do hóa thương mại như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
các vòng đàm phán Doha, các Hiệp định thương mại tự do (FTA)... Tuy nhiên, sau cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, những biến động như khủng hoảng nợ công ở
Châu Âu; bất ổn địa chính trị tại khu vực Đông Âu và các nước Arab; giá hàng hóa thế giới
và giá dầu sụt giảm mạnh… đã làm cho thương mại toàn cầu có xu hướng chậm lại, tăng
trưởng kinh tế thế giới trì trệ và đối mặt với nhiều rủi ro. Trong bối cảnh đó, nhiều quốc gia
trên thế giới có xu hướng đẩy mạnh bảo hộ mậu dịch nhằm tăng cường bảo vệ nền kinh tế
và sản xuất trong nước.
Theo WTO, từ tháng 10/2015 đến tháng 5/2016, trung bình mỗi nước thành viên
WTO đưa ra 22 biện pháp hạn chế thương mại mới/tháng, cao hơn so với mức 15 biện
pháp/tháng trước đó. Các nền kinh tế G20, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada cũng
thắt chặt kiểm soát nhập khẩu và thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch.
Tiếp theo đó, trong 7 tháng kể từ tháng 10/2016 - 5/2017, nhóm các nền kinh tế lớn G20 đã
áp dụng 42 biện pháp hạn chế thương mại mới, bao gồm việc áp dụng thuế đối với các mặt
hàng mới hoặc tăng thuế, các quy định hải quan và tăng cường các quy định về hạn chế xuất
xứ... tương đương với 6 biện pháp bảo hộ mới/tháng, cao hơn so với cả năm 2016. Điều này
đã tác động đến 1,1% lượng hàng hóa nhập khẩu của G20, tương đương 0,9% lượng hàng
hóa nhập khẩu của thế giới.”
Chủ nghĩa bảo hộ leo thang đã và đang gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tiến trình toàn cầu hóa, giảm tính cạnh tranh lành mạnh trong thương mại toàn cầu, gây thiệt
hại đến tăng trưởng kinh tế.
Hình 1. Xu hướng điều tra phòng vệ thương mại trong WTO
Nguồn: WTO Data
Xu hướng bảo hộ thông qua việc sử dụng hàng rào kỹ thuật cũng tăng đáng kể, năm
2016, có 2.336 cáo buộc về Hiệp định hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa các nước, tăng
so với 1.988 cáo buộc đưa ra trong năm 2015. Trong đó, Hoa Kỳ, Brazil và EU dẫn đầu
trong xu hướng bảo hộ này.
Hình 2. Số vụ việc cáo buộc về hàng rào kỹ thuật trong WTO
Nguồn: WTO, Committee on Technical Barriers to Trade
“Cùng với việc tăng cường áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, các nước
có xu hướng đưa ra nhiều biện pháp bảo hộ mới. Từ tháng 10/2015 đến tháng 5/2016,
trung bình mỗi nước thành viên WTO đưa ra 22 biện pháp hạn chế thương mại mới/tháng,
tăng so với 15 biện pháp/tháng trước đó. Các nền kinh tế G20, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật
Bản và Canada cũng thắt chặt kiểm soát nhập khẩu và thường xuyên áp dụng các biện
pháp bảo hộ mậu dịch.”
Từ tháng 10/2016 - 5/2017 nhóm G20 đã áp dụng 42 biện pháp hạn chế thương mại
mới, bao gồm việc áp dụng thuế đối với các mặt hàng mới, hoặc tăng thuế, tăng cường
các quy định hải quan và quy định về xuất xứ hàng hóa... tương đương với 6 biện pháp
bảo hộ mới/tháng, cao hơn so với cả năm 2016.
“Bên cạnh đó, các biện pháp cấm hoặc hạn chế nhập khẩu cũng được áp dụng. Tuy
nhiên, gần đây các nước có xu hướng triển khai các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, như
cung cấp các khoản vay lãi suất thấp, thay vì hạn chế nhập khẩu, bởi phạm vi hiệu lực và
ảnh hưởng của chính sách tài chính - tiền tệ cũng có phần bị hạn chế. Ví dụ, Brazil áp mức
hoàn thuế xuất khẩu 3%. Trung Quốc và Ấn Độ áp chính sách hoàn thuế nhập khẩu đối
với các nguyên liệu được dùng để sản xuất các thành phẩm phục vụ xuất khẩu”
2.2. Ảnh hưởng của bảo hộ mậu dịch đến kinh tế thế giới
 Ảnh hưởng đến thương mại và tăng trưởng toàn cầu
“Hoa Kỳ có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, tuy nhiên trong khi các nước
G20 nhất trí xóa bỏ bảo hộ, thì Hoa Kỳ tăng cường bảo hộ thương mại theo nhiều hình
thức mới, mang đến những tác động tiêu cực cho hệ thống thương mại đa phương. Điều
luật “người Hoa Kỳ dùng hàng Hoa Kỳ” không những đi ngược với quy tắc, luật lệ thương
mại tự do, mà còn gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp Hoa Kỳ.”
Kết quả nghiên cứu của Viện Bertelsmann (2017) về những tác động của các biện pháp
bảo hộ mậu dịch mà Tổng thống Donald Trump dự kiến áp dụng trong thương mại quốc tế
cho thấy, các biện pháp này có thể gây thiệt hại nặng nề cho Hoa Kỳ và các nền kinh tế đối
tác. Theo kịch bản khả quan nhất, trong điều kiện Hoa Kỳ chỉ tiến hành đàm phán lại những
thỏa thuận nền tảng của Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), thì thu nhập
bình quân đầu người thực tế của Hoa Kỳ sẽ giảm 0,2%/năm (tương đương 125 USD/năm).
Canada bị ảnh hưởng nặng nhất, với thu nhập bình quân đầu người giảm 1,5%/năm (730
USD/năm). GDP của Canada có thể giảm 26 tỷ USD, GDP của Hoa Kỳ giảm 40 tỷ USD.
Ngược lại, một số nước có thể hưởng lợi từ mâu thuẫn thương mại giữa các thành viên
NAFTA, điển hình là Đức. Kim ngạch xuất khẩu hằng năm của Đức vào Hoa Kỳ có thể
tăng 3,2%/năm và GDP của Đức có thể tăng 1 tỷ USD. Trong kịch bản xấu nhất, khi Hoa
Kỳ áp dụng các biện pháp bảo hộ đối với tất cả các đối tác thương mại, thì những thiệt hại
về kinh tế đối với Hoa Kỳ nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung sẽ lớn hơn rất nhiều. Việc
tăng 20% rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các đối
tác thương mại sẽ làm giảm 40 - 50% kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ đến hầu hết các
nước trên thế giới. Điều này sẽ làm cho thu nhập bình quân đầu người của Hoa Kỳ giảm
1,4%/măm (780 USD/năm) và GDP trong dài hạn giảm 250 tỷ USD. Với kịch bản này, thu
nhập bình quân đầu người của Đức cũng bị giảm 0,7%/năm (275 USD/năm), GDP giảm 22
tỷ USD.
Kết quả mô hình hóa tác động của các biện pháp trả đũa đối với chính sách bảo hộ từ
các nước (với giả định các rào cản thuế quan và phi thuế quan tăng 20%) cũng chỉ ra rằng,
GDP của Hoa Kỳ có thể bị giảm 415 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người giảm 2,3%
(1.300 USD) so với mức giảm gần 4% (1.800 USD) ở Canada và 0,4% (160 USD) ở Đức.
“Bảo hộ thương mại làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ kinh tế giữa các nước.
Canada đã trả đũa thương mại Hoa Kỳ bằng cách cấm các công ty Hoa Kỳ tham gia vào
những dự án tại Canada. EU trừng phạt 311 triệu USD đối với hàng hóa Hoa Kỳ vào thị
trường này, nhằm trả đũa việc chống bán phá giá của Hoa Kỳ”
“Việc khuyến khích tiêu dùng hàng hóa nội địa có thể giải quyết được tình trạng sản
xuất dư thừa trong nước. Tuy nhiên, về lâu dài, biện pháp này tất yếu sẽ khiến các nước
khác phát động một cuộc chiến thương mại đối đầu, chống lại hàng nhập khẩu.”
“Theo ước tính của WB, nếu các rào cản thương mại hoàn toàn được dỡ bỏ thì sẽ có
thêm hàng chục triệu người được thoát nghèo. Với việc xóa bỏ rào cản thương mại, mỗi
năm các nước đang phát triển có thể tăng thu nhập thêm 142 tỷ USD. Con số này cho thấy
giá trị của tự do thương mại khi so sánh với 80 tỷ USD viện trợ kinh tế của các nước phát
triển trong năm 2005 và hơn 42,5 tỷ USD tổng các khoản nợ dự kiến được giảm cho các
nước đang phát triển.”
 Tác động từ xu hướng bảo hộ thế giới đến kinh tế - tài chính Việt Nam
Trước xu hướng tăng cường bảo hộ mậu dịch của Hoa Kỳ và các nước, Việt Nam nói
riêng và các nước phụ thuộc vào xuất khẩu sẽ khó tránh bị ảnh hưởng.
“Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2016, thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ đã tăng
43,5 lần, kim ngạch xuất - nhập khẩu tăng từ 1,08 tỷ USD (năm 2000) lên 47,15 tỷ USD
(năm 2016). Tốc độ tăng xuất - nhập khẩu bình quân mỗi năm trong giai đoạn này đạt
26,6%/năm. Năm 2002 tăng 95%, năm 2003 tăng 76,6%, năm 2007 tăng 33%, năm 2010
tăng 25% so với năm trước đó. Trong đó, tốc độ xuất khẩu trong giai đoạn 2000 - 2016 tăng
bình quân 28,1%/năm (năm 2002 tăng 127,3%, năm 2003 tăng 62,7%, năm 2006 tăng 32%,
năm 2016 tăng 14,9%). Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 732 triệu USD (năm 2000) lên 38,45
tỷ USD (năm 2016). Hoa Kỳ hiện là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 16 và là thị trường nông nghiệp
lớn thứ 10 của Hoa Kỳ (năm 2016).”
Trong số 16 quốc gia được xem là làm cho Hoa Kỳ thâm hụt 500 tỷ USD/năm, có hơn
một nửa là các quốc gia châu Á. Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Hàn Quốc
là những nước có thặng dư thương mại song phương lớn nhất với Hoa Kỳ. Việt Nam là nước
đứng thứ ba khu vực châu Á về thặng dư thương mại với Hoa Kỳ, do đó sẽ khó tránh khỏi
việc Hoa Kỳ tăng cường áp dụng bảo hộ mậu dịch với hàng hóa từ Việt Nam trong thời gian
tới. Theo nghiên cứu của Santitarn Sathirathai và Michael Wan (Credit Suisse, 2017), mức
thặng dư thương mại 32 tỷ USD với Hoa Kỳ nhiều khả năng sẽ dẫn đến việc Việt Nam bị
cáo buộc “lạm dụng thương mại” gây ra thâm hụt của Hoa Kỳ. Khi đó, nền kinh tế Việt
Nam sẽ chịu tổn thương do Hoa Kỳ áp thuế nhập khẩu cao hơn (ước tính là 25%), dẫn tới
xuất khẩu sụt giảm kéo theo GDP giảm 0,9%.
2.3. Thực trạng bảo hộ mậu dịch ở Việt Nam
2.3.1 “Lộ trình hội nhập của Việt Nam từ sau khi gia nhập WTO
 Các quy tắc của WTO
“Không phân biệt đối xử: Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một thành viên
khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một
nước thứ 3 (Đãi ngộ Tối huệ quốc - MFN). Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ trong nguyên
tắc này. Chẳng hạn, các nước có thể thiết lập một hiệp định thương mại tự do áp dụng đối
với những hàng hoá giao dịch trong một nhóm quốc gia, phân biệt với hàng từ bên ngoài
nhóm.”
“Thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán: Các hàng rào cản
trở thương mại dần dần được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lược kinh
doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu.
Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ được thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song
phương và đa phương. Đến nay đã có 8 vòng đàm phán kể từ khi GATT được hình thành
vào năm 1947.”
“Dễ dự đoán: Đôi khi cam kết không tăng một cách tuỳ tiện các hàng rào thương
mại (thuế quan và phi thuế quan khác) đem lại sự an tâm rất lớn cho các nhà đầu tư. Với sự
ổn định, dễ dự đoán, thì việc đầu tư sẽ được khuyến khích, việc làm sẽ được tạo ra nhiều
hơn và khách hàng sẽ được hưởng lợi từ sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Hệ thống
thương mại đa phương là một nỗ lực lớn của các chính phủ để tạo ra một môi trường thương
mại ổn định và có thể dự đoán.”
“Hệ thống thương mại này cũng cố gắng cải thiện khả năng dễ dự đoán và sự ổn định
theo những cách khác. Một trong những cách làm phổ biến là ngăn chặn việc sử dụng hạn
ngạch và các biện pháp khác của các nước hạn chế số lượng hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó,
WTO cũng giúp các nguyên tắc thương mại của các nước trở nên rõ ràng và minh bạch hơn.
Rất nhiều hiệp định của WTO yêu cầu chính phủ các nước thành viên phải công khai chính
sách.”
“Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng: WTO đôi khi được miêu tả
như là một hệ thống "thương mại tự do", tuy nhiên điều đó không hoàn toàn chính xác. Hệ
thống này vẫn cho phép có sự tồn tại của thuế quan và trong một số trường hợp nhất định,
vẫn cho phép có các biện pháp bảo hộ. Như vậy, nói một cách chính xác hơn thì WTO đem
lại một sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng hơn”
“Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi: Các ưu đãi này được
thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số quyền và không phải
thực hiện một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay thời gian quá độ dài
hơn để điều chỉnh chính sách”
2.3.2. Lộ trình hội nhập của Việt Nam
-
“Năm 2006: Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Việt Nam đã ký kết các điều khoản liên quan đến bảo hộ mậu dịch như:”
-
“Việt Nam cam kết từ thời điểm gia nhập WTO không áp dụng mới và không áp
dụng thêm các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu không phù hợp quy đinh của
WTO. Cụ thể:”Bãi bỏ các biện pháp hạn ngạch trước thời điểm gia nhập; Bãi bỏ hạn
ngạch xuất khẩu từ thời điểm gia nhập; Bãi bỏ tất cả các hạn ngạch nhập khẩu trừ
hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường thô, đường
tinh luyện, muối; Bãi bỏ các biên pháp cấm nhập khẩu đang được áp dụng tại thời
điểm gia nhập như đối với: thuốc lá điếu và xì gà, ô tô cũ không quá 5 năm, xe máy
có dung tích 175 cm3 trở lên”
-
“Việt Nam cũng tham gia đàm phán để đạt được thỏa thuận về cắt giảm thuế quan”
-
Mức giảm thuế bình quân toàn biểu thuế: khoảng 23% (từ mức 17,4% năm 2006
xuống còn 13,4% , thực hiện dần trong 5-7 năm).
-
“Số dòng thuế cam kết giảm: khoảng 3800 dòng thuế (chiếm khoảng 35,5% số dòng
của biểu thuế). Nhóm mặt hàng có cam kết giảm nhiều nhất gồm: dệt may, cá và sản
phẩm cá, gỗ và giấy, máy móc thiết bị điện-điện tử, thịt lợn-bò, phụ phẩm”
-
“Số dòng thuế ràng buộc theo mức thuế trần : 3170 dòng thuế (305 số dòng biểu
thuế), chủ yếu đối với các nhóm hàng như: xăng dầu, kim loại, hóa chất, một số
phương tiện vận tải.””
2.3.3. Các biện pháp bảo hộ mà Việt Nam đã áp dụng:
“”Việt Nam là nước đang phát triển, xuất phát điểm thấp, nước ta phụ thuộc nhiều
vào xuất khẩu và kêu gọi đầu tư, nên có rất ít các hình thức "hạn chế mậu dịch phi thuế quan
" (đúng nghĩa) được áp dụng ở Việt Nam mà chủ yếu chúng ta áp dụng hàng rào thuế quan
(đánh thuế cao các mặt hàng cần hạn chế như ô tô chẳng hạn).”
“Về thuế quan: cùng với việc hội nhập ngày càng sâu và rộng và tham gia tích cực
vào các tổ chức, diễn đàn mang tầm khu vực và quốc tế như: ASEAN, AFTA, WTO,
APEC... Việt Nam đã cam "kết cắt giảm đáng kể thuế quan nhằm tạo sự bình đẳng giữa
hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất ở nước ngoài. Nó thực sự đặt ra một thử
thách vô cùng to lớn đối với nhà sản xuất trong nước đặc biệt là những hàng hóa có trình độ
sản xuất chưa cao, chưa có nhiều kinh nghiệm trong tham gia thương mại quốc tế trước sự
tấn công ồ ạt của hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, nó lại tạo sự cạnh tranh gay gắt, góp phần
thanh lọc những nhà sản xuất làm ăn kém hiệu quả và quan trọng hơn cả là mang lại lợi ích to
lớn cho người tiêu dùng trong nước”
“Việt Nam mới thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp nhất thế giới để trở thành
quốc gia có thu nhập trung bình. Vì vậy, việc tiêu thụ những hàng hóa xa xỉ phẩm: ô tô, mỹ
phẩm, trang sức... hay những hàng hóa có hại cho sức khỏe: rượu, thuốc lá... không được
nhà nước khuyến khích bởi nó gây ra sự lãng phí nguồn lực. Vì lý do đó mà nhà nước ban
hành thuế tiêu thụ đặc biệt một mặt hạn chế hàng hóa này nhập khẩu vào thị trong nước
giảm lãng phí trong tiêu dùng của dân chúng, một mặt nhằm bảo hộ cho sản xuất hàng hóa
này ở trong nước tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa này có cơ hội phát triển, mở ra triển
vọng xuất khẩu.
Về trợ cấp: Nhằm góp phần thúc đẩy xuất khẩu,Việt Nam đã áp dụng trợ cấp theo
các hình thức khác nhau cho những mặt hàng còn gặp khó khăn chưa tự đứng vững trên thị
trường trong nước cùng như thị trường quốc tế. Các biện pháp trợ cấp cụ thể là:
-
Đối với sản phẩm gạo: Hỗ trợ lãi suất thu mua lúa gạo trong vụ thu hoạch, hỗ trợ lãi
suất cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ lãi suất xuất khẩu gạo trả chậm, bù lỗ
cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thường xuất khẩu.
-
Đối với mặt hàng cà phê: Hoàn phụ thu, bù lỗ cho tạm trữ cà phê xuất khẩu, bù lỗ
cho doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, hỗ trợ lãi suất tạm trữ, thường xuất khẩu.
-
Đối với rau quả hộp: Hỗ trợ xuất khẩu cho dưa chuột, dứa hộp, thường xuất khẩu.
-
Đối với thịt lợn: hỗ trợ lãi suất mua thịt lợn, bù lỗ xuất khẩu thịt lợn, thường xuất
khẩu.
-
Đường: Hỗ trợ giá, hỗ trợ giống mía, giảm thuế VAT 50%, hỗ trợ lãi suất sau đầu
tư, bù chênh lệch tỷ giá , hỗ trợ lãi suất thu mua mía trong vụ thu hoạch, hỗ trợ phát
triển vùng mía nguyên liệu.
-
Chè, lạc nhân, thịt gia súc gia cầm các loại, hạt tiêu, hạt điều: Thưởng theo kim ngạch
xuất khẩu.
-
Sản phẩm, phụ tùng xe hai bánh gắn máy: Thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội
địa hoá.
-
Xe đạp, quạt điện: Ưu đãi vế tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn
thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị lẻ, hỗ trợ lãi
suất, vay vốn ngân hàng.
-
Tàu biển 11,500 tấn, động cơ đốt trong dưới 30 CV, máy thu hình màu, máy vi tính:
Miễn thuế nhập khẩu, Ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi vay
vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, giảm tiền thuê đất.
-
Sản phẩm phần mềm; ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập
khẩu nguyên vật liệu, ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất.
-
Sản phẩm cơ khí: Ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
-
Sản phẩm dệt may: Vốn tín dụng ưu đãi, ưu đãi đầu tư, bào lãnh của chính phủ, cấp
lại tiền sử dụng vốn để tái đầu tư, hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại.
-
Gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá: thưởng theo kim ngạch xuất khẩu.
-
Hỗ trợ bằng tín dụng giúp cho nhà sản xuất có đủ điều kiện tài chính để mua hàng
hóa phục vụ sản xuất xuất khẩu.
Về rào cản kỹ thuật:
Việt Nam cho tới nay chưa áp dụng được biện pháp này trong bảo hộ mậu dịch của
mình bởi thực tế nhiều chỉ tiêu kỹ thuật của Việt Nam vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức
chuẩn quốc tế nên hàng hóa nhập khẩu dễ dàng đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật Việt
Nam để ra do được sản xuất với trình độ công nghệ cao đặc biệt là hàng hóa có xuất xứ từ
những nước phát triển như: Mỹ, Nhật.... Rào cản kỹ thuật của Việt Nam chủ yếu dùng để
ngăn chận những hàng hóa đã gây nguv hiếm và bị phát hiện từ nước ngoài như: sữa nhiễm
chất melamine gây nguy hiểm cho thận hay rau quả của Nhật có nhiễm phóng xạ do động
đất vừa qua,…
Một thực trạng đáng buồn là tuy đi gia nhập WTO được gần 5 năm nhưng số lần Việt
Nam sử dụng quyền của mình để kiện các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài là rất ít.”
2.4. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch Việt Nam gặp phải:
“”Theo Ban quản lí chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, tình hình xuất khẩu
của nước ta đang gặp nhiều khó khăn hơn do các quốc gia nhập khẩu gia tăng bảo hộ mậu
dịch, gây cản trở cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ban quản lý này cho biết, trong năm
2011, các quốc gia nhập khẩu đã đưa ra 339 biện pháp hạn chế thương mại mới, trong đó
có nhiều biện pháp hạn chế mạnh hoặc làm biến dạng thương mại, đã được ghi nhận trong
buôn bán quốc tế, tăng 53% so với năm 2017. Đáng chú ý là các biện pháp mới về hạn chế
xuất khẩu tăng nhanh nhất, tuy chỉ chiếm 19% trong tổng số các biện pháp hạn chế thương
mại (WTO, 2011)”
“Một chuyên gia về thương mại của Bộ Công Thương cho biết, xu hướng này được
dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017 và 2018, sẽ gây khó cho các mặt hàng xuất khẩu của
Việt Nam. Các lĩnh vực thương mại bị tác động lớn nhất bởi các biện pháp mới hạn chế
buôn bán là thép và các sản phẩm thép cơ bản, máy móc và thiết bị, hoá chất hữu cơ, sản
phẩm thịt, các sản phẩm từ nhựa, thiết bị vận tải, ngũ cốc, sản phẩm gỗ các loại. Không
những bị các rào cản thương mại mà những lợi thế cạnh tranh về giá của Việt Nam đang
dần mất đi khi các quốc gia khác cũng đang cố gắng cạnh tranh bằng việc cung cấp lao động
giá rẻ hơn hoặc thông qua các biện pháp nâng cao năng suất tích cực hơn”
 Chống bán phá giá và chống trợ cấp:
“Một trong số những khó khăn cho việc xuất khẩu của Việt Nam qua các nước khác
là bởi hàng rào chống bán phá giá và chống trợ cấp. Trong năm 2009, các doanh nghiệp
Việt Nam đã phải đối diện với “con số kỷ lục” các vụ kiện phòng vệ thương mại, trong đó
có 7 vụ ở 6 thị trường khác nhau. Theo VCCI, năm 2009 là năm bận rộn và nhức đầu cho
nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Cơ quan này cho biết khi kinh tế thế giới rơi vào suy giảm
không chỉ thị trường Âu- Mỹ mà bây giờ còn bị các thị trường Ấn Độ, Braxin cũng kiện bán
phá giá hàng xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó, Ấn Độ kiện các doanh nghiệp thép Việt
Nam; Braxin kiện các doanh nghiệp giày dép, dù hai nước này đều xuất siêu sang Việt
Nam. Trong năm 2010, Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ kiện chống bán phá giá
tăng từ thị trường Âu – Mỹ từ giày dép, cá ba sa sẽ có thể đang lan sang các mặt hàng như
dệt may, đồ gỗ, thép và đinh. Ngoài ra một số mặt hàng có thể cũng sẽ bị điều tra như túi
nhựa, và một số mặt hàng mới như hóa chất, sản phẩm cơ khí, điện, nhựa. Trong 10 năm
qua , số vụ kiện chống bán phá giá nhắm vào hàng Việt Nam đã lên đến con số 42, và các
chuyên gia dự đoán, thời gian tới sẽ còn thêm nhiều vụ kiện tụng do kinh tế Việt Nam phụ
thuộc nhiều vào xuất khẩu”
Ngày 15/11/2011, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định khởi xướng điều tra
chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm ống thép cac-bon tiêu chuẩn nhập
khẩu từ Việt Nam. Ngày 18/01/2012, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định khởi
xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm mắc áo bằng thép (steel
wire garment hangers) nhập khẩu từ Việt Nam.”
 Biện pháp tự vệ:
“Hàng xuất khẩu Việt Nam ra thị trường thế giới vẫn còn gặp vô số khó khăn đặc
biệt khi xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU và cũng bị ảnh hưởng
trực tiếp từ các nhân tố khách quan khác như chính trị, kinh tế.... Có rất nhiều lý do để giải
thích cho việc các nước nhập khẩu áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất
khẩu Việt Nam. Trước hết, ta cần hiểu:" Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng
xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu (bán sang thị trường nước khác) với giá thấp
hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nước xuất khẩu”
“Nguyên nhân đầu tiên giải thích cho điều này là Việt Nam chưa được công nhận
rộng rãi là nền kinh tế thị trường trong đó có các nước lớn như Mỹ và liên minh châu Âu,
EU... Do đó khi điều tra về bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam, cơ quan có thẩm
quyền của nước nhập khẩu có quyền tự do lựa chọn một nước thứ ba thay thế và giá cả ở
nước này có thể khác xa giá cả tại Việt Nam do có các điều kiện, hoàn cảnh thương mại
khác nhau. Rất có thể các nhà sản xuất sản phẩm tương tự tại nước thứ ba được lựa chọn là
những đối thủ cạnh tranh của các nhà sản xuất Việt Nam đang bị điều tra và vì thế họ có thể
khai báo mức giá khiến kết quả so sánh giá xuất khẩu với giá TT (biên độ phá giá) bất lợi
cho những nhà sản xuất Việt Nam”
“Một nguyên nhân khác nữa là do chi phí nhân công ở Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so
với ở các nước phát triển khác. Bên cạnh đó, do hệ thống luật pháp còn chưa đầy đủ, vừa
yếu vừa thiếu nên các doanh nghiệp VN không phải chịu nhiều khoản thuế và chi phí khác
như các doanh nghiệp cùng ngành ở các quốc gia phát triển như thuế môi trường, chi phí xử
lí khi sản phẩm bị hỏng hoặc dể dàng lách luật để trốn tránh trách nhiệm nộp các khoản thuế
này”
“Rào cản về kỹ thuật cũng là một vấn đề rất đáng quan tâm đối với xuất khẩu Việt
Nam. Tuy số lượng các hàng hóa bị trả lại con ít nhưng những quy định về tiêu chuẩn chất
lượng rất khắt khe và ngày càng gia tăng đang trở thành một rào cản rất lớn đối với hàng
hóa xuất khẩu Việt Nam khi vươn ra thị trường thế giới đặc biệt là khi tiếp cận với thị trường
khó tính như Nhật Bản, Mỹ... Lấy ví dụ trong ngành xuất khẩu thủy hải sản nước ta, các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chủ yếu lấy nguồn cung từ các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ và
đóng vai trò là đầu mối thu mua. Các hộ nuôi trồng nhỏ lẻ không có sự quản lý tập trung
dẫn đến thiếu kiến thức về nuôi trồng đạt tiêu chuẩn, ít có sự gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm
cũng như không có bất kỳ sự kiểm soát chặt chẽ nào dẫn đến làm sai kỹ thuật, nghĩ tới lợi
ích trước mắt nên đã đốt cháy giai đoạn và hậu quả là hàng xuất khẩu chất lượng không đều,
không đạt tiêu chuẩn mà nước nhập khẩu đưa ra”
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI CHO VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
3.1. Về phía Nhà nước
Chủ động phòng chống các vụ kiện của nước ngoài
“Chính phủ cần tích cực triển khai đàm phán song phương, đa phương để nhiều nước
thừa nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và không áp dụng biện pháp chống bán phá
giá đối với Việt Nam. Trên cơ sở rà soát tình hình sản xuất, xuất khẩu từng ngành hàng của
Việt Nam và cơ chế chống bán phá giá của từng quốc gia, cơ quan chức năng cần lập danh
mục các các ngành hàng và các mặt hàng Việt Nam có khả năng bị kiện để có sự phòng
tránh cần thiết. Bên cạnh đó, các cơ quan hữu quan của Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ
với các hiệp hội trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, nhằm kiểm soát kim ngạch
xuất khẩu trong thời gian cơ chế giám sát còn hiệu lực. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho
thấy, ngay sau khi hạn ngạch được dỡ bỏ, hàng dệt may Trung Quốc vào Hoa Kỳ, EU đều
có xu hướng tăng mạnh, do đó các thị trường này ngay lập tức tìm cách áp dụng hạn ngạch
và áp thuế chống bán phá giá đối với hàng dệt may Trung Quốc. Ngoài ra, cần xây dựng cơ
sở dữ liệu thông tin về thị trường xuất khẩu, luật thương mại quốc tế, luật pháp liên quan
đến bảo hộ mậu dịch của nước ngoài... và phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp các
thông tin cần thiết nhằm tránh những sơ hở dẫn đến các vụ kiện”
Tăng cường đàm phán cấp Chính phủ trong giải quyết những tranh chấp thương mại
Việt Nam cần chủ động tăng cường quan hệ ngoại giao trong giải quyết các tranh
chấp thương mại. Kinh nghiệm từ chính các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa và tôm của
Việt Nam cho thấy chúng ta còn thiếu sự linh hoạt, hiệu quả trong thương lượng và đàm
phán với phía Hoa Kỳ.
Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp kháng kiện
“Cơ quan chức năng xem xét thành lập quỹ trợ giúp theo đuổi các vụ kiện để hỗ trợ
tài chính cho các doanh nghiệp kháng kiện; cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin cần
thiết về thủ tục kháng kiện, giới thiệu các luật sư giỏi ở nước sở tại có khả năng giúp cho
doanh nghiệp thắng kiện...”
3.2. Đối với các hiệp hội
“Các hiệp hội cần làm tốt một số việc sau: (i) Tăng cường hợp tác giữa các doanh
nghiệp trong ngành nhằm nâng cao năng lực kháng kiện; tăng cường các quy định về sự
phối hợp, bảo vệ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, tránh tình trạng cạnh tranh không lành
mạnh có thể gây ra các vụ kiện của nước ngoài. (ii) Thiết lập cơ chế phối hợp trong tham
gia kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công để khuyến khích các doanh nghiệp
tham gia kháng kiện. (iii) Tổ chức cho các doanh nghiệp nghiên cứu thông tin về giá cả,
định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý của nước sở tại về vấn đề bảo hộ
mậu dịch... để các doanh nghiệp kháng kiện có hiệu quả, giảm bớt tổn thất do thiếu thông
tin”
3.3. Đối với các doanh nghiệp
 Ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại từ các nước
“Để đối phó với nguy cơ bị áp dụng các biện pháp này, các doanh nghiệp xuất khẩu
cần: (i) Xây dựng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường xuất khẩu
để phân tán rủi ro, tránh tập trung xuất khẩu với khối lượng lớn vào một thị trường vì điều
này có thể tạo ra cơ sở cho các nước khởi kiện bán phá giá. Theo hướng đó, các doanh
nghiệp cần chú trọng các thị trường lớn (Trung Quốc, Nhật Bản..), thị trường mới nổi (Hàn
Quốc, Úc..), thị trường mới (Trung Đông, Nam Phi...). Bên cạnh đó cần tăng cường khai
thác thị trường nội địa. (ii) Nâng cao nhận thức về nguy cơ bị khiếu kiện tại các thị trường
xuất khẩu và cơ chế vận hành của từng loại tranh chấp, nhóm thị trường và loại mặt hàng
thường bị kiện. (iii) Tính đến khả năng bị kiện khi xây dựng chiến lược xuất khẩu để có kế
hoạch chủ động phòng ngừa và xử lý khi không phòng ngừa được. (iv) Phối hợp, liên kết
với các doanh nghiệp có cùng mặt hàng xuất khẩu để có chương trình, kế hoạch đối phó
chung đối với các vụ kiện; sử dụng chuyên gia tư vấn và luật sư trong những tình huống cần
thiết; giữ liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại để các cơ quan này bảo
vệ quyền lợi tốt hơn cho doanh nghiệp, kể cả việc đề nghị đàm phán các hiệp định có cam
kết không áp dụng, hoặc hạn chế áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa, bày tỏ quan
điểm đối với các nước áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hóa Việt Nam, yêu cầu bồi
thường quyền lợi thương mại khi nước khác áp dụng biện pháp tự vệ”
 Ứng phó với các biện pháp kỹ thuật của nước nhập khẩu
“Đa số các biện pháp kỹ thuật ở các thị trường được áp dụng một cách ổn định, thường
xuyên và liên tục. Hàng hóa từ tất cả các nguồn đều phải đáp ứng các điều kiện này. Vì vậy,
về nguyên tắc, không có biện pháp phòng tránh hay đối phó mà chỉ có biện pháp duy nhất
là tuân thủ”
“Việc tuân thủ các biện pháp này đôi khi đòi hỏi những thay đổi quan trọng không chỉ
với hàng hóa thành phẩm xuất khẩu mà cả quá trình nuôi trồng, khai thác nguồn nguyên
liệu, quy trình chế biến, đóng gói, vận chuyển sản phẩm. Thực tế cho thấy hàng rào kỹ thuật
không đơn giản chỉ liên quan đến các tiêu chuẩn kỹ thuật, mà còn bao gồm nhiều vấn đề
khác như môi trường sinh thái, trách nhiệm xã hội, xuất xứ hàng hoá... Chính vì vậy, đối
với hàng hóa xuất khẩu, cần phải quan tâm từ khâu nguyên liệu đến lúc tạo ra thành phẩm
hoàn hảo, đủ tiêu chuẩn bán ra nước ngoài”
“Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các tiêu chí về kỹ thuật
như áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000; áp dụng bộ ISO 14000 bao gồm
những vấn đề lớn về môi trường như quản lý, đánh giá môi trường, đánh giá chu trình sản
phẩm và các hoạt động khác; áp dụng tiêu chuẩn HACCP đối với nhóm hàng thực phẩm
đặc biệt là hàng thủy sản nhập khẩu; áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 với các yêu cầu về quản
trị trách nhiệm xã hội do Tổ chức Trách nhiệm xã hội quốc tế ban hành.”
“Trong những năm tới, để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, các doanh
nghiệp cần nâng cao chất lượng hàng hóa, sản xuất sản phẩm theo hướng thân thiện với môi
trường và tăng trách nhiệm đối với xã hội thông qua các biện pháp đổi mới công nghệ (nhập
khẩu những dây chuyền thiết bị mới, đổi mới công nghệ thông qua liên doanh, liên kết với
nước ngoài, kết hợp chặt chẽ với các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm thực nghiệm
nhằm chuyển giao những kết quả nghiên cứu.”
3.4. Các giải pháp cần áp dụng để duy trì và phát triển các công cụ bảo hộ mậu dịch
“”Trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam, hàng rào thuế quan
ngày càng phải giám bớt theo cam kết khi gia nhập các tổ chức mang tầm khu vực và quốc
tế như: ASEAN, WTO, APEC.... Câu hỏi đặt ra là Việt Nam phải thực hiện như cam kết,
vừa bảo vệ hàng hoá trong nước trước sức cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa nước ngoài.
Sau đây là một vài quan điểm của nhóm chúng tôi về các giải pháp giúp Việt Nam vận dụng
linh hoạt và thành công các công cụ bảo hộ mậu dịch”
3.4.1. Công cụ thuế
-
“Xây dựng hệ thống thuế theo hướng minh bạch, hiện đại, phù hợp với chuẩn mực
và chế độ quốc: tế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, góp phần làm cho doanh
nghiệp trong nước sớm làm quen với các quy định quốc tế để khi tham gia thương
mại quốc tế không bị bỡ ngỡ”
-
“Mở rộng diện mặt hàng phải chịu thuế thu nhập đặc biệt, tăng thuế đối với những
mặt hàng gây tổn thất nghiêm trọng cho xã hội như: thuốc lá, rượu, casino,...”
-
“Đa dạng hóa biện pháp tính thuế: tính thuế theo giá, tính thuế theo sản lượng,... Nên
áp dụng tính thuế theo sản lượng đối với các mặt hàng nhập thiết yếu nhưng giá trên
thị trường thế giới thường xuyên biến động như: dầu mỏ... góp phần bình ổn giá cả
trong nước”
-
“Các cơ quan thuê phải tích cực rà soát các đơn vi sản xuất kinh doanh, đơn vị xuất
nhập khẩu, giảm thiểu tối đa tình trạng trốn lậu thuế, Điều này một mặt nhằm tăng
thu cho ngân sách nhà nước, một mặt làm phát huy tối đa công cụ thuế quan với mục
đích bảo hộ bởi nếu doanh nghiệp nhập khẩu trốn lậu được thuế thì họ có thể bán với
giá thấp gây khó khăn cho hàng hóa trong nước, làm méo mó tác dụng của thuế
quan.”
-
“Tăng cường sử dụng hạn ngạch thuế quan trong hoạt động xuất nhập khẩu bởi nó
khai thác được ưu điểm của hai biện pháp là hạn ngạch và thuế quan. Qua đó vừa
hạn chế được hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam, vừa tăng nguồn
lực cho ngân sách nhà nước trong khi việc sử dụng công cụ này không vi phạm quy
định của WTO.”
3.4.2. Công cụ phi thuế
“Đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu tạo thuận tiện, nhanh chóng cho doanh nghiệp
xuất nhập khẩu trong qua trình cấp phép và thông quan, thu hút đầu tư vào Việt Nam. Tiếp
tục sử dụng hạn ngạch trong một số mặt hàng có tầm quan trọng chiến lược như vàng, xử
lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Qua đó góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội.”
“Trợ cấp có chọn lọc cho những mặt hàng gặp khó khăn trong quá trình nhập khẩu
cũng như xuất khẩu nhưng thực sự có tiềm năng phát triển, tránh tình trạng trợ cấp một cách
tràn lan, không chọn lọc gây ra lãng phí nguồn lực và làm suy giảm sức cạnh tranh. Bên
cạnh đó còn phải có biện pháp trợ cấp hợp lý theo hướng trợ cấp khi nhận thấy việc sản xuất
và tiêu thụ thực sự gặp khó khăn, khi đã có những dấu hiệu tích cực và có thể tự đứng vững
được thì phải dừng ngay việc trợ cấp bởi nếu trợ cấp lâu dài sẽ dẫn đến nhiều doanh nghiệp
sẽ chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh để gia nhập ngành sản xuất được hưởng trợ
cấp. Hậu quả là nhiều nhà máy không hoạt động hết công suất gây lãng phi nguồn lực của
xã hội. Một minh chứng cho hiện trạng trên ở Việt Nam là có thời kì nhà máy đường mọc
lên nhiều nhưng có 17/47 nhà máy hoạt động ở mức 50% công suất.”
“Tăng cường thực hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu như: thưởng kim
ngạch, thưởng thành tích, các biện pháp hỗ trợ về mặt tài chính: tăng hạn mức tín dụng cho
doanh nghiệp xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất, gia tăng kỳ hạn trả nợ...”
“Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống tiêu chuẫn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn quốc
tế, kết hợp với đầu tư trang thiết bị đo lường hiện đại, thực hiện tốt công tác quản lý thị
trường cũng như kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu để nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa sản
xuất trong nước cũng như hàng hóa nhập khẩu. Một mặt góp phần nâng cao chất lượng hàng
tiêu dùng trong nước, tạo thương hiệu của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới, mặt
khác góp phần hạn chế những hàng hóa không đủ tiêu chuẩn nhập vào trong nước.”
“Vận hành linh hoạt công cụ tỷ giá. Đây là một công cụ rất hữu hiệu trong bảo hộ
mậu dịch không nằm trong quy đinh cấm của tổ chức nào mà linh hoạt, phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh nhất định.”
“Cách thức chính được vận dụng là phá giá tiền tệ làm cho đồng nội tệ được định giá
thấp so với ngoại tệ khiến cho hàng nội địa rẻ một cách tương đối so với hàng nước ngoài.
Qua đó, kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Áp dụng với thực tế Việt Nam, với đặc
thù là một nước nhập siêu và đang trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước,
do đó, Việt Nam cần nhập khẩu nhiều trang thiết bị, máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến
(chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch nhập khẩu). Hơn nữa, do chưa tự chủ được nguyên
liệu, máy móc phục vụ hàng xuất khẩu cũng như ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa thay
thế hàng nhập khẩu chưa phát triển nên hơn 2/3 giá trị hàng xuất khẩu có nguồn gốc từ nhập
khẩu nên việc phá giá tiền tệ với mục đích thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu vô hình
chung đã chặn đứng con đường nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu. Vì vậy, cán cân thương
mại chẳng những không được cải thiện mà còn thâm hụt nặng nề hơn. Hơn nữa, nền sản
xuất trong nước càng khó có cơ hội tiếp xúc với công nghệ tiên tiến.”
“Chính vì những lý do đó, Việt Nam phải ổn định tỷ giá, tránh tăng đột ngột với biên
độ lớn như vừa qua nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho nhà xuất nhập khẩu cũng như nhà đầu
tư, ổn định kinh tế trong nước góp phần kiềm chế lạm phát (nhất là trong tình hình lạm phát
phi mã như hiện nay). Việc phá giá tiền tệ là cần thiết nhưng phải có lộ trình và từng bước,
không nên phá giá đột ngột với biên độ lớn như thế, tránh gây bất ổn cho nền kinh tế vốn
đang trong tình trang lạm phát phi mã.”
“Tiếp tục phát triển mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, thực hiện đầy đủ các cam kết
khi gia nhập các tổ chức, diễn đàn trong khu vực và quốc tế cũng như đổi mới sự quản lý,
can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế theo 5 quy chế để được công nhận là "nền kinh tế
thị trường" một cách rộng rãi. 5 quy chế đó là: "Mức độ ảnh hưởng của Nhà nước đối với
việc phân bổ các nguồn lực và các quyết định của doanh nghiệp; Không có hiện tượng Nhà
nước bóp méo hoạt động của các doanh nghiệp liên quan tới cổ phần hóa và không có việc
sử dụng các hệ thống đền bù hay thương mại phi thị trường; sự tồn tại của một hệ thống
quản trị doanh nghiệp thích hợp; sự tôn trọng các luật sở hữu và sự tồn tại của một cơ chế
phá sản đang vận hành; sự tồn tại của một khu vực tài chính đích thực hoạt động độc lập
với Nhà nước và chịu sự điều chỉnh của các quy định bảo lãnh đầy đủ và sự giám sát thích
đáng". Khi được công nhận là nền kinh tế thị trường thực sự bởi cộng đổng quốc tế, đặc biệt
là các nước có quan hệ thương mại quốc tế chiến lược như: Nhật Bản, Mỹ, EU..., hàng rào
thuế quan đôi với hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu vào các quốc gia đó sẽ được dỡ bỏ đáng
kể. Đặc biệt trong việc xác định tiêu chuẩn áp dụng thuế chống bán phá giá và các biện pháp
tự vệ khác đối với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam. Tính đến thời điểm tháng 5/2010 mới chỉ
có 22 quốc gia công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và Việt Nam cũng đang phấn
đấu để được cộng đồng quốc tế công nhận là nền kinh tế thị trường vào năm 2018. Vì vậy,
cần phải tiến hành cải cách nhiều hơn nữa theo các quy chế nêu trên.”
Thúc đẩy quan hệ ngoại giao, đối tác chiến lược với các nước, luôn thể hiện thái độ
hợp tác, đối thoại theo định hướng:"Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác chiến lược của mọi
quốc gia trên thế giới". Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam vươn mình
ra thế giới, tránh sự gây khó dễ khi xuất khẩu do những mối bất đồng về ngoại giao, quân
sự, sắc tộc, tôn giáo....”
KẾT LUẬN
“Bảo hộ mậu dịch là biện pháp của chính phủ nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong
nước trước sự cạnh tranh với hàng hóa của nước ngoài. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế
tài chính toàn cầu, các biện pháp mang tính bảo hộ hàng hoá trong nước đối với lĩnh vực
thương mại đã được các nước thành viên của WTO thực hiện và tình trạng này ngày càng
gia tăng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất
khẩu như Việt Nam ta.
Việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước,
đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm người
lao động nào đó. Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ
trên giá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện
pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đem lại thiệt hại cho người
tiêu dùng xét theo mục tiêu dài hạn.
Như vậy, các biện pháp bảo hộ mậu dịch đưa ra nhằm bảo vệ sản xuất trong nước
là điều phải làm, nhưng cũng cần xem xét phải làm sao đảm bảo cạnh tranh công bằng. Để
làm được điều đó, ngoài việc các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ ban hành những
chính sách quản lý hợp lý, các cơ quan hải quan, thuế, quản lý thị trường cũng cần nâng
cao vai trò của mình trong việc kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn, quy chuẩn của hàng hóa theo
đúng thông lệ quốc tế từ khâu nhập khẩu đến lưu thông trong nội địa một khi ta đã tham
gia vào sân chơi của WTO.”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện CL&CSTC (2016), Tổng quan Kinh tế - Tài chính thế giới 2015, Sách Tài chính
Việt Nam “Tăng cường kỷ cương - Kiến tạo động lực”, Tr.19 - 46.
2. Viện CL&CSTC (2018), Xu hướng bảo hộ mậu dịch trên thế giới và những vấn đề đặt
ra đối với kinh tế - tài chính Việt Nam,
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiettin?dDocName=MOFUCM153250
3. Trúc Thanh Lê (2021), Xu hướng và những công cụ bảo hộ mậu dịch mới,
https://ngkt.mofa.gov.vn/xu-huong-va-nhung-cong-cu-bao-ho-mau-dich-moi/
4. Vietnam Finance (2018), Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch – vấn đề của Việt Nam,
https://trungtamwto.vn/tin-tuc/11461-chu-nghia-bao-ho-mau-dich--van-de-cua-viet-nam
5. Võ Đại Lược (2017), “Những điều chỉnh lớn trong chính sách kinh tế của các cường
quốc những năm gần đây”, Tạp chí Kinh tế và Chính trị thế giới, Số 8 (256), Tháng
8/2017.;
6. Nguyễn Thành Long (2017), “Ảnh hưởng của một số hiện tượng bảo hộ thương mại nổi
bật trong thời gian gần đây và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam”, Kỷ yếu Diễn
đàn Hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam 2017.;
7. Bản tin kinh tế số 9 ngày 15/6/2018, Vụ Tổng hợp kinh tế, Bộ Ngoại giao.;
8. Simon J. Evenett and Johannes Fritz (2015), The 18th Global Trade Alert Report, The
Tide Turns? Trade, Protectionism, and Slowing Global Growth.;
Download